Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc

 

KINH BÁCH DỤ

Trang 1     Trang 2     Trang 3

 KINH BÁCH DỤ

Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO chuyển thơ

Trang 1

MỤC LỤC

* LỜI NÓI ĐẦU

* PHẦN DUYÊN KHỞI

1. Người ngu ăn muối

2. Để dành sửa

3. Khoanh tay chịu đ̣n

4. Giả chết dối chống

5. Khát không uống nước

6. Giết con thành gánh

7. Nhận người làm anh

8. Trộm áo nhà vua

9. Kẻ ngốc khen cha

10. Phú ông cất lầu

11. Bà La Môn giết con

12. Quạt nước đường

13. Sự thật chứng minh

14. Giết kẻ dẫn đường

15. Muốn con mau lớn

16. Tưới mía bằng nước mía

17. V́ nhỏ mất lớn

18. Trên lầu mài dao

19. Ghi dấu trên thuyn để t́m đồ rơi xuống bể

20. Trả thịt

Trang 2

21. Cầu con

22. Bán trầm hương

23. Trộm mn

24. Gieo mè

25. Nước và lửa

26. Bắt chước vua

27. Trị vết thương

28. Xẻo mũi

29. Đốt áo

30. Nuôi dê

31. Mua lừa

32. Trôm vàng

33. Chặt cây t́m trái

34. Thâu ngắn đường đi

35. Thấy bóng trong gương

36. Lầm móc con mắt

37. Giết trâu

38. Bảo nước đừng chảy

39. Sơn tường

40. Người sói đầu t́m thuốc

41. Hai con quỷ tranh vặt

42. Che da lạc đà

43. Mài đá

44. Ăn bánh

45. Giữ của

46. Ăn trộm trâu

47. Giả tiếng oan ương

48. Chó và cây

49. Vị tiên lầm lộn

50. Sửa lưng gù

51. Người tớ gái

52. Tṛ vui giả dối

53. Lăo sư bị hành hạ

54. Đầu rắn và đuôi rắn tranh cải

55. Cạo râu vua

56. Cái không có

57. Bị đạp rụng răng

58. Chia của

59. Xem làm b́nh

60. Thấy vàng dưới nước

Trang 3

61. Tạo h́nh người

62. Ăn thịt gà

63. Chạy trốn

64. Quỷ trong nhà cũ

65. An bánh độc

66. Chết ch́m

67. Đánh cuộc

68. Hại người thành hại ḿnh

69. Tổ truyn ăn mau

70. Nếm trái tần bà

71. Đui mắt

72. Sưng môi

73. Ngựa đen đuôi trắng

74. Mang bồn tắm

75. Giết lạc đà

76. Nông phu mơ tưởng công chúa

77. T́m sữa

78. Đi không v rồi

79. Gánh ghế cho vua

80. Uống thuốc nước rửa ruột

81. Không nên vu oan cho người hin đức

82. Gieo lúa

83. Khỉ bị đánh

84. Nguyệt thực

85. Đau mắt

86. V́ của giết con

87. Bọn cướp chia của

88. Khỉ mất đậu

89. Chuột vàng và rắn độc

90. Lượm được tin

91. Người nghèo

92. Đứa nhỏ được đường

93. Bà già đánh cọp

94. Hiểu lầm

95. Hai con hạc

96. Giả mù

97. Cướp áo lông dê

98. Đứa nhỏ bắt rùa


 

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh BÁCH DỤ gồm gần một trăm câu truyện ngụ ngôn đầy sinh động và súc tích ẩn tàng các giá trị triết lư giáo dục nhân sinh do Đức Phật kể ra để dạy về giáo lư và giáo pháp. Kinh có tác dụng phổ biến Đạo Phật bằng phương pháp thí dụ. Đức Phật mang những truyện xưa có liên quan đến thiện ác, tội phước, báo ứng làm thí dụ cụ thể để từ đó nêu ra sự dại dột mê lầm, vạch rơ ra cái vô minh của chúng sinh. Đa số truyện thường lấy hạng người b́nh dân hoặc những kẻ khờ dại quá mức làm đối tượng. Một số truyện lại dùng cả loài vật làm vai chính. Sau mỗi truyện nêu làm thí dụ là phần luận bàn ngắn gọn.

Nghe truyện ngụ ngôn để thấy ra ư nghĩa rồi lĩnh hội được lời dạy của Đức Phật.Kinh có ích lợi nhiều cho các người tu học, dù đă xuất gia, hay c̣n là cư sĩ và cho toàn thể Phật tử nói chung. Tôn chỉ của bộ kinh là muốn đem ánh sáng trí tuệ để xua tan đi màn si ám của những ư thức vô minh trong quá tŕnh tu tập của người Phật tử.

Kinh mang một thể loại văn học Phật giáo rất đặc thù. Kinh có công dụng tương tự như những truyện trong cuốn sách “Cổ Học Tinh Hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc hay tập truyện thơ của Aesop hoặc những truyện thơ ngụ ngôn của thi hào La Fontaine nước Pháp hồi thế kỷ thứ 17. V́ thế những truyện kể trong Kinh BÁCH DỤ c̣n có tác dụng giáo dục nói chung cho tất cả mọi người đọc, không phân biệt tôn giáo. Tuy nhiên ngoài tính cách giáo dục về phương diện đạo đức như những tác phẩm kể trên, Kinh BÁCH DỤ c̣n mang lại ư nghĩa những lời giáo huấn về mặt tôn giáo. “Ngoại đạo” được đề cập tới nhiều trong kinh là những đạo cùng thời với Đức Phật cả hơn 2600 năm trước đây. 

Truyện vui có thể coi như là những lớp đường phèn rất ngon ngọt bọc ngoài những vị thuốc đắng. Thuốc có đắng mới dă tật, đây là những tật xấu của chúng sinh. Truyện vui cũng được coi như những lớp lá cây dùng để gói thuốc giải độc ở bên trong. Một khi đă được giải độc, đă thấm nhuần được những lời giáo huấn đầy chân lư thời chúng ta nên loại ra những lời châm biếm khôi hài giễu cợt như vứt bỏ đi những lá cây bọc ngoài sau khi đă dùng thuốc và đă được lành bệnh.  

Kinh BÁCH DỤ này được dịch giả THÍCH NỮ NHƯ HUYỀN dựa vào bản tiếng Hán rồi phiên dịch ra văn xuôi tiếng Việt (bản in ghi năm 1958) từ “cốt truyện” cho tới “lời bàn”. Trong lời nói đầu dịch giả cho biết: “Bộ Kinh Bách Dụ gồm có 98 bài thí dụ của Phật nói do ngài Pháp Sư Tăng Già Tư Na sao lục trong kinh tạng”…“Một đời thuyết giáo trong bốn mươi chín năm, tùy theo căn cơ chúng sanh sai khác, Đức Phật nói ra vô lượng pháp môn không đồng. Khi nói thấp, khi nói cao, từ dễ lần đến khó, đem gần tỉ dụ xa. Chung qui chỉ hướng về một mục đích duy nhất là làm cho chúng sanh tự giác ngộ bản tánh sáng suốt của ḿnh”.  

