佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

KINH CHÁNH PHÁP HOA

(KINH HOA CHÁNH PHÁP) 

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ,người nước Nguyệt Thị.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

-o0o-

QUYỂN 7

Phẩm 13: AN LẠC HẠNH

 

Số 0263

KINH CHÁNH PHÁP HOA 10 Quyển

MỤC LỤC

Quyển 1

Phầm 1: Ánh Sáng Điềm Lành

Phẩm 2: Thiện Quyển

Quyển 2

Phẩm 3: Ứng Thời

Quyển 3

Phẩm 4: Tin Ưa

Phẩm 5: Cây Thuốc

Phẩm 6: Thọ Kư Cho Hàng Thanh Văn

Quyển 4

Phẩm 7: Văng Cổ  

Quyển 5

Phẩm 8: Thọ Kư Năm Trăm Đệ Tử

Phẩm 9: Thọ Kư Cho A Nan Và La Vân

Quyển 6

Phẩm 10: Dược Vương Như Lai

Phẩm 11: Tháp Bảy Báu

Phẩm 12: Khuyến Thuyết

Quyển 7

Phẩm 13: An Lạc Hạnh

Phẩm 14: Bồ Tát Từ Đất Vọt Lên

Phẩm 15: Như Lai Hiện Thọ

Quyển 8

Phẩm 16: Ngự Phước Sự

Phẩm 17: Khuyến Trợ

Phẩm 18: Khen Pháp Sư

Quyển 9

Phẩm 19: Thường Bị Khinh Mạn

Phẩm 20: Như Lai Thần Túc Hạnh

Phẩm 21: Bồ Tát Dược Vương

Phẩm 22: Bồ Tát Diệu Hống

Quyển 10

Phẩm 23: Quang Thế Âm Phổ Môn

Phẩm 24: Tổng Tŕ

Phẩm 25: Tịnh Phục Tịnh Vương

Phẩm 26: Phổ Hiền

Phẩm 27: Chúc Lụy

 

Khi ấy, Đại sĩ Đoàn Thủ bạch Phật:

- Kính bạch Thế Tôn! Các vị Bồ-tát này đang kính ngưỡng Thế Tôn, là những vị mà sự khuyến hóa của các ngài khó ai b́ kịp.Vậy lúc nào th́ nên v́ tất cả chúng sinh mà giảng thuyết kinh này?

Phật bảo Đoàn Thủ:

- Bồ-tát trước hết an trú trong hai pháp mới nên giảng nói kinh này: một là oai nghi, hai là lễ tiết. Thế nào gọi là Bồ-tát hiểu biết oai nghi?Nếu đem tâm nhẫn nhục nhu ḥa mà hộ tŕ tâm ư sợ sệt không tự chủ, làm cho ư chí vững vàng như đất, không thấy có người. Tuy không thấy có người mà vẫn hành pháp, quán tướng tịch nhiên, các pháp vốn không, cũng không tưởng niệm các pháp này là khuôn phép của các hạnh, th́ gọi đó là oai nghi.

Thế nào gọi là lễ tiết? Nếu Bồ-tát không theo phụng sự cho quốc vương, thái tử, đại thần, quan lại, không giao tiếp với ngoại đạo, dị học, không ham chuộng học tập sách vở thế tục, ca ngợi âm nhạc, tập tục hôn phối, không gần gũi kẻ đồ tể, ngư phủ, chài lưới, thợ săn bắn chim muông, giặc cướp, không cùng ở nơi đông đảo ca nhạc, du hư, không làm việc cùng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Cận sự nam, Cận sự nữ cầu quả Thanh văn, cũng không gần gũi lễ bái, thăm hỏi, không cùng ở chung, không cùng bè bạn kinh hành, đốt hương, rải hoa, thắp đèn, trừ khi cùng đi đến hội giảng kinh, chỉ được cùng ở trong hội giảng kinh, dù có nói điều ǵ cũng không tham đắm, th́ như vậy gọi là lễ tiết.

Lại nữa, Đoàn Thủ! Bồ-tát Đại sĩ không luyến tiếc nhà cửa, tông tộc, thân thuộc, không măi mê nghĩ tưởng đến nữ nhân khi nói kinh pháp cho họ, cũng không thường đến chỗ đông đảo trẻ con, nam nữ và các người khác mà nói lời êm ái về điều không nên thuyết giảng, không v́ định ư riêng tư mà nói kinh, không cũng đứng, cũng không cùng hẹn ước, cũng không một ḿnh cùng một Tỳ-kheo-ni nào đi vào nhà, trừ khi nhớ nghĩ đến sự tinh tấn của Như Lai mà đi. Nếu v́ nhân duyên nói kinh cho nữ nhân th́ trong trường hợp này không làm ô nhiễm pháp vị, không làm cho họ không lănh hội, mà chỉ rộng bàn về nghĩa lư, không cùng ở một chỗ với Sa-di, Tỳ-kheo-ni, trẻ em nam, nữ thường ưa ngồi chỗ yên tĩnh u nhă, thích nơi thanh vắng tịch lieu. Như vậy gọi là lễ tiết.

Lại nữa, Đoàn Thủ! Bồ-tát Đại sĩ quán tất cả pháp đều là rỗng không, nhưng nếu chấp chặt như thế là rơi vào điên đảo. Chỗ đứng của Thánh đế là thường trụ như pháp, chuyên giữ cho thân tâm không lay, không động, không thoái, không chuyển, xả bỏ, diệt tận, chẳng sinh chẳng có, không có tự nhiên, vô vi, vô số, không có cái ǵ có thể có, đạt đến vô sở hữu, loại bỏ ngôn từ, không trụ vô vi, không tưởng, chẳng tưởng, chế phục các tưởng. Giả sử Bồ-tát quán sát sâu xa tất cả pháp này, khẩn thiết tu hành những điều nên hành này th́ thường trụ hai việc oai nghi, lễ tiết vậy.

Đức Thế Tôn muốn giải rơ lại ư nghĩa này nên nói bài tụng:

Nếu Bồ-tát ưa thích

Giảng nói kinh điển này

Th́ ở vào đời sau

Dũng mănh không khiếp sợ.

Theo oai nghi lễ tiết

Làm sáng hạnh thanh bạch

Với quốc vương.thái tử

Đại thần cùng quan thuộc

Ngoại đạo và dị học

Hạng săn bắn, ác hại

Hạn chế việc giao du

Và không cùng qua lại.

Tỳ-kheo cầu La-hán

Ngoại trừ mặt Giới luật

Không gần người tự đại

Lại xa kẻ phạm cấm,

Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni

Bàn luận và chuyện văn

Xa ĺa thanh tín nữ

Không nói lời vô ích,

Hiện tại muốn đạt pháp

Phải nên dứt điều quấy

Ưa ở nơi vắng lặng

Gọi đó là oai nghi.

Nếu kẻ không chịu đến

Học hỏi về đạo pháp

V́ kẻ ấy thuyết giảng

Không sợ, không chấp trước,

Chúng sinh bị bệnh hủi

Hoặc bà con họ hàng

Người mẹ, các sắc đẹp

Đều phải nên xa ĺa.

Không cùng họ gần gũi

Chỉ vun trồng cội đức

Nên bỏ việc bán buôn

Kiêu mạn, không cung kính,

Từ bỏ các trú xứ

Không để hại đến thân

Biết bao loài chúng sinh

Chớ nên ăn thịt chúng.

Dứt trừ các tội lỗi

Người vui giận oán hờn

Tành t́nh thường như vậy

Cũng chẳng cùng luận đàm,

Không gần kẻ giả dối

Kẻ tánh t́nh tự chuyên

Những người tánh như vậy

Đều phải nên xa lánh.

Người trí có cơ duyên

V́ người nữ thuyết kinh

Không được đi một ḿnh

Không dừng chỗ vui chơi

Nếu ra vào thôn xóm

Thường thường đi khất thực

Dẫn một bạn Tỳ-kheo

Luôn luôn nhớ tưởng Phật.

Nên Phật trước thị hiện

Oai nghi lễ tiết ấy

Ai phụng tŕ kinh này

Phải siêng năng thực hiện

Kẻ thượng, trung, hạ liệt

Nếu không hành chánh pháp

Tất cả đều chí thành

Phải thường cúng dường luôn.

Trượng phu vô tưởng niệm

Kiên cố hành dũng mănh

Không biết tất cả pháp

Cũng không thấy Niết-bàn

Của tất cả Bồ-tát

Đó gọi là oai nghi

Cũng như hành lễ tiết

Phải nên nghe xét kỹ.

Nay sẽ giảng thuyết

Giáo pháp vô vi

Tất cả không khởi

Cũng không chỗ sinh

Kiên lập ư chí

Quán chiếu nghĩa không

Đấy là trí nhân

Đă hành lễ tiết,

Người có sở niệm

Là tưởng điên đảo

Lấy không làm có

Dùng hư làm thật

Tuy có chỗ khởi

Các pháp không sinh

Do tưởng sai lầm

Mà sinh các hữu,

Tâm thường chuyên nhất

Khéo tu Tam-muội

Kiến lập hạnh tu

Như đảnh Tu-di

An trú như thế

Quán khắp các pháp

Là tất cả pháp

Giống như hư không.

