佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

| Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 |


Số 0159

KINH ĐẠI-THỪA BẢN-SINH TÂM-ĐỊA-QUÁN

Đường, Bát-Nhă dịch chữ Phạn ra chữ Hán.
Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt.

QUYỂN 7

VII.- PHẨM YẾM-THÂN [1]

Bấy giờ, Đại-bồ-tát Di-Lặc liền từ ṭa đứng dậy, chễ áo vai hữu, gối hữu để xuống đất, chắp tay cung-kính bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Chúng tôi đă ngộ được việc Đại-bồ-tát xuất-gia, chán bỏ thế-gian, ở nơi A-lan-nhă, điều-phục tâm ḿnh, tu hạnh vô-cấu. Song, Bồ-tát ấy ở nơi không-nhàn, tự thân ḿnh nên làm pháp quán ǵ?

Khi ấy, đức Phật bảo Bồ-tát Di-Lặc: “Quư hóa thay! Quư hóa thay! Thiện-nam-tử! Ông v́ chúng-sinh khởi ra tâm đại-bi, thỉnh-vấn Như-Lai về “nhập Thánh-trí-quán diệu-hạnh pháp-môn”. [2] Ông nên nghe khéo, nay Tôi v́ ông nói về vấn-đề ấy!” Bồ-tát Di-Lặc bạch: “Dạ, bạch Thế-Tôn! Chúng tôi nguyện muốn được nghe!” [3]

Thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi A-lan-nhă, khi cầu vô-thượng chính-đẳng chính-giác, thời trong lúc đi, đứng, ngồi, nằm nên quán-sát tỷ-mỷ: “Thân hữu-lậu này có ba mươi bảy thứ bất-tịnh uế-ác, [4] là thứ không đáng yêu và là thứ không bền-chắc.

Nên quán thân này cũng như đồ gốm, bên ngoài dùng màu sắc sặc-sỡ như vàng bạc bảy báu tô-điểm khéo đẹp nhưng, bên trong lấy phẩn-uế mọi thứ bất-tịnh lấp nhét đầy-ních, rồi hai vai mang gánh đồ ấy đi, ai trông thấy cũng đều sinh ḷng ưa-thích, mà không biết trong đồ ấy đựng đầy thứ bất-tịnh. Có sáu con rắn đen ở luôn bên trong đồ ấy, một con cựa-cậy th́ đồ liền vỡ nát, sự độc hại, hôi nhơ tóe ra, không ai chịu nổi được. Người thế-gian trang-nghiêm thân ḿnh, như đồ vẽ màu, đựng những thứ bất-tịnh kia. Ba món: Tham, sân, si là tâm-bệnh, ba bệnh: bệnh phong-hàn (cảm lạnh), bệnh hoàng-nhiệt (nóng, sốt, da vàng), bệnh đàm-ấm (ho đờm) là thân bệnh. Trong ngoài sáu bệnh hay làm hại thân-tâm, như sáu con rắn ở trong đồ nhơ; mỗi một con rắn cựa-cậy, đồ liền vỡ nát, thời mỗi một bệnh phát ra, thân tức vô-thường. Thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở chốn không-nhàn, quán-sát thân này gọi là “bất-tịnh-quán-tướng” thứ nhất.

Trong ngày đêm, Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh nhơ-nhớp chẳng sạch, cũng như chó chết. Sao vậy? – Thân kia cũng là thứ bất-tịnh nơi cha mẹ làm sinh-duyên.

Bồ-tát xuất-gia lại quán-sát thân ḿnh như tổ-kiến là nơi yên ở của nhiều kiến trong đó, một hôm có con voi trắng đi đến bên tổ, cho ḿnh cọ vào tổ, tổ liền vỡ rớt. Thiện-nam-tử! Tổ ấy là thân ngũ-uẩn, voi trắng là sứ-giả Diễm-ma-la, thân hướng về đời sau khi voi trắng phá tổ kiến.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh mà nghĩ rằng: “Nay thân ta này từ đầu đến chân, da, thịt, xương, tủy cùng ḥa-hợp nhau làm thành thân ḿnh cũng như cây chuối, ở trong không có thực.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh không có sức mạnh, da thịt mỏng che-phủ, như vữa tô-trát tường, ức vạn lông tóc như cỏ mọc trên đất, chút gió nhỏ nhẹ ra vào lỗ chân lông. Như thế, ai là người có trí-tuệ lại ưa thích thân này? V́, từng sát-na, sát-na, sự suy-bại luôn luôn luân-chuyển!

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh như nuôi rắn độc mà vời lấy hại. Nay ta tuy đem thức ăn uống quần áo giúp-đỡ nuôi lớn thân này mà nó không biết ơn, rốt-ráo lại làm cho ḿnh phải sa-đọa vào đường ác.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh ví như kẻ thù-oán giả làm bạn thân, ŕnh lúc thuận-tiện, đem thuốc độc làm cho mệnh-căn kia chết. Thân ta như thế, vốn không phải chân-thực, quyết đi đến chỗ vô-thường, nên bậc Thánh không yêu quư lắm.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh như bọt nước, tuy coi đẹp-đẽ như sắc ngọc lưu-ly, nhưng trong sát-na, nhân-duyên khởi, diệt không thường, v́ nó là hữu-vi, nên từng niệm niệm không ở lâu được.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh như Càn-thát-bà-thành, [5] tuy rằng hiện ra tướng-trạng mà không thực có. Nay thân ta cũng như thế.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh cũng như ảnh-tượng. Thân ta cũng thế, tuy có nhưng chẳng phải thực.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh ví như giặc oán cường-thịnh của nước ngoài. Nay thân ta cũng như thế, giặc oán phiền-năo xâm-lược thiện-căn của ta.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh như nhà nát, tuy cố-gắng sửa-sang lại nhưng, quyết sẽ hỏng nát. Thân ta cũng như thế, tuy gắng yêu-mến nó, nhớ-nghĩ đến nó nhưng, nó quyết sẽ vô-thường.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh như ở gần nước oán-địch, nhân-dân thành ấp, thường mang ḷng sợ-hăi. Nay thân ta cũng như thế, trong từng niệm niệm sợ giặc oán vô-thường.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh như rất nhiều củi bị lửa đốt cháy, mà lửa dữ ấy vẫn không chán, đủ. Thân ta cũng thế, lấy lửa tham-ái, đốt củi ngũ (năm) dục, tâm càng tăng-trưởng thêm cũng như thế.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh như con mới đẻ, từ-mẫu thương-xót luôn luôn gắng công săn-sóc, ǵn-giữ. Thân ta cũng thế. nếu không ǵn-giữ, thân-tâm bị bệnh, tức không thể tu chứng được.

Bồ-tát xuất-gia lại quán “bản-tính tự thân bất-tịnh”. Ví như có người chán-ngán và lo sợ màu than (đen), mới đặt mọi phương-tiện, lấy nước gột tẩy. Qua nhiều thời-gian màu đen vẫn như cũ và cho đến khi màu than (đen) hết, hoàn-toàn cũng không được ích ǵ. Thân ta cũng thế, là thân hữu-lậu bất-tịnh, giả-sử lấy nước bể cho đến hết đời vị-lai mà tẩy cũng vô-ích và cũng lại như thế thôi.

Bồ-tát xuất-gia lại quán thân ḿnh như dầu tưới củi, lấy lửa đốt cháy, lại gặp gió lớn, thế mạnh không thể dập tắt được. Thân này cũng thế, là đống củi năm uẩn tưới dầu tham-ái, phóng lửa sân-khuể, sức gió ngu-si không thể ngừng được.

Bồ-tát xuất-gia quán nơi thân ḿnh cũng như ác-tật, v́ nó là chỗ ở của bốn trăm bốn bệnh [6] . Cũng như ruột già, là chỗ ở của tám vạn bốn ngh́n con trùng. Là chỗ vô-thường, v́ hơi thở ra không trở lại được, tức là vô-thường. Cũng như phi-t́nh thần-thức [7] dễ thoát, v́ đồng như ngói đá. Cũng như nước sông, trước sau mỗi sát-na, không tạm ngừng nghỉ. Cũng như ép dầu, đối với hết thảy mọi sự, đều phải chịu-đựng khổ-nhọc. Thân này như không có chỗ nương-tựa, cũng như con trẻ mất cha mẹ. Thân này như không có người cứu-hộ, cũng như con ễnh-ương bị rắn nuốt. Thân này như huyệt không đáy, v́ tâm, tâm-sở-pháp [8] không thể biết được. Thân này thường không tri-túc, v́ đối với năm món dục-lạc, tâm không biết chán. Thân này thường không được tự-tại, v́ bị đoạn-kiến, thường-kiến ràng-buộc. Thân này không biết sinh sự thẹn-hổ, v́ tuy nhờ họ-hàng nuôi-nấng nhưng, vẫn vứt bỏ sự sống của ḿnh. Thân này như thây chết, v́ đối với ngày đêm tiếp nối đi gần đến diệt-hoại. Thân này chỉ để chịu mọi khổ, v́ đối với hết thảy mọi chỗ không có ǵ là sự vui chân-thực. Thân này là chỗ nương-tựa của khổ, v́ hết thảy mọi khổ y vào thân mà có. Thân này như làng trống, v́ trong thân này không có chủ-tể. Thân này rốt-ráo không-tịch, v́ do tính “biến-kế sở-chấp” [9] dựng, vẽ càn ra vậy. Thân này như vang trong hang, đều là hư-vọng hiển-hiện. Thân này cũng như thuyền buồm, nếu không có thuyền-sư tức bị trôi-giạt. Và thân này cũng như xe lớn vận-tải của báu. Sao vậy? V́ nhờ ngồi trên xe Đại-thừa đến được Bồ-đề vậy. [10]

Thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ngày đêm quán-sát, cần mến tiếc thân này, v́ c̣n muốn làm cho chúng sinh ra khỏi bể sinh-tử, đến bờ Niết-bàn.

Khi đức Thế-Tôn nói pháp ấy rồi, Ngài bảo Đại-bồ-tát Di-Lặc rằng: “Thiện-nam-tử! Tu hạnh như thế, là chỗ quán-pháp yếu-ước của người Phật-tử xuất-gia . Nếu có Phật-tử nào phát tâm Bồ-đề v́ cầu vô-thượng chính-đẳng chính-giác, ở nơi A-lan-nhă, tu-tập ba mươi bảy quán như thế, lại dạy người ta tu tập pháp-yếu như thế, cùng giải-thuyết, viết chép, thụ-tŕ, đọc tập, xa ĺa hết thảy sự chấp “ngă, ngă-sở”, dứt hẳn sự tham-đắm năm dục-lạc ở đời, sẽ chóng thành-thục được tín-tâm bất hoại, cầu Đại-bồ-đề, không tiếc thân mệnh, huống là các ngọc báu sở-hữu của thế-gian, thời hiện-thân quyết thành-tựu cứu-cánh hết thảy Kim-cương-trí-ấn của Như-Lai và đối với đạo vô-thượng quyết không thoái-chuyển; lục-độ, vạn-hạnh chóng được viên-măn, chóng thành vô-thượng chính-đẳng chính-giác.

Lúc đó, trong pháp-hội, tám vạn bốn ngh́n Bồ-tát mới phát tâm, quá chán thế-gian, được đại-nhẫn-lực, đối với đạo vô-thượng không c̣n thoái-chuyển. Trăm ngh́n Bà-la- môn phát tâm Bồ-đề, thành-thục tín-căn, được bất-thoái-chuyển. Ba vạn sáu ngh́n thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân xa ĺa trần-cấu, được pháp-nhăn-tịnh. [11]

TOÁT-YẾU

VII.- PHẨM YẾM-THÂN

Đại-bồ-tát Di-Lặc bạch Phật: “Bạch đức Thế-Tôn! Bồ-tát ở nơi A-lan-nhă, tự thân ḿnh nên thực-hành pháp quán ǵ?”