Bách” là một trăm. “Dụ” là thí dụ. Soạn giả đă theo sát nguyên bản và chuyển nội dung cuốn Kinh BÁCH DỤ trên thành thể “thơ lục bát” với những ngôn từ b́nh dị để mọi người dễ đọc, dễ nghe, dễ hiểu và dễ nhớ. Phần “lời bàn” ngay sau truyện cũng được chuyển thành thơ và in chữ nghiêng.  

Khi chuyển thơ soạn giả cũng tham khảo thêm ba bản dịch khác của Kinh BÁCH DỤ. Nói chung thời các bản dịch chỉ có chút ít khác biệt. Ba bản này là:

   1. “PHẬT HỌC NGỤ NGÔN” bản dịch từ tiếng Hán của Ḥa Thượng Thích Tâm Châu. Người dịch cho biết Kinh Bách Dụ: “là cuốn kinh số 209 Trong Đại Tạng Kinh”…Lẽ ra kinh Bách Dụ phải đủ 100 bài thí dụ, nhưng đây chỉ có 98 bài”Bộ này chính tên là Bách Dụ Kinh. Nội dung toàn bộ đều là lời thí dụ, ngụ ư răn dạy những người ngu si, không hiểu, để đi thẳng vào đường hiểu biết chân chính, nên nay đổi là Phật học Ngụ ngôn”.

   2. “KINH BÁCH DỤ” bản dịch từ tiếng Hán của Tỳ Kheo Thích Tâm Khanh (năm 2000). Trong cuốn này người dịch cho biết: “Nguyên tác kinh Bách Dụ do Tôn giả Tăng Già Tư Na (Sanghasena) tuyển soạn 98 câu truyện thí dụ từ kinh điển do chính kim ngôn đức Thích Tôn tuyên thuyết. Năm thứ 10 niên hiệu Vĩnh Minh (493 TL), bộ kinh được tôn giả Cầu Na Tỳ Địa (Gunavaddhi), người xứ Trung Ấn chuyển dịch sang Hán ngữ”. 

   3. “SAKYAMUNI’S ONE HUNDRED FABLES” do Tetcheng Liao (Tiến Sỹ Luật Khoa Viện Đại Học Paris) dịch Kinh Bách Dụ từ tiếng Hán sang tiếng Anh kèm thêm lời chú thích (năm 1981). Về việc Kinh chỉ có 98 truyện, thiếu 2 truyện, dịch giả  ghi: “Một mặt có thể giải thích rằng để thuận tiện nên nói thành con số chẵn. Mặt khác có thể giải thích rằng lời nói đầu và lời nói cuối sách cũng được kể luôn thêm vào cho chẵn thành một trăm truyện”. 

Ướcmong rằng những truyện thơ tuy mộc mạc và b́nh dị lại đầy vẻ giễu cợt trong cuốn Kinh này sẽ chuyên chở được những lời dạy thâm sâu và quư báu của Đức Phật tới khắp cả chúng sinh. 

NAM  MÔ  BỔN  SƯ  THÍCH  CA  MÂU  NI  PHẬT 

Mùa Phật Đản 2007

DIỆU PHƯƠNG

 

 

PHẦN DUYÊN KHỞI

  

Lời Thầy A NAN: “Chính tôi được nghe: Một thời kia Đức Phật ở trong vườn trúc Thước Phong, thành Vương Xá, cùng với các vị đại Tỳ kheo, Bồ tát, Ma ha tát và Thiên, Long bát bộ, chừng ba vạn sáu ngh́n người chung hợp.

Khi ấy, trong pháp hội có năm trăm vị Phạm chí dị học. Các vị từ nơi toà ngồi của ḿnh đứng dậy bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Chúng tôi nghe nói đạo Phật rộng, sâu không đạo nào có thể sánh kịp, nên chúng tôi lại đây muốn hỏi Ngài mấy điều, mong Ngài vui ḷng giảng giải cho.”

Đức Phật đáp: “Hay lắm, các vị cứ việc hỏi.”

Phạm Chí hỏi: “Con người có hiện hữu hay không?” Phật đáp: “Cũng ‘có’ và cũng ‘không’.”

Phạm chí hỏi tiếp: “Như nay thấy có, làm sao Ngài lại nói là không? Như nay không thấy, làm sao Ngài lại nói là có?” Phật đáp: “Sinh cho là ‘có’, chết cho là ‘không’, nên nói là hoặc có hoặc không.”

Phạm chí hỏi: “Người ta do đâu mà sống được?” Phật đáp: “Người ta do ngũ cốc mà sống.”

Phạm chí hỏi: “Ngũ cốc do đâu mà sinh ra?” Phật đáp: “Ngũ cốc do nơi tứ đại là ‘đất, nước, gió, lửa’ mà sinh ra.”

Phạm chí hỏi: “Tứ đại do từ đâu sinh ra?” Phật đáp: “Tứ đại do từ ‘không’ mà sinh ra.”

Phạm chí hỏi: “Không do đâu mà sinh ra?” Phật đáp: “Không do chỗ ‘vô sở hữu’ mà sinh ra.”

Phạm chí hỏi: “Vô sở hữu từ đâu sinh ra?” Phật đáp: “Do ‘tự nhiên’ sinh ra.”

    Phạm chí hỏi: “Tự nhiên do từ đâu sinh ra?” Phật đáp: “Do ‘Niết bàn’ sinh ra.”

Phạm chí hỏi: “Niết bàn do đâu sinh ra?” Phật đáp: “Sao các vị hỏi điều sâu xa thế! Các vị không biết Niết bàn là pháp bất sinh, bất diệt hay sao?”

Phạm chí lại hỏi: “Bạch Ngài, Phật đă nhập Niết bàn chưa?” Phật đáp: “Ta chưa nhập Niết bàn.”

Phạm chí hỏi: “Ngài chưa nhập Niết bàn sao Ngài biết được Niết bàn là an lạc vĩnh viễn?” Phật nói: “Nay ta hỏi lại các vị, chúng sinh trong thiên hạ khổ hay vui?”

Phạm chí đáp: “Chúng sinh khổ lắm.” Phật hỏi: “Thế nào là khổ?”

Phạm chí đáp: “Chúng tôi thấy chúng sinh khi chết đau khổ không thể chịu được nên chúng tôi biết chết là khổ.” Phật nói: “Nay các vị tuy chưa chết mà cũng biết chết là khổ, thời ta thấy chư Phật mười phương bất sinh, bất diệt, nên ta biết Niết bàn là an lạc vĩnh viễn.”

Lúc đó năm trăm vị Phạm chí tâm ư thông suốt, xin thọ ‘ngũ giới’, chứng ngộ quả ‘Tu đà hoàn’, rồi ngồi lại chỗ cũ.