Ví như hư vô

Đều không bền vững

Không niệm nắm giữ

Không ǵ xả bỏ

Pháp không xứ sở

Không có thường danh

Ấy là kẻ trí

Đă hành lễ tiết.

Sau ta diệt độ

Nếu có Tỳ-kheo

Luôn thủ hộ được

Pháp tắc như thế

Không có khiếp nhược

Tâm không khởi tưởng

V́ vô số người

Thuyết kinh điển này,

Bậc minh triết ấy

Theo thời quán niệm

Nếu vào pḥng ốc

Việc làm cũng vậy.

Quán sát các pháp

Tất cả đều tịnh

An nhiên nói nghĩa

Mà không dao động,

Quốc chủ đế vương

Cùng các thái tử

Các trưởng giả khác

Và các Phạm chí

Cùng chư quyến thuộc

Muốn nghe chánh pháp

Đều cúng dường cho

Tâm đều vô dục.

Đức Phật lại bảo Đoàn Thủ:

- Sau khi Như Lai diệt độ, người muốn nói kinh này phải trụ trong sự an ổn. Đă trụ an ổn rồi th́ ḷng không dua nịnh, tâm không huyễn hoặc mới nói kinh pháp đă thuộc ḷng, hoặc chép trên tre lụa, v́ người giảng thuyết, không nói nhiều lời, cũng không nói thêm, không khinh mạn Tỳ-kheo khác. Làm vị Pháp sư không ca ngợi, cũng không chê bai, chưa từng nêu tên và nói lầm lỗi của Tỳ-kheo có tâm khác cầu quả Thanh văn.Chưa từng tự cao, nói lỗi người, cũng không phỉ báng, cũng không có tâm oán ghét người trái ư ḿnh. Chưa từng chê bai hành giả tại gia là không có chí nguyện, không trái hạnh nguyện, cũng không khởi tưởng, đến đi an trú vững vàng oai nghi, tới lui cùng khắp. Nếu đến pháp hội, tự giữ thân ḿnh, không mất oai nghi, rồi nói kinh pháp.Nếu có người hỏi th́ không dựa vào mà phải xa ĺa pháp Thanh văn. Có điều chỉ dạy th́ làm sáng tỏ Phật tuệ.

Khi ấy Phật nói bài tụng:

Người trí luôn luôn

An trú Phật đạo

Trước ngồi an ổn

Mói nói kinh pháp.

Nếu phải trải ṭa

Trải loại mềm mại

Biết bao nhiêu thứ

Trang trí đẹp đẽ

Thân thể thường mặc

Y phục sạch sẽ

Trong bốn chín ngày

Tập đi kinh hành,

Giống như mây đen

Ở trên hư không

Tập hợp dồn chứa

Công đức rộng lớn.

Ở nơi chỗ ngồi

Kho tàng đầy đủ

Ṭa ngồi kiên cố

Bằng phẳng đẹp đẽ

Vô số tọa cụ

Nệm lông mềm mại

Đường bệ chững chạc

Trông thật tôn nghiêm.

An nhiên bước lên

Pháp ṭa cao rộng

Trải tâm b́nh đẳng

V́ tất cả người

Quốc chủ đế vương

Thái tử, đại thần

Các chúng Tỳ-kheo

Và Tỳ-kheo-ni

Các thiện nam tử

Cùng thiện nữ nhân

Theo điều ưa nghe

V́ họ rộng giảng

Trí tuệ vô cùng

Lần lượt phân tích

Giảng giải các loại

Ư nghĩa vi diệu

Theo sau hầu hạ

Thưa hỏi nghĩa lư

Bậc Thánh triểt ấy.

Lại v́ giải thoát

Nên nhập thần túc

Nhu ḥa, nhẫn nhục

Nếu người nào nghe

Đều đắc Phật đạo

Bậc Trí tuệ này

Đều v́ tất cả

Tới lui dứt trừ

Biếng lười mệt mỏi

V́ chúng nói pháp

Thường dùng tâm Từ

Chưa từng khởi lên

Ư tưởng mệt mỏi

Ngày đêm ca tụng

Pháp huấn tôn quư

Phân biệt diễn thuyết

Ức ngàn thí dụ

Ai cũng phấn khởi

Tâm của hội chúng

Không có ai dám

Khởi ư làm hại

Nếu được cúng dường

Các thức ăn uống

Giường nằm chỗ nghỉ

Y phục mền gối

Thuốc thang chữa bệnh

Th́ không cầu nhiều

Không theo số đông

Cầu xin của cải

Bỏ hết phiền toái

Trụ ở tinh xá

Muốn khiến mọi người

Đều hiểu Phật đạo

Nếu tất cả người

Đến nghe kinh pháp

Ta sẽ hoan hỷ

Hộ cho đại an.

Sau Phật diệt độ

Nếu có Tỳ-kheo

Tuyên dương kinh pháp

Không có mong cầu

Không bị chướng ngại

Không gặp khổ hoạn

Luôn luôn tinh tấn

Xa ĺa các bệnh

Không thể bị chúng

Gây sự sợ hăi

Không bị đánh đập

Không ư phỉ báng

Thân không mệt mỏi

Không có hoạn nạn

Vị ấy trụ nhẫn

Được sức như thế.

Bậc Minh trí ấy

Chỗ ở an ổn

Có chỗ bảo tŕ

Đúng lời Phật dạy

Nếu đă ngợi khen

Trăm ức công đức

Khen ngợi tất cả

Không thể hết được.

Đức Phật lại nói với Đoàn Thủ:

- Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có Bồ-tát đối với kinh điển ấy hoài nghi không hiểu, nếu được thuyết giảng, giáo hóa mà không kiên nhẫn nghe, tánh không điều ḥa và thấy Bồ-tát khác cầu Đại thừa, cho là làm việc hư vọng mà phỉ báng. Thấy Thanh văn, Duyên giác, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, thiện nam, tín nữ, hoặc gặp Bồ-tát mà tâm do dự, không đến gặp gỡ ngay th́ thiện nam ấy cách xa đạo Vô thượng chánh chân, không tiếp cận được với việc làm của Đấng Thiên Trung Thiên. Giả sử cuối cùng không nhờ phước lực th́ không thành Bậc Tối Chánh Giác. Bồ-tát hành ba thừa giống như Sư tử ở trong rừng, nếu có sự do dự th́ tự nhiên xa ĺa, không ưa thích điều ưa thích, cũng không phải không ưa thích. Nếu đối với chúng sinh tu hành từ bi th́ đối với Đấng Như Lai đây như người cha vĩ đại, thấy các Bồ-tát nghĩ nhớ như Thế Tôn và với các tục gia chưa ĺa trần cấu đều khoan ḥa cung kính, giữ đúng lễ tiết, làm trong sáng ư nghĩa các pháp, không nghi ngờ, không ràng buộc, nghiêm tŕ tất cả pháp cẩn thận, chắc thật, vững vàng, thuận theo b́nh đẳng, không chấp trước kinh pháp. Có điều cực vui cũng không chạy theo, ở tại trú xứ ngày đêm cung kính hộ tŕ kinh này.

Này Đoàn Thủ! Đó là thực hành ba pháp. Khi nói, Bồ-tát quán rồi mới nói, tạo sự an ổn, không bị phiền năo, cũng không nhiễu hại. Người nói kinh này cùng với người học đều là bạn đạo có tâm b́nh đẳng của nhau.Hoặc giảng, hoặc nghe, tin tưởng, ưa thích kinh này, tŕ tụng, biên chép trên tre lụa, cúng dường, phụng sự th́ phước đức không thể lường được.

V́ để cho chúng hội an trú Thế Tôn bèn nói bài tụng:

Nếu người tật đố

Ḷng nhiều khúc mắc

Pháp sư thương yêu

Không hề ghét bỏ

Có bậc Minh trí

Không tạo tham trước

Muốn đọc kinh này

Bắt chước làm theo

Chưa từng phỉ báng

Và nói lỗi người

Cũng không rơi vào

Lỗi nghi, tà kiến

Tâm thường trong sáng

Không bị đắm ch́m

V́ thương chúng sinh

Nên đắc định này

Vị an trụ ấy

Cũng luôn nhẫn nhục

Người ấy thường ngăn

Tự cao tự đại

Luôn luôn giảng tụng

Kinh điển của Phật

Chưa từng v́ đó

Sinh ra mệt mỏi

Có Bồ-tát nào

Ở mười phương cơi

Thương yêu chúng sinh

Ở đời khởi hạnh

Tùy thuận cung kính

Học tập Thánh tuệ

Đều nên nhớ nghĩ

Là Thế Tôn ta

Nghĩ nhớ chư Phật

Bi trí cao tột

Nhớ các Bồ-tát

Như nhớ mẹ cha

Nếu có cầu đạo

Th́ không dục t́nh

Vứt bỏ ngă chấp

Và tâm tự đại

Gỉả sử nghe rơ

Tượng pháp như vậy

Các bậc Minh trí

Sẽ tự hộ tŕ

Việc làm an ổn

Thường được an định

Sẽ chứng quả Phật

Cứu vô số chúng.

