佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

  VT0268

QUYỂN 1    QUYỂN 2    QUYỂN 3    QUYỂN 4    QUYỂN 5    QUYỂN 6

KINH PHẬT THUYẾT QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH BẤT THOÁI CHUYỂN LUÂN

Hán dịch: Đời Lưu Tống, Sa-môn Trí Nghiêm và BảoVân, người Lương châu.

Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 2

Lúc bấy giờ Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử đã khuyến thỉnh Đức Thế Tôn nói về pháp Quảng bác nghiêm tịnh bất thoái chuyển luân phải chăng?

Đức Phật nói:

–Đúng thế, này A-nan! Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử hỏi ta về pháp ấy. V́ sao? V́ các Đức Phật, Thế Tôn đều nói pháp Quảng bác nghiêm tịnh bất thoái chuyển luân.

A-nan bạch Phật:

–Do nhân duyên nào Thế Tôn nói về Kiên tín, Kiên pháp, tám bậc, bốn quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Thanh văn, Bích-chi-phật?

Bạch Thế Tôn! Điều các vị ấy thực hành có phải là pháp của Bồ-tát không?

Đức Phật đáp:

–Đúng vậy, đúng vậy! Điều các vị ấy thực hành chính là pháp của Bồ-tát. V́ sao? V́ chúng sinh ở cõi đời năm trược tâm thường ưa thích pháp nhỏ, chẳng cầu các pháp Đại thừa. Do đó, các Đức Phật dùng năng lực phương tiện tùy theo căn tánh của chúng sinh mà nói pháp, v́ phần lớn chỉ ưa thích pháp nhỏ, không kham nỗi các pháp Đại thừa nên Như Lai cũng dùng năng lực phương tiện quán sát tâm sâu xa, khiến họ phát khởi tâm cầu đạo Bồ-đề, vào được trí tuệ Phật. 

Này A-nan! Như Lai dùng phương tiện như vậy để hóa độ chúng sinh đến nơi an ổn, vô vi vô tác, ĺa pháp tâm sở, tất cả đều b́nh đẳng, dứt hẳn khổ vui, không có nơi chốn, cũng không có chỗ trụ, an ổn vắng lặng, Niết-bàn Vô dư.

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói lời ấy rồi im lặng không nói nữa.

Tôn giả A-nan liền hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–V́ sao Như Lai im lặng?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Này Tôn giả A-nan! V́ chúng sinh khi nghe nói pháp này th́ ít người có khả năng kính tin, v́ vậy mà Đức Thế Tôn im lặng. Đức Thế Tôn nói những lời mật ngữ nhiệm mầu như thế chỉ có ḿnh ta thấu hiểu, nay bốn bộ chúng đều sinh nghi ngờ: “Do duyên cớ nào mà Đức Thế Tôn nói về pháp Kiên tín, Kiên pháp, cho đến Thanh văn, Bích-chi-phật?”

Hiện giờ trong trăm ngàn muôn ức na-do-tha các vị trời này cũng có trăm ngàn muôn ức na-do-tha các vị Đại Bồ-tát đều sinh tâm nghi ngờ: “V́ sao Đức Thế Tôn nói về Kiên tín, Kiên pháp, cho đến Thanh văn thừa, Bích-chi-phật thừa? Cho nên Đức Thế Tôn im lặng không nói pháp khó tin này.”

Khi Đức Thế Tôn giảng nói về pháp đó th́ nơi các sông ngòi, suối ao, nguồn lạch lớn nhỏ đều dừng không chảy. Các loài chim trong hư không cũng đều dừng cánh, không bay. Mặt trời, mặt trăng không chuyển vận, tất cả đèn đuốc đều không còn tỏa sáng. Tất cả các chúng sinh đều không còn oai quang. V́ sao? V́ Đức Thế Tôn im lặng không giảng nói pháp khó tin.

Lúc này, một vạn hoa sen đang nối tiếp nhau bay vòng quanh tinh xá của Đức Thế Tôn đều phát ra âm thanh khuyến thỉnh:

–Cúi mong Đức Thế Tôn nói về pháp Quảng bác nghiêm tịnh bất thoái chuyển luân. V́ sao? V́ chúng con từng ở nơi này được nghe chín mươi hai ức trăm ngàn na-do-tha các Đức Phật đều nói về pháp này.

Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn hãy nói về pháp Quảng bác nghiêm tịnh bất thoái chuyển luân. V́ sao? V́ lúc cuối đêm vừa rồi, con cùng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử đi về phía Đông, trải qua hằng hà sa cõi Phật, các Đức Như Lai ở các cõi đó đều nói pháp ấy. Phương Nam, Bắc, Tây, tứ duy và hai phía trên dưới, vô lượng, vô biên không thể tính kể các Đức Phật, Thế Tôn ở các cõi đó đều giảng nói pháp ấy.

Lúc này, trong hư không có tám mươi vạn năm ngàn na-do-tha các vị trời cùng bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn nói về pháp Quảng bác nghiêm tịnh bất thoái chuyển luân. V́ sao? V́ chúng con đã ở chỗ này nghe chín mươi hai ức trăm ngàn na-do-tha Đức Phật đều nói pháp ấy.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà Thế Tôn giảng nói về Kiên tín, Kiên pháp cho đến hai thừa Thanh văn, Bích-chi-phật? Hiện giờ bốn chúng này đều yên lặng, ngay đến tiếng ho hen cũng không. Hiện giờ trong hội này có trăm ngàn muôn ức chúng sinh đều sinh tâm nghi ngờ, chưa rõ do đâu mà Thế Tôn nói về Kiên tín, Kiên pháp, cho đến hai thừa Thanh văn, Bích-chi-phật.

