佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

 VT0272

| ML | Q 01 | Q 02 | Q 03 | Q 04 | Q 05 | Q 06 | Q 07 | Q 08 | Q 09 | Q 10 |

KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT

Hán dịch: Đầu đời Ngụy, Tam tạng Bồ-đề-lưu-chi, người xứ Thiên Trúc.

Việt Dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 5

Phẩm 5: VƯƠNG LUẬN (Phần 3)

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Như thế, vua thực hành pháp hạnh không buông lung, họ thành tựu được mấy pháp th́ gọi là vua thực hành pháp hạnh?

Đáp:

–Đại vương! Thành tựu mười pháp mới được gọi là vua thực hành pháp hạnh.

Mười pháp đó là:

1.     Tự tánh thành tựu.

2.     Quyến thuộc có lễ nghĩa.

3.     Trí tuệ thành tựu.

4.     Thường siêng năng tinh cần.

5.     Tôn trọng pháp.

6.     Mạnh mẽ lanh lợi.

7.     Ân nghĩa sâu nặng.

8.     Hiểu rõ mọi hoạt động của sự vật trong thế gian.

9.     Có thể chấp nhận những sự đau khổ.

10.    Không giữ pháp điên đảo.

Đại vương! Vua thành tựu tự tánh sẽ được thành tựu hai công đức:

1.     Thái tử, đại thần, trưởng giả, cư sĩ và nhân dân trong thành ấp, tụ lạc đều yêu mến, và quý trọng nhà vua.

2.     Nhà vua không có những thứ bệnh tật.

Vua có quyến thuộc biết lễ nghĩa cũng được thành tựu hai công đức:

1.     Đối với những việc làm của nhà vua, các sự tranh luận, nhà vua không cần phải lo âu.

2.     Cẩn thận không phạm vương pháp.

Vua thành tựu trí tuệ cũng được thành tựu hai công đức:

1.     Biết giỏi phương tiện, dựa theo pháp để bảo hộ chúng sinh.

2.     Muốn làm việc ǵ th́ với trí tuệ của ḿnh vua có thể biết được, không cần nhờ người khác.

Vua thường siêng năng chuyên cần cũng có thành tựu hai công đức:

1.     Tất cả các kho lẫm đều đầy ắp.

2.     Không có giặc cướp, sống an ổn hạnh phúc.

Vua tôn trọng pháp cũng có thành tựu hai công đức:

1.     Luôn luôn thực hành theo pháp thiện không gián đoạn.

2.     Có khả năng giáo hóa những chúng sinh làm việc ác. Vua mạnh mẽ, lanh lợi cũng có thành tựu hai công đức:

1.     Trong tâm mong cầu việc ǵ th́ mau được đầy đủ.

2.     Muốn phát tâm làm việc ǵ, suy nghĩ không lâu liền thành như pháp.

Ân nghĩa sâu nặng cũng có thành tựu hai công đức:

1.     Quyến thuộc đều ưa thích nhà vua.

2.     Các đại thần và tất cả nhân dân đều kính tin và tôn trọng nhà vua.

Hiểu rõ mọi hoạt động của sự vật trong thế gian cũng có thành tựu hai công đức:

1.     Có khả năng biết những chúng sinh làm ác, chúng sinh làm thiện.

2.     Vua giúp người dân ở xa được vật không để mất mát.

Vua có chịu đựng những đau khổ cũng có thành tựu hai công đức:

1.     Nhà vua muốn thực hiện điều ǵ th́ có thể thành tựu đầy đủ.

2.     Không sợ những sự đau khổ và buồn bực.

Vua không giữ pháp điên đảo cũng có thành tựu hai công đức:

1.     Tự ḿnh đạt đến đạo thù thắng.

2.     Không bao giờ xa ĺa các bậc Thiện tri thức.

Đại vương! Người đầy đủ mười công đức như vậy, gọi là vua thực hành pháp hạnh thành tựu.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Thành tựu mười loại công đức như thế mới gọi vua thực hành pháp hạnh. Nếu như trong nước ấy có vua chư hầu phản nghịch, chuẩn bị bốn loại binh mã để chiến đấu tranh giành đất nước với vua pháp hạnh. Hoặc ngay cả vua nước ngoài đến xâm lăng; họ muốn mở một cuộc đại chiến, tập bốn bộ binh mã, tất cả đều sẵn sàng th́ vua thực hành pháp hạnh bằng cách nào để đối phó với cuộc chiến tranh này?

Đáp:

–Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh nên suy nghĩ ở trong ba thời điểm, đưa ra ba phương tiện để vào trận chiến đấu. Ba thời điểm đó là: vào lúc đầu, vào lúc giữa và vào lúc cuối.

Đại vương! Lúc đầu muốn vào khởi phương tiện, nếu vua thực hành pháp hạnh thấy vua chư hầu phản nghịch th́ ngay lúc ấy nên suy nghĩ ba điều này:

1.     Suy nghĩ rằng: “Binh mã của vua chư hầu phản nghịch là cũng của chúng ta và họ sẽ chiến thắng ta. Nếu ta cũng chiến đấu với họ th́ sẽ tổn thất rất lớn, không có lợi ích ǵ. Nếu họ chiến thắng ta th́ họ sống còn ta chết.” Nhà vua suy nghĩ như thế rồi, nên đi t́m những người bạn thân hoặc người quen của vị vua phản nghịch kia, nhờ họ hòa giải để chấm dứt cuộc chiến này.

