* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 Số 1957

An Lạc Tịnh Độ Nghĩa

Đi Chánh Tân Tu Đi Tng Kinh Chư Tôn Bộ 4 Quyển 47 - Số 1957

Tuyển Tập: Pháp Sư Đàm Loan

Soạn dịch: Sa môn Thích Hồng Nhơn

Pháp Sư Đàm Loan là mt pháp sư thông hiu giáo lư đă tng chú thích kinh Đi Tp, sau v́ bnh duyên mà thi tâm t́m hc tiên thut được truyn 10 quyn kinh tiên. Sau khi v đến Lc Dương gp Tam Tng Pháp sư B Đ Lưu Chi, Ngài hi: "Trong Pht giáo có phương pháp trường sanh bt t hơn kinh tiên này chăng?" Tam Tng Pháp sư đáp: "X này làm ǵ có trường sanh bt t! Tu tiên dù được sng lâu, nhưng ri cũng phi luân hi, đâu đ quí báu! V trường sanh bt t ch trong Pht pháp ta mi có mà thôi!" Pháp sư trao cho ngài Quyn Quán Kinh mà bo rng: "Tu hc theo đy thi không c̣n sanh vào chn sanh t luân hi na. Tt c s ha phước thnh suy đu không chi phi được. Lun v s sng lâu hng hà sa s kiếp cũng không sánh kp. Đây là pháp trường sanh rt ráo ca nhà Pht ta đy!". Ngài Đàm Loan mng lm, bèn đt kinh tiên mà chuyên tu tnh nghip.

Pháp sư Đàm Loan chỉ một lời khai thị liền đốt kinh tiên, chuyên niệm Phật là do chánh trí mà đạt thành. Lúc lâm chung biết trước giờ viên tịch, khi viên tịch mọi người trong chùa đều thấy tràng phan bảo cái từ hướng tây đến tiếp nghinh là chứng nghiệm thụy ứng văng sanh chắc được lên thượng phẩm. Trong các tác phẩm c̣n lưu lại th́ lược luận An lạc Tịnh độ nghĩa là tác phẩm nói về tu Tịnh độ tuy lời ít mà nghĩa nhiều, tuy lời rất yếu mà chính là vô thượng tâm yếu. Chúng tôi chân thành gửi đến quí vị phương pháp trường sanh bất tử rốt ráo này.

Hồng Nhơn cẩn bút.

An Lạc Tịnh Độ Nghĩa Luận

Hỏi: Cơi An lạc ở trong tam giới thuộc về giới nào?

Đáp: Trong Thích Luận nói: "Cơi Tịnh độ Cực lạc không thuộc về tam giới. V́ sao? V́ cơi Cực lạc không có tham dục nên không phải là dục giới. Nhân dân ở trên đất nên không phải là sắc giới. Có h́nh sắc nên không phải là vô sắc giới. Trong kinh nói: "Đức Phật A Di Đà khi thực hành Bồ tát đạo, làm Tỳ kheo tên là Pháp Tạng. Ở vào thời Phật Thế Tự Tại Vương, Ngài xin Đức Phật Thế Tự Tại Vương nói và hiện Tịnh độ chư Phật trong mười phương, khi ấy Đức Phật v́ Ngài mà nói và hiện hai trăm mười ức Tịnh độ của chư Phật, trời người thiện ác, quốc độ tinh và thô đều được hiện ra. Lúc ấy Bồ tát Pháp Tạng ở trước Phật phát nguyện rộng lớn trang nghiêm tịnh độ. Trải qua vô lượng A Tăng Kỳ kiếp, theo lời phát nguyện, thực hành các pháp Ba La Mật, vạn thiện viên măn, thành đạo vô thượng. Do biệt nghiệp tu hành mà được, không thuộc vào tam giới.

Hỏi: Cơi An lạc có bao nhiêu thứ trang nghiêm mà được gọi là Tịnh Độ?