Kính mong Đức Thế Tôn nhổ mũi tên nghi ngờ trong tâm đại chúng này, nói rõ về thời chứng của Phật cho đại chúng nghe.

Phật bảo A-nan:

–Đúng thế, pháp do các Đức Phật, Thế Tôn giảng nói đều có thời chứng.

A-nan bạch Phật:

–Ai là người chứng đạt?

Phật bảo A-nan:

–Pháp ấy do ta chứng đạt. Các Đức Phật, Như Lai đều đem các pháp ḿnh đã chứng đắc ra để giảng nói.

Phật bảo A-nan:

–Ông hãy nghe kỹ và khéo suy nghĩ, ta sẽ giải thích rành rõ cho ông nghe. Bậc Đại Bồ-tát được gọi là Kiên tín, cho đến được gọi là Bích-chi-phật thừa.

Lúc này, Tôn giả A-nan và các vị Đại Thanh văn thảy đều nhất tâm lắng nghe lời Phật dạy. Phật bảo A-nan:

–Bậc Đại Bồ-tát giúp cho vô lượng, vô biên a-tăng-kỳ chúng sinh kính tin tri kiến Phật. Kính tin tri kiến Phật rồi th́ không còn chấp sắc, không còn chấp thọ, tưởng, hành, thức. V́ không còn chấp trước sắc, thọ, tưởng, hành, thức nên các vị Đại Bồ-tát được gọi là Kiên pháp.

Lại nữa, này A-nan! Các vị Đại Bồ-tát kính tin pháp do các Đức Phật giảng nói đều vắng lặng. Người tin pháp này là bậc Đại Bồ-tát gọi là Kiên tín.

Lại nữa, này A-nan! Bậc Đại Bồ-tát kính tin trí tuệ Phật thường suy nghĩ rằng chúng ta cũng sẽ đạt đến trí tuệ giác ngộ như vậy, nhưng cũng không thấy là ḿnh đã thành tựu được trí tuệ đó. Do đó A-nan! Các vị Đại Bồ-tát ấy được gọi là Kiên tín.

Lại nữa, này A-nan! Các vị Đại Bồ-tát đối với năm dục lạc không sinh tâm ưa thích, thành tựu Tín lực, cho nên các vị Đại Bồ-tát được gọi là Kiên tín.

Lại nữa, này A-nan! Các vị Đại Bồ-tát thường suy nghĩ: “Các Đức Phật, Thế Tôn dùng pháp chẳng thể suy nghĩ bàn luận mà ban cho chúng sinh. Chúng ta cũng nên học pháp không thể suy nghĩ bàn luận để ban cho chúng sinh.” V́ vậy nên các vị Đại Bồ-tát này được gọi là Kiên tín.

Lại nữa, này A-nan! Bậc Đại Bồ-tát sinh tâm hoan hỷ xả bỏ tất cả các vật, cho đến bản thân ḿnh còn đem bố thí, huống ǵ là vật khác. Kính tin thực hành pháp bố thí này nhưng không hề vướng mắc, đối với tất cả vật chất không hề có sự keo kiệt tiếc lẫn, luôn đem các nhân duyên ấy hồi hướng về đạo Bồ-đề nhưng cũng không dấy khởi kiến chấp về đạo Bồ-đề. Các vị Đại Bồ-tát ấy được gọi là Kiên tín.

Lại nữa, này A-nan! Bậc Đại Bồ-tát tín tâm thanh tịnh, không hề yếu hèn, đối với Tam bảo Phật, Pháp, Tăng tâm luôn thuần tịnh, giữ ǵn sáu căn, không hề mong cầu, khiến cho chúng sinh không kính tin th́ đối với Tam bảo sinh tâm tin ưa, đã sinh tâm tin ưa th́ chẳng hề buông lung. Phát tâm Bồ-đề, không chấp ở h́nh tướng của tâm, tin hiểu sáu cõi b́nh đẳng với pháp giới. Thế nào là tin hiểu? Tức là cho rằng các cõi đó đều dùng các âm thanh, tên gọi để nói nhưng thật ra chúng không thật có. Tin hiểu các hành đều là pháp vô thường, khổ, không, vô ngã. Cũng kính tin Thánh giới vô lậu không phải là các pháp đùa bỡn mà là có đủ các pháp chánh định. Đại Bồ-tát tin rằng tất cả chúng sinh tức là cảnh giới vắng lặng, dùng tâm không nương tựa thấy các chúng sinh chính là pháp giới, nhưng đối với pháp này không thấy có pháp giới. V́ sao? V́ pháp giới chính là cảnh giới vô tâm của chúng sinh. Bậc Đại Bồ-tát kính tin như vậy được gọi là Kiên tín.

Bậc Đại Bồ-tát tin tưởng tất cả chúng sinh không có trụ xứ. V́ sao? V́ tự tánh là không. Cũng lại không thấy có h́nh tướng chúng sinh, thấy các chúng sinh đồng với tướng Niết-bàn. V́ sao? V́ cảnh giới chúng sinh là không, do vậy mà thấy các chúng sinh là tướng Niết-bàn. Nếu kính tin được pháp như thế, th́ giúp cho nhiều chúng sinh được sự kính tin như vậy. Cho nên, này A-nan! Các vị Đại Bồ-tát được gọi là Kiên tín.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩ vừa nêu nên nói kệ rằng:

Giúp cho các chúng sinh

Kính tin tri kiến Phật.

Tâm chẳng sinh đắm, nhiễm

Đó gọi là Kiên tín.

Tin pháp các Phật nói

Các tánh tướng đều không

Tin, hiểu được pháp này

Đó gọi là Kiên tín.