2.     Vua thực hành pháp hạnh thấy thế lực của vua phản nghịch kia ngang ḿnh hoặc hơn ḿnh, trong tâm tự nghĩ: “Không nên chiến đấu với họ, nên cung cấp của cải cho họ để chấm dứt chiến tranh”.

3.     Nếu thấy vua phản nghịch kia có nhiều binh sĩ, quyến thuộc, bè đảng; thế lực bốn binh voi, ngựa, xe và bộ rất hùng mạnh. Còn binh sĩ của vua thực hành pháp hạnh tuy ít, nhưng có thể dùng phương tiện hiện đại hùng mạnh chống cự, làm cho vua phản nghịch kia sinh tâm sợ hãi, chấm dứt chiến tranh.

Đó là trong thời gian đầu suy nghĩ về dụng của ba phương tiện.

Đại vương! Nếu như dùng ba việc bạn thân, của cải và uy hiếp làm cho sợ hãi này mà không dập tắt được cuộc chiến tranh kia. Lúc này, vua thực hành pháp hạnh nên suy nghĩ ba điều rồi, đi thẳng vào trận chiến.

Ba điều suy nghĩ:

1.     Nghĩ rằng: “Đây là vua phản nghịch không có tâm Từ bi, tự ḿnh giết hại chúng sinh và thấy người khác giết hại chúng sinh cũng không ngăn chặn. Hôm nay, ta không thể để cho họ giết hại lẫn nhau như thế này.” Đây là tâm ban đầu bảo hộ chúng sinh.

2.     Nghĩ rằng: “Ta nên dùng phương tiện thu phục vua phản nghịch để quân sĩ binh mã hai bên không chiến đấu.”

3.     Nghĩ rằng: “Ta nên dùng phương tiện bắt sống, trói lại không để họ giết hại lẫn nhau.”

Khởi lên tâm Từ bi này rồi, sau đó chuẩn bị bốn loại binh mã phân bố ra. Các tướng sĩ đọc hiệu lệnh, tuyển chọn binh lính, phân ra làm ba phẩm. Ở trong phẩm thượng th́ có thượng, trung và hạ. Chọn những người dũng mãnh của bậc thấp trong phẩm thượng đặt ở phía trước. Tiếp theo, chọn những người khỏe mạnh trong phẩm trung đứng ở thứ hai. Tiếp theo, chọn những binh lính có sức khỏe mạnh nhất của phẩm thượng phân ra ở hai bên bảo hộ các bộ binh, để cho họ sợ hãi.

Lúc ấy, vua thực hành pháp hạnh ở giữa quân ra lệnh cho đại quân hùng mạnh voi, ngựa, xe và bộ của phẩm tối thượng đi vào trận chiến. V́ sao? V́ có năm việc khiến cho đại quân hùng mạnh không thối chí.

Năm việc đó là:

1.     Biết hổ thẹn với vua.

2.     Tất cả phải sợ vua.

3.     Nắm được ý của vua.

4.     Làm cho binh lính ở sau không sợ hãi.

5.     Khiến cho mọi người nghĩ đến việc báo ân quốc vương.

Với thế lực phân chia như vậy, không sinh sự thoái lui, có khả năng dũng mãnh chiến đấu.

Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh đã thiết lập phương tiện vào trận chiến đấu, lúc ấy dẫu có giết hại chúng sinh th́ vị ấy chỉ mắc tội rất nhẹ, không cần sám hối cũng có thể tiêu trừ được. V́ sao? V́ vua thực hành pháp hạnh kia trước khi muốn vào trận chiến đấu đã khởi ba tâm Từ bi, th́ dầu cho có làm điều ác này cũng chỉ mắc tội nhẹ, không hẳn chịu quả báo.

Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh kia v́ chúng sinh, v́ bảo hộ Sa-môn, v́ bảo hộ pháp Sa-môn, v́ bảo hộ vợ con, dòng họ và những tư thức mà có thể xả bỏ thân ḿnh và của cải. Nhân tạo những nghiệp như thế, nên vua thực hành pháp hạnh kia được vô lượng phước.

Đại vương! Nếu v́ bảo vệ đất nước, chăm lo đời sống nhân dân mà khởi binh chiến đấu, trong lúc ấy, quốc vương trước hết phải khởi ba tâm ở trên, rồi mới ra lệnh vua chư hầu phải một mực tuân theo lệnh của vua, chiến đấu như thế là có phước không có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vua thực hành pháp hạnh thường sinh bao nhiêu tâm để bảo hộ chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh đối với các chúng sinh khởi lên tám tâm.

Tám tâm đó là:

1.     Nghĩ đến tất cả chúng sinh như nhớ nghĩ về con của ḿnh.

2.     Nghĩ đến những chúng sinh làm việc ác như nghĩ đến đứa con bệnh hoạn của ḿnh.

3.     Thường nghĩ chịu khổ thay cho chúng sinh, sinh tâm đại Bi.

4.     Nghĩ chia xẻ niềm vui thù thắng của chúng sinh, sinh tâm hoan hỷ.

5.     Nghĩ đối với những chúng sinh oan gia, sinh ý tưởng bảo hộ.

6.     Có thể đối với những chúng sinh bạn bè thân thuộc th́ sinh ý tưởng bảo hộ che chở.

7.     Đối với của cải sinh ý tưởng như thuốc.

