佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

 VT0272

| ML | Q 01 | Q 02 | Q 03 | Q 04 | Q 05 | Q 06 | Q 07 | Q 08 | Q 09 | Q 10 |

KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT

Hán dịch: Đầu đời Ngụy, Tam tạng Bồ-đề-lưu-chi, người xứ Thiên Trúc.

Việt Dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 2

Phẩm 3: NHẤT THỪA (Phần 2)

Này thiện nam! Bồ-tát lại có mười hai cách phát tâm dũng mãnh, tu hành Tinh tấn ba-la-mật, được lợi ích lớn. Bồ-tát nên thực hành Tinh tấn ba-la-mật.

Những ǵ là mười hai?

1.     Tinh tấn có thể mau hiểu rõ những biển Phật pháp, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

2.     Tinh tấn có thể mau đến nơi của Đức Phật, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

3.     Tinh tấn có khả năng đi khắp mười phương cung kính cúng dường các Đức Phật, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

4.     Tinh tấn th́ những việc làm của ḿnh hay xứng hợp với ý của tất cả chư Phật, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

5.     Tinh tấn có thể chuyên cần giáo hóa tất cả chúng sinh, không sinh sự nhàm chán, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

6.     Tinh tấn có khả năng đưa chúng sinh vào trong pháp của chư Phật, đến thẳng cửa giải thoát, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

7.     Tinh tấn có thể mau chóng khiến cho tất cả chúng sinh ĺa khỏi những ngu si, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

8.     Tinh tấn có thể nhanh chóng làm cho chúng sinh được trí tuệ của các Đức Phật, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

9.     Tinh tấn có thể nhanh chóng tâm thanh tịnh các cõi Phật, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

10.    Thực hành tinh tấn, có thể lập nguyện đến hết tất cả kiếp số tận đời vị lai, v́ tất cả chúng sinh thực hành Bồ-tát hạnh, không sinh tâm mệt mỏi hay từ bỏ, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

11.    Tinh tấn có khả năng chỉ trong một niệm đi đến khắp các cõi Phật gieo trồng các căn lành, cho nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

12.    Thực hành tinh tấn có khả năng đi đến khắp các cõi Phật, thành đạo Vô thượng, xoay chuyển bánh xe đại pháp, nên Bồ-tát phải phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật.

Này thiện nam! Đó là mười hai cách phát tâm dũng mãnh tu hành Tinh tấn ba-la-mật, được lợi ích lớn, hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Đại Bồ-tát.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền dùng kệ khen ngợi hạnh Tinh tấn ba-la-mật như sau:

Nếu muốn v́ chúng sinh

Tu hành hạnh Bồ-tát

Mau thành đạo Vô thượng

Tinh tấn là đệ nhất.

Như Lai vô lượng kiếp

Đã tu các hạnh khổ

Tất cả đều nhẫn nhục

Không sinh sợ hãi vậy.

V́ thế, các Phật tử!

Muốn mau thành Phật đạo

Luôn siêng năng tu hành

Tinh tấn ba-la-mật.

Bồ-tát hành tinh tấn

Mau đến chỗ thù thắng

Trải qua trăm ngàn nước

Cúng dường hầu chư Phật.

Bồ-tát cầu Đại thừa

V́ dứt khổ chúng sinh

Tu hành đạo Bồ-tát,

Vững chắc không lay chuyển,

Vô số trăm ngàn kiếp

Luôn v́ các chúng sinh

Chịu khổ không lười biếng

Đều do tinh tấn vậy.

Ta nguyện thường tinh tấn

Làm thanh tịnh cõi Phật

Kế đến nguyện hiểu rõ

Tất cả pháp chư Phật

Biến khắp các cõi Phật

Chuyển xe lớn diệu pháp

Nguyện các loài chúng sinh

Tất cả đều hiểu biết,

Vào hết trong Đại thừa

Ĺa thừa khác, cõi ma

Đầy đủ các nguyện lớn

Mau đến chỗ vô úy.

Bồ-tát tinh tấn thế

Chỉ ở trong một niệm

Ngộ pháp lớn Bồ-đề

Khai mở cửa Niết-bàn,

Hóa làm vô số thân

Biến khắp mười phương cõi

V́ lợi ích chúng sinh

Chỉ dạy việc thù thắng.

Này thiện nam! Bồ-tát lại có mười hai cách quán hạnh Thiền ba-la-mật, được lợi ích lớn. Vậy, Bồ-tát nên tu Thiền ba-la-mật.

Những ǵ là mười hai?

1.     Thiền định có khả năng diệt trừ tất cả những cấu nhiễm phiền não, Bồ-tát nên tu Thiền ba-la-mật, luôn luôn không có tâm phân biệt.

2.     Thiền định tâm trụ nơi vắng lặng, niệm không tán loạn, Bồ-tát nên tu Thiền ba-la-mật, không chấp các cảnh giới.

3.     Thiền định tâm không chấp trước, đầy đủ các hạnh, Bồ-tát nên học Thiền ba-la-mật v́ có khả năng vượt qua ba cõi.

4.     Thiền định có thể vượt ra khỏi thế gian, không chấp vào các cõi, Bồ-tát nên tu Thiền ba-la-mật để vượt qua thế gian.

5.     Thiền định có thể quán chiếu pháp thù thắng, tâm không mệt mỏi, Bồ-tát nên tu Thiền ba-la-mật không bao giờ cho là đầy đủ.

6.     Thiền định được nhu hòa, tự tại, nhưng không lệ thuộc vào các thiền, Bồ-tát nên tu Thiền ba-la-mật, tự tại thay đổi các bậc thiền.

7.     Thiền định đạt được tâm vô tướng, không thấy các vật, Bồ-tát nên tu Thiền ba-la-mật để ĺa các tướng.

8.     Thiền định tâm được trong sáng, thấu tỏ vô số cảnh giới, Bồ-tát phải tu Thiền ba-la-mật, để vượt qua các Tam-muội hữu lượng và vượt các điều đáng chê trách.

9.     Thiền định có khả năng chấm dứt tâm quán, không thấy có năng quán, Bồ-tát phải tu Thiền ba-la-mật v́ được tâm vắng lặng.

10.    Thiền định chứng được tâm điều hòa, diệt các giác và quán, các căn không còn dao động, Bồ-tát phải tu Thiền ba-la-mật, v́ đắc được tâm điều phục.

11.    Thiền định th́ tâm được tịch diệt, nhất quán, các căn không dao động, Bồ-tát phải tu Thiền ba-la-mật v́ nó chế ngự được những căn bất thiện.

12.    Thiền định th́ tâm đối với các pháp có được phương tiện lớn, Bồ-tát phải tu Thiền ba-la-mật, v́ không xả tâm đại Bồ-đề. V́ sao? V́ các Bồ-tát luôn ở trong Thiền định ba-la-mật th́ không phát khởi tâm kiêu mạn; v́ ở trong Thiền định ba-la-mật th́ không khởi tâm tà kiến; v́ ở trong Thiền định ba-la-mật th́ không khởi tâm thương ghét. V́ thế, các vị Bồ-tát có thể học và hàng phục tất cả thiền định của Thanh văn, Bích-chi-phật, ngoại đạo phạm hạnh để đưa vào thiền Tam-muội.

