佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

 VT0272

| ML | Q 01 | Q 02 | Q 03 | Q 04 | Q 05 | Q 06 | Q 07 | Q 08 | Q 09 | Q 10 |

KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT

Hán dịch: Đầu đời Ngụy, Tam tạng Bồ-đề-lưu-chi, người xứ Thiên Trúc.

Việt Dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 6

Phẩm 8: CÔNG ĐỨC KHÔNG LỖI LẦM CỦA NHƯ LAI (Phần 1)

Bấy giờ, vua Nghiêm Sí đã nghe Tát-già Ni-kiền Tử nói rồi, tâm rất vui mừng, liền hỏi điều nghi ngờ:

–Thưa Đại sư! Nay những chúng sinh sống trong thế giới này, có người nào thông minh, đại trí, lợi căn, thông tuệ, biết pháp và phi pháp mà không có tội chăng?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ không có tội lỗi.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những người như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đó là Sa-môn Cù-đàm, con dòng họ Thích, sinh ra ở trong Vương gia họ Thích, v́ đạo xuất gia.

Đại vương nên biết! Ở trong kinh Từ-vi-đà có nói: “Sa-môn Cù-đàm dòng họ Thích kia không có tội lỗi. Bởi v́ sinh trong Vương gia, không có sự ganh tî. V́ sao? V́ sinh ở trong nhà vua Chuyển luân, thuộc dòng họ cao quý nên không thể ganh tî. V́ sao? V́ sinh ở trong nhà thuộc dòng họ Cam giá, phước đức trang nghiêm nên không thể có sự ganh tî. V́ sao? V́ thân có đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm, đầy đủ sự thật không thể ganh tî. V́ sao? V́ đầy đủ hoàn toàn thành tựu tŕ giới, mười Lực, bốn Vô sở úy và mười tám pháp Bất cộng. Như thế, biết Sa-môn Cù-đàm kia không có tội.”

Đại vương! Sa-môn Cù-đàm con của dòng họ Thích kia, nếu không v́ đạo bỏ nhà xuất gia th́ sẽ thành bậc Chuyển luân thánh vương, làm vua trong bốn châu thiên hạ, sẽ làm vị Pháp vương thực hành pháp hạnh. Ngài có đầy đủ bảy báu, như xe báu, voi báu, ngựa báu, phu nhân báu như ý, đại thần báu, chủ kho báu và có đầy đủ ngàn người con, dũng mãnh tuấn kiệt, lại có tướng trượng phu. Thân của Ngài có đầy đủ uy đức, không thể chê bai được; có năng lực hàng phục các quân đội khác; thành tựu đầy đủ tướng Chuyển luân vương ở trong bốn thiên hạ, đều được tự tại, không có ai hơn Ngài. Ở trong đại địa này không có oán thù, không có não hại, không có vũ khí mà chỉ dựa theo pháp cai trị, sống trong sạch, b́nh đẳng tự tại.

Hơn thế nữa, Vương tử Sa-môn Cù-đàm kia cũng không thích thú vui ở thế gian, lại bỏ nhà xuất gia, dũng mãnh tinh tấn, thực hành đại khổ hạnh, ngày ăn một hạt vừng hay một hạt gạo, tâm không lười biếng. Trải qua sáu năm tu khổ hạnh, thành Đẳng chánh giác, ngồi nơi đạo tràng tu khổ hạnh, thu phục ma lực, nhất tâm nghĩ về điều ḿnh đã biết, điều ḿnh đã đắc, đã thấy và điều đã chứng ngộ tương ứng với trí tuệ. Tất cả pháp đã chứng ngộ kia không bởi học từ thầy mà chính tự trí của ḿnh thể chứng được giác trí như thật ấy. Cho nên biết rằng, tất cả thế gian Trời, Người, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn không ai có thể bằng Sa-môn Cù-đàm, huống ǵ có người hơn Sa-môn Cù-đàm là Bậc Vô Đẳng Đẳng, Vô Thắng Đẳng! Bởi thế, Ngài không có lỗi lầm. V́ sao? V́ dòng họ của Sa-môn Cù-đàm kia không ai bằng, thân tướng không ai bằng, trí tuệ không ai bằng, nên không có lỗi lầm. Rồi nói kệ rằng:

Thân sinh dòng họ quý

Các tướng trăm phước quý

Tám mươi vẻ đẹp diệu

Trang nghiêm tự thân Phật

Sáu năm tu khổ hạnh

Ngồi dưới cây Bồ-đề

Thu phục các chúng ma

Đạt đến Nhất thiết trí

Là Thầy các trời người

Thường nghĩ lợi thế gian

Từ bi tâm b́nh đẳng

Cứu khổ không oán thân

Thành Ba-la-nại nói

Pháp tương ứng Tứ đế

Vô ngã, mạng, chúng sinh

Cho nên không lỗi lầm.

Bấy giờ, vua Nghiêm Sí thưa Tát-già Ni-kiền Tử:

–Thưa Đại sư! Nên nói cho chúng tôi biết thế nào là ba mươi hai tướng Đại trượng phu của Như Lai, và cách dùng ba mươi tướng này trang nghiêm thân và được tên Đại trượng phu sư tử chúa.

Khi ấy, Đại Tát-già Ni-kiền Tử bảo vua Nghiêm Sí:

–Đại vương! Xin chí thành lắng nghe, tôi sẽ nói.

Nhà vua trả lời:

–Thưa Đại sư! Tôi xin được nghe.

Tát-già Ni-kiền Tử nói:

–Đại vương! Ba mươi hai tướng tốt của Sa-môn Cù-đàm, đó là:

1.     Dưới bàn chân của Sa-môn Cù-đàm rất bằng phẳng, đứng vững vàng trên đất.

2.     Dưới bàn chân của Sa-môn Cù-đàm có đầy đủ tướng “Thiên bức luân” (bánh xe ngàn căm).

3.     Sa-môn Cù-đàm tay, chân mềm mại giống như vải hoa trời.

4.     Các ngón tay của Sa-môn Cù-đàm dài và rất thon thả.

5.     Giữa các ngón tay của Sa-môn Cù-đàm có màng lưới.

6.     Gót chân của Sa-môn Cù-đàm rất tròn trịa.

7.     Mu bàn chân của Sa-môn Cù-đàm đầy đặn.

8.     Sa-môn Cù-đàm có đùi nai chúa.

9.     Sa-môn Cù-đàm thân tướng đoan nghiêm.

10.    Âm tàng của Sa-môn Cù-đàm như ngựa chúa.

