KINH BI HOA

Hán dịch: Đời Bắc Lương, Tam tạng Pháp sư Đàm Vô sấm,người Thiên trúc

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Quyển 1

 

Phẩm 1: CHUYỂN PHÁP LUÂN

 

Trang Chủ

Hình ảnh

Kinh điển

Thần Chú

Liên lạc

 

Mục Lục

Quyển 1

   Phẩm 1-Chuyển Pháp Luân

   Phẩm 2-Đà Ra Ni

Quyển 2

   Phẩm 3.1-Bố Thí Lớn

Quyển 3

   Phẩm 3.2-Bố Thí Lớn

   Phẩm 4.1-Nguồn Gốc Các Bồ Tát Được Thọ Ký

Quyển 4

   Phẩm 4.2-Nguồn Gốc Các Bồ Tát Được Thọ Ký

Quyển 5

   Phẩm 4.3-Nguồn Gốc Các Bồ Tát Được Thọ Ký

Quyển 6

   Phẩm 4.4-Nguồn Gốc Các Bồ Tát Được Thọ Ký

Quyển 7

   Phẩm 4.5-Nguồn Gốc Các Bồ Tát Được Thọ Ký

Quyển 8

   Phẩm 4.6-Nguồn Gốc Các Bồ Tát Được Thọ Ký

Quyển 9

   Phẩm 5.1-Bố Thí Ba La Mật

Quyển 10

   Phẩm 5.2-Bố Thí Ba La Mật

   Phẩm 6-Môn Nhập Định,Tam Muội

*****

 

         Tôi nghe như vầy:

        Một thời, Đức Phật ngự tại núi Kỳ-Xà-Quật, thuộc thành Vương Xá, cùng với đông đủ sáu vạn hai ngàn vị đại Tỳ-kheo Tăng đều là bậc A-La-Hán, đă sạch các lậu, không c̣n phát sinh phiền năo, đă được hoàn toàn tự tại, được tâm giải thoát, được tuệ giải thoát, giống như voi chúa đă thuần thục trọn vẹn, việc làm đă xong, đă rũ bỏ gánh nặng, được tự lợi, cắt đứt các trói buộc; với trí tuệ chân chánh giải thoát, tâm được tự tại đối với tất cả, đă đạt đến bờ bên kia, chỉ trừ Tôn giả A-Nan.

        Các bậc Đại Bồ-tát này có đến bốn trăm bốn mươi vạn vị, Bồ-tát Di-Lặc làm thượng thủ, đều được Đà-la-ni, nhẫn nhục, thiền định, hiểu rơ các pháp đều không, không có tướng nhất định. Các bậc Đại sĩ như vậy đều là bậc không c̣n thối chuyển.

        By giờ, có Đại Phạm Thiên vương cùng với vô lượng trăm ngàn các Phạm Thiên tử; Tha Hóa Tự Tại Thiên vương cùng quyến thuộc bốn trăm vạn vị; Hóa Lạc Thiên vương cùng với quyến thuộc ba trăm năm mươi vạn vị; Đâu-Suất Thiên vương cùng quyến thuộc ba trăm vạn vị; Dạ-Ma Thiên vương cùng quyến thuộc ba trăm năm chục vạn vị; Đao-Lợi Thiên vương là Thích Đề-Hoàn Nhân cùng quyến thuộc bốn trăm vạn vị; Tỳ-Sa-Môn Thiên vương cùng quỷ thần quyến thuộc mười vạn vị; Tỳ-Lâu-Lặc Thiên vương cùng Câu- Biện-trà quyến thuộc một ngàn vị; Tỳ-Lâu-Lặc-Xoa Thiên vương cùng các rồng quyến thuộc một ngàn vị; Đề-Đầu-Lại-Tra Thiên vương cùng Càn-Thát-Bà quyến thuộc một ngàn vị; Nan-Đà Long vương, Bà-Nan-Đà Long vương mỗi vị cũng cùng một ngàn quyến thuộc, các chúng hội này đều đă phát tâm hướng đến Đại thừa, đă tu hành sáu Ba-la-mật.

        Bấy giờ, cùng với đại chúng vây quanh, Thế Tôn thuyết pháp vi diệu để tất cả đại chúng dứt trừ bốn điên đảo, sinh ánh sáng pháp lành, được trí tuệ sáng suốt, hiểu rơ bốn Thánh đế và muốn cho tất cả các Bồ-tát ở đời sau được vào Tam-muội, sau khi vào Tam-muội, vượt qua địa vị Thanh văn, Bích-chi-Phật, cho đến khi chứng quả vị A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, không c̣n thối chuyển.

        Bấy giờ, Bồ-tát Di-Lặc, Bồ-tát Vô Nghi Kiến, Bồ-tát Thủy Thiên, Bồ-tát Sư Tử Ư, Bồ-tát Nhựt Quang cùng các Bồ-tát ma-ha- tát thượng thủ như vậy mười ngàn vị, từ chỗ ngồi đứng dậy, bày vai bên phải, gối bên phải quỳ sát đất, chắp tay hướng về hướng Đông Nam một ḷng vui mừng, cung kính chiêm ngưỡng và niệm lên rằng:

        -Nam-mô Liên Hoa Tôn, Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác. Nam-mô Liên Hoa Tôn, Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác.

        Thật hy hữu thay! Thế Tôn thành Chánh giác chưa bao lâu mà Ngài có thể thị hiện vô lượng các pháp thần túc biến hóa, khiến cho vô lượng, vô biên trăm ngàn ức na-do-tha chúng sinh được trồng căn lành, được không thối chuyển nơi quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

        Lúc ấy, trong hội có vị Đại Bồ-tát tên là Bảo Nhựt Quang Minh, từ chỗ ngồi đứng dậy, bày vai bên phải, gối bên phải quỳ sát đất, chắp tay hướng lên Đức Phật, thưa:

        -Kính bạch Thế Tôn, Bồ-tát Di-Lặc, Bồ-tát Vô Nghi Kiến, Bồ- tát Thủy Thiên, Bồ-tát Sư Tử Ư, Bồ-tát Nhựt Quang, cùng mười ngàn vị Bồ-tát ma-ha-tát thượng thủ như vậy, v́ nhân duyên ǵ các vị bỏ việc nghe pháp, rời ṭa đứng dậy,bày vai bên phải,gối bênphải quỳ sát đất, bắt tréo tay rồi chấp lại, hướng về phía Đông Nam một ḷng vui mừng, niệm: “Nam-mô Liên Hoa Tôn, Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác. Nam-mô Liên Hoa Tôn, Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác. Thật hy hữu thay! Thế Tôn thành Chánh giác chưa bao lâu mà Ngài có thể thị hiện vô lượng các pháp thần túc biến hóa, khiến cho vô lượng, vô biên trăm ngàn ức na-do-tha chúng sinh được trồng căn lành”.

        Kính bạch Thế Tôn, Đức Phật Liên Hoa Tôn này cách đây gần hay xa? Đức Phật đó thành Phật đến nay thời gian đă bao lâu? Cơi nước đó tên là ǵ? Và dùng vật ǵ để trang nghiêm? Phật Liên Hoa Tôn v́ sao thị hiện biến hóa nhiều cách, nơi mười phương thế giới, chỗ có chư Phật, Ngài thị hiện biến hóa vô lượng cách. Hoặc có Bồ- tát thấy được, riêng con không được nh́n thấy.

        Đức Phật bảo Bồ-tát Bảo Nhựt Quang Minh:

        -Thiện nam tử! Lành thay! Lành thay! Những điều ông hỏi chính là châu báu, chính là hiền thiện, chính là biện tài, chính là khéo hỏi.

        Này thiện nam tử, ông có thể hỏi Như Lai về diệu nghĩa như vậy là v́ muốn được Như Lai giáo hóa cho vô lượng vạn ức na-do-tha chúng sinh, khiến họ đều được trồng căn lành, muốn được hiển bày vô số sự trang nghiêm ở cơi Liên Hoa Tôn, nên mới thưa hỏi như thế.

        Này thiện nam tử, nay Ta sẽ nói, ông hăy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, khéo lănh thọ và giữ ǵn.

        Bồ-tát Bảo Nhựt Quang Minh một ḷng vui mừng vâng nhận và lắng nghe Phật dạy.

