佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số 0676

Kinh Giải Thâm Mật
HT. Thích Trí Quang dịch giải

Ghi Sau Khi Duyệt Giải Thâm Mật

Giải thâm mật và Nhiếp luận gần gần như nhau. Nhưng rơ ràng Giải thâm mật nói đặc biệt về bản thể siêu việt, về du dà chỉ quán, nhất là về 3 vô tánh và về Phật ẫ th́ không đâu sánh bằng.

Mồng một tháng 5.2537.

Trí Quang

Phần Dẫn Nhập

(1) Giải thâm mật là bộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736). Tháng 3 năm 51 tuổi, dương lịch 646, ngài Huyền tráng khởi dịch Du dà, năm sau dịch Giải thâm mật, tháng 3 năm sau nữa dịch xong Du dà. Giải thâm mật của ngài Huyền tráng dịch được gọi tắt là Đường dịch.

Trước đó, dương lịch 453 (hoặc 443), ngài Cầu na bạt đà la đă dịch 2 phẩm bảy và tám, đề Tương tục giải thoát liễu nghĩa kinh. Dương lịch 515, ngài Bồ đề lưu chi dịch trọn bộ, đề Thâm mật giải thoát kinh, bộ này được gọi là Ngụy dịch. Dương lịch 561, ngài Chân đế dịch phẩm một mà chia nhỏ làm 4 phẩm, lại sớ giải thành 4 cuốn (t́m chưa thấy, chỉ thấy Viên sớ trích dẫn). Các bản dịch trên đây đều nằm trong Chính 16/665-720, riêng Đường dịch c̣n có trong Chính 30/713-736 (luận Du dà).

Tài liệu để có ghi chú trên đây là Vạn 34/299; Chính 49/94, 45, 42; Phật học nghiên cứu, bài 10 và 18 (phụ lục 3); Thế giới đại sự biểu của Từ nguyên. Ghi chú trên đây cho thấy Ngụy dịch và Đường dịch đều hoàn chỉnh. Nhưng Đường dịch hoàn hảo hơn, bởi v́ dịch chủ là ngài Huyền tráng, dịch kinh này là bộ kinh căn bản của Duy thức học mà, trong Phật giáo văn hệ Trung hoa, ngài là vị sơ tổ.

Sớ giải Giải thâm mật th́ bản tôi học là của đại sư Khuy cơ, bài tựa nói trích từ tác phẩm sớ giải Du dà mà khắc in riêng ra. Tiếc rằng hiện tôi không có bản này. Ḍ t́m cũng chưa thấy tác phẩm sớ giải Du dà nói trên. C̣n bản sớ giải mà tôi hiện có là của đại sư Viên trắc. Đối với ngài Huyền tráng, đại sư là người sóng đôi mà khá mâu thuẫn với đại sư Khuy cơ, một vài truyện kư tương truyền như vậy. Đại sư Viên trắc sớ giải Giải thâm mật, nếu không phải trong lúc ngài Huyền tráng c̣n tại thế th́ sau đó cũng không lâu. Trong sớ giải, đại sư trích dẫn lời ngài Huyền tráng khá nhiều. Bản sớ giải này gồm có 10 cuốn, nay chỉ thiếu cuốn chót, 9 cuốn hiện c̣n trong Vạn 34 và 35. Bản sớ giải này tôi gọi tắt là Viên sớ. Nhưng xin cảnh giác người đọc là chính văn Giải thâm mật của Viên sớ, qua Vạn 34 và 35 in lại, th́ khá sai sót, nên phải ḍ lại chính văn ấy trong Chính 16/688-711 và 30/713-736.

Bản dịch giải của tôi lấy Đường dịch làm chính văn, lấy Viên sớ làm tài liệu tham chiếu.

(2) Giải thâm mật, Phạn tự là Sandhi-nirmocara, dịch âm là San địa niết mô chiết na. San địa có nghĩa sâu kín (thâm mật), đốt xương (cốt tiết hay tiết), nối nhau (tương tục). Niết mô chiết na là lư giải (giải), giải thoát. V́ những ư nghĩa nguyên thể và biến thể ấy mà các tên được dịch như đă thấy ở đoạn trên. Tựu trung, Đường dịch th́ rơ và hay hơn cả. C̣n sự thâm mật mà kinh này giúp ta lư giải th́ sẽ thấy trong đoạn 3 dưới đây.

(3) Giải thâm mật có 5 cuốn 8 phẩm. Cuốn 1 có phẩm một: mở đầu (tự) phẩm hai: thắng nghĩa (thắng nghĩa đế tướng) phẩm ba: tâm thức (tâm ư thức tướng); cuốn 2 có phẩm bốn: tự tánh (nhất thế pháp tướng) phẩm năm: vô tánh (vô tự tánh tướng); cuốn 3 có phẩm sáu: du dà (phân biệt du dà); cuốn 4 có phẩm bảy: địa độ (địa ba la mật đa); cuốn 5 có phẩm tám: Phật sự (Như lai thành sở tác sự).

Tất cả 8 phẩm này Viên sớ chia làm 2 phần: mở đầu (phẩm một) và chính thuyết (phẩm hai đến tám). Phần chính thuyết có 3 mục: 1, nói về chân lư (cảnh) gồm có 4 phẩm hai đến năm; 2, nói về phương pháp (hành) gồm có 2 phẩm sáu và bảy; 3, nói về thành quả (quả) là phẩm tám. Trong mục 1, chia 4 phẩm làm 2: phẩm hai và phẩm ba nói về chân và tục, phẩm bốn và phẩm năm nói về có và không.

Phần tôi, tôi xét có thể nói nội dung Giải thâm mật cũng tương tự với Lăng dà. Lăng dà, một bộ kinh căn bản khác của Duy thức học, nói về cái "Tâm của Phật thuyết" bằng 2 phần: nói cái Tâm ấy siêu việt như thế nào, nói cái Tâm siêu việt ấy là thế nào. Kinh này rơ ràng cũng vậy: phẩm hai nói Tâm siêu việt như thế nào, phẩm ba đến tám nói Tâm siêu việt ấy là thế nào. Lại xét Nhiếp luận th́ toàn văn có 3 phần là cảnh hành quả. Phần nói về cảnh có 2 phần: phần căn bản là bản thức, phần biểu hiện là ba tánh. Giải thân mật càng rơ ràng cũng vậy: phẩm ba nói về bản thức, phẩm bốn và năm nói về 3 tự tánh và 3 vô tánh. Cách nói này cho thấy bản thức là căn bản của các pháp nên gọi duy thức. Tư tưởng duy thức như vậy tương đối cổ hơn, nhưng đơn giản và sâu sắc hơn.

V́ xét như vậy, nên khác với Viên sớ, tôi chia 7 phẩm phần chính thuyết của Giải thâm mật làm 2 mục lớn: nói Tâm siêu việt như thế nào, nói Tâm siêu việt ấy là thế nào. Trong mục lớn thứ 2 cũng chia làm ba phần nhỏ: các phẩm ba đến năm nói Tâm ấy là cảnh sở quán, các phẩm sáu và bảy nói Tâm ấy là hạnh năng quán, phẩm tám nói Tâm ấy là quả sở đắc.

Với nội dung này, Giải thâm mật không những làm căn bản cho Duy thức, mà c̣n làm tổng kết cho Đại thừa.

23.10.2532

Kinh Giải Thâm Mật
HT. Thích Trí Quang dịch giải

Phẩm một: Mở Đầu

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Thế tôn (1) ở trong đại cung điện (1B) , nơi (2) được cấu trúc bằng bảy chất liệu quí báu rực rỡ hơn hết, phóng ánh sáng lớn chiếu khắp vô biên quốc độ, nơi có vô số khu vức được trang sức tuyệt diệu và vị trí xen nhau, nơi mà h́nh lượng tràn đầy một cách vô giới hạn và khó ước tính, nơi mà h́nh lượng ấy siêu việt lĩnh vực ba cơi, nơi được tạo thành bởi loại thiện căn tối thượng và siêu việt thế gian, nơi lấy tâm thức cực trong sạch và cực tự tại mà làm bản thể, nơi đức Thế tôn đóng đô, nơi các đại bồ tát (3) vân tập, nơi vô số tám bộ thường xuyên tùy tùng, nơi sống (4) bằng sự vui thích mùi vị chánh pháp quảng đại, nơi xuất phát mọi sự ích lợi chân thật cho chúng sinh, nơi dứt tuyệt phiền năo, tai nạn, buộc ràng và dơ bẩn, nơi tách rời các loại ma (5) , nơi được sự trang hoàng của Phật, một sự trang hoàng vượt quá mọi sự trang hoàng, nơi lấy đại niệm, đại tuệ và đại hạnh mà làm đường đi, nơi lấy sự chỉ vĩ đại và sự quán tinh tế mà làm cỗ xe, nơi lấy sự không vĩ đại, sự vô tướng vĩ đại và sự vô nguyện vĩ đại mà làm cửa vào, nơi kiến thiết trên hoa sen chúa làm bằng ngọc lớn và trang trí bởi vô số lượng công đức (6) .

Lược Giải.-

Đoạn này nói về chỗ Phật thuyết Giải thâm mật. Chỗ ấy, đại bồ tát thấy, là tha thọ dụng độ của Phật, có 18 sự viên măn (với 18 chữ nơi). Chỗ ấy đúng ra cũng nên nói là biến hóa độ mà những kẻ khác thấy, nhưng đoạn này muốn đề cao kinh này nên chỉ nói cái thấy thứ nhất.

Một chỗ và cùng lúc mà thấy tha thọ dụng độ và thấy biến hóa độ là như trong Pháp hoa, Linh sơn mà thấy Linh sơn tịnh độ hay thấy Linh sơn b́nh thường.

Nói Người Nói

Chính Văn.-

C̣n đức Thế tôn th́ tuệ giác cực kỳ trong sạch (7) : hiện hành bất nhị (8) , đạt đến vô tướng (9) , đứng vào chỗ đứng của các đức Thế tôn (10) , thể hiện tính b́nh đẳng của các Ngài, đến chỗ không c̣n chướng ngại (11) , giáo pháp không thể khuynh đảo, tâm thức không bị cản trở, cái được thiết lập không thể nghĩ bàn, biết rơ như nhau đối với mọi việc quá khứ hiện tại và vị lai, thân h́nh bủa ra khắp các thế giới, các pháp th́ thông suốt, các hạnh th́ toàn hảo, trí biết không c̣n nghi hoặc, thân hiện không có phân biệt, là tuệ giác mà tất cả Bồ tát cầu mong, chứng được cái thân đồng nhất của chư Phật mà đứng ở bờ bến tối thượng bên kia, thực hiện một cách không c̣n hỗn tạp về giải thoát và diệu trí của đức Thế tôn, toàn chứng cảnh Phật không có chính giữa cũng không có bên cạnh, cùng tận pháp giới, khắp không gian, và suốt th́ gian.

Lược Giải.-

Phật mà đoạn này tả là tha thọ dụng thân. Thuyết chủ Giải thâm mật là tha thọ dụng thân ấy. Đó cũng là nói theo sự đề cao kinh này.

Nói Người Nghe

Chính Văn.-

Cùng ở với đức Thế tôn có chúng đại thanh văn thuần hóa tất cả; toàn là con Phật; tâm khéo giải thoát; trí khéo giải thoát; giới khéo thanh tịnh; hướng cầu cái vui của chánh pháp; nghe chánh pháp rất nhiều, nghe th́ nắm giữ trong trí, và cái nghe như vậy được dồn chứa măi; khéo nghĩ cái được nghĩ, khéo nói cái được nói, khéo làm cái được làm (12) ; tuệ giác nhanh, tuệ giác chóng, tuệ giác sắc, tuệ giác thoát ra, tuệ giác quyết trạch siêu việt, tuệ giác lớn, tuệ giác rộng (13) , tuệ giác không ai đồng đẳng, thành tựu những phẩm chất quí báu như vậy của tuệ giác; hoàn hảo ba thứ minh trí; đạt được cái vui của chánh pháp ngay trong hiện tại và rất là bậc nhất; là ruộng phước vừa sạch vừa lớn; hoàn thiện không thiếu sự yên tĩnh của cử động; hoàn măn không vơi sự ôn ḥa của đức nhẫn; khéo léo phụng hành giáo huấn của đức Thế tôn (14) .

Lược Giải.-

Đoạn này nói về chúng đại thanh văn, 1 trong 2 chúng người nghe Giải thâm mật. Hăy chú ư ở chỗ đoạn này không nói những sở trường của Thanh văn mà quan trọng nhất là "sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu", cho thấy kinh này không đề cao Thanh văn định tánh là các vị chỉ "đăi đắc kỷ lợi". Thanh văn đoạn này nói là Thanh văn hướng đại, với những đức tính liên hệ đại thừa.

Chính Văn.-

Lại có chúng đại bồ tát từ các cơi Phật hội lại ở đây, toàn là những vị đứng trong đại thừa, đi trong đại thừa, đối với chúng sinh th́ ḷng rất b́nh đẳng, tách rời mọi sự phân biệt là có thể phân biệt và không thể phân biệt (15) , chế ngự các loại ma và thù địch, tách rời ư nghĩ của Thanh văn và Duyên giác, sống bằng sự vui thích mùi vị chánh pháp quảng đại, vượt qua tất cả năm sự sợ hăi (16) , thuần nhất bước vào địa vị không c̣n thoái chuyển, thể hiện địa vị làm ngưng khổ năo bức bách cho chúng sinh. Danh hiệu các vị thượng thủ là đại bồ tát Giải thâm nghĩa ư (17) , đại bồ tát Như lư thỉnh vấn, đại bồ tát Pháp dũng, đại bồ tát Thiêển thanh tịnh tuệ, đại bồ tát Quảng tuệ, đại bồ tát Đức bản, đại bồ tát Thắng nghĩa sinh, đại bồ tát Quan tự tại, đại bồ tát Từ thị, đại bồ tát Mạn thù (18) ...

Lược Giải.-

Đoạn này nói về chúng đại bồ tát đến nghe kinh Giải thâm mật. Có 10 câu nói về 10 phẩm chất vĩ đại.

Nói Tâm Ly Ngôn Và Bất Nhị

Chính Văn.-

Phẩm hai: Thắng Nghĩa (19)

Vào lúc bấy giờ, ở trước đức Thế tôn, đại bồ tát Như lư thỉnh vấn hỏi đại bồ tát Giải thâm nghĩa ư: Tối thắng tử, nói các pháp bất nhị (20) th́ các pháp là những ǵ? tại sao lại bất nhị? Đại bồ tát Giải thâm nghĩa ư trả lời đại bồ tát Như lư thỉnh vấn: Thiện nam tử, các pháp đại khái có hai, một là hữu vi, hai là vô vi. Trong đây, hữu vi không phải hữu vi vô vi, vô vi không phải vô vi hữu vi, (nên nói là bất nhị).

Đại bồ tát Như lư thỉnh vấn lại hỏi đại bồ tát Giải thâm nghĩa ư: Tối thắng tử, như thế nào gọi là hữu vi không phải hữu vi vô vi, vô vi không phải vô vi hữu vi? Đại bồ tát Giải thâm nghĩa ư trả lời đại bồ tát Như lư thỉnh vấn: Thiện nam tử, nói hữu vi th́ đó là cái đức Bổn sư giả thiết; nếu là cái đức Bổn sư giả thiết th́ cái ấy biến kế chấp trước và ngôn ngữ diễn tả (21) ; nếu là cái biến kế chấp trước và ngôn ngữ diễn tả th́ cuối cùng chỉ là bao cách biến kế chấp trước và ngôn ngữ diễn tả chứ không phải chân thật, v́ vậy mà không phải là hữu vi (22) . Nói vô vi th́ cũng sa vào ngôn ngữ (23) ; ngoài hữu vi vô vi mà nói ǵ chút ít đi nữa th́ cũng là như thế (24) . Thế nhưng không phải không sự thể mà có nói phô; sự thể ấy là ǵ, là các thánh giả, bằng sự thấy biết rất thánh, tách rời ngôn ngữ nên thể hiện sự chánh biến giác (đối với pháp tánh); rồi chính nơi pháp tánh tách rời ngôn ngữ ấy, các ngài muốn làm cho người khác cũng thể hiện chánh biến giác, nên giả thiết ngôn từ mà nói là hữu vi (25) .

Thiện nam tử, nói vô vi th́ đó cũng là cái đức Bổn sư giả thiết; nếu là cái đức Bổn sư giả thiết th́ cái ấy biến kế chấp trước và ngôn ngữ diễn tả; nếu là cái biến kế chấp trước và ngôn ngữ diễn tả th́ cuối cùng chỉ là bao cách biến kế chấp trước và ngôn ngữ diễn tả chứ không phải chân thật, v́ vậy mà không phải là vô vi (26) . Nói hữu vi th́ cũng sa vào ngôn ngữ (27) ; ngoài vô vi hữu vi mà nói ǵ chút ít đi nữa th́ cũng là như thế (28) . Thế nhưng không phải không sự thể mà có nói phô; sự thể ấy là ǵ, là các thánh giả, bằng sự thấy biết rất thánh, tách rời ngôn ngữ nên thể hiện sự chánh biến giác (đối với pháp tánh); rồi chính nơi pháp tánh tách rời ngôn ngữ ấy, các ngài muốn làm cho người khác cũng thể hiện chánh biến giác, nên giả thiết ngôn từ mà nói là vô vi.

Lược Giải.-

Đoạn này nói thắng nghĩa (Tâm hay Như) th́ ly ngôn và bất nhị.

Chính Văn.-

Lúc ấy đại bồ tát Như lư thỉnh vấn lại hỏi đại bồ tát Giải thâm nghĩa ư: Tối thắng tử, như thế nào gọi là sự thể các thánh giả, bằng sự thấy biết rất thánh, tách rời ngôn ngữ nên thể hiện sự chánh biến giác (đối với pháp tánh), rồi chính nơi pháp tánh tách rời ngôn ngữ ấy, các ngài muốn làm cho người khác cũng thể hiện chánh biến giác, nên giả thiết ngôn từ mà hoặc nói là hữu vi, hoặc nói là vô vi? Đại bồ tát Giải thâm nghĩa ư trả lời đại bồ tát Như lư thỉnh vấn: Thiện nam tử, như nhà ảo thuật, hay đồ đệ của nhà ảo thuật, đứng giữa ngă tư, gom cỏ lá ngói gạch, và những vật liệu cùng việc, làm ra những ảo trạng tượng binh, mă binh, xa binh, bộ binh, ma ni, chân châu, lưu ly, loa bối (29) , bích ngọc, san hô, kho tàng tiền của, kho tàng thóc gạo... Những kẻ thuộc loại ngu đần, hiểu sai, không trí thức, th́ thấy nghe những ảo trạng trên các vật liệu rồi, nghĩ rằng những ǵ ḿnh thấy nghe thật là tượng binh cho đến kho tàng thóc gạo..., lại y như sự thấy nghe ấy mà cố chấp và diễn tả, cho rằng chỉ sự thấy nghe ấy là đúng, ai nói khác đi là dốt và láo cả. Những kẻ như vậy sau đó rất cần quan sát lại. C̣n những người thuộc loại không ngu đần, hiểu đúng, có trí thức, th́ thấy nghe những ảo trạng trên các vật liệu rồi, nghĩ rằng những ǵ ḿnh thấy nghe toàn không thật tượng binh cho đến kho tàng thóc gạo..., thế nhưng có những ảo trạng mê hoặc thị giác, nên tưởng đây là bản thân con voi và đây là chi tiết trên bản thân ấy, cho đến tưởng đây là bản thân kho tàng thóc gạo và đây là chi tiết trên bản thân ấy (29B) ; họ không y như sự thấy nghe mà cố chấp và diễn tả, cho rằng chỉ sự thấy nghe ấy là đúng, ai nói khác đi là dốt và láo cả. Nhưng họ muốn làm cho người khác cũng biết sự thật như vậy nên cũng sử dụng ngôn từ. Những người như vậy sau đó không cần quan sát nữa.

Tương tự như vậy, những kẻ thuộc loại ngu phu, thuộc loại dị sinh (30) , chưa được tuệ giác siêu việt thế gian của các vị thánh giả, th́ không thể thấu hiểu pháp tánh tách rời ngôn ngữ của các pháp, nên thấy nghe các pháp hữu vi vô vi rồi, nghĩ rằng cái ḿnh thấy nghe được đó quyết định thật là hữu vi vô vi, lại đúng như sự thấy nghe ấy mà cố chấp và diễn tả, cho rằng chỉ sự thấy nghe ấy là đúng, ai nói khác đi là dốt và láo cả. Những kẻ như vậy sau đó rất cần quan sát lại. C̣n những người không thuộc loại ngu phu, đă thấy chân lư của thánh giả, đă được tuệ giác siêu việt thế gian của thánh giả, th́ thấu hiểu một cách đúng như sự thật về pháp tánh tách rời ngôn ngữ của các pháp, nên thấy nghe các pháp hữu vi vô vi rồi nghĩ rằng cái ḿnh thấy nghe được đó quyết định không thật hữu vi vô vi, thế nhưng có hành tướng (31) của sự phân biệt (32) như ảo trạng mê hoặc tuệ giác (33) , nên có ư tưởng bản thân hữu vi vô vi, có ư tưởng chi tiết nơi bản thân hữu vi vô vi; nghĩ như vậy nên không y như sự thấy nghe mà cố chấp và diễn tả, cho rằng chỉ sự thấy nghe ấy là đúng, ai nói khác đi là dốt và láo cả. Nhưng họ muốn làm cho người khác cũng biết sự thật như vậy nên cũng sử dụng ngôn từ. Những người như vậy sau đó không cần quan sát nữa.

Ấy vậy, Thiện nam tử, trong sự thể này các vị thánh giả, bằng sự thấy biết rất thánh, tách rời ngôn ngữ nên thể hiện sự chánh biến giác (đối với pháp tánh), rồi chính nơi pháp tánh tách rời ngôn ngữ ấy, các ngài muốn làm cho người khác cũng thể hiện chánh biến giác nên giả thiết ngôn từ mà nói là hữu vi, nói là vô vi.

Lược Giải.-

Đoạn này giải thích tại sao thắng nghĩa ly ngôn mà thánh giả có ngôn thuyết.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Giải thâm nghĩa ư muốn lặp lại ư nghĩa đă nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

Pháp tánh bất nhị

tách rời ngôn ngữ

mà Thế tôn nói

th́ rất sâu xa,

không phải ngu phu

có thể hiểu biết.

Với pháp tánh ấy,

những kẻ ngu phu

th́ bị mê hoặc

v́ sự ngu dốt,

nên thích nắm lấy

hai pháp y cứ (34) ,

vận dụng ngôn từ

hư luận đủ cách.

Họ thành những kẻ

thuộc nhóm bất định,

hay c̣n hơn nữa.

thuộc nhóm tà định,

nên đă trôi lăn

ở trong cái khổ

của sự sống chết

cực kỳ lâu dài;

nay lại trái nghịch

đối với tuệ giác

cùng với ngôn luận

rất là chính xác,

nên trong vị lai

họ phải sinh vào

loài ḅ loài dê

các loài tương tự.

Lược Giải.-

Đoạn này dùng văn chỉnh cú mà trùng tuyên C1 trong B1 của A2.

Nói Tâm Siêu Việt Tầm Tư

Chính Văn.-

Bấy giờ đại bồ tát Pháp dũng thưa Phật: Kính bạch Thế tôn, phía đông cơi này, qua bảy mươi hai hằng sa thế giới hệ, có thế giới hệ tên Đủ tiếng khen lớn, đức Thế tôn giáo chủ hiệu Tiếng khen rộng lớn. Trước đây con từ cơi Phật ấy mà đến cơi này. Tại cơi Phật ấy, con từng thấy một nơi có bảy mươi bảy ngàn ngoại đạo, gồm cả các bậc thầy của họ, cùng ngồi với nhau. Để nghĩ về sắc thái của thắng nghĩa các pháp, họ chung nhau bàn luận, cân nhắc, xem xét. Suy tầm khắp cả mà rốt cuộc họ không biết được thắng nghĩa của các pháp, chỉ có những cái biết phức tạp, mâu thuẫn, bất định, nên họ chống nhau, căi nhau, miệng lưỡi xuất ra giáo với lao mà đâm thọc nhau, quấy phá nhau, rồi họ giải tán. Lúc ấy con nghĩ riêng như vầy, sự xuất thế của các đức Thế tôn thật rất hiếm có, bởi v́ nhờ sự xuất thế ấy mà đối với cái thắng nghĩa siêu việt lĩnh vực tầm tư (35) vẫn có những người thấu suốt chứng ngộ.

Đại bồ tát Pháp dũng kính bạch như vậy rồi, đức Thế tôn dạy ngài: Thiện nam tử, đúng như vậy, đúng như ông nói; đối với thắng nghĩa siêu việt tầm tư, Như lai đă chánh biến giác, chánh biến giác rồi Như lai nói rơ cho người.

Lược Giải.-

Đoạn này nói mục đích và giá trị xuất thế của Phật: sự xuất thế ấy là để nói về thắng nghĩa, làm cho có người cũng chứng ngộ được thắng nghĩa ấy.

Chính Văn.-

Pháp dũng, Như lai nói thắng nghĩa th́ thánh giả tự chứng ngộ từ bên trong, c̣n đối tượng tầm tư th́ dị sinh chuyền cho nhau mà hiểu biết; thế nên, Pháp dũng, do điều này mà ông nên biết thắng nghĩa siêu việt lĩnh vực tầm tư. Pháp dũng, Như lai nói thắng nghĩa th́ tuệ giác vô tướng lĩnh hội, c̣n tầm tư th́ chỉ biết đối tượng hữu tướng; thế nên, Pháp dũng, do điều này mà ông nên biết thắng nghĩa siêu việt lĩnh vực tầm tư. Pháp dũng, Như lai nói thắng nghĩa th́ không thể nói phô, c̣n tầm tư th́ chỉ biết bằng nói phô; thế nên, Pháp dũng, do điều này mà ông nên biết thắng nghĩa siêu việt lĩnh vực tầm tư. Pháp dũng, Như lai nói thắng nghĩa th́ tuyệt hết mọi sự biểu thị, c̣n tầm tư th́ chỉ biết bằng sự biểu thị; thế nên, Pháp dũng, do điều này mà ông nên biết thắng nghĩa siêu việt lĩnh vực tầm tư. Pháp dũng, Như lai nói thắng nghĩa th́ tuyệt hết mọi sự tránh luận (35B) , c̣n tầm tư th́ chỉ biết bằng sự tránh luận; thế nên, Pháp dũng, do điều này mà ông nên biết thắng nghĩa siêu việt lĩnh vực tầm tư.

Lược Giải.-

Đoạn này lấy 5 mặt mà nói thắng nghĩa siêu việt tầm tư.

Chính Văn.-

Pháp dũng, nên nhận thức rằng, tựa như có kẻ suốt đời đă quen mùi vị cay đắng, th́ đối với mùi vị của mật và đường, kẻ ấy không thể tầm tư, so sánh, tin hiểu. Hoặc như những kẻ trong bao th́ gian khẳng định dục vọng, lửa dục nung đốt, th́ đối với cái vui siêu thoát tinh tế do từ bên trong đă loại bỏ ngũ dục (35C) , kẻ ấy không thể tầm tư, so sánh, tin hiểu. Hoặc như những kẻ trong bao th́ gian khẳng định ngôn từ, ưa thích ngôn từ hoa dạng của thế gian, th́ đối với cái vui lặng thinh thánh thiện do sự yên tĩnh từ bên trong, kẻ ấy không thể tầm tư, so sánh, tin hiểu. Hoặc như những kẻ trong bao th́ gian khẳng định sự biểu thị của thấy nghe hay biết (36) , ưa thích những sự biểu thị có tính thế gian (36B) , th́ đối với niết bàn toàn hảo do hủy diệt mọi sự biểu thị và cái thân ngũ uẩn, kẻ ấy không thể tầm tư, so sánh, tin hiểu. Hoặc như những kẻ mà trong bao th́ gian khẳng định về ngă sở, chiếm hữu và tránh luận, ưa thích mọi sự tránh luận của thế gian, th́ đối với sự không ngă sở, chiếm hữu và tránh luận của nhân loại ở đại lục Bắc câu lô, kẻ ấy không thể tầm tư, so sánh, tin hiểu. Tương tự như vậy, Pháp dũng, những kẻ tầm tư th́ đối với thắng nghĩa siêu việt cái biết của tầm tư, họ không thể tầm tư, so sánh, tin hiểu.

Lược Giải.-

Đoạn này thí dụ về 5 mặt đă nói ở trên. Thí dụ mà cũng chỉ việc. Ngài Chân đế phối hợp 5 sự này với 5 cái vui: xuất gia, tách rời, yên lặng, chánh giác và niết bàn (Vạn 34/339B dẫn).

Chính Văn.-

Để lặp lại ư nghĩa đă nói, lúc ấy đức Thế tôn nói những lời chỉnh cú sau đây.

Chứng ngộ từ trong,

vô tướng lĩnh hội,

không thể nói phô,

tuyệt hết biểu thị,

đ́nh chỉ tránh luận,

thắng nghĩa như vậy

siêu việt hết thảy

sắc thái tầm tư.

Lược Giải.-

Đoạn này dùng văn chỉnh cú mà trùng tuyên C2 trong B1 của A2.

Nói Tâm Phi Nhất Dị

Chính Văn.-

Lúc bấy giờ đại bồ tát Thiện thanh tịnh tuệ thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, Ngài thật kỳ diệu, cho đến Ngài thật khéo nói, ấy là Ngài nói thắng nghĩa rất nhỏ, rất sâu, khó thấu, vượt qua đặc tính đồng nhất hay dị biệt đối với các hành. Bạch đức Thế tôn, chính tại cơi này, con từng chứng kiến một nơi có các vị Bồ tát đồng đẳng tu hành chính xác về địa vị Thắng giải hành (37) cùng ngồi với nhau, chung nhau nghĩ bàn thắng nghĩa đối với các hành (38) là một hay khác nhau. Trong đó, một số nói thắng nghĩa với các hành hoàn toàn là một; một số nói không phải thắng nghĩa với các hành hoàn toàn là một, mà là tuyệt đối khác nhau; một số nghi hoặc, do dự, nói các vị ấy ai thật ai dối, ai đúng ai sai, khi một số nói thắng nghĩa với các hành là một, một số nói thắng nghĩa với các hành khác nhau. Bạch đức Thế tôn, chứng kiến như vậy, con nghĩ riêng, rằng các thiện nam tử này ngây thơ, không sáng, không khéo và không đúng; đối với thắng nghĩa rất nhỏ, rất sâu và siêu việt nhất dị đối với các hành, họ không thấu hiểu.

Đại bồ tát Thiện thanh tịnh tuệ kính bạch như vậy rồi, đức Thế tôn dạy ngài: Thiện nam tử, đúng như vậy, đúng như ông nói; các Thiện nam tử ấy ngây thơ, không sáng, không khéo và không đúng; đối với thắng nghĩa rất nhỏ, rất sâu và siêu việt nhất dị đối với các hành, họ không thấu hiểu. Lư do là v́, đối với các hành, không phải khi nhận thức như vậy mà gọi là thấu hiểu hay chứng ngộ thắng nghĩa.

Lược Giải.-

Đoạn này mở đầu nói về thực thể với hiện tượng; thực thể ấy là thắng nghĩa (Như hay Tâm).

Chính Văn.-

(Trước hết), Thiện thanh tịnh tuệ, nếu thắng nghĩa với các hành là một th́ đáng lẽ hiện nay tất cả dị sinh đă thấy đế lư, đă được niết bàn yên ổn, đă chứng bồ đề tối thượng; nếu thắng nghĩa với các hành khác nhau th́ đáng lẽ người đă thấy đế lư không thể trừ khử các hành, không trừ khử các hành th́ không thể giải thoát tướng phược (39) , không giải thoát tướng phược th́ không thể giải thoát trọng phược (40) , không giải thoát hai phược ấy th́ không thể được niết bàn yên ổn, cũng không thể chứng bồ đề tối thượng. (Nhưng), v́ hiện nay các loại dị sinh không phải đă thấy đế lư, không phải đă được niết bàn yên ổn, không phải đă chứng bồ đề tối thượng, nên cho thắng nghĩa với các hành là một th́ phi lư, nói thắng nghĩa với các hành là một th́ do đạo lư này mà ông nên biết họ nói không đúng; (mặt khác), v́ hiện nay không phải những người thấy đế lư không thể trừ khử các hành mà là trừ khử được, không phải không thể giải thoát tướng phược mà là giải thoát được, không phải không thể giải thoát trọng phược mà là giải thoát được, giải thoát được hai phược nên cũng được niết bàn yên ổn và chứng bồ đề tối thượng, nên cho thắng nghĩa với các hành khác nhau th́ phi lư, nói thắng nghĩa với các hành khác nhau th́ do đạo lư này mà ông nên biết họ nói không đúng.

Thứ nữa, Thiện thanh tịnh tuệ, nếu thắng nghĩa với các hành là một th́ đáng lẽ các hành là tạp nhiễm thắng nghĩa cũng tạp nhiễm; nếu thắng nghĩa với các hành khác nhau th́ đáng lẽ không phải cọng tướng của các hành gọi là thắng nghĩa (41) . (Nhưng), v́ hiện nay thắng nghĩa không phải là tạp nhiễm, (mặt khác), v́ cọng tướng của các hành gọi là thắng nghĩa, nên cho thắng nghĩa với các hành là một hay khác nhau th́ đều phi lư, nói thắng nghĩa với các hành là một hay khác nhau th́ do đạo lư này mà ông nên biết họ nói không đúng.

Sau nữa, Thiện thanh tịnh tuệ, nếu thắng nghĩa với các hành là một th́ đáng lẽ thắng nghĩa là phi sai biệt các hành cũng phi sai biệt, đáng lẽ hành giả tu quán, thấy nghe hay biết các hành rồi sau đó không c̣n t́m biết thắng nghĩa; nếu thắng nghĩa với các hành khác nhau th́ đáng lẽ không phải cái được hiển lộ bởi các hành vô ngă vô tánh chính là thắng nghĩa, đáng lẽ tạp nhiễm và thanh tịnh cùng lúc dị biệt mà song lập (42) . (Nhưng), v́ hiện nay các hành là sai biệt chứ không phải phi sai biệt, v́ hành giả tu quán, thấy nghe hay biết các hành rồi sau đó c̣n t́m biết thắng nghĩa, (mặt khác), v́ chính cái được hiển lộ bởi các hành vô ngă vô tánh gọi là thắng nghĩa, v́ không phải tạp nhiễm và thanh tịnh cùng lúc dị biệt mà song lập, nên cho thắng nghĩa với các hành là một hay khác nhau th́ đều phi lư, nói thắng nghĩa với các hành là một hay khác nhau th́ do đạo lư này mà ông nên biết họ nói không đúng.

Lược Giải.-

Đoạn này có 3 đoạn nhỏ nói thắng nghĩa siêu việt nhất dị. Tựu trung đáng chú ư nhất là 2 điểm: cọng tướng của các hành là thắng nghĩa (ghi chú 41) và nhiễm tịnh không song lập (ghi chú 42). Điểm trước là bản thể với hiện tượng, điểm sau chính là nghĩa bản tịnh (chứ không có bản nhiễm).