11.    Sa-môn Cù-đàm mỗi một lỗ chân lông trên người, chỉ mọc một sợi lông không lẫn lộn nhau.

12.    Tóc của Sa-môn Cù-đàm có màu sắc như lưu ly tinh diệu.

13.    Lông trên thân Sa-môn Cù-đàm mọc hướng lên trên rất mềm mại.

14.    Da của Sa-môn Cù-đàm có màu sắc như vàng.

15.    Da của Sa-môn Cù-đàm mịn màng và mềm mại.

16.    Bảy chỗ của Sa-môn Cù-đàm bằng phẳng.

17.    Hai vai của Sa-môn Cù-đàm tròn dầy.

18.    Hai vai của Sa-môn Cù-đàm cao và ngang bằng như núi vàng.

19.    Thân thể của Sa-môn Cù-đàm rất cao lớn.

20.    Thân thể của Sa-môn Cù-đàm thon thả, ngay thẳng như chúa Ni-câu.

21.    Má của Sa-môn Cù-đàm như má của Sư tử.

22.    Sa-môn Cù-đàm có đủ bốn mươi chiếc răng.

23.    Răng của Sa-môn Cù-đàm khít và sát.

24.    Răng của Sa-môn Cù-đàm đều và bằng phẳng.

25.    Răng của Sa-môn Cù-đàm trắng như tuyết.

26.    Lưỡi của Sa-môn Cù-đàm thưởng thức được vị tối thặng.

27.    Lưỡi của Sa-môn Cù-đàm che hết cả mặt.

28.    Tiếng nói của Sa-môn Cù-đàm như tiếng Phạm.

29.    Mắt của Sa-môn Cù-đàm như mắt trâu chúa, trên dưới đều có thể nh́n lên xuống được.

30.    Con mắt của Sa-môn Cù-đàm tươi sáng như cánh hoa sen xanh.

31.    Trên trán của Sa-môn Cù-đàm có sợi lông dài thể hiện tướng công đức đầy đủ.

32.    Đầu của Sa-môn Cù-đàm rất cao, không thấy đảnh.

Đại vương nên biết! Sa-môn Cù-đàm dùng ba mươi hai tướng tốt này trang nghiêm thân, nên gọi là Đại trượng phu sư tử chúa.

Rồi nói kệ rằng:

Đảnh cao tướng vi diệu

Thân trang nghiêm tối thắng

Tóc như lưu ly xanh

Màu đẹp xoáy bên phải.

Mắt đẹp giống trâu chúa

Như cánh hoa sen xanh

Cho nên, thân Cù-đàm

Chỉ khen không ganh tî.

Giọng Cù-đàm vi diệu

Vượt các tiếng Phạm thế

Như chim Ca-lăng-già

Các chim đều không bằng.

Lưỡi che khắp cả mặt

Sạch như cánh hoa sen

Diệu tướng vượt quần sinh

Cho nên, đời không bằng.

Lưỡi nếm đến thượng vị

Các vị không sai khác

Mau thành thân tướng đẹp

Nên Phật không lỗi lầm.

Răng công đức Cù-đàm

Tất cả không ai bằng

Trong sáng như ngọc tuyết

Ngang bằng không lồi lõm.

Gò má cao và rộng

Vuông như Sư tử chúa

Môi hồng ai cũng khen

Giống như trái Tần-bà.

Hai vai cao và bằng

Trước sau đều tròn trịa

Thần quang chiếu các mắt

Cao đẹp như núi vàng.

Các tướng thân Cù-đàm

Trang nghiêm ba mươi hai

Trên dưới thân tròn đầy

Như cây chúa Ni-câu.

Thân Cù-đàm cao lớn

Đứng vững không chê được

Trí giả thường mong đợi

Ưa nh́n không biết chán.

Cù-đàm thân công đức

Bảy chỗ đều đầy đủ

Màu da luôn tươi sáng

Như vàng Diêm-phù-đàn.

Lông thân nhỏ mềm mại

Bụi trần không làm nhơ

Mọc xoáy về bên phải

Dựa nhau hướng lên trên.

Tóc sạch màu xanh đẹp

Dày rậm không thưa thớt

Cho nên tướng Cù-đàm

Hơn các tướng thế gian.

Thân Cù-đàm ngay thẳng

Ngồi đứng không cong quẹo

Âm tàng tướng ngựa chúa

Cũng như Đại Long vương.

Đùi như chân nai chúa

Lớn nhỏ trên dưới đều

Cho nên người trí nh́n

Không có tâm nhàm chán.

Ngón tay, chân có màng

Trong ngoài thường tươi sáng

Móng như lá đồng đỏ

Ngón như h́nh đốt đồng.

Thân mu chân đầy cao

Dáng tròn như viên ngọc

Gót bàn chân rất đẹp

Ngang bằng không cao thấp.

Các ngón nhỏ và dài

Co duỗi rất mềm mại

Dưới chân phẳng đứng vững

Dẫm đất thường an ổn.

Đây là phước Cù-đàm

Công đức như các núi

Theo nhóm công đức đây

Hiện thành thân Cù-đàm.

Thân công đức như vậy

Hơn thế gian trời người

Như trăng tròn sáng kia

Xuất hiện giữa các sao.

Cù-đàm tướng Trượng phu

Công đức trang nghiêm thân

Đại Bi tự tại hiện

Lợi ích các thế gian.

Pháp thanh tịnh không dơ

Vô lượng các công đức

Các diệu tướng như thế

Chỉ cảnh giới Cù-đàm.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Tám mươi vẻ đẹp của Như Lai là những nghiêm thân, nên nói Như Lai có trăm phước tướng trang nghiêm thân công đức?