        By giờ, Đức Thế Tôn bảo với Bồ-tát Bảo Nhựt Quang Minh:

        -Này thiện nam tử, ở phương Đông Nam, cách đây một ức trăm ngàn cơi Phật, có thế giới của Phật tên là Liên Hoa, trang nghiêm bằng số các loại xinh đẹp, dâng các hoa đẹp, hương thơm bay tỏa khắp nơi, cây báu trang nghiêm, lớp lớp núi báu với đất bằng lưu ly xanh biếc, có vô lượng Bồ-Tát ở khắp trong cơi ấy. Âm thanh vi diệu về pháp lành nghe vang khắp nơi. Đất ở nơi đó mềm mại giống như Thiên y. Khi đi, chân đạp lún sâu xuống đất bốn tấc, nhưng khi giở chân lên th́ đất trở lai như cũ và có các loài hoa sen mọc lên tựnhiên. Có cây bảy báu cao bảy do-tuần, trên nhánh cây đó tự nhiêncó treo y ca-sa trời.

        Thế giới của Đức Phật kia thường nghe âm nhạc hay của chư Thiên. Trong tiếng hót ca của các loài chim ở cơi đó thường phát ra âm thanh với các diệu pháp như: Năm căn, năm lực, bảy giác ư. Nhánh, lá cây chạm vào nhau phát ra âm thanh hay hơn cả âm thanh của năm loại âm nhạc chư Thiên. Nơi mỗi gốc cây phát ra mùi hương thơm hơn cả hương thơm của chư Thiên. Hương thơm đó bay xa khắp một ngàn do-tuần. Ở khoảng giữa các cây có treo các loại chuỗi ngọc trời. Có lầu gác bằng bảy báu cao năm trăm do-tuần, ngang dọc bằng thẳng một trăm do-tuần. Có lan can làm bằng bảy báu bao bọc chung quanh. Bốn phía lầu gác đó có ao nước lớn dài tám mươi do-tuần, rộng năm mươi do-tuần. Bốn phía ao có bậc thềm đẹp làm bằng bảy báu. Trong ao nước đó có hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng; mỗi hoa sen cao lớn bằng thẳng bằng một do-tuần. Đầu đêm, có các Bồ-tát sinh trong đài hoa, ngồi kiết già cảm nhận sự an vui, hoan hỷ của giải thoát. Gần sáng, bốn phía có gió thơm dịu dàng chạm vào thân Bồ-tát. Gió đó có thể làm cho các hoa đang khép được nở ra và thổi bay rải khắp đất.

        Bấy giờ, Bồ-tát ra khỏi thiền định, lại cảm nhận sự an vui hỷ duyệt của giải thoát, bước xuống đài sen rồi lên lầu cao ngồi kiết già nơi ṭa bảy báu, lănh thọ diệu pháp. Bên ngoài hoa viên kia, bao bọc bốn phía là dăy núi bằng vàng ṛng Diêm-Phù-đề cao hai mươi do-tuần, dài rộng bằng thẳng đều ba do-tuần. Trên núi có vô lượng trăm ngàn châu báu, ánh sáng của ngọc châu lưu ly sắc biếc, ngọc châu lưu ly lớn sắc biếc, hỏa châu chiếu sáng xen lẫn nhau.

        Bấy giờ, Phật Liên Hoa Tôn dùng ánh sáng lớn và các ánh sáng báu hợp nhau tỏa chiếu rực rỡ nơi thế giới ấy. Cơi đó có ánh sáng vi diệu bậc nhất. Lại nữa, cơi đó không có mặt Trời, mặt Trăng, cũng không có ngày đêm, chỉ xem hoa khép lại và chim đậu nghỉ để biết thời gian. Trên núi báu đó có đài rất đẹp bằng lưu ly xanh biếc cao sáu mươi do-tuần, ngang dọc hai mươi do-tuần. Bốn bên đài có lan can bằng bảy báu bao bọc xung quanh. Giữa đài, có ṭa bằng bảy báu, trên mỗi ṭa có một Bồ-tát đạt Nhất sinh Bổ xứ ngồi nghe và lănh thọ giáo pháp.

        Này thiện nam tử, thế giới của Đức Phật đó có cây Bồ-đề tên là Nhân-đà-la, cao ba ngàn do-tuần, thân cây to lớn năm trăm do- tuần, nhánh lá tỏa rộng một ngàn do-tuần. Dưới cây có hoa sen, lưu ly làm cành, cao năm trăm do-tuần, nơi mỗi hoa đều có một ức trăm ngàn cánh bằng vàng dài năm do-tuần, nhụy làm bằng mă năo, tua bằng bảy báu cao mười do-tuần, hoa lớn bằng bảy do-tuần.

        Bấy giờ, sau đêm chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Đức Phật Liên Hoa Tôn ngồi trên hoa sen ấy, ṭa hoa này lại có nhiều hoa sen bao bọc xung quanh. Có các Bồ-tát ngồi trên hoa đó chiêm ngưỡng vô số sự biến hóa của Phật Liên Hoa Tôn.

        Khi Thế Tôn Thích-Ca mâu-ni thuyết việc này xong, Đại Bồ- tát Bảo Nhựt Quang Minh bạch Phật:

        -Kính bạch Thế Tôn, Phật Liên Hoa Tôn dùng h́nh tướng ǵ để làm ra các việc biến hóa ấy? Cúi xin Thế Tôn dạy rơ.

        Đức Phật bảo Bồ-tát Bảo Nhựt Quang Minh:

        -Này thiện nam tử, Phật Liên Hoa Tôn vào sau đêm chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Ngài thị hiện vô số thần túc biến hóa. Thân Ngài biến hiện đến cơi Phạm thiên. Tướng nhục kế trên đảnh đầu phóng ra sáu mươi ức na-do-tha trăm ngàn ánh sáng chiếu nơi thế giới của các Đức Phật ở phương trên nhiều như số vi trần.

        By giờ, Bồ-tát ở phương trên không thấy các sắc duyên với mắt ở phương dưới như là đại, tiểu Thiết vi và các núi nhỏ, chỉ thấy ánh sáng của Phật chiếu đến các thế giới nơi có các Bồ-tát được thọ kư, hoặc được Tam-muội nhẫn nhục đà-la-ni, hoặc được Thượng vị Nhất sinh Bổ xứ. Do ánh hào quang của Đức Phật nên ánh sáng của các vị Bồ-tát không hiện ra được. Đại chúng như vậy đều chắp tay hướng đến chiêm ngưỡng tôn nhan của Đức Phật Liên Hoa Tôn.

        Lúc ấy, đại chúng chỉ thấy ba mươi hai tướng quư báu và tám mươi vẻ đẹp lần lượt trang nghiêm nơi thân Ngài, thấy Phật Liên Hoa Tôn và thế giới của Ngài với vô số tướng trang nghiêm. Thấy như vậy rồi, tâm họ được vui vẻ.

        Khi ấy, trong các thế giới chư Phật, các vị Bồ-tát nhiều như vi trần trông thấy ánh sáng của Phật Liên Hoa Tôn biến hóa và thế giới của Ngài xong, mỗi vị đều rời bỏ cơi của ḿnh, dùng sức thần túc cùng nhau đi đến gặp Đức Phật kia, lễ bái, vây quanh cúng dường, cung kính, tôn trọng và khen ngợi.

        Này thiện nam tử, lúc thấy các Bồ-tát, Đức Phật kia bèn hiện tướng lưỡi của ḿnh che phủ khắp bốn cơi thiên hạ. Tất cả chúng sinh đi, đứng, ngồi... trong đó; hoặc có Bồ-tát vào thiền định và xuất thiền định, đến giữa đại chúng, lễ bái, vây quanh cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Đức Phật Liên Hoa Tôn.

        Thiện nam tử, sau khi thị hiện tướng lưỡi dài rộng như vậy, làm các việc biến hóa xong, Đức Phật ấy liền thâu nhiếp tướng lưỡi lại.

        Thiện nam tử, Phật Liên Hoa Tôn lại phóng ánh sáng từ nơi lỗ chân lông trên thân, mọi lỗ chân lông phát ra sáu mươi ức na-do-tha trăm ngàn ánh sáng. Ánh sáng đó vi diệu, chiếu khắp mười phương, mỗi phương đều có thế giới của chư Phật nhiều như số vi trần. Trong thế giới đó, ở khắp mỗi nơi đều có Bồ-Tát đă được thọ kư, được Tam-muội nhẫn nhục đà-la-ni, hoặc được Thượng vị Nhất sinh Bổ xứ. Thấy ánh sáng đó rồi, mỗi vị đều rời bỏ thế giới của Phật ấy, dùng năng lực thần thông cùng nhau đi đến chỗ Đức Phật Liên Hoa Tôn, lễ bái, vây quanh cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.