Chính Văn.-

Thiện thanh tịnh tuệ, như sắc trắng nơi loa bối, không dễ ǵ nói là một hay khác nhau với loa bối. Như sắc trắng nơi loa bối, sắc vàng nơi vàng cũng vậy. Như khúc nhạc nơi âm thanh đàn hầu, không dễ ǵ nói là một hay khác nhau với âm thanh đàn hầu. Như hơi thơm nơi trầm đen, không dễ ǵ nói là một hay khác nhau với trầm đen. Như vị cay nơi hạt tiêu, không dễ ǵ nói là một hay khác nhau với hạt tiêu. Như vị cay nơi hạt tiêu, vị bùi nơi trái ha lê cũng vậy. Như sự láng mịn nơi lụa tơ tằm, không dễ ǵ nói là một hay khác nhau với lụa tơ tằm. Như váng sữa nơi sữa chín, không dễ ǵ nói là một hay khác nhau với sữa chín. Như sự vô thường nơi các hành, sự khổ năo nơi hữu lậu, sự vô ngă nơi các pháp, không dễ ǵ nói là một hay khác nhau với các hành, hữu lậu và các pháp. Sự thác loạn và tạp nhiễm nơi tham, không dễ ǵ nói là một hay khác nhau với tham; như nơi tham, nơi sân và nơi si cũng vậy. Tương tự như vậy, Thiện thanh tịnh tuệ, không thể qui định thắng nghĩa với các hành là một hay khác nhau.

Thiện thanh tịnh tuệ, đối với thắng nghĩa siêu việt một khác các hành như vậy, rất nhỏ và cực kỳ rất nhỏ, rất sâu và cực kỳ rất sâu, khó biết và cực kỳ khó biết, Như lai đă thể hiện chánh biến giác. Chánh biến giác rồi, Như lai nói rơ cho người.

Lược Giải.-

Hai đoạn này, một, dùng 10 ví dụ để nói sự phi nhất dị của thắng nghĩa, một, nói với thắng nghĩa ấy Phật đă tự giác lại giác tha.

Chính Văn.-

Vào lúc bấy giờ, đức Thế tôn muốn lặp lại ư nghĩa đă nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

Thắng nghĩa các hành (43)

siêu việt một khác,

phân biệt một khác

là biết không đúng.

Chúng sinh th́ bị

tướng phược trọng phược (44) ;

siêng tu chỉ quán

mới giải thoát được.

Lược Giải.-

Đoạn này dùng chỉnh cú mà trùng tuyên C3 trong B1 của A2.

Nói Tâm Phổ Biến Nhất Vị

Chính Văn.-

Lúc ấy đức Thế tôn hỏi trưởng lăo Thiện hiện: Thiện hiện, trong chúng sinh giới, trưởng lăo biết bao nhiêu người có tăng thượng mạn, do tăng thượng mạn chi phối mà xác định sự hiểu biết của ḿnh (45) ? bao nhiêu người không tăng thượng mạn mà xác định sự hiểu biết của ḿnh? Trưởng lăo Thiện hiện thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, trong chúng sinh giới, con biết chỉ có một số người không tăng thượng mạn mà xác định sự hiểu biết của ḿnh, nhưng có vô số người có tăng thượng mạn, do tăng thượng mạn chi phối mà xác định sự hiểu biết của ḿnh. Bạch đức Thế tôn, có một lần con ở chỗ thanh vắng trong rừng cây lớn. Bấy giờ có nhiều vị Bí sô cũng ở trong rừng ấy, gần con. Các vị Bí sô này, trong phần sau của ban ngày, lần lượt hội lại, căn cứ sự hiện quán có thủ đắc mà nói các pháp, xác định sự hiểu biết của ḿnh. Tựu trung, một số do thủ đắc về uẩn: thủ đắc đặc tính của uẩn, thủ đắc sự phát sinh của uẩn, thủ đắc sự tận diệt của uẩn, thủ đắc sự tác chứng về sự tận diệt của uẩn, nên xác định sự hiểu biết của ḿnh. Như một số do thủ đắc về uẩn, một số do thủ đắc về xứ và một số do thủ đắc về duyên khởi th́ cũng như vậy. Một số do thủ đắc về thực: thủ đắc đặc tính của thực, thủ đắc sự phát sinh của thực, thủ đắc sự tận diệt của thực, thủ đắc sự tác chứng về sự tận diệt của thực, nên xác định sự hiểu biết của ḿnh. Một số do thủ đắc về đế: thủ đắc đặc tính của đế, thủ đắc sự biến tri về đế, thủ đắc sự vĩnh đoạn về đế, thủ đắc sự tác chứng về đế, thủ đắc sự tu tập về đế, nên xác định sự hiểu biết của ḿnh. Một số do thủ đắc về giới: thủ đắc đặc tính của giới, thủ đắc chủng loại của giới, thủ đắc đa dạng của giới, thủ đắc sự tận diệt của giới, thủ đắc sự tác chứng về sự tận diệt của giới, nên xác định sự hiểu biết của ḿnh. Một số do thủ đắc về niệm trú : thủ đắc đặc tính của niệm trú, thủ đắc sự năng trị và sự sở trị của niệm trú, thủ đắc sự tu tập về niệm trú, thủ đắc sự chưa phát sinh th́ làm cho phát sinh của niệm trú, thủ đắc sự đă phát sinh th́ làm cho kiên cố, bội phần tu tập cao lên và rộng ra của niệm trú, nên xác định sự hiểu biết của ḿnh. Như một số do thủ đắc về niệm trú, những số do thủ đắc về chính đoạn, do thủ đắc về thần túc, do thủ đắc về căn, do thủ đắc về lực, do thủ đắc về giác chi, th́ cũng như vậy. Một số do thủ đắc về tám chi thánh đạo: thủ đắc đặc tính của tám chi thánh đạo, thủ đắc sự năng trị và sự sở trị của tám chi thánh đạo, thủ đắc sự tu tập về tám chi thánh đạo, thủ đắc sự chưa phát sinh th́ làm cho phát sinh của tám chi thánh đạo, thủ đắc sự đă phát sinh th́ làm cho kiên cố, bội phần tu tập cao lên và rôểng ra của tám chi thánh đạo, nên xác định sự hiểu biết của ḿnh (46) . Bạch đức Thế tôn, con chứng kiến như vậy th́ nghĩ riêng như vầy, các vị trưởng lăo này căn cứ sự hiện quán có thủ đắc mà nói các pháp, xác định sự hiểu biết của ḿnh như thế, th́ biết các vị toàn là tăng thượng mạn, bị tăng thượng mạn chi phối, nên không thể thấu hiểu đặc tính phổ biến toàn thể và đồng nhất tính vị của thắng nghĩa. V́ thế nên đức Thế tôn thật kỳ diệu, cho đến đức Thế tôn thật khéo nói, ấy là Ngài nói thắng nghĩa rất nhỏ và cùng cực rất nhỏ, rất sâu và cùng cực rất sâu, khó biết và cùng cực khó biết, phổ biến toàn thể và đồng nhất tính vị. Bạch đức Thế tôn, các vị Bí sô tu học trong chánh pháp mà c̣n khó thấu hiểu đặc tính phổ biến nhất vị của thắng nghĩa, huống chi những người ngoại đạo.

Lược Giải.-

Đoạn này cho thấy C4 này cốt nói tiểu thừa nhiều hơn, cũng như C3 trước đây nhắm nhiều hơn vào ngoại đạo (nhất là các thuyết bản thể luận).

Chính Văn.-

Bấy giờ đức Thế tôn bảo trưởng lăo Thiện hiện: đúng như vậy, trưởng lăo Thiện hiện; đối với thắng nghĩa rất nhỏ và cùng cực rất nhỏ, rất sâu và cùng cực rất sâu, khó biết và cùng cực khó biết, phổ biến toàn thể và đồng nhất tính vị, Như lai đă thể hiện chánh biến giác. Chánh biến giác rồi, Như lai nói rơ cho người.

(Trước hết), Thiện hiện, Như lai đă nói cái thanh tịnh sở duyên (47) nơi toàn thể năm uẩn chính là thắng nghĩa; Như lai đă nói cái thanh tịnh sở duyên nơi toàn thể mười hai xứ, mười hai duyên khởi, bốn thực, bốn đế, mười tám giới, bốn niệm trú, bốn chính đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi và tám thánh đạo, chính là thắng nghĩa. Cái thanh tịnh sở duyên ấy, nơi toàn thể năm uẩn, Nó là đồng nhất tính vị, không có dị biệt; như nơi toàn thể năm uẩn, th́ nơi toàn thể mười hai xứ, cho đến nơi toàn thể tám thánh đạo, Nó cũng là như vậy, đồng nhất tính vị, không có dị biệt. Thế nên, Thiện hiện, do đạo lư này mà trưởng lăo hăy nhận thức thắng nghĩa là phổ biến toàn thể, đồng nhất tính vị.

Thứ nữa, Thiện hiện, các vị Bí sô tu quán, thấu hiểu chân như thắng nghĩa vô ngă nơi một uẩn, th́ không cần t́m cầu chân như thắng nghĩa ấy riêng biệt nơi các uẩn khác, nơi mười hai xứ cho đến nơi tám thánh đạo. Và chính cái trí thích ứng với chân như thắng nghĩa bất nhị này làm căn cứ mà thẩm cứu tiến chứng chân như thắng nghĩa phổ biến toàn thể và đồng nhất tính vị (48) . Thế nên, Thiện hiện, do đạo lư này mà trưởng lăo hăy nhận thức thắng nghĩa là phổ biến toàn thể và đồng nhất tính vị.

Sau nữa, Thiện hiện, như năm uẩn th́ triển chuyển khác nhau, như mười hai xứ cho đến tám thánh đạo th́ cũng triển chuyển khác nhau, nếu chân như thắng nghĩa vô ngă của toàn thể các pháp ấy mà cũng khác nhau, th́ chân như thắng nghĩa này đáng lẽ cũng có nhân tố, do nhân tố xuất sinh; nếu do nhân tố xuất sinh th́ đáng lẽ là hữu vi, nếu là hữu vi th́ đáng lẽ không phải thắng nghĩa, nếu không phải thắng nghĩa th́ đáng lẽ phải t́m cầu thắng nghĩa nào khác nữa. (Nhưng), Thiện hiện, do chân như thắng nghĩa vô ngă không có nhân tố, không phải nhân tố xuất sinh, cũng không phải hữu vi, mà đích là thắng nghĩa, (nên) chứng ngộ thắng nghĩa ấy rồi th́ không c̣n t́m cầu thắng nghĩa nào khác nữa, mà (thấy) chỉ có thường xuyên, vĩnh viễn, Như lai xuất thế hay không xuất thế, pháp tánh các pháp vẫn an lập, pháp giới các pháp vẫn an trú (49) . Thế nên, Thiện hiện, do đạo lư này mà trưởng lăo hăy nhận thức thắng nghĩa là phổ biến toàn thể và đồng nhất tính vị.

Lược Giải.-

Đoạn này có 3 đoạn nhỏ nói thắng nghĩa là phổ biến và nhất vị.

Chính Văn.-

Thiện hiện, tựa như trong toàn thể h́nh sắc khác nhau, đa dạng và đa số, hư không vẫn không h́nh sắc, không phân biệt, không biến đổi, mà là phổ biến và nhất vị. Tương tự như vậy, nơi toàn thể các pháp khác đặc tính và khác sắc thái, thắng nghĩa vẫn là phổ biến và nhất vị.

Lược Giải.-

Đoạn này nói thắng nghĩa phổ biến và nhất vị bằng ví dụ hư không.

Chính Văn.-

Vào lúc bấy giờ, đức Thế tôn muốn lặp lại ư nghĩa đă nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

Chính cái thắng nghĩa

phổ biến nhất vị

Như lai nói là

không có khác nhau.

Nếu có kẻ nào

phân biệt khác nhau,

kẻ ấy u mê

thượng mạn chi phối.

Lược Giải.-

Đoạn này trùng tuyên C4 trong B1 của A2. Phẩm hai của Giải thâm mật chấm hết ở đây, cho thấy cái Tâm của Phật nói siêu việt như thế nào. Từ sau đây cho đến hết Giải thâm mật, sẽ cho thấy cái Tâm siêu việt ấy là thế nào.

Nói Tâm Ấy Là Cảnh Sở Quán

D1. Nói Tâm Ấy Là Căn Bản Của Các Pháp (Phẩm 3)

D2. Nói Các Pháp Của Tâm Ấy Biểu Hiện

Đ1. Nói Tính Cách Có Của Các Pháp (Phẩm 4)

Đ2. Nói Tính Cách Không Của Các Pháp (Phẩm 5)

E1. Mở Đầu Nói 3 Vô Tánh

E2. Giải Thích 3 Vô Tánh

E3. Tiếp Nhận Lư Giải

E4. Đối Chiếu Đề Cao

E5. Danh Hiệu Và Lợi Ích Của Pháp Thoại

Nói Tâm Ấy Là Căn Bản Của Các Pháp

Chính Văn.-

Phẩm ba: Tâm Thức (50)

Lúc bấy giờ đại bồ tát Quảng tuệ thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, như Ngài nói Bồ tát khéo biết mật nghĩa (51) tâm ư thức, vậy Bồ tát khéo biết mật nghĩa tâm ư thức là ngang đâu mới được gọi là Bồ tát khéo biết mật nghĩa tâm ư thức? và ngang đâu mới được Ngài qui định vị Bồ tát ấy là Bồ tát khéo biết mật nghĩa tâm ư thức (52) ? Đại bồ tát Quảng tuệ bạch hỏi như vậy rồi, đức Thế tôn dạy ngài: Tốt lắm, Quảng tuệ, ông có thể hỏi Như lai cái thâm nghĩa như vậy. Vậy là ông muốn lợi ích yên vui cho vô lượng chúng sinh. Ông thương tưởng cả thế giới loài người, và tám bộ loại khác, muốn làm cho họ được lợi thật, được yên vui, nên phát ra câu hỏi vừa rồi. Ông hăy nghe kyծ Như lai sẽ nói cho ông về mật nghĩa tâm ư thức.

Lược Giải.-

Phẩm này tiêu đề nói về tâm ư thức, nhưng thực ra nói nhiều hơn về bản thức, cho thấy Nó là cái Tâm siêu việt (đă nói và c̣n nói đến hết kinh), là cái căn bản của các pháp (sẽ nói trong các phẩm 4 và 5).

Chính Văn.-

(Trước hết), Quảng tuệ, ông nên nhận thức rằng sự sinh tử trong sáu đường, chúng sinh chết ở thế giới nào rồi sinh vào thế giới nào (53) , th́ thân thể hoặc sinh trong loài sinh bằng trứng, hoặc sinh trong loài sinh bằng thai, hoặc sinh trong loài sinh bằng ẩm thấp, hoặc sinh trong loài sinh bằng biến hóa. Sự sinh ấy đầu tiên do chủng tử thức vốn đă thành thục nay triển chuyển hóa hợp, tuần tự lớn lên (53B) , với hai sự chấp thọ của thức ấy: một là chấp thọ các sắc căn và sở y của các sắc căn, hai là chấp thọ chủng tử của tướng, danh và phân biệt, loại chủng tử do ngôn từ hư luận mà có (54) . Sinh trong thế giới có h́nh sắc th́ có đủ hai sự chấp thọ vừa nói, c̣n sinh trong thế giới không h́nh sắc th́ không đủ hai sự chấp thọ ấy (55) .

Thứ nữa, Quảng tuệ, thức ấy cũng tên là a đà na, v́ nó theo mà nắm giữ thân thể; cũng tên là a lại da, v́ nó chấp thọ mà cùng yên cùng nguy với thân thể; cũng tên là tâm, v́ nó do sắc thanh hương vị xúc pháp tích tụ tăng trưởng (56) .

Sau nữa, Quảng tuệ, chính a đà na thức làm nền tảng và xây dựng mà phát sinh sáu thức nhăn nhĩ tyՠthiệt thân ư: do nhăn căn và sắc cảnh làm duyên tố mà phát sinh nhăn thức, đồng thời đồng cảnh có ư thức cùng phát sinh với nhăn thức ấy; do các căn nhĩ tyՠthiệt thân và các cảnh thanh hương vị xúc làm duyên tố mà phát sinh các thức nhĩ tyՠthiệt thân, đồng thời đồng cảnh có ư thức cùng phát sinh với các thức nhĩ tyՠthiệt thân ấy. Như vậy nếu một lúc nào đó chỉ có một thức phát sinh th́ lúc đó chỉ có một ư thức cùng phát sinh với một thức ấy, nếu một lúc nào đó có hai đến năm thức phát sinh th́ lúc đó cũng chỉ có một ư thức cùng phát sinh với hai đến năm thức ấy. Ví như ḍng nước chảy vừa mạnh vừa lớn, nếu có duyên tố nổi một cơn sóng th́ một cơn sóng nổi lên, nếu có duyên tố nổi hai đến nhiều cơn sóng th́ hai đến nhiều cơn sóng nổi lên, nhưng bản thân ḍng nước vẫn chảy măi, không đứt không hết. Lại như mặt gương tốt và sáng, nếu có duyên tố hiện một h́nh ảnh th́ chỉ một h́nh ảnh hiện ra, nếu có hai đến nhiều duyên tố hiện hai đến nhiều h́nh ảnh th́ hai đến nhiều h́nh ảnh hiện ra, nhưng không phải mặt gương biến thành h́nh ảnh, cũng không có sự hết hiện h́nh ảnh. Tương tự như vậy, do ḍng nước a đà na thức làm nền tảng và xây dựng, nên một lúc nào đó có duyên tố phát sinh của một thức th́ lúc đó một thức phát sinh, nếu một lúc nào đó có duyên tố phát sinh của hai đến năm thức th́ lúc đó có hai đến năm thức phát sinh (57) .

Lược Giải.-

Đoạn này có 3 đoạn nhỏ, nói bản thức là căn bản của thân thể (và thế giới của thân thể) của sự sống (và đời sống) của các thức (và đối tượng của các thức). Một cách nh́n khác, năng tính (chủng tử) và biểu hiện (hiện hành) của các pháp toàn là bản thức. Cái gọi là thế giới chỉ là sự biểu hiện tương tự (cọng biến) của các nghiệp thức tương tự (cọng nghiệp).

Chính Văn.-

Quảng tuệ, như trên là Bồ tát do cái trí pháp trú (58) làm nền tảng và xây dựng mà khéo biết mật nghĩa tâm ư thức. Thế nhưng Như lai không ngang đây qui định vị Bồ tát ấy là Bồ tát khéo biết tất cả mật nghĩa của tâm ư thức. Quảng tuệ nếu Bồ tát từ bên trong và rành rẽ, đúng như sự thật mà không thấy (59) a đà na và a đà na thức, không thấy a lại da và a lại da thức, không thấy tích tập và tích tập tâm, không thấy nhăn căn sắc cảnh và nhăn thức, cho đến không thấy ư căn pháp cảnh và ư thức, như thế mới gọi là vị Bồ tát khéo biết thắng nghĩa, và ngang đây Như lai qui định vị Bồ tát ấy là Bồ tát khéo biết thắng nghĩa; cũng ngang đây gọi là vị Bồ tát khéo biết tất cả mật nghĩa của tâm ư thức, và cũng ngang đây Như lai qui định vị Bồ tát ấy là Bồ tát khéo biết tất cả mật nghĩa của tâm ư thức.

Lược Giải.-

Đoạn này đáp 2 câu hỏi mà, nói chung, biết tâm thức chưa phải khéo biết, biết tâm thức tự siêu việt (biết chân như thắng nghĩa của tâm thức) mới khéo biết. Để dẫn ra cái biết này, mạt na đă được ẩn lược.

Chính Văn.-

Muốn lặp lại ư nghĩa đă nói, nên lúc bấy giờ đức Thế tôn nói những lời chỉnh cú sau đây.

Thức a đà na

cùng cực vi tế,

tất cả chủng tử

như ḍng nước mạnh (59B) .

Như lai không nói

cho kẻ phàm ngu,

sợ họ phân biệt

chấp làm bản ngă.

Lược Giải.-

Chỉnh cú này cho thấy càng rơ cái lư do ẩn lược mạt na, cái ư thức về ngă. Do vậy, nói a lại da là cốt phủ nhận Phạn thể (bản ngă) và thần ngă (tự ngă), nhưng không biết đúng như sự thật th́ có thể a lại da cũng sẽ bị coi như bản ngă và tự ngă.

Nói Tính Cách Có Của Các Pháp

Chính Văn.-

Phẩm bốn: Tự Tánh (60)

Lúc bấy giờ đại bồ tát Đức bản thưa Phật: bạch đức Thế tôn, như Ngài nói Bồ tát khéo biết tánh của các pháp, vậy Bồ tát khéo biết tánh của các pháp là ngang đâu mới được gọi là Bồ tát khéo biết tánh của các pháp? và ngang đâu mới được Ngài qui định vị Bồ tát ấy là Bồ tát khéo biết tánh của các pháp? Đại bồ tát Đức bản bạch hỏi như vậy rồi, đức Thế tôn dạy ngài: Tốt lắm, Đức bản, ông có thể hỏi Như lai cái thâm nghĩa như vậy. Vậy là ông muốn lợi ích yên vui cho vô lượng chúng sinh. Ông thương tưởng cả thế giới loài người, và tám bộ loại khác, muốn làm cho họ được lợi thật, được yên vui, nên phát ra câu hỏi vừa rồi. Ông hăy nghe kyծ Như lai sẽ nói cho ông về tánh của các pháp.

Lược Giải.-

Phẩm này nói về 3 tánh, cho thấy Phật nói có th́ cái có ấy là thế nào.

Chính Văn.-

Đức bản, tánh của các pháp đại lược có ba mặt: một là biến kế chấp tánh, hai là y tha khởi tánh, ba là viên thành thật tánh. Biến kế chấp tánh là thế nào, là tự tánh và sai biệt (60B) của các pháp, được giả thiết bởi danh từ, cho đến làm cho theo đó mà phát sinh ngôn ngữ. Y tha khởi tánh là thế nào, là đặc tính duyên sinh của các pháp, cái này có th́ cái kia có, cái này sinh th́ cái kia sinh, vô minh duyên sinh hành, cho đến tập hợp cả đống đau khổ thuần nhất và lớn lao. Viên thành thật tánh là thế nào, là chân như nhất quán của các pháp, chân như mà Bồ tát phải do các duyên tố tinh tiến dũng mănh, tác ư đúng lư và tư duy không ngược mới thông đạt, bằng vào sự thông đạt này mà tuần tự tu tập, cho đến vô thượng chánh biến giác mới chứng ngộ viên măn.

Lược Giải.-

Đoạn này lược giải 3 tự tánh.

Chính Văn.-

Đức bản, như người bị bịnh màng mắt, cái màng mắt ấy biến kế chấp tánh cũng vậy. Như người bị bịnh màng mắt thấy những ảo ảnh tóc lông ong ruồi lá diếp giây sắn hay xanh vàng đỏ trắng, những ảo tượng ấy y tha khởi tánh cũng vậy. Như người mắt đă trong sáng, hết hẳn màng mắt, bản tính con mắt trong sáng nh́n thấy cảnh vật không thác loạn, cảnh vật không thác loạn ấy viên thành thật tánh cũng vậy.

Lại tựa như ngọc bạch châu trong suốt, nếu nhuộm màu xanh (61) th́ thấy như ngọc đế thanh, do ngộ nhận là ngọc đế thanh mà làm cho người lầm lẫn thác loạn; nếu nhuộm màu đỏ th́ thấy như ngọc hổ phách, do ngộ nhận là ngọc hổ phách mà làm cho người lầm lẫn thác loạn; nếu nhuộm màu lục th́ thấy như ngọc sát sắc, do ngộ nhận là ngọc sát sắc mà làm cho người lầm lẫn thác loạn; nếu nhuộm màu vàng th́ thấy như hoàng kim, do ngộ nhận là hoàng kim mà làm cho người lầm lẫn thác loạn. Tương tự nơi ngọc bạch châu trong suốt mà có màu sắc, nơi y tha khởi tánh mà có tập khí ngôn từ của biến kế chấp tánh th́ cũng như vậy; tương tự nơi ngọc bạch châu trong suốt mà có những ngộ nhận đế thanh hổ phách sát sắc hoàng kim, nơi y tha khởi tánh mà có biến kế chấp tánh th́ cũng như vậy; tương tự ngọc bạch châu trong suốt, y tha khởi tánh th́ cũng như vậy; tương tự nơi ngọc bạch châu trong suốt, đế thanh hổ phách sát sắc hoàng kim luôn luôn và vĩnh viễn không thật có và không đặc tính, nơi y tha khởi tánh, cái viên thành thật tánh mà biến kế chấp tánh luôn luôn và vĩnh viễn không thật có và không đặc tính th́ cũng như vậy (61B) .

Lược Giải.-

Đoạn này nói về 3 tánh bằng 2 ví dụ. Tổng quan nghĩa lư ở kinh này cũng như ở các kinh luận khác, có thể nói 3 tánh như sau. A lại da mặt ẩn là chủng tử của các pháp, mặt hiện là hiện hành của các pháp, các pháp ấy là y tha khởi tánh. Ngộ nhận các pháp như vậy là ngă pháp, ngă pháp ấy là biến kế chấp tánh. Giác ngộ a lại da như vậy vẫn chân như, chân như ấy là viên thành thật tánh. Như ngọc trong hiện ra đủ màu là y tha, lầm màu ấy là thật là biến kế, biết ngọc vẫn trong là viên thành (nói cách khác theo chính văn, biết màu ấy không thật là viên thành).

Chính Văn.-

Đức bản, biết do tướng và danh tương ứng làm duyên tố th́ biết được biến kế chấp tánh; nơi y tha khởi tánh, biết cái chấp của biến kế chấp tánh làm duyên tố th́ biết y tha khởi tánh; nơi y tha khởi tánh, biết không có cái chấp của biến kế chấp tánh làm duyên tố th́ biết viên thành thật tánh.

Lại nữa, nếu Bồ tát có thể nơi y tha khởi tánh của các pháp mà đúng như sự thật biết biến kế chấp tánh, th́ thế là đúng như sự thật biết sự vô tướng của các pháp; nếu Bồ tát đúng như sự thật biết y tha khởi tánh, th́ thế là đúng như sự thật biết sự tạp nhiễm của các pháp; nếu Bồ tát đúng như sự thật biết viên thành thật tánh, th́ thế là đúng như sự thật biết sự thanh tịnh của các pháp. Bồ tát nếu nơi y tha khởi tánh mà đúng như sự thật nhận biết sự vô tướng th́ có thể hủy diệt sự tạp nhiễm, nếu có thể hủy diệt sự tạp nhiễm th́ có thể chứng đắc sự thanh tịnh.

Lược Giải.-

Đoạn này nói sự tu quán về 3 tự tánh.

Chính Văn.-

Đức bản, Bồ tát do đúng như sự thật mà biết biến kế chấp tánh, y tha khởi tánh và viên thành thật tánh, nên cũng đúng như sự thật mà nhận biết sự vô tướng, sự tạp nhiễm và sự thanh tịnh. Đúng như sự thật mà nhận biết sự vô tướng nên hủy diệt sự tạp nhiễm, hủy diệt sự tạp nhiễm nên chứng đắc sự thanh tịnh: ngang đây gọi là vị Bồ tát khéo biết tánh của các pháp, và cũng ngang đây Như lai qui định vị Bồ tát ấy là Bồ tát khéo biết tánh của các pháp.

Lược Giải.-

Đoạn này kết thúc bằng cách đáp 2 câu hỏi.

Chính Văn.-

Lúc bấy giờ đức Thế tôn muốn nói lại ư nghĩa đă nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

Nếu không biết rơ

về sự vô tướng

th́ sự tạp nhiễm

không thể hủy diệt,

nếu sự tạp nhiễm

không thể hủy diệt

th́ sự thanh tịnh

không thể chứng đắc (62) .

Không hề quán sát

lỗi lầm các hành,

sự phóng dật này

làm hại chúng sinh.

Nên trong hai mặt

trú pháp động pháp (62B)

sự nhác làm cho

đă không lại có (63) :

mất hỏng đến thế

thật đáng xót thương.

Lược Giải.-

Kết thúc Đ1 nói tính cách có của các pháp.

Mở Đầu Nói 3 Vô Tánh

Chính Văn.-

Phẩm năm: Vô tánh (64)

Lúc ấy đại bồ tát Thắng nghĩa sinh thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, con từng một ḿnh ở chỗ thanh vắng, tâm trí tầm tư như vầy, bằng nhiều mặt, đức Thế tôn đă nói đặc tính, phát sinh, tận diệt, vĩnh đoạn và biến tri của năm uẩn; như Ngài đă nói năm uẩn, th́ Ngài đă nói mười hai xứ, mười hai duyên khởi và bốn thực cũng như vậy; bằng nhiều mặt, Ngài đă nói đặc tính, biến tri, vĩnh đoạn, tác chứng và tu tập của bốn đế; bằng nhiều mặt, Ngài đă nói đặc tính, chủng loại, đa dạng, vĩnh đoạn và biến tri của mười tám giới; bằng nhiều mặt, Ngài đă nói đặc tính, năng trị, sở trị, tu tập chưa sinh th́ phát sinh, đă sinh th́ kiên cố, bội phần tu tập cao lên và rộng ra của bốn niệm trú; như Ngài đă nói bốn niệm trú, th́ Ngài đă nói bốn chính đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi và tám thánh đạo cũng như vậy. Nhưng đức Thế tôn lại nói các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn. Bạch đức Thế tôn, con chưa hiểu rơ do mật ư nào mà Ngài nói như vậy? Con xin thỉnh vấn Ngài về nghĩa ấy; xin Ngài thương mà giải thích cho chúng con về mật ư mà Ngài nói các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn. Bấy giờ đức Thế tôn bảo đại bồ tát Thắng nghĩa sinh: Tốt lắm, Thắng nghĩa sinh, sự tầm tư của ông rất là đúng lư. Tốt lắm, Thắng nghĩa sinh, ông có thể hỏi Như lai cái thâm nghĩa như vậy. Vậy là ông muốn lợi ích yên vui cho vô lượng chúng sinh. Ông thương tưởng cả thế giới loài người, và tám bộ loại khác, muốn làm cho họ được lợi thật, được yên vui, nên phát ra câu hỏi vừa rồi. Ông hăy nghe kyծ Như lai sẽ giải thích cho ông về mật ư mà Như lai đă nói rằng các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn.

Lược Giải.-

Đổi từ ngữ mà nói th́ chính 3 tự tánh được nói là 3 vô tánh, cho thấy Phật nói không th́ cái không ấy là thế nào.

Giải Thích 3 Vô Tánh

Chính Văn.-

Thắng nghĩa sinh, hăy nhận thức rằng Như lai căn cứ ba vô tánh sau đây mà mật ư nói các pháp toàn không, ấy là tướng vô tánh, sinh vô tánh, thắng nghĩa vô tánh. Tướng vô tánh là thế nào, là chính biến kế chấp tánh của các pháp, tại sao, v́ tánh ấy do giả danh thiết lập chứ không phải do tự tướng thiết lập, nên gọi là tướng vô tánh. Sinh vô tánh là thế nào, là chính y tha khởi tánh của các pháp, tại sao, v́ do cái khác là duyên tố mà có chứ không phải tự nhiên mà có, nên gọi là sinh vô tánh. Thắng nghĩa vô tánh là thế nào, là (một mặt), các pháp do sinh vô tánh mà nói là vô tánh, có nghĩa chính các pháp duyên sinh cũng gọi là thắng nghĩa vô tánh, tại sao, v́ nơi các pháp, nếu là thanh tịnh sở duyên th́ Như lai nói là thắng nghĩa vô tánh, mà y tha khởi tánh không phải thanh tịnh sở duyên nên cũng gọi là thắng nghĩa vô tánh. Thêm nữa, (mặt khác), viên thành thật tánh của các pháp cũng gọi là thắng nghĩa vô tánh, tại sao, tại pháp vô ngă của tất cả các pháp th́ gọi là thắng nghĩa, thắng nghĩa này cũng gọi là vô tánh, v́ nó mới là thắng nghĩa của các pháp và do vô tánh hiển lộ, nên (viên thành thật tánh) gọi là thắng nghĩa vô tánh (65) . Tương tự không hoa, tướng vô tánh cũng vậy. Tương tự ảo tượng (của ảo thuật), sinh vô tánh cũng vậy, thắng nghĩa vô tánh mặt thứ nhất cũng vậy. Tương tự hư không do sắc tướng vô tánh hiển lộ và phổ biến tất cả (66) , thắng nghĩa vô tánh mặt thứ hai cũng vậy, v́ do pháp vô ngă hiển lộ và phổ biến tất cả. Như lai căn cứ ba vô tánh như vậy mà mật ư nói rằng các pháp toàn không.

Lược Giải.-

Trọn đoạn E2 giải thích 3 vô tánh có đến 7 đoạn nhỏ. Trên đây là đoạn nhỏ thứ nhất, giải thích 3 vô tánh.

Chính Văn.-

Thắng nghĩa sinh, ông nên biết Như lai căn cứ tướng vô tánh mà mật ư nói các pháp không sinh không diệt, bản lai vắng bặc, tự tánh niết bàn, v́ sao, v́ nếu tự tướng các pháp toàn không th́ không sinh, không sinh th́ không diệt, không sinh diệt th́ bản lai vắng bặt, bản lai vắng bặt th́ tự tánh niết bàn, trong đó không có chút ǵ gọi là có để c̣n phải làm cho nhập vào niết bàn, nên Như lai căn cứ tướng vô tánh mà mật ư nói các pháp không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn. Thế nhưng Như lai cũng căn cứ thắng nghĩa vô tánh được hiển lộ bởi pháp vô ngă mà mật ư nói các pháp không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn, v́ sao, v́ thắng nghĩa vô tánh do pháp vô ngă hiển lộ th́, luôn luôn và vĩnh viễn, pháp tánh các pháp là an trú, vô vi, không thích ứng với tất cả tạp nhiễm: luôn luôn và vĩnh viễn, pháp tánh các pháp là an trú nên vô vi, là vô vi nên không sinh diệt, là không thích ứng với tất cả tạp nhiễm nên bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn, thế nên Như lai căn cứ thắng nghĩa vô tánh do pháp vô ngă hiển lộ mà mật ư nói các pháp không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ hai, căn cứ 3 vô tánh mà giải thích câu nói các pháp toàn không, không sinh diệt, bản lai niết bàn.