Đáp:

–Đại vương! Nay tôi nói ví dụ về sự thành tựu của việc này. Nếu gom hết chúng sinh thuộc bốn loại sinh trong tam thiên đại thiên thế giới; nghĩa là những loài sinh bằng trứng, sinh bằng thai, sinh bằng ẩm ướt, sinh bằng biến hóa. Tất cả những chúng sinh này, giả sử cùng một lúc được làm thân người. Khi đã được làm thân người rồi, mỗi mỗi chúng sinh ấy đều tu mười thiện nghiệp, thành tựu phước đức của vua Chuyển luân thánh.

Những chúng sinh ấy đã tu thành tựu phước đức hội tụ của vua Chuyển luân thánh rồi, mỗi mỗi phước đức ấy lại tăng lên gấp trăm lần th́ chỉ mới thành tựu tướng công đức của một lỗ chân lông Cù-đàm. Đó là công đức trong một lỗ chân lông, còn công đức trong mỗi mỗi lỗ chân lông khác cũng như thế.

Đại vương nên biết! Công đức trong tất cả lỗ chân lông lại tăng lên trăm lần th́ chỉ mới thành tựu một công đức tốt ở thân Sa-môn Cù-đàm. Đó là một công đức tốt, còn mỗi công đức khác cũng lại như thế.

Như vậy, tất cả các công đức tốt lại tăng lên trăm lần th́ chỉ mới thành tựu một tướng công đức Đại trượng phu trong thân Sa-môn Cù-đàm. Đó là một tướng công đức, còn các tướng công đức khác cũng lại như thế.

Như vậy, ba mươi hai tướng công đức lại tăng lên trăm lần th́ chỉ mới thành tựu một tướng công đức giữa lông trắng chân mày của Sa-môn Cù-đàm. Như vậy, tướng công đức lông trắng giữa chân mày lại tăng lên trăm lần mới được thành tựu một tướng đỉnh đầu công đức trong tướng Đại trượng phu của Sa-môn Cù-đàm.

Như vậy, công đức tướng đảnh đầu lại tăng thêm trăm, ngàn, vạn, ức lần mới được thành tựu một âm thanh như tiếng ốc công đức trong tướng Đại trượng phu của Sa-môn Cù-đàm.

Sa-môn Cù-đàm với công đức tiếng ốc này, tất cả những âm thanh của tất cả chúng sinh trong cảnh giới chúng sinh, với ngôn ngữ không đồng nhau, cùng một lúc đưa ra trăm ngàn câu hỏi khác nhau. Có những sự việc mà chúng sinh này hỏi rồi, chúng sinh khác không hỏi nữa. Nhưng có thể bằng trí tuệ, chỉ trong một niệm dùng một âm thanh trả lời tất cả các câu hỏi của chúng sinh ấy và có thể khiến cho họ cùng một lúc hiểu rõ vấn đề ḿnh hỏi.

Đại vương nên biết! Sa-môn Cù-đàm dùng công đức này trang nghiêm thân, nên gọi là thành tựu tướng Đại trượng phu. Bởi thế, Samôn Cù-đàm đã thành tựu thân tướng trăm phước công đức, nên Samôn Cù-đàm thành tựu âm thanh vi diệu của Phạm vương.

Rồi nói kệ rằng:

Thân công đức Cù-đàm

Chứa nhóm trăm phước tướng

Giáo hóa các quần sinh

Nên gọi Thầy trời người.

Thấy, nghe và nhận vật

Phước ấy không thể lường

Cù-đàm xuất thế gian

Lợi ích các chúng sinh.

Cõi chúng sinh sai khác

Tùy loài hỏi khác nhau

Cù-đàm chỉ một niệm

Một âm đáp liền hiểu.

Cù-đàm hiện thế gian

Hay dùng âm thanh Phạm

Chuyển pháp luân tối thượng

Khiến trời người hết khổ.

Bấy giờ, vua Nghiêm Sí hỏi Tát-già Ni-kiền Tử bằng bài kệ:

Đại sư hãy nói tên

Các tướng nhỏ Như Lai

Xin v́ các chúng sinh

Và tôi, phân biệt nói.

Lúc đó, Tát-già Ni-kiền Tử trả lời vua Nghiêm Sí:

–Đại vương! Người có thể v́ các chúng sinh xiển dương thiểu tướng công đức của Như Lai sẽ có lợi ích lớn. Nay người lắng nghe, ta phân biệt nói rõ từng tướng một:

Sa-môn Cù-đàm có tám mươi tướng hảo. Theo những tướng hảo ấy, ta nói rộng về tướng công đức của Sa-môn Cù-đàm, giống như trăng rằm mùa thu xuất hiện giữa các sao.

Tám mươi tướng ấy là:

