佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

  VT0268

QUYỂN 1    QUYỂN 2    QUYỂN 3    QUYỂN 4    QUYỂN 5    QUYỂN 6

KINH PHẬT THUYẾT QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH BẤT THOÁI CHUYỂN LUÂN

Hán dịch: Đời Lưu Tống, Sa-môn Trí Nghiêm và BảoVân, người Lương châu.

Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 5

Lúc bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thật là điều ít có, Ma vương Ba-tuần nghe Thế Tôn nói pháp này mà không đến quấy phá.

Phật bảo A-nan:

–V́ bọn chúng không nghe nên không đến quấy nhiễu. V́ sao? V́ Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử đã dùng thần lực ẩn che khiến chúng không nghe được, cho nên không đến quấy nhiễu.

Lúc này, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử liền thu hồi thần lực. Ác ma Ba-tuần đang ngủ, chợt nghe pháp âm mới lạ nói về pháp không thoái chuyển, cũng nghe danh hiệu Phật Thích-ca Mâu-ni nên hoảng hốt thức giấc, buồn bã lo sợ, khắp ḿnh nổi ốc, liền từ trên giường xuống đất, nói:

–Các chúng sinh trước kia bị ta hàng phục th́ bây giờ họ không còn chịu sự hàng phục của ta, lãnh thổ trước kia của ta nay không còn là của ta nữa!

Ác ma ba-tuần lo buồn khổ não, cất tiếng kêu khóc, do đó mà thân h́nh biến thành già ma ốm yếu một ông lão trăm tuổi. Bấy giờ, Ác ma Ba-tuần tập hợp bốn thứ binh cùng các thiên ma trong khắp tam thiên đại thiên thế giới, tất cả cùng kéo đến chỗ Đức Phật nói pháp, giống như hồi Đức Phật mới thành đạo, ngồi nơi gốc cây Bồđề chúng cũng đã rầm rộ kéo tới quấy phá như vậy.

Khi ấy, ác ma Ba-tuần nặng nhọc lê tấm thân già nua ốm yếu, chống gậy lần bước đến chỗ Phật. Cùng lúc ấy, đám ma binh và quyến thuộc dàn ra nơi hư không, nghe Pháp âm không thoái chuyển và nghe danh hiệu Phật Thích-ca Mâu-ni khiến cả bọn đều dừng lại không thể tiến lên phía trước, bèn nghĩ: “Chúng ta không còn lệ thuộc Ma vương Ba-tuần nữa.”

Thế là Ma Ba-tuần chỉ còn đơn độc một thân gầy đến trước Phật bạch:

–Bạch Thế Tôn! Tôi hiện chỉ còn một ḿnh, chẳng còn được một kẻ tay chân nào để hầu hạ giúp sức, các chúng sinh trước kia bị tôi hàng phục bây giờ họ không còn chịu sự hàng phục của tôi, lãnh thổ trước kia của tôi nay không còn là của tôi nữa, Thế Tôn thương xót tất cả chúng sinh, mà hiện tại tôi cũng nằm trong số chúng sinh đó, sao Thế Tôn không rủ lòng thương xót mà giúp cho tôi một người phục dịch nước nôi chẳng hạn.

Đức Phật bảo Ma vương Ba-tuần:

–Thế giới chúng sinh rất nhiều, là pháp vô tận, Ba-tuần nên biết, giả sử mỗi ngày có hằng hà sa số Đức Phật ra đời, mỗi Đức Phật trong mỗi ngày hóa độ cho hằng hà sa số chúng sinh, giúp họ đạt đến Niết-bàn cả th́ cõi chúng sinh cũng không bao giờ hết.

Ma vương Ba-tuần lại thưa:

–Thế giới chúng sinh tuy nhiều như vậy nhưng hiện nay tôi đơn độc chỉ một thân một ḿnh, lại già nua ốm yếu, giá như trên đường đi mà bị vấp té th́ cũng không có một ai giúp đỡ. Cúi mong Đức Thế Tôn hãy an ủi, giúp đỡ để tôi được vui mừng mà trở về cõi trời.

Phật bảo ma Ba-tuần:

–Ngươi cứ an tâm, nếu có chúng sinh nào không tin, không hiểu pháp không thoái chuyển này, th́ những chúng sinh ấy đều thuộc về ngươi, đều là quyến thuộc của ngươi, ngươi được tự do sai khiến họ, họ đều là kẻ giúp đỡ ngươi.

Ma vương Ba-tuần nghe Đức Phật nói như vậy vui mừng hớn hở nghĩ: “Nay ta sẽ gây sự trở ngại cho chúng sinh, khiến đối với pháp này không tin, không hiểu, sinh tâm nghi ngờ, v́ sinh ngờ nên họ sẽ thuộc về ta, ta tự do sai khiến họ.”

Nghĩ đoạn, Ma vương Ba-tuần bạch Phật:

–Cúi mong Thế Tôn an ủi bảo ban cho tôi một lần nữa, để tôi được vui mừng mà trở về cõi trời. Phật đã dạy: “Nếu có chúng sinh nào nghe danh hiệu ta th́ đối với đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không còn thoái chuyển.” Vậy xin Thế Tôn từ nay trở đi đừng nên nói pháp ấy nữa. V́ sao? V́ nếu có chúng sinh nào nghe được lời này th́ họ sẽ siêng năng thực hành tinh tấn cầu đạo giác ngộ của Phật.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Ma vương Ba-tuần:

–Ngươi hãy an tâm, ta sẽ khiến cho các chúng sinh không còn an trụ trong đạo Bồ-đề, cũng không có người nào ra khỏi thế giới chúng sinh, không có chúng sinh nào ĺa sắc ấm, ĺa thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.