        Thiện nam tử, sau khi biến hóa xong, Đức Phật kia v́ để giảng nói chánh pháp cho các Bồ-tát và đại chúng nên Chuyển Pháp Luân bất thối, muốn cho vô lượng, vô biên chúng sinh được lợi ích lớn, được an vui lớn, v́ thương xót thế gian, v́ Trời, Người cho nên muốn cho tất cả đều được đầy đủ pháp Đại thừa tối thượng.

Phẩm 2: ĐÀ-LA-NI

        Bấy giờ, Bồ-tát Bảo Nhựt Quang Minh bạch Phật:

        -Kính bạch Thế Tôn, thế giới của Đức Phật kia làm sao có thể biết được sự khác nhau giữa ngày và đêm, âm thanh được nghe với tướng trạng ǵ? Các Bồ-tát kia làm sao để thành tựu được nhứt tâm và hành hạnh khác biệt ǵ?

        Phật bảo Bồ-tát Bảo Nhựt Quang Minh:

        -Thiện nam tử, thế giới của Đức Phật kia thường thường đượcchiếu sáng bằng hào quang của Phật. Khi hoa khép lại cùng với chim đậu nghỉ, Như Lai, Bồ-tát vào các thiền định Sư tử du hư, tâm vui vẻ hưởng an lạc giải thoát, nên biết, khi ấy là ban đêm. Lúc có gió thổi, các thứ hoa rải trên đất, các loài chim chóc đua nhau ca hót, tạo thành những âm thanh vi diệu, trời mưa các thứ hoa, bốn phía gió thổi mang hương thơm dịu êm mềm mại, mịn màng trơn láng, Phật và Bồ-tát xuất thiền định, bấy giờ Đức Phật kia thuyết tạng pháp Bồ-tát cho đại chúng, muốn cho họ vượt qua bậc Thanh văn, Duyên giác th́ biết đó là ban ngày.

        Thiện nam tử, chúng Bồ-tát ở thế giới của Đức Phật kia thường nghe tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng tịch diệt, tiếng vô sở hữu, tiếng sáu Ba-la-mật, tiếng mười lực, sáu vô úy, tiếng sáu thần thông, tiếng vô sở tác, tiếng vô sinh diệt, tiếng vi diệu tịch tĩnh, tiếng nhân của tịch tĩnh, tiếng duyên của tịch tĩnh, tiếng đại từ, tiếng đại bi, vô sinh pháp nhẫn, thọ kư... Hoàn toàn là các vị Bồ-tát với diệu âm thanh tịnh và luôn luôn nghe âm thanh như thế.

        Thiện nam tử, âm thanh được nghe với tướng trạng như vậy.

        Thiện nam tử, ở cơi kia Bồ-tát đă sinh, hoặc đang sinh đều thành tựu ba mươi hai tướng. Thân thường có ánh sảng chiếu xa một do-tuần, cho đến khi thành Bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không c̣n bị rơi vào ba đường ác. Các Bồ-tát kia đều thành tựu tâm đại từ, tâm đại bi, tâm mềm mỏng, tâm không ái trược, tâm điều phục, tâm tịch tĩnh, tâm nhẫn nhục, tâm thiền định, tâm thanh tịnh, tâm không chướng ngại, tâm không nhơ nhớp, tâm không dơ bẩn, tâm chân thật, tâm ưa pháp, tâm muốn cho chúng sinh đoạn trừ phiền năo, tâm như mặt đất, tâm xa ĺa tất cả ngôn ngữ thế tục, tâm ưa thích thánh pháp, tâm cầu thiện pháp, tâm xa ĺa ngă, tâm tịch diệt xa ĺa sinh-già-bệnh-chết, tâm thiêu đốt các phiền năo, tâm tịch tĩnh cởi bỏ tất cả trói buộc, được tâm bất động đối với tất cả pháp.

        Thiện nam tử, các Bồ-tát kia được năng lực chuyên tâm, được năng lực phát khởi, được năng lực duyên, được năng lực nguyện, được năng lực vô tránh, được năng lực thấy tất cả pháp, được năng lực các căn lành, được năng lực các Tam-muội, được năng lực đa văn, được năng lực tŕ giới, được năng lực đại xả, được năng lựcnhẫn nhục, được năng lực tinh tấn, được năng lực thiền định, được năng lực trí tuệ, được năng lực tịch tĩnh, được năng lực tư duy, được năng lực thông suốt tất cả, được năng lực niệm, được năng lực Bồ- đề, được năng lực phá trừ tất cả ma, được năng lực bẻ dẹp tất cả ngoại đạo, được năng lực phá diệt tất cả các phiền năo. Như vậy, ở nơi cơi Phật kia, Bồ-tát đă sinh, đang sinh đều là bậc Bồ-tát chân thật, đă được cúng dường vô lượng trăm ngàn chư Phật, Thế Tôn, đă gặp các Đức Phật và trồng các căn lành. Các Bồ-Tát kia dùng thiền vị làm thức ăn mà pháp thực, hương thực giống như Phạm thiên, không có đoàn thực hay tên gọi, không có những điều không tốt, cũng không có nữ nhân, khổ thọ, yêu, ghét, các phiền năo khác và ngă, ngă sở, khổ năo của thân tâm, ba đường ác,... và cũng không có các tên như trên, cũng không có những chỗ tối tăm, hôi thối, gai gốc bất tịnh, dơ xấu, núi g̣, ụ mố́, động đất, cát, sạn, đá vụn và ánh sáng của mặt Trời, mặt Trăng, ngôi sao, lửa cháy, núi Tu-di, biển lớn, đại-tiểu Thiết vi, chỗ tố́ tăm giữa hai núi. Cũng không có mưa tuôn, nước đục, gió dữ phá hoại và tám nạn xứ, cũng không có các danh từ này.

        Này thiện nam tử, thế giới của Đức Phật kia được chiếu sáng bằng ánh sáng báu của Phật và Bồ-Tát. Ánh sáng đó vi diệu, thanh tịnh bậc nht, tỏa khắp cả thế giới. Trong thế giới đó có chim tên là Thiện Quả, thường ca hót với âm thanh vi diệu nói về căn, lực, giác, đạo.

        By giờ, Bồ-tát Bảo Nhựt Quang Minh lại bạch Phật:

        -Kính bạch Thế Tôn, thế giới của Đức Phật kia cao rộng bao nhiêu? Đức Phật đó trụ thế, tuổi thọ và thuyết pháp với thời gian bao lâu? Sau đêm thành bậc Chánh giác cho đến sau khi Phật đó diệt độ, pháp của Ngài trụ ở đời bao lâu? Các chúng Bồ-tát trụ ở đời bao lâu? Các Bồ-tát sinh ở thế giới kia có bị cách xa việc được thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng không? Thế giới của Đức Phật Liên Hoa khi Ngài chưa xuất hiện, tên là ǵ? Cơi đó từ khi thành h́nh cho đến khi Đức Phật, Thế Tôn ở quá khứ diệt độ th́ đă trải qua thời gian bao lâu? Sau Ngài diệt độ, khoảng thời gian ở giữa đó là bao lâu th́ Phật Liên Hoa Tôn mới thành đạo?

        V́ nhân duyên ǵ ở khắp mỗi nơi trong mười phương thế giới có chư Phật nhập Tam-muội Sư Tử du hư và thị hiện vô số thần túc biến hóa mà các Bồ-tát có vị được thấy, hoặc có vị không được thấy?

        Phật bảo Bồ-tát Bảo Nhựt Quang Minh:

        -Thiện nam tử, như Tu-Di sơn vương cao mười sáu vạn tám ngàn do-tuần, ngang dọc tám vạn bốn ngàn do-tuần; bấy giờ hoặc có người siêng năng tinh tấn, dùng năng lực huyễn hóa, hoặc năng lực thiền định phá núi Tu-Di ra nát như hạt cải th́ nhiều không thể tính toán được, trừ Phật, Thế Tôn với Nhất thiết trí ra th́ không ai có thể biết được. Ví dụ một hạt cải là một Tứ thiên hạ, như vậy số Tứ thiên hạ có ở trong thế giới Liên Hoa nhiều như là số hạt cải này. Các Bồ-tát ở khắp trong số thế giới đó, giống như các Bồ-tát trong thế giới an lạc ở phương Tây.

        Thiện nam tử, Phật Liên Hoa Tôn kia có thọ mạng và thuyết pháp ba mươi trung kiếp. Sau khi Ngài diệt độ, chánh pháp trụ đời đủ mười trung kiếp.

        Thiện nam tử, các Bồ-tát ở cơi kia đă sinh, đang sinh thọ mạng bốn mươi trung kiếp.