1.     Tướng đầu của Sa-môn Cù-đàm rất uy nghiêm, trên dưới đều tương ứng.

2.     Tướng đầu của Sa-môn Cù-đàm tròn đẹp như trái cây Mađà-la.

3.     Tóc của Sa-môn Cù-đàm dài, đẹp và mềm mại như tơ Uy hắc.

4.     Tóc của Sa-môn Cù-đàm suôn thẳng, không rối rắm.

5.     Lông và tóc của Sa-môn Cù-đàm uyển chuyển xuôi theo một mái về bên phải.

6.     Tóc và da của Sa-môn Cù-đàm có màu sắc bóng loáng như lưu ly xanh.

7.     Chân mày của Sa-môn Cù-đàm trắng xóa như trăng mới mọc.

8.     Mắt của Sa-môn Cù-đàm dài lớn như cánh hoa sen xanh.

9.     Trái tai của Sa-môn Cù-đàm thòng dài như giọt sương nhiễu xuống.

10.    Mũi của Sa-môn Cù-đàm dài, cao và thẳng không thấy lỗ.

11.    Miệng của Sa-môn Cù-đàm có hương thơm thanh khiết, người ngửi không biết chán.

12.    Lưỡi của Sa-môn Cù-đàm có màu sắc sáng đỏ như lá đồng đỏ.

13.    Lưỡi của Sa-môn Cù-đàm nhỏ, mỏng, láng sắc và mềm mại.

14.    Môi của Sa-môn Cù-đàm có màu sắc đỏ hồng như quả Tầnbà.

15.    Răng của Sa-môn Cù-đàm trắng, nhỏ và rất sắc bén, có ánh sáng phản chiếu trong miệng.

16.    Sắc mặt của Sa-môn Cù-đàm tươi sáng rực rỡ như tấm gương sáng.

17.    Khuôn mặt của Sa-môn Cù-đàm trên dưới, rộng hẹp đều rất tương xứng.

18.    Khuôn mặt của Sa-môn Cù-đàm tươi đẹp như vầng trăng tròn.

19.    Khuôn mặt của Sa-môn Cù-đàm uy nghiêm thù thắng, ai nh́n cũng thích.

20.    Thân thể của Sa-môn Cù-đàm sạch sẽ, bụi trần không làm dơ.

21.    Thân thể của Sa-môn Cù-đàm trong sạch, mềm mại, như tấm lụa, trắng như hoa, xanh tươi rực rỡ.

22.    Thân Sa-môn Cù-đàm cao lớn, ngay thẳng như cờ Đế Thích.

23.    Các vằn chỉ trên thân Sa-môn Cù-đàm có tướng phước đức siêu việt.

24.    Thân thể Sa-môn Cù-đàm mềm mại, trơn láng như bôi dầu.

25.    Thân thể Sa-môn Cù-đàm to nhỏ như cây chúa Ni-câu thẳng thắng, tròn trịa.

26.    Các tướng tốt trên thân Sa-môn Cù-đàm người không thể chê được.

27.    Sức mạnh của Sa-môn Cù-đàm không ai địch nổi, như Nala-diên.

28.    Sa-môn Cù-đàm dung mạo, cử chỉ rất uy nghi, tiến hoặc lùi đều có phép tắc.

29.    Các tướng tốt ở trên thân Sa-môn Cù-đàm, tất cả chúng sinh thích ngắm không nhàm chán.

30.    Các h́nh tướng trên thân Sa-môn Cù-đàm, các chúng sinh ác trông thấy sẽ sinh tâm vui mừng.

31.    Bước đi của Sa-môn Cù-đàm rất uy nghiêm, chúng sinh nh́n không biết chán.

32.    Sa-môn Cù-đàm mỗi khi xoay người lại nh́n giống như voi chúa.

33.    Sa-môn Cù-đàm cử động thân thể hiện tướng uy nghi như sư tử chúa.

34.    Thân Sa-môn Cù-đàm vững vàng luôn ổn định.

35.    Thân tướng Sa-môn Cù-đàm cao lớn không thể đo lường được.

36.    Thân Sa-môn Cù-đàm cao lớn, không có tướng thấp nhỏ.

37.   Vầng ánh sáng khắp trên thân Sa-môn Cù-đàm tỏa ra với chu vi một trượng.

38.    Thân Sa-môn Cù-đàm có các tướng ánh sáng chiếu soi khắp mười phương.

39.    Sa-môn Cù-đàm thân tướng tôn quý, người thấy đều quy phục.

40.    Da của Sa-môn Cù-đàm mịn màng, thường có ánh sáng.

41.    Da của Sa-môn Cù-đàm trơn láng bằng phẳng, không có tướng già nhăn.

42.    Ánh sáng trên thân Sa-môn Cù-đàm chiếu đến th́ mắt chúng sinh không dám nh́n thẳng.

43.    Thân Sa-môn Cù-đàm sáng tỏ, ban ngày cũng như ban đêm.

44.    Những lỗ chân lông trên thân Sa-môn Cù-đàm tiết ra mùi thơm vi diệu.

45.    Tướng mạo và uy đức của Sa-môn Cù-đàm vượt hẳn thế gian.

46.    Các đường gân, mạch máu trên thân Sa-môn Cù-đàm ẩn sâu, không lộ ra.

47.    Các đốt xương của Sa-môn Cù-đàm nối liền nhau như mắt xích.

48.    Lông trên thân Sa-môn Cù-đàm nhỏ nhắn, mịn màng và tất cả đều xoáy về bên phải.

49.    Lông trên thân Sa-môn Cù-đàm có màu sắc sáng rực rỡ như vàng Diêm-phù-đề.

50.    Sa-môn Cù-đàm chân tay có màu sắc đỏ trắng như hoa.

51.    Tay chân Sa-môn Cù-đàm tươi tắn, sạch sẽ và luôn luôn mềm mại.

52.    Mười ngón tay Sa-môn Cù-đàm nhỏ thon, dài rất đẹp.

53.    Mắt cá chân của Sa-môn Cù-đàm không lộ ra, ngang bằng không cao, không thấp.

54.    Xương đùi của Sa-môn Cù-đàm cứng dài trên dưới đều đầy đặn đẹp.

55.    Tay chân Sa-môn Cù-đàm đều đặn không cao thấp.

56.    Các ngón tay của Sa-môn Cù-đàm mềm mại, trong ngoài đều nắm được.

57.    Các đường chỉ trong bàn tay Sa-môn Cù-đàm nhỏ, hiện rất rõ và kín đáo.

58.    Chỉ tay Sa-môn Cù-đàm ngay thẳng rõ ràng.

59.    Chỉ tay của Sa-môn Cù-đàm không đứt đoạn.

60.    Móng tay Sa-môn Cù-đàm mỏng, láng bóng và có màu sắc như đồng đỏ.

61.    Sa-môn Cù-đàm đứng ngay thẳng, vững vàng không nghiêng ngửa.

62.    Sa-môn Cù-đàm đứng rất vững vàng, không ai có thể lay chuyển được.

63.    Thân Sa-môn Cù-đàm cử động có uy lực giống như sư tử chúa.

64.    Sa-môn Cù-đàm quay thân lại nh́n giống như voi đại chúa.

65.    Bước đi của Sa-môn Cù-đàm thẳng thắng không xiêu vẹo.

66.    Bước đi của Sa-môn Cù-đàm b́nh thản như voi chúa.

67.    Sa-môn Cù-đàm mỗi khi nhấc bước chân đi như ngỗng trắng chúa.

68.    Sa-môn Cù-đàm bước đi không chạm đất, nhưng thân tướng in rõ trên đất.

69.    Sa-môn Cù-đàm chín lỗ đầy đủ và đều.

70.    Bụng của Sa-môn Cù-đàm nhỏ, không lộ ra.

71.    Lỗ rốn của Sa-môn Cù-đàm sâu và tròn.

72.    Âm thanh của Sa-môn Cù-đàm hòa nhã lớn nhỏ đều hay.