Này Ma vương Ba-tuần! Ngươi cứ an tâm, ta thường khiến cho các chúng sinh không có người nào ĺa bỏ kiến chấp về thân, ĺa giới thủ, kiến thủ, ĺa bỏ sở đắc, ĺa sáu mươi hai kiến chấp, ĺa tưởng quá khứ, hiện tại, vị lai, ĺa sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, thêu dệt, nói lời độc ác, hai lưỡi, tham lam, sân giận, tà kiến.

Này Ba-tuần! Ngươi cứ an tâm, ta sẽ không dạy chúng sinh thực hành Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ. Cũng không dạy chúng sinh thực hành bốn Nhiếp pháp, cũng không khiến chúng sinh ĺa bỏ các tưởng chấp: về chúng sinh, về bỏn sẻn tham đắm, về cha mẹ, về anh em, chị em, nam nữ, về ngày đêm, về nửa tháng, một tháng, một năm, ĺa Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, về phát tâm Bồ-đề, về Lực, Vô úy, về các phẩm Căn, Lực, Giác, Đạo, về Phật, Pháp, Tăng, về chướng ngại Bồ-đề, về Nhất thiết chủng trí.

Này Ba-tuần! Ngươi hãy yên tâm ta sẽ khiến cho chúng sinh đối với tất cả các pháp đều không có ý tưởng xa ĺa.

Lúc này, Ma vương Ba-tuần vui mừng hớn hở, đã nhổ được mũi tên phiền não, liền hiện lại nguyên h́nh như trước, dùng các thứ hoa trời tung rải lên chỗ Phật để cúng dường, lại đi nhiễu quanh Phật ba vòng rồi đứng trước Phật nói kệ rằng:

Hôm nay Bậc Lưỡng Túc

Nói âm thanh nhiệm mầu

Phật không nói hai lời

Khiến tôi rất vui mừng.

Ma vương Ba-tuần nói kệ xong, vui mừng an tâm, lui dần khỏi chỗ Phật rồi trở về cõi trời, cùng với đám thân thuộc vui thích với năm thứ dục lạc, không còn dấy tâm quấy nhiễu nữa.

Lúc Phật vừa nói xong pháp hàng phục đuổi trừ các ma th́ mặt đất rung chuyển sáu cách.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên ǵ mà mặt đất rung chuyển như vậy?

Đức Phật dạy:

–Do ta nói xong pháp hàng phục đuổi trừ các ma, có đến sáu muôn bốn ngàn vị Bồ-tát đối với pháp ấy được pháp Nhẫn vô sinh.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hiện giờ trong chúng hội này có vị nào nghi ngờ pháp này hay không?

Phật bảo A-nan:

–Hiện giờ trong chúng hội này có mười ức chúng sinh đều sinh tâm nghi ngờ, tâm ý các vị ấy mê mờ cho rằng: Những lời như thế e rằng chúng ta đã nghe lầm chăng? V́ lý do ấy mà họ ngơ ngác không hiểu ǵ, cũng không tự biết ḿnh từ nơi nào đến và định đi về đâu, v́ nghi ngờ cho nên rốt cuộc họ không hiểu biết ǵ cả.

A-nan bạch Phật:

–Cúi mong Thế Tôn khởi tâm Từ bi v́ các chúng sinh ấy mà mau làm cho họ được sáng tỏ, đừng để cho họ v́ nghi ngờ ấy mà bị đọa vào đường ác.

Kính mong Thế Tôn chỉ dạy, do nhân duyên nào mà Thế Tôn nói với Ma vương Ba-tuần rằng: “Ác ma Ba-tuần, ngươi cứ an tâm, ta sẽ không khiến cho chúng sinh trụ trong Bồ-đề...” cho đến “Batuần hãy yên tâm ta chẳng khiến cho chúng sinh đối với tất cả pháp ĺa bỏ tưởng chấp.”

Cúi mong Thế Tôn hãy v́ các chúng sinh này mau làm cho họ sáng tỏ, cũng khiến cho chúng sinh đời sau này được sự sáng tỏ ấy mà thọ Tŕ pháp đó, không để quên mất, xin Thế Tôn giải thích rõ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Bồ-đề không tướng trụ

Cũng không người trụ được

Cho nên nói chúng sinh

Không người trụ Bồ-đề

Bồ-đề và chúng sinh

Không hai, không có khác

Do đó nói chúng sinh

Không người trụ Bồ-đề

Cũng không có chúng sinh

Ĺa được cõi chúng sinh

Không thật có, bất sinh

Rốt ráo không thật có

Cõi chúng sinh khó lường

Tánh ấy vốn là không

Dù cho Nhất Thiết Trí

Không thấy ĺa tưởng ấy

Các ấm mà ta nói

Không chúng sinh ĺa được

Ấm ấy và chúng sinh

Không khác, thường vắng lặng

Đã biết ấm là không

Mà chẳng ĺa tánh ấy

Nói thể ấy là một

Không đáng chấp nên ĺa

Đã biết được các ấm

Không chấp không đáng ĺa

Vô ngã, chẳng tự tánh

Rốt ráo, không chỗ nương

Các ấm như hư không

Chỗ ấm hành cũng vậy

Hành mà không chỗ hành

Nói ấm như hư không

Như nói cõi hư không

Không sở sinh, năng sinh

Tánh ấm cũng như thế

Không có người ĺa được

Tánh tướng của thân kiến

Không pháp nào để được

Do không pháp để được

Ta nói chẳng thể ĺa.

