佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

 

KINH ĐẠI MINH ĐỘ

Hán dịch: Đời Nam Ngô, Cư sĩ Chi Khiêm, người nước Nguyệt Chi.

QUYỂN 5

Phẩm 18: VIỄN LY

Phật bảo Thiện Nghiệp:

–Trong mộng, Bồ-tát Đại sĩ không nhập vào địa vị Thanh văn, Duyên giác, cũng không dạy người nhập vào trong đó. Các pháp trong mộng thấy tâm chí thường ở nơi Đức Phật, nên biết đây là tướng không thoái chuyển. Trong mộng cùng với nhiều ngàn đệ tử hội họp giảng nói kinh và dứt bỏ các tướng thiếu thốn theo việc cao tột ở trước. Như Lai giảng nói kinh đều thấy đây là tướng Bồ-tát không thoái chuyển. Trong mộng ngồi giữa hư không làm các việc dứt trừ thiếu thốn, giảng nói kinh, lại tự thấy bảy thước ánh sáng, tự tại biến hóa, ở nơi khác làm những việc như Phật giảng kinh. Trong mộng không kinh hãi khiếp sợ các tai nạn, hoặc thấy binh lính trong quận huyện nổi dậy lần lượt đánh nhau, tai nạn lửa nước, bị cọp, sói, sư tử, rắn độc làm hại, thấy chặt đầu người. Như vậy, ngoài ra còn có những biến động như nghèo cùng, khốn khổ, đói khát, thấy các tai nạn nguy hiểm. Dù thấy như vậy nhưng tâm vị ấy không sợ hãi. Lúc thấy liền ngồi dậy suy nghĩ: “Như những việc đã thấy trong mộng, khi tôi thành Phật sẽ giảng kinh giáo hóa khắp ba nơi này”. Nên biết đây là tướng không thoái chuyển.

Do đâu biết được cảnh trong giới của Bồ-tát Đại sĩ này khi thành Phật không có tất cả việc xấu ác? Chính là lúc trong mộng hoặc thấy chúng sinh ăn nuốt lẫn nhau, nhân dân bệnh dịch, vị ấy có chút ý nghĩ: “Làm cho trong cảnh giới của tôi, tất cả đều không có việc xấu ác.” Do vậy nên biết đã thức tỉnh ngay trong giấc mộng. Hoặc lúc thấy thành quách cháy liền nghĩ rằng: “Có thể bị tà vạy nên ở trong mộng thấy tướng này. Mặc dù thấy nó nhưng không sợ, thực hành tướng này đầy đủ. Đây là Bồ-tát không thoái chuyển. Nay tôi xét đúng với chỗ hướng đến nên không có ǵ thay đổi. Lửa cháy rồi sẽ tàn, tất cả đều tiêu tan hết, không còn thấy nữa.” Phật dạy:

–Dù cho lửa tàn tức diệt nhưng khi xưa đã được Phật thọ ký. Còn nếu lửa chưa tàn th́ biết chưa được thọ ký. Nếu lửa thần đốt một nhà, bỏ một nhà, lại khởi đốt một làng bỏ một làng th́ biết người trong gia đ́nh vị ấy đời trước phá bỏ nơi để kinh mà ra. Những việc mà người ấy đã làm đều tự thấy, những việc làm ác đã qua, lúc ấy đều bỏ hết. Từ đây trở đi không phá bỏ kinh và làm các tai họa khác nữa, th́ biết đây chưa được địa vị không thoái chuyển. Do sự thấy này và giữ ǵn tướng này nên phải giảng nói để biết. Hoặc lúc trai, gái bị quỷ thần bắt lấy, nghĩ rằng: “Hoặc ta được thọ ký, Đức Như Lai ở quá khứ đã trao cho ta đạo Vô thượng chánh chân.” Những điều suy nghĩ đều thanh tịnh nên bỏ tâm Thanh văn, Duyên giác, chắc chắn sẽ thành Phật. Chư Phật mười phương ở hiện tại ở đều thấy biết chứng minh nên Đức Như Lai đều biết ta được che chở và do ta mà quỷ thần bỏ đi, còn ai không đi th́ chưa được thọ ký.

Phật dạy:

–Người ấy rất thành thật nên tà vạy đến trước nói rằng: “Người vốn làm việc này ở đó, vốn tên đó được thọ ký”, muốn dùng lời nói này làm rối loạn người kia.

Bồ-tát nói: “Ta thật đã được thọ ký”, quỷ thần liền bỏ đi. V́ sao? V́ Thiên thần rất cao quý, có năng lực oai thần nên quỷ không dám đương đầu.

Bồ-tát lại suy nghĩ: “Do thần lực của ta nên bỏ đi”, rồi tự cống cao, khinh khi người hiền, không chút kính trọng, nói rằng: “Ta được Đức Như Lai ở quá khứ thọ ký.” Đã tự cống cao rồi, còn khởi tức giận sinh thêm tội lỗi, nghĩ sẽ đọa vào đường ác, cho việc không thành tựu là thành tựu, nên biết là do tà vạy làm ra bỏ bạn lành đi làm việc tà vạy, bị khốn khổ, nên biết việc này do tà vạy nhiều lần đến nói rằng: “Những việc được thọ ký xưa kia và tên họ, gia tộc trong ngoài bảy đời cha mẹ, hoặc sinh ở làng, huyện, nước đó….”

Bây giờ nói những lời này, đời trước cũng nói những lời nhỏ nhẹ như thế, tùy theo tánh hạnh của người ấy thông minh, ngu muội, lành dữ, nghèo cùng đến sang hèn, giàu nghèo. Nhờ giúp đỡ rộng rãi rồi nói: “Ngươi đời trước cũng vậy.”

Bồ-tát nghĩ rằng: “Ta cũng sẽ như vậy.”

Tà vạy lại nói: “Nếu đã được thọ ký th́ được địa vị không thoái chuyển”, người ấy nghe điều này tâm rất vui mừng, tự cho ḿnh quả đúng như vậy, liền tỏ thái độ cười cợt, khinh dễ bạn đồng học. Do dùng tên gọi này nên làm mất bổn hạnh của ḿnh, sa vào lưới tà vạy để nhận lấy tên gọi này mà không biết là do tà vạy làm ra và còn tự cho ḿnh được đạo Vô thượng chánh chân.

Tà vạy lại nói: “Nếu khi thành Phật sẽ có danh hiệu đó.”

Nghe danh hiệu này, Bồ-tát nghĩ rằng cái ta được không phải như vậy. Ta sinh ra vốn có ý chí này.

Phật dạy:

–Trong trí của Bồ-tát này không có chút trí tuệ quyền biến nên mới nghĩ rằng: “Nếu thiên tà cùng làm việc trừ đói kém này là họ bị mê hoặc.”

Phật dạy:

–Ta đã nói nếu Bồ-tát nếu không dạy sẽ có ý nghĩ này, xa ĺa trí Nhất thiết, mất quyền đức, xa trí tuệ, bỏ bạn hiền, tin bọn ngu si hung dữ. Bọn này chắc chắn sa đọa vào hai đường. Nếu sau đó phải chịu khổ trong thời gian lâu dài mới lại cầu thành Phật. Nhờ ân của Minh độ nên tự đạt đến thành Phật.

Đức Phật dạy:

–Như vậy, lúc phát tâm thọ nhận tên gọi này th́ không biết ăn năn ngay, như thế sẽ đọa vào hai đường. Nếu có trừ đói th́ phải dạy pháp bốn việc trọng cấm, còn những việc khác đã hủy phạm phải ngăn cấm, không thành Sa-môn, không phải đệ tử Phật.