8.     Đối với chúng sinh, sinh ý tưởng vô ngã.

Đại vương! Nghĩ đến các chúng sinh, sinh ý tưởng như con, nên phát khởi hai tâm:

1.     Như cha mẹ nghĩ đến con, ngăn ngừa các điều ác.

2.     Đối với tất cả chúng sinh thường không bỏ tâm Từ bi.

Nghĩ đến những chúng sinh làm việc ác như nghĩ về đứa con bệnh tật, nên phát khởi hai tâm:

1.     Có khả năng chịu đựng, như người bệnh ở thế gian chửi mắng các thầy thuốc giỏi, những thầy thuốc vẫn không tức giận.

2.     V́ muốn đoạn dứt tất cả lỗi lầm, nên thực hành tâm như thế.

Nghĩ chịu khổ đau thay cho chúng sinh, sinh tâm đại Từ, nên phát khởi hai tâm:

1.     Ở trong hoạn nạn nguy cấp, cứu chúng sinh thoát khỏi khổ đau.

2.     Có khả năng hưởng niềm vui an ổn thù thắng.

Đối với những chúng sinh thọ lạc, sinh tâm hoan hỷ, nên phát khởi hai tâm:

1.     Đối với của cải và đời sống của người khác không sinh tâm tham.

2.     Đối với hạnh phúc và sự giàu sang của người khác không sinh tâm đố kî.

Đối với những chúng sinh oan gia sinh ý tưởng bảo hộ, nên phát khởi hai tâm:

1.     Thường nghĩ diệt trừ lỗi lầm cho họ, nhân đó xa ĺa oan gia.

2.     Đối với những chúng sinh oan gia sinh ý nghĩ như bè bạn thân thích, huống ǵ những chúng sinh khác chẳng phải oan gia?

Đối với những chúng sinh bạn bè thân thích, sinh ý tưởng bảo hộ che chở, nên khởi hai tâm:

1.     Nghĩ làm cho t́nh bạn càng thêm vững chắc.

2.     Nghĩ đến cho tất cả chúng sinh không oán thù nhau.

Đối với vật dụng sinh ý tưởng như thuốc, nên khởi hai tâm:

1.     Có ái dục nhưng không tà dâm.

2.     Đối với sắc, thanh, hương, vị và xúc tùy theo thế gian thọ dụng, không sinh tâm tham đắm.

Đối với tự thân không sinh ý tưởng là ngã, nên khởi hai tâm:

1.     Thường đi đến những bậc Sa-môn, người đại trí để nghe Phật pháp.

2.     Nghe pháp rồi, y theo lời dạy mà tu hành.

Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh thường tư duy tám pháp như thế, không mong cầu của cải mà người thế gian tự nhiên hiến dâng. Những châu báu, kỹ vật kỳ lạ ở trong nước không có mà kho lẫm vẫn đầy dẫy. Dù cho những vị vua làm việc ác, phi pháp trong thế gian dùng roi đánh đập, bức hiếp nhân dân nộp của cải th́ cũng không bằng một phần của vua pháp hạnh.

Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh thực hành tám pháp này, đối với những việc làm th́ ở năm tháng, mặt trời, mặt trăng và sao thường hiện điềm lành. Tất cả phi nhân, các loại tà ác quỷ muốn t́m chỗ sơ hở cũng không thể được. Ở trong nước ấy, thời tiết mưa hòa gió thuận, ngũ cốc được mùa, nhân dân no đủ, không còn nghĩ đến việc đói khát nữa. Tất cả những loài có thể mang đến cho thế gian những điều bất lợi như trùng sâu, chim sẻ, chuột, rồng, mưa đá thảy đều tiêu diệt hết. Nếu trong nước ấy có giặc cướp, tất cả đều y theo tội lỗi do hành động của chính ḿnh mà chịu những sự đau khổ, hành động của ḿnh chấm dứt th́ quả báo cũng không còn.

Đại vương! Vua thực hành pháp hạnh có thể bảo hộ chúng sinh như thế, bảo vệ thế gian, không phụ tất cả chúng sinh. Tất cả mọi người làm việc thiện, người trí tuệ và bậc Thánh trong thế gian đều không thể quở trách. V́ sao? V́ không có tội.

Đại vương! Vua thực hành các hạnh thiện như thế, sau khi mạng chung sẽ sinh lên cõi trời và hưởng thọ cảnh giới an lạc vi diệu ở các cõi trời kia.

Rồi nói bài kệ rằng:

Trọng pháp không buông lung

Thường nghĩ lợi chúng sinh

Quyến thuộc có lễ phép

Biết giỏi hạnh lợi tha

Chính ḿnh thường thanh tịnh

Ĺa những việc vô ích

Vua kia hơn thế gian

Gọi vua hành pháp hạnh.

Tướng quý, nói hòa nhã

Siêng chuyên cần làm thiện

Biết giỏi việc thế gian

Tất cả các nghề nghiệp,

V́ thường không biếng nhác

Phương tiện hộ tất cả

Chúng sinh được an vui

Không có người đau khổ,

Thường thích việc lợi tha

Tâm muốn hộ tất cả

Phát ngôn lời ái ngữ

Quyết định nói an ổn,

Biết lỗi, có công đức

Biết hơn và biết kém

Vua đều cũng như thế

Chúng sinh sống an lạc.