Đức Phật lại bảo Đoàn Thủ:

- Sau khi Như Lai diệt độ, nếu Bồ-tát Đại sĩ phụng hành kinh này, luận đúng thời tiết th́ Tỳ-kheo (Bồ-tát) ấy phải thực hành từ bi, hướng đến các hàng bạch y, người xuất gia, Phạm chí, tất cả quần sinh, người hành đạo Bồ-tát, thường nghĩ đến các vị hành Đại thừa đời quá khứ mà khéo léo phương tiện diễn nói ư nghĩa chân đế. Nếu người nghe không biết, không hiểu, không vui, không tin, không thức tỉnh, không lĩnh hội được, th́ tự thán rằng: “Ta phải đạt được đạo Vô thượng chánh chân, thành Bậc Tối Chánh Giác, đầy đủ sức oai thần, mới được tự tại!”

Đoàn Thủ nên biết! Ta thấy những việc này: Sau khi Phật diệt độ, Bồ-tát có bốn sự việc khi thuyết pháp không phiền bực. Bốn việc ấy là ǵ?

1. Được các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, thiện nam, tín nữ cung kính.

2. Vua chúa, thái tử, đại thần, quan lại, nhân dân trong nước thấy đều cúng dường.

3. Trưởng giả, Phạm chí đều làm theo.

4. Vô số Thần minh, Thiên tử trên không nghe thuyết kinh và trời, rồng, quỷ thần thị vệ sau họ đều ủng hộ.

Đó là bốn việc.Hoặc khi vào huyện, ấp hay lúc trở về nhà, cả ngày 1ẫn đêm mọi người đều đến hỏi kinh pháp.Nếu v́ sự giải thoát mà phân biệt chỗ quy hướng th́ ai cũng hoan hỷ.V́ sao? Đoàn Thủ nên biết, v́ đều do Phật đă gia ân kiến lập kinh này. Phật quá khứ, vị lai và hiện tại đều do kinh này xuất sinh và cũng đều hộ tŕ kinh này. Nếu ở thế giới Kham nhẫn được nghe phẩm Chánh Pháp Hoa cùng nghe tên kinh này th́ thật là khó.

Này Đoàn Thủ! Thí như Chuyển luân thánh vương có năng lực lớn, oai đức trùm khắp, cai trị thuần ḥa. Các nước thù địch khác chưa chịu thần phục, không dám ḍm ngó. Chuyển luân vương hưng binh đi chinh phạt nhưng chư hầu không phục, muốn chống trả lại nước lớn. Khi ấy, các tướng sĩ dũng mănh ra sức đánh thắng, đối phương khuất phục. Nhà vua vui mừng, xét công ban thưởng, phong cho thành ấp, ban cho ruộng vườn, bảy báu, ngọc ngà, voi ngựa, xe cộ, nam nữ, nô tỳ. Người có công đức thù nhất, vua lấy viên minh châu trong búi tóc ban cho.V́ sao?V́ bề tôi làm cho đất nước cường thịnh, văn minh lâu dài. Như Lai Chánh Giác cũng lại như thế, là Đại Pháp Vương của chân lư tối cao, tự hàng phục tâm ḿnh, dùng pháp giáo hóa, dùng đức trừ hại, dùng tuệ chiến đấu, hàng phục vô số chúng pháp vương khác; vô lượng trăm ngàn kinh điển ư nghĩa trọng yếu đều ban bố cho quần sinh, không hề che giấu; ra lệnh đắp thành bằng phẳng để nh́n thấy ma quân, có thể cùng quân ma chiến đấu, dùng pháp Hiền thánh phá dâm, nộ, si, hàng phục ma quân và đồng bọn, hết họa ba cơi, đạt đến diệt độ, việc làm nhanh chóng và rất dũng mănh, rốt cùng không hoại diệt cũng không chắc thật, v́ do các yếu tố hư ngụy tạo thành thế gian này, như tất cả hiện tượng, nơi chốn đều là nhân duyên. Khắp các thế giới từ xưa đến nay không có ai tin kinh Pháp Hoa này, mà chưa từng diễn nói thông suốt. Sở dĩ nói được là do sự thông tuệ và ḷng đại Bi, như viên minh châu trong búi tóc của bậc Đại thánh đế, v́ là pháp quan trọng đệ nhất của Đức Thế Tôn, nương vào đó mà tiến bước tu hành nên Đức Như Lai cho nghe kinh điển thâm diệu này. Từ xưa đến nay, các pháp tu hành đă được nói ra th́ kinh này là pháp tối thắng để tiêu trừ tất cả hoa duyên khởi.Giống như bậc Thánh đế trân trọng giữ ǵn viên minh châu trong búi tóc, lâu lắm mới lấy ra ban cho người có công đặc biệt.Như Lai cũng thế, sớm tối trân trọng giữ ǵn pháp vô cùng mầu nhiệm không tỳ vết, đến nay rất lâu, là pháp đứng đầu các pháp.Hôm nay v́ thương xót nên mới diễn bày rộng răi.

Đức Thế Tôn muốn diễn bày lại ư nghĩa trọng yếu nên nói tụng:

Nay đây Như Lai

Hiện sức Từ bi

V́ thương chúng sinh

Mắc ṿng đau khổ

Trong cảnh dại khờ

Nên phân biệt nói

Kinh điển tối tôn

Cầu pháp Bồ-tát

Hoặc người xuất gia

Hay hàng tại gia

Nếu nghe kinh này

Hiện khắp tất cả

Ḷng sinh khiếp sợ

Chẳng được hủy báng

Ta lúc ban đầu

Khi đắc quả Phật

Cũng như Như Lai

Ở đây hôm nay

Nếu vừa được nghe

Kinh tôn quư ấy

Th́ liền kiến lập

Vô số phương tiện

Như Chuyển luân vương

Thế lực mạnh mẽ

Chiến đấu hàng phục

Các quốc vương khác

Đắc thắng ban thưởng

Voi, ngựa, xe, kho

Lại thêm phong ấp

Thành quách đất đai

Hoặc được ban cho

Xuyến báu tay chân

Màu sắc vi diệu

Vàng ṛng quư báu

Trân châu dạ quang

Xa cừ, ngọc bích

Đủ loại đặc thù

Của lạ kỳ diệu

Bao nhiêu tài vật

Đều đem ban cho

Khiến cho mọi người

Mừng vui kinh ngạc

Thấy việc lập công

Lạ chưa từng có

Sau cùng mở tóc

Lấy minh châu cho

Phật cũng như thế

Nay là Pháp vương

Với sức nhẫn nhục

Tuệ âm vô cực

Thường hành từ mẫn

Khởi hạnh cứu giúp

Dùng pháp giáo hóa

Tất cả thế gian

Thấy các chúng sinh

Bị họa ưu năo

Giảng nói kính pháp

Số tới ức ngàn

Hiểu rơ chúng sinh

Hợp phương tiện nào

Mà chúng ngày nay

Cho là rốt ráo

Khi ấy Pháp vương

Bậc Thánh Tối Thượng

Phân biệt kinh điển

Trăm ngàn vạn ức

V́ biết chúng sinh

Trí chí mạnh mẽ

Nên nói kinh này

Như ngọc trong tóc

Vào thời mạt thế

Kinh này ở đâu

Tất cả kinh khác

Đều không sánh kịp

Người trí nghe được

Kính ngưỡng kinh này

Chưa từng xem nhẹ

Tri hành thâm sâu

Bậc trí sáng nghe

Pháp ta diễn nói

Tượng pháp như vậy.