Đáp: Nếu y theo kinh giải nghĩa th́ trong 48 đại nguyện của Bồ tát Pháp Tạng có đầy đủ tất cả các thứ trang nghiêm ở đây không kể hết. Nếu y theo Luận Vô Lượng Thọ lấy 2 thứ thanh tịnh thu nhiếp hết 29 thứ trang nghiêm thành tựu. Hai thứ thanh tịnh là thế gian thanh tịnh và khí thế gian thanh tịnh. Khí thế gian thanh tịnh gồm có 17 thứ: 1-. Tướng quốc độ vượt qua ba cơi. 2-. Nước ấy rộng lớn lượng như hư không, không có bờ mé. 3-. Từ chánh đạo của Bồ tát dùng ḷng Đại bi xuất thế thiện căn mà khởi ra. 4-. Ánh sáng thanh tịnh trang nghiêm viên măn. 5-. Đầy đủ tánh trân bửu đệ nhất, xuất sanh bảo vật kỳ diệu. 6-. Ánh sáng trong sạch thường chiếu thế gian. 7-. Bảo vật cơi ấy mềm mại, chạm vào êm ái sanh nhiều điều vui thù thắng. 8-. Ngàn muôn hoa báu, trang nghiêm ao hồ, điện báu, lầu báu, các thứ cây báu, ánh sánh nhiều màu chiếu khắp thế giới, vô lượng lưới báu bao trùm hư không, bốn phía treo linh reo thường pháp âm. 9-. Ở trong không trung thường rưới hoa trời, y trời, hương thơm trang nghiêm cùng khắp. 10-. Ánh sáng của Phật chiếu trừ hết si ám. 11-. Tiếng Phạm khai ngộ nghe khắp mười phương. 12-. Phật A Di Đà là Pháp vương vô thượng dùng thiện lực để trụ tŕ. 13-. Từ tịnh hoa của Như Lai mà hóa sanh ra. 14-. Ưa thích pháp vị của Phật dùng thiền tam muội làm thức ăn. 15-. Vĩnh viễn xa ĺa các khổ thân tâm, nhận điều vui không cùng. 16-. Cho đến không nghe tên những hàng Nhị thừa, nữ nhơn và căn thiếu. 17-. Chúng sanh nếu có chỗ ưa muốn ǵ tùy theo ḷng ḿnh được vừa ư, đều được đầy đủ. Mười bảy thứ này thành tựu gọi là Khí thế gian thanh tịnh.

Chúng sanh thế gian thanh tịnh gồm 12 thứ trang nghiêm thành tựu. 1-. Vô lượng Đại trân bửu, hoa đài vi diệu làm ṭa cho Phật. 2-. Vô lượng tướng hảo, vô lượng ánh sáng trang nghiêm thân Phật. 3-. Phật có vô lượng biện tài, ứng cơ nói pháp, đầy đủ rơ ràng, làm cho người ưa nghe, nghe rồi liền hiểu rơ, không có nói dối. 4-. Trí huệ chơn như của Phật cũng như hư không, chiếu rơ tổng tướng và biệt tướng các pháp, tâm không phân biệt. 5-. Trời người chẳng động rộng lớn trang nghiêm, như núi Tu Di, chiếu khắp bốn biển lớn, đầy đủ tướng pháp vương. 6-. Thành tựu quả vô thượng c̣n không kip, huống lại bị lỗi lầm. 7-. V́ trời người mà làm điều ngự sư, đại chúng cung kỉnh vi nhiểu như vua sư tử các sư tử đều vây quanh. 8-. Bản nguyện lực của Phật là trang nghiêm, trụ tŕ các công đức, người gặp khỏi huống uổng, có thể làm cho mau đầy đủ tất cả bể công đức, chưa chứng Bồ tát tịnh tâm cứu kính được chứng b́nh đẳng pháp thân, cùng Bồ tát tịnh tâm và Bồ tát địa thượng cứu kính đồng được tịch diệt b́nh đẳng. 9-. Các chúng Bồ tát ở cơi An lạc, thân chẳng lay động mà đến khắp mười phương, các thứ ứng và hóa như thật tu hành, thường làm Phật sự. 10-. Các ứng hóa thân của Bồ tát như thế, tất cả thời gian, không trước không sau, một tâm một niệm đều phóng ánh sáng lớn, đều đến khắp mười phương thế giới. Giáo hóa chúng sanh các thứ phương tiện tu hành, diệt trừ tất cả khổ năo cho tất cả chúng sanh. 11-. Chư Bồ tát này ở tất cả thế giới, thường tham dự Đại hội của chư Phật, thường cúng dường cung kính tán thán công đức của chư Phật, Như Lai rộng lớn không cùng. 12-. Chư Bồ tát này ở tất cả thế giới trong 10 phương, chỗ không có Tam bảo, các Ngài trụ tŕ trang nghiêm bể công đức Phật Pháp Tăng bảo, khắp chỉ bày làm cho chúng sanh đúng pháp tu hành. Thành tựu trang nghiêm công đức tám thứ của Pháp vương và thành tựu 4 thứ trang nghiêm công đức của Bồ Tát như thế gọi là chúng sanh thế gian thanh tịnh. Cơi An lạc có đủ 29 thứ trang nghiêm công đức thành tựu, nên gọi là Tịnh độ.

Hỏi: Sanh về cơi An lạc có mấy hạng và có bao nhiêu nhân duyên?

