佛山* Buddha Mountain Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

中文 ENGLISH ]

TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH THẦN CHÚ HÌNH ẢNH ]

 T1871

CHỈ THÚ KINH HOA NGHIÊM

華嚴經旨歸

(HOA NGHIÊM KINH CHỈ QUI)

Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật.

Việt Dịch: SM Thích Nguyên Chơn

          Giáo của đức Thích-ca thật viên thông gom hết vi trần cơi nước khắp hư không, lưới châu của Đế Thích th́ rộng lớn tóm lấy pháp giới đặt trên đầu sợi lông. Dung thông vô ngại là cảnh mầu nhiệm của Lô-xá-na, không bến bờ giới hạn là chỗ soi thấy ḱ diệu của đôi mắt Phổ Hiền. Lời vi diệu mênh mông thật khó t́m được chỉ thú, biển pháp rộng sâu hiếm ai lượng được nguồn tông. Nay lược nêu đại cương chia làm mười nghĩa, v́ tóm thâu chỗ cốt yếu nên gọi là Chỉ qui. Mong những bậc tham cứu lẽ huyền nhờ đây tạm nhận được lí sâu mầu.

Mười nghĩa:

-         Nơi thuyết kinh.

-         Thời gian thuyết kinh.

-         Phật thuyết kinh.

-         Chúng thuyết kinh.

-         Phép tắc thuyết kinh.

-         Luận về giáo của kinh.

-         Hiển thị nghĩa của kinh.

-         Giải thích ư kinh.

-         Lợi ích của kinh.

-         Chỗ viên măn của kinh.

I.       I. NƠI THUYẾT KINH

Hễ giáo viên măn xuất hiện th́ nhất định trùm khắp cơi trần. Đă là những lời bàn cùng tận pháp giới, th́ há phân chia nơi chốn khác nhau? Nay từ hẹp đến rộng lược nêu mười nơi thuyết kinh Hoa nghiêm:

1. Diêm-phù: Đức Phật thuyết kinh này tại bảy nơi tám hội ở cơi Diêm-phù, như nơi cội Bồ-đề…

2. Khắp trăm ức cơi: Đức Phật đồng thời thuyết kinh này khắp các nơi, như ở cội Bồ-đề… trong trăm ức Diêm-phù tại cơi Ta-bà này.

3. Tận mười phương: Đức Phật đồng thời thuyết kinh này tại tất cả núi Tu-di trong cùng tận hư không pháp giới ở mười phương, như trong phẩm Quang minh giácđă nói.

4. Khắp cơi trần: Nơi mỗi mỗi hạt bụi khắp cơi hư không ở mười phương đều có cơi nước, Đức Phật đều ở trong đó diễn thuyết kinh này.

5. Thông cơi khác: Có bất khả thuyết Phật sát vi trần thế giới khác loại như thế giới h́nh cây… Mỗi một loại thế giới ấy hiện cùng khắp hư không pháp giới trong mười phương mà không ngăn ngại cơi Tu-di sơn ở trên. Đức Phật trụ trong mỗi cơi ấy chuyển pháp luân.

6. Bao trùm hạt bụi riêng biệt: Mỗi một hạt bụi trong khắp pháp giới hư không cũng đồng như trước mà thâu vào vô lượng sát hải tự đồng loại. Đức Phật cũng ở trong đó thuyết kinh này.

7. Trở về Hoa tạng: Tất cả thế giới tạp nhiễm đều không c̣n, chỉ toàn là biển thế giới Liên hoa tạng trang nghiêm, với số lượng vượt trần sát, mỗi mỗi đều biến khắp pháp giới mà không chướng ngại nhau. Đức Phật cũng trụ trong đó mà thuyết kinh này.

8. Trùng nhiếp các cơi: Mỗi một hạt bụi trong Hoa tạng đều gồm thâu vô biên cơi nước chư Phật. Đức Phật cũng trụ trong ấy mà thuyết kinh này.

9. Giống lưới Đế Thích: Mỗi một hạt bụi đă thâu nhiếp vô tận cơi nước, mỗi cơi nước này lại có hạt bụi nhỏ, trong hạt bụi này lại có vô biên cơi nước. Vậy hạt bụi đă vô tận th́ cơi nước cũng vô cùng, như lưới của Đế Thích trùng trùng vô tận, đầy đủ mười nghĩa, không thể nói đến phần lượng. Chín nơi trên đều là nơi mà Đức Phật Lô-xa-na thuyết kinh Hoa nghiêm.