Sau Phật diệt độ

Sẽ nương vào đó

Ai có chí cầu

Đạo tôn quư này

Đều được thọ kư

Như Phật đă dạy

Người ấy chưa từng

Có tỳ vết dục

Không có tật bệnh

Và các họa tai

Vào thời sau này

Ở đời tương lai

Sẽ thành đạt được

Chân Tuệ vô thượng

Thù thắng diệu kỳ

Đầy đủ hết thảy

Cả bốn bộ chúng

Cũng được gặp ngỡ

Nếu có người nghe

Trừ được các 1ậu

Khen pháp vô vi

Chắp tay hướng về

Thân ḿnh chói sáng

Chiếu ánh hào quang

Do phụng kinh này

Đạt được như thế

Đạt thành Chánh giác

Rồi chuyển pháp luân

Th́ thấy rộng sâu

Và thấy tối thắng

Trong mộng nghe thấy

Trăm tướng phước đức

Màu sắc vàng ṛng

Kinh Phật đă nói

Nếu được nghe rồi

Nói cho chúng hội

Cùng các thân tộc

Thảy đều đầy đủ

Lại được hộ tŕ

Trừ bỏ tất cả

Như tỉnh cơn mộng

Thấy được như vậy

Bỏ hết xa ĺa

Xuất gia hành đạo

Đều được đi đến

Đạo tràng của Phật

Nơi ấy chính là

Pháp ṭa Sư tử

Vậy là cầu đạo

Đạt được lợi ích

Các thứ bảy báu

Tập hợp tại đây

Tu th́ phụng sự

Như Lai tối thắng

Đă đắc Phật đạo

Giữ lệ truyền bá

Liền chuyển pháp luân

Không có các lậu

V́ hàng đệ tử

Giảng nói kinh pháp

Chẳng thể nghĩ bàn

Trong ngàn ức kiếp

Phân biệt giảng thuyết

Giáo pháp vô lậu

Giáo hóa vô số

Vạn ức chúng sinh

Trong mộng thấy được

Hiện tượng như thế

Đúng thời diệt độ

Không c̣n sinh tử

Đoàn Thủ nên biết

Người có tâm đạo

Đă được giáo hóa

Nhiều không kể xiết

Vào thời mạt thế

Cầu tôn pháp này

Phân biệt rộng nói

Diễn giải tự tại.

Phẩm l4: BỒ-TÁT TỪ ĐẤT VỌT LÊN

Khi ấy, ở thế giới khác, có tám hằng hà sa Bồ-tát Đại sĩ phục sức kỳ lạ, đi đến chỗ Phật, cúi đầu sát đất, quỳ thẳng, chắp tay bạch với Thế Tôn:

- Bọn thô lậu chúng con vội vàng đến thế giới Kham nhẫn này muốn nghe kinh này, thọ tŕ, phúng tụng, biên chép, tinh tấn cúng dường, phụng tŕ như pháp. Cúi xin Đại thánh rủ ḷng thương xót chúng con, Sau khi Như Lai diệt độ, chúng con sẽ đem kinh Chánh Pháp Hoa này truyền bá khắp nơi.

Đức Thế Tôn bảo:

- Thôi đi, thiện nam! Các ngươi không nên phát khởi ư nghĩ đó. Nay đây, ở thế giới Kham nhẫn này tự có tám hằng hà sa Đại sĩ và mỗi Đại sĩ đều có Bồ-tát Đại sĩ quyến thuộc nhiều đến sáu mươi ức hằng hà sa. Sau này vào thời mạt thế, họ đều sẽ thọ tŕ, tuyên nói rộng răi (kinh này). Khi ấy, tại thế giới của Phật này, ở khắp nơi, vô số trăm ngàn ức chúng Bồ-tát tự nhiên vân tập, dung mạo đẹp đẽ khác thường, sắc thân vàng rực ba mươi hai tướng trang nghiêm thân thể, ở cơi dưới nhiếp hộ địa giới và nhân dân; đạo hạnh đều nương nhờ vào thế giới Kham nhẫn này, nên nghe tiếng Phật xiển dương kinh Pháp Hoa, từ cơi dưới vụt hiện lên. Mỗi vị Bồ-tát đều có sáu mươi ức hằng hà sa Bồ-tát tùy tùng, cùng một tâm niệm, một việc làm không sai khác; hoặc có vị có nửa phần hằng hà sa gồm trăm ngàn Bồ-tát đến, hoặc bốn mươi phần hằng hà sa, hoặc năm mươi phần hằng hà sa, hoặc trăm phần hằng hà sa, hoặc năm trăm phần hằng hà sa, hoặc ngàn phần hằng hà sa, hoặc trăm ngàn phần hằng hà sa, hoặc ức trăm ngàn phần hằng hà sa Bồ-tát đều là bạn bè cùng đến. Hoặc lại có vô số ức trăm ngàn Bồ-tát quyến thuộc đến, hoặc có hai trăm ngàn người tu hành đạo Bồ-tát, hoặc có trăm ngàn vị đều có quyến thuộc, hoặc có ngàn quyến thuộc, hoặc năm trăm quyến thuộc, hoặc bốn trăm quyến thuộc, hoặc ba trăm quyến thuộc, hoặc hai trăm quyến thuộc, hoặc một trăm quyến thuộc, hoặc năm mươi quyến thuộc, hoặc bốn mươi quyến thuộc, hoặc ba mươi quyến thuộc, hoặc hai mươi quyến thuộc, hoặc mười quyến thuộc, hoặc năm quyến thuộc, hoặc bốn quyến thuộc, hoặc ba quyến thuộc, hoặc hai quyến thuộc, hoặc một quyến thuộc, hoặc đi đến một ḿnh, số lượng nhiều không kể xiết, khó thí dụ được, từ đất hiện lên, hoặc từ trên xuống, hoặc bốn phương lại, tất cả đến thế giới Kham nhẫn này, trụ giữa hư không.

Chúng Bồ-tát thấy Thế Tôn đă diệt độ là Đa Bảo và Đức Đại Thánh Năng Nhân cùng ngồi trên ṭa Sư tử, dưới cây bảy báu, liền cúi đầu đảnh lễ hai Đấng Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, đi quanh bên phải ba ṿng, lui đứng một bên; có các Bồ-tát dùng biết bao phẩm vật tốt đẹp kỳ lạ cúng dường, khen ngợi hai Đức Thế Tôn, xưng dương chư Phật từ vô thủy đến nay; giả sử đầy đủ cả năm mươi trung kiếp cũng không thể nói hết sự tu hành cần khổ của Đức Phật  Thích-ca, các Đức Phật khác cũng như vậy. Bốn bộ chúng trong pháp hội không nói ǵ khác nên cũng im lặng.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn liền hiện thần túc như sắc tượng, khiến bốn bộ chúng đều được nh́n thấy; lại khiến nhớ biết thế giới Kham nhẫn này.Các vị Bồ-tát ở trên hư không, mỗi vị đều nhiếp hộ trăm ngàn cơi Phật. Các chúng Bồ-tát đều đầy khắp trăm ngàn cơi Phật. Lại nữa trong đại chúng ấy có bốn vị Bồ-tát được coi là Thượng thủ. Tên của họ là: Bồ-Tát Chủng Chủng Hạnh, Bồ-Tát Vô Lượng Hạnh, Bồ-tát Thanh Tịnh Hạnh, Bồ-tát Kiến Lập Hạnh. Đối với vô lượng Bồ-tát số nhiều như vi trần vân tập tại đại hội này, các ngài là trên hết. Khi ấy, bốn vị Đại sĩ Bồ-tát cùng với đại chúng nhiều không thể nghĩ bàn, cùng loạt đứng yên trước Đức Thế Tôn, chắp tay thưa:

- Đại Thánh Thế Tôn! Thánh thể khỏe mạnh chăng?Dứt hết các bệnh chăng?Sở hành an lạc chăng?Chúng sinh đều tuân hành tốt Giới luật chăng?Ở trong sự thoải mái, không phiền bực chăng?Muôn loài không bị rơi vào hầm hố nguy hiểm chăng?

Khi ấy bốn vị Đại sĩ Bồ-tát dùng kệ khen ngợi:

Thế hùng chiếu ánh sáng

Sở hành an ổn chăng?

Cứu thoát người hiện tại

Các hành không hoạn chăng?

Chúng sinh gây nhân lành

Quyết hưởng quả thanh tịnh

Không c̣n sinh mệt mỏi

Vâng thọ mệnh Thế Tôn.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo đại chúng Bồ-tát trong hội:

- Các thiện nam! Sở hành của Phật an ổn, không tật bệnh, không hoạn nạn, mọi người đều tuân theo Giới luật, khéo học đạo giáo, không dám chán nản, muốn được nghiêm tịnh. V́ sao?V́ chúng sinh này vào thuở xa xưa giác ngộ như nhau, việc làm của họ là việc Thanh văn, tin ưa pháp của ta, nhập vào Phật tuệ. Lại nữa, họ đều là người học đạo ba thừa, trụ Thanh văn thừa, ta đều giáo hóa đưa vào trí tuệ lớn của Phật.

Khi ấy các Bồ-tát hoan hỷ nói bài tụng:

Hay thay, Đức Thế Tôn

Chúng con đều khuyến trợ

Mới khiến một chúng sinh

Hành tốt luật vi diệu

Muốn được nghe Đại Thánh

Dạy con điều thâm yếu

Nghe rồi hoan hỷ tin

Để vào pháp cúng dường.

Bấy giờ Đức Thế Tôn khen ngợi các Bồ-tát trong hội:

- Hay thay, hay thay! Các thiện nam, đúng như các ông nói. Điều Như Lai dạy đều tùy theo quyền nghi, không trái tôn chỉ.

Khi ấy Bồ-tát Di-lặc và tám ức hằng sa Bồ-tát cùng cất tiếng khen, tụng:

Từ xưa đến nay

Chưa từng nghe thấy

Điều mới có này

Chúng Đại Bồ-tát

Từ đất vọt lên

Trụ trước Thế Tôn

Cung phụng nương tựa

Số Bồ-tát kia

Từ đâu mà đến?

