佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Kinh Bát Nhă Ba La Mật

(Mahàprajnàparamitàsatra) - Tác giả: Nàgàrjuna (Long Thọ)
Dịch Phạn ra Hán: Cưu Ma La Thập - Dịch Hán ra Việt: Thích Trí Tịnh
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành P.L 2539 DL 1995 (Trọn Bộ 3 Tập)

QUYỂN 24

PHẨM ĐẠO THỌ
THỨ BẢY MƯƠI MỐT

Số 0223

Kinh Bát Nhă Ba La Mật

30 Quyển

MỤC LỤC

 Quyển 1

 Quyển 2

 Quyển 3

 Quyển 4

Quyển 5

Quyển 6

 Quyển 7

 Quyển 8

 Quyển 9

Quyển 10

 Quyển 11

 Quyển 12

Quyển 13

Quyển 14

Quyển 15

Quyển 16

Quyển 17

Quyển 18

Quyển 19

Quyển 20

Quyển 21

Quyển 22

Quyển 23

Quyển 24

Quyển 25

Quyển 26

Quyển 27

Quyển 28

Quyển 29

Quyển 30

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “ Bạch đức Thế Tôn! Bát nhă ba la mật này rất sâu. Chưđại Bồ Tát chẳng thấy có chúng sanh mà v́ chúng sanh cầu Vô Thượng Bồ Đề, đây là rất khó. Như người muốn trồng cây giữa hư không th́ rất khó.

Bạch đức Thế Tôn! Cũng vậy, đại Bồ Tát v́ chúng sanh mà cầu Vô Thượng Bồ Đề, chúng sanh cũng bất khả đắc”.

Đức Phật phán dạy: “Đúng như vậy. Này Tu Bồ Đề! Chỗ làm của chư đại Bồ Tát rất khó: v́ chúng sinh mà cầu Vô Thượng Bồ Đề, cứu độ những chúng sanh điên đảo chấp ngô, chấp ngă.

Này Tu Bồ Đề! Như người trồng cây chẳng biết gốc, thân, cành, lá, bông, trái mà yêu quí vun bón xới tưới, cây lớn dần hoa, lá, trái, hột đều thành tựu mà được hưởng thọ.

Cũng vậy, chư đại Bồ Tát v́ chúng sanh cầu Vô Thượng Bồ Đề, lần lần hành sáu ba la mật, được nhứt thiết chủng trí, thành tựu Phật thọ, đem hoa, lá, trái, hột lợi ích chúng sanh.

Này Tu Bồ Đề! Thế nào là lá cây lợi ích chúng sanh?

Chúng sanh nhờ nơi đại Bồ Tát mà được ĺa khỏi ba ác đạo, đó là lợi ích.

Thế nào là hoa lợi ích chúng sanh?

Nhờ nơi đại Bồ Tát mà chúng sanh được sanh làm người ḍng sang quư, được sanh cơi Trời Tứ Thiên Vương nhẫn đến cơi Trời Phi Phi Tưởng, đó là hoa lợi ích.

Thế nào là quả lợi ích chúng sanh? 

Đại Bồ Tát đó được nhứt thiết chủng trí làm cho chúng sanh được quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến quả Phật, chúng sanh này lần lần dùng pháp ba thừa nhập nơi vô dư Đại Niết Bàn, đó là quả lợi ích chúng sanh.

Đại Bồ Tát đó chẳng thấy có thiệt chúng sanh mà độ chúng sanh khiến ĺa chấp ngă điên đảo. Đại Bồ Tát nghĩ rằng: Trong tất cả pháp không có chúng sanh, ta v́ chúng sanh mà cầu nhứt thiết chủng trí, chúng sanh đó thiệt bất khả đắc”.

- Bạch đức Thế Tôn! Phải biết rằng Bồ Tát đó như là Phật.

Tại sao vậy?

V́ do nơi Bồ Tát đó mà dứt tất cả mầm giống Địa ngục, Súc sanh, Ngạ quỷ, dứt tất cả mầm giống các nạn, bần cùng hạ tiện, dứt tất cả mầm giống cơi Dục, cơi Sắc, cơi Vô sắc.

- Đúng như vậy. Này Tu Bồ Đề! Phải biết rằng Bồ Tát đó như là Phật.
Này Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát chẳng phát tâm cầu Vô Thượng Bồ Đề th́ thế gian không có chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, thế gian cũng không có Bích Chi Phật, A La Hán, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, Tu Đà Hoàn. Cũng không lúc nào dứt ba ác đạo và ba cơi.

Này Tu Bồ Đề! Đúng như lời người nói, đại Bồ Tát đó như là Phật.

Tại sao vậy? V́ do như mà gọi là Như Lai. V́ do như mà gọi là Bích Chi Phật, A La Hán và tất cả Hiền Thánh. V́ do như mà gọi là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. V́ do như mà gọi là tất cả pháp nhẫn đến tánh hữu vi, tánh vô vi. Những như đó đều như thiệt không sai khác, v́ thế mà gọi là như.

Chư đại Bồ Tát học như đó được nhứt thiết chủng trí, được gọi là Như Lai.

Do nhân duyên đó, do hành tướng đó mà nói rằng phải biết đại Bồ Tát như là Phật. V́ là tướng như.

Này Tu Bồ Đề! Thế nên đại Bồ Tát phải học như Bát nhă ba la mật.

Bồ Tát học như Bát nhă ba la mật th́ có thể học tất cả pháp như. Học tất cả pháp như th́ được đầy đủ tất cả pháp như. Được đầy đủ tất cả pháp như rồi th́ trụ tất cả pháp như được tự tại. Trụ tất cả pháp như, được tự tại rồi th́ khéo biết căn của tất cả chúng sanh. Khéo biết căn của tất cả chúng sanh rồi th́ khéo biết căn cụ túc của tất cả chúng sanh và khéo biết nghiệp nhơn duyên của tất cả chúng sanh.

Biết nghiệp nhơn duyên của tất cả chúng sanh rồi th́ được nguyện trí đầy đủ.

Được nguyện trí đầy đủ rồi th́ tam thế huệ thanh tịnh.

Tam thế huệ thanh tịnh rồi th́ lợi ích tất cả chúng sanh.

Lợi ích tất cả chúng sanh rồi th́ thanh tịnh Phật quốc độ.

Thanh tịnh Phật quốc độ rồi th́ được nhứt thiết chủng trí.

Được nhứt thiết chủng trí rồi th́ chuyển pháp luân.