Đức Phật nói: “Các vị nghe cho kỹ, nay ta sẽ v́ các vị mà nói rộng về những thí dụ sau đây.”

  

______________________

 

* 1 *

NGƯỜI NGU ĂN MUỐI

 

Thưở xưa có một người ngu

Đến thăm nhà bạn rất ư thân t́nh

Chủ nhà vui đăi khách ḿnh

Bữa cơm đạm bạc, có canh ăn cùng

Chàng chê canh lạt khó dùng

Chủ bèn nêm chút muối trong canh này

Chàng ăn cảm thấy ngon ngay

Nên chàng tự nghĩ loay hoay trong đầu:

“Ngon nhờ ít muối thêm vào

Muối nhiều ngon chắc gấp bao nhiêu lần!”

Thế rồi chàng chẳng ngại ngần

Xin nguyên chén muối bỏ luôn miệng ḿnh

Nuốt đi hết, tưởng ngon lành

Nào ngờ chất muối mặn kinh hồn người

Anh chàng tưởng chết tới nơi

Muối kia mà ngấm tàn đời c̣n đâu

Vội vàng móc họng ra mau

Để nôn, để mửa ngơ hầu cứu nguy.

*

Tu hành chớ có mê si

Uống ăn vừa phải lợi th́ vô biên

Đừng theo tà giáo tuyên truyền

Nhịn ăn nhịn uống mà thêm sai lầm

Giữ ǵn sức khoẻ tối cần

Mới mong đắc đạo thánh nhân tuyệt vời,

Dù cho nhịn bảy ngày trời

Hay mười lăm bữa, khổ đời thêm thôi

Tự ḿnh hành hạ thân người

Chỉ thêm đói khát. So thời giống sao

Giống người ăn muối biết bao

Rời xa chân lư, lạc vào cơi mê.

 

* 2 *

ĐỂ DÀNH SỮA

 

Có người dự định tháng sau

Mời nhiều khách đến cùng nhau vui vầy

Sữa ḅ đăi khách bữa này

Cho nên phải trữ sữa ngay bây giờ

Để dành nhiều lo pḥng hờ

Lỡ khi khách đến bất ngờ thiếu đi.

Anh chàng lẩn thẩn nghĩ suy:

“Mỗi ngày ḿnh nặn sữa kia ra hoài

Mang thùng lớn chứa đủ rồi

Nhưng mà lại sợ sữa thời dễ hư

Để lâu sữa sẽ bị chua

Chi bằng sữa đó đừng đưa ra ngoài

Giữ nguyên trong vú ḅ thôi

Tới ngày đăi khách sai người nặn ra

Bớt đi được công việc nhà

Sữa khi đó mới chắc là thơm ngon

Quả là phương pháp tinh khôn!”

Nghĩ xong chàng tách ḅ con ra liền

Rồi đem ḅ mẹ nhốt riêng

Chàng không nặn sữa, để nguyên ít ngày.

Thời gian trôi lẹ làng thay

Tháng sau khách đă tới ngay đầy nhà

Chàng bèn dắt ḅ mẹ ra

Sữa tươi cố nặn nhưng mà có đâu

Vú ḅ nặn măi thật lâu

Chẳng hề được giọt sữa nào. Than ôi!

Vây quanh khách khó nín cười

Khi hay rơ chuyện đầu đuôi lạ lùng:

“Chủ nhà quả thật điên khùng

Để dành sữa lại ở trong vú ḅ!”

*

Ở đời chớ có đợi chờ

Phát tâm bố thí phải lo làm liền

Đợi chi tới lúc nhiều tiền

Lỡ làng công chuyện, chẳng nên chút nào.

Góp gom của cải khó sao

Chưa xong đă gặp biết bao muộn phiền

Hoả tai, lũ lụt trong miền,

Hoặc là trộm cướp ngày đêm ŕnh ṃ,

Vua quan chiếm đoạt, tận thu,

Bất ngờ thần chết có từ một ai

Kịp đâu bố thí cho người.

Kẻ ngu dành sữa so thời khác chi!

 

* 3 *

KHOANH TAY CHỊU Đ̉N

 

Có anh chàng ngốc sói đầu

Một hôm kẻ lạ chợt đâu ngó vào

Thấy đầu không sợi tóc nào

Hắn dùng lê đánh lên bao nhiêu lần

Trái lê đánh bật máu luôn

Máu tuôn anh vẫn không buồn nói chi

Đứng im hứng chịu đ̣n kia

Không màng chống lại, không hề tránh ra.

Bất ngờ có bạn đi qua

Động ḷng trắc ẩn, xót xa khuyên liền:

“Sao anh cứ đứng lặng yên

Để người ta đánh măi trên đầu ḿnh,

Không đánh lại v́ nể t́nh

Thời nên tránh né, sao đành đứng nguyên,

Đầu anh đầy máu hai bên

Đau không? Sao chẳng kêu rên thế này?”

Anh chàng ngốc trả lời ngay:

“Tên kia xấc láo lại đầy ngu si

Thấy tôi tóc chẳng có chi

Tưởng đầu tôi giống đá kia trong vườn

Đá xinh xắn, đá dễ thương

Cho nên hắn mới lầm đường đánh lên

Trái lê cứng, đầu tôi mềm

Máu ra lênh láng măi thêm tuôn trào

Hắn vô tri thức biết bao

Bạn ơi tôi biết tính sao bây giờ?”

Bạn nghe nói giận vô bờ

Trách anh chàng ngốc: “Thật là đáng thương

Bị người đánh đă chán chường

Mà anh vẫn đứng b́nh thường. Lạ thay!

Ngu si nhất cơi đời này

Chính là anh chứ ai đây sánh cùng!”

*

Thầy tu một số buông lung

Bao nhiêu Giới cấm coi thường sá chi

Buông luôn Định với Tuệ kia

Chỉ ưa g̣ ép oai nghi bên ngoài

Hầu mong được khắp mọi người

Cúng dường cung kính. Khổ đời vậy thay!

Tu hành theo kiểu thế này

Đớn đau kết quả gặt ngay tức th́

So cùng với kẻ ngu kia

Thấy sao tương tự, khác ǵ nhau đâu!

 

* 4 *

VỢ GIẢ CHẾT DỐI CHỒNG

 

Một chàng cưới được vợ xinh

Nàng tuy rất đẹp, tính t́nh lại hoang

Chàng thương vợ thật nồng nàn

Nhưng nàng trái lại phũ phàng chẳng yêu

Ngoại t́nh một sớm một chiều

T́nh nhân sẵn đó nàng theo tức th́

Muốn về nhà bỏ chồng kia

T́m qua người mới tính bề kết duyên.

Khi chồng vắng mấy ngày liền

Nàng t́m một lăo bà quen thân nàng

Nhỏ to kín đáo dặn rằng:

“Khi tôi rời khỏi ngôi làng ngày mai

Bà t́m xác chết của ai

Xác cô con gái không người thân quen

Mang về nhà để một bên

Chồng tôi trở lại bà liền báo ngay

Rằng tôi là xác chết này

Mọi người tẩm liệm sẵn đây đợi chàng.”