Đức Phật bảo Đại-bồ-tát Di-Lặc: “Bồ-tát xuất-gia ở nơi A-lan-nhă, cầu vô-thượng-giác, trong khi đi, đứng, nằm, ngồi nên quán thân này có 37 thứ bất-tịnh, không bền và không đáng quư. Quán thân này như cái lọ, bên ngoài màu sắc sặc-sỡ, bên trong đựng đồ nhơ, có 6 con rắn độc. Thân này cũng vậy, tuy trang-điểm nhưng, tâm bệnh: tham, sân, si, thân-bệnh: phong, hoàng, đàm-ấm luôn luôn nhiễu-hại thân tâm. Đó là “bất-tịnh quán-tướng” thứ nhất.

Lại quán thân này nhơ-nhớp như chó chết, như tổ kiến sẽ vỡ, như cây chuối rỗng không không thực, như vữa tô-trát tường, như cỏ mọc trên đất, như nuôi rắn độc, như kẻ oán giả làm thân, như bọt nước, như thành Càn-thát-bà, như bóng dáng, như giặc oán, như nhà nát, như gần nước oán-địch, như củi bị lửa cháy, như con mới đẻ. Thân này là bản-tính bất-tịnh, như dầu tưới củi, lửa cháy gặp gió, như ác tật, như ruột già chứa vi-trùng, như hơi thở, như phi-t́nh thần-thức, như nước sông, như ép dầu, như ễnh-ương bị rắn nuốt, như huyệt không đáy. Thân này như không chỗ nương-tựa, không biết đủ, không được tự-tại, không biết thẹn-hổ. Thân này như thây chết, là gốc khổ, dễ chịu khổ, rốt-ráo không-tịch. Thân này như làng trống, như vang trong hang, như thuyền buồm không người lái. Nhưng, thân này lại là xe lớn vận-tải của báu. Cần phải mến tiếc thân này, v́ c̣n muốn làm cho chúng-sinh ra khỏi sinh-tử, đến Niết-bàn!”

Đức Phật dạy tiếp: “Tu-hành như thế là pháp-yếu sở-quán của Phật-tử xuất-gia. Phật-tử nào phát tâm bồ-đề, cầu vô-thượng-giác, ở nơi Lan-nhă tu 37 quán như thế, lại dạy người tu và giải-thuyết, viết chép, thụ-tŕ, đọc tập, bỏ chấp-trước, dứt dục-lạc, chóng được tín-tâm bất-hoại; hiện-thân thành-tựu kim-cương trí-ấn, lục độ, vạn hạnh chóng viên-măn và chóng thành Phật.

Được nghe phẩm Yếm-thân rồi, 84.000 Bồ-tát mới phát tâm được đại-nhẫn-lực bất-thoái-chuyển; trăm ngh́n Bà-la-môn phát tâm bồ-đề và 36.000 thiện-nam, nữ xa ĺa trần-cấu, được pháp-nhăn-tịnh.


[1] Yếm-thân: Quán-sát thân-thể bất-tịnh sinh tâm chán-ngán.

[2] Nhập Thánh-trí-quán diệu-hạnh pháp- môn: Môn quán có hạnh vi-diệu, nhiếp-dẫn hàng Đại-thừa Bồ-tát chứng-nhập Phật-trí.

[3] Đoạn trên, từ chỗ “Bấy giờ”, đến chữ “nghe”, Bồ-tát Di-Lặc ngờ hỏi, đức Phật ưng-thuận giải-đáp về vấn-đề Bồ-tát ở nơi Lan-nhă cần tu về pháp quán ǵ.

[4] 37 thứ bất-tịnh uế-ác: Đây là nói về 37 pháp quán về thân-thể bất-tịnh. Theo các kinh nơi thân có 36 vật chia làm 3 loại, nay ghi thêm dưới đây để tiện sự quán-sát:

A.- Ngoại-tướng: Những tướng thuộc bề ngoài của thân có 12 vật: tóc, lông, móng, răng, dử mắt, nước mắt, nước dăi, nước bọt, đại-tiện, tiểu-tiện, ghét và mồ-hôi.

B.- Thân-khí: Những khí-cụ giữ thân-thể, có 12 vật: da-dầy, da mỏng, máu, thịt, gân, mạch, xương, tủy, mỡ lá, mỡ nước, óc và màng.

C.- Nội-hàm: Những vật hàm-tàng trong thân, có 12 thứ: gan, mật, ruột, dạ-dầy, lá-lách, bồ-dục (quả cật), tim, phổi, sinh-tạng, thục-tạng, đờm đỏ và đờm trắng.

[5] Càn-thát bà-thành: Càn-thát-bà (Gandharva) Tàu dịch là “Hương-ấm”, là tên một người coi về kỹ-nhạc. Càn-thát-bà-thành, là cái thành do nhà huyễn-thuật (nhà kỹ-nhạc) hóa-hiện ra, coi như thực mà là giả. C̣n gọi là “Thận-khí-lâu” hay là “Thận-lâu hải-thị” có nghĩa là ánh sáng mặt trời soi xuống bể, sắc bể giọi lên trên không, biến thành lầu gác, thành-quách, thiên h́nh, vạn-trạng, mà ngày xưa cho là v́ con ṣ (thận) thần nó hóa-hiện ra như vậy, nên có tên ấy. Nói chung, đây chỉ về sự-vật có thực nhưng giả.

[6] 404 bệnh: Theo luận Trí-độ quyển 65 viết: “Thân này do 4 đại (đất, nước, gió, lửa) họp thành, nhưng chúng nó thường xâm-hại lẫn nhau. Trong mỗi một Đại có 101 thứ bệnh phát khởi. Có 202 thứ thuộc về bệnh lạnh (lănh) do thủy-đại (nước) và phong-đại (gió) phát khởi. Có 202 thứ thuộc về bệnh nóng (nhiệt), do địa-đại và hỏa-đại phát-khởi”. Tổng cộng thành 404 bệnh.

[7] Phi-t́nh thần-thức: “Phi-t́nh” chỉ cho những vật không t́nh-thức như đất, đá v.v… “Thần-thức” là chỉ cho những tâm-thức của hữu-t́nh, linh-diệu không thể nghĩ, bàn được. Thần-thức hệ-thuộc cho hữu-t́nh, mà đây nói thần-thức của phi-t́nh (phi-t́nh thần-thức) là ám-chỉ lư vô-ngă (không có cái ta).

[8] Tâm, tâm-sở-pháp: Theo Duy-thức-học thời tâm gọi đúng là Tâm-vương hay Tâm-pháp, nó có 8 pháp tức là 8 thức: nhăn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ư-thức, Mạt-na-thức và A-lại-gia-thức. Và, có 51 pháp sở-hữu, tùy thuộc Tâm-vương gọi là tâm-sở-hữu-pháp, gọi tắt là Tâm-sở.

[9] Biến-kế sở-chấp: Một trong 3 tính trong Duy-thức-học. Do vọng-t́nh của phàm-phu tính-toán, so lường hết thảy pháp (sự-vật), rồi chấp đó là thực, gọi là tính “Biến-kế sở-chấp”. Tỷ như người ta t́m thấy xương khỉ giống như xương người, người ta cho loài người là do loài khỉ tiến-hóa vượt bực mà thành.

[10] Đoạn trên, từ chỗ “Thiện-nam-tử” đến chỗ “Bồ-đề vậy” là nói rơ về quán-sát thân hữu-lậu này là bất tịnh. Trong sự quán-sát này gồm có 37 pháp. Đặc-biệt pháp quán thứ 37, mặc dù thân này là bất-tịnh nhưng, phải có nó để tu tiến đến chỗ giác-ngộ.

[11] Đoạn trên, từ chỗ “Thiện-nam-tử” đến chỗ “pháp-nhăn-tính”, đức Phật dạy thêm về sự quán thân của Đại-thừa là phải mến tiếc thân, v́ c̣n phải độ-sinh. Tiếp đó, đức Phật kết-thành sự tu 37 quán sẽ chóng thành vô-thượng-giác. Đại-chúng nghe Phật nói về pháp môn này đều được lợi-ích.

VIII.- PHẨM BA-LA-MẬT-ĐA

Bấy giờ, Đại-bồ-tát Di-Lặc bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Bởi nhân-duyên ǵ đức Thế-Tôn ân-cần khen-ngợi sự tu-hành của Bồ-tát ở nơi A-lan-nhă, mà không khen-ngợi sự tu-hành của Bồ-tát ở nơi khác? Có một thời đức Thế-Tôn ở núi Linh-Thứu v́ các Bồ-tát nói rộng pháp-yếu mà Ngài nói lời này: “Bồ-tát, hoặc có khi ở nhà dâm-nữ, thân gần với người đồ-tể, để chỉ dạy sự lợi-ích vui-vẻ cho họ, dùng vô-số phương-tiện nhiêu-ích chúng-sinh mà v́ họ nói diệu-pháp cho họ nghe, khiến họ nhập Phật-đạo”. Ngày nay đức Thế-Tôn v́ các vị mới phát tâm nói diệu-pháp, Ngài lại không nói như thế. Song, bọn chúng tôi luôn luôn thân-dự trước Phật, được nghe pháp sâu-xa, không có ǵ ngờ-vực nhưng, kính xin đức Như-Lai v́ những người cầu Phật-đạo đời mai sau, mà diễn nói cho những chân-lư sâu-xa mầu-nhiệm, khiến hạnh Bồ-tát của họ không bị thoái-chuyển”.

Khi ấy, đức Phật bảo Đại-bồ-tát Di-Lặc rằng: “Thiện-nam-tử! Phát tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác cầu đạo Bồ-đề có hai hạng Bồ-tát: Một là tại-gia. Hai là xuất-gia. Bồ-tát tại-gia v́ muốn hóa-đạo, pḥng dâm, hàng thịt đều được thân-cận. Bồ-tát xuất-gia không như thế.

Song, Bồ-tát ấy đều có chín bậc: Ba bậc thượng-căn đều ở nơi A-lan-nhă, không gián-đoạn sự tinh-tiến làm lợi-ích chúng-sinh. Các Bồ-tát trung-căn và hạ-căn tùy chỗ nào hợp th́ ở, nơi chốn không nhất định, hoặc ở nơi A-lan-nhă, hoặc ở nơi làng xóm, tùy duyên làm lợi-ích, an-ổn chúng-sinh đều được hạnh-môn như thế. Ông nên quán-sát!

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia tu-tập Phật-đạo, đă được pháp vô-lậu chân-thực, thời tùy duyên làm lợi lạc hết thảy chúng-sinh. Nếu có Phật-tử chưa được chân-trí, ở nơi Lan-nhă, cần nên thân-cận chư Phật, Bồ-tát và nếu gặp được bậc chân-thiện-tri-thức, thời đối với hạnh Bồ-tát quyết không thoái-chuyển. Bởi nhân-duyên ấy, các Phật-tử cần nên dốc ḷng cầu thấy một đức Phật và một vị Bồ-tát.

Thiện nam-tử! Như thế gọi là pháp-yếu xuất-thế, các ông đều nên nhất tâm tu-học!

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia chán bỏ thế-gian, ở nơi A-lan-nhă biết dùng công-lực được viên-măn tám vạn bốn ngh́n Ba-la-mật-hạnh và chóng chứng được vô-thượng chính-đẳng chính-giác. Sở-dĩ thế là sao? – Nếu người bỏ danh-lợi vào ở trong rừng núi, đối với thân-mệnh ḿnh cũng như của-cải của ḿnh không sẻn-tiếc ǵ nữa, vĩnh-viễn không hệ-thuộc vào nó, thời tự-nhiên được đầy-đủ dễ-dàng ba thứ Ba-la-mật-đa. [1]

Bồ-tát Di-Lặc bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Ở nơi A-lan-nhă, Bồ-tát xuất-gia không chứa cất của báu, vậy bởi nhân-duyên ǵ mà Bồ-tát ấy viên-măn được Bố-thí Ba-la-mật?”

