佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Quyển 1  Quyển 2  Quyển 3  Quyển 4  Quyển 5  Quyển 6  Quyển 7 

Số 0765

Kinh Bổn Sự

Hán Dịch: Đường Tam Tạng Huyền Trang

Việt Dịch: HT Thích Như Điển

Quyển ba

Phẩm pháp thứ Hai

Phần một

Ta được nghe từ Đức Thế Tôn như thế nầy! Các T Kheo nên biết! Nếu có T Kheo thành tựu hai phần mà ở nơi pháp hay rầu lo khổ sở chẳng vui ở yên, có tai ương tật ách, có năo phiền nhiễu hại, có tội có chứa. V́ các loài hữu t́nh cùng kẻ phạm hạnh mà chê bai th́ khi hoại mạng chung sanh vào ác thú. Sao gọi là hai ? Thứ nhất là cửa gốc, chẳng thể giữ ǵn, hai là ăn uống, chẳng biết đầy đủ. Nầy các T Kheo! Thành tựu 2 điều nầy ở nơi pháp th́ sẽ gặp nhiều ưu năo, chẳng vui ở yên, có tai ương tật ách, có năo phiền nhiễu hại, có tội có chứa. V́ những người trí cùng phạm hạnh mà chê bai nên khi thân hoại mạng chung sanh vào ác thú. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nếu chẳng hay giữ ǵn

Mắt cùng với các căn

Ăn uống chẳng biết tính

Thành chẳng tin, giải đăi

Người ấy ở nơi pháp

Thân tâm nhiều khổ năo

Lại bị nạn bị ách

Có phiền có nhiễu hại

Đi đứng và nằm ngồi

Vừa tỉnh vừa mơ nầy

Do từ hai nhân duyên

Hay có tội chứa nhóm

Ở làng xóm rảnh rỗi

Trong chúng cùng tịnh xứ

Kẻ trí thường chẳng chứa

Phải sanh vào ác thú.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nếu có T Kheo thành tựu hai phần mà ở nơi pháp có nhiều niềm vui, chẳng sầu ở yên, chẳng có tai nạn tật ách, không phiền không nhiễu, chẳng tội chẳng chứa. V́ những người trí và phạm hạnh mà xưng tán, khi thân hoại mạng chung sanh vào đường lành. V́ sao gọi là hai ? Một là các căn hay thường giữ ǵn, hai là ăn uống hay biết đầy đủ. Nầy các T Kheo ! Đây là thành tựu nơi 2 pháp vậy. Có nhiều niềm vui, chẳng sầu ở yên, chẳng tai chẳng ách, chẳng năo chẳng bị vây bủa, chẳng tội chẳng chứa. V́ những người trí cùng phạm hạnh hay xưng tán, khi thân hoại mạng chung sanh vào đường lành. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nếu hay tự giữ ǵn

Mắt cùng với các căn

Uống ăn biết điều tính

Thành tựu tin tinh tấn

Họ ở nơi Phật Pháp

Thân tâm nhiều niềm vui

Chẳng tai ương tật ách

Không năo phiền vây quanh

Đứng đi và ngồi nằm

Nếu biết nếu trong mộng

Do bởi hai nhân duyên

Hằng chẳng tội tính chứa

Ở làng xóm yên ổn

Trong chúng nơi tịnh tịch

Có trí thường xưng tán

Sẽ sanh vào đường lành.

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Có 2 loại pháp hay sanh phiền năo. Sao gọi là hai ? Nghĩa là có một loại gọi là Bổ Đặc Già La (Pudgala-người-chúng sanh-năm thú luân hồi) chỉ tạo các việc ác, chỉ làm những việc xấu xa, chỉ khởi lên những tạp uế, chẳng làm việc lành, chẳng làm việc nhu ḥa, chẳng cứu chẳng giúp. Kẻ đó ở thời vị lai thân thể có nhiều tật bệnh, phát sanh nhiều chướng duyên phải thọ cực h́nh, lúc gặp đđộc, chẳng thuốc nào chữa được. Khi thọ khổ nầy, rên la khủng khiếp, mới nhớ nghĩ rằng: Ta từ xưa đến nay chỉ tạo các việc ác, chỉ làm những việc xấu xa, chỉ khởi những tạp uế. Việc lành chẳng tu tập, chẳng cứu chẳng giúp nên sinh nơi loài hữu t́nh chỉ tạo tội ác, chỉ làm những việc xấu xa, chỉ khởi lên những tạp uế, chẳng làm những việc lành, chẳng tu tập những điều hay, chẳng cứu chẳng giúp cho nên sanh vào nơi ác thú. Ta biết rằng khi chúng sanh ấy ra đi v́ chỉ tạo những việc ác nên tâm sanh năo phiền và lại nữa chẳng tu những việc lành; nên tâm sanh phiền năo. Như thế đó gọi là pháp thứ hai. Nên hay sinh năo phiền. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Có hai pháp hay sanh

