* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ | KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

VT 1890

 

Diệu Nghĩa Thành Phật Của Hoa Nghiêm Nhất Thừa

Việt dịch : Thích Nguyên Chơn

Thứ tư, 16 Tháng 3 2016 09:19

華嚴一乘成佛妙義

Nguyên tác Hán văn: Thanh Khâu sa-môn Kiến Đăng Chi biên tập.

Kính lễ mười thân Lô-xá-na,

Các đức Như Lai khắp pháp giới,

Ba môn thành Phật, luân viên măn,

Hải hội Phổ Hiền và Văn-thù.

Ta trong sanh tử làm phàm phu,

Mong cầu văng sanh Tịnh độ Phật,

Cúi xin từ bi tăng trí niệm,

Khai lí sâu mầu lợi tự tha,

Khiến pháp trụ lâu báo ân Phật.

Pháp tánh mịt mờ không giới hạn, biển Phật mênh mông chẳng bến bờ. Thế th́ Xiển-đề thành Phật là thuyết cùng tột, phi t́nh[1]giác ngộ là lời nhiệm mầu. Đại thánh giai vị cao tột thật khó cùng, dù bậc hiền thông tuệ cũng không thể đạt đến, huống ǵ hàng phàm ngu đời mạt pháp mà muốn hợp với diệu ư của Đại sư sao? Cho nên hôm nay tôi t́m hiểu các bản văn khắp nơi, nêu ra yếu chỉ thành Phật rồi sơ lược lập năm môn:

-         Các môn thành Phật.

-         Những hạng người nhất định chứng đắc.

-         Giáo nghĩa sai biệt.

-         Những hạng người mau được thành Phật.

-         Hỏi đáp phân biệt.

1.CÁC MÔN THÀNH PHẬT

Có ba môn thành Phật là Vị thành Phật, Hạnh thành Phật, Lí thành Phật. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển ba ghi: “Căn cứ theo ư của một bộ kinh từ đầu đến cuối th́ thấy có ba môn thành Phật: một là căn cứ theo vị, hai là căn cứ theo hạnh, ba là căn cứ theo lí.

1.1.    Vị thành Phật

Ở đây căn cứ theo năm bậc như Thập trụ… thuộc Tam thừa Chung giáo[2]mà bàn về việc thành Phật. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí ghi: “Sáu tướng[3]phương tiện tức sau Thắng tấn phần thuộc tâm cuối cùng của Thập tín th́ vào Thập giải, tức thành Phật. Đây là giai vị Bất thoái của Chung giáo, v́ sáu tướng thuộc Nhất thừa dung nhiếp đầy đủ các giai vị cho đến quả Phật”. Ư cho rằng Trụ thứ nhất Phát tâm trụ tức Tổng tướng; Trụ thứ hai là Biệt tướng; Trụ thứ hai… đồng mang nghĩa phát tâm, nên cũng gọi là Đồng tướng; Trụ thứ hai… mỗi mỗi lại không có trong nhau, nên gọi là Dị tướng, nương Trụ thứ hai… để thành tổng phát tâm, nên gọi là Thành tướng; Trụ thứ hai… mỗi mỗi trụ tại pháp của tự thân, thường không tạo tác, nên gọi là Hoại tướng. Cho nên riêng Trụ thứ hai… thâu nhiếp giai vị Tổng phát tâm, tức thành Phật. Địa luận ghi: “Bồ-tát Tín địa đồng một duyên khởi với Phật pháp bất tư nghị, dùng nghĩa sáu tướng: tổng, biệt… để khái quát”. Cho nên Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương ghi: “Biết rơ nhân quả đồng thời, tương dung tương tức, mỗi mỗi thâu nhiếp tất cả và làm chủ bạn lẫn nhau. Mọi người nên suy nghĩ kĩ, việc này không c̣n phải nghi ngờ ǵ!”.

Tín địa tức Tín hành địa, thuộc Tam hiền trước Thập địa (Hai phần giải thích trong quyển chín của Hoa nghiêm kinh thám huyền kí có một phần giải thích giai vị này).

Hỏi: Tại sao không nói là nương vào Tín vị mà thành?

Đáp: Quyển bốn của Hoa nghiêm kinh thám huyền kí ghi: “Nếu theo Chung giáo th́ Tín địa này chỉ là phương tiện của Thập trụ, chứ không tự thành một giai vị riêng”. Cho nên kinh Anh lạc ghi: “Trước khi vào giai vị Sơ phát tâm trụ th́ có mười tâm này”. Kinh Nhân vương chỉ nói đến ba bậc hiền, mười bậc thánh, chứ không nói bốn bậc hiền. Kinh này nói bốn mươi giai vị sau đều có ba tâm là nhập, trụ, xuất, và cũng đă nêu mười tên, luận về mười nghĩa… chỉ Tín vị là không có việc này, nên biết như vậy.

Hỏi: Sơ Phát tâm trụ thành Phật là do năm vị nhiếp nhau mà thành hay sáu vị[4]nhiếp nhau mà thành?

Đáp: Nếu chia ra, th́ sáu vị nhiếp nhau mà thành. Nếu Thập tín nhiếp Sơ trụ th́ do năm vị[5]nhiếp nhau mà thành. Nói chia ra sáu vị, th́ trong bộ Ngũ giáo chương quyển hạ ghi: “Một là căn cứ theo Kí vị[6]để tŕnh bày, đó là từ Thập tín đến quả Phật gồm có sáu giai vị khác nhau, hễ chứng một giai vị th́ chứng được tất cả các giai vị. V́ sao? V́ sáu giai vị nắm giữ lấy nhau, làm chủ bạn lẫn nhau, nhập trong nhau, tương tức và viên dung”. Đoạn này ư nói khi giai vị Sơ phát tâm là chủ, th́ các giai vị trước sau khác đều là bạn, cho đến khi Phật quả là chủ th́ các giai vị trước đều là bạn. Nói nhập trong nhau chính là căn cứ theo dụng. Nói tương tức là căn cứ theo thể. Nói viên dung tức thể dụng vô ngại. Nói về nghĩa các giai vị nhiếp nhập lẫn nhau, th́ trong Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển năm nêu ra ba nguyên nhân: Một, do đà-la-ni môn duyên khởi tương nhiếp; hai, do tâm bồ-đề Phổ Hiền bao trùm sáu giai vị; ba, do pháp tánh không có thủy chung. Ba nguyên nhân này là tổng, năm nguyên nhân được nêu ở quyển sau là biệt. Hợp tổng và biệt thành tám nguyên nhân. Đà-la-ni là tổng tŕ, v́ mỗi mỗi giai vị nhiếp lẫn nhau, nên gọi là tổng tŕ. Sáu mươi hạnh Phổ Hiền là hạnh của sáu hành vị như trước đă nêu, cho nên nói là bao trùm sáu giai vị. Ư nói tuy hạnh Nhất thừa Phổ Hiền, nhưng một hạnh tức tất cả hạnh, mượn giai vị Chung giáo để xét th́ một vị tức tất cả vị. Như vậy, hạnh này nương vào hạnh Tín măn mà thành nên gọi là Hạnh thành Phật, nương vào các giai vị Trụ… mà thành nên gọi là Vị thành Phật, như vậy mới khế hợp yếu chỉ Kí vị.

Hỏi: Nói giai vị Sơ phát tâm là Phật, phải chăng là do lí sở y b́nh đẳng cho nên nói sơ phát tâm tức Phật?

Đáp: Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển năm ghi: “Về câu ‘tức Phật’, có người cho là nói quả trong nhân, hoặc cho là hiểu đồng cảnh Phật, hoặc nói căn cứ theo lí b́nh đẳng, hoặc căn cứ theo giáo Tam thừa đều có thể nói ‘tức Phật’. Ở đây xem xét toàn bộ văn kinh, căn cứ theo Viên giáo Nhất thừa, th́ thấy thỉ chung thâu nhiếp nhau, viên dung vô ngại, thỉ tức chung, chung cùng sánh đồng như nguyên thỉ”. Cho nên biết lí, trí, hành, vị đều viên dung vô ngại.

Hỏi: Nói sơ phát tâm thâu nhiếp hết các giai vị trước sau mà thành Phật, vậy theo sở nhiếp mà gọi là Phật hay theo năng nhiếp mà gọi là Phật?

Đáp: Như trong bộ Yếu kí đă nói.

Hỏi: Có văn nào minh chứng cho việc lập Vị thành Phật chăng?

Đáp: Có rất nhiều đoạn văn minh chứng. Như trong Ngũ giáo chương có bảy đoạn, ba đoạn đầu và đoạn thứ năm là minh chứng chung, ba đoạn c̣n lại minh chứng riêng cho giai vị Sơ phát tâm thành Phật. Bảy đoạn:

-         Một, câu “Tại một địa gồm thâu công đức của tất cả giai vị” trong kinh Hoa nghiêm (bản Cựu dịch).

-         Hai, câu “Biết một tức nhiều, nhiều tức một” trong kinh văn trên.

-         Ba, kinh Hoa nghiêm (Cựu dịch quyển 31, Tân dịch quyển 45) có bài kệ:

Không thể nói năng, không thể nói,

Đầy khắp tất cả, không thể nói,

Trong bất khả thuyết các kiếp số,

Nói không thể nói, không cùng tận.

-                     Bốn, kinh Hoa nghiêm (Cựu dịch quyển 10, Tân dịch quyển 17) có đoạn: “Có thể phân biệt biết rơ tâm của tất cả chúng sanh (có thể tính biết tâm hành của chúng sanh); c̣n có thể tính biết tất cả vi trần cơi (số vi trần cơi nước cũng như thế).

-                     Năm, dẫn luận Thập địa ghi: “Từ Bồ-tát Tín địa cho đến Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn cùng là một duyên khởi; dùng nghĩa của sáu tướng tổng, biệt… để bao quát hết thảy.” Có nhiều thuyết nói đại ư của đoạn văn này chỉ cho các đoạn chánh văn sau: Một, có người cho đây là đoạn văn so sánh hạnh môn trong quyển ba, nên luận ấy nói: “Kinh ghi: ‘Tín tức là tin sở hành sở nhập vốn có của chư Phật Như Lai, cho đến tin Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn không khoảng giữa, không hai bên mà cảnh giới Như Lai khởi, nơi vô lượng hạnh môn mà cảnh giới Như Lai nhập’. Đây là chỉ cho sự”. Nay phá thuyết này như sau: “Thuyết này thật sai lầm! V́ sao? V́ trong việc so sánh hành môn ấy không nói đến sáu tướng. Hơn nữa trong đó chỉ nói Tín hành mà không nói đến Tín địa. Lại dẫn văn này để chứng minh cho nghĩa giai vị Sơ phát tâm đến Phật quả, chứ chẳng phải nghĩa Sơ địa chứng đắc Phật quả. V́ thế thuyết này sai lầm”.

Có người cho đoạn nói về mười nhập trong quyển một là đoạn dẫn chứng cho văn này. Cho nên văn ấy nói: “Tất cả Bồ-tát bất tư nghị Phật pháp…”, tức định rằng: “Bồ-tát Tín địa trước Thập địa chính là Phật quả bất tư nghị Phật pháp, là một duyên khởi. V́ sáu tướng phương tiện viên dung và tương tức, cho nên trong mỗi một giai vị đều có đủ sáu giai vị. Mỗi mỗi giai vị tṛn đầy đều đạt đến quả Phật.

-         Sáu, câu: “Bồ-tát sơ phát tâm tức là Phật…”.

-            Bảy, kinh Hoa nghiêm (Cựu dịch quyển chín, Tân dịch quyển mười bảy) ghi: “Quán như vậy, tức dùng phương tiện nhỏ hẹp mà mau được công đức của tất cả chư Phật. V́ thường thích quán sát pháp tướng không hai, nên thật có lí này vậy (Nếu các Bồ-tát có được quán hạnh tương ưng như thế, th́ đối với các pháp sẽ không sanh kiến giải nhị biên, tất cả Phật pháp mau chóng được hiện tiền); sơ phát tâm liền thành Chánh giác, biết tánh chân thật của tất cả pháp (tức tự tánh của tâm), đầy đủ tuệ thân, chẳng phải từ người khác mà liễu ngộ”.

Hỏi: Quán như vậy là pháp quán ǵ?

Đáp: Kinh ghi: “Nuôi lớn tâm đại bi, phân biệt rơ tất cả chúng sanh, nhưng không bỏ chúng sanh cũng không ĺa tịch diệt. Tu hạnh nghiệp vô thượng nhưng không mong cầu quả báo; quán tất cả chúng sanh như huyễn như mộng, như ánh chớp, như âm vang, như hóa hiện”. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển năm ghi: “Có ba câu hỏi chính là hỏi tu Phạm hạnh, hỏi thành tựu giai vị và hỏi được quả vị”, như trong kinh ghi: “V́ sao mới vừa tu Phạm hạnh liền đầy đủ giai vị Bồ-tát Thập trụ, mau chóng thành tựu Vô thượng b́nh đẳng bồ-đề?”. Trong câu hỏi thứ ba có pháp và dụ, cho đến trong phần đáp, trước tiên lặp lại văn trước, sau đó phát khởi văn sau. Trong phần phát khởi văn sau lại có hai lớp là nêu nhân nhỏ mà được quả lớn. Trong đó mỗi mỗi lại có hai phần là nêu lên và giải thích. Trong phần nêu lên, th́ nói “Dùng phương tiện nhỏ” là nói đến nhân, nói “Mau được …” là nói quả. Trong phần giải thích hỏi “V́ sao nhân nhỏ mà mau chóng được quả lớn?” th́ đáp là “V́ thường thích quán bi-trí, không-hữu không phải hai pháp”, cho nên “mau chóng được quả lớn”. V́ thế nói: “Nên thật có lí này vậy”. Những nghĩa khác như trong bộ Quảng kí đă dẫn chứng.

1.2.    Hạnh thành Phật

Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển ba ghi: “Căn cứ vào hạnh, hoàn toàn không căn cứ theo giai vị, th́ có Tự phần, Thắng tấn phần, Cứu cánh tức cho đến quả Phật”. Hoa nghiêm nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương quyển hạ ghi: “Do tín mà thành, nên gọi là Hạnh Phật, không phải Vị Phật”.

Hỏi: Nếu không y cứ vào giai vị, v́ sao các đoạn văn đều nói gửi vào giai vị Thập tín măn[7]để gồm thâu các giai vị sau tức thành Phật?

Đáp: Hạnh thành Phật có hai nghĩa: một là y cứ vào đức đương thể của Nhất thừa; hai là căn cứ vào cách gửi vào giai vị. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển bốn ghi: “Nếu theo Viên giáo th́ có hai nghĩa: một, căn cứ theo tự pháp Phổ Hiền th́ tất cả đều không có giai vị; hai theo cách gửi vào các giai vị th́ đồng với Chung giáo. Nhưng khi Tín măn nhập vị[8], th́ đă gồm thâu tất cả giai vị, đầy đủ không thiếu giai vị nào. Đây là căn cứ theo hạnh thâu nhiếp vị”. Như vậy Thám huyền kí quyển ba nói theo nghĩa thứ nhất, c̣n các đoạn văn khác nói theo nghĩa thứ hai. Về đức đương thể của Phổ Hiền, th́ Thám huyền kí quyển bốn ghi: “V́ Thập tín măn th́ thành tựu giai vị đầu của Hiền vị, cho nên đồng với ba nghiệp rộng lớn của Phổ Hiền… Ba nghiệp này bao trùm nhân quả, cùng khắp tất cả nơi, xuyên suốt tất cả thời, luôn khởi đại dụng trong pháp giới vô biên, đây là qui tắc thường hằng, luận theo đương tướng chứ không y cứ vào giai vị. Nay căn cứ theo Tín môn để hiển hiện th́ thuộc về tín”. Lại nữa, đoạn trên vừa nói “Hoặc chỉ căn cứ theo đức đương thể của Phổ Hiền để luận”, th́ như trong phẩm Phổ Hiền đă nói. Phẩm Phổ Hiền nêu ra sáu mươi hạnh, mà một hạnh này tức tất cả hạnh, tất cả hạnh tức một hạnh, lớp lớp vô tận. V́ thế không y cứ theo thứ tự giai vị của hạnh này. Thám huyền kí quyển mười sáu ghi: “Thứ hai là luận về hạnh Phổ Hiền. Trước hết nói chỗ đối trị rộng lớn, có trăm ngh́n chướng ngại. S au đó nói đến pháp năng trị cũng rộng lớn, có sáu mươi hạnh”. Thám huyền kí lại ghi tiếp: “Lại nữa, pháp giới bị chướng ngại trùng trùng vô tận như lưới trời Đế Thích, nên chủ thể làm chướng ngại đồng với chỗ bị chướng ngại, cũng trùng trùng vô tận”.

Nói đến Tự phần và Thắng tấn phần, th́ Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển hai ghi: “Nói chung hai phần này đều có bảy lớp: Một, chia theo sanh và thục của một hạnh; hai, chia theo hai hạnh, như hạnh bố thí đă thành th́ kế tiếp tu hạnh tŕ giới; ba, chia theo tự lợi và lợi tha; bốn, chia theo hành vị, nghĩa là được vị th́ gọi là Thắng tấn; năm, chia theo so sánh chứng ngộ; sáu, chia theo hai vị, nghĩa là giai vị trước đă thành th́ gọi là Tự phần, hướng đến giai vị sau th́ gọi là Thắng tấn; bảy, chia theo nhân quả, tức nhân thành th́ gọi là Tự phần, chứng quả th́ gọi là Thắng tấn”. Tự phần và Thắng tấn phần ở đây đúng với lớp thứ bảy, tức khi viên nhân Phổ Hiền thành tựu, th́ hướng đến diệu quả Tánh khởi[9]. Cho nên trong sớ nói “Bao trùm nhân và quả”.

Hỏi: Theo nghĩa sau, th́ ở đây nói Tín măn là gọi chung cả mười giai vị Tín hay chỉ có Tín thứ mười mới gọi là Tín măn?

Đáp: Chung cho mười giai vị Tín. V́ khi chưa nhập Trụ vị, th́ phải theo thứ tự tu tập mười Tín tâm, cũng tức là trải qua một, hai, ba kiếp tăng tu mười tâm, bước vào Sơ trụ th́ gọi là Tín măn. Cho nên Thám huyền kí quyển 4 ghi: “Nếu theo Chung giáo, th́ giai vị Tín này là phương tiện của Sơ trụ, chứ không phải giai vị nào khác”. Kinh Anh lạc bản nghiệp ghi: “Trước khi vào giai vị Sơ trụ th́ có mười tâm: Tín tâm, Niệm tâm, Tinh tiến tâm, Tuệ tâm, Định tâm, Bất thoái tâm, Hồi hướng tâm, Hộ tâm, Giới tâm, Nguyện tâm. Tăng tu các tâm này trải qua một, hai, ba kiếp mới vào Sơ trụ. Mỗi tâm có mười tăng, mười tâm thành trăm pháp minh môn, bấy giờ gọi là vào giai vị Tập chủng tánh. Cho nên Thập tín không phải giai vị mà chỉ là hạnh phương tiện”.

Hỏi: Một, hai, ba kiếp là trong giới hạn vạn kiếp hay ngoài vạn kiếp?

Đáp: Trong vạn kiếp. Cho nên Khởi tín luận sớ ghi: “Kinh Anh lạc bản nghiệp nói Bồ-tát Tín tướng tu mười giới pháp trải qua một ngh́n kiếp sẽ vào Thập tín tâm rồi vào Sơ trụ”. Giải thích ư này như sau: “Nói vào Sơ trụ tức Trụ thứ nhất là Sơ phát tâm trụ. V́ đến giai vị này mới được tâm bất thoái, nên cũng gọi là vào Thập tín tâm, chứ không phải nói Thập tín trước Thập giải. Đă nói trải qua mười ngh́n kiếp mới vào giai vị Sơ trụ chứ không nói hơn mười ngh́n kiếp, nên biết trong giới hạn của một vạn kiếp”.

Hỏi: Thập tín măn tâm và Sơ phát tâm trụ có ǵ khác nhau chăng?

Đáp: Không khác nhau, Cho nên Khởi tín luận sớ ghi: “Thập tín măn tâm này không phải là Thập tín trước Thập giải”. Thám huyền kí quyển 4 ghi: “Ở đây căn cứ theo nghĩa viên măn mười tín tâm. Tại nơi kia th́ căn cứ theo giai vị đầu tiên của mười Trụ, nên hai giai vị này không khác nhau.

Hỏi: Nếu như vậy, viên măn mười tín tâm tức thành Phật, th́ gọi là Vị thành Phật, v́ sao gọi là Hạnh thành Phật?

Đáp: Ở đây nói theo nghĩa th́ khác, ở kia nói theo thể th́ không khác. Nghĩa là theo giai vị bất thoái th́ gọi là vị, theo nghĩa Tín tâm hạnh gọi là hạnh.

Hỏi: Thập tín măn tâm của Tam thừa Chung giáo hiện tám tướng thành Phật có ǵ khác với Thập tín măn tâm thành Phật của Nhất thừa?

Đáp: Đối với Tam thừa Chung giáo, khi giai vị này thị hiện thành Phật th́ các giai vị sau đều không được tự tại. V́ chưa chứng, nên chỉ ngay một giai vị ấy tạm thời khởi hiện mà thôi. C̣n Nhất thừa th́ không như thế, bởi v́ khi giai vị thứ nhất khởi công dụng này th́ các giai vị sau cũng đồng thời khởi. V́ đều chứng tất cả, v́ đều là thật hạnh, nên bao trùm cả sáu giai vị.

Hỏi: Nghĩa của Tam thừa và Nhất thừa sai biệt như thế, vậy Biệt giáo đâu đồng với Thắng tấn phần Thập tín măn mà lại khởi công dụng này?

Đáp: V́ muốn mọi người dễ tin giai vị Tín măn của Nhất thừa thành Phật, nên lập phương tiện đối với giáo ấy mà trước tiên nói như thế.

Hỏi: Đối với Nhất thừa, trong một giai vị có tất cả các giai vị và Tín măn tức thành Phật, vậy đâu cần nói đến các giai vị sau?

Đáp: Nói các giai vị sau, tức tất cả giai vị sau có trong giai vị đầu, giai vị đầu có trong tất cả giai vị sau.

Hỏi: Nếu trong giai vị đầu có đủ các giai vị sau, được giai vị đầu tức được các giai vị sau, th́ cũng có thể trong giai vị sau có cũng giai vị đầu. Vậy khi không được sau vị sau th́ lẽ ra không được giai vị đầu chứ?

Đáp: Đúng lí th́ như vậy! Nhưng khi được giai vị đầu th́ nhất định được các giai vị sau. Cho nên v́ được giai vị sau, nên nhất định được giai vị đầu.

Hỏi: Tại sao khi được giai vị đầu th́ được tất cả các giai vị sau?

Đáp: Hành giả Nhất thừa ngay khi tu một hạnh đă bao trùm cả pháp giới hạnh, tu tất cả hạnh cũng bao trùm một hạnh. Hạnh ‘một tức nhiều’ này gửi vào vị của Chung giáo mà so sánh, th́ hễ được một giai vị tức đồng thời được tất cả giai vị, tự tại vô ngại.

Hỏi: V́ sao hạnh Nhất thừa, trong một hạnh tu tất cả hạnh, trong tất cả hạnh tu một hạnh?

Đáp: V́ quán tất cả pháp như huyễn, như mộng, như ánh chớp, như âm vang, như huyễn hóa, nên một hạnh tức tất cả hạnh. Phẩm Phạm hạnh kinh Hoa nghiêm ghi: “Quán tất cả pháp như huyễn cho đến như hóa. Quán sát như vậy, tức dùng phương tiện nhỏ mà được tất cả công đức của Phật… Sơ phát tâm liền thành Chánh giác”. Theo ư ở đây, chúng ta hăy bàn về hai thí dụ đầu. Thí dụ thứ nhất như huyễn, các nhà ảo thuật có thể dùng ảo thuật hóa một chiếc khăn thành các h́nh tượng như núi non, các con vật lớn nhỏ… Như vậy ṭa núi lớn này hoàn toàn do chiếc khăn hóa thành, các con vật lớn nhỏ cũng như vậy. Thể tánh đă không phải là hai, th́ h́nh tướng đâu khác! Cho nên nêu một con vật nhỏ th́ toàn thể núi lớn thảy đều thâu nhiếp trong đó. Như vậy nhà ảo thuật vô minh dùng ảo thuật hóa một pháp giới thành các loại h́nh tượng Y tha[10]. Vậy một hạt bụi chính là một pháp giới hóa thành ṭa núi lớn. Do đó quán một hạt bụi như huyễn, th́ các ṭa núi lớn… đều gồm thâu trong đó. Cho nên, hễ nêu một pháp th́ tất cả pháp trong pháp giới đều đồng thời được nêu. V́ thế một hạnh tức tất cả hạnh, tất cả hạnh tức một hạnh. Phẩm Thập nhẫn kinh Hoa nghiêm ghi: “Bồ-tát này thâm nhập các pháp, quán pháp duyên khởi như huyễn, trong một pháp hiểu tất cả pháp, trong nhiều pháp biết một pháp”. Kinh lại ghi: “Hoặc biến chớp mắt thành trăm năm, sức huyễn tự tại vui thế gian”. Thí dụ thứ hai như mộng, như người nằm mộng thấy ḿnh sống từ thời niên thiếu cho đến tuổi già, nhưng khi tỉnh giấc th́ thời gian mới trong chớp mắt. Các pháp như mộng cũng như vậy. Cho nên kinh ghi: “Trong mộng thấy trăm năm, tỉnh rồi chỉ chớp mắt”. Cho nên thời gian tuy vô lượng, nhưng thâu nhiếp trong một sát-na. Từ đó biết rằng một niệm tu hành tức vô lượng kiếp tu hành. Thời gian như thế th́ các việc khác cũng như thế. Đối với diệu nghĩa Nhất thừa, chỉ cần lưu tâm chỗ này. Cho nên khi được giai vị đầu tiên, liền đồng thời được tất cả các giai vị.