Nghi không có tự tánh

Rốt ráo không thật có

V́ nghi không thật có

Chúng sinh không thể ĺa.

Không có các chúng sinh

Giữ được giới lựa chọn

Các chúng sinh chấp thủ

Cũng lại không thật có

Người chấp có được pháp

Chúng sinh không thật có

Có được pháp vô tâm

Chẳng xa ĺa tự tánh

Như các chấp đã nói

Gồm có sáu mươi hai

Các kiến chấp như thế

Đều như bóng đáy nước.

Đã biết các chấp này

Đều như bóng đáy nước

Vô ngã, không thật có

Tự tánh chẳng thật có.

Tưởng quá khứ, vị lai

Cùng tưởng về hiện tại

Tưởng ấy không thật có

Cũng như bóng đáy nước

Tưởng ấy không có ngã

Chúng sinh không thật có

V́ chúng sinh không thật

Cho nên không đáng ĺa.

Giết hại các chúng sinh

Sẽ đọa vào đường ác

An trụ trong Niết-bàn

Không có người động được.

Nếu chúng sinh thật có

Th́ có tướng ĺa động

Chúng sinh không có thật

Nên nói không đáng ĺa.

Tên Bồ-đề không cho

Chưa từng có người cho

Tuy siêng làm phương tiện

Nhưng không người ĺa động

Chúng sinh chẳng hành thí

Giáo hành hơn pháp thí

Tuy siêng làm phương tiện

Nhưng không người ĺa động

Cũng không có chúng sinh

Kẻ tham đắm dâm dục

Trong dục không có tà

Có thể hợp phi tà.

Các chúng sinh nói dối

Người có duyên nên độ

Tuy siêng làm phương tiện

Nhưng không người ĺa động

Hai lưỡi và nói ác

Và nói không đúng lúc

Những lời nói như vậy

Như vang làm người nghi

Pháp này không nơi chốn

Cũng chẳng đáng tham đắm

Các tiếng này như vang

Rõ chẳng chỗ nương tựa.

Vô minh vốn sẵn có

Chấp chặt sâu bản ngã

V́ biết ngã chân thực

Không người ĺa động được

Cũng biết được giận tức

Rốt ráo chẳng có tướng

Bồ-đề là vô tướng

Không người ĺa động được

Nếu biết được tà kiến

Đó gọi là chánh kiến

V́ lỗi đắm kiến chấp

Không người ĺa động được

Không dạy các chúng sinh

Mà dùng nữ sắc thí

Bậc Thánh, Hiền ngăn cấm

Thí này có lỗi lầm

Giữ giới theo tà kiến

Thánh đạo dạy dứt trừ

Người trí không nên dạy

Dùng đó cầu pháp Phật.

Điều ngoại đạo khen ngợi

Vô số các tướng nhẫn

Nhẫn ấy chẳng phải chánh

Giúp người đến Niết-bàn

Điều ngoại đạo khen ngợi

Tinh tấn bằng năm nhiệt

Không thể đạt giác ngộ

Người trí nên ĺa bỏ.

Các thiền định ngoại đạo

Đều hành tưởng ba cõi

Chẳng phải điều Phật khen

Chẳng thể dạy kẻ khác

Chẳng dùng trí thế tục

Giáo hóa các chúng sinh

Tuệ ấy chẳng thể được

Tuệ Phật khó nghĩ bàn

Đối chúng sinh thanh tịnh

Đầy đủ sự không sợ

Ta nói chúng sinh ấy

Chẳng hành bốn Nhiếp pháp.

Người kính sâu niệm Phật

Không dạy ĺa chấp ấy

Phật có trí vô nhiễm

Cũng không các chướng ngại

Người kính sâu niệm Phật

Không dạy ĺa chấp ấy

Pháp trên hết ĺa dục

Làm sao mà ĺa được?

Không đắm tưởng chúng sinh

Mà phát tâm Bồ-đề

Bồ-đề không nên đắm

Làm sao mà ĺa tưởng

Cha mẹ và anh em

Chị em cùng nam nữ

Tưởng này đều như huyễn

Làm sao mà ĺa được.

Tưởng ấy, tất cả chỗ

Không pháp, không thật có

Do không pháp, chẳng có

Làm sao mà ĺa được.

Tưởng ngày và tưởng đêm

Tưởng nửa tháng, một tháng

Tưởng này không chân thật

Như trời nóng nước sôi

Tưởng thí và tưởng giới

Tưởng nhẫn nhục tinh tấn

Tưởng ấy không chân thật

Làm sao để ĺa tưởng.

Tưởng định và tưởng tuệ

Tưởng về tâm Bồ-đề

Tưởng về lực, vô úy

Tưởng này đều luống dối

Các giác và tưởng đạo

Tưởng Phật và tưởng pháp

Đều từ vô tri sinh

Làm sao ĺa tưởng ấy.

Nhận rõ các tưởng tăng

Tưởng ấy cũng rất nhiều

V́ từ phân biệt sinh

Ta nói không thể ĺa.