Này thiện nam! Đó là mười hai cách tu hành Thiền định Ba-la-mật, được lợi ích lớn, hồi hướng về quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Đại Bồ-tát.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền dùng kệ ca ngợi Thiền ba-la-mật như sau:

Muốn tu trí vô lậu

Ra khỏi bùn lầy dục

Diệt trừ các nghiệp chướng

Thiền định là đệ nhất.

Thiền định khó nghĩ bàn

Là cảnh giới chư Phật

Nhị thừa, các phàm phu

Tam-muội không thể biết.

Đất lớn các núi biển

Kiếp lửa có thiêu hết

Nếu tâm trụ thiền định

An ổn không tổn hại,

Mặt trời tuệ của Phật

Ngọc ma-ni vô lậu

Không từ nơi khác sinh

Sinh từ biển thiền định,

Cho nên các Phật tử

Cầu báu đại trí Phật

Nên trừ tâm tán loạn

Niệm Thiền Ba-la-mật.

Thiền định các Bồ-tát

Diệt trừ những phiền não

Cho nên người trí nói

Tu thiền là bậc nhất.

Tâm sâu thường vắng lặng

Không thích các cảnh giới

Hay gom những loạn tâm

Trụ nơi thắng Niết-bàn,

Bồ-tát tu thiền định

Không sinh trong tam giới

Cho nên không dựa vào

Không phải chỗ nương ở,

Thiền, Bồ-tát vượt qua

Thế gian xuất thế gian

Bởi thế, thắng Tam-muội

Vượt thế gian Nhị thừa.

V́ thế, xoay chuyển qua

Sinh ở trong cõi Dục

Thiền của Bồ-tát tu

Hơn hẳn mọi thù thắng,

Các thừa chẳng cứu cánh

Nên Phật nói thù thắng

Ĺa các tướng chúng sinh

Và ĺa các pháp nhơ.

Cho nên, các Bồ-tát

Tu thiền định thù thắng

Chinh phục thiền định khác

Và các thiền nông cạn

Bồ-tát một mực quán

Thanh tịnh các cảnh giới

Tu thiền định như vậy

Từ phương tiện tuệ sinh,

Chánh trí làm căn bản

Không khởi tâm tà kiến

Cho nên thiền Bồ-tát

Không thể nào nghi ngờ.

Bồ-tát nhập thiền định

Không trụ có và không

V́ quán thật cảnh vậy

Hay ĺa tướng có, không,

Thiền thắng trí như thế

Không giống cảnh giới khác

Tuệ La-hán, Bích-chi

Không thể so sánh được.

Này thiện nam! Bồ-tát lại có mười hai cách quán tu hành Bátnhã ba-la-mật, được lợi ích lớn. Vậy, Bồ-tát nên tu Bát-nhã Ba-la-mật.

Những ǵ là mười hai?

1.     Bát-nhã có thể xa ĺa nhơ bẩn, phát ra ánh sáng, Bồ-tát nên tu Tuệ ba-la-mật v́ có khả năng ĺa các pháp đen tối.

2.     Tu Bát-nhã chắc chắn hiểu rõ một cách thông suốt về những điều mờ mịt, chướng ngại, Bồ-tát nên tu Tuệ ba-la-mật, v́ hay chiếu sáng, dẹp sạch rừng phiền não.

3.     Bát-nhã có thể phóng ra ánh sáng trí tuệ, Bồ-tát nên tu Tuệ ba-la-mật, v́ xa ĺa tất cả các điều không trí tuệ.

4.     Bát-nhã như cày ruộng diệt trừ các loại cỏ xấu, Bồ-tát nên tu Tuệ ba-la-mật, v́ có khả năng nhổ sạch gốc rễ vô minh.

5.     Bát-nhã như chiếc móc sắt sắc bén, tùy ý móc rách Bồ-tát nên tu Tuệ ba-la-mật, v́ có khả năng móc sạch các lưới ái dục.

6.     Bát-nhã như chày Kim cang không bị các vật làm hư hoại, Bồ-tát phải tu Tuệ ba-la-mật, v́ có khả năng đập nát núi phiền não.

7.     Bát-nhã như vầng mặt trời lớn, vượt ra khỏi những đám mây che lấp, Bồ-tát nên tu Tuệ ba-la-mật, v́ có khả năng làm khô cạn tất cả các bùn ướt phiền não.

8.     Bát-nhã như đống lửa lớn thiêu đốt những cỏ xấu, Bồ-tát nên tu Tuệ ba-la-mật, v́ có khả năng thiêu đốt rừng cây phiền não.

9.     Bát-nhã như ngọc Ma-ni chiếu sáng khắp tất cả, Bồ-tát phải tu Tuệ ba-la-mật, v́ tâm không tối tăm, không mê mờ các pháp.

10.    Bát-nhã có thể trụ ở địa vị chân thật hoàn toàn tịch diệt, Bồ-tát phải nên tu Tuệ ba-la-mật, v́ không có sở hữu.

11.    Bát-nhã diệt trừ các h́nh tướng, tâm không phân biệt, Bồ-tát nên tu Tuệ ba-la-mật v́ không có h́nh tướng vậy.

12.    Bát-nhã có thể thành mà không nguyện, tâm không cầu khoái lạc, Bồ-tát phải tu Tuệ ba-la-mật, v́ vượt qua ba cõi vậy.

Này thiện nam! Đó gọi là mười hai cách tu hành Trí tuệ Ba-la-mật, được lợi ích lớn của Đại Bồ-tát.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ ca ngợi Trí tuệ ba-la-mật:

Rốt ráo đoạn các hữu

An ổn vào Niết-bàn

Trong các Ba-la-mật

Trí tuệ là đệ nhất.

Như ngọn đèn thế gian

Phá tan các bóng tối

Như ngọn lửa bốc cao

Quán tối thắng trong đời,

Tất cả Đức Như Lai

Ra khỏi nghiệp sinh tử

Thu phục bốn chúng ma

Trí tuệ là mãnh tướng.

Nếu các Phật tử muốn

Tự lợi và lợi tha

Thường phải siêng tu nghiệp

Bát-nhã ba-la-mật,

Giống như người cày đất

Hay trừ các cỏ xấu

Trí diệt cỏ ngu, ái

Như người cày sạch đất.

Chày Kim cang Đế Thích

Diệt A-tu-la ác

Trí phá núi phiền não

Hoại sạch cũng như thế,

Tất cả Đức Như Lai

Nói năng lực trí tuệ

Như trăng vào mùa hạ

Cũng như đèn thế gian,

Khô cạn biển phiền não

Chiếu trừ tối vô minh

V́ thế vượt thế gian

Ngọn lửa sáng vô lậu,

Trí tuệ hay chặt đứt

Cây vô minh tăm tối

Như cây dao sắc bén

Cắt tiệt các cỏ xấu,

Trí như ngọc ma-ni

B́nh đẳng chiếu thế gian

Như không chẳng phân biệt

Không trụ cõi Niết-bàn,

Trí tuệ tâm tự tại

Quyết định ở tất cả

Đoạn trừ các nghi hối

Dứt hẳn các hoài nghi,

Nói nghiệp ác thế gian

Và nêu quả Niết-bàn

Thấy khắp các chúng sinh

Như tối thấy ánh sáng,

Chư Phật mặt trăng sáng

Hiện thấy các pháp tướng

Các Bồ-tát cũng vậy

Tu tập trí vô cấu,

Như đi đêm cầm đuốc

Đến đâu đều sáng cả

Trong sinh tử tối tăm

Tuệ sáng vượt qua khỏi.

