佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số 1723 10 Quyển   KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA HUYỀN TÁN

[ Mục Lục | Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10 ]

Số 1723

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA HUYỀN TÁN

Đại Sư Khuy Cơ biên soạn –  Việt dịch: Cố Ḥa thượng Thích Chân Thường

Biên soạn: Giáo sư Trương Đ́nh Nguyên – Tu chỉnh và hiệu đính: T kheo: Thích Đồng Bổn

Nhà Xuất Bản Tôn Giáo,Hà Nội  2005

-o0o-

Mục Lục

Lời Giới Thiệu

Lời Dịch Giả

Lời Người Biên soạn

Sơ Lược Tiểu Sử Dịch Giả

-o0o-

Lời Giới Thiệu

Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà c̣n lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đây là bộ kinh ẩn chứa nhiều nghĩa lư sâu sắc, vượt tầm tư duy và suy luận của đời thường. Để giúp mọi người có thể lănh hội được triết lư cũng như tính thực tiển của nó, nhiều tác phẩm nghiên cứu, luận giải, trước tác rất công phu và có giá trị đă ra đời. Pháp Hoa Huyền Tán của Đại sư Khuy Cơ là một trong số ấy.

Ở Việt Nam, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc học và hành tŕ lời Phật dạy, v́ đa số Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Với tâm nguyện giúp đỡ Phật tử Việt Nam thực hành đúng tôn chỉ và mục đích của Pháp Hoa, Cố Ḥa thượng Thích Chân Thường, một bậc cao tăng thạc đức, đặc biệt dành nhiều thời gian và tâm lực để chuyển dịch tác phẩm Pháp Hoa Huyền Tán từ chữ Hán ra chữ Việt. Tuy nhiên, do điều kiện và hoàn cảnh khách quan, bản dịch này chưa có nhân duyên ấn hành sâu rộng. 

Để hoàn thành tâm nguyện của bậc Tôn sư, hàng môn đồ pháp quyến của Cố Hoà thượng đă dày công biên tập, hiệu đính và kết hợp với Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam để in ấn tác phẩm nghiên cứu có giá trị này.

Nay, chúng tôi kính giới thiệu đến chư Tăng Ni, Phật tử và các độc gỉa bộ Pháp Hoa Huyền Tán này.

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam

Lời Dịch Giả  

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là bộ kinh đại thừa thậm thâm vi diệu của Phật giáo. Đă có nhiều bộ kinh sớ giải như :

• Pháp Hoa Huyền Nghĩa của ngài Pháp Vân đời Lương.

• Pháp Hoa Tam Đại Bộ của ngài Thiên Thai Trí Khải Đại sư đời Tùy.

• Pháp Hoa Nghĩa Sớ – Pháp Hoa Huyền Luận – Pháp Hoa Lược Sớ – Pháp Hoa Dụ Ư – Pháp Hoa Luận Sớ của ngài Gia Tường Đại sư Cát Tạng đời Tùy.

• Pháp Hoa Kinh Yếu Giải của ngài Giới Hoàn đời Tống.

Song đặc biệt vẫn là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán của ngài Khuy Cơ – Từ Ân Đại sư biên soạn đời Đường. Bộ kinh luận này gồm 10 quyển, mỗi quyển chia làm hai phần : Bản và Mạt. Nhằm giải thích ư nghĩa thậm thâm vi diệu của bộ kinh đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa. 

Trong phẩm Pháp Sư, đức Phật dạy rằng : “Này Dược Vương ! Kinh điển của ta nói nhiều vô lượng ngh́n muôn ức, đă nói, đương nói, sẽ nói mà trong đó Kinh Pháp Hoa rất là khó tin, khó hiểu… Sau khi Như Lai diệt độ người nào có thể biên chép, thụ tŕ đọc tụng cúng dàng, v́ người khác mà nói, thời được Như Lai lấy y trùm cho, lại được các đức Phật hiện tại ở phương khác hộ niệm cho. Người đó có sức tin lớn, sức trí nguyện và sức căn lành, phải biết người đó cùng Như Lai ở chung, được Như Lai lấy tay xoa đầu”.

Nhận thấy lợi ích lớn lao như vậy, tôi không quản tài sơ trí hẹp, thành tâm phiên dịch bộ kinh này ra nghĩa tiếng Việt với bản nguyện “Phục vụ chúng sinh tức cúng dàng chư Phật”. Trong khi phiên dịch chắc chắn có nhiều phần khiếm khuyết, kính mong các bậc cao minh – thiện tri thức từ bi hoan hỷ phủ chính cho.