Bà già thực hiện chu toàn

Đúng theo kế hoạch của nàng vợ hư.

Khi chồng về lại nhà xưa

Nh́n qua xác chết rất ư buồn rầu

Chàng ngồi khóc suốt canh thâu

Rồi đem hỏa táng, có đâu hay ǵ

Tin rằng vợ đă chết đi

Tro xương c̣n lại chàng th́ dấu yêu

Đựng trong hũ để mang theo

“Khối t́nh quá khứ” nâng niu đêm ngày.

Vợ chàng lúc đó vui vầy

Kết duyên đầm ấm với tay nhân t́nh,

Thời gian thoáng chốc trôi nhanh

Thế rồi chồng mới lạnh tanh với nàng

Nay ruồng rẫy v́ chán chường

Khiến nàng tủi phận t́m đường trở lui

Quay về tổ ấm trước thôi

Thưa cùng chồng cũ những lời yêu thương:

“Em đây là vợ của chàng

Trở về nối lại dở dang cuộc t́nh!”

Người chồng lớn tiếng thanh minh:

“Vợ tôi đă chết cỏ xanh nấm mồ

Cô sao ăn nói hồ đồ

Dối gian chi vậy! Thế cô muốn ǵ?”

Cô nàng biện bạch tía lia

Mong chồng nhận vợ xưa kia là ḿnh

Nhưng chồng phủ nhận tận t́nh:

“Vợ tôi đă chết rành rành từ lâu

Tôi nào tin được cô đâu

Nhận cô làm vợ nghe sao lạ kỳ!”

*

Thế gian nào có khác ǵ

Lắm người thành kiến rất chi sai lầm

Nhưng không chịu cải đổi dần,

Như phường ngoại đạo tà tâm lâu đời

Dù nghe Giáo Pháp tuyệt vời

Cũng không tin tưởng vào nơi Đạo Vàng

Giống người chồng ngốc thảm thương

Vợ tuy c̣n sống trăm đường chẳng tin.

 

* 5 *

KHÁT KHÔNG UỐNG NƯỚC

 

Thuở xưa có kẻ đi đường

Rất là khát nước nên dừng chốn đây

Kiếm t́m nước khắp Đông Tây

Thấy sương lóng lánh giăng đầy phía xa

Tưởng là nước vội t́m qua

Mới hay lầm lẫn. Thế là trở lui.

Cuối cùng t́m được nước rồi

Ḍng sông trong mát, nước trôi không ngừng

Nhưng chàng chỉ đứng ḍm chừng

Nh́n xem. Không uống. Lạ lùng vậy thay!

Người ta thấy, vội hỏi ngay:

“Anh đi t́m nước, nước đầy dưới sông

Sao không uống, chỉ đứng trông?”

Anh chàng đáp lại vô cùng kỳ khôi:

“Nước sông này nhiều quá trời

Một lần mà uống có đời nào xong,

Uống một lần hết nước sông

Thời tôi mới uống, mới không ngại ngần.”

Mọi người quanh đấy cười ầm

Chê anh chàng nọ ngu đần măi thôi.

*

Thế gian có một ít người

Không gần chân lư, sống đời lầm sai

Luôn gàn bướng chẳng nghe ai

Cho là Giới Luật Phật thời lớn lao

Lại thêm nghiêm ngặt xiết bao

Thọ tŕ, tuân giữ hết nào dễ đâu

Họ tin vậy nên từ lâu

Sa chân giới cấm, lao đầu bến mê

Để rồi đau khổ tràn trề

Trong ṿng sinh tử năo nề nổi trôi

Khó mà đắc Đạo trọn đời

Xem ra đáng trách, nghĩ thời đáng thương

Khác chi kẻ khát đi đường

Kiếm ra được nước không màng uống thôi!

 

* 6 *

GIẾT CON CHO ĐỦ GÁNH

 

Có người nuôi bảy đứa con

Một con bỗng chết, không c̣n sống thêm

Thi hài anh chẳng chôn liền

Trong nhà anh vẫn giữ nguyên con ḿnh

Rồi anh cùng cả gia đ́nh

Dọn đi nơi khác. Quả t́nh lạ thay!

Láng giềng thấy vậy nói ngay:

“Sao không gánh xác chết này đi chôn

Mà anh lại bỏ đi luôn

Hành vi như vậy chẳng khôn chút nào

Rất là dại dột biết bao.”

Anh kia bèn đáp: “Biết sao bây giờ

Chắc chi tôi đă dại khờ

Một con nằm chết vậy mà khó khăn

Muốn cho quang gánh được cân

Hai đầu cần có xác thân hai người

Gánh đi chôn mới dễ thôi

Mới thành đủ gánh đôi nơi cân bằng.”

Thế rồi anh chợt nghĩ rằng

Giết thêm đứa nữa dễ dàng gánh ra

Nghĩ xong anh chẳng nề hà

Giết thêm một đứa thế là đủ đôi

Hai con thành một gánh rồi

Gánh lên chôn tại núi đồi trên cao.

*

Truyện này tỉ dụ giống sao

Người tu Giới Luật phạm vào ít thôi

Nhưng không sám hối một lời

Ăn năn cũng tránh. Tính bài dối gian

Làm như giữ Giới đàng hoàng

Có ai chỉ trích lại càng ngang nhiên

Bao Giới Luật cứ phạm thêm

Nói rằng: “Sau đó sẽ liền ăn năn

Sẽ liền sám hối một lần

Cho thêm thuận tiện, đâu cần ngưng ngay.”

Tu như vậy sai lầm thay

Giới như ngọc quư hàng ngày phải tuân,

Tu sai thời tiếc vô ngần

Giống người ngu xuẩn bội phần kể trên

Muốn cho đủ gánh hai bên

Vô minh sai khiến giết thêm con ḿnh.

 

* 7 *

NHẬN NGƯỜI LÀM ANH

 

Một người giàu có thuở xưa

Tác phong đứng đắn lại thừa thông minh

Cho nên các kẻ chung quanh

Tỏ ḷng thán phục, tỏ t́nh kính yêu

Xa gần ái mộ rất nhiều.

Bỗng đâu có kẻ sớm chiều lân la

Tới lui thăm viếng thiết tha

Rồi sau nhận họ: “Ông là anh tôi.”

Điều này cũng dễ hiểu thôi

Của làm tối mắt khiến người dối gian

Kết thân thích, nhận họ hàng 

Để mà lợi dụng bạc vàng chứ đâu.

Ít lâu sau người nhà giàu

Khốn cùng, sa sút hết mau bạc tiền

Kẻ kia bèn trở mặt liền

Giờ đây lại nói: “Chẳng quen thuộc ǵ

Ông nào có phải anh chi.”

Lời sao lănh đạm, nghe th́ đáng khinh

Bà con lối xóm bực ḿnh

Cười chê kẻ đó: “Quả t́nh bất nhân!”

