* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ | KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số1986a

Quân Châu Động Sơn Ngộ Bổn Thiền Sư Ngữ Lục

ĐẠO TÂM DỊCH

Sư húy Lương Giới, họ Du quê ở Hội Kê. Thuở nhỏ theo thầy tụng Kinh Bát Nhă đến câu :”Vô nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ư.” Sư chợt lấy tay sờ lên mặt hỏi thầy:

  -  Con có mắt, tay, mủi, lưởi…. Cớ sao kinh nói không?

Vị thầy kinh lạ nói:

  -  Ta không phải thầy ông.

Vị thầy giới thiệu Sư đến núi Ngũ Tiết lễ bái Thiền Sư  Linh Mặc xin xuất gia. Năm 21 tuổi, Sư  đến Tung Sơn thọ giới.

Sư du phương, trước yết kiến Nam Tuyền. Gặp ngày kỵ trai Mă Tổ, Nam Tuyền hỏi chúng: “Ngày mai cúng trai Mă Tổ, chưa biết Mă Tổ có đến chăng?

Cả chúng đều không đáp được.

Sư bứơc ra thưa:

  -  Đợi có bạn liền đến .

Nam Tuyền bảo :

  -  Gă nầy tuy là hậu sanh nhưng rất dể giũa gọt.

Sư thưa:

  -  Hoà thượng chớ ếm kẻ lành thành đứa giặc.

*

Kế đến tham vấn Qui Sơn Linh Hựu, Sư hỏi :

   -  Được nghe Quốc sư  Huệ Trung ở Nam Dương nói thoại “Vô t́nh thuyết pháp” con chưa thấu nghĩa vi diệu ấy.

 Qui sơn bảo :

   -  Xà Lê c̣n nhớ lời của Quốc Sư chăng?

 Sư thưa :

   -  Nhớ.

   -  Ngươi thử thuật lại một biến xem.

 Sư bèn thuật lại:

 Có một vị tăng hỏi:   - Thế nào là Cổ Phật Tâm?

 Quốc Sư đáp :  - Tường, vách, ngói, gạch.

Tăng thưa :  -  Tường, vách, ngói, gạch đâu không phải là vô t́nh?

Quốc sư đáp :   -  Phải

 Tăng hỏi :  -  Có biết thuyết pháp chăng?

Quốc sư đáp :   -  Thường thuyết, thuyết  măi không dừng.

Tăng hỏi : V́ sao con không nghe?

 Quốc sư đáp :  -  Ngươi tự không nghe, chứ không ngại người khác nghe.

 Tăng hỏi :   -  Chưa biết người nào được nghe?.

 Quốc sư đáp :   -  Chư Thánh được nghe.

 Tăng hỏi :  -  Hoà thượng có nghe chăng?

Quốc sư đáp :  -   Ta không nghe.

Tăng hỏi:   -   Hoà thượng đă không nghe, làm sao biết vô t́nh biết thuyết pháp?.

Quốc sư đáp :  -  Nhờ ta không nghe, nếu ta nghe tức đồng với chư thánh, ngươi không nghe ta thuyết pháp.”

Tăng hỏi :”  -  Như vậy chúng sanh vô phần rồi sao?

 Quốc sư đáp :   -  Ta v́ chúng sanh thuyết mà không v́ Chư Thánh thuyết.

 Tăng hỏi :   - Chúng sanh sau khi nghe th́ sao?

 Quốc sư đáp :­  -  Tức không phải chúng sanh.

 Tăng hỏi :  -  Vô t́nh thuyết pháp căn cứ vào kinh điển nào?

 Quốc sư đáp :   -  Không theo Kinh điển nào cả, không phải chỗ người quân tử bàn, ngươi không thấy Kinh Hoa Nghiêm nói :” Chùa chiền thuyết, chúng sanh thuyết, ba đời tất cả thuyết.”

Sư thuật lại xong, Qui Sơn bảo:

   -  Ta trong đây cũng có, nhưng chưa gặp người kia.

 Sư thưa :

  -  Con chưa hiểu, xin thầy chỉ dạy.

Qui Sơn dựng cây phất tử lên, hỏi :

   -  Hội chăng?

   -  Không hội, xin Ḥa thượng nói.

   -  Miệng do cha, mẹ sanh, trọn không thể nói cho ông.

   -  Có người cùng thầy đồng thời mộ đạo chăng?

   -  Từ đây đến Huyện Du ở Lễ lăng, nơi các thất đá nối liền nhau, có một đạo nhân tên Vân Nham, nếu ông có khả năng dẹp trừ vô minh, tham cứu đến chỗ huyền diệu của Phật Tổ, chăùc chắn là chỗ quư trọng của ông.

 Sư thưa :

   -  Chưa biết người ấy thế nào?

Qui Sơn bảo :

  -  Ông ấy từng hỏi Lăo tăng :” Học nhơn muốn theo phụng sự thầy được chăng?”. Lăo tăng đáp :”Cần bặt hết rỉ chảy mới được.”. ông ấy nói : “Thứ nhất không được nói Lăo tăng trong đây.”

Sư bèn từ giả Qui Sơn, thẳng đến Vân Nham. Sư thuật lại nhân duyên trước, liền hỏi :

   -  Vô t́nh thuyết pháp người nào được nghe?

 Vân Nham đáp :

  - Vô t́nh được nghe .

   -  Ḥa thượng nghe chăng?

  -  Nếu ta nghe, ngươi không thể nghe ta thuyết pháp.

   -  V́ sao con không nghe?

 Vân Nham dựng cây phất tử lên hỏi :

   -   Nghe chăng?

   -  Không nghe.

   -  Ta thuyết pháp ngươi c̣n không nghe, huống là vô t́nh thuyết pháp?

   - Vô t́nh thuyết pháp gồm kinh điển ǵ?

   -  Đâu chẳng thấy Kinh Di Đà nói : “nước, chim, cây, rừng thảy đều niệm Phật, niệm Pháp.”

Sư do đây có tỉnh, bèn thuật kệ rằng :

Dă đại kỳ ! dă đại kỳ !

 Vô t́nh thuyết pháp bất tư ngh́.

Nhược tương nhĩ thính chung nan hội,

Nhăn xứ văn thinh chung đắc tri.

 Dịch :

Cũng rất kỳ! Cũng rất kỳ!

Vô t́nh thuyết pháp chẳng nghĩ ngh́

Nếu nghe bằng tai trọn khó hội,

Con mắt biết nghe mới liểu tri.

Sư hỏi Vân Nham :

  -  Con c̣n tập khí thừa  chưa hết?

  -  Ngươi từng làm ǵ?

  -  Thánh đế cũng không làm.

   -  Có hoan hỉ chưa?

   -  Hoan hỉ th́ chẳng phải không, như trong đống rác lượm được một ḥn ngọc sáng. 

*

Sư hỏi Vân Nham :

  -  Nghĩ muốn thấy nhau th́ sao?
  -  Hăy hỏi người thông sự.
  -  Đang hỏi đây.
  -  Ngươi nói cái ǵ?

*

Vân Nham đang làm giày cỏ, Sư đến gần hỏi :

   -  Xin tṛng mắt thầy được chăng?

  -  Ông đi với ai?

   -  Lương Giới không đi với ai cả.

   -  Không có vậy ông để vào chỗ nào?

 Sư không đáp được.

 Vân Nham bảo:

   -  Xin tṛng mắt có phải là tṛng mắt chăng?

   -  Không phải trong mắt.

 Vân Nham bèn hét đuổi ra.

*

Sư từ giả Vân Nham, Vân Nham hỏi :

   -  Ngươi đi đâu?

   -  Tuy rời Hoà thượng mà chưa chọn chỗ ở.

   -  Ngươi không đi Hồ Nam sao?

  -  Không.

   -  Ngươi không đi về quê sao?

   -  Không.

   -  Bao giờ trở về?

   -  Đợi Ḥa thượng có chỗ trụ liền đến.

   -  Lần từ biệt này khó được gặp nhau.

   -  Khó được không gặp nhau.

 

*

Sắp đi Sư hỏi:

  -  Sau khi Hoà thượng trăm tuổi chợt có người hỏi: “ Tả được h́nh dáng của Thầy chăng? con làm sao đáp?”

Vân Nham im lặng giây lâu. Bảo:

   -  Xà Lê Giới ! Thừa đượng việc lớn cần phải xem xét kỹ.

 Sư vẫn c̣n hoài nghi.

Sau đó, nhân qua suối nh́n thấy bóng dưới nước, Sư đại ngộ ư chỉ trước có làm bài kệ:

Thiết kỵ tùng tha mích,

Điều, điều dữ ngă sơ.

Ngă kim độc tự văng,

Xứ, xứ đắc phùng cừ.

Cừ kim chánh thị ngă,

Ngă kim bất thị cừ.

Ưng tu nhẫm ma hội,

Phương đắc khế như như.

Dịch :

Rất kỵ t́m nơi khác,

Bấy lâu xa cách ta.

Nay ta một ḿnh đến ,

Chốn chốn thảy gặp y.

Nay y chính là ta,

Ta nay chẳng phải y.

Phải nên như thế hội,

Mới được hợp như như.

*

Hôm khác nhân đang cúng dường giác linh Vân Nham, có vị tăng hỏi:

  -  Tiên Sư nói :”chỉ cái ấy”, phải vậy không?

Sư đáp:

  -  Phải.

   -  Ư chỉ thế nào?

   -  Đương thời biết bao người hiểu lầm ư của Tiên Sư.

  -   Chưa biết Tiên Sư có tri hữu không?

  -  Nếu không tri hữu, làm sao biết nói như thế? Nếu tri hữu , làm sao nhận nói như thế?

Trường Khánh Lăng hỏi:

  -  Đă tri hữu, v́ sao nói như thế?

Sư đáp :

  -  Nuôi con mới biết ḷng từ của người cha.

*

Nhân thiết trai cúng huư Vân Nham, có vị tăng hỏi:

  -  Hoà thượng ở chỗ Vân Nham được chỉ dạy như thế nào?

 Sư  đáp:

  -  Tuy ở trong đó, nhưng không được chỉ dạy.

  -  Đă không được chỉ dạy, lại cần thiết trai làm ǵ?.

   -  Đâu dám trái tiên sư.

  -  Ban đầu Hoà thượng yết kiến Nam Tuyền , v́ sao lại thiết trai cho Vân Nham?

  -  Ta không quư trọng đạo đức, Phật  Pháp của Tiên Sư, chỉ quư trọng Tiên Sư không nói phá  cho ta.

  -  Hoà thượng thiết trai cho Tiên sư mà có nhận Tiên sư không?

  -  Nửa nhận nửa không nhận.

  -  V́ sao không nhận trọn vẹn.

  -  Nếu nhận trọn vẹn, tức cô phụ Tiên Sư rồi!

*

Đến cuối niên hiệu Đại Trung đời Đường (847), Sư trụ núi Tân Phong tiếp dẫn đồ chúng. Sau đó, Sư giáo hoá hưng thịnh ở Động Sơn thuộc Cao An, Dự Chương quyền khai ngũ vị, khéo tiếp tam căn (đại căn, trung căn, tiểu căn ); đại xiển một âm, rộng hoằng muôn phẩm. Rút ngang kiếm báu, chặt rừng rậm các kiến, lá mầu hoằng thông, cắt đứt muôn điều xuyên tạc. Lại được Tào Sơn sáng sâu yếu chỉ, khéo xướng đường hay, đạo hợp Quân thần, Thiên chánh hồi hổ. Do đó, môn phong Thiền học của Tông Tào Động được truyền bá khắp nơi, nên bậc Tông tượng các nơi đều cùng suy tôn là “Động Tào Tông”.

