佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

 

KINH ĐẠI MINH ĐỘ

Hán dịch: Đời Nam Ngô, Cư sĩ Chi Khiêm, người nước Nguyệt Chi.

QUYỂN 2

Phẩm 2: THIÊN ĐẾ THÍCH VẤN

Bấy giờ, trời Đế Thích cùng bốn muôn vị Thiên tử, bốn vị Thiên vương, hai muôn vị Thiên tử, trời Phạm chúng một muôn Thiên tử, trời Phạm phụ và năm ngàn vị Thiên tử đều đến dự hội. Nhờ công đức sáng chói rực rỡ đời trước, các Thiên tử nhờ thần lực Phật mà được ánh sáng chiếu suốt.

Trời Đế Thích hỏi Thiện Nghiệp:

–Thưa Hiền giả! Các Thiên tử trong đại hội này muốn nghe giảng nói về Trí độ vô cực. Bồ-tát Đại sĩ gầy dựng như thế nào ở trong Đại minh độ đó?

Thiện Nghiệp đáp:

–Này các Thiên tử! Nếu muốn nghe việc ấy th́ hãy lắng nghe tôi nói. Nhờ thần lực Phật mà nói rộng về Trí độ.

Thế nào, các Thiên tử, vị nào chưa cầu đạo Bồ-tát, bây giờ đều nên cầu. Người đã được đạo sông ngòi th́ không còn lại được đạo Bồ-tát. V́ sao? V́ đã che lấp đường sinh tử rồi, nếu khiến họ mong cầu th́ tôi xin thay họ không dứt bỏ công đức, v́ đều muốn dùng pháp tôn quý nhất trong kinh để đạt đến quả Phật.

Đức Phật khen:

–Lành thay, lành thay! Vui sướng làm sao! Bồ-tát nên học như vậy.

Thiện Nghiệp bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Con sẽ báo ân, không bao giờ dám trái phạm. V́ sao? V́ thuở xưa Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Đạo Tối Chánh Giác đều cùng đệ tử giảng nói Trí độ cho các Bồ-tát nghe. Lúc đó, Như Lai cũng học diệu hạnh ở trong kinh này. Bây giờ tự ḿnh đã thành Phật, do đó phải báo ân. Con làm việc giảng pháp nói này, các Bồ-tát thọ nhận nơi con vui mừng sung sướng nhờ đạo lớn, mau chóng thành Phật.

Trời Đế Thích hỏi:

–Làm sao Bồ-tát đứng vững trong Trí độ.

Đáp:

–Thọ tŕ pháp không để đứng vững.

Đế Thích hỏi:

–Bồ-tát Đại sĩ dùng bóng thệ nguyện Đại thừa rộng lớn, dù đã vận dụng đến năm ấm nhưng không trụ trong đó.

Từ Dự lưu, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi, Duyên giác cho đến Phật không nên trụ trong đó, không nên trụ trong năm ấm vô thường; không nên trụ trong khổ vui, tốt xấu, ngã sở hay chẳng phải ngã sở.

Dù đạo Dự lưu thành tựu bất động cũng không nên trụ trong đó. V́ sao? V́ không trụ th́ bảy lần chết, bảy lần sinh liền vượt qua. Đạo Tần lai thành tựu bất động không nên trụ trong đó. V́ sao? V́ không trụ th́ một lần chết, một lần sinh liền vượt qua.

Đạo Bất hoàn thành tựu bất động không nên trụ trong đó. V́ sao? V́ hướng lên diệt độ.

Đạo Ứng nghi thành tựu bất động không nên trụ trong ấy. V́ sao? V́ đạo Ứng nghi thành rồi th́ liền chấm dứt, ở trong diệt độ mà diệt độ.

Đạo Duyên giác thành tựu bất động không nên trụ trong đó. V́ sao? V́ không thể theo kịp Phật đạo th́ diệt độ hẳn, v́ thế không nên trụ trong đó.

Đức Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Tối Chánh Giác v́ vô lượng người mà làm công đức, ta đều làm cho họ diệt độ xong mới chính là trụ trong Phật. Những điều Đức Phật làm đều rốt ráo rồi mới diệt độ hẳn, cũng không nên trụ trong đó.

Thu Lộ Tử hỏi:

–Nếu Bồ-tát Đại sĩ không nên trụ trong năm ấm Dự lưu, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi, Duyên giác, cho đến Phật. Vậy th́ nên trụ thế nào?

Thiện Nghiệp thưa:

–Đức Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Tối Chánh Giác có chỗ trụ hay không?

Đáp:

–Không! V́ sao? V́ Phật không có chỗ trụ, cũng không trụ nơi lay động, không lay động, cũng không phải không trụ, cũng không phải vô trụ. Tất cả không phải là chỗ Như Lai trụ. Nên thực hành trụ này, không nên trụ vào chẳng trụ, cũng không nên trụ vào vô trụ. Nên thực hành trụ này, học vô sở trụ.

Bấy giờ, tâm niệm các Thiên tử, lời nói của các quỷ thần đều có thể biết rõ ràng. Giờ đây, kinh đạo mà Tôn giả Thiện Nghiệp đã giảng nói hoàn toàn không thể biết.

Biết tâm niệm của họ, Thiện Nghiệp nói với các Thiên tử:

–Này các Thiên tử! Kinh này khó hiểu, thật khó hiểu! V́ sao? V́ lời tôi giảng nói, giáo pháp mà tôi hưng khởi đều là không, do đó khó nghe, nghe rồi khó hiểu.

Tâm các Thiên tử lại nghĩ rằng: “Lời này nên hiểu, đáng hiểu!”

Giờ đây, Tôn giả Thiện Nghiệp thâm nhập vào Pháp thân, liền bảo các Thiên tử:

–Nếu muốn cầu đạo Dự lưu, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi, Duyên giác, Vô thượng Chánh chân mà còn trụ trong đạo ấy th́ nên học Trí độ và nên giữ ǵn.

Trong tâm các Thiên tử lại nghĩ rằng: “Những lời giảng nói như thế nên ở nơi nào để cầu thầy dạy kinh?” Thiện Nghiệp lại bảo các Thiên tử:

–Này các Thiên tử! Người nào muốn biết pháp do ta giảng nói giống như người huyễn, không biết nghe và không biết thực hành.

Chư Thiên hỏi:

–Thưa Tôn giả! Hiện giờ những vị nghe pháp này là người thật, chứ chẳng phải người huyễn.

Thiện Nghiệp nói:

–Này các Thiên tử! Người như huyễn, huyễn như người. Nếu cầu đạo Dư lưu, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi, Duyên giác, Vô thượng Chánh chân, người như huyễn, huyễn như Phật đạo.

Các Thiên tử lại hỏi:

–Thưa Tôn giả! Cho đến Phật cũng còn như người huyễn hay sao?

Thiện Nghiệp nói:

–Cho đến diệt độ cũng như người huyễn. Các Thiên tử hỏi:

–Diệt độ cũng còn như người huyễn sao?

Thiện Nghiệp nói:

–Nếu có pháp nào hơn diệt độ th́ pháp đó cũng còn như người huyễn.