Với người tâm b́nh đẳng

Hay thí vật, giải nghĩa

Các quan và quyến thuộc

Tất cả yêu mến vua,

Nhóm đầy đủ điều thiện

Thường có thế lực mạnh

Vua chánh pháp như thế

Ở lâu trên vương vị.

Tâm Từ ĺa giết hại

Bố thí diệt trộm cắp

Chánh hạnh phòng tà dâm

Lời thật dứt nói dối,

Hòa hợp ĺa chia rẽ

Nói nhẹ ngăn ác khẩu

Nói ngay trị phù phiếm

Sống sạch bỏ uống rượu,

Tịnh tâm bỏ ba độc

Thọ vương vị cõi trời

Đại vương phải nên biết

Thường khéo hộ các giới.

Phẩm 6: THỈNH THỌ TRAI

Lúc bấy giờ, vua Nghiêm Sí nghe Tát-già Ni-kiền Tử thuyết pháp xong, trong lòng rất vui mừng, liền thưa:

–Đại sư nhân từ không bỏ nước ta. Nay ở nơi hoang dã này không thể dừng chân được, xin hãy giáng thần đức cùng đại chúng trở về cung điện nghỉ ngơi. V́ sao? V́ nay ta muốn thiết lễ cúng dường Đại sư và đại chúng.

Tát-già Ni-kiền Tử nói:

–Lành thay, lành thay! Đại vương! Người muốn cúng thức ăn cho ta, nay đã đúng lúc. V́ sao? V́ ta từ xa đến, trên đường đi rất mệt, và đói khát. Lúc này giờ ngọ đã đến, ta nhận lời thỉnh của nhà vua.

Khi ấy, vua Nghiêm Sí nghe Tát-già Ni-kiền Tử nhận lời, trong lòng rất vui mừng, liền thỉnh Tát-già Ni-kiền Tử và đại chúng đi phía trước, vua cùng bốn binh chủng theo hầu trước sau, cùng đi về cung. Khi đã vào cung, nhà vua thỉnh Tát-già Ni-kiền Tử ngồi trên giường báu vô giá, trang hoàng bảy báu xen lẫn nhau. Ngoài ra, tất cả các chúng Ni-kiền Tử đều ngồi xuống tùy theo địa vị của ḿnh.

Sau khi Tát-già Ni-kiền Tử an tọa, vua Nghiêm Sí chí tâm cung kính tôn trọng vô cùng, và sinh tâm hy hữu. Nhà vua tự tay dâng thức ăn cúng dường Tát-già Ni-kiền Tử và đại chúng, với đầy đủ trăm vị thức ăn đồ uống, tùy ý thọ dụng no đủ.

Khi Tát-già Ni-kiền Tử thọ trai xong, vua Nghiêm Sí liền đem trăm ngàn vạn ức thượng y và hạ y có giá trị cúng dường Tát-già Nikiền Tử. Các chúng đệ tử, tùy theo ý muốn của ḿnh, tất cả cũng được cúng dường y phục.

Lúc bấy giờ, Tát-già Ni-kiền Tử thọ trai đã xong, thu bát rửa, súc miệng sạch sẽ rồi nói với vua Nghiêm Sí:

–Đại vương! Nay người chí thành cúng dường thức ăn, thức uống và y phục cho Sa-môn, phước báo này không thể tính hết được. Nay ta chỉ lược nói về mười lăm công đức.

Những ǵ là mười lăm?

1.     Chấm dứt tâm keo kiệt tham lam.

2.     Mở bàn tay bằng tâm bố thí.

3.     Diệt trừ tâm tà kiến, cho là bố thí không có phước.

4.     Phát sinh quả báo không đánh mất chánh kiến.

5.     Tùy thuận theo các bậc Thiện tri thức.

6.     Xa ĺa kẻ thấp hèn không có trí tuệ.

7.     Mở cửa các đường thiện.

8.     Đóng cửa các đường ác.

9.     Gieo trồng hạt giống thiện.

10.    Nhổ sạch gốc bất thiện.

11.    Làm mỏng dần những kết sử phiền não.

12.    Làm tăng trưởng các chi phần thiện căn.

13.    Làm cho tất cả những người tŕ giới được no đủ.

14.    Có thể làm những việc ḿnh muốn làm.

15.    Đã làm việc lợi ích cho người khác.

V́ sao? Này Đại vương! Làm việc bố thí th́ được quả báo rất giàu có. Bố thí thức ăn có màu sắc đẹp, về sau có sắc đẹp vi diệu, người nh́n không nhàm chán. Bố thí thức ăn có hương thơm, về sau được danh tiếng vang khắp thế gian. Bố thí thức ăn có mùi vị ngon, về sau được của cải hơn các báu vật thắng diệu trong thế gian. Bố thí thức ăn mà khi mới tiếp xúc cảm thấy thích thú, về sau được tay chân nhỏ nhắn, mềm mại. Trong khi bố thí tâm rất chí thành, về sau được tất cả mọi người trong thế gian yêu thương, cung kính cúng dường. Tự tay bố thí, về sau được nhiều tôi tớ vây quanh hầu hạ. Bố thí đúng thời, tùy theo tâm ḿnh cần ǵ th́ về sau được đáp ứng đúng theo thời. Đem vật ḿnh yêu thích bố thí, về sau được của cải ở cảnh giới thắng diệu. Không làm tổn hại sự bố thí, về sau được của cải kiên cố, không hư hoại, không mệt nhọc. Bố thí chỗ ngồi yên ổn, về sau được quả báo quyến thuộc thường yêu thương. Cho người ăn uống, về sau được sức mạnh tự tại vô ngại. Cho y phục, về sau được sắc thân rất đẹp, thế gian yêu kính. Bố thí đèn sáng, về sau được mắt trong sáng, không có các bệnh tật, hư hoại. 