        Thiện nam tử, ngày xưa, thế giới của Đức Phật kia vốn tên là Chiên-Đàn Xảo Diệu Thanh Tịnh, không giống như hiện nay. Bấy giờ thế giới đó không có Bồ-Tát thanh tịnh như hiện nay.

        Thiện nam tử, trong quá khứ, thế giới Chiên-Đàn có vị Phật đầu tiên xuất hiện ở thế gian hiệu là Nhựt Nguyệt Tôn, là Bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, với tuổi thọ và thuyết pháp đến ba mươi trung kiếp. Lúc Phật sắp diệt độ, có Bồ-tát do nguyện lực nên đi đến cơi Phật khác. Ngoài ra, những vị c̣n ở lại nghĩ như thế này: “Vào giữa đêm nay, Nhật Nguyệt Tôn Như Lai sẽ vào Niết-Bàn. Phật diệt độ rồi, chúng ta sẽ hộ tŕ chánh pháp trong mười trung kiếp. Ai có thể đối với chánh pháp này sau khi Phật diệt độ, kế tiếp chứng quả A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam bồ-đề?”.

        Khi ấy, có Bồ-tát tên là Hư Không n, do bản nguyện cho nên Nhựt Nguyệt Tôn Như Lai liền thọ kư:

        -Thiện nam tử, sau khi Ta diệt độ rồi, chánh pháp trụ ở đời đủ mười trung kiếp, qua mười trung kiếp, vào đầu đêm, khi chánh pháp diệt tận, ngay trong lúc ấy, ông sẽ thành Chánh giác hiệu là Liên Hoa Tôn Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

        Bấy giờ các Bồ-tát Ma-ha-tát đă đến chỗ Phật Nhựt Nguyệt Tôn, dùng năng lực thiền định với vô số Sư Tử du hư, tự tại cúng dường Nhựt Nguyệt Tôn Như Lai. Sau khi cúng dường, họ đi nhiễu bên phải ba ṿng và thưa:

        -Kính bạch Thế Tôn, chúng con nguyện muốn nhập Diệt tận định trong mười trung kiếp.

        Này thiện nam tử, bấy giờ Nhựt Nguyệt Tôn Như Lai bảo với Hư Không Ấn Bồ-tát Ma-ha-tát:

        -Thiện nam tử, hăy thọ tŕ và hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni này mà quá khứ các Bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đă v́ các Bồ-tát nhận quả vị Phật nên thuyết giảng như ngày nay. Hiện tại, chư Phật trong mười phương cũng v́ các Bồ-Tát nhận quả vị Phật nên thuyết giảng. Chư Phật, Thế Tôn trong vị lai cũng sẽ v́ các Bồ-tát nhận quả vị Phật nên thuyết giảng. Đó là hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni.

        Đức Phật liền thuyết kệ tụng:

        -Xà lê, xà liên ni, ma ha xà liên, hưu sí, hưu sí tam bát đề ma ha, tam bát đề, đề đà a sất ế đa giá sất già sất đà la trác già. A tư ma già tư, ê lệ, di lệ đế lệ. Lưu lưu sí, ma ha lưu lưu sí, xà di đầu xà xi, xà di mạt sách thiên để, xá đa nỉ già đà nỉ a mậu lệ, mậu la ba, lệ xà ni ma la tư nỉ tỳ la bà nỉ, mục đế mục đế ba lệ thâu đề. A tỳ để, ba dạ vô chất nỉ, ba la ô ha la nỉ, đàn đà tỳ xà tỷ xà bà, lưu uất đam nỉ.

        Các kệ tụng này phá trừ tất cả các luận nghị của ngoại đạo, đưa vào pháp luân chân chánh, lại có thể ủng hộ người thuyết chánh pháp, mở bày, phân biệt pháp Tứ Niệm xứ và giải thoát môn.

        Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nói kệ tụng:

        -Phật đà ba gia xá di, a ma ma nỉ ma ma ha giá thị pha đề ngạch đề niết đế la nỉ, lộ ca đề mục đế san đề đà lệ bà mạt ni.

        Bài kệ tụng này hiển bày phân biệt bốn pháp môn Thánh giảithoát.

        Đức Thế Tôn lại thuyết kệ tụng:

        -Ba sa đề, ba sa nỉ, đà lệ, đà la ba để, cúc để thử tỳ thủ bà ba để, nỉ để, tu ma bạt để sạn đề sí để ca lưu na uất đề xoa di, tỳ để ưu tỳ xoa tam bát nỉ, a la sí bà la địa, khư kỳ khư kỳ yết di a mậu lệ, mục la thâu đàn ni.

        Kệ tụng này hiển bày, phân biệt pháp môn Bốn vô sở úy.

        By giờ Thế Tôn lại nói kệ tụng:

-Chớ pha la, a già pha la, a niết pha la, niết la pha la tam mục đa a diên đà, y tỳ tŕ để tỳ tŕ, ô đầu đô la đâu lam a hưng tam thừa, y để đa bà, a đỏa đa đỏa tát bà lộ già, a trà già, lệ tần đà, a phù tát lệ, đà đà mạn để tỳ xá già bạt đề a pha la ca pha lam.

        Bài kệ tụng này hiển bày, phân biệt, thủ hộ pháp môn Tamthừa.

        Phật lại thuyết kệ tụng:

        -Xà đà đa, an nỉ uất la, bà ba đa phiếu, y đàm pha lệ ni viêm pha lệ, tam mậu đàn na diên, tỳ phù xá, ba tha tô ma đâu, a miễn ma ngũ, a cưu ma đô tha đà bạt đế đạt xá bà la tỳ ba tha tha, tất xá thế đa, a ni ẩm ma để noa ma để, a lộ câu, a đề đấu noa, tát để mạt để.

        Kệ tụng này vốn là pháp mà chư Phật hiện tại tu tập và giảng giải, phân biệt pháp môn Tứ chánh cần.

        Đức Thế Tôn lại nói kệ tụng:

        -Án nỉ, ma nỉ, ma nỉ, ma ma nỉ, giá lệ chí lợi đế, lệ lư xa lư đa tỳ, thiên đế mục đế úc đa lư, tam lư ni tam lư, tam ma tam lư xoa duệ. A xoa duệ, a xà địa, thiên đế. Xa mật trí, Đà-la-ni. A bạt già bà bà tư lại na ba đề, lại ma ba đề, xà na bà đề, nhĩ lưu bà để xoa kiêu ni đà xá ni, lộ già bà đề ba nỉ đà xá ni.

        Kệ tụng này giảng giải phân biệt pháp môn giải thoát bốn vô ngại biện.

        Đức Thế Tôn lại nói kệ tụng:

        -Nghiên bệ a bà bà nỉ đà xá ni. Thiền na lộ già đà đâu ba bà tán ni, tát bà nhân đề phù ma để thiên để. Tát bà tát bà, bà ma tát bà ba gia, bà xoa giạ ca lệ. Cụ ca lệ bà xà ni, lộ già sất đạt xá na tỳ bà.

        Kệ tụng này giảng giải phân biệt pháp môn giải thoát Như ưtúc.

        Đức Thế Tôn lại nói kệ tụng:

        -A giá lệ, Phật đề đà đà ba giá lệ, na ny, càn noa tư đề cam tần đề, ny tiết đề tam bút tri. Ba lệ già tát lệ tô di chiến đề, chiến đề a giá lệ, a giá giá lệ, a ba lệ, tần chi bà ly, nỉ bà ly, bà giá giá ly, ba ba ly, a na giạ, a na giạ, a tỷ tư, câu câu sa bà tỳ nỉ ca nỉ, nỉ xà tư, già già nhi na do đế.

        Kệ tụng này giảng giải, phân biệt tất cả pháp môn giải thoát căn và lực.

        Đức Thế Tôn lại nói kệ tụng:

        -Phú băi, chữu phú băi, độ ma ba, lệ ha lệ, a bà di uất chi lệ, chi ca lặc sai a giạ mạt đâu. Đê đế lệ ma ma lệ thủ giá thi thi lệ. Lộ già tả ny xà na dạ xoa kỳ ê đế na giá giạ đế sa chiên đề na.

        Kệ tụng này giảng giải, phân biệt pháp môn giải thoát Thất Bồ-đề phần.