Chính Văn.-

Thắng nghĩa sinh, nhưng không phải v́ trong chúng sinh giới có những kẻ nh́n riêng biến kế chấp cho là tự tánh, cũng không phải v́ những kẻ ấy nh́n riêng y tha khởi hay viên thành thật cho là tự tánh cả, mà Như lai thiết lập ba vô tánh. Như lai thiết lập ba vô tánh là v́ những kẻ nơi y tha khởi tánh và viên thành thật tánh mà tăng thêm biến kế chấp tánh. Những kẻ ấy, do biến kế chấp tánh (quá khứ) nên (hiện tại) nơi y tha khởi tánh và viên thành thật tánh mà nổi lên ngôn ngữ; như ngôn ngữ nổi lên thế nào th́ cũng như thế ấy (67) mà ngôn ngữ huân tập vào tâm, ngôn ngữ phát sinh ra biết, ngôn ngữ liên tục trong tâm (67B) , nên nơi y tha khởi tánh và viên thành thật tánh mà tăng thêm biến kế chấp tánh (68) . V́, như biến kế chấp tánh thế nào th́ cũng như thế ấy (68B) , nơi y tha khởi tánh và viên thành thật tánh mà tăng thêm biến kế chấp tánh, nên phát sinh y tha khởi tánh trong tương lai, nghĩa là bị hoặc tạp nhiễm, bị nghiệp tạp nhiễm, bị sinh tạp nhiễm, nên trong phạm vi sinh tử, (những kẻ ấy) măi hoài dong ruổi, trôi lăn, không hề ngừng nghỉ, chịu mọi khổ năo trong nại lạc ca (69) , trong bàng sinh, trong ngạ quỉ, trong chư thiên, trong tu la, trong nhân loại.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ ba, nói tại sao lập ra 3 vô tánh (hay nói v́ người nào mà lập ra 3 vô tánh).

Chính Văn.-

Thắng nghĩa sinh, với những người từ hồi nào đến giờ chưa gieo trồng thiện căn, chưa làm sạch chướng ngại (70) , chưa thành thục liên tục (71) , chưa tu nhiều thắng giải, chưa thể dồn chứa hai thứ tư lương phước đức trí tuệ, th́ Như lai v́ họ, căn cứ sinh vô tánh mà tuyên thuyết pháp yếu; nghe pháp yếu này rồi, họ có thể tùy sức mà lư giải các hành duyên sinh là không thường hằng, không yên ổn, biến động, hư ră; lư giải như vậy rồi, đối với các hành, họ e sợ, chán ghét sâu xa; e sợ chán ghét như vậy nên họ kềm chế điều ác, với điều ác th́ có khả năng đ́nh chỉ, với điều thiện th́ có khả năng tu tập; tu tập điều thiện nên chưa gieo trồng thiện căn th́ có thể gieo trồng, chưa làm sạch chướng ngại th́ có thể làm sạch, chưa thành thục liên tục th́ có thể thành thục, và do vậy mà tu nhiều thắng giải, dồn nhiều hai thứ tư lương phước đức trí tuệ. Tuy gieo trồng thiện căn cho đến dồn nhiều hai thứ tư lương phước đức trí tuệ, nhưng đối với sinh vô tánh, họ vẫn chưa như thật thấu triệt tướng vô tánh và hai thắng nghĩa vô tánh, nghĩa là đối với các hành, họ vẫn chưa chán ghét chính xác, chưa ly dục chính xác, chưa giải thoát chính xác, chưa giải thoát toàn thể hoặc tạp nhiễm, chưa giải thoát toàn thể nghiệp tạp nhiễm, chưa giải thoát toàn thể sinh tạp nhiễm, nên Như lai nói thêm pháp yếu cho họ về tướng vô tánh và thắng nghĩa vô tánh, v́ muốn làm cho họ đối với các hành có thể chán ghét chính xác, ly dục chính xác, giải thoát chính xác, vượt qua toàn thể hoặc tạp nhiễm, vượt qua toàn thể nghiệp tạp nhiễm, vượt qua toàn thể sinh tạp nhiễm; được nghe pháp yếu Như lai nói thêm cho như vậy, nên, đối với sinh vô tánh, họ có thể tin hiểu chính xác về tướng vô tánh và thắng nghĩa vô tánh, lựa lọc suy xét, thấu suốt chính xác, nghĩa là nơi y tha khởi tánh họ không c̣n chấp biến kế chấp tánh, cái trí không c̣n huân tập theo ngôn ngữ, không c̣n nhận thức theo ngôn ngữ, không c̣n liên tục theo ngôn ngữ, nên họ có thể hủy diệt y tha khởi tánh, ngay trong hiện tại họ được nắm giữ bởi sức mạnh của cái trí như trên nên vĩnh viễn diệt được cái nhân đời sau, tức là đối với các hành họ chán ghét chính xác, ly dục chính xác, giải thoát chính xác, giải thoát toàn thể hoặc, nghiệp, sinh, ba loại tạp nhiễm.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ tư, nói về tu chứng 3 vô tánh. Tựu trung có 2 giai đoạn tu chứng được nói đến là Tư lương vị và Da hành vị.

Chính Văn.-

Thắng nghĩa sinh, những người có chủng tánh đi theo Thanh văn thừa cũng do con đường và dấu đi này mà được niết bàn yên ổn tối thượng, những người có chủng tánh đi theo Độc giác thừa, những người có chủng tánh đi theo Như lai thừa, cũng do con đường và dấu đi này mà được niết bàn yên ổn tối thượng; tất cả các vị Thanh văn Độc giác Bồ tát cùng đi con đường sạch sẽ tinh tế và duy nhất này, cùng được sự thanh tịnh toàn hảo và duy nhất này, chứ không có con đường và sự thanh tịnh thứ hai, nên Như lai căn cứ sự thể ấy mà mật ư nói chỉ có Nhất thừa. Chứ không phải trong chúng sinh giới không có những chủng tánh khác nhau, hoặc độn căn, hoặc trung căn, hoặc lợi căn. Do vậy, nếu người có chủng tánh Thanh văn một chiều đi đến niết bàn, th́ dầu được ơn Phật thiết lập đủ cách cải hoán hướng dẫn cho họ tu hành dũng mănh đi nữa, cũng không bao giờ có thể làm cho họ sẽ ngồi nơi bồ đề tràng mà được vô thượng giác, tại sao, v́ họ vốn chỉ có chủng tánh thấp kém, một chiều từ bi bạc nhược, một chiều khiếp sợ khổ sở; v́ một chiều từ bi bạc nhược nên họ một chiều trái bỏ những công hạnh ích lợi chúng sinh, v́ một chiều khiếp sợ khổ sở nên họ một chiều trái bỏ những thệ nguyện phát khởi công hạnh, và Như lai không bao giờ nói những người một chiều trái bỏ công hạnh ích lợi chúng sinh và một chiều trái bỏ thệ nguyện phát khởi công hạnh sẽ được ngồi nơi bồ đề tràng và thành tựu vô thượng giác, nên Như lai gọi những người này là Thanh văn một chiều đi đến niết bàn. Nếu người có chủng tánh Thanh văn xoay lại hướng về bồ đề, th́ Như lai cũng dùng cách nói khác mà nói họ là Bồ tát, tại sao, v́ họ giải thoát phiền năo chướng rồi, khi được ơn Phật thức tỉnh cho, th́ đối với sở tri chướng họ cũng sẽ được giải thoát; chỉ bởi nguyên thỉ họ v́ tự lợi mà tu hành những cách giải thoát phiền năo chướng, nên Như lai nói họ là chủng tánh Thanh văn.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ năm, nói khuynh hướng khác nhau của những người tu chứng 3 vô tánh. Chính khuynh hướng này h́nh thành Thanh văn Bồ tát, tiểu thừa đại thừa, La hán Phật đà, dầu 3 vô tánh chính là nhất thừa.

Chính Văn.-

Thắng nghĩa sinh, như thế đó, trong chánh pháp mà Như lai khéo tuyên thuyết, khéo qui định, và được nói ra bởi ư muốn cực kỳ trong sạch, vẫn có những nhận thức khác nhau của nhiều hạng người. Như lai vốn căn cứ ba vô tánh như trên, nhưng do mật ư sâu xa, nên trong những kinh nghĩa lư chưa hoàn hảo mà Như lai đă nói, Như lai nói pháp yếu theo cách nói kín đáo, rằng các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn. (Một), đối với kinh pháp như vậy (72) , người đă gieo trồng thiện căn thượng phẩm, đă làm sạch chướng ngại, đă thành thục liên tục, đă tu nhiều thắng giải, đă dồn chứa được hai thứ tư lương phước đức trí tuệ thượng phẩm, th́ nghe kinh pháp như vậy rồi, người ấy thấu hiểu đúng như sự thật lời nói mật ư sâu xa của Như lai: người ấy tin hiểu sâu xa kinh pháp như vậy, đối với nghĩa lư của kinh pháp như vậy người ấy dùng cái trí tuệ không đảo ngược mà thông suốt đúng như sự thật, rồi dựa vào sự thông suốt này mà khéo léo tu tập, nên mau chóng đạt đến sự cứu cánh cùng cực ; và đối với Như lai, người ấy phát sinh một cách sâu xa đức tin trong sáng, nhận thức Như lai là bậc ứng cúng, chánh biến giác, đă chánh biến giác tất cả các pháp. (Hai), người đă gieo trồng thiện căn thượng phẩm, đă làm sạch chướng ngại, đă thành thục liên tục, đă tu nhiều thắng giải, nhưng chưa dồn chứa được hai thứ tư lương phước đức trí tuệ thượng phẩm, mà tính họ chất trực, họ thuộc loại chất trực, dầu bất lực trong việc suy nghĩ chọn lựa những sự phế bỏ và thiết lập, họ vẫn không đứng yên trong sự cố thủ ư kiến của ḿnh; do đó, họ nghe kinh pháp như vậy rồi, dầu bất lực trong sự thấu hiểu đúng như sự thật lời nói mật ư sâu xa của Như lai, nhưng đối với kinh pháp như vậy họ vẫn có thắng giải, vẫn sinh đức tin trong sáng: tin rằng kinh pháp như vậy là do Như lai nói, là rất sâu xa, biểu lộ sự sâu xa, thích hợp đạo lư Không, khó thấy khó hiểu, không thể tầm tư, không phải lĩnh vực tầm tư biết thấu, mà là nhỏ nhiệm, xác thực, những người tuệ giác sáng suốt biết thấu; đối với nghĩa lư được nói trong kinh pháp như vậy th́ họ khiêm tốn mà tự nói rằng tuệ giác đức Thế tôn cực kỳ sâu xa, pháp tánh các pháp cũng cực kỳ sâu xa, chỉ đức Thế tôn mới thấu triệt một cách khéo léo chứ không phải là cái ḿnh hiểu nổi; đức Thế tôn thuyết pháp cho những người thắng giải khác nhau, thấy và biết của đức Thế tôn không có giới hạn, thấy và biết của ḿnh chỉ bằng lỗ chân trâu ḅ; đối với kinh pháp như vậy họ tôn kính như thế, và đem nói cho người, sao chép, bảo tồn, mở đọc, truyền bá, thiết tha, hiến cúng, học hỏi, tụng thuộc, ôn tập, nhưng chưa thể đem cái tu của ḿnh mà làm theo; do vậy, họ chưa thể thông suốt lời chữ của Như lai mật ư sâu xa nói ra, nhưng cũng do vậy mà họ vẫn tăng trưởng được hai thứ tư lương phước đức trí tuệ, và đời sau th́ thành thục được cái chưa thành thục. (Ba), người chưa gieo trồng thiện căn thượng phẩm, cho đến chưa dồn chứa được hai thứ tư lương phước đức trí tuệ thượng phẩm, tính không chất trực, không thuộc loại chất trực, dầu có sức lực trong việc suy nghĩ chọn lựa những sự phế bỏ và thiết lập, nhưng vẫn đứng yên trong sự cố thủ ư kiến của ḿnh, th́ họ nghe kinh pháp như vậy không thể thấu hiểu đúng như sự thật lời nói mật ư sâu xa của Như lai, dầu tin hiểu kinh pháp như vậy nhưng đối với nghĩa lư kinh pháp như vậy th́ chấp trước theo ngôn ngữ, cho các pháp quyết định toàn không, quyết định không sinh không diệt, quyết định bản lai vắng bặt, quyết định tự tánh niết bàn; do vậy, đối với các pháp, họ thấy không, thấy không tánh (72B) , v́ thấy không và thấy không tánh nên phủ nhận rằng các tánh đều không tánh, nghĩa là họ bài bác tất cả biến kế chấp tánh, y tha khởi tánh và viên thành thật tánh của các pháp -- tại sao biết họ bài bác tất cả, v́ có y tha khởi tánh và viên thành thật tánh mới thiết lập biến kế chấp tánh, nếu y tha khởi tánh và viên thành thật tánh mà thấy là không tánh cả th́ thế là bài bác cả biến kế chấp tánh, thế nên Như lai nói họ bài bác tất cả ba tánh -- và như thế th́ dẫu đối với kinh pháp của Như lai họ thấy là kinh pháp, nhưng đối với phi nghĩa lư họ thấy là nghĩa lư, v́ kinh pháp thấy là kinh pháp nhưng phi nghĩa lư thấy là nghĩa lư, nên họ nắm lấy kinh pháp làm kinh pháp và nắm lấy phi nghĩa lư làm nghĩa lư: họ tin hiểu kinh pháp nên phước đức tăng trưởng, nhưng chấp trước phi nghĩa lư nên trí tuệ lui mất, trí tuệ lui mất nên lui mất vô số thiện pháp quảng đại. Người nào nghe họ nói một cách cho kinh pháp là kinh pháp nhưng cho phi nghĩa lư là nghĩa lư, rồi chấp thuận kiến thức của họ th́ cũng cho kinh pháp là kinh pháp nhưng cho phi nghĩa lư là nghĩa lư, v́ cho kinh pháp là kinh pháp nhưng cho phi nghĩa lư là nghĩa lư nên, cũng như họ, người này lui mất thiện pháp. C̣n người nào không chấp thuận kiến thức của họ, nhưng đột nhiên nghe họ nói các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn, th́ sinh ra sợ hăi, sợ hăi như thế nên nói kinh pháp như vậy không phải Phật nói mà là ma nói; do nhận định này mà phỉ báng thóa mạ kinh pháp như vậy, do phỉ báng thóa mạ kinh pháp như vậy mà bị đại suy tổn, chạm đại nghiệp chướng, v́ thế, Như lai nói ai cho các tánh toàn là không tánh, nghĩa là lấy phi nghĩa lư làm nghĩa lư, th́ đó là phương cách tiện lợi nổi đại nghiệp chướng, v́ họ làm cho vô số chúng sinh phải bị sa đọa mà tạo đại nghiệp chướng. (Bốn), người chưa gieo trồng thiện căn, chưa làm sạch nghiệp chướng, chưa thành thục liên tục, không tu nhiều thắng giải, chưa dồn chứa hai thứ tư lương phước đức trí tuệ, tính không chất trực, không phải loại chất trực, dẫu có sức lực trong việc suy nghĩ chọn lựa những sự phế bỏ và thiết lập, nhưng thường đứng yên trong sự cố thủ kiến thức của ḿnh, th́ nghe kinh pháp như vậy họ không thể thấu hiểu đúng như sự thật về lời nói mật ư sâu xa của Như lai, cũng không tin hiểu kinh pháp như vậy, nên kinh pháp cho là phi kinh pháp, nghĩa lư cho là phi nghĩa lư; kinh pháp cho là phi kinh pháp và nghĩa lư cho là phi nghĩa lư, nên nói rằng kinh pháp như vậy không phải Phật nói mà là ma nói, và nhận định này làm cho họ phỉ báng thóa mạ kinh pháp như vậy là hư ngụy, bằng lắm cách, họ hủy diệt xô đổ kinh pháp như vậy, những ai tin hiểu kinh pháp như vậy th́ bị họ coi là kẻ thù; họ, trước kia bị nghiệp chướng làm cho chướng ngại, nay do lư do trên mà bị nghiệp chướng tiếp tục chướng ngại, và nghiệp chướng này mở đầu (có vẻ) giản dị, nhưng rồi (chịu khổ) trong thời kỳ bằng trăm ngàn câu chi na dữu đa (72C) , khó có lúc thoát khỏi. Thắng nghĩa sinh, như thế đó, trong chánh pháp mà Như lai khéo tuyên thuyết, khéo qui định, và được nói ra bởi ư muốn cực kỳ trong sạch, vẫn có những nhận thức khác nhau của nhiều hạng người như vậy.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ sáu, nói những sự nhận thức đúng và sai về 3 vô tánh.

Chính Văn.-

Bấy giờ đức Thế tôn muốn nói lại ư nghĩa đă nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

"Tất cả các pháp

toàn là không cả,

không sinh không diệt,

bản lai vắng bặt,

tự tánh các pháp

vốn thường niết bàn",

lời có trí này

sao không mật ư (73) ?

Tướng vô tự tánh,

sinh vô tự tánh,

nghĩa vô tự tánh,

ba thứ như vậy

Như lai căn cứ

mà nói lời trên (73B) ;

nếu không biết được

mật ư Như lai,

th́ mất đường chính,

không đi đến đâu.

Các vị trong sạch

toàn do đường ấy;

đường ấy duy nhất,

không đường thứ hai,

do sự thể này

lập ra nhất thừa,

không phải chúng sinh

chủng tánh đồng nhất.

Nên trong chúng sinh

có vô số người

chỉ đưa bản thân

đi đến niết bàn,

và thật hiếm có

những ai đại bi

tinh tiến dũng mănh

chứng đại niết bàn

không hề bỏ rơi

hết thảy chúng sinh.

Trong vô lậu giới

nhiệm mầu nan tư,

th́ sự giải thoát

thật là đồng đẳng,

hoàn thành chân thật,

thoát ly khổ năo,

nên c̣n được gọi

hai cách gọi khác,

hoặc gọi là thường,

hoặc gọi là lạc.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ bảy, kết thúc sự giải thích về 3 vô tánh.

Tiếp Nhận Lư Giải

Chính Văn.-

Lúc ấy đại bồ tát Thắng nghĩa sinh thưa Phật: bạch đức Thế tôn, ngôn ngữ mật ư của đức Thế tôn thật rất kỳ lạ, rất hiếm có, cho đến tinh tế và rất tinh tế, sâu xa và rất sâu xa, khó thấu triệt và rất khó thấu triệt. Nay, theo ư nghĩa của đức Thế tôn nói mà con tiếp nhận lư giải, th́ nơi các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào (74) mà giả danh thiết lập làm tự tánh và sai biệt của sắc uẩn, giả danh thiết lập làm tự tánh và sai biệt của sắc uẩn phát sinh, của sắc uẩn diệt tận, của vĩnh đoạn sắc uẩn, của biến tri sắc uẩn, (sự giả danh thiết lập ấy) gọi là biến kế chấp tánh, và đức Thế tôn căn cứ biến kế chấp tánh như vậy mà thiết lập tướng vô tánh; c̣n chính các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào th́ gọi là y tha khởi tánh, và đức Thế tôn căn cứ y tha khởi tánh như vậy mà thiết lập sinh vô tánh và một phần của thắng nghĩa vô tánh; và cứ như thế, theo ư nghĩa của đức Thế tôn nói mà con tiếp nhận lư giải, th́ chính nơi các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào mà (thấy) biến kế chấp tánh không thật có: cái tánh không thật có biến kế chấp tánh này, tức chân như do pháp vô ngă hiển lộ và là thanh tịnh sở duyên này, gọi là viên thành thật tánh, và đức Thế tôn căn cứ viên thành thật tánh như vậy mà thiết lập một phần nữa của thắng nghĩa vô tánh. Như đối với sắc uẩn (được nói như vậy) th́ đối với các uẩn khác cũng nên nói rơ như vậy; như đối với năm uẩn (được nói như vậy) th́ đối với mười hai xứ mỗi xứ cũng nên nói rơ như vậy, đối với mười hai hữu chi mỗi hữu chi cũng nên nói rơ như vậy, đối với bốn thực mỗi thực cũng nên nói rơ như vậy, đối với (ba lần) sáu giới tức mười tám giới mỗi giới cũng nên nói rơ như vậy.

Nay, theo ư nghĩa của đức Thế tôn nói mà con tiếp nhận lư giải, th́ nơi các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào mà giả danh thiết lập làm tự tánh và sai biệt của khổ đế và của biến tri khổ đế, (sự giả danh thiết lập ấy) gọi là biến kế chấp tánh, và đức Thế tôn căn cứ biến kế chấp tánh như vậy mà thiết lập tướng vô tánh; c̣n chính các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào th́ gọi là y tha khởi tánh, và đức Thế tôn căn cứ y tha khởi tánh như vậy mà thiết lập sinh vô tánh và một phần của thắng nghĩa vô tánh; và cứ như thế, theo ư nghĩa của đức Thế tôn nói mà con tiếp nhận lư giải, th́ chính nơi các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào mà (thấy) biến kế chấp tánh không thật có: cái tánh không thật có biến kế chấp tánh này, tức chân như do pháp vô ngă hiển lộ và là thanh tịnh sở duyên này, gọi là viên thành thật tánh, và đức Thế tôn căn cứ viên thành thật tánh như vậy mà thiết lập một phần nữa của thắng nghĩa vô tánh. Như đối với khổ đế (được nói như vậy) th́ đối với các đế khác cũng nên nói rơ như vậy; như đối với bốn đế (được nói như vậy) th́ đối với bốn niệm trú, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi và tám đạo chi, mỗi thứ cũng nên nói rơ như vậy.

Nay, theo ư nghĩa của đức Thế tôn nói mà con tiếp nhận lư giải, th́ nơi các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào mà giả danh thiết lập làm tự tánh và sai biệt của chánh định, của các sự của chánh định là năng trị, sở trị, chính tu chưa sinh th́ phát sinh, đă sinh th́ kiên cố, bội tu th́ cao lên và rộng ra, (sự giả danh thiết lập ấy) gọi là biến kế chấp tánh, và đức Thế tôn căn cứ biến kế chấp tánh như vậy mà thiết lập tướng vô tánh; c̣n chính các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào th́ gọi là y tha khởi tánh, và đức Thế tôn căn cứ y tha khởi tánh như vậy mà thiết lập sinh vô tánh và một phần của thắng nghĩa vô tánh; và cứ như thế, theo ư nghĩa của đức Thế tôn nói mà con tiếp nhận lư giải, th́ chính nơi các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào mà (thấy) biến kế chấp tánh không thật có: cái tánh không thật có biến kế chấp tánh này, tức chân như do pháp vô ngă hiển lộ và là thanh tịnh sở duyên này, gọi là viên thành thật tánh, và đức Thế tôn căn cứ viên thành thật tánh như vậy mà thiết lập một phần nữa của thắng nghĩa vô tánh.

Lược Giải.-

Sự tiếp nhận lư giải của đại bồ tát Thắng nghĩa sinh có 3 đoạn nhỏ. Trên đây là đoạn nhỏ thứ nhất, nói sự tiếp nhận lư giải về 3 tự tánh và 3 vô tánh.

Chính Văn.-

Bạch đức Thế tôn, như thuốc tỳ thấp phược (75) th́ nên để khắp trong các phương thuốc tán và thuốc tiên; tương tự như vậy, "do ba vô tánh nên các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn", pháp thoại mà nghĩa lư đă hoàn hảo này nên để vào khắp trong các kinh nghĩa lư chưa hoàn hảo. Như bột vẽ màu (76) th́ có khắp trong tất cả nét vẽ, làm cho những nét vẽ ấy đều cùng một màu hoặc xanh hoặc vàng hoặc đỏ hoặc trắng, lại làm cho rơ ra những nét vẽ ấy ; tương tự như vậy, "do ba vô tánh nên các pháp toàn không cho đến tự tánh niết bànở, pháp thoại mà nghĩa lư đă hoàn hảo này có khắp trong tất cả các kinh nghĩa lư chưa hoàn hảo, làm cho các kinh ấy cùng một ư vị, lại làm cho rơ ra nghĩa lư chưa hoàn hảo trong các kinh ấy (77) . Như những thực phẩm bánh trái đă chín và quí mà bỏ sữa chín vào th́ càng thêm mùi vị đặc biệt; tương tự như vậy, "do ba vô tánh nên các pháp toàn không cho đến tự tánh niết bàn", pháp thoại mà nghĩa lư đă hoàn hảo này đặt vào các kinh nghĩa lư chưa hoàn hảo th́ càng làm sinh ra nỗi thích thú siêu việt. Như hư không th́ khắp nơi đều cùng mọẤt đặc tính, ấy là không trở ngại mọi sự việc; tương tự như vậy, "do ba tự tánh nên các pháp toàn không cho đến tự tánh niết bàn", pháp thoại mà nghĩa lư đă hoàn hảo này th́ khắp trong các kinh nghĩa lư chưa hoàn hảo đều cùng một đặc tính, ấy là không trở ngại việc tu của Thanh văn Độc giác và Đại thừa.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ hai, nói tiếp nhận và lư giải về giá trị của 3 vô tánh.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Thắng nghĩa sinh thưa như vậy rồi, đức Thế tôn bảo ngài: Tốt lắm, Thắng nghĩa sinh, ông khéo lư giải về ư nghĩa của lời nói mật ư rất sâu xa mà Như lai đă nói. Ông lại khéo ví dụ về ư nghĩa ấy, ví như thuốc tỳ thấp phược, như bột vẽ màu, như sữa chín, như hư không. Thắng nghĩa sinh, đúng như vậy, đúng như ông nói chứ không có ǵ khác hơn nữa. Ông hăy tiếp nhận và lư giải đúng như vậy.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ ba, đức Thế tôn chuẩn nhận.

Đối Chiếu Đề Cao

Chính Văn.-

Bấy giờ đại bồ tát Thắng nghĩa sinh lại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, xưa kia, trong thời kỳ đầu tiên, khi ở trong rừng Ban cho loài nai, chỗ tiên nhân Ba la niệt tư sa xuống (78) , đức Thế tôn chỉ v́ những vị xu hướng Thanh văn thừa, căn cứ đạo lư tứ đế mà chuyển pháp luân, tuy rất lạ, rất hiếm, bao nhiêu người trời trong thế giới không ai chuyển được đúng cách, nhưng pháp luân được chuyển trong thời kỳ này vẫn có cái trên nữa, vẫn chịu đựng đả phá, là nghĩa lư chưa hoàn hảo, là nơi đặt chân của sự tranh luận. Kế đó, trong thời kỳ thứ hai, đức Thế tôn chỉ v́ những vị xu hướng Đại thừa, căn cứ đạo lư "các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn", dùng sự ẩn mật mà chuyển pháp luân, tuy càng rất lạ, càng rất hiếm, nhưng pháp luân được chuyển trong thời kỳ này vẫn c̣n có cái trên nữa, vẫn c̣n chịu đựng đả phá, vẫn là nghĩa lư chưa hoàn hảo, vẫn là nơi đặt chân của sự tranh luận. C̣n nay, trong thời kỳ thứ ba, đức Thế tôn khắp v́ các vị xu hướng Nhất thế thừa (79) , căn cứ đạo lư "do ba vô tánh nên các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn", dùng sự minh bạch mà chuyển pháp luân, càng rất lạ nhất, càng rất hiếm nhất, và pháp luân được chuyển hiện nay không c̣n có cái ǵ trên nữa, không c̣n chịu đựng sự đả phá nào nữa, nghĩa lư đích thực hoàn hảo, không c̣n là nơi đặt chân của sự tranh luận.

Bạch đức Thế tôn, đối với pháp thoại rất sâu xa và rất hoàn hảo của đức Thế tôn căn cứ đạo lư "do ba vô tánh nên các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn" mà nói ra đây, nếu thiện nam hay thiện nữ nào nghe rồi tin hiểu, sao chép, bảo tồn, hiến cúng, truyền bá, học hỏi, tụng thuộc, tu tập, tư duy đúng lư, và đem sự tu của ḿnh mà nỗ lực tu tập, th́ phát sinh được bao nhiêu phước đức?

Lược Giải.-

Sự đối chiếu đề cao có 2 đoạn nhỏ. Trên đây là đoạn nhỏ thứ nhất, đại bồ tát Thắng nghĩa sinh đề cao 3 vô tánh bằng cách hệ thống hóa toàn bộ Phật pháp thành 3 thời kỳ (mà thường gọi là hữu, không và trung), lại hỏi cái phước tín giải và tu học 3 vô tánh.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Thắng nghĩa sinh thưa như vậy rồi, đức Thế tôn dạy ngài: Thắng nghĩa sinh, thiện nam hay thiện nữ như vậy được phước vô số vô lượng, khó thể đối chiếu và nhận thức. Như lai nay chỉ nói cho ông một phần nhỏ. Đất nơi móng tay mà so sánh với đất cả đại địa th́ không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, không bằng một phần trăm ngàn, không bằng một phần sổ, toán, kế, dụ, ô ba ni sát đàm (80) . Nước trong lỗ chân trâu ḅ mà so sánh với nước cả bốn đại dương th́ không bằng một phần trăm, cho đến không bằng một phần ô ba ni sát đàm. Tương tự như vậy, đối với các kinh nghĩa lư chưa hoàn hảo mà nghe rồi tin hiểu, cho đến đem sự tu của ḿnh mà nỗ lực tu tập, cái phước như vậy đem so sánh với cái phước nghe rồi tin hiểu, cho đến đem cái tu của ḿnh mà nỗ lực tu tập đối với pháp thoại nghĩa lư đă hoàn hảo này, th́ không bằng một phần trăm, cho đến không bằng một phần ô ba ni sát đàm.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ hai, đức Thế tôn đề cao cái phước tín ngưỡng và tu học 3 vô tánh.

Danh Hiệu Và Lợi Ích Của Pháp Thoại

Chính Văn.-

Khi đức Thế tôn dạy như vậy rồi, đại bồ tát Thắng nghĩa sinh lại thưa Ngài: bạch đức Thế tôn, trong toàn bộ pháp thoại Giải thâm mật, pháp thoại này nên mệnh danh là ǵ? chúng con phải kính cẩn ghi nhớ như thế nào? Đức Thế tôn dạy: Thắng nghĩa sinh, pháp thoại này tên là Nghĩa lư hoàn hảo về thắng nghĩa. Ông hăy kính cẩn ghi nhớ theo cái tên như vậy.

Khi đức Thế tôn nói pháp thoại Nghĩa lư hoàn hảo về thắng nghĩa này th́ trong đại hội có sáu trăm ngàn chúng sinh phát tâm vô thượng bồ đề; ba trăm ngàn Thanh văn lánh xa bụi bặm, tách rời dơ bẩn, đối với các pháp th́ được mắt pháp trong sáng; một trăm năm mươi ngàn Thanh văn hết hẳn mọi sự sơ hở (81) , tâm được giải thoát; bảy mươi lăm ngàn Bồ tát được vô sinh pháp nhẫn.

Nói Tâm Ấy Là Hạnh Năng Quán

D1. Nói Chỉ Quán (Phẩm 6)

Đ1. Nói Y Trú Của Chỉ Quán

Đ2. Nói Sở Duyên Của Chỉ Quán

Đ3. Nói Sự Cầu Và Sự Khéo Về Chỉ Quán

Đ4. Nói Tác Ư Tùy Thuận Của Chỉ Quán

Đ5. Nói Đồng Dị Của Chỉ Quán

Đ6. Nói Duy Thức Của Chỉ Quán

Đ7. Nói Đơn Tu Và Song Tu Của Chỉ Quán

Đ8. Nói Chủng Số Của Chỉ Quán

Đ9. Nói Y Và Bất Y Pháp Của Chỉ Quán

Đ10. Nói Có Và Không Tầm Tư Của Chỉ Quán

Đ11. Nói Chỉ, Cử Và Xả Của Chỉ Quán

Đ12. Nói Sự Biết Pháp Và Biết Nghĩa Của Chỉ Quán

Đ13. Nói Sự Bao Quát Các Định Của Chỉ Quán

Đ14. Nói Nhân Quả Tác Dụng Của Chỉ Quán

Đ15. Nói Chướng Ngại của Chỉ Quán

Đ16. Nói Sự Chứng Đắc Bồ Đề Của Chỉ Quán

Đ17. Nói Sự Dẫn Ra Uy Đức Quảng Đại Của Chỉ Quán

Đ18. Nói Sự Nhập Vô Dư Y Diệt Các Thọ Của Chỉ Quán

Đ19. Kết Thúc Pháp Thoại Chỉ Quán

D2. Nói Địa Độ (Phẩm 7)

Đ1. Nói Về Các Địa

Đ2. Nói Về Các Độ

Đ3. Nói Về Chướng Ngại

Đ4. Nói Về Nhất Thừa

Đ5. Kết Thúc Pháp Thoại

Nói Y Trú Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Phẩm sáu: Du Dà (82) 

Vào lúc bấy giờ đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, trong Đại thừa, các vị Bồ tát y cứ vào chỗ nào và trú ở vào chỗ nào mà tu tập chỉ quán? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, hăy nhận thức rằng, trong Đại thừa, các vị Bồ tát tu tập chỉ quán th́ lấy giáo pháp của Như lai thiết lập mà làm chỗ y cứ, lấy sự không bỏ mất tâm nguyện vô thượng bồ đề mà làm chỗ trú ở.

Nói Sở Duyên Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói có bốn đối cảnh sở duyên, một là có phân biệt, hai là không phân biệt, ba là biên tế các pháp, bốn là sở tác thành tựu (83) ; bốn đối cảnh này mấy là sở duyên của chỉ, mấy là sở duyên của quán, mấy là sở duyên của cả chỉ quán? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, một là sở duyên của chỉ, đó là đối cảnh không phân biệt; một là sở duyên của quán, đó là đối cảnh có phân biệt; hai là sở duyên của cả chỉ quán, đó là đối cảnh biên tế các pháp và đối cảnh sở tác thành tựu.

Nói Sự Cầu Và Sự Khéo Về Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, Bồ tát do bốn đối cảnh sở duyên như trên mà cầu về chỉ và khéo về quán là như thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, giáo pháp của Như lai thiết lập cho Bồ tát là khế kinh, ứng tụng, kư biệt, phúng tụng, tự thuyết, nhân duyên, thí dụ, bản sự, bản sinh, phương quảng, hy pháp, luận nghị; đối với giáo pháp ấy (84) , Bồ tát khéo lắng nghe, khéo tiếp nhận, văn khéo rành rẻ, ư khéo t́m ṭi, thấy khéo thông suốt; rồi chính nơi giáo pháp phải khéo tư duy (85) như vậy, Bồ tát một ḿnh ở chỗ không phiền không ồn mà tác ư tư duy; sự tư duy này phải được nội tâm liên tục tác ư tư duy: hễ đứng vững rất nhiều trong cái chánh hạnh ấy, sinh ra sự khinh an (86) nơi thân và sự khinh an nơi tâm, th́ đó là chỉ, và Bồ tát như vậy là cầu về chỉ. Bồ tát này do cái thân tâm khinh an trên đây làm nền tảng, đối với ấn tượng chánh định theo giáo pháp phải khéo tư duy (87) nói trên, hăy quan sát, thắng giải (88) , bỏ cái tâm tướng về chỉ: hễ đối với ấn tượng chánh định cần phải chứng biết ấy mà chính xác quyết trạch, cùng cực quyết trạch, tầm tư toàn bộ, tứ sát toàn bộ, rồi xác nhận, ưa thích, hiểu biết, nh́n thấy, xét thấy, th́ đó là quán, và Bồ tát như vậy là khéo về quán.

Nói Tác Ư Tùy Thuận Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, Bồ tát từ khi lấy (ấn tượng của) tâm mà làm đối tượng, nội tâm tư duy tâm, cho đến lúc chưa được thân tâm khinh an, th́ sự tác ư trong th́ gian đó nên gọi là ǵ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, đó chưa phải là tác ư về chỉ, mà là tác ư thích ứng sự thắng giải tùy thuận với chỉ. Bạch đức Thế tôn, cho đến lúc chưa được thân tâm khinh an, Bồ tát có sự tác ư tư duy đối với ấn tượng chánh định theo giáo pháp phải tư duy, sự tác ư đó nên gọi là ǵ? Thiện nam tử, đó chưa phải là tác ư về quán, mà là tác ư thích ứng sự thắng giải tùy thuận với quán.