Di-lặc biết tâm niệm của tám ức hằng sa Bồ-tát, liền chắp tay dùng bài tụng hỏi Phật rằng:

Chưa từng thấy Bồ-tát

Vô số ức trăm ngàn

Dù tính đến ức năm

Không thể hết số lượng

Đến chỗ Lưỡng Túc Tôn

V́ sao nhiều như thế?

Từ đâu đến nơi đây?

Thần thông, thân cao lớn

Tất cả chí kiên cường

Là Đại Thánh dũng mănh

Đoan chính đáng kính mộ

Nay từ đâu đến đây?

Thế Tôn thấy tất cả

Chư Bồ-tát trí tuệ

Cùng quyến thuộc vô số

Ví như cát sông Hằng

Số ấy hơn cát sông

Đủ Phật pháp giáo hóa

Bồ-tát và quyến thuộc

Đều đạt đạo Chánh giác

Hạng tinh anh như vậy

Vân tập lễ Đại Thánh

Đầy đủ cả sáu mươi

Trăm ngàn hằng hà sa

Số này c̣n hơn nữa

Quyến thuộc vô số kể

Năm trăm hằng hà sa

Hoặc bốn, hoặc ba trăm

Hoặc hai trăm hằng sa

Số đông cũng như thế

Số kia so số này

Hơn năm hoặc mười lần

Tất cả các quyến thuộc

Đệ tử bậc Đại Thánh

Chúng đó từ đâu tới?

Đi đến chỗ Đạo Sư

Hoặc bốn, hoặc ba, hai

Hoặc một hằng hà sa

Tất cả đều đi đến

Bạn lữ đều khéo học

Số nhiều không kể xiết

Trừ số ở trên không

Trong trăm ngàn ức kiếp

Không thể nhóm tụ hết

Nửa phần hằng hà sa

Ba, hai mươi hoặc mười

Đầy đủ chúng lập hạnh

Chúng Bồ-tát minh triết

Đều trụ ở trên không

Số hạn không thể lường

Hiện rơ không ngăn cách

Ức kiếp hành thanh tịnh

Và vô lương bộ khác

Cùng vô số quyến thuộc

Ức ức lại hơn ức

Hoặc có bộ nửa ức

Hoặc hai mươi, hoặc mười

Hoặc năm, bốn, ba, hai

Các vị cùng quyến thuộc

Không thể tính toán hết

Ai nấy tự tu hành

Tịch tĩnh ưa mến đạo

Lặng lẽ như hư không

Một ḿnh đến cũng nhiều

Dù trải hằng sa kiếp

Không ai tính đếm được

Ở tinh xá, tịnh thất

Từ khắp phương đi đến

Tất cả Thiên, Thần thánh

Đều v́ Thế Tôn đến

Chư Bồ-tát dũng mănh

Từ đâu bỗng đến đây?

Ai v́ họ thuyết kinh?

Ai kiến lập Phật đạo?

Hiển bày giáo nghĩa ǵ?

Kiến lập hạnh Phật ǵ?

Tế hạnh đều đáng kính

Từ khắp bốn phương lại

Nhờ vào Thiên nhăn thông

Đại tuệ bỗng nhiên hiện

Ở thế giới trống không

Năng nhân khiến đầy đủ

Các Bồ-tát nhân hiền

Chư vị tự nhiên đến

Từ khi sinh đến này

Chưa thấy việc như thế

Xin nói quốc độ họ

Đại Thánh nêu hết tên

Từ mười phương đến đây

Đều sẵn mười tám pháp

Con chưa từng được thấy

Các Bồ-tát như thế

Con là đệ tử đầu

Chưa nghe thấy điều này

Nay đây bao nhiêu chúng

Xin Năng Nhân nói rơ

Các Bồ-tát vô số

Trăm ngàn ức khó lường

Các ngàn ức vô lượng

Nguồn gốc ở nơi đâu?

Các Bồ-tát dũng mănh

Ư chí chẳng thể lường

Các hạnh như thế đó

Xin Đại Hùng nói cho.

Bấy giờ ở các thế giới phương khác, vô số trăm ngàn ức các Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác từ khắp mười phương đến chỗ Đức Phật Năng Nhân khuyến khích thuyết pháp.Các Ngài đều ngồi trên ṭa Sư tử, dưới cây bảy báu. Các vị thị giả của chư Như Lai ấy thấy vô lượng Bồ-tát hàng hàng lớp lớp biến hóa ở trong đại hội, từ đất vọt lên, đều đứng lên hỏi Đức Phật của ḿnh:

- Chư Bồ-tát Đại sĩ này từ đâu đến đây mà nhiều vô lượng vô biên như vậy?

Khi ấy các Đức Phật kia đều bảo thị giả:

- Thiện nam! Hăy đợi trong chốc lát có Bồ-tát tên là Di-lặc đă được Đức Như Lai Năng Nhân thọ kư sẽ đạt đạo Vô thượng chánh chân thành Bậc Tối Chánh Giác, tự hỏi Năng Nhân điều kỳ lạ ấy rồi, Đức Phật sẽ phân biệt rành rẽ ư nghĩa quy hướng. Tất cả hăy yên lặng, nhất tâm lắng nghe.

Bấy giờ Đức Phật bảo Đại sĩ Di-lặc:

- Hay thay, A-dật! Điều mà ông hỏi vi diệu vô cùng, sâu xa khó lường. Hăy lắng nghe, hăy lắng nghe, ta sắp nói đây! Tất cả Bồ-tát và chư vị trong pháp hội này đều có năng lực mạnh mẽ vững chắc đối với tâm Bồ-đề, sẽ thấu đạt tuệ kiến vô cùng sâu xa của Như Lai. Chư Đại Thánh ấy kiến lập cảnh giới vô lượng, thiền định, trí tuệ tự tại theo sở thích, không thể nào nêu ra hết để mà phân tích diễn nói, phương tiện giáo hóa cũng không hạn lượng.

Khi ấy Phật nói bài tụng:

Các thiện nam tử

Lắng nghe Phật đạo

Nay ta sắp nói

Trí tuệ an lạc

Nếu người thấu rơ

Lấy làm thích thú

Trí tuệ Như Lai

Không thể nghĩ bà n

Đều phải vững ư

Giữ tâm kiên cố

Kiên lập ư chí

Nhất tâm b́nh đẳng

Đại Thánh khó gặp

Thương xót thế gian

Nay hăy nghe thọ

Pháp chưa từng có

Phật sẽ kiến lập

Tất cả các ông

Thảy đều không được

Sinh tâm hồ nghi

Lời Đạo Sư dạy

Không có ǵ khác

Trí tuệ b́nh đẳng

An ổn không riêng

An trú trị liệu

Pháp rất sâu xa

Tâm chẳng suy được

Không thể hạn 1ượng

Nay sẽ giảng nói

Nhân duyên vô cùng

Tất cả đều nghe

Biết chỗ hướng đến.

Thế Tôn nói tụng rồi, bảo ngài Di-lặc:

- Này A-dật! Ta nói cho tất cả biết vô lượng chúng Đại sĩ Bồ-tát không thể nghĩ bàn, từ dưới đất vọt lên mà trước chưa thấy có mặt ở thế giới Kham nhẫn này là do ta, khi mới đạt đạo quả Vô thượng chánh chân, thành Bậc Tối Chánh Giác, đă khuyến khích họ an trụ địa vị không thoái chuyển, khiến họ thành đạo lớn, truyền trao, giáo hóa an lập. Này thiện nam! Chúng Bồ-tát Đại sĩ ấy ở phương dưới và ở trong cơi đó, có sự cứu hộ, phúng tụng, tán dương kinh điển, tư duy thiền định, tinh chuyên quán sát chỗ hướng về, hân hoan vui vẻ, ưa hạnh vô vi. Các thiện nam! Tánh khí họ điềm đạm, không phân xa gần; ở cơi trời và người đời thường chuyên tu tập, chuyển pháp luân vô vi khó nghĩ bàn, ưa thần thông thâm sâu, lấy pháp lạc làm niềm vui, chí nguyện tinh tấn, cầu trí tuệ Phật.

Khi ấy Đức Thế Tôn nói tụng:

Nay đây vô số

Các chúng Bồ- tát

Chẳng thể nghĩ bàn

Không thể hạn lượng

Tạo hạnh vô số

Không thể tính đếm

Phát triển thần túc

Rộng mở trí tuệ

Ta đều khuyến dụ

Ở đạo Đại Thánh

Nay tất cả Phật

Đều thọ kư cho

Các Bồ-tát này

Là đệ tử Phật

Đều trụ nơi đây

Quốc độ của ta

Xả bỏ xa ĺa

Các chỗ ở trước

Ở khắp mọi nơi

Vắng lặng giải thoát

Các Phật tử này

Thực hành vô vi

Tinh tấn tu học

Theo đạo cao cả

Chư Thánh triết này

Ở tại phương dưới

Nay đến nơi đây

Giữ ǵn cơi nước

Ngày đêm tinh tấn

Không phóng túng, mạn

Tích lũy đức hạnh

Phân biệt Phật đạo

Luôn siêng tu hành

Kiến lập tuệ lực

Thảy đều vững chắc

Không đo lường được

Ư chí dũng mănh

Tư duy kinh pháp

Đều là con ta

Đă đạt thanh tịnh

Khi ta mới thành

Đạo quả giác ngộ

Hoặc ở trong thành

Cũng như tại rừng

Cũng đều diễn giảng

Pháp luân Vô thượng

Khuyên họ lập chí

Phật đạo tôn quư

Điều Phật nói đây

Chí thành vô lậu

Nghe Phật khen ngợi

Đều nên tín thọ

Khai hóa phát khởi

Các tinh hoa này

Từ lâu đến nay

Kiến lập chánh đạo.