Đức Phật bảo Đại-bồ-tát Di-Lặc: “Thiện-nam-tử! Ở nơi A-lan-nhă, Bồ-tát xuất-gia vào trong xóm làng khất-thực, những món ăn xin được, trước tiên nên đem phần nhỏ cho chúng-sinh, sau nữa lại đem phần c̣n thừa cho những chúng-sinh nào muốn, tức được tên gọi là “Bố-thí Ba-la-mật”. Đem thân-mệnh ḿnh cúng-dàng Tam-bảo, đem đầu mắt, tủy, óc bố-thí cho người lại xin, tức được gọi là “Thân-cận Ba-la-mật”. V́ người cầu pháp, nói pháp xuất-thế, khiến họ phát tâm vô-thượng Bồ-đề, tức được gọi là “Chân-thực Ba-la-mật”. Thiện-nam-tử! Thế gọi là Bồ-tát xuất-gia thành-tựu “Bố-thí Ba-la-mật-đa.”

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi A-lan-nhă, tu mười hai hạnh Đầu-đà, nếu khi đi bộ nên coi xuống đất cách chừng hai khuỷu tay, để không làm tổn-hại chúng-sinh, tức được tên gọi là “Tŕ-giới Ba-la-mật”. Kiên-tŕ giới cấm, không tiếc thân-mệnh, tức được gọi là “Thân-cận Ba-la-mật”. V́ người cầu đạo xuất-thế, thuyết-pháp giáo-hóa, khiến họ phát tâm vô-thượng Bồ-đề, tức được gọi là “Chân-thực Ba-la-mật”. Thiện-nam-tử! Thế gọi là Bồ-tát xuất-gia thành-tựu “Tŕ-giới Ba-la-mật-đa”.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi A-lan-nhă, diệt sự giận-bực, được “Từ-tâm tam-muội” và cũng không hủy-nhục hết thảy chúng-sinh, tức được tên gọi là “Nhẫn-nhục Ba-la-mật” (Xưa, nay vẫn thiếu một đoạn “Thận-cận Ba-la-mật” này). Nếu v́ một người nói một câu pháp, khiến họ phát tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác, tức được gọi là “Chân-thực Ba-la-mật”. Thiện-nam-tử! Thế gọi là Bồ-tát xuất-gia thành-tựu “Nhẫn-nhục Ba-la-mật-đa”.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia v́ muốn khiến chúng-sinh được thành Phật nên tu hạnh “tinh-tiến”. Chưa được thành Phật, phúc-đức, trí-tuệ kém-cỏi, không tham yên-vui, không tạo mọi tội, đối với trong những hạnh khổ-hạnh của những Bồ-tát xưa, sinh tâm rất mừng, cung-kính, tôn-ngưỡng, luôn luôn không lúc nào thôi, bởi nhân-duyên ấy, tức được tên gọi là “Tinh-tiến Ba-la-mật”. Bỏ thân-mệnh như nhổ nước bọt, dăi, trong hết thảy thời chưa từng biếng nhác, tức được gọi là “Thân-cận Ba-la-mật”. Gặp người có duyên, nói đạo tối-thượng, khiến họ đi tới vô-thượng chính-đẳng Bồ-đề, tức được gọi là “Chân-thực Ba-la-mật”. Do tâm tinh-tiến, mười hạnh [2] như thế, đời quá-khứ không bị thoái-chuyển, đời hiện-tại được vững-bền và đời vị-lai chóng được viên-măn. Thiện-nam-tử! Thế gọi là Đại-bồ-tát xuất-gia thành-tựu “Tinh-tiến Ba-la-mật-đa”.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi A-lan-nhă, tu-tập chính-định, v́ giữ cho các pháp không tan mất, thể-nhập các môn giải-thoát, dứt hẳn biên-kiến, [3] hiển-hiện thần-thông, hóa-độ chúng-sinh, khiến họ được chính-trí, dứt được gốc phiền-năo, chứng-nhập chân-pháp-giới, ngộ đạo như-thực và sẽ tới Bồ-đề; bởi nhân-duyên ấy, tức được tên gọi là “Thiền-định Ba-la-mật”. Muốn làm cho chúng-sinh như ta không khác, nghĩa là đều được đầy đủ phép điều-trị chúng-sinh, không bỏ chính-định, không tiếc thân-mệnh; tu chính-định ấy, tức được gọi là “Thân-cận Ba-la-mật”. V́ các chúng-sinh nói pháp sâu-nhiệm, đều khiến họ xu-hướng đạo vô-thượng Bồ-đề, tức được gọi là “Chân-thực Ba-la-mật”. Thiện-nam-tử! Thế gọi là Bồ-tát xuất-gia thành-tựu “Thiền-định Ba-la-mật-đa”.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi không-nhàn, thân-cận cúng-dàng chư Phật, Bồ-tát. Là những bậc trí-giả các Bồ-tát thường thích nghe những pháp sâu-nhiệm, tâm sinh khát-ngưỡng, luôn luôn không biết chán, đủ; lại hay phân-biệt rành chân-lư Nhị-đế, [4] dứt trừ hai chướng, thông-suốt ngũ-minh, [5] nói các pháp-yếu, giải-quyết mọi sự ngờ-vực; bởi nhân-duyên ấy, tức được tên gọi là “Bát-nhă ba-la-mật”. V́ cầu nửa bài kệ mà hủy bỏ thân-mệnh, không sợ mọi khổ, để đến chỗ Đại-bồ-đề, tức được thành-tựu “Thân-cận Ba-la-mật”. Ở trong đại-hội v́ người nói pháp, đối với những nghĩa sâu-nhiệm không sẻn tiếc, bí-mật, khiến họ phát-khởi tâm Đại-bồ-đề và đối với hạnh Bồ-tát được Bất-thoái-chuyển. Thường hay quán-sát thân ta, Lan-nhă, tâm Bồ-đề và Pháp-thân chân-thực: bốn thứ ấy không sai khác; v́ quán diệu-lư như thế, như thế tức được gọi là “Chân-thực Ba-la-mật”. Thiện-nam-tử! Thế gọi là Bồ-tát xuất-gia thành-tựu “Bát-nhă ba-la-mật-đa”.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi không nhàn, thường hay tu-tập “Phương-tiện thắng-trí Ba-la-mật-đa”. [6] Dùng “Tha-tâm-trí” [7] hiểu rơ ư muốn, phiền-năo, tâm-hành sai-biệt của chúng-sinh, hợp bệnh cho thuốc, đều làm cho họ khỏi được, được thần-thông tam-muội du-hí tự-tại, phát bi-nguyện lớn, thành-thục chúng-sinh, các pháp của chư Phật đều thông-suốt cả, [8] bởi nhân-duyên ấy, tức được tên gọi là “Phương-tiện thiện-sảo Ba-la-mật-đa”. V́ muốn làm lợi-ích cho các chúng-sinh, đối với thân-mệnh và của-cải đều không có tiếc, tức được gọi là “Thân-cận Ba-la-mật-đa”. V́ các chúng-sinh oán, thân b́nh-đẳng, nói pháp vi-diệu, làm cho họ chứng-nhập Phật-trí, tức được gọi là “Chân-thực Ba-la-mật-đa”. Thiện-nam-tử! Thế gọi là Bồ-tát xuất-gia thành-tựu “Phương-tiện thiện-sảo Ba-la-mật-đa”.

Lại nữa thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia vào trong rừng núi, v́ các chúng-sinh nên thường tu-tập “Nguyện Ba-la-mật”. Tâm các vị ấy luôn luôn quán-sát chân-tính của các pháp, chẳng phải “có”, chẳng phải “không”, mà là diệu-lư trung-đạo; đối với việc thế-tục đều phân-biện rơ được và cũng v́ hóa-độ chúng-sinh nên luôn luôn tu về từ-bi; bởi nhân-duyên ấy tức được tên gọi là “Nguyện Ba-la-mật”. Đem bốn lời thệ-nguyện rộng lớn [9] nhiếp-thụ chúng-sinh, cho đến dù bỏ thân-mệnh vẫn không làm hoại mất bi-nguyện ấy, tức được gọi là “Thân-cận Ba-la-mật”. Nói pháp vi-diệu, biện-tài vô-ngại, nếu có người nào lắng nghe được diệu-pháp ấy rốt-ráo không bị thoái-chuyển, tức được gọi là “Chân-thực Ba-la-mật”. Thiện-nam-tử! Thế gọi là Bồ-tát xuất-gia thành-tựu “Nguyện Ba-la-mật-đa”.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở A-lan-nhă, dùng năng-lực chính-trí, hiểu rành tâm-hạnh đen, trắng (thiện, ác, thanh-tịnh, không thanh-tịnh) của chúng-sinh, v́ chúng-sinh nói pháp tương-ứng, khiến họ chứng-nhập nghĩa sâu nhiệm của Đại-thừa, an-trụ nơi cứu-cánh Niết-bàn; bởi nhân-duyên ấy, tức được tên gọi là “Lực Ba-la-mật”. Dùng mắt chính-trí soi thấy lư “ngũ uẩn không-tịch”, (5 uẩn không, vẳng), có thể bỏ thân-mệnh làm lợi-ích cho chúng-sinh, tức được gọi là “Thân-cận Ba-la-mật”. Dùng năng-lực diệu-trí hóa-độ bọn tà-kiến, khiến họ dứt bỏ nghiệp ác sinh-tử luân-hồi, xu-hướng Niết-bàn cứu-cánh thường lạc, tức được gọi là “Chân thực Ba-la-mật”. Thiện-nam-tử! Thế gọi là Bồ-tát xuất-gia thành-tựu “Lực Ba-la-mật-đa”.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở A-lan-nhă, đối với hết thảy pháp biết rơ thiện hay ác, xa ĺa tà-kiến, nhiếp-thụ chính-pháp, không chán sinh-tử, không thích Niết-bàn, tức được tên gọi là “Trí Ba-la-mật”. Không yêu thân ḿnh, luôn luôn thương xót chúng-sinh; đối với thân-mệnh và của cải thường tu hạnh đại-xả (bỏ hết) tức được gọi là “Thân-cận Ba-la-mật”. Dùng trí-tuệ vi-diệu v́ các chúng-sinh nói pháp Nhất-thừa, khiến họ chứng-nhập đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác; bởi nhân-duyên ấy, tức được gọi là “Chân-thực Ba-la-mật”. Thiện-nam-tử! Thế gọi là Bồ-tát xuất-gia thành-tựu “Trí Ba-la-mật-đa”. [10]

Thiện-nam-tử! Những Ba-la-mật-đa ấy, bởi nghĩa ǵ mà Tôi lại nói là nó phát-sinh ra tám vạn bốn ngh́n sự sai khác? Các ông nên biết! V́ những người nhiều “tham” mà phân-biệt, diễn nói ra hai ngh́n một trăm Ba-la-mật-đa, v́ những người nhiều “sân” mà phân-biệt, diễn nói ra hai ngh́n một trăm Ba-la-mật-đa, v́ những người nhiều “si” mà phân-biệt, diễn nói ra hai ngh́n một trăm Ba-la-mật-đa, v́ những người “đẳng phận” [11] mà phân-biệt, diễn nói ra hai ngh́n một trăm Ba-la-mật-đa. Thiện-nam-tử! Đối với những số hai ngh́n một trăm Ba-la-mật-đa ấy làm căn-bản, rồi chuyển gấp hơn lên, thành tám vạn bốn ngh́n Ba-la-mật-đa. Những pháp như thế, đều là hạnh lợi-tha.

Thiện-nam-tử! Nếu có chúng-sinh, tính-khí khó điều-phục, nghe pháp ấy rồi mà tâm chưa điều-phục được, liền v́ họ tuyên-thuyết tám vạn bốn ngh́n Tam-muội-môn. Diệu-pháp như thế đều là hạnh tự-lợi! Nếu có chúng-sinh tính-khí khó điều-phục, nghe pháp ấy rồi, mà tâm chưa điều-phục được, liền v́ họ tuyên-thuyết tám vạn bốn ngh́n Đà-ra-ni-môn. Diệu-pháp như thế đều là hạnh lợi-tha! Thiện-nam-tử! Tôi v́ điều-phục hết thảy chúng-sinh nên nói ra pháp như thế và đem vô số phương-tiện thiện sảo, thị-hiện mọi tướng, giáo-hóa chúng-sinh. Thiện-nam-tử! V́ nghĩa ấy nên hết thảy Nhân, Thiên đều gọi Như-Lai là Đạo-sư.