Nói Đồng Dị Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, chỉ với quán nên nói có khác nhau hay nên nói không khác nhau? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, nên nói không phải có khác nhau, cũng không phải không khác nhau. Tại sao không phải có khác nhau, v́ (chỉ) lấy cái tâm đối tượng của quán mà làm đối tượng của nó; tại sao không phải không khác nhau, v́ ấn tượng có phân biệt (của quán) không phải là ấn tượng của nó.

Nói Duy Thức Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, ấn tượng chánh định của quán cùng với tâm thức chánh định ấy nên nói có khác hay nên nói không khác? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, nên nói không khác. Bạch đức Thế tôn, v́ sao không khác? Thiện nam tử, v́ ấn tượng ấy chỉ là tâm thức. Thiện nam tử, Như lai nói cái ǵ thức biết th́ cái ấy chỉ do thức hiện. Bạch đức Thế tôn, nếu ấn tượng tâm thức không khác tâm thức th́ làm sao tâm thức trở lại nhận thấy tâm thức? Thiện nam tử, ở đây không có chút pháp nào nhận thấy chút pháp nào, nhưng chính tâm thức khi sinh ra thế nào th́ h́nh thành đối tượng thế ấy. Như có kẻ nhờ mặt gương trong sáng rồi chính thân ḿnh làm duyên tố mà thấy thân ḿnh, nhưng bảo ḿnh thấy h́nh ảnh, lại bảo h́nh ảnh đó biệt lập với thân ḿnh; tương tự như vậy, khi tâm thức sinh ra th́ thấy như có ấn tượng chánh định biệt lập h́nh thành. Bạch đức Thế tôn, như vậy th́ chúng sinh ở trong đặc chất của ḿnh (chứ không phải ở trong chánh định) mà nhận thức sắc thanh hương vị xúc pháp, ấn tượng ấy với nhận thức ấy cũng không khác nhau chăng? Thiện nam tử, cũng không khác nhau; nhưng kẻ ngu ngơ th́ v́ ảo giác thác loạn, không nhận thức ấn tượng một cách đúng như sự thật của chúng chỉ là tâm thức, nên sinh ra ngộ nhận.

Nói Đơn Song Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, ngang đâu th́ nên nói là Bồ tát một chiều tu quán? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, ngang nơi sự liên tục tác ư chỉ tư duy ấn tượng của tâm. Bạch đức Thế tôn, ngang đâu th́ nên nói là Bồ tát một chiều tu chỉ? Thiện nam tử, ngang nơi sự liên tục tác ư chỉ tư duy tâm ấy liên tục. Bạch đức Thế tôn, ngang đâu th́ nên nói là Bồ tát chỉ quán hóa hợp cùng có? Thiện nam tử, ngang nơi sự chính xác tư duy về tâm đồng nhất cảnh. Bạch đức Thế tôn, ấn tượng của tâm là ǵ? Thiện nam tử, là ấn tượng có phân biệt của chánh định mà quán chuyên chú vào. Bạch đức Thế tôn, tâm ấy liên tục là ǵ? Thiện nam tử, là cái tâm chuyên chú ấn tượng nói trên mà chỉ chuyên chú vào. Bạch đức Thế tôn, tâm đồng nhất cảnh là ǵ? Thiện nam tử, là thấu triệt rằng ấn tượng chánh định là duy thức, hoặc thấu triệt như vậy rồi lại tư duy về chân như.

Nói Chủng Số Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, quán có mấy thứ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, đại khái quán có ba thứ, một là có tướng, hai là tầm cầu, ba là tứ sát. Quán có tướng là ǵ, là sự quán thuần tư duy ấn tượng có phân biệt của chánh định; quán tầm cầu là ǵ, là sự quán nhờ tuệ nên tác ư tư duy để khéo thấu hiểu đối với toàn bộ các pháp chưa khéo thấu hiểu; quán tứ sát là ǵ, là sự quán nhờ tuệ nên tác ư tư duy để khéo chứng ngộ và cực giải thoát đối với các pháp đă khéo thấu hiểu. Bạch đức Thế tôn, chỉ có mấy thứ? Thiện nam tử, do chính cái tâm liên tục theo quán nên chỉ cũng có ba thứ; lại có tám thứ, đó là bốn tịnh lự và bốn không định, mỗi thứ là một chỉ; lại có bốn thứ, đó là bốn vô lượng từ bi hỷ xả, mỗi thứ là một chỉ.

Nói Y Và Bất Y Pháp Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói chỉ quán dựa vào pháp, lại nói chỉ quán không dựa vào pháp, vậy thế nào là chỉ quán dựa vào pháp, thế nào là chỉ quán không dựa vào pháp? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, nếu Bồ tát tùy thuận cái pháp đă tiếp nhận và tư duy, và chỉ quán đạt được bởi nghĩa lư của pháp ấy th́ gọi là chỉ quán dựa vào pháp; nếu Bồ tát chưa có cái pháp đă tiếp nhận và tư duy, chỉ dựa vào sự chỉ dạy của người khác, và chỉ quán đạt được bởi nghĩa lư của sự chỉ dạy ấy, như quán thân thể bất tịnh, các hành vô thường, các hành khổ năo, các pháp vô ngă, niết bàn vắng lặng, những loại chỉ quán như vậy gọi là chỉ quán không dựa vào pháp. Dựa vào pháp mà được chỉ quán th́ Như lai qui định đó là Bồ tát tùy pháp hành, là Bồ tát lợi căn; không dựa vào pháp mà được chỉ quán th́ Như lai qui định đó là Bồ tát tùy tín hành, là Bồ tát độn căn.

Đại bồ tát Từ thị lại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói chỉ quán vin vào pháp riêng biệt, lại nói chỉ quán vin vào pháp tổng quát, vậy chỉ quán vin pháp riêng biệt là thế nào, chỉ quán vin pháp tổng quát là thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, nếu Bồ tát vin vào mỗi pháp khế kinh cho đến luận nghị, đúng như pháp đă tiếp nhận và tư duy mà tu chỉ quán, th́ gọi là chỉ quán vin pháp riêng biệt; nếu Bồ tát vin vào các pháp khế kinh cho đến luận nghị, tập hợp lại làm một viên một cục một phần một khối, tác ư tư duy các pháp ấy (bằng cách) tùy thuận chân như, xu hướng chân như, đi vào chân như, tùy thuận bồ đề, tùy thuận niết bàn, tùy thuận chuyển y, xu hướng các pháp này, đi vào các pháp này, từ các pháp này thuyết ra vô lượng vô số thiện pháp, tư duy như vậy mà tu chỉ quán th́ gọi là chỉ quán vin pháp tổng quát.

Đại bồ tát Từ thị lại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói chỉ quán vin pháp tổng quát nhỏ, chỉ quán vin pháp tổng quát lớn, chỉ quán vin pháp tổng quát vô lượng, vậy thế nào là chỉ quán vin pháp tổng quát nhỏ, thế nào là chỉ quán vin pháp tổng quát lớn, thế nào là chỉ quán vin pháp tổng quát vô lượng? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, nếu vin vào mỗi khế kinh riêng biệt cho đến mỗi luận nghị riêng biệt mà làm một viên một khối để tác ư tư duy, th́ nên biết như thế đó gọi là chỉ quán vin pháp tổng quát nhỏ; nếu vin vào các khế kinh cho đến các luận nghị đă tiếp nhận và tư duy mà làm một viên một khối để tác ư tư duy, chứ không phải chỉ vin vào mỗi giáo pháp riêng biệt, th́ nên biết như thế đó gọi là chỉ quán vin pháp tổng quát lớn; nếu vin vào vô lượng giáo pháp của Như lai, (bằng cách) vin vào vô lượng văn từ pháp nghĩa của giáo pháp ấy, vào vô lượng pháp được soi tỏ bởi vô lượng tuệ của các giai đoạn liên tiếp sau đó, mà làm một viên một khối để tác ư tư duy, chứ không phải chỉ vin vào các pháp đă tiếp nhận và tư duy, th́ nên biết như thế đó gọi là chỉ quán vin pháp tổng quát vô lượng.

Đại bồ tát Từ thị lại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, Bồ tát ngang đâu th́ gọi là đạt được chỉ quán vin pháp tổng quát? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, ngang lúc có năm hiệu quả sau đây th́ gọi là đạt được: một là khi tư duy th́ trong từng sát na đă tiêu dung chỗ dựa của mọi thứ thô trọng, hai là bỏ phân biệt mà được pháp lạc, ba là mở tỏ vô số ánh sáng của cái pháp không phân biệt khắp trong mười phương quốc độ, bốn là đă thường xuyên hiện ra cái trí không phân biệt do việc làm đă thành măn và đă thích ứng với phần thanh tịnh, năm là những giai đoạn sau đó vẫn thể hiện những nhân tố tinh tế hơn lên để làm cho pháp thân thành măn.

Đại bồ tát Từ thị lại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, chỉ quán vin pháp tổng quát như trên th́ từ đâu gọi là thông đạt và từ đâu gọi là chứng đắc? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, từ địa thứ nhất là Cực hỷ th́ gọi là thông đạt, từ địa thứ ba là Phát quang mới gọi là chứng đắc. Thiện nam tử, các vị Bồ tát mới tu học cũng tác ư học theo chỉ quán này, tuy chưa đáng tán dương nhưng đừng nên nhác bỏ.

Lược Giải.-

Đoạn này, ngoài 1 đoạn nhỏ chính yếu, c̣n có 4 đoạn nhỏ tiếp phụ nói thêm về chỉ quán dựa vào pháp: dựa vào pháp mà có pháp riêng biệt có pháp tổng quát, pháp tổng quát mà có nhỏ có lớn và có vô lượng, 5 hiệu quả của pháp tổng quát, 2 địa vị của pháp tổng quát.

Nói Có Và Không Tầm Tứ Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, chỉ quán như vậy tại sao gọi là chánh định có tầm có tứ, chánh định không tầm chỉ tứ, chánh định không tầm không tứ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, đối với ấn tượng đă thủ đắc từ giáo pháp đă tầm tứ, những chỉ quán có sự tiếp nhận quán sát rất thô th́ gọi là chánh định có tầm có tứ; đối với ấn tượng ấy, những chỉ quán tuy không có sự tiếp nhận quán sát rất thô nhưng có sự tiếp nhận quán sát của kư ức sáng tỏ rất nhỏ, th́ gọi là chánh định không tầm chỉ tứ; đối với ấn tượng của tất cả giáo pháp, những chỉ quán mà sự tiếp nhận quán sát không có mọi sự tác ư (89) , th́ gọi là chánh định không tầm không tứ. Lại nữa, Thiện nam tử, chỉ quán có tầm cầu th́ gọi là chánh định có tầm có tứ, chỉ quán có tứ sát th́ gọi là chánh định không tầm chỉ tứ, chỉ quán chỉ vin pháp tổng quát th́ gọi là chánh định không tầm không tứ.

Nói Chỉ, Cử Và Xả Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, đ́nh chỉ là thế nào? phấn chấn là thế nào? xả bỏ là thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, khi tâm quấy động, hay khi pḥng tâm quấy động, th́ sự tác ư về cái đáng chán, và sự tác ư về cái tâm ấy liên tục, gọi là đ́nh chỉ; khi tâm ch́m đắm, hay khi pḥng tâm ch́m đắm, th́ sự tác ư về cái đáng vui, và sự tác ư về cái tâm ấy, gọi là phấn chấn; hoặc chỉ có chỉ, hoặc chỉ có quán, hoặc cả chỉ quán song hành, mà khi bị nhuốm bẩn v́ hai thứ tùy phiền năo (là quấy động và ch́m đắm như trên) th́ sự tác ư trong vô công dụng mà nhiệm vận chuyển, gọi là xả bỏ.

Nói Sự Biết Pháp Và Biết Nghĩa Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, các vị Bồ tát tu tập chỉ quán th́ phải biết pháp và biết nghĩa, vậy biết pháp là thế nào? biết nghĩa là thế nào?

Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, các vị Bồ tát ấy do năm sự sau đây mà biết về pháp: một là biết tên, hai là biết câu, ba là biết văn (90) , bốn là biết riêng, năm là biết chung. Tên là thế nào, là sự giả thiết về tự tánh của tất cả các pháp nhiễm tịnh. Câu là thế nào, là sự qui tụ của tên, thành cấu trúc diễn tả về nghĩa nhiễm hay tịnh của các pháp. Văn là thế nào, là chữ mà tên và câu dựa vào. Biết riêng những thứ trên là thế nào, là tác ư nhận thức mỗi thứ riêng ra. Biết chung những thứ trên là thế nào, là tác ư nhận thức các thứ trên chung lại. Tất cả những sự trên đây tổng lược nhất trí th́ gọi là biết về pháp, và biết về pháp như vậy th́ gọi là Bồ tát biết pháp.

Lược Giải.-

Đ12 này có 4 đoạn nhỏ: nói về sự biết pháp, nói về sự biết nghĩa, nói về cái trí biết pháp biết nghĩa, nói về sự trừ khử của cái trí ấy. Trên đây là đoạn nhỏ thứ nhất, nói về sự biết pháp.

Chính Văn.-

Thiện nam tử, các vị Bồ tát ấy do mười sự sau đây mà biết về nghĩa: một là biết tánh tận hữu, hai là biết tánh như hữu (91) , ba là biết nghĩa năng thủ, bốn là biết nghĩa sở thủ, năm là biết nghĩa dựng nên, sáu là biết nghĩa hưởng dụng, bảy là biết nghĩa đảo ngược, tám là biết nghĩa không ngược, chín là biết nghĩa tạp nhiễm, mười là biết nghĩa thanh tịnh. (Một), tánh tận hữu là biên cương tất cả chủng loại của các pháp nhiễm tịnh, biên cương ấy gọi là tánh tận hữu, tức năm số về uẩn, sáu số về nội xứ, sáu số về ngoại xứ, những pháp số đại loại như vậy. (Hai), tánh như hữu là chân như nơi các pháp nhiễm tịnh, chân như ấy gọi là tánh như hữu. Chân như ấy có bảy: một là chân như nơi sự lưu chuyển, tức cái tánh không mở đầu không chấm hết của các hành; hai là chân như nơi các tướng, tức cái tánh nhân vô ngă và pháp vô ngă của các pháp; ba là chân như nơi sự liễu biệt, tức cái tánh duy thức của các hành; bốn là chân như nơi sự an lập, tức thánh đế về khổ mà Như lai nói; năm là chân như nơi sự tà hành, tức thánh đế về tập mà Như lai nói; sáu là chân như nơi sự thanh tịnh, tức thánh đế về diệt mà Như lai nói; bảy là chân như nơi sự chánh hành, tức thánh đế về đạo mà Như lai nói. Nên biết trong đây do chân như nơi sự lưu chuyển, nơi sự an lập và nơi sự tà hành nên tất cả chúng sinh rất là b́nh đẳng; do chân như nơi các tướng và nơi sự liễu biệt nên tất cả các pháp rất là b́nh đẳng; do chân như nơi sự thanh tịnh nên Thanh văn bồ đề, Độc giác bồ đề và Vô thượng bồ đề rất là b́nh đẳng; do chân như nơi sự chánh hành nên cái tuệ của chỉ quán siêu việt vin vào pháp tổng quát, sau khi nghe giáo pháp, rất là b́nh đẳng. (Ba), nghĩa năng thủ là năm sắc xứ ở trong (92) , là tâm ư thức và các tâm sở. (Bốn), nghĩa sở thủ là sáu xứ ở ngoài, và những nghĩa năng thủ cũng là nghĩa sở thủ. (Năm), nghĩa dựng nên là giới thế giới (93) , trong giới thế giới này có thể dựng nên giới chúng sinh, tức ruộng đất một thôn, trăm, ngàn hay trăm ngàn ruộng đất thôn ấy; hoặc một lục địa giới hạn bởi đại dương, trăm, ngàn hay trăm ngàn lục địa ấy; hoặc một đại lục Thiệm bộ, trăm, ngàn hay trăm ngàn đại lục ấy; hoặc một bốn đại lục, trăm, ngàn hay trăm ngàn bốn đại lục ấy; hoặc một thế giới ngàn nhỏ, trăm, ngàn hay trăm ngàn thế giới ngàn nhỏ ấy; hoặc một thế giới ngàn vừa, trăm, ngàn hay trăm ngàn thế giới ngàn vừa ấy; hoặc một thế giới ngàn lớn (94) , trăm, ngàn hay trăm ngàn thế giới ngàn lớn ấy; hoặc một ức, trăm, ngàn hay trăm ngàn ức thế giới ngàn lớn ấy; hoặc một vô số, trăm, ngàn hay trăm ngàn vô số thế giới ngàn lớn ấy; hoặc (tại một phương hướng), thế giới ngàn lớn ấy nhiều đến vô số mà có cả trăm ngàn lần, hay nhiều như số lượng vi trần; và ở khắp mười phương hướng có vô lượng vô số những giới thế giới như vậy. (Sáu), nghĩa hưởng dụng là đồ dùng của chúng sinh thu thập (95) mà Như lai đă nói. (Bảy), nghĩa đảo ngược là đối với những sự từ nghĩa năng thủ sắp đi trên đây mà tưởng thác loạn tâm thác loạn và thấy thác loạn cho vô thường là thường, tưởng thác loạn tâm thác loạn và thấy thác loạn cho khổ là vui, cho bất tịnh là tịnh, cho vô ngă là ngă. (Tám), nghĩa không ngược th́ nên biết là mâu thuẫn với những sự đảo ngược ở trên, có sức đối trị những sự đảo ngược ấy. (Chín), nghĩa tạp nhiễm là ba sự tạp nhiễm khắp cả ba cơi: một là hoặc tạp nhiễm, hai là nghiệp tạp nhiễm, ba là sinh tạp nhiễm. (Mười) nghĩa thanh tịnh là những pháp bồ đề phần có sức cởi mở sự thắt buộc của ba sự tạp nhiễm nói trên. Mười sự như trên đây, nên biết đă bao quát tất cả các nghĩa.

Thiện nam tử, các vị Bồ tát ấy lại c̣n do biết năm sự sau đây nên gọi là biết về nghĩa. Năm sự ấy là những ǵ, một là sự biến tri, hai là nghĩa biến tri, ba là nhân biến tri, bốn là quả biến tri, năm là biết sự ấy. (Một), sự biến tri th́ nên hiểu là tất cả pháp sở tri, tức các uẩn, các nội xứ, các ngoại xứ, những sự như vậy. (Hai), nghĩa biến tri là bao nhiêu phẩm loại khác nhau mà cần biết về sự ở trên, tức hoặc thế tục đế với thắng nghĩa đế; hoặc công đức với lầm lỗi; hoặc duyên tố với th́ gian (96) ; hoặc sinh, trú và diệt; hoặc như bịnh tật, (như ung thối, như trúng tên, như đau đớn); hoặc khổ, tập, diệt, đạo; hoặc chân như, thật tế, pháp giới, và những danh hiệu cùng loại (97) ; hoặc phong phú với khái quát (98) ; hoặc bốn cách phán quyết là quyết định, phân tách, hỏi lại và lặng bỏ (99) ; hoặc ẩn mật với minh bạch; những pháp như vậy nên biết là nghĩa biến tri. (Ba), nhân biến tri là những pháp bồ đề phần có sức thủ đắc hai loại biến tri ở trên, tức bốn niệm trú, bốn chánh đoạn, và những pháp số cùng loại. (Bốn), quả biến tri là các sa môn quả đă tạm diệt tham sân si (99B) và vĩnh diệt tham sân si, cùng với những công đức chứng sa môn quả mà Như lai đă nói, tức những công đức cọng hữu hay đặc hữu mà bao gồm cả thế gian và xuất thế của Thanh văn và của Như lai. (Năm), biết sự ấy là chính những công đức chứng sa môn quả nói trên, các trí giải thoát khai thị và tuyên dương phong phú cho người. Năm sự như trên nên biết cũng bao quát tất cả các nghĩa.

Thiện nam tử, các vị Bồ tát ấy lại do biết bốn sự sau đây nên gọi là biết về nghĩa. Bốn sự ấy là những ǵ, một là chấp thọ, hai là lănh nạp, ba là liễu biệt, bốn là nhiễm tịnh (100) . Bốn sự như trên nên biết cũng bao quát tất cả các nghĩa.

Thiện nam tử, các vị Bồ tát ấy lại c̣n do biết ba sự sau đây nên gọi là biết về nghĩa. Ba sự ấy là những ǵ, một là văn, hai là nghĩa, ba là giới. Văn là danh thân cú thân và văn thân. Nghĩa th́ có mười: một là sự chân thật (101) , hai là sự biến tri, ba là sự vĩnh đoạn, bốn là sự tác chứng, năm là sự tu tập (102) , sáu là sự chi tiết của các sự nói trên, bảy là sự tương thuộc của sở y và năng y, tám là sự chướng ngại của sự biến tri cho đến sự tu tập, chín là sự tùy thuận của sự biến tri cho đến sự tu tập, mười là nhược điểm với ưu điểm của sự bất tri với sự biến tri, cho đến sự bất tu với sự tu tập (103) . Giới là năm giới: một là giới thế giới (104) , hai là giới chúng sinh, ba là giới các pháp, bốn là giới người được thuần hóa, năm là giới phương pháp thuần hóa. Năm sự như trên nên biết cũng bao quát tất cả các nghĩa.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ hai, nói về sự biết nghĩa.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị lại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, cái tuệ do nghe mà có và biết nghĩa của cái nó nghe, cái tuệ do nghĩ mà có và biết nghĩa của cái nó nghĩ, cái tuệ do tu chỉ quán mà có và biết nghĩa của cái nó tu, ba cái tuệ như vậy khác nhau thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, cái tuệ do nghe mà có th́ dựa vào văn từ, chỉ như lời nói, chưa khéo biết ư nghĩa, (đồng loại với cái nghĩa đă biết là ấn tượng chánh định) chưa hiện trước mắt, tùy thuận với giải thoát, nhưng chưa lănh nhận được sự giải thoát thành đạt. Cái tuệ do nghĩ mà có th́ cũng dựa vào văn từ, nhưng không phải chỉ như lời nói, lại khéo biết ư nghĩa, (đồng loại với cái nghĩa đă biết là ấn tượng chánh định) chưa hiện trước mắt, nhưng càng thuận với giải thoát, dầu cũng chưa lănh nhận được sự giải thoát thành đạt. C̣n cái tuệ do tu mà có của Bồ tát th́ cũng dựa vào văn từ mà cũng không dựa vào văn từ, cũng như lời nói mà cũng không như lời nói, khéo biết ư nghĩa, đồng loại với cái nghĩa đă biết là ấn tướng chánh định đă hiện trước mắt, cực thuận với giải thoát, đă lănh nhận được sự giải thoát thành đạt. Đó là sự biết nghĩa mà khác nhau của ba tuệ.

Đại bồ tát Từ thị lại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, các vị Bồ tát tu chỉ quán th́ phải biết pháp biết nghĩa, vậy biết là thế nào? thấy là thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, bằng nhiều mặt, Như lai đă nói sự khác biệt của biết và thấy. Như lai nay nói khái lược cho ông về sự ấy: cái tuệ tinh tế vin vào pháp tổng quát mà tu chỉ quán th́ gọi là biết, cái tuệ tinh tế vin vào pháp riêng biệt mà tu chỉ quán th́ gọi là thấy.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ ba, nói về cái trí biết pháp biết nghĩa.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị lại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, các vị Bồ tát tu chỉ quán là do tác ư nào? trừ khử tướng ǵ? và làm sao trừ khử? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tự, do tác ư chân như, và trừ khử pháp tướng nghĩa tướng. ẫ Đối với cái danh của pháp nghĩa, và tự tánh của cái danh ấy, khi vô đắc (105) th́ cũng không thấy cái tướng của cái danh ấy dựa vào: trừ khử như vậy đó; như đối với danh th́ đối với câu, đối với văn và đối với nghĩa nên biết cũng cũng vậy; sau hết đối với cái giới của pháp nghĩa, và tự tánh của cái giới ấy, khi vô đắc th́ cũng không thấy cái tướng của cái giới ấy dựa vào: trừ khử như vậy đó. Bạch đức Thế tôn, thấu triệt chân như th́ tướng chân như ấy cũng bị trừ khử chăng? Thiện nam tử, thấu triệt chân như hoàn toàn vô tướng và vô đắc, vậy trừ khử cái ǵ. Như lai nói rằng khi thấu triệt chân như th́ trừ khử được pháp tướng và nghĩa tướng, chứ không phải chân như được thấu triệt đó cái khác có thể trừ khử. Bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói đồ chứa nước dơ bẩn, bức gương không sáng sạch, suối hồ nước xao động, th́ không thể nh́n thấy h́nh ảnh mặt ḿnh, nh́n thấy th́ không phải những thứ trên đây; tương tự như vậy, cái tâm mà không tu th́ không thể chính xác nh́n thấy chân như, khéo tu cái tâm th́ có thể nh́n thấy. Lời này nói về quán trí nào và nói về chân như nào? Thiện nam tử, lời này nói về ba quán trí là quán trí do nghe mà có, quán trí do nghĩ mà có và quán trí do tu mà có, và căn cứ chân như nơi sự liễu biệt (106) mà nói.

Bạch đức Thế tôn, để trừ khử các tướng nên các vị Bồ tát biết pháp tướng nghĩa tướng phải nỗ lực tu tập phương cách trừ khử, vậy có bao nhiêu cái tướng khó trừ khử? và cái ǵ trừ khử được? Thiện nam tử, cái tướng có mười thứ, và cái Không có thể trừ khử. Mười thứ ấy là những ǵ ? Một là biết pháp biết nghĩa th́ có cái tướng văn từ, cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi các pháp không. Hai là biết chân như nơi sự an lập th́ có cái tướng sinh trụ diệt và cái tướng liên tục chuyển biến, hai cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi tướng không (107) và vô tiền hậu không (108) . Ba là biết nghĩa năng thủ th́ có cái tướng luyến tiếc thân thể và cái tướng ngă mạn, hai cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi nội không và vô sở đắc không. Bốn là biết nghĩa sở thủ th́ có cái tướng luyến tiếc tài sản, cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi ngoại không. Năm là biết nghĩa hưởng dụng, trong đó có trai gái phục dịch và đồ dùng thích hợp, th́ có cái tướng trong thấy thích thú và cái tướng ngoài thấy tốt đẹp, hai cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi nội ngoại không và bản tánh không. Sáu là biết nghĩa dựng nên th́ có cái tướng thế giới bao la, cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi đại không. Bảy là biết không h́nh sắc th́ có cái tướng bên trong vắng lặng giải thoát, cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi hữu vi không. Tám là biết chân như nơi các tướng th́ có các tướng nhân vô ngă, tướng pháp vô ngă, tướng duy thức và tướng thắng nghĩa, bốn cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi cứu cánh không, vô tánh không, vô tánh tánh không và thắng nghĩa không. Chín là biết chân như nơi sự thanh tịnh th́ có cái tướng vô vi và cái tướng không biến dịch, hai cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi vô vi không và vô biến dị không. Mười là chính sự tác ư tư duy về cái không để đối trị các cái tướng nói trên th́ có cái tướng không, cái tướng ấy được chính yếu trừ khử bởi không không. Bạch đức Thế tôn, như vậy khi trừ khử mười cái tướng là trừ khử cái ǵ? và giải thoát cái ǵ? Thiện nam tử, trừ khử cái tướng của ấn tượng chánh định, và giải thoát sự tạp nhiễm thắt buộc (109) , rồi sự trừ khử ấy cũng không c̣n. Nhưng ông nên biết Như lai căn cứ phần đặc thù mà nói cái không này trừ khử cái tướng kia, chứ không phải mỗi cái không không trừ khử được mọi cái tướng. Thí dụ vô minh không phải không sinh ra mọi thứ tạp nhiễm từ hành cho đến lăo tử, nhưng căn cứ phần đặc thù nên nói vô minh sinh ra hành, v́ nó là duyên tố gần nhất của hành. Đạo lư ở đây ông nên biết cũng là như vậy. Bạch đức Thế tôn, ở đây cái không nào là cái không tổng quát? Bồ tát hiểu được cái không ấy th́ không có những sự mất mát hư hỏng, bỏ được sự tăng thượng mạn đối với cái không. Đức Thế tôn, vào lúc ấy, ca tụng đại bồ tát Từ thị, rằng tốt lắm, Thiện nam tử, tốt lắm; ông có thể hỏi Như lai cái nghĩa sâu như vậy để làm cho các vị Bồ tát không bị mất bị hỏng về cái không. Các vị Bồ tát mất hỏng về cái không th́ mất hỏng toàn thể Đại thừa. Do vậy, ông hăy nghe cho thật kyլ Như lai nói cho ông về cái không tổng quát. Ấy là, nơi y tha khởi tánh và viên thành thật tánh, mọi biến kế chấp tánh dầu thuộc loại tạp nhiễm hay thuộc loại thanh tịnh đều rốt ráo rời bỏ, hoàn toàn vô đắc, như vậy gọi là cái không tổng quát của Đại thừa.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ tư, nói về sự trừ khử của cái trí biết pháp biết nghĩa.

Nói Sự Bao Quát Các Định Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, chỉ quán như thế này bao gồm được mấy thứ chánh định siêu việt? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, vô lượng chánh định siêu việt của Thanh văn của Bồ tát và của Như lai mà Như lai đă nói, th́ ông nên biết tất cả đều bao gồm trong chỉ quán ở đây.

Nói Nhân Quả Tác Dụng Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Bạch đức Thế tôn, chỉ quán như thế này lấy ǵ làm nhân tố? Thiện nam tử, nhân tố của chỉ quán như thế này là giới thanh tịnh, là chánh kiến được có bởi nghe thanh tịnh và nghĩ thanh tịnh. Bạch đức Thế tôn, chỉ quán như thế này lấy ǵ làm thành quả? Thiện nam tử, thành quả của chỉ quán như thế này là tâm thanh tịnh và tuệ thanh tịnh, c̣n nữa, hết thảy thiện pháp thuộc loại thế gian và thuộc loại xuất thế của Thanh văn và của Như lai, nên biết toàn là thành quả của chỉ quán như thế này tạo ra. Bạch đức Thế tôn, chỉ quán như thế này làm được công việc ǵ? Thiện nam tử, làm được công việc giải thoát tướng phược và giải thoát trọng phược.

Nói Chướng Ngại Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Bạch đức Thế tôn, trong năm thứ ràng buộc mà đức Thế tôn nói, mấy thứ là sự cản trở của chỉ? mấy thứ là sự cản trở của quán? mấy thứ là sự cản trở của cả hai? Thiện nam tử, luyến tiếc thân thể và luyến tiếc tài sản là những sự cản trở của chỉ, không thích thánh giáo là sự cản trở của quán, thích ở xen lẫn và được ít đă đủ (110) là những sự cản trở của cả hai: v́ sự thứ nhất mà việc tu không làm được, v́ sự thứ hai mà việc tu không trọn được.

Bạch đức Thế tôn, trong năm thứ ngăn che (111) , mấy thứ là sự cản trở của chỉ? mấy thứ là sự cản trở của quán? mấy thứ là sự cản trở của cả hai? Thiện nam tử, trạo cử ố tác là sự cản trở của chỉ, hôn trầm thụy miên và nghi pháp là những sự cản trở của quán, tham dục và sân nhuế là những sự cản trở của cả hai. Bạch đức Thế tôn, ngang đâu th́ gọi là được trong sáng đầy đủ về chỉ? Thiện nam tử, cho đến lúc bao nhiêu hôn trầm thụy miên được chính xác và khéo léo loại trừ th́ ngang đó gọi là được trong sáng đầy đủ về chỉ. Bạch đức Thế tôn, ngang đâu th́ gọi là được trong sáng đầy đủ về quán? Thiện nam tử, cho đến lúc bao nhiêu trạo cử ố tác được chính xác và khéo léo loại trừ th́ ngang đó gọi là được trong sáng đầy đủ về quán.

Bạch đức Thế tôn, Bồ tát khi chỉ quán đă hiện ra th́ phải biết có mấy thứ làm cho tâm xao động? Thiện nam tử, phải biết có năm thứ: tác ư, ngoại tâm, nội tâm, cảnh tướng, thô trọng. Một, nếu Bồ tát rời tác ư hợp với Đại thừa mà rơi vào những tác ư hợp với Thanh văn Độc giác th́ gọi là tác ư xao động. Hai, nếu bao nhiêu tầm tư đều xuôi theo phiền năo khi đối trước đa dạng của năm thứ dục lạc tuyệt hảo, nếu buông thả tâm trí ra chảy tràn vào ngoại cảnh, th́ gọi là ngoại tâm rối loạn. Ba, nếu v́ hôn trầm và thụy miên, v́ trầm một (112) , v́ đam mê về định (113) , v́ sự nhuốm bẩn của một tùy phiền năo nào đó chướng ngại cho định (114) , th́ gọi là nội tâm xao động. Bốn, nếu đối với cảnh tướng ngoài định mà nghĩ là cảnh tướng của định (115) bên trong th́ gọi là cảnh tướng xao động. Năm, nếu những cảm giác do tác ư sinh ra mà cho là do cái thân thô trọng nên chấp tự ngă, nổi kiêu mạn, th́ gọi là thô trọng xao động.

Bạch đức Thế tôn, từ Bồ tát địa đầu tiên cho đến Như lai địa, chỉ quán như thế này đối trị được những sự chướng ngại nào? Thiện nam tử, chỉ quán như thế này trong Bồ tát địa đầu tiên th́ đối trị được sự chướng ngại v́ hoặc nghiệp sinh tạp nhiễm của ác đạo, trong Bồ tát địa thứ hai th́ đối trị được sự chướng ngại v́ hiện hành của sự lầm lỡ vị phạm rất nhỏ, trong Bồ tát địa thứ ba th́ đối trị được sự chướng ngại v́ tham lam của dục, trong Bồ tát địa thứ tư th́ đối trị được sự chướng ngại v́ định ái và pháp ái, trong Bồ tát địa thứ năm th́ đối trị được sự chướng ngại v́ một chiều chống sinh tử hướng niết bàn, trong Bồ tát địa thứ sáu th́ đối trị được sự chướng ngại v́ hiện hành nhiều của thô tướng, trong Bồ tát địa thứ bảy th́ đối trị được sự chướng ngại v́ hiện hành của tế tướng, trong Bồ tát địa thứ tám th́ đối trị được sự chướng ngại v́ phải da công dụng đối với vô tướng và không tự tại đối với hữu tướng, trong Bồ tát địa thứ chín th́ đối trị được sự chướng ngại v́ không tự tại đối với ngôn từ khéo léo về mọi chủng loại, trong Bồ tát địa thứ mười th́ đối trị được sự chướng ngại v́ không chứng đắc pháp thân viên măn. Và chỉ quán như thế này, trong Như lai địa th́ đối trị được phiền năo chướng và sở tri chướng cực vi tế; và tối cực vi tế, v́ vĩnh viễn hại được hai chướng như vậy nên chứng được một cách cứu cánh cái trí thấy biết hoàn toàn, không c̣n vướng mắc không c̣n chướng ngại, lại do đối tượng sở tác thành tựu (116) (của cái trí nói trên) nên lập ra pháp thân tối cực thanh tịnh.