Tôn giả Thiện Nghiệp bảo các Thiên tử:

–Này các Thiên tử! Nê-hoàn của người huyễn này đều là không, không thật có.

Tôn giả Thu Lộ Tử, Mãn Chúc Tử hỏi:

–Nói về Minh độ như vậy, ai có thể vâng giữ hành tŕ?

Thiện Nghiệp thưa:

–Hiền giả! Bồ-tát Đại sĩ không thoái chuyển có khả năng vâng giữ hành tŕ. Còn các vị Ứng nghi,… không thể thọ tŕ. V́ sao? V́ những pháp tôi đã giảng nói là không có ǵ để nói, cũng không có nơi chốn. Pháp đã không có nơi chốn, pháp đã không có dặn dò gởi gấm, v́ pháp như vậy nên cũng không có ai thọ tŕ.

Các Thiên tử nghĩ: “Tôn giả Thiện Nghiệp tuôn rải các của báu chánh pháp, chúng ta hãy hóa ra các loại hoa để rải lên ḿnh Ngài, liền hóa ra các loại hoa thơm để rải cúng dường Đức Phật và Tôn giả Thiện Nghiệp cùng các Tỳ-kheo, hoa ngập lên đến gối các Ngài.”

Tôn giả Thiện Nghiệp biết, liền nói:

–Hoa này không phải phát xuất từ trên trời Đao-lợi, mà do trời Đế Thích tung rải phát ra từ huyễn.

Đế Thích thưa:

–Thưa Tôn giả! Hoa này chẳng phải từ cây mọc ra, đúng như Hiền giả Thiện Nghiệp đã nói, việc này vốn vắng lặng, từ cây huyễn mọc ra.

Đế Thích nói:

–Hoa này từ cây huyễn mọc ra, nếu không phải từ cây mọc ra th́ chẳng đúng. Đã chẳng đúng th́ chẳng phải là hoa.

Đế Thích thưa:

–Trí độ rất sâu xa mầu nhiệm.

Đáp:

–V́ sao? V́ không có ǵ bằng được, cũng không có ǵ để giảng nói.

Đế Thích thưa:

–Thưa Tôn giả! Ngài ở trong Minh độ mầu nhiệm sâu xa, đối với pháp không có chỗ tranh cãi, không thật có, đối với pháp không hề lay động.

Đáp:

–Đúng vậy! Pháp chẳng phải là pháp động, nên học như thế. Học như vậy, không học đạo Dự lưu, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi, Duyên giác. Ai thực hành việc học pháp này là học trí Nhất thiết, vượt hơn các pháp, không còn sinh năm ấm, phải đích thân thọ học, thực hành, không thọ học pháp nào khác.

Thu Lộ Tử hỏi:

–Như vậy là không thọ học trí Nhất thiết ? Không học th́ quên mất, không được thọ học pháp khác sao?

Đáp:

–Đúng vậy! Đây là học trí Nhất thiết, vượt hơn các pháp.

Nghe pháp trời Đế Thích liền hỏi Thu Lộ Tử:

–Làm thế nào để t́m cầu điều đó?

Đáp:

–T́m trong phẩm Thiện nghiệp Minh độ.

Đế Thích hỏi:

–Thiện Nghiệp dùng ân đức oai thần nào để học hỏi hiểu biết?

Đáp:

–Dùng ân đức oai thần của Như Lai để hiểu biết.

Đối với Minh độ mà Đế Thích đã hỏi th́ Bồ-tát Đại sĩ phải t́m cầu thế nào mà không được từ năm ấm t́m cầu, cũng không được xa ĺa nó để t́m cầu. V́ sao? V́ Minh độ không phải năm ấm, cũng không ĺa nó, không sinh khởi nó, bởi không có ǵ dính mắc nên không sinh ra, không nương tựa. Không nương tựa là Minh độ.

Đế Thích thưa:

–Đại sĩ là đại minh vô biên vô tận.

Đáp:

–Năm ấm đều vô biên. Do đó nên biết, pháp vô biên, người vô tận. Thân và hành động còn làm dụng, cho nên phải biết nó và Minh độ như nhau không khác. Không có chính giữa, một bên, cũng không có gốc rễ, đầu mối, không thể hạn lượng, tất cả đều không thật có, thế nên Minh độ nhiều vô biên, vô tận, không thể tính đếm.

Đế Thích hỏi:

–Thưa Tôn giả! Con người làm sao vô tận được?

Thiện Nghiệp đáp:

–Th́ thế nào, theo ý của Đế Thích, trong các pháp cái ǵ gọi là người? Trong các pháp không thấy có tên gọi là người. V́ sao? V́ không thấy có từ nơi nào đến. V́ sao? V́ con người trước kia đều rỗng không, không thật có. Nếu có đến, có ở cũng chỉ là tên gọi mà thôi. V́ sao? V́ trong danh tự, học có sở hữu không?

Đáp:

–Thưa không!

Thiện Nghiệp nói:

–Dùng danh từ không thật có, không làm nên ngã, cho nên người vô tận, dù cho Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Đạo Tối Chánh Giác tuổi thọ với số kiếp như cát sông Hằng, miệng nói tên nhiều người, th́ những người ấy có sinh diệt không?

Đế Thích thưa:

–Thưa Tôn giả! Tất cả đều không sinh diệt.

Thiện Nghiệp nói:

–V́ sao? V́ tất cả mọi người thanh tịnh cho nên không sinh khởi, danh từ, chẳng phải danh từ đều không thật có, do đó người là vô tận. Danh từ Minh độ vô cực cũng vô tận. Nên biết như vậy.

Phẩm 3: TR̀

Bấy giờ, vô số chư Thiên cùng một lúc khen ngợi ba lần rằng:

–Kinh hay quá, kinh hay quá! Đạo lý mà Tôn giả Thiện Nghiệp này giảng nói rất sâu xa, nghĩa lý rất sáng suốt, rộng lớn, giống như do Đức Như Lai nói ra. Nếu có vị nào nghe, học, tụng th́ tôi cung kính chiêm ngưỡng vị đó cũng như Đức Như Lai.

Đức Phật bảo các Thiên tử:

–Thật đúng vậy! Xưa kia, Đức Định Quang Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Đạo Tối Chánh Giác, lúc ấy có cung điện, trong cung điện có kinh này, lúc ấy ta thọ tŕ kinh này. Đức Phật Định Quang thọ ký cho ta về sau sẽ ở trong số người thọ tŕ kinh này đạt đến trí Phật, thành Phật tên là Năng Nhu Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Đạo Tối Chánh Giác, tôn quý nhất trong ba cõi, an định trong pháp Cực minh, hiệu là Thiên Trung Thiên.

Các Thiên tử bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn, ít có ai sánh bằng! 

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Nếu có ai thọ tŕ Đại Minh là thọ tŕ trí Nhất thiết.

Bấy giờ, Đức Phật ngồi giữa chúng, bảo với Trừ cẩn chúng, Trừ cẩn nữ, Thanh tín sĩ, Thanh tín nữ rằng:

–Nay, bốn bộ chúng này làm chứng, trời Ái dục, trời Phạm, trời Vô kết ái đều biết.