Tin tri kiến các Phật

Là chẳng thể nghĩ bàn

Phát tâm siêng mong cầu

Ta gắng đạt trí ấy.

Chẳng sinh tâm tin ưa

Tham cầu năm dục lạc

Đầy đủ tín lực ấy

Đó gọi là Kiên tín.

Tin các Đấng Mâu-ni

Dùng pháp độ chúng sinh

Ta cũng nên học theo

Đó gọi là Kiên tín.

Tin hành được bố thí

Cho đến bỏ thân ḿnh

Cũng chẳng khởi tưởng thí

Đó gọi là Kiên tín.

Tin bỏ được tất cả

Chẳng sinh tâm tiếc lẩn

Đều hồi hướng Bồ-đề

Đó gọi là Kiên tín.

Kính tin đối với Phật

Tâm luôn được trong lành

Cũng tin pháp vô tâm

Đó gọi là Kiên tín.

Giữ ǵn được sáu căn

Cũng không còn cầu mong

Đã tin, hiểu pháp ấy

Đó gọi là Kiên tín.

Các chúng sinh chẳng tin

Dùng tin xây dựng họ

Khiến thuận theo Phật pháp

Đó gọi là Kiên tín.

Dùng tín này hướng tâm

Đều hồi hướng Bồ-đề

Nhưng không thấy tướng tâm

Đó gọi là Kiên tín.

Biết sáu cõi b́nh đẳng

Tức đồng với pháp giới

Dùng âm thanh phân biệt

Không được tánh sáu giới.

Tin các hành vô thường

Khổ, không và vô ngã

Đầy đủ tín lực này

Đó gọi là Kiên tín.

Tin Thánh giới vô lậu

Chẳng phải pháp đùa bỡn

Đủ giới và chánh định

Đó gọi là Kiên tín.

Tin các cõi chúng sinh

Là tánh cõi vắng lặng

Tin được tướng như vậy

Đó gọi là Kiên tín.

Tánh không nương chúng sinh

Chính là cõi các pháp

Cõi các pháp như vậy

Tánh ấy khó nghĩ bàn.

Nếu tin được như thế

Thuận theo tướng pháp ấy

Bồ-tát không sợ này

Đó gọi là Kiên tín.

Tin thân các chúng sinh

Rốt ráo chẳng chỗ trụ

Tánh chất vốn không vô

Cho nên chẳng nơi chốn.

Chúng sinh là Niết-bàn

Tánh ấy tức là không

Dùng nghĩa đó nêu bày

Tướng Niết-bàn vắng lặng

Nếu tin được như vậy

Là Bồ-tát không sợ

Các chúng sinh như thế

Đều gọi là Kiên tín.

A-nan khéo thọ tŕ

Cũng giảng nói như thế

Nếu ai tin như vậy

Đó gọi là Kiên tín.

Các thứ pháp như thế

Cùng vô lượng pháp khác

Phật v́ các Bồ-tát

Nói tướng khác nhau này.

Như thế, này A-nan! Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác dùng năng lực phương tiện v́ hàng Thanh văn mà nói bậc Đại Bồ-tát là Kiên tín.

Lại nữa, này A-nan! Nay ta sẽ v́ các chúng sinh ưa thích pháp này nên lại dùng kệ tụng để nói về ý nghĩa tại sao gọi bậc Đại Bồ-tát là Kiên tín.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ:

Đều cùng hòa hợp nhất tâm nghe

Ta nói công đức đệ tử Phật

Bố thí, Tŕ giới và Tinh tấn

Thân Nhẫn nhục, Thiền định, Trí tuệ

Tin ưa mong cầu pháp như vậy

Kẻ chẳng tin, tin trí tịnh Phật

Tin được như vậy gọi Bồ-tát

Hóa đạo thế gian không chán mỏi

Tin hiểu các pháp không phân biệt

Tánh ấy vắng lặng do Phật nói

Nếu khéo hiểu được pháp như thế

Đó gọi là Bồ-tát Kiên tín.

Tin tri kiến Phật không thể lường

Phát tâm mong cầu trí như thế

Trí của Bậc Đại Nhân vô thượng

Vào lúc nào ta được trí này

Không tin ưa pháp thanh tịnh này

Không v́ nhân dục gây nghiệp ác

Dùng Tín lực mong cầu pháp ấy

Có đức tin ấy gọi Bồ-tát

Tin các Như Lai dùng pháp thí

Ta cũng phải nên học như thế

Thực hành theo pháp Phật đã nói.

Có đức tin ấy gọi Bồ-tát

Tin th́ bỏ được các thức ngon

Voi ngựa vàng bạc và tôi tớ

Vợ con, trai gái, các quyến thuộc

Thành ấp lớn nhỏ và cõi nước.

Cũng bố thí tay chân, thân phần

Chẻ xương lấy tủy không sợ hãi

Tai mũi, hai mắt và cả đầu

Có đức tin ấy là Bồ-tát.

Tin biết thân này không có chủ

Cho nên thực hành được tuệ thí

Cũng thực hành được cả pháp thí

Do nhân duyên đó cầu trí Phật

Tin bỏ được thân vô ngã này

Thấy kẻ đến xin lòng hoan hỷ

Chúng sinh đó bạn tốt của ta

V́ cầu giác ngộ, bỏ thân giả.

Tin pháp như thế nhân Bồ-đề

Dùng tâm thanh tịnh độ thế gian

Nghe pháp, chẳng nghi tri kiến Phật

Có niềm tin ấy gọi Bồ-tát

Biết mắt và tai, mũi vô thường

Lưỡi, thân và ý cũng như thế

Rõ là luống dối không bền chắc

V́ nhân Bồ-đề thảy nên bỏ.