Kẻ ngu tâm năo phiền

Nghĩa là chỉ tạo tội

Rên la cùng sợ hăi

Hận cho nghiệp thiếu phước

Tâm buồn rầu thiêu đốt

Có tội, người chẳng phước

Phải sanh vào ác thú

Ta nay sẽ qua lại

Quyết định chẳng có nghi

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết có hai loại pháp tâm chẳng năo phiền. Thế nào là hai ? Nghĩa là một loại Bồ Đặc Già La chỉ làm những việc lành, chỉ tu tập thiện pháp, chỉ cứu tế giúp đời, chẳng tạo các việc ác, chẳng làm những điều sai quấy, chẳng khởi tâm dơ uế. Sau khi mạng chung thân chẳng bịnh nặng, tăng trưởng sự lợi ích lớn, chẳng hề thọ cực h́nh, khi gặp bịnh hoạn lại có thuốc than, cứu qua khỏi khổ, chẳng rên la đau đớn, liền nhớ nghĩ rằng ta từ xưa đến nay chỉ làm việc lành, chỉ tu tập điều hay, chỉ giúp đỡ, chẳng tạo các việc ác, chẳng làm những chuyện xấu xa, chẳng khởi lên những điều dơ uế. Nếu chúng hữu t́nh chỉ làm những điều lành, chỉ thực hành những điều hay, chẳng tạo các việc ác, chẳng làm sai quấy, chẳng có những điều uế nhiễm th́ ở nơi đó ta sẽ qua lại v́ do tu những thiện pháp nầy mà tâm chẳng năo phiền lại cũng chẳng tạo nên những điều tội lỗi. Tâm không phiền muộn như vậy có tên là 2 pháp, tâm chẳng năo phiền. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy nên nói kệ rằng:

Có hai pháp hay sanh

Người trí tâm vui mừng

Nghĩa chỉ làm việc lành

Lại chẳng tạo ra tội

Đến khi gặp bịnh tật

Chẳng la chẳng lo sầu

Nên có phước chẳng phước

Chẳng sầu năo thiêu đốt

Có phước, người chẳng tội

Liền sanh vào cảnh lành

Ta nay tùy qua lại

Quyết định chẳng khó khăn.

Ta từ Đức Thế Tôn đă từng được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! V́ các ngươi mà lược nói hai việc làm nhanh. Sao gọi là hai ? Một là niềm vui, hai là chịu khổ. Nghĩa là kẻ chỉ có niềm vui th́ sẽ nhanh chóng. Lại do khổ hạnh lại cũng nhanh chóng cùng với việc làm, chẳng có khó khăn, lúc ấy các căn đều phát triển mạnh mẽ. Do vậy có tên là qua được niềm vui nhanh. Lại tu gia hạnh lại có khó khăn ở nơi các căn cũng đều mạnh khỏe. Cho nên có tên khổ nhanh như thế. Đây là lược nói về 2 việc làm nhanh. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Ta nay v́ ngươi nói

Hai loại việc làm nhanh

Nghĩa là vui và khổ

Nguyên nhân sanh nhanh chóng

Chẳng khó khăn gia hạnh

Được mạnh mẽ các căn

Do v́ tôn kính Phật

Tên là niềm vui nhanh

Có khó khăn gia hạnh

Có sức mạnh các căn

Do v́ tôn kính Phật

Tên là khổ hạnh nhanh.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nay v́ các ngươi mà nói 2 việc chậm chạp. Sao gọi là hai ? Một là niềm vui, hai là sự khổ. Nghĩa là do niềm vui mà làm cho chậm lại và do sự khổ cũng làm cho chậm lại. Thêm vào gia hạnh, chẳng gặp khó khăn, cho nên các căn đều bị suy yếu. Do vậy có tên là niềm vui chậm. Lại thêm gia hạnh, có gặp khó khăn, ở nơi các căn đều bị suy yếu, nên mới có tên là sự khổ chậm qua; nói lược như vậy 2 sự chậm chạp. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nay ta v́ ngươi nói

Hai loại qua lại chậm

Là niềm vui sự khổ

Do đây sinh ra chậm

Chẳng khó khăn gia hạnh

Có yếu ớt các căn

Do v́ tôn kính Phật

Tên là niềm vui chậm

Có khó khăn gia hạnh

Có yếu ớt các căn

Do v́ tôn kính Phật

Tên là sự khổ chậm.

Ta từ Đức Thế Tôn đă từng nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết lại cũng có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu 2 pháp, chẳng phát sanh bạch tịnh thiện pháp. Nếu đă phát sanh, chẳng thể quyết định. Khi quyết định rồi th́ chẳng thể viên măn. Như thế gọi là bạch tịnh thiện pháp. Hay sanh chướng ngại, hay gây tổn hại, hay sanh lo rầu, thân hoại mạng chung như bị bịnh nặng sanh vào địa ngục thọ các cảnh khổ.