Bấy giờ Đại sĩ Di-lặc nghe Phật nói về số trăm ngàn ức chúng Đại Bồ-tát không thể tính biết ấy, tâm sinh ngạc nhiên, quái lạ chưa từng có. Liền bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn! Khi Thế Tôn c̣n là Thái tử tại cung vua ḍng họ Thích ở Ca-duy-la-vệ , vứt bỏ ngôi báu và thú vui thể nữ để xuất gia. Ngồi dưới cội cây tại đạo tràng, chứng đắc đạo Vô thượng chánh chân, thành Bậc Tối Chánh Giác, từ đó đến nay không lâu, mới bốn mươi năm, nhưng tại sao số vị được giáo hóa và độ thoát lại vô lượng? Lại mở mang cảnh giới chư Phật, khuyến hóa quá nhiều, thiết lập quyền tuệ không thể nghĩ bàn. Chúng Đại Bồ-tát trong pháp hội hôm nay đều do Như Lai khai dẫn, tầng tầng lớp lớp chúng nhiều vô lượng tu phạm hạnh đă lâu, trồng gốc phước đức, cúng dường vô số trăm ngàn chư Phật. Giả sử muốn tính đếm sự thành tựu đó phải trải qua vô số kiếp.

Di-1ặc lại bạch tiếp:

- Con muốn nêu một thí dụ nhỏ: Ví như có một thanh niên tuổi hai mươi lăm, đầu tóc đen mướt, dung mạo tươi trẻ, trang phục đẹp đẽ, đàng hoàng sạch sẽ, ḷng luôn lo lắng, thấy người trăm tuổi tự cho ḿnh là cha, bảo rằng: “Thiện nam, hăy đến đây! Ngươi là con của ta.” Người trăm tuổi kia cũng cho người hai mươi lăm tuổi là cha của ḿnh. Người cha xem biết tự miệng nói là con của ta. Đức Thế Tôn cũng vậy, người thế tục không tin điều ấy mà làm cho họ tin. Phật cũng như thế, thành Phật chưa lâu mà nay có bao nhiêu trăm ngàn ức số (Bồ-tát) từng tu phạm hạnh, từ lâu xa đă nương theo đạo tuệ, giáo hóa vô lượng chúng, hiện tại thấu suốt thiền định, kiến lập phương tiện, thành đại thần thông, thông minh trí tuệ, an trụ Phật địa, tu tập Phật tuệ, kiến lập Phật lực, ở đời ít có. Xưa kia Thế Tôn cũng lại giáo hóa các hàng như thế, dẫn dắt kiến lập Bồ-tát địa, sẽ thành đạo Vô thượng chánh chân, đạt quả Chánh giác, hành mọi phương tiện, việc làm đă xong. Nay con ghi nhận, tin tưởng là đúng sự thật, t́m hiểu thấu suốt đă qua sự phán đoán, phân tích về ư nghĩa này. Nhưng kính bạch Như Lai, Bồ-tát mới học ḷng c̣n do dự, không biết rơ điều đó nên sau khi Như Lai diệt độ, nghe kinh điển này nhất định không tin. Và v́ có sự do dự nên không tuân theo pháp này, cũng không ưa thích, sẽ gặt hái tội báo. Lành thay, Thế Tôn! Cúi xin nói rơ điều này cho những người có sự hồ nghi về kinh điển này, để ở tương lai vào thời mạt pháp, những vị học Đại thừa giả sử nghe kinh này khiến họ không ngờ vực.

Khi ấy Đại sĩ Di-lặc ở trước Thế Tôn nói tụng khen ngợi:

Ví như có người

Hiện sinh con già

Năng Nhân chí thánh

Sinh vào vương cung

Vứt bỏ ngôi vua

Mà được Phật đạo

Vừa làm Đạo Sư

Đồ chúng ít ỏi

Chư vị nơi đây

Là bậc không thoái

Đă vô số kiếp

Cứu độ chúng sinh

Sức lực thần túc

An trú bất động

Tu học trí tuệ

Thảy đều thâm nhập

Nay đến nơi đây

Khai thông tại chỗ

Như sen trong nước

Toàn không nhiễm trước

Oai thần tột bực

Chí vượt thế gian

Tất cả chắp tay

Nghiêm chỉnh đứng yên

Các chúng Bồ-tát

H́nh dáng như vậy

Là như thế nào

Ai tin việc ấy?

Cúi xin Đại Thánh

Xót thương chỉ bày

Phân biệt rành rẽ

Ư nghĩa chân thật.

Ví như có người

Đang lúc tráng niên

Tuổi hăy c̣n nhỏ

Tóc đẹp và đen

Tuổi của người ấy

Mới hai mươi lăm

Mà có thể sinh

Người già trăm tuổi,

Dưỡng nuôi, tắm rửa

Tùy thời ăn mặc

Cho là con ta

Cưng quư hết mực

Tất cả thế gian

Không có ai tin

Tuổi con đang trẻ

Sinh con lớn tuổi.

Thế Tôn cũng vậy

Nếu con không lầm

Vô số Bồ-tát

Tụ hội nơi đây

Dũng mănh, trí tuệ

Không ǵ sợ sệt

Vô số ức kiếp

Sở học vững chắc

Ư chí minh triết

Thông đạt mục đích

Oai thần cao vợi

Hiện tướng đẹp đẽ

Tâm ư dũng mănh

Hiểu rơ pháp luật

Là Thế Hùng Sư

Người thấy thăm hỏi

Nên ẩn núi cao

Tịnh tu giải thoát

Như cơi hư không

Không ǵ vướng mắc

Thiền định tinh tấn

Là bậc an trú

Tâm chí mong cầu

Đạt thành Phật đạo

Nhưng mà người nào

Sẽ tin lời này

Nếu Đấng Đạo Sư

Sau khi diệt độ

Con đối điều này

Không c̣n hồ nghi

Hiện diện trước Phật

Bồ-tát được nghe

Ngay ở nơi này

học hoang mang

Để không Bồ-tát

Đọa vào ác đạo

Khuyên bảo thế nào

Hóa độ bọn họ

Cúi xin Thế Tôn

Giảng giải rành mạch.

Phẩm 15: NHƯ LAI HIỆN THỌ

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn cất lời bảo khắp đại chúng Bồ-tát ba lần:

- Các thiện nam! Tất cả hăy tin lời dạy bảo chắc thật của Như Lai, chớ có do dự.

Khi ấy Đại sĩ Di-lặc và các vị khác trong hội chúng đều chắp tay bạch với Thế Tôn:

- Cúi xin Đại Thánh phân biệt giảng giải, Chúng con đều tin tưởng lời Như Lai dạy.

Chư Bồ-tát cũng thưa với Thế Tôn ba lần như vậy.

Khi ấy, Thế Tôn thấy các Bồ-tát nói lên ba lần để khuyến trợ, muốn Phật tuyên thuyết như vậy. Phật bảo các Bồ-tát:

- Hăy lắng nghe, hăy lắng nghe và suy nghĩ cho kỹ!

Tất cả cũng đáp:

- Xin vâng!

Phật bảo:

- Thiện nam! Như Lai kiến lập cảnh giới năng lực vô biên như thế. Các Trời, Rồng, Thần, A-tu-luân, người thế gian đều tự biết và suy nghĩ: “Thế Tôn Năng Nhân sinh vào ḍng họ Thích, từ bỏ ngôi vua, đi đến bên ḍng sông, ngồi dưới cây nơi đạo tràng, chứng đạt đạo Vô thượng chánh chân, thành Bậc Tối Chánh Giác. Nhưng từ lâu xa, trăm ngàn ức triệu vô số kiếp đến nay, ta đă đạt quả vị Chí Chân Đẳng Chánh Giác rồi. Ví như có năm trăm ngàn ức cơi Phật, có số vi trần đầy trong các cơi ấy, nếu có người lấy số bụi đó qua trăm ngàn ức triệu các cơi Phật không thể tính đếm ở phương Đông, mỗi nơi đều bỏ một hạt. Cứ lần lượt mỗi cơi đi qua lại bỏ một hạt như thế và cứ như thế lấy tất cả số vi trần trong năm trăm ngàn ức vô số cơi Phật ấy rải hết các cơi Phật, cho đến hết số bụi đó. Này các thiện nam! Các ông nghĩ sao? Có ai có khả năng tính đếm số lượng các cơi Phật này hay tư duy, trù tính mà có thể biết được chăng?