Champigny, mùa Phật đản năm Quư Dậu

Phật lịch 2537
Tỳ Kheo Chân Thường khể thủ

MẤY LỜI GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA HUYỀN TÁN

Bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán này là do Đại sư Khuy Cơ đời Đường biên soạn ra. Đại sư vốn tục danh là Uất Tŕ Hồng Đạo, người ở Trường An (nay thuộc thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc), xuất gia làm đệ tử ngài Huyền Trang (tục gọi là Đường Tam Tạng), theo học tông chỉ của Du Già, Duy Thức.

Ngài là bậc Cao Tăng, một vị đại Luận sư đă viết tất cả 100 bộ luận để giải thích kinh Phật, đặc biệt là kinh điển đại thừa. Do vậy, Ngài được người đương thời gọi là Bách bản Luận sư. Trên đường vân du thuyết pháp, ngài thường dùng 3 cỗ xe, nên c̣n được gọi là Tam xa Pháp sư. Ngài đă từng theo ngài Huyền Trang dịch kinh tại Phiên Kinh viện ở chùa Từ Ân thuộc Trường An, ở đó ngài rất siêng trong công việc trước tác, dịch thuật.

Các tác phẩm của ngài từ đây truyền đi được gọi là Từ Ân giáo, sau được tôn là Pháp tướng – Hiển lư tông. Ngài đă viết sớ giải cho nhiều bộ kinh, như các Kinh Di Lặc Thượng Sinh, Diệu Pháp Liên Hoa v.v… Sớ giải của Kinh Pháp Hoa chính là bộ sách Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán này.

Sách này c̣n gọi là Pháp Hoa Huyền Tán, có chỗ c̣n gọi là Pháp Hoa Kinh Sớ, là một trong những bộ sớ giải quan trọng nhất, nổi tiếng nhất về Kinh Pháp Hoa. Mọi người học Phật điều biết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thường gọi tắc là Kinh Pháp Hoa, là một trong số kinh điển quan trọng nhất của Phật giáo đại thừa. Cho nên ở các nước theo Phật giáo đại thừa, ngoài việc phiên dịch kinh này ra ngôn ngữ bản quốc, các vị Cao Tăng thạc học đều viết các sách sớ giải về kinh này.

Để giải thích Kinh Pháp Hoa, ta thấy ngoài bộ Huyền Tán này, ở Trung Quốc c̣n có rất nhiều bộ luận sớ khác như Pháp Hoa Huyền Luận, Pháp Hoa Nghĩa Sớ của Cát Tạng đời Tùy, Pháp Hoa Huyền Nghĩa của Triù Khải đời Tùy, Pháp Hoa Kinh Hội Nghĩa của Trí Húc đời Minh v.v….

Ở Việt Nam ta, ngoài bản diễn Nôm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của ngài Huyền Cơ Thiện Giác, sách Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh của Lăo Thiền Diệc Ngu ra, c̣n có một số sách sớ giải về Kinh Pháp Hoa như thời Minh Mạng triều Nguyễn có bộ Pháp Hoa Đề Cương của Minh Chính thuyền sư, hoặc như thời nay có Pháp Hoa Đề Cương Yếu Nghĩa của Ḥa thượng Thích Từ Thông …

Các sách nói trên, mỗi bộ mỗi vẻ, đều nhằm giải thích Kinh Pháp Hoa, đều giúp cho việc t́m hiểu nghĩa lư sâu xa của bộ kinh này. Riêng bộ Pháp Hoa Huyền Tán của ngài Khuy Cơ (c̣n gọi là Đại sư Từ Ân) được coi là quan trọng bậc nhất, bởi lẽ sách này ngoài việc nêu ra các nghĩa lư tinh yếu của Kinh Pháp Hoa, c̣n giải thích cặn kẽ đến từng câu từng chữ của kinh này thông qua bản Hán dịch, đồng thời c̣n giải thích văn tự của bản Hán dịch. Pháp Hoa Huyền Tán c̣n chỉ ra một số từ dịch sai so với nguyên bản gốc Phạm. Có thể nói những ai muốn hiểu thấu nghĩa lư thâm diệu của Pháp Hoa, không thể không đọc sách này.

Sách này chia thành 10 quyển. Mỗi quyển lại chia thành hai phần : Bản và Mạt (trước, sau). Về bố cục, sách này đại thể có thể chia làm hai phần : 

• Phần đầu tác giả giải thích một cách tổng quát về Kinh Pháp Hoa từ tên gọi, tông chỉ của bộ kinh này cho đến tính xác tín và vị trí của kinh này trong Phật giáo đại thừa.