Thế nào gọi là hai ? Một là ác giới, hai là ác kiến. Có một loại Bổ Đặc Già La thành tựu như thế nên nói là hai pháp. Định chẳng sanh bạch tịnh thiện pháp; nếu mà đă sanh, chẳng thể quyết định nói rộng cho đến thân hoại mạng chung, như bị bịnh nặng sanh vào địa ngục thọ các cực h́nh. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nếu thành tựu hai pháp

Nghĩa ác giới ác kiến

Người ấy mất chẳng thể

Sanh bạch tịnh thiện pháp

Chỉ sanh mà chẳng định

Đă định chẳng viên măn

Nơi bạch tịnh thiện pháp

Hay làm tổn chướng ngại

Sau khi bị lâm chung

Có ưu hận sầu năo

Như sinh vào bịnh nặng

Phải đọa vào địa ngục.

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nếu có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu hai pháp, định hay phát sanh bạch tịnh thiện pháp. Nếu trước đă sanh rồi hay làm cho quyết định. Nếu trước đă định hay làm cho viên măn. Ở nơi đó như thế là bạch tịnh thiện pháp. Chẳng có chướng ngại, chẳng làm tổn hại, chẳng sanh ưu lo, khi thân hoại mệnh chung như thế mà được sanh vào cơi thiên, thọ những niềm vui. Thế nào là hai ? Một là thiện giới. Hai là thiện kiến. Trong đó có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh). Nếu trước đă sanh, hay làm cho quyết định, nói rộng cho đến khi thân hoại mạng chung như thế mà sanh vào cơi chư thiên, nhận lănh niềm vui. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nếu thành tựu hai pháp

Là thiện giới thiện kiến

Người kia cuối được tịnh

Sanh bạch tịnh thiện pháp

Nếu sanh mà quyết định

Quyết định tất đầy đ

Nơi bạch tịnh thiện pháp

Chẳng lo tổn chướng ngại

Kia đến khi chết rồi

Chẳng ưu lo sầu năo

Như bỏ được gánh nặng

Sẽ sanh vào cơi thiên.

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nếu có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu hai pháp, đến khi lâm chung hay sanh ưu năo, thân hoại mệnh chung đọa vào ác thú, sanh nơi địa ngục. Sao gọi là hai ? Nghĩa là làm chẳng làm. Sao gọi là làm ? Nghĩa là thân làm ác, lời nói ác, ư nghĩ ác. Đó có tên là làm. Sao gọi là chẳng làm ? Nghĩa là thân làm điều tốt, nói lời hay, ư nghĩđẹp. Có tên là chẳng làm. Nghĩa là có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu như thế mà nói hai pháp, đến lúc lâm chung, hay sanh phiền năo, thân hoại mạng chung, đọa vào ác thú, sanh nơi địa ngục. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Tất cả người ngu si

Làm ba loại độc ác

Chẳng làm ba điều lành

Dẫn theo nghiệp mà sanh

Lúc mạng hết chẳng c̣n

Quyết định có sầu năo

Chết đọa vào đường dữ

Sanh vào nơi địa ngục.

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nếu có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu 2 pháp, đến khi mạng chung chẳng sanh sầu khổ, lên chỗ tốt đẹp, sanh vào thiên giới. Sao gọi là hai ? Nghĩa là làm chẳng làm. Sao gọi là làm ? Nghĩa là thân làm điều lành, nói điều hay, ư nghĩđẹp. Đây có tên là làm. Thế nào là chẳng làm ? Nghĩa là thân làm ác, nói lời ác, ư nghĩ ác. Có tên là chẳng làm. Cũng có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu như thế, nên nói 2 pháp, đến khi lâm chung sanh vào sầu khổ, thân hoại mạng chung, sanh lên thiện giới, sanh vào chư thiên. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Cùng những người sáng suốt