Hỏi: Đă nói được giai vị đầu tiên liền được tất cả các giai vị, tại sao các kinh luận c̣n nói đến thứ tự các giai vị?

Đáp: V́ các kinh này kiến lập các giai vị có hai đặc tánh rất khéo léo: Một là căn cứ theo tướng và môn mà phân ra các giai vị trước sau để gửi vào giai vị đồng Tam thừa, v́ dẫn phương tiện ấy, nên thuộc Đồng giáo. Hai là căn cứ vào thể và pháp, th́ các giai vị trước và sau dung nhập trong nhau, viên dung tự tại, khác với Tam thừa, nên thuộc Biệt giáo. Nhưng v́ chẳng thay đổi môn mà luôn tương tức, chẳng phá hoại tướng mà hằng có trước sau, cho nên hai nghĩa dung thông chứ không trái nhau.

Hỏi: Nếu môn đầu tiên như Tín … tức tất cả, th́ sao không nói tâm đầu tiên của Thập tín thành Phật mà phải nói măn tâm thành Phật?

Đáp: Nếu theo Biệt giáo th́ không y cứ vào giai vị thành Phật, nhưng ở đây nói theo nghĩa gửi vào giai vị Chung giáo của Tam thừa. Trong giáo ấy, giai vị Tín măn không c̣n lui sụt, nên mới được nhập vị. Nay gửi vào đó th́ được nhập vị xứ, đồng thời được hạnh tướng của tất cả giai vị trước và sau. Cho nên không nói đến tâm đầu tiên của Thập tín, v́ tâm này chưa được bất thoái, chưa thành tướng giai vị, chỉ mới là hạnh vị mà thôi.

Hỏi: Giai vị Tín măn không c̣n lui sụt mới được nhập vị, nên gọi là Tín măn. Vậy nên nói là Trụ vị[11]thành Phật chứ sao gọi là Tín măn thành Phật?

Đáp: V́ do tin mà thành nên gọi là Hạnh Phật, chứ chẳng phải là vị Phật.

Hỏi: Căn cứ vào đoạn văn nào mà lập nghĩa thành Phật này?

Đáp: Căn cứ vào câu: “Công đức một niệm của Bồ-tát sơ phát tâm sâu rộng không bờ mé”. Hiền Thủ phẩm sớ trong Hoa nghiêm kinh thám huyền kí ghi: “Đó chính là tối sơ Tín thành tựu phát tâm trong ba loại phát tâm mà luận Khởi tín đă nói”, nên gọi là “sơ”, đồng với Sơ phát tâm trụ trong đoạn văn sau và văn trong phẩm Phát tâm công đức. Ở đây nói theo tâm cuối cùng của Thập tín, văn kia th́ căn cứ theo giai vị đầu tiên của Thập trụ, cho nên không khác nhau. Hơn nữa Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển mười tám ghi: “Nếu dùng hạnh nhiếp vị, th́ thành tựu tâm cuối cùng của Thập tín tức thành Phật, như phẩm Hiền Thủ đă nói. Cách thức này cũng không thuộc Viên giáo và những giáo khác hoàn toàn không có. Đây là phép tắc chung của tông Nhất thừa”. Khởi tín luận sớ ghi: “Tín thành tựu phát tâm, tức vị tại Thập trụ và tại cả Thập tín. Tức trong giai vị Thập tín tu tập thành tựu Tín tâm, phát tâm quyết định liền bước vào sơ tâm của Thập trụ, gọi là Tín thành tựu phát tâm”. Trong đó, hạnh Thập tín hoàn măn là Tín thành tựu, bước vào Sơ trụ của Thập trụ gọi là phát tâm.

Hỏi: V́ sao phát tâm nói trong phẩm này căn cứ vào Thập tín chung tâm?

Đáp: V́ phẩm Hiền Thủ kinh Hoa nghiêm nói đến hạnh Thập tín, nên căn cứ vào Thập tín măn tâm mà thuyết.

Hỏi: V́ sao hạnh và đức của Bồ-tát Tín măn này sâu rộng vô biên?

Đáp: Thám huyền kí nói do có bốn việc khó, nên dù là Bồ-tát sơ tâm nhưng công đức lại rộng lớn vô biên. Bốn việc khó:

-      Khó về trụ xứ, nghĩa là ở nơi sinh tử phiền năo mà có thể phát tâm, nên sinh công đức rộng lớn.

-      Khó về thời gian, nghĩa là nếu từ lâu đă phát tâm, một bề không dao động th́ chưa đủ gọi là khó, hôm nay ngược lại với việc này, nên được công đức rất lớn.

-      Khó về cảnh, nghĩa là có thể cầu bồ-đề vô hạn này là rất khó, v́ tâm theo cảnh, nên được công đức rất lớn.

-      Khó về tâm, nghĩa là nếu phát tâm có tiến có thoái bất định th́ công đức không lớn, nay trái ngược với điều này, nên công đức rất lớn”.

Hương Tượng vấn đáp[12]ghi:

Hỏi: Theo Sớ sao, th́ trong pháp môn Sơ bồ-đề tâm, được pháp môn Tín rồi, phải trải mười ngh́n kiếp mới thành Phật, đó là Hạnh thành Phật, chứ chẳng phải Vị thành Phật. Đây là căn cứ theo thời gian thành của Hạnh Phật Nhất thừa hay thời gian thành của Hạnh Phật Tam thừa?

Đáp: Đối với các giáo Tam thừa, th́ trong mười ngh́n kiếp tu Thập tín hạnh măn lại thị hiện nơi Hạnh Phật măn của Nhất thừa. Nên đây chẳng phải Hạnh Phật tín măn Tam thừa, cũng chẳng phải Hạnh Phật tín măn thuộc Nhất thừa. Nhưng chẳng động mười ngh́n kiếp, mà mười ngh́n kiếp này chính là trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp mới thành tựu Hạnh Phật tín măn. Như vậy nghĩa một kiếp, hai kiếp… thành tựu Hạnh Phật, so sánh với đây cũng có thể biết.

1.3.    Lí thành Phật.

Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển ba ghi: “Thứ ba, căn cứ theo lí th́ tất cả chúng sanh đều đă thành Phật rồi, không cần phải thành nữa, v́ các tướng đều bặt dứt”. Ư cho rằng tất cả chúng sanh đều lấy chân làm thể, tùy theo thể tánh ấy mà luận đến tướng sai biệt. Nay tướng ấy đă tận diệt, chỉ c̣n một vị b́nh đẳng, cho nên nói đều là Phật.

Hỏi: Phật nghĩa là Giác, nhưng chúng sanh c̣n ở địa vị mê, đâu thể b́nh đẳng một vị mà nói “V́ lấy chân làm thể nên đều là Phật”?

Đáp: Lấy lí nhất chân làm thể của chúng sanh, th́ tướng cũng không sai biệt. Cho nên tất cả chúng sanh, khi giác ngộ th́ thân Phật hiện. V́ chúng sanh sở hiện đồng với thân Phật năng hiện, nên chúng sanh đều thành Phật.

Hỏi: Nghĩa thành Phật của Nhất thừa này là căn cứ theo lí mà luận hay gồm cả sự?

Đáp: Gồm cả lí và sự. Trong đó lí sở y của Phật là lí, các công đức của trí năng y… đều là sự. Lí sự này gọi chung là thân Phật. V́ đều là sở hiện của thân Phật này, nên năng đồng sở mà đầy đủ cả lí và sự.

Hỏi: Như thế th́ tất cả chúng sanh phát tâm tu hành đều thành tựu ư?

Đáp: Phát tâm tu hành thành tựu là y cứ theo Phật Thích-ca. Phật Thích-ca lúc mới phát tâm đă thâu nhiếp tất cả chúng sanh. Khi chúng sanh đều phát tâm rồi, cũng nhiếp tất cả các môn tu hành khổ hạnh khó làm trong vô số đại kiếp. Tất cả đều tu hành rồi, th́ lại thâu nhiếp môn thành Phật nơi cội Bồ-đề. Tất cả đều thành Phật rồi, cho đến niết-bàn cũng như vậy. Một Đức Phật đă thâu nhiếp như thế, các Đức Phật trong ba đời khắp mười phương cũng như thế. Cho nên, trước trước đă thành rồi, th́ sau sau cũng tiếp tục thành. Như vậy th́ Phật năng hiện và chúng sanh sở hiện không thiếu một nghĩa nào, nên các giai vị đều đầy đủ.

Hỏi: V́ sao biết được khi nhiếp Phật môn th́ thấy tất cả chúng sanh phát tâm tu hành rồi, cũng thấy những chúng sanh sau đó phát tâm tu hành cho đến thành Phật?

Đáp: Kinh Hoa nghiêm quyển ba mươi bảy ghi: “Này Phật tử! Trong thân Như Lai thấy tất cả chúng sanh phát tâm bồ-đề, tu hạnh Bồ-tát thành Đẳng chánh giác, cho đến thấy tất cả chúng sanh tịch diệt niết-bàn”. Quyển ba mươi hai kinh này cũng ghi: “Tất cả chư Phật điều phục, giáo hóa chúng sanh. Cho nên trong từng niệm niệm mà thành Đẳng chánh giác, chứ chẳng phải trước tiên ngộ chánh pháp của chư Phật, cũng chẳng trụ Giác địa mà thành Chánh giác”. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển mười sáu giải thích đoạn văn trước như sau: “Nói về môn Hiện nhân quả (đề mục): V́ thân Bồ-tát b́nh đẳng với chúng sanh, cho nên chúng sanh đều hiện trong đó. V́ chúng sanh sở hiện đồng với Phật năng hiện, cho nên tất cả chúng sanh đều thành Phật”. Thám huyền kí lại ghi: “Nếu theo Viên giáo, th́ tất cả chúng sanh xưa nay đă phát tâm rồi, cũng tu hành rồi, thành Phật rồi, không cần phải thành nữa, đă đầy đủ lí sự”. Nói “cho đến niết-bàn”, tức nêu tướng đầu tiên cho đến tướng cuối cùng trong tám tướng thành đạo[13].

Hỏi: Giải thích đoạn văn đầu tiên này gồm có mấy nhân?

Đáp: Trong kinh đă dùng mười nhân để giải thích. Cho nên kinh Hoa nghiêm quyển ba mươi lăm ghi: “Tất cả đều là nhất tánh, v́ vô tánh, vô tướng, vô tận, vô sanh, vô diệt; ngă mà chẳng phải tánh ngă; chúng sanh mà chẳng phải tánh chúng sanh; giác mà vô sở giác; pháp giới vô tự tánh; hư không giới vô tự tánh”. Thám huyền kí ghi: “V́ sao chúng sanh đồng tánh bồ-đề? Nay lược dùng mười nhân để giải thích nghĩa này: Một, v́ chúng sanh đều nương vào bồ-đề vô tự tánh, nên đồng với bồ-đề thành chánh giác; hai, v́ không có tướng tự nhiễm; ba, không cùng tận; bốn, xưa nay không sanh; năm, xưa nay không diệt (bốn nguyên nhân này trong một câu kinh trên); sáu, tánh của ngă tự không; bảy, các duyên sanh chẳng phải thật sanh; tám, dẫu khởi trí giác ngộ , nhưng thật không có pháp để giác ngộ; chín, pháp giới được nương gá cũng vô tánh; mười, bản tánh không giới vốn vô tự thể”.

Hỏi: Thế nào gọi là: Như vậy, biết tất cả pháp ấy đều vô tánh?

Đáp: Sau khi nói như vậy, kinh lại kết luận: “Như vậy, biết tất cả đều vô tánh, Vô tận trí, Tự nhiên trí, tất cả Như Lai có tâm đại bi cùng tột, độ thoát tất cả chúng sanh”. Thám huyền kí ghi: “Từ câu: ‘Như vậy, biết tất cả pháp ấy đều vô tánh’ trở xuống là phần tổng kết. Trong đó nói Vô tận trí, v́ chiếu dụng không giới hạn; nói Tự nhiên trí, v́ không đợi tác ư công dụng; nói tâm đại bi cùng tột, v́ đồng thể nhiếp phục giáo hóa”. Về nghĩa đồng thể nhiếp hóa, th́ luận Khởi tín ghi: “Chúng sanh ngoại duyên có hai loại là duyên sai biệt và duyên b́nh đẳng. Duyên b́nh đẳng, nghĩa là tất cả chư Phật và Bồ-tát đều nguyện cứu độ chúng sanh, tự nhiên huân tập, hằng thường không bao giờ rời bỏ. V́ đồng thể trí lực, nên tùy thuận chúng sanh nào đáng được thấy nghe mà thị hiện các sự việc. Nghĩa là chúng sanh nương vào tam-muội mới được b́nh đẳng thấy các Đức Phật”. Đại thừa Khởi tín luận nghĩa kí ghi: “Nói ‘nguyện cứu độ chúng sanh’, tức biểu thị tâm b́nh đẳng; nói ‘tự nhiên… ’ tức biểu thị cho việc thường hằng tác dụng ứng cơ. Nói ‘v́ đồng thể trí lực’ tức giải thích thành tựu nghĩa thường hằng tác dụng. Nói ‘tùy thuận chúng sanh nào đáng được’ tức hiển thị tướng tác dụng. Thứ hai là nói về nghĩa đối cơ hiển thị b́nh đẳng. Nghĩa là các Bồ-tát từ giai vị Thập trụ về sau đều nương sức tam-muội mà thấy Phật, thân lượng b́nh đẳng, không có tướng giới hạn đây kia, cho nên gọi là b́nh đẳng nh́n thấy”.

Hỏi: Nếu tất cả chúng sanh đều thành Phật, v́ sao hiện có chúng sanh không phải là Phật?

Đáp: Đây là chỗ thấy không đồng của Quyền giáo; nhưng đối với cơ Viên giáo th́ chúng sanh xưa nay đă thành Phật.

Hỏi: Chỗ thấy của hạng căn cơ nào không đồng?

Đáp: Hoa nghiêm kinh Thám huyền kí ghi: “Giáo nhân thiên th́ có đủ nhân ngă và pháp ngă thật. Giáo Tiểu thừa cho chúng sanh chỉ là sự nhóm họp của năm uẩn thật pháp, xưa nay không có nhân. Đại thừa sơ giáo th́ cho đó là sự biến hiện của thức, như huyễn tựa như có, nhưng đương tướng[14]tức không, không nhân, không pháp. Đại thừa chung giáo th́ cho tất cả đều là duyên khởi của Như Lai tạng, toàn thể tức Như, đầy đủ hằng sa công đức mới là chúng sanh. Cho nên kinh Bất tăng bất giảm ghi: ‘Chúng sanh tức pháp thân, pháp thân tức chúng sanh. Pháp thân và chúng sanh đồng nghĩa mà khác tên’.

Giải thích: ‘Tông này căn cứ vào lí chúng sanh tức Phật. Nếu theo Đốn giáo th́ tướng chúng sanh xưa nay diệt tận, c̣n lí tánh th́ xưa nay hiển hiện, sừng sững lộ bày, không cần phải đối đăi với một pháp nào. Cho nên không thể nói tức Phật hay không tức Phật, giống như đại ư Tịnh Danh ngậm miệng không lời’”. V́ thế chỗ thấy của mỗi căn cơ khác nhau.

Nay ông ở vào giai vị Nhân thiên để quán chúng sanh kia đương tướng tức không, c̣n chẳng thể được, huống ǵ thấy được các việc trong Viên giáo! Cho nên những chúng sanh hiện hữu mà ông thấy đó, ta không căn cứ vào giáo kia để nói họ thành Phật, nhưng chỉ cần phá sạch t́nh kiến, th́ pháp giới hiện trọn vẹn, tất cả chúng sanh đều thành Phật. Đây gọi là giáo hóa rốt ráo, không giống với những tông khác. Cho nên đoạn kinh sau kết luận: “Như Lai có ḷng đại bi vô hạn cứu độ chúng sanh”.

Hỏi: Lời giải thích đoạn văn kết luận giống như luận biện theo lí, v́ sao trong phần giới thiệu có nói nhân của năm giai vị như Phát tâm… và quả tám tướng như thành Phật… ?

Đáp: Đây là dùng môn Pháp tánh dung thông để giải thích. Đó là sự tùy lí mà dung thông, cho nên được nói tương tức tương nhập. Hơn nữa trong các giáo khác, th́ quán vô sanh chỉ chiếu soi lí tánh. C̣n trong Viên giáo th́ đầy đủ tất cả pháp Phật và Bồ-tát, có thể y cứ vào tông chỉ này mà tư duy. Thám huyền kí quyển mười lăm khi giải thích đoạn kinh sau có ghi: “Thứ bảy là Chánh giác tự tại, có hai cách giải thích: một là theo văn giải thích, hai là theo nghĩa giải thích.

- Theo văn giải thích: Nghĩa là tất cả chúng sanh, mỗi mỗi đều được điều phục giáo hóa. Từ phương diện sở hóa, mỗi mỗi đều thị hiện thành Chánh giác, nên nói niệm niệm đều là Phật. Đă nói thị hiện thành, th́ chẳng phải từ trước không giác nay mới giác, nên nói ‘Chẳng phải không giác ngộ từ trước…’. Đây là hiện công dụng Hóa thân.

- Theo nghĩa giải thích: Một vị Phật biến khắp tất cả chúng sanh, bao trùm vi trần cơi mười phương, thâu tận ba đời, niệm niệm đồng thời, trước sau đều thành Chánh giác. Đây chính là thật thành, chẳng phải là hóa. Nhưng không thành th́ thôi, đă thành th́ xưa nay thành. Cho nên nói ‘Chẳng phải không giác ngộ từ trước…’. V́ thâu tận ba đời, không chúng sanh quá khứ nào không thành, nên nói ‘Chẳng trụ nơi Học địa’. Nghĩa này, căn cứ theo tông chỉ mà suy nghĩ.

Hỏi: Ba loại thành Phật này có thông với nhau chăng?

Đáp: Lí thành Phật có thể thông với hai loại trước (Vị thành Phật và Hạnh thành Phật), nhưng hai loại trước không thông nhau.

Hỏi: V́ sao Lí thành Phật lại thông với hai loại trước?

Đáp: Giai vị Thập tín măn thành Phật là cũng luận theo lí sự dung thông, giai vị Trụ… cũng như vậy. Cho nên Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương ghi: “Nhưng nghĩa vô tận này đều thuộc môn sơ phát tâm. Cho nên kinh nói: ‘Bồ-tát sơ phát tâm, công đức một niệm lớn như biển’, cho đến nói: ‘Sơ phát tâm liền thành chánh giác’.

Hỏi: Như trên nói: ‘Một niệm liền thành Phật’. Nghĩa này trong giáo Tam thừa đă có, vậy nghĩa nói ở đây có ǵ khác?

Đáp: Giáo Tam thừa chỉ nh́n từ lí mà nói như thế, c̣n Nhất thừa này th́ đầy đủ tất cả giáo nghĩa, lí sự, nhân quả. Như trên nói tất cả pháp môn và tất cả chúng sanh đồng thời thành Phật. Sau đó mới nối tiếp đoạn phiền năo, cũng không trụ nơi học địa mà thành chánh giác, đầy đủ Thập Phật để hiển thị vô tận công đức nghịch thuận và Nhân-đà-la vi tế, chín đời, mười đời…, biến thông khắp các giai vị từ Thập tín măn tâm cho đến Thập giải, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Phật địa. Các giai vị này trở thành đồng thời, không c̣n trước sau, mỗi mỗi đầy đủ tất cả. Nhưng một niệm này không khác với trăm ngh́n kiếp”.

Hỏi: Như vậy th́ có thể lập hai loại thành Phật, sao lại lập đến ba loại?

Đáp: Hai loại trước th́ nghĩa hẹp, một loại sau nghĩa rộng, nên phải lập thành ba. V́ sao? V́ Lí thành Phật cũng thông với tất cả giai vị phàm phu trước Thập tín măn tâm. C̣n hai loại thành Phật trước chỉ giới hạn ở Tín măn và Sơ trụ, nên có rộng hẹp khác nhau.

2.NHỮNG HẠNG NGƯỜI NHẤT ĐỊNH CHỨNG ĐẮC

Phần này được chia làm hai đoạn:

-         Người nhất định chứng đắc trong ba loại thành Phật.

-         Bốn hạng người mau chóng thành Phật.

2.1.    Người nhất định chứng đắc trong ba loại thành Phật hoặc giống hoặc khác. V́ sao? V́ một người tu hành theo môn gửi vào Tín măn th́ thuộc Hạnh thành Phật; một người tu hành theo môn gửi vào Sơ trụ th́ thuộc Vị thành Phật. Ở đây th́ lí-sự tức nhập Phật là Lí thành Phật. Cho nên có ba hạng người khác nhau. Thám huyền kí quyển bốn ghi: “Hỏi: Chưa biết Xa-na Phật là Phật trong giai vị nào? Đáp: Nếu nói pháp về pháp Tín th́ đó là Phật trong Tín vị. Các giai vị khác theo đây cũng có thể suy biết”. Nhưng Lí thành Phật chung cho tất cả phàm phu và phi t́nh, cho nên khác biệt.

2.2.  Bốn hạng người mau chóng thành Phật: Một, căn cứ theo thân mười pháp giới[15] như Thế giới tánh… th́ Luân vương tử hiện thân thành Phật, như đồng tử Phổ Trang Nghiêm… Hai, căn cứ theo thân tốt đẹp của thiên tử, th́ từ ba đường ác sanh lên trời Đâu-suất hiện thân thành Phật. Ba, theo thân công đức tốt đẹp cơi Diêm-phù-đề, th́ như thân hiện tại của đồng tử Thiện Tài đă rốt ráo hạnh Phổ Hiền, nên thân sau được gặp Phật. Theo kinh Pháp hoa, th́ thân Long nữ thành Phật ở phương nam, theo lí chính là thân c̣n phiền năo mà chóng thành Phật. Thanh Khâu kí ghi: “Thứ mười là hiện thân thành Phật. Hỏi: Đồng tử Phổ Trang Nghiêm trải qua số kiếp như hạt bụi trong hai thế giới Phật tu tập mới thành Phật, v́ sao nói một đời thành Phật? Đáp: Người này ngay thân phần đoạn sanh tử mà thành Phật, nên nói một đời thành Phật. Hỏi: Đoạn văn nào chứng minh cho nghĩa này? Đáp: Ngài Pháp Tạng nói: ‘Căn cứ theo giai vị, th́ sau Thắng tấn phần của Thập tín chung tâm, bước vào Thập giải liền thành Phật quả…’. Giải thích: V́ Thập tín chung tâm liền thành Phật, cho nên biết một đời th́ thành Phật. Nói thiên tử Đâu-suât thân hiện đời thành Phật, người này rơi vào địa ngục, nhưng do thời quá khứ từng nghe kinh, nhờ chút căn lành này mà thân nương một đóm sáng nhỏ ra khỏi địa ngục sanh lên cơi Đâu-suất. Thân vị trời này là thân Giải hạnh, ngay thân này mà thành Phật, nên nói là một đời liền thành Phật. C̣n đồng tử Thiện Tài trong một đời tham bái năm mươi ba vị thiện tri thức mà thành Phật. Như Long nữ thành Phật tại phương nam, theo giáo Hoa nghiêm th́ người này vẫn c̣n giữ các phiền năo mà được thân Long nữ, v́ ngay thân này thành Phật, nên nói là trong một đời liền thành Phật”.

2.2.1.   Luân vương thành Phật: Trong Thanh Khâu kí nói đồng tử Phổ Trang Nghiêm ngay thân hiện tại thành Phật, là từ một đời của thân phần đoạn. Ư này e không thuận văn kinh cho lắm! V́ sao? V́ theo kinh văn th́ trong một đời của thân hiện tại đă thông hiểu Nhất thừa. Đây là một hành tướng trong Giải hạnh sanh. Ngũ giáo chương[16]quyển hạ ghi: “Đồng tử ấy có khả năng trong một niệm hóa bất khả thuyết, bất khả thuyết chúng sanh cùng lúc đều đạt được tam-muội Li cấu, trong tất cả các niệm khác cũng như vậy… Đây là hành tướng trong Giải hành vị của ba đời trước”. Thân phần đoạn th́ thông với thấy nghe… nên đây chẳng phải là thân này.

Hỏi: V́ sao đồng tử này lại có tên là Phổ Trang Nghiêm?

Đáp: Đức trùm khắp pháp giới là Phổ. Phổ đức này đan xen trang hoàng là Nghiêm, Phổ mà Nghiêm th́ Phổ tức Nghiêm, Phổ Nghiêm là đồng tử th́ Phổ Nghiêm tức đồng tử. Kinh Hoa nghiêm bản Tân dịch gọi đồng tử là Đại Uy Quang thái tử, bản này th́ gọi là Công Đức Thắng. Ở đây nói đồng tử này là vị vương tử thứ hai, mà Thám huyền kí và Phần tễ chương không giải thích, nhưng có thể xem những bản khác. V́ vua cha và thái tử có phước phần khác nhau, đồng tử có tuệ phần, nên được gọi là bậc đạo khí.

Hỏi: V́ sao vương tử này là con của Thế giới tánh Luân vương?

Đáp: Nói thế giới tánh là tích tụ thế giới thành tánh, tích tụ tánh thành hải… như văn dẫn luận Trí độ ở trên. Hơn nữa đoạn sau nói trong thế giới hải có thế giới tánh, trong thế giới tánh có tất cả thế giới, cho nên biết tích tụ tánh thành hải. V́ sao lại gọi là tánh, th́ có hai nghĩa: Một, đối với các thế giới tánh nói trước th́ nhiếp đồng loại để kết thành tánh, như thói quen lâu ngày trở thành tánh; hai, đối với thế giới hải… nói sau th́ có nghĩa của nhân, nên cũng gọi là tánh.

Hỏi: Tích tụ thế giới thành tánh, thế giới cũng có nghĩa của nhân, v́ sao không gọi là tánh?