Chẳng chấp tưởng Bồ-đề

Cùng tưởng Nhất Thiết Trí

Tưởng ấy xa các Phật

Bồ-đề không nghĩ bàn

V́ thế nên ta nói

Ba-tuần kẻ không trí

Chẳng ĺa các tưởng ấy

Mà xa cầu Bồ-đề

Các pháp và Bồ-đề

Thảy đều biết như như

Nên nói nghĩa chẳng ĺa

Đuổi tâm ma lo buồn.

Lúc Đức Thế Tôn quyết định nói pháp hàng phục đuổi trừ các ma th́ trong chúng hội có mười ức chúng sinh nhổ được mũi tên do dự, không còn nghi ngờ, đạt được sự sáng tỏ, đối với các pháp được pháp Nhẫn vô sinh, tất cả đều hòa hợp đứng trước Phật nói kệ rằng:

Phật đạo chẳng nghĩ bàn

Khiến chúng con được tỏ

Phật là Thầy dẫn đường

Dứt bỏ tâm nghi con,

Nên đạt được sáng tỏ

An trụ trong pháp Phật

Các phương thêm sáng tỏ

Được thấy một ức Phật.

Cũng được thấy pháp ấy

Rõ sắc thảy không sinh

Gặp được Đấng cứu thế

Được trí tịnh như vậy.

Cũng được thấy một ức

Cõi nghiêm tịnh các Phật

Bậc dẫn đường vô thượng

Đều an trụ trong đó.

Bấy giờ, mười ức chúng sinh nói kệ xong liền cởi y phục quý giá tốt đẹp hiện đang mặc trên thân để cúng dường pháp, vui vẻ dâng lên Đức Phật, cùng bạch Phật:

–Chúng con nguyện cho pháp này được truyền bá rộng khắp để cho tất cả chúng sinh đều được nghe.

Bấy giờ, A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sinh nào được nghe pháp hàng phục đuổi trừ các ma này, mà tin được hiểu được, không sinh nghi ngờ, th́ các thiện nam, thiện nữ ấy được phước như thế nào?

Phật bảo A-nan:

–Nếu có thiện nam, thiện nữ nào được nghe qua tai một lần về pháp hàng phục đuổi trừ các ma này, mà tin được hiểu được không sinh tâm nghi ngờ th́ công đức ấy rất nhiều không thể tính lường hết được.

A-nan bạch Phật:

–Phước được ấy có thể thí dụ được chăng?

Phật bảo A-nan:

–Nếu có thiện nam, thiện nữ nào phát tâm mỗi ngày ba thời mỗi thời cúng dường trăm ngàn Đức Phật, tôn kính khen ngợi, dùng các phòng xá tốt đẹp làm chỗ nghỉ ngơi, tất cả vật cần dùng đều cung cấp đầy đủ, công việc cúng dường như thế trải qua trăm ngàn kiếp, vậy th́ thiện nam, thiện nữ ấy được công đức có nhiều chăng?

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hết sức nhiều, không thể nào tính lường hoặc dùng thí dụ để biết được.

Phật bảo A-nan:

–Nếu có thiện nam, thiện nữ được nghe pháp hàng phục đuổi trừ các ma này một lần qua tai mà tin được hiểu được không nghi ngờ th́ phước đức ấy còn lớn hơn trường hợp cúng dường kia.

Khi ấy, trong hư không có ba vị thiện nam cầu Bồ-tát thừa bỗng nhiên hiện ra dần dần đi đến chỗ Phật, mỗi vị đều cầm mười đóa hoa sen lớn, hoa sen ấy to lớn hơn cả núi Tu-di, mỗi đóa hoa có đến trăm ngàn muôn ức cánh, phát ra trăm ngàn muôn ức ánh sáng màu sắc. 

Lúc này, Tôn giả A-nan cùng các vị trong chúng hội đều trông thấy ba vị cầu Bồ-tát thừa ấy từ xa dần dần đến gần nên đều vui mừng cho là điều ít có. Tôn giả A-nan liền bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Ba vị thiện nam ấy từ nơi nào đến đây?

Đức Phật đáp:

–Về phương Đông trải qua số cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng, có thế giới tên là Hoa cao tu-di sơn, ba vị thiện nam ấy từ thế giới đó, nghe ta nói pháp này cùng với nhân duyên trên cho nên đến đây.

A-nan bạch Phật:

–Đức Phật ở thế giới ấy danh hiệu là ǵ?

Đức Phật đáp:

–Đức Phật ở thế giới ấy hiệu là Hoa Cao Tu-di Sơn Vương Như Lai Đẳng Chánh Giác hiện giờ đang nói pháp.

Bấy giờ, ba vị thiện nam cầu Bồ-tát thừa đến trước Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đầu mặt lễ dưới chân Phật, đi nhiễu Phật ba vòng theo chiều bên phải, gối phải quỳ sát đất, nhất tâm chắp tay, rải hoa sen đang cầm trong tay lên chỗ Phật cúng dường rồi cùng bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chúng con hiện giờ đối với pháp này đã tin được hiểu được không còn nghi ngờ. V́ sao? V́ chúng con đối với pháp này không còn nghi ngờ cũng như Đức Như Lai vậy.

Lúc này, vị thiện nam cầu Bồ-tát thừa thứ nhất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu nói rằng con là Như Lai, th́ đó là lời nói chính đáng. V́ sao? V́ con đối với pháp này không còn sinh nghi ngờ.