73.    Tiếng nói của Sa-môn Cù-đàm rất vi diệu, vang xa, ai nghe cũng đều hiểu được.

74.    Giọng nói của Sa-môn Cù-đàm tùy theo ý nghĩ của chúng sinh khi nghe đều được vui vẻ.

75.    Giọng nói của Sa-môn Cù-đàm tùy theo phương hướng, không tăng không giảm.

76.    Sa-môn Cù-đàm thuyết pháp đúng lúc, đúng tŕnh độ không sai.

77.    Sa-môn Cù-đàm có khả năng nói theo tiếng của địa phương ở khắp mọi nơi.

78.    Sa-môn Cù-đàm thuyết pháp bằng một thứ tiếng mà khiến cho tất cả mọi loài khác nhau đều hiểu được.

79.    Sa-môn Cù-đàm tùy theo nhân duyên thứ tự thuyết pháp.

80.    Giữa ngực Sa-môn Cù-đàm có chữ vạn biểu hiện tướng công đức.

Đại vương nên biết! Đó gọi là Sa-môn Cù-đàm thành tựu thân tướng công đức, với tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm. Tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật, các Trời, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và các ngoại đạo không ai có được như thế, v́ vậy, ta nói không có lỗi lầm.

Rồi nói kệ rằng:

Đại vương nghe ta nói

Phật tám mươi vẻ đẹp

Đó là các tướng tốt

Trang nghiêm thân Cù-đàm.

Móng tay Ngài tròn đẹp

H́nh như nửa ống trúc

Màu đồng đỏ tuyệt vời

Sáng tươi như bôi dầu,

Thịt giữa ngón bằng phẳng

Thứ tự rất đều nhau

Chỉ tay đều ngay thẳng

Sâu nhỏ tướng rõ ràng,

Mạch sâu không tướng khác

Môi đỏ quả Tần-bà

Chân khéo trụ đều nhau

Cho nên thường an ổn.

Mắt cá ẩn không hiện

Cao thấp khó phân biệt

Trong tay phát ánh sáng

Biểu hiện tướng công đức.

Tướng lưỡi rất mềm mại

Như lụa hoa trời mới

Mỏng như lá đồng đỏ

Sắc sáng thường tươi tắn.

Các đốt xương ẩn sâu

Diệu tướng thật khó thấy

Hai tay quá đầu gối

Trời, người đều khen ngợi.

Tiếng diệu vang rất xa

Giống như rồng chúa lớn

Như mưa sấm giữa trời

Tiếng vi diệu vượt hơn.

Cù-đàm thân trăng tròn

Hợp với thật tướng tinh

H́nh đẹp rất đoan nghiêm

Trên dưới đều tròn đầy.

Dứt hẳn thân tướng xấu

Đầy đủ các công đức

Ngực nở như Sư tử

Mỗi tướng đẹp khác nhau.

Tay chân ánh sáng đẹp

Da như màu vàng tươi

Cho nên các công đức

Mỗi đức không thể chê.

Thân tướng đẹp thứ tự

Ĺa các tướng thô xấu

Tướng rốn tròn và thẳng

Lỗ sâu không quanh co,

Tất cả các phần thân

Công đức tụ hợp thành

Các hạnh đều thanh tịnh

Sáng sạch ĺa tối dơ.

Thân công đức như thế

Thiện đủ không nghi ngờ

V́ vậy các thế gian

Thích nh́n không nhàm chán.

Đứng dậy như rồng chúa

Mạnh mẽ động hang sâu

Bước đi như trâu chúa

Uy như sư tử chuyển.

Thân tướng rất mềm mại

Khớp xương không rời nhau

Bước tới như ngỗng chúa

Không mau cũng không chậm.

Bụng thon không lộ ra

Sườn mềm mại bằng phẳng

Lông sáng bóng xuôi phải

Ánh sáng như điện chớp.

Bước đi tới hoặc lui

Các tướng hiện điềm lành

Ĺa các màu đen tối

Không có nốt ruồi xấu.

Mày như trăng đầu tháng

Cũng như vàng đen huyền

Mắt trong không đục dơ

Mắt lớn sáng như sao.

Miệng Ngài vuông tròn đẹp

Tiếng hay phát âm hòa

Các tướng vượt quần sinh

Ĺa những dây phiền não.

Lông mày rất tươi đẹp

Mũi thẳng ống treo ngược

Hai mắt lớn và dài

Như cánh hoa sen xanh,

Mi đều giáp liền nhau

Tướng tròn đầy như khuôn

Răng dài sắc đều nhau

Răng sáng tỏa trong miệng,

Lông thân ngang bằng nhau

Cổ, họng không cao thấp

Cho nên tướng Cù-đàm

Người, trời không bằng được.

Đầu tròn như chiếc dù

Xương trên đỉnh ngang bằng

Da trán không nhăn nheo

Như viên ngọc thật tròn.

Lông Cù-đàm mịn màng

Không rối, không phân tán

Uyển chuyển xoáy về phải

Thường xuất tỏa hương thơm,

Lông Cù-đàm tươi sạch

Trần cấu không thể nhiễm

Như lưu ly trong sáng

Không bị vẫy bùn dơ,

Lông Cù-đàm đầy đủ

Từng sợi thứ tự mọc

Như cây cỏ Lăng chỉ

Đều mịn không rối nhau,

Lông Cù-đàm mềm mại

Như lông bụng ong chúa

Ĺa tướng bệnh yếu già

Tóc đen không đổi trắng.

Ngực Cù-đàm nở nang

Giống như sư tử vương

Như voi, như lộng cao

Cũng như mốc Kim cang,

Như b́nh vàng đứng thẳng

Như bức tranh cuốn tròn

Như hoa Bát-đầu-ma

Như ngọc công đức trời,

Như ngồi xếp kiết già

Mỗi mỗi trong các đốt

Sức như Na-la-diên

V́ vậy, vượt thế gian.