Làm ba loại hành động

Chẳng làm ba điều ác

Dẫn đến sanh đạo đức

Đến khi chết đi rồi

Quyết định chẳng sầu năo

Sẽ sanh vào đường lành

Sanh vào nơi thiên giới.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Có 2 loại diệu trí. Đó là sự tu học về trí tuệ - có thể được những ǵ chưa có thể. Có thể gặp được những ǵ chưa gặp, có thể chứng được những ǵ chưa chứng, có thể mất đi sự lo nghĩ, có thể tiêu đi sự khổ năo, có thể được chánh lư, có thể được nước cam lồ, có thể chứng được Niết Bàn. Sao gọi là hai ? Một là pháp trí, hai là loại trí. Lúc pháp trí sanh th́ làm cho chẳng điên đảo, biến trí thành có nơi pháp hữu vi, khi biến tri rồi th́ làm cho cảm thọ, sau đó nhờ nhân duyên sanh khởi nên tăng trưởng lớn dần. Khi loại trí sanh th́ có thể làm cho như thật đoạn diệt vô minh. Khi diệt vô minh xong th́ làm cho chẳng hí luận, khi chẳng hí luận rồi th́ làm cho chẳng ḍ xét. Khi chẳng ḍ xét rồi th́ làm cho chẳng dục lạc. Chẳng dục lạc rồi th́ làm cho chẳng yêu mến. Khi chẳng yêu mến rồi th́ làm cho chẳng keo kiệt. Khi chẳng keo kiệt rồi th́ làm cho nhiều loại chẳng bị dao cắt, hại đến căi cọ mà hỗ tương với nhau. Khi lời nói không thật hay làm cho ly gián, nói lời dơ uế làm cho vô lượng tội ác khởi lên trở thành pháp bất thiện. Khi bị các pháp bất thiện rồi th́ tạo nên nghiệp, làm cho chẳng tăng trưởng. Sau khi thọ nghiệp chẳng tăng trưởng rồi th́ các nghiệp diệt tận. Khi nghiệp đă diệt tận rồi th́ các sự khổ sẽ diệt. Khi khổ diệt rồi th́ đường sanh tử mất tuyệt. Đường nầy mất rồi th́ làm cho tự biết lấy. Ta đă không c̣n sanh nữa và phạm hạnh đă lập rồi cũng đă làm xong. Chẳng thọ sanh nữa. Như thế có tên là 2 diệu trí, làm cho sanh ra chưa đắc được đắc, chưa gần được gần, chưa chứng được chứng. Có thể làm cho tiêu sầu lo. Hay diệt trừ những ưu khổ, hay làm cho chánh lư, hay làm cho ngọt ngào, có thể chứng Niết Bàn. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Có hai loại diệu trí

Nên tu tập phát sanh

Hay được ǵ chưa được

Đó pháp trí loại trí

Khi pháp trí sanh ra

Biến trí thành hữu vi

Làm cho có tiếp theo

Nhơn chẳng sanh chẳng tăng

Nếu khi loại trí sanh

Vô minh được đoạn diệt

Do pháp nầy thay đổi

Chẳng sanh tử luân hồi

Tự biết ta hết sanh

Và phạm hạnh đă lập

Những ǵ đă làm rồi

Không cho sanh ra nữa.

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Có 2 loại diệu trí. Đó là ưng chánh tầm tư và ưng thiện xưng lượng, ưng thẩm quan sát. Hay được những ǵ chưa được, hay gặp những ǵ chưa gặp, hay chứng những ǵ chưa chứng, hay tiêu sầu khổ, hay diệt ưu năo, hay làm cho chánh lư, hay có vị ngọt, hay chứng Niết Bàn. Sao gọi là hai ? Nghĩa là thế gian trí và xuất thế trí. Thế gian trí nghĩa là sắc uẩn có thể hiểu biết rơ ràng. Đây là sắc uẩn. Nơi thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng lại như thế. Ở nơi địa giới hay biết rơ ràng đây là địa giới. Ở nơi nước, lửa gió và không thức giới lại cũng như thế. Ở nơi nhăn giới hay làm cho thấy biết rơ, đây là nhăn giới. Ở nơi sắc giới cho đến nhăn thức giới cũng lại như vậy. Ở nơi nhĩ giới có thể làm cho biết rơ ràng đây là nhĩ giới. Ở nơi thinh giới cho đến nhĩ thức giới cũng lại như vậy. Ở nơi tỉ giới hay làm cho biết rơ ràng đây là tỉ giới. Ở nơi hương giới cho đến tỉ thức giới cũng lại như vậy. Ở đây thiệt giới có thể làm cho thấy biết rơ ràng đây là thiệt giới. Ở nơi vị giới cho đến thiệt thức giới cũng lại như vậy. Ở nơi thân giới hay làm cho thấy biết rơ ràng đây là thân giới. Ở nơi xúc giới cho đến thân thức giới cũng lại như vậy. Ở nơi ư giới hay làm cho biết rơ ràng đây là ư giới. Ở nơi pháp giới cho đến ư thức giới cũng lại như vậy. Ở nơi những pháp thế tục như thế, như thị như thị, phải biết rơ như vậy, thấy nghe suy nghĩ, xem xét hiểu biết, khắp cùng hết rồi biết tên của thế gian cùng các Thánh đệ tử. Ở nơi thế gian trí nầy mà nói là: ưng chánh tầm tư, ưng thiện xưng lượng, ưng thẩm quan sát. Đây là thế gian trí. Khi tu tập th́ hay làm cho kia sánh pháp hữu t́nh xa rời sự sanh. Hay làm cho kia thoát khỏi nơi già trong chốn hữu t́nh. Với pháp bịnh và tử, sầu bi ta thán, ưu lo khổ năo, bất an ổn lại cũng như vậy. Sau khi quan sát rồi lại nên biết rơ. Đó là thế gian trí. Khi tu tập th́ chẳng làm cho kia sanh pháp hữu t́nh, quyết xa rời sự sanh. Chẳng làm cho kia, pháp già của hữu t́nh thoát khỏi già, pháp bịnh, pháp chết, pháp sầu, pháp thán, pháp ưu, pháp khổ, pháp bất an ổn cũng lại như vậy.