Này thiện nam! Bồ-tát lại có mười hai cảnh giới tu hành phương tiện sẽ được lợi ích lớn. V́ thế, Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật. 

Những ǵ là mười hai?

1.     Phương tiện không ĺa cảnh giới Niết-bàn thanh tịnh mà vẫn thị hiện trong các cảnh giới dơ uế của thế gian, v́ thế Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật.

2.     Phương tiện không xa ĺa một cảnh giới vắng lặng nào, nhưng vẫn thị hiện trong cảnh giới quen náo nhiệt của thế gian, cho nên Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật.

3.     Phương tiện không xa ĺa cảnh giới thiền định sâu xa mà vẫn thị hiện ở cảnh giới cung vua trong thế gian, cho nên Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật.

4.     Phương tiện không ĺa cảnh giới vô công dụng thanh tịnh, mà vẫn thị hiện trong cảnh giới có hoạt động ở thế gian, nên Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật.

5.     Phương tiện không ĺa cảnh giới chân thật vô sinh nhưng lại thị hiện ở nơi các cảnh giới, sinh đấy chết kia, chết đấy sinh kia của thế gian, cho nên Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật.

6.     Phương tiện có khả năng vượt qua tất cả cảnh giới bốn ma nhưng vẫn thị hiện trong đó để thu phục ma ở thế gian, cho nên Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật.

7.     Phương tiện không ĺa tất cả cảnh giới Thánh nhân mà vẫn thị hiện ở cảnh giới phàm phu ở thế gian, nên Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật.

8.     Phương tiện không rời cảnh giới xuất thế gian mà vẫn hiện diện trong các cảnh giới của thế gian, cho nên Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật.

9.     Phương tiện không ĺa các cảnh giới trí tuệ mà vẫn thị hiện trong cảnh giới vô trí ở thế gian, nên Bồ-tát phải tu Phương tiện Ba-la-mật.

10.    Phương tiện không ĺa thế giới thật tế của Bồ-tát mà vẫn thị hiện ở các cảnh giới Thanh văn, Duyên giác, cho nên Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật.

11.    Phương tiện là có năng lực khéo biết tất cả các pháp đều vô tướng nhưng vẫn thị hiện ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp để giáo hóa chúng sinh, cho nên Bồ-tát phải tu Phương tiện Ba-la-mật.

12.    Phương tiện có năng lực đi vào các cảnh giới ma b́nh đẳng mà vẫn có thể thị hiện các cảnh giới ma, nên Bồ-tát phải tu Phương tiện ba-la-mật.

Này thiện nam! Đó là mười hai Phương tiện ba-la-mật mà Bồ-tát trụ ở trong đó th́ được lợi ích lớn.

Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói kệ ca ngợi Phương tiện Ba-la-mật như sau:

Tất cả những Bồ-tát

Hành các Ba-la-mật

Nếu không có phương tiện

Không thể đến bờ kia

Tự lợi và lợi tha

Ở đời và Niết-bàn

Không tịnh nhiễm như thế

Đều do phương tiện cả.

Tất cả Đức Như Lai

Các cảnh giới hành động

Nhị thừa chẳng nghĩ bàn

Đều do sức phương tiện.

V́ thế, các Phật tử

Muốn hành việc Như Lai

Thường siêng năng tu hành

Phương tiện ba-la-mật

Bồ-tát luôn thanh tịnh

Phương tiện giúp chúng sinh

Thật không các dục cấu

Thị hiện làm hạnh xấu

Tắm trong ao Niết-bàn

Phương tiện hiện các cõi

Gọi là các Bồ-tát

Không trụ ở hai biên.

Thường giữ thân, khẩu, ý

Vắng lặng nghĩa đệ nhất

V́ lợi ích chúng sinh

Phương tiện đồng thế gian

Như ong vào vườn hoa

Không chỉ hút một hoa

Bồ-tát hành phương tiện

Tất cả các cảnh giới.

Hoặc hiện các loại tướng

Tuyệt đẹp trang nghiêm thân

Khắp trong các cung nữ

Thực hành hạnh phóng dật

Hoặc hiện ở địa ngục

Cứu khổ các chúng sinh

Tuy hiện tướng như vậy

Thường không bỏ thiền định,

Không xả các Tam-muội

Mà hiện trong tán loạn

Thị hiện hành tổn hại

Chính là sức phương tiện.

Bồ-tát đã ĺa xa

Tất cả hạnh hữu vi

Nhưng trong hữu và vô

Cũng không tâm phân biệt

Ĺa hiện hành các nhiễm

Không sinh lửa dâm dục

Thị hiện trong phương tiện

Phân biệt tướng hữu vi.

Bồ-tát trong các cõi

Không sinh cũng không mất

Thị hiện việc sinh mất

Sức trí phương tiện vậy

Từ bỏ chốn ma nghiệp

Ở trong cảnh giới Phật

Trí tuệ không khiếp sợ

Thị hiện các việc ma.

Bồ-tát sức đại Bi

Trí phương tiện nhanh chóng

Trụ nơi Thánh Vô thượng

Nhưng hiện việc phàm phu

Do nhập tướng các pháp

Biết thể các pháp không

Thường ở nơi Niết-bàn

Mà không bỏ thế gian

Tự thể các pháp không

Vắng lặng không tướng trạng

V́ lợi ích chúng sinh

Thân trang nghiêm tướng tốt

Không ngu hiện không trí

Không giận hiện không thương

Để lợi ích chúng sinh

Chính đó là phương tiện.

Các vị Đại Bồ-tát

An trụ vào nơi ấy

Đó gọi là Thánh nhân

Hiện các loại phương tiện.

Lại nữa, thiện nam! Như Lai Ứng Chánh Biến Tri cũng có phương tiện, các ông phải nên biết. V́ sao? Này thiện nam! Các Đức Phật Như Lai có mười hai công đức thù thắng vi diệu, giống như đề hồ đối với các vị th́ ngon bổ hơn cả, là vị hàng đầu có thể làm tịnh tất cả cõi của chư Phật. Như Lai ở trong ấy thành tựu Bồ-đề giải thoát vô thượng.

Những ǵ là mười hai?

1.     Thị hiện kiếp xấu xa.

2.     Thị hiện thời gian xấu xa.

3.     Thị hiện chúng sinh xấu xa.

4.     Thị hiện phiền não vẩn đục.

5.     Thị hiện mạng sống xấu xa.

6.     Thị hiện ba thừa khác nhau xấu xa.

7.     Thị hiện cõi Phật bất tịnh xấu xa.

8.     Thị hiện chúng sinh xấu xa khó giáo hóa.

9.     Thị hiện nói các loại phiền não xấu xa.

10.    Thị hiện ngoại đạo xấu xa, lộn xộn.

11.    Thị hiện ma xấu xa.

12.    Thị hiện nghiệp ma xấu xa.

Này thiện nam! Tất cả quốc độ của chư Phật đều là công đức xuất thế trang nghiêm đầy đủ thanh tịnh, không có các thứ xấu xa. Như lỗi lầm này đều do năng lực phương tiện của các Đức Phật thị hiện để làm lợi ích cho chúng sinh. Các ông nên biết như vậy!