Vị thứ hai bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu nói rằng con là Thế Tôn, th́ đó là lời chính đáng. V́ sao? V́ con đối với pháp này không sinh nghi ngờ.

Vị thứ ba cũng bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu nói rằng con là Phật, th́ đó là lời nói chính đáng. V́ sao? V́ con đối với pháp này không còn sinh nghi ngờ.

Lúc bấy giờ, trong chúng hội có đến trăm ngàn chúng sinh nghe ba vị Bồ-tát nói như vậy nên tâm họ thảy đều xao động không thể ngồi yên và đều nghĩ: “Không thể có hai vị Phật cùng ra đời ở thế gian, sao hôm nay các vị thiện nam này do đâu lại nói như vậy?”

Nghĩ như vậy, các vị bèn nói với nhau, rồi lại im lặng, cho rằng hiện Đức Thế Tôn ở đây sẽ nêu rõ ý nghĩa về những câu nói của các vị Bồ-tát vừa nói.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các vị Bồ-tát ấy tên gọi là ǵ mà đã có khả năng rống lên tiếng rống của sư tử như thế?

Phật bảo A-nan:

–Trong ba vị ấy, vị thứ nhất tên là Lạc Cầu Như Lai Âm Thanh, vị thứ hai tên là Lạc Cầu Thế Tôn Âm Thanh, còn vị thứ ba tên là Lạc Cầu Phật Âm Thanh. A-nan nên biết, v́ lý do ấy mà ba vị Đại Bồ-tát ấy nói như thế.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hiện giờ trong hội này có hàng trăm ngàn chúng sinh tâm đều xao động và cho rằng không có hai vị Phật cùng ra đời một lúc trên thế gian. Vậy v́ sao ba vị Bồ-tát lại nói như thế? 

Kính mong Như Lai giải thích rõ về ý nghĩa ấy giúp cho đại chúng ở đây tâm ý không còn xao động, căn lành đã gieo trồng, càng thêm lợi ích thanh tịnh sáng tỏ.

Bạch Thế Tôn! Ví như có người tắm gội sạch sẽ, râu tóc hớt gọn, dung mạo tươi tắn, lại dùng hương chiên-đàn quý giá xong gội lên người ḿnh nữa th́ màu da lúc này càng tươi thắm bội phần hơn trước.

Bạch Thế Tôn! Các chúng sinh ấy cũng giống như vậy. Nếu được nghe nói về ý nghĩa ấy th́ căn lành đã gieo trồng càng thêm lợi ích, thanh tịnh sáng suốt và trong lành bội phần hơn trước. Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Đều cùng nhất tâm nghe

Ta giảng về nghĩa ấy

V́ sao gọi Như Lai

Thế Tôn cùng với Phật.

Đã biết quá khứ như

Cũng biết vị lai như

Thấy tất cả pháp như

Cho nên gọi Như Lai.

Như các Phật thuở xưa

Hành thí chẳng thể bàn

Ta cũng hành thí này

Cho nên nói lời ấy,

Như các Phật thuở xưa

Cầu đạo không nương tựa

Ta cũng cầu như thế

Cho nên gọi Như Lai.

Không trụ tất cả pháp

Cầu giác ngộ vắng lặng

Cũng không được Bồ-đề

Cho nên gọi Như Lai.

Như các Bồ-tát xưa

Siêng khổ hành nhẫn nhục

Ta cũng hành nhẫn ấy

Đến được bờ kia nhẫn

Như xưa ta tinh tấn

Siêng cầu đạo Bồ-đề

Kia cũng siêng tinh tấn

Cho nên gọi Như Lai.

Kia đã được thông đạt

Tướng b́nh đẳng các pháp

Cũng không sinh ý niệm

Nên gọi là Như Lai.

Chẳng nghĩ tất cả pháp

Tánh ấy thường b́nh đẳng

Biết b́nh đẳng ấy rồi

Mà không tâm sai biệt,

Đã thông đạt lẽ ấy

Định b́nh đẳng như như

V́ thông đạt định đó

Nên gọi là Như Lai.

Tất cả pháp đã nói

Đều tự có tánh, tướng

Đã biết tánh tướng này

Rốt ráo thường vắng lặng,

Biết tướng gọi là tuệ

Biết không gọi là trí

Nếu biết được chúng sinh

Gọi đến bờ kia tuệ.

Như những bậc trí xưa

Trí tuệ đến bờ giác

Cũng không có tuệ này

Đến bờ kia vắng lặng.

Họ cũng có tuệ này

Mà đến nơi bờ kia

Do không có tuệ này

Cho nên gọi Như Lai.

Không được Bồ-đề như

Tánh tướng ấy khó bàn

Không được tất cả pháp

Cho nên gọi Như Lai.

Đã đạt được không đắm

Không đắm như Như Lai

Không đắm tất cả pháp

Thông đạt đạo vô chấp,

Như Bậc Đạo Sư xưa

Thấy biết được chánh đạo

Tướng chân thật đạo này

Không hề có đầu cuối.

Kia cũng tu như vậy

Đạo tối thắng vô thượng

Đạo này không đầu cuối

Tánh không, không thật có.

Biết đạo không đầu, cuối

Các pháp đều b́nh đẳng

Đã biết như b́nh đẳng

Cho nên gọi Như Lai.

Đạo như, Bồ-đề như

Cùng với chẳng trụ như

Biết Như như hư không

Cho nên gọi Như Lai.