Đáp: V́ không có đặc tánh dung hợp kết tụ, cho nên thiếu nghĩa đầu tiên.

Hỏi: Thế giới hải trong mười thế giới, nếu so với văn sau th́ cũng tích tụ thành thế giới, v́ sao không gọi là tánh?

Đáp: Đầu tiên có nghĩa tích tập, qui tụ và nhiếp thu th́ được gọi là tánh, sau chia ra nghĩa riêng, chuyển lập tên khác, nên không gọi là tánh. Đoạn trên dẫn luận Trí độ có ghi: “Nếu theo Chung giáo th́ như trong luận Trí độ nói lấy tam thiên đại thiên thế giới làm một, tích tụ đến hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới là một thế giới tánh. Hằng hà sa số thế giới tánh là một thế giới hải. Hằng hà sa số thế giới hải là một thế giới chủng. Vô lượng hằng hà sa số thế giới chủng là phạm vi giáo hóa của một thế giới Phật”. Lại nói: “Bên ngoài tam thiên giới là có mười thế giới: Thế giới Tánh, thế giới Hải, thế giới Luân, thế giới Viên Măn, thế giới Phân Biệt, thế giới Toàn, thế giới Chuyển, thế giới Liên Hoa, thế giới Tu-di, thế giới Tướng. Những thế giới này tương đương với cảnh giới Luân vương có vạn vương tử trở lên”.

Hỏi: V́ sao đồng tử Phổ Trang Nghiêm này là con của vị Luân vương có vạn vương tử trở lên?

Đáp: V́ văn kinh nói vua Ái kiến Thiện Tuệ, phụ vương của đồng tử này có hai vạn năm ngh́n người con nên biết như vậy. Trong bộ Tục Hoa nghiêm lược sớ san định kí quyển ba có đưa ra hai cách giải thích:

Một, nói năm trăm vương tử mà bản khác ghi là hai vạn năm ngh́n. Theo kinh Anh lạc th́ Kim luân vương có một ngh́n người con phước, cho đến Bồ-tát địa thứ mười đều có hai vạn người con.

Giải thích: Bồ-tát địa thứ mười cũng hiện làm vua, nhưng không có đến hai vạn năm ngh́n người con. Xét Hỉ Kiến vương và các Luân vương trước khi gặp được Phật Ba-la-mật Thiện Nhăn c̣n chưa đạt đến Địa thứ hai, th́ nói có hai vạn năm ngh́n vương tử e là lầm lẫn. Hai, căn cứ theo các giáo mà nói khác nhau, th́ cũng không sai.

Ở đây cho rằng thuyết sau thuận theo Thám huyền kí để hội thông, thuyết trước th́ giải thích các văn trái nhau. Nói kinh, là San định kí căn cứ theo Tam thừa. Cho nên Thám huyền kí ghi: “Hỏi: Trong kinh Niết-bàn, tất cả Luân vương đều nhất định chỉ có một ngh́n người con, không hơn không kém. Tại sao không giống với đây? Đáp: Kinh Niết-bàn căn cứ theo Tam thừa, nên những Luân vương ấy chỉ thống lănh bốn thiên hạ, c̣n các Luân vương trong Hoa nghiêm th́ thống lănh pháp giới tánh, cho nên rộng và vi diệu hơn. Như luân vương Bạch Tịnh Bảo Vơng… là do một hằng hà sa phước của Kim luân vương cảm thành. Đây là căn cứ theo Nhất thừa mà giải thích khác nhau”. Theo ư riêng, căn cứ theo sự giải thích trong Hoa nghiêm kinh thám huyền kí th́ rất hợp lí. V́ sao? V́ về số lượng người th́ hai bản Tân và Cựu dịch đều ghi là ba vạn bảy ngh́n, cũng đồng nói thọ mạng là hai tiểu kiếp. Nói tiểu kiếp là căn cứ theo kinh Pháp hoa. Cho nên Thám huyền kí quyển hai ghi: “V́ lấy ngày, tháng, năm … làm kiếp nên gọi là tiểu”. Ḥa thượng Nguyên Hiểu giải thích nghĩa của kiếp như sau: “Đại luận ghi: ‘Thời gian và số năm vô lượng gọi là tiểu kiếp’. Lại nữa, đă có hơn ba vạn phu nhân trong một thời gian dài, th́ sao không thể có hơn hai vạn người con!”. Cho nên biết thuyết này hoàn toàn khác với giáo Tam thừa nói khi con người thọ tám vạn tuổi th́ Luân vương xuất thế.

2.2.2.      Thiên tử Đâu-suất thành Phật

Hỏi: Việc vị thiên tử này rơi vào địa ngục và sanh lên cơi trời như thế nào?

Đáp: Kinh ghi: “Chỉ v́ ngu si điên đảo nên rơi vào địa ngục; lại v́ không buông lung, đă trồng căn lành nơi các Đức Phật, gặp được thiện tri thức, nhờ uy lực của Xá-na cho nên được sanh lên cơi trời.

Hỏi: Vị thiên tử này đem lại lợi ích ǵ?

Đáp: Đại khái có hai lợi ích là lợi ích địa ngục và lợi ích cơi trời.

2.2.2.1.   Lợi ích địa ngục: Có hai: Trừ khổ và được mười loại sáu căn thanh tịnh. Nhưng lợi ích sanh cơi trời gồm thâu lợi ích địa ngục, v́ thân ở địa ngục được ánh sáng chiếu đến mà có lợi ích. Cho nên Huyền kí ghi: “Lợi ích chiếu địa ngục giúp sanh thiên là bậc nhất”.

Hỏi: Như vậy lợi ích sanh cơi trời gồm cả trừ khổ hay gồm cả các căn thanh tịnh?

Đáp: Gồm thâu cả hai, v́ nhờ trừ khổ và các căn thanh tịnh mới được sanh cơi trời.

Hỏi: Lợi ích này như thế nào?

Đáp: Vượt hơn các lợi ích khác. Thám huyền kí ghi: “Lợi ích chiếu sáng địa ngục giúp sanh thiên là bậc nhất, nên hơn các lợi ích khác”. Ư nói trừ khổ và sanh vào cơi trời là lợi ích bậc nhất, nên hơn các lợi ích khác.

2.2.2.2. Lợi ích sanh cơi trời: Có hai: Lợi ích nghe giáo pháp và lợi ích truyền thông.

2.2.2.2.1.   Lợi ích nghe giáo pháp: Có bốn: Một, các thiên tử Đâu-suất khác được lợi ích. Kinh ghi: “Khi thuyết pháp này, số thiên tử Đâu-suất trong năm ngh́n vạn ức na-do-tha Phật sát vi trần số thế giới chứng vô sanh pháp nhẫn”. Hai, chư thiên cơi Dục được lợi ích, v́ có vô lượng vô biên a-tăng-ḱ thiên tử cơi Dục phát tâm bồ-đề. Ba, thiên nữ được lợi ích, v́ các thiên nữ trong sáu cơi trời Dục bỏ thân nữ làm thân nam, được tâm bồ-đề không lui sụt. Bốn, các thiên tử đương cơ được lợi ích, phần này lại có bốn lợi ích khác:

-            Lợi ích nhiếp vị: Khi nghe Phổ Hiền hồi hướng căn lành, th́ tất cả đều được các lực của giai vị Thập địa trang nghiêm, đầy đủ các tam-muội. Nói hồi hướng căn lành, th́ phẩm năm mươi lăm Li thế gian ghi: “Bồ-tát có mười căn lành để hồi hướng: một, v́ căn lành của ta đồng với căn lành của thiện tri thức, nên nguyện được thành tựu như vậy, chứ không khác; hai là đồng tâm, ba là đồng hạnh, bốn là đồng căn lành, năm là đồng b́nh đẳng, sáu là đồng niệm, bảy là đồng thanh tịnh, tám là đồng sở trụ, chín là đồng thành tự viên măn, mười là đồng bất hoại (Tất cả đều có văn giống như đoạn thứ nhất)”. Thám huyền kí ghi: “V́ căn lành của ta thuận đồng với thiện hữu nên mới nói như thế. Trong đó thứ nhất và thứ hai là đồng tâm (Lược sớ nói là đồng nguyện), thứ ba là đồng hạnh, thứ tư và thứ năm là đồng tu (đồng tu lí và sự), thứ sáu và thứ bảy là đồng đối trị, tức chánh niệm là (hiện tiền) năng trị, thanh tịnh là (đă ĺa) sở trị (v́ chánh niệm là năng trị, nên thanh tịnh là sở trị), thứ tám là đồng giai vị, thứ chín và mười là đồng chứng (đồng được rốt ráo).

Về câu “Các lực trang nghiêm” th́ không có văn để minh chứng, nhưng Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển mười sáu ghi: “Được sức vô tận đà-la-ni, gọi là thành tựu các lực. Nếu căn cứ theo Nhất thừa th́ đây là thành tựu của Bồ-tát Thập tín trở lên. Nếu theo Tam thừa th́ Bồ-tát từ Bát địa trở lên có năng lực thọ nhận pháp này”. Theo đây th́ “các lực của Thập địa” là căn cứ vào môn Kí vị mà thuyết.

-      Lợi ích hạnh thành: Tức tất cả đều giúp chúng sanh thành tựu các nghiệp thiên thân miệng ư, là ư nghĩa đoạn văn sám hối ba nghiệp khắp pháp giới nêu trên.

-      Lợi ích diệt chướng: Diệt từ tất cả chướng, khiến tất cả đều thanh tịnh. Tức đoạn văn kinh nói về việc nghe hương cúng dường mà tám vạn bốn ngh́n phiền năo đều tiêu trừ ở sau.

-      Lợi ích thấy được Phật: Kinh Hoa nghiêm ghi: “Thấy số hoa sen bảy báu nhiều như số hạt bụi trong trăm ngh́n vạn ức na-do-tha cơi Phật, trên mỗi hoa thấy các Bồ-tát ngồi kết già phóng ánh sáng rực rỡ. Trong ánh sáng ấy lại thấy một chúng sanh giới chư Phật ngồi kết già tùy thuận những người đáng được độ mà thuyết pháp độ họ”. Nhưng đoạn kinh tổng kết lại ghi: “Dù vậy vẫn c̣n chưa thấy được một phần nhỏ Li cấu tam-muội”. San định kí chia lợi ích được tam-muội thành năm lợi ích.

Hỏi: Phải chăng bốn loại này đều là chúng sanh địa ngục được lợi ích?

Đáp: Không đúng! Chỉ có loại thứ tư là chúng sanh địa ngục được lợi ích.

Hỏi: Chúng sanh địa ngục có hai lợi ích: Một là lợi ích từ ánh sáng của Tràng Vương, hai là lợi ích từ ánh sáng thanh tịnh mà vi trần sát chúng sanh địa ngục trong tam thiên giới có được. Vi trần số thế giới địa ngục chúng sanh trong sáu mươi ức na-do-tha cơi Phật thuộc lợi ích nào trong hai lợi ích này?

Đáp: Thuộc cả hai.

Hỏi: Có phải hai hạng thiên tử này là người đương cơ, không phải là ba loại trước?

Đáp: Hai loại thiên tử này ngày xưa đă gặp Phổ pháp, gieo hạt giống Kim cang, nên ngày nay gặp ánh sáng Xá-na mà mau chóng thấu suốt nhân vị, những hạng người khác không được như thế. Cho nên hai loại này thuộc căn cơ Nhất thừa.

Hỏi: Như vậy ba loại trước được lợi ích của Địa nào?

Đáp: Thám huyền kí ghi: “Hai loại này được lợi ích giai vị trước Thập địa”.

2.2.2.2.2.   Lợi ích truyền thông: Gồm ba loại: Một, rải hoa, v́ thấy các Đức Phật; hai, tỏa hương, v́ diệt trừ phiền năo chướng ngại; ba, hiện bảo cái, v́ thành tựu đại hạnh. Ư nói từ mỗi lỗ chân lông trên thân các vị thiên tử cơi Đâu-suất chánh cơ biến hóa ra chúng sanh giới hoa đẹp, hương thơm, lọng mây để cúng dường Xá-na Phật. Sau khi tung rải hương hoa cúng dường chư Phật, vị thiên tử này lại thấy trên mỗi đóa hoa đều có Như Lai. Bấy giờ vầng mây hương thơm xông khắp vi trần thế giới chúng sanh trong vô lượng cơi Phật. Những chúng sanh nào ngửi được mùi hương này, th́ tiêu trừ được tám vạn bốn ngh́n nghiệp chướng phiền năo, thành tựu căn lành tự tại quang minh. Nếu người nào thấy được lọng mây tức đă trồng căn lành mà một hằng hà sa Chuyển luân vương đă trồng, như trong kinh đă nói rơ.

Hỏi: V́ sao lợi ích này gọi là truyền thông thành tựu vô tận hạnh?

Đáp: Khi thấy lọng mây hương hoa mà vị thiên tử thứ nhất cúng dường, th́ những những thiên tử sau đó nối tiếp được lợi ích và truyền đến vô tận. Ư nói từ trong các đóa hoa mà ḿnh cúng dường, thiên tử thấy các đức Như Lai. Vi trần chúng sanh nhờ hương thơm thiên tử cúng dường mà được lợi ích diệt trừ nghiệp chướng. Lại có các chúng sanh thấy lọng mây hương hoa mà trồng được căn lành của một hằng hà sa Luân vương. Các Luân vương này phóng ánh sáng Mạn-đà-la tự tại. Có các chúng sanh thấy ánh sáng này liền chứng giai vị Thập địa. Các Luân vương này cũng phóng ánh sáng Chu Mạn-đà-la, ai thấy đều chứng giai vị Thập địa, được vô lượng trí tuệ quang, được mười sáu căn thanh tịnh, thành tựu tam-muội Tịnh lực. Đây là do một luồng ánh sáng của một tùy tướng truyền thông mà thành tựu vô lượng hạnh như thế, các loại ánh sáng của tướng khác cũng vậy. Cho nên Thám huyền kí ghi: “Từ đây suy biết tất cả đều là uy lực của một luồng ánh sáng trong một tướng nhỏ của Như Lai. Một luồng ánh sáng đă như thế th́ tất cả các ánh sáng khác cũng như thế. Một tướng nhỏ đă như thế th́ tất cả các tướng nhỏ khác cũng như thế. Các tướng nhỏ đă thế, th́ biển tướng lớn thật là bất khả thuyết bất khả thuyết. Ư văn kinh như thế, người học nên suy biết. Nói các chúng sanh này trước kia đều tu thiện, ư nói đời quá khứ những người này đều có thấy nghe Nhất thừa, tu thiện căn Phổ Hiền.

Hỏi: Giai vị bằng một hằng hà sa Luân vương là giai vị nào?

Đáp: Chính là giai vị Thập địa. Cho nên Thám huyền kí ghi: “Hương, hoa, tàn lọng… xuất hiện từ các lỗ chân lông trên thân vị thiên tử làm lợi ích chúng sanh, khiến được làm Luân vương, cũng là giai vị Thập địa”.

Hỏi: Tại sao không nói hai… hằng hà sa Luân vương, mà chỉ nói một hằng hà sa?

Đáp: Thám huyền kí ghi: “Đầu tiên nói thấy tàn lọng của pháp môn pháp giới này, nên được căn lành của một hằng ha sa Luân vương đều như luân vương Bạch Tịnh Bảo Vơng… Đây là Luân vương có một vạn người con trở lên trong thế giới tánh, như luân vương Ái Kiến Thiện Tuệ… chứ chẳng phải Kim luân vương có ngh́n người con thống lănh bốn châu. Nghĩa là vừa thấy tàn lọng này th́ liền thành tựu thiện căn của một hằng hà sa luân vương Bạch Tịnh Bảo Vơng”.

2.2.3.          Đồng tử Thiện Tài thành Phật.

Do phước báo và tài bảo cùng giúp nhau phát khởi, nên lấy tên là Thiện Tài. Trong đó Thiện tức là nhân, Tài là quả. Lại được của cải thuận đạo nên gọi là Thiện Tài. Lại nữa, khi đồng tử này vừa sanh ra th́ báu vật xuất hiện, nên gọi là Tài; về sau lại được mọi người ca ngợi đức hạnh, nên gọi là Thiện, như Thiện Hiện Không Sanh[17]… Lại như luận Trí độ giải thích tên Bồ-tát Thường Đề… Theo đây th́ cũng có thể biết. Trong ư ca ngợi đức hạnh gồm có mười câu, phân thành năm đôi: Một là Thiện Tài từng cúng dường Phật, trồng thiện căn, tức nói vị đồng tử này trong quá khứ đă từng trồng thiện căn giải thoát phần; hai là ưa thích thanh tịnh, gần gũi thiện hữu; ba là ba nghiệp tịnh tu; bốn là cầu tu quả pháp; năm là tâm tịnh đều tu. V́ tâm không xen niệm khác nên nói là tịnh như hư không, lại không c̣n phiền năo hiện hành (Thám huyền kí quyển mười tám).

Hỏi: Vị đồng tử này là vương tử hay trưởng giả tử?

Đáp: Kinh chỉ nói có năm trăm đồng tử như Thiện Tài… mà không nói đến cha mẹ của họ. Nhưng căn cứ theo kinh văn, trong khu vườn của họ có bảy kho báu lớn, th́ biết họ đều là trưởng giả tử. Không nói trong cung, th́ không phải là vương tử. Tuy không không phải là vương tử, nhưng cũng đă chiêu cảm được bảy kho báu. Cho nên trong Hoa nghiêm kinh Khổng mục chương… nói đồng tử Thiện Tài thuộc thân thù thắng ở cơi Diêm-phù.

Hỏi: V́ sao chỉ có vị đồng tử này t́m cầu thiện tri thức, các đồng tử khác không cầu?

Đáp: V́ vị này đă trồng căn lành trong quá khứ, nên hôm nay cũng t́m cầu thiện hữu. Kinh ghi: “Đồng tử này đă từng cúng dường các Đức Phật quá khứ, gieo trồng sâu thiện căn, luôn thích thanh tịnh, gần gũi thiện tri thức, thân miệng ư tịnh tu đạo Bồ-tát, cầu Nhất thiết trí.

Hỏi: Bồ-tát Văn-thù dạy đồng tử này t́m cầu thiện tri thức, h́nh như có biểu thị điều ǵ?

Đáp: Hoa nghiêm kinh Thám huyền kí có nêu bảy điều: Một, qui củ phép tắc, chính là phép tắc qui củ cầu pháp và thuyết pháp; hai, hạnh duyên thắng, tức điều kiện cốt yếu để thành tựu công hạnh không ǵ hơn bạn tốt; ba, phá kiến chấp và ngă mạn, khiến các Bồ-tát mới tu học như Thiện Tài phá tâm kiêu mạn và các kiến chấp; bốn, nhờ việc này để thành tựu các hạnh, tức hạnh cầu thiện tri thức và hạnh cầu pháp; năm, để hiển bày giai vị, tức gửi hết vào thiện tri thức để hiển bày năm giai vị như Tín… ; sáu, hiển thị Phật pháp sâu rộng, tuy giai vị cao tột, nhưng ta chỉ biết một pháp môn này; Thiện Tài đă Đăng địa[18]mà vẫn c̣n nói: “Ta chưa biết thế nào là hạnh Bồ-tát!”; bảy, hiển thị pháp duyên khởi, tức Thiện Tài và các thiện hữu đồng tạo thành một duyên khởi. V́ năng nhập và sở nhập không hai tướng, cho nên không có Thiện Tài ngoài thiện hữu. Điều này biểu thị một tức tất cả, hiển rơ Thiện Tài thứ tự trải qua các giai vị. Không có thiện hữu ngoài Thiện Tài, biểu thị tất cả tức một, hiển rơ tất cả các giai vị đều thành tựu nơi thân Thiện Tài.

Hỏi: Thiện hữu có những nghĩa ǵ?

Đáp: Có ba nghĩa: Về người, pháp, người và pháp.

Về người, có sáu loại: Một, người có khả năng cứu khổ nhưng không khuyên tu thiện, chẳng phải là thiện hữu. Hai, người khuyên tu thiện thế gian để lánh các đường ác, nhưng không khuyên tu xuất thế gian, cũng chẳng phải thiện hữu chân thật. Ba, người tu hai hạnh thế và xuất thế, nhưng không khuyên tu đạo Bồ-tát th́ cũng không phải là thiện hữu chân chánh. Bốn, có người tuy tu hạnh Bồ-tát, nhưng vẫn chấp thiện hữu tướng th́ cũng chẳng phải là thiện hữu chân chánh. Năm, người khuyên chúng sanh tu hạnh vô tướng mới là thiện hữu chân chánh. Sáu, người khuyên chúng sanh tu tập đầy đủ hành pháp Phổ Hiền mới đúng là thiện tri thức chân chánh.

Về pháp cũng có sáu lớp: Pháp Nhân thiên, pháp Nhị thừa, pháp Đại thừa sơ giáo, pháp Đại thừa chung giáo, pháp Đốn giáo, pháp Viên giáo. Tuân theo các pháp này tu tập mà thành tựu chánh hạnh, nên gọi là thiện hữu.

Về kết hợp luận biện người và pháp cũng có sáu lớp: Tức đối với sáu vị pháp (sáu pháp) vừa nêu trên, mỗi mỗi thuyết một pháp môn để trao cho các cơ duyên, tức là người và pháp cùng luận. Nếu luận riêng th́ văn kinh sau nói thiện tri thức có ba vị (người, pháp, người và pháp). Ba vị này mỗi mỗi đều có ba nghĩa, như Thám huyền kí quyển mười tám đă nói. Nhưng có nhiều thuyết nói về thiện tri thức, như Thám huyền kí quyển mười tám và Khổng mục chương đă nói.

Hỏi: Căn cứ theo đồng tử này mà chia ba đời, là thế nào?

Đáp: Theo Viên giáo th́ có ba địa vị:

Một, Kiến văn vị: tức sanh thân đời vừa qua của Thiện Tài thấy nghe pháp Phổ Hiền, thành tựu thiện căn Giải thoát phần. Cho nên trong đoạn kinh khen ngợi đức hạnh Thiện Tài có ghi: “Đồng tử này đă từng cúng dường các Đức Phật quá khứ, gieo trồng sâu thiện căn”. Phẩm Tánh khởi kinh Hoa nghiêm (bản dịch của Tam tạng Phật-đà-bạt-đà-la) ghi: “Thế nào là Bồ-tát biết chiêm ngưỡng, nghe nhận, cung kính cúng dường Như Lai, gieo trồng thiện căn? Các thiện căn này của Bồ-tát ấy đều không luống uổng, có vô lượng công đức, xa ĺa tất cả tâm ái trước, đạt đến rốt ráo giải thoát, được quả báo chân thật, đầy đủ các nguyện, không bặt dứt các pháp hữu vi mà tùy thuận trí tuệ vô vi, khởi trí Phật đến cùng tận đời vị lai…”. Như trong bộ Quảng kí đă nói đầy đủ về Phật địa.

Hai, Giải hạnh sanh: Đốn tu hành pháp năm giai vị này, chính như Thiện Tài hiện đời thành tựu cho đến giai vị Phổ Hiền. Lại nữa thiên tử Đâu-suất… ra khỏi ác đạo rồi, chỉ trong một đời đă đến giai vị Li cấu tam-muội tiền[19], được các cảnh giới Thập nhăn, Thập nhĩ… như trong phẩm Tiểu tướng đă nói.

Ba, Chứng quả hải sanh: Tức nhân vị đă tận cùng th́ đồng với quả hải, chính là đời sau của Thiện Tài. Kinh ghi: “Như Di-lặc nói với Thiện Tài: ‘Vào đời vị lai ta thành Phật, ông sẽ được gặp ta”. Điều căn cứ theo nghĩa trước nhân sau quả để chia thành hai giai vị. Giai vị trước chỉ là nhân, giai vị sau là quả viên măn, nên nói “Sẽ gặp ta”. Kinh Hoa nghiêm quyển mười sáu ghi: “Khi mạng chung tại nơi ấy, ta hạ sanh mà thành Chánh giác. Ông và Văn-thù đều sẽ được gặp Ta”. Câu này có ba nghĩa: Một, ư nói mai sau khi thành Phật, th́ Như Lai cũng thuyết kinh Hoa nghiêm; bấy giờ cũng có pháp được nói cho Văn-thù và Thiện Tài. Hai, ư nói khi thành Phật, th́ Văn-thù và Thiện Tài đều đến giúp Như Lai tuyên dương pháp hóa. Ba là biểu pháp, nghĩa là v́ sao Thiện Tài đến Phật hội mà t́m cầu thiện tri thức mà không cầu Phật? V́ thân đời này là thân tu nhân chưa thành quả của Thiện Tài, cho nên không đến chỗ Phật, chứ chẳng phải là không cầu. Nhưng v́ thành quả th́ phải cách xa nhân, nên nói là sẽ gặp Phật. Ba hạng người này, nếu căn cứ vào văn kinh th́ chia làm ba đời, nếu căn cứ theo pháp sanh th́ ba người đều đồng. Cho nên Hương Tượng vấn đáp quyển hạ ghi: Hỏi: “Khổng mục chương nói trong năm người thành Phật trong kinh Hoa nghiêm, làm sao biết được tướng trạng hai người là đồng tử Phổ Trang Nghiêm và Đâu-suất thiên tử thành Phật ngay thân hiện tại? Đáp: Đồng tử Phổ Trang Nghiêm ngay thân hiện đời gặp được Phật nghe pháp chứng được giai vị Tín-Giải, Tự phần, Thắng tấn phần và các môn tam-muội, tức biết Tín măn thành Phật. Thiên tử Đâu-suất ngay thân hiện tại chứng được ít phần Li-cấu tam-muội, lại được các công đức, nên biết vị thiên tử này ngay thân này thành Phật. C̣n đồng tử Thiện Tài với thân hiện đời đă đến thiện tri thức Phổ Hiền, đồng thời thiện tri thức Di-lặc bảo: ‘Vào đời vị lai, khi ta thành Phật, ông sẽ gặp ta’. Cho nên biết Thiện Tài thân đời sau mới thành Phật. Nhưng đây chỉ là căn cứ theo kinh văn, y cứ theo sự thấy nghe mà chia ra ba giai vị, ba đời, cho nên mới nói như thế. Nếu theo thật lí th́ cả ba đều đồng, chỉ v́ trong một thân mà thành Phật. Nói một thân tức thân pháp tánh, thân này không c̣n phân biệt thành các thân phần đoạn, biến dịch. Nếu tùy duyên hiện thành Phật th́ đồng với giáo Tam thừa. Nếu theo thật pháp Nhất thừa, th́ niệm niệm thành Phật, như trước đă nói?