Đức Phật bảo Đế Thích:

–Bậc Cao sĩ học định này và thọ tŕ tụng văn ấy th́ các thứ tà vạy không có dịp làm hại, không làm cho bị chết ngang trái.

Các Thiên tử trời Đao-lợi mong cầu Phật đạo. Những vị chưa học tụng được chỗ sâu xa ấy th́ các Thiên tử đều đến đây để học tŕ tụng. Nếu ở nơi vắng vẻ yên tĩnh cũng không kinh, không sợ.

Bốn vị Thiên vương, trời Đế Thích, Phạm thiên và các Thiên tử bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con sẽ ủng hộ người học, tŕ tụng kinh này.

Đế Thích lại bảo Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thật khó sánh với Đức Thiên Trung Thiên. Người nào học Minh độ này tâm không lay động, đều thọ tŕ sáu Độ rồi.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy! Hãy lắng nghe ta nói, trước, giữa, sau đều tốt lành.

Đế Thích thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con xin lãnh thọ lời Ngài dạy.

Đức Phật dạy:

–Nếu trong kinh ta có ai muốn nhiễu hại, sinh ý ác, về sau chưa đạt đạo th́ mất. Sau đó những việc đã làm không thành tựu. Ví sao? V́ bậc Cao sĩ học kinh này ví như có vị thuốc tên là thần đơn, có một con rắn đi t́m mồi, trên đường gặp một con trùng, con rắn muốn ăn thịt nó, con trùng liền đến chỗ các vị thuốc thần đơn, con rắn nghe mùi hương cây thuốc, lập tức bỏ đi. V́ sao? V́ do năng lực của cây thuốc mà bỏ đi. Cũng giống như vậy, người muốn hại các Cao sĩ này liền tự dừng lại, là nhờ vào năng lực oai thần của Minh độ mà ẩn núp.

Đức Phật dạy:

–Nếu có người nào nhiễu hại th́ trong khoảng thời gian đó tự hủy hoại, không thành tựu. Bốn vị Thiên vương đều hộ tŕ kinh cũng như hộ tŕ hành giả. Tự tại làm việc, lời nói ra giống như cam lộ, nói những điều quan trọng thành đạo; các điều ác như tức giận, cống cao, không phát sinh. Bốn Thiên vương ủng hộ vị đó, v́ vị ấy học Minh độ. Tự tâm có ý nghĩ: “Nếu có người nào tranh cãi th́ không nên gần gũi. Tôi mong cầu ý nghĩa Phật đạo, không thể chạy theo lời tức giận, giúp ta nhanh chóng đuổi kịp tâm tốt.” Những việc Cao sĩ này làm đều thấy có hiện tượng tốt.

Đế Thích bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bậc Nan Thắng Thiên Trung Thiên, cho đến vượt qua những điều ác cũng không ai bằng.

Đức Phật dạy Đế Thích:

–Này Đế Thích! Những người này đang lúc vượt qua các nạn dữ, cuối cùng không sợ hãi, không người nào hại được. Thiện sĩ nên đọc tụng, suy nghĩ định này. Dù cho cái chết đến, hoặc ở trong kẻ thù có người muốn não hại th́ như lời Phật dạy dù cho binh đao hướng đến đều không trúng vào thân ḿnh. V́ sao? V́ định này là thần chú của chư Phật, đứng đầu trong các chú. Người học thần chú này tự ḿnh không nghĩ đến việc ác, không nghĩ đến người ác, do không có ý niệm ác. Đây là năng lực oai hùng trong người, tự đạt đến thành Phật, để cứu giúp chúng sinh. Người học hạnh này mau thành Phật đạo. Người nào viết chép kinh này, tuy không học tụng nhưng giữ ǵn th́ người ác, quỷ dữ không thể hại được, chỉ trừ đời trước có tội nặng. Ví như được ở chỗ Đức Phật th́ dẫu cho người hay quỷ thần, cầm thú nhắm thẳng vào cũng không thể làm hại được. V́ sao? V́ được ở chỗ Đức Phật, oai thần của Ngài ủng hộ. Người mong cầu Phật đạo ở quá khứ, hiện tại, vị lai đều ở trong đó được thành Phật đạo. Người ở chỗ Phật không còn kinh sợ. Nơi nào có Minh độ th́ trời, người, quỷ, rồng… đều cung kính, lễ lạy, ủng hộ, chiêm ngưỡng, là do đức cao quý của kinh.

Đế Thích bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có ai viết chép, giữ ǵn, kính thờ cúng dường quyển kinh bằng vật báu cõi trời, hoa thơm, Chiên-đàn, ngọc báu, hương thơm, lụa là, phướn lọng, hoặc có người đem xá-lợi của Đức Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Tối Chánh Giác mà xây tháp, tự quy y, lễ dạy, kính thờ cúng dường vật báu cõi trời, hoa hương đầy đủ như trên th́ người ấy được phước có nhiều chăng?

Phật dạy:

–Ta hỏi ông, nếu theo sự ưa thích quả báo th́ làm sao Đức Như Lai trí Nhất thiết thành tựu được thân này mà xuất hiện ở thế gian, từ nghĩa nào mà có được?

Đáp:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nghĩa này có được từ Minh độ.

Đức Phật dạy:

–Không phải do thân xá-lợi này mà được thành Phật, mà chính là từ trí Nhất thiết sinh ra thân Phật. Sau khi ta diệt độ, xá-lợi cúng dường cũng giống như vậy. Nếu có người nào viết chép kinh này, học tập, thọ tŕ, đọc tụng, tự quy y, lễ lạy, kính thờ cúng dường đầy đủ như trên là cúng dường trí Nhất thiết. Đã đối với kinh này được công đức không ǵ sánh bằng.

Đế Thích lại bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Người ở cõi Diêm-phù-đề không cúng dường có phải là không biết phước đức tôn quý này không có ǵ sánh bằng chăng?

Đức Phật dạy:

–Này Đế Thích! Có một số người tin Phật, tin Kinh, tin Tỳ-kheo Tăng?

Đế Thích thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ít có người tin, còn người cầu quả Dự lưu, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi, Duyên giác, cho đến cầu Phật đạo cũng ít có.

Đức Phật dạy:

–Vô lượng người tu hành cầu Phật đạo cho đến địa vị không thoái chuyển th́ chỉ có được một hoặc hai người mà thôi. Ai học pháp này sẽ được thành Phật, được lễ bái, thừa sự, cung kính. V́ sao? V́ hiểu được Phật pháp ở đời ít có. Như Lai quá khứ cầu Phật đạo đều từ đây mà thành tựu. Lúc ấy ta cũng ở trong đó. Sau khi Như Lai diệt độ, gom lấy xá-lợi, xây tháp bảy báu, suốt đời quy y, lễ lạy, phụng thờ, cúng dường hương hoa quý báu cõi trời, đầy đủ như trên, khắp bốn thiên hạ. Hoặc chúng sinh trong tam thiên đại thiên đều được làm người, đều làm tháp bảy báu rồi đem kỹ nhạc làm vui nơi ấy. Lại có số người ở các cõi Phật nhiều hơn cát sông Hằng, mỗi người xây tháp bảy báu, từ kiếp này sang kiếp khác cúng dường kỹ nhạc, hương hoa, lọng lụa ở cõi Dục đều đầy đủ như trên đã nói, th́ người ấy được phước đức có nhiều không?