Thấy chúng sinh khổ không niềm tin.

Giúp họ kính tin hành bố thí

Khởi tâm Từ bi thương muôn loài

Đều khiến tin Phật trí Tối thượng

Kẻ đắm sáu trần làm điều ác

Giúp họ, hồi tâm hướng trí Phật

Không có tâm ấy: nhân Bồ-đề

Tin được Bồ-đề, không tướng tâm

Thấy các cõi chúng sinh không trí

Chẳng rõ sáu cõi là b́nh đẳng

Pháp ấy đều đồng tướng pháp giới

Dùng âm thanh nói chẳng thật có

Thấy các chúng sinh còn sinh tử

Ngu tối vô thường cho là thường

Dạy tin các hành là vô thường

Khiến tin hiểu không và vô ngã

Thấy các chúng sinh hành giới ác

Dạy khiến tin giới Phật Vô thượng

Các công đức từ tịnh giới định

Có đức tin ấy là Bồ-tát

Thấy các chúng sinh thường biếng nhác

Dạy khiến tin Phật đại tinh tấn

Biết sức tinh tấn tự điều phục

Giữ niềm tin ấy gọi Bồ-tát.

Thấy chúng sinh ngu chấp thọ mạng

Dạy tin ấm thân không thọ mạng

Biết rõ cõi diệt đồng pháp giới

Nếu biết pháp này là Thắng tín.

Phân tích thân này không đến, đi

Tuy qua đời khác nghiệp chẳng mất

Các nghiệp nhân thiện ác đã gây

Không bao giờ xa ĺa pháp tánh.

Thấy tánh chúng sinh không pháp nương

Cõi ấy cũng đồng các chúng sinh

Pháp giới b́nh đẳng chẳng nghĩ bàn

Bồ-tát không sợ tin như vậy

Phật nói tin ấy không có hai

Siêng tu hạnh lành biết các pháp

Cũng nói cho người tin như thế

Không hề tham đắm đối ba cõi.

Tin tánh các chúng sinh như vậy

Không có quyết định chỗ thường trụ

Không, không thể chấp pháp vô tướng.

Tin được pháp này gọi Bồ-tát

Các chúng sinh ấy đều không không.

Cũng không cõi Niết-bàn vắng lặng

Không thể nói có các tánh tướng

Người biết pháp này gọi Tŕ tín.

Thấy các chúng sinh tin thường, đoạn

Dùng pháp vắng lặng mà dẫn dắt

Nên trong ba cõi được tôn xưng

Cũng gọi là Bồ-tát Tŕ tín

Nếu có niềm tin thù thắng ấy

Pháp tâm không sợ ưa cầu pháp

Pháp ta nếu có người trí tuệ

Hướng về đại chúng giảng nói rộng.

Đã nói các công đức Kiên tín

Cùng với các tướng sai biệt khác

Không đắm ba cõi tâm thanh tịnh

Thương xót chúng sinh ruộng phước tốt.

Luôn hành Bố thí tự điều phục

Trụ giới thanh tịnh tu Nhẫn nhục

Tinh tấn tu Định và Trí tuệ

Hành hạnh Bồ-tát tâm điều phục

Dùng các trí phương tiện thích hợp

Đưa chúng sinh đến chỗ an ổn

Giúp cho không rơi các đường ác

Có trí như vậy gọi Bồ-tát

Dùng tâm thanh tịnh động thế giới

Mặt đất rung chuyển bằng sáu cách

Ánh chiếu trên hoa, Bồ-tát ngồi

Đều nói pháp vắng lặng, không, vô.

Cõi nước phương Đông và phương Nam.

Phương Tây, phương Bắc cũng như vậy

Phương trên, phương dưới và bốn góc.

Đều cùng nói pháp vắng lặng này

Thà bỏ thân mạng, chẳng nghi Phật

Cũng dạy người khác tin trí Phật

Nếu các chúng sinh tin như thế

Phật và hành giả chứng biết được.

Lại nữa, này A-nan! V́ sao Như Lai nói các Đại Bồ-tát là Kiên pháp?

A-nan nên biết! Đại Bồ-tát đối với chánh pháp không bao giờ thoái chuyển, thọ tŕ Phật pháp, giảng nói cho người khác nghe, không bao giờ hủy phạm. Đối với pháp giới chân như chẳng thể nghĩ bàn th́ phải nên được các pháp như vậy, vững tâm thọ tŕ, không hề yếu đuối.

Đại Bồ-tát quán sát tướng chân thật của các pháp, không hề đắm nhiễm, mà đối với pháp này không hề thọ tŕ, đối với pháp hay phi pháp cũng không dấy tâm đắm nhiễm, ứng theo sự giữ ǵn của Như Lai ưa cầu các pháp. Mong cầu rồi th́ nhận lãnh, nhận lãnh rồi th́ thọ tŕ, thọ tŕ rồi th́ giảng nói, tâm ý hoan hỷ, nhu hòa, dễ dàng ở chung. Thường thích giảng nói pháp vắng lặng, pháp giới bất động, đạt được tướng chân thật của các pháp. 

Đại Bồ-tát khéo léo điều phục đối với các pháp, nhưng không làm tổn hại đến diệu thân thường trụ. Thân ấy thường trụ nên rất nhiệm mầu. Nên biết rằng thân ấy là không mở đầu, không kết thúc, chẳng nhóm họp chẳng ly tan. nên biết như thế. Các Đức Phật, Thế Tôn v́ các Bồ-tát mà giải thích rõ ràng về các pháp đó, Đại Bồ-tát cũng đều đạt được pháp này.