Bồ-tát này nói: “Tôi sinh ở làng, quận, huyện, nước đó….” Khi có ý nghĩ này th́ đối với bốn việc trừ cẩn, tội ấy rất nặng. Vứt bỏ bốn trọng pháp này là bị năm tội nghịch nên có ý nghĩ thọ nhận tên gọi ấy, ý tin vào đó th́ tội kia rất nặng. Nên biết rằng do tên gọi này mà bị tà vạy đưa sâu vào tội lỗi.

Tà vạy lại nói đến: “Pháp viễn ly là chánh đáng. Đức Như Lai Chánh Giác đã nói.”

Đức Phật bảo Thiện Nghiệp:

–Ta không nói như thế, không nói rằng Bồ-tát Đại sĩ ngồi ở chỗ yên tĩnh dưới gốc cây.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Thế nào, bạch Đức Thế Tôn! Còn có nơi viễn ly nào khác sao?

Phật dạy:

–Giả sử có Thanh văn theo hạnh này nghĩ rằng, Duyên giác theo hạnh này nghĩ rằng: đều có Bồ-tát Đại sĩ ở ngoài thành thực hành viễn ly. Tất cả việc ác không được phạm, nếu đang ở riêng một nơi dưới gốc cây trong núi yên tĩnh rồi thực hành pháp của Bồ-tát Đại sĩ. Tôi muốn thực hành hạnh này, không phải đi xa vào trong núi nơi không có người, rồi suốt ngày đêm siêng năng hành tŕ pháp viễn ly này. Cho nên nói là hạnh pháp viễn ly, nên ở bên thành ta đã nói pháp như vậy.

Bấy giờ, tà vạy đến dạy thực hành pháp viễn ly, nói với họ rằng: “Nếu đang ở riêng một nơi dưới gốc cây trong núi yên tĩnh, nên thực hành hạnh này.”

Theo lời chỉ dạy của tà vạy th́ quên mất pháp viễn ly. Tà vạy nói với họ: “Các đạo b́nh đẳng, Thanh văn, Duyên giác b́nh đẳng không khác.”

Phật dạy:

–Bồ-tát này chưa đạt được sở nguyện, trái lại còn theo hạnh ấy. Đối với giáo pháp chưa hiểu rõ, trái lại tự ḿnh còn xem thường các Bồ-tát khác. Tự ḿnh cống cao cho rằng “Ai có thể hơn ta!” Khinh khi thành rồi th́ tâm thanh tịnh sáng suốt không trụ vào pháp Thanh văn, Duyên giác. Tất cả điều ác không lãnh thọ, bỏ phế thiền định, đối với định lại được, sở nguyện đều đầy đủ các độ.

Phật dạy:

–Người ấy không phải là Bồ-tát có Minh tuệ quyền biến. Dẫu cho ở trong vùng toàn đầm lầy, cầm thú, La-sát, nơi không ai đến được, hơn trăm ngàn muôn năm như vậy mà không biết pháp viễn ly, chắc chắn không có lợi ích ǵ.

Tà vạy bay đứng trong hư không nói: “Lành thay! Lành thay! Đây là pháp viễn ly mà Đức Như Lai đã nói. Hãy nên theo hạnh viễn ly này th́ sẽ mau thành đạo Vô thượng chánh chân.” Nghe xong, người kia vui mừng liền đến bên thành có được sự viễn ly. Người có đức hạnh cao lại bị khinh chê rằng: “Ngươi đã hành phi pháp.”

Phật dạy:

–Như vậy trong các hành giả, người có chánh hạnh th́ gọi là sai, còn trái với chánh hạnh th́ gọi là đúng. Người không đáng cung kính lại cung kính, còn người đáng cung kính lại xem thường.

Tà vạy nói với Bồ-tát: “Tôi hành pháp viễn ly, có phi nhân đến nói với tôi rằng: “Lành thay, Lành thay! Quả đúng là pháp viễn ly, nên thực hành đúng theo hạnh này.” Tôi cố đến nói: “Nếu ở bên thành thực hành th́ ai sẽ đến nói với ông?” Phật dạy:

–Bồ-tát là người có đức mà trái lại bị khinh chê. Vậy nên biết rằng giống như vác thây người chết th́ trồng không được ngay thẳng, lại nói Bồ-tát này có lỗi. Đây là kẻ thù của Bồ-tát. Nhàm chán hạnh cao của Bồ-tát là tên giặc nguy hiểm của trời người. Dù cho đắp y như Sa-môn, ở trong chỗ của Bồ-tát th́ đó cũng là kẻ giặc nên không làm việc giao tiếp, nói cười. V́ sao? V́ thường tức giận nên bắt đầu làm hại người có tâm tốt. Nên biết rằng lẽ ra phải hộ pháp, thường tự giữ vững, nên giữ cho tâm thanh tịnh và an lập tâm ḿnh, đã học tập th́ nên giữ ǵn chắc chắn, tâm thường ngay thẳng, sợ hãi, siêng năng, chịu khó, ở nơi không có ai vào được. Bọn phá hoại kia ở ba nơi nên thường đem tâm Từ thương xót để được an ổn. Thương xót họ là tự hộ niệm, để ta không có tâm xấu xa ô uế. Ta nếu có điều ǵ không tốt th́ nhanh chóng loại bỏ ngay. Bồ-tát Đại sĩ này đã thực hành một cách cao tột. Nến biết như vậy.

Phẩm 19: THIỆN HỮU

Lại nữa, này Thiện Nghiệp! Bồ-tát Đại sĩ có đầy đủ ý chí muốn đắc đạo Vô thượng chánh chân Tối chánh giác nên làm việc với bạn lành, cung kính Tam bảo.

Thiện Nghiệp hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Làm thế nào để biết bạn lành?

Phật dạy:

–Nếu có người nào cho người khác nghe giảng nói Minh độ vô cực và dạy người nhập vào định này th́ đây chính là bạn lành Đại sĩ Bồ-tát. sáu Độ vô cực là bạn lành, là đức tốt, là hộ tŕ, là tướng lãnh, là đi đến Như Lai Tối Chánh Giác. Vô số cõi Phật Như Lai ở mười phương trong vị lai, hiện tại đều từ Minh độ thành tựu đạo trí Nhất thiết, dùng bốn việc cứu giúp chúng sinh. Việc ấy gồm:

1.     Bố thí.

2.     Khuyến khích làm cho ưa thích.

3.     Làm lợi ích.

4.     B́nh đẳng.

Đây là bốn đức, là cha mẹ, là nhà cửa, là lâu đài, là pháp độ, là tự quay về, là dẫn dắt. Cho nên sáu Độ là pháp độ của chúng sinh. Bồ-tát Đại sĩ học sáu Độ để sử dụng đối với chúng sinh nên đều muốn nhổ bỏ cội rễ của nó mà học tướng Minh độ. Làm thế nào được tướng Minh độ này? Tướng Minh độ không chướng ngại chính là tướng có được các pháp.

Đức Phật dạy:

–Như vậy không có tướng được Minh độ chính là được tướng đắc các pháp. V́ sao? V́ các pháp đều không, nên tướng này cũng không. Đây chính là Minh độ.

Thiện Nghiệp hỏi Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu các pháp đều không th́ tại sao con người muốn sống, không chết thời cũng không? Không tăng thời cũng không ngừng nghỉ, đều là hư không, không có h́nh tướng.

Đạo Vô thượng chánh chân Tối chánh giác không từ trong đây mỗi mỗi đều rỗng không, không được đạo Vô thượng chánh chân Tối chánh giác. Thế nào, bạch Đức Thế Tôn! làm sao để biết chắc về pháp này?

Phật dạy:

–Các chúng sinh siêng năng chịu khó muốn được nhân này, đạt đến việc làm này, việc mong cầu này. Họ thấy ta được không, phải chăng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

Phật dạy:

–Tự làm việc này đắc được việc này không, phải chăng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Như không, bạch Đức Thế Tôn!

Đức Phật dạy:

–Chỉ dùng việc này cho nên có lúc ông không hiểu ngay.

