佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

  VT0268

QUYỂN 1    QUYỂN 2    QUYỂN 3    QUYỂN 4    QUYỂN 5    QUYỂN 6

KINH PHẬT THUYẾT QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH BẤT THOÁI CHUYỂN LUÂN

Hán dịch: Đời Lưu Tống, Sa-môn Trí Nghiêm và BảoVân, người Lương châu.

Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 6

Bấy giờ, A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thật là ít có! Các vị Đại Bồ-tát khéo léo nói về pháp Bồ-đề một cách quyết định. Bạch Thế Tôn! Đó là do năng lực chánh định của các vị ấy, do năng lực oai thần của Phật, hay là do năng lực Tam-muội của kinh này mà các vị nói như thế?

Phật bảo A-nan:

–Nên biết là các thiện nam ấy đã từng ở nơi sáu mươi ức nado-tha cõi của các Đức Phật được nghe nói kinh này không có thêm bớt, như ta hiện nay nói về các mật ngữ vi diệu, đều không có ǵ sai khác, chứ không phải chỉ do năng lực Tam-muội mà nói như thế. V́ sao? V́ các vị ấy đối với kinh này đã nhận thức một cách thông đạt.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có người được nghe kinh này mà tin được hiểu được không sinh nghi ngờ th́ những thiện nam, thiện nữ ấy được phước đức thế nào?

Phật bảo A-nan:

–Nếu người thiện nam, thiện nữ phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đem tất cả bảy thứ báu trong khắp cõi Diêm-phù-đề, mà cúng dường các Đức Như Lai, lại có các vị thiện nam, thiện nữ được nghe kinh này, mà tin hiểu không nghi ngờ th́ A-nan nên biết rằng người ấy sẽ đạt được phước đức hết sức lớn lao.

Này A-nan! Trong cõi Diêm-phù-đề ví như có người đem bảy thứ báu trong các thế giới nhiều như số cát sông Hằng mà cúng dường các Đức Như Lai, lại có người được nghe kinh này, mà tin hiểu không nghi ngờ, th́ phước đức của người này còn nhiều hơn người cúng dường kia.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên Ngài nói kệ rằng:

Nếu đem bảy thứ báu

Trong cõi Diêm-phù-đề

Cúng dường Phật, Như Lai

Bậc Đạo Sư từ bi.

Cũng như đem châu báu

Trong khắp các thế giới

Nhiều như cát sông Hằng

Cúng dường lên các Phật.

Nếu người nghe kinh này

Mà tin được hiểu được

Cũng không sinh nghi ngờ

Th́ phước đức nhiều hơn.

Bấy giờ A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có các vị thiện nam, thiện nữ được nghe kinh này, mà tin được, hiểu được rồi còn thọ tŕ đọc tụng thông suốt th́ những thiện nam, thiện nữ ấy đạt được bao nhiêu phước đức?

Phật bảo A-nan:

–Nếu các thiện nam, thiện nữ nào mong cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trải qua trăm kiếp tu hạnh Bố thí ba-la-mật cúng dường các Đức Phật mà nếu xa ĺa kinh này; hoặc trong trăm kiếp tu các pháp Ba-la-mật như Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, đạt được năm thứ thần thông mà nếu xa ĺa kinh này, th́ không bằng các vị thiện nam, thiện nữ được nghe kinh này mà tin hiểu, không nghi ngờ, lại thọ tŕ đọc tụng khiến cho thông thuộc th́ phước đức hơn trường hợp kia.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên Ngài nói kệ rằng:

Nếu trong một trăm kiếp

Dùng các thức ăn ngon

Cúng dường Bậc Đạo Sư

Chưa gọi cúng dường Phật.

Nếu thọ tŕ kinh này

Đó gọi cúng dường Phật

Tôn kính pháp các Phật

Là cúng dường trên hết.

Nếu trong một trăm kiếp

Dùng các thứ y phục

Đại tinh tấn cứu đời

Chưa gọi cúng dường Phật.

Nếu thọ tŕ kinh này

Là cúng dường trên hết

Đó gọi cúng dường Phật

Hơn hẳn cúng y phục

Nếu trong một trăm kiếp

Tung rải các thứ hoa

Đại tinh tấn cứu đời

Chưa gọi cúng dường Phật.

Muốn cúng dường trên hết

Gọi cúng dường các Phật.

Nên thọ tŕ kinh này

Chẳng đắm nhiễm các quả.

Đó là cúng dường lớn

Hơn mọi thứ cúng dường

Nếu thọ tŕ kinh này

Mà không chấp lấy ngã.

Nếu trong một trăm kiếp

Giữ tịnh giới bền chắc

Mà không tŕ kinh này

Th́ chưa gọi giữ giới

Nếu thọ tŕ kinh này

Đó mới gọi giữ giới

Trên hết trong các giới

Hơn bố thí ở trước.

Tuy có giới thuần tịnh

Vô lượng, khó thể bàn

Phải nên thường siêng cầu.

Thọ tŕ kinh như vậy.

Như trong kinh này nêu

Người khéo tu giới hạnh

Chẳng gọi là giới ác

Hay là kẻ phá giới.

Nếu giữ giới kinh này

Gọi giữ giới Bồ-đề

Giữ định, giới Bồ-đề

Đầy đủ, giới vô tác.

Các giới như vậy thảy

Đều nói trong kinh này

Nếu thọ tŕ kinh này

Đầy đủ tất cả giới.

Nếu người trong trăm kiếp

Tu hành nhẫn nhục lớn

Chúng sinh lời ác mắng

Tâm ấy đều an nhẫn.

Nếu chân tay bị chặt

Thân cũng không xao động

Không hề sinh tâm ác

Oán giận kẻ hại ḿnh.

Tu nhẫn nhục như thế

Như vị Tiên nhẫn nhục

Tuy trải qua trăm kiếp

Nhẫn ấy chưa trên hết.