Hỏi: Nếu như vậy th́ bảy nơi tám hội đều lẫn lộn. Như khi Phật lên cơi trời Đao-lợi thuyết phẩm Thập trụ, th́ đă cùng tận hư không, khắp cả các cơi rồi. Chưa biết bấy giờ trên cơi Dạ-ma có thuyết phẩm Thập trụ không? Dù như thế th́ có sai ǵ? Có sai, bởi cả hai lập luận đều phạm lỗi. Nếu không thuyết nơi ấy, th́ nơi thuyết kinh không cùng khắp; nếu cũng có thuyết th́ v́ sao kinh ghi: “Tại cơi Đao-lợi thuyết pháp Thập trụ, tại cơi Dạ-ma thuyết pháp Thập hạnh…?

Đáp: Ở đây nói Đức Phật thuyết pháp Thập trụ trên cơi Đao-lợi, th́ đă biến khắp tất cả cơi nước trong mười phương. Cho nên nơi Dạ-ma đều có Đao-lợi, tức Phật ở cơi Đao-lợi biến khắp Dạ-ma này mà thuyết Thập trụ. Cho nên cơi Đao-lợi biến hiện cùng khắp, nhưng chẳng phải là Dạ-ma. Ở cơi Dạ-ma … thuyết pháp Thập hạnh… cũng biến khắp Đao-lợi… nhưng chẳng phải là Đao-lợi… Nếu căn cứ theo các giai vị Thập trụ và Thập hạnh… nhiếp nhập lẫn nhau, th́ đây kia hỗ vô[1], mà mỗi mỗi biến khắp pháp giới. Nếu y cứ các giai vị trợ giúp nhau, th́ đây kia hỗ hữu[2]mà đồng biến khắp pháp giới. Nơi chốn thuyết mỗi một hội, mỗi một phẩm, mỗi một câu văn cũng đều như thế, y cứ theo đây mà suy biết.

10. Các Đức Phật khác cũng đồng: Nơi một Đức Phật thuyết kinh Hoa nghiêmđă khác nhau như thế, th́ nơi tất cả các Đức Phật khác trong mười phương thuyết kinh Hoa nghiêm cũng khác nhau. Kinh ghi: “Chư Phật trong ba đời đă thuyết, đang thuyết và sẽ thuyết”. Kinh lại ghi: “Ta không thấy một đức Như Lai nào ở các thế giới khác mà không thuyết pháp này”. Lại như Bồ-tát chứng pháp nói: “Nên biết các Đức Phật đều đồng thuyết”.

Hỏi: Nơi các Đức Phật khác thuyết và nơi Phật Lô-xá-na thuyết có thấy nhau không? Dù như thế th́ có ǵ sai? Có sai, bởi cả hai lập luận đều phạm lỗi. Nếu cho rằng thấy nhau th́ trái với nghĩa biến hiện lẫn nhau, nếu không thấy nhau th́ không thành chủ-bạn?

Đáp: Về nghĩa làm chủ-bạn lẫn nhau, th́ gồm có bốn trường hợp: Một, chủ chủ th́ không thấy nhau; hai, bạn bạn cũng không thấy nhau, v́ mỗi mỗi đều hiện khắp pháp giới, đây kia hỗ vô, cho nên không thấy nhau; ba, chủ và bạn th́ nhất định thấy nhau; bốn, bạn và chủ cũng như thế, v́ đây kia hỗ hữu, cho nên nhất định thấy nhau. Như Xá-na là chủ, th́ nơi chứng là bạn, không có lí nào có chủ mà không có bạn theo cùng. Cho nên Xá-na và nơi chứng pháp đồng biến khắp pháp giới. Ví như phương đông th́ chứng pháp tại phương đông, nếu nơi kia có Xá-na th́ có đông phương đến làm chứng. Như thế, mỗi mỗi đều đầy đủ xa gần, đều đồng cùng khắp pháp giới, tất cả cơi vi trần không chướng ngại nhau; suy nghĩ cũng có thể biết.

II. THỜI GIAN THUYẾT KINH

Hễ giáo thuyết thường hằng th́ không giới hạn mé trước mé sau; huống ǵ kiếp và niệm dung thông, th́ đâu có thể luận đến thời hạn! Nay lược nêu thời gian ngắn dài mà chia thành mười lớp:

1. Chỉ trong một niệm: Nghĩa là trong một sát-na liền biến hiện khắp cơi vô tận như trên mà chóng thuyết biển pháp vô biên.

2. Trọn bảy ngày: Lúc Đức Phật mới thành đạo, trong bảy ngày thứ hai, Ngài hiện khắp vô biên cơi như trên mà thuyết kinh này.

3. Cùng tận ba đời: Tận cùng vô biên kiếp quá khứ và vị lai, Phật luôn tại cơi ấy, luôn thuyết kinh này, không phút giây dừng nghĩ, như trong phẩm Bất tư nghị đă nói.

4. Nhiếp đồng loại: Phật ở trong mỗi mỗi kiếp của vô biên kiếp gồm thâu vô lượng kiếp hải đồng loại mà thường thuyết pháp này.