Nói Sự Chứng Đắc Bồ Đề Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế Tôn, Bồ tát do nỗ lực tu hành chỉ quán mà chứng đắc vô thượng bồ đề là thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, nếu Bồ tát đă được chỉ quán bằng cách căn cứ bảy chân như, đúng như cái pháp đă nghe và đă nghĩ, do tâm trí của chánh định siêu việt mà bên trong tự chánh tư duy về tánh chân như đă khéo thẩm định khéo tư lượng và khéo thiết lập, th́ v́ chánh tư duy chân như nên đối với sự hiện hành của tế tướng tâm trí c̣n bỏ được, huống chi đối với sự hiện hành của thô tướng. Tế tướng là ấn tượng chấp thọ, lănh nạp, liễu biệt và nhiễm tịnh (117) , là ấn tượng pháp trong, pháp ngoài và trong ngoài (118) , là ấn tượng cho rằng ḿnh làm mọi sự lợi ích chúng sinh, là ấn tượng chánh trí, chân như, là ấn tượng khổ tập diệt đạo, là ấn tượng hữu vi, vô vi, là ấn tượng hữu thường, vô thường, là ấn tượng khổ có biến dị, khổ không biến dị, là ấn tượng hữu vi đa dạng, hữu vi đồng nhất, là ấn tượng tất cả được có bởi biết tất cả là tất cả (119) , là ấn tượng nhân vô ngă, pháp vô ngă, mọi ấn tượng như vậy tâm trí Bồ tát loại bỏ được cả. Bồ tát ở nhiều trong sự tu hành như thế này nên lúc nào cũng khéo sửa trị tâm trí của ḿnh trong mọi sự ràng buộc, ngăn che và xao động. Từ đó về sau, đối với bảy chân như có bảy cái trí thông suốt, tự chứng bên trong, được riêng biệt sinh ra (120) , và gọi là Kiến đạo vị. Do được như vậy nên gọi là vị nhập vào chánh tánh ly sanh (121) của Bồ tát, vị sinh vào nhà Như lai, vị chứng đắc Bồ tát địa đầu tiên, vị hưởng dụng mọi thành quả siêu việt của Bồ tát địa này. Bồ tát như vậy, trước đây được chỉ quán bằng cách được đối tượng có phân biệt và đối tượng không phân biệt, nay được Kiến đạo vị là được thêm đối tượng biên tế các pháp (121B). Rồi các giai đoạn liên tiếp về sau, trong tất cả Bồ tát địa c̣n lại, th́ tiến tu Tu đạo vị, bằng cách tác ư tư duy cả ba đối tượng nói trên. Tựa như có kẻ lấy chốt nhỏ đẩy chốt to ra, vị Bồ tát này, với cách lấy chốt tháo chốt mà trừ khử mọi ấn tượng có từ bên trong, nên bao nhiêu cái tướng thuộc loại tạp nhiễm đều trừ khử cả, và tướng phược được trừ khử nên trọng phược cũng trừ khử. V́ vĩnh viễn hại được tướng phược và trọng phược nên tuần tự trong các Bồ tát địa về sau, vị Bồ tát này y như cách luyện vàng mà luyện tâm ḿnh, cho đến chứng được vô thượng bồ đề, nghĩa là chứng được đối tượng sở tác thành tựu (122) . Thiện nam tử, như thế đó gọi là Bồ tát từ bên trong tu hành chính xác về chỉ quán nên chứng được vô thượng bồ đề.

Nói Sự Dẫn Ra Uy Đức Quản Đại Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, như thế nào là Bồ tát tu hành (chỉ quán) dẫn ra uy đức cao rộng của Bồ tát? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, Bồ tát khéo biết sáu sự sau đây th́ có thể dẫn ra uy đức cao rộng của Bồ tát: khéo biết tâm phát sinh, khéo biết tâm trú ở, khéo biết tâm thoát ra, khéo biết tâm thêm lên, khéo biết tâm bớt đi, khéo biết các phương tiện. Một, khéo biết tâm phát sinh là chính xác biết mười sáu tâm phát sinh khác nhau, đó là thứ nhất, sự phát sinh của cái thức mà hành tướng năng duyên khó biết, liên tục chấp thọ sắc căn và liên tục chấp tŕ thế giới, đó là a đà na thức; thứ hai, sự phát sinh của cái thức mà hành tướng đa dạng vin theo đối cảnh đa dạng, đó là phân biệt ư thức nhận thức một lúc tất cả đối cảnh sắc thanh hương vị xúc và cảm nhận một lúc tất cả ấn tượng của giác quan ở trong và đối cảnh ở ngoài, đó là phân biệt ư thức trong một thoáng mà nhập nhiều chánh định, thấy nhiều cơi Phật, thấy nhiều đức Phật; thứ ba, sự phát sinh của cái thức mà đối cảnh nhỏ hẹp, đó là thức hệ thuộc Dục giới; thứ tư, sự phát sinh của cái thức mà đối cảnh rộng lớn, đó thức hệ thuộc Sắc giới; thứ năm, sự phát sinh của cái thức mà đối cảnh vô lượng, đó là thức hệ thuộc Không vô biên xứ và Thức vô biên xứ; thứ sáu, sự phát sinh của cái thức mà đối cảnh vi tế, đó là thức hệ thuộc Vô sở hữu xứ; thứ bảy, sự phát sinh của cái thức mà đối cảnh tận biên, đó là thức hệ thuộc Phi phi tưởng xứ; thứ tám, sự phát sinh của cái thức mà đối cảnh vô tướng, đó là thức siêu thoát thế gian và thức vin theo niết bàn; thứ chín, sự phát sinh của cái thức đi đôi với khổ thọ, đó là thức địa ngục; thứ mười, sự phát sinh của cái thức đi đôi với tạp thọ, đó là thức Dục giới; mười một, sự phát sinh của cái thức đi đôi với hỷ thọ, đó là thức Sơ thiền và Nhị thiền; mười hai, sự phát sinh của cái thức đi đôi với lạc thọ, đó là thức Tam thiền; mười ba, sự phát sinh của cái thức đi đôi với xả thọ, đó là thức Tứ thiền cho đến Phi phi tưởng xứ; mười bốn, sự phát sinh của cái thức đi đôi với các pháp nhiễm, đó là thức thích ứng với mọi phiền năo và tùy phiền năo; mười lăm, sự phát sinh của cái thức đi đôi với các pháp lành, đó là thức thích ứng với tâm sở thiện; mười sáu, sự phát sinh của cái thức đi đôi với pháp vô kư, đó là thức không thích ứng cả hai loại tâm sở nói trên. Hai, khéo biết tâm trú ở là biết chính xác chân như nơi sự liễu biệt (123) . Ba, khéo biết tâm thoát ra là biết chính xác rằng phải thoát khỏi hai thứ tướng phược và trọng phược, và đó là khéo biết rằng phải làm cho tâm ḿnh thoát ra hai thứ như vậy (124) . Bốn, khéo biết tâm thêm lên là biết chính xác về cái tâm trí đối trị được tướng phược và trọng phược khi nó lớn thêm khi nó dồn lại, (những ǵ tùy thuộc nó) cũng được lớn thêm cũng được dồn lại. Năm, khéo biết tâm bớt đi là biết chính xác về cái bị đối trị, tức cái tâm trí bị bẩn v́ tướng phược và trọng phược khi nó lui lại khi nó bớt đi, (những ǵ tùy thuộc nó) cũng bị lui lại cũng bị bớt đi. Sáu, khéo biết các phương tiện là biết chính xác về tám giải thoát tám thắng xứ và mười biến xứ, về cách tu tập và về sự trừ khử (của các pháp này). Thiện nam tử, Bồ tát nào khéo biết như vậy th́ uy đức cao rộng của Bồ tát hoặc đă được dẫn ra, hoặc sẽ được dẫn ra, hoặc đang được dẫn ra.

Lược Giải.-

Ở đây cho thấy uy đức của Tâm cao rộng biết bao. Biết uy đức ấy mà tu tập để phục hồi và vận dụng th́ thế chính là uy đức Bồ tát được dẫn ra đó.

Nói Nhập Vô Dư Y Diệt Các Thọ Của Chỉ Quán

Chính Văn.-

Đại bồ tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói trong niết bàn hoàn toàn (125) th́ hết thảy cảm giác (126) vĩnh viễn diệt hết, không c̣n thừa sót, vậy những cảm giác nào bị vĩnh viễn diệt hết ở đây? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, lấy cốt yếu mà nói th́ ở đây có hai loại cảm giác vĩnh viễn diệt hết, không c̣n thừa sót, đó là một, cảm giác xuất từ giác quan, và hai, cảm giác xuất từ đối cảnh (127) . Cảm giác xuất từ giác quan lại có bốn loại: thứ nhất là cảm giác dựa vào giác quan có sắc chất, thứ hai là cảm giác dựa vào giác quan không sắc chất, thứ ba là cảm giác của kết quả đă hoàn thành, thứ tư là cảm giác của kết quả chưa hoàn thành ẫ kết quả đă hoàn thành là cảm giác hưởng chịu trong hiện tại, kết quả chưa hoàn thành là cảm giác làm nhân cho vị lai (128) . Cảm giác xuất từ đối cảnh cũng có bốn loại: thứ nhất là cảm giác do thế giới đang sống (129) , thứ hai là cảm giác do đồ dùng để sống, thứ ba là cảm giác do hưởng dụng hai loại trên, thứ tư là các giác do luyến tiếc hai loại trên. Trong niết bàn chưa toàn th́ đă diệt hết tất cả cảm giác của kết quả chưa hoàn thành, c̣n lại là cảm giác phát sinh từ tuệ giác đối trị, là cảm giác mà thánh giả và phàm phu đều có, là cảm giác của kết quả đă hoàn thành; lại nữa, (trong niết bàn chưa toàn) cũng diệt hết cả hai loại cảm giác (của kết quả là đă hoàn thành và chưa hoàn thành), c̣n lại chỉ có cảm giác phát sinh từ tuệ giác đối trị. C̣n niết bàn hoàn toàn mà nhập vào th́ lúc đó cái cảm giác phát sinh từ tuệ giác đối trị cũng không c̣n. Do vậy nên Như lai nói rằng trong niết bàn hoàn toàn, hết thảy cảm giác đều vĩnh viễn diệt cả, không c̣n thừa sót.

Lược Giải.-

Rơ ràng đoạn này nói về niết bàn một cách cho giống niết bàn của La hán, chứ chưa phải nói về đại niết bàn của Phật. C̣n cảm giác th́ coi lại phẩm một và coi tới phẩm tám sẽ thấy cảm giác của Phật là thế nào, ấy là chưa kể cảm giác v́ chúng sinh mà có.

Kết Thúc Pháp Thoại Chỉ Quán

Chính Văn.-

Lúc ấy đức Thế tôn dạy như vậy rồi lại nói với đại bồ tát Từ thị: Tốt lắm, Thiện nam tử, hôm nay ông khéo căn cứ pháp du dà tinh tế, cùng cực trong sáng và hoàn toàn đầy đủ mà xin hỏi Như lai. Đối với pháp du dà, vốn ông đă được sự khéo léo hiểu biết một cách quyết định và tột bậc. Như lai cũng đă nói cho ông về pháp du dà tinh tế, cùng cực trong sáng và hoàn toàn đầy đủ. Trong quá khứ và trong vị lai, bao nhiêu bậc Chánh biến giác đă nói và sẽ nói th́ cũng toàn là nói như vậy. Các thiện nam và thiện nữ nên dựa vào pháp thoại này, dũng mănh tinh tiến mà chính xác tu học.

Đức Thế tôn muốn lặp lại ư nghĩa đă nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

Đối với du dà

giáo pháp lập ra (130) ,

ai sống buông thả

mất đại niết bàn;

dựa vào du dà

giáo pháp lập ra,

chính xác tu tập

được đại bồ đề.

Thấy mà thủ đắc,

khó mong giải thoát!

cho cái thấy ấy

là đă được Pháp,

kẻ ấy rời xa

khỏi pháp du dà

như là mặt đất

cách xa không gian.

Lợi ích chúng sinh

một cách bền bỉ

mà không nghĩ rằng

ḿnh làm như vậy:

lĩnh hội như vậy

càng làm lợi người.

Ai người có trí

làm hết kiếp lượng (131)

th́ được cái mừng

cao cả trong sáng.

Ai v́ dục vọng

mà thuyết chánh pháp,

th́ người như vậy

phải được gọi là

đă bỏ dục vọng

lại theo dục vọng!

Ngu si như vậy

mà được Pháp này

th́ như một kẻ

được ngọc vô giá

mà đi lang thang

làm kẻ ăn mày!

Cái lối luận bàn

vô ích ồn náo

th́ phải bỏ đi

để mà nổi dậy

hạnh nguyện tinh tiến

vào bậc thượng thừa:

v́ để hóa độ

cả trời và người,

hăy siêng tu học

pháp du dà này!

Bấy giờ đại bồ tát Từ thị lại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, trong toàn bộ pháp thoại Giải thâm mật, pháp thoại này nên mệnh danh là ǵ? chúng con phải kính cẩn ghi nhớ như thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Từ thị: Thiện nam tử, pháp thoại này tên là Nghĩa lư hoàn hảo về du dà. Ông hăy kính cẩn ghi nhớ theo cái tên như vậy.

Khi đức Thế tôn nói pháp thoại Nghĩa lư hoàn hảo về du dà th́ trong đại hội có sáu trăm ngàn chúng sinh phát tâm vô thượng bồ đề; ba trăm ngàn Thanh văn lánh xa bụi bặm, tách rời dơ bẩn, đối với các pháp th́ được mắt pháp trong sáng; một trăm năm mươi ngàn Thanh văn hết hẳn mọi sự sơ hở, tâm được giải thoát; bảy mươi lăm ngàn Bồ tát được tác ư về du dà rộng lớn.

Kinh Giải Thâm Mật
HT. Thích Trí Quang dịch giải

Phẩm bảy: Địa Độ (132)

Vào lúc bấy giờ, đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói mười Bồ tát địa: thứ nhất là Cực hỷ địa, thứ hai là Ly cấu địa, thứ ba là Phát quang địa, thứ tư là Diệm tuệ địa, thứ năm là Nan thắng địa, thứ sáu là Hiện tiền địa, thứ bảy là Viễn hành địa, thứ tám là Bất động địa, thứ chín là Thiện tuệ địa, thứ mười là Pháp vân địa, lại nói Như lai địa làm thứ mười một; các địa như vậy được bao gồm vào mấy sự thanh tịnh và mấy phần (viên măn)?

Lúc ấy đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, nên biết các địa như vậy bao gồm vào bốn sự thanh tịnh và mười một phần viên măn. Bốn sự thanh tịnh bao gồm được các địa là một, sự thanh tịnh do ư lạc tăng thượng th́ bao gồm địa thứ nhất, hai, sự thanh tịnh do giới tăng thượng th́ bao gồm địa thứ hai, ba, sự thanh tịnh do tâm tăng thượng th́ bao gồm địa thứ ba, bốn, sự thanh tịnh do tuệ tăng thượng th́ trong các địa sau đó càng siêu việt và tinh tế hơn lên nên bao gồm từ địa thứ tư cho đến Như lai địa. Đó là bốn sự thanh tịnh bao gồm tất cả các địa.

Thiện nam tử, mười một phần viên măn bao gồm được các địa là (một), các vị Bồ tát trước tiên ở Giải hành địa (133) dùng mười pháp hạnh (134) mà rất khéo tu tập về thắng giải và thắng nhẫn, nên vượt qua địa ấy mà nhập vào chánh tánh ly sanh của Bồ tát. (Hai), các vị Bồ tát này do lư do này mà phần địa thứ nhất đă viên măn; nhưng chưa thể chánh trí tu hành (135) trong hiện hành của sự lầm lỡ vi phạm rất nhỏ, v́ vậy mà phần địa thứ hai chưa viên măn; để phần này được viên măn nên tinh cần tu tập th́ chứng được. (Ba), các vị Bồ tát này do lư do này mà phần địa thứ hai đă viên măn; nhưng chưa thể đạt được đẳng tŕ đẳng chí viên măn và văn tŕ đà la ni viên măn thuộc loại thế gian, v́ vậy mà phần địa thứ ba chưa viên măn; để phần này được viên măn nên tinh cần tu tập th́ chứng được. (Bốn), các vị Bồ tát này do lư do này mà phần địa thứ ba đă viên măn; nhưng chưa thể làm cho pháp bồ đề phần nào đă được th́ tu tập nhiều lên, tâm trí chưa bỏ được định ái và pháp ái, v́ vậy mà phần địa thứ tư chưa viên măn; để phần này được viên măn nên tinh cần tu tập th́ chứng được. (Năm), các vị Bồ tát này do lư do này mà phần địa thứ tư đă viên măn; nhưng chưa thể chính xác quán sát các đế lư, chưa bỏ được cái tác ư một chiều bỏ sinh tử hướng niết bàn, chưa tu được các pháp bồ đề phần bao gồm trong phần phương tiện, v́ vậy mà phần địa thứ năm chưa viên măn; để phần này được viên măn nên tinh cần tu tập th́ chứng được. (Sáu), các vị Bồ tát này do lư do này mà phần địa thứ năm đă viên măn; nhưng chưa thể chính xác quán sát sự sinh tử lưu chuyển, lại v́ quá chán sự sinh tử lưu chuyển ấy, nghĩa là chưa thể ở nhiều trong sự tác ư về vô tướng, v́ vậy mà phần địa thứ sáu chưa viên măn; để phần này được viên măn nên tinh cần tu tập th́ chứng được. (Bảy), các vị Bồ tát này do lư do này mà phần địa thứ sáu đă viên măn; nhưng chưa thể làm cho sự tác ư về vô tướng được không thiếu sót không gián đoạn và tu tập nhiều, v́ vậy mà phần địa thứ bảy chưa viên măn; để phần này được viên măn nên tinh cần tu tập th́ chứng được. (Tám), các vị Bồ tát này do lư do này mà phần địa thứ bảy đă viên măn; nhưng chưa thể hết được sự dụng công về vô tướng, lại chưa được tự tại với hữu tướng, v́ vậy mà phần địa thứ tám chưa viên măn; để phần này được viên măn nên tinh cần tu tập th́ chứng được. (Chín), các vị Bồ tát này do lư do này mà phần địa thứ tám đă viên măn; nhưng đối với những danh và những tướng diễn đạt khác nhau về hết thảy chủng loại để tuyên thuyết chánh pháp th́ chưa được đại tự tại, v́ vậy mà phần địa thứ chín chưa viên măn; để phần này được viên măn nên tinh cần tu tập th́ chứng được. (Mười), các vị Bồ tát này do lư do này mà phần địa thứ chín đă viên măn; nhưng chưa thể hiện tiền chứng thọ pháp thân viên măn, v́ vậy mà phần địa thứ mười chưa viên măn; để phần này được viên măn nên tinh cần tu tập th́ chứng được. (Mười một), các vị Bồ tát này do lư do này mà phần địa thứ mười đă viên măn; nhưng đối với toàn thể cảnh giới sở tri, vẫn chưa được cái trí thấy biết tinh tế không c̣n vướng mắc không c̣n chướng ngại, v́ vậy mà phần địa thứ mười một chưa viên măn; để phần này được viên măn nên tinh cần tu tập th́ chứng được -- Chứng được phần này viên măn là viên măn tất cả các phần. Đó là mười một phần viên măn bao gồm hết cả các địa.

Lược Giải.-

Đoạn Đ1 này có 6 đoạn nhỏ. Trên đây là đoạn nhỏ thứ nhất, nói 10 địa bao gồm trong 4 sự thanh tịnh và 11 phần viên măn.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, v́ sao địa đầu tiên tên là Cực hỷ địa, cho đến v́ sao địa cuối cùng tên là Như lai địa? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan thế âm: Thiện nam tử, thành tựu lợi ích chân thật và vĩ đại, được tâm trí xuất thế mà trước đây chưa được, sinh hoan hỷ lớn lao, nên địa đầu tiên tên là Cực hỷ địa. Rời xa hết thảy mọi sự phạm giới rất nhỏ, nên địa thứ hai tên là Ly cấu địa. Chánh định và văn tŕ đà la ni mà ở đây đạt được th́ có thể làm chỗ dựa cho vô lượng ánh sáng trí giác, nên địa thứ ba tên là Phát quang địa. Do pháp bồ đề phần ở đây thành đạt mà thiêu đốt phiền năo, trí giác ở đây như ngọn lửa, nên địa thứ tư tên là Diệm tuệ địa. Chính pháp bồ đề phần nói trên, ở đây phương tiện tu tập cùng cực khó khăn mới được tự tại, nên địa thứ năm tên là Nam thăắng địa. Quán sát các hành lưu chuyển như ở trước mắt, nhưng đối với vô tướng th́ tu nhiều về tác ư mới hiện ở trước mắt, nên địa thứ sáu tên là Hiện tiền địa. Đứng xa mà đă được cái tác ư không c̣n thiếu sót và gián đoạn về vô tướng, tiếp cận với vị trí thanh tịnh, nên địa thứ bảy tên là Viễn hành địa. Đă được vô công dụng đối với vô tướng, trong các tướng th́ không c̣n bị phiền năo hiện hành làm xao động, nên địa thứ tám tên là Bất động địa. Đối với sự thuyết pháp bằng tất cả chủng loại th́ đă được tự tại, đă được trí tuệ rộng lớn và không tội lỗi, nên địa thứ chín tên là Thiện tuệ địa. Cái thân nặng nề th́ như hư không, c̣n sự viên măn của pháp thân th́ như mây lớn giăng che khắp cả, nên địa thứ mười tên là Pháp vân địa. Diệt trừ vĩnh viễn phiền năo chướng và sở tri chướng cùng cực vi tế, không c̣n vướng mắc không c̣n chướng ngại, đối với cảnh giới sở tri, tức toàn thể chủng loại, đă thể hiện chánh biến giác, nên địa thứ mười một tên là Như lai địa.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ hai, giải thích danh nghĩa của các địa.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, trong các địa như thế này có mấy thứ ngu tối? có mấy sự nặng nề (136) ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, trong các địa như thế này có hai mươi hai thứ ngu tối và mười một sự nặng nề, toàn là những cái bị đối trị. Một, trong địa đầu tiên có hai thứ ngu tối, một là ngu tối v́ ngă chấp và pháp chấp, hai là ngu tối v́ những sự tạp nhiễm trong ác đạo, cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Hai, trong địa thứ hai có hai thứ ngu tối, một là ngu tối v́ sự lầm lỡ vi phạm rất nhỏ, hai là ngu tối v́ các nghiệp, cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Ba, trong địa thứ ba có hai thứ ngu tối, một là ngu tối v́ tham lam của dục, hai là ngu tối đôắi với văn tŕ đà la ni viên măn, cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Bốn, trong địa thứ tư có hai thứ ngu tối, một là ngu tối v́ định ái, hai là ngu tối v́ pháp ái, cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Năm, trong địa thứ năm có hai thứ ngu tối, một là ngu tối v́ tác ư một chiều bỏ sinh tử, hai là ngu tối v́ tác ư một chiều hướng niết bàn, cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Sáu, trong địa thứ sáu có hai thứ ngu tối, một là ngu tối v́ hiện tiền quán sát các hành lưu chuyển, hai là ngu tối v́ hiện hành nhiều về hữu tướng, cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Bảy, trong địa thứ bảy có hai thứ ngu tối, một là ngu tối v́ hiện hành của tế tướng, hai là ngu tối đối với tác ư mong thuần vô tướng, cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Tám, trong địa thứ tám có hai thứ ngu tối, một là ngu tối v́ dụng công về vô tướng, hai là ngu tối đôắi với sự tự tại về hữu tướng, cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Chín, trong địa thứ chín có hai thứ ngu tối, một là ngu tối đối với sự tự tại về tuệ biện đà la ni của các địa sau nữa, trong sự thuyết pháp vô lượng và trong vô lượng pháp nghĩa văn tự, hai là ngu tối đối với sự tự tại về biện tài, cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Mười, trong địa thứ mười có hai thứ ngu tối, một là ngu tối đối với đại thần thông, hai là ngu tối đối với sự ngộ nhập về bí mật vi tế, cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Mười một, trong địa thứ mười một có hai thứ ngu tối, một là ngu tối v́ sự vướng mắc cùng cực vi tế về toàn thể cảnh giới sở tri, hai là ngu tối v́ sự chướng ngại cùng cực vi tế (về toàn thể cảnh giới sở tri), cùng với sự nặng nề của hai thứ ngu tối ấy, là những cái bị đối trị ở đây. Do hai mươi hai thứ ngu tối cùng với mười một sự nặng nề như vậy nên lập ra các địa, và được vô thượng bồ đề th́ thoát ly hết cả mọi sự ràng buộc ấy. Đại bồ tát Quan tự tại lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, vô thượng bồ đề rất kỳ lạ, rất hiếm có, cho đến đạt được lợi ích lớn lao và thành quả lớn lao, là làm cho các vị Bồ tát phá được cái lưới ngu tối lớn lao đến thế, và vượt được cái rừng nặng nề lớn lao đến thế, mà hiện tiền chứng được vô thượng bồ đề ấy.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ ba, phân biệt các địa bằng 22 thứ ngu tối, 11 sự nặng nề.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, các địa như thế này được lập ra bởi mấy thứ đặc thù? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, khái lược có tám thứ: một là sự thanh tịnh của ư lạc tăng thượng, hai là sự thanh tịnh của tâm tăng thượng, ba là sự thanh tịnh của bi tăng thượng, bốn là sự thanh tịnh của độ tăng thượng, năm là sự thanh tịnh của sự phụng sự chư Phật tăng thượng, sáu là sự thanh tịnh của sự thành thục chúng sinh tăng thượng, bảy là sự thanh tịnh của sự thọ sinh tăng thượng, tám là sự thanh tịnh của uy đức tăng thượng. Sự thanh tịnh của ư lạc tăng thượng cho đến sự thanh tịnh của uy đức tăng thượng trong địa đầu tiên, cùng với sự thanh tịnh của ư lạc tăng thượng cho đến sự thanh tịnh của uy đức tăng thượng trong các địa sau đó cho đến trong Như lai địa, nên biết những sự thanh tịnh này triển chuyển hơn lên, chỉ trong Như lai địa th́ trừ sự thanh tịnh của sự thọ sinh tăng thượng (137) . Thêm nữa, công đức mà địa đầu tiên có th́ các địa trên nữa cũng có một cách b́nh đẳng, nhưng nên biết cái công đức đặc thù của bản địa th́ vẫn là đặc thù (138) ; công đức của mười Bồ tát địa toàn là c̣n có cái trên nữa, c̣n công đức của Như lai địa th́ nên biết không có ǵ trên nữa.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ tư, phân biệt các địa bằng 8 sự đặc thù.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, v́ lư do nào mà nói sự thọ sinh của Bồ tát đặc thù nhất đối với mọi sự thọ sinh khác? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, v́ bốn lư do: một là do thiện căn cực kỳ trong sạch mà có sự thọ sinh ấy, hai là do sức mạnh của sự cố ư chọn lựa mà lấy sự thọ sinh ấy, ba là v́ thương xót cứu vớt chúng sinh mà phải thọ sinh, bốn là bản thân không ô nhiễm v́ sự thọ sinh mà c̣n trừ được cho người sự ô nhiễm ấy.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ năm, nói các địa bằng sự thọ sinh đặc thù.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, do lư do nào mà nói các vị Bồ tát làm theo cái nguyện rộng lớn, nhiệm mầu và siêu việt? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, do bốn lư do, (một), Bồ tát biết rơ và biết khéo cái vui của niết bàn và ḿnh đủ sức chứng lấy một cách mau chóng, (hai) nhưng vẫn bỏ sự mau chóng chứng lấy cái vui ấy, (ba) mà không cần mời mọc, không đợi biết ơn, vẫn phát ra tâm nguyện vĩ đại, (bốn) nguyện v́ lợi ích chúng sinh mà ở trong cái khổ lớn lao vừa đa dạng vừa lâu dài. V́ vậy Như lai nói Bồ tát làm theo cái nguyện rộng lớn, nhiệm mầu và siêu việt.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ sáu, nói các địa bằng đại nguyện (đủ 3 đặc tính và do 4 lư do).

Nói Về Các Độ

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, các vị Bồ tát (trong mười địa) như vậy có mấy sự phải tu học? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, sự phải tu học của Bồ tát có sáu: thí độ, giới độ, nhẫn độ, tiến độ, định độ, tuệ độ.

Lược Giải.-

Đoạn Đ2 này có 18 đoạn nhỏ. Trên đây là đoạn nhỏ thứ nhất, nói về số lượng 6 độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, sáu sự phải tu học như vậy, mấy sự thuộc về giới học tăng thượng? mấy sự thuộc về tâm học tăng thượng? mấy sự thuộc về tuệ học tăng thượng? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, nên biết (thí độ giới độ nhẫn độ) ba sự đầu ấy chỉ thuộc về giới học tăng thượng, định độ một sự chỉ thuộc về tâm học tăng thượng, tuệ độ một sự chỉ thuộc về tuệ học tăng thượng, và Như lai nói rằng tiến độ th́ khắp trong tất cả.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ hai, nói 6 độ thuộc 3 học.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, sáu sự phải tu học như vậy mấy sự thuộc về phước đức tư lương? mấy sự thuộc về trí tuệ tư lương? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, sự nào thuộc về giới học tăng thượng th́ thuộc về phước đức tư lương, sự nào thuộc về tuệ học tăng thượng th́ thuộc về trí tuệ tư lương, c̣n hai sự tiến độ và định độ th́ Như lai nói khắp trong tất cả.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ ba, nói 6 độ thuộc 2 tư lương.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, đối với sáu sự phải tu học như vậy, Bồ tát phải tu học như thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, phải tu học bằng năm cách thức sau đây: một là đầu tiên, tin hiểu sắc mạnh đối với giáo pháp tinh tế tương ứng với sáu độ, thuộc về Bồ tát tạng; hai là kế đó, đối với mười pháp hạnh th́ đem cái trí được tác thành bởi sự nghe sự nghĩ sự tu mà tinh tiến tu hành; ba là theo mà giữ tâm nguyện bồ đề; bốn là thân gần các vị thiện tri thức đích thực; năm là siêng tu các loại thiện pháp một cách không có gián đoạn.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ tư, nói 6 độ tu bằng 5 cách.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, v́ lư do nào mà qui định sự phải tu học như vậy chỉ có sáu số? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại : Thiện nam tử, v́ hai lư do: một là lư do lợi ích chúng sinh, hai là lư do đối trị phiền năo. Ba độ trước là để lợi ích chúng sinh, ba độ sau là để đối trị phiền năo, nên nhận định như vậy. Ba độ trước lợi ích chúng sinh là Bồ tát do bố thí nên thu thập đồ dùng để lợi ích chúng sinh, do tŕ giới nên không tổn hại bức bách và quấy rối để lợi ích chúng sinh, do nhẫn nhục nên chịu đựng sự tổn hại bức bách và quấy rối của chúng sinh để lợi ích chúng sinh. Ba độ sau đối trị phiền năo là Bồ tát do tinh tiến nên dẫu chưa trừ hẳn phiền năo, cũng chưa diệt hẳn tùy miên (139) , mà vẫn dũng mănh tu hành các loại thiện pháp, phiền năo không thể khuynh động sự tu hành ấy; rồi do thiền định mà trừ hẳn phiền năo; do tuệ giác mà diệt hẳn tùy miên.

Đại bồ tát Quan tự tại lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, v́ lư do nào mà qui định các độ khác chỉ có bốn số? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại : Thiện nam tử, v́ lư do làm sự hỗ trợ cho sáu độ. (Một), Bồ tát lợi ích chúng sinh bằng ba độ trước là dùng các nhiếp pháp (140) làm phương tiện mà thu nhận họ, đặt họ vào thiện pháp, nên Như lai nói phương tiện độ làm sự hỗ trợ của ba độ trước. (Hai), Bồ tát nếu v́ hiện tại nhiều phiền năo nên không thể tu hành một cách liên tục; v́ ư lạc hèn kém và v́ thắng giải (xao động) của cơi Dục nên không thể nội tâm an trú; v́ không thể lắng nghe, vin theo và khéo tu giáo pháp Bồ tát tạng nên sự tịnh lự không thể dẫn ra cái tuệ xuất thế; (v́ ba lư do như vậy), vị Bồ tát ấy thu thập phước đức tư lương đang ít và kém mà phát thệ nguyện chính yếu, để đời sau phiền năo được nhẹ và nhỏ đi, như thế đó là nguyện độ; do nguyện này mà phiền năo nhỏ và mỏng, có thể thực hành tinh tiến, nên Như lai nói nguyện độ làm sự hỗ trợ của tiến độ. (Ba), Bồ tát nếu thân gần các bậc thiện sĩ để lắng nghe chánh pháp và tác ư đúng lư, do nhân tố này mà xoay ư lạc hèn kém thành ư lạc siêu việt, lại được thắng giải (b́nh lặng) của cơi trên, như thế đó là lực độ; do lực này mà có thể nội tâm an trú, nên Như lai nói lực độ làm sự hỗ trợ của định độ. (Bốn), Bồ tát nếu đă lắng nghe, vin theo và khéo tu giáo pháp Bồ tát tạng th́ có thể phát ra tịnh lự, như thế đó là trí độ; do trí này mà có thể dẫn ra cái tuệ xuất thế, nên Như lai nói trí độ làm sự hỗ trợ của tuệ độ.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ năm, nói lư do của số lượng 6 độ (và của 4 độ hỗ trợ, thành cái gọi là 10 độ).

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, v́ lư do nào mà nói sáu độ theo thứ tự như vậy? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, v́ lư do dẫn ra các độ về sau: Bồ tát nếu không luyến tiếc thân mạng và tài sản th́ có thể lănh thọ và chấp tŕ tịnh giới, để chấp tŕ tịnh giới nên thực hành nhẫn nhục, thực hành nhẫn nhục th́ phát ra tinh tiến, phát ra tinh tiến th́ có thể thành đạt tịnh lự, thành đạt tịnh lự th́ đạt được cái tuệ xuất thế. V́ thế mà Như lai nói sáu độ theo thứ tự như vậy.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ sáu, nói thứ tự của 6 độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, sáu độ như vậy mỗi độ có mấy loại khác nhau? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, mỗi độ có ba loại. Ba loại thí độ là bố thí chánh pháp, bố trí tài sản, bố thí vô úy. Ba loại giới độ là tịnh giới diệt ác, tịnh giới sinh thiện, tịnh giới lợi người (141) . Ba loại nhẫn độ là nhẫn chịu oán hại, nhẫn chịu khổ cực, nhẫn chịu chân lư. Ba loại tiến độ là tinh tiến áo giáp (142) , tinh tiến sinh thiện, tinh tiến lợi người. Ba loại định độ là tịnh lự dẫn ra pháp lạc (143) , tịnh lự dẫn ra công đức, tịnh lự dẫn ra lợi người. Ba loại tuệ độ là tuệ giác vin thế tục đế, tuệ giác vin thắng nghĩa đế, tuệ giác vin lợi ích người (144) .