Nếu người nghe kinh này

Tin hiểu chấp nhận được

Nhẫn ấy là trên hết

Nhẫn của bậc Hiền thiện.

Nhẫn ấy là trên hết

Nhẫn ấy không ǵ trên

Nếu thọ tŕ kinh này

Mà tâm không nhiễm đắm

Nhằm đạt dứt vướng chấp

Muốn cầu không nhiễm đắm

Trí vô thượng các Phật

Không nên sinh chấp đắm

Mau thọ tŕ kinh này.

Nếu trong một trăm kiếp

Thường đứng không ngồi nằm

Cũng không hề ngủ nghỉ

Siêng hành tinh tấn lớn.

Người trí siêng tinh tấn

Truyền bá khắp kinh này

Người ấy được không sợ

Hơn tinh tấn lớn kia.

Nếu trong một trăm kiếp

Đạt đủ năm thần thông

Chẳng được nghe kinh này

Trí ấy chưa trên hết.

Nếu thọ tŕ kinh này

Thông đạt nghĩa không nương

Nơi các thứ thần thông

Thần thông ấy trên hết

Nếu trong một trăm kiếp

Tu hành các trí tuệ

Tuệ ấy là thế gian

Nhận rõ pháp thế gian

Nếu không học kinh này

Chưa gọi là tuệ sáng

Nếu tu học kinh này

Đó gọi tuệ bền chắc.

Nếu được nghe kinh này

Vui, tin không ǵ hơn

Người ấy gọi là trí

Cũng gọi người thông đạt

Muốn dùng tuệ như thế

Biết được các pháp như

Nên giảng nói kinh này

Sẽ được tuệ như thế.

Pháp người trí thực hành

Kinh này đều nói rõ

Phải nên siêng tinh tấn

Để thọ tŕ kinh này.

Lúc này, Tôn giả A-nan liền ở trước Phật nói kệ rằng:

Nên đi một do-tuần

Cho tới trăm do-tuần

Nghe nhận được kinh này

Ĺa bỏ được các quả

Ví có hầm lửa lớn

Mỗi bề một do-tuần

Người trí ở trong đó

Nghe nhận kinh sâu này.

Muốn được giới các Thánh

Trên hết trong các giới

Nên truyền bá kinh này

Giữ giới thân thanh tịnh.

Muốn được thiền các Thánh

Trên hết trong các thiền

Nên truyền bá kinh này

Đốt sạch các phiền não.

Muốn được tuệ các Thánh

Trên hết trong các tuệ

Nên truyền bá kinh này

Thanh tịnh các pháp giới

Muốn đến khắp mọi chốn

Nghiêm tịnh các thế giới

Cõi ấy gọi an vui

Nên truyền bá kinh này.

Muốn thấy Phật A-súc

Trên trong các Mâu-ni

Nên thọ tŕ kinh này

Nói rộng cho chúng sinh.

Nếu muốn tịnh Bồ-tát

Khắp mọi nẻo hành hóa

Thực hành khắp mọi điều

Nên truyền bá kinh này

Được đến cõi an lạc.

Được thấy Phật Di-đà

Ánh sáng không thể bàn

Nên truyền bá kinh này

Là lời các Phật nói.

Đức Thế Tôn nói bảo A-nan:

–Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông vừa nói. V́ sao? V́ nếu có các vị thiện nam, thiện nữ tâm không tán loạn, đọc tụng kinh này, lại giải thích cho người khác nghe mà muốn thấy các Đức Phật th́ đều được thấy. Nếu tâm tán loạn, đọc tụng kinh này, giải thích cho người khác nghe th́ người ấy khi sắp mạng chung sẽ được thấy trăm ngàn Đức Phật. V́ sao? V́ tất cả các Phật đều che chở giữ ǵn các thiện nam, thiện nữ ấy.

Lúc bấy giờ, trong chúng hội có một vị đồng nữ tên là Sư Tử cùng năm trăm vị đồng nữ khác, liền đứng dậy, sửa y bày vai phải, gối phải chấm đất, nhất tâm chắp tay bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có người nữ nào thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt th́ có công đức ǵ?

Đức Phật bảo đồng nữ Sư Tử:

–Nếu có người nữ mong cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thọ tŕ kinh này đọc tụng thông suốt th́ nên biết người ấy mang thân nữ đó là thân nữ sau cùng. V́ sao? V́ nếu có người nữ, tâm không tán loạn thọ tŕ kinh này đọc tụng thông suốt, th́ tất cả phiền não thọ thân người nữ đều được dứt sạch.

Đồng nữ Sư Tử bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các phiền não nào làm cho phải thọ thân nữ?

Phật bảo đồng nữ Sư Tử:

–Phàm những người nữ khi trông thấy những người nữ khác h́nh dung xinh đẹp, lại dùng vàng bạc châu báu cùng nhiều thứ ngọc ngà trang sức thân thể th́ thường sinh tâm thích thú sung sướng từ đó sinh tâm yêu đắm, không thể quán sát một cách như thật thân này rằng chỉ là sự chứa nhóm bao thứ nhơ nhớp bất tịnh, chỉ nhờ lụa là màu sắc, hương thơm xông ướp làm mê lầm mắt người, khiến sinh tâm đắm nhiễm, khởi lên bao thứ phiền não, v́ vậy phải thọ thân nữ.

Lại nữa, đồng nữ Sư Tử! Tánh người nữ thường bỏn sẻn ganh ghét, lời nói tùy theo lúc mà khác nhau, tâm nghĩ tùy theo lúc mà khác nhau, trước mặt th́ nói thế này, nơi kín đáo th́ nói khác, thêm bớt tô điểm, nếu có đến chỗ các Tỳ-kheo th́ cũng ít v́ chánh pháp, chất chứa nhiều giận hờn, ham đắm ngủ nghỉ, ưa thích chuyện trò. V́ lý do ấy mà không thể thọ tŕ kinh này, ngày đêm tâm thường bị ô nhiễm, ít có tâm giải thoát, đầy đủ các tâm phiền não như vậy nên thường chịu thân nữ không thể dứt được.