Người bố thí âm nhạc về sau được tai không điếc, thường nghe âm thanh vi diệu. 

Người bố thí các loại xe, về sau thường được ngồi trên xe kiệu an lạc. 

Người bố thí thuốc men, về sau được thân thể mập mạnh, tươi tắn, không bệnh tật. 

Người bố thí nhà cửa th́ được sống an ổn hạnh phúc, xa ĺa khỏi sự khủng bố. 

Người bố thí pháp, về sau được pháp được cam lồ bất tử. 

Người ĺa sát sinh, về sau được sống lâu, không chết yểu. 

Người xa ĺa đời sống trộm cắp, về sau rất giàu có, của cải không bao giờ hết. 

Người xa ĺa tà dâm, về sau được vợ đẹp, không bị người khác chiếm đoạt. 

Người ĺa vọng ngữ, về sau được quả báo chân thật, không bị người khác phỉ báng. 

Người ĺa nói hai chiều, về sau quyến thuộc được hòa hợp, về sau thường được nghe âm thanh thắng diệu. 

Người ĺa bỏ lời nói phù phiếm th́ về sau lời nói của ḿnh được người khác ghi nhận. 

Người ĺa tâm tham, về sau không tăng thêm sự tham lam trầm trọng. 

Người ĺa tâm giận dữ, về sau không tăng thêm tâm giận dữ trầm trọng. 

Người xa ĺa tà kiến, về sau không tăng thêm tâm ngu si trầm trọng. 

Người xa ĺa sự kiêu mạng, về sau được sinh trong nhà hào quý, được mọi người tôn kính. 

Người xa ĺa tâm sân hận, về sau được thân đoan chánh, người thấy đều ưa thích. 

Người xa ĺa tâm đố kî, về sau được uy lực lớn, thành tựu sở nguyện. 

Người xa ĺa tâm keo kiệt, về sau được sinh ở nơi giàu có, của cải không thiếu. 

Người xa ĺa sự dâm dục phi xứ th́ về sau được các căn thù thắng, đầy đủ tướng trượng phu.

Đại vương! Người bố thí thức ăn thức uống tức là cho sự sống, cho sắc đẹp, cho sức lực, cho niềm vui, cho tài giỏi. Thí chủ yêu mến chúng sinh được người trí khen ngợi, danh tiếng vang khắp mười phương, đi vào trong đại chúng tâm không sợ hãi. Đến khi mạng chung liền được sinh lên cõi trời, hưởng thọ cảnh giới vi diệu và thân sau cùng đắc đạo Vô thượng.

Bấy giờ, Tát-già Ni-kiền Tử nói kệ rằng:

Người hết lòng tŕ giới

Hay sinh tâm hoan hỷ

Bố thí cho Sa-môn

Đời sau được bảy phước.

Sống lâu, đẹp, khỏe mạnh

Ưa biện tài thuyết giảng

Sinh trong cõi trời thiện

Cuối cùng đạt Niết-bàn.

Bởi v́ hành bố thí

Chắc chắn được việc kia

V́ ưa cầu bố thí

Đời sau được an lạc.

Phước thí vui tối thắng

Người cầu ắt thành tựu

Sẽ sinh trong trời người

Cõi Sắc và Vô sắc.

Thí chủ Thánh trí tuệ

Nếu tu hạnh tinh tấn

Dứt hoàn toàn các khổ

Được trí tuệ thượng thắng.

V́ tạo vô lượng phước

Thiên ma và quyến thuộc

Người làm ác bất thiện

Không thể gây trở ngại.

V́ thế, thường bố thí

Cầu ba việc thù thắng

Đường tốt và giàu sang

Sẽ chứng đạo Vô thượng.

Phẩm 7: HỎI VỀ TỘI LỖI

Bấy giờ, vua Nghiêm Sí nghĩ rằng: “Pháp của Tát-già Ni-kiền Tử đã nói đều là tùy thuận theo chánh pháp của Như Lai.” Rồi vua lại nghĩ: “Hôm nay, ta nên hỏi Tát-già Ni-kiền Tử, Như Lai có tâm tôn trọng không?”

Khi vua Nghiêm Sí nghĩ như vậy rồi, liền rời chỗ ngồi, xuống ngồi chỗ thấp hơn, cung kính hỏi Tát-già Ni-kiền Tử:

–Thưa Đại sư! Nay ta có một chút nghi ngờ, muốn xin hỏi. Đại sư cho phép được hỏi không?

Khi ấy, Tát-già Ni-kiền Tử đáp:

–Đại vương! Có vấn đề ǵ, xin cứ hỏi. Ta sẽ phân biệt giảng thuyết để nhà vua được hiểu rõ.