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ bảy, nói các loại của 6 độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, v́ lư do nào mà sáu độ gọi là độ (145) ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, v́ năm lư do: một là v́ không nhuốm bẩn, hai là v́ không lưu luyến, ba là v́ không tội lỗi, bốn là v́ không phân biệt, năm là v́ chánh hồi hướng (145B) . Không nhuốm bẩn là không nhuốm bẩn v́ những cái trái ngược với các độ. Không lưu luyến là tâm không buộc vào các thành quả và dị thục quả (146) của các độ, và vào sự trả ơn về các độ. Không tội lỗi là đối với các độ, không có sự tạp nhiễm xen vào và tách rời sự phi phương tiện. Không phân biệt là đối với các độ không theo ngôn từ mà chấp đặc tính. Chánh hồi hướng là đem các độ đă làm đă qui tụ xoay lại mà cầu thành quả vô thượng bồ đề. Bạch đức Thế tôn, những ǵ gọi là cái trái ngược với các độ? Thiện nam tử, những cái ấy đại khái có sáu: một là ưa thích dục lạc (146B) và giàu có tự do mà cảm thấy sâu xa là hay ho và hữu ích (147) , hai là tung thân miệng ư vào cái ḿnh ưa thích mà cảm thấy sâu xa là hay ho và hữu ích, ba là không nhẫn nhịn nổi khi kẻ khác khinh miệt mà cảm thấy sâu xa là hay ho và hữu ích, bốn là không siêng tu tập và đắm say dục lạc mà cảm thấy sâu xa là hay ho và hữu ích, năm là ở chỗ ồn náo và làm việc tạp loạn mà cảm thấy sâu xa là hay ho và hữu ích, sáu là thấy nghe hay biết rồi ngôn từ hư luận mà cảm thấy sâu xa là hay ho và hữu ích. Bạch đức Thế tôn, những ǵ là quả báo của các độ ? Thiện nam tử, quả báo ấy đại khái cũng có sáu : một là được giàu có lớn, hai là sinh chỗ tốt lành, ba là không có thù oán, không bị phá hoại, lắm nỗi vui vẻ, bốn là đứng đầu mọi người, năm là thân không tổn hại, sáu là thuộc ḍng họ lớn. Bạch đức Thế tôn, những ǵ là sự tạp nhiễm xen vào của các độ? Thiện nam tử, là đại khái có bốn cách làm: một là làm mà không t́nh thương, hai là làm mà không hợp lư, ba là làm mà không thường xuyên, bốn là làm mà không thiết tha. -- Làm mà không hợp lư là khi làm một độ mà tách rời và đánh mất các độ khác (148) . Bạch đức Thế tôn, thế nào là phi phương tiện của các độ? Thiện nam tử, Bồ tát muốn đem các độ lợi ích chúng sinh, nhưng chỉ lợi ích chúng sinh bằng tiền của mà cho là đủ rồi, không đưa họ thoát chỗ ác, không đặt họ vào chỗ lành, th́ như thế đó là cách làm phi phương tiện. -- Bởi v́, Thiện nam tử, không phải chỉ làm như thế cho chúng sinh mà gọi là lợi ích thật; tựa như phấn uế th́ nhiều ít ǵ cũng không bao giờ làm cho thơm lên được, chúng sinh cũng vậy, v́ là hành khổ (149) nên bản chất chúng sinh là khổ, không cách ǵ chỉ lợi ích tạm thời bằng tiền của mà có thể làm cho họ chuyển thành ra vui, chỉ có cách đem họ đặt vào trong thiện pháp tuyệt hảo mới được gọi là lợi ích bậc nhất.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ tám, nói về cái tên độ của 6 độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, các độ như thế này có mấy sự thanh tịnh? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, Như lai không bao giờ nói ngoài năm sự nói trên mà các độ có sự thanh tịnh nào khác. Nhưng nay Như lai căn cứ chính năm sự ấy mà nói tổng quát và nói riêng biệt về sự thanh tịnh của các độ. Nói tổng quát về sự thanh tịnh của các độ th́ ông nên biết có bảy sự: một là không cầu ai biết các độ ấy, hai là tự thấy có các độ ấy mà không sinh ra chấp trước, ba là không hoài nghi chính các độ ấy rằng đạt được vô thượng bồ đề hay không, bốn là không bao giờ khen ḿnh chê người mà khinh miệt ai, năm là không kiêu ngạo buông thả, sáu là không bao giờ được chút ít mà đă mừng rằng đủ rồi, bảy là không bao giờ v́ các độ này mà ganh ghét keo kiết với ai (khi thấy họ cũng có các độ ấy). Nói riêng biệt về sự thanh tịnh của các độ th́ (mỗi độ) cũng có bảy sự. (Thứ nhất), các vị Bồ tát tùy thuận làm đúng như bảy sự thanh tịnh của thí độ mà Như lai nói, ấy là do của thanh tịnh, do giới thanh tịnh, do thấy thanh tịnh, do tâm thanh tịnh, do nói thanh tịnh, do trí thanh tịnh và do bẩn thanh tịnh (150) mà làm sự bố thí thanh tịnh. Như thế đó gọi là bảy sự thanh tịnh của thí độ. (Thứ hai), các vị Bồ tát khéo biết giới pháp Như lai thiết lập, khéo biết cách thức ra khỏi sự vi phạm, hoàn hảo giới pháp thường xuyên, giới pháp bền chắc, giới pháp thường làm, giới pháp thường chuyển (151) , và học tất cả giới điều. Như thế đó gọi là bảy sự thanh tịnh của giới độ. (Thứ ba), các vị Bồ tát thâm tín nghiệp báo nên khi có sự bất lợi xảy ra th́ không tức bực; cũng không mắng lại, không giận không đánh, không khủng khiếp, không hư lộng, không hại lại bằng những cách bất lợi; không thù oán; khi họ sám hối (152) th́ không làm họ bực bội; cũng không mong đợi họ đến sám hối; không v́ sợ hay thương mà nhẫn nhục; không phải làm ơn (một lần) rồi bỏ họ liền (mà không tiếp tục lợi ích cho họ). Như thế đó gọi là bảy sự thanh tịnh của nhẫn độ. (Thứ tư), các vị Bồ tát nhận thức tính chất quân b́nh (chứ không gấp không hoăn) của tinh tiến, không v́ dũng mănh tinh tiến mà tự cao và lấn người, đầy đủ nghị lực lớn lao, đầy đủ tiến thủ lớn lao, có thể làm nổi và làm được, kiên cường, không bao giờ trút bỏ cái ách kéo các thiện pháp. Như thế đó gọi là bảy sự thanh tịnh của tiến độ. (Thứ năm), các vị Bồ tát có tịnh lự biết thế tục đế, có tịnh lự biết thắng nghĩa đế (153) , có tịnh lự biết cả hai đế, có tịnh lự chuyển động, có tịnh lự không dựa, có tịnh lự khéo tu (154) , có tịnh lự y như Bồ tát tạng mà lắng nghe, vin theo và tu tập vô lượng chánh định. Như thế đó gọi là bảy sự thanh tịnh của định độ. (Thứ bảy), các vị Bồ tát tách rời hai cực đoan thêm và bớt mà đi theo trung đạo th́ đó là tuệ; do tuệ này mà biết đúng về ba giải thoát môn là không vô nguyện vô tướng; biết đúng về ba tự tánh là biến kế chấp y tha khởi viên thành thật; biết đúng về ba vô tánh là tướng vô tánh sinh vô tánh nghĩa vô tánh; biết đúng về thế tục đế là năm minh xứ (155) ; biết đúng về thắng nghĩa đế là bảy chân như; lại v́ ở nhiều nơi lư thể thuần nhất không phân biệt và không hư luận, v́ lấy pháp tổng quát vô lượng làm đối tượng, và v́ là quán, nên hoàn thành được sự tùy pháp hành (156) . Như thế đó gọi là bảy sự thanh tịnh của tuệ độ.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ chín, nói sự thanh tịnh của các độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, năm sự nói trên, mỗi sự có tác dụng ǵ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, nên biết mỗi sự có một tác dụng: các vị Bồ tát v́ không nhuốm bẩn nên trong hiện tại luôn luôn thiết tha, nỗ lực tu tập các độ chứ không phóng túng; v́ không lưu luyến nên tạo thành cái nhân không phóng túng trong vị lai; v́ không tội lỗi nên chính xác tu tập các độ một cách rất khéo hoàn hảo, trong sáng và tươi trắng; v́ không phân biệt nên mau chóng viên măn các độ bằng phương tiện khéo léo; v́ chánh hồi hướng nên sinh ra ở đâu, các độ, và những thành quả cùng dị thục quả khả ái của các độ, đều có đặc tính vô tận, đến tận vô thượng bồ đề.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ mười, nói tác dụng của 5 sự.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, các độ được nói như vậy, cái ǵ rất rộng lớn? cái ǵ không nhiễm ô? cái ǵ rất sáng rực? cái ǵ không thể động? cái ǵ rất thanh tịnh? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, đặc tính không nhuốm bẩn, đặc tính không lưu luyến và đặc tính chánh hồi hướng là rất rộng lớn; đặc tính không tội lỗi và đặc tính không phân biệt là không nhiễm ô; tư duy quyết trạch mà làm là rất sáng rực; nhập vào vị trí không c̣n thoái chuyển là không thể động; gồm trong địa thứ mười và Như lai địa là rất thanh tịnh.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ mười một, nói 5 sắc thái của 6 độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, v́ lư do nào mà những thành quả và dị thục quả khả ái của các độ luôn luôn vô tận, và chính các độ cũng vô tận? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, v́ triển chuyển dựa nhau mà sinh măi, và tu tập không hề gián đoạn.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ mười hai, nói sự vô tận của 6 độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, v́ lư do nào mà các vị Bồ tát ưa thích sâu xa đối với các độ chứ không đối với dị thục quả (157) khả ái của các độ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, v́ năm lư do: một, v́ các độ là nhân tố của sự vui mừng tối thượng, hai, v́ các độ là nhân tố của sự lợi ích rốt ráo cho ḿnh người, ba, v́ các độ là nhân tố của dị thục quả khả ái trong th́ gian vị lai, bốn, v́ các độ không phải là chỗ dựa của mọi sự tạp nhiễm, năm, v́ các độ không phải là những cái cuối cùng rồi cũng suy tàn và hỏng mất.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ mười ba, nói sự ưa thích các độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, tất cả các độ, mỗi độ có mấy thứ uy đức tối thắng? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, tất cả các độ, mỗi độ đều có bốn thứ uy đức tối thắng: một là tu tập chính xác các độ th́ trừ bỏ keo lẫn, phạm giới, căm phẫn, lười nhác, loạn động, kiến hoặc; hai là tu tập chính xác các độ th́ làm tư lương chân thật cho vô thượng bồ đề; ba là tu tập chính xác các độ th́ tự thuần hóa và lợi ích người; bốn là tu tập chính xác các độ th́ vị lai được những dị thục quả khả ái vừa quảng đại vừa vô tận (158) .

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ mười bốn, nói uy đức của 6 độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, tất cả các độ như vậy nhân tố là ǵ? thành quả là ǵ? thật lợi là ǵ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, tất cả các độ như vậy lấy tâm đại bi làm nhân tố, lấy sự ích lợi chúng sinh của dị thục quả khả ái làm thành quả, lấy vô thượng bồ đề làm thật lợi.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ mười lăm, nói nhân quả thật lợi của 6 độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, nếu các vị Bồ tát đầy đủ tiền của vô tận và thành tựu từ bi rộng lớn th́ v́ sao thế giới này hiện có những người nghèo khổ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, ấy là lỗi v́ cái nghiệp của họ. Nếu chúng sinh không có ác nghiệp của ḿnh cản trở lấy ḿnh th́ thế giới này làm ǵ có người nghèo khổ khi Bồ tát thường có ḷng làm lợi ích cho người, lại thường có tiền của vô tận. Tựa như quỉ đói bị nóng khát dữ dội hành hạ cơ thể, vậy mà thấy nước biển khô cả. Như thế đâu phải lỗi ở biển, lỗi v́ nghiệp của quỉ đói mà thôi. Tương tự như vậy, Bồ tát bố thí tiền của th́ như biển cả, nên không v́ ǵ Bồ tát, mà chỉ v́ ác nghiệp của chúng sinh, như v́ ác nghiệp của quỉ đói làm cho quỉ đói có cái ác báo không có nước uống.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ mười sáu, nói nghiệp chúng sinh cản trở chúng sinh hưởng được ích lợi của 6 độ.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, bồ tát dùng độ nào lĩnh hội cái tánh không tự tánh của các pháp? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, dùng tuệ độ th́ lĩnh hội được cái tánh không tự tánh của các pháp. Bạch đức Thế tôn, nếu tuệ độ lĩnh hội cái tánh không tự tánh th́ sao không lĩnh hội cái tánh có tự tánh (159) ? Thiện nam tử, Như lai không bao giờ nói đem cái tánh không tự tánh lĩnh hội cái tánh không tự tánh (như ư ông hỏi), bởi v́ cái tánh không tự tánh th́ siêu việt văn tự mà chứng ngộ bên trong. Nhưng không thể bỏ ngôn ngữ văn tự mà nói được, nên Như lai nói tuệ độ lĩnh hội cái tánh không tự tánh của các pháp (160) .

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ mười bảy, nói tuệ độ chứng thắng nghĩa.

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói độ, độ gần và độ lớn, vậy độ là thế nào? độ gần là thế nào? độ lớn là thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, nếu các vị Bồ tát trải qua vô số th́ gian, tu tập thí cho đến tuệ, thiện pháp thành tựu mà phiền năo vẫn c̣n hiện hành như cũ, chưa chế ngự được chúng mà lại bị chúng chế ngự, th́ đó là thắng giải bậc kém và bậc vừa trong Giải hành địa, và gọi là độ. Trải qua vô số th́ gian nữa, tu tập thí cho đến tuệ, thiện pháp thành tựu được tăng thượng dần lên mà phiền năo vẫn c̣n hiện hành như cũ, nhưng chế ngự được chúng chứ không bị chúng chế ngự, th́ đó là từ địa thứ nhất sắp lên, và gọi là độ gần. Trải qua vô số th́ gian nữa, tu tập thí cho đến tuệ, thiện pháp thành tựu càng tăng thượng hơn nữa, mọi phiền năo không c̣n hiện hành, th́ đó là từ địa thứ tám sắp lên, và gọi là độ lớn.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ thứ mười tám, và là cuối cùng của đoạn Đ2, nói về 3 cấp của 6 độ.

Nói Về Chướng Ngại

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: bạch đức Thế tôn, trong các Bồ tát địa ấy, tùy miên của phiền năo có thể có mấy loại? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, khái lược có ba loại. Một là loại tùy miên hỗ trợ (161) , ở trong năm Bồ tát địa trước, tại sao, v́ chính hiện hành của phiền năo không phải câu sinh là những thứ hỗ trợ cho hiện hành của phiền năo câu sinh, và lúc bấy giờ vĩnh viễn không c̣n nữa, nên gọi là tùy miên hỗ trợ. Hai là loại tùy miên liệt nhược, là hiện hành nhỏ nhiệm trong địa thứ sáu và địa thứ bảy, nếu (162) tu đạo chế ngự th́ chúng không hiện hành nữa. Ba là tùy miên nhỏ nhiệm, là sở tri chướng trong địa thứ tám sắp lên, ở đó mọi phiền năo không c̣n hiện hành nữa (163) .

Đại bồ tát Quan tự tại lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, những loại tùy miên này do mấy loại thô trọng (164) bị diệt trừ mà làm rơ ra (165) ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, chỉ do hai loại: (một), do loại thô trọng da ngoài bị diệt trừ mà làm rơ ra loại tùy miên thứ nhất và loại tùy miên thứ hai; (hai), do loại thô trọng da trong bị diệt trừ mà làm rơ ra loại tùy miên thứ ba; c̣n (ba), loại thô trọng xương cốt bị diệt trừ th́ Như lai nói vĩnh viễn diệt trừ toàn thể tùy miên, và vị trí là ở Như lai địa.

Đại bồ tát Quan tự tại lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, phải trải qua mấy vô số kiếp mới diệt trừ được những loại thô trọng như vậy? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, phải trải qua ba vô số kiếp lớn, hoặc vô lượng kiếp mà sát na, nháy mắt, chốc lát, nửa buổi, một buổi (166) , ngày đêm, nửa tháng, một tháng, một năm, không thể (lấy những th́ gian này làm đơn vị mà) tính kể.

Đại bồ tát Quan tự tại lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, trong các Bồ tát địa, Bồ tát phát ra phiền năo th́ phiền năo ấy là sắc thái ǵ? có nhược điểm ǵ? có ưu điểm ǵ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, phiền năo ấy là sắc thái không ô nhiễm, v́ sao, v́ các vị Bồ tát này, ngay trong địa thứ nhất, quyết định đă khéo thông đạt pháp tánh các pháp, do đó, các vị phải biết rơ (có cần thiết) mới để cho phiền năo phát ra, không phải không biết, thế nên Như lai nói là sắc thái không ô nhiễm. Trong bản thân các vị Bồ tát này, phiền năo ấy không thể gây ra khổ năo, nên không có nhược điểm ǵ. Phiền năo được các vị Bồ tát này để cho phát ra như vậy có năng lực cắt đứt cái nhân đau khổ trong chúng sinh giới, nên nó có vô số ưu điểm. Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Thật là kỳ lạ, bạch đức Thế tôn ! Vô thượng bồ đề có công đức lớn lao đến như vậy, ấy là làm cho phiền năo của Bồ tát phát ra mà c̣n hơn cả thiện căn của chúng sinh, của Thanh văn và Độc giác, huống chi vô lượng công đức khác.

Lược Giải.-

Đoạn Đ3 này có 4 đoạn nhỏ: thứ nhất nói chủng loại của tùy miên, thứ hai nói thô trọng bị diệt trừ, thứ ba nói th́ gian diệt trừ thô trọng, thứ tư nói phiền năo của Bồ tát.

Nói Về Nhất Thừa

Chính Văn.-

Đại bồ tát Quan tự tại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn dạy Thanh văn thừa hay Đại thừa chỉ là nhất thừa, lời này có mật ư ǵ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, như trong Thanh văn thừa Như lai nói những tiết mục của các pháp là năm uẩn, sáu xứ ở trong, sáu xứ ở ngoài, và các tiết mục đồng đẳng như vậy, th́ trong Đại thừa Như lai nói chính các pháp ấy là đồng nhất pháp tánh, đồng nhất lư thú (167) . Thế nên Như lai không nói các thừa có tính sai biệt. -- Chỉ có những kẻ y theo ngôn từ mà vọng phân ư nghĩa, mới thành một số thêm lên, một số bớt đi (168) , lại cho những điểm sai biệt của các thừa là mâu thuẫn nhau, rồi cứ thế mà triển chuyển tranh luận. Mật ư ở đây là như vậy.

Lược Giải.-

Trong phẩm bốn đă nói nhất thừa. Ở đây lại nói nữa. Mỗi chỗ có một lư do. Nên coi kyՠlại. Nhất là phải coi kyլ thật kyլ về nhất thừa của Pháp hoa. Để xác quyết chỗ qui túc của toàn bộ Phật pháp là ở đâu.

Kết Thúc Pháp Thoại

Vào lúc bấy giờ, đức Thế tôn muốn lặp lại ư nghĩa đă nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

Mười Bồ tát địa

bao gồm những ǵ

danh nghĩa thế nào

đối trị cái ǵ

đặc thù có ǵ

phát sinh những ǵ

đại nguyện ra sao

và bao tiết mục;

đó là đại thừa

Như lai đă nói.

Qua các địa ấy,

khéo léo tu tập

th́ sẽ thành tựu

vô thượng đại giác.

Như lai tuyên thuyết

tiết mục các pháp,

lại nói các pháp

đồng nhất lư thú;

nghĩa là đối với

thừa thấp thừa cao,

Như lai nói rằng

không tính dị biệt.

Chỉ có những kẻ

y theo ngôn từ

vọng phân ư nghĩa

mới có thêm bớt,

cho rằng hai thừa

mâu thuẫn với nhau,

nhận thức ngu ngơ

thành ra tranh căi.

Lúc ấy đại bồ tát Quan tự tại lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, trong toàn bộ pháp thoại Giải thâm mật, pháp thoại này nên mệnh danh là ǵ? chúng con phải kính cẩn ghi nhớ như thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Quan tự tại: Thiện nam tử, pháp thoại này tên là Nghĩa lư hoàn hảo về các địa độ. Ông hăy kính cẩn ghi nhớ theo cái tên như vậy.

Khi đức Thế tôn nói pháp thoại Nghĩa lư hoàn hảo về các địa độ th́ trong đại hội có bảy mươi lăm ngàn Bồ tát được chánh định Ánh sáng đại thừa của Bồ tát.

Nói Tâm Ấy Là Quả Sở Đắc

D1. Nói Về Thân Phật

D2. Nói Về Tiếng Phật

Đ1. Nói Về Kinh Và Luật

Đ2. Nói Về Luận

Đ3. Nói Về Tổng Tŕ

D3. Mấy Điều Quyết Trạch

D4. Kết Thúc Pháp Thoại  

Nói Về Thân Phật

Chính Văn.-

Phẩm tám: Phật Sự (169)

Bấy giờ đại bồ tát Mạn thù (170) thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói pháp thân Như lai, vậy pháp thân Như lai có những sắc thái ǵ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, khéo tu rốt ráo (171) các độ của các địa mà hoàn thành chuyển y (172) , th́ (chuyển y) đó là sắc thái của pháp thân Như lai. Sắc thái này v́ hai lư do nên bất khả tư nghị, đó là siêu việt hư luận và siêu việt thi vi -- mà chúng sinh th́ hư luận và thi vi (173) . Bạch đức Thế tôn, chuyển y của Thanh văn và Độc giác được gọi là pháp thân không? Thiện nam tử, không. Bạch đức Thế tôn, vậy nên gọi là ǵ? Thiện nam tử, nên gọi là giải thoát thân. Do giải thoát thân nên nói Thanh văn Độc giác cùng với Như lai rất b́nh đẳng (174) , nhưng do pháp thân nên có khác biệt. Pháp thân Như lai khác biệt là v́ có vô lượng công đức (175) vừa tối thắng vừa khác biệt, toán số ví dụ không thể diễn tả.

Đại bồ tát Mạn thù lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, chúng con nên hiểu như thế nào về trạng huống sinh khởi của đức Thế tôn? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, hóa thân Như lai mà động tác th́ cũng như thế giới sinh khởi mọi thứ; (hóa thân ấy) được mọi công đức của Như lai trang sức và duy tŕ. Ông nên biết hóa thân th́ có sinh khởi, pháp thân th́ phi sinh khởi. Bạch đức Thế tôn, chúng con nên hiểu như thế nào về phương tiện khéo léo của hóa thân Thế tôn đă thị hiện? Thiện nam tử, khắp cả cơi Phật của Như lai là đại thiên thế giới này, ở trong vương gia tăng thượng mà ai cũng công nhận hay trong gia đ́nh đại phước mà ai cũng công nhận, Như lai cùng lúc (176) vào thai, đản sinh, lớn lên, hưởng dục, xuất gia, thị hiện khổ hạnh, rồi bỏ khổ hạnh mà thành đẳng chánh giác, thị hiện với thứ tự như vậy th́ gọi đó là phương tiện khéo léo của hóa thân Như lai thị hiện (177) .

Lược Giải.-

Đoạn D1 này có 2 đoạn nhỏ: một nói về pháp thân, một nói về hóa thân. 

Nói Về Kinh Và Luật

Chính Văn.-

Đại bồ tát Mạn thù thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, có mấy loại tiếng nói của hóa thân Thế tôn chủ tŕ, tiếng nói mà nhờ đó những người được hóa độ chưa thành thục th́ thành thục, đă thành thục th́ cũng vin vào đó mà mau được giải thoát? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, tiếng nói Như lai khái lược có ba loại: một là khế kinh, hai là điều phục, ba là bản mẫu. Bạch đức Thế tôn, khế kinh là ǵ? điều phục là ǵ? bản mẫu là ǵ? Thiện nam tử, chỗ nào Như lai căn cứ những sự bao quát mà thuyết pháp th́ đó là khế kinh. Những sự ấy có bốn, có chín và có hai mươi chín. Bốn sự là những ǵ, một là lắng nghe, hai là hướng đến, ba là tu học, bốn là chứng ngộ (178) . Chín sự là ǵ, một là thiết lập chúng sinh, hai là thiết lập sự thọ dụng của chúng sinh, ba là thiết lập sự sinh khởi của chúng sinh, bốn là thiết lập sự tồn tại của chúng sinh, năm là thiết lập sự nhiễm tịnh của chúng sinh, sáu là thiết lập sự sai biệt của chúng sinh, bảy là người nói, tám là pháp được nói, chín là chúng hội nghe nói (179) . Hai mươi chín sự là ǵ, loại tạp nhiễm có 1 là các hành, 2 là các hành lưu chuyển, 3 là nơi đó chấp ngă nên vị lai lưu chuyển, 4 là nơi đó chấp pháp nên vị lai lưu chuyển; loại thanh tịnh có 5 là chánh niệm pháp được nghe, 6 là tinh tiến về pháp ấy, 7 là tâm an định, 8 là sống trong pháp lạc; 9 là phương pháp giải thoát khổ năo; 10 là biến tri khổ năo -- sự này có ba: biến tri chỗ của những thứ điên đảo, biến tri chỗ của những thứ tà hành, biến tri chỗ của những thứ nội ly thượng mạn -- 11 là diệt nhân, 12 là tác chứng, 13 là tu tập; 14 là cứng chắc, 15 là hành tướng của sự cứng chắc, 16 là sở duyên của sự cứng chắc, 17 là sự khéo quan sát cái đă đoạn và cái chưa đoạn của sự cứng chắc; 18 là sự tán loạn của sự cứng chắc, 19 là sự không tán loạn của sự cứng chắc, 20 là chỗ dựa của sự không tán loạn, 21 là tu tập một cách cần cù nỗ lực; 22 là thắng ích của sự tu tập, 23 là sự bền chắc của sự tu tập, 24 là thu hoạch tuệ giác của thánh giả, 25 là thu hoạch sự hỗ trợ của tuệ giác ấy, 26 là thông suốt chân như, 27 là chứng đắc niết bàn; 28 là sự siêu việt trên đỉnh chánh kiến ngoại đạo của sự chánh kiến về pháp Như lai thiện thuyết ẫ dầu sự chánh kiến ấy đang c̣n hữu lậu, 29 là sự thoái lui của sự chánh kiến ấy -- nhưng không tu tập pháp thiện thuyết nên nói là thoái lui, chứ không phải sự chánh kiến ấy có ǵ sai lầm mà gọi là thoái lui (180) .

Lược Giải.-

Trên đây nói về kinh tạng, dưới đây nói về luật tạng.

Chính Văn.-

Thiện nam tử, chỗ nào Như lai do các vị Thanh văn và các vị Bồ tát mà nói về pháp biệt giải thoát và pháp tương ứng với biệt giải thoát th́ đó là điều phục. Bạch đức Thế tôn, biệt giải thoát của Bồ tát bao gồm vào mấy tiết mục? Thiện nam tử, nên biết có bảy tiết mục, một là nói về qui tắc thọ giới, hai là nói về các giới pháp nặng (181) , ba là nói về sự phạm giới, bốn là nói về tánh t́nh c̣n phạm giới, năm là nói về tánh t́nh không phạm giới (182) , sáu là nói về cách sám hối sự phạm giới, bảy là nói về sự xả giới.

Nói Về Luận

Chính Văn.-

Thiện nam tử, chỗ nào Như lai đem mười một tiết mục mà thuyết pháp th́ đó là bản mẫu (183) . Mười một tiết mục ấy là những ǵ, tiết mục 1 là thế tục đế, tiết mục 2 là thắng nghĩa đế, tiết mục 3 là sở duyên của các pháp bồ đề phần, tiết mục 4 là hành tướng, tiết mục 5 là tự tánh, tiết mục 6 là quả của tự tánh, tiết mục 7 là sự tiếp nhận khai thị của tự tánh, tiết mục 8 là chướng ngại của tự tánh, tiết mục 9 là tùy thuận của tự tánh, tiết mục 10 là lỗi lầm của tự tánh, tiết mục 11 là thắng ích của tự tánh. Tiết mục 1, thế tục đế có 3 mục: mục 1 nói về ngă chấp, mục 2 nói về biến kế chấp, mục 3 nói về tác dụng của các pháp (184) . Tiết mục 2, thắng nghĩa đế là nói về 7 chân như. Tiết mục 3, sở duyên của các pháp bồ đề phần là nói về tất cả chủng loại sở tri.

Lược Giải.-

Đ2 có mấy đoạn nhỏ. Trên đây là đoạn nhỏ kê tên 11 tiết mục của luận tạng và lược giải các tiết mục 1, 2 và 3.

Chính Văn.-

Tiết mục 4, hành tướng là nói về 8 hành quán: mục 1 là đế thật, mục 2 là an lập, mục 3 là quá thất, mục 4 là công đức, mục 5 là lư thú, mục 6 là lưu chuyển, mục 7 là đạo lư, mục 8 là tổng biệt. Mục 1, đế thật là nói về chân như của các pháp. Mục 2, an lập là lập ra ngă chấp, là lập ra biến kế chấp, là lập ra quyết định, phân tách, hỏi lại và lặng bỏ, là lập ra ẩn mật và minh bạch hay kư biệt và sai biệt (185) . Mục 3, quá thất là nói pháp tạp nhiễm có nhiều mặt tội lỗi. Mục 4, công đức là nói pháp thanh tịnh có nhiều mặt thắng ích. Mục 5, lư thú có 6 thứ: lư thú chân lư, lư thú chứng đắc, lư thú giáo hóa, lư thú siêu việt nhị biên, lư thú bất khả tư nghị, lư thú mật ư. Mục 6, lưu chuyển là 3 th́ gian, 3 hữu vi tướng và 4 duyên tố. Mục 7, đạo lư là 4 đạo lư: thứ 1 là đạo lư quán đăi, thứ 2 là đạo lư tác dụng, thứ 3 là đạo lư chứng thành, thứ 4 là đạo lư pháp nhĩ (186) . Thứ 1, đạo lư quán đăi là do nhân tố và duyên tố mà phát sinh các hành và phát sinh ngôn từ liên quan các hành. Thứ 2, đạo lư tác dụng là do nhân tố và duyên tố mà các pháp sinh, các pháp thành, các pháp sinh thành rồi tác dụng. Thứ 3, đạo lư chứng thành là do nhân tố và duyên tố mà làm cho ư nghĩa nói ra được xác lập và làm cho người nghe hiểu biết chính xác (187) . Thứ 4, đạo lư pháp nhĩ là Như lai xuất thế hay không xuất thế, pháp tánh các pháp vẫn an lập, pháp giới các pháp vẫn an trú (188) . Mục 8, tổng biệt là trước nói tổng quát bằng một câu về pháp, sau đó nói những câu phân tách khác nhau làm cho rơ ràng trọn vẹn.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ nói về hành tướng, tiết mục 4.

Chính Văn.-

Thêm nữa, đạo lư chứng thành có 2 loại, là loại trong sáng và loại vẩn đục. Do 5 sắc thái mà trong sáng và do 7 sắc thái mà vẩn đục. (Thứ nhất), do 5 sắc thái mà trong sáng là hiện thấy, suy luận, luận cứ, toàn hảo và chánh giáo. Hiện thấy là các hành vô thường, các hành khổ năo, các pháp vô ngă, đại loại như vậy, đó là những điều mà hiện lượng thấy được. Suy luận là dựa vào sự hiện thấy, tức xét thấy các hành là tính sát na, là tính có đời sau, là tính nghiệp lành nghiệp dữ không mất; tính sát na là do sự vô thường thô thiển mà biết, tính có đời sau là do chúng sinh có nhiều loại v́ có nhiều loại nghiệp mà biết, tính nghiệp lành nghiệp dữ không mất là do chúng sinh có vui có khổ mà biết, đại loại như vậy, đó là những điều không hiện thấy mà có thể suy luận. Luận cứ là dẫn chứng từ những thí dụ cùng tính chất, tức đối với các hành nơi bản thân hay nơi ngoại giới đều có thể dẫn sự sống chết mà ai cũng biết để ví dụ, dẫn mọi sự khổ năo của sự sống chết mà ai cũng biết để ví dụ, dẫn sự bất tự do mà ai cũng biết để ví dụ, dẫn sự thịnh suy mà ai cũng biết để ví dụ, đại loại như vậy. Toàn hảo là do hiện thấy, do suy luận và do luận cứ mà làm cho chủ thuyết lập ra được quyết định. Chánh giáo là những giáo huấn tốt đẹp trong sáng, tức những tuyên thuyết của bậc toàn giác, như tuyên thuyết niết bàn là vắng lặng trọn vẹn, đại loại như vậy. Do 5 sắc thái như vậy mà gọi là khéo quan sát về đạo lư trong sáng, và do sự trong sáng ấy mà đạo lư như vậy đáng được học tập. Bạch đức Thế tôn, bậc toàn giác th́ có mấy sắc thái? Thiện nam tử, đại khái có 5 sắc thái: một là xuất hiện thế giới th́ cái tiếng toàn giác ai cũng nghe cả; hai là toàn hảo 32 tướng quí của bậc đại trượng phu; ba là đầy đủ 10 trí lực loại được mọi nghi hoặc cho chúng sinh; bốn là đầy đủ 4 vô úy tuyên thuyết chánh pháp, không bị sự biện luận của ai khuất phục mà lại khuất phục được những sự tà luận; năm là trong chánh pháp được tuyên thuyết th́ 8 thánh đạo và 4 thánh quả toàn là những cái có thể thực hiện ngay trong hiện tại. Sự xuất hiện thế giới (với cái tiếng toàn giác và đủ các tướng quí), sự giải quyết nghi hoặc, sự không bị khuất phục mà khuất phục được người khác, sự hiện tại có thể thực hiện thánh đạo và thánh quả, 5 sự như vậy là sắc thái của bậc toàn giác mà ông nên biết. Và, như thế, đạo lư chứng thành do hiện lượng, do tỷ lượng (cùng những luận cứ và sự toàn hảo của tỷ lượng ấy), và do chánh giáo lượng, do 5 sắc thái như vậy mà gọi là trong sáng. (Thứ hai), do 7 sắc thái mà vẩn đục là 1, một phần cùng tính chất, 2, một phần khác tính chất, 3, toàn phần cùng tính chất, 4, toàn phần khác tính chất, 5, ví dụ khác tính chất, 6, không phải toàn hảo, 7, không phải chánh giáo. Nếu đưa ra lư do v́ ư thức nhận biết th́ đó là toàn phần cùng tính chất. Nếu đưa ra lư do v́ sắc thái, v́ đặc tính, v́ tác dụng, v́ nhân quả, mỗi lư do riêng biệt của mỗi pháp, quyết định khác nhau, th́ đó là toàn phần khác tính chất. Nếu đưa ra lư do mà một phần cùng tính chất và ví dụ lại toàn phần khác tính chất th́ v́ vậy mà chủ thuyết lập ra không được quyết định, nên đó là không phải toàn hảo. Nếu đưa ra lư do mà một phần khác tính chất và ví dụ lại toàn phần cùng tính chất th́ v́ vậy mà chủ thuyết lập ra không được quyết định, nên đó là không phải là toàn hảo. Không phải toàn hảo, không phải khéo quan sát đạo lư trong sáng, th́ do sự vẩn đục ấy mà không đáng học tập. Ví dụ khác tính chất, và không phải chánh giáo, th́ ông nên biết bản chất toàn là vẩn đục (189) .