Thiện-nam-tử! Chư Phật Thế-Tôn trong hiện-tại và vị-lai đều tu-tập tám vạn bốn ngh́n Ba-la-mật-môn, tám vạn bốn ngh́n Tam-muội-môn, tám vạn bốn ngh́n Đà-ra-ni-môn, dứt hẳn tám vạn bốn ngh́n phiền-năo-chướng vi-tế, tám vạn bốn ngh́n sở-tri-chướng vi-tế và đều tới dưới gốc cây Bồ-đề nơi Lan-nhă, ngồi ṭa Kim-cương, nhập-định Kim-cương, hàng-phục được hết thảy thiên-ma oán-thù rồi, chứng được vô-thượng chính-đẳng chính-giác. [12]

Lúc đó, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy Ngài nói lời kệ sau này:

Đại-pháp-vương vượt qua ba cơi,

Xuất-hiện thế-gian hóa mọi loài.

Các Bồ-tát nhiều như Hằng-sa,

Nhập Phật Cam-lộ trí-tuệ-môn.

Di-Lặc đắc-đạo trong nhiều kiếp,

Đem tâm Đại-bi mà khải-vấn.

Lành thay, vô-cấu Pháp-vương-tử!

Trí-tuệ mở tỏ Chân-phật-thừa.

Tôi đem biện-tài vô-úy nói,

Nói trong Đại-thừa, hướng đường giác.

Các ông nhất tâm lắng nghe kỹ!

Trao chuyển đời sau điều nên trao.

Mười phương thế-giới có thể không,

Chớ để dứt hết đạo xuất-thế!

Muốn cầu đạo xuất-thế giải-thoát,

Chẳng qua ba căn, chín phẩm loại. [13]

Ba phẩm Thượng-căn ở Lan-nhă,

Trung, Hạ tùy duyên hóa thế-gian.

Chỗ cầu đạo-quả không sai khác,

Cùng nói chân-như, Phật-tính-hải.

Đại-sĩ chứng được vô-lậu rồi,

Tùy nghi ứng-hiện cứu quần-sinh,

Mở tỏ “hữu, không” bất nhị-môn. [14]

Lợi ḿnh, lợi người không gián-đoạn.

Phật-tử chưa chứng được vô-lậu,

Nên chính, chăm tu ba môn học. [15]

Thiện-căn hồi-hướng cho chúng-sinh,

Một ḷng chuyên niệm Phật, Bồ-tát:

Nguyện, con thường thấy Phật, Bồ-tát,

Tấm thân công-đức rất trang-nghiêm.

Nếu thường được nghe tiếng pháp-vũ,

Tất cả thấm-nhuần, tâm chẳng thoái.

Đem thân thường ở trong địa-ngục,

Cũng vẫn thân-cận Đại-từ-tôn.

Đem thân thường ở trong luân-hồi,

Cũng vẫn thân nghe pháp vi-diệu.

Bởi nhân-duyên ấy, các Phật-tử,

Buộc tâm thường niệm: “Thiên-nhân-sư”.

Nếu có Phật-tử tu Thánh-đạo,

Phát khởi Vô-thượng Bồ-đề-tâm;

Chán đời ở trong A-lan-nhă,

Cũng được là tu ba thứ “Độ”. [16]

Bố-thí trước khi ăn mỗi ngày,

Và, đem pháp báu cho chúng-sinh;

Ba ṿng thanh-tịnh [17] là “Bố-thí”,

Bởi nhân tu ấy, đức viên-măn.

Nên biết chứng được Ba-la-mật,

Chỉ do tâm tịnh, không do của;

Nếu có nhiễm tâm, cho ngọc quư,

Không bằng tâm tịnh cho chút ít.

Cho của tức được Bố-thí-độ,

Ba-la-mật ấy chẳng hai, ba.

Hay cho thân-mệnh và vợ con,

Như thế được là “Thân-cận-độ”.

Nếu thiện-nam, nữ đến cầu pháp,

V́ nói hết thảy Đại-thừa-kinh;

Khiến phát vô-thượng Bồ-đề-tâm,

Mới gọi “Chân-thực Ba-la-mật”.

Từ-bi, tịnh-tín đủ thẹn-hổ,

Nhiếp-thụ chúng-sinh ĺa tham-trước;

Nguyện thành Như-Lai vô-thượng-trí,

Cho của, cho pháp là Sơ-độ.

Giữ bền tam-tụ-giới Bồ-tát,

Khai-phát Bồ-đề, ĺa sinh-tử;

Ủng-hộ Phật-pháp ở thế-gian,

Hối sự lầm phạm: “Chân-tŕ-giới”.

Dẹp tâm giận-bực, quán từ-bi,

Nên nghĩ nhân xưa đối-oán hại; [18]

Không tiếc thân-mệnh cứu chúng-sinh,

Thế là “Nhẫn-nhục Ba-la-mật”.

Làm hạnh khó làm không tạm bỏ,

Ba Tăng-kỳ-kiếp thường tăng-tiến;

Không cùng nhơ nhiễm, thường luyện tâm,

V́ độ chúng-sinh cầu giải-thoát.

Ra, vào chính-định được tự-tại,

Biến-hóa thần-thông dạo mười phương;

Dứt nhân phiền-năo cho chúng-sinh,

Cửa Tam-ma-địa cầu giải-thoát.

Nếu muốn thành-tựu chân-trí-tuệ,

Thân-cận Bồ-tát và Như-Lai;

Thích nghe diệu-lư-môn [19] xuất-thế,

Tu đạt ba minh, dứt hai chướng.

Biết tâm chúng-sinh thường sai-biệt,

Tùy bệnh cho thuốc khiến họ uống;

Từ-bi thiện-sảo hợp căn-cơ,

Phương-tiện lợi-sinh độ mọi cơi.

Quán chân-cú-nghĩa [20] hết thảy pháp,

Không chấp giữa, bên, ĺa “có, không”.

Tịnh-trí liên-tiếp ngộ chân-như,

Lợi ḿnh, lợi người khắp pháp-giới.

Trí-lực hiểu rơ tính chúng-sinh,

V́ nói “tương-ứng” của mọi pháp.

Trí-lực thể-nhập tâm chúng-sinh,

Khiến dứt gốc luân-hồi sinh-tử.

Trí-lực phân-biệt pháp trắng, đen,

Tùy nên lấy, bỏ đều hiểu thấu.

Sinh-tử, Niết-bàn vốn b́nh-đẳng,

Thành-tựu chúng-sinh ĺa phân-biệt.

Mười hạnh thù-thắng trên như thế,

Nhiếp vào tám vạn bốn ngh́n số;

Tùy theo phẩm-loại thắng pháp-môn,

Mới là Bồ-tát Ba-la-mật.

Tám vạn bốn ngh́n Tam-ma-địa,

Diệt-tâm tán-loạn cho chúng-sinh.

Tám vạn bốn ngh́n Tổng-tŕ-môn,

Trừ-diệt hoặc-chướng, tan ma-chúng.

Năng-lực phương-tiện đấng Pháp-vương,

Ba thứ pháp-yếu hóa [21] chúng-sinh;

Lưới “giáo” bủa chăng bể sinh-tử,

Đặt Nhân, Thiên lên chốn an-lạc. [22]

Khi đức Thế-Tôn nói pháp ấy, tám vạn bốn ngh́n Thiên-tử cơi Đao-lỵ, dứt được các giới-chướng, [23] chứng Hoan-hỷ-địa. Vô số trăm ngh́n Thiên-tử trong sáu cơi trời Dục ngộ Vô-sinh-nhẫn, được Đà-ra-ni. Mười sáu Đại-quốc-vương được nghe Đà-ra-ni, vô-lượng tứ chúng nghe hạnh Bồ-tát hoặc được Bất-thoái-địa, hoặc được Tam-muội-môn, hoặc được Đà-ra-ni, hoặc được đại-thần-thông, hoặc có Bồ-tát chứng được Tam-địa cho đến Thập-địa, vui mừng hớn-hở. Vô-lượng trăm ngh́n các Nhân, Thiên…, phát tâm vô thượng chính-đẳng chính-giác, không bị thoái-chuyển. Tám ngh́n Nhân, Thiên xa ĺa trần-cấu, được pháp-nhăn-tịnh. [24]

TOÁT-YẾU

VIII.- PHẨM BA-LA-MẬT

Đại-bồ-tát Di-Lặc bạch Phật: “Bạch đức Thế-Tôn! Sao chỉ thấy Thế-Tôn khen ngợi sự tu-hành của Bồ-tát tại A-lan-nhă mà không thấy Ngài khen-ngợi sự tu-hành của các Bồ-tát ở nơi khác? Có một thời trên núi Linh-thứu Ngài nói: “Bồ-tát có khi ở nhà dâm-nữ, ở gần người đồ-tể để chỉ dạy họ, khiến họ vào đạo”. Nay lại không thể. Vậy xin Thế-Tôn nói cho lư thâm-diệu ấy, để cho những người cầu Phật-đạo mai sau, không có sự ngờ-vực và không bị thoái-chuyển”.

Đức Phật bảo Đại-bồ-tát Di-Lặc: “Phát tâm vô-thượng cầu đạo bồ-đề có hai hạng Bồ-tát: 1/ Tại-gia. 2/ Xuất-gia. Bồ-tát tại-gia v́ sự hóa-đạo được thân-cận nơi pḥng dâm, hàng thịt. Bồ-tát xuất-gia không thế. Song, Bồ-tát ấy c̣n có 9 bậc: 3 bậc thượng-căn ở A-lan-nhă, 3 bậc Trung-căn và 3 bậc Hạ-căn tùy ở chỗ nào hợp với sự làm lợi-ích cho chúng-sinh th́ ở. Hơn nữa, Bồ-tát xuất-gia tu Phật-đạo đă được vô-lậu-pháp thời tùy duyên làm lợi-lạc chúng-sinh. Nếu chưa, ở nơi A-lan-nhă nên thân-cận chư Phật, Bồ-tát hay gặp các bậc Chân-thiện-tri-thức. Đó là pháp-yếu xuất-thế!”

Bồ-tát xuất-gia ở A-lan-nhă, dùng công-lực sẽ viên-măn 84.000 hạnh Ba-la-mật và chóng chứng vô-thượng-giác. Nếu người bỏ danh-lợi, không tiếc thân-mệnh của cải, tu nơi rừng núi dễ được ba thứ: Danh-tự, thân-cận và chân-thực trong mười Ba-la-mật.

- BỐ-THÍ: Bồ-tát không có của, lấy đâu bố-thí mà viên-măn được Bố-thí ba-la-mật?

Đem ít món ăn xin được và những món ăn c̣n thừa cho người muốn, là “Bố-thí”. Đem thân-mệnh cúng-dàng Tam-bảo, xả thân cho người, là “Thân-cận”. Nói pháp xuất-thế, khiến người cầu pháp phát tâm vô-thượng là “Chân-thực”.

- TR̀-GIỚI: Không làm tổn-hại chúng-sinh là “Tŕ-giới”. Kiên-tŕ giới cấm, không tiếc thân-mệnh là “Thân-cận”. Và, thuyết-pháp khiến người cầu đạo xuất-thế phát tâm vô-thượng là “Chân-thực”.

- NHẪN-NHỤC: Diệt giận-bực, không hủy-nhục chúng-sinh là “Nhẫn-nhục”. Và, v́ người thuyết-pháp khiến họ phát tâm vô-thượng là “Chân-thực”.

- TINH-TIẾN: Chưa thành Phật, phúc-trí kém, không ham vui, không tạo tội, kính ngưỡng khổ-hạnh của các Bồ-tát là “Tinh-tiến”. Hy-sinh thân-mệnh dễ-dàng là “Thân-cận”. Nói đạo tối-thượng, khiến người cầu đạo tới vô-thượng-giác là “Chân-thực”.