Lúc bấy giờ, Thánh giả Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử bạch Đức Thế Tôn:

–Bạch Thế Tôn! Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri nói về mười hai cõi Phật có công đức thanh tịnh tối thắng này. Vậy th́, Như Lai đang ở cõi nào để thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:

–Một là, chúng sinh ở cõi Phật kia hoàn toàn thành kiếp thanh tịnh tối thắng, xa ĺa các kiếp xấu xa và có đầy đủ công đức. Cõi thanh tịnh như thế, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Hai là, chúng sinh ở cõi Phật kia hoàn toàn thành tựu thời gian tối thắng vi diệu, hành theo pháp của chư Phật không mất thời tiết. Cõi sạch như vậy, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Ba là, chúng sinh ở cõi Phật, kia đã hoàn toàn thành tựu pháp khí tối thắng, nhận lấy Chánh giác của Đức Phật. Cõi tịnh như thế, Như Lai ở trong ấy thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bốn là, chúng sinh ở cõi Phật kia hoàn toàn thành tựu biển trí trong sạch tuyệt đẹp, làm thanh tịnh tất cả các phiền não xấu xa. Cõi tịnh như thế, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Năm là, chúng sinh ở cõi Phật kia hoàn toàn có khả năng thành tựu tâm nhu hòa, ở trong đó thường là các chúng sinh đã được thu phục. Cõi tịnh như vậy, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Sáu là, chúng sinh ở cõi Phật kia đã hoàn toàn thành tựu cỗ xe tối thắng vi diệu, có thể dùng cứu cánh Nhất thừa đạt Niết-bàn Vô thượng. Cõi tịnh như vậy, Như Lai ở trong ấy thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bảy là, chúng sinh ở cõi Phật kia hoàn toàn thành tựu khí thế gian thù thắng, không có các tướng trạng khác. Cõi tịnh như vậy, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tám là, chúng sinh ở cõi Phật kia hoàn toàn thành tựu Chánh giáo của Như Lai, không có các pháp tà của ngoại đạo. Cõi tịnh như vậy, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Chín là, chúng sinh ở cõi Phật kia đã hoàn toàn thành tựu tâm ngay thẳng, không quanh co. Cõi tịnh như vậy, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Mười là, chúng sinh ở cõi Phật kia hoàn toàn thành tựu công đức không cấu uế, thành tựu tất cả pháp thắng thanh tịnh. Cõi tịnh như vậy, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Mười một là, chúng sinh của cõi Phật kia hoàn toàn thành tựu các pháp Thánh nhân, ở trong ấy luôn có những ruộng phước thù thắng. Cõi tịnh như vậy, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Mười hai là, chúng sinh của cõi Phật kia rốt ráo thành tựu đạo tràng thắng diệu mà chư Phật trong quá khứ đã thành đạo ở đó. Cõi tịnh như vậy, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này Văn-thù-sư-lợi! Đó là mười hai công đức tối thắng, thanh tịnh cõi Phật. Cõi tịnh như vậy, Như Lai ở trong ấy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này Văn-thù-sư-lợi! Cõi Phật của ta không nói về sự sai biệt của Thanh văn hay Bích-chi-phật… V́ sao? V́ chư Phật Như Lai đã xa ĺa những lỗi lầm chấp tướng.

Này Văn-thù-sư-lợi! Nếu Như Lai nói pháp Đại thừa cho một loại chúng sinh, nói Duyên giác thừa cho một loại chúng sinh, nói Thanh văn thừa cho một loại chúng sinh. Nói như thế th́ Như Lai đã có tâm không thanh tịnh, Như Lai có tâm không b́nh đẳng, Như Lai có tâm đấu tránh lỗi lầm, Như Lai có tâm không từ bi b́nh đẳng, Như Lai có tâm các tướng lỗi lầm, Như Lai đối với các pháp sinh tâm keo kiệt.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ta đã nói những pháp ǵ cho chúng sinh, th́ tất cả những pháp ấy đều tùy thuận Bồ-đề, tùy thuận Đại thừa mà giữ lấy Nhất thiết trí. Nhất định hoàn toàn đến một nơi, nghĩa là đi đến chỗ Nhất thiết trí.

Này Văn-thù-sư-lợi! V́ thế cõi của ta không có thừa sai khác.

Lúc bấy giờ, Thánh giả Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử bạch Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu không có ba thừa khác nhau th́ tại sao Đức Như Lai nói pháp ba thừa cho chúng sinh, và cho rằng: “Thanh văn học thừa này, Duyên giác học thừa này và Bồ-tát học thừa này?”

Đức Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:

–Chư Phật Như Lai nói ba thừa là chỉ bày quả vị khác nhau chứ chẳng phải thừa khác nhau. Chư Phật Như Lai nói ba thừa là nói pháp tướng khác nhau, chẳng phải thừa khác nhau. Chư Phật Như Lai nói ba thừa là nói người khác nhau, chẳng phải thừa khác nhau. Chư Phật Như Lai nói ba thừa là chỉ bày ít công đức và biết nhiều công đức, nhưng Phật pháp th́ không có thừa khác nhau. V́ sao? V́ tánh pháp giới vốn không có sự khác nhau.

Này Văn-thù-sư-lợi! Chư Phật Như Lai nói ba thừa để khiến cho các chúng sinh đều được đi vào pháp môn của chư Phật Như Lai, làm cho các chúng sinh dần dần đi vào pháp môn Đại thừa của Như Lai, cũng như người học nghề phải theo thứ tự để luyện tập.

Này Văn-thù-sư-lợi! Như thợ bắn cung đối với sự hiểu biết về bắn cung đã hoàn toàn đạt đến tài bắn cung số một và có thể dùng vô số phương pháp để dạy những đệ tử, khiến tất cả hoàn toàn có khả năng hiểu biết như ḿnh.

Này Văn-thù-sư-lợi! Cũng vậy, Như Lai như thợ bắn cung, ở trong các pháp đều hoàn toàn đến bờ kia. Như Lai liền dùng Nhất thiết trí phân biệt để nói, để chỉ dạy các chúng sinh ở ba thừa khác nhau, như người thợ bắn cung dạy các đệ tử.

Này Văn-thù-sư-lợi! Như một đóm lửa nhỏ của đống lửa lớn, nó dần dần lớn lên lan khắp cả thế giới, cho đến thành một kiếp lửa thiêu đốt. Văn-thù-sư-lợi! Lửa trí tuệ của Như Lai cũng như vậy. Tánh sáng suốt của trí kia dần dần tăng trưởng thành tựu tất cả ánh sáng tri kiến của đại trí Như Lai. Ánh sáng đại trí có thể đốt cháy tất cả các phiền não xấu xa.