*

Vân Nham dạy chúng :

  -  Có một đứa trẻ nhà người, hỏi đến không có ǵ nói chẳng được.

Sư bước ra hỏi:

  -  Trong nhà nó có bao nhiêu sách vở?

Sư đáp :

   -  Một chữ cũng không.

  -  Tại sao biết nhiều như thế?

  -  Ngày, đêm chưa từng ngủ.

  -  Hỏi một việc có được không?

  -  Nói được lại không nói. 

*

Viện chủ đến nhà Thạch Thất trở về, Vân Nham hỏi:

  -  Ngươi đến nhà Thạch Thất v́ sao trở về nhanh như thế?

Viện chủ không đáp được.

Sư thay trả lời:

   -  Trong đó đă có người xem rồi !

Vân Nham hỏi sư :

  -  Ngươi lại đi như thế nào?

Sư thưa :

  -  Không thể bặt dứt nhân t́nh.

*

Vân Nham hỏi một cô ni :

  -  Cô c̣n cha không?

Ni  thưa :

  -  C̣n.

  -  Bao nhiêu tuổi?

   -  80 tuổi.

  -  Cô có một người cha không phải 80 tuổi, cô có biết chăng?

   -  Có phải người đến như thế chăng?

   -  Vẫn là con cháu.

 Sư nói :

  -  Dù cho không phải người đến như thế cũng là con cháu.

*

Sư đi tham vấn các nơi, đến Lỗ Tổ, lễ bái xong, đứng hầu, chốc lát  đi ra, lại trở vào. Lỗ Tổ bảo:

  -  Chỉ thế ấy, chỉ thế ấy, cho nên như thế.

Sư thưa:

  -  Phần đông có người không chấp nhận.

Lỗ Tổ bảo :

  -  Làm sao lấy miệng ông biện?

Sư lễ bái, bèn theo hầu mấy tháng.

*

Tăng hỏi Lỗ Tổ :

  -  Thế nào là không nói mà nói?

Lỗ Tổ đáp:

  -  Miệng ông ở chỗ nào?

  -  Không có miệng

  -  Không miệng lấy cái ǵ ăn cơm?

Tăng không đáp được.

Sư thay lời :

  -  Y không đói ăn cơm làm ǵ? 

*

Sư tham vấn Nam Nguyên, vừa bước lên pháp đường, Nam Nguyên nói :

  -  Đă thấy nhau rồi.

Sư liền đi xuống. Hôm sau lại trở lên hỏi:

  -   Hôm qua đă nhờ Hoà thượng từ bi, không biết chỗ nào là chỗ con cùng Hoà thượng đă thấy nhau?

Nam Nguyên bảo:

  -  Tâm tâm không gián đoạn, trôi vào ḍng tánh.

Sư thưa:

  -  Bỏ qua bao cái hợp.

*

Sư từ giả Nam Nguyên, Nam Nguyên nói :

  -  Học nhiều Phật Pháp rộng làm lợi ích.

Sư thưa:

  -  Học nhiều Phật Pháp con không hỏi; thế nào là rộng làm lợi ích?

Nam Nguyên đáp:

  -  Không trái một vật.

*

Sư đến Kinh Triệu lễ bái Hoà thượng Hưng B́nh, Hưng B́nh nói :

  -  Chớ lễ bái già nua nầy !

Sư thưa:

   -  Lễ bái cái không già nua.

  -  Cái không già nua chẳng nhận lễ.

  -  Y cũng không dừng.

Sư lại hỏi:

  -  Thế nào là Cổ Phật Tâm?

Hưng B́nh đáp :

  -  Chính là tâm ông.

  -  Tuy nhiên như thế, vẫn là chỗ con nghi.

  -  Nếu như thế, hăy hỏi người gỗ đi?

  -  Con có một câu không nhờ miệng chư Thánh.

   -  Ông thử nói xem !

   -  Không phải con.

Sư từ giả đi, Hưng B́nh hỏi :

  -  Ông đi đâu?

  -  Theo ḍng không dừng một chỗ cố định.

  -  Pháp thân theo ḍng hay báo thân theo ḍng?

  -  Trọn không khởi kiến giải nầy.

Hưng B́nh bèn vổ tay.

Bảo Phước nói:

Động Sơn Tự là một nhà, t́m được mấy người như Động Sơn?

*

Sư cùng Mật Sư Bá đến tham vấn Bá Nham, Bá Nham hỏi:

  -  Từ đâu đến?

Sư thưa :

  -  Hồ Nam.

  -  Quán Sát Sứ họ ǵ?

  -  Không có họ.

  -  Tên ǵ?

  -  Không có tên.

  -  Có trị sự hay không?

  -  Tự có Phó quan rồi!

  -  Có ra vào không?

  -  Không ra vào.

  -  Sao không ra vào?

Sư phủi áo đi ra. Hôm sau Bá Nham vào tăng đường gọi hai vị Thượng toạ đến, nói:

  -  Hôm qua Lăo Tăng đối đáp với Xà Lê có một chuyển ngữ không được khế hợp, nên suốt đêm bất an. Nay thỉnh Xà Lê hạ một chuyển ngữ khác, nếu hợp ư Lăo Tăng liền mời dùng cháo, làm bạn qua hạ.

 

  -  Thỉnh Ḥa thượng cứ hỏi

  -  Sao không ra vào?

  -  Tôn  quư lắm thay!

Bá Nham liền mời dùng cháo cùng ở qua hạ.

Thiên Đồng Kiệt nói:

  -  Sáng vào tối hợp, khéo léo đủ điều. Chẳng phạm tức th́, chuyển thân có lối. Môn hạ Tào Động, đủ để soi quang, nếu là con cháu Lâm Tế, gậy găy cũng chưa tha. Đương thời nếu thấy y nói chẳng biết tên họ, liền cho một đấm. Trong đây đẩy được thân chuyển, không những dọn cháo mời mà cũng có thể an bài dưới cửa sáng. Có chăng? Có chăng? Xướng rằng :” Thùng Sơn! Tham đường đi”.

*

Sư cùng Mật Sư Bá đến làm lễ hỏi thăm sức khoẻ Hoà thượng Long Sơn, Lăo Tăng hỏi:

  -  Núi nầy không đường, Xà Lê từ chỗ nào đến?

Sư thưa :

  -  Không đường xin gác lại, Hoà thượng từ chỗ nào vào?

Lăo Tăng đáp :

  -  Ta không từ mây nước đến.

   -  Hoà thượng trụ núi này bao lâu rồi?

  -  Không dính Xuân Thu.

  -  Hoà thượng ở đây trước hay núi này có trước?

  -  Không biết.

  -  V́ sao không biết?

  -  Ta không từ người trời đến.

  -  Hoà thượng được đạo lư ǵ mà trụ núi này?

  -  Ta thấy hai con trâu đất đua nhau vào biển, măi đến hôm nay bặt dứt tin tức.

Sư mới đầy đủ oai nghi lễ bái.

Lúc đi hành cước, Sư gặp một vị quan hỏi:

  -  Đệ tử định chú giải bài “Tín Tâm Minh”của Tam Tổ Tăng Xán được chăng?

Sư đáp :

  -  “Vừa có thị phi, lăng xăng mất tâm” ( Tài hữu thị phi, phân nhiên thất tâm ) làm sao chú?

Pháp Nhăn thay lời :

  -  Như thế đệ tử không chú. 

*

Lúc đầu đi hành cước, trên đường gặp một bà già gánh nước, Sư xin nước uống, bà nói :

   -  Nước cứ tự nhiên uống, nhưng bà có một câu cần hỏi qua trước :”Thử nói nước có đủ mấy trần?”

Sư đáp :

  -  Không đủ các trần.

Bà bảo :

  -  Đi! Thôi làm dơ gánh nước của tôi.

 

*

Sư ở chỗ Lặc Đàm, thấy Thủ toạ Sơ nói :

  -  Cũng rất kỳ! Cũng rất kỳ! Phật giới, đạo giới không nghĩ ngh́.

Sư bèn hỏi :

  -  Phật giới, đạo giới con không hỏi, ngay khi nói Phật giới, đạo giới đó là người nào?

Sơ im lặng giây lâu không đáp.

Sư nói :

  -  Sao không nói mau !

  -  Tranh tức không được.

  -  Nói cũng chưa từng nói, nói cái ǵ tranh tức không được!

Sơ không đáp.

Sư nói :

  -  Phật và đạo đều là danh ngôn, sao không dẫn dạy?

Sơ nói :

  -  Dạy tôi nói cái ǵ?

  -  Được ư quên lời.

  -  Vẫn c̣n đem ư dạy, thành tâm bệnh rồi.

  -  Nói Phật giới và đạo giới là bệnh lớn hay nhỏ?

Sơ không đáp.Hôm sau Sơ chợt thị tịch. Người ta gọi Sư là “Vấn Sát Thủ Tọa Giới”.

*

Sư cùng Thần Sơn, Mật Sư Bá qua suối, Sư bèn hỏi :

  -  Việc qua suối là thế nào?

Thần Sơn đáp:

  -  Không ướt gót chân.

Sư nói:

  -  Ông già thốt lời này làm ǵ?

Thần Sơn nói :

  -  C̣n ông th́ sao?

Sư đáp :

  -  Gót chân không ướt.

Có một bản khác nói :

Sư cùng Thần Sơn qua suối, Sư nói:

  -  Chớ lầm dưới chân !

Thần Sơn nói :

  -  Lầm tức qua không được.

Sư hỏi :

  -  Việc không lầm là thế nào?

Thần Sơn đáp :

  -  Cùng trưởng lăo qua suối.

*

Một hôm, Sư cùng Thần Sơn cày vườn trà, Sư để cày xuống nói :

   -  Hôm nay tôi không c̣n chút khí lực ǵ cả.

Thần Sơn nói :

  -   Nếu không c̣n khí lực, làm sao biết nói như thế?

Sư nói :

  -  Ông cho là có khí lực ǵ?

*

Sư đang đi với Thần Sơn, chợt gặp con thỏ trắng chạy qua. Thần Sơn nói :

  -  Giỏi thay !

Sư hỏi:

  -  Thế nào

  -  Giống hệt tướng lạy của Bạch y.

  -  Ông già, thốt lời này làm ǵ?

  -  Ông thế nào?

  -  Cả đời cất chứa trâm anh, tạm thời mất vía.

*

Thần Sơn đang cầm kim may, Sư hỏi:

  - Làm ǵ đó?

  -  Cầm kim.

   -  Việc cầm kim là như thế nào?

  -  Kim kim tương trợ.

  -  20 năm đồng hành mà c̣n thốt lời nói này, đâu có được công phu như thế?

  -  Trưởng lăo th́ sao?

  -  Đạo lư như đại địa bốc lửa.

*

Thần Sơn hỏi Sư :

  -  Trí thức đă thông, không ai không ra đi hoằng hoá, chỗ thẳng tắc xin thầy một lời.

Sư nói :

  -  Ư Sư Bá đâu được giữ công?

Thần Sơn nhân đây đốn giác, hạ ngữ phi thường. Sau đó, cùng Sư qua cầu khỉ, Sư qua trước nắm cây cầu  đưa lên nói:

  -  Qua đây!