V́ sao thế ? Đây là trí thế gian. Chẳng phải pháp của hiền thánh. Chẳng thể xa rời, chẳng vui Niết Bàn, chẳng thể rời thú, chẳng thể xa ĺa, chẳng hay đoạn diệt, chẳng thể yên lặng, chẳng trí huệ chánh, chẳng chánh đẳng giác, chẳng đến Niết Bàn. Đây là pháp thọ sanh, đây là sự cảm thọ của pháp già, pháp bịnh, pháp chết, pháp sầu, pháp thán, pháp ưu, pháp khổ, pháp chẳng an ổn. Nơi kia như vậy gọi là Tầm tư xưng lượng, thẩm quán sát nơi pháp thế gian, ở nơi sự sợ hăi. Ở nơi pháp xuất thế th́ ở nơi an tịnh. Từ nơi thế gian sanh ra sợ hăi cũng chẳng chấp thọ cho đến chẳng chấp thọ rồi chẳng sanh khát yêu cho nên bên trong chứng được Niết Bàn cứu cánh. Khi chứng Niết Bàn rồi làm cho tự biết được, sự sanh ta đă tận, phạm hạnh ta đă lập rồi cho nên chẳng thọ lại nữa. V́ vậy có tên là thế gian trí, ưng chánh tầm tư, ưng thiện xưng lượng, ưng thẩm quan sát.

Xuất thế gian trí nghĩa là ở nơi tất cả uẩn giới xứ hay biết rơ ràng. Đây là các pháp có tánh vô thường, tánh khổ, tánh bịnh, tánh sầu, tánh lo, tánh năo, tánh hại, tánh sợ, tánh nóng, tánh hoại, tánh diệt, tánh tai, tánh ngang, có tánh bịnh, tánh hư, tánh ngụy, tánh không, tánh vọng, tánh không có ngă, tánh khó giữ ḷng tin. Như thế đó ở nơi các tánh nầy hăy biết như thật, thấy nghe rơ ràng hiện xem giác ngộ, khắp các nơi rồi, có tên là xuất thế gian trí. Các Thánh đệ tử từ nơi nầy mà nói về trí xuất thế gian. Ưng chánh tầm tư, ưng thuận xưng lượng, ưng thẩm quán sát. Đây là trí xuất thế khi tu tập chơn chánh th́ v́ làm cho kia sanh pháp hữu t́nh, xa rời chẳng sanh. V́ có thể làm cho kia pháp già hữu t́nh xa rời chẳng già. Bịnh pháp, tử pháp, sầu pháp, thán pháp, ưu pháp, khổ pháp, bất an ổn pháp cũng lại như vậy. Khi quan sát rồi hay hiểu rơ đây là trí xuất thế gian, khi tu tập th́ định làm cho kia rơ pháp sanh hữu t́nh xa rời sự sanh. Định làm cho kia pháp già hữu t́nh làm cho thoát già, pháp bịnh, pháp chết, pháp sầu, pháp thán, pháp ưu, pháp khổ, pháp chẳng an ổn cũng lại như vậy. Cho nên đây là trí xuất thế. Cũng là pháp của hiền thánh, có khả năng ra khỏi, đó là niềm vui Niết Bàn, xa rời cảnh thú, có thể vĩnh viễn xa rời. Có thể vĩnh viễn tiêu diệt, có thể vĩnh viễn yên tĩnh. Đó là trí huệ chơn thật. Đó là chánh đẳng giác,có thể chứng được Niết Bàn, chẳng thọ sanh nữa, chẳng già, chẳng bịnh, chẳng chết, chẳng sầu, chẳng than, chẳng lo, chẳng khổ, chẳng không an ổn.