Đáp: Trong Kinh Vô Lượng Thọ chỉ có 3 hạng Thượng, Trung, Hạ c̣n trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ một phẩm chia làm Thượng, Trung, Hạ thành ra chín phẩm. Ở đây y theo Kinh Vô Lượng Thọ để phân giải. Hạng sanh về bậc thượng có năm nhân duyên. 1-. Ly dục xuất gia hành Sa môn. 2-. Phát vô thượng Bồ Đề tâm. 3-. Một ḷng chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật. 4-. Tu các công đức. 5-. Nguyện sanh về cơi An lạc. Người thực hành đủ năm nhơn duyên này, khi sắp lâm chung, Phật Vô Lượng Thọ cùng các Thánh Chúng hiện trước mặt người ấy, liền theo Phật văng sanh về cơi An lạc, ở trong ao thất bảo, tự nhiên hóa sanh, trụ vị bất thối chuyển, trí huệ dũng mănh, thần thông tự tại. Hạng Trung sanh gồm có 7 nhân duyên: 1-. Phát khởi tâm Vô thượng Bồ đề. 2-. Nhất hướng chuyên niệm Phật Vô Lượng Thọ. 3-. Tu Thiện nhiều hoặc ít, vâng giữ trai giới.  4-. Khởi lập tháp tượng. 5-. Cúng đồ ăn uống cho các bậc Sa môn. 6-. Treo tràng phang, đốt đèn, tán hoa, đốt hương. 7-. Hồi hướng nguyện sanh về cơi An lạc. Khi sắp lâm chung, Phật Vô Lượng Thọ hóa hiện thân Phật, ánh sáng tướng tốt cũng như Phật thiệt, cùng với Đại Chúng hiện ra trước mặt người ấy, người ấy liền theo hóa Phật văng sanh về cơi An lạc, trụ vị chẳng thối chuyển, công đức trí huệ giống như bậc Thượng. Hạng Hạ sanh gồm có 3 nhân duyên:  1-. Giả sử không làm được các công đức nhưng cần phải phát tâm Vô thượng Bồ đề. 2-. Một ḷng chuyên ư cho đến 10 niệm, niệm Phật Vô Lượng Thọ. 3-. Dùng tâm chí thành nguyện sanh về cơi An lạc. Khi sắp lâm chung, mơ thấy Phật Vô Lượng Thọ cũng được văng sanh, công đức trí huệ giống như bậc Trung.

Lại có một hạng văng sanh về cơi An lạc không nhập vào ba hạng kể trên v́ các hạng này trong ḷng nghi hoặc, tu các công đức nguyện sanh về cơi An lạc, không hiểu trí Phật, trí không thể nghĩ bàn, trí không ǵ xứng, trí Đại thừa rộng lớn, trí thù thắng tối thượng không thể so sánh, ở trong các trí này nghi hoặc không tin. Nhưng vẫn tin có tội phước, tu tập gốc lành sanh về cung điện bảy báu ở cơi An lạc, hoặc trăm do tuần hoặc 500 do tuần, đều ở trong ấy hưởng các thứ vui như cơi trời Đao Lợi vui sướng tự nhiên. Nhưng ở trong 500 năm thường không gặp Phật không nghe kinh pháp, không thấy Bồ tát và Thánh chúng Thanh văn. Cơi An lạc ở đây là Biên địa, cũng gọi là thai thành. Sở dĩ ở đây gọi là biên địa là v́ 500 năm không thấy nghe Tam Bảo nghĩa đồng với cái nạn ở biên địa, tuy cũng ở trong quốc độ An lạc  nhưng ở ngoài b́a cạnh của quốc độ. Thai sanh là thí dụ như người mới sanh, lúc c̣n nhỏ người và pháp chưa thành. Biên địa là chỉ cái nạn không gặp Tam Bảo, Thai sanh là chỉ cho sự tối tăm  lần lần khai mở như kẻ mới sanh lần lần hiểu biết và thành người. Hai danh xưng này đều là mượn để chỉ tánh cách chứ không phải là thứ biên địa, một nạn trong 8 nạn, cũng chẳng phải là bào thai trong thai sanh. V́ sao biết được? V́ cơi An lạc toàn là hóa sanh, nên không có thật thai sanh, sau 500 năm lại được thấy Tam Bảo, nên biết không phải là nạn biên địa trong tám nạn.

Hỏi: Hàng thai sanh ở trong cung điện bảy báu thọ nhận những khoái lạc hay c̣n nhớ nghĩ điều ǵ?

Đáp: Trong kinh có thí dụ: "Con của một vị chuyển luân thánh vương đắc tội với nhà vua, bị giữ ở hậu cung, không cho ra ngoài, nhưng tất cả vật thực đều không thiếu giống như nhà vua. Vị Thái tử lúc ấy tuy có đủ thứ tṛ chơi, âm nhạc, nhưng ḷng không vui, chỉ muốn t́m cách ra khỏi. Những vị thai sanh cũng như thế, tuy ở cung điện bảy báu, có đủ các thứ hương vị xúc nhưng không cho đó làm vui. Chỉ không thấy Tam Bảo, không được cúng dường tu các pháp lành lấy đó làm khổ. Biết tội lỗi đă tạo của ḿnh, thường tự trách ăn năn, mong được rời nơi ấy, liền được như ư, đồng với hàng cửu phẩm. Thời gian tối đa là 500 năm, cuối cùng rồi cũng được biết tội dự vào cửu phẩm.

Hỏi: V́ tâm nghi hoặc văng sanh về cơi An lạc gọi là thai sanh. V́ sao khởi nghi?