*

Truyện này thí dụ rất gần

Có phường tà giáo manh tâm lọc lừa

Lời hay của Phật nhận bừa

Nhận là giáo pháp từ xưa của ḿnh

Đến khi dân chúng ở quanh

Cùng nhau bảo họ thực hành ngay đi

Những người này chẳng phụng tŕ

Chẳng theo giáo pháp thực thi chút ǵ

Hoàn toàn chỉ muốn ngăn che

Âm mưu tội ác u mê gian tà.

May thay Giáo Pháp Phật Đà

Dễ chi bị bọn tà ma lộng hành.

 

* 8 *

TRỘM ÁO NHÀ VUA

 

Có người ở chốn quê mùa

Lén vào kho áo nhà vua trộm về

Bộ y phục đẹp kể chi

Trộm xong trốn tới vùng kia xa vời.

Khi vua biết vụ trộm rồi

Phái nhiều binh lính khắp nơi truy t́m

Cuối cùng cũng bắt được liền

Giải tên ăn trộm lên trên pháp đ́nh.

Bị tra hỏi, hắn gian t́nh

Chối luôn tội trộm của ḿnh mới đây

Khai rằng bộ y phục này

Là do tổ phụ lâu nay lưu truyền.

Vua ra lệnh mặc thử liền

Hắn đem y phục mặc lên thân người

Mặc sao lộn bậy tức cười

Món trên xuống dưới, dưới thời lên trên

Áo quần, mũ măng đảo điên

Tỏ ra hắn chẳng hề quen bao giờ.

Vua bèn phán: “Không c̣n ngờ

Điều này chứng tỏ ngươi là kẻ gian

Đây là y phục cung vàng

Riêng vua cùng với các quan thường dùng.”

Trộm khờ cứng họng hết đường

Cúi đầu thú nhận tội cùng vua thôi.

*

Truyện này thí dụ lâu rồi

Vua là Đức Phật của thời xa xưa

C̣n y phục được coi như

Chính là Giáo Pháp tối ư nhiệm mầu

Nhà quê kẻ trộm khác đâu

Là phường tà giáo mưu cầu gian manh

Trộm của người rồi chí t́nh

Nhận làm giáo pháp của ḿnh đấy thôi

Trộm điều Phật dạy tuyệt vời

Khoe rằng giáo pháp của nơi chính ḿnh

Nhưng không biết cách thực hành

V́ không thấu hiểu cho rành trước sau

Cho nên lộn bậy đuôi đầu

Đảo điên bản chất lộ mau tức th́.

 

* 9 *

KẺ NGỐC KHEN CHA

 

Có ông nọ thuở xưa xa

Hay khen đức hạnh của cha ruột ḿnh

Khoe cùng người đứng chung quanh:

“Cha tôi chính trực, hiền lành măi thôi

Không làm hại sinh mạng người

Ghét quân cướp giật, ghét ai lọc lừa

Công b́nh, đức độ, nhân từ

Tránh lời gian dối, lại ưa giúp đời

Cứu người nguy khốn khắp nơi

Từ bi nở đẹp tuyệt vời trong tâm.”

Bấy giờ có kẻ ở gần

Vốn mang bản chất ngu đần, vô minh

Nghe xong chợt nghĩ: “Quả t́nh

Ḿnh nên ca tụng cha ḿnh một phen.”

Hắn bèn lên tiếng bon chen:

“Cha tôi đức hạnh vượt trên khắp làng

Cha ông so chẳng sánh ngang.”

Bà con quanh đó rộn ràng hỏi ngay:

“Cha anh như vậy tốt thay

Thế th́ đức hạnh trước đây thế nào?”

Kẻ ngu vênh mặt tự hào:

“Cha tôi từ nhỏ ưa nào chuyện dâm

Tuyệt đường t́nh dục bao năm

Chẳng hề biết đến. Không ham chuyện này.”

Mọi người cười rộ hỏi ngay:

“Cha anh đoạn dục từ ngày ấu thơ

Làm sao đẻ được anh ra?”

Kẻ ngu cứng họng khó mà nói chi.

*

Ở đời khen ngợi chuyện ǵ

Cần cho chân thật, chớ hề dối gian

Nói sai tai hại vô vàn

Không mang hiệu quả, xa gần khinh khi

Phật tuyên “ngũ giới” xưa kia

Dạy đừng “vọng ngữ”. Ta th́ chớ quên!

 

* 10 *

NHÀ GIÀU CẤT LẦU

 

Có chàng giàu có kể chi

Tiền nhiều nhưng lại ngu si tức cười

Không hề biết đến việc đời,

Một hôm chàng chợt dạo chơi trong vùng

Ngang căn nhà của phú ông

Rất chi đẹp đẽ, vô cùng cao sang

Ba tầng lầu thật huy hoàng

Chàng nh́n ham thích xốn xang nghĩ rằng:

“Tiền ta tuy chẳng sánh bằng

Ít ra đủ cất một tầng cũng hay.”

Chàng về hào hứng mời ngay

Một nhà kiến trúc vùng này tới mau

Hỏi thăm: “Nhà ba tầng lầu

Thời ông có cất khi nào hay chưa?”

Người xây cất cười rồi thưa:

“Ba tầng lầu đó tôi thừa khả năng.”

Thế là hợp với ư chàng

Chàng nhờ người đó vội vàng khởi công:

“Cất lầu ba giống phú ông

Làm ngay cho đẹp, phải trông tuyệt vời.”

Người xây cất đồng ư thôi

Thợ thời đem tới, đất thời san ra

Đắp nền móng, dựng tường nhà.

Chàng giàu ít bữa ghé qua xem chừng

Hỏi thăm cho biết tỏ tường:

“Này ông kiến trúc, ông đương làm ǵ?”

Người xây cất đáp tức th́:

“Nhà ba tầng đó, có chi lạ nào.”

Chàng giàu bèn nói: “Vậy sao,

Xây chi tầng dưới tốn hao phiền hà

Chỉ cần xây cái lầu ba.”

Người xây cất đáp: “Làm nhà trước sau

Phải xây tầng dưới khởi đầu

Xong rồi ta mới xây lầu tầng trên.”

Chàng giàu ngu ngốc ngăn liền:

“Không! Tôi chỉ muốn trả tiền cho ông

Cất lầu ba cho chóng xong

C̣n hai tầng dưới tôi không yêu cầu!”

Người xây cất cười hồi lâu

Tận t́nh giảng giải. Chàng đâu nghe ǵ.

Tỏ ra cố chấp kể chi

Yêu cầu kiên quyết thực thi ư ḿnh.

Chàng giàu ngu ngốc thật t́nh

Cất lầu công việc đành đ́nh lại thôi.