Thần Sơn gọi:

  -  Xà Lê Giới.

Sư bèn buông cây cầu xuống.

*

Đang đi với Thần Sơn, Sư chỉ ngôi viện bên đường, nói:

  -  Trong viện có người nói tâm nói tánh.

Thần Sơn hỏi :

  -  Là ai?

  -  Vừa bị Sư Bá hỏi, đă chết đi 10 phần.

  -  Vậy ai nói tâm nói tánh?

  -  Trong chết được sống.

*

Sư hỏi Tuyết Phong :

  - Từ đâu đến?

Tuyết Phong thưa :

   -  Từ Thiên Thai đến

   -  Thấy Trí Giả chăng?

   -  Nghĩa Tồn ăn gậy sắt có phần.

*

Tuyết Phong lên làm lễ hỏi thăm sức khoẻ, Sư bảo :

Vào cửa phải có ngữ, nhưng không được nói đă vào rồi.

Tuyết Phong thưa

  -  Con không có miệng .

  -  Không miệng tạm gác lại, hăy trả con mắt cho ta.

Tuyết Phong không đáp được.

Vân Cư Ưng riêng nói câu trước:

   -  Đợi khi nào con có miệng liền nói.

Trường Khánh riêng nói :” Như thế th́ con kính cẩn thoái lui”.

*

Tuyết Phong đang vác củi, bèn đến trước mặt Sư quăng bó củi xuống, Sư hỏi :

  -  Nặng bao nhiêu?

Tuyết Phong thưa:

  -   Hết thảy người trên thế giới nầy nâng không nổi.

Sư hỏi :

  -  Làm sao đến được trong đây?

Tuyết Phong không đáp được.

*

Sư viết chử “   “ (Phật ) trên cửa, Vân Nham thấy thế lại viết chử “   “ ( bất ). Sư lại đổi thành chử “   “ : (phi). Tuyết Phong thấy thế bèn đồng thời bôi hết.

Hưng Hóa Tương thay lời :

   -  Tôi không bằng ông.

Bạch Dương Thuận nói:

  -  Nếu tôi là Động Sơn,  th́ chỉ nói với Tuyết Phong: “Ngươi không phải là quyến thuộc của ta.”

 Thiên Bát nguyên nói :

   -  Động Sơn , Vân Nham đất bằng dấy đống; ông già Tuyết Phong nhân dịp này mà tăng trưởng trí huệ.

*

Tuyết Phong làm phạn đầu, đang đăi gạo, Sư hỏi:

   -  Đăi cát bỏ gạo hay đăi gạo bỏ cát?

Tuyết Phong thưa :

   -  Gạo cát đồng thời bỏ.

   -  Đại chúng lấy ǵ ăn?

Tuyết Phong bèn lật úp thau gạo.

Sư nói :

  -  Căn cứ nhân duyên này, ông hợp ở Đức Sơn.

Lang Da Giác nói :

  -  Tuyết Phong đi như thế, giống như chặt bỏ cây đào ngọt, t́m núi chọn giấm lê.

Thiên Đồng Giác nói :

  -  Tuyết Phong từng bước lên cao, không ngờ gót giày cỏ rách đứt. Nếu như Chánh Thiên uyển chuyển, Sao xướng song hành (1) , tự nhiên ngôn khí ḥa hợp, cha con thuận thảo. Hăy nói Động sơn chẳng nhận Tuyết Phong, ư tại chỗ nào? Muôn dặm không mây trời có lỗi, đầm trong tợ kiếng nguyệt khó vào.

Tuyết Đậu Tông nói :

   -  Loan phụng chẳng đậu cây ngay, kim vàng đă dệt uyên ương. Nếu không phải là Lăo nhân Tân Phong, liền thấy tan ra từng mảnh.

 (  (1)    Sao:  người học gơ cửa thất của Thiền sư để thưa hỏi đạo lư
   Xướng : Thiền sư trả lời để tiếp dẫn họ.
   Sao xướng là gia phong của Tông Tào Động.
   Chỗ hỏi đáp của thầy và tṛ liên tục không thưa hở, gọi là Sao xướng Song hành.
Đây là 1 trong 3 cương yếu của Động Sơn Lương giới. )

*

Một hôm Sư hỏi Tuyết Phong  :

  -  Làm ǵ đó?

Tuyết Phong đáp:

  -  Đẽo máng.

   -  Đẽo mấy búa xong?

   -  Một búa là xong.

   -  Vẫn là việc bên này, việc bên kia th́ sao?

   -  Hẳn được không chỗ hạ thủ.

   -  Vẫn là việc bên này, việc bên kia th́ sao?

Tuyết Phong im lặng đi ra.

*

Tuyết Phong từ giả Sư, Sư hỏi:

  -  Ông đi đâu?

 Tuyết Phong thưa:

   -  Về trong núi.

   -  Đương thời từ đường nào đi ra.

   -  Từ đường vượn bay qua núi đi ra.

   -  Nay đi về đường nào.

   -  Từ đường vượn bay qua núi.

  -  Có một người đi không từ đường vượn bay qua núi, ông biết chăng?

  -  Không biết.

  -  Tại sao không biết?

   -  Y không mặt mày.

   -  Ông đă không biết, sao biết không mặt mày?

Tuyết Phong không đáp được. 

*

Vân Cư Đạo Ưng đến tham vấn, Sư hỏi:

   -  Từ đâu đến?

Vân Cư thưa:

  -  Từ Thúy Vi đến 

   -  Thúy Vi dạy chúng ngôn cú ǵ?

   -  Thúy Vi cúng dường La Hán, con hỏi : “Cúng dường La Hán, La Hán có đến chăng?” Thúy Vi hỏi con: “Mỗi ngày ông ăn cái ǵ?”

 Sư hỏi:

  -  Thật có lời này chăng?

Vân Cư  thưa:

  -  Có .

Sư nói:

  -  Chẳng luống tham kiến bậc tác gia.

*

Sư hỏi Vân Cư:

  - Ông tên ǵ?

   -  Đạo Ưng.

   -  Hướng thượng hăy nói lại.

   -  Hướng thượng tức không phải tên Đạo Ưng.

  -  Ông đáp giống như ta lúc ở Đạo Ngô.

 Vân Cư hỏi.

   -  Thế nào là ư Tổ Sư từ Tây sang?

Sư nói :

   -  Xà Lê! Sau này ông ra làm trụ tŕ, nếu có người hỏi th́ ông làm sao đối đáp

Vân Cư thưa:

  -  Đạo Ưng thật tội lỗi.

*

Một hôm Sư hỏi Vân Cư:

  -  Ta nghe Hoà thượng Tư Đại sanh làm vua nước Nhật phải chăng?

Vân Cư thưa:

   -  Nếu là Tư Đại, Phật c̣n không làm.

 Sư gật đầu.

*

Sư hỏi Vân Cư :

  -  Từ đâu đến?

Vân Cư thưa:

   -  Đạp núi đến .

   -  Núi nào có thể trụ được.

   -  Núi nào mà không trụ được.

   -  Như thế th́ cả nước đều bị Xà Lê chiếm hết.

   -  Không phải thế .

   -  Như thế th́ ngươi đă được đường vào.

   -  Không có đường.

  -  Nếu không có đường, làm sao cùng Lăo tăng thấy nhau?

  -  Nếu có đường th́ cùng Hoà thượng cách núi rồi.

  -  Gă này về sau ngàn người, muôn người nắm chẳng đứng.

*

Sư nhân đang qua suối với Vân Cư, Sư hỏi :

  -  Suối sâu bao nhiêu?

Vân Cư thưa :

  -  Không ướt.

  -  Người thô

  -  Thỉnh thầy nói.

  -  Không khô.

 Ngũ Tổ Diễn nói:

  -  Hai người nói thoại như thế có hơn kém hay không? Ngày nay Sơn tăng động cánh tay là v́ các ngươi mà nói phá, một câu qua suối không ướt , kho tăng chơn châu chất đống; một câu qua suối không khô, không chùy cho rằng rất nghèo túng? Khô, ướt hai đường thảy đều không dính, mặc ông ấy nói nước trong cùng núi xanh.

*

Một hôm Vân Cư làm công tác lầm giết chết côn trùng, Sư nói :

  -  Con ác quỉ này!

Vân Cư thưa :

  -  Nó không chết.

  -  Nhị Tổ đến Nghiệp Châu để làm ǵ ?

Vân Cư không đáp được.

*

Sư hỏi Vân Cư :

  -  Người đại xiển để tạo tội ngũ nghịch, hiếu dưỡng chỗ nào?

Vân Cư thưa:

  -  Mới thành hiếu dưỡng .

*

Sư hỏi Vân Cư:

  -  Xưa, Nam Tuyền hỏi vị tăng giảng kinh Di Lặc Hạ Sanh: “Bao giờ Di Lặc mới hạ sanh?”. Tăng đáp:” hiện c̣n ở cung trời , sau này sẽ hạ sanh.” Nam Tuyền nói :” Trên trời không có Di Lặc , dưới đất không có Di Lặc.”

Vân Cư theo câu nói đó mà hỏi:

  -  Thế th́, trên trời không có Di lặc, dưới đất không có Di Lặc, vậy chưa biết ai đặt tên cho Ngài?

Sư bị câu hỏi này, đến nổi giường thiền chấn động, bèn bảo:

  -  Xà Lê Ưng ! Lúc ta c̣n ở Vân Nham từng hỏi Lăo nhơn, đến nổi bếp ḷ chấn động. Hôm nay bị một câu hỏi của ông đến nổi toàn thân toát mồ hôi.

*

Sau đó, Vân Cư cất am ở Tam Phong, trải qua một tuần không đến trai đường , Sư hỏi :

  -  Gần đây sao không thấy ông đến thọ trai?

Vân Cư thưa:

   -   Mỗi ngày tự có thiên thần đem thức ăn đến .

  -  Ta cho rằng ông vẫn c̣n khởi kiến giải , chiều nay ông hăy lại đây.

Chiều, Vân Cư  đến, sư gọi :

   -  Ưng am chủ!

 Vân Cư đáp:

  -  Dạ.

Sư bảo :

  - Không  nghĩ thiện, không nghĩ ác là cái ǵ?

Vân Cư trở về am ngồi yên lặng lẽ. Từ đó thiên thần t́m măi không thấy đâu cả, như thế măi đến 3 ngày  mới thôi cúng dường.

*

Sư hỏi Vân Cư:

  -  Làm ǵ đó?

Vân Cư thưa :

  -  Hợp tương.

  -  Dùng bao nhiêu muối?

  -  Xoay vào.

  -  Làm vị ngon ǵ?

  -  Đắc.

*

Sơ Sơn đến, gặp Sư tảo tham, bước ra hỏi :

  -  Chưa có lời nói ấy, thỉnh thầy chỉ dạy

Sư bảo:

  -  Không ưng cho th́ không người nhận.

  -  Có thể được công hay không?

  -  Nay ông được công chăng?

  -  Công không được tức không chỗ kỵ.

*

Một hôm, Sư thượng đường:

  -  Các ông muốn biết việc này cần phải như cây khô  trổ hoa mới hợp với y.

Sơ Sơn hỏi :

  -  Tất cả chỗ không trái th́ sao?

Sư bảo:

  -  Xà Lê ! Đây là việc bên công huân, may mà có cái công vô công, sao ông không hỏi?