Từ nơi ấy được gọi là Tầm Tư Xưng Lượng, khi quan sát sâu vào th́ nơi pháp xuất thế ấy sanh ra ư nghĩ trân quư. Ở nơi thế gian pháp th́ sanh tư tưởng thấp kém và đối với pháp xuất thế th́ sanh trân bảo vậy. Sẽ sanh hoan hỷ; khi sanh hoan hỷ rồi, tâm nầy được an vui. Khi tâm an vui rồi th́ thân được nhẹ nhàng. Khi thân nhẹ nhàng rồi th́ thọ nhận những điều an lạc. Khi an lạc rồi th́ tâm sẽ được tịch định. Khi tâm tịch định rồi th́ có thể thấy được trí chân thật. Khi thấy được trí chân thật rồi th́ vào sâu nơi sự chán ghét. Sau khi chán ghét rồi th́ có thể ly dục chơn chánh. Khi ly dục chơn chánh rồi th́ có thể giải thoát. Khi đă được giải thoát rồi th́ liền tự biết đủ. Ta đă hết sanh, phạm hạnh đă lập, việc làm đă qua, chẳng thọ thân nữa, cho nên có tên là xuất thế trí, ưng chánh tầm tư, ưng thiện xưng lượng, ưng thẩm quan sát. Như thế có tên là 2 diệu trí.

Ưng chánh tầm tư, ưng thiện xưng lượng, ưng thẩm quán sát làm cho cái ǵ chưa được sẽ được, có thể gặp những ǵ chưa gặp, có thể chứng những ǵ chưa chứng, có thể tiêu lo buồn, có thể diệt khổ năo, có thể được chánh lư, có thể có cam lồ, có thể chứng Niết Bàn. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Có hai loại diệu trí

Kẻ trí hay t́m hiểu

Nghĩa đời và xuất thế

Hay làm cho hết khổ

Hay xem trí thế gian

Phát sanh sự sợ hăi

Cả không cùng chấp có

Chuyển đổi đến Niết Bàn

Hăy xem trí xuất thế

Phát sanh ư trân quư

Do đây sanh hoan hỷ

Làm cho thân nhẹ nhàng

Nhẹ nhàng rồi vui vẻ

Vui vẻ rồi tâm yên

Do tâm đă được yên

Làm cho sanh giác ngộ

Giác ngộ xem chơn lư

Xa rời các lưới nghi

Hai căn hai phiền năo

Hai hàng cùng hai giới

Hai việc làm chẳng làm

Hai trí cùng hai loại

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nếu có T Kheo v́ muốn giả bộ cuồng si nơi chúng sanh, v́ cầu danh dự, cầu lợi dưỡng hoặc cầu sự cung kính mà làm người xuất gia th́ đó là kẻ chẳng chơn thật. Y nơi Như Lai mà tu hành phạm hạnh. Nếu có T Kheo v́ hiểu biết, v́ nhanh nhẹn mà làm kẻ xuất gia th́ đây là chơn thật vậy. Y nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. V́ sao vậy ? Là các T Kheo v́ sự hiểu biết, v́ sự nhanh lẹ nên mới xuất gia vậy, làm cho trở nên như thật, thấu suốt hiểu biết, biết những ǵ đáng biết, có nghĩa là như thật, thông suốt nhiều điều, biết được điều biết, làm cho như thật, dứt trừ những ǵ đáng dứt trừ, tu những ǵ đáng tu, chứng những ǵ sẽ chứng, tức là có thể như thật trong việc đoạn, tu và chứng vậy. Lúc ấy sẽ rơ ràng biết rằng ta không c̣n sanh, phạm hạnh đă lập rồi và việc làm đă xong, chẳng thọ sanh nữa. Như thế nên có tên gọi là hiểu biết, là biến tri mà xuất gia vậy; nên có tên là chơn thật. Y nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

V́ giả cuồng, danh dự

Lợi dưỡng cùng cung kính

Chẳng phải tu phạm hạnh

Đó xuất gia chẳng thật

V́ hiểu biết chơn chánh

Mau chứng nghĩa tối thượng

Đó là chơn phạm hạnh

Chẳng hư vọng xuất gia

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nếu có T Kheo v́ muốn giả cuồng trong chúng sanh để cầu danh dự, để cầu lợi dưỡng và cầu cung kính mà xuất gia th́ đó gọi là chẳng chơn thật. Y nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. Nếu có T Kheo v́ luật nghi, v́ xả bỏ mà xuất gia th́ kẻ ấy được gọi là chơn thật nương nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. V́ sao vậy ? Nầy các T Kheo! V́ luật nghi, v́ xả bỏ chơn chánh vậy. Khi xuất gia rồi làm cho như thật, bảo hộ 6 căn, chẳng phá giới và hay mau chứng được việc tối thượng khi đoạn ĺa hư vọng để trở thành chơn chánh; nên gọi là như thật. Hộ tŕ 6 căn, chẳng phá giới và hay chứng được chánh tín, làm cho trở nên như thật, bỏ những ǵ đáng bỏ, tu những ǵ nên tu, chứng những ǵ nên chứng, tức đó là chơn thật. Khi đoạn, tu, chứng rồi liền làm cho sáng suốt. Sự sanh của ta đă hết, phạm hạnh đă lập, việc làm đă xong, chẳng thọ thân nữa, như thế có tên là v́ luật nghi vậy. V́ dứt bỏ chơn chánh vậy, khi ấy xuất gia có tên là chơn thật. Y nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