Đáp: Trong Kinh chỉ nói nghi hoặc không tin, không ngoài ư nghi, suy t́m th́ không ngoài nghi năm trí. Nói rơ ra th́ v́ không hiểu trí Phật nên khởi nghi. Không hiểu trí Phật là gốc nghi từ đó sanh thêm bốn thứ nghi nữa.

1. Hành giả nghi rằng: Nhớ niệm Phật A Di Đà, không chắc được văng sanh về An lạc. V́ sao? Trong kinh nói: "Đạo lư của nghiệp như quả cân bên nào nặng sẽ kéo nghiêng về bên đó". V́ sao có người trọn đời, hoặc trăm năm, hoặc 10 năm, hoặc một tháng không có ác nào không tạo, chỉ nhờ có 10 niệm liên tục, liền được văng sanh, liền vào chánh định tụ, cứu kính không thối chuyển, cùng các khổ của ba đường ác cách xa vĩnh viễn. Nếu như thế cái nghĩa phía nặng kéo về làm sao có thể tin. Lại nữa, từ vô lượng kiếp đến nay, tạo đủ các pháp hữu lậu, bị ràng buộc vào ba cơi, v́ sao không cắt đứt kiết hoặc của ba cơi, chỉ trong thời gian rất ngắn niệm Phật A Di Đà liền được ra khỏi ba cơi. Như thế nghĩa bị nghiệp trói buộc làm sao giải thích được? Đối trị với điều nghi này nên Phật dạy: Trí không thể nghĩ bàn.

Trí không thể nghĩ bàn là năng lực của Phật trí. Năng lực này có thể lấy ít làm nhiều, lấy nhiều làm ít, lấy gần làm xa, lấy xa làm gần, lấy nhẹ làm nặng lấy nặng làm nhẹ, lấy dài làm ngắn lấy ngắn làm dài. Phật trí như thế vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Ví như, có trăm người, suốt trăm năm đốn củi, chứa đống cao ngàn trượng, chỉ cần cho một mồi lửa, nửa ngày là cháy sạch. Đâu có thế nói rằng đống củi trăm năm mà đốt nửa ngày không cháy hết. Lại như có người què được lên thuyền gặp gió thuận buồm căng, một ngày vượt xa ngàn dặm, đâu có thể nói người què một ngày không đến nơi cách xa ngàn dặm ư! Lại như có một người nghèo hèn, nhặt được vật quư của nhà vua, nhà vua mừng t́m được lại vật cũ, liền thêm trọng thưởng, người ấy chỉ trong khoảnh khắc giàu sang đầy dẫy. Đâu có thể nói người muốn được vua ban phải mười năm đèn sách khó nhọc c̣n không đạt được, huống hồ người kia chỉ có chút việc mà có được giàu sang như thế được. Lại có người yếu đuối, gắng sức leo lên con lừa c̣n không nổi, được lên xe chuyển luân Thánh vương, liền bay trên hư không, bay lượn tự nhiên. Đâu có thể nói người yếu đuối sức leo lên con lừa c̣n không nổi kia không thể bay được trên hư không ư! Lại như có một sợi dây thừng trói mười dũng sĩ, không làm sao dùng sức thoát khỏi, chỉ cần một đứa trẻ con dùng thanh gươm bén chém một nhát là dây đứt làm hai đoạn. Đâu thể nói sức chú nhỏ không thể cắt được sợi dây thừng kia sao? Tất cả muôn pháp đều có tự lực và tha lực, tự nhiếp và tha nhiếp. Ngh́n mở muôn đóng vô lượng vô biên, đâu có thể đem chỗ hiểu biết có trở ngại của ḿnh mà nghi pháp vô ngại của người kia. Lại nữa, trong năm thứ không thể nghĩ bàn, Phật pháp là pháp không thể nghĩ bàn hạng nhất. Chúng ta không thể cho làm ác trăm năm là nặng, lại nghi mười niệm niệm Phật là nhẹ không được văng sanh về thế giới An lạc, vào chánh định tụ việc ấy hoàn toàn không đúng.

2-. Có nghi cho rằng trí Phật đối với người không được gọi là tuyệt đối. V́ sao? Phàm tất cả danh tự từ tướng đối đăi mà sanh, giác trí từ bất giác mà sanh, như người mê từ chỗ ghi phương hướng mà sanh. Giả sử nếu mê mà tuyệt không mê, th́ mê hoàn toàn không hiểu được. Mê nếu hiểu được chắc chắn người mê phải hiểu. Cũng có thể nói người hiểu mê, hiểu mê mê hiểu cũng như bàn tay lật sấp ngữa bèn nói sáng tối là khác cũng đâu được rơ ràng. Người phát khởi nghi này nên đối với trí huệ Phật sanh nghi không tin. Đối trị hạng người nghi này nên nói trí không thể xứng.