Chuyển pháp luân rồi th́ an lập chúng sanh nơi ba thừa khiến nhập vô dư y Niết Bàn.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát muốn được tất cả công đức lợi ḿnh lợi người th́ phải phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

- Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát có thể hành Bát nhă ba la mật sâu xa đúng như lời, tất cả thế gian, Trời, Người, A tu la phải nên đảnh lễ.

- Này Tu Bồ Đề! Đúng như vậy. Đại Bồ Tát có thể hành Bát nhă ba la mật sâu xa đúng như lời, tất cả thế gian, Trời, Người, A tu la phải nên đảnh lễ.

- Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát mới phát tâm v́ chúng sanh mà cầu Vô Thượng Bồ Đề được bao nhiêu phước đức?

- Này Tu Bồ Đề! Nếu chúng sanh trong Tiểu Thiên quốc độ đều phát tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, theo ư ngươi thế nào, phước của họ có nhiều chăng?

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều vô lượng.

- Này Tu Bồ Đề! Phước của họ sánh với phước của Bồ Tát mới phát tâm chẳng bằng phần trăm, phần ngàn, phần muôn ức, nhẫn đến toán số thí dụ cũng vẫn không bằng được.

Tại sao? V́ phát tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật đều do Bồ Tát mà ra. C̣n Bồ Tát trọn không do Thanh Văn, Bích Chi Phật mà ra.

Đến Trung Thiên nhị thiên quốc độ và Đại Thiên tam thiên quốc độ so sánh cũng như vậy.

Và để chúng sanh trong Đại Thiên tam thiên quốc độ phát tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật lại. Cứ như chúng sanh trong Đại Thiên tam thiên quốc độ đều trụ bực Càn Huệ địa, bực Tánh địa, bực Bát Nhơn địa, bực Kiến địa, bực Bạc địa, bực Ly dục địa, bực Dĩ Biên địa, bực Bích Chi Phật địa, tất cả phước đức đó nếu muốn đem sánh với Bồ Tát mới phát tâm th́ vẫn chẳng bằng phần trăm, phần ngàn, phần muôn ức, nhẫn đến toán số thí dụ đều chẳng bằng được.

Này Tu Bồ Đề! Chư đại Bồ Tát mới phát tâm trong Đại Thiên quốc độ chẳng bằng Bồ Tát nhập pháp vị. Chư đại Bồ Tát nhập pháp vị trong Đại Thiên quốc độ chẳng bằng Bồ Tát hướng Phật đạo. Chư Bồ Tát hướng Phật đạo trong Đại Thiên quốc độ chẳng bằng công đức của Phật, một phần trăm, phần ngàn, phần muôn ức, nhẫn đến toán số thí dụ đều chẳng bằng được.

- Bạch đức Thế Tôn! Bồ Tát mới phát tâm nên niệm nhớ những pháp ǵ?

- Này Tu Bồ Đề! Nên niệm nhớ nhứt thiết chủng trí.

- Bạch đức Thế Tôn! Những ǵ là nhứt thiết chủng trí? Những duyên ǵ, tăng thượng ǵ, hành loại ǵ, tướng mạo ǵ của nhứt thiết chủng trí?

- Này Tu Bồ Đề! Nhứt thiết chủng trí không chỗ có, không niệm, không sanh, không hiển thị.

Như Tu Bồ Đề hỏi những duyên, những tăng thượng, những hành, những tướng của nhứt thiết chủng trí.

Này Tu Bồ Đề! Nhứt thiết chủng trí không có pháp, duyên niệm làm tăng thượng, tịch diệt làm hành, vô tướng làm hướng. Đó gọi là duyên, tăng thượng, hành và tướng của nhứt thiết chủng trí.

- Bạch đức Thế Tôn! Chỉ có nhứt thiết chủng trí không pháp, hay là sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến hữu vi tướng, vô vi tướng cũng không pháp?

- Này Tu Bồ Đề! Sắc nhẫn đến hữu vi tướng, vô vi tướng cũng không pháp.

- Bạch đức Thế Tôn! Do nhơn duyên ǵ mà nhứt thiết chủng trí không pháp, sắc đến hữu vi tướng, vô vi tướng không pháp?

- Này Tu Bồ Đề! V́ nhứt thiết chủng trí tự tánh không, nếu pháp tự tánh không th́ gọi là không pháp. Sắc nhẫn đến hữu vi tướng, vô vi tướng cũng như vậy.

- Bạch đức Thế Tôn! Do nhân duyên ǵ mà các pháp tự tánh không?

- Này Tu Bồ Đề! Các pháp ḥa hiệp nhơn duyên sanh, trong pháp không tự tánh, nếu không tự tánh th́ gọi là không pháp.

V́ thế nên đại Bồ Tát phải biết tất cả pháp không tánh. Tại sao vậy? V́ tất cả pháp tánh không vậy.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả pháp không tánh, Bồ Tát mới phát tâm dùng sức phương tiện ǵ để có thể hành Đàn na ba la mật đến Bát nhă ba la mật, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, để có thể hành tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, nội không đến vô pháp hữu pháp không, tứ niệm xứ đến bát thánh đạo, tam tam muội, bát bội xả, cửu thứ đệ định, Phật thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, nhứt thiết chủng trí, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh?

- Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát có thể học các pháp không tánh, cũng có thể tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, biết quốc độ và chúng sanh cũng không tánh, đó chính là sức phương tiện.

- Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát đó hành sáu ba la mật tu học Phật đạo, nhẫn đến hành nhứt thiết chủng trí tu học Phật đạo, cũng biết Phật đạo không tánh. Đại Bồ Tát này hành sáu ba la mật tu học Phật đạo, nhẫn đến chưa thành tựu Phật thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, nhứt thiết chủng trí, đó là tu học Phật đạo, khi đă đầy đủ Phật đạo nhơn duyên rồi, dùng một niệm tương ứng huệ được nhứt thiết chủng trí, đồng thời tất cả phiền năo tập khí dứt hẳn, v́ chẳng sanh vậy.

Bấy giờ dùng Phật nhăn nh́n xem Đại Thiên quốc độ, pháp không c̣n là bất khả đắc, huống là pháp có.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phải hành không tánh Bát nhă ba la mật.

Này Tu Bồ Đề! Đây gọi là sức phương tiện của đại Bồ Tát, pháp không c̣n là bất khả đắc, huống lá pháp có.

Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát này lúc bố thí: bố thí, người thọ và Bồ Tát tâm, pháp không c̣n chẳng biết được, huống là pháp có. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí: người được, pháp được và chỗ được, pháp không c̣n chẳng biết được, huống là pháp có.

Tại sao? V́ tất cả pháp bổn tánh như vậy. Chẳng phải do Phật làm, chẳng phải do Thanh Văn, Bích Chi Phật hay người khác làm. V́ tất cả pháp không có tác giả.
 
- Bạch đức Thế Tôn! Các pháp tánh các pháp ly chăng?

- Đúng như vậy. Này Tu Bồ Đề! Các pháp tánh các pháp ly.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu các pháp tánh các pháp ly, th́ làm sao pháp ly lại biết được pháp ly, hoặc là có hoặc là không?

Tại sao? V́ pháp không chẳng biết được pháp không, pháp có chẳng biết được pháp có, pháp không chẳng biết được pháp có, pháp có chẳng biết được pháp không.

Bạch đức Thế Tôn! Như vậy th́ tất cả các pháp không có tướng, tại sao đại Bồ Tát lại phân biệt pháp đó là có hay không?

- Này Tu Bồ Đề! Do nơi thế tục đế mà đại Bồ Tát v́ chúng sanh nói hoặc có hoặc không, chớ chẳng phải là đệ nhứt nghĩa đế.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế tục đế cùng đệ nhứt nghĩa đế khác nhau chăng?

- Này Tu Bồ Đề! Thế đế cùng đệ nhứt nghĩa đế không khác. Tại sao? V́ thế đế như tức là đệ nhứt nghĩa như. Bởi chúng sanh chẳng thấy, chẳng biết như này nên đại Bồ Tát dùng thế đế dạy chúng sanh mà nói hoặc có hoặc không.

Lại này Tu Bồ Đề! V́ chúng sanh đối trong năm ấm có chấp lấy tướng mà chẳng biết là vô sở hữu. V́ dạy chúng sanh đó mà đại Bồ Tát nói hoặc có hoặc không, khiến chúng sanh biết vô sở hữu.
Như vậy, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phải nên hành Bát nhă ba la mật như vậy”.

PHẨM BỒ TÁT HẠNH
THỨ BẢY MƯƠI HAI

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “ Bạch đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn nói Bồ Tát hạnh. Những ǵ là Bồ Tát hạnh?”.

Đức Phật phán dạy: “Này Tu Bồ Đề! Bồ Tát hạnh là v́ Vô Thượng Bồ Đề mà thật hành, đây gọi là Bồ Tát hạnh”.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát v́ Vô Thượng Bồ Đề mà thật hành, đây gọi là Bồ Tát hạnh”.

- Này Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát hành sắc không, hành, thọ, tưởng, hành, thức không, hành nhăn không đến ư, hành sắc không đến pháp, hành nhăn giới không đến ư thức giới, hành Đàn na ba la mật đến Bát nhă ba la mật, hành nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhứt nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô thỉ không, tán không, chư pháp không, tánh không, tự tướng không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không, hành sơ thiền đến tứ thiền, hành từ bi hỷ xả, hành hư không vô biên xứ đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, hành tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ư túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác phần, bát thánh đạo phần, hành không tam muội, vô tác tam muội, hành bát bội xả, hành cửu thứ đệ định, hành Phật thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, hành mười tám pháp bất cộng, hành đại từ đại bi, hành tịnh Phật quốc độ, hành thành tựu chúng sanh, hành các thứ biện tài, hành văn tự, hành không văn tự, hành các môn đà la ni, hành tánh hữu vi, hành tánh vô vi, tất cả hành đều như Vô Thượng Bồ Đề duy nhứt, chẳng hành có hai sai khác.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát hành Bát nhă ba la mật gọi là Vô Thượng Bồ Đề hạnh, đây là Bồ Tát hạnh.

- Bạch đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn nói Phật. Có nghĩa ǵ mà gọi là Phật?

- Này Tu Bồ Đề! Biết thiệt nghĩa của các pháp nên gọi là Phật.

Được thiệt tướng của các pháp nên gọi là Phật.

Thông đại thiệt nghĩa nên gọi là Phật.

Biết tất cả các pháp đúng như thiệt nên gọi là Phật.

- Bạch đức Thế Tôn! Có nghĩa ǵ mà gọi là Bồ Đề?

- Này Tu Bồ Đề! Nghĩa không là nghĩa Bồ Đề. Nghĩa như, nghĩa pháp tánh, nghĩa thiệt tế là nghĩa Bồ Đề.

Lại này Tu Bồ Đề! Danh tướng ngôn thuyết là nghĩa Bồ Đề.

Này Tu Bồ Đề! Thiệt nghĩa của Bồ Đề chẳng hoại được, chẳng phân biệt được, đó là nghĩa Bồ Đề.

Lại này Tu Bồ Đề! Thiệt tướng của các pháp chẳng hư dối, chẳng dị biệt là nghĩa Bồ Đề. V́ thế nên gọi là Bồ Đề.

Lại này Tu Bồ Đề! Bồ Đề đó là sở hữu của chư Phật nên gọi là Bồ Đề.

Lại này Tu Bồ Đề! Chư Phật Chánh Biến Tri nên gọi là Bồ Đề.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát v́ Bồ Đề  đó mà hành sáu ba la mật nhẫn đến hành nhứt thiết chủng trí, đối với các pháp, gọi là đắc, là thất, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là cấu, là tịnh?

- Này Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát v́ Bồ Đề mà hành sáu ba la mật nhẫn đến hành nhứt thiết chủng trí, đối với các pháp không được, không mất, không thêm, không bớt, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch.

Tại sao vậy? V́ đại Bồ Tát hành Bát nhă ba la mật, chẳng v́ được, mất, thêm, bớt, sanh, diệt, nhơ, sạch mà phát xuất.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát hành Bát nhă ba la mật chẳng v́ được, mất, thêm, bớt, sanh, diệt, nhơ, sạch mà phát xuất, th́ đại Bồ Tát hành Bát nhă ba la mật làm sao có thể lấy được Đàn na ba la mật đến Bát nhă ba la mật, làm sao hành nội không đến vô pháp hữu pháp không, làm sao hành tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, làm sao hành tứ niệm xứ đến bát thánh đạo, làm sao hành không, vô tướng, vô tác giải thoát môn, làm sao hành Phật thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, làm sao hành Bồ Tát thập địa, làm sao hơn bực Thanh Văn, bực Bích Chi Phật, nhập trong Bồ Tát vị?