Cho nên, này đồng nữ Sư Tử! Nếu có người nữ muốn không khởi phiền não, không còn chịu thân nữ th́ phải thọ tŕ đọc tụng kinh này, giảng nói cho người khác nghe. V́ sao? V́ kinh này có công năng dứt trừ các phiền não cho người nữ.

Đồng nữ Sư Tử lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có người nữ, không v́ việc ĺa bỏ thân nữ mà thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt th́ họ còn chịu thân nữ nữa chăng?

Phật bảo đồng nữ Sư Tử:

–Nếu có người nữ, tuy chẳng v́ việc ĺa bỏ thân nữ mà thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt th́ nên biết rằng thân nữ ấy là thân nữ cuối cùng của người đó, ngoại trừ trường hợp do thần thông thị hiện làm thân nữ.

Này đồng nữ Sư Tử! Ví như có người tự nhảy vào đống lửa lớn mà lại bảo: “Đừng đốt cháy thân tôi, đừng hủy hoại sắc diện của tôi.” Vậy theo ý của đồng nữ, người ấy có được như lời ḿnh nói chăng?

Đồng nữ Sư Tử thưa:

–Bạch Thế Tôn! Không thể được v́ sao? V́ tánh của lửa là có công năng đốt cháy thân sắc con người.

Phật bảo đồng nữ Sư Tử:

–Kinh này cũng như thế, có công năng đốt cháy các phiền não không để dư sót. Cho nên, này đồng nữ Sư Tử, nếu có người nữ chẳng muốn thọ thân nữ nữa, muốn mau được tất cả Phật pháp, muốn được thấy vô lượng, vô biên các Đức Phật, muốn được biện tài vô ngại, muốn dùng tâm Từ bi duyên khắp tất cả chúng sinh th́ phải thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt, giải thích cho người khác nghe.

Bấy giờ, đồng nữ Sư Tử và năm trăm vị đồng nữ khác đều bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chúng con vào thời Phật Nhiên Đăng đã thọ tŕ kinh này, như thế lần lượt cho đến ngày hôm nay.

Bấy giờ, A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đồng nữ Sư Tử này v́ sao chưa dứt được thân người nữ?

Phật bảo A-nan:

–Ý ông nghĩ sao? Ông cho rằng đồng nữ Sư Tử là người nữ chăng?

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, đúng vậy!

Phật bảo A-nan:

–Ông chớ nên nói lời ấy. V́ sao? V́ đồng nữ Sư Tử và năm trăm vị đồng nữ đều do năng lực thần thông thị hiện làm thân nữ, v́ lòng Từ bi thương xót làm lợi ích cho các người nữ đời vị lai. V́ sao? V́ tất cả người nam, công việc đi sát đến mọi gia đ́nh để giáo hóa sẽ gặp khó khăn, v́ thế mà các vị nữ ấy đã dùng năng lực thần thông thị hiện làm thân nữ. Nhưng thân nữ này không có pháp người nữ, không có pháp người nam, cũng không có pháp chẳng phải nam, chẳng phải nữ. V́ sao? V́ pháp người nữ, pháp người nam, pháp chẳng phải nam, chẳng phải nữ không thật có.

Này A-nan! Đối với pháp này không có tất cả pháp, thành tựu pháp nhẫn, được sáng tỏ hoàn toàn. Cho nên, này A-nan! Tất cả người nữ phải học theo đồng nữ thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt, giải thích cho người khác nghe.

Lúc bấy giờ, trong hội có năm ngàn vị Tỳ-kheo-ni, liền đứng dậy, sửa y bày vai phải, gối phải chấm đất, nhất tâm chắp tay bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chúng con xin phát nguyện kể từ hôm nay, xin thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt, giải thích cho người khác nghe. V́ sao? V́ chúng con không còn ưa thích làm thân người nữ nữa, sẽ thọ tŕ kinh này, nếu không độc tụng thông suốt rốt ráo th́ không bao giờ nằm ngồi, cũng không ngủ nghỉ.

Phật bảo các Tỳ-kheo-ni:

–Lành thay, lành thay! Các vị đã nói lời như thế, đó là phát tâm đại trang nghiêm để tự trang nghiêm, dùng đại tinh tinh tấn để tự tinh tấn. V́ sao? V́ các vị không còn ưa thích làm thân người nữ mà ưa thích mong cầu Phật pháp. Do đó các vị nên tinh tấn hơn nữa, vững tâm thọ tŕ đọc tụng kinh này, cho được thông suốt và giải thích cho người khác nghe. Nên biết thân nữ mà các vị đang mang chính là sau cùng.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo-ni nghe Phật nói đều vui mừng hớn hở nên đều cởi thượng y quý giá dâng lên cúng dường Phật và nói kệ rằng:

Phật không nói hai lời

Con sẽ được thân nam

Cũng sẽ được thành Phật

Chí nguyện đã đầy đủ.

Khi ấy, trong chúng hội có năm ngàn người vợ của các cư sĩ nghe các vị Tỳ-kheo-ni nói kệ xong, liền đứng dậy, sửa y bày vai phải, gối phải chấm đất, nhất tâm chắp tay bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hôm nay chúng con xin thọ tŕ kinh này, đọc tụng, thông thuộc, giải thích cho người khác nghe. V́ sao? V́ hôm nay chúng con muốn được xa ĺa cái thân không tự tại, coi nhan sắc người như kẻ tỳ thiếp. Thân người nữ tuy sinh trong nhà vua và được nuôi lớn nhưng phải hầu hạ vua chẳng được tự tại, cả đời cực nhọc v́ chồng con, lại những mười tháng mang thai sinh đẻ chịu bao nỗi khổ cực. Do đó mà từ nay chúng con xin siêng năng tinh tấn thọ tŕ kinh này, giải thích cho người khác nghe, nguyện kính giữ trai giới, ăn mỗi ngày một bữa cho đến trọn đời không gần gũi với chồng, để chuyên tâm thọ tŕ, đọc tụng kinh này.