V́ giả si, danh dự

Lợi dưỡng cùng cung kính

Chẳng phải tu phạm hạnh

Đó hư vọng xuất gia

V́ hay giữ luật nghi

Sớm chứng nghĩa vô thượng

Gọi phạm hạnh chơn chánh

Chẳng hư vọng xuất gia

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nếu có T Kheo v́ muốn giả say trong chúng sanh để cầu danh dự, cầu lợi dưỡng và cầu sự cung kính để mà xuất gia th́ có tên gọi là không chơn thật. Y nơi Như Lai mà tu hành phạm hạnh. Nếu có T Kheo v́ cầu sự chán ghét, v́ cầu ly dục mà xuất gia th́ đó là kẻ chơn thật vậy. Y nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. V́ sao thế ? Hỡi các T Kheo! V́ chán ghét rồi, v́ ly dục rồi mà xuất gia cho nên có tên là như thật chán ghét ly dục. Khi ly dục rồi làm cho được giải thoát. Khi giải thoát rồi, làm cho được hiểu rơ. Ta sanh đă tận, phạm hạnh đă làm xong, việc làm đă làm, chẳng thọ thân nữa. Như thế nếu có kẻ v́ chán ghét, v́ ly dục mà xuất gia th́ có tên là chơn thật. Y nơi Như Lai mà tu phạm hạnh. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

V́ muốn giả, danh dự

Lợi dưỡng cùng cung kính

Chẳng phải tu phạm hạnh

Đó hư vọng xuất gia

V́ chán ghét, ly dục

Sớm chứng vô thượng nghĩa

Đó là chơn phạm hạnh

Chẳng hư vọng xuất gia

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Tất cả Như Lai, ưng chánh đẳng giác đă nói các pháp môn, lược nói có hai. Thế nào là hai ? Một là nương nơi ác rốt ráo, hai là xa ĺa tất cả những sự ác nương vào Như Lai chánh đẳng giác. Lược nói như vậy có 2 pháp môn. V́ sao vậy ? Các người tu hành! Ở nơi pháp ác nên biết rằng từ nơi pháp ấy sinh chán ghét, khi chán ghét rồi th́ hay sinh ly dục. Khi ly dục rồi làm cho được giải thoát và làm cho tự biết rơ ràng, ta đă chẳng sanh, phạm hạnh đă lập, việc làm đă xong, chẳng thọ thân nữa, như thế hành giả xa rời ái dục và những trói buộc, chẳng điên đảo, quán sát sự khổ đến tận cùng. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Hăy biết các Như Lai

Nên biết kẻ chánh giác

Có ḷng thương chúng sanh

Nói hai loại pháp môn

Để người ác cùng biết

Và chán ghét, ly dục

Tâm giải thoát tự tại

Hiểu rơ đến cùng khổ

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Có 2 loại pháp. Đó là tu và tập. Nếu tu tập nhiều có thể dứt trừ 2 pháp. Thế nào gọi là hai ? Nếu tu và tập. Nếu tu tập nhiều, hay đoạn trừ hai pháp. Nghĩa là quán bất tịnh và quán từ bi hay trừ tham dục cùng với sân si. Sao lại như vậy ? Tất cả những việc tham trong quá khứ hiện tại cho đến vị lai, tất cả đều do tác ư tư duy mà thành tướng. Tất cả sân hận trong quá khứ, hiện tại và vị lai đều do tác ư tư duy của sự sợ hăi làm tướng. Nếu đoạn được tham dục trong hiện tại và vị lai, tất cả đều do tác ư tu bất tịnh quán. Nếu đoạn được sân si của hiện tại và vị lai, tất cả đều do tác ư tu từ bi quán. Nơi bất tịnh quán, nếu tu tập, hoặc hành tŕ cẩn mật th́ quyết định sẽ bỏ được tất cả những tham dục. Nơi từ bi quán, nếu có tu tập hoặc hành tŕ miên mật th́ quyết định hay đoạn được tất cả sự sân hận. Nếu người muốn quyết định đoạn sự tham dục th́ phải nên siêng năng tu bất tịnh quán. Nếu kẻ muốn quyết định đoạn trừ sân si th́ nên siêng năng tu từ bi quán. Tu bất tịnh quán chẳng có tham dục, mà tu từ bi quán th́ chẳng có sân hận. Đó có tên của 2 loại pháp. Nếu hay tu tập, hoặc hay dụng công th́ có thể trừ được 2 pháp. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Tu tập hằng tu tập