Thiện Nghiệp thưa:

–Đúng vậy, bạch Đức Thế Tôn! Thật an ổn! Mọi người muốn được nhân này, đạt được việc này phải siêng năng chịu khó, không dừng nghỉ.

Phật dạy:

–Điều mà mọi người ưa muốn cho nên bị dính mắc. Nên biết rằng mọi người sinh ra vốn từ trong ấy, không được chấp lấy. Không chấp lấy th́ không làm, là không có, là không bao giờ diệt tận. Bậc vô sinh thêm lợi ích, hiểu biết như thế là Bồ-tát Đại sĩ cầu Minh độ.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát v́ không cầu năm ấm, hiểu biết như thế là cầu Minh độ, là cầu b́nh đẳng. Các Thanh văn, Duyên giác không thể sánh bằng. Người có đức cầu đạo vĩ đại, không ai có thể đạt được. Nên thực hành hạnh này th́ ngày đêm nhanh chóng gần đạo Vô thượng chánh chân Tối chánh giác.

Phật dạy:

–Thế nào chúng sinh trong khắp bốn thiên hạ đều được làm người thường cầu Vô thượng chánh chân phát tâm cầu Phật đạo? Mỗi người suốt đời bố thí cho đạo Vô thượng chánh chân, ý ông thế nào, Thiện Nghiệp? Phước kia có nhiều không?

Thiện Nghiệp thưa:

–Rất nhiều, bạch Đức Thế Tôn.

Phật dạy:

–Được Minh độ mà yên tịnh giữ một ngày, đúng như lời dạy thực hành hạnh niệm này th́ phước đức còn hơn kia. V́ sao? V́ các hạnh của chúng sinh không thể sánh bằng với bậc có lòng Từ này được. Bậc Cao sĩ này đã đi sâu vào trí tuệ, hiểu biết rõ ràng trí này một cách đầy đủ, thế gian siêng năng khổ nhọc, tức là sinh khởi lòng từ thương tưởng tất cả. Đạo nhãn thấy suốt thân của chúng sinh, thành tựu đầy đủ ý chí cao tột, thực hành không biếng nhác. Do không biếng nhác nên được Minh độ.

Bồ-tát ấy mở rộng lòng Từ khắp cả nhưng không trụ vào tướng này, cũng không trụ vào tướng khác. Trí tuệ của vị ấy rất sáng suốt. Tuy chưa thành đạo Vô thượng chánh chân nhưng tất cả các cõi nước đều tôn kính, thẳng tiến đến đạo Vô thượng chánh chân, không bao giờ lui sụt. Nếu thọ nhận cúng dường cơm áo, giường nệm, thuốc men th́ tâm trí tuệ trong họ vẫn đứng vững, nên dù được họ nhận cúng dường, không gần gũi trí Nhất thiết th́ việc thọ thực đó không có tội, có ích đối với chúng sinh. Tất cả đều chỉ bày con đường thẳng tiến đến đạo. Dù bất cứ ở nơi nào cũng đều soi sáng đến. Những người đang bị tù tội cũng được độ thoát, mở đạo nhãn của họ để theo đây mà thực hành, không nhớ tưởng, không có ý niệm tŕ kinh khác, tinh tấn tiến đến hạnh cao tột trong Minh độ, ví như được hạt ngọc minh nguyệt rồi lại mất đi, nên rất buồn rầu, ngồi đứng rồi lo âu nghĩ nhớ, như mất bảy báu. Nghĩ rằng: “Tại sao ta làm mất vật báu này?” Người muốn t́m châu báu thường giữ vững tâm, không mất trí Nhất thiết. v́ sao? V́ Minh độ như hư không, cũng không thêm bớt.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu như hư không th́ tại sao Bồ-tát Đại sĩ thành tựu hạnh ấy và gần đạo Vô thượng chánh chân?

Phật dạy:

–Bồ-tát Đại sĩ cũng không thêm không bớt. Khi nghe những điều giảng nói trong kinh không kinh không sợ, nên biết vị Bồ-tát ấy đang cầu Minh độ.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Như vậy Minh độ là dùng không mà cầu phải chăng?

Phật dạy:

–Không.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Như vậy có ĺa Minh độ được chăng? Phật dạy:

–Không.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đùng năm ấm cầu phải chăng?

Phật dạy:

–Không.

Thiện Nghiệp lại hỏi:

–Bạch Đức Thế Tôn! Như vậy rời năm ấm sẽ có chỗ cầu phải chăng?

Phật dạy:

–Không.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là cầu Minh độ?

Phật hỏi:

–Nếu thấy pháp này th́ nên dùng pháp nào cầu Minh độ?

Thiện Nghiệp thưa:

–Không thấy, bạch Đức Thế Tôn!

Phật hỏi:

–Làm thế nào thấy cùng khắp Minh độ này? Bồ-tát cầu ǵ nơi Minh độ?

Thiện Nghiệp thưa:

–Không thấy, bạch Đức Thế Tôn!

Phật hỏi:

–Giả sử thấy khắp th́ pháp có chỗ sinh ra không?

Thiện Nghiệp thưa:

–Không thấy, bạch Đức Thế Tôn!

Phật dạy:

–Ở đây Bồ-tát Đại sĩ đạt được pháp lạc không từ đâu sinh, đầy đủ tất cả, không thọ ký đạo Vô thượng chánh chân Tối chánh giác, được đến nơi không còn ǵ phải lo sợ, đều làm việc cứu giúp này, mong cầu này, hạnh này, sức lực này, là đạt đến Phật tuệ, Tuệ Cực đại, tuệ Tự tại, tuệ trí Nhất thiết, tuệ Như Lai.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu làm các việc này th́ không được thành Phật.

Phật dạy:

–Có khác.

Thiện Nghiệp thưa:

–Dù cho các pháp không từ đâu sinh th́ có được thọ ký đạo Vô thượng chánh chân chăng?

Phật dạy:

–Không.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát Đại sĩ làm thế nào đắc đạo Vô thượng chánh chân.

Phật dạy:

–Nếu ai thấy được pháp ấy sẽ được thọ ký phải chăng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu không thấy pháp sẽ thành đạo Vô thượng chánh chân.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, các pháp không từ trong ấy mà được. Bồ-tát không nên có ý nghĩ giữ ǵn pháp này sẽ được thọ ký hay không được thọ ký.

Phẩm 20: THIÊN ĐẾ THÍCH

Đế Thích ở trong chúng bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Minh độ vô cực rất sâu xa, khó hiểu, khó biết. Trời người có đức lớn mới gặp giảng nói về định này. Người nào nghe rồi viết chép, thọ tŕ, học tập th́ phước đức rất nhiều.

Phật bảo Đế Thích:

–Người ở Diêm-phù-đề đều giữ mười giới. Nếu tất cả đều giữ ǵn đầy đủ th́ công đức ấy gấp trăm ngàn muôn ức lần vẫn không bằng người lành đây nghe Minh độ rồi viết chép, thọ tŕ, học tập.

Lúc ấy, trong hội chúng có một vị nói với Đế Thích:

–Tôi đã vượt lên trên Ngài rồi!

Đế Thích đáp:

–Giữ tâm nhất niệm còn vượt lên trên tôi, huống ǵ viết chép, thọ tŕ, học tập, tùy theo pháp này dạy bảo, thực hành th́ vị ấy đức sáng ngời, dụ cho bậc cao cả của chúng sinh trong ba cõi, cho đến Dự lưu, Tần lai, Bất hoàn, Thanh văn, Duyên giác còn hơn ở trên. Cho  đến Bồ-tát thực hành Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền độ vô cực, nếu bỏ mất Minh độ và Minh tuệ quyền biến cũng còn hơn những vị trên kia. Bồ-tát Đại sĩ cầu lấy Minh độ th́ dù Trời, Người, Quỷ, Rồng dùng yêu nghiệt hung ác não hại, chắc chắn không thể thắng được. Nếu thực hành Minh độ vững chắc, lâu bền th́ sẽ mau chóng gần trí Nhất thiết, không rời Như Lai, gọi là cách địa vị Phật không xa. Biếng nhác không sinh, v́ học Phật, không học pháp Thanh văn, Duyên giác. Bốn vị Thiên vương còn đến thưa hỏi, nhanh chóng học hỏi bốn bộ đệ tử nên sẽ ở nơi Phật để thành đạo Vô thượng chánh chân. Hãy nên thực hành việc học này. Bốn vị Thiên vương thường tự đến thưa hỏi, huống ǵ các Thiên tử khác.