Nói trí không có đối xứng là nói Phật trí tuyệt không có trí nào có thể đối xứng, nó không có h́nh tướng, không đối đăi. V́ sao nói như thế? Pháp nếu thật có, chắc nên có trí hữu tri, Pháp nếu là không th́ cũng nên có trí vô tri. Các pháp ĺa cả hữu vô, nên Phật nói các Pháp th́ trí tuyệt tướng đối đăi. Ông dẫn hiểu và mê để thí dụ vẫn c̣n là một thứ mê. Không thành hiểu và mê. Cũng như người trong mộng cùng giải mộng cho người khác, tuy nói giải mộng, chẳng phải là không mộng. V́ biết lấy Phật không nói biết Phật. V́ không biết lấy Phật nên chẳng phải biết Phật, v́ chẳng phải biết, chẳng phải chẳng biết lấy Phật, cũng chẳng phải biết Phật. V́ chẳng phải chẳng phải biết, chẳng phải chẳng phải không biết lấy Phật, cũng chẳng phải biết Phật. Phật trí là ĺa 4 câu này, người duyên đó th́ tâm hạnh diệt, người chỉ nói th́ ngôn ngữ dứt. V́ nghĩa này nên trong Thích Luận nói: "Nếu người thấy Bát Nhă, th́ liền bị trói buộc, nếu không thấy Bát Nhă, cũng liền bị trói buộc. Nếu người thấy Bát Nhă, coi đó là giải thoát, nếu không thấy Bát Nhă, cũng coi là giải thoát". Trong bài kệ này nói không ĺa tứ cú (có, không, chẳng phải có, chẳng phải không) bị trói buộc, ĺa tứ cú th́ được giải thoát. Ông nghi trí Phật đối với người không phải tuyệt đối, điều đó không đúng.

3-. Nghi Phật không thể thật độ tất cả chúng sanh, v́ sao? V́ trong quá khứ đă có vô lượng A Tăng Kỳ, hằng hà sa Chư Phật, hiện tại ở trong thế giới mười phương cũng có vô lượng vô biên A Tăng Kỳ hằng hà sa Chư Phật. Giả sử, nếu Phật có khả năng độ tất cả chúng sanh th́ lẽ ra từ lâu rồi không có ba cơi. Vị Phật thứ hai th́ không v́ chúng sanh mà phát Bồ Đề Tâm, trang nghiêm Tịnh độ để tiếp độ chúng sanh mà thật có 2 Phật nhiếp thọ chúng sanh cho đến thật có Ba đời chư Phật vô lượng trong 10 phương tiếp độ chúng sanh. Nên biết Phật thật không có khả năng độ tất cả chúng sanh. Người khởi ra nghi này, nên Phật A Di Đà làm cái tưởng hữu lượng đối trị với nghi này gọi là Trí Đại thừa rộng lớn.

Trí Đại thừa rộng lớn là không có pháp nào mà không biết, không có thứ phiền năo nào mà không dứt sạch, không có thiện nào chẳng đủ và không có chúng sanh nào mà không độ. Sở dĩ có Chư Phật ba đời trong mười phương có thể dùng năm nghĩa để giải thích. 1-. Giả sử nếu không có ông Phật thứ hai cho đến không có A Tăng Kỳ hằng hà sa Chư Phật, th́ thật sẽ không độ tất cả chúng sanh. V́ Phật có khả năng độ tất cả chúng sanh, th́ có Chư Phật vô lượng ở mười phương, vô lượng chư Phật tức là từ trước Phật đă độ chúng sanh. 2-. Nếu Phật độ hết tất cả chúng sanh, th́ sau đó sẽ không có Phật. V́ sao? V́ không có nghĩa giác tha th́ đâu được gọi là Phật, th́ y nghĩa nào mà nói có 3 đời chư Phật. Y theo nghĩa giác tha nên nói từ Phật đến Phật đều độ tất cả chúng sanh. 3-. Đức Phật sau có khả năng độ sanh th́ cũng là khả năng của Phật trước. V́ sao? V́ do Phật trước mà có Phật sau. Như nhà vua sắp băng hà hạ chiếu cho vị vua sau tiếp nối khả năng của vua trước. 4-. Năng lực của Phật tuy có thể độ tất cả chúng sanh, nhưng cần phải có nhơn duyên, nếu chúng sanh ở Phật trước không có nhân duyên lại cần đến vị Phật sau. Như thế, chúng sanh vô duyên cần trải qua trăm ngàn Đức Phật, sự chẳng nghe chẳng thấy của họ không phải là năng lực của Phật kém. Như mặt nhật ánh sáng chiếu khắp bốn châu thiên hạ, phá hết các bóng tối nhưng người mù không thể thấy, chẳng phải là mặt nhật không đủ sáng. Sấm nổ vang tai mà người điếc không nghe, chẳng phải lỗi của tiếng sấm không đến tai. Biết được lư nhơn duyên gọi là Phật, nếu nặng t́nh trái lư nhân duyên, chẳng phải là bậc chánh giác. Cho nên chúng sanh vô lượng, Phật cũng vô lượng. Đừng hỏi v́ sao không độ hết chúng sanh có duyên, không duyên, lời ấy thật phi lư. 5-. Nếu chúng sanh được độ hết th́ thế gian bị rơi vào hữu biên (một bên có) v́ nghĩa ấy nên có vô lượng Phật độ tất cả chúng sanh.