Đại Bồ-tát thấy các pháp thanh tịnh không cấu nhiễm, khéo hiểu các pháp là chỗ không nên vướng mắc, tánh các pháp là không, không thể thấy được. Do không thấy được nên không thể thọ tŕ. Giảng nói pháp giới không tướng, không tánh, không có lời nói, cũng không thật có, không có suy nghĩ, xa ĺa suy nghĩ, tâm không thật có, thể tánh các pháp là vắng lặng, ĺa các âm thanh, không có lời nói, chẳng có cảnh giới.

Đại Bồ-tát thường thích thọ tŕ giảng nói pháp ấy, nhưng tâm không nương tựa vào pháp này, v́ các pháp không thật có như thế nên Phật nói các thứ khác nhau cho Đại Bồ-tát nghe, đối với pháp ấy không dấy tưởng về hợp tan, không có các tướng sai biệt. Các pháp như đã nói Đại Bồ-tát đều đạt được, đã đạt được pháp này th́ gọi là Tánh địa, Tánh địa Đại Bồ-tát.

Đại Bồ-tát dù đối với một pháp nhỏ cũng không sinh các tư tưởng đến đi, đã thọ tŕ pháp chẳng đến đi, mà đối với pháp ấy không sinh ý tưởng thêm, bớt, cũng không tụ tán, nếu thọ tŕ được các pháp không thêm không bớt, không tụ không tán. Th́ các pháp như thế được gọi là Kiên pháp.

Đại Bồ-tát thấy thể tánh các pháp không thật có, v́ thể tánh các pháp này không thật có nên các vị Đại Bồ-tát ấy được gọi là Kiên pháp.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nói kệ rằng:

Đối chánh pháp của Phật

Không bao giờ thoái chuyển

Giữ ǵn pháp như vậy

Đó gọi là Kiên pháp.

Không hề có hủy phạm

Pháp giới chẳng nghĩ bàn

Đạt được pháp như vậy

Đó gọi là Kiên pháp.

Lâu phát tâm thọ tŕ

Pháp do các Phật nói

Tâm không có yếu hèn

Đó gọi là Kiên pháp.

Đối tất cả pháp tánh

Hướng về luôn siêng cầu

Chẳng sinh tâm đắm nhiễm

Đó gọi là Kiên pháp.

Chẳng vướng cũng chẳng mắc

Cũng luôn dạy bảo người

Giữ ǵn pháp như thế

Đó gọi là Tŕ pháp.

Nhu hòa dễ ở chungï

Giảng nói pháp vắng lặng

Không động pháp tánh kia

Đó gọi là Tŕ pháp.

Biết rõ thể các pháp

Đều không có tánh, tướng

Đối pháp này quyết định

Đó gọi là Tŕ pháp.

Cũng không hề hủy tổn

Thân nhiệm mầu thường trụ

Nên biết thân mầu này

Là lấy pháp làm thể,

Thân này không đầu, cuối

Do các pháp hợp thành

Thân này không thêm bớt

Đó gọi là Tŕ pháp.

Phật v́ các Bồ-tát

Giảng nói tướng các pháp

Đạt được pháp như vậy

Đó gọi là Tŕ pháp.

Tánh pháp giới tự không

Không đắm nhiễm các pháp

Giữ ǵn pháp như thế

Đó gọi là Tŕ pháp.

Quán sát tất cả pháp

Tánh không, chẳng thấy được

V́ chẳng thấy pháp nên

Cũng chẳng có thọ tŕ,

Do không có thọ tŕ

Nên hiển bày pháp giới

Không tánh, tướng, âm thanh

Thể tánh không thật có

Xa ĺa các tư tưởng

Tâm cũng không thật có

Do tâm chẳng thật có

Gọi chẳng thể nghĩ bàn.

Đã ĺa xa tướng tâm

Nên nói pháp vắng lặng

Không âm thanh, cảnh giới

Gọi chẳng thể nghĩ bàn.

Giữ ǵn pháp như vậy

Cũng lại không chỗ nương

Không nương chẳng thật có

Đó gọi là Tŕ pháp.

Phật v́ các Bồ-tát

Giảng nói pháp như thế

Chẳng hợp cũng chẳng tan

Cũng không có các tướng.

Nếu nói ra hạnh này

An trụ được Tánh địa

Đã an trụ Tánh địa

Th́ gọi bậc Tánh địa.

Bồ-tát trụ Tánh địa

Rốt ráo không chỗ nương

Giữ ǵn pháp như vậy

Đó gọi là Tŕ pháp.

V́ thế nên A-nan

Bậc Đại Bồ-tát kia

Đối pháp không thật có

Đó chính là Tŕ pháp.

Nếu có các chúng sinh

Khởi tưởng ĺa Phật đạo

Dùng năng lực phương tiện

Giúp đến chỗ rốt ráo

Pháp ấy và pháp khác

Nói cho Bồ-tát nghe

Dùng phương tiện khéo léo

Hiển bày tri kiến Phật.

Bậc Đại trí tŕ pháp

Chỉ Phật chứng biết được

Và tu hành pháp này

Các Bồ-tát không sợ.

Trí tuệ chẳng nghĩ bàn

Nói Tŕ pháp sai khác

Pháp, phi pháp, thanh tịnh

An trụ trong pháp ấy.

Như thế, này A-nan! Như Lai Chánh Đẳng Giác dùng năng lực phương tiện v́ hàng Thanh văn mà nói các Đại Bồ-tát là bậc Kiên pháp.

Lại nữa, này A-nan! V́ sao Như Lai nói Đại Bồ-tát là những vị đã đạt được tám bậc? 