Hỏi: Có phải thân trước và thân sau của đồng tử Phổ Trang Nghiêm và thiên tử Đâu-suất gọi là thân quả hải chăng?

Đáp: Như trong bộ Yếu kí đă nói.

Hỏi: Ba vị vừa nêu trên thuộc giai vị Bồ-tát nào?

Đáp: Thám huyền kí quyển mười tám ghi: “Hỏi: Thiện Tài thuộc giai vị Bồ-tát nào? Đáp: Trong kinh không có đoạn văn nào chính thức xác định giai vị của Thiện Tài, nên cũng khó tŕnh bày. Có thuyết cho Thiện Tài thuộc giai vị Bồ-tát Địa thượng. Dẫu có phát tâm sau, th́ cũng thuộc hai giai vị phát tâm sau trong bốn loại phát tâm[20]. Luận nói Thiện Tài thuộc giai vị Chứng phát tâm trong ba loại phát tâm[21]. Có thuyết cho thân hiện đời của Thiện Tài chỉ là thân thật báo phàm phu, chỉ có ḷng tin t́m cầu thiện tri thức. Ở đây giải thích chính xác th́ thân Thiện Tài hiện đời là hành nhân Thiện thú (cơi thiện). Thiên tử Đâu-suất và đồng tử Phổ Trang nghiêm th́ thuộc giai vị Bồ-tát Thập trụ. Khổng mục chương quyển hai đồng nói hai vị này thân hiện đời thành Phật, đồng tử Phổ Trang Nghiêm cũng cho là c̣n thuộc hành nhân cơi thiện, v́ chưa vào giai vị Thập tín Sơ phát tâm. Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ ghi: “Trước giai vị Tam hiền th́ chỉ gọi là Thiện thú, chứ không gọi là Chủng tánh”.

Hỏi: Chưa đến giai vị Sơ phát tâm Thập tín măn tâm, th́ đâu được năm vị?

Đáp: Khi đạt đến Tín vị th́ đă thông đạt Nhất thừa, cho nên nhân vị đă rốt ráo, như trong bộ Thám huyền kí quyển ba đă nói.

Hỏi: Có phải đồng tử Thiện Tài là Bồ-tát Tín vị chăng?

Đáp: Thám huyền kí quyển mười tám ghi: “Nếu như vậy th́ Thiện Tài thuộc giai vị nào? Nói ‘giai vị nào’ tức nói nếu định là Tín th́ thuộc Tín vị, nếu định là Trụ th́ thuộc Trụ vị, trong một thân trải qua năm giai vị, cho nên tùy theo đó mà định giai vị cho đồng tử, chứ theo thật lí th́ như Thám huyền kí đă nói ở trên, là Bồ-tát Tín vị.

2.2.4.         Long nữ thành Phật

Pháp hoa sớ của đại sư Từ Ân ghi: “Kinh Pháp hoa nói Bồ-tát Thập tín hiện tám tướng thành đạo”. Ở đây cho rằng Đức Phật nói như thế là để khuyên bảo chúng sanh. Trong kinh Già-da sơn đỉnh[22], thiên tử Tịnh Quang hỏi có mấy loại phát tâm, Bồ-tát Văn-thù đáp có bốn loại phát tâm: Một, Chứng phát tâm, là vào Sơ địa; hai, Hạnh phát tâm là vào Lục địa; ba, Bất thoái phát tâm là vào Cửu địa; bốn, Nhất sanh bổ xứ phát tâm chính là Thập địa. Long nữ thành Phật thuộc phát tâm thứ tư. Hóa thành Long nữ nhỏ tuổi mà học Pháp hoa, mau chóng chứng Bồ-đề. Đây là khuyến khích mọi người chứ không phải thật như vậy”. Nhưng ư ở đây nói Long nữ là Bồ-tát Thập trụ, v́ sao? V́ ngay thân hiện tại mà thành Phật. Người nữ này thân cách hai đời trước là Kiến văn vị, thân đời trước là Giải hành sanh, thân đời này là Chứng quả sanh. Tức đoạn kinh nói về việc chúng rồng trong long cung được Văn-thù giáo hóa mà thông hiểu Nhất thừa. Trí Tích hỏi Văn-thù: “Có chúng sanh nào siêng năng tu hành theo kinh này mà chóng thành Phật chăng?”. Văn-thù đáp: “Có con gái của long vương Ta-kiệt-la… trong khoảng sát-na phát tâm Bồ-đề, liền được bất thoái chuyển… đến thế giới phương nam thành Đẳng chánh giác”. Đây chính là Chứng quả hải sanh.

Hỏi: Làm sao biết được người này hiện đời được quả Phật?

Đáp: Chương Thập huyền ghi: “Nay nói ‘Làm Phật’ tức đầu tiên từ giai vị Kiến văn trở đi cho đến thân thứ hai liền thành tựu Giải hạnh. Giải hạnh chung tâm th́ nhân vị hoàn măn. Đến thân thứ ba th́ được quả tự tại viên dung rốt ráo. Do thể của nhân này mà thành tựu Y quả. Nhưng nhân vị hoàn măn là Thắng tấn phần, liền lưu nhập biển quả. V́ đây là cảnh giới chứng ngộ, nên không thể nói. Long nữ này cùng với đồng tử Phổ Trang Nghiêm, thiên tử Đâu-suất, đồng tử Thiện Tài trong ba đời th́ thành tựu nghĩa quả ấy.

Hỏi: V́ sao Long nữ giữ lại thân phiền năo này?

Đáp: V́ lợi ích chúng sanh, nên giữ lại phiền năo để thọ thân rồng.

Hỏi: Làm sao biết Bồ-tát Địa tiền cố giữ lại phiền năo?

Đáp: Ngũ giáo chương quyển hạ ghi: “Nhưng Tam hiền trước Thập địa đă không c̣n rơi vào Nhị thừa, có thể tự tại đoạn trừ hay giữ lại phiền năo chướng, nên không đoạn mà chỉ đoạn trừ sở tri chướng”.

3.GIÁO NGHĨA SAI BIỆT

Trong Khổng mục chương, phần thứ ba có tŕnh bày sáu giáo (Trong Khổng mục chương chỉ nói năm giáo):

3.1.    Giáo Nhân thiên thừa

Giáo này có ba loại hiện thân thành Phật:

3.1.1. Đức Phật v́ cứu chúng sanh trong ba đường ác mà hiện thân thành Phật khác với chúng sanh trong ba đường ấy, như Phật hiện thân chân voi đen… Tân-la kí ghi: “Phật hiện thân như chân voi đen đi lại không ngăn ngại bên địa ngục, chúng sanh địa ngục thấy vậy, vui mừng gieo trồng căn lành”.

3.1.2. Dẫn dắt loài người hiện tại thành Phật: Như Phật v́ trưởng giả Đề-vị mà hiện thân thọ thần. Tân-la kí ghi: “Lúc mới thành đạo, Đức Phật ngồi nơi cội cây bên bờ đoạn sông hợp lưu hiện thân cao mười sáu thước và thân đầy đủ tướng hảo, các thương nhân thấy thân Phật này được thụ thần kính phụng liền phát sanh căn lành”. V́ dẫn dắt những người này mà Đức Phật hiện thân thành Phật.

3.1.3.   V́ dẫn dắt trời người mà hiện thân Phật: Như Đức Phật là bậc thánh, nếu người cúng dường th́ thành tựu phước thế gian. Tân-la kí ghi: “Khi Phật ngồi nơi cội cây, Phạm thiên biết được liền đến cúng dường. Đức Phật im lặng trong bảy ngày, Phạm thiên lại thỉnh Ngài thuyết pháp. Cho nên trong bảy ngày thứ hai sau khi thành đạo, Đức Phật thuyết pháp, nhiều người nghe được đă gieo trồng căn lành”.

3.2.          Giáo Nhị thừa

Giáo này có bảy nghĩa:

3.2.1. Nói theo các cơi: Tức ngoài ba cơi, chín địa, mười địa, mười một địa mà thành thân Phật. Chín địa là bốn cơi Thiền, bốn cơi Vô Sắc và cơi Dục. Mười địa là Vị đáo địa, Trung gian thiền, bốn cơi Thiền và bốn cơi Vô Sắc. Mười một địa là mười cơi trên thêm cơi Dục. Luận Trí độ hai mươi ghi: “Ba môn giải thoát đều nằm trong chín cơi, v́ Vị đáo địa, Trung gian thiền, bốn Thiền, ba Vô Sắc đều thuộc tánh vô lậu. Có thuyết cho ba môn giải thoát chỉ thuộc vô lậu, c̣n ba môn tam-muội th́ gồm cả hữu và vô lậu. V́ vậy tam-muội và giải thoát là hai. Nói như vậy th́ trong mười một cơi gồm sáu địa (bốn Căn bản định, Vị chí định, Trung gian thiền), ba Vô Sắc, cơi Dục và Hữu đảnh. Nếu ba môn tam-muội là hữu lậu th́ gồm trong mười một địa, nếu là vô lậu th́ không”. Quyển hai mươi ba của luận này ghi: “Pháp vô thường tưởng này cũng hữu lậu cũng vô lậu. Nếu hoàn toàn vô lậu th́ tại chín địa, nếu hữu lậu th́ tại mười một địa”.

3.2.2.          Nói theo vị: Nghĩa là ngoài Kiến đạo, Tu đạo, Hữu học đạo tức tu hành thành Phật. Kí ghi: “Nơi cội cây, Đức Phật tu tập sáu hạnh mà trí tuệ thông, chế phục được phiền năo của ba Không xứ từ Phi Tưởng xứ trở xuống. Khi khởi Kiến đạo vô lậu, th́ đoạn trừ tất cả phiền năo Tu hoặc đă bị chế phục từ trước. Dùng chín Vô gián đạo, chín Giải thoát đạo đoạn trừ chín phẩm Tu hoặc của Phi tưởng xứ, chứng được lí Tứ đế, được mười sáu tâm Kiến đạo. Từ Phi Tưởng địa Giải thoát thứ tám trở xuống đều thuộc Tu đạo, chỉ có Giải thoát thứ chín mới là Vô học đạo”.

3.2.3.   Nói theo hạnh th́ ngay nơi thân Vô học ngoài Hữu học tức hiện thành Phật.

3.2.4.    Nói theo hạnh Bồ-tát th́ ngoài ba mươi ba tâm tức hiện thành Phật. Kí ghi: “Hỏi: Ba mươi ba tâm gồm có tám nhẫn, tám trí, chín vô gián, tám giải thoát, trước đă căn cứ theo vị để giải thích thời gian rồi, sao phải giải thích lại? Đáp: Trước chỉ căn cứ theo nghĩa chung cho tất cả các hạng người để giải thích thành Phật. Ở đây chỉ nói phép tắc Bồ-tát Thích-ca thành Phật, nên lại phải giải thích riêng (tuy giai vị và tâm đồng nói về nghĩa thời gian, nhưng giai vị và tâm có khai hợp khác nhau. V́ tŕnh bày sự sai biệt này, nên phải giải thích riêng). Hỏi: Tại sao như vậy? Đáp: Bồ-tát chỉ tu ba mươi ba tâm, không tu các nghĩa thành Phật khác, nên ở đây không chung cho các nghĩa khác. Hàng Thanh văn bất định cho rằng đối với người tu theo thứ tự th́ một trăm bảy mười tám niệm sẽ có người thành Phật, nhưng chỉ không ra ngoài Kiến đạo, Tu đạo và Vô học đạo. Cho nên căn cứ theo Kiến và Tu mà nói chung cho tất cả các hạng người. Bồ-tát th́ không như thế, chỉ tu ba mươi ba tâm, không chung với tất cả tâm khác.

Hỏi: V́ sao theo thứ tự tu trong một trăm bảy mươi tám niệm th́ thành Phật?

Đáp: Chín địa, mỗi địa gồm có chín phẩm phiền năo, cũng có đủ Vô gián đạo, Giải thoát đạo, nên được một trăm sáu mươi hai niệm, lại thêm tám nhẫn, tám trí thành một trăm bảy mươi tám niệm.

Hỏi: Như vậy niệm thâu nhiếp cả Kiến và Tu hay sao?

Đáp: Kiến đạo thâu nhiếp tám nhẫn, tám trí, nên có một trăm bảy mươi tám niệm. Trong chín mươi mốt phẩm phiền năo, đoạn phẩm phiền năo thứ tám mươi mốt được giải thoát, thuộc Vô học đạo, c̣n lại th́ thuộc Tu đạo. Cho nên ngoài Kiến-Tu tức thành Phật, th́ đều thông với tất cả.

3.2.5.            Nói theo thời gian th́ Tiểu thừa tu tập trải qua ba a-tăng-ḱ sáu mươi kiếp th́ thành Phật. Khổng mục chương quyển bốn ghi: “Tiểu thừa lấy sáu mươi kiếp làm đại kiếp a-tăng-ḱ. Hàng Tiểu thừa phải trải qua ba a-tăng-ḱ như thế mới thành Phật”. Kí ghi: “Trong pháp Tiểu thừa, a-tăng-ḱ có sáu mươi tiểu kiếp. Trong đó căn cứ vào tiểu kiếp thứ năm mươi hai là a-tăng-ḱ. Ở đây nói trong tám mươi tiểu kiếp, trừ hai mươi Không kiếp c̣n lại sáu mươi kiếp. Trong sáu mươi kiếp này, đến tiểu kiếp năm mươi ba là một a-tăng-ḱ. Sáu mươi bốn kiếp thành một kiếp, th́ chỉ mới nửa kiếp. Cho nên tám mươi tiểu kiếp thành một đại kiếp. Nói gom sáu mươi bốn kiếp thành một đại kiếp, tức là trong một đại kiếp này cần phải tu học. Ngũ giáo chương quyển hạ ghi: “Hàng thượng căn cho rằng Phật nhất định trải qua hết ba a-tăng-ḱ mới thành. Kiếp số trong đây tính một kiếp thủy, hỏa, phong là số thứ nhất; mười số thứ nhất này th́ thành số thứ hai. Lần lượt tính lên như thế cho đến thứ sáu mươi th́ thành một a-tăng-ḱ. Cứ tính như vậy mà thành ba a-tăng-ḱ. Hiểu kiếp nghĩa ghi: “Thứ tám là nói về tạng Thanh văn, trong hai mươi Phong kiếp, lấy bất ḱ một kiếp nào làm số thứ nhất, lấy thứ nhất nhân cho mười là số thứ hai, thành mười kiếp. Lại lấy số thứ hai nhân cho mười là số thứ ba, bây giờ th́ đúng một trăm kiếp. Lại lấy số thứ ba nhân cho mười là số thứ tư, th́ thành một ngh́n kiếp. Lấy số thứ tư nhân cho mười là số thứ năm, thành một mười ngh́n kiếp (một vạn). Lấy số thứ năm nhân cho mười là số thứ sáu, thành một trăm ngh́n kiếp (một ức). Lấy số thứ sáu nhân cho mười là số thứ bảy, thành một triệu kiếp (mười ức). Lấy số thứ bảy nhân cho mười là số thứ tám, thành mười triệu kiếp (trăm ức). Trăm ức, tiếng Phạn gọi là Câu-chi. Cứ lần lượt tính lên như vậy cho đến số thứ sáu mươi là một đại a-tăng-ḱ-kiếp. V́ có ba đoạn số như thế nên gọi là ba đại tăng-ḱ kiếp. Luận Câu-xá ghi: “Tám mươi trung là đại kiếp, đại kiếp gồm ba vô số”.

Hỏi: Đă nói ba đại tăng-ḱ th́ v́ sao lại nói là vô số?

Đáp: Nếu dùng toán học để tính th́ không thể tính biết được số lượng thời gian này, nên nói là vô số. Căn cứ vào hai thuyết sau, mà sư (Trí Nghiễm) nói về sáu mươi kiếp… Trong Khổng mục chương, sáu mươi kiếp ấy là một a-tăng-ḱ, hai thuyết sau cũng nói như vậy. Trong Phật kí không nói đến nguyên nhân, nhưng có thể xem trong luận Bà-sa, Câu-xá…

Hỏi: Tu hành thành Phật có mấy giai đoạn thời gian?

Đáp: Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ ghi: “Theo luận Bà-sa… th́ có hai thân thành Phật là pháp thân và sanh thân. Pháp thân tức là năm phần thân hương như giới, định … Tu pháp thân này có bốn giai đoạn thời gian: Một là thời gian ba tăng-ḱ kiếp tu bốn ba-la-mật hữu lậu; hai là thời gian một trăm kiếp tu nghiệp tướng hảo; ba là thời gian xuất gia khổ hạnh tu thiền định; bốn là thời gian ngồi nơi cội Bồ-đề thành Chánh giác. C̣n sanh thân chỉ tu nghiệp tướng hảo trong một trăm kiếp, ngay nơi thân cuối cùng là báo thân thọ sinh vào cung vua Tịnh Phạn tại thành Già-da, thành chánh giác tại nước Ma-già-đà.

Kí ghi: “Hỏi: Thân nào tu bốn ba-la-mật hữu lậu trong ba tăng-ḱ kiếp? Đáp: Trước khi phát Kiến đạo vô lậu, th́ đều có đủ các việc của thân phàm phu. Vào thời quá khứ, trong ba tăng-ḱ kiếp tu bốn ba-la-mật hữu lậu; kế đến tu nghiệp tướng hảo biệt báo trong một trăm kiếp; kế đó sanh vào cơi trời Đâu-suất, trong một ngh́n kiếp học oai nghi Phật; sau cùng sanh vào vương cung, nhận Ma-gia làm mẹ; kế đến thành thái tử, nhận ngoại đạo Uất-đầu-lam-phất làm thầy, tu tập thiền định; kế đến ngồi nơi cội cây Bồ-đề, đến giờ Dần nhờ tu sáu hạnh mà chứng đạo, hàng phục tất cả các hoặc từ Vô sở hữu xứ trở xuống. Khi phát khởi Kiến đạo vô lậu th́ đoạn tất cả phiền năo hoặc đă chế phục từ trước, không chứng ba quả trước, vượt qua quả A-na-hàm, đồng thời đoạn chín phẩm Tu hoặc của Phi Tưởng xứ, được quả A-la-hán, đến giờ Dần th́ thành đạo.

Hỏi: Tu sáu hạnh mà chứng đạo, v́ sao không hàng phục Kiến hoặc?

Đáp: V́ c̣n tâm nhàm chán cơi dưới, ưa thích cơi trên, duyên đạo thế tục sự, cho nên không thể hàng phục được phiền năo Kiến sở đoạn, chướng ngại đế lí. Hiển thị giác đạo phương tiện mới chế phục được phiền năo Kiến sở đoạn. Lại nữa, thích hơn chán kém, tức đối với đạo th́ cho đạo là hơn, sanh tử là kém và nhận đây là thật lí. Cho nên khi duyên với lí này th́ chế phục được phiền năo chướng ngại Kiến đạo.

Hỏi: Kiến đạo vô lậu nương vào đâu mà phát khởi?

Đáp: Tiểu thừa, Đại thừa đều nương vào Biên tế định thứ tư[23]mà khởi chân kiến đạo. Như khởi tướng Kiến đạo, th́ luận Địa tŕ ghi: “Ba nương vào năm tánh”. Ba tức ba hiện quán: Trí đế hiện quán (trí Chánh đế), Biến trí đế hiện quán (trí Hậu đắc), Cứu cánh hiện quán. Nói năm tánh, tức bốn Căn bản thiền và Vị chí định. Cho nên tướng Kiến đạo nương vào năm định này mà khởi. Giáo Tiểu thừa lại thêm Trung gian thiền thành sáu định khởi tướng Kiến đạo. Nói chung th́ như vậy, nhưng nói riêng th́ hàng Tuệ giải thoát không đoạn vô tri chướng định, nên hạng người nầy mới nương vào Căn bản định khởi Kiến đạo.

Hỏi: Kinh Bản nghiệp anh lạc ghi: “Trong một trăm kiếp tu nghiệp tướng hảo”, điều này có ǵ khác với Tiểu thừa?

Đáp: Ư kinh này là muốn chỉ dạy hàng Tiểu thừa. Nghĩa là các ông tu bốn ba-la-mật hữu lậu trong ba tăng-ḱ kiếp, nên Ta nói trước mười Địa là tăng-ḱ thứ nhất, từ Sơ địa đến Thất địa là một tăng-ḱ thứ hai, từ Bát địa đến Thập địa là tăng-ḱ thứ ba. Sau khi măn ba tăng-ḱ này th́ thành tựu định Kim cang dụ, lúc ấy mới được trăm kiếp, ngh́n kiếp, hằng hà sa kiếp tu nghiệp tướng hảo.

3.2.6.            Ngay nơi thân phần đoạn sanh tử cuối cùng mà thành Phật: Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ ghi: “Theo giáo Tiểu thừa th́ chỉ có thân phần đoạn đạt đến giai vị cứu cánh, Phật cũng đồng như vậy. Nhưng đây là thân thật chứ chẳng phải thân biến hóa”.

3.2.7.            Căn cứ vào mười hai Trụ vị của Tiểu thừa, th́ Trụ vị cao nhất là A-la-hán trụ đồng với Phật. Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ ghi: “Các giáo đều lấy ba nghĩa để sơ lược giải thích: Một là Vị tướng, hai là Bất thoái, ba là Hành vị. Vị tướng, Tiểu thừa có bốn giai vị là Phương tiện, Kiến đạo, Tu đạo và Cứu cánh. Lại nói Tiểu thừa lấy mười hai Trụ vị làm cứu cánh. Bất thoái, tức tu hành đến Nhẫn vị th́ được bất thoái. Hành tướng của bất thoái th́ như các luận đă nói.

Chung Nam vấn đáp[24]ghi: “Nếu theo giáo Tiểu thừa, khi thấy sắc thân Phật với ba mươi hai tướng… tức là thấy thân thật, lúc ấy mắt và cảnh đồng thời tương ứng. Thấy sắc tướng chân thật gọi là thấy thân Phật... Phật của giáo Tiểu thừa có hai thân là sanh thân và hóa thân, cả hai đều do từ bi ái hành[25]tu sanh[26]mà thành”. Trong một khoảng thời gian chỉ có một Bồ-tát tu từ bi ái hành, thứ tự nương ba mươi ba tâm mà thành Phật. Các chúng sanh Kiến hành th́ đều không thành Phật, nhưng được hai loại niết-bàn, mà trụ tại Vô dư niết-bàn. Cũng theo giáo này, th́ trong một điểm thời gian chỉ một người thành Phật. Nếu có những người khác thành Phật, th́ thời gian thành Phật có trước sau khác nhau. Nếu giáo hóa hữu t́nh xong rồi được thành Phật, nhưng v́ không có Phật mười phương, nên phải trải qua đại kiếp thế giới thành hoại, măn ba a-tăng-ḱ kiếp nhất định được làm Phật. Không có việc thành Phật trong một niệm, tức không có Phật ở phương khác. Dẫu có th́ cũng chỉ là Phật phương này biến hóa đến mà thôi. Hoàng hậu Ma-gia thật là mẹ của Phật tại châu Thiệm-bộ, nhưng ở các thế giới khác th́ không, v́ Phật là hóa Phật. Cho nên các căn của Phật và Bồ-tát tác dụng lẫn nhau, chỉ biến hóa thành chứ tánh không thay đổi. Cũng theo giáo Tiểu thừa th́ một người chỉ nương vào một cơi, một tâm mà thứ tự thành Phật, nhân quả tương xứng, hiện lượng rơ ràng có thể nhận biết, nhưng đoạn trừ nhân quả phiền năo hết và không hết khác nhau.

Nghiệp tổng báo Bồ-đề phần, bắt đầu từ sơ phát tâm dần dần tu tập đến tâm cuối cùng của Thập địa, sắp thành Phật th́ tu nghiệp tướng hảo trong một trăm kiếp. Đây là thân thật chứ không phải thân biến hóa. Nhưng tu Bồ-đề phần, trừ những người thoái chuyển, c̣n đều nhất định thành Phật. V́ sắc tướng người là Phật, Nhất thiết trí là pháp. Ngũ giáo chương quyển hạ ghi: “Theo giáo Tiểu thừa th́ có sáu chủng tánh là Thoái, Tư, Hộ, Trụ, Thăng tiến và Bất động. Trong chủng tánh Bất động lại chia ra ba bậc thượng, trung và hạ như hàng Tam thừa được nói ở sau. Tuy trong đây nói chỉ Phật mới có chủng tánh Phật, nhưng chẳng phải là tánh Đại bồ-đề, v́ đối với công đức Phật không nói “đến hết đời vị lai khởi đại tác dụng… ”. Cho nên biết trong giáo này, chỉ nói Phật mới có chủng tánh Đại bồ-đề, c̣n tất cả chúng sanh th́ đều không có.

3.3.     Căn cứ Đại thừa Sơ giáo

3.3.1.          Giáo môn Hồi tâm

Nay lập tám nghĩa để luận về giáo môn này:

3.3.1.1. Luận theo giai vị th́ địa thứ mười trong mười địa (Càn tuệ địa… ) tức thành Phật. Sở dĩ nói đồng mười địa thành Phật là v́ các giai vị dưới Phật quả đều đồng một giai vị tu nhân. Kí ghi: “Luận Pháp Cảnh ghi: ‘Dẫn tâm Tiểu thừa khai phát hạnh Đại thừa, khiến sợ hướng đến Tiểu thừa, ĺa bỏ tâm chấp hiểu’. Giải thích: Lập mười địa như Càn tuệ địa… là để cho hàng Tiểu thừa xả tâm chấp Tiểu thừa mà thâm nhập Đại thừa.