Vua Nghiêm Sí nghe Tát-già Ni-kiền Tử cho phép ḿnh hỏi liền thưa rằng:

–Đại sư! Trong thế gian, có chúng sinh nào ở cảnh giới chúng sinh, thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà lại có tội lỗi không?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội lỗi.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đấy là những người Năng vũ Bà-la-môn. Họ thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ; biết giỏi về tinh tú, biết giỏi về cúng tế các loại trời, biết giỏi chú thuật, biết giỏi việc thờ lửa; biết giỏi thiên văn, mặt trời, mặt trăng, tám ngôi sao; biết rõ về tai họa của mưa đá; biết giỏi về động đất, lành dữ và thay đổi; biết giỏi về nhật thực, nguyệt thực; biết giỏi những năm trong nước mất mùa hay được mùa; biết giỏi về thế gian an ổn hay hoại diệt, nhưng những vị Bà-la-môn ấy cũng có tội lỗi.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Những vị Bà-la-môn kia có tội lỗi ǵ?

Đáp:

–Đại vương! Những người Bà-la-môn này thường nhiều dâm dục, thích chiếm đoạt vợ người khác. Những người thông tuệ không nên xâm phạm vợ người khác. V́ sao? V́ chiếm đoạt vợ của người khác th́ đời hiện tại cũng như trong tương lai phải chịu rất nhiều đau khổ, và bị tất cả trời người trách mắng.

Rồi nói kệ rằng:

Vợ ḿnh không biết đủ

Ưa gần vợ người khác

Là người không hổ thẹn

Thường bị đời oán trách,

Đời hiện tại, vị lai

Chịu khổ và đánh đập

Xả thân vào địa ngục

Chịu khổ đau mãi mãi.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Trong thế gian lại có các chúng sinh thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà có tội chăng?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đó là Phả-la-đọa Bà-la-môn. Họ thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ, biết pháp, biết lễ mà lại có tội lỗi.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Những vị Phả-la-đọa Bà-la-môn kia có tội ǵ?

Đáp:

–Đại vương! Những vị Phả-la-đọa Bà-la-môn này thường ngủ nhiều. Người thông tuệ không nên ngủ nhiều. V́ sao? V́ ngủ nhiều sẽ làm thoái mất các hạnh, đánh mất pháp thế gian và xuất thế gian, làm chướng ngại trí tuệ, xa ĺa các phiền não.

Rồi nói kệ rằng:

Nếu người ngủ quá nhiều

Lười biếng ngăn sở chứng

Người chưa chứng không chứng

Đã chứng làm thoái mất,

Nếu muốn đạt thắng đạo

Trừ ngủ, nghỉ, phóng dật

Tinh tấn giữ các niệm

Ĺa ác, công đức nhóm.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Trong thế gian lại có các chúng sinh thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà có tội chăng?

Đáp:

–Đại vương nên biết! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đó là vương tử Hắc. Ông ta thông minh, lợi căn, đại trí và thông tuệ, có uy lực lớn nhưng cũng có tội lỗi.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vương tử Hắc kia có tội ǵ?

Đáp:

–Đại vương! Vương tử Hắc này có nhiều sự ganh tî. Người thông tuệ không nên ganh tî. V́ sao? Nếu có người giàu sang phú quý, của cải dẫy đầy, không chịu bố thí mà còn ôm lòng ganh tî, những người như thế của cải không thể giữ lâu bền được. Và người ấy lúc chết chỉ bàn tay trắng, sinh vào loài ngạ quỷ chịu đói khát, khổ đau.

Rồi nói kệ rằng:

Tiếc của không bố thí

Cất giấu sợ người biết

Xả thân đi tay không

Chịu khổ trong ngạ quỷ

Đói khát, lạnh và nóng

Khổ đau thường nung nấu

Người trí không tích chứa

Biết bỏ sự tham lam.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Trong thế gian lại có các chúng sinh thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà có tội chăng?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đó là vương tử Thắng Tiên. Ông ta thông minh, đại trí, lợi căn, thông tuệ, có uy lực lớn, không hèn yếu, thích làm việc bố thí và cũng có công đức lớn nhưng cũng có tội lỗi.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vương tử Thắng Tiên kia có tội lỗi ǵ?

Đáp:

–Đại vương! Vương tử Thắng Tiên này sát sinh rất nhiều. Người thông tuệ không nên làm việc giết hại. V́ sao? V́ tội sát sinh mắc quả báo đoản mạng, sau khi chết sinh vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.

Rồi nói kệ rằng:

Sát sinh quả không tốt

Đoản mạng, nhiều bệnh tật

Tương lai sinh đường ác

Chịu đủ thứ khổ đau,

Muốn rũ bỏ khổ đau

Cầu vui thắng tương lai

Nên giúp đỡ thân khác

Như yêu chính thân ḿnh.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Trong thế gian lại có các chúng sinh thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà có tội chăng?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đó là vương tử Vô Úy. Ông ta thông minh, đại trí, lợi căn, thông tuệ nhưng lại có tội lỗi.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vương tử Vô Úy kia có tội ǵ?

Đáp:

–Đại vương! Vương tử Vô Úy này từ bi thái quá. Người thông tuệ không nên từ bi thái quá. V́ sao? Nếu vương tử của vua từ bi thái quá th́ trong nước có rất nhiều giặc cướp nổi lên, quấy nhiễu nhân dân, không thể ngăn chặn được và có rất nhiều hoạn nạn.