A-nan nên biết! Các Đại Bồ-tát đã vượt khỏi tám con đường tà, tu tập tám giải thoát, không đắm mê tám chánh. Vượt khỏi pháp phàm phu, được không chỗ trụ, được đạo b́nh đẳng, vượt khỏi pháp phàm phu, siêng cầu Bồ-đề nhưng không thấy ḿnh được Bồ-đề. Ĺa các tà kiến, tu tập chánh kiến, đạt được đạo b́nh đẳng, ĺa tướng tự thân, tuy chưa được thân Phật nhưng luôn cầu Bồ-đề, bỏ những tư tưởng của chúng sinh, tu tập quán tưởng Phật, được tư tưởng b́nh đẳng. Đại Bồ-tát ĺa bỏ pháp ô nhiễm của chúng sinh, mong cầu pháp vô vi thanh tịnh, đối với các pháp không có chấp đắm. V́ sao? V́ không thấy pháp nào đáng chấp.

Đại Bồ-tát vượt khỏi mọi pháp thế gian, khai mở Thánh pháp của Phật để đạt tới cảnh giới vắng lặng, cũng không chấp ḿnh được pháp thế gian và xuất thế gian, xa ĺa hữu, vô, đúng pháp hay không đúng pháp, khéo xem xét hai bên đoạn, thường. Quán sát tướng của tâm quá khứ, vị lai, hiện tại, cho đến tướng của tâm Bồ-đề cũng không thật có. V́ sao? V́ tướng của tâm chúng sinh là pháp b́nh đẳng, cho nên chất độc không hại được, lửa không đốt cháy được, dao không cắt xẻ thân được. V́ sao? V́ đã xa ĺa được các cảnh giới. Tuy chưa được hạnh Phật nhưng đối với các nẻo luân hồi chưa thể quyết định. V́ sao? V́ giác ngộ là ĺa các nẻo sinh tử ấy. Cõi giác ngộ là an tĩnh, vô vi.

Bồ-đề tánh không, không có nơi chốn. Do vậy mà dao không cắt xẻ thân được, tức là không thể hại. Thừa ấy mau chóng gọi là không thể hại. V́ sao? V́ mau đạt đến thừa này, không bị trở ngại, do vậy mà dao không cắt xẻ thân được.

Đại Bồ-tát luôn thể hiện lòng Từ bi duyên khắp chúng sinh, lòng Từ bi thực hành giác ngộ, tất cả cõi chúng sinh không thật có đối với tất cả các cõi chúng sinh nên thực hiện lòng Từ bi không có nơi chốn, cũng là lòng Từ bi của tất cả pháp không, lòng Từ bi hướng tới cảnh giới vắng lặng, lòng Từ bi ĺa tức giận, lòng Từ bi theo thực hành trí tuệ sáng suốt, soi chiếu Bồ-đề, lòng Từ bi cảnh giới chúng sinh không thật có, v́ duyên khắp mọi loài chúng sinh, nên đao kiếm không thể cắt xẻ thân được. Nhận thức ba cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc đều b́nh đẳng, cũng biết pháp giới b́nh đẳng, như cõi giác ngộ không có tướng khác nhau. Cảnh giới Bồ-đề ấy không thể nhận thức, không thể bám víu, không đùa bỡn, không nhơ bẩn, an ổn vắng lặng ĺa các âm thanh.

Đại Bồ-tát biết rõ cảnh giới ấy, ở trong các đường không có lời nói, âm thanh đều có thể biết rõ. V́ sao? V́ Đại Bồ-tát đối với pháp giới không có vị lai, quá khứ mà đạt được pháp Nhẫn vô trụ. Khéo biết âm thanh lời nói của tất cả chúng sinh và giảng nói pháp vắng lặng. Không nghĩ: “Ta vào lúc v́ chúng sinh này mà nói pháp”. Tức là đã xa ĺa các âm thanh về ngã tưởng, biết các pháp vắng lặng đối với các pháp không chấp tướng, v́ chúng không thật có nên không đắm vào lời nói. Đại Bồ-tát gọi là tám bậc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu trên nên nói kệ rằng:

Đã vượt qua tám nạn

An trụ tám giải thoát

Không đắm tám nẻo chánh

Đó gọi là tám bậc.

Đã vượt pháp phàm phu

Mà không trụ Chánh đạo

Ở giữa, ĺa hai bên

Đó gọi là tám bậc.

Đã vượt pháp phàm phu

Siêng năng cầu Bồ-đề

Chẳng được tướng Bồ-đề

Đó gọi là tám bậc.

Xa ĺa các tà kiến

Mà tu hành chánh kiến

Đã được đạo b́nh đẳng

Đó gọi là tám bậc.

Xa ĺa tướng tự thân

Cũng không trụ Bồ-đề

Tuy chưa được thân Phật

Đó gọi là tám bậc.

Trừ bỏ tưởng chúng sinh

Gắng tu hành tưởng Phật

Đã được tướng b́nh đẳng

Đó gọi là tám bậc.

Ĺa hang ổ chúng sinh

Cầu pháp không hang ổ

Chẳng chấp đắm các pháp

Đó gọi là tám bậc.

Đã vượt pháp thế gian

Khai mở nẻo Thánh pháp

Thành tựu cõi vắng lặng

Đó gọi là tám bậc.

Pháp do các Phật nói

Và pháp thế gian khác

Không được tướng pháp này

Đó gọi là tám bậc.

Thấy có một bên này

Không thấy bên thứ hai

Bỏ được kiến chấp ấy

Đó gọi là tám bậc.

Quán sát pháp Trung đạo

Cùng hai nẻo đoạn, thường

Biết tướng b́nh đẳng này

Đó gọi là tám bậc.

Không được tâm quá khứ

Cùng với tâm vị lai

Tâm hiện tại chẳng trụ

Đó gọi là tám bậc.