*

Truyện này tỉ dụ ở đời

Trong hàng Phật tử có người biếng tu

Phụng thờ “Tam Bảo” ơ hờ

Tu “Giới, Định, Tuệ” cũng lơ là hoài

Tưởng lầm tu vậy đúng rồi

Không cần theo bước của người tu lâu

Muốn ḿnh “chứng quả” thật mau

Bỏ ba “quả vị” khởi đầu đường tu

Vượt ngay tới quả thứ tư

Thành A La Hán theo như ước nguyền.

Tu như vậy thật cuồng điên

So cùng chàng ngốc ở trên khác ǵ!

 

* 11 *

BÀ LA MÔN GIẾT CON

 

Có người ngoại đạo thuở xưa

Tự xưng ḿnh giỏi nên ưa khoe tài

Rành quá khứ, biết tương lai

Bao điều học vấn trên đời tinh thông

Nói ra trôi chảy vô cùng.

Một hôm chàng muốn phô trương tay nghề

Bèn đi đến một nước kia

Ôm theo con nhỏ, năo nề khóc than.

Mọi người thấy lạ hỏi han:

“Tại sao anh khóc vô vàn tang thương?”

Chàng lên tiếng đáp năo nùng:

“Con tôi sẽ chết trong ṿng bảy hôm

Cho nên tôi rất đau buồn.”

Bà con thương hại khuyên luôn anh này:

“Con anh hiện mạnh khoẻ thay

Làm sao chỉ sống bảy ngày nữa thôi

Chắc là anh tính lầm rồi

Chỉ thêm buồn khổ hại người, ích chi.”

Chàng bèn quả quyết tức th́:

“Tôi xem chính xác, ít khi sai lầm

Mặt trời có thể mờ dần,

Mặt trăng có thể khuất luôn trên trời,

Muôn sao có thể rụng rơi

Riêng tôi đoán đúng mọi lời tiên tri.”

Bảy ngày lần lượt trôi đi

Con chàng không chết. Có ǵ lạ đâu.

Chàng bèn tính toán trong đầu

Muốn cho danh dự trước sau bảo tồn

Chàng ra tay giết con luôn

Chứng minh ḿnh chẳng đoán lầm đoán sai.

Bà con thấy vậy phục tài

Cùng nhau tin tưởng, đồng thời ngợi ca

Tiếng tăm từ đó vang xa

Số người tôn kính thật là nhiều thôi.

*

Biết bao ngoại đạo ở đời

Muốn người tin phục, buông lời dối gian

Nhận ḿnh đắc đạo thánh nhân

Rồi mang thủ đoạn bạo tàn phô trương

Khi cần mê hoặc người thường

Hầu mong hưởng lợi. Trăm phương khác ǵ

Kẻ gian manh kể trên kia

Giết con cho đúng “tiên tri”, đúng lời.

Kẻ này sẽ gặt tức thời

Tương lai quả báo tơi bời sầu bi!

 

* 12 *

QUẠT NƯỚC ĐƯỜNG

 

Thuở xưa có một anh kia

Nấu đường cát trắng chuyên nghề đă lâu

Một hôm đang bận, chợt đâu

Có ông khách nọ sang giàu đến thăm

Anh ngưng nấu, chạy lăng xăng

Hết ḷng o bế khách sang tới nhà,

Muốn mời khách uống nước trà

Anh đi lấy nước đổ ra cái nồi

Thêm đường một ít vào rồi

Bắc lên ḷ nấu, lửa thời chụm lên

Lửa to, nước nóng sôi liền

Sôi lên sùng sục. Anh bèn lo âu

Nước đường nóng, dễ uống đâu

E rằng khách quư chờ lâu bực ḿnh

Phải làm cho nước nguội nhanh

Anh bèn quạt nước ở quanh trong nồi

Quạt lâu, đường vẫn cứ sôi

V́ anh lính quưnh quên dời nồi đi

Nồi c̣n trên bếp lửa kia

Dưới c̣n lửa nóng đường th́ vẫn sôi.

Anh chàng quạt lẹ đă đời

Cho nên toát cả mồ hôi dầm dề.

Mọi người quanh đó cười chê:

“Phí công quạt măi không hề ích chi

Dưới nồi không tắt lửa đi

Quạt hoài nước chẳng dễ ǵ nguội cho!”

*

Truyện này tỉ dụ người tu

Tham, Sân, Si chẳng diệt trừ cho nhanh

Lửa phiền năo đó hoành hành

Làm sao giải thoát ngọn ngành khổ đau

Dù tu khổ hạnh dài lâu

Nằm giường gai góc có đâu ích ǵ

Hành thân, hành xác thảm thê

Uổng công, vô ích, dễ chi viên thành

Tương lai đau khổ quẩn quanh

Trôi lăn trong cơi tử sinh xoay ṿng.

 

* 13 *

SỰ THẬT CHỨNG MINH

 

Trong nhà một nhóm ngồi quanh

Phẩm b́nh đức hạnh một anh ở ngoài

Một người lên tiếng chê bai:

“Anh này mọi việc trên đời đều hay

Trừ hai điều đáng chê thay

Một là sân hận nổi ngay dễ dàng

Hai là lỗ măng vô vàn

Mỗi khi chạm việc liên quan đến ḿnh.”

Người này đang kể sự t́nh

Thời anh chàng đó th́nh ĺnh đi ngang

Bên tai nghe lọt rơ ràng

Đùng đùng nổi giận vội vàng ra tay

Nhảy chồm ngay vào nhà này

Túm người đang nói trong đây đánh liền

Miệng thời la hét cuồng điên:

“Ta nào sân hận, chớ nên nói càn

Ta nào lỗ măng hung tàn!”

Mọi người quanh đó can ngăn thốt lời:

“Hăy nh́n hành động của ngươi

Những ǵ hiện tại tức thời chứng minh

Hận sân, lỗ măng đầy ḿnh

Người ta b́nh phẩm quả t́nh chẳng sai.”

*

Trần gian tội lỗi lắm người

Suốt ngày trác táng, cả đời say sưa

Nào đâu tự nhận thói hư

Chẳng ưng chỉ trích, không ưa phê b́nh

Nghe chê, xấu hổ, bực ḿnh

Giận lên t́m cách gian manh trả thù

Khó mà tiến trên đường tu,

Dấn sâu cơi ác vốn từ xưa kia

Gánh vào hậu quả năo nề!

 

* 14 *

GIẾT KẺ DẪN ĐƯỜNG

 

Một đoàn đông toàn thương gia

Dự trù vượt biển đi xa buôn hàng

T́m đường sinh sống lang thang

Lộ tŕnh đoàn phải băng ngang cánh đồng

Đầy nguy hiểm, rộng mênh mông

Cả đoàn lúng túng, đường không biết rành

Bàn nhau mời kẻ giúp ḿnh

Đi theo chỉ lối, khởi hành luôn thôi. 

Nửa đường vừa vượt qua rồi

Đoàn buôn bất chợt gặp ngôi miếu thần

Giữa đồng bát ngát vô ngần,

Chiếu theo tập quán của dân vùng này

Thời đoàn cần cúng miếu ngay

Một người phải giết tại đây tế thần

Mới mong đi thoát cả đoàn.