Hỏi: Nếu như thế, v́ sao là Càn tuệ địa… ?

Đáp: Chưa thành Không giác giải, trí tuệ không sáng tỏ nên gọi là Càn tuệ địa. Nghĩa là lí không như nước thấm ướt, cho nên liễu ngộ ‘không’ th́ trí tâm mới tăng trưởng. Hai là Tánh địa, đă giải ngộ lí không này, lại dùng tâm giải ngộ này mà chế phục kết sử. Tâm giải ngộ bền chắc, không thay đổi, nên gọi là Tánh địa. Ba là Bát nhân địa, do giải ngộ chân và tựa tứ đế, trong mỗi một đế có hai nhân, nên gọi Bát nhẫn là Bát nhân. Mỗi một đế có hai Nhẫn vị, nên trong Khổ đế cơi Dục là Khổ nhẫn, Khổ đế trong hai cơi trên là Khổ loại nhẫn. Ba đế kia theo đây cũng có thể biết. Bát nhẫn tức là Vô gián đạo, chỗ mà Bát nhẫn này dẫn đến là Giải thoát đạo. Bốn là Kiến địa, do tám nhẫn này mà được tám địa; v́ măn tâm thứ mười sáu th́ thấy được lí tứ đế b́nh đẳng, nên gọi là Kiến. Năm là Bạc địa, từ Kiến địa phát khởi trí tu đạo, đoạn trừ sáu phẩm đầu tiên trong chín phẩm Tu hoặc cơi Dục, chỉ c̣n ba phẩm sau, nên gọi là Bạc. Sáu là Li dục địa, đoạn sạch ba phẩm Tu hoặc sau cùng , không c̣n trở lại cơi Dục nữa, nên gọi là Li dục. Bảy là Dĩ biện địa, kết sử trong ba cơi đă không c̣n, được quả A-la-hán, nên gọi là Dĩ biện. Ba địa sau có thể tự suy biết”. Từ trên đến đây là thuật lại khái quát đại ư của luận Pháp cảnh.

Hỏi: Mười địa như Càn tuệ địa… th́ hàng Tam thừa cùng tu, v́ sao Hồi tâm giáo thuộc sơ giáo trong chương này lại nói là mười địa như Càn tuệ địa… , c̣n trong Ngũ thập yếu vấn đáp th́ đầu tiên lại lập nhân quả sáu đường, kế nói nói Nhị thừa ngu pháp, kế đến nói Tiểu thừa và Phật của giáo Hồi tâm Tiểu thừa, kế đó nói Phật thuộc năm vị măn tâm của Nhất thừa, nhưng lập mười địa trên, cuối cùng lại lập mười bảy môn thứ tự trực tiến Bồ-tát vị?

Đáp: Tuệ Cảnh Đức nói: “Thăng kiến lập nền tảng Tam thừa cùng tu Thập địa, chính là từ chỗ tŕnh bày của sư Pháp Tiêu. Sư ấy căn cứ theo giai vị mà dùng ba câu giải thích: Một là giải thích Thập địa của Biệt giáo Tam thừa, hai là hội qui Thập địa Biệt giáo vào giai vị Thông giáo, ba là hội qui Thập địa Thông giáo vào giai vị của Thông tông.

Theo câu thứ nhất, th́ giai vị Không lân thuộc hàng ngoại phàm chung tánh là Càn tuệ địa (tu Ngũ đ́nh tâm quán có thể đạt được giai vị này). Hai là Tánh địa, tức Tổng tướng niệm xứ, Biệt tướng niệm xứ và Tứ thiện căn hợp thành giai vị Ngũ phương tiện là Tánh địa; trong năm phương tiện này th́ Tổng và Biệt niệm xứ đồng quán tánh không, c̣n bốn thiện căn th́ quán pháp không, nên hợp với Tổng Biệt niệm xứ thành một địa. Ba là Bát nhân địa, địa này được thành lập từ Khổ nhẫn vị. Bốn là Kiến địa, địa này được lập từ giai vị Tu-đà-hoàn kiến đạo. Năm là Bạc địa, địa này được lập từ giai vị Tư-đà-hàm. Sáu là Li dục địa, địa này được lập từ giai vị A-na-hàm. Bảy là Dĩ biện địa, địa này được lập từ giai vị A-la-hán. Bảy địa này thuộc Thanh văn thừa. Tám, Bích-chi-phật địa, có thể tự biết. Chín là Bồ-tát vị, trong Biệt giáo không nói đến giai vị ba mươi tâm, chỉ căn cứ theo mười Trụ mà lập bốn giai vị Bồ-tát. Trong đó Sơ trụ gọi là Tân phát ư trụ, từ trụ thứ hai đến thứ sáu Cửu hành đạo địa, từ Trụ thứ bảy đến thứ chín là A-bệ-bạt-trí địa, Trụ thứ mười là Nhất sanh bổ xứ; đến Trụ thứ mười là cuối cùng, không lập Đẳng giác và Kim cang tâm. C̣n Phật địa th́ thành ngay nơi sắc thân thật một trượng sáu này.

Câu thứ hai, th́ cho Phật thuộc Biệt giáo là Phật ẩn dấu vết, cho nên lui về và cho vào Thập tín của Thông giáo. C̣n năm quả của Nhị thừa th́ xếp trước Thập tín và cũng đưa vào Thập tín.

Hỏi: Nếu vậy, v́ sao không đưa năm quả Nhị thừa vào Thập trụ, mà lại ở sơ tâm của Thập tín?

Đáp: Kinh Nhân vương ghi: “Sơ tâm Tập chủng tánh đă vượt trên Nhị thừa”, nên không đặt ở Thập trụ. Tánh địa và Càn tuệ địa nói trong năm phương tiện đều lui về đặt tại vị ngoại phàm trước Thập tín. Hội qui Thập địa Biệt giáo như vậy là v́ muốn khiến Biệt giáo nhập Thông giáo. Cho nên mới lập Tam thừa cùng tu Thập địa. Đă là Thông giáo th́ mới biết Phật đạo dài lâu, phải tu tập trải qua các giai vị Tam hiền, Thập địa mới thành Phật. Cho nên Thập tín Thông giáo có giai vị Ngũ phẩm đệ tử là bốn quả Thanh văn và quả Bích-chi-phật.

Hỏi: Nếu vậy, bốn giai vị Bồ-tát được qui định thế nào?

Đáp: Tập chủng tánh là Bồ-tát Tân phát ư, Trong đó Sơ trụ gọi là Tân phát ư trụ, Tánh chủng tánh và Đạo chủng tánh là giai vị Cửu hành đạo, từ Sơ địa trở lên là A-bệ-bạt-trí địa, Đẳng giác là Nhất sanh bổ xứ; Diệu giác là Bồ-tát vị.

Hỏi: Dùng Thông giáo dung hội Biệt giáo, dung hội Biệt giáo mà mượn giai vị Biệt giáo để làm qui chuẩn trong Thông giáo. Như vậy chỉ từ Thông giáo mà nói Tam thừa cùng tu Thập địa hay sao?

Đáp: Hội qui năm quả Nhị thừa vào giai vị Thập tín của Thông giáo là Càn tuệ địa, giai vị Tam hiền là Tính địa; hội qui vào giai vị Cận phương tiện của Sơ địa là Bát nhẫn địa, Sơ địa là Kiến địa, Nhị địa là Tư-đà-hàm Bạc địa, Tam địa và Tứ địa là Li dục địa, Ngũ địa tương ưng với đế quán nên gọi là A-la-hán Dĩ biện địa, Lục địa quán nhân duyên nên gọi là Bích-chi-phật địa, cho đến Đẳng giác là Bồ-tát địa, Diệu giác là Phật địa.

Câu thứ ba nói rằng đoạn sạch chướng nhiễm thuộc Thông giáo, đưa quả Phật đạt được trở về đặt vào giai vị Thập tín của Thông tông. Thập địa của Thông giáo đặt vào giai vị Thập trụ ngũ phẩm đệ tử, nghĩa là bốn quả Thanh văn đều có “Hướng[27]”, nên bốn phẩm Đệ tử (tức bốn quả Thanh văn) xếp vào Trụ thứ nhất đến Trụ thứ tám; phẩm Đệ tử thứ năm là Bích-chi-phật cũng có Hướng, nên xếp vào Trụ thứ chín và Trụ mười.

Hỏi: Nếu như vậy, th́ v́ sao Phật quả lập tại Thập tín măn tâm của Thông tông, c̣n Thập địa của Thông giáo lại đặt vào Ngũ phẩm đệ tử của Thập trụ.

Đáp: Căn cứ theo thật Ngũ phẩm đệ tử, th́ đệ tử và Phật không phân biệt nối tiếp nhau, nhưng nếu chỉ căn cứ Thông giáo, th́ dù Phật quả của giáo này cũng đều đưa về Thập tín măn tâm. Cho nên khi thật Phật đặt lui về, th́ chỉ đặt lui tánh. V́ đồng với Ngũ phẩm đệ tử, nên vị này thật lui về Phật của Thập tín măn. Khi toàn tu hạnh Thập tín th́ chuyển danh là Thanh văn. C̣n đặt vào Bồ-tát Thập trụ th́ suy nghĩ kĩ cũng có thể biết được.

Hỏi: Nếu như vậy, tại sao đă lui về giai vị Tín măn của Phật Thông giáo, chỉ hợp với căn cơ giáo Thông tông, khiến hành giả tu hạnh Thập trụ, không khiến tu hạnh Thập tín Thông tông?

Đáp: Giáo của thừa này không thật thuyết, c̣n Thông tông mới được gọi là thật. Bấy giờ quả Phật của thừa này tức là Tín vị của Thông tông. Cho nên quả Phật của thừa này nhất như với Tín măn của Thông tông. Như trong Sơ địa, khi khởi Tín vị của Nhất thừa th́ Sơ địa thành tựu Tín vị của Nhất thừa.

Hỏi: V́ sao Phật quả thuộc Tam thừa Biệt giáo lại tu Thập tín của Thông giáo?

Đáp: Trong giáo ấy tu nói ba mươi bốn niệm thành Phật. V́ có Tín thật Phật, nên thật Phật của người ấy lại tu Thập tín của Thông giáo mà không tin việc này, nên người không đến được quả Phật của Biệt giáo, lại tu Thập tín của Đại thừa.

Hỏi: Thông tông hơn các tông kia, v́ sao lại tu hạnh này?

Đáp: Trong mười Tín, th́ năm Tín đầu là năm căn Tín… Tăng thêm nghĩa của năm căn này mà lập năm tâm. Căn cứ theo lí thật, th́ trong năm căn này đă đầy đủ pháp thể. Hành giả Thông giáo đồng thời đầy đủ năm căn thế gian như Tín… Nếu chưa đầy đủ năm căn trước, th́ hành giả Trực tiến phải trải qua mười ngh́n kiếp mới có thể tu hạnh Thập tín, thành tựu Tín tâm.

Hỏi: Nếu vậy, hàng Tam thừa Biệt giáo có năm căn xuất thế, nên khi đủ khả năng của Thông giáo liền thành tựu Tín tâm sao?

Đáp: Căn cơ Tiểu và Đại không khác nhau.

Hỏi: Nếu vậy khi năm phẩm Đệ tử tu hạnh Thập trụ, v́ sao lại có tên là Thanh văn?

Đáp: V́ căn cơ người này thích hợp tu hành theo giáo Thông tông, khi nghe âm thanh liền khởi hạnh Thanh văn.

Hỏi: Theo nghĩa này th́ gọi người ấy là đệ tử Thanh văn. Nhưng nếu chỉ căn cứ theo nghĩa thông đạt đạo lí Nhất chân tâm, th́ người này thuộc Bồ-tát Thập tín, đă đoạn chướng nhiễm, thành Phật, v́ sao lại lui đặt vào Sơ vị của Thập tín.

Đáp: Phật quả do ông lập, ở đây ta nói đó là biến hóa Phật được lập từ giai vị Thập tín vào tám tướng thành đạo. V́ đạt được Phật thật, cho nên phải lui về tu tập.

Hỏi: Nếu như vậy, khi dung hội vào thứ tự giai vị Thông giáo, th́ lập h́nh tướng Tam thừa cộng tu như thế nào?

Đáp: Đối với hàng Tu-đà-hoàn th́ lập năm phương tiện, tương đương với ba giai vị đầu của Thập tín. Kinh Đại tập ghi: “Giai vị Thập tín gồm có ba bậc: bậc hạ là Càn tuệ địa, bậc trung là Tùy tín địa, bậc thượng là Pháp hành địa. Lại nữa bậc trung thượng là Tánh địa, Trụ thứ ba và bốn là Bạc địa, cho đến Trụ thứ mười là Bích-chi-phật địa”. Nếu theo giai vị Bồ-tát th́ Chủng tánh địa là Bồ-tát tân phát ư; Đạo chủng là người tu hành đă lâu, từ Sơ địa trở lên là A-bệ-bạt-trí; Đẳng giác là Nhất sanh bổ xứ, Diệu giác là Phật địa. Nếu căn cứ theo tự Thông tông, th́ Thập tín là Ngoại phàm, cho nên thông với giai vị Càn tuệ địa và Tập chủng tánh. Nghĩa là nếu từ Đốn giáo mà vào th́ lập năm phẩm Đệ tử, ẩn đạo lí giai vị Bồ-tát, lấy Thập trụ làm Càn tuệ địa; Tánh chủng tánh và Đạo chủng tánh đưa vào cận phương tiện của Sơ địa, là Bát nhẫn địa; Sơ-Nhị-Tam địa là Tín nhẫn, nên gọi Tu-đà-hoàn là Kiến địa; Tứ-Ngũ-Lục địa là Thuận nhẫn, nên gọi Tư-đà-hàm là Bạc địa; Thất-Bát-Cửu địa là Vô sanh pháp nhẫn, cho nên A-na-hàm gọi là Li dục địa; Thập địa Tịch diệt nhẫn phẩm hạ, nên gọi A-la-hán gọi là Dĩ biện địa; Đẳng giác là Bích-chi-phật địa, gọi chung các giai vị vừa nêu trước là Bồ-tát địa; Diệu giác là Phật địa.

Từ trên đến đây là nêu tổng quát ư của luận sư Pháp Cảnh. Nhưng theo ư của ḥa thượng Nghiễm, th́ nghĩa của sư Pháp Cảnh có ba lớp giáo, đó là ba thừa cùng tu Thập địa. Trong đó Đệ tử vị không có Viên giáo, v́ sao? V́ Nhị thừa là không nhập Nhất thừa. Lại nữa, trong giáo Tiểu thừa chỉ có một Bồ-tát Thích-ca thành Phật, c̣n tất cả đều không thành. Cho nên không lập giáo “Cộng tu Thập địa”. Phàm lập giáo “Cộng tu Thập địa” th́ ư muốn dẫn tất cả căn cơ Tiểu thừa vào Đại thừa. V́ thế ư trong bộ Vấn đáp[28]cũng giống ở đây, không lập giáo “Cộng tu Thập địa”. Cho nên trước nói Tiểu thừa và Đại thừa, th́ nghĩa hồi tâm chung cho ba giáo Thủy, Chung, Đốn được lập đầu tiên; nghĩa trực tiến của ba giáo này hợp lại được thành lập kế tiếp. Ư của chương này, theo thật nghĩa mà nói th́ tuy thông cả Chung giáo, nhưng nếu căn cứ theo sơ hồi tâm phát mà nói về mười địa như Càn tuệ… th́ Đốn giáo có nói ba thừa cùng tu Thập địa, nhưng không nói thứ tự giai vị Biệt giáo, nên không dùng ba thừa cộng Thập địa.

Hỏi: Nếu vậy, v́ sao sớ văn (Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương) lại nêu nguyên nhân lập mười địa như Càn tuệ… Lại nói Thập địa này là chỗ sử dụng của Nhất thừa, là chỗ vào của ba thừa. Như vậy Nhất thừa cũng lập Tam thừa cùng tu Thập địa ư?

Đáp: V́ đồng giáo Nhất thừa căn cứ theo trí, nên chỗ dụng của đồng giáo Nhất thừa phải y cứ theo căn cơ trực tiếp Biệt giáo. Hàng Tiểu thừa không có căn cơ Nhất thừa, nên không lập hạnh cộng tu Thập địa. Chỗ dụng của đồng giáo Nhất thừa là dẫn căn cơ trong giáo thấp hơn mà lập hạnh cộng tu Thập địa, đây là do Nhất thừa chỉ đạo. Do căn cứ theo nghĩa này mà có “Cộng tu Thập địa”, suy nghĩ cũng có thể biết. Lại nữa, sư Pháp Tiêu lập Phật-đà Tam Tạng làm thầy. Tam Tạng lập Đại thừa Thông tông, thuyết minh đạo lí chân tâm Như Lai tạng là cùng tột, nên gồm thâu các kinh Lăng-già, Nhân vương, Hoa nghiêm, dùng sáu thức của Tam thừa Biệt giáo làm qui tắc tu thành Phật, rồi quay về nhập Thông giáo. Thông giáo lấy vọng thức làm qui tắc, tu thành Phật rồi nương vào chân tâm Như Lai tạng của Thông tông, sau đó y cứ vào giai vị các địa mà lại tu thành Bồ-đề. Ư của sư Nghiễm cho rằng Đại thừa Thông tông là Hoa nghiêm Nhất thừa nằm ngoài Tam thừa. Thủy giáo sau gồm nhiếp Đại thừa Thông giáo. Những hành giả tu tập theo Thông giáo này mà thành tựu lại không tin Nhất thừa kia, nên gọi là Tự thọ dụng thân Phật là Bồ-tát giả danh. Trong nghĩa của sư này, v́ không có tranh luận, nên Tự thọ dụng thân Phật là Bồ-tát giả danh. Trong nghĩa của sư Tam Tạng nói người căn cơ quá chậm lụt th́ không thể vượt qua Sơ địa, nên gọi là Tự thọ dụng thân Phật là Bồ-tát giả danh. Có nhưng tranh luận cho rằng hàng Bồ-tát trước Sơ địa cũng gọi là Bồ-tát giả danh.

Hỏi: Phật-đà Tam Tạng căn cứ theo kinh Lăng-già, nói Thông Đại thừa là Đại thừa thông tông, nên lập các giáo như Thông tông. V́ sao sư Nghiễm cho kinh Lăng-già không thâu vào Thông tông?

Đáp: Văn th́ căn cứ theo kinh Lăng-già, nhưng ư thú th́ lấy Hoa nghiêm làm Thông tông. Sư này giải thích nghĩa của Tam Tạng như thế, là v́ lập nhân vị Phật nói ở sau. V́ khi muốn chỉ dẫn cho Nhị thừa mà nói Phật nằm ngoài Thập địa, th́ Nhị thừa này không cầu Phật, cho nên trong phần nhân vị ở sau lại lập Phật địa. Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ ghi: “Lại cũng nói đến mười địa như Càn tuệ… Nói Địa thứ chín là Bồ-tát địa, Địa thứ mười là Phật địa, v́ muốn chỉ dẫn cho hàng Nhị thừa biết so với trên th́ không đủ, nên cần phải theo thứ tự tu hành đến quả Phật. Lại nói quả Phật kia không nằm ngoài Thập địa, cũng đồng tại Thập địa, đó là v́ muốn dẫn dắt họ, nên phương tiện tạm gọi là đồng. V́ hàng Nhị thừa nơi thân hiện tại mà chứng quả thánh, cho nên không nói các giai vị sau Thập địa. Mười địa là Càn tuệ địa…

3.3.1.2. Ngoài ba cơi, chín địa, mười địa, mười một địa tức thành Phật.

3.3.1.3. Căn cứ theo giai vị ngoài giai vị Kiến đạo, Tu đạo tức thành Phật: Nhất thừa giáo nghĩa quyển hạ ghi: “Chỉ có bốn giai vị Kiến đạo, Tu đạo… và chín địa đồng Tiểu thừa. Hoặc nói năm vị, đó là trong bảy phương tiện trước của Kiến đạo, th́ ba loại trước là Tư lương vị, v́ đây là phương tiện xa; bốn thiện căn sau là Gia hạnh vị, v́ đây là phương tiện gần. Các tên khác th́ đồng như trước.

3.3.1.4. Căn cứ theo hạnh, th́ vô học A-la-hán ngoài hữu học tức thành Phật.

3.3.1.5. Căn cứ theo thời: Nếu theo Đại thừa, th́ vượt qua ba a-tăng-ḱ kiếp tức thành Phật. Về kiếp số th́ như Nhất thừa giáo nghĩa quyển hạ đă ghi. Khổng mục chương quyển bốn ghi: “Theo Đại thừa th́ tính từ câu-lê[29]trở đi đến một trăm câu-lê gọi là nhất thọ, từ nhất thọ về sau gọi là một a-tăng-ḱ. Đây là số lớn, số thứ nhất trong mười số. Phật Đại thừa trong ba thừa chỉ trong một phương Phật thực hành hóa nghi[30], trải qua ba a-tăng-ḱ kiếp tu đạo mới thành Phật.

3.3.1.6. Căn cứ theo hạnh Bồ-tát, ngoài ba mươi ba tâm mà thành Phật.

3.3.1.7. Căn cứ lí không, vô phân biệt, trong một niệm liền thành Phật: Kí ghi: “Trong giáo Hồi tâm vẫn c̣n pháp Y tha, dường như có tướng nhưng tánh là không”. Theo giả tướng tánh không th́ lí không này chẳng phải là lí chân như.

3.3.1.8. Trên thân phần đoạn sanh tử cuối cùng thành Phật: Đây là căn cứ theo hóa thân. Nếu theo báo thân th́ sau thân phần đoạn mới thành Phật. Kí ghi: “Theo báo thân th́ sau khi diệt thân phần đoạn mới thành Phật”. Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ ghi: “Nếu trong Thủy giáo, th́ Phật v́ hàng Thanh văn hồi tâm cũng nói phần đoạn đến cứu cánh vị, thân Phật cũng như thế, nhưng đây là Hóa thân chứ không phải là thật thân”.

3.3.2. Căn cứ theo giai vị đă trực tiến trong Sơ giáo: Phần này có bảy môn:

3.3.2.1. Căn cứ theo giai vị: Ngoài các giai vị từ Thập tín đến hết mười địa như Hoan hỉ địa tức thành Phật. Đây là do thân phần đoạn trong cảnh giới Phật. Kí ghi: “Ư của kinh Anh lạc bản nghiệp cho rằng do một trăm kiếp tu nghiệp tướng hảo chiêu cảm được thân này. Thân do nghiệp chiêu cảm là thân phần đoạn, chẳng giống như nghiệp hữu lậu nơi nhân vị là nhân, bốn thủ là duyên cảm thân phần đoạn”.

3.3.2.2. Cũng căn cứ theo giai vị: Từ Hoan hỉ địa đến hết địa thứ chín, qua địa thứ mười liền thoái thân thành Phật. V́ cũng đối với hàng Thanh văn ở giai vị thấp ngay nơi thân bậc hạ mà thành Phật, nên lập thuyết này.

3.3.2.3. Căn cứ theo lí thành Phật: Tức trong một niệm đạt được “không” chân như vô phân biệt th́ liền thành Phật.

3.3.2.4. Sau Thập địa tức thành Phật: Một niệm chứng quả liền thành Phật. Hoa nghiêm Nhất thừa thập huyền môn ghi: “Đại thừa nói có hai nghĩa “nhất niệm thành Phật”: Một, hội duyên để thể nhập thật tánh, v́ không có ít nhiều, nên nêu ra nghĩa nhất niệm thành Phật. Như nghĩa của phẩm Nhất niệm trong kinh Đại phẩm vậy. Hai, mọi hạnh đă viên măn, lấy niệm tối hậu là thành Phật. Như người đi xa cho bước cuối cùng là đến nơi. Ở đây cũng có một phần dùng duyên khởi để nói về việc tu đạo trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp. Trong đó, trước Thập địa là a-tăng-kỳ kiếp thứ nhất. Sơ địa đến Thất địa là a-tăng-kỳ kiếp thứ hai nữa. Bát địa đến Thập địa là a-tăng-kỳ kiếp thứ ba. Nhưng cũng không nhất định, do có ‘nhất niệm thành Phật’. Cho nên biết người thành Phật không nhất định”.

Chung Nam vấn đáp ghi: “Một, do ngộ được lí, nên khi đầy đủ các giai vị th́ chỉ c̣n nhất niệm. Hai, khi hội duyên theo thật, tánh giác không thuộc nhiều ít, ngắn dài, một thành th́ tất cả đều thành, tất cả thành th́ một thành”. Ở đây th́ ngược thứ tự, hai nghĩa trước hợp với nghĩa trong Khổng mục chương quyển thượng, nghĩa sau hợp với nghĩa trong Khổng mục chương quyển hạ.

3.3.2.5. Căn cứ theo thời gian: Theo Đại thừa th́ sau ba a-tăng-ḱ kiếp sẽ thành Phật.

3.3.2.6. Căn cứ theo hạnh: Đạt đến giai vị Vô học cứu cánh th́ thành Phật.

3.3.2.7. Căn cứ theo mười hai Trụ vị của Đại thừa: Sau giai vị Bồ-tát Trụ thứ mười hai, trụ vị cuối cùng tức thành Phật. Chung Nam vấn đáp ghi: “Nếu theo Tam thừa Thủy giáo th́ một nửa thành Phật, một nửa không thành Phật. Nếu theo giai vị Trực tiến và Hồi tâm th́ người tu hành trải qua mười ngh́n kiếp, trụ tại Kham nhẫn địa đều sẽ thành Phật. Nếu chưa đến giai vị này th́ đồng với giai vị Nhất-xiển-để-ca[31]. Những người này đều không thành Phật. Đây là luận theo giai vị”. Cũng theo sách này ghi: “Nếu luận theo nghĩa mẹ của Phật, th́ tất cả các vị Phật trong một tam thiên giới đều là Hóa Phật. Thánh mẫu Ma-da và các quyến thuộc cũng chẳng thật. Các cơi tam thiên khác cũng có Phật khác thực hành phép tắc giáo hóa đồng như trước, có quyến thuộc trong tịnh độ như Phật mẫu … nhưng cũng chỉ là hóa Phật. Pháp môn này chẳng phải là tám tướng giáo hóa. Nếu thân tu nghiệp tướng hảo trong trăm kiếp, th́ đó là hóa thân chứ không phải thật thân” (Chủ trương trên chỉ luận theo Thủy giáo).