  -  Cái công vô công, đâu không phải là người bên kia?

  -  Đa số có người cười ông hỏi như thế

  -  Như thế là xa xôi rồi.

  -  Xa xôi mà không phải xa xôi, không phải không xa xôi.

  -  Thế nào là xa xôi?

  -  Gọi là người bên kia th́ không được.

  -  Thế nào là không xa xôi?

  -  Không có chỗ để bàn.

*

Sư hỏi Sơ Sơn :

  -  Thời không kiếp không có người ta, là chỗ ở của người nào?

Sơ Sơn thưa:

  -  Không biết.

  -  Người có ư chỉ hay không?

  -  Hoà thượng sao không hỏi y?

  -  Hiện đang hỏi.

  -  Là ư chỉ ǵ?

Sư không đáp. 

*

Thanh Lâm Sư Kiền tham vấn Sư, Sư hỏi:

  -  Vừa rời chỗ nào?

Thanh Lâm thưa:

  -  Vũ Lăng.

  -  Pháp Vũ Lăng nói có giống cái ǵ ở đây?

   -  Mùa Đông đất Hồ mọc măng tre.

   -  Nấu nồi cơm thơm đặc biệt để cúng dường người này.

 Thanh Lâm phủi áo đi ra.

Sư bảo:

  -  Gă này về sau giết chết người trong thiên hạ.

Cổ Sơn Vĩnh nói :

  -  Đối đáp như thế, một giọt nước cũng khó tiêu, v́ sao nấu nồi cơm thơm đặc biệt?

*

Một hôm Thanh Lâm từ giả Sư, Sư hỏi :

  -  Ông đi đâu?

Thanh Lâm thưa:

  -  Xe vàng không ẩn đích, khắp cơi bặt hồng trần.

Sư bảo:

  -  Khéo tự bảo nhậm.

Thanh Lâm cáo từ đi ra. Sư đưa tới cổng, bảo Thanh Lâm:

  -  Một câu như thế làm sao nói?

Thanh Lâm thưa:

  -  Từng bước đạp hồng trần, toàn thân không bóng dáng.

Sư im lặng giây lâu,Thanh Lâm thưa:

  -  Lăo Hoà thượng sao không nói mau?

Sư nói :

  -  Ông được tánh nhanh như thế.

Thanh Lâm thưa:

  -  Con tội lỗi .

Thanh Lâm liền lể bái từ giả ra đi.

*

Long Nha hỏi Đức Sơn:

  -  Con cầm kiếm Ma Da(1) muốn lấy đầu thầy th́ sao?

Đức Sơn đưa cổ ra nói:

  -  Ôi !

Long Nha nói:

  -  Đầu rơi rồi.

Đức Sơn cười hả! Hả!

Long Nha đến Đức Sơn thuật lại câu thoại trước. Sư hỏi: “Đức Sơn nói thế nào?”

Long Nha thưa:

  -  Đức Sơn không nói.

Sư bảo :

   -  Chớ cho rằng Đức Sơn không nói, hăy đem cái đầu rơi của Đức Sơn tŕnh Lăo tăng xem.

Long Nha mới tỉnh, bèn xin sám hối.

 Sau đó có người thuật lại cho Đức Sơn nghe, Đức Sơn nói:

  -  Động Sơn không biết việc ǵ là tốt việc ǵ là xấu, gă ấy đă chết bao nhiêu giờ rồi, cứu được có dùng vào đâu?

  ( (1). Thanh gươm nổi tiếng vào thời cổ đại.

Vào  thời Ngô, bên Trung Quốc có một người thợ chuyên môn rèn gươm nổi tiếng tên là Can Tương, vợ anh ta  tên là Mạc Da. Hai người này phụ giúp vua Ngô Hạp Lư, họ rèn được hai thanh gươm: Một thanh gươm thuộc dương tên là Can Tương, một thanh gươm thuộc âm tên là Mạc Da. Thiền tông mượn từ này để chỉ cho trí huệ sẵn có của mỗi người, hoặc tri kiến Bát nhă của Thiền sư dùng để tiếp hoá người học một cách tự do tự tại.)

 Bảo Phước Triển  niệm rằng :

  -  Long Nha chỉ biết tiến đến trước mà không biết lui bước.

Thúy Nham Chi nói:

  -  Long Nha nên đoạn hay chẳng đoạn, ngay bây giờ làm sao đoạn?

Đông Thiền Quán nói:

  -  Long Ma ôm kiếm làm tổn thương thân, tự chuốc  lấy tội lỗi; Đức Sơn bị cái đầu làm chủ, may màthẻ cơ của Đức Sơn chợt được Động Sơn chỉ vết, tự nhiên ḷi đuôi.

*

Long Nha hỏi:

  -  Thế nào là ư Tổ Sư từ Tây sang?

Sư đáp :

   -  Đợi nước động chảy ngược ḍng ta sẽ nói cho ông.

Long Nha bèn ngộ được yếu chỉ.

*

Hoa Nghiêm Hưu Tỉnh hỏi Sư :

  -  Học nhơn không biết con đường lư, chưa khỏi t́nh thức kéo lôi.

Sư bảo:

   -  Ngươi có thấy con đường lư hay không?

   -  Thấy không có đường lư.

   -  Bị t́nh thức chỗ nào?

  -  Học nhơn hỏi thật.

   -  Như thế th́ cần phải đi đến chỗ muôn dặm không một tấc cỏ.

   -  Chỗ muôn dặm không một tấc cỏ có cho con đến hay không?

   -  Cần phải đi như thế.

*

Hoa Nghiêm đang vác củi, Sư nắm đứng lại, hỏi:

  -  Gặp nhau ở đường hẹp th́ như thế nào?

Hoa Nghiêm thưa:

  -  Tráo trở! tráo trở!

  -  Ngươi hăy nhớ lời ta: “ nếu trụ hướng Nam th́ có 1000 người, c̣n nếu trụ hướng Bắc chỉ được 300 mà thôi."

*

Khâm Sơn đến tham vấn, Sư hỏi:

   -  Từ đâu đến?

Khâm Sơn thưa:

  -  Từ Đại Từ đến.

   - Thấy Đại Từ chăng?

   -  Thấy.

   -  Trước sắc thấy hay sau sắc thấy?

   -  Không thấy trước sau?

Sư gật đầu.

Khâm Sơn bèn thưa:

  -  Con rời thầy quá sớm nên không tột được ư thầy.

*

Khâm Sơn, Nham Đầu và Tuyết Phong đang ngồi, Sư châm trà mang đến, Khâm Sơn bèn nhắm mắt. Sư hỏi:

  -  Từ đâu đến?

Khâm Sơn đáp:

   -  Từ nhập định đến.

Sư hỏi:

  -  Định vốn không cửa, ông từ chỗ nào vào?

 Lăo Túc thay lời :

   -  Phần nhiều có người hội như thế .

 Tuyết Đậu Hiển riêng nói:

  -  Đương thời chỉ trỏ Nham đầu, Tuyết Phong nói:”Cùng hai gă ấy ngủ gục uống trà.”

*

Bắc Viện Thông đến tham vấn, Sư thượng đường nói:

  -  Ngồi đoạn chủ nhân ông, không rơi vào cái thấy thứ hai.

Thông bước ra trước chúng thưa:

  -  Cần biết có một người không nên làm bạn.

Sư nói :

  -  Vẫn là cái thấy thứ hai.

Thông liền hất ngă giường thiền.

Sư hỏi:

  -  Lăo huynh thế nào?

Thông đáp:

   -  Đợi đầu lưỡi con thối nát sẽ nói cho Hoà thượng.

Sau đó, Thông từ giă Sư định vào núi.

Sư nói:

  -  Hăy bảo trọng! Vượn bay về núi, chú ư.

Thông im lặn g giây lâu.

Sư gọi:

  -  Xà Lê Thông!

Thông đáp:

  -  Dạ!

Sư bảo :

  -  Sao không vào núi đi?

Thông nhân đây có tỉnh nên không vào núi.

*

Đạo Toàn hỏi Sư :

  -  Thế nào là yếu chỉ xuất ly?

Sư đáp:

  -  Khói sanh dưới chân Xà Lê.

Toàn lập tức khế ngộ, trọn không đi nơi khác.

Vân Cư thưa:

   -  Trọn không cô Phụ Hoà thượng, “Khói sanh dưới chân”.

Sư nói:

  -  Từng bước nhiệm mầu tức là công đến.

*

Tiết Đông Chí,Thủ toạ Thái và Sư đang ngồi ăn trái cây, Sư bèn hỏi ;

   -  Có một vật, trên chống trời, dưới chống đất, đen như sơn, thường ở trong động dụng, trong động dụng nắm bắt không được, hăy nói lỗi ở chỗ nào?

Thái thưa ;

  -  Lỗi ở trong động dụng.

Đồng An Hiển riêng nói:

  -  Không biết.

Sư gọi thị giả dọn dẹp mâm trái cây.

Lang Da Giác nói:

  -  Nếu không phải là Lăo nhơn Động Sơn th́ đâu thể hiện được? Tuy nhiên như thế, Động Sơn vẫn c̣n thiếu một thủ đoạn.

Qui Sơn Triết nói:

   -  Các ngươi có biết chỗ nơi của Động Sơn chăng? Nếu không biết th́ luôn luôn khởi hiểu thị phi được mất.

   Sơn Tăng nói:

  -  Trái cây ấykhông những Thủ toạ không được ăn mà cho dù hết thảy người trên thế giới cũng không có con mắt chơn chánh để nh́n đến.

Vân Cái Bổn nói :

  -  Động Sơn tuy có kiềm chùy đập phá hư không, nhưng không có kim chỉ để may vá. Đợi y nói: “Lỗi trong động dụng”, chỉ cần nói: “ Mời Thủ toạ ăn trái cây”. Thủ Toạ thái nếu là Nạp tăng, ăn xong cũng phải mửa ra hết.

Nam Đường Tĩnh nói:

  -  Động Sơn ngồi bên bức màn quyết thắng ngàn dặm; Thủ toạ Thái toàn thân là miệng, có lư nhưng mà khó bày.

Qui Sơn Quả nói:

  -  Động Sơn ếm đứa lành thành kẻ giặc, Thủ toạ Thái có lư nhưng mà khó bày, Sơn tăng xem thấy bất b́nh lấy làm hổ thẹn. Đương thời vừa nghe hỏi như thế th́ chỉ nói:” Việc thọ kư trên hội Linh Sơn c̣n chưa đến nổi như thế”. Đợi y suy nghĩ, cầm trái cây ném vào mặt, không những bít lấp cổ họng mà c̣n tránh khỏi người sau vọng sanh suy lường.

Tịnh Từ Xương nói ;

  -  Động Sơn tuy dọn được mâm trái cây, nhưng không bít được miệng Thủ toạ Thái.

*

Thấy Thượng toạ U đến, Sư bèn ngồi dậy đến sau giường thiền đứng. U hỏi:

  -  Hoà thượng v́ sao xoay tránh con?

Sư đáp :

  -  Ta cho là Xà Lê không thấy Lăo tăng.

*

Sư đang chăm sóc lúa nếp, thấy Thượng toạ Lăng đến. Sư hỏi:

  -  Con trâu này cần phải đề pḥng, e làm tổn thương đến lúa mạ người ta.

Lăng thưa :

  -  Nếu là trâu khéo, th́ không phạm đến lúa mạ người.