A-nan nghĩ: “Đế Thích này tự dùng trí tuệ của ḿnh giảng nói hay nhờ vào oai thần của Phật?” Biết tâm niệm của A-nan, Đế Thích thưa:

–Thưa Tôn giả! Nhờ vào oai thần của Phật.

Phật dạy:

–Này A-nan! Trong lúc Bồ-tát Đại sĩ nhớ nghĩ sâu xa, mong cầu học Minh độ th́ tất cả bọn tà ma trong tam thiên đại thiên thế giới đều sầu khổ, muốn phá hoại, quấy nhiễu việc chứng đắc Trung đạo.

Phẩm 21: CỐNG CAO

Phật bảo A-nan:

–Bồ-tát lúc nào cũng học Minh độ vô cực, tùy theo pháp mà thực hành.

Lúc ấy, ở một cõi Phật, bọn tà ma đều kinh sợ, nghĩ rằng: “Ta làm cho Bồ-tát ở Trung đạo chứng đắc Thanh văn, chớ để họ được đạo Vô thượng chánh chân.” Thấy Bồ-tát học tập thực hành Minh độ, bọn tà ma rất buồn khổ, liền phóng lửa khắp nơi để dọa nạt các Bồ-tát, làm cho tâm lay động.

Phật dạy:

–Bọn tà ma không dùng thân để nhiễu loạn khắp nơi. Nếu Bồ-tát xa ĺa thầy tốt sẽ bị họ quấy nhiễu, làm cho buồn khổ. Do không hiểu sâu về Minh độ nên tâm nghi ngờ nghĩ rằng chẳng biết có phải Minh độ không? Trước kia đã thường chăm học tập nhưng nay lại chán nghe, rốt cuộc không biết ǵ cả. Như vậy sẽ nhờ vào đâu để giữ lấy Minh độ? Từ lưới nghi đó, tà ma mới nắm bắt được họ, rồi dạy các Bồ-tát khác rằng: “Ai dùng Minh độ này là học một cách quờ quạng, không chính xác. Tôi còn không hiểu các việc trong pháp ấy, huống ǵ các Ngài có thể hiểu được sao? Tự nói đã thực hành Minh độ, nếu thực hành không đúng sẽ bị điên đảo. Do thực hành Minh độ nên những đó ở trong địa ngục, cầm thú, ngạ quỷ, tội lỗi của họ ngày càng nhiều.” Như vậy bọn tà ma rất vui mừng. Nếu tranh cãi với Bồ-tát người hành đạo Thanh văn, lại tranh cãi với Bồ-tát th́ tà ma nói cả hai đều cách xa Phật. Nếu chưa được Bồ-tát không thoái chuyển mà với Bồ-tát không thoái chuyển tranh cãi th́ tùy theo ý niệm tức giận, tâm chuyên nhất chuyển qua một kiếp. Tuy có tội này nhưng không bỏ trí Nhất thiết, đến kiếp số vô cùng cực mới có ý niệm lúc ban đầu.

Tôn giả A-nan bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Có thể ăn năn tâm niệm xấu xa không? Nhẫn đến bỏ ngay kiếp ấy được chăng?

Phật dạy:

–Này A-nan! Giáo pháp của ta rộng lớn, có thể sám hối được. Nếu Bồ-tát có ý niệm xấu xa biết ăn năn, lại dạy cho người khác, nếu người này không thể ăn năn, hối hận, hoặc có tức giận liền xấu hổ ăn năn lỗi lầm th́ ta sẽ làm cầu để giúp mọi người ở khắp trong mười phương được đến Niết-bàn. Nếu ai có ý xấu xa tranh cãi với mọi người th́ giống như con dê câm phải chịu đựng mọi sự độc ác của con người. Tâm không có oán giận là người thực hành đạo Thanh văn.

Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Bồ-tát Đại sĩ đều chân chánh cả th́ pháp sẽ như thế nào?

Phật dạy:

–Này A-nan! Gặp nhau nên như gặp Phật. Tâm nên nghĩ rằng: “Cùng một thầy, một thuyền, một đạo. Học đã học, ta sẽ cùng học. Người ưa thích đạo Thanh văn, Duyên giác không cùng chí nguyện. Vị nào có chịu đựng được khổ nhọc muốn cầu thành Phật phải cùng nhau theo pháp học này, nếu đây là một th́ chính là pháp học.”

Phẩm 22: HỌC

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát học vô thường là học trí Nhất thiết, học không từ chỗ nào sinh, học bỏ dâm dật, học diệt độ, là học trí Nhất thiết.

Phật bảo Thiện Nghiệp:

–Này Thiện Nghiệp! Như ông đã hỏi học vô thường là học trí Nhất thiết th́ tại sao Như Lai vốn không tùy theo nhân duyên mà được? Như Lai vốn không giữ lấy th́ có hết được chăng?

Thiện Nghiệp thưa:

–Thưa không, bạch Đức Thế Tôn!

–Như vậy là học trí Nhất thiết Minh độ vô cực, bốn Vô sở úy, mười Lực của Như Lai đều là học pháp của chư Phật. Nếu Bồ-tát Đại sĩ thực hành việc học này th́ bọn tà ma và quyến thuộc không thể phá hoại được, mà còn mau được địa vị không thoái chuyển, được ngồi gần dưới gốc cây Phật, được học Phật đạo, được học tập giáo pháp, Từ bi ưa thích cứu giúp khắp tất cả chúng sinh. Học ba hợp, mười hai pháp môn là chuyên học để giúp cho chúng sinh trong mười phương được diệt độ là tiến dần dần đến Phật đạo, học nhập vào pháp môn cam lồ. Người siêng năng mới học pháp này. Người thực hành pháp học này là học hướng dẫn người ở mười phương đến khi chết không đọa vào địa ngục, cầm thú, ngạ quỷ, không bao giờ sinh nơi biên địa, ngu si, nghèo khổ, không bị các thứ bệnh tật đau đớn, không phá mười giới, không chạy theo thế tục thờ cúng dâm, thần, tránh xa người không giữ mười giới, không nguyện sinh lên tầng trời Vô tưởng, mà từ trong Minh độ sinh ra oai thần của Minh tuệ quyền biến, nhập thiền nhưng không tùy theo thiền, không tùy theo pháp thiền. Bồ-tát học như vậy là được năng lực thanh tịnh, năng lực vô sở úy, năng lực thanh tịnh Phật pháp.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Các pháp vốn đều thanh tịnh, v́ sao Bồ-tát đắc được pháp tịnh?