Những chúng sanh sanh trước Phật sau Phật, v́ có Phật khắp mười phương, nên được đồng thời thành Phật ở một cơi khác. Nếu giáo hóa hữu t́nh th́ năng hóa, sở hóa cũng đồng thời thành Phật, v́ tiến thoái không nhất định. Nếu là Phật phương khác ứng hóa, th́ tất cả chư Phật ở tịnh độ mười phương đều là thân thật báo, không phải biến hóa. Nếu là Phật tạm khởi, không nhất định truớc sau, đều khiến cho hữu t́nh biết biến hóa, th́ đều thuộc hóa Phật. Nếu là Phật tại cơi Sắc Cứu Cánh và cội cây Bồ-đề đối nhau, th́ có hai nghĩa: một, dùng hóa thân hiển thị báo thân, tức nêu Phật nơi cội Bồ-đề để hiển thị Đức Phật trong thế giới Liên Hoa Tạng là Báo Phật; hai, dùng báo để hiển hóa, tức nêu thân Phật cao lớn trên cơi Sắc Cứu Cánh để hiển thị Phật nơi cội Bồ-đề là Hóa Phật. Đoạn văn trên chung cho Thủy giáo và Chung giáo. Đoạn này đầu tiên nói chung cho hai nghĩa của hai giáo, sau đó dùng Báo Phật Nhất thừa, Báo Phật Thủy giáo so sánh đối chiếu với Hóa Phật để tŕnh bày. Cho nên Thám huyền kí quyển ba ghi: “Theo Thủy giáo th́ Phật tại cơi Sắc Cứu Cánh, v́ dẫn dắt hàng Tiểu thừa nên đồng trụ trong một cơi mà giảng thuyết. Nếu theo Chung giáo, th́ Phật không trụ trong ba cơi. Như kinh Niết-bàn ghi: “Về phương tây cách đây ba mươi hai hằng sa cơi Phật có thế giới Vô Thắng. Đây là tịnh độ thật báo của Phật Thích-ca”. Nếu căn cứ theo tướng tương nhập của các căn th́ có hai nghĩa: Một, căn cứ theo bản tánh, tức là Bồ-tát Đại thừa, Thanh văn, Duyên giác; hai, nếu căn cứ theo hiện giác th́ gọi chung là Bồ-tát Đại thừa. Ở đây thâu bản tánh về Đại thừa để phân biệt, tức hai nghĩa biến hóa và cải tánh đều thành. Nếu nói tu đạo được thành Phật và không thành Phật, th́ thật tu nhất định sẽ thành. Nếu đối với hàng căn cơ khác th́ thị hiện không thành Phật. Nếu căn cứ theo chánh lí th́ đều thành Phật.

Tướng mạo của Phật cũng là đức tướng cũng là nhân tướng. Các ư này chung cho Thủy giáo và Chung giáo. Luận về chủng tánh sai biệt, trong Ngũ giáo chương ghi: “Một, căn cứ theo Thủy giáo th́ nương vào pháp hữu vi vô thường mà lập chủng tánh, nên không bao quát tất cả hữu t́nh, v́ trong năm tánh có một phần chúng sanh vô tánh. Cho nên luận Hiển dương[32]ghi: ‘Thế nào là năm đạo lí chủng tánh sai biệt? Đó chính là có tất cả giới sai biệt… Nói chỉ đời hiện tại không phải là pháp bát-niết-bàn, th́ không hợp lí…”. Cho nên biết do pháp tự nhiên như thế, nên từ vô thủy đến nay tất cả hữu t́nh có năm chủng tánh. Trong đó chủng tánh thứ năm không có nhân công đức xuất thế, nên vĩnh viễn không được diệt độ. Do đạo lí này mà công đức làm lợi ích hữu t́nh không thể đoạn dứt. Nói có chủng tánh th́ như luận Du-già ghi: “Có hai loại chủng tánh là Bản tánh trụ và Tập tánh thành”. Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương ghi: “Tam thừa Thủy giáo th́ hơi khác với Tiểu thừa, bởi thuyết nhiều người có tánh, nên vẫn chưa hoàn toàn là khác với Tiểu thừa. V́ chấp nhận một phần vô tánh, nên trong luận phán định là phương tiện để lập giáo bất liễu nghĩa”.

3.3.3. Căn cứ Đại thừa Chung giáo: Phần này có mười môn:

3.3.3.1. Vượt qua các giai vị từ Thập tín đến hết mười Địa như Hoan hỉ địa… tức thành Phật.

3.3.3.2.   Từ Hoan hỉ địa đến hết Địa thứ chín, qua Địa thứ mười liền thành Phật, như kinh Phạm vơng đă nói. V́ đối với hàng Thanh văn mà hiện thân phàm phu chứng quả, nên mới lập thuyết này. Đây chỉ là Phật biến hóa chứ chẳng phải là Phật thật thành. Kí ghi: “Kinh Phạm vơng quyển thượng nói: ‘Thứ mười là Thể tánh nhập Phật cảnh giới địa’”. Căn cứ theo lời này th́ biết Địa thứ mười tức thành Phật.

3.3.3.3.   Từ Hoan hỉ địa đầu tiên đến Địa thứ ba là thế gian, đồng với ba cơi; từ Địa thứ tư đến Địa thứ bảy th́ đồng với Vô lưu, trong thân thế gian được đức Vô lưu Tam thừa, nên gọi là xuất thế. Kí ghi: “Thân sở y đồng với thân phần đoạn nên gọi là thế gian, nhưng đến đầu Địa thứ tư th́ được đức xuất thế, nên căn cứ vào đức này mà gọi xuất thế gian”. Từ Địa thứ tám đến Địa thứ mười gọi là xuất xuất thế, tức thành Phật. Kí ghi: “Thân sở y này đồng thành thân biến dịch, nên Địa thứ tám thành pháp thân, Địa thứ chín thành ứng thân, Địa thứ mười thành hóa thân”. Đây là tướng các Địa riêng biệt trong mười Địa, cho nên lập thuyết này.

3.3.3.4.         Nhất niệm thành Phật, căn cứ theo chân lí vô phân biệt mà lập thuyết này.

3.3.3.5. Căn cứ theo chứng để nói về nhất niệm thành Phật, th́ tại Sơ địa trong một niệm chứng đắc.

3.3.3.6. Sau Địa thứ mười, trong một niệm chứng quả là nhất niệm thành Phật. Nhất niệm nói trên chính là vô niệm.

 

3.3.3.7. Căn cứ theo thời gian: Theo Đại thừa th́ hàng Tam thừa tu tập sau ba a-tăng-ḱ kiếp tức thành Phật. Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương ghi: “Thứ hai, không nhất định phải tu tập trải qua ba a-tăng-ḱ kiếp. Trường hợp này có hai: Một, v́ chung cho các thế giới tạp loại khác, như kinh Thắng thiên vương đă nói. Hai, v́ đức của Phật không hạn lượng, như kinh Bảo vân ghi: ‘Này thiện nam! Bồ-tát không thể suy nghĩ tính biết được cảnh giới của Như Lai. Nhưng v́ những chúng sanh trí lực cạn mỏng, nên Ta mới nói tu tập trải qua ba a-tăng-ḱ kiếp th́ được bồ-đề. Thật ra từ khi phát tâm đến nay đă không thể tính biết được số lượng thời gian”. Nghĩa là trải qua vô lượng vô số a-tăng-ḱ kiếp, chứ đâu chỉ là ba.

Hỏi: Tại sao giáo môn trước xác định là ba a-tăng-ḱ kiếp, c̣n giáo này lại nói là định và không nhất định?

Đáp: Giáo trước th́ ḷng tin mới phát sanh, giáo này th́ căn cơ đă thuần thục. Đức Phật dùng phương tiện dần dần khuyên hàng Tam thừa hướng đến Nhất thừa, nên nói như vậy.

3.3.3.8.       Căn cứ theo hạnh, th́ sau giai vị Kim cang tâm liền được Nhất thiết trí, trí này tức trí Phật.

3.3.3.9.       Căn cứ theo sanh tử, tức sau khi diệt bảy loại sanh tử th́ thành Phật. Kí ghi: “Bảy sanh tử là ba phần đoạn và bốn biến dịch”. Căn cứ theo nghĩa này nên Tướng Đức gọi bảy sanh tử là bảy loại khổ đế. Lương Nhiếp luận[33]th́ gọi ba loại tập đế là ba chướng: b́, nhục và tâm[34], bảy loại khổ đế là gồm ba phần đoạn và bốn biến dịch trong ba cơi. Luận Bảo tánh ghi: “Bốn loại biến dịch là duyên tướng, nhân tướng, sanh tướng, hoại tướng”. Luận Phật tánh ghi: “Bốn loại sanh tử oán chướng là phương tiện sanh tử, nhân duyên sanh tử, hữu hữu sanh tử, vô hữu sanh tử”. Kinh Vô thượng y ghi: “Trong ba cơi có bốn nạn là phiền năo, nghiệp, sanh báo, lỗi lầm”. Vô minh trụ địa làm duyên khởi nhân duyên sanh tử giống như nạn nghiệp. Vô minh trụ địa làm duyên khởi hữu hữu sanh tử giống như nạn sanh báo. Vô minh trụ địa làm duyên khởi vô hữu sanh tử giống như nạn lỗi lầm.

Theo kinh Thắng Man th́ chủng tử năm trụ phiền năo gọi là năm trụ địa, nương vào năm trụ địa mà khởi các hiện hành th́ gọi là năm trụ khởi; lấy chủng tử vô minh trụ địa làm duyên mà khởi hiện hành vô minh pháp chấp. Một là Biến dịch sanh tử làm phương tiện, nên gọi là phương tiện sanh tử. Cho nên luận Phật tánh ghi: “Phương tiện sanh tử tức là vô minh trụ địa phát sanh nghiệp vô lưu mới. Giống như vô minh sanh hành”. Hai là nhân duyên sanh tử nương vào vô minh trụ địa làm duyên phát sanh nghiệp vô lưu. Biến dịch sanh tử này đích thân trợ giúp nhân duyên sanh tử. Hai loại sanh tử trước không phải chánh biến dịch, chỉ làm phương tiện và nhân duyên cho biến dịch nên cũng gọi là sanh tử.

Hoặc và nghiệp trong ba cơi là phương tiện và nhân duyên của phần đoạn, nên cũng gọi là phần đoạn sanh tử. Cho nên Lương Nhiếp luận ghi: “Khổ và tập gọi chung là sanh tử”. Hữu hữu sanh tử, tức loại sanh tử nương gá vào nghiệp vô lưu để hỗ trợ cho nghiệp hữu lưu, dẫn sanh biến dịch sanh tử nên gọi hữu hữu sanh tử. Cho nên luận Phật tánh ghi: “Ba là Hữu hữu sanh tử lấy vô minh trụ địa làm phương tiện, lấy nghiệp vô lưu làm nhân, là thân từ ư sanh của ba bậc thánh, giống như bốn thủ[35]làm duyên, nghiệp hữu lưu làm nhân mà có sanh thân trong ba cơi”. Bốn là Vô hữu sanh tử, v́ là thân biến dịch sanh tử sau cùng nên gọi là vô hữu. Luận Phật tánh ghi: “Vô hữu sanh tử, tức là thân sau cùng làm duyên cho ư sanh thân của ba bậc thánh, đây là thân thoái đọa chẳng thể nghĩ bàn. Giống như sanh là duyên, lăo tử là lỗi lầm”.

Hỏi: Ba bậc thánh là ǵ?

Đáp: Kinh Thắng Man ghi: “Vô minh làm duyên, nghiệp vô lưu làm nhân sanh ra ba loại ư sanh thân của a-la-hán, Bích-chi-phật và Bồ-tát đại lực tại Địa thượng”. Kinh Lăng-già quyển năm ghi: “Có ba loại ư sanh thân: Một, Ư sanh thân Tam-muội lạc của Bồ-tát Địa thứ ba, thứ tư và thứ năm. Hai, Ư sanh thân biết như thật tướng các pháp, là thân Bồ-tát Địa thứ tám. Ba, Ư sanh thân chủng loại vô tác hành”. Về thân này các sư giải thích khác nhau.

Sư thứ nhất căn cứ theo tam học để phân biệt các Địa th́ cho Địa thứ ba là định; nếu căn cứ theo sáu độ th́ Địa thứ năm là định, nên nói Địa thứ ba, bốn và năm là Ư sanh thân tam-muội lạc; Địa thứ sáu trí Bát-nhă hiện tiền, nên cho Địa thứ sáu, bảy và tám là Ư sanh thân trí giác biết như thật các hành, mà nói Địa thứ tám là nêu Địa cuối cùng thuộc thân này; từ Địa thứ chín về sau là Ư sanh thân chủng loại vô tác hành.

Sư thứ hai cho rằng về thân thứ nhất gồm năm Địa đầu, nhưng v́ lược bỏ hai Địa đầu tiên, nên nói Địa thứ ba, bốn, năm; thân thứ hai gồm ba Địa kế tiếp, nhưng v́ lược bỏ hai Địa đầu, nên chỉ nói Địa thứ tám. Nói theo lẽ thật th́ Ư sanh thân thứ nhất thông cả năm Địa đầu tiên, thân thứ hai thông cả ba Địa sáu, bảy, tám; thân thứ ba gồm hai Địa chín và mười.

Sư thứ ba cho rằng theo thứ tự hai thân đầu tiên thông đến Địa thứ tám, th́ biết thân thứ nhất gồm bảy Địa đầu tiên, nhưng chỉ nói ba, bốn, năm là v́ Đức Phật lược các Địa đầu và cuối.

Nói thật th́ thân thứ nhất gồm bảy Địa đầu tiên, thân thứ hai chỉ một Địa thứ tám, thân thứ ba gồm hai Địa chín và mười. Như kinh Lăng-già (bản bốn quyển) ghi: “Thứ nhất là Ư sanh thân Tam-muội lạc…”, th́ nay căn cứ theo luận Phật tánh, ngài Chân Đế giải thích ba loại Ư sanh thân trong kinh Thắng Man như sau: Bậc thánh chủng tánh của ba thừa khi vào giai vị Sơ địa trở lên th́ được Ư sanh thân, nên gọi là ba loại, chứ chẳng phải ba loại Ư sanh thân: Tam-muội lạc… trong kinh Lăng-già. Cho nên luận Phật tánh ghi: “Hữu hữu sanh tử là Ư sanh thân của ba bậc thánh; vô hữu sanh tử là thân cuối cùng làm duyên sanh cho Ư sanh thân của ba bậc thánh. Lương Nhiếp luận cho rằng Địa thứ tám trở lên thuộc Hữu hữu sanh tử, Kim cang Bồ-tát địa thuộc Vô hữu sanh tử. Hai loại sanh tử này, luận Phật tánh cho là đều thuộc ba bậc thánh. Cho nên biết bậc thánh chủng tánh ba thừa từ Địa thứ tám trở lên đều chịu Hữu hữu sanh tử, nhưng đều từ chủng tánh vốn có mà đặt tên, nên gọi là a-la-hán, Bích-chi-phật, đại lực Bồ-tát. Cho nên kinh Lăng-già quyển bảy ghi: “ Đức Phật dạy:

-         Này Đại Tuệ! Hàng Thanh văn và Bích-chi-phật đối với giai vị Bồ-tát Địa thứ tám, sanh tâm đắm trước môn tịch tĩnh tam-muội lạc. V́ mê say, nên không biết rơ đó chỉ là cảnh thấy của tự tâm, lại rơi vào tự tướng, đồng tướng huân tập chướng ngại, rơi vào kiến chấp sai lầm nhân vô ngă, pháp vô ngă, dùng tâm phân biệt gọi là Đại Niết-bàn mà không biết các pháp tịch diệt.

Bồ-tát Đại Tuệ thưa Đức Phật:

-         Bạch Thế Tôn! Thế Tôn đă nói hàng Thanh văn, Bích-chi-phật nhập môn tịch tĩnh lạc của Địa thứ tám. Sau đó Thế Tôn lại nói hàng Thanh văn, Bích-chi-phật không nhận biết đó chỉ là tướng phân biệt của tự tâm. Về sau Như Lai lại nói hàng Thanh văn chỉ được nhân vô ngă mà không được pháp vô ngă không. Nếu vậy th́ Thanh văn và Bích-chi-phật c̣n chưa chứng được pháp Sơ địa nói ǵ đến môn tịch tĩnh lạc của Địa thứ tám!

Đức Phật bảo Đại Tuệ:

-         Này Đại Tuệ! Có hai hạng Thanh văn. Nay nói Thanh văn nhập môn tịch tĩnh của Địa thứ tám, bởi đây là những người trước kia đă tu hạnh Bồ-tát tùy thuận Thanh văn địa, nay trở lại nương vào tâm trước mà tu hạnh Bồ-tát, đồng nhập môn tịch diệt của Địa thứ tám. Chứ không phải hàng Thanh văn tăng thượng mạn tịch diệt. V́ những người này không thể nhập hạnh Bồ-tát, chưa từng biết rơ lí ‘ba cơi chỉ từ một tâm’, chưa từng tu hành các pháp Bồ-tát, chưa từng tu các hạnh Thập địa ba-la-mật. Cho nên Ta xác định hàng Thanh văn tịch diệt không thể chứng môn tịch diệt lạc, sở hành của Bồ-tát”.

Hỏi: V́ sao gọi là sanh tử?

Đáp: Gọi chung là biến dịch sanh tử, bởi biến dịch nghĩa là chuyển biến, đổi thay. Dù sanh hay tử cũng đều từ tướng trạng mà đặt tên. Gọi riêng là phương tiện sanh tử, nhân duyên sanh tử là căn cứ theo dụng. Hữu hữu sanh tử và vô hữu sanh tử là đối với giai vị sau mà đặt tên. Cho nên luận Phật tánh ghi: “Hữu hữu sanh tử, như hàng A-na-hàm thượng lưu bát[36]vào lần sanh thứ hai th́ vào niết-bàn, v́ c̣n một lần nữa, cho nên gọi là hữu hữu. Vô hữu sanh tử là thân biến dịch sanh tử cuối cùng, từ đó về sau không c̣n sanh tử nữa, nên nói là vô hữu”.

Hỏi: Nếu căn cứ theo giai vị th́ phán định thế nào?

Đáp: Nếu căn cứ theo đốn ngộ, th́ từ Địa thứ tám trở lên sẽ thọ biến dịch sanh tử. Do từ giai vị này trở lên phiền năo không c̣n khởi, không để phải thọ phần đoạn sanh tử. Nếu theo tiệm ngộ, th́ từ Địa thứ bảy trở lại cũng sẽ thọ biến dịch sanh tử. Nếu căn cứ theo bốn loại sanh tử, nói chung th́ mỗi giai vị đều có. Nếu căn cứ riêng từng giai vị, th́ chỉ căn cứ theo Lương Nhiếp luận, trong hai mươi hai vô minh hoặc và mười một thô báo, th́ tám vô minh hoặc và bốn thô báo đầu tiên là phương tiện sanh tử, cho nên biết phương tiện sanh tử thuộc bốn Địa trước; sáu vô minh hoặc và ba thô báo kế tiếp là nhân duyên sanh tử, cho nên biết nhân duyên sanh tử gồm Địa thứ năm, thứ sáu và thứ bảy; sáu vô minh hoặc và ba thô báo kế tiếp là hữu hữu sanh tử, nên hữu hữu sanh tử thuộc Địa thứ tám, chín và mười; hai vô minh hoặc và một thô báo kế tiếp là vô hữu sanh tử, nên vô hữu sanh tử thuộc giai vị Kim cang. Nếu là phương tiện sanh tử, nhân duyên sanh tử và hữu hữu sanh tử, th́ khởi tại tự địa và đoạn cũng tại tự địa[37]. Nếu là vô hữu sanh tử chướng ngại Phật địa, th́ đọan tại Kim cang. Bởi mười Địa là giai vị hữu học, nên chướng tự địa th́ đoạn tại tự địa; Phật địa là giai vị vô học, nên chướng Phật địa th́ đoạn tại Kim cang vị.

Hỏi: Như đoạn trước nói phương tiện sanh tử và nhân duyên sanh tử chỉ là phương tiện và nhân duyên của biến dịch sanh tử, chẳng phải là chánh sanh tử. Tại sao lại nói báo thân thô trọng cảm được là biến dịch sanh tử?

Đáp: Nếu trong giai vị phương tiện và nhân duyên sanh tử thuộc tiệm ngộ, th́ đó là phần đoạn, là báo thân thô trọng. Nếu so với thuyết sau, th́ bốn Địa đầu tiên tương đồng phàm phu, vô minh tăng mạnh, nên làm phương tiện cho biến dịch sanh tử của Địa thứ tám trở lên. Địa thứ năm, sáu, bảy tương đồng Nhị thừa và Bồ-tát mới tu tu tập đạo vô lưu, nên cũng làm nhân hỗ trợ cho biến dịch sanh tử mà từ Địa thứ tám trở lên cảm được. Hai loại sanh tử sau chính là thể của biến dịch. Sư Tuệ Viễn nói: “Hai loại sanh tử này, mỗi mỗi có sáu loại. Sáu loại của phần đoạn là gồm ba loại thuộc đường ác và ba loại thuộc đường thiện.

Hỏi: Ba loại thuộc đường ác, ba loại thuộc đường thiện là ǵ?

Đáp: Một, ác nghiệp phần đoạn mà phàm phu phải chịu là nhân, bốn trụ địa phiền năo là duyên. Hai, nghiệp ác phần đoạn mà hàng Thập tín lănh chịu là nhân, bốn trụ địa là duyên, tâm bi nguyện phụ trợ. Ba, nghiệp ác phần đoạn mà hàng thánh chủng tánh đến Sơ địa phải chịu là nhân, bi nguyện là duyên chính, bốn trụ địa phụ trợ. Đây là ba loại phần đoạn thuộc đường ác. Ba loại phần đoạn thuộc đường thiện: Một, nghiệp thiện phần đoạn mà hàng phàm phu, Nhị thừa, Đại thừa Thập tín thọ nhận là nhân, bốn trụ địa là duyên; hai, nghiệp thiện phần đoạn mà hàng chủng tánh giải hạnh thọ nhận là nhân, bốn trụ địa là duyên, bi nguyện phụ trợ; ba, nghiệp thiện phần đoạn mà hàng Bồ-tát Địa thượng thọ nhận là nhân, bi nguyện là chánh duyên, bốn trụ địa phụ trợ. Ba loại này là phần đoạn thuộc đường thiện.

Sáu loại của biến dịch sanh tử th́ gồm ba loại thuộc sự thức[38]và ba loại thuộc vọng thức.

Hỏi: Ba loại biến dịch thuộc sự thức và ba loại thuộc vọng thức là ǵ?

Đáp: Một, Sanh không quán trong biến dịch sự thức mà a-la-hán, Bích-chi-phật thọ nhận là nhân, vô minh trụ địa là duyên; hai, Pháp không quán trong biến dịch sự thức mà hàng chủng tánh giải hạnh thọ nhận là chánh nhân, vô minh trụ địa là duyên; ba, trí ‘thấu suốt phi hữu vô bặt các tướng’ trong biến dịch sự thức mà hàng Bồ-tát Địa thượng thọ nhận là chánh nhân, vô minh trụ địa là duyên. Đây là ba loại biến dịch sanh tử thuộc sự thức. Ba loại biến dịch thuộc vọng thức: Một, pháp quán “tất cả vọng tưởng nương vào chân” trong biến dịch vọng thức mà hàng Địa tiền thọ nhận là nhân, vô minh trụ địa là duyên; (bản Hán không ghi loại thứ hai); ba, pháp quán “chỉ có chân, không có vọng, bặt dứt các tưởng” trong biến dịch vọng thức mà hàng Bồ-tát Địa thứ tám trở lên thọ nhận là chánh nhân, vô minh trụ địa là duyên. Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ ghi: “Theo Chung giáo, th́ hàng Bồ-tát Địa tiền c̣n lưu giữ phiền năo mà thọ thân phần đoạn. Đến Sơ địa mới vĩnh viễn đoạn tất cả hạt giống phiền năo kết sử, cũng không phân biệt pháp chấp và câu sanh pháp chấp, lại cũng đoạn một chánh sử thô trong sở tri chướng. Cho nên Bồ-tát Địa thượng thọ thân biến dịch cho đến giai vị Kim cang tâm.