• Phần sau tác giả giải thích kinh văn lần lượt từng phẩm theo thứ tự sắp xếp trong Kinh.

Khi giải thích mỗi phẩm, đầu tiên tác giả cũng nêu lên và giải quyết các vấn đề có tính chất tổng quát của phẩm đó, theo phương pháp mà tác giả đặt tên là :“Tam môn phân biệt”.

“Tam môn phân biệt” nhằm giải quyết 3 vấn đề :

1. Lai ư : dụng ư của phẩm đó, hoặc v́ sao mà có phẩm đó.

2.Thích danh : giải thích tên gọi của phẩm đó, thông qua việc giải thích tên phẩm nêu lên nội dung cơ bản của phẩm đó.

3.Giải phương : giải đáp các thắc mắc quanh phẩm đó.

Sau phần này, tác giả lần lượt giải thích từng phần, từng đoạn, từng câu kinh văn trong phẩm, bằng cách đầu tiên dẫn kinh văn, sau đó giải thích. Khi dẫn kinh văn, để khỏi rườm rà tác giả chỉ nêu lên mấy chữ đầu và mấy chữ cuối của đoạn được dẫn, phần bị tỉnh lược ở giữa được thay bằng chữ “chí” (tới). Cách dẫn kinh cụ thể theo công thức sau : [-Kinh văn : “XXX”  chí  “XXX” ], X  là chữ được dẫn.

Phần giải thích được mở đầu bằng : “Tán viết” (Tán rằng), cũng có khi được mở đầu bằng “Luận vân” (Luận rằng). Chính là qua phần giải thích này, mà người đọc có thể hiểu được ư nghĩa thâm diệu của Kinh Pháp Hoa.

Hơn nữa, qua phần giải thích này c̣n có thể giúp cho người tu Phật có được các tri thức phong phú về Phật giáo đại thừa, v́ trong phần này tác giả đă viện dẫn rất nhiều kinh điển đại thừa.

Đối với người tu Phật, bộ Pháp Hoa Huyền Tán này có thể coi là bộ sách giáo khoa về Kinh Pháp Hoa, về Phật giáo đại thừa. Đối với người giảng kinh, có thể coi đây là bộ giáo án quư báu để giảng kinh này. Đối với người nghiên cứu, có thể coi đây là bộ sách tham khảo rất có giá trị. Tóm lại, nói theo ngôn ngữ của nhà Phật, bộ sách này đem lại lợi ích to lớn trong việc hoằng pháp lợi sinh.

Chính v́ nhận thấy ư nghĩa hoằng pháp vô cùng to lớn của bộ Pháp Hoa Huyền Tán này, mà cố Ḥa thượng Thích Chân Thường, một vị chân tu có nhiều công đức trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, người đă từng phiên dịch, tổ chức phiên dịch ấn tống nhiều bộ kinh điển nhà Phật, cũng là người sau khi đă làm nhiều công đức hoằng pháp tại quê hương lại cùng một số Cao Tăng Việt Nam khá,c đem Phật giáo sang truyền bá tại Châu Âu và là người xây dựng lên chùa Quan Âm ngay tại Paris, thủ đô nước Pháp.

Khi c̣n tại thế, Ngài đă từng có tâm nguyện tha thiết là muốn phiên dịch và ấn tống bộ sách này để lợi lạc quần sinh. tiếc thay công việc chưa xong th́ người đă vội về cơi Phật. Nay các Pháp tử, Pháp tôn cùng Pháp quyến của người, tuân theo lời di huấn của người, đă nối tiếp và hoàn thành công việc to lớn khó khăn đang c̣n dang dở đó của người. Công quả ấy đă viên thành, người ở cơi Cực Lạc hẳn đă măn nguyện.

Tôi là người từ lâu đă để tâm vào việc nghiêm cứu Phật học, đă từng được đọc sách này, nay lại được may mắn là người đầu tiên được đọc bản thảo bản dịch ra tiếng Việt. Tôi vô cùng tán thán công đức to lớn của cố Ḥa thượng Chân Thường và những vị nối chí người bởi lẽ phiên dịch, tổ chức phiên dịch, ấn tống bộ sách này là một công việc vô cùng to lớn vô cùng khó khăn. (To lớn v́ sách này rất đồ sộ, gần bằng nửa bộ Sử Kư của Tư Mă Thiên, việc biên dịch in ấn phải tốn nhiều sức người, sức của. Khó  khăn v́ ngôn ngữ văn bản rất khó, phạm vi tri thức Phật học mà tác giả đề cập đến, hoặc viện dẫn từ Kinh Luật Luận rất rộng). Vậy mà nay công việc ấy đă được hoàn thành.