Đáp:

–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!

Đức Phật dạy:

–Này Đế Thích! Vậy mà không bằng người viết chép, thọ tŕ, quy y, ủng hộ kinh này, phước này nhiều vô lượng. V́ sao? V́ từ trong ấy sinh ra Như Lai trí Nhất thiết.

Đức Phật dạy:

–Số người trong các cõi Phật nhiều gấp trăm lần số cát sông Hằng đều xây tháp bảy báu nhiều gấp vô số ngàn muôn ức không thể tính toán như thế, chẳng bằng ở trong Minh độ yên tịnh.

Bấy giờ, bốn muôn vị Thiên tử và Đế Thích cùng đến đại hội. Các Thiên tử Đế Thích thưa với rằng:

–Thưa Tôn giả! Nên tụng kinh này.

Phật dạy:

–Nên học tập, nên thọ tŕ, nên đọc tụng. Này Đế Thích! Nếu thần Thích Nhã Chất Lượng khởi binh muốn giao chiến với trời Đaolợi, trời Đao-lợi niệm tụng kinh này th́ binh chúng thần Chất Lượng tức khắc bỏ đi.

Đế Thích thưa:

–Nhờ Đại tôn chú, bạch Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy! Này các Thiên tử! Các Đức Phật trong mười phương ở quá khứ, hiện tại, vị lai đều nói ra thần chú này, tự đến thành Phật, sinh ra công đức mười giới. Khai sĩ, Đại sĩ từ trong đó sinh ra Phật khi chưa xuất thế. Bồ-tát giảng nói sáng ngời về bốn khí, bốn bạt khổ, bốn sự không, năm thông. Ví như từ hư không, mặt trăng tròn chiếu ra ánh sáng hơn sao, Bồ-tát mong cầu công đức trọn vẹn cũng giống như vậy, đều từ trong quyền đức đại trí tuệ phát ra. Do đó nên học tập, thọ tŕ, đọc tụng kinh này là chí đức hoàn tất, đầy đủ lời Phật dạy. Nhất định người ấy không bị tà, độc, nước, lửa, binh đao, phép vua giết chết. V́ sao? V́ được Minh độ ủng hộ (cứu giúp). Nếu có rãnh rỗi công việc, đến chỗ vua, thái tử, các quan thăm viếng, th́ họ vui vẻ chuyện trò. V́ sao? V́ vị ấy có tâm Từ bi b́nh đẳng cứu giúp chúng sinh, trao dồi công đức vô lượng, cho nên ai thấy cũng đều đứng dậy.

Lúc ấy, có một ngoại đạo từ xa trông thấy đại hội của Đức Phật, muốn phá hoại hội chúng nên đi mau đến chỗ Phật. Đế Thích suy nghĩ: “Nên làm thế nào để tất cả chúng ta ở bên Đức Phật, thọ tŕ, đọc tụng pháp này lâu dài?” liền theo Đức Phật nghe, thọ tŕ, đọc tụng, th́ ngoại đạo kia từ xa đi nhiễu quanh Đức Phật một vòng rồi giữa chừng bỏ đi.

Thu Lộ Tử nghĩ: “Đối với việc này, tại sao ngoại đạo giữa chừng bỏ đi như thế?”

Đức Phật biết tâm niệm ấy. Thu Lộ Tử, Đế Thích nghĩ rằng do Minh độ. Ngoại đạo không có ý tốt đến, mà có ý tà vạy xấu xa, nghĩ rằng: “Đức Phật và bốn đệ tử cùng ngồi, các Thiên tử trời Ái dục, trời Phạm đều ở trong hội, không có người nào khác. Bồ-tát Đại sĩ là người ở trong hội được thọ ký, sẽ tự đạt đến thành Phật. Ta phải đến quấy nhiễu họ.”

Ngoại đạo xấu xa này ngồi xa giá bốn ngựa đến gần chỗ Đức Phật. Đế Thích nghĩ: “Xe của bọn tà vạy xấu xa kia chẳng phải là của quốc vương B́nh-sa, chẳng phải là vua Ba-tư-nặc, chẳng phải dùng họ Thích, chẳng phải Duy-da-lợi. Xe bốn ngựa đều không phải là loại của họ, chắc là của bọn tà vạy xấu xa làm bậy. Bọn tà vạy ngày đêm thường t́m lỗi của Đức Phật để quấy nhiễu người thế gian. Nếu thường giữ tâm rốt ráo Minh độ th́ tà liền trở về đạo.”

Thiên tử Đao-lợi là Ca-dực đem hoa trời đứng trong hư không rải lên Đức Phật. Rải khắp bốn phía, rồi khen ngợi bằng những lời cao quý:

–Đạo rốt ráo vốn được gọi là Minh độ.

Người Diêm-phù-đề vừa được nghe thấy cũng đem nhiều loại hoa ở bốn phía rải lên Đức Phật rồi nói:

–Nếu có ai mong cầu, giữ ǵn, th́ không bao giờ bị bọn tà vạy làm hại. Những người này phước đức rộng lớn, huống ǵ là học tập, thọ tŕ, phúng tụng để pháp này trụ mãi. Người ấy đời trước đã được thấy Phật, cúng dường Ngài với tâm thanh tịnh, muốn được trí Nhất thiết, được của báu trí Nhất thiết. Phải t́m nó từ Minh độ.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy!

Ngài A-Nan bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! V́ sao không nêu các danh từ Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, mà chỉ nêu danh từ Minh độ?

Đức Phật dạy:

–Trong các độ, Minh độ là hơn hết. V́ sao vậy A-nan? Có phải không Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định là đang duyên vào sáu Độ trí Nhất thiết vô cực chăng?

A-nan thưa:

–Đúng vậy, bạch Đức Thế Tôn! Không thực hành sáu hạnh th́ không phải sáu Độ, thật chẳng trí Nhất thiết vô cực Đại Minh độ.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy! Đại Minh độ là hơn hết. Ví như địa chủng tan ra trong đó, đồng thời sinh ra mạng chúng sinh. Như thế, này A-nan! Minh độ như đất, năm độ kia như hạt giống trong đó sinh ra.

Đế Thích bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Theo lời Như Lai dạy, thiện sĩ nào học tập, tŕ tụng Minh độ th́ công đức chưa trọn vẹn.

Đức Phật bảo Đế Thích:

–Này Đế Thích! Ta không nói công đức của người này chưa trọn vẹn mà chính ta nói công đức của người viết chép, giữ ǵn quyển kinh, kính thờ, lễ lạy với hương hoa, nhiều vật quý báu, lụa là, phướn lọng mà thôi.

Đế Thích thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đích thân con che chở, chiêm ngưỡng người này.