3.3.3.10.  Theo kinh Đại thừa đồng tánh[39]th́ có ba loại Thập địa: Thập địa Thanh văn, Thập địa Duyên giác, Thập địa Phật. V́ muốn nhiếp phục, dẫn dắt hàng Tiểu thừa đồng Đại thừa chung giáo, nên lập thuyết này. Về tên gọi của mười Địa th́ như trong sớ giải đă nói. Lại cũng có sự sai biệt giữa các tướng của mười Địa, như chương Tu thời trong Lương Nhiếp luận đẫ giải thích. Kí ghi: “Kinh Đại thừa đồng tánh c̣n có tên là Nhất thiết Phật hạnh nhập trí T́-lô-giá-na tạng thuyết, gồm hai quyển. Trong đây trích dẫn quyển trung”. Chương Tu thời, tức trong đây dẫn chương Tu thời là chương thứ năm, quyển mười một của Lương Nhiếp luận. Luận này ghi: “Nếu thấy chân như, tức nhập Thanh tịnh ư hành địa. Từ Sơ địa đến Địa thứ mười đồng một tên này. Hàng Thanh tịnh ư hành có bốn loại: Một loại đầu là từ tánh chất chung mà đặt tên là thanh tịnh, ba loại sau th́ từ tánh chất riêng mà đặt tên là Hữu tướng hành, Vô tướng hành và Vô công dụng hành. Hàng Thanh tịnh ư hành này, từ Địa thứ sáu trở về trước th́ thuộc Hữu tướng hành; Địa thứ bảy là Vô tướng hành hữu công dụng; vào Địa thứ tám, tuy có Vô tướng hành vô công dụng, nhưng chưa thành tựu, khi viên măn Địa thứ tám mới thành tựu Vô tướng hành vô công dụng của Địa này; bước vào Địa thứ chín và mười, th́ Vô tướng hành vô công dụng cũng chưa thành tựu, trải qua tăng-ḱ kiếp thứ ba th́ mới thành tựu Vô tướng hành vô công dụng. Giống như từ ba giai vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm mà chế lập năm bậc thánh. Bởi v́ giai vị sai biệt nên mới thành năm bậc. Đó là từ phương tiện thứ nhất đến Tu-đà-hoàn là một bậc thứ nhất, Gia gia là bậc thứ hai, Tư-đà-hàm là bậc thứ ba, Nhất chủng tử là bậc thứ tư, A-na-hàm là bậc thứ năm. Giai vị Bồ-tát cũng giống như thế, Sơ địa là vị thứ nhất, Địa thứ hai đến Địa thứ bảy là vị thứ hai, Địa thứ tám đến Địa thứ mười là vị thứ ba. Cũng từ đây chia thành năm bậc thánh: từ phương tiện đầu tiên đến Sơ địa là bậc thứ nhất, từ Địa thứ hai đến Địa thứ tư là bậc thứ hai, Địa thứ năm và thứ sáu là bậc thứ ba, Địa thứ bảy là bậc thứ tư, Địa thứ tám đến địa thứ mười là bậc thứ năm”.

Giải thích: Đây là căn cứ vào quả vị của Thanh văn thừa để giải thích mười Địa, mục đích nêu lên những điểm sai biệt trong cách giải thích mười Địa của những thuyết khác. Cho nên chương này dẫn dụng văn Nhiếp luận để minh chứng mười Địa của ba thừa đều khác nhau.

Hỏi: Nếu vậy, dùng đó làm chuẩn để so sánh giải thích mười Địa th́ như thế nào?

Đáp: Huệ Cảnh Đức nói: “Từ phương tiện đến Tu-đà-hoàn là bậc thứ nhất, là hàng Sơ địa đồng kiến đạo loại. Gia gia, nghĩa là người này chết tại cơi người sanh lên cơi trời, rồi lại từ cơi trời sanh xuống cơi người, giống như từ nhà này sang nhà khác nên gọi là Gia gia. Khi vào Địa thứ hai th́ dùng trí vô lưu tu hành đoạn trừ tu hoặc, đến Địa thứ tư th́ đạt được trí vô lưu. Cho nên căn cứ vào nghĩa này mà so sánh với Gia gia. Địa thứ năm và sáu th́ Vô tướng hạnh mạnh, nên hữu tướng hạnh yếu kém, chỉ là hàng Bạc địa. Địa thứ bảy ĺa hạnh hữu tướng, chỉ thuộc giai vị hữu công dụng, nên chỉ thọ nhận nửa đời. Địa thứ tám trở lên ĺa hữu công dụng, nên so sánh với hàng đă li dục”.

Nói ‘hữu t́nh và vô t́nh đều làm Phật’, th́ Hoa nghiêm ngũ thập yếu vấn đáp ghi: “Nếu theo Tam thừa Chung giáo, th́ tất cả hữu t́nh chúng sanh đều thành Phật, do thánh trí kia hiển bày Phật tánh bản hữu và hành tánh, nên nói ‘chỉ trừ loài cỏ cây…’, như kinh Niết-bàn đă nói. C̣n như nói nơi thành Phật, th́ trong Chung Nam vấn đáp ghi: “Theo Tam thừa Chung giáo th́ các Phật hiện thành trong thế giới đồng loại như cơi tam thiên giới th́ đều là hóa Phật. V́ sao biết? V́ trong luận Đại Trí độ có nói về thế giới thành Phật, như sớ đă dẫn dụng đầy đủ. V́ thế biết Phật trong đó đều là hóa Phật, hóa cảnh. V́ hiện thân nhiều nơi nên gọi là hóa. Thân trời Ma-hê-thủ-la cũng do hóa mà hiện có, v́ tạm thời hiện đến cội Bồ-đề tại cơi Diêm-phù. C̣n Phật tại thế giới Liên Hoa Tạng là thật báo. Tất cả Phật trong Tịnh độ mười phương gồm cả thể, tướng, dụng là thân thuộc của báo Phật. Pháp môn này hiện đời dẫn dắt hàng căn cơ thấp kém và những chúng sanh đă trừ tập khí ở cơi Ta-bà, như kinh Đại Vô Lượng Thọ đă nói. Về tu nghiệp tướng hảo, th́ Chung giáo và hàng Bồ-tát trực tiến đều cho là từ lúc mới phát tâm đến nay đều tu tất cả hạnh, sau Thập địa không tu riêng nghiệp tướng hảo một trăm kiếp. Cho nên Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ ghi: “Chung giáo này luận về thật hạnh, cho nên từ sơ phát tâm cho đến nay luôn song tu phước tuệ, khi thành Phật không cần phải tu riêng nghiệp tướng hảo”. Luận về chủng tánh, th́ cũng quyển hạ ghi: “Y cứ vào tánh chân như mà lập chủng tánh, th́ tất cả chúng sanh đều có tánh. Cho nên luận Trí độ nói đá màu trắng có tánh của bạc, đá màu vàng có tánh vàng, nước có tánh thấm ướt, lửa có tánh nóng, tất cả chúng sanh đều có tánh Niết-bàn. V́ tất cả vọng thức đều trở về tự chân tánh, như kinh Niết-bàn ghi: ‘Tất cả chúng sanh cũng như vậy, đều có tâm, hễ có tâm th́ nhất định sẽ thành A-nậu bồ-đề. V́ nghĩa này cho nên Ta tuyên bố: ‘Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh!’”.

Hỏi: Có người gạn hỏi: Nếu người có tâm nhất định sẽ được bồ-đề, th́ Phật cũng có tâm, lẽ ra cũng được. Nếu nói Phật tuy có tâm, nhưng lại chẳng đáng được, thế th́ chúng sanh vô tánh tuy có tâm mà cũng chẳng đáng được sao?

Đáp: Trong kinh đă tự loại trừ chỗ xen lạm này, nên chỉ nói chúng sanh có tâm, chứ không nói đến Phật. V́ chúng sanh th́ thọ sanh mọi nơi, không đồng chư Phật, như Phần tễ chương đă nói rơ. Về giai vị và các địa th́ cũng như quyển hạ tŕnh bày.

3.4.      Căn cứ vào Đốn giáo

Giáo này chỉ nêu một môn để giải thích, đó là môn Vô tướng. V́ sao? V́ thành Nhất hạnh tam-muội, chỉ nương vào một vị chân như mà thành, nên không thể nói có nhiều tướng môn mà thành. Thành Phật cũng như vậy, ĺa tất cả mới gọi là Phật. C̣n nói về lúc tu tập th́ Khổng mục chương ghi: “Nếu theo nghĩa của Đốn giáo th́ tất cả đều bất khả thuyết”. Nếu nói theo chủng tánh th́ Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ ghi: “Chỉ một chân như ĺa ngôn ngữ, bặt các tướng mới gọi là chủng tánh, lại cũng chẳng phân biệt tập và tánh khác nhau, v́ tất cả pháp không có hai tướng. Cho nên kinh Chư pháp vô hành ghi: ‘V́ sao pháp này gọi là chủng tánh? Này Văn-thù-sư-lợi! Tất cả chúng sanh đều chỉ một tướng, rốt ráo chẳng sanh, ĺa tất cả danh tự, không có cái gọi là đồng nhất hay biệt dị, nên gọi là chủng tánh’”. Lại nữa, nếu căn cứ theo hành vị, th́ tất cả hành vị đều không thể nói, v́ ĺa tướng, một niệm chẳng sanh tức đến vị Phật. Nếu thấy tướng hành vị sai biệt th́ sai lầm. C̣n nếu mượn lời nói để hiển thị, th́ như kinh Lăng-già ghi: “Sơ địa tức Bát địa… không có tất cả th́ nào có giai vị thứ bậc…”. Về thân sở y, bởi tất cả hành vị đều không thể nói, th́ thân sở y căn cứ theo đây cũng có thể biết.

3.5.      Căn cứ theo giáo nghĩa Nhất thừa

Hàng Thập tín chung tâm cho đến Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa đều thành Phật. Trong Địa thứ mười cũng có trường hợp thành Phật riêng, như trong phần thiện tri thức Pháp Bảo Châu-la đă nói. V́ sao? V́ nghĩa Nhất thừa là dẫn dắt hàng Tam thừa và Tiểu thừa từ giai vị thấp và thân thấp kém đến thành Phật. Vả lại từ Địa thứ tám trở lên là thành Phật, như từ giai vị này mà thành tất cả thân Phật vô ngại. Cho nên ở đây căn cứ theo nghĩa của Biệt giáo mà nói vậy. Kí ghi: “Kinh Hoa nghiêm quyển bốn mươi chín nói: ‘Ngôi nhà ấy cao rộng, có mười tầng, tám cửa ra vào… Thấy trong tầng thứ chín rất nhiều Bồ-tát Bổ xứ, thấy trong tầng thứ mười có tất cả các đức Như Lai’”. Giải thích: Tám cửa tức tám thánh đạo, mười tầng tức mười Địa. Trong tầng thứ mười có tất cả các đức Như Lai. Cho nên nói tại Địa thứ mười cũng có trường hợp thành Phật riêng”.

Trong Quảng sớ quyển mười chín có ba cách giải thích: Một, theo sư Tăng Hựu, th́ tầng thứ tám chia thành hai tầng là tám và chín, các tầng khác th́ vẫn như cũ để phối hợp mười một giai vị, từ Sơ địa đến Đẳng giác. Cho nên Thám huyền kí ghi: “Nói tại tầng thứ chín, thấy Bổ xứ… tức là nói giai vị Thập địa thọ chức cũng là giai vị Đẳng giác. Tại tầng thứ mười, thấy tất cả Như lai tức là giai vị Diệu giác. Nói từ sơ phát tâm… là nói nghĩa thâu thân thành quả”. Khổng mục chương cũng căn cứ theo ư này mà luận. Cách giải thích thứ hai th́ mười tầng phối hợp với mười Hạnh. Cách thứ ba th́ nói chung chứ không căn cứ theo các giai vị, chỉ nói ‘mười’ là biểu thị cho vô tận, như trong Thám huyền kí đă nói. Vị này là thiện tri thức Vô si loạn hạnh thứ năm. Pháp Bảo Châu-la, trong Hoa nghiêm kinh thám huyền kí ghi: “Châu-la, Trung Hoa dịch là Đỉnh Kế, tức dùng pháp mà thành người. Bảo tức dùng báu vật làm búi tóc trên đỉnh đầu. Bản tiếng Phạn ghi: ‘Có pháp trưởng giả tên là Bảo Châu-la, hiển thị tướng định dụng của vị này cao tột đáng quí’”.

Nếu căn cứ theo đồng giáo, tức gom bốn thừa trước để nói về đạo lí, th́ tất cả đều là nghĩa Nhất thừa, văn tuy đồng mà nghĩa lại khác. Tướng sai biệt của các pháp như thế đều v́ hộ tŕ Thập địa, nên tùy môn phương tiện mà có nhiều thuyết khác nhau khiến chúng sanh đối với Thập địa mà ĺa tâm tăng thượng mạn. Kí ghi: “Hàng Tam thừa tu tập nhất định phải trải qua mười Địa mới thành Phật, nên có tâm tăng thượng mạn. V́ muốn họ xa ĺa tâm tăng thượng mạn này nên nói từng vị đều đuợc thành Phật”.

Lại nữa, căn cứ sáu tướng, th́ nghĩa tổng biệt là Nhất thừa, nghĩa tùy tướng biệt bố chính là Tam thừa; đây là nói theo giáo phần. C̣n pháp Thập địa của Nhất thừa, th́ toàn bộ ba đời đều đă thông đến cứu cánh; đây là nói theo chứng phần. Kí ghi: “Nơi mười địa này mà dùng sáu tướng duyên khởi với pháp đà-la-ni, th́ vô ngại tự tại, cho nên Thập địa là Nhất thừa. Nếu tùy phần vị ‘trí pháp không’, dùng trí hơn kém để nêu ra Thập địa th́ thuộc Tam thừa. Nếu luận theo giáo phần, th́ dùng giáo sáu tướng và pháp duyên khởi mới được Nhất thừa, là giải thích theo giáo phần. Nếu nói theo chứng phần, th́ tự tại cùng tận ba đời thông đến chỗ cứu cánh là chứng vị.

Như hữu t́nh vô t́nh thành Phật, th́ trong bộ Hoa nghiêm ngũ thập yếu vấn đáp ghi: “Theo nghĩa Nhất thừa th́ tất cả chúng sanh gồm cả y và chánh đều thành Phật, như kinh Hoa nghiêm nói. Dùng nghĩa này để xác định nghĩa của bốn câu trên, th́ biết đó là Nhất thừa cộng giáo, chứ chẳng phải Biệt giáo”.

Nếu nói về thành Phật trước sau, th́ thành Phật trong từng niệm, thâu nhiếp hết những hữu t́nh được giáo hóa vào trong các giai vị. Từ Thập trụ cho đến bồ-đề đều gồm thâu hết chúng sanh, thành Phật cùng khắp, không có trước sau, đồng nhất duyên khởi đại thụ[40]. Theo Nhất thừa th́ thời gian thành Phật không nhất định, v́ thời gian ở thế giới mười phương không đồng nhau. Thế giới Nhân-đà-la đều y cứ vào báo vị đương phần[41]mà nói về kiếp số hữu vi tương tác tương nhập, nên thời gian không nhất định, nhưng cũng không trái qui cách thời gian. Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ ghi: “Tất cả thời gian đều không nhất định, v́ các kiếp tương nhập, tương tức, bao trùm cả thế giới Nhân-đà-la. Tuy vậy vẫn không trái với qui cách thời gian”. Khổng mục chương ghi: “Theo Nhất thừa th́ kiếp số vô tận. V́ sao? V́ theo Nhất thừa th́ tất cả chúng sanh đều đă thành Phật, lại v́ chúng sanh mới thành Phật cũng không trụ nơi học địa mà thành Chánh giác”. Căn cứ theo thời gian vô hạn này mà nói là vô tận. Dùng nghĩa này so sánh với đức của Thập địa mà sanh tín tâm.

Lại nữa, tâm sở pháp thông với đức của Thập địa. Nếu Phật phương khác ứng hóa đến, theo Nhất thừa th́ chỉ có Thập Phật, nếu theo hành phần mà thuyết th́ không phân biệt nghĩa tu sanh[42]và bản hữu.

Nếu nói theo nghĩa thể giải đại đạo[43], th́ thể tức nhất thiết chủng thể, tướng là nhất thiết chủng tướng, dụng tức nhất thiết chủng dụng. Phật hiện ở các phương, th́ dù danh hay nghĩa cũng đều nương vào Hải ấn của Phật Thích-ca mà hiện, chứ không có Phật nào khác. Nếu là Phật mẫu, theo Nhất thừa th́ tất cả các vị Phật đều tại định lực Hải ấn của đức Thích-ca. Từ nghĩa này so sánh th́ các quyến thuộc cũng đồng như thế. Nghĩa thể-tướng-dụng và biến hóa cải tánh y cứ theo đây cũng có thể biết.

Về căn cơ hữu t́nh tương nhập tương tác, theo Nhất thừa th́ việc biến hóa cải tánh đều nương vào duyên khởi và bản pháp hiển hiện cũng không có tánh riêng để biến đổi. Hoặc hiện v́ người cũng đồng như việc nhiếp hóa ở trên, nhưng thể Nhất thừa đă có thân phàm hữu, lại có cả thể đức. Nếu là nhân quả sai biệt, theo Nhất thừa th́ phần hạn biên lượng[44]tất cả nhân quả thành Phật thông với giới hạn của tất cả cảnh giới vi tế bí mật của Nhân-đà-la, và tận cùng biên lượng của tam thế gian[45]. Như môn Phổ Hiền trong kinh Hoa nghiêm đă xác định, tất cả nhân quả tu hành đoạn hoặc, chứng chân đều tận và không tận.

Nói tu đạo thành Phật, theo Nhất thừa th́ đều đối với căn cơ giáo hóa, như cần thành Phật tức thường thành Phật, đều đoạn kết thành Phật, cũng không trụ tại Giác địa thành Phật. Nếu đối với căn cơ không thành Phật, th́ luôn không thành Phật, giống như biển lớn không tràn đầy, không đầy đủ các giai vị, chính là Bồ-tát nhất-xiển-đề nói trong kinh Lăng-già. Nếu đối với căn cơ có các bệnh khác, tức không có việc thành và không thành; nếu đối với cơ Phổ Hiền th́ cũng thành cũng chẳng thành.

Về tướng mạo Phật, theo giáo Nhất thừa th́ là đức là tướng, là phi đức, là phi tướng. Do lí duyên khởi đầy đủ các nghĩa nghịch thuận, tạo tác, không tạo tác. Về chủng tánh, hành vị, thân sở y th́ như trong Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ quyển hạ đă nói rơ.

4.NHỮNG HẠNG NGƯỜI MAU ĐƯỢC THÀNH PHẬT

Khổng mục chương quyển bốn ghi: “Theo đoạn văn nói về Bồ-tát Di-lặc, pháp mà các vị Phật và Bồ-tát trải qua vô lượng kiếp tu hành, th́ Thiện Tài th́ trong một đời đều được. Theo kinh Hoa nghiêm, th́ có năm loại mau chóng thành Phật:

-         Nương thắng thân trong một đời liền được. Tức từ giai vị Kiến văn, trải qua một đời đến thân sau khi đạt định Li cấu th́ thành Phật.

-         Nương giai vị Kiến văn trải qua một đời liền thành Phật.

-         Trong một khoảng thời gian liền thành Phật.

-         Trong một niệm liền thành Phật.

-         Nương vô niệm mà chóng thành Phật.

Loại thứ nhất có bốn trường hợp như trên đă tŕnh bày ở trên.

Loại thứ hai, nương giai vị Kiến văn trải qua một đời liền thành Phật: Như tại Sơ địa có ba thời lợi ích là nghe, tu hành và chuyển sanh. Cho nên Địa luận ghi: “Các đức Như Lai gia hộ các Bồ-tát, khiến người này nghe và nhớ nghĩ pháp vi diệu nhứ thế, đây là lợi ích khi nghe. Các Địa thanh tịnh, không c̣n cấu nhiễm, dần dần đầy đủ, chứng mười lực của Phật, thành tựu Vô thượng bồ-đề, đây là lợi ích khi tu hành. Tuy trong biển lớn và lửa của kiếp tận, nhưng quyết tin tưởng, không nghi ngờ, nhất định được nghe kinh này, đây là lợi ích khi chuyển sanh. Ư cho rằng Bồ-tát Tín hành địa nghe và tŕ pháp thù thắng do Kim Cang Tạng thuyết th́ được chư Phật gia hộ, xa lánh được ma sự, đây là lợi ích khi nghe kinh. Khi nghe pháp thù thắng này th́ dần dần tu hành trọn vẹn hạnh Thập địa, cho đến thành tựu bồ-đề, đây là lợi ích khi tu hành. Có những chúng sanh bất định thú[46]nghe pháp Thập địa nhiệm mầu này, th́ liền gieo hạt giống kim cang, mai sau dù sanh cơi thiện, cơi ác, nơi nạn[47]trải qua nhiều kiếp, nhưng nhất định được nghe kinh này tại những nơi ấy, đây là lợi ích khi chuyển sanh.

Hỏi: Nếu vậy th́ đă trải qua nhiều đời, sao lại nói là mau chóng thành Phật?

Đáp: Nói trải qua nhiều đời là theo ư của giáo môn Tam thừa. Khi ngộ nhập Nhất thừa, th́ mau chóng thành Phật. Cho nên Thập huyền môn ghi: “Hỏi: Đă nói tu hành lâu ngày mới được chứng ngộ, sao nay lại nói một niệm liền chứng? Đáp: Nói lâu ngày tu tập căn lành, đó là ư của giáo Tam thừa, khi từ Tam thừa nhập Nhất thừa, th́ trong một niệm sẽ đầy đủ tất cả trước sau. Cho nên kinh nói: “Sơ phát tâm liền thành Chánh giác”, cho đến đoạn sau nói Thiện Tài phát tâm từ chỗ ngài Văn-thù, t́m cầu thiện tri thức, trải qua một trăm mười thành mà không bằng một niệm gặp Bồ-tát Phổ Hiền. Cho nên biết, vào dược biển lớn duyên khởi này, th́ trong một niệm há không thành Phật sao?

Loại thứ ba, trong một khoảng thời gian liền thành Phật: Như đồng tử Thiện Tài, trong một khoảng thời gian ở tại chỗ thiện tri thức đă đạt được pháp Phổ Hiền. Đây là nói theo vị thiện tri thức cuối cùng, như kế đến là ư của Thập huyền môn đă dẫn ở trên, tức nói Thiện Tài đă đến vị thiện hữu này. V́ đă được pháp Phổ Hiền, nên nhân quả không hai. Cho nên Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển hai mươi ghi: “Thứ năm là Hiển nhân quảng đại tướng, tức chiếu lí bất nhị, thấu suốt chỗ sâu xa, nên mới có khả năng nhận lănh nhân thành Phật rộng lớn…” . Thiện Tài thấy Bồ-tát Phổ Hiền ở trước đức Như Lai trong đạo tràng, là biểu thị Phổ Hiền đồng quả Phật, v́ nhân vị đồng quả vị. Lại ghi: “Một thân đầy khắp, tức nói được thân Phổ Hiền, sau đó nêu mười ba chủng loại đồng chư Phật. Đây chính là nói nhân vị đă viên măn, không c̣n ǵ để tu tập. Cho nên chỉ nói đồng chư Phật mà không nói đến việc tiếp tục t́m cầu thiện tri thức để tu nhân, bởi giai vị Phổ Hiền đă hoàn măn”. Cho nên biết, đây là luận theo lí thành Phật, nhân quả không hai. Trường hợp thành Phật trong một khoảng thời gian này chỉ dành cho những hành nhân cơi thiện chưa vào Tín măn và Sơ trụ, nên thuộc Vị thành Phật chứ không phải Hạnh thành Phật.

Loại thứ tư, trong một niệm liền thành Phật: Nếu khế hợp pháp Phổ Hiền, th́ trong một niệm liền thành Phật là y cứ vào niệm tục đế, cũng y cứ vào Thiện Tài. Ở trên căn cứ theo trường hợp nghe thuyết pháp mà nói về thành Phật. Ở đây th́ lấy nghĩa niệm niệm thành Phật là Lí thành Phật. Cho nên tùy ư căn cứ theo tục đế mà nói một niệm thành Phật.

Loại thứ năm, nương nơi vô niệm mau chóng thành Phật: Người nào thông đạt tất cả pháp chẳng sanh, tất cả pháp chẳng diệt, th́ thấy được Phật chân thật. Cho nên Kí ghi: “Có người cho rằng căn cứ theo kinh Duy-ma, th́ một niệm chẳng sanh tức là Phật. Nghĩa này không đúng! V́ đồng là niệm tục đế tức vô sanh, mới gọi là vô niệm thành Phật”. Về nghĩa tất cả pháp không sanh, th́ có thể xem trong phẩm Thăng Dạ-ma thiên cung, kinh Hoa nghiêm.

5.HỎI ĐÁP PHÂN BIỆT

Hỏi: Theo chủ ư của tông này, khi chúng sanh đều là Phật, th́ Phật và chúng sanh có ǵ khác nhau?

Đáp: V́ đồng một pháp duyên khởi, khi thành Phật th́ toàn là Phật, không có chúng sanh nào khác. Khi là chúng sanh th́ toàn là chúng sanh, không có Phật nào khác. Nếu chẳng phải toàn Phật, toàn chúng sanh th́ pháp duyên khởi không thành tựu. Cho nên không có chúng sanh cũng không có Phật. Tất cả pháp là pháp duyên khởi được thành tựu từ Nhất như, qua lại toàn thâu lẫn nhau mới lập chúng sanh môn, th́ toàn là chúng sanh, lập Phật môn th́ toàn là Phật. Cho nên không thể không có Phật giáo hóa và chúng sanh được giáo hóa.

Hỏi: Phật là bậc toàn giác, chúng sanh là kẻ toàn mê, nếu Phật và chúng sanh là một th́ chỉ có người mê hoặc, làm sao có người năng hóa? Lại nữa, chúng sanh và Phật là một, th́ chỉ có bậc toàn giác, làm sao có người được giáo hóa?

Đáp: Vấn đề này có hai trường hợp: Một là không có năng hóa sở hóa; hai là có năng hóa và sở hóa. Ư của trường hợp thứ nhất, v́ toàn là chúng sanh nên không có năng hóa, toàn là Phật nên không có sở hóa. Ư trường hợp thứ hai, v́ là toàn làm chúng sanh và toàn làm Phật nên có năng hóa và sở hóa. V́ sao? V́ pháp duyên khởi không chướng ngại, nhất định không thể có một, nên tùy chỗ nào cần th́ đều được, như hư không hóa hư không, năng hóa sở hóa không chướng ngại nhau, nhưng năng sở t́nh chấp th́ không thể nào bằng.

Hỏi: Khi Phật thấy chúng sanh mê hoặc th́ dùng tâm mê hoặc để thấy hay dùng trí giác ngộ để thấy? Nếu dùng tâm mê hoặc để thấy, th́ mê hoặc chẳng thể thấy đúng, vậy sao có thể thấy? Nếu trí giác ngộ thấy, th́ giác này bặt thấy biết, vậy sao có thể thấy?