5. Thâu dị kiếp: Phật ở trong mỗi kiếp gồm thâu vô lượng kiếp hải khác loại, như kiếp dài gồm thâu kiếp ngắn mà hằng thuyết kinh này.

6. Niệm thâu nhiếp kiếp: Trong một niệm thâu nhiếp vô lượng kiếp hải dị đồng, quá khứ, vị lai. Trong mỗi niệm niệm đến tận quá khứ vị lai như vậy gồm thâu hết tất cả kiếp. Trong thời và kiếp như vậy mà Phật thường nói kinh này.

7. Trùng thâu: Trong một kiếp mà niệm thâu nhiếp lại có các niệm, trong các niệm này lại gồm thâu các kiếp. Như vậy niệm niệm đă vô tận, th́ kiếp kiếp cũng vô cùng, như lưới của Đế Thích trùng trùng vô tận. Đức Phật ở trong đó mà hằng thuyết kinh này.

8. Thời gian tại cơi khác: Như vô lượng vô biên thế giới dị loại, như thế giới h́nh cây… đều có thời và kiếp khác nhau, có giới hạn khác biệt mà Phật thường thuyết kinh này trong tất cả thời gian ấy.

9. Tương nhiếp: Tất cả thời và kiếp ở các thế giới dị loại, mỗi mỗi cũng gồm thâu lẫn nhau, hoặc nhiếp nhập lẫn nhau. Nếu niệm hoặc kiếp vô tận đồng như trước, th́ Phật đều ở trong thời gian ấy mà thuyết kinh này.

10. Bản thâu mạt: Trong Hoa tạng giới lấy phi kiếp làm kiếp, kiếp tức phi kiếp. Niệm cũng như vậy. V́ thời gian không có ngắn dài, ĺa những giới hạn, ước thúc. V́ thời gian nhiễm cho nên gọi là kiếp. Thời gian cũng không có tự thể riêng, chỉ y cứ theo pháp mà lập. Pháp đă dung thông, th́ thời gian cũng như vậy. Trong vô lượng kiếp và thời như thế, Đức Phật luôn thuyết kinh này.

Hỏi: Như vậy, Đức Phật thuyết hội Hoa nghiêm hoàn toàn không rơ thời gian, th́ sao có một bộ kinh giáo này?

Đáp: V́ những chúng sinh thấp kém, Đức Phật lược trích những phần này trong vô lượng thuyết rồi kết tập lưu truyền. Nhờ có bộ kinh này, mà chúng sinh thấy biết phương tiện dẫn vào trong vô giới hạn, như qua khe cửa mà ta nh́n thấy được hư không bao la vô hạn. Đạo lí ở đây cũng như vậy, xem một bộ kinh này th́ thấy được biển pháp vô biên. Lại nữa, ngay nơi bộ kinh này mà thuyết vô biên kiếp hải liên kết thông nhau, v́ văn không có giới hạn, một thuyết tức tất cả thuyết.

Hỏi: Nếu Như Lai thường hằng thuyết nhiều kiếp như vậy, v́ sao có niết-bàn?

Đáp: Đức Phật thuyết kinh này vốn không niết-bàn. Trong phẩm Pháp giới nói việc mở tháp chiên-đàn thấy Phật ba đời không niết-bàn. Lại dùng thời đầu tiên này thâu nhiều kiếp, cho nên Phật thị hiện niết-bàn. Cũng ở trong đây, Đức Phật theo oai nghi, phép tắc giáo hóa mà niết-bàn. Đó cũng là thuyết pháp giáo hóa, cũng là thành đạo thuyết pháp, cả ba không khác nhau. Cho nên Đức Phật thuyết pháp không dừng nghỉ. Lại nữa, Phật Lô-xá-na thường ở tại Hoa tạng giới, hằng thuyết pháp không gián đoạn, giống như thường trụ.

III. ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH

        Hỏi: Đức Phật thuyết kinh này là thân Lô-xá-na, thời gian và nơi chốn thuyết kinh là vô tận, như trên đă nói. Như vậy Đức Phật ấy chỉ một thân hay nhiều thân? Nếu đều như thế th́ có ǵ sai? Có sai, v́ cả hai thuyết đều phạm lỗi. Bởi v́ nếu Phật ấy chỉ một thân, th́ tại sao lại hiện khắp trong tất cả các cơi. Nếu nhiều thân, v́ sao kinh lại nói là không phân thân? Lại nói là thân Như Lai cũng không đến nơi ấy?