- THIỀN-ĐỊNH: Tu-tập chính-định, thể-nhập các môn giải-thoát, dứt biên-kiến, hiện thần-thông, hóa-độ chúng-sinh, khiến họ được chính-trí, dứt phiền-năo, ngộ chân-pháp-giới, ngộ đạo như-thực và sẽ tới bồ-đề là “Thiền-định”. Làm cho chúng-sinh tu tam-muội, không tiếc thân-mệnh là “Thân-cận”. Nói pháp thâm-diệu khiến chúng-sinh xu hướng đạo vô-thượng là “Chân-thực”

- BÁT-NHĂ: Thân-cận cúng-dàng chư Phật, Bồ-tát, các bậc trí-giả, thích nghe diệu-pháp không chán, lại hiểu rơ lư Nhị-đế, trừ 2 chướng, suốt ngũ minh, nói các pháp-yếu, giải-quyết ngờ-vực là “Bát-nhă”. Cầu nửa bài kệ mà hủy thân không sợ khổ, đạt tới Đại-bồ-đề là “Thân-cận”. Nói pháp sâu-nhiệm không sẻn tiếc, bí-mật khiến người nghe, phát tâm đại-bồ-đề, bất-thoái-chuyển. Và, quán thân ta, Lan-nhă, bồ-đề-tâm và pháp-thân không khác là “Chân-thực”.

- PHƯƠNG-TIỆN THIỆN-SẢO: Dùng “tha-tâm-trí” hiểu rơ ư muốn, phiền-năo, tâm-hành sai khác của chúng-sinh mà tùy bệnh cho thuốc, khiến họ thoát khỏi, được thần-thông, phát tâm bi-nguyện thành-thục chúng-sinh và thông suốt các pháp là “Phương-tiện thiện-sảo”. V́ việc lợi-ích không tiếc thân-mệnh, của cải là “Thân-cận”. Nói pháp không phân-biệt oán, thân, khiến chúng-sinh chứng-nhập Phật-trí là “Chân-thực”.

- NGUYỆN: Tâm luôn luôn quán pháp-tính là “Trung-đạo” chẳng phải “có”, chẳng phải “không”; hiểu rơ thế-tục, tu đức từ-bi để độ-sinh là “Nguyện”. Đem 4 nguyện lớn độ-sinh, dù phải xả thân cũng không bỏ, là “Thân-cận”. Nói pháp vi-diệu, biện-tài vô-ngại, người nghe được bất-thoái-chuyển là “Chân-thực”.

- LỰC: Dùng sức chính-trí, hiểu tâm-hạnh, nói pháp tương-ứng, khiến chúng-sinh chứng-nhập nghĩa sâu-nhiệm của Đại-thừa và an-trụ cứu-cánh Niết-bàn là “LỰC”. Dùng mắt chính-trí soi thấy “5 uẩn không-tịch”, xả thân làm việc lợi-ích cho chúng-sinh là “Thân-cận”. Dùng sức diệu-trí độ bọn tà-kiến, khiến họ bỏ nghiệp sinh-tử luân-hồi, xu-hướng về Niết-bàn thường lạc là “Chân-thực”.

- TRÍ: Biết rơ thiện, ác, xa ĺa tà-kiến, nhiếp-thụ chính-pháp, không chán sinh-tử, không thích Niết-bàn là “TRÍ”. Thương chúng-sinh, thường xả thân-mệnh, của cải là “Thân-cận”. Dùng vi-diệu-trí nói pháp Nhất-thừa khiến chúng-sinh chứng-nhập đạo vô-thượng-giác là “Chân-thực”.

Lại nữa, v́ những chúng-sinh nhiều “tham, sân, si và đẳng-phận” mà phân-biệt, diễn nói ra mỗi thứ đến 2.100 Ba-la-mật và nhân gấp 10 lần thành 84.000 Ba-la-mật. Đó đều là hạnh lợi-tha. Những chúng-sinh nghe pháp mà tâm chưa điều-phục, nên nói 84.000 Tam-muội-môn đó là hạnh tự-lợi. Những chúng-sinh nghe pháp mà tâm chưa điều-phục nên nói 84.000 Đà-ra-ni-môn, đó là hạnh lợi-tha.

Chư Phật hiện-tại và vị-lai đều tu về 84.000 Ba-la-mật-môn, Tam-muội-môn, Đà-ra-ni-môn, mà dứt được 84.000 phiền-năo-chướng, sở-tri-chướng vi-tế, thành vô-thượng-giác.

Khi đức Phật nói pháp ấy rồi, 84.000 Thiên-tử Đạo-lỵ chứng Hoan-hỷ-địa; vô số Thiên-tử trong Lục-dục-thiên ngộ Vô-sinh-nhẫn được Đà-ra-ni; 16 Quốc-vương được Đà-ra-ni; vô-lượng tứ-chúng được Bất-thoái-địa, hoặc được Tam-muội-môn, Đà-ra-ni-môn, đại-thần-thông. Hoặc có Bồ-tát chứng Tam-địa đến Thập-địa, vô-lượng Nhân, Thiên phát-tâm vô-thượng, 84.000 Nhân, Thiên xa ĺa trần-cấu, được pháp-nhăn-tịnh. 


[1] Ba thứ Ba-la-mật-đa: Tức là “danh-tự (tên gọi), thân-cận và chân-thực Ba-la-mật”.

Đoạn trên, từ chỗ “Bấy giờ”, đến chỗ “Ba-la-mật”, Bồ-tát Di-Lặc ngờ việc thực-hành hạnh Bồ-tát mới hỏi Phật, đức Phật giải rơ việc làm của hai hạng Bồ-tát: tại-gia và xuất-gia.

[2] Mười hạnh: Tức 10 Ba-la-mật: Trong 1 Ba-la-mật nào cũng cần phải tinh-tiến mới thành-tựu được, nên “Tinh-tiến Ba-la-mật” nằm trong tất cả.

[3] Biên-kiến: Tư-tưởng thiên về một bên.

[4] Nhị-đế: Chân-đế và tục-đế (xin xem chú-giải trong quyển Bước đầu học Phật)

[5] Ngũ minh: “Minh” là xiển-minh, nghĩa là làm cho nghĩa-lư, tư-tưởng rơ-rệt ra bằng cách có chứng-cứ. Lại, “Minh” là tên riêng của trí-tuệ, có nghĩa là y vào môn học nào đó mà trí-tuệ phát-minh. Đây là 5 môn học xưa của Ấn-độ: 1/ Thanh-minh (Sabdavidya): xiển-minh về ngôn-ngữ, văn-tự. 2/ Công-sảo-minh (Silpakar-masthànavidyà): xiển-minh về hết thảy công-ngệ, kỹ-thuật, toán-số, lịch-số v.v…3/ Y-phương-minh (Cikitsàvidà): xiển-minh về phương thuốc. 4/ Nhân-minh (Hetuvidyà): xiển-minh luận-lư-học, bàn-định về lẽ chính, tà, chân, ngụy. 5/ Nội-minh (Adhỳatmavidyà): xiển-minh tôn-chỉ của học-phái ḿnh, tức là nội-điển từng học-phái, như Phật-giáo lấy Tam-tạng: kinh, luật, luận làm Nội-minh. Bốn minh trên là môn học chung cho tất cả, c̣n minh thứ năm là riêng biệt của từng phái.

[6] Phương-tiện thắng-trí….: Trong 10 Ba-la-mật, có thể chia 5 Ba-la-mật trước thuộc về tu phúc, 5 Ba-la-mật sau thuộc về tu tuệ. Về tu tuệ coi Bát-nhă ba-la-mật như là căn-bản-trí, 4 Ba-la-mật sau như là Hậu-đắc-trí. Y nơi Bát-nhă, tu-tập những phương-pháp tiện-dụng độ-sinh làm cho trí-tuệ thù-thắng hơn lên là “Phương-tiện thắng-trí Ba-la-mật”.

[7] Tha-tâm-trí: Trí-tuệ hiểu biết tâm người khác.

[8] Đoạn trên, từ chữ “Dùng” tới chữ “cả” nói Bồ-tát được trí-tuệ, thần-thông, hiểu rơ nghiệp-tính chúng-sinh, Bồ-tát phát bi-nguyện lớn đi khắp mọi nơi, chữa bệnh cho chúng-sinh, làm cho chúng-sinh được thanh-tịnh và hiểu thấu đạo vô-thượng.

[9] 4 lời thệ-nguyện rộng lớn: 1/ Chúng-sinh vô-biên thệ-nguyện độ. 2/ Phiền-năo vô-tận thệ-nguyện đoạn. 3/ Pháp-môn vô-lượng thệ-nguyện học. 4/ Phật-đạo vô-thượng thệ-nguyện thành.

[10] Đoạn trên, từ chỗ “Bồ-tát Di-Lặc bạch Phật rằng:” cho đến chỗ “Trí-ba-la-mật-đa” là nói rơ về 3 thứ của 10 Ba-la-mật:

1/ Bố-thí ba-la-mật-đa (Dànapàramità): cho của cải, thân-mệnh và nói pháp xuất-thế. 2/ Tŕ-giới ba-la-mật-đa (Silapàramità): giữ giới cấm, không hại sinh, không tiếc ḿnh v́ giữ giới và khuyên người phát tâm vô-thượng. 3/ Nhẫn-nhục ba-la-mật-đa (Ksàntipàramità): không hủy-nhục chúng-sinh…, khuyên người phát tâm vô-thượng. 4/ Tinh-tiến ba-la-mật-đa (Viryapàramità): luôn luôn tu-tiến, không tiếc thân-mệnh và nói đạo tối-thắng, khiến người nghe, tới vô-thượng-giác. 5/ Thiền-định ba-la-mật-đa (Dhyànapàramità): giữ chính-định, hóa chúng-sinh, nhập chân-pháp-giới; không tiếc thân-mệnh dạy chúng-sinh tu và nói pháp vi-diệu khiến chúng-sinh tới vô-thượng-giác. 6/ Bát-nhă ba-la-mật-đa (Prjnăpà-ramità) “Bát-nhă” Tàu dịch là “Tuệ”: Hiểu rơ chân-lư không tiếc thân-mệnh để cầu pháp; nói pháp không sẻn và, quán thấu diệu-lư b́nh-đẳng. 7/ Phương-tiện thiện-sảo ba-la-mật-đa (Upàyapàramità): Hiểu, giúp chúng-sinh; giúp chúng-sinh không tiếc ḿnh và coi chúng-sinh b́nh-đẳng, nói pháp vi-diệu, khiến họ chứng-nhập Phật-trí. 8/ Nguyện ba-la-mật-đa (Pranidanapàrajat): Quán sự-vật là trung-đạo, không “có”, không “không”, tu tâm từ-bi, hiểu thấu việc đời và sự chúng-sinh đau khổ; dù bỏ thân mệnh để thực-hành đại-nguyện cũng không từ và nói pháp vi-diệu, làm chúng-sinh được bất-thoái-chuyển. 9/ Lực ba-la-mật-đa (Balapàramità) Dùng sức trí-tuệ làm chúng-sinh chứng-nhập Đại-thừa-pháp; dù bỏ thân-mệnh làm lợi-ích chúng-sinh cũng được và dùng diệu-lực làm cho bọn tà-kiến xu-hướng Niết-bàn. 10/ Trí ba-la-mật-đa (Jnànapàramità): Hiểu rơ các pháp, giữ vững trung-đạo: không chán sinh-tử, không thích Niết-bàn, có tâm đại-xả, thương xót chúng-sinh và dùng diệu-trí nói pháp Nhất-thừa, khiến chúng-sinh chứng-nhập đạo vô-thượng.

[11] Đẳng-phận: Các phần bằng nhau. Trên kia đức Phật nói hoặc nhiều tham, nhiều sân, nhiều si nhưng, đây trong 3 phần tham, sân, si đều bằng nhau, không hơn kém, nên gọi là “Đẳng-phận”.