- Này Tu Bồ Đề! Lúc hành Bát nhă ba la mật, đại Bồ Tát v́ chẳng lấy hai pháp mà hành sáu ba la mật nhẫn đến v́ chẳng lấy hai pháp mà hành nhứt thiết chủng trí.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát v́ chẳng lấy hai pháp mà hành sáu ba la mật, nhẫn đến v́ chẳng lấy hai pháp mà hành nhứt thiết chủng trí, th́ Bồ Tát từ lúc mới phát tâm đến tối hậu tâm làm sao thêm lớn căn lành?

- Này Tu Bồ Đề! Nếu lấy hai pháp mà hành th́ căn lành chẳng thêm lớn được.

Tại sao? V́ tất cả phàm phu đều nương hai pháp mà chẳng thêm lớn được căn lành. Đại Bồ Tát chẳng lấy hai pháp mà hành nên từ sơ tâm đến hậu tâm, căn lành được thêm lớn. V́ thế nên tất cả thế gian, Trời, Người, A tu la đều không thể phục, không thể hoại được căn lành của đại Bồ Tát để làm cho sa vào bực Thanh Văn, bực Bích Chi Phật và các pháp ác bất thiện, đều không thể chế ngự đại Bồ Tát khiến chẳng thể hành sáu ba la mật để thêm lớn căn lành.

Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phải như vậy mà hành Bát nhă ba la mật.

- Bạch đức Thế Tôn! Có phải đại Bồ Tát v́ căn lành mà hành Bát nhă ba la mật?

- Này Tu Bồ Đề! Không phải v́ căn lành, cũng chẳng phải chẳng v́ căn lành, và cũng chẳng phải v́ chẳng phải căn lành mà đại Bồ Tát hành Bát nhă ba la mật.

Tại sao vậy?

Này Tu Bồ Đề! Theo pháp đại Bồ Tát, chưa cúng dường chư Phật, chưa đầy đủ căn lành, chưa được chơn thiệt tri thức, th́ chẳng có thể được nhứt thiết chủng trí.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát cúng dường chư Phật, đầy đủ căn lành, được chơn thiện tri thức có thể được nhứt thiết chủng trí?

- Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm cúng dường chư Phật, mười hai bộ kinh của chư Phật tuyên nói: tu đa la nhẫn đến luận nghị, đại Bồ Tát đó nghe, thọ tŕ, tụng thuộc, suy gẫm, thấu rơ. V́ thấu rơ nên được đà la ni. V́ được đà la ni nên phát khởi vô ngại trí. V́ phát khởi vô ngại trí nên sanh về đâu, nhẫn đến khi được nhứt thiết trí trọn chẳng quên mất. Đại Bồ Tát cũng ở chỗ chư Phật trồng căn lành. Do thiện căn đó hộ tŕ mà trọn chẳng sa vào ác đạo các nạn. Do nhờ thiện căn đó mà được thâm tâm thanh tịnh. V́ được thâm tâm thanh tịnh nên có thể tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh. Nhờ thiện căn đó gia hộ nên luôn chẳng xa rời thiện tri thức, đó là chư Phật, chư đại Bồ Tát và chư Thanh Văn hay tán thánh Phật Pháp Tăng.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phải cúng dường chư Phật, trồng căn lành, gần gũi chơn thiện tri thức”.

PHẨM CHỦNG THIỆN CĂN
THỨ BẢY MƯƠI BA

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát chẳng cúng dường chư Phật, chẳng đầy đủ căn lành, chẳng được chơn thiện tri thức, sẽ được nhứt thiết chủng trí chăng?”.

Đức Phật phán dạy: “Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát cúng dường chư Phật, trồng căn lành, được chơn thiện tri thức c̣n khó được nhứt thiết chủng trí, huống là không cúng dường Phật, chẳng trồng căn lành, chẳng được chơn thiện tri thức”.

- Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát cúng dường chư Phật, trồng căn lành, được chơn thiện tri thức tại sao lại khó được nhứt thiết chủng trí?

- Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát đó xa rời sức phương tiện, chẳng theo chư Phật nghe sức phương tiện, chỗ trồng căn lành chẳng đầy đủ, chẳng thường theo sự chỉ dạy của chơn thiện tri thức.

- Bạch đức Thế Tôn! Những ǵ là sức phương tiện mà đại Bồ Tát hành theo đó để được nhứt thiết chủng trí?

- Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm hành Đàn na ba la mật, đúng theo tâm nhứt thiết trí mà bố thí cho Phật hoặc Bích Chi Phật hoặc Thanh Văn, hoặc cho Nhơn hay Phi Nhơn. Đại Bồ Tát đó lúc ấy chẳng sanh tưởng niệm bố thí, chẳng sanh tưởng niệm người lănh thọ. Tại sao? V́ quán tất cả pháp tự tướng không, không sanh, không tướng, nhứt định, không chỗ chuyển mà nhập vào thiệt tướng các pháp, đó là tướng vô tác, vô khởi của tất cả pháp. Đại Bồ Tát đó dùng sức phương tiện này làm cho thiện căn thêm lớn. V́ thiện căn thêm lớn mà hành Đàn na ba la mật, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, bố thí chẳng hưởng thọ quả báo thế gian. Đại Bồ Tát đó chỉ v́ muốn cứu độ tất cả chúng sanh mà hành Đàn na ba la mật.

Lại này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm hành Thi la ba la mật, đúng theo tâm nhứt thiết chủng trí mà tŕ giới, chẳng sa vào trong dâm nộ si, cũng chẳng sa vào trong sự phiền trược của phiền năo, và những pháp phá đạo bất thiện như xan tham, phá giới, sân khuể, giải đăi, loạn ư, ngu si, mạn, đại mạn, mạn mạn, ngă mạn, tăng thượng mạn, bất như mạn, tà mạn, hoặc có tâm Thanh Văn, hoặc có tâm Bích Chi Phật.

Tại sao vậy? V́ đại Bố Tát đó quán tất cả pháp tự tướng không, không sanh, không tướng nhứt định, không chỗ chuyển mà nhập vàp thiệt tướng các pháp, đó là tướng vô tác, vô khởi của các pháp. V́ đại Bồ Tát đó thành tựu sức phương tiện này nên căn lành Thi la ba la mật tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, tŕ giới chẳng tưởng thọ quả báo thế gian, chỉ v́ muốn cứu độ tất cả chúng sanh mà hành Thi la ba la mật.