Bấy giờ, Đức Phật bảo vợ các cư sĩ:

–Lành thay, lành thay! Các vị thiện nữ đã nói ra những lời như vậy! Các vị này từ nay không còn bị lệ thuộc vào kẻ khác, sẽ được tự tại, chẳng còn bận tâm đến nhan sắc của kẻ khác, không còn bị khổ v́ việc mang thai, cũng không còn ở trong thai, được sinh về thế giới của các Đức Phật, không có người nữ, không có dâm dục.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các vị thiện nữ này sẽ được sinh về thế giới tên gọi là ǵ, Đức Phật ở thế giới ấy hiệu là ǵ?

Phật bảo A-nan:

–Thế giới ấy tên là Chúng bảo hoa quang, Đức Phật ở thế giới đó danh hiệu là Phóng Chúng Bảo Ma-ni Vương Quang Như Lai Đẳng Chánh Giác, hiện tại đang nói pháp. Các vị thiện nữ này sẽ được sinh về thế giới ấy, nhờ thọ tŕ, đọc tụng kinh này cho nên được thấy Đức Phật Phóng Chúng bảo Ma-ni Vương Quang.

Bấy giờ, vợ của các cư sĩ nghe lời Phật dạy đều sinh tâm vui mừng hớn hở vô lượng, liền cởi mười ngàn xâu chuỗi ngọc trai quý giá đang đeo trên cổ rải lên chỗ Phật và ở trước Phật nói bài kệ rằng:

Chúng con được lợi lành

Được ĺa bỏ thân nữ

Phật không có hai lời

Lời nói đều chân thật.

Bỏ hẳn thân như thế

Tướng người nữ xấu kém

Chỉ lừa người vô trí

Không thể biết như thật.

Lại chẳng bằng tỳ thiếp

Lệ thuộc, không tự tại

Cũng không còn mang thai

Mười tháng chịu các khổ

Không bao giờ còn chịu

Việc xấu ở trong thai

Đã ĺa được bào thai

Trí ấy không ǵ hơn.

Vợ của các cư sĩ nói kệ xong, đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễu Phật theo chiều bên phải ba vòng, đều cùng nhau ngồi cách Phật không xa, nhất tâm chiêm ngưỡng dung nhan Phật, mắt không hề chớp.

Lúc này, Thích Đề-hoàn Nhân rải hoa Câu-tẩu-ma cõi trời lên chỗ Phật cúng dường và bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con sẽ thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt, giải thích cho người khác hiểu.

Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

–Này Kiều-thi-ca! Nếu ngươi làm được như vậy th́ sẽ không bao giờ còn chiến đấu với A-tu-la nữa!

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, muốn khiến cho tất cả căn lành của trăm ngàn chúng sinh được thanh tịnh trong sáng, thêm nên bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thuở xưa Như Lai đã nghe con giảng nói kinh này mà phát tâm Bồ-đề.

Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–V́ việc ấy cho nên ông đối với trăm ngàn muôn ức na-do-tha các chúng Bồ-tát, là bậc thông minh hơn hẳn, ở trong các thế giới ở mười phương khai ngộ chúng sinh, như ánh sáng của mặt trời chiếu sáng.

Đức Phật vừa nói xong th́ mặt đất liền rung chuyển, từ trên không trung hoa rơi như mưa, nhiễu quanh Phật Thế Tôn, rồi gom lại trên đầu gối.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên ǵ mà mặt đất rung chuyển và các hoa trời tung rải lại gom trên đầu gối Phật như vậy?

Phật bảo A-nan:

–Hiện giờ, có trăm ngàn muôn ức na-do-tha các vị trời nghe Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói những lời ấy nên vui mừng hớn hở tung rải các hoa trời rồi cùng nói:

–Chúng con sẽ thọ tŕ, đọc tụng kinh này, giảng nói cho người khác nghe, như Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử đã nói lời ấy. Chúng tôi cũng sẽ học theo như Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, soi sáng thế gian, chúng con cũng sẽ soi sáng như thế.

Khi nói lời đó, các vị đều nhớ nghĩ kinh ấy như đang ở trước mặt ḿnh, cho nên tâm sinh vui mừng hớn hở vô lượng, lại nghe nói rằng ta được nghe Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi giảng nói kinh này. Này A-nan! v́ thế mà mặt đất rung chuyển, trời tung rải hoa xuống như mưa.

Khi ấy, A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Kinh này thành tựu các công đức lớn lao, kinh này thành tựu các công đức chưa từng có, chúng sinh chỉ có các căn lành nhỏ th́ không được nghe kinh này.

Phật bảo A-nan:

–Đúng thế, đúng thế, đúng như lời ông nói! Phải là những thiện nam, thiện nữ từng cúng dường vô lượng trăm ngàn các Đức Phật th́ mới được nghe kinh này. Nghe rồi th́ tin hiểu, thọ tŕ đọc tụng, giảng nói cho người khác nghe.

Này A-nan! Các thiện nam, thiện nữ ấy dù sống ở cõi trời hay cõi người cũng đều được xem như những ngôi tháp, nếu có người thọ tŕ đọc tụng kinh này th́ mọi phương diện ở nơi họ ở luôn được gặp người hiểu biết chánh pháp.