Cù-đàm, ngực chữ vạn

Đầy đủ ngàn căm xe

Tay chân tướng không khác

Ngàn căm không khác nhau,

Chủ nhân chính là đây

Các tiểu tướng Cù-đàm

Nhị thừa và ngoại đạo

Trời người đều không bằng.

Đại vương nên biết! Sa-môn Cù-đàm đã thành tựu thân với các tướng đẹp như thế. Tất cả chúng sinh không ai có được như vậy, nên ta nói Sa-môn Cù-đàm không có lỗi lầm.

Đại vương nên biết! Sa-môn Cù-đàm hoàn toàn thành tựu năng lực tâm đại Từ, có thể làm đến lợi ích rất lớn cho tất cả chúng sinh, không có tâm hại. Tâm đại Từ ấy không bị ngăn ngại, không bị cách trở, luôn luôn vận hành, tự nhiên tỏa chiếu khắp các cảnh giới trong thế gian, đi thẳng vào phiền não sử của các chúng sinh.

Đại vương nên biết! Giống như nước trong sạch, nhờ ngọc báu Ma-ni, v́ bản chất của nó làm trong sạch nước, tự nó là trong sáng mà làm cho tất cả nước đục thành trong. Cũng vậy, nước tâm đại Từ, tự thân thanh tịnh, lại có khả năng làm cho thanh tịnh tất cả nước đục kiến chấp, bùn phiền não của tất cả chúng sinh. Sa-môn Cù-đàm đã hoàn toàn thành tựu rộng lớn như thế, nên ta nói Sa-môn Cù-đàm không có lỗi lầm.

Rồi nói kệ rằng:

Cù-đàm đại Từ bi

Xem khắp mười phương cõi

Tâm đối các chúng sinh

Không lúc nào rời bỏ,

Nên gọi Phật Thế Tôn

Thành tựu tâm đại Bi

V́ thế, Nhất thiết trí

Không có những lỗi lầm.

Như nước trong sạch kia

Ngọc như ý ma-ni

Tự thể vốn sáng trong

Làm sạch các nước đục,

Cũng vậy, Đức Cù-đàm

Tự tánh ĺa cấu bẩn

Dùng nước tâm đại Từ

Sạch tâm nhơ chúng sinh.

Đại vương nên biết! Đối với chúng sinh, Sa-môn Cù-đàm đã hoàn toàn thành tựu ba mươi hai quán tâm đại Bi.

Ba mươi hai quán tâm đó là:

1.     Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh rơi vào chỗ tối tăm, ngu si, nên khởi tâm Từ bi.

2.     Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh rơi vào sự ràng buộc của vô minh, nên khởi tâm đại Bi.

3.     Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị rơi vào nơi rất nguy hiểm trong thế gian, nên khởi tâm đại Bi.

4.     Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh từ bỏ chốn tịch tịnh, đi theo thế gian, nên khởi tâm đại Bi.

5.     Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh rơi xuống thác dữ, trôi theo dòng, nên khởi tâm đại Bi.

6.     Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh rơi vào chốn điên đảo, nguy hiểm đau khổ tột cùng, nên khởi tâm đại Bi.

7.     Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh đi theo đường ác, từ bỏ Thánh đạo, nên khởi tâm đại Bi.

8.     Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị dây phiền não lớn trói buộc và luôn luôn bị các lưới phiền não vây bủa, nên khởi tâm đại Bi.

9.     Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh ở trong các cảnh giới thường không đầy đủ, không thỏa mãn, nên khởi tâm đại Bi.

10.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị các ái nhiễm làm chủ, không được tự tại, nên khởi tâm đại Bi.

11.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh thường bị khổ đau lớn của già, chết dày vò, nhưng không sinh nhàm chán, nên khởi tâm đại Bi.

12.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh không thoát khỏi bệnh tật, thường bị đau khổ bởi những căn bệnh hành hạ, nên khởi tâm đại Bi.

13.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị ba ngọn lửa thiêu đốt suốt ngày đêm, không bao giờ dừng nghỉ, nên khởi tâm đại Bi.

14.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị trói buộc trong nghề nghiệp thấp hèn làm tăng trưởng sự khổ đau ở thế gian, nên khởi tâm đại Bi.

15.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh thường ôm lòng sợ hãi không an ổn, nên khởi tâm đại Bi.

16.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị lợi nhỏ cám dỗ mà quên đi họa lớn, nên khởi tâm đại Bi.

17.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị say sưa theo những điều buông lung, không biết rắn độc từ xưa đang ngủ trong tâm, trên đường, đồng trống; thường bị oan gia năm ấm theo đuổi, nên khởi tâm đại Bi.

18.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh thường bị các triền cái cướp đoạt tài sản thiện, nên khởi tâm đại Bi.

19.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị vô minh che mắt, thường mờ mịt không thấy được bậc thiện tri thức, nên khởi tâm đại Bi.

20.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh thường bị mọi việc làm rối loạn tâm, giống như tơ rối không ai gỡ ra được, nên khởi tâm đại Bi.

21.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh thường ở chỗ ồn ào náo nhiệt, xa ĺa nơi tịch tĩnh, nên khởi tâm đại Bi.

22.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh thường ở chỗ hoạn nạn, ĺa chốn b́nh an, nên khởi tâm đại Bi.

23.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị tà kiến trói buộc, nên khởi tâm đại Bi.

24.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh rơi vào sự cám dỗ của miếng mồi ngon, nương theo tà kiến sử, nên khởi tâm đại Bi.

25.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh ở trong đêm dài chấp tưởng điên đảo, tâm điên đảo; ở trong pháp vô thường mà khởi ý tưởng là thường, ở trong pháp đau khổ khởi ý tưởng là vui; ở trong pháp bất tịnh sinh ý tưởng là tịnh, ở trong pháp vô ngã mà sinh ý tưởng là ngã, nên khởi tâm đại Bi.

26.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh từ vô thỉ đến nay phải nhận lấy việc sinh tử, gánh vác những điều ác xa, chịu đau khổ vô cùng mà không hề mỏi mệt, nên khởi tâm đại Bi.

27.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh nương theo thế gian, sức lực yếu kém, chẳng phải vững chắc mà cho là vững chắc, nên khởi tâm đại Bi.