Hỏi: Nếu chúng sanh không thể hết thế gian lại phải rơi vào vô biên (một bên không) v́ vô biên nên Phật không thật độ chúng sanh có đúng không?

Đáp: Thế gian chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên, cũng tuyệt bốn câu, Phật làm cho chúng sanh ĺa bốn câu này gọi là độ, kỳ thật chẳng phải độ, chẳng phải không độ, chẳng phải hết, chẳng phải không hết. Thí như người nằm mơ thấy qua sông gặp nạn nước xoáy, người ấy rất sợ sệt kêu thét thật lớn, người ngoài kêu tỉnh dậy, chừng ấy không c̣n lo sợ ǵ nữa! Chỉ là thấy qua sông trong mơ, thực sự không có qua sông ǵ cả.

Hỏi: Nói độ hay không độ đều rơi vào biên kiến (thấy một bên) v́ sao nói độ tất cả chúng sanh là trí Đại thừa rộng lớn, không nói không độ chúng sanh là trí Đại thừa rộng lớn?

Đáp: Chúng sanh đều chán khổ t́m vui, sợ trói t́m giải thoát, nghe độ th́ hướng về, nghe không độ th́ không muốn đến, không độ là nói Phật chẳng có ḷng đại từ bi nên không hướng về, nên mơ mộng suốt đêm dài, không làm sao dứt được. V́ hạng người này nên phần nhiều nói độ, không nói không độ. Lại nữa, Kinh Chư Pháp Vô Hành cũng nói: "Phật không được Đạo Phật, cũng không độ chúng sanh, phàm phu gắng phân biệt, làm Phật độ chúng sanh". Nói độ chúng sanh thuộc về đối trị tất đàn, nói không độ chúng sanh thuộc về đệ nhất nghĩa tất đàn. Hai lối nói này đều có chỗ xuất xứ nên không chống trái nhau.

Hỏi: Như mộng đă dứt đâu không phải là độ ư! Nếu tất cả chúng sanh giấc mộng dài đều dứt th́ thế gian đâu chẳng hết?

Đáp: Nói mộng là v́ thế gian, nếu mộng hết là người không mộng. Nếu đă không mộng cũng không cần nói độ. Biết như thế th́ thế gian tức là xuất thế gian, tuy độ vô lượng chúng sanh cũng không bị rơi vào điên đảo.

4-. Nghi Phật không được nhất thiết chủng trí. V́ sao? V́ nếu có thể biết khắp các pháp mà các pháp đều rơi vào hữu biên (một bên). Nếu không thể biết khắp tất cả th́ không gọi là nhất thiết chủng trí. Đối trị với nghi này nên nói trí Vô đẳng, vô luân, tối thượng thắng.

Trí vô đẳng, vô luân, tối thượng là v́ phàm phu trí hư vọng, trí Phật hoàn toàn như thật, một thật một vọng cách nhau rất xa, lư không đồng nhau nên gọi là vô đẳng. Thanh văn và Bích Chi Phật muốn biết được một cái ǵ phải nhập định mới biết, khi xuất định rồi th́ không biết, lại việc biết đều có giới hạn. Đức Phật được Như thật tam muội, thường ở trong chánh định mà biết khắp tất cả, chiếu rơ muôn pháp hai và không hai, pháp sâu xa không có bờ mé nên gọi là vô luân. Bồ tát từ bát địa sắp lên, tuy được báo sanh tam muội, diệu dụng không có xuất định nhập định, như tập khí vi tế vẫn c̣n huân tập, nên tam muội không được sáng suốt thanh tịnh hoàn toàn, cách trí Phật c̣n xa. C̣n trí Phật hoàn toàn đầy đủ như pháp mà chiếu vô lượng pháp, tịch chiếu vô lượng, như cái rương lớn th́ cái dù che cũng lớn nên nói là tối thượng. Ba câu trên theo thứ lớp mà thành. V́ Phật trí không có ai đồng bực (vô đẳng), không có bờ mé (vô luân), rất cao xa (tối thượng). V́ tối thượng nên vô đẳng, v́ vô đẳng nên vô luân. Chỉ cần nói vô đẳng là đủ. Như trí của Tu Đà Hoàn không đồng bậc (vô đẳng) với A La Hán. V́ từ sơ địa đến thập địa cũng thế, trí tuy chẳng đồng như cùng bờ mé và rất cao xa. Ông cho hiểu biết một bên là nạn mà cho Phật không có Nhất thiết chủng trí, việc ấy hoàn toàn không đúng.

Hỏi: Trong hạ bối nói mười niệm Phật tương tục liền được văng sanh, thế nào gọi  là mười niệm tương tục?