          Đáp: Thân Lô-xá-na là pháp giới thân vân[3]không chướng ngại, thường tại nơi này tức trụ nơi kia, ở phương xa khác mà hằng trụ nơi này. Thân này chẳng phân ra nhiều thân khác biệt, nhưng cũng chẳng phải là một. Đồng thời ở tại nhiều nơi mà chỉ do một thân viên măn biến hiện. Khả năng này, tất cả Bồ-tát chẳng thể biết. Nay lược tŕnh bày mười lớp để nêu nghĩa này:

         1. Dụng cùng khắp vô ngại: Ở niệm, kiếp, vi trần cơi nước nói trên, Phật Lô-xá-na hiện pháp giới thân vân, bày nghiệp dụng vô biên cùng khắp. Trong mỗi mỗi cơi nước, mỗi mỗi niệm, Như Lai thị hiện oai nghi phép tắc độ sinh, hoặc hiện tám tướng thành đạo, hoặc hiện thân ba thừa, hoặc thân của chúng sinh năm đường, hoặc hiện sáu cảnh trần. Phật hiện thân vân sai biệt, tên gọi khác nhau, nghiệp dụng nhiều mối, không thể kể hết. Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh Bất tư nghị Phật cảnh giới phần ghi: “Trong một hạt bụi, Phật Lô-xá-na thị hiện thế giới Thập Phật[4]với số vi trần oai nghi lộ[5]để giáo hóa chúng sinh. Như trong một hạt bụi, trong tất cả hạt bụi cũng như thế, như một Đức Phật, tất cả các Phật cũng thế. Cho nên biết, Phật ứng cơ hiện thân như vậy thật vô tận vô tận chẳng thể luận bàn”. Lại ghi: “Như thế, thấy Phật ngồi trên ṭa sư tử, trong tất cả hạt bụi cũng thấy như vậy”.

2. Tướng biến cùng khắp vô ngại: Trong mỗi một dụng sai biệt nêu trên đều nhiếp tất cả nghiệp dụng. Như khi ở trong thai th́ đă có các tướng xuất gia, thành đạo… Như vậy tất cả các tướng đều tự tại vô ngại, như lưới châu của trời Đế Thích mà trong kinh đă nói.

3. Tịch dụng vô ngại: Tuy hiện vô biên tự tại vô ngại như thế, nhưng không tác ư, không khởi niệm suy nghĩ; thường trụ trong tam-muội mà không chướng ngại việc khởi dụng. Phẩm Bất tư nghị trong kinh này ghi: “Trong một niệm có thể thị hiện tất cả chư Phật ba đời giáo hóa tất cả chúng sinh mà chẳng ĺa tam-muội tịch diệt bất nhị của chư Phật. Đó là cảnh giới chẳng thể ví dụ, chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật. Như ngọc ma-ni tuôn mưa báu vật, trống trời phát tiếng, tất cả đều không dụng công mà tự nhiên thành tựu”.

4. Nương tam-muội khởi dụng vô ngại: Những biến hiện như trên tuy không dụng công, nhưng phải nương vào sức của Hải ấn tam-muội mới hiện được. Kinh ghi: “Tất cả những thị hiện đều phải nương vào thế lực của Hải ấn tam-muội”.

5. Chân ứng vô ngại: Thân vân ứng hiện vô tận này không sinh diệt, tức là pháp thân b́nh đẳng một vị không ngại nghiệp dụng vô hạn lượng. Kinh ghi: “Pháp thân nhiều môn hiện mười phương”. Như vậy th́ chân ứng, lí sự dung hợp không chướng ngại, đó là cảnh giới Phật.

6. Phần và viên vô ngại: Trên mỗi chi phần, trong mỗi mỗi lỗ chân lông trên thân Lô-xá-na biến pháp giới này đều có toàn thân Lô-xá-na. Cho nên mỗi phần đều là toàn phần viên măn. Phẩm Pháp giới ghi: “Trong một lỗ chân lông của Như Lai xuất hiện tất cả Phật sát vi trần hóa thân vân đầy khắp tất cả thế giới, không thể nghĩ bàn”. Cũng trong lỗ chân lông hiện vô tận pháp giới khắp mười phương. Trong một lỗ chân lông của tất cả chư Phật lại lần lượt hiển hiện tất cả Như Lai ở kiếp quá khứ, không thể nghĩ bàn. Cho nên trong kinh có câu kệ: “Biển công đức vô lượng của Phật, hiện hiện trong mỗi lỗ chân lông”. Phẩm Nhập pháp giới lại ghi: “Trên các chi phần và trong lỗ chân lông của Phổ Hiền cũng hiện như vậy”.