28.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị nhiễm ô làm bẩn, thường ở trong vô số những cấu uế, nên khởi tâm đại Bi.

29.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị sự tham ái trói buộc, không biết nhàm chán xa ĺa, nên khởi tâm đại Bi.

30.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh bị các việc cúng dường, cung kính chinh phục mà thường mong cầu của cải và các vật cúng dường, nên khởi tâm đại Bi.

31.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh thường bị các cảnh giới trói buộc, sinh tâm lo âu và bực bội, nên khởi tâm đại Bi.

32.    Sa-môn Cù-đàm thấy các chúng sinh rơi vào chỗ kiêu căng, ngã mạn, nên khởi tâm đại Bi.

Đại vương nên biết! Đó là Sa-môn Cù-đàm đối với chúng sinh đã thành tựu hoàn toàn ba mươi hai tâm quán đại Bi. Cho nên ta nói Sa-môn Cù-đàm không có lỗi lầm.

Rồi nói kệ rằng:

Cù-đàm thấy chúng sinh

Nhốt trong ngục thế gian

Luân chuyển đi các cõi

Thường chịu mọi đau khổ,

Ngu tối che tâm họ

Không biết sinh chán ĺa

Cho nên Vô Thượng Tôn

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Ưa đắm các thế gian

Bốn dòng trời về đâu?

Trôi xuôi không trở lại,

Thường ch́m biển sinh tử

Không biết cầu ra khỏi

Cho nên Đấng Mười Lực

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Rơi vào hiểm họa lớn

Đi theo con đường tà

Không có người cứu giúp,

Cho nên Cù-đàm quán

Phát khởi tâm đại Bi

Dẫn đến Bồ-đề Phật

Chỗ tối thắng không sợ.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Bị trói trong lao ngục

Làm tôi tớ cho ái

Sai đi các cảnh giới,

Trôi lăn biển già chết

Không hay biết ǵ cả

Cho nên Đấng Thập Lực

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Đốt mạnh ba loại lửa

Thường ở các đường ác

Bao điều khổ hành hạ,

Rất sợ các đường ác

Không có nơi nương tựa

Cho nên Đấng Thập Lực

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Ưa đắm trong các cõi

Tâm tự do buông thả

Tham đắm các cảnh giới,

Thường bị mọi điều hại

Nhưng không sinh sợ hãi

Cho nên Đấng Mười Lực

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Vô minh tăm tối che

Các thứ lộng che chắn,

Không ĺa khỏi triền cái

Tà kiến rối như tơ

Không có người tháo mở

Cho nên Đấng Thập Lực

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Rơi vào đường tà kiến

V́ ở chỗ ái lâu

Tâm thường bị trói buộc,

Trong các nạn như thế

Thích thú không nhàm chán

Cho nên Đấng Thập Lực

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Khởi lên tâm điên đảo

Ở trong khổ bất tịnh

Sinh vui ý tưởng tịnh,

Trong vô thường vô ngã

Lại cho thật ngã thường

Cho nên Đấng Thập Lực

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Nương theo sức yếu kém

Thường mang vác nặng nhọc

Không sinh tâm chán ĺa,

Khởi ý tưởng cố chấp

Đắm nhiễm không buông bỏ

Cho nên Đấng Thập Lực

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Ở trong biển tham ái

Lợi dưỡng che mất tâm

Thường cầu cảnh giới dục,

Tâm tham như lửa rừng

Cháy mãi không dừng nghỉ

Cho nên Đấng Thập Lực

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm thấy chúng sinh

Tạo đủ mọi nghiệp khổ

Thường bị mọi buồn bực

Khổ đau dày xéo mãi,

V́ cứu chúng sinh kia

Các phiền não làm hại

Cho nên Đấng Thập Lực

Thường khởi tâm đại Bi.

Cù-đàm luôn quán sát

Tất cả giới chúng sinh

Thường khởi tâm đại Bi

Cho nên không tội lỗi.

Đại vương nên biết! Sa-môn Cù-đàm hoàn toàn thành tựu ba niệm xứ.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Những ǵ là ba niệm xứ của Như Lai?

Đáp:

–Này Đại vương! Đó là tâm không vui, tâm không giận và tâm không giận không vui.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là tâm không vui?

Đáp:

–Đại vương! Tâm không vui tức là khi Sa-môn Cù-đàm ở trong nội chúng thuyết pháp, nếu có chúng sinh với thân tâm đoan chánh cung kính, im lặng nghe, tùy thuận tiếp nhận lời dạy và theo lời dạy tu hành, th́ đối với chúng sinh này, Sa-môn Cù-đàm cũng không sinh tâm vui mừng, không thích thú, không hớn hở. V́ sao? V́ Sa-môn Cù-đàm có tâm xả, b́nh đẳng an trụ trong nhất tâm.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là tâm không giận?

Đáp:

–Đại vương! Sa-môn Cù-đàm ở trong chúng thuyết pháp. Nếu có chúng sinh thân không cung kính, không chuyên tâm lắng nghe, quay lòng lại với Thánh giáo, thực hành không đúng lời dạy, th́ đối với chúng sinh này Sa-môn Cù-đàm cũng không tức giận, chỉ khởi tâm nhẫn, không sinh tâm không tin, cũng không sinh tâm nghĩ người kia không nghe theo lời dạy của ḿnh. V́ sao? V́ Sa-môn Cù-đàm đã có tâm xả, b́nh đẳng và an trụ trong nhất tâm.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là tâm không giận, không vui?

Đáp:

–Đại vương! Sa-môn Cù-đàm ở trong chúng thuyết pháp. Trong chúng ấy, có người thân nghiêm chỉnh cung kính, lắng tai nghe, tùy thuận ghi nhớ lời dạy và theo lời dạy để tu hành; hoặc có người không cung kính, để ngoài tai, quay lưng với Thánh giáo, không tu hành như pháp. Đối với hai hạng người này, Sa-môn Cù-đàm không sinh tâm vui mừng, thích thú, hớn hở và cũng không sinh tâm giận, không khởi tâm bất nhẫn, không khởi tâm không tin, cũng không nghĩ rằng người kia trái với lời dạy của ta. V́ sao? V́ Sa-môn Cùđàm đã có tâm xả, b́nh đẳng và an trụ trong nhất tâm. Đại vương!