Đáp: Thí như có người bị quan binh bắt trốn về xứ, trên khoảng đất trông trở về quê, gặp quân binh oán tặc cầm gươm giáo rượt theo định giết, người ấy chạy nhanh đến bờ sông ranh giới, nếu qua được bờ bên kia sông là thoát nạn. Trong lúc ấy tâm tư dốc toàn lực t́m cách qua bờ kia sông, nghĩ nên mặc áo lội qua sông hay cởi áo lội qua sông, có cái ǵ có thể làm phao để qua, làm cách nào? Tâm tư chỉ dốc hết vào việc t́m cách qua sông không nghĩ ǵ đến việc khác. Chỉ có một niệm làm sao qua sông, tâm không c̣n nghĩ ǵ khác gọi là mười niệm tương tục. Hành giả cũng vậy, niệm Phật A Di Đà như người kia niệm qua sông, trải qua 10 niệm. Người ấy hoặc niệm danh hiệu Phật, hoặc niệm tướng hảo Phật, hoặc niệm quang minh Phật, hoặc niệm thần lực Phật, hoặc niệm công đức Phật, hoặc niệm trí huệ Phật, hoặc niệm bổn nguyện Phật không có niệm nào khác xen vào, mỗi tâm tiếp tục cho đến mười niệm gọi là mười niệm tương tục.

Mới nghe qua mười niệm tương tục dường như không khó, nhưng hàng phàm phu tâm như ngựa hoang, thức giống vượn chuyền cây, rong rủi theo sáu trần, chưa bao giờ ngơi nghỉ, nên phải dự bị hệ niệm, niệm lâu thành tánh, thiện tâm kiên cố, thập niệm mới chắc thành công. Như Đức Phật bảo vua Tần Bà Ta La: "Người chứa nhiều công đức lành, chết không có niệm ác, như cây nghiêng về phía Tây, khi trốc gốc sẽ ngă về phía Tây." Người sắp lâm chung, khi gió đao thổi đến, trăm ngàn đau nhức cắt thân, nếu trước chưa có tập quán niệm Phật, lúc ấy làm sao niệm được. V́ thế, khi sắp lâm chung mời thiện tri thức, hoặc năm ba người đồng chí cùng nhau khuyên bảo niệm Phật A Di Đà nguyện văng sanh về cơi An lạc. Cùng nhau hộ niệm mỗi tiếng tương tục, liền thành mười niệm, khi đă măn phần liền sanh An Dưỡng. Một khi về được cơi kia liền vào chánh định tụ, ở vị bất thối c̣n phải lo ǵ.

 

Tịnh Độ Thi

Ta Bà Khổ

Ta Bà thực khổ vô lường

Người khôn sợ hải lo phương cứu ḿnh

Trăm năm sương gá đầu gành

Con đ̣ sanh tử sẳn dành không lâu

Tóc xanh mới đó bạc đầu

Anh hùng chỉ nắm cỏ khâu xanh ŕ

Mịt mùng nào biết đường đi

Người Nam kẻ Bắc chia ly đoạn trường

Lạnh lùng thân nhạn kêu sương

Chỉ c̣n quay gót t́m đường về Tây.

Ta bà thực khổ khôn kêu

Nghiệp nhân phiền năo thường thêu dệt hoài

Dục như sói, sân hổ oai

Ma quân làm chủ, si đài hiện cao

Ngày qua tháng lại thay màu

Đất trời tan hợp ai nào biết cho

Xương tàn dần biến thành tro,

Chỉ c̣n họa phước phải lo báo đền

Sáu đường lên xuống mông mênh

Phải cầu nhớ măi cha lành A Di.

 

Ta bà cơi khổ thảm thương

Ngày lo đêm tính trăm đường khổ thân

Đất, nước, gió, lửa chia phân

Cuối cùng chỉ trả nợ trần mà thôi

Tâm bịnh bị bụi nhơ rồi

Tiếng hay sắc đẹp mau phôi tuổi hồng

Đời người ai được trăm năm

Sao không theo Phật thoát ṿng trầm luân

Lời vàng khuyên bảo ân cần

Quê xưa lăng tử quay chân đến bờ.

 

Ta bà khổ lắm ai ơi!

Nào ai thoát khỏi luân hồi tai ương

Bạn bè sáu giặc tơ vương

Vây quanh lôi kéo vào đường trầm luân

Sắc đẹp đắm, diệt nhanh thân

Phù du mộng ảo bao lần bể dâu

Người khôn tính trước lo sau

Đừng theo dục vọng, sang giàu buộc chân

Cửa trần ch́m nổi phải răn

Trở về cực lạc từ dung hiện bày.

 

Ta bà vô lượng khổ thân

Bốn con rắn dữ quay quần cắn chân

Đường trần dong ruỗi lăng xăng

Thăng trầm vinh nhục bao lần khổ đau

Vợ con, nhà cửa xôn xao

Như chim ngủ tạm phút nào được yên

Cành rung gió cuốn liên miên

Cuối cùng theo măi nghiệp duyên luân hồi

Lạc bang nào có xa xôi

Quay về nẽo giác muôn đời an vui.