*

Có vị tăng hỏi ngài Thù Du:

  -  Thế nào là hạnh Sa môn?

ThùDu đáp :

  -  Hạnh th́ chẳng phải không, nhưng có giác tức trái.

Có vị tăng khác thuật lại cho Sư nghe. Sư bảo:

  -  Sao không nói:” Chưa biết là hạnh ǵ?”

Tăng bèn đem lời này kể cho Thù Du nghe. Thù Du nói:

  -  Hạnh Phật, hạnh Phật.

Tăng trở về thuật lại cho Sư. Sư bảo ;

  -  U Châu giống như Khả, khổ nhất là Tân La.

Đông Thiền Tề niệm:

  -  Lời nói ấy có nghi lầm hay không? Nếu có, hăy nói chỗ nào chưa được? Nếu không, ông ấy lại nói khổ nhất là Tân La, kiểm điểm ra chăng? Ông ấy nói: “Hạnh th́ chẳng phải không, nhưng có giác tức trái.” Khiến cho hỏi lại:  “là hạnh ǵ?” lại nói:” Hạnh Phật” . Vị Tăng ấy hội rồi hỏi hay chưa hội rồi hỏi? Xin đoạn xem.

*

Tăng hỏi Sư:

  -  Thế nào là hạnh Sa môn?

Sư bảo:

  -  Đầu dài 3 thước, cổ dài 2 tấc.

Sư sai thị giả đem câu này hỏi Hoà thượng Tam Thánh Nhiên, Tam Thánh bấm vào tay thị giả một cái. Thị giả trở về thuật cho Sư, Sư gật đầu. 

*

Hoà thượng Mễ ở Kinh Triệu sai vị tăng đến hỏi Ngưỡng Sơn:

  -  Thời nay có tu hành có ngộ hay không?

Ngưỡng Sơn đáp:

  - Ngộ tức phải không, như thế nào rơi vào điều thứ hai?

Hoà thượng Mễ lại sai vị tăng hỏi Sư:

  -  Việc ấy rốt ráo thế nào?

Sư đáp:

  -  Nên hỏi lại ông ấy mới được.

*

Thượng thư Trần hỏi:

  -  Trong 25 vị Bồ Tát, v́ sao không thấy Diệu Giác.

Sư đáp:

  -  Thượng thư đích thân thấy Diệu Giác!

*

Có ông quan hỏi:

  -  Có người tu hành chăng?

Sư đáp:

  -  Đợi ông làm nam tử sẽ có tu hành.

*

Sư dạy chúng:

  -  Huynh đệ! Đầu Thu cuối Hạ, các huynh đệ đi Đông đi Tây cần phải đến chỗ muôn dặm không có một tấc cỏ mới được.

Sư  im lặng giây lâu, nói:

  -  Thế th́, chỗ muôn dặm không một tấc cỏ làm sao đi?

Sau có người thuật lại cho Thạch Sương, Thạch Sương nói:

  -  Sao không nói ra cửa chính là cỏ.

 Sư nghe, bèn bảo:

  -  Trong nước Đại Đường có mấy người như thế.

Đại Dương Huyền nói:

   -  Hôm nay nói thẳng không ra cửa, cũng là cỏ khắp nơi. Hăy nói hành vi ở chỗ nào? Giây lâu, nói:”Chớ giữ núi lạnh khác cỏ xanh, ngồi dính mây trắng tông chẳng diệu.”

Bạch Vân Đoan nói:

  -  Nếu thấy được Am chủ liền thấy được Đọâng Sơn; nếu thấy được Đông sơn liền thấy được Am chủ. Thấy Đông Sơn th́ dễ, thấy Am chủ th́ khó, v́ ông ấy không bị trụ tŕ cột trói. Chẳng nghe nói:” Mây ở đầu non nhàn chẳng dứt, đáy khe ḍng suối bận lắm thay!”

Qui Sơn Quả nói:

  -  Chém đinh chặt sắt mở toang cửa huyền hướng thượng. Ngôn ngữ thành thật, sẽ chỉ cho người ta con đường chính yếu. Hăy nói ngươi làm sao hội ra cửa chính là cỏ? Thạnh Sương nói như thế, các ngươi không được động đến, động đến sẽ ăn ba mươi gậy.

Kính Sơn Quả nói:

   -  Một giọt sữa sư tử làm tan mười đấu sữa lừa.

*

Tăng hỏi:

  -  Muốn thấy bản lai sư của Hoà thượng làm sao thấy?

Sư đáp:

  -  Tuổi răng tương tợ th́ không ngăn trở.

Tăng nghĩ định nói, Sư bảo:

  -  Chẳng bước theo vết trước, xin hỏi một câu khác.

Tăng không đáp được.

Vân Cư thay lời:

  -  Như thế th́ không thấy bản lai sư của Hoà thượng rồi!

Sau Thượng toạ Kiểu niêm hỏi Trường khánh:

  -  Thế nào là tuổi răng tương tợ?

Trường Khánh đáp:

 

  -  Cổ nhân nói như thế, Xà Lê Kiểu lại t́m cái ǵ trong đây ?

*

Tăng hỏi:

   -  Khi lạnh, nóng đến làm sao tránh?

Sư bảo:

  -  Sao không đến chỗ không lạnh nóng?

   -  Thế nào là chỗ không lạnh nóng?

  -  Khi lạnh, lạnh giết Xà Lê; khi nóng, nóng giết Xà Lê.

Đầu Tử Đồng nói :

  -  Mấy người đến được như thế.

Lang Da Giác nói:

   -  Ta th́ không vậy, thế nào là chỗ không lạnh nóng? Rồi đi vào tăng đường.

Vân Cư Vũ nói:

   -  Lang Da thốt ra ư tưởng này, nhưng Sơn Tăng th́ không phải vậy, thế nào là chỗ không lạnh nóng? Ba tháng mùa Đông đốt lửa sưởi ấm, chín tháng mùa Hạ giữ gió lành.

Bảo Phong Văn nói:

   -  Đại chúng nếu hội được th́ không ngại thần thông du hư, tất cả giờ lạnh nóng đến cũng không can hệ ǵ; nếu không hội th́ ở trong lạnh nóng hết Đông tới Hạ.

Thượng Phong Tài nói:

   -  Một câu của Động Sơn  có thể nói rằng chủ khách tham nhau, chánh thiên dính vào. Bây giờ các người xoay tránh chỗ nào? Xin hỏi các người hội hay không?

 Lặc Đàm Chuẩn nói:

   -  Nếu là người giờ thủy cũng nóng, không phải là  người giờ hoả cũng lạnh!

*

Sư thượng đường dạy chúng:

  -  Có người không đền đáp bốn ân, ba cơi chăng?

 Đại chúng không đáp được.

   Sư lại bảo:

  -  Nếu không thể nhận lư này, làm sao thoát khỏi bệnh trước sau? Cần phải tâm tâm không chạm vật, bước bước không chỗ nơi, thường không gián đoạn mới được tương ưng. Cần phải nổ lực, cớ nhàn rỗi qua ngày.

*

 Sư hỏi tăng:

  -  Từ đâu đến?

     Tăng thưa:

  -  Dạo núi đến .

  -  Có đến đỉnh chăng?

  -  Đến.

   -  Trên đỉnh có người chăng?

  -  Không có người.

   -  Như thế ắt chưa đến đỉnh rồi.

  -  Nếu không đến đỉnh , làm sao biết không có người?

  -  Sao không tạm thời  dừng trụ

   -  Con không từ chối trụ, Tây Thiên có người không nhận.

   -  Ta từ trước đến nay nghi gă này.

*

Tăng hỏi:

  -  Thế nào là ư Tổ Sư từ Tây sang?

Sư đáp:

   -  Giống hệt sợ kê tê.

   Tăng hỏi:

   -  Rắn nuốt ểnh ương, cứu là phải hay không cứu là phải?

    Sư đáp:

    -  Nếu cứu th́ hai mắt không thấy đường, c̣n không cứu th́ h́nh bóng chẳng bày.

*

   Có vị tăng bệnh muốn đến yết kiến Sư mà đi không nổi, Sư bèn đến thăm. Tăng hỏi:

  -  Ḥa thượng v́ sao không cứu con cái người ta?

 Sư hỏi:

   -  Ông là con cái nhà ai?

  -  Con là con cái nhà đại xiển đề.

     Sư im lặng giây lâu.

     Tăng hỏi:

     -  Khi bốn núi bức bách th́ thế nào?

     -  Ngày trước Lăo tăng cũng có đến dưới mái hiên nhà người mà qua đây.

    -  Hồi hỗ hay không hồi hỗ.

   -  Không hồi hỗ.

    -  Hoà thượng dạy con đi ở chỗ nào?

   -  Đi vào trong ruộng lúa.

    Tăng hư một tiếng, nói:

   -  Xin từ giă.

    Tăng liền ngồi thị tịch.

    Sư lấy gậy gơ lên đầu ba cái nói:

  -  Ông chỉ khéo đi như thế mà không khéo đến như thế.

     Chiêu Giác Cần nói:

   -  Phàm là người hành cước, điều chính yếu phải thấu suốt một sự kiện này. vị tăng ấy đă là con cái nhà đại xiển đề, cho đến bốn núi bức bách, tay chân run rẩy, nếu không phải Động Sơn giàu ḷng từ bi, thả một sợi tơ nói với y một cách suôn sẻ, th́ làm sao khéo đi như thế? Cho nên cổ nhơn nói: “Đến lúc lâm chung nếu một mảy may t́nh phàm lượng thánh chưa hết, th́ không thể khỏi vào trong thai lừa bụng ngựa.” Thế th́ Động Sơn nói: “Ta cũng ở dưới mái hiên nhà người đi qua”. Là ngại bốn núi hay không ngại bốn núi? Đến trong đây phải là thùng thông lũng đáy mới được. Hăy nói Động Sơn ư thế nào? Lại hội chăng?

Gà vàng mổ vỡ lưu ly vỏ

Thỏ ngọc mở toang cửa biển xanh.

*

  Nhân buổi tham vấn ban đêm mà không thắp đèn, có  vị tăng bước ra hỏi thoại. Hỏi xong lui ra ngồi ở phía sau,   Sư sai thị giả thắp đèn, bèn gọi:

   -  Tăng vừa hỏi thoại ra đây.

   Vị tăng ấy tới gần. Sư bảo:

   -  Hăy đem hai lượng bột đến cho vị Thượng toạ này.

   Vị tăng ấy phủi áo lui ra , từ đó tăng có tỉnh, bèn bỏ hết y bát, sắm trai cúng dường.

   Sau ba năm, tăng đến từ giă đi nơi khác, Sư bảo:

  -  Hăy bảo trọng !    

     Lúc đó, Tuyết Phong đứng hầu hỏi Sư:

  -  Thế th́ vị tăng ấy từ giă ra đi bao giờ trở lại.

     Sư đáp:

   -  Y chỉ biết một lần đi mà không biết trở lại.

     Vị tăng ấy trở về tăng đường, đến chỗ y bát ngồi tịch, Tuyết Phong đến báo tin Sư. Sư bảo:

  -  Tuy nhiên như thế, sánh với Lăo tăngvẫn c̣n cách ba đời.

*

Sư hỏi tăng:

  -  Từ đâu đến?

Tăng thưa:

  -  Từ đầu tháp Tam Tổ đến.

  -  Đă từ chỗ tổ sư đến, lại c̣n muốn thấy Lăo tăng làm ǵ?