Lại này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm hành Sằn đề ba la mật, đúng theo tâm nhứt thiết trí, v́ sức phương tiện thành tựu nên hành kiến đế đạo và tư duy đạo, nhưng chẳng lấy quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán. Tại sao? V́ đại Bồ Tát đó biết các pháp tự tướng không, không sanh, không tướng nhứt định, không chỗ chuyển. Đại Bồ Tát đó dầu hành các pháp trợ đạo mà hơn bực Thanh Văn, Bích Chi Phật. Đây gọi là đại Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn.

Lại này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm hành Tỳ lê gia ba la mật, nhập sơ thiền đến tứ thiền, nhập tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định. Dầu xuất nhập các thiền mà chẳng thọ quả báo. Tại sao? V́ đại Bồ Tát đó thành tựu sức phương tiện, biết các thiền định tự tướng không, không sanh, không tướng nhứt định, không chỗ chuyển, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, tinh tấn mà chẳng hưởng thọ quả báo thế gian. Chỉ v́ muốn cứu độ tất cả chúng sanh mà hành Tinh tấn ba la mật.

Lại này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm hành Thiền na ba la mật, đúng tâm nhứt thiết trí nhập bát bội xả, cửu thứ đệ định, cũng chẳng chứng quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán. Tại sao vậy? V́ đại Bồ Tát đó biết các pháp tự tướng không, không sanh, không tướng nhứt định, không chỗ chuyển.

Lại này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm hành Bát nhă ba la mật, học Phật thập lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, nhẫn đến chưa được nhứt thiết chủng trí, chưa tịnh Phật độ, chưa thành tựu chúnh sanh, trong thời gian chặng giữa đó phải học như vậy. Tại sao? V́ đại Bồ Tát đó biết các pháp tự tướng không, không sanh, không tướng nhứt định, không chỗ chuyển.

Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phải hành Bát nhă ba la mật chẳng hưởng thọ quả báo như vậy”.

PHẨM BIẾN HỌC
THỨ BẢY MƯƠI BỐN

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát đó thành tựu đại trí huệ hành pháp rất sâu đó mà cũng chẳng hưởng thọ quả báo”.

Đức Phật phán dạy: “Đúng như vậy. Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát thành tựu đại trí huệ hành Bát nhă ba la mật sâu xa đó cũng chẳng thọ lấy quả báo. Tại sao vậy? V́ Đại Bồ Tát đó ở trong các pháp tánh bất động”.

- Bạch đức Thế Tôn! Trong các pháp, tánh ǵ bất động?

- Này Tu Bồ Đề! Trong tánh vô sỡ hữu bất động. Trong tánh sắc bất động. Trong tánh thọ, tưởng, hành, thức bất động. Trong tánh Đàn na ba la mật bất động. Trong tánh Thi la ba la mật đến tánh Bát nhă ba la mật bất động. Trong tánh tứ thiền, tánh tứ vô lượng tâm, tánh vô sắc định bất động. Trong tánh tứ niệm xứ đến tánh bát thánh đạo phần bất động. Trong tánh tam tam muội, tánh đại từ đại bi bất động.

Tại sao vậy? V́ các pháp tánh đó chính là vô sở hữu. V́ pháp vô sở hữu chẳng có thể được pháp sở hữu.

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp sở hữu có thể được pháp sở hữu chăng?

- Này Tu Bồ Đề! Không.

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp sở hữu có thể được pháp vô sở hữu chăng?

- Này Tu Bồ Đề! Không.

- Bạch đức Thế Tôn! Pháp vô sở hữu có được pháp vô sở hữu chăng?

- Này Tu Bồ Đề! Không.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu pháp vô sở hữu chẳng có thể được pháp sở hữu, pháp sở hữu chẳng có thể được pháp sở hữu, pháp sở hữu chẳng có thể được pháp vô sở hữu, pháp sở hữu chẳng có thể được pháp vô sở hữu, pháp vô sở hữu chẳng có thể được pháp vô sở hữu, phải chăng đức Thế Tôn chẳng được đạo?

- Này Tu Bồ Đề! Có được, chẳng do bốn câu đó.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là có được?

- Này Tu Bồ Đề! Chẳng phải sở hữu, chẳng phải không sở hữu, không các hí luận, đó gọi là được đạo.

- Bạch đức Thế Tôn! Những ǵ là Đại Bồ Tát hí luận?

- Này Tu Bồ Đề! Nếu đại Bồ Tát quan niệm sắc hoặc là thường hoặc là vô thường, đó là hí luận. Quan niệm thọ, tưởng, hành, thức là thường hoặc vô thường, đó là hí luận. Quan niệm sắc là khổ hoặc lạc, đó là hí luận. Quan niệm thọ, tưởng, hành, thức là khổ hoặc lạc, đó là hí luận. Quan niệm sắc là ngă, là vô ngă, đó là hí luận. Quan niệm thọ, tưởng, hành, thức là ngă, là vô ngă, đó là hí luận. Quan niệm sắc là tịch diệt hoặc chẳng tịch diệt, đó là hí luận. Quan niệm thọ, tưởng, hành, thức tịch diệt hoặc chẳng tịch diệt, đó là hí luận. Quan niệm khổ thánh đế phải thấy, tập thánh đế phải dứt, diệt thánh đế phải chứng, đạo thánh đế phải tu, đó là hí luận. Quan niệm phải tu tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, đó là hí luận. Quan niệm phải tu tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ư túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát thánh đạo phần, đó là hí luận. Quan niệm phải tu không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô tác giải thoát môn, đó là hí luận. Quan niệm phải tu bát bội xả, cửu thứ đệ định, đó là hí luận. Quan niệm tôi phải hơn quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, đó là hí luận. Tôi phải trọn vẹn Bồ Tát thập địa, đó là hí luận. Tôi phải nhập Bồ Tát vị, đó là hí luận. Tôi phải tịnh Phật quốc độ, đó là hí luận. Tôi phải thành tựu chúng sanh, đó là hí luận. Tôi phải phát sanh Phật thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, đó là hí luận. Tôi sẽ được nhứt thiết chủng trí, đó là hí luận. Tôi sẽ dứt tập khí tất cả phiền năo, đó là hí luận.

Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát đó lúc hành Bát nhă ba la mật, v́ sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng hí luận được nên chẳng hí luận.

Tại sao vậy? Tánh chẳng hí luận tánh, vô tánh chẳng hí luận vô tánh. Rời ngoài tánh và vô tánh không c̣n pháp ǵ có thể được để gọi là kẻ hí luận, là pháp hí luận và chỗ hí luận.