Đức Phật bảo Đế Thích:

–Này Đế Thích! Người đọc tụng Minh độ được bao nhiêu ngàn vị trời đến chỗ vị tăng thọ tŕ kinh ấy? Người nghe kinh không hiểu nghĩa, muốn hỏi điều nghi ngờ th́ dùng đức từ ở trong kinh liền tự hiểu rõ. Người này làm việc công đức đều tự thấy biết. Hoặc khi ở trong bốn bộ đệ tử giảng nói kinh, tâm vị ấy không có điều ǵ lo sợ. Nếu bị tội h́nh, chắc chắn không sợ hãi. V́ sao? V́ được Minh độ cứu giúp nên người sát thủ bỏ đi.

Đức Phật dạy:

–Ta không thấy người thực hành Minh độ. Người cũng không thấy Minh độ, nhàm chán Minh độ. Người không có khinh chê th́ tâm không kinh sợ, không có điều ǵ phải lo sợ. Cha mẹ quý trọng, Sa-môn yêu mến, bà con quyến thuộc, bạn bè yêu thương. Hoặc có việc ác xảy ra th́ đem chánh pháp giải bày. Những công đức đã làm, thiện sĩ đều tự tâm thấy rõ. Do đó nên biết, mười phương vô số cõi Phật, chư Thiên, loài Người, Quỷ, Rồng, thần Chất lượng, thần Chấp nhạc, thần hung ức hạnh, thần tợ h́nh người, đều đến chỗ vị sư tŕ kinh thăm hỏi, nghe nhận, lễ lạy, cho đến cung kính nhiễu quanh xong mới đi. Công đức của việc hành tŕ kinh này khiến cho như vậy.

Bốn vị đại Thiên vương, các Thiên tử trời Đao-lợi, trời Cổ thiên, trời Đao-thuật, trời Bất kiêu lạc, trời Hóa ứng thinh, trời Phạm, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm, trời Thủy hạnh, trời Thủy vi, trời Vô lượng thủy, trời Thủy âm, trời Ước tịnh, trời Biến tịnh, trời Tịnh minh, trời Thủ diệu, trời Huyền diệu, trời Phước đức, trời Đức thuần, trời Cận tế, trời Khoái kiến, trời Vô kết ái đều đến thăm hỏi, nghe nhận, làm lễ, đi nhiễu quanh xong rồi lui ra. Chư Thiên trời Vô kết ái còn đến, huống ǵ các Thiên tử trời Vô sắc ái dục trong cõi tam thiên đại thiên thấp hơn các Thiên tử trong đây? Chỗ ở của họ luôn luôn vững chắc, không ai phá hoại được. Trừ người trước được mời thỉnh ngoài ra không thể lay động được. Công đức của họ đều thọ nhận. Lúc ấy, chư Thiên sẽ biết việc ấy.

Đế Thích bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Làm sao biết được?

Đức Phật dạy:

–Người thiện nữ này vui mừng khi biết đến rồi sẽ tránh đi. Nghe mùi hương quỷ thần hoặc rồng, quỷ, thần, thần thân rắn, cho đến nghe mùi hương quỷ thần cho là từng biết nên tránh đi. Phải giữ sạch thân thể để thanh tịnh nên quỷ thần đều rất vui mừng. Tiểu thiên thấy đại thiên đến liền tránh đi. Oai thần của tôn thiên lồng lộng, ánh sáng của Ngài rực rỡ, bước đi khoan thai, Tôn thiên vào đến chỗ kinh.

Người thiện nữ này vui mừng hớn hở, nơi nghỉ ngơi đều nên sạch sẽ th́ người bệnh chắc chắn không dựa vào thân, được nghỉ ngơi an ổn không có ác mộng. Trong mộng chỉ thấy Đức Phật, thấy tháp, nghe Minh độ. Chỉ thấy các đệ tử, thấy pháp cao siêu, thấy Phật ngồi, thấy kinh luân tự nhiên. Lúc ấy, chỉ muốn thành Phật. Thấy các Đức Phật thành Phật, thấy các kinh luân mới tự nhiên, thấy nhiều Bồ-tát, thấy sáu Độ mỗi thứ giảng giải kinh này sẽ thành Phật, thấy các cõi Phật khác, thấy Đức Phật và tôn kính không có ǵ sánh bằng. Chúng đệ tử của Đức Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Tối Chánh Giác ở cõi đó. Đức Như Lai ở trong đó giảng kinh.

Các thiện nam này mộng thấy như thế rồi an ổn, thấy thân thể sạch sẽ nhẹ nhàng, không còn nghĩ đến ăn, thân thể mềm mại, tròn đẹp; nếu Tỳ-kheo đắc định, từ định xuất cảm thấy tâm nhu nhuyến, không nghĩ đến ăn, thân thể mềm mại, tròn đẹp như thế. V́ sao? V́ vị ấy sắp thành Phật nên quỷ thần không dám đến gần.

Phẩm 4: CÔNG ĐỨC

Lại nữa, này Đế Thích! Trong thiên hạ này, nếu đem bố thí đầy khắp xá-lợi của Như Lai và đem bố thí kinh Trí độ vô cực th́ ngươi chọn lấy việc bố thí nào?

Đế Thích thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Con chọn lấy Trí độ. V́ sao? V́ con đâu dám không cung kính xá-lợi, nhưng xá-lợi của Đấng Thiên Trung Thiên do Trí độ này sinh ra nên được trời người tôn kính. Như con và chư Thiên cùng ngồi, nhưng tòa ngồi khác hẳn nhau. Nếu con chưa đến th́ các Thiên tử lễ lạy, nhiễu quanh tòa ngồi rồi đi, v́ tòa ngồi này cao quý. Con ở đây lãnh thọ kinh, còn chư Thiên ở nơi kia lễ lạy. Như vậy bạch Đức Thế Tôn! Trí độ sinh ra xá-lợi của Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Đạo Tối Chánh Giác. Từ trong trí Nhất thiết sinh ra thân. Do đó, trong hai việc bố thí, con chọn lấy Trí độ. Giả sử xálợi đầy khắp trong cõi tam thiên đại thiên là một việc, kinh Trí độ là một việc th́ con chọn lấy kinh. V́ sao? V́ từ trong Trí độ sinh ra xálợi cúng dường.

Ví như người mắc nợ cho vào hầu vua, không còn ai hỏi, cũng không hề lo sợ. V́ sao? V́ ở cạnh vua có sức mạnh. Ví như ngọc minh nguyệt vô giá. Người nào có ngọc quý này, tính chất của nó không có ǵ sánh bằng. Chỗ để ngọc, quỷ thần không vào được vào bên trong. Nếu người nam, người nữ giữ ǵn chỗ để viên ngọc minh nguyệt th́ quỷ thần lập tức bỏ đi. Nếu ở trong nóng, gió, lạnh mà đeo hạt ngọc minh nguyệt vào ḿnh th́ hết nóng, gió, lạnh. Ban đêm đem nó vào chỗ tối liền sáng. Nóng, mát, lạnh, ấm, các độc xâm nhập vào ḿnh, đem ngọc châu ra th́ các độc liền tan hết.