Hai pháp trừ hai pháp

Đó bất tịnh từ bi

Đoạn tham dục sân si

Cho nên nơi người trí

Hăy xem để lợi lạc

Tu bất tịnh từ bi

Đoạn tham dục sân si

Ta từ Đức Thế Tôn đă được nghe như thế nầy. Các T Kheo nên biết! Nơi cảnh giới Niết Bàn, lược nói có 2 loại. Thế nào gọi là hai ? Một là Hữu Dư Y Niết Bàn, hai là Vô Dư Y Niết Bàn. V́ sao có tên là Hữu Dư Y Niết Bàn ? Là chư T Kheo đă chứng A La Hán các lậu tận đă hết, phạm hạnh đă lập, việc làm đă xong, những ǵ xả bỏ đă bỏ, những ǵ chứng đă tự chứng; những ǵ đă tận diệt đă được kết liễu. Những ǵ chơn chánh đă được giải bày, tâm lành giải thoát, đă có trí tuệ, lấy túc hạnh làm duyên, các căn nhanh lẹ, sống c̣n liên tục, các căn thành thục. Tiếp xúc với nhiều loại cảnh giới tâm linh tốt đẹp mà hay xả bỏ tất cả, chẳng hề chấp trước. Chẳng hề có tâm yêu giận bao vây tâm nầy. Những sự ràng buộc của si ái, tất cả đều được xa ĺa. Nếu nương nơi sắc mà cầu để thấy th́ chỉ có cách nh́n về các sắc mà chẳng phát khởi sự tham sân, chỉ có nơi nhăn căn mà có màu sắc tốt xấu; nên chẳng tham dục cùng chẳng sân hận. V́ sao thế ? Do si ái kết chặt, tất cả đă được đoạn trừ vậy. Nương nơi sự nghe, cầu được sự nghe th́ chỉ có tai nghe được các âm thanh mà chẳng phát khởi sự tham sân si th́ chỉ có lỗ tai mới nghe được sự tốt xấu; nên chẳng tham dục lại cũng chẳng sân si. Sao lại như vậy? Do sự kết chặt của si ái mà tất cả đă đoạn ĺa, nương nơi mùi thơm cầu được mùi vị th́ chỉ có lỗ mũi ngửi được các mùi hương mà chẳng phát khởi tham sân si th́ chỉ có lỗ mũi mới biết được mùi tốt xấu, chẳng khởi tham dục cũng chẳng sân si. Sao lại như vậy ? Do si ái kết chặt và tất cả đă được đoạn trừ rồi. Nương nơi mùi vị để cầu mặn nhạt th́ chỉ có lưỡi căn với các mùi vị mà chẳng phát khởi tham sân si th́ phải có lưỡi mới biết được mùi tốt xấu, nhưng chẳng tham dục lại cũng chẳng sân si. Sao lại như vậy ? V́ si ái kết chặt nhưng tất cả đều đă bỏ đi rồi. Nương nơi các xúc để cầu đến sự cảm giác th́ chỉ có thân nầy ở nơi va chạm mà chẳng phát khởi tham sân si, chỉ có nơi thân mới cảm nhận được sự tốt xấu, mà chẳng tham dục lại cũng chẳng sân si. Sao lại như thế ? Do ái si kết chặt mà tất cả đă được đoạn ĺa vậy. Nương nơi các pháp để cầu sự hiểu biết, chỉ có nơi ư mới biết các pháp mà chẳng phát khởi tham sân si, ĺa các tham dục chứng được cứu cánh tịch diệt Niết Bàn. Suy nghĩ như thế. Thế Tôn! v́ sự bố úy mà có nơi A Lại Da Thức. Hay v́ đoạn kiến nơi sự trói buộc làm cho các nghiệp quả chẳng mất đi. Khi nói chánh pháp, lúc thấy được làm cho sự thấy rộng ra. Người trí bên trong chứng được Nhứt Thiết Thế Gian chơn thật đối trị. Nghĩa là hay trừ diệt được kiêu mạn, khát ái làm hại A Lại Da, trừ những đường nhỏ, chứng vào chơn thật tánh, ĺa các tham dục. Chứng được cứu cánh tịch diệt Niết Bàn. Như thế đó có tên là huệ nhăn, hay xem xét chánh đáng. Đó cũng có tên là hai loại làm cho trời người, một loại yếu kém, một loại mạnh mẽ, kẻ có huệ nhăn hay xem xét chánh đáng. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Do hai loại trói buộc

Làm cho cả trời người

Một loại là yếu kém

Một loại là mạnh mẽ

Có huệ nhăn thanh văn

Hay quán sát như thật

Hay trừ mạn xa ĺa

Cứu cánh chứng Niết Bàn

Lại hiểu biết như thật

Phật lại nói chánh pháp

Hay đoạn diệt thường kiến

Và hai ái vô dư

Có huệ nhăn long vương

Hay dùng mưa tưới khắp

Diệt các loại phiền năo

Làm cho được thanh lương

Bổn Sự Kinh - Quyển ba

-o0o-

 

previous.png   back_to_top.png   next.png

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0