Này Văn-thù-sư-lợi! Như các núi lớn Tu-di không có tâm phân biệt, chúng sinh đến đó đều đồng một màu sắc, đó là màu vàng. Này Văn-thù-sư-lợi! Cũng vậy, vua núi Tu-di Như Lai Thế Tôn Vô thượng đại trí đối với các chúng sinh không có tâm phân biệt. Nếu chúng sinh nào vào pháp của Đức Phật th́ những chúng sinh ấy đều thành một màu sắc, đó là màu sắc vi diệu Nhất thiết chủng trí.

Này Văn-thù-sư-lợi! Như ngọc báu ma-ni Nhân-đà-la có màu xanh trong sạch vi diệu; đem nó đặt trong tất cả vật đựng ở trong thế giới. Tất cả các màu sắc tướng trạng trong những cảnh giới có đặt ngọc ma-ni kia, do năng lực của ngọc ma-ni đều trở thành một màu, đó là màu xanh. Này Văn-thù-sư-lợi! Cũng vậy, Như Lai Thế Tôn như là ngọc báu ma-ni màu xanh vô thượng, trí tuệ sáng suốt, khi chiếu đến th́ chúng sinh đều đồng một màu sắc, đó là màu sắc Nhất thiết chủng trí.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như biển lớn, nước từ vô lượng trăm ngàn con sông chảy vào đó. Khi chảy vào biển rồi th́ tất cả đều đồng một vị mặn và giữ nguyên như vậy. Văn-thù-sư-lợi! Nước trong biển lớn như là Nhất thiết trí tuệ của Như Lai, còn nước từ những con sông chảy vào biển tượng trưng cho Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát. Khi chảy vào biển th́ tất cả đều đồng một vị mặn gọi là Nhất thừa, thường trụ gọi là Nhất thiết chủng trí không phân biệt.

Này Văn-thù-sư-lợi! Căn cứ vào nghĩa này, ông nên biết không có thừa khác nhau.

Này Văn-thù-sư-lợi! Bởi thế, Đức Phật nói quả vị khác nhau là nhằm chỉ cho các chúng sinh tu tập trong ba thừa rồi thứ tự đi vào. Nói pháp tướng sai biệt là chỉ dạy cho chúng sinh về Như Lai chủng trí để thứ tự đi vào. Nói ít công đức, biết nhiều công đức là chỉ cho các chúng sinh có ba hạng khác nhau, chỉ dạy Như Lai phương tiện nhanh chóng bằng biện tài không ngăn ngại.

Này Văn-thù-sư-lợi! Chư Phật Như Lai dựa vào Tục đế để nói ba thừa, chư Phật Như Lai dựa vào Đệ nhất nghĩa đế để nói Nhất thừa; nhưng Đệ nhất nghĩa chỉ là Nhất thừa, không có thừa thứ hai.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ngoại đạo ở cõi Phật ta như là Tăngkhư, Tỳ-thế-sư, Già-lê-ca Ni-kiền Tử… đều là do phương tiện của các Đức Như Lai, đều là thần lực của Như Lai muốn hộ tŕ thế gian mà hiện ra. V́ sao? V́ các Đức Như Lai khéo trừ tất cả các oán thù.

Này Văn-thù-sư-lợi! Chư Phật Như Lai được gọi là Thiện Thệ. Nếu có oán thù th́ không được địa vị ấy.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như vua Chuyển luân thánh vương trong thế gian, chỉ thành tựu một phần nhỏ công đức thiện căn, căn lành đoạn dứt, chẳng phải pháp cứu cánh, vẫn còn đầy đủ tất cả tham, sân, si…, các kết phiền não, không ĺa ba cõi, không từ bỏ tất cả sử phiền não, không ĺa tất cả cấu nhiễm phiền não. Vua Chuyển luân kia vẫn hoàn toàn không có những oán đối, rốt ráo không có những kẻ thù. V́ sao? V́ vua Chuyển luân không còn oán thù.

Này Văn-thù-sư-lợi! Huống nữa Như Lai đã thành tựu tất cả công đức trí tuệ, đạt đến tâm đại Từ, đại Bi không gián đoạn, hành động nơi pháp giới hư không vô lậu, đầy đủ các công đức thiện của bảy Giác chi, rốt ráo thành tựu pháp không quên mất, và có khả năng vận chuyển bánh xe chánh pháp vi diệu vô thượng, hoàn toàn thành tựu Bồ-đề vô thượng mà lại còn có những gai nhọn của ma oán, đâm chém của kẻ thù, th́ không thể có.

Này Văn-thù-sư-lợi! Những ngoại đạo ở cõi Phật này như Tăng-khư, Tỳ-thế-sư, Già-lê-ca Ni-kiền Tử… sở dĩ có là đều do năng lực giữ ǵn của Như Lai mà phương tiện hiện.

Này Văn-thù-sư-lợi! Những thiện nam tử ngoại đạo này, tuy thực hành các tướng của Nhị thừa, nhưng đều đồng Phật pháp, cùng đi qua một chiếc cầu, không có một con đường nào khác.

Này Văn-thù-sư-lợi! Tất cả cầm thú không thể đứng rống trước sư tử chúa. Văn-thù-sư-lợi! Như Lai là Sư tử chúa Đại trượng phu, đầy đủ mười Lực, bốn Vô sở úy. Tất cả ngoại đạo Ni-kiền Tử không có một ai dám ở trong cảnh giới Như Lai tranh luận phải trái với Phật Thế Tôn để rống lên tiếng rống Sư tử, đó là điều không thể có. Chỉ trừ khi năng lực phương tiện của các Đức Như Lai thị hiện mà thôi!

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như mặt trời mọc lên tỏa ánh sáng lớn bao trùm khắp nơi, tất cả những ánh sáng của những loài côn trùng, đom đóm đều lụi tắt; tất cả ánh sáng ngọc ma-ni và ánh sáng của lửa đều không xuất hiện.

Văn-thù-sư-lợi! Như Lai xuất hiện ở thế gian, phóng ánh sáng mặt trời đại trí tuệ th́ các ánh sáng trí tuệ đom đóm của các ngoại đạo Ni-kiền Tử đều lụi tắt không thể xuất hiện.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như sắt chúa tên là A-tắc-kiền-đà. Ở chỗ nào các thứ sắt phàm đều không dám ở. V́ sao? V́ tướng nó riêng biệt nên không cùng chung một chỗ với sắt phàm. Văn-thù-sư-lợi! Cũng vậy, Như Lai như sắt chúa xuất hiện ở thế gian; dù bất cứ quốc độ nào th́ tất cả sắt phàm phu ngoại đạo đều không phát sinh được. V́ sao? V́ chư Phật Như Lai có tướng xuất thế riêng biệt.

Này Văn-thù-sư-lợi! Bất cứ ở nơi nào có ngọc báu ma-ni Như ý xuất hiện th́ ở nơi đó không sinh những ngọc lưu ly giả. Văn-thù-sư-lợi! Như Lai chúa như ngọc báu Như ý đại trí xuất hiện ở thế gian, dù bất cứ quốc độ nào th́ nơi ấy đều không phát sinh ngoại đạo.

Này Văn-thù-sư-lợi! Ví như những vật báu nào mà được làm ra từ vàng ròng th́ nơi ấy không thể lấy ra các loại đồng sắt… Văn-thù-sư-lợi! Cũng vậy, bảo tánh của Như Lai xuất hiện ở thế gian, dù ở bất cứ quốc độ nào th́ nơi ấy không thể phát sinh ngoại đạo.