Lại nữa này A-nan! Nếu có người thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt, giải thích cho người khác nghe, cho đến sao chép kinh điển để cúng dường th́ nên biết rằng người ấy sẽ ĺa khỏi các đường ác có khả năng hàng phục ác ma Ba-tuần, dựng lên ngọn cờ chánh pháp, thực hành pháp thí, thắp sáng ngọn đuốt chánh pháp, xua tan bóng tối vô minh, thổi loa ốc pháp lớn, âm hưởng vang đến đạo tràng, đánh trống pháp lớn để mở cửa cam lộ, tuôn mưa pháp Đại thừa, làm no đủ tất cả những người ưa thích cầu pháp mở các kho báu chánh pháp do các Phật chứa nhóm để xuất ra pháp tài lớn, biết tất cả pháp xa ĺa các tưởng chấp. Đó là tưởng chấp về năm ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức, tưởng chấp về sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tưởng chấp về sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Xa ĺa tất cả các tưởng chấp về các pháp, cho đến tưởng chấp về Phật, Pháp, Tăng. 

Này A-nan! Nếu có người nghe ta giảng nói kinh này, thọ tŕ đọc tụng th́ nên biết rằng người ấy chính là đệ tử Phật, từ miệng Phật sinh ra, từ pháp thân sinh ra. Cho nên A-nan! Nếu có chúng sinh nào muốn ăn cơm của Như Lai, ngồi nơi đạo tràng muốn giảng nói chánh pháp như ta hiện nay, th́ phải thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt, giải thích cho người khác nghe, cho đến sao chép kinh điển để cúng dường.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Trong đời vị lai nếu có người thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt, giải thích cho người khác nghe, cho đến sao chép kinh điển để cúng dường, th́ phải chăng họ là những người hiện nay đang thọ tŕ đọc tụng kinh này?

Phật bảo A-nan:

–Đúng như vậy! V́ sao? V́ ta không hề thấy các Trời, Người, Ma, Phạm thiên, Sa-môn, Bà-la-môn, Nhân phi nhân ở các thế gian khác ở đời vị lai lại có khả năng giảng nói kinh này khiến cho những kẻ khác nghe, không hề có việc ấy.

Này A-nan! Chỉ có những người hiện tại chứa nhóm được nhiều tài sản chánh pháp, th́ ở đời vị lai mới có thể thọ dụng tùy ý. Ví như có cha con vị cư sĩ nọ, gia sản rất giàu có gồm nhiều thứ của báu như vàng, bạc, lưu ly, ngọc trai, ngọc ma-ni cùng các thứ ngọc quý khác... chứa đầy các kho lẫm, tôi tớ hầu hạ, voi ngựa trâu dê thảy đều dồi dào. Cha con cư sĩ đó đi đến nơi xa để dạo chơi ngắm cảnh, sau đó trở về chốn cũ. Vậy cha con vị ấy có được thọ dụng những của cải đã có sẵn của ḿnh không?

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Họ được thọ dụng một cách tự tại, v́ đó là tài sản vốn có của họ.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế! Này A-nan! Nếu như trong hiện tại các chúng sinh được nghe giảng nói kinh này th́ ở đời vị lai cũng sẽ được nghe, thọ tŕ đọc tụng, cúng dường... giống như hiện ngày nay.

Này A-nan! Ta dùng mắt Phật thấy có người tin hiểu thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt, giải thích cho người khác nghe, cho đến biên chép kinh điển như hiện nay.

Này A-nan! Cũng có người cúng dường cũng như những kẻ bài báng không tin tưởng thọ nhận.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sinh chẳng tin hiểu kinh này, mà còn bài báng th́ kẻ đó phải chịu tội báo sinh vào cõi nào?

Đức Phật nói:

–Hãy thôi, ông chớ nên hỏi về điều ấy.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Cúi mong Đức Thế Tôn nói về điều đó. V́ như thế sẽ khiến cho những chúng sinh chưa tin hiểu pháp này sẽ phát tâm kính tin ưa thích.

Phật bảo A-nan:

–Tội báo và nơi sinh về của những kẻ ấy cũng giống như kẻ gây ra năm nghiệp vô gián.

Này A-nan! Ý của ông nghĩ thế nào? Giả sử có người trong một ngày giết hết chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới, th́ tội báo của người ấy ra sao?

A-nan bạch Phật:

–Bạch Tôn, hết sức độc ác!

Đức Phật dạy:

–Tội báo của kẻ ấy cũng giống như trường hợp trước. Này A-nan! Ý ông nghĩ sao? Ví như có người hủy hoại, hoặc thiêu đốt tháp miếu của các Đức Phật nhiều như số cát sông Hằng được xây dựng sau khi Phật nhập Niết-bàn th́ tội ác của kẻ ấy có nhiều chăng?

Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tội ác ấy rất nhiều, mắt chẳng nên thấy, tai chẳng nên nghe.

Phật bảo A-nan:

–Tội báo và nơi sinh về của người ấy như thế nào?

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tội ác ấy rất sâu nặng.

Phật bảo A-nan:

–Tội báo của người ấy phải chịu cũng giống như trường hợp trước. Này A-nan! Ý ông nghĩ sao nếu như có kẻ tiêu diệt chánh pháp của các Đức Phật ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, th́ tội ác ấy thế nào?

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Tội ác ấy rất nặng.

Phật bảo A-nan:

–Tội báo mà kẻ ấy phải chịu cũng giống như trường hợp trước.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu như có kẻ chê bai hủy báng, khiến cho chúng sinh xa ĺa kinh này th́ tội ấy như thế nào?

Phật bảo A-nan:

–Theo ý ông nghĩ sao? Nếu như chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới đều tu tập theo mười điều thiện, mong cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, giả sử có kẻ hủy hoại đôi mắt của tất cả chúng sinh ấy th́ tội ác ấy có nặng chăng?

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn, rất nặng! Người ấy phải chịu các khổ não ở địa ngục trong trăm ngàn muôn ức na-do-tha kiếp.