Như vậy, bạch Đức Thế Tôn! Hạt ngọc minh nguyệt thật tôn quý. Nếu người bị đau mắt đặt nó bên cạnh liền hết đau. Tính chất của nó thật nhiều công dụng. Đặt hạt ngọc ở nơi nào th́ nơi đó có màu sắc giống như hạt ngọc. Giả sử đem nhiều loại lụa gói hạt ngọc rồi bỏ xuống nước, nước sẽ có màu của hạt ngọc; nước đục liền trong. Tính chất của hạt ngọc này không ǵ sánh bằng.

Tôn giả A-nan hỏi Đế Thích:

–Này Đế Thích! Thế nào, chỉ có ông có hạt ngọc, hay ở cõi này cũng có?

Đế Thích thưa:

–Thưa Tôn giả! Cũng có nhưng không được đầy đủ như tôi đã nói, nó khác hẳn với vật báu tầm thường trong thiên hạ. Không giống như tính chất của hạt ngọc minh nguyệt kia, cao quý gấp trăm ngàn muôn ức lần. Nếu đặt vào trong rương th́ ánh sáng của nó thấu ra ngoài. Nếu đem nó ra khỏi trong rương th́ ánh sáng vẫn như cũ. Bạch Đức Thế Tôn! Công đức của bậc trí Nhất thiết cho đến sau khi Như Lai diệt độ, xá-lợi của bậc trí Nhất thiết được phân chia cúng dường như vậy. Đặt xá-lợi của Đức Như Lai đầy khắp trong cõi tam thiên đại thiên. Dù cho xá-lợi đầy khắp hằng hà sa cõi Phật là một phần, kinh Trí độ này là một phần, trong hai phần, con chọn lấy kinh.

Đức Phật bảo Đế Thích:

–Như Lai ở quá khứ đều từ trong pháp này sinh ra, tự đến khi thành Phật. Chư Phật vị lai và chư Phật hiện tại ở mười phương vô số cõi Phật cũng đều từ trong pháp này sinh ra. Ta là người ở trong vô số ấy tự đạt đến thành tựu.

Đế Thích thưa rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tâm mong cầu của tất cả chúng sinh, Đức Như Lai từ Minh độ đều biết rõ hết.

Đức Phật dạy:

–Do đó, Bồ-tát Đại sĩ lúc nào cũng mong cầu Minh độ.

Đế Thích thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Chỉ cầu Đại Minh độ mà không cầu các độ khác sao?

Đức Phật dạy:

–Sáu Độ vô cực đều mong cầu. Bồ-tát Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Nhất tâm phân biệt các kinh không bằng cầu Minh độ. Ví như thiên hạ này gieo hạt giống trồng cây, bao nhiêu màu sắc, mỗi loại lá hoa thật sự đều khác nhau. Bóng nó không khác, các bóng đều giống nhau. Như vậy năm độ từ Minh độ sinh ra. Trí Nhất thiết, mỗi trí thành tựu cho nhau không khác.

Đế Thích bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đức sáng của bóng ấy cao quý khó có ǵ sánh bằng. 

Phật dạy nếu có người nào viết chép kinh này, phụng thờ, cúng dường hương hoa, lụa là, phướn lọng, lại còn trao cho người khác, phước đó có nhiều không?

Đế Thích thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tự ḿnh cúng dường, còn phân chia cho người, phước ấy rất nhiều.

Đức Phật dạy:

–Viết chép kinh, cúng dường hương hoa, các vật báu: phướn lọng, lụa là danh tiếng còn như thế. Nếu có ai viết kinh cúng dường, lại còn chia cho người th́ phước ấy vô lượng. Nơi người tŕ kinh ở càng thanh tịnh hơn, phước ấy rất nhiều.

Lại nữa, người trong một thiên hạ đều giữ mười giới, đặt ra như vậy khắp bốn thiên hạ. Lại trong một nước nhỏ, nước vừa hai ngàn, ba ngàn nước lớn, người dân trong các cõi Phật nhiều như số cát sông hằng đều khiến họ giữ mười giới th́ phước ấy có nhiều không?

Đế Thích thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!

Đức Phật dạy:

–Không bằng viết chép, thọ tŕ kinh này rồi chia cho người để họ viết chép, học tập, th́ phước ấy nhiều gấp bội. Đặt ra mười giới trên, rồi khiến họ thực hành bốn khí, bốn bạt khổ, bốn sự không và năm thông đều thành tựu. Thế nào, phước ấy có nhiều gấp bội không?

Đế Thích thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!

Đức Phật dạy:

–Không bằng viết chép kinh này, đưa cho người ta viết chép, hoặc đọc tụng th́ phước ấy nhiều gấp bội.

Lại nữa, học hiểu đúng trí tuệ, phước ấy rất nhiều.

Đế Thích bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Học Trí tuệ độ như thế nào để hiểu đúng trí tuệ?

Phật dạy:

–Đời vị lai có thiện sĩ nào muốn được Vô thượng chánh chân đạo Tối chánh giác, thích học Minh độ nhưng bạn ác dạy học chẳng có trí tuệ. 

Đế Thích hỏi: 

–Thế nào là không có trí tuệ?

Đức Phật dạy:

–Tỳ-kheo đời vị lai được kinh này, muốn học tập th́ bạn ác dạy họ năm ấm vô thường. Học năm ấm vô thường, cầu cái học này mất đại minh, giữ ǵn không có trí tuệ.

Đức Phật dạy:

–Người cầu không phá cái thấy năm ấm vô thường. V́ sao? V́ vốn là không. Như vậy nên bắt chước theo cái học của bóng sáng th́ phước ấy không lường được.

Lại nữa, người trong một thiên hạ đắc đạo Dư lưu, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi, Duyên giác đều thành tựu. Lại người trong các cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng đều cầu phước của đạo Vô thượng chánh chân không bằng dùng định thanh tịnh giảng nói rộng các nghĩa (Trí tuệ độ). V́ sao? V́ do định này đắc được trí Nhất thiết, mười hai bộ kinh; và cũng nhờ học Minh độ này mà thành Phật. Vô tận Đức Phật sinh ra, liền sinh Dự lưu, Tần lai, Bất hoàn, Ứng nghi, Duyên giác và người phát tâm cầu Phật được định này th́ phước đức rất tôn quý. Nếu có ai luôn phát nguyện muốn mau thành Phật th́ đem kinh này cho họ để thành Đại sĩ. Người nào đắc định này, phước ấy khó hết được.

Đế Thích bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đúng thế, rất là an ổn. Bồ-tát Đại sĩ này

mau được gần Phật, do đó được phước ấy càng gấp bội. V́ sao? V́ vị ấy được pháp này mau gần tòa Phật.

Thiện Nghiệp nói với Đế Thích:

–Lành thay, lành thay! Nên hiểu như thế. Bồ-tát lãnh thọ định thanh tịnh mau được hạnh Phật đã làm. Như ngay trong chỗ đã hỏi, nếu tịnh không được cảnh định th́ không được thành Phật.