Này Văn-thù-sư-lợi! Căn cứ vào nghĩa này, ông nên biết, Như Lai xuất hiện ở thế gian, dù ở quốc độ nào th́ nơi đó ngoại đạo không xuất hiện. V́ sao? Văn-thù-sư-lợi! Quốc độ của ta sở dĩ có các ngoại đạo Ni-kiền Tử là đều do năng lực bảo tŕ của Như Lai, để muốn chỉ bày cảnh giới phương tiện chẳng thể nghĩ bàn. V́ sao? V́ những ngoại đạo này đều ở trong pháp môn giải thoát chẳng thể nghĩ bàn, đều là môn trí cứu cánh Bát-nhã ba-la-mật; tất cả đều được năng lực lớn phương tiện tự tại, nhanh chóng; tất cả được niệm không ĺa bỏ Phật, Pháp, Tăng; tất cả đều rốt ráo đến bờ kia, dùng thần lực lớn giáo hóa chúng sinh; tất cả đều được Như Lai trợ giúp năng lực giáo hóa chúng sinh.

Khi Như Lai nói pháp môn Nhất thừa này, có tám ngàn Thiên tử nương vào hạnh Thanh văn được Nhất thừa, rồi phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Năm trăm Tỳ-kheo được ở trong Tam-muội, ngọn đuốc sáng Nhất thừa b́nh đẳng đại trí. Một ngàn hai trăm vạn Bồ-tát được Vô sinh nhẫn. Tam thiên đại thiên thế giới này đều chấn động sáu cách. Tất cả chư Thiên ở giữa hư không mưa xuống hoa trời Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-mâu-đầu, hoa Phân-đà-lợi; mưa xuống hương bột Chiên-đàn của cõi trời; tất cả đều đầy khắp dưới chân Như Lai. Vô lượng trăm ngàn Thiên tử ở giữa hư không tấu lên trăm ngàn loại âm nhạc, phát ra những âm thanh thật vi diệu cúng dường Như Lai. Lại mưa xuống những tấm vãi thượng diệu, đánh các loại trống trời và thưa rằng:

–Chúng con ở trong thế gian chưa từng được nghe pháp môn hy hữu tối thắng thượng diệu này.

Rồi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nguyện xin pháp môn này mãi mãi ở trong cõi Diêm-phù-đề để tất cả chúng sinh được lợi ích lớn.

Tám ngàn Tỳ-kheo-ni, mỗi người tự cởi Thượng y trên thân cúng dường Như Lai.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Văn-thù, ông nên biết

Thắng phương tiện của Phật

Ta ra đời thuyết pháp

Phương tiện hiện thời trược

Tất cả thời có pháp

Rốt ráo thường thanh tịnh

Tùy chúng sinh nhận pháp

Nên hiện chúng sinh trược

Chư Phật, Bậc Thắng Trí

Xuất hiện kiếp vi diệu

Quốc độ thường thanh tịnh

Cho nên nói không trược

Ta ở vô lượng kiếp

Tu đủ các khổ hạnh

Thanh tịnh các nghiệp chướng

Được công đức thắng trí

Ở trong vô lượng kiếp

Tuổi thọ không cùng tận

Ngoài sức phương tiện Phật

Th́ không có mạng trược

Chúng sinh khởi tưởng thường

Nên ta hiện vô thường

V́ sống vô số kiếp

Thị hiện tướng đoản thọ

Như Lai công đức thắng

Tu từ vô lượng kiếp

Chúng sinh phước mỏng manh

Nghe sinh tâm sợ hãi

V́ những chúng sinh này

Phân biệt nói khác nhau

Cuối cùng đều thành Phật.

Lại không có thừa khác

Ta v́ độ chúng sinh

Phân biệt nói đạo khác

Độ khiến vào Nhất thừa

Không có ba thừa khác

Như thầy bắn cung giỏi

Thích biết lực của tên

V́ dạy các đệ tử

Một nghề nói các cách

Như Lai cũng như vậy

V́ chúng sinh thành tựu

Mà ở trong một pháp

Nói những loại khác nhau

Ta đối với chúng sinh

Không có tâm sai khác

V́ tŕnh độ không đồng

Nên nói có phân biệt

Nếu không tâm b́nh đẳng

Người nói ta ghen ghét

Tự giữ thừa Tối thượng

Cho chúng sinh pháp thấp

Thượng báu Nhân-đà-la

Tùy chỗ sắc sáng xanh

Chiếu sáng khắp các vật

Nhưng báu không phân biệt

Phật trí báu Vô thượng

Ánh sáng chiếu thế gian

Đồng một màu Bồ-đề

Ĺa các tâm phân biệt.

Giống như đóm lửa nhỏ

Tăng trưởng thành sáng

lớn Trí nhỏ của La-hán

Tăng trưởng thành Phật tuệ

Tất cả các chúng sinh

Đi đến núi Tu-di

Nương lực sáng Tu-di

Tất cả đồng một màu

Các chúng sinh cũng vậy

Trụ pháp Phật Tu-di

Nhờ pháp lực Như Lai

Sắc thân đồng như Phật.

Giống như ong hút mật

Tập hợp các loài hoa

Đặt chung trong một nơi

Hòa hợp chung một vị

Vậy, Phật nói ba thừa

V́ thuần căn chúng sinh

Nói ra các loại pháp

Thành vị Bồ-đề Phật.

Giống như vua Chuyển luân

Ra ngoài không oán thù

Ta pháp ứng ra đời

Ngoại đạo cũng không có.

Giống như mặt trời mọc

Ánh sáng khác lụi tắt

Mặt trời Phật mọc rồi

Ngoại đạo tự tiêu diệt

Chỗ đã sinh chúa sắt

Không sinh sắt phàm khác

Chỗ Đức Phật ra đời

Không sinh các ngoại đạo

Nơi sinh vàng quý đẹp

Đồng và sắt ẩn mất

Nơi nào Phật thành đạo

Tự nhiên không ngoại đạo.

Giống như báu ma-ni

Không chung với tạp uế

Chỗ sinh ra như vậy

Ngọc lưu ly không giả,

Như Lai ngọc ma-ni

Xuất hiện đâu cũng vậy

Không lẫn các ngoại đạo

Cùng đồng một quốc độ,

Thần thông lớn ngoại đạo

Bồ-tát đều tự tại

Ông nên biết phương tiện

Thị hiện tướng như vậy.

Tất cả các Bồ-tát

Nghe thấy các ngoại đạo

Đầy đủ Lực phương tiện

Đều phát tâm vui mừng,

Tất cả đều tôn trọng

Hiến dâng lòng cung kính

Rải hoa cúng dường Phật

Các hương thơm vi diệu.

Chỗ ấy khi nói pháp

Đại địa động sáu cách

Hư không phát tiếng rằng

“Hiếm có chưa từng nghe”

Vô số các Thiên tử

Giữa không chắp tay khen

Đồng thanh nói “Lành thay!”

“Hay thay, Tu-già-đà!”