Các pháp ta đã nói

Như ấy thường b́nh đẳng

Nếu thấy được như thế

Phải nên cầu Bồ-đề.

A-nan! Do lẽ ấy

Bồ-tát đã nói thế

Tu hành đúng lời dạy

Kia cũng hành như vậy.

Nếu hành được hạnh ấy

Và nói được như thế

Rõ pháp không lui sụt

Các Bồ-tát không sợ.

A-nan! Nên biết rằng

Các Bồ-tát không sợ

Nên giảng nói như vậy

Tự nói là Như Lai.

A-nan bạch Phật:

–Do nhân duyên ǵ và đạt được những pháp ǵ mà được tôn xưng là Thế Tôn?

Bây giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Đều cùng nhất tâm nghe

Trong trăm ngàn ức kiếp

Cầu Bồ-đề như thế

Vô lượng, khó nghĩ bàn.

Cũng v́ các chúng sinh

Cầu Bồ-đề như thế

Không hề có sợ hãi

Đó gọi là Thế Tôn.

Chẳng sợ hãi sinh tử

Chánh trụ sinh tử ấy

Hóa độ các chúng sinh

Nên gọi là Thế Tôn.

Nhờ đâu không kinh sợ

Làm sao trụ sinh tử

Làm sao độ chúng sinh

Do đâu gọi Thế Tôn?

Sinh tử không có pháp

Mà có thể hủy diệt

Chẳng bền, chẳng hủy hoại

Dùng đó độ chúng sinh

Đó gọi là chẳng sợ

Đó gọi trụ sinh tử

Đó gọi độ chúng sinh

Đó gọi là Thế Tôn.

Biết các pháp hư vọng

Mà không tâm yếu hèn

Giảng nói tướng các pháp

Mà không hề sợ hãi

Đã dứt trừ sợ hãi

Xa ĺa các chỗ nạn

Chẳng sợ các chỗ nạn

Độ chúng sinh chỗ nạn

Độ nhiều ức chúng sinh

Qua đường hiểm sinh tử

Cũng không có sinh tử

Và chúng sinh được độ.

Đặt các chúng sinh lên

Bờ Niết-bàn vắng lặng

Cũng không có chúng sinh

Đó gọi là Thế Tôn.

Thường v́ các chúng sinh

Nói pháp như hư không

Không hề sinh sợ hãi

Nên gọi là Thế Tôn.

Pháp tánh không khác nhau

Nói có nhiều thứ tên

B́nh đẳng như Bồ-đề

Bồ-đề không thật có,

Dạy, bảo cho muôn loài

Quy hướng về giác ngộ

Tuy dạy pháp như thế

Nhưng không hề có nói,

Không thể nói mà nói

Hóa độ nhiều chúng sinh

Không sợ, không chấp đắm

Nên gọi là Thế Tôn.

Xa ĺa tất cả tưởng

Tu hành tưởng Bồ-đề

Đã dứt tất cả tưởng

Đó gọi là Thế Tôn.

Đã diệt hết các tưởng

Phiền não không còn thừa

Do đó nên được xưng

Gọi là Bậc Thế Tôn.

Dùng tuệ quán các pháp

Biết các pháp b́nh đẳng

Nên chẳng cầu pháp nhỏ

Đó gọi là Thế Tôn.

Chẳng coi trọng tiếng khen

Cũng chẳng mong được khen

Thường v́ các chúng sinh

Nói pháp ĺa khen ngợi.

Bồ-đề ĺa khen ngợi

Kia cũng cầu như vậy

Nếu coi trọng tiếng khen

Đó là xa Bồ-đề.

Thanh ấy như tiếng vang

Phân biệt nên nhiều loại

Sinh ra các phân biệt

Ta có tên như thế.

Không đắm tất cả tiếng

Cũng chẳng nương dựa tên

Bồ-đề dứt đùa bỡn

Đó gọi là Thế Tôn.

Biết các pháp như vậy

Gọi đó là Thế Tôn

Cũng không có Bồ-tát

Nên gọi là Thế Tôn.

Biết các pháp như vậy

Mà không hề tham đắm

Cầu giác ngộ như thế

Giải thoát dứt hữu lậu.

A-nan do như vậy

Cùng các nhân duyên khác

Các vị Đại Bồ-tát

Xưng ḿnh là Thế Tôn.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên ǵ và đạt được các pháp ǵ mà được tôn xưng là Phật?

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Biết rõ tất cả pháp

Pháp này không thật có

Đã biết không có pháp

Cho nên gọi là Phật.

Biết rõ các phiền não

Khiến người chẳng tự tại

Dùng trí dứt phiền não

Cho nên gọi là Phật.

Giác biết thân này không

Thân ấy không lệ thuộc

Cũng chẳng hề bền chắc

Không thể được bền chắc

Kẻ đối thân không chắc

Mà cho là bền chắc

Kia hiểu biết như thật

Cho nên gọi là Phật.

Biết vô minh, không trí

Tự tánh không thật có

Đã chứng được trí sáng

Cho nên gọi là Phật.

Tất cả tưởng quá khứ

Biết rõ là vô tưởng

Biết tưởng là vô tướng

Lại không theo tướng ấy

Tu các tưởng vị lai

Hiện tại cũng như thế

Đã tu tất cả tưởng

Thế nên gọi là Phật

Biết rõ sắc đời trước

Không hề có sinh khởi

Phàm phu tuy phân biệt

Không thể khiến sắc sinh.