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát học như thế là học các pháp thanh tịnh vô sở đắc. Như vậy khi Bồ-tát thực hành Minh độ không hối hận, không nhàm chán mới được gọi là hành. Người chưa đắc đạo, ngu si không hiểu pháp này nên không thấy việc đó. Bồ-tát v́ mọi người nên thường tinh tấn, đang tiến đến buông bỏ ngã, do đó được năng lực tinh tấn vô sở úy. Thực hành pháp này là học trí Nhất thiết, giống như đất sinh ra vàng th́ đất đó rất ít có. Lại giống như người cầu thành Chuyển luân thánh vương th́ ít có, mà người cầu thành Tiểu vương lại nhiều. Trong số những người này phần nhiều cầu Thanh văn, Duyên giác. Nếu đã có sơ phát tâm, Bồ-tát ít có tùy theo Minh độ. Nếu dạy bảo đạt được địa vị không thoái chuyển th́ Bồ-tát nên ra sức học tập để được không còn thoái chuyển. Bồ-tát thực hành Minh độ không có ý tức giận đối với người, không t́m lỗi của người, tâm không tham lam keo kiết, không phá giới, ôm hận, biếng nhác, mê loạn. Tâm sáng suốt học Minh độ, là chiếu sáng các độ, tất cả đều nhập vào pháp môn ấy. Đạo đức đầy đủ như có người nói rằng: “Đây là cái của tôi” th́ bên ngoài dính mắc mười hai phẩm, tất cả đều cúng dường suốt đời cho người trong một cõi Phật, không bằng giữ ǵn định thanh tịnh của Minh độ trong chốc lát. V́ sao? V́ từ pháp này mau chứng được đạo Vô thượng chánh chân. Bố thí cho kẻ nghèo khổ khắp mười phương để mong cầu cảnh giới và trí tuệ của Phật, như sư tử một ḿnh bước đi. Muốn được chỗ Phật phải học Minh độ. Học Minh độ là học các pháp.

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát còn học pháp Thanh văn hay không?

Phật dạy:

–Bồ-tát học công đức của Thanh văn trí Nhất thiết, nhưng không trụ trong đó. Bồ-tát học Phật th́ không ai hơn được. Đối với trí Nhất thiết không hoại không diệt. Nếu ai nghĩ nhớ thọ tŕ Minh độ này sẽ được trí Nhất thiết, là thực hành hạnh Minh độ vô cực vô tướng.

Phẩm 23: GIỮ HẠNH

Lúc ấy, trong pháp hội, trời Đế Thích suy nghĩ: “Bồ-tát thực hành Phật đạo không ai hơn được, huống ǵ Đức Phật ư? Thân người khó được, sống thọ an ổn lại càng khó. Có người phát tâm cầu Phật là rất khó, huống ǵ hết lòng cầu Phật đạo, muốn v́ mười phương mà thực hành Minh độ để dẫn dắt mọi người hay sao?”

Lúc ấy, Đế Thích hóa ra hương hoa thơm rải lên Đức Phật rồi bạch rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Người hành đạo Bồ-tát mới sánh bằng với Đức Phật, sở nguyện đều thành tựu. V́ hộ tŕ việc thành Phật, các kinh trí Nhất thiết, kinh pháp của Như Lai đều đầy đủ, phải chỉ bảo pháp không thoái chuyển cho người. Ai hết lòng cầu Phật, đối với pháp này là duy nhất, phải luôn nghĩ nhớ, chắc chắn không thoái chuyển. Tôi sẽ làm cho người ở trong pháp này nghĩ nhớ nhiều hơn, không nhàm chán khổ sinh tử. V́ sự khổ của tất cả chúng sinh nên phải nhẫn nhục, gắng chịu khổ nhọc mà thực hành. Tâm nghĩ rằng: “Những ai chưa được độ, ta sẽ độ họ, người lo sợ ta sẽ làm cho họ an ổn, ai chưa được diệt độ, ta sẽ giúp họ được diệt độ.” Đế Thích lại hỏi Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Người mới phát tâm Bồ-tát có được theo thứ lớp lên đến địa vị không thoái chuyển hay chăng? Có đến Nhất sinh bổ xứ không? Người khuyến khích giúp đỡ vị ấy vui mừng th́ được phước đức ǵ?

Phật dạy:

–Núi Tu-di còn lường biết được, chứ đối với Bồ-tát A-xà-phù mà làm người khuyến khích giúp đỡ cho vui mừng th́ phước ấy vô cùng cực. Nước biển trong một cõi Phật, nếu chẻ một sợi tóc thành một trăm phần rồi lấy một phần đem nhúng nước, hết số nước đó có thể biết bao nhiêu giọt không?

Bồ-tát không thoái chuyển làm việc khuyến khích, giúp đỡ một cách hoan hỷ th́ phước ấy không thể tính lường được. Hư không trong một cõi Phật nếu đem một hộc, nửa hộc; một đấu, nửa đấu; một thăng, nửa thăng còn có thể lường biết được bao nhiêu, chứ việc khuyến khích giúp đỡ này phước đức không cùng cực.

Đế Thích bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tà ma và quyến thuộc theo thiên tà đến nghe định này mà không khuyến khích, giúp đỡ, chắc là có nguyên nhân?

Phật dạy:

–Người phát tâm cầu Phật, dù bị cõi tà ma phá hoại nhưng tâm vẫn không rời khỏi pháp Phật. Như vậy, chúng Trừ cẩn hoan hỷ cứu giúp, th́ được gần Phật. Nhờ công đức này đời đời sinh làm người, được cung kính cúng dường, không bao giờ nghe tiếng ác, sẽ sinh lên cõi trời, thường được mười phương tôn kính. V́ sao? V́ nhờ đức khuyến khích cứu giúp này làm việc bố thí b́nh đẳng cho chúng sinh. V́ sao? V́ làm cho người mới phát tâm dần dần thêm nhiều, tự đạt đến thành Phật, giúp cho chúng sinh được diệt độ.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tâm giống như huyễn, làm sao được thành Phật?

Đức Phật hỏi:

–Này Thiện Nghiệp! Thế nào, nếu học thấy có huyễn không?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Không thấy huyễn hóa, cũng không thấy huyễn tâm.

Phật hỏi:

–Không thấy huyễn hóa, không thấy huyễn tâm, vậy có thấy pháp nào khác để được Phật đạo không?

Thiện Nghiệp thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Rời tâm huyễn hóa hay không rời tâm huyễn cũng không thấy Phật vị lai. Không có pháp, không có thấy th́ làm sao nói pháp nào được, pháp nào không được? Pháp này vốn không xa ĺa, cũng không đuợc hay không được. Nó vốn không từ đâu sinh ra, cũng không thành Phật, nhưng nếu không có pháp này th́ cũng không được thành Phật.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu nói vậy th́ Minh độ chỉ là vốn không? Phật dạy:

–Pháp vốn vô đối vô chứng, không giữ lấy, không thực hành, không có pháp nào nên có chỗ đắc. V́ sao? V́ chỉ có Minh độ vốn không có h́nh tướng nên vốn không cách xa. V́ sao ở ngay trong Minh độ mà được thành Phật?

–Phật là ĺa gốc không thật có, v́ sao ĺa gốc không thật có mà sẽ được thành Phật?

Phật dạy:

–Đúng như lời ông nói, Minh độ ĺa gốc, ĺa gốc trí Nhất thiết, đều không thật có. Tuy ĺa gốc nhưng gốc cũng không từ đâu sinh ra. Bồ-tát nên nghĩ như vậy rồi đi sâu vào giữ lấy định, cho nên ĺa gốc không thật có, được thành Phật. Dù biết ĺa gốc th́ Minh độ không thật có, nhưng đó là không giữ lấy Minh độ. Ai không thực hành đầy đủ th́ không được thành Phật.