        By giờ, Đức Thế Tôn lại nói kệ tụng:

        -Giá già bà xà lệ, bà đế giá già lệ, giá da đà lệ, đà la giá, ca lệ đà lê, mậu lệ ê ê lệ lệ đà ly a lâu bà bạt đề, hưu hưu, giạ tha thậm bà ngạ tần bà lệ giạ đà kỳ ni, giạ tha ba lan giá, ly đề xa giạ tha bà na ly ly thí tác giá ni lệ ha la. Xà lưu giá tỳ ly, tỳ lê ny ly ha la, mạt ly, mạt già ny lệ ha la, ny la ny lệ ha la. Tam ma đề ni lệ ha la, Bát-nhă ni lệ ha la, tỷ mục đế ni lệ ha la, tỷ mục đế xà na đà lệ xá na, ny lệ ha la na xoa đế ni lệ ha la. Chiên đà ni, lệ ha la, tu lợi ny, lệ ha la ba đà xá dạ, lục đam đa đà a già độ a phù đà ny la phù đàm tam Phật-đà. A Phật-đà, y ha phù đà, chớ sỉ phù đà, ny ha ngă ma mậu lệ. A la phả đà đà la phả bán trà lệ, man đà lệ chớ sỉ lệ đa lưu ma, già già lân ny mậu tổ noa, tam bán mậu tổ noa, hàng già băng già ma sất ny, lưu bà na xá ny na xá bàn đà ny, sất sất đế, sất sất đổ ma do bà ê đăng già ma bà lệ ma lệ ha chớ ni, bà lệ ma lệ tần đề tỳ ly tỳ ly ưu sa ly, xá ha ny, đà la ny, bà bà để, bà lan na la dị, tỳ đầu ma bà la củ ma phạm ma giá lệ na nhân đề bà thi đề đề da la ni ma ê thủ la la ni, tam ma tấc di a lam niệm di, y ca lặc xoa lợi sư giá ni giá la a chi. Chiên đà la tu lợi, tát bà tu la a bà lam phú na già trí đam bán tŕ đa, a giạ na, kiền tri diêm ba tư ca già đà lệ, a la đà ha ny, ma già la tỳ lộ ha ny, tất đàm mang đế, tỳ lộ ca mạn đế.

        Môn Đà-la-ni này,chư Phật, Thế Tôn thọ tŕ, giảng giải, phânbiệt pháp môn giải thoát mười lực của Như Lai.

        Khi Đức Thích-Ca mâu-ni Thế Tôn giảng thuyết hiển bày rơ tất cả pháp môn Đà-la-ni này, khắp ba ngàn Đại thiên thế giới đều chân động đủ sáu cách: trồi, sụp, nổi lên, ch́m xuống, nghiêng tới, thụt lùi.

        Bấy giờ, có ánh sáng lớn vi diệu chiếu khắp mười phương, vượt qua hằng hà sa số các thế giới, với những nơi có núi Tu-Di vương, Đại tiểu Thiết Vi không làm trở ngại tầm nh́n, chỉ thấy thế giới bằng thẳng như bàn tay. Các nơi trong mười phương thế giới ấy, có các Bồ-tát được các thiền định, tổng tŕ nhẫn nhục, nhiều đến vô lượng. Các chúng này do thần lực Phật, biến mất khỏi chỗ ḿnh và bỗng nhiên đến núi Kỳ-Xà-Quật ở thế giới Ta-Bà, tới gần Đức Như Lai, đầu mặt lạy sát chân Phật, đem các phép thần túc tự tại mà các Bồ-tát đă đạt được cúng dường Đức Phật. Sau khi cúng dường, các vị theo thứ tự ngồi sang một bên, muốn được lănh thọ và hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni.

        Có vô số chư Thiên cơi dục và cơi sắc, đồng đi đến gặp Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi cũng đều theo thứ lớp ngồi sang một bên lănh thọ và hiểu rơ tất cả các môn Đà-la-ni. Đại chúng này đều được thấy cơi Phật Liên Hoa và Đức Phật kia cùng với Đại Bồ-tát vây quanh.

        By giờ, Thế Tôn Thích-Ca mâu-ni thuyết giảng pháp môn hiểu rơ tất cả Đà-la-ni ấy, có bảy mươi hai hằng hà sa Bồ-tát Ma- ha-tát đạt được môn Đà-la-ni ấy. Ngay khi đó, họ được thấy chư Phật, Thế Tôn trong mười phương thế giới nhiều không thể kể xiết và thấy thế giới tịnh diệu của chư Phật. Các Bồ-tát này rất lấy làm lạ về việc chưa từng có ấy. Các Bồ-tát này với sức thiền định Sư Tử du hư, được tự tại nên làm ra đầy đủ các thức cúng dường, đem cúng dường Phật.

        Bấy giờ, Phật bảo các Bồ-tát:

        -Thiện nam tử, nếu Bồ-tát tu pháp môn hiểu rơ tất cả Đà-la-ni này th́ được tám vạn bốn ngàn môn Đà-la-ni, bảy vạn hai ngàn môn Tam-muội, sáu vạn môn pháp tu, được đại từ đại bi, hiểu rơ pháp Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, được Nhất Thiết Trí không c̣n chướng ngại. Môn Đà-la-ni này bao trùm tất cả pháp của Phật. Chư Phật hiểu rơĐà-la-ni này rồi, v́ các chúng sinh thuyết pháp vô thượng, trụ măi nơi đời không nhập Niết-Bàn.

        Này thiện nam tử, nên biết rằng, theo những điều ông thấy, tức là do sức oai thần của môn Đà-la-ni này nên khiến cho đại địa chấn động sáu cách và có ánh sáng thanh tịnh vi diệu chiếu khắp mười phương, vượt qua hằng hà sa số các thế giới của chư Phật.

        Ánh sáng đó chiếu đến chỗ nào th́ có các Bồ-Tát ở vô lượng thế giới đi đến hội này để thọ lănh, hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni và cùng với vô lượng chư Thiên cơi dục, cơi sắc ở cơi này tập hợp. Lại có các Rồng, Dạ-xoa, A-tu-la, Nhân và Phi nhân đều đến muốn lănh thọ, hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni.

        Nếu Bồ-tát nào nghe và hiểu được các môn Đà-la-ni này sẽ chứng đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam bồ-đề, không bị thối lui.

        Nếu người nào ghi chép th́ cho đến khi đạt đến Vô thượng Niết-Bàn, luôn luôn thấy Phật, nghe Pháp, cúng dường chúng Tăng.

        Nếu người nào thường đọc tụng, các nghiệp ác vĩnh viễn không c̣n, chuyển thân thọ sinh liền vượt qua Sơ địa, được trụ ở địa thứ hai.

        Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành và hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni này th́ tội ngũ nghịch cực ác đă tạo đều được tiêu diệt. Tái sinh lần thứ hai th́ vượt qua Sơ địa, được trụ vào địa thứ hai. Bồ-tát nào không tạo tội ngũ nghịch th́ ngay nơi thân này diệt hết và không c̣n những nghiệp nặng đă tạo, khi chuyển thân liền vượt qua Sơ địa, được trụ ở địa thứ hai.

        Người nào không thể đọc tụng, tu hành, ngay trong khi nghe pháp dùng các tơ lụa dâng lên cúng dường Pháp sư th́ được chư Phật trong hiện tại nhiều như cát sông Hằng ở ngay nơi thế giới này khen ngợi, tán thán: “Lành thay! Lành thay!” và thọ kư quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho vị đó. Bồ-tát này do nhân duyên cúng dường cho nên không bao lâu sẽ được chứng thành Phật, chỉ một đời sẽ thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

        Nếu người cúng dường hương thơm, không lâu sẽ được hương Vô thượng định. Nếu người cúng dường hoa, không lâu sẽ được hoa Vô thượng trí. Nếu người dùng châu báu cúng dường Pháp sư, không lâu sẽ được quả pháp báu ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

        Này thiện nam tử, Bồ-tát nào hiểu rơ Đà-la-ni này th́ được lợi ích rất lớn. V́ lẽ ǵ? V́ môn Đà-la-ni này có khả năng hiển bày, phân biệt tất cả các tạng pháp báu của Bồ-tát. Do giữ ǵn tạng pháp này cho nên các Bồ-tát được pháp Vô ngại biện, bốn Thích ư.

        Thiện nam tử, sau khi Đức Nhật Nguyệt Tôn Như Lai v́ Bồ-tát Hư Không n mà thuyết môn Đà-la-ni xong th́ đại địa chấn động sáu cách, cũng có vô lượng ánh sáng vi diệu chiếu khắp mười phương vô lượng, vô biên thế giới chư Phật, thấy các cơi Phật này đất bằng phẳng như bàn tay.