[12] Đoạn trên, từ chỗ “Thiện-nam-tử”, đến chỗ “chính-giác”, đức Phật nói: do tham, sân, si, đẳng-phận mà thành 84.000 Ba-la-mật-môn, Tam-muội-môn và Đà-ra-ni-môn. Chư Phật do tu các môn ấy mà thành chính-giác.

[13] Ba căn, chín phẩm loại: Tức thượng, trung, hạ-căn. Và, trong mỗi căn lại chia làm thượng, trung, hạ nữa thành ra 9 phẩm.

[14] Hữu, không bất-nhị-môn: Đây nói: “có, không” (hữu, không) đều là một cửa trung-đạo, chẳng phải hai

[15] Ba môn học: Giới, định và tuệ.

[16] Ba thứ “Độ”: Tức là danh-tự, thân-cận và chân-thực Ba-la-mật.

[17] Ba ṿng thanh-tịnh: Tức “Tam-luân-không” đă chú thích ở trên.

[18] Đây nói: Nghiệp-nhân xưa kia hoặc gây ra sự thù-oán hăm-hại lẫn nhau, nay dùng tâm từ-bi quán-sát, không nên đem sự đối-đáp báo-thù lại.

[19] Diệu-lư-môn: Pháp-môn đầy-đủ chân-lư nhiệm-mầu.

[20] Chân-cú-nghĩa: Nghĩa và câu chân-chính, chân-thực.

[21] Ba thứ pháp-yếu: Tức chỉ cho Ba-la-mật, Tam-ma-địa và Đà-ra-ni (Tổng-tŕ).

[22] Đoạn trên, từ chỗ “Lúc đó”, đến chỗ “an-lạc”, là đức Phật nói lại ư-nghĩa 10 Ba-la-mật của các Bồ-tát cần thực-hành trong việc độ-sinh. Trong việc độ-sinh phải tùy bệnh cho thuốc, v́ vậy cần hiểu 3 thứ pháp-yếu. Pháp-yếu ấy như lưới, chăng vít bể sinh-tử, đem chúng-sinh đến chỗ an-lạc.

[23] Giới-chướng: Các sự chướng-ngại trong tam-giới (ba cơi). Nơi đây các Thiên-tử dứt được các sự chướng-ngại trong ba cơi, để chứng nhập Sơ-địa.

[24] Đoạn trên, từ chữ “Khi”, tới chữ “tịnh” là nói về sự nghe pháp được lợi-ích.

IX.- PHẨM CÔNG-ĐỨC TRANG-NGHIÊM [1]

Bấy giờ, Đại-bồ-tát Di-Lặc bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Như Phật nói ở nơi A-lan-nhă, công-đức thành-tựu sẽ được thành Phật, vậy Bồ-tát làm sao và tu các công-đức ǵ mà có thể ở trong nơi A-lan-nhă này được? Kính xin đức Thế-Tôn v́ tôi mà giải-thuyết cho”.

Lúc đó, đức Phật bảo Đại-bồ-tát Di-Lặc: “Các ông, thiện-nam-tử! Cần tu học chỉ có một đức, là người ấy có thể ở nơi A-lan-nhă, cầu vô-thượng-đạo được. Một đức ấy là ǵ? Là “quán hết thảy căn-nguyên phiền-năo, tức là tự tâm”, hiểu thấu pháp ấy là có thể chịu đựng ở nơi A-lan-nhă được. Sở dĩ thế là sao? Ví như chó dại bị người đánh đuổi, chỉ đuổi theo ngói, đá, chứ không đuổi theo người. Trong đời mai sau, ở nơi A-lan-nhă, người mới phát tâm cũng như thế. Nếu thấy sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, tâm người ấy nhiễm-trước, là người ấy không biết căn-bản phiền-năo, không biết nguyên-nhân của năm cảnh [2] từ tự tâm sinh ra; đó tức là chưa thể ở nơi A-lan-nhă được bằng cách toàn-thiện. Bởi nhân-duyên ấy, hết thảy Đại-bồ-tát thích ở nơi tịch-tĩnh, cầu vô thượng-đạo. Nếu khi cảnh ngũ-dục hiện ra trước mắt, nên quán-sát tự tâm và nên nghĩ thế này: “Ta từ đời vô-thủy đến ngày nay, luân-hồi trong sáu thú, không có kỳ nào ra được là đều tự nơi vọng-tâm sinh ra mê-hoặc, điên-đảo, đối với cảnh ngũ-dục, tham-ái nhiễm-trước”. Bồ-tát như thế gọi là người có thể chịu đựng ở nơi A-lan-nhă. Nếu có người hỏi: “Chúng-sinh nào ở đời mai sau sẽ được thành Phật? Nên chỉ người ấy trong đời mai sau, thoát khỏi khổ trong ba cơi, phá bốn ma-quân [3] chóng thành Bồ-đề, chứng-nhập trí-tuệ Phật, hết thảy thế-gian: Thiên, long tám bộ…, đều nên cúng-dàng! Nếu thiện-nam-tử và thiện-nữ-nhân nào lấy tâm thanh-tịnh cúng-dàng vị chân-Phật-tử ở nơi A-lan-nhă như thế, được vô-lượng vô-biên phúc-đức. Như có người đem mọi thứ trân bảo cúng-dàng bi-mẫu được công-đức thế nào, thời công-đức kia cũng như thế không khác. Sao vậy? Người ấy sẽ được vô-thượng chính-đẳng chính-giác, quay xe chính-pháp, độ Nhân, Thiên-chúng, nối Tam-bảo-chủng khiến không đoạn-tuyệt và sẽ là chỗ quy-y cho chúng-sinh. [4]

Lại nữa, thiện-nam-tử! Có hai pháp ràng-buộc người tu hành, làm cho họ không chịu đựng ở nơi A-lan-nhă được: Một là, yêu thích đoạn-kiến tà-pháp. Hai là, yêu thích của báu, đồ vui.

Lại, thiện-nam-tử! Có hai hạng người không chịu đựng ở nơi A-lan-nhă được: Một là, hạng người đầy dẫy sự kiêu mạn. Hai là, hạng người ghét giáo-pháp Đại-thừa.

Lại, thiện-nam-tử! Có hai hạng người không nên ở nơi A-lan-nhă: Một là, hạng người tà-kiến, không tin lời Phật. Hai là, hạng người tự thân phá-giới, sách-dịch tŕ-giới. Những người như thế, không nên ở nơi A-lan-nhă, cầu đạo vô-thượng. [5]

Lại nữa, thiện-nam-tử! Người đủ bốn đức cần nên an trụ nơi A-lan-nhă. Những ǵ là bốn? Một là, danh-văn (nghe giỏi): tóm giữ điều nghe được không quên. Hai là, phân-minh: hiểu biết rành-rẽ nghĩa vi-diệu. Ba là, chính-niệm: luôn luôn không phóng-dật. Bốn là, tùy-thuận: như giáo-lư mà thực-hành. Thiện-nam-tử! Nếu có Phật-tử thành-tựu bốn thắng-đức như thế, cần nên an-trụ nơi A-lan-nhă, tu hạnh Bồ-tát, cầu đạo vô-thượng.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia lại có bốn đức, trang-nghiêm tự-thân, ở A-lan-nhă, cầu trí tuệ Phật. Những ǵ là bốn? Một là, đại-từ. Hai là, đại-bi. Ba là, đại-hỷ. Bốn là, đại-xả. Thiện-nam-tử! Bốn pháp như thế, sinh ra hết thảy phúc-đức, trí-tuệ, đem lại lợi-ích an-vui cho vô-lượng chúng-sinh, chóng chứng pháp Đại-bồ-đề vô-thượng.

Lại nữa, bồ-tát xuất-gia lại có bốn đức, giữ giới thanh-tịnh, đạt đến Bồ-đề. Những ǵ là bốn? Một là, thường trụ trong bốn vô-cấu-tính. Hai là, thường làm mười hai hạnh Đầu-đà. Ba là, xa ĺa tại-gia xuất-gia. Bốn là, bỏ hẳn lừa, nịnh, ghen-ghét. Thiện-nam-tử! Hết thảy Bồ-tát y vào bốn pháp ấy, khỏi hẳn sinh-tử, được Đại-bồ-đề. [6]

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia lại có bốn pháp tóm thâu hết thảy thiện. Những ǵ là bốn? Một là, giữ giới cấm thanh-tịnh, lại có sự nghe nhiều. Hai là, nhập các chính-định, đầy-đủ các trí-tuệ. Ba là, được sáu phép thần-thông, tu cả chủng-trí. Bốn là, phương-tiện thiện-sảo, lại không phóng-dật. Thiện-nam-tử! Bốn pháp như thế, các Bồ-tát trong ba đời cùng tu học, Phật-tử các ông cũng nên tu-tập, sẽ chóng chứng được đạo Bồ-đề rộng lớn vô-thượng.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia đủ bốn pháp, đối với hạnh Bồ-tát được Bất-thoái-chuyển. Những ǵ là bốn? Một là, bố thí. Hai là, ái-ngữ. Ba là, lợi-hành. Bốn là, đồng sự. Thiện-nam-tử! Bốn hạnh như thế, là con đường đi tới Bồ-đề, là căn-bản lợi-sinh, hết thảy Bồ-tát đều nên tu học.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia lại đủ bốn đức ở nơi A-lan-nhă, giữ giới thanh-tịnh, trang-nghiêm tự-thân. Những ǵ là bốn? Một là, quán-sát tự-thân không có bản-tính, để dẹp dứt hai chấp (ngă, pháp) chứng lư vô-ngă. Hai là, quán-sát tha-thân cũng không có bản-tính, để đối với kẻ oán, thân, ĺa bỏ được sự yêu, ghét. Ba là, thân tâm khoái-lạc, để tâm và tâm sở-pháp không c̣n phân-biệt. Bốn là, được b́nh-đẳng-trí, để sinh-tử và Niết-bàn không có sự sai khác. Thiện-nam-tử! Bốn pháp như thế, hết thảy Bồ-tát nên tu-tập, Phật-tử các ông cũng nên tu-tập, sẽ đi tới đạo vô-thượng chính-đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Hết thảy Bồ-tát lại có bốn nguyện làm cho chúng-sinh được thành-thục và giữ-ǵn ngôi Tam-bảo trải qua đại-kiếp-hải quyết không thoái-chuyển. Những ǵ là bốn? – Một là, thề độ hết thảy chúng-sinh. Hai là, thề đoạn hết thảy phiền-năo. Ba là, thề học hết thảy pháp-môn. Bốn là, thề chứng hết thảy Phật-quả. Thiện-nam-tử! Bốn pháp như thế, Bồ-tát lớn, nhỏ đều nên học tập, v́ nó là chỗ học của Bồ-tát trong ba đời!

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia lại có bốn pháp ở nơi A-lan-nhă, giữ giới thanh-tịnh. Những ǵ là bốn? – Một là, yêu-thích “không-tính”, v́ “không-lư” hiển-lộ. Hai là, được sự không sợ hăi, v́ chứng được chính-định. Ba là, đối với các chúng-sinh khởi ra bi-nguyện lớn. Bốn là, đối với hai thứ vô-ngă [7] , không có tâm chán-ngán. Thiện-nam-tử! Bốn pháp như thế là cửa quan-yếu của hết thảy Bồ-tát chứng-nhập Thánh-quả, v́ y vào bốn pháp ấy dứt bỏ được hai chướng!

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia lại có bốn pháp, ở nơi A-lan-nhă, khéo giữ giới cấm, trang-nghiêm tự thân. Những ǵ là bốn? – Một là, bỏ hẳn ngă-kiến. Hai là, bỏ ngă-sở-kiến. Ba là, ĺa đoạn, thường-kiến. Bốn là, hiểu-biết sâu rộng về mười hai nhân-duyên. Thiện-nam-tử! Bốn pháp như thế, trừ được sự hủy-phạm giới cấm, giữ-ǵn tịnh-giới, trang-nghiêm tự thân.