Đại sĩ Di-lặc và các chúng Bồ-tát trong pháp hội đều bạch Phật:

- Bạch Đấng Thiên Trung Thiên! Không ai có thể tính đếm được.V́ sao? V́ thế giới chư Phật nhiều vô lượng, không thể nghĩ bàn, chẳng phải là điều mà tâm biết được. Giả sử tất cả Thanh văn, Duyên giác có trí tuệ Hiền thánh cũng không thể tư duy biết được số ấy.Chỉ có trí tuệ của Đại Thánh Thế Tôn mới có thể biết được mà thôi, ngoài ra không ai có thể biết được. Chính chúng con là các Bồ-tát ở địa vị không thoái chuyển c̣n không thể biết. Thế giới của chư Phật ở đây không suy lường, không có giới hạn.

Khi ấy Thế Tôn bảo với đại chúng:

- Các thiện nam! Nay ta sẽ nói. Như người kia lấy số vi trần trong năm trăm ngàn ức triệu không thể tính đếm các cơi Phật ở phương Đông, mỗi nơi đều bỏ một hạt. Cứ lần lượt mỗi cơi đi qua đều bỏ một hạt như thế.Và cứ như thế?lấy tất cả số vi trần trong các cơi của năm trăm ngàn ức vô số cơi Phật ấy, rải hết các cơi Phật, cho đến hết số vi trần ấy. Ta đă đạt đạo Vô thượng chánh chân, thành Bậc Tối Chánh Giác đến nay trải qua số kiếp hơn hẳn số kiếp như số vi trần ấy.

Các thiện nam! Các ông thấy ta giảng pháp ở thế giới Kham nhẫn này, lại thị hiện tại trăm ngàn ức triệu các cơi Phật phương khác, tất cả đều gọi ta là Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác. Đức Định Quang Như Lai v́ biết bao bạn bè mà thị hiện diệt độ.

Các thiện nam! Ta dùng phương tiện quyền biến khéo léo diễn nói kinh điển, hiện vô số điềm tốt đẹp. Như Lai lại biết nguồn gốc qua lại, đi ở của tất cả chúng sinh, quán hết tâm chúng mà tùy duyên thị hiện, tất cả đều là danh xưng, không diệt độ mà nói là Nê-hoàn, tùy thuận tập tánh thiện ác của chúng sinh mà v́ họ diễn giải biết bao nhiêu phương pháp.

Chư thiện nam! Ta quán thấy vô số loại tâm tánh khác nhau, việc làm bất đồng, cội đức cạn mỏng của chúng sinh phần nhiều bị phá hoại, không chịu tin nghe nên v́ họ giảng nói. Này các Tỳ-kheo! Nếu suy lường sau trước th́ ta mới xuất gia, thành Đấng B́nh Đẳng Giác đến nay chưa lâu, vừa mới đạt được đạo Vô thượng chánh chân, thành Bậc Tối Chánh Giác.Nhưng Như Lai đă thành Phật đến nay rất lâu mà phương tiện nói là thành Phật chưa lâu.V́ sao?V́ muốn hóa độ chúng sinh vậy.Đối với chúng sinh có thể thuyết kinh, đều đă độ thoát, nơi chốn có thể giảng nói th́ tự hiện thân v́ tất cả mà mở đường chỉ lối và cũng v́ hàng trời, người ưa tạo tội phước.V́ vậy cho nên những điều Như Lai diễn giảng đều chắc thật, chí thành, chẳng phải hư dối. Như Lai thấy hết tất cả ba cơi, tùy duyên hóa hiện, không sở hành, không xuất sinh, không xoay vần, không diệt độ, không thật có, không hiện hữu, cũng không có bản vô, không biết, không như thế, không thật hư, cũng không có ba cơi. Sở hành của Như Lai là không thấy có ba cơi.Như Lai quán khắp tất cả các pháp, tại bất cứ chỗ nào cũng không bỏ mất các pháp.Tất cả điều giảng dạy chí thành bất hư.Chúng sinh khổ năo không thể kể xiết, tạo nên bao nhiêu chủng tánh sai khác, tư duy niệm tưởng khác nhau, ta muốn khiến cho chúng sinh gieo trồng cội phước đức cho nên nói phân biệt biết bao nhiêu pháp.

Lại nữa, những điều Như Lai phải làm đều đă làm xong.Quả Phật hiện tại và sự đắc thành quả Đẳng giác đến nay đă quá lâu xa, thọ mạng vô cùng, thường trụ bất diệt. Như Lai không cần phải nói những điều đă nói lúc ban đầu về thời quá khứ trước đây khi hành pháp Bồ-tát để được thành tựu hạn lượng của thọ mạng.

Lại nữa, Như Lai đắc quả Phật đến nay thời gian lại nhiều gấp bội số trăm ngàn ức triệu như thí dụ trước.Rồi sau đó mới nhập Nê-hoàn.V́ sao? V́ giáo hóa chúng sinh mà thị hiện tu hành đến nay đă lâu xa, v́ loài vô đức xa ĺa phước đức, v́ hạng bần cùng đắm trước ái dục, bị ràng buộc vào lưới kiến chấp mà tự che lấp ḿnh, rong ruổi bất định. Như Lai v́ họ mà thị hiện, làm phát khởi tư tưởng mong chóng thành đạt, không sinh lười biếng, lo âu khó đắc. Như Lai khéo léo phương tiện bảo các Tỳ-kheo: “Cần khổ tu hành mới đắc Phật quả, chân thật chẳng hư.” V́ các chúng sinh trải vô số trăm ngàn ức triệu kiếp mới thấy Như Lai, v́ việc làm của họ vội vàng không đúng, luôn luôn sợ hăi không chịu chấm dứt, cho nên nói Phật pháp khó được nghe, Như Lai khó được gặp. Sự nghe thấy quá khó như vậy nên phát khởi tư tường khó gặp, buồn vui lẫn lộn, biết Phật là hy hữu, phát tâm dũng mănh, ưa chỗ vắng lặng, tu hành tinh tấn. Do không thấy Phật nên sinh ḷng khát ngưỡng, thấy Như Lai rồi, hoan hỷ kính lễ, tạo các công đức, ai không diệt độ th́ giáo hóa khiến diệt độ, khai hóa mọi người. Do vậy, Như Lai xuất hiện thuyết kinh, nói ra lời chắc thật không hư.

Ví như có vị thầy thuốc thông minh trí tuệ, tài giỏi khó sánh, rành chế phương dược, biết bệnh nặng nhẹ, trị liệu đúng thuốc. Ông có nhiều con, hoặc mười đứa cho đến trăm đứa. Ông ta đi xa, các con ở nhà không hiểu y lư, không rành phương dược, không biết thuốc độc, bị bệnh rất nặng, uống nhằm độc dược. Độc dược phát tác, choáng váng lăn lộn. Cha từ xa về, con ở trong thành đầu óc rối loạn. Thấy các con bị bệnh, người cha xót thương. Con thấy cha về vui mừng tự nói: “Cha đă về, thật là tốt lành, an ổn. Chúng con v́ nhầm tin lời người mà uống phải độc dược. Cúi xin cha cứu mạng chúng con.” Khi ấy, người cha thấy các con gặp tai nạn khổ năo, lăn lộn dưới đất, liền bảo người mang thuốc đến, màu thuốc rất đẹp, mùi vị thơm ngon. Người cha pha chế các thuốc, đưa cho các con và dặn: “Hăy mau uống thứ thuốc thượng hạng, mùi vị thơm ngon này. Nếu các con uống thuốc này vào th́ độc kia tiêu diệt, bệnh được khỏi ngay, thân thể an ổn, khí lực khang kiện.” Các người con không bị sự điên đảo làm rối loạn đầu óc th́ thấy thuốc thơm, nếm biết mùi vị, liền uống vào, lập tức lành bệnh, độc dược tiêu trừ. Những người con tâm tánh bị bấn loạn th́ chẳng chịu uống thuốc. Những người con uống thuốc lành bệnh đều nói là do cha cho thuốc nên chúng ta được lành bệnh và được an ổn. C̣n những người con bị tà tưởng, không chịu uống v́ khi thấy màu thuốc không ưa hương vị. Người cha nghĩ: “Nay những người con của ta ngu si không biết tâm tánh điên đảo, không chịu uống thuốc, bệnh không thuyên giảm, e rằng sẽ chết. Nay ta nên dùng quyền biến để các con uống thuốc.” Nghĩ rồi, bèn bày phương tiện, muốn khiến con mau uống thuốc, liền bảo các con: “Ta nay tuổi già sức yếu sẽ chết nay mai, các con hăy gắng dậy. Nếu ta chết đi th́ nên dùng thuốc này chữa lành nhiều bệnh. Các con nên ghi nhớ, uống thuốc đúng liều lượng. Giả sử chán bệnh, muốn được an ổn th́ nên uống thuốc này.” Dặn ḍ các con xong, người cha bỏ đi đến nước khác, giả báo là chết.