Phẩm 4: ĐẾN CHỖ VUA NGHIÊM SÍ

Bấy giờ, tại quốc độ phương Nam, Đại Tát-già Ni-kiền Tử cùng với tám mươi tám ngàn vị Ni-kiền Tử khác đi khắp các quốc độ để giáo hóa chúng sinh rồi sau đó, họ đến thành Uất-xà-diên. Lại có vô số quần chúng ca hát hoặc nhảy múa, thổi sáo, xướng họa, tấu lên trăm ngàn vạn các loại âm nhạc; kẻ trước người sau hầu hạ Đại Tát-già Ni-kiền Tử đến thành Uất-xà-diên.

Lúc đó, đại vương chủ nước ấy là vua Nghiêm Sí, nghe nói có chúng Đại Tát-già Ni-kiền Tử cùng vô lượng chúng từ quốc độ phương Nam đến thành Uất-xà-diên. Khi nhà vua nghe như vậy, liền sinh tâm tôn trọng Đại Tát-già Ni-kiền Tử. Đã sinh tâm tôn trọng, v́ muốn được chiêm ngưỡng Đại Tát-già Ni-kiền Tử, nên nhà vua bèn dùng uy lực của một bậc đại vương, năng lực thần thông, năng lực tốc hành, cùng với các đại thần và các vương tử, những vị sư trưởng, các vị đại trưởng giả quyến thuộc ở trong nước, các vị chủ ở thành nhỏ, ấp, tụ lạc và đại chúng, bằng phương tiện voi, ngựa, xe, đi bộ. Tất cả kẻ trước người sau cùng nhau, cung kính đi theo, khua chuông đánh trống, trổi lên vô lượng trăm ngàn âm nhạc. Họ đánh trăm ngàn các loại trống âm thanh thật vi diệu; thổi trăm ngàn loại ốc âm thanh vi diệu; trương lên trăm ngàn vạn những loại tràng phan bảo cái được thêu bằng những loại có màu sắc xen lẫn nhau; rải trăm ngàn vạn các thứ hoa thượng diệu khắp những con đường, như hoa Ưu-bát-la, hoa Đầu-ma, hoa Câu-mâuđầu, hoa Phân-đà-lợi, hoa Thâu-ca, hoa Bạc-câu-la, hoa Tỳ-ca-la, hoa A-đề-mục-đa-già. Lại có b́nh vàng, b́nh bạc đựng đầy trăm ngàn các loài hoa tuyệt đẹp khác nhau; dùng trăm ngàn những loại lư hương báu đốt hương vô giá, trang nghiêm ở phía trước để đi đến chỗ Tát-già Ni-kiền Tử.

Khi ấy, Đại Tát-già Ni-kiền Tử trông thấy vua Nghiêm Sí và đại chúng đi đến, Tát-già Ni-kiền Tử rẻ qua một bên đường, ở dưới gốc cây trải tọa cụ ngồi. Trong khi đó, vua Nghiêm Sí cũng trông thấy Tát-già Ni-kiền Tử ngồi dưới gốc cây, liền xuống voi đi bộ đến đó, rồi ngồi trên giường báu Như ý được trang nghiêm bằng ngọc báu ma-ni với trăm ngàn vẻ đẹp vô giá bất tuyệt.

Lúc ấy, Đại Tát-già Ni-kiền Tử vấn an nhà vua:

–Quý hóa thay, đại vương đến đây! Hôm nay Đại vương khéo gieo trồng công đức vô thượng hiếm có này, phước báo rất nhiều. V́ sao? V́ đại vương đã chế ngự được tâm tự tôn quý trọng của bậc Thiên vương, cho nên hạ thấp ḿnh, chiếu cố đến đây hỏi thăm sức khỏe của một Sa-môn.

Này Đại vương! Trong nước Đại vương trị v́ không có trộm cướp, phóng đảng và những bè đảng quấy nhiễu nhân dân chăng? Không có các quan lại tâm bạo xâm phạm lương thực nhân dân chăng? Không có các nhóm người làm nghề xấu xảo trá, giả dối lừa gạt người dân trong thế gian chăng? Không có những kẻ làm phản, quấy rối các người dân trong quốc độ chăng? Không có những kẻ trộm cướp cùng ăn cắp của nhau chăng? Các quan triều đ́nh của nước chư hầu có khinh thường Đại vương, có thi hành theo mệnh lệnh của Đại vương chăng?

Này Đại vương! Trong nước Đại vương cai trị, có Sa-môn nào tu tịnh hạnh, được sống an lạc chăng? Cung cấp tất cả những đồ cần dùng, như y phục, thức ăn uống, phòng ốc, giường chiếu, thuốc men và những đồ cần dùng không thiếu thốn chăng? Nhân dân trong nước đều có tâm thiện, tôn trọng, cúng dường các Sa-môn tu tịnh hạnh không?

Đại vương! Hiện nay, đất nước Đại vương trị v́, không có các việc mổ giết, săn bắn, giăng lưới ở sông núi, thiêu đốt gò đầm, thả chim ưng, chó săn; thả câu bắt, dùng tên, đạn bắn cầm thú; đào hầm sâu, dùng độc, nõ, bẫy đi giết hại chim chăng?

Đại vương làm chủ một nước, pháp chế quyền lực, mệnh lệnh dù thiện hay ác không ai dám chống đối. Khi lên vương vị đưa ra mệnh lệnh có đúng với lẽ phải không? Những việc làm thiện ác của dân có biết được không? Người làm điều thiện, có khuyến khích họ phát triển hơn nữa không? Những người làm việc xấu, có khuyến nhắc họ từ bỏ không?

Đại vương có khởi tâm ác mà giết hại tất cả những chúng sinh hai chân, bốn chân, nhiều chân, không chân không? V́ sao? V́ tất cả loài chúng sinh đều là loài có t́nh thức, quý trọng thân mạng và đều sợ chết. Khi nghiệp đã đến, tuổi thọ trăm năm đã hết th́ không kể già hay trẻ, không có một lời lẽ nào mang đi. V́ sao? V́ ai cũng rất yêu quý tánh mạng, tại sao còn hại người khác để sinh khổ não. Sau khi chết, ghen ghét oán thù qua lại với nhau, quả báo ác không biết khi nào được chấm dứt.

Đại vương nên phải chấm dứt tội sát sinh, buông bỏ dao gậy, xả bỏ của cải, ḿnh phải sống đời sống biết đủ, đối với của cải của người khác không khởi lòng ham muốn.

Đại vương nên tránh xa tội tà dâm, sống chung thủy bằng lòng với vợ ḿnh, không mong cầu vợ người khác, không khởi tâm tà loạn.

Đại vương nên tránh xa tội nói dối, thường nói lời chân thật, v́ khi mở lời là thành phép tắc, không phát ngôn vô ích.

Đại vương phải nên tránh xa tội nói hai chiều, không nói những lời gây phá hoại. Đối với những người bị chia rẽ nên t́m cách hòa hợp, không khởi tâm phá hoại.

Đại vương nên từ bỏ tội nói lời thô ác, thường nói những lời yêu thương, nói những lời hòa nhã, không nói những lời thô thiển.

Đại vương nên chấm dứt nói lời phù phiếm, thường nói lời quyết định, lời nói có suy nghĩ, không đánh mất chánh ngữ.