Phẩm 5: MINH TUỆ QUYỀN BIẾN 

Bấy giờ, Bồ-tát Từ Thị nói với Tôn giả Thiện Nghiệp:

–Có Bồ-tát Đại sĩ vui vẻ, hết sức tôn kính, phân chia pháp đức, hoặc bố thí, tŕ giới, việc giữ ǵn phân chia pháp đức cao quý không có ǵ lấp được, đức bao trùm không thể biểu lộ.

Thiện Nghiệp nói:

–Nên theo đây vui vẻ phân chia pháp của đức. V́ sao? V́ vô lượng cõi Phật trong mười phương, mỗi cõi đều không thể tính kể, luôn luôn diệt độ. Do đây là cội nguồn sinh ra Vô thượng chánh chân đạo Tối chánh giác và cũng là nơi tự đạt đến diệt độ, công đức ấy là đức do cực độ sinh ra. Các đệ tử đã thực hành bố thí, tŕ giới, giữ ǵn pháp, phân chia đức, được đức cao quý nhất, hơn cả công đức không dính mắc, đều được thân tŕ giới, thân định, thân tuệ, thân không chướng ngại, thân vượt qua tri kiến của Đức Phật, an ổn đại từ không thể kể hết. Những điều đã học trong kinh, các công đức đều chứa nhóm trong đó. Tùy hỷ phước đức cao quý vô tận. Nhờ đó vui mừng thực hành cầu đạo Vô thượng chánh chân, tâm niệm nói rằng: đem kinh này ban cho tôi thực hành đạo Vô thượng chánh chân, nên thực hành hạnh này, mong cho tâm về sau lại được như vậy.

Bồ-tát Từ Thị nói với Thiện Nghiệp:

–Người làm việc này mà mong cầu vị lai th́ không còn được làm việc bố thí này.

Thiện Nghiệp thưa:

–Nếu có người không bố thí th́ sẽ từ đâu mà được và cũng không có ǵ giữ ǵn th́ từ đâu mà phát sinh ra? Nếu ý hối hận lại bị rơi vào bốn thứ điên đảo. Đối với vật bố thí, vô thường cho là thường, khổ cho là vui, không cho là thật, không thân cho là có thân. Ý hối hận lại tin tưởng, đem tâm này cầu Phật. Thực hành việc bố thí này là thực hành đạo Vô thượng chánh chân.

Bồ-tát Từ Thị nói với Thiện Nghiệp:

–Thiện nam, tín nữ mới học không nên hiểu trí tuệ như ở trước. V́ sao? V́ điều họ tin ưa, tạo đức vốn sợ mất. Hãy nghe về sự không thoái chuyển giảng nói cho họ. Nếu người nào ở lâu bên bạn lành th́ hiểu được lời giảng nói ấy, người này không sợ hãi. Tùy hỷ như vậy rất cao quý. Đem kinh này bố thí để làm trí Nhất thiết. Đem tâm này để bố thí một cách tùy hỷ th́ tâm diệt hết, không chỗ nào không thấy, tâm nào làm việc bố thí này được đạo Vô thượng chánh chân, tâm nào là tâm, là tâm không có hai đối đãi, không có thân th́ làm sao bố thí?

Đế Thích thưa:

–E rằng những người mới học lo sợ mà thoái chí. Thế nào là làm công đức bố thí cao tột một cách tùy hỷ? Thế nào là làm bố thí được đạo Vô thượng chánh chân?

Thiện Nghiệp nói:

–Bồ-tát Đại sĩ này đều cúng dường đầy đủ các Đức Phật, phá bỏ các điều ác. Do b́nh đẳng thực hành như nhất, hàng phục tà đảng, vứt bỏ gánh nặng, tất cả phước đức, tội lỗi đều vắng lặng. Giới, định, tuệ, giải thoát, độ tri kiến sở nguyện đã đạt được. Vô số cõi nước ở mười phương có người diệt hết (phiền não) th́ việc phân chia đức là cao quý vô thượng.

V́ sao Bồ-tát có tâm tưởng hối hận? V́ sao tâm không hối hận, tâm không nghĩ tưởng? Đem việc bố thí này thực hành các thượng hạnh chính là khiến cho tâm niệm này tự hiểu biết việc ấy. Có tư tưởng này, không có tâm tưởng hối hận. Như hối hận điều đáng hối hận th́ khiến tâm nhớ lại, biết rõ do tâm làm. Đây là nghĩ nhớ hối hận, tâm hối hận vui vẻ hối hận là để cho Bồ-tát đem tâm ḿnh biết rõ việc làm. Đây là nhớ biết đem những ǵ bố thí, đem tâm sở nào biết rõ hành động là sự nhận biết.

Đem những ǵ bố thí, đem tâm nào hiểu rõ, đây là các pháp của tâm? Đem pháp nào bố thí, là bố thí b́nh đẳng cũng không bằng làm việc bố thí này. Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đã có công đức, cho đến các đệ tử chưa đắc đạo và Trời, Rồng, Quỷ, Thần nghe kinh mới phát tâm học tập đều cùng nhau chứa nhóm thay cho hoan hỷ là tôn quý nhất. Giữ ǵn công đức này, lại biết là pháp này diệt hết, không có nơi chốn, cũng không có pháp. Thực hành pháp bố thí này không có ý tưởng hối hận, không có tâm hối hận, không vui vẻ hối hận. Làm các việc không trở lại này chính v́ đạo Vô thượng chánh chân, bố thí cho người khác có phần công đức. Nếu không hiểu rõ điều đó th́ không làm được việc bố thí này.

Tại sao đạt đến vô sở hữu, tùy hỷ phân chia đức cũng trống rỗng? Bồ-tát làm việc nào th́ biết rõ việc ấy. Chư Phật đã diệt độ, đem công đức bố thí là để cho ta được điều đó. Làm một cách như nhất là biết được việc làm, thực hành Vô thượng chánh chân. Việc làm này không nghĩ tưởng, những điều đã biết ở quá khứ diệt hết, nghĩ tưởng không có nơi chốn, nghĩ tưởng tạo thành, ghi nhớ được. Nếu có ý tưởng này th́ chẳng phải bố thí. Nên thực hành việc học này.

Đức quyền biến của Bồ-tát Đại sĩ nên t́m nó ở trong đây. Chưa được Minh độ th́ không được vào trong pháp này. Trong việc đem phân chia đức cũng không thật có. Làm việc này phải lắng nghe thân ḿnh biết là người có đức. Có nghĩ tưởng th́ có dính mắc, trái lại muốn trụ vào khổ.

Như Lai Vô Sở Trước Chánh Chân Đạo Tối Chánh Giác không thích thọ tŕ bố thí. Thấy việc thọ tŕ bố thí rỗng không. V́ sao? V́ việc lớn nhất là dứt sạch phiền não. Người này thấy Phật có tưởng làm trở ngại việc bố thí rất lớn. Trái lại không nên làm là trở về việc bố thí của Như Lai nên xét kỹ. V́ sao? V́ nhiều bệnh độc. Làm việc bố thí này giống như trong thức ăn ngon có để nhiều chất độc. Màu sắc đẹp, rất thơm ngon, ai cũng đều ưa thích, nhưng không biết trong thức ăn có độc. Người ngu ăn nó một cách thỏa thích no nê. Khi thức ăn ấy sắp tiêu hóa th́ chắc chắn nguy hiểm đến thân mạng. Thường người không biết nghĩa của việc lấy cho th́ không hiểu rằng sẽ đưa đến việc trợ giúp tai họa bằng hai sự chướng ngại, chắc chắn là giống như thuyết thức ăn có chất độc.