Đáp: Vấn đề này cũng có hai ư: Một, mê thấy giác cũng thấy; hai, đều không thấy. Thứ nhất th́ như loài quỉ, quỉ thấy mà người không thấy, tức mê th́ dùng mê mà thấy, giác không thấy. Như người thấy gốc cây thành quỉ tức mê, quỉ thấy quỉ th́ chẳng phải mê. Nghĩa này cũng như vậy, mê thấy mê cũng là giác, chứ chẳng phải mê. Cho nên Phật nói: “Ta với ngươi chẳng khác nhau, chỉ tự ngươi phân biệt”. Ở đây ‘Ta’ chỉ cho người giác, ‘ngươi’ chỉ cho người mê chấp. Cho nên biết mê và giác chẳng khác. Ư thứ hai, v́ mê lầm nghĩa thấy này nên chẳng phải là mê thấy, v́ mê thấy mê nên chẳng phải là giác thấy, vậy cả hai đều chẳng thấy.

Hỏi: Phật đă là bậc giác ngộ, v́ sao dùng mê thấy mê?

Đáp: Thể của giác và mê chỉ một, mà giác tùy thuận mê của chúng sanh mà thấy, nên gọi là mê, như trong Hương Tượng vấn đáp đă giải thích.

Hỏi: Ư nghĩa “một người tu thành th́ tất cả mọi người đều thành Phật” là ǵ?

Đáp: Có hai nghĩa: Một là luận theo người, hai là nói theo giai vị. Luận theo người, th́ như trong Hương Tượng vấn đáp ghi: “Luận theo người duyên khởi th́ một người tức tất cả người là ‘một người’, tất cả người tức một người là ‘tất cả mọi người’. Nói theo tu cũng như vậy, một tu tức tất cả tu, tất cả tu tức một tu, nên đồng được nói như thế”.

Hỏi: Hiện chỉ có một người tu c̣n những người khác không tu, cũng là nói một người chẳng phải là những người khác. Vậy v́ sao lại được tất cả như thế?

Đáp: Cảnh ông thấy chỉ là cảnh biến kế sở chấp, không liên quan ǵ pháp duyên khởi, cho nên không đáng nói. C̣n ư sau, như trong chương Lục tướng nghĩa nói: “Về hành đức th́ một người thành tất cả đều thành, về lí tánh th́ một hiển tất cả đều hiển, chung riêng đầy đủ, trước sau đồng nhau, vừa phát tâm liền thành Chánh giác…”. Thám huyền kí cũng nói như thế.

Hỏi: Hàng Tam thừa đạt đến cùng tột là giai vị nào th́ vào Nhất thừa mà thành Phật?

Đáp: Ngũ giáo chương quyển thượng ghi: “Đến Tự vị Cứu cánh xứ th́ đều tiến nhập Nhất thừa Biệt giáo”. Đến đây th́ mỗi mỗi đều được quả xuất thế. Xứ tức là Tự vị cứu cánh xứ, là nói theo giai vị Bồ-tát. Hàng Tam hiền đạt được lợi ích xuất thế. Về xứ th́ giống như nghĩa Nhất thừa.

Hỏi: Một người ở đời hiện tại, vị lai sẽ thành Phật, người này có thể giáo hóa thân ta hiện tại tu hành chăng?

Đáp: Có thể giáo hóa khiến tu hành.

Hỏi: Người hiện tại tu hành có thể thành Phật như thế kia, người này có thể giáo hóa thân ta hiện tại tu hành chăng?

Đáp: Phật kia không giáo hóa, th́ nay thân ta không thể làm Phật; cho nên khi Phật kia giáo hóa th́ ta mới có thể tu hành thành Phật ấy. Ư nói đạo lí duyên khởi: Khi không có Phật kia th́ không có thân ta, khi không có thân ta hôm nay th́ không có Phật kia. Cho nên biết được như thế. Quá khứ và vị lai cũng như thế.

Hỏi: Nếu vậy chỉ có Phật, th́ sẽ giáo hóa ai?

Đáp: Người quá khứ sánh với Phật vị lai là đồng một thể, v́ chẳng phải là người khác, nên Phật vị lai giáo hóa người hiện tại. Nếu là người khác, th́ không được giáo hóa, v́ sao? V́ ngoài năng hóa có sở hóa, cho nên chẳng phải tự thân sở hóa.

Hỏi: Có thể giáo hóa người bên ngoài, tai sao nói người khác không được giáo hóa?

Đáp: Nếu năng hóa và sở hóa khác nhau th́ pháp duyên khởi không thành. Cho nên không thể giáo hóa người khác ngoài chính ḿnh.

Hỏi: Tự thân đă là Phật th́ đâu cần được giáo hóa nữa?

Đáp: Là Phật cho nên phải giáo hóa, nếu chẳng phải Phật th́ suốt ngày giáo hóa mà chẳng được thành Phật.

Hỏi: V́ sao khi tự thân không phải là Phật th́ cũng không được giáo hóa?

Đáp: Tất cả chúng sanh xưa nay đă thành Phật, mà chẳng biết tự tâm tức Phật, cho nên giáo hóa khiến họ biết lí này, nên gọi là giáo hóa. Cho nên theo lẽ thật, th́ hóa mà không có chỗ giáo hóa, thành mà không có chỗ thành.

Hỏi: Như vậy, th́ chỉ có giáo hóa mà không có nghĩa hóa tha sao?

Đáp: Cũng có nghĩa hóa tha, v́ chẳng có tha th́ không có tự, v́ duyên tự tha thành, không phân biệt; nên Phật thấy tự toàn là tha mà tha không thâu nhiếp chúng sanh.

Hỏi: Căn cứ vào nghĩa giáo hóa và chẳng giáo hóa, tự và tha này mà lập bốn câu phân biệt th́ đáp như thế nào? Có phải giáo hóa tự không?

Đáp: Không phải! V́ không có tha th́ chẳng có tự.

Hỏi: Có phải hóa tha không?

Đáp: Không phải! V́ người giáo hóa là Phật.

Hỏi: Có phải tự tha cùng được giáo hóa không?

Đáp: Không phải! V́ hai chấp không c̣n.

Hỏi: Có phải tự tha cùng không được giáo hóa chăng?

Đáp: Không phải! V́ cả hai đều ĺa chấp.

Đây là phá bốn câu sai, nêu ra bốn câu chấp trước, căn cứ theo môn ba tánh cũng có thể biết. Tự và tha cũng có ba loại bốn câu như thế, chiếu theo trên cũng có thể biết.

Hỏi: Ngài nói Phật vị lai giáo hóa tự thân hiện tại, có kinh văn y cứ chăng?

Đáp: Có văn y cứ. Trong phần nói về Bồ-tát Địa thứ tám, kinh Anh lạc ghi: “Tự thấy đương quả của tự thân được chư Phật xoa đảnh thuyết pháp”. Từ lời này th́ rơ ràng có thể biết. Hơn nữa trong các kinh thường nói do lễ lạy chư Phật ba đời mà tiêu trừ tội nghiệp, th́ lễ chư Phật vị lai có là ǵ?

Hỏi: Người khác tu hành đă thành Phật đến tận đời vị lai, cũng có thể nói là lễ Phật vị lai, nhưng v́ sao lễ Phật ấy mà tự thân thành Phật?

Đáp: Ư nghĩa lễ Phật khác chẳng phải không có, nhưng Phật khác th́ xa mà Phật nơi tự thân th́ gần. V́ sao? Chư Phật v́ chúng sanh mà thuyết Phật đức, muốn tự thân chúng sanh cũng đạt được quả ấy, nên mới khiến họ tu hành. Cho nên chúng sanh chứng quả đức của chính ḿnh ở đương lai. V́ muốn được quả ấy, nên không tiếc thân mạng tu hành, chứ chẳng phải v́ mong được quả Phật khác mà tu hành. Cho nên hôm nay Ta muốn khiến phát tâm tu hành. Phật chỉ là đương quả của ta đă thành Phật, chứ chẳng phải Phật nào khác, không nên nghi ngờ nghĩa này. Hơn nữa có Phật đă thành khác tức Phật đương quả của ta. V́ sao? V́ khi người khác thành Phật th́ được quả b́nh đẳng của chư Phật ba đời. Lại nữa Phật đương quả của ta tức là Phật hôm nay thành của người khác. V́ sao? V́ khi ta được Phật đương quả th́ được pháp b́nh đẳng của chư Phật ba đời. Như vậy xoay vần b́nh đẳng lẫn nhau. Quả đức b́nh đẳng không sai biệt đều giáo hóa khiến ta ngày nay tu hành. Như vậy, nghĩa này chẳng phải là không có y cứ. Nay hằng hữu trong toàn thể thân ta chính là Phật Như Lai tạng vậy. Nay ta duyên Phật tánh trong ta, chính như vậy mà ta chẳng biết, nên khởi ḷng cảm thương kinh ngạc, chí tâm tu hành chuyển mê thành ngộ. V́ thế quán Phật giáo hóa ta tức Phật nơi thân ta, chứ không hướng ra ngoài mà cầu Phật khác. Nghĩa này rất quan trọng của người tu hạnh chánh quán. Lại nữa, Phật nơi tánh ta hiện hữu trong tất cả hữu t́nh vô t́nh nơi pháp giới, không một vật nào chẳng phải là Phật tự thể của ta. Cho nên lễ bái Phật tự thể, không lễ bái tất cả chúng sanh. Nghĩa này cũng rất quan trọng, phải luôn luôn quán xét. Nếu người tu hành quán xét như vậy, th́ trong tất cả thời gian, tất cả nơi chốn không bao giờ khởi phiền năo ba độc, bước vào phương tiện quán Nhất thừa. Các Đức Phật trong ba đời đều tu tập như vậy mà thành Phật, như trong Hương Tượng vấn đáp đă nói rơ.

Hỏi: Tất cả hữu t́nh, vô t́nh đều có Phật tánh thành Phật chăng?

Đáp: Về điều này, các giáo nói khác nhau. Như Tiểu thừa th́ cho chỉ Phật mới có chủng tánh Phật, c̣n tất cả đều không có. Đại thừa Thủy giáo căn cứ theo pháp hữu vi vô thường mà lập chủng tánh, cho nên không cùng khắp tất cả. Đại thừa Chung giáo v́ chân tánh mà lập chủng tánh, nên tất cả đều có tánh. Đốn giáo nói chân như ĺa ngôn ngữ, bặt danh tướng là chủng tánh, chẳng phân biệt tánh và tập. Nhất thừa th́ lập hai thuyết: một, v́ thuộc phương tiện, nên các giáo khi nói về chủng tánh th́ đều đầy đủ chủ bạn; như tông Thành Thật v́ đồng giáo nên thuộc phương tiện. Hai, theo chủng tánh của Biệt giáo, th́ nhân quả sâu xa không hai, thông cả y và chánh, xuyên suốt ba thế gian, gồm thâu tất cả sự-lí, giải-hạnh, như trong Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ đă nói.

Hỏi: Các giáo nói có-không chủng tánh, là có-không Lí Phật tánh hay hạnh Phật tánh?

Đáp: Cả hai. V́ sao? V́ hai loại Phật tánh này chỉ một thể mà hai nghĩa, như Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ đă nói.

Hỏi: Theo Nhất thừa, th́ hữu tánh hay vô tánh, hữu t́nh hay vô t́nh đều thành Phật, vậy th́ làm sao dung hội với thuyết năm tánh sai biệt?

Đáp: Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương quyển hạ giải thích nghĩa này như sau: “Luận tự có cách giải thích, cho nên luận Bảo tánh ghi: ‘Vừa rồi nói hàng Xiển-đề không có tánh niết-bàn, không vào niết-bàn, nghĩa này như thế nào? Đó là v́ muốn nói rơ nhân hủy báng Đại thừa. Câu này có nghĩa ǵ? Đó là muốn xoay chuyển tâm hủy báng Đại thừa. V́ y cứ vào vô lượng thời gian mà lập thuyết này. V́ họ thật có tánh thanh tịnh”.

Hỏi: Nếu vậy th́ chỉ có thể lập bất định tánh, sao lại lập định tánh?

Đáp: Tu Lục độ Quán tập hạnh rồi, đến giai vị Kham nhẫn th́ thành tựu chủng tánh Bồ-tát. Nếu tu hạnh Tiểu thừa, khi đến Nhẫn vị th́ thành tánh Thanh văn. Cho nên luận Trí độ ghi: “Noăn, Đănh, Nhẫn thuộc Tánh địa”. Độc giác th́ căn cứ theo đây cũng có thể biết. Nếu trong ba hạnh, tùy một hạnh tu hành th́ chưa thể đạt đến bản vị, bấy giờ sẽ lập chủng tánh bất định. Nếu hoàn toàn chưa tu ba hạnh, th́ sẽ lập không có chủng tánh.

Hỏi: Căn cứ theo chủng tánh lập bốn câu phân biệt như thế nào?

Đáp: Chung Nam vấn đáp ghi: “Có Phật tánh, căn cứ theo hạnh th́ xiển-đề không có, người thiện có. Căn cứ theo vị th́ người thiện có, hàng xiển-đề không có. Căn cứ theo nhân th́ hai hạng người trên đều có. Căn cứ theo quả th́ hai hạng người trên đều không có”.

Hỏi: Xiển-đề th́ đoạn thiện căn hiện tại, do đâu mà có tánh hành thiện?

Đáp: Đây là căn cứ theo vị mà nói. Đời này sanh thiện căn th́ có thể cứu, v́ có tánh thiện hiện hành; đời khác sanh thiện căn, th́ hiện tại không thể cứu, v́ có chủng tử hành nhân. Nghĩa này không giống với Thanh văn. Bốn vị này có đủ hai loại Phật tánh là tánh đắc và tu đắc[48]. V́ sao? V́ hai tánh này giống với phần tín giải tịnh tâm đă nói, v́ làm nhân cho nhau mà thành. Hai loại Phật tánh là tánh đắc và tu đắc này chẳng thuộc sơ-trung-hậu, tiền-trung-hậu. Hơn nữa xét kinh văn th́ Phật nói Như Lai tạng là v́ hàng Bồ-tát Trực tiến, nói Phật tánh là v́ hàng Thanh văn căn tánh thuần thục. Trong đó tuy Như Lai tạng và Phật tánh tuy nghĩa có sai biệt, bất đồng, nhưng đều thuộc nghĩa Đồng giáo Nhất thừa. V́ sao? V́ thành Phổ pháp, từ Phổ pháp mà thành.

Hỏi: Bản tánh, trụ tánh và tập sở thành chủng tánh thứ tự trước sau như thế nào?

Đáp: Tùy theo cơ duyên, nên trước sau không nhất định. Hương Tượng vấn đáp ghi: “Hỏi: Trong bốn câu về bản hữu-tu sanh… hai câu: có tu sanh th́ có bản hữu, có bản hữu th́ có tu sanh, thuộc pháp duyên khởi. Hai câu: chẳng có bản hữu th́ không có tu sanh, chẳng có tu sanh th́ không có bản hữu, cũng có thể biết thuộc pháp nhân duyên. Hai câu: Chỉ có bản hữu, chỉ có tu sanh th́ thuộc pháp nhân duyên chăng? Nếu không do tu sanh mà lại có bản hữu, th́ so với nghĩa có bản hữu trước tập chủng tánh khác biệt thế nào? Đáp: Bậc thánh thấy được lợi ích các loại căn cơ, nên khéo nói chung bốn câu. Nếu chúng sanh có cơ duyên lấy tánh chủng làm lợi ích trước, tập chủng làm lợi ích sau, th́ nói bản hữu trước, tu sanh sau. Nếu có chúng sanh lấy tu sanh làm lợi ích trước, bản hữu làm lợi ích sau, th́ nói tánh chủng sau, tập chủng trước. Chỉ tùy thuận căn cơ, nơi chốn mà thuyết vậy, chớ nên thấy pháp nhất định có trước sau. V́ pháp không có trước sau, cho nên phải khéo léo định đặt trước sau vậy. Bậc thánh giáo hóa, thuyết trước hay sau không nhất định. Nếu chấp ngôn từ, rồi quyết định trước bản hữu có pháp, th́ đánh mất yếu chỉ nhân duyên, trái ư bậc thánh, không đồng với người kia. Tất cả pháp môn khác cũng đều như thế, cần phải hiểu nguyên nhân lập giáo và thật tánh các pháp.

Diệu nghĩa thành Phật của Hoa nghiêm Nhất thừa

-----------------------------------------------------------------------------------------

 

[1] Phi t́nh 非情: Tức vô t́nh, loài không có t́nh thức, như cỏ, cây, ngói, đá…

[2] Chung giáo 終教: Thời giáo thứ ba trong năm thời giáo: Tiểu thừa, Đại thừa thỉ giáo, Đại thừa chung giáo, Đốn giáo và Viên giáo do tông Hoa Nghiêm lập. Trong đó Chung giáo luận về năm tính sai biệt, Định tánh Nhị thừa và Nhất-xiển-đề đều có thể thành Phật, chủ trương tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật.

[3]Sáu tướng六相: Sáu tướng mà mỗi sự sự vật vật đều có đủ: tổng, biệt, đồng, dị, thành, hoại.

[4]Sáu vị 六位: Sáu giai vị tu hành từ Bồ-tát đến Phật: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác.

[5]Năm vị五位: Sáu giai vị trên trừ Thập tín.

[6]Kí vị 寄位: Tạm mượn sự sai biệt của các hành vị để nêu lên chỗ sâu cạn của giáo môn.

[7]Thập tín măn 十信滿: Tức Thập Tín măn tâm, tâm cuối cùng của giai vị Thập tín.

[8]Tín măn nhập vị 信滿入位: Măn mười Tín mà vào giai vị Sơ phát tâm trụ.

[9]Quả Tánh khởi 果性起: Hoàn thành diệu quả Phật mà khởi tác dụng giáo hóa.

[10]Y tha 依他: Gọi đủ là y tha khởi tánh, tức đặc tánh nương vào một nhân duyên khác mà khởi, không phải là tánh tự khởi. Cũng gọi là pháp y tha khởi.

[11]Trụ vị 住位: Giai vị Thập trụ, kế sau Thập tín.

[12]Hương Tượng vấn đáp 香象問答: Tức bộ Hoa nghiêm kinh vấn đáp do đại sư Pháp Tạng Hiền Thủ soạn. V́ ngài có hiệu là Hương Tượng đại sư, nên người đời gọi sách này là Hương Tượng vấn đáp.

[13]Tám tướng thành đạo 八相成道: Tám tướng nói lên quá tŕnh từ giáng thần cho đến nhập diệt của đức Thế Tôn: Từ Đâu-suất cưỡi voi trắng xuống nhân gian, nhập thai mẹ, ở trong thai, ra khỏi thai, xuất gia, thành đao, chuyển pháp luân và niết-bàn. Trong đây, thành đạo chỉ là một trong tám tướng, nhưng lại đặt tên cho tám tướng, bởi thành đạo là việc quan trọng nhất và là tướng chủ đạo trong quá tŕnh này.

[14]Đương tướng 當相: Ngay nơi tướng trạng hiện tiền.

[15]Mười pháp giới 十法界: Mười loại pháp giới do tông Thiên Thai lập, tóm thâu hằng sa sự tướng sai biệt: pháp giới Phật, pháp giới Bồ-tát, pháp giới Duyên giác, pháp giới Thanh văn, pháp giới Thiên, pháp giới Nhân, pháp giới A-tu-la, pháp giới Ngạ quỉ, pháp giới súc sanh và pháp giới Địa ngục.

[16]Ngũ giáo chương 五教章: Tức là bộ Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương của đại sư Pháp Tạng Hiền Thủ.

[17]Thiện Hiện Không Sanh 善現空生: Chính là A-la-hán Tu-bồ-đề. Hoặc gọi là Thiện Hiện, hoặc gọi Không Sanh, đều là tên Hán dịch của ngài Tu-bồ-đề.

[18]Đăng địa 登地: Từ giai vị Hồi hướng thứ mười bước lên giai vị Sơ địa.

[19]Li cấu tam-muội tiền 離垢三昧前: Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương nêu ra hai nghĩa: Một, Li cấu tam-muội hiện tiền. Hai, chỉ cho giai vị Thập địa.

[20]Bốn loại phát tâm 四種發心: 1. Duyên phát tâm: Kính duyên theo bồ-đề mà phát tâm mong cầu. 2. Giải phát tâm: Biết tất cả pháp đều là bồ-đề. 3. Hành phát tâm: Thực hành tất cả hạnh đều hợp với bồ-đề. 4. Thể phát tâm c̣n gọi là Chứng phát tâm: Chứng tất cả pháp đều từ tự thể bồ-đề hiển phát.

[21]Ba loại phát tâm三種發心: Tín thành tựu phát tâm, giải hạnh phát tâm, chứng phát tâm ghi trong luận Khởi tín.

[22]Kinh Già-da sơn đỉnh kinh 伽耶山頂經: Tức kinh Văn-thù-sư-lợi vấn bồ-đề do ngài Cưu-ma-la-thập dịch và đời Diêu Tần, Trung Quốc.

[23]Biên tế định thứ tư 第四邊際定: Thiền định cao nhất của Tứ thiền cơi Sắc.

[24]Chung Nam vấn đáp 終南問答: Chính là bộ Hoa nghiêm ngũ thập yếu vấn đáp do sư Trí Nghiễm chủa Chí Tướng , núi Thái Nhất, Chung Nam soạn vào đời Đường, Trung Quốc.

[25]Ái hành, kiến hành愛行見行: Hai loại căn tính của chúng sanh. Trong đó, ái hành là tùy theo lời dạy của người khác mà hành; kiến hành là tự ư ḿnh làm, không theo lời người khác dạy bảo.

[26]Tu sanh 修生: Do tu tập mới sanh khởi.

[27]Hướng : Tức là bốn quả vị Hướng trong tám quả Thanh văn: Tu-đà-hoàn hướng, Tư-đà-hàm hướng, A-na-hàm hướng và A-la-hán hướng.

[28]Vấn đáp 問答: Bộ Chung Nam vấn đáp.

[29]Câu-lê 俱梨: Một đơn vị đo số lượng của Ấn Độ thời xưa, tương đương với trăm ngh́n trăm ngh́n.

[30]Hóa nghi化儀: Phương thức, phép tắc giáo hóa mà Đức Phật Thích-ca đă vận dụng để độ sanh trong một đời. Đó là bốn phương thức: Đốn, Tiệm, Bí mật và Bất định. Gọi là bốn giáo Hóa nghi.

[31]Nhất-xiển-để-ca 一闡提迦: Hán dịch là Nhạo dục, tức ưa thích sanh tử. Thuyết khác cho Nhất-xiển-để-ca nghĩa là đốt cháy tất cả căn lành.

[32]Luận Hiển dương 顯揚論: Luận Hiển dương thánh giáo 20 quyển do ngài Vô Trước người Ấn Độ soạn, đại sư Huyền Trang dịch sang Hán vào đời Đường, Trung Quốc, được xếp vào Đại Chính tạng tập 21.

[33]Lương Nhiếp luận 梁攝論: Tức bộ luận Nhiếp Đại thừa do sư Chân Đế dịch vào đời Lương, Trung Quốc.

[34]B́, nhục, tâm 皮肉心: tức ba chướng: phiền năo chướng, nghiệp chướng và báo chướng.

[35]Bốn thủ 四取: Theo nghĩa rộng th́ bốn thủ là chỉ cho tất cả phiền năo; theo nghĩa hẹp th́ chỉ cho bốn loại chấp trước: Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngă ngữ thủ.

[36]Thượng lưu bát 上流般: Một trong năm quả vị Bất hoàn. Tức hàng A-na-hàm từ cơi Dục qua đời lại sanh lên Sơ thiền cơi Sắc, nhưng không thể lập tức vào niết-bàn mà phải thứ tự thọ sanh vào các cơi trời kế tiếp trong cơi Sắc, đoạn hết phiến năo của cơi trên rồi mới chứng A-la-hán mà vào niết-bàn.

[37]Tự địa 自地: Cơi nước hay giai vị mà ḿnh đang an trú.

[38]Sự thức 事識: Tức phân biệt sự thức, chính là ư thức.

[39]Kinh Đại thừa đồng tánh 大乘同性經: Kinh, 2 quyển, do sư Xà-na-da-xá dịch vào thời Bắc Chu Trung Quốc, được xếp vào Đại Chánh tạng tập 16.

[40]Duyên khởi đại thụ 緣起大樹:Cây lớn duyên khởi, dụ cho pháp đại duyên khởi bao trùm tất cả các đường; hoặc chỉ cho sơ phát tâm bồ-đề đồng với bồ-đề vốn có.

[41]Báo vị đương phần當分報位: Quả vị đang an trụ.

[42]Tu sanh-bản hữu 修生本有: Do tu mới thành và cái vốn có.

[43]Thể giải đại đạo 體解大道: Thể hội được đạo lớn.

[44]Biên lượng 邊量: Giới hạn và định lượng.

[45]Tam thế gian 三世間: Ba loại thế gian: 1. Ngũ chúng thế gian c̣n gọi là ngũ ấm thế gian, ngũ uẩn thế gian. 2. Chúng sinh thế gian c̣n gọi là giả danh thế gian. 3. Quốc độ thế gian c̣n gọi là khí thế gian.

[46]Bất định thú 不定趣: Không nhất định sanh vào nơi nào.

[47]Nơi nạn 難處: Tám trường hợp hay nơi chốn không thể gặp Phật, không được nghe pháp: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, trời Trường Thọ, cơi Uất-đơn-việt, mù-điếc-câm-ngọng, thế trí biện thông, sinh trước Phật hoặc sau Phật xuất thế.

[48]Tánh đắc-tu đắc 性得修得: Tánh vốn có xưa nay là tánh đắc, do tu học mà được là tu đắc.

---------------------------------------------------------------------

   back_to_top.png   

[ TRANG CHỦ | KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0