Tuy nhiên, tôi thiển nghĩ cũng như mọi công việc to lớn khác trong thiên hạ, việc phiên dịch in ấn bộ sách lớn như thế này dù đă hoàn thành song khó có thể nói là đă “Vạn vô nhất thất”. Những mong đọc giả đọc bản dịch sách này với thiện tâm tùy hỉ sẽ góp phần giúp cho bản dịch sách này được hoàn thiện hơn, bởi lẽ bất cứ  một sự hoàn thành nào đó đều chỉ là tương đối, cũng như trong kinh Dịch, sau quẻ Kư tế áp cuối tượng trưng cho sự hoàn thành, đến quẻ Vị tế là quẻ cuối cùng tượng trưng cho sự vẫn chưa hoàn thành.

Hà nội, ngày 2 tháng 9 năm 1995
Giáo sư Trương Đ́nh Nguyên

LƯỢC TIỂU SỬ DỊCH GIẢ
THÍCH CHÂN THƯỜNG
(1912 – 1993)

• Đạo hiệu:   Thích Chân Thường, pháp húy Bản Như. 
• Thế danh:   Trần Đức Kư, sanh năm Nhâm Tư 1912.
• Quê quán:   làng Trà Trung, tổng Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
• Xuất gia:     năm Canh Th́n, lúc  38 tuổi. 
• Sơn môn:   đầu Phật với Tổ Trà Trung – Linh Ứng.
• Thụ giới:     thụ Cụ túc giới năm 1950 tại bản tự.
• Học đạo:   Tổ Tuệ Tạng, chùa Vọng Cung, Nam Định.

Hành đạo: năm Giáp Ngọ 1954, vào Sài G̣n, chuyên tu pháp môn Tịnh độ và bắt đầu sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh ở đây.

Kiến tạo  : năm Mậu Tuất 1958, kiến tạo chùa An Lạc, đường Phạm Ngũ Lăo, quận Nhất, Sài G̣n. Ngoài ra, ngài c̣n kiến tạo 2 Tịnh  xá, một ở Biên Ḥa và một ở Thủ Dầu Một.

Tham học: 

• Năm 1961, sang nước Cao Miên nghiên cứu giáo lư Theravàdà. 
• Năm 1968, sang Ấn Độ nghiên cứu Mật giáo. 
• Năm 1972, sang Trung Quốc nghiên cứu Cổ bản.
• Hoằng dương : Là người khai sáng 2 ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên đất Pháp :
• Năm Giáp Th́n 1964, sang Pháp khai sáng chùa Linh Sơn, ở Joinville Bon, ngoại ô Paris.  Sau này giao lại cho Ḥa thượng Thích Huyền Vi kế nhiệm.
• Năm Mậu Thân 1968, khai sáng chùa Quán Âm,  ở Champigny sur Marne, ngoại ô Paris.
• Thành lập Hội Phật giáo Quán Âm Paris, trụ sở tại chùa Quan Âm, đó cũng là trụ xứ hoằng đạo của Ngài trên đất Pháp cho đến lúc cuối đời.

Sự nghiệp phiên dịch và ấn hành : 

Chư kinh Nhật tụng. (biên soạn)
Kinh A Di Đà. (phiên dịch)
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân. (phiên dịch)
Kinh Đại Bát Niết Bàn. (biên soạn)
Kinh Pháp Hoa Huyền Tán. (phiên dịch)
Thế giới An Lập Đồ, (phiên dịch)
Kinh Địa Tạng. (biên soạn)
Kinh Phổ Môn. (phiên dịch)
Kinh Vô Lượng Thọ. (phiên dịch)
Phổ Đà sơn dị truyện. (phiên dịch)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. (biên soạn)

Công đức viên măn : Ngài viên tịch ngày 18 tháng 12 năm 1993 (tức ngày 6 tháng 11 năm Quư Dậu) tại chùa Quan Âm Paris, Pháp Quốc. 

Trụ thế : Ngài thụ mệnh 82 tuổi đời và có 42 tuổi đạo.

 

back_to_top.png       next.png Quyển 1

 

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0