Theo lời Thiện Nghiệp nói: “Không thực hành Minh độ cho nên được thành Phật”, tuy vậy không thể rời Minh độ mà được thành Phật. Bồ-tát siêng năng chịu khổ nhọc thực hành pháp sâu xa, nhưng không ở trong đó nhận lấy Nê-hoàn. Những việc đã nói như vậy th́ Bồ-tát không thực hành hạnh khổ nhọc. V́ sao? V́ không có người chứng đắc, không có Minh độ được chứng, cũng không có kinh pháp được chứng. Bồ-tát nghe pháp này không sợ, không lười biếng, chính là thực hành Minh độ. Tuy thực hành hạnh này nhưng cũng không thấy có hành. Đây là thực hành Minh độ gần thành Phật. Xa ĺa Thanh văn, Duyên giác cũng không thấy, không nghĩ nhớ, ví như trong hư không chẳng nghĩ có gần xa. V́ sao? V́ Minh độ không có loại h́nh. Ví như người do ảo thuật làm ra, th́ không có niệm này. Thầy cách ta gần nên thấy người cách ta xa. Ví như bóng hiện trong nước hoặc gần hoặc xa nhưng cũng không là gần hay xa. V́ sao? V́ bóng không có h́nh. Minh độ cũng giống như vậy, không có niệm này. Đạo Thanh văn, Duyên giác cách xa Phật đạo. V́ gần đến đích nên không thấy yêu ghét, không dính mắc vô sinh. Ví như người thợ mộc đẽo gọt làm người máy, hoặc làm nhiều giống súc vật nhưng chúng không thể đi lại được. Dù có lay người gỗ, gỗ cũng không nghĩ: “Tôi đang được hoạt động, tới, lui, cúi, ngửa… để cho người xem thích thú.” Như người chủ có thuyền lớn đi trên biển muốn chở khách buôn, thuyền không nghĩ rằng đang chở người. Như đất ở chỗ trống, muôn vật trăm thứ, lúa, cỏ cây đều sinh sống ở trong đó, đất không nghĩ rằng ta đang được nuôi sống hay không nuôi sống. Như hạt minh châu, vượt trội hơn các vật báu. Như mặt trời chiếu sáng khắp bốn thiên hạ, ánh sáng mặt trời không nói: “Tôi đang chiếu sáng tất cả.” Như nước, gió, không có chỗ nào không đến, nhưng không nghĩ có chỗ đến. Như trên núi Tu-di, trời Đao-lợi làm trang nghiêm cho núi nhưng không nghĩ rằng tôi nhờ trời Đao-lợi mà được trang nghiêm. Như biển cả đều sinh ra các vật báu kỳ lạ nhưng biển không nghĩ rằng từ trong tôi sinh ra các vật quý báu.

Minh độ vô cực sinh ra các kinh pháp. Như vậy, nó không có h́nh tướng, không suy nghĩ. Ví như Đức Phật sinh ra các công đức, từ bi hoan hỷ cứu giúp chúng sinh; Minh độ thành tựu các tịnh pháp, nghĩa ấy cũng như vậy.

Phẩm 24: CƯỜNG NHƯỢC

Tôn giả Thu Lộ Tử hỏi Thiện Nghiệp:

–Thưa Tôn giả! Bồ-tát Đại sĩ thực hành Minh độ vô cực là hạnh cao tột phải chăng?

Thiện Nghiệp đáp:

–Tôi nghe Đức Phật dạy: Thực hành Minh độ là hạnh không có ǵ cao tột bằng.

Các Thiên tử cõi trời Ái dục nghĩ rằng: “Nên đảnh lễ người phát tâm thực hành Bồ-tát đạo trong mười phương. V́ sao? V́ khi thực hành sâu xa Minh độ, th́ Bồ-tát thệ nguyện chịu đựng các khổ, rốt ráo quả Phật, nhưng không ở trong đó chứng lấy pháp tịch diệt.” Thiện Nghiệp nói với chư Thiên:

–Tuy không rơi vào Trung đạo mà chứng lấy, việc này không phải là khó, nhưng v́ chúng sinh trong mười phương mặc áo giáp pháp để giúp họ được diệt độ th́ đây mới là khó. Người này vốn không, t́m cầu không thật có mà nghĩ rằng: “Muốn độ mười phương, muốn độ hư không.” V́ sao? V́ hư không chẳng gần, chẳng xa. Con người vốn cũng như vậy, muốn độ người là độ hư không, là mặc áo giáp pháp. Giống như Đức Phật đã dạy: “Con người vốn không, biết người vốn không thật có, đây là độ người.” Bồ-tát nghe việc này mà không kinh sợ, chính là thực hành Minh độ, xa ĺa người v́ vốn không người, xa ĺa năm ấm, xa ĺa các pháp v́ vốn không có năm ấm và các kinh pháp. Bồ-tát nghe việc này không sợ, không biếng nhác.

Phật dạy:

–V́ sao không sợ, không biếng nhác?

Đáp:

–Bạch Đức Thế Tôn! V́ vốn không nên không kinh sợ; v́ vốn là tịnh nên không biếng nhác. V́ sao? V́ t́m gốc gác của biếng nhác vốn không có, do đó biếng nhác cũng lại không có.

Các trời Đế Thích, Phạm vương đều đảnh lễ. Đức Phật dạy:

–Chẳng những các trời Đế Thích, Phạm vương, mà đến các trời cõi trời Ước tịnh, trời Biến tịnh, trời Vô kết ái cũng đều đảnh lễ mười phương. Vô số chư Phật hiện tại đều nghĩ đến việc ủng hộ và biết đây là Bồ-tát không thoái chuyển thực hành Minh độ. Hằng sa người trong cõi Phật đều bị tà ma sai sử. Một là ma hóa thành quyến thuộc nhiều như cát sông hằng cùng muốn đến hại, không thể được dịp tiện lợi phá hoại Trung đạo. Có hai Pháp sư thực hành Minh độ mà tà ma không thể được dịp tiện lợi phá hoại Trung đạo, hai việc ấy là ǵ?

1.     Thấy các pháp đều là không, nên không mất bản nguyện.

2.     Không xả bỏ người ở khắp mười phương nên chư Phật ủng hộ, chư Thiên đến chỗ Bồ-tát thưa hỏi sâu xa, cùng khen ngợi các việc lành, giúp cho Bồ-tát không bao lâu sẽ thành Phật, thường an lập trong giáo pháp này để cứu giúp những người khốn khổ, người tự ḿnh chưa có nơi nương tựa đều được nương tựa. V́ mọi người nên làm ngôi nhà giáo pháp, người mù được mắt trí tuệ.

Đức Phật dạy Thiện Nghiệp:

–Ví như ta khen ngợi nói về Đức Phật La-lan-na-chi-đầu th́ các Đức Phật trong mười phương khen ngợi Bồ-tát thực hành Minh độ cũng giống như vậy.

Đức Phật dạy:

–Có người hành đạo Bồ-tát nhưng chưa được địa vị không thoái chuyển cũng được khen ngợi.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thực hành đạo Bồ-tát nào được Đức Phật ngợi khen?

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát theo Đức Phật Vô Nộ đời trước khi làm Bồ-tát và Đức Phật La-lan-na-chi-đầu đời trước làm Bồ-tát thực hành theo giáo pháp này. Do đó, được chư Phật trong mười phương khen ngợi. Bồ-tát Đại sĩ thực hành theo các kinh pháp Minh độ tin rằng: Vốn không từ đâu sinh, còn chưa được pháp lạc không từ đâu sinh rồi ở trong đó vững vàng niềm tin nói rằng: các pháp vốn không, giống như diệt độ, còn chưa được địa vị không thoái chuyển. Nếu ai theo giáo pháp này một cách vững vàng sẽ mau được địa vị không thoái chuyển. Người nào thực hành theo pháp này được chư Phật khen ngợi. Bồ-tát này vượt qua đạo Thanh văn, hướng thẳng đến địa vị Phật đạo. Bồ-tát nghe Minh độ một cách thấu đáo nên tin tưởng không nghi ngờ, suy nghĩ giống như Đức Phật đã nói một cách đúng đắn không khác và kiếp sau sẽ ở chỗ Đức Phật Vô Nộ được nghe pháp này rồi an lập trong địa vị không thoái chuyển. Nếu ai được nghe th́ phước ấy rất lớn, huống ǵ người theo giáo pháp này dạy mà an lập một cách vững vàng th́ mau được nhập vào trí Nhất thiết.