7. Nhân quả vô ngại: Nơi thân phần và trong lỗ chân lông hiện ra các thân và các hành sự đă thành của bản sinh Lô-xá-na khi c̣n tu đạo Bồ-tát ở quá khứ. Nơi ấy cũng hiện thân vân và công hạnh của tất cả Bồ-tát khắp mười phương. Như trong kinh nói giữa hai chặng mày của Phật xuất hiện số vi trần Bồ-tát, như Bồ-tát Thắng Âm…

8. Y chính vô ngại: Thân vân này tạo ra tất cả khí thế gian. Kinh ghi: “ Hoặc làm mặt trời, mặt trăng dạo trong hư không; hoặc làm sông núi, ao hồ giếng, hoặc làm tất cả thế giới hải[6]”. Thân vân này cũng lại ẩn thân dần dần nhập vào các cơi ấy. Trong mỗi mỗi lỗ chân lông thật bé nhỏ ấy đều có thân Phật viên măn và cùng khắp. Kinh ghi: “Thâp Phật đầy khắp cả pháp giới”. Lại nữa, tất cả các cơi mà thân vân nhập đó đều hiện trong một lỗ chân lông của Như Lai. Kinh ghi:

Đều có vô lượng chúng Bồ-tát

Mỗi mỗi đều nói hạnh Phổ Hiền

Vô lượng cơi nước trong sợi lông

Đều ngồi ṭa sen cội bồ-đề

Biến hiện khắp cả các thế giới

Từ lỗ chân lông tự tại hiện.

      Bồ-tát Phổ Hiền cũng nói:

Tất cả chư Phật và cơi nước

Trụ trong thân ta mà không ngại

Trong lỗ chân lông ta biến hiện

Các cảnh giới Phật quán sát kĩ.

Phổ Hiền c̣n như vậy, huống ǵ chư Phật! Như Lai tự tại hoàn lại tự thân, trụ cơi nước trong thân mà giáo hóa chúng sinh mà không chướng ngại. Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn.

9. Tiềm nhập vô ngại: Tức chư Phật tự tại vô ngại đối với chúng sinh thế gian. Thân Phật nhiếp nhập trong tất cả cơi chúng sinh. Giống như việc tuy làm chúng sinh nhưng Như Lai tạng không mất tự tính. Lại gom hết thảy chúng sinh đưa vào trong một lỗ chân lông của Như Lai; một đă như vậy, tất cả sợi lông cũng như vậy. Kinh ghi: “Thấy trong lỗ chân lông của Như Lai có tất cả chúng sinh”.

10. Viên thông vô ngại: Thân Phật tức lí tức sự, tức một tức nhiều, tức y tức chánh, tức nhân tức pháp, tức đây tức kia, tức hữu t́nh tức vô t́nh, tức sâu tức cạn, tức rộng tức hẹp, tức nhân tức quả, tức ba thân tức mười thân. Hoàn toàn đồng nhất với pháp gới vô ngại tự tại, không thể luận bàn. Như Lai dùng thân vân tự tại thuyết kinh không dừng nghĩ trong mọi thời, mọi nơi như đă nói ở trên.

IV. CHÚNG THUYẾT KINH

Biển đại chúng rộng nhiều, đâu thể dùng số hạt bụi mà tính biết được! Nay tóm lược đại cương nêu lên mười giai vị:

1. Chúng quả đức: Tất cả chư Phật trong khắp pháp giới đều hiện trong Hải ấn tam-muội của Lô-xá-na, lại cùng ở trong hội này thuyết kinh Hoa nghiêm. Nhưng có hai loại chúng: một là chúng gia hộ, tức trong hội thứ nhất tất cả chư Phật trong mười phương đều hiện thân gia hộ cho Bồ-tát Phổ Hiền, các hội khác cũng vậy. Hai là chúng chứng pháp, như phần cuối phẩm Phát tâm nói: “Trong mười phương, mỗi phương đều có một vạn Phật sát vi trần Đức Phật hiệu là Pháp Tuệ hiện thân ca ngợi giảng thuyết. Tất cả các phương cũng đều như thế”. Phẩm Tính khởi ghi: “Trong mười phương, mỗi phương đều có tám mươi bất khả thuyết trăm ngh́n ức na-do-tha thế giới vi trần Như Lai đồng hiệu Phổ Hiền hiện thân ca ngợi giảng thuyết. Mười phương cũng đều như thế. Tất cả đồng nói: ‘Tất cả Phật chúng ta đều v́ các Bồ-tát mai sau, hộ tŕ kinh này trụ thế dài lâu’”. Cuối hội thứ bảy cũng nói việc các vị Phật trong mười phương thế giới hiện thân đến trước mặt ca ngợi, chứng minh cho việc giảng thuyết, giống như trước đă giải thích. Nên biết, kinh này trụ thế cho đến hôm nay đều là nhờ năng lực của chư Phật.

2. Chúng thường tùy Phật: Số vi trần chúng đại Bồ-tát trong thế giới Thập Phật, như Phổ Hiền… đều là nội quyến thuộc của Lô-xá-na, luôn theo Phật đi khắp tất cả vi trần thế giới. Trong thế giới Hoa tạng, các đại Bồ-tát này trợ giúp thành tựu việc giáo hóa, hiển bày pháp Nhất thừa. Một ngh́n hai trăm năm mươi vị t́-kheo, như Xá-lợi-phất… thường theo Phật Thích-ca đi khắp cơi Ta-bà để trợ giúp việc giáo hóa, thuyết pháp Tam thừa.