Thế nên, này Tu Bồ Đề! Sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí không hí luận.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phải hành vô hí luận Bát nhă ba la mật.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là sắc chẳng hí luận được, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng hí luận được?

- Này Tu Bồ Đề! Sắc tánh không, nhẫn đến nhứt thiết chủng trí tánh không.

Nếu pháp tánh không tức là không hí luận. V́ thế nên sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí chẳng hí luận được.

Này Tu Bồ Đề! Nếu Đại Bồ Tát hay hành vô hí luận Bát nhă ba la mật như vậy th́ liền được nhập Bồ Tát vị.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu pháp không có tánh, Bồ Tát hành đạo ǵ mà nhập Bồ Tát vị? Dùng Thanh Văn đạo, dùng Bích Chi đạohay dùng Phật đạo?

- Này Tu Bồ Đề! Chẳng dùng Thanh Văn đạo, chẳng dùng Bích Chi Phật đạo, chẳng dùng Phật đạo mà được vào Bồ Tát vị.

Đại Bồ Tát học khắp các đạo mà được vào Bồ Tát vị.

Này Tu Bồ Đề! Như Bát Nhơn trước học các đạo rồi sau mới vào chánh vị, chưa được quả mà trước sanh đạo của quả.

Cũng vậy, Bồ Tát trước học khắp các đạo rồi sau mới nhập Bồ Tát vị, chưa được nhứt thiết chủng trí mà trước sanh khởi kim cang tam muội. Bấy giờ dùng một niệm tương ứng huệ được nhứt thiết chủng trí.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ Tát học khắp các đạo nhập Bồ Tát vị, vậy th́ Bát Nhơn hướng Tu Đà hoàn được Tu Đà Hoàn, hướng Tư Đà Hàm được Tư Đà Hàm, hướng Đại Bồ Tát Na Hàm được A Na Hàm, hướng A La Hán được A La Hán, Bích Chi Phật đạo, Phật đạo. Các đạo như vậy đều riêng khác.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ Tát học khắp các đạo rồi sau nhập Bồ Tát vị, Bồ Tát này nếu sanh bát đạo lẽ ra phải làm Bát Nhơn, nếu sanh kiến đạo lẽ ra phải làm Tu Đà hoàn, nếu sanh tư duy đạo lẽ ra phải làm Tư Đà Hàm, A Na Hàm, là A La Hán, nếu sanh Bích Chi Phật đạo lẽ ra phải làm Bích Chi Phật.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ Tát mà làm Bát Nhơn rồi sau nhập Bồ Tát vị th́ không bao giờ có. Chẳng nhập Bồ Tát vị mà được nhứt thiết chủng trí cũng không bao giờ có. Nếu Đại Bồ Tát mà làm Tu Đà Hoàn nhẫn đến làm Bích Chi Phật rồi sau nhập Bồ Tát vị cũng không bao giờ có. Chẳng nhập Bồ Tát vị mà được nhứt thiết chủng trí cũng không bao giờ có.

Bạch đức Thế Tôn! Tôi phải nên biết thế nào về Đại Bồ Tát  khắp học các đạo được nhập Bồ Tát vị?

- Đúng như vậy. Này Tu Bồ Đề! Nếu Đại Bồ Tát mà làm Bát Nhơn, được quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến được quả A La Hán, được quả Bích Chi Phật đạo rồi sau nhập Bồ Tát vị, không bao giờ có. Chẳng nhập Bồ Tát vị mà được nhứt thiết chủng trí cũng không bao giờ có.

Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát từ lúc mới phát tâm hành sáu ba la mật, dùng trí quán tâm địa. Những ǵ là tám? Đó là Càn Huệ địa, Tánh địa, Bát Nhơn địa, Kiến địa, Bạc địa, Ly Dục địa, Dĩ Biện địa và Bích Chi Phật địa, dùng đạo chủng trí nhập Bồ Tát vị. Sau khi đă nhập Bồ Tát vị, dùng nhứt thiết chủng trí dứt tất cả tập khí phiền năo. 

Này Tu Bồ Đề! Hoặc là trí, hoặc là đoạn của bực Bát nhơn, của bực Tu Đà Hoàn, nhẫn đến hoặc là trí hoặc là đoạn của A La Hán, của Bích Chi Phật đều là vô sanh pháp nhẫn của Bồ Tát đó.

Bồ Tát đó học đạo Thanh Văn, đạo Bích Chi Phật như vậy, dùng đạo chủng trí nhập Bồ Tát vị. Nhập Bồ Tát vị rồi dùng nhứt thiết chủng trí dứt tất cả tập khí phiền năo được Phật đạo.

Như vậy, Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát hoặc khắp các đạo đầy đủ th́ được Vô Thượng Bồ Đề. Được Vô Thượng Bồ Đề rồi th́ lợi ích tất cả chúng sanh.

- Bạch đức Thế Tôn! Đạo của đức Thế Tôn tuyên nói: Thanh Văn đạo, Bích Chi Phật đạo và Phật đạo. Những ǵ là đạo chủng trí của Bồ Tát?

- Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát phải sanh khởi tất cả đạo chủng tịnh trí.

Những ǵ đạo chủng tịnh trí?

Như tướng mạo các pháp, những pháp có thể hiển thị được, Bồ Tát phải chánh tri. Đă chánh tri rồi v́ người khác mà diễn thuyết khai thị, làm cho chúng sanh được hiểu.

Đại Bồ Tát này phải hiểu tất cả âm thanh ngữ ngôn. Dùng âm thanh đó mà thuyết pháp khắp cùng Đại Thiên thế giới dường như tiếng vang.

V́ thế nên, Này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát trước phải học đầy đủ tất cả đạo. Đạo trí đầy đủ rồi phân biệt biết thâm tâm của chúng sanh. Đó là chúng sanh Địa ngục đạo, Súc sanh đạo, Ngạ quỷ đạo, Địa ngục, Súc sanh, Ngạ quỷ nhơn, Địa ngục, Súc sanh, Ngạ quỷ quả, Bồ Tát phải biết, phải ngăn. Long thần, A tu la, Bát bộ đạo nhơn và quả, Bồ Tát phải biết, phải ngăn. Nhơn, Thiên đạo nhơn và quả, Bồ Tát phải biết. Tứ niệm xứ đến Bát thánh đạo phần nhơn và quả, Bồ Tát phải biết. Không, vô tướng, vô tác giải thoát môn, Phật thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi nhơn và quả, Bồ Tát phải biết.