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu ai ĺa bỏ pháp vốn không, không thật có th́ pháp nào có người thành Phật, có người giảng nói kinh?

Phật dạy:

–Như vậy, nếu ĺa bỏ pháp vốn không, không thật có th́ pháp nào có người thành Phật, cũng không có người nói pháp. Cái vốn không này không có nguồn gốc th́ có cái ǵ ở trong cái vốn không mà an lập?

Đế Thích bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đối với Minh độ sâu xa, Bồ-tát siêng năng chịu khổ nhọc thực hành mới tự đạt đến thành Phật. V́ sao? V́ không có chữ pháp không thật có. Người an lập trong cái vốn không cũng không có ai thành Phật, không có ai giảng nói kinh. Bồ-tát nghe pháp này không kinh sợ, không nghi ngờ, không nhàm chán.

Thiện Nghiệp nói:

–Như vậy, Đế Thích, Bồ-tát siêng năng chịu khó nghe pháp sâu xa này mà không nghi ngờ, không nhàm chán, v́ các kinh pháp đều không nên đâu có ǵ nghi ngờ, nhàm chán.

Đế Thích thưa:

–Như Ngài đã nói, tất cả nói về việc không, không dính mắc, ví như bắn vào hư không. Tôn giả Thiện Nghiệp nói kinh cũng giống như vậy.

Đế Thích bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Như những ǵ con đã nói tùy theo giáo pháp của Đức Phật hay có thêm bớt?

Phật dạy:

–Với Phật nói, không khác. Như những ǵ Thiện Nghiệp đã nói là chỉ nói về sự việc không. Thiện Nghiệp cũng không thấy Minh độ, không thấy người thực hành. Người thực hành không thấy Phật, không thấy thành Phật. Pháp không từ đâu sinh của Như Lai trí Nhất thiết, mười Lực, bốn Vô sở úy, các pháp thanh tịnh cao tột đều không thấy có người t́m cầu mà đắc được. V́ sao? V́ các pháp vốn thanh tịnh nên không có đắc. Đây là thực hành Minh độ. Địa vị Thanh văn, Duyên giác không sánh bằng. Muốn được trời người khắp mười phương tôn kính an lập theo giáo pháp Phật.

Lúc ấy, mấy ngàn muôn vị trời trên cõi trời Đao-lợi hóa thành hương hoa thơm ngát rải lên Đức Phật rồi thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con cũng xin vâng theo giáo pháp Ngài chỉ dạy.

Lúc ấy, trong hội chúng có một trăm sáu mươi vị Tỳ-kheo đứng dậy sửa y, đảnh lễ Đức Phật và từ trong tay mỗi vị đều hóa hoa thơm ngát đem rải lên Đức Phật rồi thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con cũng xin vâng theo giáo pháp Ngài chỉ dạy.

Đức Phật mỉm cười, trong miệng Ngài phát ra bao nhiêu mầu sắc. Ánh sáng đó chiếu đến mười phương, các cõi Phật đều được ánh sáng đó nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi thu vào trên đảnh. Tôn giả A-nan đứng dậy khỏi chỗ ngồi, sửa y đảnh lễ Đức Phật và quỳ xuống thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đức Phật không bao giờ vô cớ mỉm cười. Cúi xin đức Thế Tôn nói cho, v́ sao Ngài cười?

Phật dạy:

–Đời vị lai có kiếp tên là Đạo, một trăm sáu mươi vị Tỳ-kheo và các vị trời này sẽ thành Phật ở kiếp Đạo, đều cùng một hiệu là Ưu-na-câu-nê-ma. Khi thành Phật, số Tỳ-kheo Tăng đều như nhau, tuổi thọ của họ đến hai muôn tuổi và theo thứ lớp thành Phật, tuổi thọ đều đồng nhau, cả thế gian mưa hoa năm mầu cũng như vậy.

Phẩm 25: CHÚC LỤY

Phật bảo A-nan:

–Này A-nan! Người nào an lập như vậy là an lập giống như Phật. Muốn an lập giống như Đấng Nhất Thiết Trí th́ nên làm theo Minh độ dạy. Nên biết hành giả này từ cõi người hay trên tầng trời Đâu-thuật đến, từ lâu nghe và thực hành Minh độ. V́ sao? V́ sau khi Phật diệt độ, giáo pháp xuất hiện ở thế gian hay xuất hiện trên cõi trời Đâu-thuật, có người thực hành hoặc viết chép, lại còn đem dạy cho người khác, ưa thích gom góp phước đức, biết cúng dường nhiều Đức Phật về sau, không ở trong Thanh văn, Duyên giác làm công đức, có theo học Minh độ đưa đến hiểu biết đúng về tuệ. Bồ-tát này không khác ǵ như được đối diện với Phật. Có công đức này, vị ấy dùng để cầu hội Thanh văn, Duyên giác chắc chắn thành Phật. Nếu thực hành pháp này th́ phải ĺa xa hai đạo này.

Phật bảo A-nan:

–Này A-nan! Ta giao phó Minh độ này cho ông. Những ǵ ta đã nói ở các kinh khác, ông đều lãnh thọ, hãy nên xả bỏ, quên hết đi, v́ nó quá ít ỏi. Được theo Phật lãnh thọ Minh độ, ông cũng nên xả bỏ quên hết đi v́ nó quá nhiều. Hãy học cho thấu đáo, lãnh thọ, viết chép đầy đủ, chớ để thiếu sót.

Từ xưa đến nay, kinh Phật b́nh đẳng, không khác. Nếu người nào có tâm Từ đối với Phật th́ nên lãnh thọ, kính lễ, cúng dường pháp này, v́ đó là cúng dường chư Phật ba đời, báo trọn ân Phật. Nếu ai có tâm từ hiếu đối với Phật, không bằng cung kính Minh độ một cách cẩn thận, chớ quên mất một câu. Những lời phó chúc lớn lao đến như vậy, nếu có người nào không muốn ĺa các Kinh pháp, Tỳ-kheo Tăng, chư Phật ba đời th́ không nên ĺa bỏ pháp này. Chư Phật ba đời đều từ nơi pháp này sinh ra. V́ sao? V́ sáu Độ chính là mẹ của các Bồ-tát Đại sĩ. Đức Phật không thể nói hết trong các tạng Kinh pháp. Nếu đem dạy tất cả người trong tất cả các cõi Phật, làm cho họ được đạo Thanh văn th́ dù có dạy đúng đi nữa, cũng chưa báo được ân Phật, không bằng giảng nói về Minh độ một cách đầy đủ cho các Bồ-tát nghe trong khoảng thời gian ít hơn một ngày, hoặc một bữa ăn, hay trong chốc lát, phước ấy còn hơn độ nhiều người được đạo Thanh văn. Bồ-tát Đại sĩ tư duy về trung tuệ được công đức, vượt hơn Thanh văn, Duyên giác chắc chắn sẽ được địa vị không thoái chuyển, không bất trung đạo đọa lạc.

Khi giảng nói về Minh độ, bốn chúng đệ tử, các Thiên vương, các Quỷ thần vương trong một cõi Phật nhờ oai thần của Phật Thíchca, tất cả đều thấy Đức Phật Vô Nộ, Tỳ-kheo Thanh văn, các Bồ-tát cũng nhiều vô số, bỗng nhiên biến mất.

Đức Phật bảo A-nan:

–Này A-nan! Ví như thấy trong cõi nước không có người, rồi lại hiện có. Đức Phật Vô Nộ và các Bồ-tát, Thanh văn, các kinh t́m cầu không thấy cũng giống như vậy. Pháp không thấy pháp, pháp không niệm pháp. V́ sao? V́ các kinh pháp không niệm, không thấy, cũng không được lợi ích.