        Bấy giờ, trong hội có vô lượng Đại Bồ-tát thấy hết chư Phật, Thế Tôn trong mười phương nhiều không thể kể xiết. Khi ấy, khắp mười phương có vô lượng, vô biên Bồ-tát đều từ nơi thế giới của ḿnh ẩn mất và bỗng nhiên đi đến thế giới Chiên-Đàn gặp Phật Nhựt Nguyệt Tôn, lễ bái và vây quanh, cung kính, cúng dường, tôn trọng, ngợi khen và đều muốn lănh thọ môn Đà-la-ni này.

        Thiện nam tử, bây giờ Đức Phật kia bảo với các Bồ-tát:

        -Nay ta đă thọ kư cho các ông, hoặc là một đời bổ xứ và nhập Diệt tận định trong mười trung kiếp. Ngoài ra, các Bồ-tát khác đă đủ mười trung kiếp th́ theo Đại Bồ-tát Hư Không Ân nhận lănh môn Pháp tạng Bồ-Tát Đà-la-ni này, tùy theo pháp thọ tŕ mà được thấy chư Phật ở vô lượng thế giới mười phương. Nhờ được thấy Phật cho nên tâm họ được hoan hỷ, được các căn lành.

        Bấy giờ, trong chúng hội có các Bồ-tát đă được các Sư Tử du hư tự tại, đem đầy đủ các thức cúng dường để cúng dường Đức Phật kia. Sau khi cúng dường, họ bạch Phật:

        -Kính bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát Hư Không n qua mười trung kiếp sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sẽ được Chuyển Pháp Luân vô thượng?

        Phật bảo:

        -Các thiện nam tử, như lời các ông nói: vị Đại Bồ-tát Hư Không n này qua mười trung kiếp được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và ngay sáng hôm ấy liền Chuyển Pháp Luân.

        Khi Đại Bồ-tát Hư Không n thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác xong, sau đêm ấy liền chuyển Chánh Pháp luân, Bất Thối Chuyển Pháp luân, Vô thượng Pháp luân.

        Trong hội có vô lượng, vô biên trăm ngàn ức na-do-tha Bồ-tát trước đó đă theo Bồ-tát Hư Không n ở trong mười trung kiếp nhận môn Đà-la-ni này được Bất thối chuyển, c̣n một đời bổ xứ sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Thiện nam tử, nếu có Bồ-tát tu học không nhiều về môn Đà- la-ni này, ở trong tương lai được vượt Sơ địa, vào địa thứ hai, chẳng thoái lui nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, th́ quyết định sẽ được môn Đà-la-ni này.

Thuyết như vậy xong, Nhựt Nguyệt Tôn Như Lai v́ các Bồ-tát thị hiện vô số các thần túc biến hóa. Thị hiện như vậy xong, Thế Tôn v́ Đại Bồ-tát Hư Không n thị hiện Tam-muội Na-la-diên và dạy:

        -Ông được định này sẽ liền được thân Kim Cang.

        Đức Phật lại thị hiện tất cả ánh sáng của Tam-muội trang nghiêm và dạy:

        -Thiện nam tử, ông tuy chưa chuyển chánh pháp luân, nhưng trong chiêm bao thấy v́ các Bồ-tát thuyết pháp môn Đà-la-ni này, ngay khi ấy, ông liền được thân của Như Lai với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, cũng sẽ phóng ra tất cả ánh sáng Tam-muội trang nghiêm này chiếu khắp vô lượng tất cả thế giới. Ở trong ánh sáng đó, được thấy vô lượng, vô biên chư Phật, lại được thị hiện Tam-muội Kim Cang trường. Nhờ sức của Tam-muội Kim Cang ấy cho nên chưa ngồi đạo tràng bên gốc cây Bồ-đề, chưa chuyển pháp luân mà ông có thể v́ các Bồ-tát thuyết vi diệu pháp. Ông lại được thị hiện Luân tu Tam-muội, do sức Tam-muội ấy liền chuyển pháp luân. Khi chuyển pháp luân, có vô lượng, vô biên trăm ngàn ức na- do-tha Bồ-Tát được vào định.

        Nghe thuyết việc này xong, Đại Bồ-tát Hư Không n tự biết sẽ chuyển pháp luân nên vui mừng hớn hở, cùng với vô lượng Bồ- tát cúng dường Phật. Sau khi cúng dường, mỗi vị vào trong các lầu gác.

        Bấy giờ, Đức Phật kia ngay trong đêm đó vào Vô dư Niết-bàn. Qua đêm ấy, các Bồ-tát đă cúng dường Xá-lợi. Cúng dường xong, mỗi vị đều trở về lầu gác báu. Bồ-tát ở các phương khác, mỗi vị đều tự trở về thế giới của Phật ḿnh. Bồ-tát nào c̣n một đời bổ xứ th́vẫn nhập Diệt tận định trong mười trung kiếp. Ngoài ra, các Bồ-tát nhờ Bồ-tát Hư Không n thuyết diệu pháp, khi măn mười trung kiếp th́ được trồng căn lành.

        Lúc ấy, Đại Bồ-bát Hư Không Ấn bắt đầu từ đêm thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, liền ngay trong ngày sau chuyển Chánh pháp luân, thị hiện vô số thần túc biến hóa, khiến cho trăm ngàn ức na-do-tha vô lượng chúng sinh được không thối chuyển với quả Chánh đẳng Chánh giác.

        Đức Phật nói tiếp:

        -Ta nay ở nơi đây, khi thuyết môn Đà-la-ni này cũng có tám mươi na-do-tha trăm ngàn Bồ-tát được pháp Vô Sinh Nhẫn, bảy mươi hai ức chúng sinh đối với quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không thối chuyển, bảy mươi hai na-do-tha trăm ngàn Bồ-tát được hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni, vô lượng, vô biên trời và người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

            Bấy giờ, trong hội có Bồ-tát tên là Giải Thoát Oán Tắng bạchPhật:

        -Kính bạch Thế Tôn, Đại Bồ-tát thành tựu được bao nhiêu pháp mới có thể tu tập và hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni này?

        Phật bảo Bồ-tát Giải Thoát Oán Tắng:

        -Thiện nam tử, Bồ-tát thành tựu bốn pháp th́ có thể tu môn Đà-la-ni này. Những ǵ là bốn? Bồ-tát sống theo bốn thánh chúng này, đối với y phục, ẩm thực, tọa cụ, y dược thường biết đủ. Bồ-tát thành tựu bốn pháp như vậy th́ có thể tu môn Đà-la-ni này.

        Lại nữa này thiện nam tử, Đại Bồ-tát thành tựu năm pháp th́ có thể tu môn Đà-la-ni này. Những ǵ là năm?

        -Tự ḿnh giữ ǵn cấm giới, nghĩa là ưa thích hộ tŕ giới Biệt giải thoát, thành tựu hạnh oai nghi, pḥng hộ giới pháp, tâm sinh sợ hăi đối với những lỗi nhỏ nhặt như Kim Cang vụn, thọ tŕ tu học tất cả các giới. Thấy có người phá giới, khuyên răn khiến cho họ giữ ǵn giới.

        -Thấy người tà kiến, khuyên cho họ theo chánh kiến.

 

        -Thấy người phá oai nghi, khuyên cho họ giữ oai nghi.

 

         -Thấy người tâm tán loạn, khuyên cho họ định tâm.

 

        -Thấy người ưa thích nơi Nhị thừa, khuyên cho họ an trụ nơi Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác.

        Đại Bồ-tát thành tựu năm pháp như vậy th́ có thể tu môn Đà- la-ni này.

        Lại nữa này thiện nam tử, Đại Bồ-tát thành tựu sáu pháp th́ có thể tu môn Đà-la-ni này. Những ǵ là sáu?

        -Tự tu tập, nghe nhiều thông suốt không trở ngại. Thấy người học ít, khuyên cho họ học nhiều.

        -Bản thân ḿnh không keo kiệt, bỏn xẻn. Thấy người keo kiệt bỏn xẻn, khuyên cho họ sống theo pháp không keo kiệt, bỏn xẻn.

        - Tự ḿnh không ganh ghét. Thấy người ganh ghét, khuyên cho họ sống theo pháp không ganh ghét.

        -Tự ḿnh không làm cho người khác sợ hăi, đem sự không sợ hăi cho người.

        - Thấy người sợ hăi, làm việc bảo hộ cho họ, khéo nói lời dỗ dành an ủi làm cho họ được an ổn.

        - Ḷng không dua nịnh, không gian trá, thực hành Không Tam- muội.

        Đại Bồ-tát thành tựu sáu pháp như vậy th́ có thể tu môn Đà- la-ni này.