  -  Tổ sư th́ khác, con và Hoà thượng không khác.

  -  Lăo tăng muốn thấy bản lai sư của Xà Lê được chăng?

  -  Cũng cần đợi Hoà thượng tự xuất đầu mới được.

  -  Vừa rồi tạm thời không có Lăo  tăng. 

*

Tăng hỏi:

  -  Gặp nhau mà không niêm ra, cử ư liền tri hữu th́ thế nào?

Sư bèn chấp tay lên đỉnh đầu. 

*

Sư hỏi thị giả Đức Sơn :

  -  Từ phương nào đến?

Thị giả thưa:

  -  Từ Đức Sơn đến .

  -  Đến đây làm ǵ?

  -  Hiếu thuận Hoà thượng.

  -  Vật ǵ hiếu thuận nhất trên đời?

Thị giả không đáp được.

*

Sư thượng đường:

  -  Có một người ở trong ngàn người, muôn người mà không xoay lưng bất cứ một người nào, cũng không hướng đến một người nào. Ông hăy nói người này có đủ mặt mày ra sao?

Vân Cư bước ra thưa:

  -  Con đi tham đường (vào tăng đường yết kiến Thủ toạ và đại chúng).

*

Có lúc sư nói:

  -  Thể nhận được việc Phật hướng thượng mới có chút phần nói thoại.

Tăng hỏi:

  -  Thế nào là nói thoại?

  -  Lúc ta nói thoại mà Xà Lê không nghe.

  -  Ḥa thượng có nghe chăng?

  -  Lúc không nói thoại th́ nghe.

Tăng hỏi:

  -  Thế nào là hỏi chánh, đáp chánh?

  -  Không từ trong miệng nói.

  -  Nếu có người hỏi thầy đáp chăng?

  -  Cũng chưa từng hỏi.

Tăng hỏi:

  -  Thế nào là từ cửa vào không phải của báo?

  -  Khéo lảnh ngộ.

Tăng hỏi:

  -  Hoà thượng ra trụ tŕ có mấy người tin tưởng.

  -  Hoàn toàn không một người tin tưởng.

  -  V́ sao hoàn toàn không một người tin tưởng.

  -  V́ họ mỗi mỗi khí phách như vua.

*

Sư hỏi vị tăng giảng kinh Duy Ma:

  -  “ Không thể dùng trí biết, không thể dùng thức biết”, vậy gọi là lời ǵ?

Tăng đáp:

  -  Lời ca ngợi pháp thân.

  -  Gọi là pháp thân là đă ca ngợi rồi.

*

Tăng hỏi:

  -  “Luôn luôn siêng lau chùi”, v́ sao không được truyền y bát? Chưa biết người nào mới có thể được?

 Sư đáp:

   -  Người không nhập môn.

  -  Thế th́, người không nhập môn có được hay không?

  -  Tuy nhiên như thế, chẳng được không truyền cho ông ấy.

Sư lại nói:

  -  Dù nói “bản lai vô nhất vật” mà vẫn chưa có thể được y bát kia, ông nói người nào mới có thể được? Trong đây tức khắc được một chuyển ngữ, thử nói hạ được lời ǵ?

Lúc ấy có một vị tăng hạ chín mươi sáu chuyển ngữ hoàn toàn không khế hợp một chuyển ngữ rốt sau mới hợp ư Sư.

Sư bảo:

  -  Xà lê sao không nói sớm như thế?

Có một vị tăng khác lén nghe, nhưng không nghe chuyển ngữ rốt sau bèn thỉnh ích vị tăng ấy, tăng không chịu nói, như thế theo nhau ba năm mà vẫn không nói.

Một hôm nhân bệnh , vị tăng này nói :

  -  Con ba năm thỉnh thầy nói thoại trước mà không được thầy từ bi chỉ dạy, thiện lấy không được th́ phải lấy ác!

Bèn cầm dao bạch:

   -  Nếu không nói cho con th́ con sẽ giết Thượng toạ.

Vị tăng ấy hoảng hốt, nói:

  -  Xà Lê! Hăy đợi giây lát! tôi sẽ nói cho ông.

Bèn nói:

  -  Dù cho tương lai cũng không chổ bám.

Vị tăng này lể tạ.

 Tuyết Đậu Hiển nói:

  -  Ông ấy đă không nhận, th́ con mắt ấy tương lai ắt sẽ mù. Có thấy y bát của Tổ Sư chăng? Nếu lúc ấy vào cửa, th́ hai tay truyền cho, không những núi Đại Dửu một người nâng không nổi, giả sử người cả nước đến đem đi cũng không được.

Thúy Nham Chi nói:

  -  Trọn không thể được y bát của ông ấy, lại cùng Cổ Phật đồng tham. Hăy nói tham cái ǵ?

 Thiên Đồng Giác nói:

   -  Trường Lô th́ chẵng phải vậy, cần phải tương lai. Nếu không có tương lai, làm sao biết không nhận  tương lai ắt nên là mắt? Không nhận chơn là mù? Lại hội chăng? Chiếu tột thể không chổ nương, toàn thân hợp đại đạo.

Linh Ẩn Nhạc thuật cho Thúy Nham nghe xong, nói:

 Đến khắp đất Giang Ngô

Cách bờ vượt nhiều núi.

*

Có am chủ bị bệnh, hễ khi thấy Tăng liền nói:

  -  Cứu nhau! Cứu nhau!

Có nhiều người hạ ngữ mà không khế hợp.

Sư bèn đến thăm, am chủ cũng nói:

  -  Cứu nhau!

Sư hỏi:

  -  Cứu nhau cái ǵ?

Am chủ nói:

  -  Chẳng phải đích tôn của Vân Nham, cháu của Dược Sơn chăng?

Sư đáp:

  -  Không dám.

Am chủ chắp tay nói:

  -  Mọi người tiển nhau.

Am chủ liền thị tịch.

*

Tăng hỏi:

-  Tăng thị tịch đi về đâu?

Sư đáp:

  -  Sau khi hỏa táng có một cọng rau.

*

Nhân đang tập trung chủ tăng làm công tác, Sư đi tuần liêu thấy một vị tăng không đi làm Sư hỏi:

  -  Ông sao không đi làm?

Tăng thưa:

  -  Con bị bệnh.

Sư bảo:

  -  Ông lúc b́nh thường th́ khoẻ mạnh, sao bây giờ không tới lui được?

Tăng hỏi:

  -  B́nh thường thầy dạy con đi đường chim không biết thế nào là đường chim?

Sư đáp:

   -  Không gặp một người.

   -  Làm sao đi?

  -  Cần phải dưới chân không riêng đi.

  -  Thế th́, đi đường chim không phải là bản lai diện mục chăng?

   -  Tại sao Xà Lê điên đảo vậy?

  -  Con điên đảo chổ nào?

   -  Nếu không điên đảo, tại sao lại nhận tớ làm chủ?

   -  Thế nào là bản lai diện mục?

  -  Không đi đường chim.

Sau Giáp Sơn Hội hỏi tăng:

  -  Chỗ nào đến?

Tăng thưa:

  -  Độâng Sơn đến.

  -  Động Sơn có ngôn cú ǵ chỉ dạy đồ chúng?

  -  B́nh thường dạy học nhọc học ba đường.

  -  Những ǵ là ba đường?

  -  Đường huyền, đường chim và giơ tay.

  -  Thật có lời này chăng?

  -  Thật có.

  -  Quỹ tri truyền muôn dặm, lâm hạ đạo nhân buồn.

Phù Sơn Viễn nói:

  -  Chẳng nhân lá vàng rụng, đâu biết mùa Thu về? 

*

Sư bảo chúng:

  -  Người biết có Phật hướng thượng mới có phần nói thoại.

Tăng hỏi:

  -  Thế nào là người biết có Phật hướng thượng?

Sư đáp:

  -  Phi Phật.

Bảo Phước riêng nói:

  -  Phật Phi.

Pháp Nhăn riêng nói:

  -  Phương tiện gọi là Phật.

*

Sư hỏi tăng:

  - Từ đâu đến?

Tăng thưa:

  -  Từ chỗ làm giày đến.

   -  Tự làm hay nhờ người khác làm?

  -  Nhờ người khác làm.

  -  Người khác có chỉ dạy Xà Lê hay không?

  -  Cho phép th́ không trái.

*

Tăng hỏi:

  -  Thế nào là trong Huyền lại Huyền?

Sư đáp:

  -  Như lưỡi người chết.

*

Sư đang rửa bát, thấy hai con chim tranh giành tôm tép, có vị tăng liền hỏi:

  -  V́ sao việc này lại như thế?

Sư đáp:

  -  Chỉ v́ Xà Lê.

*

Tăng hỏi:

  -  Thế nào là Pháp thân chủ, Tỳ Lô sư?

Sư đáp:

  -  Cây lúa, gốc lúa.

*

Tăng hỏi:

  -  Trong ba thân, thân nào không rơi vào chúng số.

Sư đáp:

  -  Ta từng phân tich điều này.

Sau, tăng hỏi Tào Sơn:

  -  Tiên Sư nói:”Ta từng phân tích điều này”.Ư thế nào?

Tào Sơn đáp:

  -  Muốn đầu liền chặt đi.

Tăng lại hỏi Tuyết Phong, Tuyết Phong dùng gậy đánh vào miệng nói:

  -  Ta cũng từng đến Động Sơn.

Thừa Thiên Tông nói:

   -  Một chuyển ngữ biển xanh sông trong, một chuyển ngữ gió cao trăng lạnh, một chuyển ngữ cởi ngựa giặc đuổi giặc. Chợt có vị tăng bước ra nói: “Đều không phải như thế”. Cũng chấp nhận cho y có đủ một con mắt.

Diệu Hỷ nói:

  -  Sắn b́m như thế cũng chưa mộng thấy ba ông già. Lại nói: sao không nhắm vào trái tim châm cho một cái?

*

Dưới hội có Lăo túc đến Vân Nham trở về, Sư hỏi:

  -  Ông đến Vân Nham làm ǵ?

Lăo túc thưa:

  -  Không biết.

Sư thay lời:

  -  Đắp đống đất.

*

Tăng hỏi:

  -  Thế nào là cha mây trắng núi xanh?

Sư đáp:

  -  Không tối tăm rậm rạp.

  -  Thế nào là con mây trắng núi xanh?

  -  Không biện Đông Tây.

   -  Thế nào trọn ngày dựa mây trắng?

   -  Không được bỏ ĺa.

  -  Thế nào là núi xanh đều không biết?

   -  Không đoái nh́n.

*

Tăng hỏi:

  -  Bên bờ sông trong kia là cỏ ǵ?

Sư đáp:

  -  Là cỏ không mầm.

*

Sư hỏi tăng:

  -  Vật ǵ khổ nhất trên đời?

Tăng thưa:

  -  Địa ngục khổ nhất.

  -  Không phải vậy, ngay chiếc y này mà không sáng đại sự là khổ  nhất.

*

Sư hỏi tăng:

  -  Tên ǵ?

Tăng thưa:

  -  Mỗ Giáp.

  -  Thế nào là chủ nhân ông của Xà Lê?

  -  Đang đáp.

  -  Khổ thay! Khổ thay! Thời nay người ta quen thói đối đáp như thế, chỉ biết nhận tớ làm ḿnh. Chủ trong khách c̣n chưa phân biệt được, làm sao biện chủ trong chủ?

Tăng liền hỏi:

   -  Thế nào là chủ trong chủ?