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi A-lan-nhă, lại quán bốn pháp, giữ được giới cấm, tu thêm diệu-hạnh, cầu đạt Phật-trí. Những ǵ là bốn? – Một là, quán-sát năm uẩn sinh-diệt. Hai là, quán-sát mười hai nhân-duyên như làng xóm trống. Ba là, quán-sát mười tám giới tính đồng pháp-giới. Bốn là, đối với pháp tục-đế [8] không bỏ, không ham. Thiện-nam-tử! Bốn pháp như thế, hết thảy Bồ-tát nên tu học và v́ thế Phật-tử ở nơi A-lan-nhă nên một ḷng tu-tập, cầu đạo vô-thượng!

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi A-lan-nhă, đầy-đủ bốn pháp tŕ-giới thanh-tịnh, trang-nghiêm tự-thân. Những ǵ là bốn? – Một là, thành-tựu quán “bất kiến-thân”. Hai là, thành-tựu quán “bất kiến-ngữ”. Ba là, thành-tựu quán “bất kiến-ư”. Bốn là, xa-ĺa sáu mươi hai kiến, thành-tựu quán “nhất-thiết-trí” [9] . Thiện-nam-tử! Nếu có Phật-tử thành-tựu bốn pháp thanh-tịnh như thế, hiện-thân chứng được “chính-tính ly-sinh” [10] , cho đến chóng chứng được vô-thượng Bồ-đề. Bởi nhân-duyên ấy, Phật-tử các ông quán bốn pháp-môn như thế, dứt bốn ác-đạo, chứng bốn bậc Niết-bàn, hết thuở vị-lai, độ các chúng-sinh, khiến chứng được đạo vô-thượng chính-đẳng, chính-giác! [11]

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi A-lan-nhă, đầy-đủ tám pháp Tam-muội thanh-tịnh, trang-nghiêm tự thân. Những ǵ là tám? – Một là, ngồi một ḿnh ở nơi A-lan-nhă, Tam-muội thanh-tịnh. Hai là, xa-ĺa lời nói thêu-dệt, Tam-muội thanh-tịnh. Ba là, xa-ĺa năm dục, Tam-muội thanh-tịnh. Bốn là, điều-phục thân-tâm, Tam-muội thanh-tịnh. Năm là, ăn uống tri-túc, Tam-muội thanh-tịnh. Sáu là, xa-ĺa ác-cầu, Tam-muội thanh-tịnh. Bảy là, xa-ĺa sự nhân nghe giọng tiếng khởi ra tham-ái, Tam-muội thanh-tịnh. Tám là, v́ chúng nói pháp không cầu lợi-dưỡng, Tam-muội thanh-tịnh. Thiện-nam-tử! Cần nên tu-tập sẽ chóng chứng được vô-thượng chính-đẳng Bồ-đề!

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi A-lan-nhă, lại có tám thứ trí-tuệ thanh-tịnh. Những ǵ là tám? – Một là, năm uẩn thiện-sảo [12] , trí-tuệ thanh-tịnh. Hai là, mười hai xứ thiện-sảo, trí-tuệ thanh-tịnh. Ba là, mười tám giới thiện-sảo, trí-tuệ thanh-tịnh. Bốn là, hai mươi hai căn [13] thiện-sảo phương-tiện, trí-tuệ thanh-tịnh. Năm là, ba giải-thoát-môn thiện-sảo phương-tiện, trí-tuệ thanh-tịnh. Sáu là, hay diệt hết thảy phiền-năo thiện-sảo phương-tiện, trí-tuệ thanh-tịnh. Bảy là, hay diệt tùy phiền-năo [14] thiện-sảo phương-tiện, trí-tuệ thanh-tịnh. Tám là, hay diệt sáu mươi hai kiến thiện-sảo phương-tiện, trí-tuệ thanh-tịnh. Thiện-nam-tử! Tám thứ trí-tuệ thanh-tịnh như thế, Bồ-tát các ông nên cần tu-tập, sẽ chóng chứng được vô-thượng chính-đẳng Bồ-đề!

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở nơi A-lan-nhă, lại có tám thứ thần-thông thanh-tịnh, trang-nghiêm tự thân. Những ǵ là tám? – Một là, đối với mọi sắc-pháp [15] không bị chướng-ngại, được Thiên-nhăn thiện-sảo phương-tiện, thần-thông thanh-tịnh (Thiên-nhăn-thông). Hai là, đối với cảnh thanh-trần (tiếng), không bị chướng-ngại, được Thiên-nhĩ thiện-sảo phương-tiện, thần-thông thanh-tịnh (Thiên-nhĩ-thông). Ba là, đối với các tâm, tâm-sở-pháp của chúng-sinh không bị chướng-ngại, được Tha-tâm-trí thiện-sảo phương-tiện, thần-thông thanh-tịnh (Tha-tâm-thông). Bốn là, ghi nhớ nơi sinh, nơi chết trong quá-khứ không bị chướng-ngại, được Túc-trụ-trí thiện-sảo phương-tiện thần-thông thanh-tịnh (Túc-mệnh-thông). Năm là, đi khắp vô-số cơi Phật trong mười phương không bị chướng-ngại, được Thần-cảnh-trí thiện-sảo phương-tiện, thần-thông thanh-tịnh (Thần-túc-thông). Sáu là, biết được lậu-nghiệp của chúng-sinh hết hay chưa hết không bị chướng-ngại, được Lậu-tận-trí thiện-sảo phương-tiện thần-thông thanh-tịnh (Lậu-tận-thông). Bảy là, diệt được hết thảy phiền-năo không bị chướng-ngại, được Vô-lậu-trí thiện-sảo phương-tiện thần-thông thanh-tịnh. Tám là, hiện thấy hết thảy thiện-căn nơi tự-thân hồi-hướng chúng-sinh thiện-sảo phương-tiện thần-thông thanh-tịnh. Thiện-nam-tử! Tám thứ thần-thông thanh-tịnh như thế, các Bồ-tát trong mười phương đồng tu học, Bồ-tát các ông cũng nên tu-tập, sẽ chóng chứng được vô-thượng chính-đẳng Bồ-đề!

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia ở A-lan-nhă, hiện thân được tám thứ thanh-tịnh. Những ǵ là tám? Một là, thân-nghiệp thanh-tịnh. Hai là, ngữ-nghiệp thanh-tịnh. Ba là, ư-nghiệp thanh-tịnh. Bốn là, chính-tính [16] thanh-tịnh. Năm là, chính-niệm thanh-tịnh. Sáu là, Đầu-đà thanh-tịnh. Bảy là, ĺa xiểm-nịnh thanh-tịnh. Tám là, một niệm không quên tâm Bồ-đề thanh-tịnh. Thiện-nam-tử! Nếu có Phật-tử ở nơi A-lan-nhă, đầy-đủ tám thứ thanh-tịnh như thế, hiện-thân thành-tựu vô-biên thiện-căn, không bị thoái-chuyển đạo vô-thượng chính-đẳng, chính-giác!

Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia lại có tám thứ: Đa-văn (nghe, học nhiều) thanh-tịnh, trang-nghiêm tự thân. Những ǵ là tám? – Một là, tôn-kính Ḥa-thượng, A-xà-lê, đa-văn thanh-tịnh. Hai là, xa-ĺa kiêu-mạn, sinh tâm nhún-nhường, đa-văn thanh-tịnh. Ba là, tinh-tiến dũng-mănh, đa-văn thanh-tịnh. Bốn là, an-trụ chính-niệm, đa-văn thanh-tịnh. Năm là, v́ người cầu pháp, nói nghĩa sâu rộng, đa-văn thanh-tịnh. Sáu là, không ưa bảo-hộ ḿnh, chê người, đa-văn thanh-tịnh. Bảy là, thường hay quán-sát hết thảy thiện-pháp, đa-văn thanh-tịnh. Tám là, lắng nghe chính-pháp, y như chỗ nói mà tu-hành, đa-văn thanh-tịnh. Thiện-nam-tử! Tám thứ đa-văn thanh-tịnh như thế, Bồ-tát các ông đều nên tu-tập, sẽ chóng chứng được Vô-thượng chính đẳng Bồ-đề! [17]

Khi đức Thế-Tôn nói những hạnh Bồ-tát như thế rồi, Ngài bảo Đại-bồ-tát Di-Lặc rằng: “Thiện-nam-tử! Sau khi Tôi nhập Niết-bàn chừng năm trăm năm lúc chính-pháp sắp diệt, vô-lượng chúng-sinh chán, bỏ thế-gian, khát-ngưỡng Như-Lai, phát-tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác vào nơi A-lan-nhă, v́ đạo vô-thượng, tu-tập những hạnh-nguyện Bồ-tát như thế, đối với đạo Đại-bồ-đề được bất-thoái-chuyển. Vô-lượng chúng-sinh phát tâm như thế, khi mệnh-chung được sinh lên cung trời Đâu-suất, được thấy thân ông (Di-Lặc Bồ-tát) vô-biên phúc-trí trang-nghiêm, siêu-việt sinh-tử, chứng Bất-thoái-chuyển. Và, ở đời mai sau ngồi dưới cây Bồ-đề Đại-bảo long-hoa được vô-thượng chính-đẳng chính-giác.

Trong lúc đức Thế-Tôn nói pháp ấy, hai vạn năm ngh́n vị Bồ-tát mới phát tâm, đối với hạnh Bồ-đề sắp bị thoái-chuyển, nghe được pháp như thế, phát tâm kiên-cố, qua ngôi Thập-tín đến ngôi thứ sáu trong Thập-trụ. Ba vạn tám ngh́n Bà-la-môn tịnh-hạnh dứt hẳn tà-kiến, được đại-pháp-nhẫn và Đà-ra-ni. Bảy vạn sáu ngh́n người đều phát tâm vô đẳng-đẳng, vô-thượng chính-đẳng chính-giác. [18]

TOÁT-YẾU

IX.- PHẨM CÔNG-ĐỨC TRANG-NGHIÊM

Đại-bồ-tát Di-Lặc bạch Phật: “Bạch đức Thế-Tôn! Bồ-tát tu công-đức ǵ mới có thể ở trong A-lan-nhă được?”

Đức Phật bảo Đại-bồ-tát Di-Lặc: “Chỉ cần tu một pháp là “quán hết thảy căn-nguyên phiền-năo tức là tự-tâm”, là ở được nơi A-lan-nhă, cầu đạo vô-thượng. Nếu ai không biết căn-bản phiền-năo, không biết nguyên-nhân của 5 cảnh từ tự-tâm sinh, c̣n nhiễm-trước vào 6 trần, chưa thể ở A-lan-nhă được. Đại-bồ-tát ở nơi tịch-tĩnh thấy cảnh ngũ-dục nên quán tự-tâm và nghĩ: “Từ trước tới nay bị luân-hồi lục-đạo đều do tự nơi vọng-tâm sinh ra mê-hoặc, điên-đảo, tham-nhiễm ngũ-dục”. Bồ-tát như thế là người ở được nơi A-lan-nhă, sau sẽ thành Phật và ai cúng-dàng vị ấy được phúc-đức vô-lượng”.

Có những hạng người không ở nơi A-lan-nhă được: hạng người thích đoạn-kiến, thích của báu, đồ vui, kiêu-mạn, ghét giáo-pháp Đại-thừa, ưa tà-kiến, không tin Phật, tự phá giới sai tŕ giới.

Những người ở nơi A-lan-nhă có những đức sau đây: Đầy đủ danh-văn (nghe giỏi), hiểu biết phân-minh, chính-niệm, tùy thuận. Có từ, bi, hỷ, xả. Thường trụ trong 4 vô-cấu-tính, thường làm 12 hạnh Đầu-đà, xa ĺa tại-gia xuất-gia, bỏ hẳn lừa, nịnh, ghen ghét. Giữ giới nghe nhiều, nhập chính-định, đủ trí-tuệ, được lục thông, tu chủng-trí, đủ phương-tiện, không phóng-dật. Đủ bố-thí, ái-ngữ, lợi-hành, đồng-sự. Quán tự thân không bản-tính, quán tha-thân không bản-tính, thân-tâm khoái-lạc, được b́nh-đẳng-trí. Đoạn phiền-năo, độ chúng-sinh, học pháp-môn, chứng Phật-quả. Thích không-tính, được vô-úy, khởi bi-nguyện, không chán hai thứ vô-ngă. Bỏ ngă-kiến, biết rộng 12 nhân-duyên. Quán 5 uẩn sinh diệt, quán 12 nhân-duyên như làng trống, quán 18 giới tính đồng pháp-giới, tục-đế-pháp không bỏ không ham. Thành-tựu: quán bất-kiến-thân, bất-kiến-ngữ, bất-kiến-ư và nhất-thiết-trí. (Phật-tử thành-tựu 4 pháp thanh-tịnh ấy, hiện-thân chứng được “chính-tính ly sinh”. Chóng thành vô-thượng-giác).