Nếu Cao sĩ nào muốn bố thí th́ thường như chư Phật từ xưa đến nay đem thân giới, thân định, thân tuệ, thân giải thoát, thân độ tri kiến để thấy được thân tuệ cùng các đệ tử ở trong ấy làm các công đức. Đây là việc mà Phật, Duyên giác bố thí. Đem công đức này tùy hỷ bố thí để thành đạo Vô thượng chánh chân. Lúc có ý tưởng này bố thí mà hối hận, gọi đó là có công dụng; cho nên giống như có nhiều chất độc thức ăn. Cho nên người có đức nên thực hành là giác biết, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại bố thí như thế nào và nhờ đâu thành tựu, sinh ra đạo Vô thượng chánh chân?

Theo sự chỉ dạy của Đức Phật, th́ thọ tŕ việc bố thí này biết được công đức đã làm và thân tướng lúc còn sống, hiểu rõ được những điều trong kinh. Khi thành tựu, ta làm việc này một cách tùy hỷ, tự đạt đến Phật đạo, không ai hơn được, không bao giờ ĺa bỏ pháp của Như Lai, không có các thứ độc.

Nên làm việc bố thí này như giới, như định, như tuệ, như giải thoát, như độ tri kiến. Tuệ đã hiện thân th́ không có dục xứ, không có sắc xứ, không có không xứ, cũng không phải từ xưa đến nay ở trong đó đến. Ví như vô sở hữu. Việc bố thí này, các pháp cũng không thật có. Đây chính là thành tựu vô độc trong bố thí. Nếu làm việc bố thí khác là trái lại với bố thí. Chỉ có việc bố thí của Bồ-tát là pháp giống như Phật, đều biết làm việc bố thí này tự đạt đến thành Phật. Nay ta bố thí rồi, để thành đạo Vô thượng chánh chân.

Phật dạy:

–Lành thay, lành thay! Này Thiện Nghiệp, việc ông đã làm đúng như Phật, lại làm cho mọi người trong cõi tam thiên đại thiên đều khiến nhớ nghĩ bốn tâm b́nh đẳng không bằng bố thí như trên, đó mới cao quý vô tận.

Lại nữa, người ở ba cõi tam thiên đều thực hành đạo Vô thượng chánh chân. Giả sử như người ở trong các cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng cùng cúng dường các vị ấy, các thứ y phục, thức ăn, giường đệm, thuốc men, tùy hỷ cung cấp đầy đủ mọi thứ, trong các kiếp số nhiều như cát sông Hằng th́ thế nào? Phước ấy có nhiều không?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn, rất nhiều!

Đức Phật dạy:

–Tùy hỷ công đức, phước còn hơn việc làm trên.

Thiện Nghiệp thưa:

–Công đức như hằng sa cõi Phật, không thể lãnh thọ!

Đức Phật dạy:

–Lành thay, lành thay! Người nào thọ tŕ Minh độ là đã bố thí. Từ xưa đến nay phước vị ấy sinh ra như trên.

Bấy giờ, bốn vị Thiên vương cùng hai muôn vị Thiên tử lạy sát chân Phật, rồi lui sang một bên, bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Lòng Từ rộng lớn bố thí rộng khắp, Minh độ đức hóa cao vời vợi vô tận cho đến thế ư? V́ sao? V́ học Minh độ là điều vui thích của Bồ-tát Đại sĩ. Các Thiên tử trời Đao-lợi, trời Diệm, trời Đâu-thuật, trời Bất kiêu lạc, trời Hóa ứng thinh… dùng nhiều hương hoa đẹp, cây báu rải lên Đức Phật, vui mừng dâng cúng Đức Phật lọng lụa, cờ phướn, kỹ nhạc và khen ngợi:

–Bố thí rất lớn, nên Đức Thế Tôn, Bậc Đại Sĩ quyền đức mới làm được việc bố thí này. Công đức do học Minh độ được Đại sĩ khen ngợi ưa thích.

Các Thiên tử trời Phạm, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm, trời Thủy hành, trời Thủy vi, trời Vô lượng thủy, trời Thủy âm, trời Ước tịnh, trời Biến tịnh, trời Minh tịnh, trời Thủ diệu, trời Huyền diệu, trời Phúc đức, trời Đức thuần, trời Cận tế, trời Khoái kiến, trời Vô kết ái,… đều đảnh lễ sát chân Đức Phật rồi bạch rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát học Minh độ trong ba cõi ít có.

Đức Phật dạy các Thiên tử:

–Này các Thiên tử! An trí người trong cõi tam thiên này đều thực hành đạo Vô thượng chánh chân, lại còn người ở hằng sa cõi Phật khác đều cúng dường. Những vị Bồ-tát Đại sĩ này đều ở trong ấy tùy hỷ còn hơn những người đó, không bằng tùy hỷ cúng dường. Ba đời Phật, Thiên Trung Thiên thân tŕ giới, thân định, thân tuệ, thân giải thoát, thân độ tri kiến, cùng các đệ tử ở trong đó làm các công đức đều phải gom góp tích lũy; tuy vậy tùy hỷ vẫn còn hơn ở trên.

Thiện Nghiệp hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Từ trong ấy được ǵ?

Phật dạy:

–Người cầu Bồ-tát đạo có đức. Nên biết, từ xưa đến nay, pháp không có lấy, không có buông bỏ, không tưởng, không thấy. Từ trong pháp ấy không sinh ra pháp, không có tâm tận pháp, không có pháp vãng lai. Ta làm việc tùy hỷ bố thí này mau được đạo Vô thượng chánh chân.

Lại nữa, chư Phật ba đời đã thực hành Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Nhất tâm, Trí tuệ tùy hỷ không có pháp chướng ngại nào ở vị lai không thành tựu, cũng không có ǵ làm trở ngại mười phương vô số cõi Phật hiện đại. Các pháp không dính mắc, không trói buộc, không giải thoát; đem pháp này thực hành đạo Vô thượng chánh chân th́ việc tùy hỷ bố thí không có ǵ hơn được, không thể phá hoại nó. Như hằng sa cõi Phật, kiếp số thọ mạng của Bồ-tát cũng như vậy, để cho người khác cúng dường. Các Bồ-tát Đại sĩ ấy đấy đủ.

Giống như nhiều kiếp kia. Giống như pháp Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, nếu làm việc tùy hỷ Bố thí này th́ đức cao quý sinh ra nhiều vô lượng như trên kia.

KINH ĐẠI MINH ĐỘ

MỤC LỤC     Quyển 01    Quyển 02    Quyển 03    Quyển 04    Quyển 05    Quyển 06

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded on 2019-11-25

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0