Phật bảo A-nan:

–Này A-nan! Các kinh pháp đều không, không có ǵ thọ tŕ, không thể nghĩ nhớ. V́ như nhà ảo thuật hóa thành người, các kinh pháp cũng vậy, không nghĩ nhớ, không thọ tŕ. V́ sao? V́ không có h́nh tướng. Bồ-tát thực hành hạnh này, học pháp này là thực hành và học theo Minh độ, nhiều gấp trăm ngàn muôn lần trong các môn học cao tột. Đây là làm an ổn chúng sinh khốn khổ trong khắp mười phương, là học theo pháp Phật. Có người thích ứng với việc học này, đưa tay nâng một cõi Phật rồi lại dính mắc vào chỗ cũ. Người không hiểu biết th́ từ việc học này mà thành pháp Tuệ vô ngại. Vô số các Đức Phật ba đời ở khắp mười phương đều từ Minh độ mà thành Phật, cũng không thêm, không bớt, cho nên không thể cùng tận, hư không cũng không cùng tận.

Phẩm 26: BẤT TẬN

Lúc ấy, Thiện Nghiệp nhớ nghĩ về Minh độ vô cực mà Phật đã nói có nghĩa lý rất sâu xa không thể cùng tận, ví như hư không, Bồ-tát phải dựa vào đâu để suy nghĩ nó?

Phật dạy:

–Năm ấm, mười hai nhân duyên không thể cùng tận, phải nên tư duy việc này. Mười hai nhân duyên thích ứng ở trong ấy. Khi Bồ-tát mới ngồi dưới cội cây, dùng pháp bất động tư duy về mười hai nhân duyên, lúc ấy trí tuệ Nhất thiết trí đầy đủ. Bồ-tát thực hành Minh độ thời tư duy về mười hai nhân duyên không cùng tận, vượt ngoài quả vị Thanh văn, Duyên giác, trụ ngay vào Phật đạo. Nếu người nào không tư duy về việc này th́ đối với Trung đạo đắc đạo Thanh văn, Duyên giác. Còn người không thoái chuyển đối với trung đạo là nhờ tư duy và thực hành Minh độ, Minh tuệ quyền biến. Thấy mười hai nhân duyên không thể cùng tận, thấy pháp sinh diệt đều có nhân duyên, pháp không có tác giả, tư duy về mười hai nhân duyên, không thấy năm ấm, không thấy cõi Phật. Pháp không có sở nhân sẽ thấy cõi Phật. Đây là Bồ-tát thực hành Minh độ, nên lúc ấy tà ma rất buồn khổ, ví như mất người thân.

Thiện Nghiệp bạch Phật rằng:

–Bạch Đức Thế Tôn! Chỉ một tà ma buồn khổ thôi, hay các tà ma khác cũng như vậy?

Phật dạy:

–Tà ma trong một cõi Phật đều bị ngăn chặn, không an. Bồ-tát theo sự chỉ dạy th́ nên thực hành. Người như vậy th́ các Thiên thần hung dữ, chúng sinh độc ác không thể hại được. Người muốn cầu Phật nên thực hành Minh độ. Người thực hành Minh độ là thực hành đầy đủ Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Minh tuệ quyền biến. Nếu có móng khởi sự tà vạy th́ biết ngay để diệt trừ. Người nào muốn được Minh tuệ quyền biến, các Độ vô cực th́ nên giữ ǵn và tư duy về Minh độ. Chư Phật hiện tại khắp mười phương đều sinh ra từ Minh độ. Bồ-tát nghĩ nhớ việc này, như các Đức Phật sẽ được kinh pháp. Thực hành sự nghĩ nhớ này trong khoảng thời gian khảy ngón tay. Nếu có người bố thí đầy đủ trong số kiếp dài lâu như số cát sông Hằng cũng không bằng người thực hành pháp Minh độ này, v́ trụ vào địa vị không thoái chuyển, được chư Phật che chở, chắc chắn không quay về đạo nào khác, rồi sẽ được thành Phật, không trở vào ba đường ác.

Bồ-tát nếu không bao giờ xa ĺa Phật th́ nên thực hành như Bồ-tát Kiền-đà-ha-tận. Bồ-tát Kiền-đà-ha-tận là Bồ-tát bậc nhất ở cõi Phật Vô Nộ.

Phẩm 27: TÙY GIÁO

Thiện Nghiệp bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! V́ sao Bồ-tát tùy theo lời dạy về Minh độ vô cực?

Phật dạy:

–Các kinh pháp không thể hoại mất th́ Bồ-tát tùy theo lời dạy là lẽ đương nhiên. Hư không không thể cùng tận, năm ấm, bốn đại không có h́nh tướng, sáu việc Sa-la-y-đàn vốn là không, không h́nh tướng th́ Bồ-tát tùy theo lời dạy là lẽ đương nhiên. Phát tâm cầu Phật, nguyện cứu chúng sinh, nguyện ấy rộng lớn không ǵ bằng.

Đức Phật có bốn việc không ủng hộ, mỗi người tự ḿnh quyết định đức cao quý vô cùng cực th́ Bồ-tát theo lời dạy là lẽ đương nhiên. V́ chúng sinh mà làm việc Từ bi cứu giúp. Cái của ta, cái chẳng phải của ta đều phải dứt bỏ. Tiếng vang trong hư không không có h́nh tướng th́ tùy theo lời dạy là lẽ đương nhiên.

Ví như biển lớn không thể đo lường, như các ngọc báu trên đỉnh Tu-di có sự khác biệt, như Đế Thích, Phạm thiên đều có sự chỉ dạy, như trăng tròn, như mặt trời chiếu sáng khắp cả. Con người vốn không có h́nh tướng, chỉ là tên gọi mà thôi. Vốn không có nơi sinh và diệt độ…

Bồ-tát theo Minh độ phải giống như huyễn hóa và ngựa bóng nắng, chỉ có tên gọi mà không có h́nh tướng. Như địa, thủy, hỏa, phong là bốn việc vô cực. Thân tướng của Đức Phật vốn không có sắc, cõi Phật vốn không có cõi. Các kinh pháp của Phật vốn không, không giảng nói, không chỉ dạy.

Ví như chim bay trong hư không, không để lại dấu vết. Bỏ năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, thoát khỏi định, vượt qua các dục sẽ thành Phật, chính là thực hành Minh độ, th́ Bồ-tát tùy theo lời dạy là lẽ đương nhiên. 

Xét các pháp không từ đâu sinh, không có nguyên nhân sinh ra th́ lúc sắp thành Phật, các kinh pháp đều đầy đủ thành tựu diệt độ. Hư không chẳng thật có, các kinh pháp thanh tịnh, không có nguyên nhân. Những ǵ Đức Phật làm đều là biến hóa vô cùng cực. Tất cả không cầu Bồ-tát, không thành Phật. Như vậy mới độ được vô số người.

Bồ-tát tùy theo Minh độ dạy là lẽ đương nhiên. Bỏ đi những việc xấu xa ở đời như nịnh hót, cống cao, hung giữ phi pháp, tự dụng của cải giàu có một cách kiêu hãnh, bỏ thân không tiếc, mạng sống không có ǵ quyến luyến, chỉ nghĩ nhớ nghiệp Phật, an ủi chúng sinh. Nếu Bồ-tát thực hành như vậy th́ không lâu sẽ thành Phật, được công đức Nhất thiết trí, sẽ được gọi là Phật. V́ sao? V́ hiện tại không bao lâu sẽ thành Phật. Nếu Bồ-tát y theo lời dạy này th́ đến đời vị lai sẽ được danh hiệu Phật. Dù Đức Phật còn tại thế hay sau khi diệt độ cũng phải tùy theo Minh độ vô cực như vậy.

KINH ĐẠI MINH ĐỘ

MỤC LỤC     Quyển 01    Quyển 02    Quyển 03    Quyển 04    Quyển 05    Quyển 06

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded on 2019-11-25

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0