3. Chúng trang nghiêm pháp hội: Hơn ba mươi loại thần vương, thiên vương, mỗi loại đều có số lượng nhiều hơn vi trần thế giới. Tất cả đều dùng đạo lực tùy duyên biến hiện các loại h́nh tướng khác nhau, hiện sinh thân tùy theo từng loại đồng với thế gian. Tức dùng thân chúng sinh thế gian để trang nghiêm pháp hội đại chúng của Phật Lô-xá-na. Các vị này, những tông phái khác cho là hóa h́nh, v́ muốn khiến Tịnh độ hiển thị chẳng không; c̣n ở đây là thật thân, v́ do Hải ấn tam-muội hiện ra, cho nên có thể đồng hiển thị biển pháp lớn.

4. Chúng cúng dường: Trong hội thứ năm nói trước ṭa sư tử trang nghiêm có trăm vạn ức Bồ-tát đứng hầu, trăm vạn ức Phạm vương vây quanh. Có đến năm mươi tám chúng như vậy, số lượng mỗi chúng đều trăm vạn ức, hoặc nói vô lượng a-tăng-ḱ. Các hội khác cũng như thế, Tất cả đều là chúng cúng dường thường hằng của Phật Lô-xá-na.

5. Chúng ḱ đặc: Trong mỗi một món trang hoàng ṭa sư tử trên lầu gác, đài quán đều xuất hiện số vi trần Bồ-tát trong một thế giới Phật, như Bồ-tát Hải Tuệ… Các vị này đều thuộc y báo của Như Lai. Việc này biểu thị y-chính vô ngại.

6. Chúng ảnh hưởng: Trong phẩm Lô-xá-na ghi: “Trong mười phương, mỗi phương đều có số vi trần đại Bồ-tát trong mười ức cơi Phật đến. Mỗi vị Bồ-tát có vi trần Bồ-tát trong một thế giới Phật làm quyến thuộc. Mỗi Bồ-tát lại nổi vi trần đám mây diệu trang nghiêm trong một cơi Phật che khắp hư không. Các vị bồ tát này kết già tùy theo phương vị của ḿnh. Sau khi thứ tự ngồi xong, từ trong tất cả lỗ chân lông trên thân, các Bồ-tát phóng ra số vi trần vầng mây ánh sáng thanh tịnh quí báu. Trong mỗi vầng ánh sáng lại xuất hiện tất cả biển pháp giới phương tiện của số vi trần Bồ-tát trong mười thế giới Phật, khiến đầy khắp tất cả thế giới hạt bụi. Trong mỗi hạt bụi lại có vi trần cơi Phật của mười thế giới Phật. Trong mỗi cơi Phật, chư Phật ba đời đều hiển hiện, trong từng niệm, nơi một thế giới, mỗi vị Phật giáo hóa số vi trần chúng sinh. Phẩm Pháp giới ghi: “Mỗi phương trong mười phương đều có số vi trần Bồ-tát đến tham dự. Như các chúng đại Bồ-tát phương trên, trong mỗi tướng đại nhân, vẻ đẹp tùy h́nh, mỗi sợi lông, mỗi chi phần trên thân, trên y phục hay trong tất cả vật trang nghiêm đều xuất hiện tất cả Phật quá khứ, như Phật Lô-xá-na, tất cả Phật vị lai đă được thọ kí và chưa được thọ kí, tất cả chư Phật và quyến thuộc hiện tại trong tất cả thế giới mười phương. Cho đến Đàn ba-la-mật đă hành ở quá khứ, người thọ nhận, người bố thí, đều hiển hiện trong đó; hoặc Thi-la ba-la-mật đă tu ở quá khứ cho đến tất cả biển hạnh nguyện đầy khắp pháp giới đều hiển hiện.

* Giải thích: Trong lỗ chân lông hay trên các chi phần nơi thân của đại Bồ-tát ấy đă thâu nhiếp pháp giới. Đó là các Bồ-tát giai vị cực cao từ phương khác đến tiếp ứng, thân cận Như Lai, chứ không phải chúng Bồ-tát ở cơi này thường theo hầu Như Lai. Các vị này đồng đức vị với Bồ-tát Phổ Hiền.

7. Chúng biểu pháp: Các Bồ-tát chữ Thủ biểu thị cho pháp Thập tín, v́ tín là hạnh đầu tiên của các hạnh. Các Bồ-tát chữ Tuệ biểu thị cho pháp Thập giải, v́ tuệ là năng lực giải ngộ. Các Bồ-tát chữ Lâm biểu thị cho Thập hạnh, các Bồ-tát chữ Tràng biểu thị cho Thập hồi hướng, các Bồ-tát chữ Tạng biểu thị cho Thập địa. Tất cả đều mượn tên hiệu Bồ-tát để biểu thị hành vị, hoặc nhiều như số vi trần mười cơi, hoặc không thể luận bàn.