 

Ta bà khổ cứ xoay vần

Người thường bị sắc, tham, sân năo phiền

Lời ca giọng sáo triền miên

Trống rền, nhạc họa oan khiên hại đời

Gái non, rượu ấm mê người

Xuân qua Thu lại nụ cười vở tan

Chân rung da hạc mắt làn

Lần vào cơi chết kêu than được nào

Thân toàn chuốc lấy thương đau

Đời là biển lệ ai nào biết cho.

 

Ta bà thực khổ lắm a!

Người đời cứ măi trên đà say mê

Dâm tà phong tục đáng chê

Trói thân vào chốn u mê suốt đời

Diêm vương không có nụ cười

Tùy theo tội nghiệp thẳng tay đọa đày

Quỷ  tốt không vị một ai

Nấu, cưa, đâm, chém theo ngay lệnh truyền

Thân nhân quyến thuộc oan khiên

Chỉ riêng ḿnh gánh tai ương đời đời.

 

Ta bà đau xót khôn lường

Cao khoa, giàu có cũng phường tay không

Công hầu, khanh tướng, ngai rồng

Vô thường, già chết, khó mong thoát nào

Thời gian thấm thoát qua mau

Như cá cạn nước chút nào vui đâu

Tóc xanh mới đó bạc màu

Cháu con, vàng ngọc gieo sầu lụy thêm

Hoàng hôn cánh đă buông rèm

Xuôi tay c̣n được đem theo những ǵ?

 

Ta bà thật lắm tơ vương

Người luôn phải chịu tai ương khốn cùng

Ra vào đường hẻm lao lung

Sông dài biển rộng mịt mùng khổ lo

Ḷng người lang sói khôn ḍ

Ham mê thừa đủ không màn tử sanh

Vốn thân cuối băi đầu ghềnh,

Hoa trôi bèo dạt, số ḿnh là đâu

Trải bao gió thảm mưa sầu!

C̣n chăng một nắm cỏ khâu xanh ŕ.

 

Ta bà khổ biết bao lần

Ở trong thời loạn người mong giết người

Anh em không có nụ cười

Đoạn t́nh ruột thịt để xây cơ đồ

Bao người chít chiếc khăn sô

Gió thu quét những nắm mồ không tên

Mấy người lính được hồi hương

Chỉ nghe tiếng khóc đêm trường thâu canh

Biết bao xương trắng xây thành

Mong ngày tái ngộ chỉ dành kiếp sau.

 

Ta bà đau khổ nhiều ghê

Quân nhân ra trận trở về mấy ai

Ngày nay nào hẹn ngày mai

Ven bờ, rừng thẳm đọa đày tấm thân

Ra vào sanh tử bao lần

Không may một phút sa chân lao tù

Lằn tên mũi đạn âm u

Sa tràng khói lửa mịt mù dọc ngang

Thương thay cốt trắng thành hàng

Hồn oan ở chốn sa tràng khổ chưa!

 

 Nhớ Tịnh Độ

Ngày đêm thao thức nhớ mong về

Ngh́n trùng lăng tử cách xa quê

Bèo mây gởi gắm niềm tâm sự

Cánh nhạn lạc đường dạ ủ ê.

Mấy độ ḍm song chờ nguyệt rụng

Một đời nương gởi thấy buồn ghê

Đất vàng đang đợi ta quay gót

Thế Chí, Quan Âm đứng cận kề.

 

Từng nghe Bạch hạc vốn tiên cầm

Ngày cứ vây quanh diễn pháp âm

Ư muốn viết thư cho bạn hữu

Họ liền biết rơ ở chơn tâm.

Hằng mong cơi Tịnh mau mau đến

Tay đỡ Di Đà sớm giáng lâm.

Trăm tuổi chỉ là một tất bóng

Ta bà đâu có bậc tri âm.

 

Đất lưu ly phủ bởi vàng ṛng

Cửa các điểm tô những ngọc trong.

Văn tự không lời ghi hết được

Nhục thân chưa đến ư đà xong

Lời hay Khổng-tước luôn mồm kể

Lẽ đạo Tần-già nói rất thông

Mơ ước đường về mau cất bước

Đêm dài vững bước cứ thong dong.

 

Cuộc sống ít người được bảy mươi

Ngắm lại mới hay việc đă rồi

Khóc bạn cùng sanh sao vội mất

Lo ḿnh Tịnh độ măi đơn côi

Trân châu mă năo rơi đầy đất

Chim ngọc, cây ngà phải liệu bồi

Pháp thân chứng được không c̣n nghiệp

Thênh thang nhàn nhă lạc bang chơi.

 

Chớ đem thai ngọc sánh Liên Tŕ

Mỗi niệm Tây phương phải gắng ghi

Bước đến đài sen thành Phật tử

Lo ǵ Từ Phụ chẳng đưa đi

Miệng nhờ Pháp nhủ ngàn ngon ngọt

Tâm được minh môn vạn tổng tŕ

Trước đài Bát nhă khôn quay gót

Phật quả không c̣n chút ngại nghi.

Sở Thạch Thiền Sư

An Lạc Tịnh Độ Nghĩa

 

back_to_top.png

 

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0