  -  Xà Lê hăy tự nói.

  -  Con nói được tức là chủ trong khách.

Vân Cư thay lời:

  -  Con nói được, không phải chủ trong khách.

  -  Thế nào là chủ trong chủ?

  -  Nói thế ấy th́ dễ, tương tục cũng rất khó.

Sư bèn dạy bái tụng:

Ta kiến kim thời học đạo lưu,

Thiên thiên vạn vạn nhận môn đầu.

Kháp tợ nhập kinh triều thánh chúa,

Chỉ đáo Đồng quan tức tiện hưu.

Dịch:

Ôi, thấy người tu lúc hiện nay,

Ngàn ngàn vạn vạn nhận môn đầu.

Giống hệt vào cung chầu thánh chúa,

Chỉ đến Đồng quan lại tự hài.

*

Sư thượng đường:

  -  Đạo vô tâm hợp người, người vô tâm hợp đạo. Muốn biết ư trong ấy, một già một không già.

 Sau, có một vị tăng hỏi Tào Sơn:

  -  Thế nào là một già?

Tào Sơn đáp:

  -  Không phù tŕ.

Tăng hỏi:

  - Thế nào là một không già?

Tào Sơn đáp:

  -  Cây khô.

Tăng lại thuật lại cho Tiêu Dao Trung nghe, Trung nói:

  -  Tam tùng lục nghĩa.

*

Ngũ Tiết đến chỗ Thạch Đầu, nói:

  -  Một lời khế hợp th́ ở, nếu không khế hợp th́ đi.

Thạch Đầu ngồi xổm, Ngũ Tiết liền đi. Thạch Đầu theo sau gọi:

  -  Xà Lê! Xà Lê!

Ngũ Tiết xoay đầu. Thạch Đầu nói:

  -  Từ sanh đến tử chỉ là cái ấy, xoay đầu chuyển năo làm ǵ?

Ngũ Tiết bổng dưng khế ngộ,bèn bẻ găy cây gậy. Sư bảo:

  -  Đương thời nếu không phải Tiên sư Ngũ Tiết, cũng rất khó thừa đương. Tuy nhiên như thế, vẫn c̣n kẹt trên đường.

*

Tăng từ giă Đại Từ, Đại Từ hỏi:

  -  Đi chỗ nào?

Tăng thưa:

  -  Đi Giang Tây.

  -  Ta làm phiền ông một việc được chăng?

  -  Ḥa thượng có việc ǵ?

  -  Đem Lăo tăng đi theo được chăng?

  -  Nếu có người hơn Hoà thượng cũng không thể đem đi được.

Đại Từ liền thôi.

Sau, Tăng thuật lại cho Sư, Sư bảo:

  -  Xà Lê đâu nên nói như thế .

  -  Ḥa thượng thế nào?

  -  Đắc .

Pháp Nhăn riêng nói:

  -  Nếu Hoà thượng đi, con sẽ cầm nón.

Sư lại hỏi vị tăng ấy:

  -  Đại Từ có ngôn cú ǵ khác không?

Tăng thưa:

  -  Có khi Ngài dạy chúng: “Nói được một trượng không bằng hành một thước; nói được một thước không bằng hành một tấc”.

Sư bảo:

   -  Ta chẳng nói như thế.

   -  Hoà thượng th́ sao?

  -  Nói hành không được, hành nói không được.

*

Dược Sơn dạo núi với Vân Nham, chiếc đao trên lưng Dược Sơn khua tiếng. Vân Nham hỏi:

  -  Vật ǵ khua tiếng?

Dược Sơn rút đao ra làm thế chặt.

Sư thuật lại dạy chúng:

  -  Thấy Dược Sơn dốc thân về việc này. Thời nay người nào muốn sáng việc hướng thượng cần phải thể hội ư này mới được.

*

Dược Sơn tổ chức buổi tham vấn ban đêm mà không thắp đèn.

Dược Sơn thuyết pháp:

  -  Ta có một câu, đợi khi nào ḅ đực sanh con ta sẽ nói cho ông.

Tăng thưa:

  -  Ḅ đực đă sanh con rồi, nhưng Hoà thượng chưa nói.

Dược Sơn bảo:

  -  Thị giả! Cầm đèn đến đây.

Vị tăng ấy thoái lui vào chúng.

Vân Nham nêu lên hỏi Sư:

  -  Việc ấy là thế nào?

Sư đáp:

  -  Vị tăng ấy đă hội, nhưng không chịu lễ bái.

*

Cử:

  -  Dược Sơn hỏi tăng: “Từ đâu đến?” Tăng đáp:” Từ Hồ Nam đến.” Dược Sơn hỏi:”Nước hồ Động Đ́nh đầy chưa?”Tăng đáp:”Chưa”.Dược Sơn hỏi:”Trời mưa rất nhiều, v́ sao chưa đầy?” Tăng không đáp được.

Đạo Ngô nói:

  -  Đầy rồi.

Vân Nham nói:

  -  Trong lặng.

Sư nói:

  -  V́ sao trong kiếp từng có tăng giảm?

*

Dược Sơn hỏi Tăng:

  -  Nghe nói ông tính toán giỏi lắm phải chăng?

Tăng thưa:

  -  Không dám.

   -  Ông thử tính Lăo tăng xem.

Tăng không đáp được.

Vân Nham nêu lên hỏi Sư:

   -  Theo ông th́ sao?

 Sư thưa:

   -  Thỉnh Hoà thượng ngắm trăng.

*

Sư có làm bài tụng Ngũ vị quân thần:

Chánh trung thiên.

Tam canh sơ dạ nguyệt minh tuyền

Mạc quái tương phung bất tương thức,

 Ẩn ẩn du hoài cựu nhựt hiềm.

Thiên trung chánh.

Thất hiểu lăo bà phùng cổ cảnh,

Phân minh dịch diện biệt vô chơn,

Hưu cánh mê đầu du nhận ảnh.

Chánh trung lai.

Vô trung hữu lộ , cách trần ai,

Đản năng bất xúc đương kim huư,

Dă thắng tiền triều đoạn thiệt tài.

Kim trung chí

Lưỡng nhẫn giao phong bất tu tị,

Hảo thủ du như hoả lư liên.

Uyển nhiên tự hữu xung thiên chí.

Kim trung đáo

Bất lạc hữu vô thùy cảm hoạ?

Nhơn nhơn tận dục xuất thường lưu.

Chiết hiệp hoàn quy khôi lư toạ.

Dịch:

Chánh trung thiên.

Đêm tối canh ba trăng sáng ngời;

 Giáp mặt ngờ chi chẳng quen biết,

Thầm thầm ôm mối hận phiền đời.

Thiên trung chánh

Lăo bà mù tối gặp gương xưa,

Đối diện rành rành không chơn khác,

Thôi chớ quên đầu nhận bóng h́nh.

Chánh trung lai

Trong không có lối cách trần ai,

Ngày nay huư kỵ v́ không chạm

Cũng thắng ngay triều cắt lưỡi tài. 

Kim trung chí

Hai kiếm chia nhau chẳng nên tránh,

Tay kheo giống như sen trong ḷ,

Dường tợ có chí không trời thẳm.

Kiêm trung đáo

Chẳng rơi có, không ai dám hoạ,

Người người đều muốn thoát ḍng  thường,

Tan hợp trở về ngồi trong tro.

Sư thượng đường:

  -  Khi Hướng làm sao? Khi Phụng làm sao? Khi công làm sao? Khi Cộng Công làm sao? Khi Công Công làm sao?

Tăng hỏi:

  -  Thế nào là hướng?

Sư đáp:

  -  Khi ăn cơm th́ làm sao?

  -  Thế nào là Phụng?

  -  Khi trái th́ làm sao?

  -  Thế nào là Công?

  -  Khi buông cuốc th́ làm sao?

  -  Thế nào là Cọâng Công?

  -  Không được sắc.

  -  Thế nào là Công Công?

  -  Không chung.

 Sư bèn dạy bài tụng:

Thánh Chúa do Lai Pháp đế Nghiên,

Ngự nhơn dĩ lễ khúc long yêu.

Hữu thời náo thị đầu biên quá,

Đáo xứ văn minh hạ Thánh triều.

Tịnh tẩy nùng trang vi a thùy?

Tử quy thinh lư khuyến nhơn quy.

Bách hoa lạc tận đề vô tận,

Cánh hướng loạn phong thâm xứ đề.

Khô mộc hoa khai kiếp ngoại xuân,

Đảo kỵ ngọc tượng sấn kỳ lân.

Nhi kim cao ẩn thiên phong ngoại,

Nguyệt kiểu phong thanh hảo nhựt thần.

Chúng sanh chư phật bất tương xâm,

Sơn tự cao hề thuỷ tự thâm.

Vạn biệt thiên sai minh để sự,

Chá cô đề xứ bách hoa tân.

Đầu giác tài sanh dĩ bất kham,

 Nghĩ tâm cầu Phật hảo tu tàm.

 Điều điều không kiếp vô nhơn thức.

Khẳng hướng Nam tuân ngũ thập tam

Dịch:

Thánh Chúa nguyên lai pháp đế nghiên

 Trị người dùng lễ khúc long yêu.

Có khi tiến thẳng vào chợ búa,

Đến chổ văn minh Chúc Thánh triều.

Tẩy sạch máu me đó là ai?

 Đỗ quyên ríu rít khuyến người về.

 Trăm hoa rụng hết kêu vô tận,

 Bay đến núi sâu hót líu lo.

 Cây khô hoa trổ ngoại kiếp xuân,

Cởi ngược voi ngọc đuổi kỳ lân.

 Hôm nay ẩn vết ngoài ngàn núi,

Gió mát trăn trong ngày tháng lành.

Chúng sanh chư Phật chẳng xâm nhau,

Núi tự cao chừ suối tự sâu.

Muôn ngàn sai biệt việc rành rơ,

Chá cô cất hót hoa thắm tươi.

Đầu mới mọc sừng đă chẳng kham,

Đem tâm cầu Phật hổ thẹn làm.

Xa xôi không kiếp nào ai biết,

Nhận ở phương Nam năm mươi ba.

Tào Sơn đến từ giả Sư, sư bèn phó chúc:

  -  Ta ở chỗ Tiên sư Vân Nham đích thân được ấn chứng:”Bảo cảnh tam muội”, là yếu chỉ tột cùng, nay truyền trao cho ngươi. Lời rằng:

Như thị chi pháp,

Phật Tổ mật phó,

Nhữ kim đắc chi,

Nghi thiện bảo hộ.

Ngân uyển thạnh tuyết,

Minh nguyệt tàng lộ,

Loại chi phất tề,

Hỗn tắc tri xứ.

Ư bất tại ngôn ,

Lai cơ diệc phó,

Đọng thành sào cựu,

Sai lạc cố trữ.

Bối xúc câu phi,

Như đại hoả tụ,

Đản hinh văn thái,

Tức thuộc nhiễm ô.

Dạ bán chánh minh,

Thiên hiểu bất lộ.

Vị vật tác tắc,

Dụng bạt chư khổ.

Tuy phi hữu vi,

Bất thị vô ngữ,

Như lâm bảo cảnh,

H́nh ảnh tương đổ.

Nhữ bất thị cừ,

Cừ chánh thị nhữ,

Như thế anh nhi,

Ngũ tướng hoàn cụ.

Bất khứ bất lai,

Bất khởi bất trụ,

Bàbàḥa ḥa,

Hữu cú vô cú.