Tâm đầu tiên đã nói

Có thể sinh Bồ-đề

Tâm này không thật có

Làm sao được Bồ-đề?

Nếu đạt được Bồ-đề

Không được tâm Bồ-đề

Nên độc lửa không thể

Xâm hại đến thân ḿnh.

Đường ấy tuy bất định

Tu hành khắp như vậy

Đạt pháp không đến, đi

Nên gọi không thể hại

Nẻo Bồ-đề không tướng

Nhờ âm thanh mà nói

Khéo rõ tướng âm thanh

Nên gọi chẳng thể hại.

Tướng đi không thật có

Tướng đến cũng như vậy

Âm thanh nói đến đi

Nên gọi thừa mau chóng

Cho nên gọi an ổn

Cũng gọi là không, vô

Cũng là thừa mau chóng

Cũng gọi chẳng thể hại

Thừa mau chóng như thế

Bồ-tát nên không đạt

Không thể làm trở ngại

Nên gọi không thể hại

Ví dùng dao bén nhọn

Chẳng thể phạm đến thân

Chẳng thấy được tướng thân

Nên dao chẳng hại được

Từ duyên khắp chúng sinh

Và dùng từ Bồ-đề

Thực hành từ Bồ-đề

Chẳng bị đao kiếm hại

Không hành, không chúng sinh

Không được cõi chúng sinh

Từ vô sinh, vắng lặng

Từ duyên khắp chúng sinh

Từ xa ĺa giận tức

Và hành từ trí sáng

Từ Bồ-đề chiếu sáng

Duyên khắp các chúng sinh

Rõ đao là pháp không

Thân tướng khéo tu tập

Chưa được đạo Bồ-đề

Chẳng bị đao kiếm hại

Đã được cõi vắng lặng

Xa ĺa các đường ác

Nghiệp ác không chướng ngại

Nên chẳng bị đao hại

Xa ĺa cả vô minh

Đã chứng đạt pháp giác

Cõi giác ngộ tỏa sáng

Đó gọi là tám bậc.

Biết được cõi Dục, Sắc

Cõi Vô sắc là không

Tất cả đều b́nh đẳng

Đó gọi là b́nh đẳng

Cõi và Bồ-đề đồng

Không có các thứ tướng

Không trí, không phân biệt,

Thanh tịnh không đùa bỡn

Đạt đến b́nh đẳng này

Bồ-tát không nương tựa

Các âm thanh đã nói

Biến khắp đến các đường.

Các âm thanh đến đi

Đều trở về pháp giới

Ở trong pháp chẳng trụ

Được Nhẫn tối thượng này.

Khéo hiểu tiếng chúng sinh

V́ nói pháp vắng lặng

Chẳng sinh tâm như vậy:

Ta v́ chúng nói pháp

Đã vượt pháp âm thanh

Không chấp đắm các tướng

Rõ các pháp vắng lặng

Đó gọi là tám bậc.

Đã được các âm thanh

Thông đạt cõi âm thanh

Không đắm mê âm thanh

Nên gọi là tám bậc

A-nan chính v́ thế

Nên gọi là tám bậc

Tuy giảng nói như vậy

Kỳ thật chẳng thật có.

Như vậy, này A-nan! Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng năng lực phương tiện v́ hàng Thanh văn mà nói các vị Đại Bồ-tát được gọi là tám bậc.

Lại nữa, này A-nan! V́ sao Như Lai nói Đại Bồ-tát được gọi là Tu-đà-hoàn?

A-nan nên biết! Phật đạo không thể suy nghĩ bàn luận được. Các Đại Bồ-tát an trụ nơi Vô sở trụ, gần với Phật đạo. Không thọ nhận các pháp, không có chốn nương tựa, cũng không chốn duyên hợp, không chấp các pháp, rốt ráo không sinh, Đại Bồ-tát v́ được đạo này nên tinh tấn vững chắc, suy nghĩ vững chắc, không có biếng nhác, không bao giờ trái nghịch, tâm không nương tựa, đối với đạo xuất ly vô thượng tối thắng mà các Đức Phật nương theo không hề tham đắm, cũng không chấp trước. Dùng đạo như thế để suy t́m các pháp, tuy là suy t́m mà không thật có. Đối với đạo ấy không động không trụ, mọi tư tưởng về đạo, về sinh tử, về Phật có công năng sinh ra b́nh đẳng, đối với các pháp chướng ngại được b́nh đẳng, các pháp b́nh đẳng, các Đức Phật b́nh đẳng. Xa ĺa thân kiến, sinh ra Phật kiến, khai ngộ các kiến. Đại Bồ-tát tu tưởng đối trị, đã vượt qua ngã tưởng.

Này Tôn giả A-nan! Chính v́ vậy mà Đại Bồ-tát được gọi là Tu-đà-hoàn. Bậc Đại Bồ-tát không tham đắm Phật đạo, nên đạt được đạo Vô nhiễm, không nghi ngờ Bồ-đề của Phật, không lựa chọn giới, cho đến không thấy có giới của Phật. V́ không thấy có giới luật nên không còn lựa chọn giới, không phân biệt giới, đoạn hẳn ba kết, không trụ trong ba cõi.