Lược Giải.-

Đoạn nhỏ này, như đă nói ở ghi chú 187, là nói thêm về đạo lư 3, đạo lư chứng thành.

Chính Văn.-

Tiết mục 5, tự tánh là sự tu hành và sự vin theo mà Như lai nói cho để thủ đắc các pháp bồ đề phần là niệm trú và các mục cùng loại. Tiết mục 6, quả của tự tánh là những sự diệt trừ phiền năo và những thành quả công đức thuộc cả phạm vi thế gian và phạm vi xuất thế. Tiết mục 7, sự tiếp nhận khai thị của tự tánh là đối với cái quả nói trên, đem cái trí giải thoát mà lănh nhận và khai thị phong phú cho người. Tiết mục 8, chướng ngại của tự tánh là chính các pháp ô nhiễm gây chướng ngại cho sự tu hành các pháp bồ đề phần. Tiết mục 9, tùy thuận của tự tánh là những ǵ làm cho sự tu hành ấy nhiều hơn lên. Tiết mục 10, tội lỗi của tự tánh là những tội lỗi của các pháp chướng ngại nói trên. Tiết mục 11, thắng ích của tự tánh là những công đức của các pháp tùy thuận nói trên.

Lược Giải.-

Đây là đoạn nhỏ chót hết của Đ2, lược giải các tiết mục c̣n lại là 5 đến 11.

Nói Về Tổng Tŕ

Chính Văn.-

Đại bồ tát Mạn thù lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, xin đức Thế tôn nói tóm tắt cho các vị Bồ tát biết sự tổng tŕ kinh luật luận, một sự tổng tŕ không cọng hữu với ngoại đạo; do sự tổng tŕ không cọng hữu này mà làm cho các vị Bồ tát ngộ nhập được mật ư sâu xa của các pháp đức Thế tôn tuyên thuyết. Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, ông hăy nghe kyծ Như lai nay sẽ nói tóm tắt cho các ông về sự tổng tŕ không cọng hữu, để làm cho các vị Bồ tát khéo ngộ nhập những ngôn từ mật ư mà Như lai tuyên thuyết. Thiện nam tử, dầu pháp tạp nhiễm, dầu pháp thanh tịnh, Như lai nói tất cả toàn không tác dụng, toàn không bản ngă, bởi v́ hết thảy chủng loại đều là phi thi vi. Không phải pháp tạp nhiễm trước bẩn sau sạch, không phải pháp thanh tịnh sau sạch trước bẩn. Nơi cái thân nặng nề, những kẻ phàm phu chấp pháp chấp ngă với bao đặc tính và chi tiết. Chính vọng kiến tùy miên này làm duyên tố nên chấp ta và của ta. Chính vọng kiến tùy miên này bảo ta thấy, ta nghe, ta ngửi, ta nếm, ta chạm, ta biết, ta ăn, ta làm, ta bẩn, ta sạch, đại loại như vậy chuyển thành tà hành. Nếu ai biết đúng như thế này th́ vĩnh viễn loại bỏ cái thân nặng nề, đạt được sự không c̣n phiền năo, cùng cực thanh tịnh, siêu việt hư luận, không làm chỗ nương tựa, không có sự thi vi. Đó là tóm tắt về tổng tŕ không cọng hữu.

Lúc ấy đức Thế tôn muốn lặp lại ư nghĩa đă nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

Tất cả các pháp

nhiễm cũng như tịnh,

toàn vô tác dụng

toàn phi bản ngă:

phi thi vi này

mà Như lai nói,

th́ bẩn với sạch

không phải trước sau.

Vọng kiến tùy miên

làm duyên tố chính,

thấy thân nặng nề

là ta của ta,

và vọng nói rằng

ta thấy ta biết,

ta ăn ta làm

ta bẩn ta sạch.

Đúng như sự thật

mà biết như vậy,

vĩnh viễn diệt được

cái thân nặng nề,

được phi nhiễm tịnh

và siêu hư luận,

không là chỗ dựa

không là thi vi.

Lược Giải.-

Tổng tŕ không cọng hữu được dạy như trên đây th́ đúng là Bát nhă và Không của Bát nhă.

Mấy Điều Quyết Trạch

Chính Văn.-

Lúc ấy đại bồ tát Mạn thù thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, chúng con nên nhân thức như thế nào về trạng thái sinh khởi của tâm đức Thế tôn? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, Như lai th́ không phải được biểu thị bằng sự sinh khởi của tâm ư thức. Thế nhưng Như lai có sự sinh khởi của cái tâm không cần da hành và sự sinh khởi ấy nên biết tựa như sự biến hóa. Bạch đức Thế tôn, pháp thân Thế tôn tách rời mọi sự da hành, da hành không có th́ làm sao có sự sinh khởi của tâm? Thiện nam tử, do sức mạnh da hành mà trước đó đă tu tập về tuệ độ nên tâm sinh khởi. Tựa như kẻ đang ngủ một cách không có tâm thức ǵ trong giấc ngủ th́ không có da hành ǵ để thức cả, nhưng do sức mạnh da hành trước đó nên vẫn thức dậy. Lại như vị đang nhập định Diệt tận th́ không có da hành ǵ để xuất định, xuất định là do da hành trước đó. Như ngủ và định Diệt tận mà tâm sinh khởi trở lại, Như lai cũng do sức mạnh da hành mà trước đó đă tu tập về tuệ độ, nên vẫn có sự sinh khởi của tâm. Bạch đức Thế tôn, hóa thân của đức Thế tôn có tâm thức hay không tâm thức? Thiện nam tử, không phải có tâm thức, cũng không phải không tâm thức, v́ không có cái tâm do nơi ḿnh nhưng có cái tâm bởi nơi người (190)

Đại bồ tát Mạn thù lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, trú xứ với đối tượng, hai thứ ấy của đức Thế tôn có ǵ khác nhau? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, trú xứ của Như lai là hết thảy chủng loại về cơi Phật tinh khiết mà chư Như lai cùng có, và được trang hoàng bởi vô lượng công đức bất khả tư nghị. Đối tượng của Như lai là tất cả chủng loại về năm giới: giới chúng sinh, giới thế giới, giới các pháp, giới người được thuần hóa và giới phương pháp thuần hóa. Như thế đó gọi là hai thứ khác nhau.

Đại bồ tát Mạn thù lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, đức Thế tôn thành đẳng chánh giác, chuyển chánh pháp luân, nhập đại niết bàn, ba sự như vậy con nên hiểu là sắc thái ǵ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, nên biết ba sự như vậy toàn là sắc thái bất nhị: phi thành đẳng chánh giác, phi không thành đẳng chánh giác; phi chuyển chánh pháp luận, phi không chuyển chánh pháp luân; phi nhập đại niết bàn, phi không nhập đại niết bàn. Tại sao, bởi v́ pháp thân Như lai th́ cứu cánh thanh tịnh mà hóa thân Như lai th́ thường xuyên thị hiện.

Đại bồ tát Mạn thù lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, các loại chúng sinh chỉ thấy nghe và phụng sự hóa thân Thế tôn mà sinh công đức, vậy đức Thế tôn là duyên tố ǵ của họ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, Như lai là nhân duyên cho tăng thượng duyên của họ, bởi v́ hóa thân Như lai là do cái lực của pháp thân Như lai ǵn giữ.

Đại bồ tát Mạn thù lại thưa Phật : Bạch đức Thế tôn, cùng là không có da hành mà tại sao pháp thân Thế tôn v́ chúng sinh mà phóng ánh sáng lớn của trí giác vĩ đại, lại xuất ra vô lượng ảnh tượng hóa thân, c̣n giải thoát thân của Thanh văn và Độc giác lại không có những sự ấy? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, tựa như cùng là không có da hành, nhưng tinh thể của nhật nguyệt th́ phóng ánh sáng lớn chứ không phải những tinh thể khác, ấy là v́ chúng sinh đại oai đức giữ ǵn, v́ nghiệp lực tăng thượng của chúng sinh; thêm nữa, như từ viên ngọc ma ni được chạm khắc bởi tay thợ lành nghề mới xuất hiện đường nét, chứ không phải từ những viên ngọc không được chạm khắc. Tương tự như vậy, do cái tuệ độ vin hết vô lượng pháp giới cùng cực khéo léo tu tập mài dủa mới thành pháp thân Như lai, từ pháp thân này mới phóng được ánh sáng trí giác vĩ đại và xuất ra vô lượng ảnh tượng hóa thân, chứ không phải chỉ từ giải thoát thân mà có những sự ấy.

Đại bồ tát Mạn thù lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, như đức Thế tôn nói, do oai đức giữ ǵn của đức Thế tôn và của chư Bồ tát mà làm cho chúng sinh ở trong cơi Dục th́ sinh vào nhà đại phú quí của đẳng cấp Sát đế lợi hay đẳng cấp Bà la môn, cái thân con người cùng với tài sản bảo vật không thứ nào không toàn hảo; sinh trong chư thiên cơi Dục, sinh trong cơi Sắc và cơi Không, th́ cũng toàn hảo thân thể và tài bảo ở những cơi ấy. Bạch đức Thế tôn, lời này có mật ư ǵ? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, Như lai với Bồ tát đem oai đức mà giữ ǵn chánh pháp (191) ; bất cứ chỗ nào có thể làm cho chúng sinh được thân thể và tài bảo toàn hảo, th́ Như lai tùy nghi mà nói chánh pháp ấy cho họ. Rồi ai có năng lực chính xác tu hành chánh pháp ấy, th́ sinh ra chỗ nào, thân thể và tài bảo nhận được cũng đều toàn hảo; ai chống đối khinh phá chánh pháp ấy, lại quấy phá tức giận Như lai, th́ mạng chung rồi sinh ra ở đâu, thân thể và tài bảo nhận được cũng toàn thấp kém. Do vậy, oai đức giừ ǵn của Như lai và Bồ tát không những làm cho chúng sinh thân thể và tài bảo đều toàn hảo, mà oai đức giữ ǵn của Như lai và Bồ tát cũng làm cho chúng sinh thân thể và tài bảo đều thấp kém.

Đại bồ tát Mạn thù lại thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, trong những thế giới dơ bẩn th́ việc ǵ dễ có và việc ǵ khó có? trong những thế giới tinh khiết th́ việc ǵ dễ có và việc ǵ khó có? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, trong những thế giới dơ bẩn th́ có tám sự dễ có và hai sự khó có. Tám sự dễ có là dễ có ngoại đạo, dễ có kẻ khổ, dễ có đẳng cấp gia tộc lắm sự thịnh suy, dễ có sự làm ác, dễ có sự phạm giới, dễ có các đường dữ, dễ có giáo lư thấp, dễ có Bồ tát ư lạc và da hành đều thấp kém; hai sự khó có là khó có sự đến đó của các vị Bồ tát mà ư lạc và da hành đều tăng thượng, khó có sự xuất hiện của Như lai. Trong những thế giới tinh khiết th́ trái ngược với trên đây, có tám sự rất khó có và có 2 sự dễ có.

Lược Giải.-

Đoạn D3 này có 7 đoạn nhỏ tất cả, quyết trạch khá nhiều vấn đề về Phật.

Kết Thúc Pháp Thoại

Chính Văn.-

Lúc ấy đại bồ tát Mạn thù thưa Phật: Bạch đức Thế tôn, trong toàn bộ pháp thoại Giải thâm mật, pháp thoại này nên mệnh danh là ǵ? Chúng con phải kính cẩn ghi nhớ như thế nào? Đức Thế tôn dạy đại bồ tát Mạn thù: Thiện nam tử, pháp thoại này tên là Nghĩa lư hoàn hảo về Phật sự. Ông hăy kính cẩn ghi nhớ theo cái tên như vậy.

Khi đức Thế tôn nói pháp thoại Nghĩa lư hoàn hảo về Phật sự th́ trong đại hội có bảy mươi lăm ngàn đại bồ tát đều được chứng ngộ pháp thân viên măn. 

Lời Nói Cuối

Sau khi dịch giải xong, tôi t́m được 1 bản chú giải Giải thâm mật mà có phần chắc là bản mà tôi đă được học. Bản ấy nằm trong Vạn 76/304 - 324, xin ghi để ai muốn th́ t́m tham khảo.

23.10.2532.

Trí Quang

Kinh Giải Thâm Mật
HT. Thích Trí Quang dịch giải

Phần ghi chú

Ghi Chú (1)

Đức Thế tôn: bản dịch này dùng chữ này để dịch hầu hết những chữ gọi đức Phật. Hầu hết những chữ Ngài tự xưng th́ dùng chữ Như lai. 

Ghi Chú (1B)

Đại cung điện: coi ghi chú 6 . 

Ghi Chú (2)

Nơi: chữ này, ở đây và những chỗ dưới đây, là tham chiếu Ngụy dịch mà dịch.

Ghi Chú (3)

Đại bồ tát: Ở đây chỉ Bồ tát 10 địa.

Ghi Chú (4)

Sống: Chính văn là tŕ, dịch rơ là giữ cho sống c̣n.

Ghi Chú (5)

Các loại ma: phiền năo ma, uẩn ma, tử ma và thiên ma.

Ghi Chú (6)

Nơi kiến thiết ... vô số lượng công đức: Hoa sen chúa, chỗ khác nói là Liên hoa đài tạng, c̣n đại cung điện là Hoa tạng thế giới, và đó là tha thọ dụng độ của Phật.

Ghi Chú (7)

Tuệ giác cực kỳ trong sạch: câu này là phẩm chất tổng quát trong 21 sự thù thắng của Phật, 20 câu tiếp theo là phẩm chất chi tiết.

Ghi Chú (8)

Bất nhị: nghĩa đen là không hai. Hai là chỉ cho hết thảy khái niệm đối hiện và đối lập lẫn nhau. Nói cái này là cây bút th́ có nghĩa tất cả cái khác là phi cây bút ấy: bút và phi bút là 2 khái niệm đối hiện, nói cách khác, khái niệm là biểu hiện sự đối hiện ấy. Khái niệm, như vậy, là gốc gác mà cũng là hiện thân của sự thác loạn. Khái niệm, như vậy, tính chất của nó tự siêu việt lấy nó: đó gọi là bất nhị. Bất nhị ở đây là không hiện hành sinh tử cũng không hiện hành niết bàn.

Ghi Chú (9)

Vô tướng: ở đây là chân như hay vô trú niết bàn.

Ghi Chú (10)

Chỗ đứng của các đức Thế tôn: ở đây là tâm đại bi.

Ghi Chú (11)

Không c̣n chướng ngại: không c̣n phiền năo chướng và sở tri chướng.

Ghi Chú (12)

Khéo nghĩ... được làm: là cả 3 nghiệp đều tùy thuận tuệ giác.

Ghi Chú (13)

Tuệ giác nhanh... tuệ giác rộng: nhanh là hiểu nhanh pháp và giới của Phật thuyết, chóng là nhanh mà nhiều, sắc là hiểu nhanh và nhiều mà nhỏ và sâu, thoát ra là cái hiểu ấy làm cho thoát khỏi sinh tử, quyết trạch siêu việt là cái hiểu ấy dẫn ra niết bàn, lớn là biện thuyết vô cùng tận, rộng là quán triệt sâu rộng.

Ghi Chú (14)

Tổng cọng có 15 đức tính: 14 đức tính đầu là chi tiết, là quả, 1 đức tính chót là tổng quát, là nhân.

Ghi Chú (15)

Tách rời... phân biệt: ở đây có nghĩa không phân biệt về th́ gian tính và siêu th́ gian tính ẫ tức là sự tinh tiến vĩ đại.

Ghi Chú (16)

Vượt qua tất cả 5 sự sợ hăi: sợ không có phương tiện để sống, sợ tiếng xấu, sợ chết, sợ đường dữ, sợ oai công chúng hay cá nhân.

Ghi Chú (17)

Giải thâm nghĩa ư: Giải thậm thâm nghĩa mật ư.

Ghi Chú (18)

Mạn thù: Mạn thù thất l/dt>

Ghi Chú (19)

Thắng nghĩa: nói đủ là Thắng nghĩa đế tướng (sắc thái của chân lư tuyệt đối). Thắng nghĩa đế cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế (chân lư bậc nhất), chân đế (chân lư chân thật); đối lại là thế tục đế (chân lư phổ thông), cũng gọi là thế đế hay tục đế (chân lư giả thiết). Ở đây, chân lư tuyệt đối chỉ cho pháp tánh (Tâm hay Như).

Ghi Chú (20)

Bất nhị: coi lại ghi chú 8 . Ở đây, bất nhị là pháp tánh phi hữu vi phi vô vi.

Ghi Chú (21)

Nếu là... diễn tả: chấp và nói th́ mới nghe là chấp và nói. Nói như vậy chỉ là thêm chấp.

Ghi Chú (22)

Những câu này nói pháp tánh phi hữu vi là hữu vi.

Ghi Chú (23)

Câu này nói pháp tánh phi hữu vi là vô vi.

Ghi Chú (24)

Câu này nói pháp tánh phi hữu vi là hữu vi vô vi.

Ghi Chú (25)

Thánh giả nói là tùy người mà nói, là nói theo chân lư phổ thông, phương tiện dẫn người vào chân lư tuyệt đối.

Ghi Chú (26)

Những câu này nói pháp tánh phi vô vi là vô vi.

Ghi Chú (27)

Câu này nói pháp tánh phi vô vi là hữu vi.

Ghi Chú (28)

Câu này nói pháp tánh phi vô vi là vô vi hữu vi.

Ghi Chú (29)

Loa bối: vỏ ốc quí, bên trong lóng lánh, xưa dùng làm tiền tiêu, hoặc khảm vào đồ cho đẹp.

Ghi Chú (29B)

Nên tưởng... bản thân ấy: bản thân và chi tiết, chính văn là thân và sai biệt (mà đáng lẽ phải là tự tánh và sai biệt), là chỉ cho mỗi hiện tượng và những trừu tượng nơi mỗi hiện tượng ấy.

Ghi Chú (30)

Dị sinh: những kẻ khác với thánh giả.

Ghi Chú (31)

Hành tướng: sự diễn biến; ở đây là đối tượng, ấn tượng (của sự phân biệt).

Ghi Chú (32)

Phân biệt: cựu dịch là vọng tưởng (và có thể là vọng niệm hay niệm). Theo đại luận Du dà mà Vạn 34/331B trích dẫn, phân biệt có 8 thứ và sinh 3 sự. Theo đó th́ có thể nói phân biệt bao gồm quan niệm (trong đó có khái niệm) và ư niệm. Ngài Huyền tráng c̣n nói phân biệt là vô kư dị thục tuệ (cái biết bẩm sinh, bản năng) hoặc chính là tầm tư (tư duy, tư tưởng).

Ghi Chú (33)

Thế nhưng... tuệ giác: câu này gồm pháp và dụ mà nói. Nói rơ th́ phải là: thế nhưng có hành tướng của sự phân biệt làm cho tuệ giác bị mê hoặc, như ảo trạng mê hoặc thị giác.

Ghi Chú (34)

Hai pháp y cứ: là nhị biên luận mà nói theo ở đây là hữu vi vô vi.

Ghi Chú (35)

Tầm tư: hay tầm cầu, là sự tầm tứ (t́m xét). Coi lại ghi chú 32 .

Ghi Chú (35B)

Tránh luận: trương ngă kiến ra mà căi nhau.

Ghi Chú (35C)

Loại bỏ ngũ dục: dịch rơ và đủ là loại bỏ (sự đam mê) sắc thanh hương vị xúc (thích ư).

Ghi Chú (36)

Thấy nghe hay biết: nói chung mọi sự nhận thức của các giác quan.

Ghi Chú (36B)

Tính thế gian: ở đây là biến động và dẫn ra đam mê, phiền lụy.

Ghi Chú (37)

Địa vị Thắng giải hành: là vô số kiếp thứ nhất, gồm 10 tín, 10 trú, 10 hành, 10 hướng và 4 da hành. Danh hiệu địa vị này có 4: nguyện lạc, tín hành, thắng giải hành và ư lạc. Địa vị này khẳng định về chân như được dạy cho, chứ chưa chứng ngộ chân như ấy.

Ghi Chú (38)

Các hành: ở đây chỉ cho các pháp hữu vi; các pháp ấy đặc tính là diễn biến trong th́ gian, nên gọi là các hành.

Ghi Chú (39)

Tướng phược: sự kềm chế bởi ảo tượng (tướng phần hữu lậu).

Ghi Chú (40)

Trọng phược: sự kềm chế bởi ảo giác (kiến phần hữu lậu: tham sân vân vân).

Ghi Chú (41)

Cọng tướng của các hành gọi là thắng nghĩa: các hành có tự tướng và cọng tướng (đặc tính riêng và đặc tính chung). Tự tướng ở đây là sắc uẩn là chất ngại cho đến thức uẩn là liễu biệt. Cọng tướng ở đây là chân như vô ngă: chân như ấy là thắng nghĩa.

Ghi Chú (42)

Nếu thắng nghĩa với các hành khác nhau th́... đáng lẽ tạp nhiễm và thanh tịnh cùng lúc dị biệt mà song lập: nhiễm là các hành, tịnh là thắng nghĩa. Nhiễm đang c̣n th́ tịnh chưa hiện, tịnh đă hiện th́ nhiễm phải mất. Nói thắng nghĩa với các hành khác nhau th́ đáng lẽ nhiễm tịnh cùng lúc có thể cùng tồn tại.

Ghi Chú (43)

Thắng nghĩa các hành: chính văn là hành giới thắng nghĩa. Giới là giới tính mà cũng là thể tính, nên chính văn ấy có nghĩa các hành với thắng nghĩa, cũng có nghĩa thắng nghĩa của các hành.

Ghi Chú (44)

Chúng sinh th́ bị tướng phược trọng phược: chúng sinh th́ bị kềm chế bởi các hành.

Ghi Chú (45)

Có tăng... của ḿnh: chưa chứng biết thắng nghĩa mà tự cho đă chứng biết.

Ghi Chú (46)

Ḍ th́ thấy đoạn này kể đối tượng của hiện quán hữu sở đắc gồm có: đầu tiên là 5 uẩn, 12 xứ, 12 duyên khởi, rồi 4 thực, 4 đế, 18 giới, sau đó là 37 giác phần: 4 niệm trú, 4 chính đoạn, 4 thần túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi và 8 thánh đạo.

Ghi Chú (47)

Thanh tịnh sở duyên: đối tượng trong sáng do tuệ giác trong sáng nhận thức. Hiển dương luận 16 nói thắng nghĩa chính là thanh tịnh sở duyên, v́ duyên theo đối tượng ấy th́ được sự thanh tịnh của Tâm (Vạn 34/356B dẫn).

Ghi Chú (48)

Và chính... tính vị: nghĩa là không phải những sự hiện quán có thủ đắc theo nhị biên mà có thể thẩm cứu tiến chứng chân như bất nhị.

Ghi Chú (49)

Pháp tánh... an trú: pháp tánh và pháp giới đều là biệt danh của chân như. Pháp tánh an lập: chân như là bản thể xác lập. Pháp giới an trú: chân như là thực thể bất biến.

Ghi Chú (50)

Tâm thức: nói đủ là Tâm ư thức tướng (sắc thái của tâm ư thức). Tâm ư thức thường nói có 2 nghĩa: có khi 3 chữ là 1 nghĩa, có khi 3 chữ là 3 nghĩa. Tâm ư thức, 3 chữ ấy cùng một nghĩa th́ không cần phải nói. Tâm ư thức, 3 chữ ấy là 3 nghĩa th́ tâm là a lại da, ư là mạt na, thức là 6 thức, tổng cọng có 8 thức. Nhưng thực ra 6 thức là nhận thức mà chỉ như những thông tín viên nhận tin và phát tin ở khắp các cảm quan. C̣n ư thức rằng đó là nhận thức của ḿnh, tức tự ư thức về tự ngă mà từ đó năng sở hóa tâm vật hoặc tự tha hóa ḿnh người, lại tùy c̣n hay mất ư thức tự ngă mà thành ra ô nhiễm hay thanh tịnh, th́ đó là mạt na. Nhưng căn bản của toàn bộ các thức nói trên, kể cả mọi đối tượng chất cũng như ảnh của các thức ấy, th́ đó là a lại da. Nói cách khác, các pháp là biểu hiện của a lại da. A lại da chính là Tâm, tuy là con mà đang làm giặc, tuy đang làm giặc mà vốn là và vẫn là con. Nên cái tiêu đề Tâm ư thức, hay gọi tắt là Tâm thức, thực ra có nghĩa là nói về Tâm và về ư với thức của Tâm, dẫu rằng chính văn ẩn lược mạt na.

Ghi Chú (51)

Khéo biết mật nghĩa: chính văn là bí mật thiện xảo, dịch sát th́ phải là khéo léo về bí mật.

Ghi Chú (52)

Hai câu hỏi này phải coi sự trả lời của Phật ở dưới mới hiểu và thấy khác nhau thế nào.

Ghi Chú (53)

Chúng sinh chết ở thế giới nào rồi sinh vào thế giới nào: là nói luân rồi. Nhưng không phải có một linh hồn bỏ chỗ này sinh chỗ khác, chết đời này sinh đời khác. Mười phương thế giới toàn là Tâm, nghiệp báo này hết th́ gọi là chết, nghiệp báo khác sinh th́ gọi là sinh, tựa như miếng sáp in dấu ấn: dấu ấn kia mất đi th́ dấu ấn này nổi lên, thế thôi.

Ghi Chú (53B)

Sự sống ấy ... lớn lên: Sinh mạng của mọi loài chúng sinh có 4 giai đoạn gọi là 4 hữu: sinh hữu (sát na kiết sinh đầu tiên) bản hữu (trưởng thành trong thai và sinh ra sống c̣n một đời) tử hữu (sát na chết hẳn cuối cùng) trung hữu (sự liên tục giữa tử hữu và sinh hữu). Rồi trung hữu lại sinh hữu, luân chuyển vô cùng cho đến địa vị không c̣n đời sau (La hán) hay sinh chết tự do (Bồ tát). Đầu tiên ở đây là sinh hữu chứ không phải sinh mạng có khởi điểm. Chủng tử thức vốn đă thành thục là chủng tử thức chuyển thành dị thục thức (nghiệp thức). Triển chuyển hóa hợp là hóa hợp với phụ tinh mẫu huyết, và đó là sinh hữu. Tuần tự lớn lên là bản hữu, có 8 thời kỳ: ở thai, ra thai, hài nhi, đồng ấu, thiếu niên, trung niên, trưởng niên và lăo mạo.

Ghi Chú (54)

Với hai sự ... mà có: Chấp thọ các sắc căn và sở y của các sắc căn là chấp thọ thân thể và thế giới của thân thể. Chấp thọ chủng tử của tướng, danh và phân biệt, loại chủng tử do ngôn từ hư luận mà có, là chấp thọ chủng tử hữu lậu. Tướng danh và phân biệt là tướng phần và kiến phần thuộc giai đoạn hữu lậu. Thường nói các pháp th́ chính chữ pháp nghĩa là khái niệm (chứ không có tự tánh); mỗi pháp là một khái niệm, và khái niệm này phân tách mà nói th́ là nhận thức của đối tượng và đối tượng của nhận thức, nhưng thật ra 2 phần này là nhận thức hóa đối tượng và đối tượng hóa nhận thức, h́nh thành lẫn nhau và toàn là nhận thức. Trong đối tượng của nhận thức gồm có đối tượng (tướng) và sự biểu thị của nó (danh), cùng với nhận thức của đối tượng nữa (phân biệt), như vậy, toàn là sự biểu hiện đồng nghĩa với sự hư luận, nên gọi là ngôn từ hư luận.

Ghi Chú (55)

Coi ghi chú 57 .

Ghi Chú (56)

Những danh và nghĩa này cho thấy nên nói bản thức là chủ thể của thức (và của tất cả) hơn nói nó cũng là một thức.

Ghi Chú (57)

Coi lại ghi chú 50 . Như đă nói ở đó, kinh này ẩn lược mạt na; nhưng trong sinh hữu và bản hữu, nói a lại da chấp thọ là nói mọi sự hữu ấy là mọi sự biểu hiện của a lại da, chứ ư thức mọi sự hữu ấy làm tự ngă th́ chính là mạt na. Mặt khác, mạt na điều phối 6 thức là điều phối theo ư thức tự ngă của nó, mạt na ư thức a lại da là ư thức càng theo ư thức tự ngă của nó (và đó là trong giai đoạn mê, trong giai đoạn ngộ th́ theo ư thức vô ngă của nó), nhưng cả đoạn nhỏ có ghi chú 55 và đoạn nhỏ này đều ẩn lược mạt na. Lư do ẩn lược chính là v́ ư thức tự ngă ấy.

Ghi Chú (58)

Trí pháp trú: Hữu bộ nói là cái trí biết nhân (trú) của quả (pháp), Kinh bộ nói là cái trí biết pháp thường trú, Đại thừa nói là cái trí biết sự thiết lập của các pháp môn. Đại thừa nói sát và đúng hơn.

Ghi Chú (59)

Đúng như sự thật mà không thấy: đúng như thắng nghĩa đế mà thấy chứ không như thế tục đế mà thấy, th́ không thấy như cái thấy b́nh thường là thấy ǵ cũng theo ư tưởng b́nh thường, mà là thấy chân như thắng nghĩa của các pháp.

Ghi Chú (59B)

Có thể đổi ví dụ mà nói như những phân tử li ti phát ra một cách rất mau chóng nên tạo thành h́nh ảnh trên màn ảnh, chủng tử hiện hành thành thân tâm và thế giới th́ cũng tương tự như vậy.

Ghi Chú (60)

Tự tánh: Chính văn là nhất thế pháp tướng (sắc thái của các pháp), tức nói về 3 tự tánh. Ba tự tánh là quan sát mọi mặt của mỗi pháp hữu vi mà nói, chứ không phải có riêng ngoài mỗi pháp ấy. Ba tự tánh có thể nói và ví dụ vắn tắt như vầy, theo Phật học đại từ điển (trang 307). Một, biến kế là ảo trạng của phàm phu ngộ nhận, như ngộ nhận sợi giây là con rắn; biến kế này chính là ngă pháp do phàm phu vọng chấp mà có. Hai, y tha là do yếu tố mà có, như sợi giây do chỉ gai và mọi sự hỗ trợ mà thành; y tha này chính là các pháp hữu vi, do chủng tử nơi a lại da nhờ các trợ duyên mà hiện hành. Ba, viên thành là thực thể của các pháp hữu vi, như thực chất của sợi giây là chất chỉ gai; viên thành này chính là pháp tánh chân như, do tuệ giác chứng ngộ. Cũng nên ghi chú rằng, nói pháp tánh tùy duyên mà thành các pháp y tha th́ được coi là nghĩa thật, nói pháp tánh làm bản thể mà có các pháp y tha th́ được gọi là nghĩa tạm. Ba tự tánh như vậy, tánh có nghĩa là có, nhưng mỗi tánh có mỗi cách: biến kế là vọng hữu (có một cách sai lầm) y tha là giả hữu (có một cách tương đối) viên thành là thật hữu (có một cách đích thực).

Ghi Chú (60B)

Tự tướng và sai biệt: Ở đây có nghĩa là đặc tính (hay bản thân) và chi tiết. Riêng chi tiết th́ chính là trừu tượng nơi các hiện tượng, v́ chúng giống nhau (nên cũng gọi là cọng tướng).

Ghi Chú (61)

Nhuộm màu xanh: Cũng có thể dịch hiêểp với màu xanh, để trong màu xanh. Để trong màu xanh là lời Ngụy dịch. Những chữ nhuộm ở dưới cũng vậy.

Ghi Chú (61B)

Có thể dịch như vầy cho dễ hiểu: cái viên thành thật tánh cũng như vầy -- cái viên thành thật tánh mà biến kế chấp tánh luôn luôn và vĩnh viễn không thật có và không đặc tính.

Ghi Chú (62)

Dịch sát là "th́ hủy diệt chứng đắc sự thanh tịnh"

Ghi Chú (62B)

Trú pháp động pháp: niết bàn thường trú, sinh tử biến động.

Ghi Chú (63)

Đă không lại có: đă không niết bàn, lại có sinh tử.

Ghi Chú (64)

Vô tánh: Chính văn là vô tự tánh tướng (sắc thái vô tánh của các pháp), tức nói 3 vô tánh, cũng gọi là 3 vô tự tánh tánh.

Ghi Chú (65)

Thắng nghĩa vô tánh là thế nào ... gọi là thắng nghĩa vô tánh: Ghi chú câu này có 3 chi tiết. Chi tiết một, thắng nghĩa vô tánh có 2: thứ nhất, y tha không phải thắng nghĩa nên cũng gọi là thắng nghĩa vô tánh; thứ hai, viên thành do pháp không hiển lộ nên gọi là thắng nghĩa vô tánh. Nói cách khác cho dễ hiểu, thắng nghĩa không phải như y tha (v́ y tha không phải thắng nghĩa) thắng nghĩa càng không phải là biến kế (v́ biến kế là ngă pháp, ngă pháp không đi mới hiển lộ thắng nghĩa). Chi tiết hai, chữ pháp vô ngă trong câu này chính văn là nhất thế chư pháp pháp vô ngă tánh (sau đây chính văn chỉ nói pháp vô ngă tánh). Chính văn như vậy phải dịch pháp vô ngă chứ không thể dịch sự vô ngă của các pháp. Nhưng pháp vô ngă (= pháp không) th́ đă bao gồm nhân vô ngă (đúng ra nên nói ngă vô ngă = ngă không), v́ được pháp vô ngă th́ đă được nhân vô ngă rồi. Thắng nghĩa vô tánh là thắng nghĩa do nhân vô ngă và pháp vô ngă hiển lộ, nên Duy thức luận, tụng thứ 24, nói hậu do viễn ly tiền sở chấp ngă pháp tánh. Chi tiết ba, cái được 2 vô ngă hiển lộ là thắng nghĩa (chân như), được gọi là thanh tịnh sở duyên. Thanh tịnh sở duyên: coi lại ghi chú 47 .

Ghi Chú (66)

Ví dụ này là nói mặt vô tánh, mặt không. Chứ thắng nghĩa vô tánh (tức viên thành thật tánh) nên như phẩm bốn đă ví dụ như cảnh vật không thác loạn mà mắt sáng nh́n thấy.

Ghi Chú (67)

Như ngôn ngữ nổi lên thế nào th́ cũng như thế ấy: dịch rơ là như ngôn ngữ nổi lên thế này hay nổi lên thế khác th́ cũng như thế này hay thế khác.

Ghi Chú (67B)

Liên tục trong tâm: chính văn là tùy miên, chữ này ở đây chỉ có nghĩa như đă dịch.

Ghi Chú (68)

Tăng thêm biến kế chấp tánh: câu này, ở đây cũng như ở dưới, đúng chính văn th́ phải dịch chấp trước biến kế chấp tánh. Nhưng dịch như vậy không ăn với chữ tăng thêm (tăng ích) đă nói ở trên. Mà tăng thêm th́ đúng hơn.

Ghi Chú (68B)

Như biến kế chấp tánh thế nào th́ cũng như thế ấy: dịch rơ là như biến kế chấp tánh thế này hay thế khác th́ cũng như thế này hay thế khác.