Đại vương nên từ bỏ tội tham dục, đối với vật dụng của người khác không có tâm mong cầu, vật của người khác không sinh tâm cướp đoạt nên sinh tâm vui vẻ.

Đại vương phải nên từ bỏ tội giận dữ, thường khởi tâm từ, tâm thanh tịnh, không sinh tâm oán hận.

Đại vương nên chấm dứt tội tà kiến, thấy vào quả báo của chính ḿnh để tùy thuận vào Thánh nhân mà phát khởi chánh kiến, không có cái nh́n sai lạc. V́ sao? V́ tội sát sinh có thể khiến chúng sinh đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu được sinh vào trong loài người th́ mắc phải hai loại quả báo, đó là chết yểu và nhiều bệnh tật.

Tội trộm cắp cũng khiến cho chúng sinh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu được sinh trong loài người th́ mắc phải hai quả báo: Một là nghèo khổ, hai là có của cải nhưng không được tự do sử dụng.

Tội tà dâm cũng làm cho chúng sinh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu được sinh vào trong loài người th́ mắc phải hai quả báo: Một là vợ không nghe lời ḿnh, hai là vợ ḿnh bị người khác chiếm đoạt.

Tội vọng ngữ cũng làm cho chúng sinh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nếu được sinh làm người th́ mắc phải hai quả báo: Một là thường bị người khác vu khống, hai là thường bị người khác lừa gạt.

Tội nói hai chiều cũng khiến chúng sinh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nếu được sinh làm người th́ mắc phải hai quả báo: Một là quyến thuộc tan rã, hai là quyến thuộc xấu ác.

Tội nói lời độc ác cũng khiến chúng sinh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nếu được sinh làm người th́ mắc phải hai quả báo: Một là không nghe tiếng tốt, hai là thường khởi lên sự đấu tranh. 

Tội nói dua nịnh có thể khiến chúng sinh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nếu được sinh làm người th́ mắc phải hai quả báo: Một là lời nói không được tôn trọng; hai là ngôn ngữ không chân thật, không được người khác ưa thích.

Tội tham dục cũng khiến chúng sinh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nếu được sinh làm người th́ mắc phải hai quả báo: Một là không biết đủ, hai là thường sinh tâm tham lam.

Tội giận dữ cũng làm cho chúng sinh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nếu được sinh làm người th́ mắc phải hai quả báo: Một là tâm không được an ổn, hai là thường nghĩ đến sự tổn hại, không có tâm từ.

Tội tà kiến cũng khiến chúng sinh bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nếu được sinh làm người th́ mắc phải hai quả báo: Một là thường sinh ở trong nhà tà kiến, hai là tâm luôn không dối trá.

Đại vương! Có vô lượng, vô biên đau khổ hội tụ như vậy đều do nguyên nhân tích tập của mười nghiệp bất thiện. V́ thế, Đại vương chớ nên buông thả, tự do làm nghiệp ác, mà phải nên quán các pháp hữu vi đều là vô thường, tất cả thế gian không thể bảo tồn mãi được. Nhân mạng vô thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi nhất, ngài chớ sinh ý tưởng thường còn.

Đại vương nên quán chiếu rằng: Từ xưa đến nay, ngay cả Thiên tôn, vương vị, đất nước, nhân dân đều phải chịu quy luật vô thường, không có một thứ ǵ tồn tại mãi mãi. Nên biết rằng, thân này không bền chắc, nó như sóng nắng, như tiếng vang, như tia chớp, như trăng trong nước, như bóng trong gương, như khối bọt nước, như bong bóng, như nước, như lõi cây chuối, như lửa trong đá mài ra, như thấy cảnh trong mộng, như nước lũ từ trong hang núi đổ xuống thật nhanh, lan khắp khe rãnh chỉ trong khoảng khắc để hết và khô cạn.

Đại vương! Cũng vậy, nhân mạng không bền vững, vô thường, chỉ trong chốc lát đã héo rụng, đến đời vị lai cũng không thể thoát khỏi. V́ thế, Đại vương chớ ỷ vào hiện tại, mà phải nên lo nghĩ đến tương lai.

Đại vương! Quả báo thiện ác cùng đi theo ta, như tiếng vang theo âm thanh, như bóng theo h́nh, không ai có thể thoát được. Cũng như cái vòng xích sắt, không có đầu mối chấm dứt. Chớ tùy ý gây nghiệp báo để rồi tự ḿnh chuốc lấy khổ đau nặng nề.

Bấy giờ, Tát-già Ni-kiền Tử nói kệ rằng:

Hỡi Đại vương từ nay

Chớ nên hành phóng dật

Nếu không bỏ điều ác

Chết ắt đọa địa ngục

Người làm các điều ác

Nhất định xuống địa ngục

Giữ tâm không phóng dật

Sinh chỗ trời Đế Thích

Tất cả các chúng sinh

Ai cũng yêu mạng sống

Nếu vua cầu sống mãi

Không nên gây giết hại

Đại vương biết, người đời

Gian khổ đoạt của cải

Thường lo không sống được

Không nên nghĩ chiếm đoạt

V́ không có chiếm đoạt

Sinh nơi thường giàu có

Nếu có xâm phạm người

Thường sinh nhà nghèo khó

Đứng đắn chớ dâm người

Biết đủ với vợ ḿnh

Cho nên yêu vợ ḿnh

Chớ xâm phạm vợ người

Không nói lời dối trá

Thường nghĩ lời chân thật

Nói thật sinh Đế Thích

Nói dối sinh ngạ quỷ

Thường nghĩ ĺa hai lưỡi

Hòa hợp người chưa rõ

Quyến thuộc thường hòa thuận

Qua đời sinh Phạm thiên

Phát ngôn chớ thô ác

Nói ra người thích nghe

Lời thiện sinh cõi trời

Thường nghe tiếng vi diệu

Nghĩ ĺa lời phù phiếm

Khéo nhớ lời tốt đẹp

Phước báo sinh Đế Thích

Chư Thiên kính thọ giáo

Nếu muốn ḿnh lợi ích

Chớ xâm phạm của người

Sinh tham đời sau bị

Tiền tài thuộc năm nhà

Nếu không tu Từ bi

Hay buông tâm giận, hại

Tuy làm các hạnh tốt

Chết đọa chốn địa ngục

Nay đại vương phải nên

Từ bỏ giận, dữ, ngu

Thường thương yêu chúng sinh

Chớ sinh giận dữ hại

Vua nên bỏ tà kiến

Tâm chánh kiến vững chắc

Thường giữ pháp thanh tịnh

Cõi trời thọ thân vui

Tỳ-kheo tu phạm hạnh

Hãy nên thường cúng dường

Bởi thế, bỏ đường ác

Hưởng vui ở cõi trời.

Bấy giờ, Đại Tát-già Ni-kiền Tử thăm hỏi nhà vua và nói cho vua Nghiêm Sí những pháp tương ứng với không phóng dật và mười thiện nghiệp, rồi im lặng.

KINH ĐẠI TÁT-GIÀ NI-KIỀN TỬ SỞ THUYẾT

 

<<-- --MỤC-LỤC-- -->>

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-02-04

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0