Bậc Đại Bồ-tát đã đạt được Phật đạo, ĺa các vọng tưởng của chúng sinh, không có chốn nương tựa, ĺa pháp nương tựa. Chuyên cầu Phật đạo, được đạo an ổn vắng lặng, không tiếc thân mạng. Với tâm hoan hỷ có thể xả bỏ tất cả các vật, dung mạo luôn vui vẻ hòa nhã, không chút buồn phiền. V́ sự giác ngộ giải thoát mà thực hành bố thí, không có một vật nhỏ nào mà không thể xả bỏ. Nhằm cứu giúp chúng sinh khổ, đưa họ đến Niết-bàn, tu pháp hữu tướng, được pháp vô tướng. Các Đại Bồ-tát xa ĺa tất cả tưởng chấp của chúng sinh, nhập vào các nẻo không sợ, nói pháp vắng lặng, đạo Bồ-đề thanh tịnh, dứt những lo sợ, kể cả nỗi sợ về cái chết. V́ sao? V́ đã được pháp vắng lặng, ĺa bỏ tất cả phiền não, an trụ nơi Phật đạo, khéo tu tập chuyển các nẻo ác đạt tới sự b́nh đẳng, dứt các đùa bỡn.

Này A-nan! Do những lẽ ấy mà các vị Đại Bồ-tát được gọi là Tu-đà-hoàn.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa vừa nêu nên nói kệ rằng:

Phật đạo chẳng nghĩ bàn

Gọi là Tu-đà-hoàn

Nếu ai trụ đạo ấy

Sẽ vào dòng Bồ-đề

Đạo ấy như hư không

Chẳng nương tất cả pháp

Chẳng duyên, chẳng chỗ trụ

Tất cả không thật có.

Bồ-tát luôn tinh tấn

Nên đạt được pháp ấy

Các Phật dẫn dắt đời

Đạo xuất ly Vô thượng

Không đắm nhiễm đạo này

Cũng chẳng trụ trong đó

Dùng đạo ấy t́m cầu

Không thấy tất cả pháp.

Đạo ấy không dao động

Cũng không trụ trong đó

Luôn tinh tấn như Phật

Chẳng trái, không nương tựa.

Tưởng sinh tử đã nói

Phật tưởng cũng như vậy

Đạt đến b́nh đẳng này

Biết là Tu-đà-hoàn.

Mọi kết sử ngăn che

Che lấp mất Phật đạo

Tất cả nên xa ĺa

Đó là Tu-đà-hoàn.

Dứt bỏ được thân kiến

Mà sinh ra Phật kiến

Khai ngộ các tà kiến

Khéo tu đối trị tưởng

Khéo tu tưởng tự thân

Biết lỗi lầm ngã tưởng.

Đó gọi Tu-đà-hoàn.

Chẳng mê đắm Phật đạo

Nếu sinh do dự ấy

Ta chẳng đạt Bồ-đề

Liền được không nhiễm đắm

Mà mong cầu Phật đạo

Cũng chẳng lựa chọn giới

Chẳng phân biệt giới luật

Đã dứt trừ tưởng giới

Không phân biệt giới luật

Dứt hẳn ba thứ kết

Chẳng trụ trong ba cõi

Đã đạt được Phật đạo

Khéo tu tưởng chúng sinh

Dùng đạo không chỗ duyên

Mà mong cầu Bồ-đề

Đã được đạo vắng lặng

Bồ-đề vô cấu Phật

Thích tu hành bố thí

Vui vẻ không buồn phiền

Chẳng hề tiếc thân mạng

V́ đạo không đùa bỡn

V́ chúng sinh khổ não

Tất cả đều xả bỏ

Khiến vượt Tu-đà-hoàn

Trên quả vị Thắng diệu

Xa ĺa tưởng ba cõi

Khéo thông đạt vô tưởng

Do đó nên không có

Tiếng xấu, các sợ hãi

Pháp, phi pháp đã nói

Cả hai đều xa ĺa

Trong đó chẳng nhiễm đắm

Không hề sợ tiếng xấu

Khi vào chốn đông người

Tâm không hề sợ hãi

Giảng nói pháp vắng lặng

Đã tịnh đạo Bồ-đề

Dứt khởi tưởng chúng sinh

Sinh ra sự chân thật

Do vậy nên vô cấu

Xa ĺa nỗi lo sợ

Đã ĺa những nỗi sợ

Cho đến không còn sợ

Đạt được đạo vắng lặng

An ổn không ǵ hơn

Biết đường ác b́nh đẳng

Nhưng chẳng sinh sợ hãi

Đạo ấy hiển hiện ngay

Dứt những tưởng ta, tôi.

Bồ-tát rõ pháp đó

Gọi là Tu-đà-hoàn.

V́ kẻ ưa pháp nhỏ

Mà giảng nói như vậy

Dùng phương tiện khéo léo

Giảng nói về Phật pháp

Kẻ buông lung với đạo

Khiến lãnh hội pháp ấy

Chư Phật, Bậc Đạo Sư

Bỏ phương tiện mà nói

V́ những người tu lâu

Mong cầu đạo Tối thắng.

V́ thế nên A-nan

Ta nói Tu-đà-hoàn

Các chúng sinh thông minh

Th́ hiểu được việc ấy.

V́ thế nên A-nan

Ta nói Tu-đà-hoàn

Chúng sinh không thông minh

Lầm phân biệt việc này.

Những hạng tâm trí kém

Khó lãnh hội mật ngữ

Tâm ngu sinh tranh chấp

Không hiểu nghĩa nhiệm mầu,

Đầy đủ cả trăm pháp

Nên gọi Tu-đà-hoàn

Dùng tên Tu-đà-hoàn

Hiểu bày các Phật pháp.

Như thế, này A-nan! Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng năng lực phương tiện v́ hàng Thanh văn mà nói các Đại Bồ-tát được gọi là Tu-đà-hoàn.

KINH PHẬT THUYẾT QUẢNG BÁC NGHIÊM TỊNH BẤT THOÁICHUYỂN LUÂN

<<-- --ĐẦU TRANG-- -->>

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-01-20

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0