8. Chúng chứng pháp: Cuối mỗi hội đều có các đại Bồ-tát cùng tên mà khác cơi ở phương khác đến chứng minh, biểu thị pháp được thuyết nhất định rốt ráo. Hoặc mỗi một phương có trăm vạn Phật sát vi trần Bồ-tát, như văn kinh đă ghi.

9. Chúng được lợi ích: Như các vị trời nam nữ trong hội là chúng được lợi ích. Phẩm Phát tâm Bồ-tát công đức ghi: “Trong các thế giới khắp hư không pháp giới ở mười phương, mỗi mỗi đều có vi trần chúng sinh trong vạn thế giới Phật”, đó là chúng được lợi ích. Phẩm Tính khởi ghi: “Trong các thế giới khắp hư không pháp giới ở mười phương, mỗi mỗi đều có tất cả Phật sát vi trần chúng sinh”. Kinh lại ghi: “Trong mỗi mỗi thế giới ấy lại có trăm ngh́n Phật sát vi trần Bồ-tát”, đó cũng là chúng được lợi ích. Đầu hội thứ tám cũng có nêu vô biên đại chúng được lợi ích.

10. Chúng hiển pháp: Năm trăm Thanh văn, như Xá-lợi-phất, Tu-bồ-đề… ở trong hội như đui, như điếc. Nhờ việc này mà hiển thị pháp giới Nhất thừa. Do các vị ấy mới hiển thị pháp này sâu rộng. Giống như nhờ màu đen mà biết được màu trắng. Chúng này không có liên kết thông với chúng khác, cho nên thuộc biệt chúng chứ không phải phổ chúng, v́ nhân trái nhau.

Mười chúng nêu trên là khí cụ, là khuôn mẫu để xác định pháp giới Phật.

I.       V.CÁCH THỨC THUYẾT KINH

Đức Phật với tâm đại bi vô hạn trùm khắp cơi chúng sinh, giáo hóa muôn loài với những cách thức thật khó lường. Nay căn cứ theo chung và riêng mà nêu ra mười điều.

Mười việc về cách thức chung: Phát âm thanh, hiện sắc tướng đẹp, mượn nén hương, dùng vị ngon ngọt, dùng cảnh xúc chạm cực tốt, dùng cảnh pháp, dùng sáu căn, dùng bốn oai nghi, dùng đệ tử hay người vật, các hành động việc làm. Tất cả đều có thể dùng để nhiếp phục chúng sinh, như trong phẩm Bất tư nghị đă nói.

Về nghi thức riêng, nếu thị hiện ngôn ngữ âm thanh thuyết pháp, th́ cũng có mười cách:

-         Âm thanh hoàn mĩ từ ngữ nghiệp của Như Lai tự thuyết.

-         Âm thanh thuyết pháp phát ra từ lỗ chân lông trên thân Như Lai.

-         Từ ánh sáng trên thân Như Lai phát ra âm thanh thuyết pháp.

-         Như Lai và Phổ Hiền khiến miệng Bồ-tát tự thuyết.

-         Như Lai khiến trong lỗ chân lông Bồ-tát phát ra âm thanh diễn thuyết diệu pháp, như phẩm Pháp giới: “Từ trong lỗ chân lông phát ra tất cả lôi âm diệu pháp”. Kinh Mật nghiêm ghi: “Từ lỗ chân lông trên toàn thân Bồ-tát Kim Cang Tạng phát ra âm thanh diễn thuyết diệu pháp.

-         Như Lai cũng khiến ánh sáng từ thân Bồ-tát phát ra tiếng thuyết pháp. Phẩm Xá-na ghi: “Trong ánh sáng của các Bồ-tát có thuyết kệ”.

-         Như Lai cũng khiến các cơi nước khắp nơi phát ra âm thanh diễn thuyết diệu pháp. Phẩm Nhập pháp giới cùng ghi: “Các lưới báu va chạm lẫn nhau phát ra âm thanh Phật không ngừng”.

-         Như Lai cũng khiến cho tất cả chúng sinh thuyết pháp. Như phẩmNhập pháp giới ghi: “Dùng pháp môn âm thanh ngôn ngữ chúng sinh nhập âm thanh Phật mà giáo hóa”.

-         Như Lai dùng âm thanh ba đời để thuyết pháp.

-         Từ trong tất cả pháp phát âm thanh thuyết pháp. Phẩm Phổ Hiền hạnhghi: “Phật thuyết, Bồ-tát thuyết, cơi nước thuyết, chúng sinh thuyết, ba đời thuyết, tất cả thuyết”.

        Giải thích: Phật và Bồ-tát có ba môn, bốn loại c̣n lại mỗi loại có một môn, tất cả thành mười. Dùng âm thanh thuyết pháp có mười môn, th́ dùng sắc, hương… cho đến bốn oai nghi mỗi mỗi cũng có mười môn như thế. Như vậy đă có một trăm môn thuyết pháp.