Sa-môn Cù-đàm trụ tâm vào ba niệm này, không ô nhiễm. Cho nên ta nói, Sa-môn Cù-đàm không có lỗi lầm.

Rồi nói kệ rằng:

Cù-đàm khi thuyết pháp

Người nhất tâm tiếp nhận

Thường trụ ở chánh niệm

Không khởi tâm vui mừng.

Cù-đàm khi thuyết pháp

Người không lắng tâm nghe

Thường trụ ở chánh niệm

Cũng không khởi tâm giận.

Cù-đàm khi thuyết pháp

Người nghe hay không nghe

Thường trụ ở b́nh đẳng

Không giận cũng không vui.

Đại vương nên biết! Sa-môn Cù-đàm đã hoàn toàn thành tựu ba nghiệp không giữ ǵn.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Như Lai hoàn toàn thành tựu ba nghiệp không giữ ǵn là những ǵ?

Đáp:

–Đại vương! ba nghiệp đó là:

1.     Không cần giữ ǵn thân nghiệp.

2.     Không cần giữ ǵn khẩu nghiệp.

3.     Không cần giữ ǵn ý nghiệp.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là không cần giữ ǵn thân nghiệp?

Đáp:

–Đại vương! Những hành động về thân của Sa-môn Cù-đàm đều thanh tịnh. Sa-môn Cù-đàm không có các hạnh bất tịnh. Cho nên Sa-môn Cù-đàm không nghĩ rằng, hành động về thân của ta bất tịnh, sợ người khác biết nên khởi tâm giữ ǵn đề phòng. V́ sao? V́ Samôn Cù-đàm không có hành động về thân bất tịnh. Đó là không giữ ǵn thân nghiệp thứ nhất.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là không giữ ǵn khẩu nghiệp?

Đáp:

–Đại vương! Miệng của Sa-môn Cù-đàm thanh tịnh. Sa-môn Cù-đàm là người có khẩu nghiệp thanh tịnh, cho nên không nghĩ rằng hành động của miệng là bất tịnh, sợ người khác biết nên giữ ǵn đề phòng. V́ sao? V́ Sa-môn Cù-đàm có khẩu nghiệp thanh tịnh. Đó là không cần giữ ǵn khẩu nghiệp thứ hai.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là không cần giữ ǵn ý nghiệp?

Đáp:

–Đại vương! Ý nghiệp của Sa-môn Cù-đàm thanh tịnh. Sa-môn Cù-đàm là người có ý nghiệp thanh tịnh, cho nên Sa-môn Cù-đàm không nghĩ rằng ý nghĩ của là bất tịnh, sợ người khác biết nên khởi tâm đề phòng giữ ǵn. V́ sao? V́ Sa-môn Cù-đàm có ý nghiệp thanh tịnh. Đó là không cần giữ ǵn ý nghiệp thứ ba.

Đại vương nên biết! Sa-môn Cù-đàm hoàn toàn thành tựu ba việc không cần giữ ǵn nghiệp. Cho nên ta nói Sa-môn Cù-đàm không có lỗi lầm.

Rồi nói kệ rằng:

Ba nghiệp của Cù-đàm

Ĺa vọng và vô úy

Cho nên thường thanh tịnh

Ra đời hộ thế giới,

V́ các chúng đệ tử

Tâm b́nh đẳng thuyết pháp

Người có lỗi th́ bỏ

Người không lỗi khiến giữ.

Đại vương nên biết! Sa-môn Cù-đàm thành tựu Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là Nhất thiết chủng trí thanh tịnh của Như Lai?

Đáp:

–Đại vương! Nhất thiết chủng trí thanh tịnh của Sa-môn Cùđàm, có bốn thứ.

1.     Thân Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

2.     Quán Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

3.     Tâm Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

4.     Trí Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là Thân Nhất thiết chủng trí thanh tịnh của Như Lai?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Thân Nhất thiết chủng trí thanh tịnh của Sa-môn Cù-đàm là ĺa các phiền não; tất cả những tập khí đều chấm dứt không còn nữa, tùy ý muốn hay xả, sinh khởi hay thoái lui, ở trong tất cả mọi nơi thân được tự tại. Đó là Thân Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là Quán Nhất thiết chủng trí thanh tịnh của Như Lai.

Đáp:

–Đại vương! Quán Nhất thiết chủng trí thanh tịnh của Sa-môn Cù-đàm là đối với thân ứng hóa đã ĺa khỏi tất cả phiền não và tập khí phiền não, chấm dứt không còn sự luân chuyển ch́m nổi, trong các quán được tự tại. Đó là Quán Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là Tâm Nhất thiết chủng trí thanh tịnh của Như Lai?

Đáp:

–Đại vương! Tâm Nhất thiết chủng trí thanh tịnh của Sa-môn Cù-đàm là đã xa ĺa hết tất cả phiền não, tập khí phiền não và tâm nhiễm ô, tâm được tự tại, chứa đầy đủ các thiện căn. Đó là Tâm Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thế nào là Trí Nhất thiết chủng trí thanh tịnh của Như Lai?

Đáp:

–Đại vương! Trí Nhất thiết chủng trí thanh tịnh của Sa-môn Cùđàm là tất cả các phần vô minh và các phiền não và tập khí phiền não đều đã dứt trừ không còn nữa, được tự tại trong các pháp, không còn chướng ngại. Đó là Trí Nhất thiết chủng trí thanh tịnh.

Đại vương nên biết! Sa-môn Cù-đàm hoàn toàn thành tựu Nhất thiết chủng trí thanh tịnh như thế. Cho nên ta nói, Sa-môn Cù-đàm không có lỗi lầm.

Rồi nói kệ rằng:

Cù-đàm Nhất thiết trí

Nương theo bốn tịnh pháp

Cho nên thấy vô cấu

Trí tuệ thân tự tại

Cù-đàm tuệ thanh tịnh

Đầy đủ bốn loại trí

Phiền não tập khí diệt

Cho nên không lỗi lầm.

KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT

<<-- --MỤC-LỤC-- -->>

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-02-04

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0