        Đại Bồ-tát thành tựu pháp tướng này xong, ở trong bảy năm tóm lược tất cả kệ tụng Đà-tỳ-lê, ngày đêm sáu thời đem đầu mặt cung kính, lễ bái, nhất tâm tư duy niệm thân, thực hành Không Tam- muội, đọc tụng kệ tụng Đà-la-ni như vậy. Ngay khi đứng dậy, nghĩ khắp mười phương vô lượng thế giới của chư Phật, Bồ-mát Ma-ha-tát này qua bảy năm rồi liền hiểu rơ được tất cả môn Đà-la-ni ấy. Bồ- Tát được môn Đà-la-ni này rồi, liền được con mắt Thánh thanh tịnh như vậy. Được mắt như thế rồi, thấy trong các thế giới nhiều như cát sông Hằng ở mười phương, nơi nào chư Phật, Thế Tôn cũng không nhập Niết-bàn, nơi nào cũng thấy các Ngài thị hiện vô lượng thần túc biến hóa. Khi ấy, Bồ-tát này thấy hết tất cả vô lượng chư Phật, do được thấy Phật nên liền được tám vạn bốn ngàn môn Đà-la-ni, bảy vạn hai ngàn môn Tam-muội, sáu vạn môn Pháp tụ. Đại Bồ-tát được hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni này rồi, đối với chúng sinh được đại từ, đại bi. Lại có Bồ-tát Ma-ha-tát được pháp môn này rồi, đối với tội ngũ nghịch cực ác... đă tạo, khi chuyển thân liền được dứt hết; sinh lên Địa thứ ba xong, hết sạch tất cả nghiệp. Nếu không tạo tội ngũ nghịch th́ được trụ Địa thứ mười. Ngoài ra, các nghiệp khác ngay nơi thân này liền vĩnh viễn được dứt hết. Qua xong một đời th́ được đệ Thập trụ và không lâu liền được ba mươi bảy phẩm và Nhứt thiết trí.

        Thiện nam tử, sự hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni này tạo nhiều lợi ích cho các Bồ-tát như vậy, nếu Bồ-tát thường nhớ nghĩ đến Pháp thân của chư Phật th́ được thấy các loại thần túc biến hóa. Thấy biến hóa xong, liền được vô lậu hoan hỷ. Như thế, nhờ hoan hỷ cho nên được thành tựu thần túc biến hóa, nhờ sức thần túc th́ có thể cúng dường hằng hà sa số chư Phật ở các thế giới. Được cúng dường xong, cũng được lănh thọ diệu pháp của chư Phật ấy. Nhờ nghe và lănh thọ diệu pháp cho nên ngay khi ấy được Tam-muội Nhẫn nhục đà-la-ni và trở về đến thế giới của Đức Phật ấy.

        Thiện nam tử, môn Đà-la-ni này có thể tạo được những việc lợi ích lớn, giảm bớt các điều ác, tăng thêm các căn lành như vậy.

        By giờ, có các Bồ-tát bạch Phật:

        -Kính bạch Thế Tôn, chúng con gặp được chư Phật nhiều như cát của một sông Hằng trong quá khứ, nghe môn Đà-la-ni này, nghe xong liền chứng đắc.

        Lại có Bồ-tát thưa thế này:

        -Chúng con đă gặp được chư Phật nhiều như cát của hai sông Hằng nghe môn Đà-la-ni này, nghe xong liền chứng đắc. Có Bồ-tát thưa:

        -Chúng con đă gặp được chư Phật nhiều như cát của ba sông Hằng, nghe môn Đà-la-ni này, nghe xong liền chứng đắc.

        Có Bồ-tát thưa:

        -Chúng con đă gặp được chư Phật nhiều như cát của bốn sông Hằng, nghe môn Đà-la-ni này, nghe xong liền chứng đắc.

        Có Bồ-tát thưa:

        -Chúng con đă gặp được chư Phật nhiều như cát của năm sông Hằng, nghe môn Đà-la-ni này, nghe xong liền chứng đắc.

        Có Bồ-tát thưa:

        -Chúng con đă gặp được chư Phật nhiều như cát của sáu sông Hằng, nghe môn Đà-la-ni này, nghe xong liền chứng đắc.

        Có Bồ-tát thưa:

        -Chúng con đă gặp được chư Phật nhiều như cát của bảy sông Hằng, được nghe môn Đà-la-ni này, nghe xong liền chứng đắc.

        Có Bồ-tát thưa:

        -Chúng con đă gặp được chư Phật nhiều như cát của tám sông Hằng, nghe môn Đà-la-ni này, nghe xong liền chứng đắc.

        Có Bồ-tát thưa:

        -Chúng con đă gặp được chư Phật nhiều như cát của chín sông Hằng nghe môn Đà-la-ni này, nghe xong liền chứng đắc.

        By giờ, Đại Bồ-tát Di-Lặc bạch Phật:

        -Kính bạch Thế Tôn, khi con ở vào thời quá khứ cách đây mười hằng hà sa số kiếp, có một đại kiếp tên là Thiện Phổ Biến, ngay trong kiếp này th́ thế giới Ta-bà vi diệu thanh tịnh, tất cả đều trang nghiêm. Bấy giờ có Đức Phật xuất hiện ở đời hiệu là Ta-La vương, là Bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tŕ, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Có vô lượng trăm ngàn ức na-do-tha Tỳ-kheo Tăng và có không kể xiết các Đại Bồ-tát cung kính vây quanh Ngài. V́ các đại chúng, Phật Ta-La vương thuyết giảng cho mọi người hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni này. Từ nơi Đức Phật kia, con được nghe pháp này xong và tu học; học xong liền được tăng thêm sự hiểu biết rộng lớn, đầy đủ. Như vậy, trong vô lượng, vô biên kiếp có a-tăng-kỳ số Phật không thể kể xiết, ngay khi ấy tùy theo tuổi thọ của ḿnh đem vô số Tam-muội Sư tử du hư tự tại mà các Bồ-tát đă đạt được để cúng dường vô lượng chư Phật như vậy. Ngay khi đó, ở chỗ của mỗi Đức Phật ấy, con được vun trồng vô lượng, vô biên a-tăng-kỳ kiếp thiện căn không thể kể xiết. Trồng thiện căn rồi, con được vô lượng đại công đức tụ. Do thiện căn này cho nên con được vô lượng chư Phật thọ kư cho. Do bản nguyện cho nên con ở măi trong sinh tử, do chưa đứng lúc cho nên không thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bạch Thế Tôn, xin nguyện Như Lai ngay hôm nay trao cho con quả vị Phật khiến con được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

        Bấy giờ Phật bảo Đại Bồ-Tát Di-Lặc:

        -Đúng thế! Đúng thế! Đúng như lời ông nói: khi Phật Ta-Lavương ở đời, ông đă được hiểu rơ tất cả môn Đà-la-ni này. Di-Lặc! Ở nơi quá khứ trong mười đại kiếp, nếu có người nào muốn nguyện thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ngay khi đó, ông liền đáp ứng đầy đủ, làm cho họ nhanh chóng thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vào Vô Dư Niết-bàn. Di-Lặc, ông ở lâu nơi sinh tử là do bản nguyện. Sở dĩ không thành Phật là do chưa đúng lúc. Di-Lặc, v́ ông, nay Ta trao quả vị Phật.

        Bấy giờ, sau khi Thế Tôn quán sát các đại chúng và các Bồ- tát, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thiên long, Dạ- xoa, A-tu-la, La-sát, Càn-thát-bà, Nhân, Phi nhân..., liền nói kệ tụng này:

        -Đới sĩ, phù di, đàn đà phù di, đàn ma đà phù di, già đế phù di, mật đế phù di, Bát nhă phù di, Tỳ xá la xà phù di, Bát đế tam tỳ đa phù di, A nậu ta bà phù di, a bà sai phù di, tam ma đa bát sai ma bát sai phù di, xà đế xoa duệ phù di, tam xoa xà tỳ xoa xà, ba la xoa xà, tỳ xá già đạt xá bà đế, tỳ xá đà đế la na, la già già, tam xoa xá bà đa.

        Tỳ ma đế thâu ba ê la la già ma. A tra xoa la, bà xá tăng già ma, y đế châu la thất đế di văn đà la, đà ha la bạt đế Bát-nhă phù đa. A đà già di đa bà đồ sa bàn đa, y la da ny la da, a hô tát tra, a thâu đà thâu a tha bà đế già lâu bà đế. Đế ê ma đề, bà a ca na ma đế. Bà ca na ma đế tam di đế tỳ xa bà địa, y đà bà la, y đà bà la, a la đa la, câu lưu sa đâu lâu sa lại ma la lưu tha đa lưu tha. Tát bà tha, tát bà tha giá ni lưu tha đề ha đa đa ê phả la. Bà hầu phả la tát bà phả la thế tra bà đề.