Ghi Chú (69)

Nại lạc ca: Dịch là địa ngục th́ chỉ v́ mượn ư niệm địa ngục của Tàu. Dịch đúng là vô lạc (thế giới không vui) hay bất khả cứu tế (thế giới khó cứu vớt).

Ghi Chú (70)

Chướng ngại: Ở đây là những sự chướng ngại cho thiện căn, trong đó có nghiệp chướng và báo chướng.

Ghi Chú (71)

Chưa thành thục liên tục: chưa thành thục thiện căn một cách liên tục sau khi gieo trồng.

Ghi Chú (72)

Kinh pháp như vậy: ở đây, và trọn đoạn nhỏ này, từ ngữ này chỉ cho kinh nghĩa lư chưa hoàn hảo (vị liễu nghĩa kinh). Kinh là kinh ấy, pháp là "các pháp toàn không" trong kinh ấy. Hiểu là kinh Giải thâm mật th́ không xuôi văn ư.

Ghi Chú (72B)

Thấy không, thấy không tánh: Không tánh, đúng chính văn là không tướng. Nhưng tướng ở đây là dị danh của chữ tánh trong 3 tự tánh và 3 vô tánh. Chính 3 tự tánh và 3 vô tánh, chính văn cũng có chỗ, như trong đoạn nhỏ này, gọi là tướng cả. Thấy 3 tự tánh và 3 vô tánh đều không cả th́ đó là ác thủ không (hiểu Không một cách sai lầm, tai hại).

Ghi Chú (72C)

10 lần một là mười, cho đến 10 lần vạn là ức (lạc xoa), 10 lần ức là triệu (độ lạc xoa), 10 lần triệu là mười triệu (câu chi), 10 lần mười triệu là trăm triệu (mạt đà), 10 lần trăm triệu là tỉ (a dữu đa), 10 lần tỉ là mười tỉ (đại a dữu đa), 10 lần mười tỉ là trăm tỉ (na dữu đa). Trăm ngàn câu chi na dữu đa là số 1 với 23 số 0 tiếp theo.

Ghi Chú (73)

Lời có trí này sao không mật ư: sát chính văn th́ là ai có trí bảo không mật ư. Dịch như vậy không bằng dịch như đă dịch.

Ghi Chú (73B)

Ba thứ như vậy, Như lai căn cứ mà nói lời trên: sát chính văn là 3 thứ như vậy Như lai đă nói rơ. Dịch như vậy cũng không bằng như đă dịch.

Ghi Chú (74)

Các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào: Đây là một danh từ, có nghĩa là các hành mà cái biết biết đến và cái chấp dựa vào. Như vậy có thể chỉ cần nói các hành cũng đủ. Các hành: coi lại ghi chú 38.

Ghi Chú (75)

Tỳ thấp phược: 1 loại thần dược làm cho thuốc khác được thần hiệu.

Ghi Chú (76)

Bột vẽ màu: sát chính văn là đất vẽ màu (thể họa địa).

Ghi Chú (77)

Lại làm ... các kinh ấy: làm cho mật ư trong các kinh bất liễu nghĩa được rơ ra.

Ghi Chú (78)

Rừng Ban cho ... sa xuống: tức Lộc uyển thường nói.

Ghi Chú (79)

Nhất thế thừa: cỗ xe đủ cả. Nhất thừa bao gồm cả 3 thừa nên có tên như vậy.

Ghi Chú (80)

Sổ, toán, kế, dụ, ô ba ni sát đàm: sổ toán kế dụ th́ hăy tham khảo Vạn 34/416. C̣n ô ba ni sát đàm th́ Ấn có 60 cấp về số (Tàu có 15), cấp cuối cùng là ô ba ni sát đàm.

Ghi Chú (81)

Sự sơ hở: là các lậu, dị danh của phiền năo. Dịch thật sát là sự rỉ lọt.

Ghi Chú (82)

Du dà: chính văn là phân biệt du dà (phân tích về du dà). Du dà (yoga) dịch nghĩa là tương ưng (thích ứng với nhau), chính yếu là chỉ và quán.

Ghi Chú (83)

Một là ... thành tựu: đối cảnh có phân biệt là đối cảnh do tác ư thắng giải, đối cảnh không phân biệt là đối cảnh do tác ư chân thật, đối cảnh biên tế các pháp là tánh tận sở hữu và tánh như sở hữu, đối cảnh sở tác thành tựu là sở duyên của chuyển y (Vạn 34/420 dẫn Tập luận 6).

Ghi Chú (84)

Giáo pháp của ... giáo pháp ấy: không phải lấy toàn bộ giáo pháp làm đề tài mà khởi sự tu tập chỉ quán, mà, trong một thứ tự hay một sự lựa chọn thích hợp, khởi sự tu tập chỉ quán bằng một đề tài theo giáo pháp.

Ghi Chú (85)

Tư duy: ở đây là nguyên chữ của chính văn. Nhưng ngay cái nguyên chữ này cũng phải hiểu là tư duy tu (chuyên chú, chánh định).

Ghi Chú (86)

Khinh an: nghĩa đen là nhẹ nhàng ổn định, mô tả trạng thái quân b́nh của cơ thể và tâm trí, không những không c̣n bất ổn trong 2 trạng thái phi loạn động th́ hôn trầm, mà c̣n nói đến trạng thái giác quan, nhất là cảm giác, được chế ngự, thuần hóa, cho đến siêu thoát.

Ghi Chú (87)

Ấn tượng ... tư duy: thí dụ giáo pháp vô thường đă thành ấn tượng mà tâm trí chuyên chú vào đó.

Ghi Chú (88)

Thắng giải: nghĩa đen là cái biết chắc hơn, tức là sự xác quyết, sự khẳng định.

Ghi Chú (89)

Những chỉ quán mà sự tiếp nhận quán sát không có mọi sự tác ư: chỉ quán đă nhiệm vận thuần thục, không cần tác ư nữa (Vạn 34/438A).

Ghi Chú (90)

Văn: ở đây là chữ, là tự mẫu (hay điểm hoạch) chứ không phải là văn bài (văn bài là cú thân).

Ghi Chú (91)

Tánh tận hữu, tánh như hữu: tận sở hữu tánh (cái tánh cùng tận cái lượng của sự hiện hữu) và như sở hữu tánh (cái tánh đúng như cái thực của sự hiện hữu).

Ghi Chú (92)

Năm sắc xứ ở trong: 5 sắc căn.

Ghi Chú (93)

Giới thế giới: coi ghi chú 104 .

Ghi Chú (94)

Thế giới ngàn lớn: đại thiên thế giới hay tam thiên đại thiên thế giới.

Ghi Chú (95)

Đồ dùng của chúng sinh thu thập: cũng có thể dịch là những sự hỗ trợ và đồ dùng; hỗ trợ (nhiếp thọ) có 7, đồ dùng (tư cụ) có 10, coi Vạn 34/444A.

Ghi Chú (96)

Duyên tố với th́ gian: 4 duyên với 3 đời (không gian tính với th́ gian tính).

Ghi Chú (97)

Biện trung biên nói có 6 tên: không, chân như, thật tế, vô tướng, thắng nghĩa tánh, pháp giới. Tập luận nói 7 tên, thêm vô ngă tánh. Đại niết bàn nói 12 tên: chân như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, b́nh đẳng tánh, ly sinh tánh, pháp định (pháp vị), pháp trú, thật tế, hư không giới, bất tự nghị giới. Đại bát nhă nói 11 tên, thiếu ly sinh tánh.

Ghi Chú (98)

Phong phú với khái quát: chính văn là quảng lược, là như Trí độ luận 46 nói, cách nói của Phật có 2: trước khái quát sau phong phú (để giải thích) và trước phong phú sau khái quát (để dễ nhớ).

Ghi Chú (99)

Là 4 kư hay 4 đáp.

Ghi Chú (99B)

Tạm diệt tham sân si: Tạm diệt, chính văn là đoạn t́ nại da. T́ nại da là khuất phục, đoạn t́ nai da dịch đủ là sự diệt trừ (đoạn) chỉ mới làm cho khuất phục (t́ nai da).

Ghi Chú (100)

Có 2 giải thích. Một, đây là chấp thọ, 3 thọ, các thức và nhiễm tịnh. Hai, đây là đối tượng của 4 niệm trú: thân thọ tâm pháp.

Ghi Chú (101)

Sự chân thật: chân như.

Ghi Chú (102)

Hai đến năm là 4 đế.

Ghi Chú (103)

Mười sự này cũng có nghĩa nói về 4 đế: 1, là nói tổng quát, 2-5, là nói đặc tính, 6-10, là nói chi tiết (coi Vạn 34/448B).

Ghi Chú (104)

Giới thế giới: là khí giới; chữ khí được dịch là thế giới (mà dịch sát là đồ dùng).

Ghi Chú (105)

Vô đắc: vô sở đắc (không t́m thấy được thực có).

Ghi Chú (106)

Chân như nơi sự liễu biệt: coi lại 7 chân như trong đoạn biết nghĩa. Nói chung, muốn hiểu các đoạn này th́ phải đối chiếu với đoạn nói về biết nghĩa (phần đầu, nói về 10 sự).

Ghi Chú (107)

Tướng không: gồm cả tự tướng không và cọng tướng không.

Ghi Chú (108)

Vô tiền hậu không: Đại bát nhă nói là vô tế không, Đại trí độ nói là vô thỉ không. Vô tiền hậu: trong đoạn nói về biết nghĩa đă dịch không mở đầu không chấm hết.

Ghi Chú (109)

Tạp nhiễm thắt buộc: tức là tướng phược và trọng phược (coi lại ghi chú 39 và 40).

Ghi Chú (110)

Được ít đă đủ: nói rơ là đối với thiện pháp mà mới được chút ít đă mừng và cho là đủ rồi.

Ghi Chú (111)

Năm thứ ngăn che: là ngũ cái, được kể như sau: tham dục, sân nhuế, thụy miên (hôn trầm, thụy miên), trạo hối (trạo cử, ố tác) và nghi pháp (hay nghi: hoài nghi chánh pháp).

Ghi Chú (112)

Trầm một: ch́m mất, nói sự thiếu tự tín, ngại tu chỉ quán, khác với hôn trầm là thân tâm nặng nề.

Ghi Chú (113)

Định: Ở đây chính văn là tam ma bát để dịch ư là đẳng chí, một dị danh của định chứ không khắc hoạch ǵ.

Ghi Chú (114)

Định: Ở đây chính văn là tam ma bát để dịch ư là đẳng chí, một dị danh của định chứ không khắc hoạch ǵ.

Ghi Chú (115)

Định: Ở đây chính văn là đẳng tŕ, cũng như ghi chú trên.

Ghi Chú (116)

Đối tượng sở tác thành tựu: chính văn là sở tác thành măn sở duyên (có chỗ chép thành biện), dịch như không dịch là đối tượng sở tác thành tựu, nếu dịch rơ hơn một chút là đối tượng mà việc làm đă hoàn thành. Đối tượng sở tác thành tựu là cuối cùng trong 4 đối tượng của chỉ quán (coi lại Đ2 và ghi chú 83 ). Sở tác thành tựu là chuyển y. Chuyển y là chuyển căn bản y (do đệ bát thức): chuyển bỏ phiền năo chướng và sở tri chướng mà chuyển được đại bồ đề và đại niết bàn, nên chuyển y gọi là sở tác thành tựu. Được chuyển y rồi th́ đối tượng không c̣n điên đảo (Vạn 34/420B dẫn sự giải thích của Tạp tập luận). Đối tượng ấy chính là đệ bát thức đă vô lậu (chân như xuất triền).

Ghi Chú (117)

Là ấn tượng... nhiễm tịnh: đây là thân, thọ, tâm, pháp (của 4 niệm trú). Ấn tượng là ấn tượng chánh định, dựa vào các pháp ấy mà có (Vạn 34/468A). Những chữ ấn tượng ở dưới cũng vậy.

Ghi Chú (118)

Là ấn tượng... trong ngoài: là tự thân, tha thân, và cả hai; là căn, cảnh, và cả hai; là hữu t́nh, phi t́nh, và cả hai.

Ghi Chú (119)

Là ấn tượng... tất cả: ấn tượng tất cả là cái ấn tượng được có do biết tất cả pháp có tất cả tướng (có tất cả ấn tượng nói trên).

Ghi Chú (120)

Đối với bảy... sinh ra: nói như vậy với cái nghĩa như vầy: đối với cái chân như đồng nhất nơi 7 pháp (nên gọi là 7 chân như) có cái trí thông đạt cái chân như ấy (nên gọi là 7 cái trí).

Ghi Chú (121)

Chánh tánh ly sanh: Chánh tánh ly sanh là Kiến đạo vị, và đây là Kiến đạo vị của Bồ tát. Chánh tánh, chánh cũng gọi là thánh; chánh tánh là vô lậu tuệ. Ly sanh, sanh là phiền năo (loại phân biệt) mà Kiến đạo vị đoạn trừ ẫ Phiền năo này gọi là sanh là v́ như đồ ăn sống ăn vào sanh bịnh, phiền năo này sanh ra chúng sanh nên gọi là sanh; vô lậu tuệ đoạn trừ cái sanh ấy nên gọi là chánh tánh ly sanh. Từ và nghĩa này cũng tùy chỗ mà có những định nghĩa diễn biến, như Đại bát nhă cuốn 468 nói hữu sở đắc là sanh, trí vô sở đắc là ly sanh; cuốn 484 nói pháp ái là sanh, trí pháp không là ly sanh...

Ghi Chú (121B)

Được đối tượng... các pháp: coi lại Đ2 và ghi chú 83 .

Ghi Chú (122)

Nghĩa là... thành tựu: coi lại ghi chú 116 .

Ghi Chú (123)

Biết chính xác chân như nơi sự liễu biệt: với sự giải thích cách khác th́ câu này cũng có thể dịch: biết chính xác cái tâm trí thấu triệt chân như.

Ghi Chú (124)

Và đó là khéo biết rằng phải làm cho tâm ḿnh thoát ra hai thứ như vậy: với cách giải thích khác, câu này cũng có thể dịch: sự khéo biết chính xác ấy phải làm cho tâm trí ḿnh thoát ra 2 thứ như vậy.

Ghi Chú (125)

Niết bàn hoàn toàn: niết bàn có 2: niết bàn hoàn toàn (vô dư y niết bàn) và niết bàn chưa toàn (hữu dư y niết bàn).

Ghi Chú (126)

Cảm giác: thọ.

Ghi Chú (127)

Đó là một... đối cảnh: dịch sát: một là cái thọ của chỗ dựa thô nặng, hai là cái thọ của cảnh giới, cái quả của chỗ dựa nói trên.

Ghi Chú (128)

Thứ nhất là... vị lai: 1, là cái thọ tương ứng với 5 thức trước, 2, là cái thọ tương ứng với ư thức, 3, là cái thọ do vô minh và hành quá khứ sinh ra, 4, cái thọ do hoặc và nghiệp cảm ra quả vị lai.

Ghi Chú (129)

Thế giới đang sống: chính văn là y tŕ, là cái chỗ mà cái thân dựa vào và cái thức a lại da chấp tŕ ẫ tức là khí thế giới.

Ghi Chú (130)

Du dà giáo pháp lập ra: Du dà th́ ngoại đạo cũng có. Có hẳn 1 giáo phái tên Du dà. Đặc biệt gần như không thấy Phật công kích ǵ cả về giáo phái này. C̣n du dà ở đây là của Phật pháp, do giáo pháp lập ra, và nói như vậy để thấy du dà ấy không phải là du dà ở ngoài.

Ghi Chú (131)

Làm hết kiếp lượng: kiếp là thời kỳ lâu dài. Kiếp lượng là cái lượng của thời kỳ lâu dài. Nói làm hết kiếp lượng th́ có 2 cách hiểu: hiểu theo sự giả định th́ câu ấy có nghĩa làm đến hết giới hạn vô hạn của th́ gian, hiểu theo sự đích xác th́ câu ấy có nghĩa làm hết 3 vô số kiếp.

Ghi Chú (132)

Địa độ: chính văn là địa ba la mật đa, tức 10 địa và 6 độ.

Ghi Chú (133)

Giải hành địa: là Thắng giải hành địa. Coi lại ghi chú 37 . Ở đây nên nói thêm rằng Giải hành địa bao gồm cả Tư lương vị và Da hành vị.

Ghi Chú (134)

Mười pháp hạnh: Du dà luận cuốn 74 nói, trong đại thừa có 10 hạnh làm cho Bồ tát giáo hóa được chúng sinh, đó là đối với 12 loại giáo pháp đại thừa mà biết sao chép, ghi nhớ, hiến cúng, cho người, ai nói th́ kính nghe, hoặc đọc, hoặc học, rồi lớn tiếng mà tụng, hoặc giảng cho người, hay ở một ḿnh chỗ thanh vắng mà nghĩ và tu.

Ghi Chú (135)

Chánh trí tu hành: chính văn có 2 bản chép chánh tri nhi hành, 1 bản chép chánh tri nhi trú. Dĩ nhiên tôi chọn số nhiều, nhưng chữ trú thật đáng chú ư, theo đó th́ phải dịch: chánh trí mà sống, mà ở hay mà đứng vững.

Ghi Chú (136)

Nặng nề: chính văn là thô trọng, chỉ cho chủng tử của các thứ ngu tối, và chỉ cho sự không kham nhiệm (không gánh vác nổi việc ǵ cả) do các thứ ngu tối dẫn ra.

Ghi Chú (137)

Chỉ trong... tăng thượng: Thọ sinh tăng thượng là tự tại thọ sinh. Nhưng Phật th́ không thọ sinh mà chỉ hóa thân.

Ghi Chú (138)

Nhưng cái... đặc thù: 10 địa đều có 10 độ một cách b́nh đẳng; nhưng, theo thứ tự, mỗi địa vẫn có một độ đặc thù, và cái độ đặc thù ấy vẫn hơn các địa khác.

Ghi Chú (139)

Tùy miên: chủng tử của phiền năo.

Ghi Chú (140)

Nhiếp pháp: ở đây có thể nói bao gồm tất cả phương cách nhiếp hóa chúng sinh, cũng có thể nói là 4 nhiếp pháp.

Ghi Chú (141)

Lợi người: dịch đủ và rơ là lợi ích chúng sinh. Những chữ ở dưới cũng vậy.

Ghi Chú (142)

Tinh tiến áo giáp: dịch đủ là mặc áo giáp. Tinh tiến áo giáp là tinh tiến thệ nguyện, có nghĩa khoác mặc cái tâm mạnh mẽ làm áo giáp mà xông tới, không sợ bất cứ sự khó khăn nào.

Ghi Chú (143)

Tịnh lự dẫn ra pháp lạc: là dịch tắt, dịch đủ là tịnh lự không phân biệt, rất vắng lặng, không tội lỗi, đối trị cái khổ của phiền năo mà an trú pháp lạc (ngay trong hiện tại).

Ghi Chú (144)

Chú ư sẽ thấy, trừ thí độ, nhẫn độ và tuệ độ, độ nào cũng có loại sinh thiện ; lại trừ thí độ và nhẫn độ, độ nào cũng có loại lợi người.

Ghi Chú (145)

Độ: nguyên ngữ dịch âm là ba la mật đa, dịch nghĩa là đáo bỉ ngạn, cũng dịch là độ. Tôi chọn chữ độ (vượt) v́ đủ cả 2 nghĩa: vượt bỏ bờ bên này và vượt đến bờ bên kia. Mà đại sư Khuy cơ nói chữ ba la mật có đủ cả 2 nghĩa như vậy.

Ghi Chú (145B)

Một là ... hồi hướng: 5 lư do này sau đây gọi là 5 sự nói trên.

Ghi Chú (146)

Các thành quả và dị thục quả: là nói về 5 quả: dị thục quả, đẳng lưu quả, sĩ dụng quả, tăng thượng quả, ly hệ quả. Các thành quả là nói tắt 4 quả sau. C̣n dị thục th́ chữ ấy chỗ khác gọi là báo, là quả, là quả báo.

Ghi Chú (146B)

Dục lạc: tức là ngũ dục. Pháp số này có 2 cách kể, là sắc thanh hương vị xúc (sắc đẹp, tiếng hay, hơi thơm, mùi ngon, xúc khoái), là tài sắc danh thực thụy (tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn nhậu, ngủ nghỉ). Như vậy dục lạc là nói mọi giác quan đều thỏa thích cả.

Ghi Chú (147)

Hay ho và hữu ích: chính văn là công đức và thắng lợi, cũng có thể dịch ưu việt và thắng lợi (!).

Ghi Chú (148)

Khi làm một độ mà tách rời và đánh mất các độ khác: là nói sự chấp nhất (chứ không phải chuyên nhất).

Ghi Chú (149)

Hành khổ: khổ có 3 loại, là khổ khổ (khổ sở v́ lạnh nóng đói khát gây ra, mà những thứ này đă là khổ rồi), hành khổ (khổ sở v́ sự biến động của pháp hữu vi ẫ là 5 uẩn mà thân tâm và thế giới chúng ta được phân tích và qui nạp sơ khởi trong đó), hoại khổ (khổ sở v́ cái vui mất đi).

Ghi Chú (150)

Bẩn thanh tịnh: bẩn là phiền năo; bẩn thanh tịnh là phiền năo bị thanh trừng.

Ghi Chú (151)

Hoàn hảo ... thường chuyển: giới pháp thường xuyên là suốt đời không xả giới, giới pháp bền chắc là không phạm giới (thêm nữa: lợi lộc, tôn kính hay phiền năo không thể khuất phục tước đoạt), giới pháp thường làm là tŕ giới không sơ hở, giới pháp thường chuyển là sơ hở cũng chuyển liền cho thanh tịnh lại.

Ghi Chú (152)

Sám hối: chính văn là gián hối (hối bộ ngôn, gián hối là khuyên can). Sám hối là lấy chữ của Ngụy dịch cho dễ hiểu và sát hơn. Và do chữ của Ngụy dịch mà biết gián hối là khuyên can đừng giận để cầu sám hối.

Ghi Chú (153)

Tịnh lự biết thế tục đế và tịnh lự biết thắng nghĩa đế: là dịch theo Vạn 35/32A cho dễ hiểu. Dịch sát là tịnh lự khéo thông hiểu về tướng, tịnh lự viên măn.

Ghi Chú (154)

Tịnh lự chuyển động... khéo tu: Vạn 35/32A giải thích rằng 3 loại tịnh lự này là đi đôi với 3 phần da hành, chánh hành và hậu đắc của trí.

Ghi Chú (155)

Năm minh xứ: 1, nội minh là Phật học, 2, nhân minh là luận lư học, 3, thanh minh là sinh ngữ, 4, y phương minh là y học, 5, công nghiệp minh là kyՠthuật.

Ghi Chú (156)

Lại v́... là quán: Vạn 35/33B phân câu này thuộc về sự biết đúng thắng nghĩa đế. Nhưng tôi xét thấy bất ổn, nên nghĩ riêng mà phân câu và dịch như vậy.

Ghi Chú (157)

Không đối với dị thục quả: chứ không phải không đối với đẳng lưu quả, sĩ dụng quả, tăng thượng quả, ly hệ quả.

Ghi Chú (158)

Theo Tạp tập luận th́ điều một là ly hệ quả của các độ, điều hai là tăng thượng quả của các độ, điều ba là sĩ dụng quả của các độ, điều bốn là dị thục quả của các độ. Vậy là chỉ thiếu đẳng lưu quả.

Ghi Chú (159)

Bạch đức... tự tánh: cái tánh có tự tánh và cái tánh không tự tánh, trước đây dịch tắt là tự tánh và vô tánh, là tánh và vô tánh, tức chỉ cho 3 tự tánh (3 tánh) và 3 vô tánh. Nhưng trong đoạn này, qua lời Phật dạy, th́ cái tánh không tự tánh ở đây chỉ nói về thắng nghĩa vô tánh (tức nói về chân như), thế mà lời hỏi này có ư coi cái biết và cái được biết của bát nhă cũng chỉ như của biến kế chấp, biết theo ngôn ngữ và ấn tượng của ngôn ngữ.

Ghi Chú (160)

Như lai không bao giờ... của các pháp: Bát nhă chứng chân như là nội chứng, không thể nói được. Nói bát nhă chứng chân như là tạm dùng ngôn ngữ để nói cho người khác biết như vậy. Câu này, với đại ư được hiểu như vậy nên đă dịch như đă dịch. Nếu dịch sát chính văn th́ khó hiểu : Như lai không bao giờ nói đem cái tánh không tự tánh lĩnh hội cái tánh không tự tánh. Nhưng cái tánh không tự tánh tách rời văn tự, tự nội chứng ngộ, không thể bỏ ngôn ngữ văn tự mà nói được. Thế nên Như lai nói rằng tuệ độ lĩnh hội được cái tánh không tự tánh của các pháp.

Ghi Chú (161)

Tùy miên hỗ trợ: Tùy miên th́ coi lại ghi chú 139 . Tùy miên hỗ trợ, nguyên danh là hại bạn tùy miên (loại tùy miên hỗ trợ và bị hại trước).

Ghi Chú (162)

Nếu: Vạn 35/39A nói nếu ở đây là nghĩa không quyết định: có Bồ tát chế ngự, có Bồ tát không. Tại sao không chế ngự, và không chế ngự cái ǵ, th́ coi đoạn nhỏ thứ tư.

Ghi Chú (163)

Ba là... hiện hành nữa: Dịch sát th́: Ba là tùy miên nhỏ nhiệm, là ở địa thứ tám sắp lên, từ đó mà đi th́ mọi phiền năo không c̣n hiện hành, v́ chỉ có sở tri chướng làm điểm tựa.

Ghi Chú (164)

Thô trọng: trước đây đă dịch là nặng nề (coi lại ghi chú 136 ). Ở đây nên nói thêm. Thô trọng là thế lực của chủng tử 2 chướng làm cho cái thân hữu lậu không có kham năng ǵ: chủng tử ấy, và thế lực ấy, gọi là thô trọng, cũng gọi là tập khí (thói quen).

Ghi Chú (165)

Làm rơ ra: làm rơ ra tùy miên nào bị diệt thế nào, ở Bồ tát địa nào, và diệt rồi được ǵ.

Ghi Chú (166)

Nửa buổi, một buổi, ngày đêm: ngày đêm là một ngày đêm. Mỗi một ngày đêm, xưa nói có 6 buổi: ngày 3 buổi, đêm 3 buổi; 3 buổi là đầu, giữa và cuối ẫ tức là nay nói mỗi ngày đêm có 24 giờ, mỗi buổi có 4 giờ, nửa buổi có 2 giờ. Ở đây ư nói vô số kiếp (thời kỳ vô số) không phải tính bằng các cấp đơn vị th́ gian, mà là tính theo thời kỳ tăng giảm và thành hoại của thế giới, lại tính theo thời kỳ thành đạt các Bồ tát vị (nên không phải không có chậm hay mau).

Ghi Chú (167)

Lư thú: chỗ mà cái lư qui về (tức chân như).

Ghi Chú (168)

Thêm lên, bớt đi: ở đây thêm lên là cho có các thừa khác nhau, bớt đi là cho quyết định chỉ có nhất thừa.

Ghi Chú (169)

Phật sự: chính văn là Như lai thành sở tác sự (những sự của Như lai thành đạt).

Ghi Chú (170)

Mạn thù: Mạn thù thất lị (Văn thù sư lị).

Ghi Chú (171)

Khéo tu rốt ráo: chính văn là thiện tu xuất ly. Xuất ly ở đây, theo Nhiếp luận, là tiến tu rốt ráo ẫ dẫu rằng cũng có nghĩa ra khỏi rời hết (mọi sự chướng ngại).

Ghi Chú (172)

Chuyển y: y là căn bản y, tức bản thức. Chuyển y là chuyển bản thức: chuyển bỏ 2 trọng chướng (phiền năo chướng, sở tri chướng) mà chuyển được 2 đại quả (đại niết bàn, đại bồ đề).

Ghi Chú (173)

Hư luận và thi vi: bàn luận vô ích và động tác thác loạn.

Ghi Chú (174)

Do giải ... b́nh đẳng: nên Phật cũng gọi là La hán (nhưng không phải chỉ là La hán).

Ghi Chú (175)

Pháp thân ... công đức: vô lượng công đức là như 10 lực, 18 bất cọng, vân vân, là những công đức mà nguyên thỉ và tiểu thừa kê ra nhưng La hán không có. Do câu này mà biết pháp thân có nghĩa là cái thân có vô số pháp công đức.

Ghi Chú (176)

Khắp trong ... cùng lúc: câu này cho thấy hóa thân Phật ở Ấn độ chỉ là một trong vô số hóa thân cùng lúc thị hiện khắp cả đại thiên thế giới.

Ghi Chú (177)

Như đă nói trong dẫn nhập, Viên sớ mất cuốn chót, thiếu từ đây sắp đi. Nên từ đây sắp đi tôi lấy bản giảng lục của đại sư Thái hư làm tài liệu. Đại sư cũng chỉ giảng phẩm này. Bản giảng lục của đại sư nằm trong Thái hư toàn thư (tập 14, các trang 1-79).

Ghi Chú (178)

Theo thứ tự, 4 sự này là nghe (và nghĩ), tín, tu và chứng.

Ghi Chú (179)

Theo thứ tự, 9 sự này là 5 uẩn, 12 xứ, 12 duyên khởi, 4 thực, 4 đế, 5 giới (chúng sinh, thế giới, các pháp, người được thuần hóa, phương pháp thuần hóa), Phật, Pháp, thính giả.

Ghi Chú (180)

29 sự này chia ra 2 loại là tạp nhiễm và thanh tịnh, trong loại thanh tịnh chia 2 phần là thế gian và xuất thế. Loại tạp nhiễm có 4 là sự 1 đến sự 4; loại thanh tịnh mà phần thế gian có 4 là sự 5 đến sự 8; loại thanh tịnh mà phần xuất thế chia làm 6 nhóm: nhóm tổng quát có 1 sự là sự 9, nhóm tứ đế có 4 sự là sự 10 đến sự 13, nhóm kiến đạo có 4 sự là sự 14 đến sự 17, nhóm tu đạo có 4 sự là sự 18 đến sự 21, nhóm giải thoát đạo có 6 sự là sự 22 đến sự 27, nhóm chọn bỏ có 2 sự là sự 28 và sự 29. Dưới đây là ghi chú những sự cần ghi, và sự nào cần lắm mới lặp lại từ ngữ, không th́ chỉ nói số hiệu: 1 là 5 uẩn, 2 là 12 duyên khởi; 7, tâm an định ở đây là định vị chí ở cơi Dục, 8, sống trong pháp lạc ở đây là định căn bản của Sơ thiền sắp lên; 9 là nói tổng quát về phần xuất thế, trong đó chữ khổ năo dịch đúng và đủ theo chính văn là nhân tố và duyên tố của khổ năo; 10 có 3 thứ: biến tri chỗ của những thứ điên đảo là biết về chỗ mà người ở đó thấy khổ là vui, chỗ ấy là cơi Dục, 1 chỗ khổ năo; biến tri chỗ của những thứ tà hành, vừa dịch vừa giải thích cho rơ là biết về chỗ mà ư tưởng của những kẻ hướng về chúng sinh ở ngoài cơi Dục, tức Phạn thiên hay Đại tự tại thiên của đỉnh cơi Sắc, mà tu 4 thiền định theo tà kiến cho những chúng sinh ấy là chúa tể, chỗ ấy là cơi Sắc, cũng là 1 chỗ khổ năo; biến tri về chỗ của những thứ nội ly thượng mạn là biết về chỗ mà những người tu 4 vô sắc định hướng đến, những người này bên trong mới hết muốn h́nh sắc mà đă sinh thượng mạn, chưa giải thoát cho là đă giải thoát, chỗ ấy là cơi Vô sắc, cũng vẫn là 1 chỗ khổ năo; 11, dịch đúng chính văn là chỗ mà sự tu tập nhắm vào; 14, cứng chắc là kiến đạo th́ không c̣n thoái đọa ác đạo nữa, 17, cái đă đoạn là kiến hoặc, cái chưa đoạn là tu hoặc; 24 là bồ đề của Thanh văn Độc giác và Vô thượng, 25 là 2 loại tư lương phước đức trí tuệ; 28, chánh kiến đang c̣n hữu lậu, chính văn là thế gian chánh kiến.

Ghi Chú (181)

Giới pháp nặng: là nói cho dễ hiểu. Chính văn là tha thắng, dịch nghĩa chữ ba la di. Tha thắng nghĩa là bị cái khác chiến thắng, cái khác ấy là tội ác. Tha thắng được nói đến là v́ đứng đầu các loại giới pháp.

Ghi Chú (182)

Bốn là ... không phạm giới: là nói phàm phu và thánh giả.

Ghi Chú (183)

Bản mẫu: là 1 trong 2 tên của luận tạng. Ngoài tên luận nghị (Upadesa), luận tạng c̣n gọi là bản mẫu (Matrka) có nghĩa là mẹ gốc: tập hợp nghĩa lư của kinh tạng mà xuất sinh nghĩa lư nữa.

Ghi Chú (184)

Nói về tác dụng của các pháp: là nói về y tha khởi tánh.

Ghi Chú (185)

Kư biệt và sai biệt: kư biệt là sự thọ kư; sai biệt:?

Ghi Chú (186)

Nói tổng quát, trong 4 đạo lư, đạo lư 1, 2 và 3 là nói về sự thật tương đối, đạo lư 4 là nói về sự thật tuyệt đối.

Ghi Chú (187)

Tiếp theo đây là trọn đoạn nhỏ dưới đây, nói thêm về đạo lư 3. Nhưng tôi đổi vị trí một chút cho dễ đọc.

Ghi Chú (188)

Coi lại ghi chú 49 .

Ghi Chú (189)

Do 7 sắc thái ... vẩn đục: 7 sắc thái vẩn đục về đạo lư chứng thành là nói h́nh thức luận lư không chính xác, tức nói về Nhân minh. Người ghi chép lời đại sư Thái hư nói sắc thái 1 là lỗi đồng phẩm nhất phần chuyển dị phẩm toàn phần chuyển, sắc thái 2 là dị phẩm nhất phần chuyển đồng phẩm toàn phần chuyển, sắc thái 3 là đồng phẩm toàn phần chuyển dị phẩm toàn phần chuyển, sắc thái 4 là bất cọng bất định dị phẩm toàn phần chuyển, sắc thái 5 là lỗi về dụ, sắc thái 6 là nói mọi lỗi, sắc thái 7 là khái lược. Tôi nghĩ c̣n phải tra cứu nữa đă. Nay, xét văn ư đoạn kinh này, có thể nói đại khái như sau. Theo h́nh thức luận lư Nhân minh, tôn th́ phải có nhân, nhân th́ phải có dụ. Dụ là đối chiếu nhân với những ǵ cùng tính chất (đồng dụ) và khác tính chất (dị dụ), để thấy những ǵ khác tính chất th́ phải hoàn toàn không có cái nhân ấy. Nếu có, dầu có một phần hay toàn phần, th́ bị cái lỗi bất định hay mâu thuẫn. Như vậy th́ đạo lư chứng thành sẽ bất thành.

Ghi Chú (190)

Có cái tâm bởi nơi người: cái tâm bởi chúng sinh cảm ứng mà có.

Ghi Chú (191)

Chánh pháp: dịch sát và đủ là đường đi ấy và dấu đi ấy.

Hết

 

back_to_top.png

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0