Đầy đủ 8 pháp tam-muội thanh-tịnh, 8 pháp trí-tuệ thanh-tịnh, 8 thứ thần-thông thanh-tịnh; hiện-thân được 8 thứ thanh-tịnh. Và, Bồ-tát lại có 8 thứ đa-văn thanh-tịnh, trang-nghiêm tự-thân.

Đức Phật lại bảo Đại-bồ-tát Di-Lặc: “Sau khi Tôi nhập-diệt chừng 500 năm có nhiều chúng-sinh phát tâm vô-thượng vào nơi A-lan-nhă, tu hạnh Bồ-tát được bất-thoái-chuyển. Nhiều chúng-sinh như thế, mệnh-chung sinh lên Đâu-suất, được gặp ông (Di-Lặc) chứng bất-thoái-chuyển và sau sẽ thành Phật”.

Khi nghe đức Phật nói Pháp ấy xong, 15.000 Bồ-tát phát tâm kiên-cố, qua Thập-tín đến ngôi thứ 6 trong Thập-trụ, 38.000 Bà-la-môn được đại-pháp-nhẫn và Đà-ra-ni, 76.000 người phát tâm vô-thượng-giác.


[1] Công-đức trang-nghiêm: “Công” là công-năng trong việc lợi-ích, phúc-đức; công-năng ấy là đức của thiện-hạnh, nên gọi là “công-đức”. “Đức” c̣n có nghĩa là được, do công tu mà được, gọi là “Công-đức”. “Trang-nghiêm” có nghĩa là đem những cái hay, cái đẹp, tô-điểm cho đất nước huy-hoàng, hoặc đem những công-đức tô-điểm cho thân-thể nghiêm-trang, đẹp-đẽ. Nơi đây, các Bồ-tát đem công-đức tu được, tô-điểm cho tự-thân, quốc-giới, chúng-sinh được tốt đẹp.

[2] Năm cảnh: Tức sắc, thanh, hương, vị và xúc.

[3] Bốn ma-quân: 1/ Phiền-năo-ma: tham, sân, si…, làm năo-hại thân-tâm nên gọi là ma. 2/ Ngũ-ấm-ma: 5 thứ: sắc, thụ, tưởng, hành, thức hay sinh ra mọi khổ-năo nên gọi là ma. 3/ Tử-ma: sự chết hay dứt thân-mệnh người ta, nên gọi là ma. 4/ Thiên-ma: cơi Tha-hóa-tự-tại-thiên hay làm hại việc thiện của người nên gọi là thiên-ma (ma nơi cơi trời).

[4] Đoạn trên, từ chỗ “Bấy giờ”, đến chỗ “chúng-sinh”, Bồ-tát Di-Lặc hỏi về công-đức tu của Bồ-tát, đức Phật thuyết-minh về một đức mà các Bồ-tát cần tu, đó là đức “quán hết thảy căn-nguyên phiền-năo tức là tự tâm”. Nghĩa là, tâm thanh-tịnh không nhiễm. Người được thế là chân-Phật-tử, nên cúng-dàng.

[5] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa”, đến chỗ “vô-thượng”, đức Phật thuyết-minh về hai lỗi mà người ở Lan-nhă cần xa tránh, như những người cho không có nhân-quả, chỉ một đời là hết v.v…

[6] Chỗ này c̣n một đoạn: “Lại nữa, thiện-nam-tử! Bồ-tát xuất-gia lại có 4 pháp khỏi hẳn sinh-tử được đại-bồ-đề”.- V́ không có những câu sau nữa, sợ lầm, nên không để trên chính-văn, mà ghi đây để tồn cổ (lời dịch-giả)

[7] Hai thứ vô-ngă: 1/ Nhân-vô-ngă: Cái ta tự-thể, tự-chủ là “ngă”. Người ta không hiểu thấu nghĩa 5 uẩn giả-hợp, cố chấp thân-thể con người là thực, có tự-chủ, tự-tại gọi là “nhân-ngă”. Nay hiểu rơ nghĩa 5 uẩn giả-hợp, thấu suốt đến chỗ thực không có thực-thể của con người là “Nhân-vô-ngă”. Đó là sự quán đạo của Tiểu-thừa để dứt phiền-năo-chướng, chứng Niết-bàn vậy. 2/ Pháp vô-ngă: Cố chấp các pháp (sự vật) có thực-thể, thực-dụng là “pháp-ngă”. Nay hiểu rơ các pháp do nhân-duyên-sinh, thấu suốt đến chỗ thực không có tự-tính là “Pháp-vô-ngă”. Đó là quán-đạo của Đại-thừa Bồ-tát, để dứt sở-tri-chướng, mà được Bồ-đề vậy. Tiểu-thừa chỉ ngộ có “nhân-vô-ngă”, nhưng Bồ-tát ngộ cả 2 thứ vô-ngă.

[8] Tục-đế: Thực-nghĩa của việc thế-tục. C̣n gọi là “Thế-đế”. Trái với Tục-đế là “Chân-đế”. Chân-đế là thực-nghĩa của chân-lư. Là thực-nghĩa mà các bậc Thánh nhân thấy. C̣n gọi là “Thắng-nghĩa-đế”.

[9] 4 pháp trên là quán về thân, khẩu, ư và 62 kiến. Quán thân như-huyễn, không khởi ra sự chấp-trước về thân-kiến. Quán ngôn-ngữ tính không, không khởi ra 4 sự bất thiện về nghiệp khẩu. Quán ư, tức tâm, tâm sở đều do duyên-khởi, không có tự-tính, tức không khởi ra sự phân-biệt. Quán 62 kiến, bỏ hết thảy tà-kiến.

[10] Chính-tính ly-sinh: C̣n gọi là “Thánh-tính ly-sinh”. Sinh vô-lậu-trí dứt trừ phiền-năo, nên gọi là “Thánh-tính”. Thanh-văn, Duyên-giác vào ngôi Kiến-đạo, sinh được một phần trí-tuệ vô-lậu, dứt phiền-năo-chướng; Bồ-tát sinh một phần trí-tuệ vô-lậu, dứt trừ cả hai chướng: phiền-năo và sở-tri, nhân đó mà được một phần Thánh-tính, xa ĺa hẳn sự sinh-khởi của dị-tính (phàm-phu), nên gọi là “Thánh-tính ly-sinh”. Chữ “Thánh” có nghĩa là “chính”, nên “Thánh-tính ly-sinh” tức là “chính-tính ly-sinh”.

[11] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa thiện-nam-tử! Người đủ 4 đức…”, đến chỗ “chính-giác”, đức Phật thuyết-minh về Bồ-tát ở nơi Lan-nhă cần có 11 loại thuộc về 4 đức.

[12] Thiện-sảo: Có nghĩa là tốt lành, hay đẹp, khéo-léo, nhiệm-mầu.

[13] 22 căn: 1/ Nhăn-căn (Caksurindriya): mắt. 2/ Nhĩ-căn (Srotrendriya): tai. 3/ Tỵ-căn (Ghrànend-riya): mũi. 4/ Thiệt-căn (Jihvendriya): lưỡi. 5/ Thân-căn (Kày-endriya): thân-thể. 6/ Ư-căn (Manendriya). (Trở lên thường gọi là 6 căn). 7/ Nữ-căn (Strindriya): bộ sinh-dục của đàn bà. 8/ Nam-căn (Purusendriya): bộ sinh-dục của đàn ông. 9/ Mệnh-căn (Jivitendriya): thọ-mệnh của chúng-sinh. 10/ Khổ-căn (Duhkhendriya): đau khổ. 11/ Lạc-căn (Suk-hendriya): vui sướng. 12/ Ưu-căn (Daumanasyendriya): lo-lắng. 13/ Hỷ-căn (Saumanasyendriya): vui mừng. 14/ Xả-căn (Upekendriya): không vui không buồn. (Trở lên 5 căn thuộc về sự hưởng-thụ, thường gọi là 5 thụ). 15/ Tín-căn (Sraddhendriya): tin thực. 16/ Tinh-tiến-căn (Viryen-driya): gắng tiến. 17/ Niệm-căn (Smrrtindriya): nhớ nghĩ. 18/ Định-căn (Samàdhindriya): an-định. 19/ Tuệ-căn (Pra-jnedriya): hiểu biết. (Trở lên là ngũ-căn). 20/ Vị-tri-đương-tri-căn (Anàjnàtamàsyàmindriya): người tu 9 căn: ư, lạc, hỷ, xả, tín, tiến, niệm, định, tuệ trong Kiến-đạo, muốn biết lư Tứ-đế chưa từng biết, mà phát-khởi ra hành-động. 21/ Dĩ-tri-căn (Àjnendriya): người tu 9 căn kia trong Tu-đạo tuy đă biết rơ lư Tứ-đế rồi nhưng, lại v́ dứt các phiền-năo khác, nên đối với cảnh Tứ-đế thường thường phải hiểu biết. 22/ Cụ-tri-căn (Àjnàtàvindriya): người tu 9 căn kia ở trong vô-học-đạo đă biết trong sự biết rơ lư Tứ-đế, tức là đă có đầy-đủ về sự biết ấy. (Trở lên là 3 căn vô-lậu-căn).

[14] Tùy-phiền-năo: Những phiền-năo tùy thuộc vào căn-bản phiền-năo. Căn-bản phiền-năo có 6 là: tham, sân, si, mạn, nghi, ác-kiến, (ác-kiến có 5: thân-kiến, biên-kiến, tà-kiến, kiến-thủ, giới-cấm-thủ). Tùy phiền-năo có 20: 10 tiểu-tùy: phẫn, hận, phú, năo, tật, khan, cuống, xiểm, hại, kiêu; 2 trung tùy: vô tàm, vô quư và 8 đại-tùy: điệu-cử, hôn-trầm, bất-tín, giải-đăi, phóng-dật, thất-niệm, tán-loạn, bất-chính-tri.

[15] Sắc-pháp: Chỉ cho những pháp (sự-vật) thuộc ảnh-tướng, có đối-đăi, có h́nh-chất chướng-ngại. Duy-thức-học cho: nhăn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc và một phần pháp-trần thuộc về sắc-pháp.

[16] Chính-tính: Cũng gọi là Thánh-tính. Chủng-tử của vô-lậu-trí là “Thánh-tính”; xa ĺa phiền-năo là “Chính-tính”.

[17] Đoạn trên, từ chỗ “Lại nữa, thiện-nam-tử…đầy-đủ 8 pháp”, đến chỗ “chính-đẳng Bồ-đề”, đức Phật thuyết-minh về Bồ-tát ở nơi Lan-nhă có 8 pháp Tam-muội thanh-tịnh, 8 thứ trí-tuệ thanh-tịnh, 8 thứ thần-thông thanh-tịnh, 8 thứ thanh-tịnh nơi hiện thân và 8 thứ đa-văn thanh-tịnh. Được những 8 đức ấy sẽ chóng chứng vô-thượng-giác.

[18] Đoạn trên, từ chữ “Khi” đến chỗ “chính-giác”, đức Phật nói sau này ai thực-hành hạnh Lan-nhă sẽ được nhiều lợi-ích. Và đương thời, do nghe pháp, chúng-nhân cũng hưởng được nhiều lợi-ích.

Đến đây hết quyển thứ 7

 

previous.png   back_to_top.png   next.png

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0