        Khi Phật thuyết các loại kệ tụng mười hai nhân duyên giải thoát này, có sáu mươi na-do-tha chư Thiên thấy được bốn Thánh đế.

        Đức Thế Tôn lại thuyết kệ tụng:

        -Đới phả lam, a già phả lam, la la phả lam, a lam phả lam, ni la hô la. Bà đa phiếu, thi đàm phả lam, ny lam phả lam. Nam mô đà lam, tỳ phù ngạ, Bát nhă giá già, a sất tỳ địa giá ca, xà ni giá ca.

        Khi Phật thuyết kệ tụng giải thoát này có một ức chư Thiên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều được Bất thối chuyển.

        Đức Thế Tôn lại thuyết kệ tụng:

        -Bà tha, tô ma đô, a sất ma đô, a câu ma đô cưu đà bà câu, ma sỉ tha đà xá la. Tỳ bá bạt tha, y ha thế thiết đa tô nỉ ma, tô đế xí noa lợi huệ, a lộ câu quang minh, a đa đấu noa đại nhiên đà.

        Khi thuyết kệ tụng giải thoát này có sáu vạn bốn ngàn chư Long phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều được Bất thối chuyển.

        Bấy giờ Thế Tôn lại thuyết kệ tụng:

        -A xoa tu bạt xoa, tu bà sa ba mạn đà na a la trụ bà già la chù, già la trà xoa, tất đàm ma đế tam mạn đa, ê a xoa bà lệ, ê tra ca lộ ma ha bà lệ, ô xà đà lộ, Đà la ni, ế già la xoa, câu đà xoa, câu bà xoa. Tỳ lộ bố, tỳ lưu ba, mục khư, thế đế hại sí. Thế đế bà lệ a tu lộ tỷ na, tu lộ ba ma đề.

        Khi thuyết kệ tụng giải thoát này có mười hai ức Dạ-xoa phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều được Bất thối chuyển.

        Đức Thế Tôn lại thuyết kệ tụng:

        -A thê ty, lệ ly, ni đế để, san đế để già đế nị na già di, a lam di, ba lam di, a đà di ma đà di, ma đế di, san ni a, thủ lệ, Đà-la-ni, a tỳ xá đa, tát đà, tát đề bà, tát na già, tát Dạ xoa, tát a tu la đề bà na già, ny lục đế lệ bà la, ny lục đế la tỳ mật đế bát nhă, bát lê bạt đa mạt đế, bà lợi la tỳ già đế đề, đế ba lợi ba la già đế đề đế la tỳ phất bà sí tỳ xà nỉ tỳ tát giá lợi bạn đa.

        A tỳ đà na bạn đa, thủ la bạn đà đáo la tỳ lê gia. Tỳ đà tỳ đa tỳ bạn đà, tỳ sa bà nỉ, mạt già văn đà, tỳ xá bát lợi kiếm ma. Nỉ xoa ba la hô, ô ha la lô đề la ba đô. A tu la văn đà na già xoa. Văn đà, Dạ xoa văn đà, la lợi văn đà tỳ đề, tỳ đề di đa ty, đa đa ty, ô noa na bạn, bà khư đề, Đà-la-ni a tỳ xá đa đề xá thủ đà ni. Ba sí thâu đề, kỳ bà thâu đà ni, ba sí ba lợi yết ma, đế ma đế già đế phu đế già na ba đế. Bà la na phất đề xà da, giá gia thâu nhă đà giá ca, ty giạ.

        Thuyết kệ tụng giải thoát này rồi, có năm vạn sáu ngàn A-tu-la phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều được Bất thối chuyển.

        Đức Thế Tôn bảo Đại Bồ-tát Vô Sở Úy B́nh Đẳng Địa:

       -Thiện nam tử, chư Phật, Thế Tôn xuất hiện ở đời rất khó. Diễn bày pháp này lại càng khó hơn. Pháp này chính là để huân tậpcho sự tu hành về giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến.

        Thiện nam tử, kệ tụng này có thể khiến cho Bồ-tát thành tựu oai đức của bậc Bồ-tát.

        Thiện nam tử, Như Lai khi thực hành đạo Bồ-tát bằng bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, được bao gồm trong kệ tụng đây. Nhờ cúng dường vô lượng, vô biên trăm ngàn vạn ức chư Phật, Thế Tôn, đối với chư Phật, Thế Tôn, hoặc thực hành việc bố thí, hoặc tu phạm hạnh, giữ giới thanh tịnh, hoặc siêng năng tinh tấn, hoặc tu nhẫn nhục, hoặc nhập Tam-muội, hoặc tu trí tuệ, tu tập tất cả nghiệp tịnh thuần thiện, cho nên nay Ta được trí Vô thượng.

        Thiện nam tử, xưa kia ở vô lượng A-tăng-kỳ ức na-do-tha kiếp, khi Ta tu Bồ-tát đạo, thân thường xa ĺa vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, cho nên nay Ta được tướng lưỡi này.

        Thiện nam tử, do nhân duyên đấy cho nên những ǵ chư Phật, Thế Tôn thuyết ra đều chân thật không hư dối.

        Khi thị hiện vô số thần túc biến hóa xong, Đức Thế Tôn vào Tam-muội Biến nhất thiết công đức. Nhập Tam-muội xong, Ngài xuất tướng lưỡi dài rộng che khắp cả mặt, từ nơi lưỡi kia phóng ra sáu mươi ức ánh sáng. Ánh sáng vi diệu đó che khắp Tam thiên đại thiên thế giới. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Trời, người, đều được nhờ ánh sáng đó. Những chúng sinh trong địa ngục, thân bị đốt cháy, do nhờ ánh sáng này cho nên trong giây lát được thanh tịnh mát mẽ, an lạc; ở ngay trước mặt các chúng sinh đó đều có Hóa Phật với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm. Bây giờ, những chúng sinh nhờ được thấy Phật nên đều được sung sướng, an vui. Mỗi loại chúng sinh tự nghĩ: “Nhờ ân vị này khiến ta được vui”. Chúng đối với các Hóa Phật, tâm được vui vẻ, chắp tay cung kính.

        Bấy giờ, Hóa Phật bảo các chúng sinh kia:

        -Này, các con hăy niệm “Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam- mô Tăng”. Do nhân duyên này sẽ thường được an lành.

        Các chúng sinh ấy ở trước Phật quỳ thẳng, chấp tay, vâng lời Phật dạy và niệm:

        -Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng.

        Các chúng sinh ấy do nhân duyên căn lành này nên khi qua đời ở đây, hoặc được sinh lên cơi Trời, hoặc sinh trong loài người.

        Hoặc có chúng sinh đang ở trong địa ngục rét lạnh, bấy giờ liền có một ngọn gió ấm áp, êm dịu thổi đến xúc chạm nơi thân, cho đến được sinh trong cơi Trời, cơi người cũng như vậy.

        Chúng sinh trong loài ngạ quỷ bị đói khát bức bách, nhờ ánh sáng của Phật cho nên trừ được sự đói khát khổ năo, nhận sự an vui sung sướng, ở trước mỗi chúng sinh ấy đều có một Hóa Phật với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm. Do được thấy Phật cho nên chúng đều được an vui, sung sướng, đều nghĩ: “Nhờ ân vị này khiến ta được an vui”. Chúng đối với Hóa Phật, tâm được hoan hỷ, chắp tay cung kính.

        Bấy giờ, được Đức Thế Tôn khiến cho thấy được nhân duyên nghiệp ác của ḿnh ở đời trước, các chúng sinh kia liền tự hối hận, trách mắng ḿnh. Do nhờ căn lành này, chúng qua đời được sinh trong cơi Trời, cơi người. Đối với chúng súc sinh cũng như vậy.

        Khi Đức Thế Tôn chỉ bày nhân duyên đời trước cho các chư Thiên th́ có vô lượng, vô biên chúng sinh đi đến chỗ Phật, đầu mặt làm lễ và lui ra ngồi một bên, thọ lănh diệu pháp.

        Bấy giờ có vô số chư Thiên và loài người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vô số Bồ-tát Ma-ha-tát được Đà-la-ni Tam-muội Nhẫn nhục.

Quyển 1

 

 

 

Arrow-U-30x60.jpg   Arrow-R-30x60.jpg

 

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0