Thương gia xúm lại họp bàn riêng tư:

“Chúng ḿnh thân thích từ xưa

Đồng hương, bè bạn, rất ư lâu đời

Lạ thời chỉ có một người

Là người đưa lối, giết thời tiện thay

Để đem cúng tế miếu này.”

Bàn xong là họ ra tay tức th́

Mang người đưa lối giết đi

Giết xong nghĩ chuyện cúng kia yên lành

Đoàn buôn tiếp tục lộ tŕnh

Tiếc rằng không có ai rành đường đi,

Giữa đồng hoang vắng bốn bề

Bơ vơ, lạc lơng, thảm thê, hăi hùng

Để rồi cả bọn cuối cùng

Thảy đều chết thảm trong vùng hiểm nguy.

*

Truyện này tỉ dụ mỗi khi

Muốn vào biển Phật Pháp kia kiếm t́m

Những châu báu quư lưu truyền

Pháp lành ta phải tu liền ngay thôi

Noi theo Giáo Pháp tuyệt vời

Đưa đường chỉ lối tới nơi an lành.

Nhiều người điên đảo tu hành

Pháp lành, Chân Lư chí t́nh bỏ qua

Quay cuồng trong cơi ta bà

Đường dài sinh tử khó ra được nào

Ch́m trong biển khổ dâng trào

Trôi xa bờ giác, lạc vào bến mê.

 

* 15 *

MUỐN CON MAU LỚN

 

Thuở xưa có một ông vua

Quư yêu công chúa mới vừa sinh ra

Nên vua mong muốn thiết tha

Con ḿnh mau lớn để mà ngắm trông

Vua bèn triệu đến hoàng cung

Lương y một vị tiếng lừng khắp nơi

Rồi vua thương lượng cùng người:

“Hiện ông có thuốc tuyệt vời ǵ không

Để cho công chúa uống xong

Tức th́ mau lớn ta mong nhờ người.”

Lương y từ tốn trả lời:

“Thuốc hay như vậy kiếm thời cũng ra

Nhưng mà phải đến phương xa

Có điều tôi muốn tŕnh qua cùng ngài

Tháng ngày t́m thuốc kéo dài

Thời công chúa phải ở ngoài chốn riêng

Ngài đừng thăm. Cần cữ kiêng.

Khi nào kiếm thuốc đă yên chuyện rồi

Và công chúa dùng xong xuôi

Tới thăm thuận tiện thời tôi thỉnh mời.”

Vua nghe, ưng thuận, y lời.

Lương y từ biệt thảnh thơi ra về

Lên đường đi kiếm thuốc kia

Mười hai năm chẵn tới kỳ trở lui

Kiếm ra được thuốc quư rồi

Đưa công chúa uống tức thời thuốc tiên

Xong đưa công chúa đi liền

Vào tŕnh diện đấng vua hiền trong cung.

Nhà vua rất đỗi vui mừng

Thấy công chúa đă vô cùng lớn khôn

Ngợi khen thầy thuốc kia luôn:

“Thầy tài, thầy giỏi không c̣n ai hơn,

Và công chúa được nhờ ơn

Thuốc hay, chóng lớn, vô vàn tốt tươi.”

Sau khi vua nói dứt lời

Sai quan ban thưởng cho người có công

Nhiều tài vật quư vô song.

Mọi người rơ chuyện cười ông vua này

Là người dại dột lắm thay

Tuổi con mà cũng không hay biết ǵ.

*

Người tu Đạo Phật từ bi

Hành tŕ cần phải rất chi chân t́nh

Tinh anh t́m hiểu tự ḿnh

Rằng: “Khi nước đến sẽ thành ra ao

Ḍng trong sẽ hiện trăng sao.”

Mới mong công đức trước sau vẹn toàn

Nếu không cố gắng chuyên cần

Không theo Phật Pháp vô ngần thâm sâu

Chỉ mong kết quả cho mau

Khó mà đạt được đạo mầu tối cao.

Kẻ ngu muội đáng cười sao!

 

* 16 *

TƯỚI MÍA BẰNG NƯỚC MÍA

 

Hai người trồng mía thi đua

Cùng so tài nghệ hơn thua một ngày

Xem ai giỏi, xem ai hay

Ai trồng mía tốt thưởng ngay, khen liền,

Ai trồng mía xấu thời phiền

Bị người kia phạt. Hai bên đồng ḷng.

Một anh tự nghĩ: “Mía ngon

V́ xưa nay ngọt, ai c̣n lạ chi

Muốn tăng thêm vị ngọt kia

Ḿnh dùng nước mía tưới th́ tốt cây.”

Nghĩ xong anh thực hiện ngay

Mang nhiều mía ép, nước đầy chảy ra

Rồi bưng nước mía đem qua

Tưới lên vườn mía anh ta mới trồng.

Chao ơi, hao tốn vô cùng

Mà rồi kết quả lại không được ǵ

Cả vườn mía mới trồng kia

Đều hư hoại hết. Ngu si! Đáng cười!

*

Truyện này tỉ dụ ở đời

Khi tu Phật Pháp lắm người kỳ khôi

Không theo đường chính sẵn rồi

Giở tṛ gian dối, lôi thôi, khác thường

Đui mù tu luyện sai đường

Ỷ quyền, ỷ thế giàu sang của ḿnh

Cướp ngang tài sản dân lành

Đem làm phước thiện mong thành công ngay

Quả lành mong sẽ tới tay

Ngờ đâu kết quả đắng cay vô vàn

Hao tinh thần, phí thời gian

Nhọc công vô ích, đạo vàng thấy đâu

Tương lai tai họa thảm sầu

Giống người tưới mía trước sau khác ǵ!

 

* 17 *

V̀ NHỎ MẤT LỚN

 

Có chàng cho mượn năm đồng

Đă lâu con nợ cũng không trả tiền

Chàng bèn t́m đến đ̣i liền

Qua nhà con nợ ở bên kia làng

Có ḍng sông rộng chắn ngang

Phải đi đ̣ khiến anh chàng tốn hao

Ba đồng một lượt, ít sao!

Tới nơi người mượn nợ nào có đây

Vắng xa nhà đă mấy ngày

Thế là chàng lại phải quay đầu về

Trả ba đồng, giống lượt đi

Tiền đ̣ qua lại vị chi sáu đồng

Tính ra quả thật nhọc công

Lại thêm tổn thất mà không được ǵ.

*

Ở đời thấy có nhiều khi

V́ tranh chút lợi rất chi tầm thường

Chúng sinh hành động lầm đường

Thanh danh bại hoại thảm thương theo liền

Gặt về kết quả muộn phiền

Và rồi chút lợi cũng bền được đâu,

Đời này tiếng xấu ngập đầu

Đời sau quả báo đớn đau dữ dằn.