Biết thọ không gốc rễ

Gốc rễ không thật có

Đối với tất cả pháp

Cũng không có người thọ

Biết tưởng giống như huyễn

Tánh ấy không thật có

Đối với tất cả pháp

Không bị tưởng làm lụy.

Biết hành không thể làm

Ra các thứ thân tướng

Thân không, hành cũng không

Cho nên không làm ra.

Biết hành cùng với thân

Cũng giống như cây chuối

Biết rõ được như thật

Cho nên gọi là Phật.

Quán thật tánh của thức

Cũng không ở trong thân

Mà cũng không ngoài thân

Nên biết có thức ấy.

Đối tất cả các pháp

Tánh thức không thật có

Mà ở trong thân này

Không thân, không nơi chốn

Biết được thức như vậy

Tánh thức không thật có.

Không tưởng, như hư không

Không hề thấy thức sinh.

Đối tất cả các pháp

Không có người thấy thức

Tánh tất cả chúng sinh

Chưa từng có tạo tác.

Chúng sinh không tạo tác

Các pháp rốt cũng vậy

Như pháp, như chúng sinh

Không có tướng đến, đi.

Biết tất cả các pháp

Rốt ráo đều không tướng

Không phân biệt, đùa bỡn

Cho nên gọi là Phật.

Như các Phật không trụ

Chánh pháp, Đại thừa Phật

Không trụ tất cả pháp

Cho nên gọi là Phật.

Như như các pháp như

Các Phật không trụ như

Phật như, Bồ-đề như

Rốt ráo không thật có.

V́ mong cầu Bồ-đề

Nên phát tâm như vậy

Biết được tướng tâm này

Pháp nhỏ không thật có.

V́ mong cầu Bồ-đề

Nên phát tâm như vậy

Tâm Bồ-đề này thảy

Cũng biết rõ như huyễn.

A-nan! Do như vậy

Bồ-tát nói lời ấy

Tự nói ḿnh là Phật

Như Phật, Bậc Đạo Sư

Dùng tiếng tăm của Phật

Nói các pháp như thế

Nếu an trụ pháp đó

Đều nên cầu Bồ-đề.

Nếu biết được pháp này

Đó là gần Bồ-đề

Đối với tất cả pháp

Không sinh các nghi ngờ.

Đối các pháp không nghi

Là vô thượng trên đời

Đã biết pháp này nên

Hiểu được nghĩa mật ngữ.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói về ý nghĩa danh hiệu Như Lai, Thế Tôn, Phật xong, trong chúng hội có đến trăm ngàn chúng sinh bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chúng con đã xé rách được lưới nghi ngờ, đạt được sáng tỏ, đã hiểu ý nghĩa v́ sao các Đại Bồ-tát được gọi là Như Lai, Thế Tôn, Phật, v́ tất cả pháp, không thật có, đối với tất cả pháp đã đạt được pháp nhẫn. Như Lai hiện giờ giống như cha mẹ thương xót dắt dẫn chúng con, không để cho tâm ý chúng con bị xao động nữa, đồng thời chúng con cũng biết rõ được pháp không xáo động, giống như hư không không thể quấy động được. V́ sao? V́ hiện tại chúng con đã biết rõ tất cả pháp, cũng như hư không, không bị quấy động.

Bấy giờ, trong chúng có trăm ngàn chúng sinh đảnh lễ sát chân Phật, đi nhiễu theo chiều bên phải quanh Phật ba vòng, rồi đứng im lặng cách Phật không xa. Khi ấy, trong chúng hội có vị Đại Bồ-tát tên là Thường Tiếu Chư Căn Thanh Tịnh liền đứng dậy, rải các thứ hoa lên chỗ Phật để cúng dường rồi nói kệ rằng:

Chúng sinh thường tưởng quả

Hiểu được tưởng quả kia

Ĺa quả được đầy đủ

Lễ Bậc Trí ở đời.

Chúng sinh tham đắm quả

Đặt ra tên các quả

Chỉ Phật dứt trừ được

Nên lễ Bậc Đại Trí.

Giảng nói quả b́nh đẳng

Để giác ngộ chúng sinh

Biết quả là giả danh

Nên lễ Bậc Đại Trí.

Giảng nói pháp b́nh đẳng

Trụ trong pháp b́nh đẳng

Biết tất cả các pháp

Nên lễ Bậc Đại Trí.

Chúng sinh tưởng được quả

Trừ tâm có được này

Chỉ Phật mới trừ được

Nên lễ Bậc Đại Trí.

Rõ quả là vắng lặng

Không trụ các thứ quả

Các Phật khéo mật ngữ

Nên lễ Bậc Đại Trí.

Bấy giờ, Đại Bồ-tát Thường Tiếu Chư Căn Thanh Tịnh nói kệ khen ngợi Đức Phật rồi, trán lễ dưới chân Phật, đi nhiễu theo chiều bên phải ba vòng, rồi đứng cách Phật không xa nhất tâm chiêm ngưỡng Phật, mắt không hề chớp, trong tâm vui mừng.

Bấy giờ, trong chúng hội có vị Đại Bồ-tát tên là Liên Hoa Đức Tạng liền đứng dậy, tung rải hoa lên chỗ Phật để cúng dường và nói kệ rằng:

Chúng sinh thường có tưởng

Hiểu được hữu tâm này

Ĺa sợ, không hề chấp

Đảnh lễ Đức Mâu-ni.