Rồi nói kệ rằng:

Nếu vua và vương tử

Tâm Từ bi thái quá

Giặc nổi, nhiều dối gạt

Dân sợ, vua lâm nguy,

Vua nên nghĩ họa này

Cân nhắc hạnh Từ bi

Nghĩ đời chịu khổ đau

Từ bỏ tâm thái quá.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Trong thế gian lại có các chúng sinh thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà có tội chăng?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đó là vương tử Thiên Lực. Ông ta thông minh, đại trí, lợi căn, thông tuệ nhưng cũng có tội lỗi.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vương tử Thiên Lực kia có tội ǵ?

Đáp:

–Đại vương! Vương tử Thiên Lực này uống rượu thái quá. Người thông tuệ không nên uống rượu thái quá. V́ sao? Uống rượu thái quá sẽ quên mất mọi việc, làm trở ngại tu tập đạo lớn, đánh mất lợi ích thế gian và xuất thế gian.

Rồi nói kệ rằng:

Uống rượu nhiều phóng dật

Hiện đời thường ngu si

Bỏ quên hết mọi việc

Thường bị người trí trách,

Tương lai thường ngu tối

Đánh mất nhiều công đức

V́ thế người thông tuệ

Không uống các thứ rượu.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Trong thế gian lại có các chúng sinh thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà có tội chăng?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đó là vương tử Bà-tẩu Thiên. Ông ta thông minh, đại trí, lợi căn, thông tuệ, có uy lực lớn, tâm không hèn yếu, thường ưa bố thí, có đại uy đức nhưng vẫn có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vương tử Bà-tẩu Thiên kia có tội ǵ?

Đáp:

–Đại vương! Vương tử Bà-tẩu Thiên này thông hiểu mọi việc nhưng làm việc rất chậm chạp. Người thông tuệ không nên làm việc quá chậm chạp. V́ sao? V́ người làm việc chậm chạp không đúng tiết th́ sẽ mất nhiều lợi ích. Làm cho việc đấu tranh rất khó diệt được. V́ thế, người thông tuệ làm việc phải đúng thời, không nên chậm chạp.

Rồi nói kệ rằng:

Người thi hành chậm chạp

Công việc bị mất nhiều

Việc chưa được không được

Việc được rồi lại mất

Không làm việc chậm nữa

Hãy làm việc đúng lúc

Quá thời không lợi ích

Cho nên, mất mát nhiều.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Trong thế gian lại có các chúng sinh thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà có tội chăng?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đó là vương tử Đại Tiên. Ông ta thông minh, đại trí, lợi căn, thông tuệ, có uy lực lớn nhưng cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vương tử Đại Tiên có tội ǵ?

Đáp:

–Đại vương! Vương tử Đại Tiên này tâm tham thái quá. Do sự điên đảo che lấp tâm nên thường cướp đoạt của cải của người khác. Người thông tuệ không nên quá tham lam. V́ sao? V́ người tham lam thái quá th́ sẽ không gần gũi chúng sinh. Khi xả thân này liền sinh vào địa ngục.

Rồi nói kệ rằng:

Người tham chứa góp nhiều

Không bao giờ biết đủ

Tâm vô minh điên đảo

Thường nghĩ cướp đoạt người

Hiện tại nhiều oán ghét

Xả thân sinh địa ngục

Cho nên người có trí

Phải nghĩ đến tri túc.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Trong thế gian lại có các chúng sinh thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà có tội chăng?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đó là vương tử Đại Thiên. Ông ta thông minh, đại trí, lợi căn, thông tuệ có uy lực lớn nhưng lại có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vương tử Đại Thiên kia có tội ǵ?

Đáp:

–Đại vương! Vương tử Đại Thiên này cười đùa vô độ, phóng túng quá mức. Người thông tuệ không nên đùa giỡn vô độ, phóng túng quá mức. V́ sao? V́ người buông lung quá độ sẽ làm chướng ngại pháp chỉ và pháp quán. Tội đùa giỡn này là nhân của đường ác.

Rồi nói kệ rằng:

Cười đùa tâm cấu uế

Tâm không trụ Tam-muội

Bị người trí quở trách

Hành thiện không giải thoát

Muốn được mau lợi ích

Nên ĺa những buông lung

Hiện tại không an ổn

Mất danh tiếng công đức.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Trong thế gian lại có các chúng sinh thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà có tội chăng?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Đó là vua Ba-tư-nặc ở nước Kiều-tát-la. Ông ta thông minh, đại trí, lợi căn, thông tuệ nhưng cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Vua Ba-tư-nặc kia có tội ǵ?

Đáp:

–Đại vương! Vua Ba-tư-nặc này ăn uống quá nhiều. Người thông tuệ không nên ăn uống quá nhiều. V́ sao? V́ ăn uống quá nhiều th́ thân thể đi lại khó khăn, biếng nhác và thức ăn khó tiêu hóa. Hơn nữa, người ấy xa ĺa lợi ích pháp thiện trong hai đời hiện tại và vị lai.

Rồi nói kệ rằng:

Người ăn uống thái quá

Thân nặng, nhiều biếng nhác

Đời hiện tại vị lai

Thân mất lợi ích lớn

Ngủ nghỉ tự chuốc khổ

Cũng làm phiền người khác

Mê mờ khó tỉnh thức

Phải thời ăn vừa đủ.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Trong thế gian lại có các chúng sinh thông minh, đại trí, lợi căn và thông tuệ mà có tội lỗi nữa chăng?