 

* 18 *

TRÊN LẦU MÀI DAO

 

Có chàng nọ thuở xa xưa

Từ lâu phục dịch cho vua của ḿnh

Quả là khổ sở thật t́nh

Tâm tư mỏi mệt, thân h́nh tang thương

Nhà vua bèn thưởng cho chàng

Lạc đà vừa chết để mang về nhà.

Món quà vua quư ban ra

Chàng mang về tính lột da tức th́

Tiếc thay dao lụt quá đi

Lưỡi kia không sắc dễ chi đứt nào.

Chàng đi t́m đá mài dao

Thấy viên đá ở lầu cao trên cùng

Chàng leo lên mài dao xong

Quay lui trở xuống đem dùng dao kia

Lột da. Dao lại lụt đi

Mới dùng chốc lát có ǵ dài lâu

Thế là chàng lại leo lầu

Đem dao mài nữa rồi mau xuống liền

Lột da. Dao lụt. Lại lên

Xuống lên nhiều lượt cho nên mệt người

Chàng bèn nảy ư lạ đời:

“Lạc đà ta vác lên nơi tầng lầu

Vừa lột da vừa mài dao

Thật là thuận tiện. Ai nào khôn hơn!”

Nghĩ xong chàng thực hiện luôn

Cho là ḿnh quả vô ngần thông minh.

Xa gần lên tiếng phẩm b́nh:

“Rất chi ngu xuẩn, thật t́nh dở hơi!”

*

Truyện này tỉ dụ ở đời

Bao nhiêu giới cấm lắm người không theo

Rồi vung tiền của thật nhiều

Để đem bố thí mong gieo phước lành

Mong sao cho bản thân ḿnh

Sau này sẽ được tái sinh cơi Trời

Giống người đần độn trên thôi

Nào đâu kết quả! Nực cười lắm thay!

 

* 19 *

GHI DẤU TRÊN THUYỀN

 

Một chàng vượt biển đi xa

Thuyền qua ngọn sóng bất ngờ đánh rơi

Chén bằng bạc quư sáng ngời

Chén rơi xuống biển và rồi ch́m sâu

Chàng bèn làm dấu thật mau

Hông thuyền ghi lại để sau dễ t́m

Rồi chàng tiếp tục chèo thuyền

Trong tâm tự nghĩ: “Nào quên dễ ǵ

Chỗ chén rơi đă khắc ghi

Ngang hông thuyền đó kiếm th́ khó chi.”

Thời gian hai tháng trôi đi

Thuyền chàng đến địa phương kia xa vời

Ngay trên sông, ở ngoài khơi

Anh chàng bỗng nhớ chén rơi, muốn t́m

Bèn theo dấu tại mạn thuyền

Định tâm sẽ nhảy xuống miền nước sâu.

Có người nh́n thấy hỏi mau:

“Anh làm ǵ lại lặn vào biển khơi?”

Chàng ung dung khẽ đáp lời:

“Tôi t́m chén bạc đánh rơi ngày nào.”

Người kia hỏi: “Rơi tại đâu?”

Anh chàng: “Rơi tại biển sâu mới rồi

Cách đây hai tháng mà thôi

Và tôi cẩn thận ghi nơi hông thuyền

Chỗ chén rơi để khỏi quên

Ngày nay theo dấu nhảy t́m khó chi.”

Mọi người nghe vậy cười chê:

“Nước sông nước biển có ǵ khác đâu

Nhưng nơi chốn thời khác nhau

Ngàn trùng cách biệt trước sau xa vời

Rơi một đằng, lặn một nơi

Làm sao t́m được chén rơi của ḿnh.”

*

Truyện này nhắc nhở chúng sinh:

“Có người ngoại đạo tu hành buông lơi

Không theo chính hạnh tuyệt vời,

Tu theo khổ hạnh, công thời tiêu tan

Vừa vô ích, vừa lầm than

Một ly sai biệt dậm ngàn mất đi,

Ta cần sáng suốt kể chi

Phải theo đúng Chánh Pháp khi tu hành!”

 

* 20 *

TRẢ THỊT

 

Nước kia có một ông vua

Nghe lời đồn đăi khó ưa về ḿnh

Ngoài đời có kẻ phê b́nh

Rằng ḿnh bạo ngược, tính t́nh tàn hung

C̣n về chính trị chẳng thông,

Vua nghe tức bực trong ḷng lắm thay

Vua bèn hạ lệnh ra ngay:

“Bắt cho kỳ được tên này về cung

Tên này phạm thượng vô cùng.”

Tuy nhiên mật thám truy lùng không ra

Biết ai mà bắt bây giờ

Nịnh thần có kẻ bất ngờ tŕnh tâu,

Vua nghe ra lệnh tóm đầu

Một viên quan nọ có đâu tội t́nh

Rồi lên án chịu cực h́nh

Lóc trăm lạng thịt trên ḿnh quan kia

Sau xương sống, thật thảm thê

Gọi là trừng phạt tội “khi quân” này.

Thế rồi sau một ít ngày

Có người minh chứng vua hay rơ ràng

Vị quan đó bị hàm oan

Dám đâu nói xấu cung vàng khi nao.

Nhà vua hối hận biết bao

Oan người vô tội lẽ nào để yên

Phải đền bù cho người hiền

Đền bù tổn thất lại liền một khi

Vua bèn ra lệnh lạ kỳ

Dùng ngàn lạng thịt tức th́ đắp lên

Ngay xương sống, trả lại liền

Nghĩ bù đắp vậy là yên mọi bề.

Vị quan được trả thịt về

Vẫn c̣n đau đớn năo nề khóc than

Cứ rên rỉ suốt canh tàn

Nhà vua nghe được chẳng cần xét suy

Đến nơi vặn hỏi quan kia:

“Ngươi c̣n khóc lóc làm chi nữa mà

Thịt ngươi ta chỉ lấy ra

Có trăm lạng thịt. Nay ta đền bồi

Một ngàn lạng thịt đủ rồi

Cớ sao ngươi vẫn c̣n ngồi than thân?”

Nạn nhân mệt mỏi vô ngần

Không c̣n sức lực, chịu thầm đớn đau,

Người chung quanh vội tŕnh tâu:

“Nếu ai mà có chặt đầu đại vương

Rồi sau họ lại bồi thường

Một ngàn đầu khác cũng không ích ǵ

Làm sao dính lại đầu kia!”

Vua nghe nói vậy, lầm ĺ, lặng thinh.

*

Kẻ ngu trong đám chúng sinh

Tham vui hiện tại thoả t́nh không thôi

Sợ đâu hậu quả tương lai,

Họ gây khổ năo cho người chung quanh

Góp gom tiền của về ḿnh

Rồi đem làm phúc, quả lành cầu mong

Mong bao tội lỗi diệt xong,

Nghĩ suy như vậy là không đúng rồi.

Truyện nhà vua lóc thịt người

Khuyên đừng cẩu thả buông lơi việc ǵ

Bạo tàn, lỗ măng ích chi

Kẻo khi lầm lỡ khó bề sửa sai!

 

Tiếp Tục

Trang 1     Trang 2     Trang 3

 

Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0