Phật bảo A-nan:

–Giờ ta nói với ông, nếu có chúng sinh nào hủy báng kinh này, dù chỉ làm cho một người xa ĺa kinh này th́ nên biết tội báo của người ấy phải chịu cũng giống như tường hợp trên.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có vị Bồ-tát mong cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với kinh này tuy có tâm nghi ngờ nhưng không phỉ báng, như vậy th́ tội ấy thế nào?

Phật bảo A-nan:

–Nếu sinh tâm nghi ngờ th́ trái nghịch với các Đức Phật, tội ấy phải chịu một ức kiếp xa ĺa nẻo giác ngộ.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sinh phỉ báng kinh này, lại xúi giục khiến cho nhiều chúng sinh cùng xa lánh th́ kẻ ấy phải chịu tội báo về thân h́nh lớn nhỏ ra sao?

Phật bảo A-nan:

–Hãy thôi, ông chớ nên hỏi về thân h́nh lớn nhỏ của tội báo này?

A-nan bạch Phật:

–Cúi mong Thế Tôn nói rõ về tội đó khiến cho bốn chúng đệ tử trong chúng hội và các chúng sinh ở đời sau được biết mà sinh tâm hổ thẹn sợ hãi.

Phật bảo A-nan:

–Tội báo của người ấy là thân cao đến một muôn do-tuần, chịu vô lượng khổ.

A-nan bạch Phật:

–Người ấy chẳng biết giữ ǵn khẩu nghiệp của ḿnh, vậy quả báo về h́nh tướng lưỡi lớn nhỏ thế nào?

Phật bảo A-nan:

–Lưỡi của người tội đó rộng mỗi bề một ngàn do-tuần, luôn có năm chiếc cày sắt nung lửa đỏ rực cày xới trên lưỡi ấy, lại có năm trăm thỏi sắt nung đỏ rực ánh lửa liên tục rơi lên lưỡi kẻ đó. Đó là do đời trước người ấy không giữ ǵn khẩu nghiệp.

Bấy giờ, bốn chúng đều sinh sợ hãi. Nổi ốc khắp ḿnh, sợ hãi khóc lóc ngã lăn ra đất, đều cùng bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hôm nay chúng con xin v́ tất cả các vị nam nữ trong dòng họ của Như Lai mà phát lộ sám hối, mong được xa ĺa quả báo về thân h́nh như vậy để khỏi phải chịu bao nỗi khổ.

Trong chúng hội còn có những người ràn rụa nước mắt, bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chúng con hoặc ở trong đời này, hoặc ở trăm ngàn muôn ức na-do-tha đời trước, từng sinh tâm nghi ngờ tạo các nhân duyên có thể sinh ra bao nỗi đau khổ như thế, hôm nay chúng con đối trước Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác, cùng với trăm ngàn muôn ức không thể hạn lượng các Đức Phật Thế Tôn, xin thành tâm phát lộ sám hối, kính mong các Đức Phật Như Lai dùng mắt Phật soi thấu lòng thành của chúng con. Hôm nay chúng con tất cả tội nghiệp thảy đều phát lộ sám hối không dám che giấu. Chúng con ngu si thấp kém không biết không hay, không có phương tiện cúi mong các Đức Phật v́ lòng Từ bi thương xót mà nhận lấy sự sám hối của chúng con!

Phật bảo các vị thiện nam:

–Lành thay, lành thay! Hôm nay ở trước mặt ta các vị đã phát lộ sám hối không hề che giấu tội lỗi của ḿnh, như vậy đối chánh pháp của ta các vị sẽ được nhiều lợi ích.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hiện nay trong chúng hội này, có một số vị sinh tâm nghi ngờ đối với kinh, nên phải chịu khổ nơi cõi địa ngục như thế phải chăng?

Phật bảo A-nan:

–Hiện những vị trong chúng hội này sinh tâm nghi ngờ nhưng nhờ biết ăn năn sám hối nên tội ấy đã được giảm nhẹ.

A-nan bạch Phật:

–Những người ấy phải chịu tội báo như thế nào?

Phật bảo A-nan:

–Khi người ấy sắp chết trong mỗi lỗ chân lông trên thân đều chịu vô lượng khổ, nhưng sự đau đớn ấy không kéo dài. V́ sao? V́ những người đó đã ở trước ta cũng như trước vô lượng, vô biên các Đức Phật Thế Tôn thành tâm sám hối những lỗi lầm của ḿnh.

Này A-nan! V́ vậy mà các vị nam nữ trong dòng họ của Như Lai nếu muốn tránh tội báo về thân và lưỡi cũng như bao nỗi đau khổ cùng cực như thế th́ phải nên kính tin, hiểu rõ kinh này, chớ nên sinh tâm nghi ngờ.

Này A-nan! Nếu có các vị thiện nam, thiện nữ muốn luôn được gần gũi Tam bảo Phật, Pháp, Tăng, muốn luôn được gắn bó với chánh pháp của các Đức Phật ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, th́ nên thọ tŕ kinh này, đọc tụng thông suốt, giải thích cho người khác nghe và sao chép kinh điển để cúng dường.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nay Như Lai nói kinh Bất Thoái Chuyển Luân, vậy do nhân duyên ǵ mà Thế Tôn dạy rằng: Nếu muốn gần gũi Tăng, vậy chẳng hay gần gũi hạng Tăng nào?

Phật bảo A-nan:

–Tăng ấy chỉ cho những vị Tăng không còn thoái chuyển, gọi là Tăng, những vị không thoái chuyển đến nhóm họp trong chúng hội cũng được gọi là Tăng.

A-nan bạch Phật:

–Các vị Bồ-tát chưa được pháp không thoái chuyển th́ chưa được xếp vào hàng tăng chăng?

Phật bảo A-nan:

–Nếu những vị đã phát tâm Bồ-đề sâu xa mà không chấp vào sự phát tâm ấy th́ đều được xếp vào hàng Tăng không thoái chuyển.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thật là điều ít có, các Đức Phật đã đầy đủ năng lực phương tiện lớn lao, nhờ phương tiện mà nói pháp như vậy.

Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân liền dùng tung rải hoa Mạn-đàla cõi trời lên chỗ Phật và bạch:

–Bạch Thế Tôn! Cúi mong Đức Thế Tôn khiến cho tất cả chúng sinh cũng đều đầy đủ phương tiện như vậy.

Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

–Này Kiều-thi-ca! Nếu có người tin hiểu kinh này th́ đều sẽ thành tựu phương tiện như vậy để giảng nói các pháp chẳng khác ǵ như ta hiện nay.

Lúc này, có trăm ngàn các vị trời tung rải hoa Mạn-đà-la cõi trời lên chỗ Phật để cúng dường và nguyện:

–Nguyện cho tất cả chúng sinh đều thông đạt kinh này.

Khi ấy Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Cúi mong Thế Tôn thương xót chúng sinh đời vị lai mà giữ ǵn kinh này.

Phật bảo A-nan:

–Nếu các thiện nam, thiện nữ đang lênh đênh trên biển cả mà muốn nghe kinh này th́ các thiện nam, thiện nữ ấy đều được nghe. V́ sao? V́ các Đức Phật Như Lai đời trước đã giữ ǵn kinh này.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chư Phật, Như Lai đời trước tuy giữ ǵn kinh này, nhưng con cúi mong ngày nay Như Lai v́ thương xót chúng sinh cũng giữ ǵn kinh này.

Lúc bấy giờ, mặt đất rung chuyển sáu cách, tức th́ ở trước chỗ Phật tự nhiên hiện ra một đóa hoa trời Diêm-phù-đề màu vàng với trăm ngàn muôn ức cánh, phát ra ánh sáng soi sáng hằng hà sa thế giới chư Phật trong mười phương. Bấy giờ, bốn chúng đều thấy các Đức Phật Thế Tôn nơi hằng hà sa thế giới trong mười phương, trước các Đức Phật này cũng đều có hoa trời Diêm-phù-đề màu vàng tự nhiên xuất hiện với trăm ngàn muôn ức cánh, phát ra ánh sáng chiếu khắp mười phương.

Bấy giờ, Thích Đề-hoàn Nhân liền biến thành một vị cư sĩ, cầm các thứ hoa nói với bốn chúng:

–Bây giờ các vị hãy tung rải hoa này lên chỗ Phật để cúng dường Như Lai, cũng là để cúng dường pháp mầu kinh này.

Tức th́ bốn chúng liền tung rải các hoa ấy lên chỗ Phật. Đức Như Lai dùng thần thông khiến cho tất cả các hoa được tung rải lên để cúng dường ấy kết lại thành một lọng hoa lớn.

Bốn chúng cùng bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên ǵ mà mặt đất rung động sáu cách như vậy? Lại có đóa hoa sen lớn hiện ra trước chỗ Phật và hằng hà sa thế giới trong mười phương, Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới và bốn hướng cũng đều hiện ra giống như thế?

Phật bảo bốn chúng:

–Những hiện tượng tốt đẹp hiện ra trước như vậy đủ biết các Đức Phật luôn giữ ǵn kinh này.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như Lai hiện này đã dạy về việc giữ ǵn kinh này chăng?

Phật bảo A-nan:

–Đúng vậy! Ta đã chỉ dạy.

A-nan bạch Phật:

–Chỉ có mỗi Đức Thế Tôn giữ ǵn kinh này hay là các Đức Phật trong thế giới khác cũng đều giữ ǵn kinh này?

Đức Phật dạy:

–Các Đức Phật trong các thế giới nhiều như số cát sông Hằng trong mười phương đều giữ ǵn kinh này.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Kinh này được gọi tên là ǵ và thọ tŕ bằng cách nào?

Đức Phật nói:

–Kinh này gọi là Chẳng Chấp Các Quả, hoặc Xa Ĺa Các Quả; cũng có tên là Nói Về Mật Nghĩa Của Các Pháp Kiên Tín, Kiên Pháp, Tám Bậc, Bốn Quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán Và Hai Thừa Thanh Văn, Bích-chi-phật; cũng có tên là Hàng Phục Đuổi Trừ Các Ma, cũng được gọi là Tương Ứng Với Sáu Pháp Ba-la-mật. V́ sao được gọi như thế?

V́ nếu có các thiện nam, thiện nữ kính tin hiểu rõ kinh này, thọ tŕ đọc tụng, cho đến sao chép kinh điển để cúng dường th́ xem như những người ấy đã tu tập đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! V́ sao những người kính tin, hiểu rõ kinh này, thọ tŕ đọc tụng th́ được xem là đã tu tập đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật?

Phật dạy:

–Nếu các thiện nam, thiện nữ kính tin, hiểu rõ kinh này th́ được gọi là Bố thí ba-la-mật. Chẳng sinh tâm nghi ngờ th́ được gọi là Tŕ giới ba-la-mật. Gắng sức để nhận lãnh và thấu đạt pháp ấy th́ được gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật. Tâm mạnh mẽ, không yếu hèn th́ được gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Tâm được an định, không xao động nên gọi là Thiền định ba-la-mật. Chẳng phân biệt đối với tất cả các pháp gọi là Trí tuệ ba-la-mật.

Này A-nan! Do vậy mà kinh này được gọi là Tương Ứng Với Sáu Pháp Ba-la-mật; kinh này cũng còn gọi là Tất Cả Các Đức Phật Giảng Nói Chánh Pháp; cũng được gọi là Pháp Không Thoái Chuyển Rộng Lớn; cũng gọi là Pháp Không Thoái Chuyển Rộng Lớn Thanh Tịnh Trang Nghiêm.