Đáp:

–Đại vương! Có những chúng sinh này và họ cũng có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Nay ai là những chúng sinh như thế?

Đáp:

–Đại vương! Chúng sinh này chính là nhà vua vậy. Đại vương cũng rất thông minh, đại trí, lợi căn, thông tuệ, có uy lực lớn, tâm không hèn kém, thích bố thí và có đầy đủ uy đức nhưng lại có tội.

Nhà vua hỏi:

–Thưa Đại sư! Con mắc phải tội ǵ?

Đáp:

–Tội của Đại vương thật bạo ác. Đại vương ăn quá nhiều, rất nôn nóng, vội vã và quá cứng nhắc. Người thông tuệ không nên có những điều xấu như thế. V́ sao? Nếu vua hoặc vương tử tánh t́nh quá xấu th́ mọi người không nghe theo, nhiều người không yêu quý, nhiều người không thích, cho đến cả cha mẹ cũng không muốn nh́n thấy mặt, huống ǵ người khác như đại thần, vương tử, trưởng giả, cư sĩ…! V́ thế, người thông tuệ không nên quá ác. Người thông tuệ muốn làm việc ǵ phải b́nh tĩnh, hiểu rõ tường tận, không nên từ tốn.

Rồi nói kệ rằng:

Nếu vua hành ác hạnh

Tâm sân không thấy việc

Hành động chúng sinh hãi

Ngay cả cha mẹ sợ,

Huống ǵ đến người khác

Nên có niệm Từ bi

Đại vương phải nên biết

Người trí bỏ giận dữ.

Lúc bấy giờ, vua Nghiêm Sí đang ngồi đối diện, nghe Tát-già Ni-kiền Tử phỉ báng ḿnh, sinh tâm giận dữ, tâm sân hận, buồn bực, không vui, lại còn sinh tâm độc ác nói:

–Tát-già Ni-kiền Tử! Tại sao hôm nay trong đại chúng, người nói tội lỗi của ta và hủy nhục ta như thế? Từ xưa tới nay, không ai dám nh́n thẳng mặt ta. Nay người hủy nhục ta là đáng tội chết.

Nói xong, vua rất tức giận bảo các đại thần:

–Các ngươi nên bắt Sa-môn ngu si nói lời không ái ngữ này giết đi!

Lúc ấy, Tát-già Ni-kiền Tử kinh hãi, lông trên người dựng đứng, nói với vua Nghiêm Sí:

–Đại vương! Xin chớ vội vàng làm việc ác như thế sẽ bất lợi cho ta. Ta có lời thiện, xin nhà vua tạm thời cho tôi sự không sợ sệt tôi sẽnói.

Nhà vua bảo:

–Sa-môn! Ta cho người sự không sợ sệt, muốn nói ǵ th́ hãy nói mau.

Tát-già Ni-kiền Tử nói:

–Đại vương! Tôi cũng có tội vậy.

Nhà vua hỏi:

–Sa-môn, ông có tội ǵ?

Tát-già Ni-kiền Tử đáp:

–Tội của tôi, do khi nói đến việc ǵ là nói lời quá chân thật, không nói lời giả dối mà chỉ lời nói đúng sự thật. V́ tôi nói lời chân thật trước người ác hạnh, trước một người đáng sợ, trước người có tánh t́nh vội vã, trước người không Từ bi và trước người làm việc gấp gáp như thế. Đối với người ác như thế mà nói lời chân thật. Đại vương nên biết! Người thông tuệ không nên lúc nào hay ở đâu cũng đều nói lời chân thật. V́ sao? V́ không có lợi ích.

Đại vương! Người thông tuệ phải nên khéo quán sát, người nào có thể nói, người nào không thể nói; phải nên khéo biết có lúc nên nói, có lúc không nên nói; phải khéo biết có chỗ nên nói, có chỗ không nên nói rồi sau đó mới nói. V́ sao? V́ lời nói chân thật người đời không yêu, không thích; người trí không khen ngợi và người ngu ở thế gian sân giận.

Rồi nói kệ rằng:

Người trí không biết lúc

Vội buông ý nói thật

Bị người trí quở trách

Huống ǵ người vô trí,

Người trí ở mọi nơi

Không nên nói thật hết

Thật là Kiều-thi-ca

Nói thật vào đường ác.

Bấy giờ, vua Nghiêm Sí nghe Tát-già Ni-kiền Tử nói lỗi ḿnh liền được hiểu rõ, tâm rất vui mừng thưa rằng:

–Thưa Đại sư! Đại sư không có tội, do tôi quá khinh suất. Nay được thầy chỉ dạy, như trong tăm tối được đèn, như người mù được mắt sáng, tôi luôn luôn ghi nhớ. Nay xin sám hối, xin đừng v́ tôi mà bỏ lời nói chân thật!

Rồi nhà vua nói kệ rằng:

Tôi thật là ngu tối

Không biết lời tri thức

Bởi thế sinh tâm ác

Buông lời ác như vậy

Nay ở trước Thánh nhân

Sám hối tội lỗi ḿnh

Nguyện thương các chúng sinh

Khiến cho được hết tội.

KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT

<<-- --MỤC-LỤC-- -->>

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-02-04

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0