Bồ Tát dùng đạo này làm cho chúng sanh nhập quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán, nhập đạo Bích Chi Phật và đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Này Tu Bồ Đề! Đó gọi là tịnh đạo chủng trí của đại Bồ Tát.

Bồ Tát học đạo chủng trí này rồi vào tướng thâm tâm của chúng sanh. Vào xong, tùy theo tâm của chúng sanh mà thuyết pháp đúng chỗ, lời nói chẳng luống.

Tại sao vậy? V́ đại Bồ Tát đó khéo biết căn tướng của chúng sanh, khéo biết tâm và tâm sở của tất cả chúng sanh, sống chết đi về đâu.

Này Tu Bồ Đề! Phải hành Bát nhă ba la mật như vậy.

Tại sao? V́ tất cả pháp hành, tất cả pháp trợ đạo đều vào trong Bát nhă ba la mật mà chư Đại Bồ Tát, chư Thanh Văn, chư Bích Chi Phật phải hành.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu tứ niệm xứ đến Vô Thượng Bồ Đề, tất cả pháp đó đều chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không h́nh, không đối, là nhứt tướng, đó là vô tướng, th́ những pháp trợ đạo đó thế nào lại có thể lấy được Vô Thượng Bồ Đề?

Bạch đức Thế Tôn! Pháp nhứt tướng chẳng hiệp, chẳng tan, không sắc, không h́nh, không đối, đó là pháp vô tướng, không chỗ lấy, không chỗ bỏ, như hư không, không lấy không bỏ.

- Này Tu Bồ Đề! Đúng như vậy. Các pháp tự tướng không, không chỗ lấy, không chỗ bỏ.

Này Tu Bồ Đề! Có những chúng sanh chẳng biết các pháp tự tướng không. V́ những chúng sanh đó mà hiển thị pháp trợ đạo làm cho họ đến Vô Thượng Bồ Đề.

Lại này Tu Bồ Đề! Bao nhiêu những pháp: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, lục độ, mười tám không, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm xứ đến tám thánh đạo phần, ba môn giải thoát, tám bội xả, chính định thứ đệ, Phật thập lực, bốn vô úy, bốn trí vô ngại, mười tám pháp bất cộng, đại từ đại bi, nhứt thiết chủng trí, trong những thánh pháp này đều không hiệp, không h́nh, không sắc, không đối, là nhứt tướng, đó là vô tướng.

V́ dùng pháp thế tục tuyên nói cho chúng sanh được hiểu, chớ chẳng phải dùng đệ nhứt nghĩa.

Này Tu Bồ Đề! Ở trong tất cả pháp này, Đại Bồ Tát phải dùng trí thấy biết mà học. Học xong, phân biệt các pháp nên dùng hay chẳng nên dùng.

- Bạch đức Thế Tôn! Những pháp ǵ Bồ Tát phân biệt rồi nên dùng hay chẳng nên dùng?

- Này Tu Bồ Đề! Pháp Thanh Văn, pháp Bích Chi Phật, Bồ Tát phân biệt biết nhưng chẳng nên dùng.

Nhứt thiết chủng trí, Bồ Tát phân biệt biết và nên dùng.

Như vậy, này Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát ở trong những thánh pháp đó, phải học Bát nhă ba la mật.

- Bạch đức Thế Tôn! Do cớ ǵ mà gọi thánh pháp và những ǵ là thánh pháp?

- Này Tu Bồ Đề! Chư Thanh Văn, chư Bích Chi Phật, chư Đại Bồ Tát và chư Phật nơi tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến chẳng hiệp, chẳng tan, nơi sắc nhiễm, vô sắc nhiễm, điệu cử, tán loạn, vô minh chẳng hiệp, chẳng tan, nơi sơ thiền đến tứ thiền chẳng hiệp, chẳng tan, nơi từ bi hỉ xả đến phi phi tưởng xứ chẳng hiệp, chẳng tan, nơi tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần chẳng hiệp, chẳng tan, nơi nội không đến đại bi, hữu vi, vô vi tánh chẳng hiệp, chẳng tan.

Tại sao vậy? V́ tất cả pháp đó đều không sắc, không h́nh, không đối, nhứt tướng, đó là vô tướng.

Pháp vô sắc với pháp vô sắc không hiệp, không tan. Pháp vô h́nh với pháp vô h́nh chẳng hiệp, chẳng tan. Pháp vô đối với pháp vô đối chẳng hiệp, chẳng tan. Pháp nhứt tướng với pháp nhứt tướng chẳng hiệp, chẳng tan. Pháp vô tướng với pháp vô tướng chẳng hiệp, chẳng tan.

Này Tu Bồ Đề! Bát nhă ba la mật vô sắc, vô h́nh, vô đối, nhứt tướng, đó là vô tướng này, chư đại Bồ Tát phải học. Học xong, chẳng được các pháp tướng.

- Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát chẳng học tướng sắc, tướng thọ, tưởng, hành, thức chăng?

Chẳng học tướng nhăn đến tướng ư, chẳng học tướng sắc đến tướng pháp, chẳng học tướng địa chủng đến tướng thức chủng ư?

Chẳng học tướng Đàn na ba la mật đến tướng Bát nhă ba la mật ư?

Chẳng học tướng nội không đến tướng vô pháp hữu pháp không ư?

Chẳng học tướng tứ thiền, tướng tứ vô lượng tâm, tướng tứ vô sắc định ư?

Chẳng học tướng tứ niệm xứ đến tướng bát thánh đạo phần ư?

Chẳng học tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác ư?

Chẳng học tướng bát bội xả, tướng cửu thứ đệ định ư?

Chẳng học tướng thập lực đến tướng đại từ đại bi ư?

Chẳng học tướng tứ đế, tướng thuận nghịch mười hai nhơn duyên ư?

Chẳng học tướng hữu vi tánh, vô vi tánh ư?

Bạch đức Thế Tôn! Nếu chẳng học các pháp tướng th́ Đại Bồ Tát làm sao lại học các pháp tướng để vượt hơn bực Thanh Văn, bực Bích Chi Phật?

Nếu chẳng vượt hơn bực Thanh Văn, bực Bích Chi Phật th́ làm sao nhập Bồ Tát vị?

Nếu chẳng nhập Bồ Tát vị th́ làm sao sẽ được nhứt thiết chủng trí?