Này A-nan! Đó là các tên gọi của kinh này, ông nên theo những ý nghĩa ấy mà thọ tŕ.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chỉ được nghe tên kinh này thôi cũng đã phát tâm lãnh hội thọ tŕ, huống chi là đã được nghe giảng nói trước sau đầy đủ.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, đúng như lời ông nói!

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sinh được nghe kinh này, th́ thoát được vòng sinh tử của bao nhiêu kiếp?

Đức Phật dạy:

–Nếu có người được nghe tên kinh Quảng Bác Nghiêm Tịnh Bất Thoái Chuyển Luân, được nghe rồi lại sinh tâm kính tin hiểu rõ th́ ông nên biết rằng những chúng sinh ấy sẽ thoát khỏi trăm ngàn kiếp sinh tử.

A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sinh được nghe kinh này, kính tin, hiểu rõ và phát tâm Bồ-đề th́ sẽ đạt được pháp ǵ?

Đức Phật dạy:

–Những chúng sinh như vậy đều được các Đức Phật thọ ký là sẽ đạt đến Tuệ giác vô thượng Bồ-đề.

Lúc này, bốn chúng trong hội, mỗi vị đều thấy trước chỗ ngồi của ḿnh tự nhiên hiện ra một đóa hoa sen rất to lớn, hoa ấy nở ra có đến trăm ngàn cánh với hàng trăm ngàn muôn ức ánh sáng màu sắc tỏa chiếu, khiến cho bốn chúng đều vui mừng hớn hở, liền dâng hoa ấy lên cúng dường Phật và cùng bạch Phật:

–Nguyện cho chúng con vào đời vị lai cũng được giảng nói rộng khắp về kinh này chẳng khác ǵ Đức Thế Tôn hiện nay đang giảng nói.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn vui vẻ mỉm cười:

–Cùng lúc, tất cả các thứ âm nhạc tự nhiên hòa tấu vang lừng, tất cả các thứ hương thơm tự nhiên xông tỏa ngào ngạt. Hàng trăm ngàn muôn ức vị trời trên hư không hòa tấu các thứ nhạc trời. Lại có trăm ngàn muôn ức vị trời trên không trung tung rải như mưa các thứ hương bột Chiên-đàn, cùng với vô số các loại hương trời như Thiên A-ca-lâu hương, hương bột mịn màng Đa-ma-la hương.

Lại tung rải như mưa các thứ châu báu như: Mạn-đà-la, Ma-ha mạn-đà-la, Ba-lâu-sa, Ma-ha ba-lâu-sa, Mạn-thù-sa, Ma-ha mạnthù-sa, Ca-ca-la, Ma-ha ca-ca-la, Lâu-già-ma-na, Ma-ha lâu-già-mA-na, Thiên ưu-bát-lan, Câu-vật-đầu, Phân-đà-lợi... Các loại hoa nhiều như vậy được tung rải xuống chỗ Phật để cúng dường.

Lại có vô số các thứ hương trời, vô số các tràng hoa, chuỗi hoa, cho đến tất cả các thứ châu báu quý giá mà các vị trời có được đều tung rải xuống để cúng dường.

Mọi người cũng rộn ràng không kém. Có các vị cởi những y phục quý giá dâng lên cúng dường Phật. Có các vị th́ cởi những xâu chuỗi ngọc quý đeo trên cổ hoặc các thứ mũ não kết bằng các xâu chuỗi hoa... tung lên để cúng dường. Có các vị th́ dùng những chiếc mũ quý làm bằng vàng ngọc, làm bằng các thứ vật báu khác, hoặc được kết bằng các thứ hoa đẹp, các thứ hương Chiên-đàn cùng dâng lên cúng dường. Có các vị th́ vui mừng hớn hở chúc thọ vang khắp.

Đồng thời các loài vật như trâu, ngựa thảy đều vui thích, phát ra tiếng kêu dịu dàng. Trên không trung các loài chim chóc th́ nhóm họp từng đàn chung giọng hót vang những âm thanh hòa nhã. Chúng sinh ở các cõi như địa ngục, súc sinh đều ĺa các nỗi đau khổ, tâm hưởng an lành. Chúng sinh ở cõi quỷ đói th́ được no đủ, ĺa các nỗi khổ não về cảnh đói khát. Tám bộ chúng là Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân... thảy đều bộc lộ sự vui mừng tột độ, cũng như tất cả các chúng sinh đều dấy khởi tâm Từ bi, đối xử với nhau theo tâm Từ bi ấy không còn chút giận dữ, oán hờn.

Bấy giờ, A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu mà Đức Thế Tôn mỉm cười? Các Đức Phật, Như Lai khi mỉm cười là nhằm để nêu dạy điều ǵ.

Phật bảo A-nan:

–Hiện nay bốn chúng đệ tử Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, cùng tám bộ chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, Atu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân hiện đang có mặt nơi đây đều được nghe và lãnh hội kinh này, th́ đời sau cũng sẽ được gặp lại, nghe và lãnh hội, đều được pháp không thoái chuyển trên đường tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sau khi thành Bậc Giác Ngộ cũng sẽ giảng nói kinh này, không thêm không bớt, chẳng khác ǵ ta hiện nay.

Lúc Phật nói kinh này, có vô lượng, vô biên chẳng thể tính lường, chẳng thể nghĩ bàn, trăm ngàn muôn ức na-do-tha các vị trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầula-già, Nhân phi nhân đều được pháp không lui sụt trên đường tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đức Phật nói xong kinh này, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, vô lượng, vô biên các Đại Bồ-tát, Tôn giả A-nan, các vị Đại Thanh văn cùng với bốn chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưubà-di, tám bộ chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Calâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân cùng mọi chúng nhân thế gian, tất cả đều rất vui mừng.

KINH PHẬT THUYẾT QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH BẤT THOÁICHUYỂN LUÂN

<<-- --ĐẦU TRANG

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-01-20

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0