Chung bất đắc vật,

Ngữ vị chánh cố,

 Trùng ly lục hào,

 Thiên chánh hồi hỗ.

 Điệp nhi vi tam,

Biến tận thành ngũ.

 Như trị thảo vị,

Như kim cang chữ.

Chánh trung diệu hiệp,

Sao xướng song cử.

 Thông tông thông đồ,

Hiệp đới hiệp lộ.

Thố nhiên tắc cát,

 Bất khả phạm ngỗ.

Thiên chơn nhi diệu,

Bất thuộc mê ngộ,

Nhơn duyên thời tiết,

Tịch nhiên chiêu trước.

Tế nhập vô gian,

Đại tuyệt phương sở,

Hào hốt chi sai,

Bất ưng luật lữ.

Kim hữu đốn tiệm,

Duyên lập tông thú,

Tông thú phân hỷ,

Tức thị qui củ.

Tông thông thú cực,

Chơn thường lưu chú.

Ngoại tịch trung diêu,

Hệ câu phục thử.

Tiên Thánh bi chi,

Vi pháp đàn độ,

Tùy kỳ điên đảo,

Dĩ truy vi tố,

Điên đảo tưởng diệt,

Khẳng tâm tự hứa.

Yếu hợp cổ triệt,

Thỉnh quán tiền cổ,

Phật đạo thúy thành,

Thập kiếp quán thọ.

Như hổ chi khuyết

Như mă chi chú.

Dĩ hữu hạ liệt,

Bảo kỷ trân ngự;

Dĩ hữu kinh dị,

Ly nô bạch cổ.

Nghệ dĩ xảo lực,

Xạ trúng bách bộ,

Tiễn phong tương trực,

Xảo lực hà dự?

Mộc nhơn phương ca,

Thạch nữ khởi vũ,

Phi t́nh thức đáo,

Ninh dung tư lự?

Thần phụng ư quân,

Tử thuận ư phụ,

Bất thuận phi hiếu,

Bất phụng phi phụ,

Tiềm hành mật dụng,

Như ngu như lỗ.

Đản năng tương tục,

Danh chủ trung chủ.

Dịch:

Chánh pháp là thế ấy,

Phật Tổ đă thầm trao,

Nay ông được đó rồi,

Phải nên khéo ǵn giữ.

Chén bạt dùng đựng tuyết,

Trăng sáng dấu chim c̣,

Loại đó chẳng đồng nhau,

Lẩn lộn th́ biết chổ.

Ư không có trong lời.

Cơ đến dụng cũng đến,

Dấy động thành hang ổ,

Sai rơi đoái nh́n măi.

Trái, chạm thảy đều quấy.

Giống như đống lửa lớn,

Chỉ bày màu sắc thôi,

Đấy chính là nhiễm ô.

Nửa đêm trăng sáng tỏ,

Sáng ra h́nh chẳng bày.

V́ vật làm phép tắc,

Nhổ sạch hết các khổ.

Tuy không có hữu vi,

Mà chẳng phải không lời.

Như người soi gương báu,

H́nh bóng thảy thấy nhau,

Ngươi chẳng phải là hắn,

Hắn chẳng phải là ngươi.

Như đứa trẻ sơ sinh,

Năm tướng đă đầy đủ,

Không đến cũng không đi,

Không dậy cũng không đứng

Khóc oa oa, oa oa,

Câu có và câu không.

Hoàn toàn không được vật

Bởi v́ lời chưa chánh

Trùng, Ly là sáu hào,

Thiên chánh đều hồi hỗ,

Chồng chất mà làm ba,

Đổi thay trọn thánh năm.

Như vị của trị thảo,

Nhu là chày Kim Cang.

Chánh trung khéo hoà hợp,

Sao xướng thảy đều cử,

Thông tông và thông đồ

Thầm mang vào ngỏ hẻm.

Lẩn lộn ấy là tốt,

Nhưng không nên phạm nghịch.

Thiên chơn mà huyền diệu,

Chẳng thuộc ở ngộ mê,

Nhân duyên thời tiết đến.

Lặng lẽ bày rơ ràng.

Dù nhỏ vào không lọt,

Lớn cũng bặt chổ nơi,

Vừa sai chừng mảy may,

Phép tắc liền tiêu mất

Ngày nay có đốn tiệm,

Bởi do lập tông thú,

Tông thú đă phân rành,

Đấy chí nh là qui củ.

Tông thông thú tột cùng,

Chơn thường trôi chảy suốt.

Ngoài yên mà trong động,

Như cột ngựa dẹp chuột.

Bậc tiên Thánh xót thương,

V́ đó ban bố pháp,

Tuỳ những người điên đảo,

Lấy đen cho là trắng,

Nếu tướng điên đảo diệt,

Ngay tâm mà tự nhận.

Cốt phải hợp vết xưa,

Mời xem bậc tiền bối,

Khi sắp thành Phật đạo,

Mười kiếp ngồi quán cây.

Như là hang của cọp,

Như là ổ của ngựa.

Bởi v́ có thấp kém,

Ghế báu xe quí bày;

Bởi v́ có sợ hăy,

Mèo nhà trâu trắng hiện.

Nghề nghiệp do sức khéo,

Bắn trúng đến trăm bước,

Tên nhọn sắp chạm nhau

Sức khéo đâu do dự?

Người gỗ mới vừa ca

Gái đá đứng dậy múa,

T́nh thức không thể đến

Không cho khởi suy nghĩ?

Bề tôi phụng với vua,

Con hiếu thuận với cha,

Không thuận chẳng phải hiếu,

Không phụng chẳng phải phụ.

Dụng kín thầm thực hành,

Giống như ngu như ngốc,

Chỉ cần hay tiếp nối.

Đó gọi chủ trong chủ.

*

Sư lại bảo :

  -  Thời đại mạt pháp người nhiều căn huệ, nếu muốn biện nghiệm thật giả, có ba thứ sấm lậu (rỉ chảy). Một là Kiến sấm lậu, nghĩa là căn cơ không rời địa vị, rơi trong biển độc; hai là T́nh sấm lậu, nghĩa là kẹt ở hướng đến và xoay lưng, chỗ thấy thiên lệch khô khan; ba là Ngữ sấm lậu, nghĩa là giỏi nghiên cứu mất chân tông, căn cơ mờ mịt trước sau. Trí của người học ô trược nên lưu chuyển không ra khỏi ba thứ này, ông nên biết đó.

Sư lại làm ba bài kệ cương yếu:

1.Sao xướng câu hành
Kim châm song tỏa bị.
Hiệp lộ ẩn toàn cai.
Bảo ấn đương phong diệu,
Trùng trùng cẩm phùng khai.

2. Kim tỏa huyền lộ

Giao hỗ minh trung ám,

Công tề chuyển giác nan.

Lực cùng vong tiến thối

Kim tỏa vơng man man.

3. Bất đọa phàm Thánh.

Sư lư câu bất thiệp,

Hồi chiếu tuyệt u vi.

Bối phong vô xảo chuyết,

Điện hỏa thước nan truy.

Dịch:

1.Sao xướng đồng hành

Kim vàng hai khóa đủ,

Ẩn bày thảy toàn thâu.

Ấn báu ngay phong diệu,

Lụa gấm lớp lớp khâu.

2.Khóa vàng đường huyền

Sáng tối xen lẫn nhau,

Chuyển giác khó,công bằng.

Sức cùng quên tiến thối,

Lưới vàng đă bủa giăng.

3.Chẳng rời phàm Thánh

Sự lư đều không dính,

Soi lại bặt u vi.

Ngược gió không khéo vụng.

Điện chớp khó đuổi t́m.

*

Sư bệnh, sai Sa Di báo tin cho Vân Cư, bèn dặn:

  -  Ông ấy có hỏi Ḥa thượng an vui chăng? Ông chỉ nói:”Con đường Vân Nham sắp đứt.” Ông nói câu này xong phải đứng xa, e bị ông ta đánh ông.

Sa Di lănh yếu chi đi báo tin, nói chưa dứt lời đă bị Vân Cư đánh cho một gậy, Sa Di không nói được.

Đồng An Hiển thay lời:

   -  Như thế th́ một gậy của Vân Nham chẳng rơi.

Vân Cư Tích nói:

  -  Thượng tọa! Hăy nói đường Vân Nham đứt hay chẳng đứt ?

Sùng Thọ Trù nói:

  -  Cổ nhơn đánh một gậy ấy, ư thế nào?

*

Sắp tịch, Sư bảo chúng :

  -  Ta có tiếng tăm ở đời, người nào v́ ta trừ được?

Đại chúng đều không đáp được. Khi ấy Sa Di bước ra thưa:

  -  Xin Ḥa thượng cho con pháp hiệu.

Sư bảo:

  -  Tiếng tăm của ta đă hết.

Thạch Sương nói:

  -  Không người nào được ông ấy nhận.

Vân Cư nói:

  -  Nếu có tiếng tăm, th́ không phải Tiên sư của ta.

Tào Sơn nói:

  -  Từ xưa đến nay, không người nào biện được.

Sơ Sơn nói:

  -  Rồng có cơ ra khỏi nước mà không người nào biện được.

*

Tăng hỏi :

  -  Ḥa thượng bệnh, cócái không bệnh hay không?

Sư đáp:

  -  Có.

  -  Cái không bệnh có thấy Ḥa thượng chăng?

  -  Lăo tăng xem y có phần.

  -  Chưa biết Hoà thượng làm sao xem y?

  -  Khi Lăo tăng xem y, th́ không thấy có bệnh.

Sư bèn hỏi tăng:

  -  Ĺa cái thân rỉ chảy này, nhằm chỗ nào cùng ta thấy nhau?

Tăng không đáp được.

Sư dạy bài tụng:

Học giả hằng sa vô nhất ngộ,

Quá tại tầm tha thiệt đầu lộ.

Dục đắc vong h́nh dẫn tung tích,

Nổ lực ân cần không lư bộ.

Dịch :

Kẻ học hằng sa không người ngộ,

Lỗi tại t́m y trên đầu lộ.(đầu lưỡi)

Muốn được quên thân sạch dấu vết,

Trong không tinh tấn theo lối bộ.

Sư sai cạo tóc, tắm gội xong, đắp y, đánh chuông từ giă chúng ngồi yên thị  tịch. Lúc ấy đại chúng gào khóc măi không thôi. Sư chợt mở mắt bảo chúng:

  -  Người xuất gia tâm không dính mắc vật, đó là ta hành chân chánh. Sống nhọc chết tiếc, buồn khóc có lợi ích ǵ?

Sư sai chủ sự sắm trai ngu si cúng dường, chúng vẫn luyến tiếc măi không thôi kéo dài đến ngày thứ bảy, thức ăn bày biện đầy đủ , Sư theo chúng thọ trai xong, bèn nói: “Nhà tăng vô sự, sắp đến giờ ra đi, chớ có làm ồn ào.

Sư bèn vào trượng thất ngồi yên thị tịch.

Bấy giờ là tháng ba năm thứ mười niên hiệu Hàm Thông (869). Sư thọ 63 tuổi, 42 tuổi hạ. Vua sắc phong là Ngộ Bổn Thiền Sư, tháp hiệu Huệ Giác. 

Quân Châu Động Sơn Ngộ Bổn Thiền Sư Ngữ Lục

 

back_to_top.png

 

 

[ TRANG CHỦ | KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0