Vắng lặng đối ba cõi

Nói pháp không thật có

Xa ĺa cả ba cõi

Đảnh lễ Đức Mâu-ni.

Biết hữu là không, vô

Tánh ấy không có ngã

Do xa ĺa sợ hãi

Đảnh lễ Đức Mâu-ni.

Ĺa xa mọi lo buồn

Người dứt hết lo buồn

Dứt hẳn các trói buộc

Đảnh lễ Đức Mâu-ni.

Đại Bồ-tát Liên Hoa Đức Tạng nói bài kệ khen ngợi Đức Phật xong, lại nói kệ bạch Phật:

Trong đời ác sau này

Nếu ai nghe kinh ấy

Chẳng sinh tâm sợ hãi

Đều nên chắp tay lễ.

Bấy giờ, Đại Bồ-tát Vô Cấu Ý liền ở trước Phật nói kệ rằng:

Nếu người nghe kinh này

Chẳng hề khởi nghi hoặc

Mà không sinh nghi ngờ

Th́ bất cứ lúc nào

Cũng nên rải hoa cúng.

Đại Bồ-tát Quảng Tư Duy liền ở trước Phật nói kệ rằng:

Trong kinh này nói rõ

Pháp vô lượng Đức Phật

Chúng sinh nghe pháp này

Nhiều người không nghi ngờ.

Tham đắm đối thân ḿnh

Sinh các tưởng về thân

Được nghe kinh như thế

Cho là lời điên đảo.

Nên biết đó thuộc ma

Đã bị ma sai khiến

Vô trí nghe kinh này

Lại sinh tâm nghi ngờ.

Đại Bồ-tát Thanh Liên Hoa Mục liền ở trước Phật nói kệ rằng:

Nếu ai nghe kinh này

Không sinh tâm nghi ngờ

Giống như mắt thế gian

Cũng gọi bậc Thí nhãn.

Đại Bồ-tát Lạc Cúng Dường Tháp liền ở trước Phật nói kệ:

Nếu ai nghe kinh này

Mà sinh tin ưa sâu

Người này ở thế gian

Như ngôi tháp tôn quý.

Đại Bồ-tát Khát Ngưỡng Ý liền ở trước Phật nói kệ rằng:

Tuy ở trong sinh tử

Nên thường sinh khát ngưỡng

Chẳng đắm tất cả pháp

Nên chẳng nghi kinh này.

Đại Bồ-tát Lạc Dĩ Y Thí ở trước Phật nói kệ rằng:

Nên dùng nhiều y phục

Mịn màng và thẳng nếp

Để phủ khắp thân h́nh

Người không nghi pháp này.

Bấy giờ, Đại Bồ-tát Lạc Dĩ Thực Thí liền ở trước Phật nói kệ rằng:

Nói về các mỹ vị

Các thức ngon đã nói

Trên hết trong các vị

Nên dùng để cúng dường

Người không nghi kinh này.

Đại Bồ-tát Bi Niệm Lạc Kiến Chúng Sinh liền ở trước Phật nói kệ rằng:

Thương xót các chúng sinh

Nên thường hay than khóc

V́ đối với kinh này

Không có người tin ưa

Nếu người ít được nghe

Nghi ngờ đối kinh này

Nên biết địa ngục đến

Sẽ trở lại địa ngục.

Gần gũi với bạn xấu

Không hiểu pháp sâu này

Bị lưới vô minh che

Không hướng đường lành này

Phá giới, tự trói buộc

Ý ác, thích t́m lỗi

Tham đắm các lợi dưỡng

Nên bài báng kinh này.

Không siêng cầu Bồ-đề

Biếng nhác, không tinh tấn

Tuệ kém, chuộng pháp nhỏ

Chẳng tin hiểu kinh này.

Chúng sinh tham lợi dưỡng

Chấp ngã, theo ái dục

Đắm sâu trong ba cõi

Không thể tin kinh này.

Kẻ ngu, tâm tánh xấu

Tham ái, mù không trí

Ưa thích luận bàn nhiều

Mà không tin kinh này.

Thích chọn lựa y phục

Ham vị thích uống ăn

Ít ham chuộng pháp lành

Nên bài báng kinh này.

Các chúng sinh đắm quả

Thích nói đắm các quả

Hiểu mật ngữ của Phật

Được như thế rất khó

Các Phật thời xa xưa

Bậc Đạo Sư vô thượng

Đều hết lòng cúng dường

Nên tin, hiểu kinh này.

Đại Bồ-tát Viễn Ly Ác Pháp liền ở trước Phật nói kệ rằng:

Tâm ngu tham chấp quả

Nên bài báng kinh này

Phải xa ĺa kẻ ấy

Như ĺa đống phân thối

Cũng như thây chết rữa

Người tu đều lánh xa

Chúng sinh bác kinh này

Đều phải thường xa lánh

Giống như kẻ cướp thôn

Sống ở chốn hoang vắng

Người nghe đều chạy tránh

Sợ vướng phải tai họa.

Nên chạy tránh như vậy

Như xa ĺa giặc ác

Kẻ giận dữ, ý xấu

Phỉ báng kinh mầu này.

KINH PHẬT THUYẾT QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH BẤT THOÁICHUYỂN LUÂN

<<-- --ĐẦU TRANG-- -->>

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-01-20

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0