Nếu chẳng được nhứt thiết chủng trí làm sao sẽ chuyển pháp luân?

Nếu chẳng chuyển pháp luân th́ làm sao dùng ba thừa độ chúng sanh thoát sanh tử?

- Này Tu Bồ Đề! Nếu các pháp thiệt có tướng, Bồ Tát nên học tướng đó.

Này Tu Bồ Đề! Bởi tất cả pháp thiệt không tướng, không sắc, không h́nh, không đối, là nhứt tướng, đó là vô tướng. V́ thế nên Đại Bồ Tát chẳng học tướng, chẳng học vô tướng. Tại sao? V́ có Phật hay không Phật, các pháp vẫn nhứt tướng, vẫn tánh thường trụ.

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu các pháp chẳng phải có tướng, chẳng phải không tướng, th́ đại Bồ Tát làm sao tu Bát nhă ba la mật? Nếu chẳng tu Bát nhă ba la mật th́ chẳng vượt hơn bực Thanh Văn, bực Bích Chi Phật. Nếu chẳng vượt hơn bực Thanh Văn, bực Bích Chi Phật th́ chẳng nhập Bồ Tát vị. Nếu chẳng nhập Bồ Tát vị th́ chẳng được vô sanh pháp nhẫn. Nếu chẳng được vô sanh pháp nhẫn th́ không thể được các thứ thần thông của Bồ Tát. Nếu chẳng được Bồ Tát thần thông th́ không thể tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh. Nếu chẳng tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh th́ không thể được nhứt thiết chủng trí. Nếu chẳng được nhứt thiết chủng trí th́ không thể chuyển pháp luân. Nếu chẳng chuyển pháp luân th́ không thể làm cho chúng sanh được các quả: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, đạo Bích Chi Phật và Vô Thượng Bồ Đề. Cũng chẳng thể làm cho chúng sanh được phước bố thí, tŕ giới, phước tu thiền định.

- Này Tu Bồ Đề! Đúng như vậy. Các pháp vô tướng: Chẳng phải nhứt tướng, dị tướng. Nếu tu vô tướng là tu Bát nhă ba la mật.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào tu vô tướng là tu Bát nhă ba la mật?

- Này Tu Bồ Đề! Tu các pháp hư hoại là tu Bát nhă ba la mật.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là tu các pháp hư hoại là tu Bát nhă ba la mật?

- Này Tu Bồ Đề! Tu sắc hoại, thọ, tưởng, hành, thức hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ư hoại, tu sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp hoại, tu bất định quán hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu từ, bi, hỉ, xả hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm Thiên, A na bát ba hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngă, tướng không, tướng tập, tướng nhơn, tướng sanh, tướng duyên, tướng bế, tướng diệt, tướng diệu, tướng xuất, tướng đạo, tướng chánh, tướng tích, tướng ly đều hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu nhập nhị nhơn duyên hoại, tu tướng ngă nhơn, chúng sanh, thọ giả, nhẫn đến tướng tri giả, kiến giả hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu tướng thường, lạc, ngă, tịnh hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu tứ niệm xứ nhẫn đến tu bát thánh đạo phần hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu không tam muội, vô tướng tam muội, vô tác tam muội hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu hữu giác hữu quán tam muội, vô giác hữu quán tam muội, vô giác vô quán tam muội hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu tận trí, vô sanh trí hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu pháp trí, tỉ trí, thế trí, tha tâm trí hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu sáu ba la mật hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu nội không hoại nhẫn đến vô pháp hữu pháp không hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu Phật thập lực nhẫn đến bất cộng pháp hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu quả Tu Đà Hoàn nhẫn đến quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu nhứt thiết trí hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Tu dứt hẳn tập khí tất cả phiền năo hoại là tu Bát nhă ba la mật.

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào gọi là tu sắc hoại nhẫn đến tu dứt hẳn tập khí tất cả phiền năo hoại là tu Bát nhă ba la mật?

Này Tu Bồ Đề! Lúc hành Bát nhă ba la mật, Đại Bồ Tát chẳng quan niệm có sắc pháp, có thọ, tưởng, hành, thức pháp, nhẫn đến chẳng quan niệm có dứt hẳn tập khí tất cả phiền năo pháp, đó là tu Bát nhă ba la mật.

Tại sao vậy?

V́ người quan niệm có pháp là chẳng tu Bát nhă ba la mật. Người quan niệm có pháp là chẳng tu Đàn na ba la mật đến chẳng tu Bát nhă ba la mật.

Này Tu Bồ Đề! V́ người đó chấp trước nơi pháp, chẳng hành Đàn na ba la mật đến Bát nhă ba la mật.

Người chấp trước như vậy, không có giải thoát, không có đạo, không có Niết Bàn.

Tu bát bội xả, cửu thứ đệ định hoại là tu Bát nhă ba la mật.

Người có quan niệm có pháp, chẳng tu tứ niệm xứ đến bát thánh đạo phần, chẳng tu không tam muội đến nhứt thiết chủng trí. V́ người đó chấp trước pháp vậy.

- Bạch đức Thế Tôn! Những ǵ là có pháp? Những ǵ là không pháp?

- Này Tu Bồ Đề! Hai là có pháp, không hai là không pháp.

- Bạch đức Thế Tôn! Những ǵ là hai?

- Này Tu Bồ Đề! Sắc tướng đến thức tướng là hai. Nhăn tướng đến ư tướng là hai. Sắc tướng đến pháp tướng là hai. Đàn na ba la mật tướng đến Phật tướng là hai. Vô Thượng Bồ Đề tướng đến vô vi tánh là hai.

- Này Tu Bồ Đề! Tất cả tướng là hai cả. Tất cả hai đều là có pháp.

Vừa có pháp liền có sanh tử.

Vừa có sanh tử liền chẳng rời được những sanh, già, bịnh, chết, buồn khổ năo.

Này Tu Bồ Đề! V́ thế nên phải biết tướng hai có pháp th́ không có Đàn na ba la mật đến Bát nhă ba la mật, không có đạo, không có quả, nhẫn đến không có thuận nhẫn, huống là thấy sắc tướng nhẫn đến thấy nhứt thiết chủng trí tướng.

Nếu không tu tập đạo hành làm sao được quả Tu Đà hoàn đến quả A La Hán, đạo Bích Chi Phật, Vô Thượng Bồ Đề và dứt hẳn tập khí tất cả phiền năo!”.

 

Hết quyển 24

previous.png     back_to_top.png     next.png

 

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0