Các con nghe cha chết rồi, buồn đau khóc lóc, lo sầu không thể kể xiết: “Cha chúng ta trí tuệ thông minh, nhưng xem thường không uống thuốc nên nay đă chết, để anh em cô độc.” Họ nhớ nghĩ, âu lo, tự trách ḿnh không làm theo lời cha dạy. Rồi họ bèn làm theo những việc cha dặn lại, xem kỹ màu sắc, hương vị của thuốc, tự ḿnh trị liệu không dám khinh suất, liền uống thuốc vào để tiêu diệt mầm bệnh, bệnh liền thuyên giảm. Khi ấy, người cha thấy con uống thuốc, bệnh lành, liền trở về nhà.

Phật dạy:

- Này các thiện nam! Như vị thầy thuốc ấy khéo quyền phương tiện khiến các con hết bệnh th́ có nên chê trách việc làm của vị ấy là không chính đáng chăng?

Các vị Bồ-tát bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, không! Bạch Bậc An Trú, không!

Phật dạy:

- Ta từ vô số trăm ngàn ức kiếp không thể tính đếm, phát tâm cầu đạo Vô thượng chánh chân, cần khổ vô cùng, luôn luôn hành phương tiện, thị hiện giáo hóa khai ngộ quần sinh. Người cha thầy thuốc ấy chính là Như Lai vậy, c̣n các người con ấy chính là chúng sinh sinh tử trong năm đường.Người cha đi nơi khác không có mặt dụ cho Như Lai chưa xuất hiện ở đời. Các con vào thành uống độc dược lăn lóc dụ cho chúng sinh bị ba độc buộc ràng, trôi lăn trong ba cơi, năm đường không thể tự cứu. Người cha trở về dụ cho Như Lai hành hạnh đại Từ bi, thấy chúng sinh trong ba cơi lưu chuyển trong năm đường không thể tự ra khỏi, cho nên xuất hiện ở đời rộng nói kinh pháp, khai hóa chúng sinh. Uống thuốc lành bệnh dụ cho phát tâm cầu đạo Vô thượng chánh chân, trụ quả bất thoái, vô sinh, hoặc đắc Thanh văn, Duyên giác không đạt cứu cánh.Xem màu sắc, hương vị của thuốc mà không uống dụ cho sáu mươi hai quan điểm rơi vào tà kiến.Người cha già để thuốc lại, dặn con rồi bỏ đi dụ cho Phật thấy chúng sinh nghi đạo giáo nên thị hiện diệt độ, lưu lại kinh pháp để giáo hóa đời sau.Bốn chúng đệ tử phúng tụng học hỏi, nghĩ công đức của Phật, phát tâm cầu đại đạo, hoặc đắc La-hán, hoặc đắc Duyên giác.Phật thấy như vậy lại xuất hiện ở thế gian. Tất cả thế gian đều là con của ta.

Các thiện nam! Như Lai hành quyền phương tiện chẳng phải là dối trá.

Khi ấy Đức Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa trên liền nói bài tụng:

Trăm ngàn ức kiếp

Không thể nghĩ bàn

Muốn biết số lượng

Cũng không biết được

Chí tôn Đại Thánh

Đắc đạo đến nay

Thường giảng thuyết kinh

Chưa từng dừng nghỉ

Khuyến khích giúp đỡ

Vô số Bồ-tát

Đều được an trú

Đạo tuệ của Phật

Vô số ức kiếp

Khai đạo chúng sinh

Trải ngàn ức kiếp

Không thể nghĩ bàn

V́ họ thị hiện

Có cảnh diệt độ

Để giáo hóa họ

Chỉ đường lợi ích

Dùng quyền phương tiện

Thị hiện diệt độ

Nên v́ chúng sinh

Diễn nói kinh này

Ta đă an lập

Tất cả chúng sinh

Phân biệt cho họ

Rơ biết nghĩa ấy

Tâm họ điên đảo

Nên không hiểu biết

Muốn an lập họ

Phật bèn tuyên thuyết

Nếu gặp được Phật

Sau Ngài diệt độ

Dùng biết bao vật

Mà để cúng dường

Thấy ta diệt độ

Âu sầu lo lắng

Nếu thấy lại Phật

Mừng vui phấn chấn

Giả sử thẳng thắn

Nói lời chí thành

Này các chúng sinh

Tạm bỏ thân này

Rồi sau Như Lai

Luôn tự thị hiện

Dùng mọi âm thanh

Diễn bày Phật đạo

Người ở đời sau

Phân biệt lời này

Ta c̣n trong ấy

Chẳng phải diệt độ

Tỳ-kheo nên biết

Phật quyền phương tiện

Luôn luôn kham nhẫn

Hiện ra trên đời

Cùng với đồ chúng

Quyến thuộc vây quanh

Nhân đó tuyên dương

Phật đạo tôn quư

Chư hiền được nghe

Phật hiện ở đời

Làm Bậc Đạo Sư

Vào cơi tịch diệt

Quán thấy chúng sinh

Sầu lo áo năo

Hoảng hốt không thấy

Tướng hảo của Ngài

Khát khao trông ngóng

Muốn được thấy Phật

Và sau đó th́

Phân biệt kinh điển

Không thể nghĩ bàn

Trăm ngàn ức kiếp

Ta thường kiến lập

Phương thức như vậy.

Phật thường đi đến

Ở núi Linh Thứu

Sàng ṭa tự nhiên

Số nhiều vô lượng

Giả sử chúng sinh

Thấy thế giới ấy

Có nạn nước lửa

Thiêu hủy đất trời

Th́ ngay khi ấy

Cơi Phật của ta

Đủ thứ vi diệu

Êm ả an lành

Ca múa vui chơi

Vô cùng an ổn

Giảng đường tinh xá

Pḥng ốc gác lầu

Đẹp đẽ trang nghiêm

Đều bằng bảy báu

Dược thảo cây cối

Hoa quả tốt tươi

Mưa hoa tự nhiên

Hoa ấy nhiều màu

Dùng rải cúng Phật

Và chúng đệ tử

Mọi người ở nhà

Đều thấy chấn động

Có kẻ ưa thích

Phát khởi đạo tâm

Cơi nước của ta

Kiến lập thường nhiên

Người khác có thấy

Tai kiếp thiêu rụi

Th́ cơi nước ấy

Lửa rất lạ thường

Do quyền phương tiện

Thị hiện như thế

Như Lai khen ngợi

Tôn pháp của Phật

Vô hrợng vô biên

Hiện bày như thế

Các loài chúng sinh

Không chịu lắng nghe

Chỉ thích tạo nên

Tội khổ tai ương

Giả sử nhân dân

Nhu ḥa trung thực

Khi ấy Đức Phật

Xuât hiện thế gian

Gặp được Thế Tôn

Giảng dạy kinh pháp

Mới được sáng tỏ

Nghĩa lư thanh tịnh

Phật đến v́ người

Phân biệt răn dạy

Nói những sự việc

Tạo trong luân hồi

Giả sử Như Lai

Lâu mới xuất hiện

Sau đó mới v́

Thuyết gỉang kinh này

Trí lực của ta

Quang minh tối thượng

Tri kiến như thế

Đâu phải mỏng bạc

Việc làm đời trước

Số kiếp vô lượng

Là do ḷng Từ

B́nh thản vô cầu

Người có trí tuệ

Không được hồ nghi

Vứt bỏ do dự

Chớ ôm nội kết

Những điều sẽ nêu

Chưa từng công bố

Nay Phật bảo khắp

Không nghĩa nào khác

Như vị thầy thuốc

Dùng phương tiện khéo

Mở bày phân biệt

Cho con phương thuốc

Hiện suy già chết

Nhưng thân thường tại

Dùng tiếng vi diệu

Vô thủy vô chung

Dung nạp bạn hữu

Tùy nghi sử dụng

Ở đời thuyết pháp

Trị bệnh chúng sinh

Khai dẫn kẻ ngu

Khiến ĺa tăm tối

Thị hiện Niết-bàn

Thật không diệt độ

Cớ ǵ ân cần

Muốn được hiện rơ

Người thường mờ tối

Khiến tâm tin ưa

Do v́ phóng dật

Dọa lạc ba đường

Tâm họ náo nức

Muốn được hiểu rơ

Lời của Như Lai

Thường thường biết thời

V́ các chúng sinh

Thực hành trí tuệ

Dùng phương tiện ǵ

Mà nói đạo pháp

Do đâu mà được

Kinh giáo của Phật.

Khi Đức Thế Tôn nói về thọ lượng ấy của Như Lai, vô số chúng sinh không thể nghĩ bàn đều đạt được ư nghĩa lợi ích của đạo giải thoát. 

HẾT QUYỂN  7

 

 

previous.png   back_to_top.png   next.png

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0