VI.LUẬN VỀ GIÁO CỦA KINH

        Lời nhiệm mầu của Viên giáo nhất định đă đạt cùng pháp giới, đă tận sức biện tài vô tận của Như Lai; mỗi mỗi chữ đều biến khắp cơi nước trên đầu sợi lông và khắp cơi hư không; mỗi mỗi đều kéo dài đến tận cùng đời vị lai, đốn thuyết, thường thuyết, thời gian vô biên, nơi chốn vô biên. Giáo như vậy th́ nào có hạn cuộc nơi bộ và pho. Nay căn cứ theo văn kinh mà chia thành mười loại:

1. Dị thuyết: Như các thế giới h́nh cây… là dị, chúng sinh trong đó cũng có nhiều loại báo thân khác nhau, Như Lai hiện thân trong các thế giới ấy, tùy nghi lập các giáo cũng khác nhau. Số lượng kinh giáo đầy khắp hư không, chỉ Như Lai mới biết được. Không thể nói đó là sắc hay chẳng phải sắc, ngôn từ hay chẳng phải ngôn từ. Phẩm Xá-na nói rộng các thế gới h́nh cây, h́nh sông, h́nh núi Tu-di cho đến các thế giới h́nh chúng sinh. Cuối phẩm, kết luận: “Đó đều là nơi Phật Lô-xá-na thường chuyển pháp luân”. Giải thích: Trong văn chỉ nói “thường chuyển pháp luân”, chứ không nói tướng giới hạn sai biệt của pháp luân, bởi v́ nơi ấy định đặt khác với nơi đây, nên không nêu lên. Nhưng cơi ấy cũng lập giáo pháp như vậy, bộ loại vô lượng không thể tính biết.

2. Đồng thuyết: Chỉ một thế giới Tu-di mà biến khắp cơi nước trên đầu sợi lông và khắp cơi hư không, dùng âm thanh ngôn ngữ thuyết cũng không hết. Như phẩm Bất tư nghị ghi: “Một hóa thân Như Lai có thể chuyển mây pháp luân không thể ví dụ như thế. Tất cả các thế giới trong pháp giới, hư không giới, chỉ cần dùng đầu sợi lông mà đo lường khắp hết cả. Trên đầu mỗi một sợi lông, trong một niệm hóa ra bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát vi trần thân cho đến cùng tận kiếp vị lai. Mỗi mỗi hóa thân Phật có bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát vi trần đầu. Mỗi mỗi đầu có bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát vi trần lưỡi. Mỗi mỗi lưỡi phát ra bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát vi trần âm thanh. Mỗi một âm thanh diễn nói bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát vi trần Tu-đa-la[7]. Mỗi mỗi Tu-đa-la nói có bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát vi trần pháp. Trong mỗi mỗi pháp diễn đạt có bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật sát vi trần cú thân[8], vị thân[9], âm thanh vang khắp pháp giới, tất cả chúng sinh đều nghe. Đến tận cùng kiếp vị lai, Như Lai hằng chuyển pháp luân, âm thanh không gián đoạn cũng không bao giờ chấm dứt. Như phẩm A-tăng-ḱcó đoạn kệ:

Tất cả các đức Như Lai kia

Phát bất khả thuyết Phạm âm thanh.

Trong mỗi mỗi âm thanh như thế

Chuyển bất khả thuyết tịnh pháp luân.

Trong mỗi pháp luân như thế ấy

Tuôn bất khả thuyết tu-đa-la.

Trong mỗi một loại tu-đa-la

Phân biệt bất khả thuyết các pháp.

Lại trong mỗi một các pháp ấy

Thuyết bất khả thuyết tất cả pháp.

Trong pháp mà kia đă giảng thuyết

Nói chúng sinh y bất khả thuyết.

Lại trong mỗi một mao đạo[10]kia

Thuyết bất khả thuyết kiếp chính pháp.

Như trong hạt bụi, đầu sợi lông

Mười phương tất cả cũng như thế.

* Giải thích: Nơi chốn thuyết kinh trong kệ đă nói không phải là các thế giới h́nh cây… Âm thanh thuyết giáo cũng không phải là sắc, hương, vị… cho nên khác nhau. Nhưng trong một loại mà đă vô tận, không thể kết tập được, cho nên không thể giới hạn số kệ tụng của phẩm bao nhiêu, Bồ-tát giai vị thấp cũng không thể thọ tŕ.

3. Phổ nhăn: Phẩm Pháp giới ghi: “Bộ kinh mà t́-kheo Hải Vân thọ tŕ, dù dùng đống bút chất cao như núi Tu-di, mực nhiều bằng nước biển lớn chép một phẩm cũng không đủ”. Phẩm như vậy, số lượng vượt qua số hạt bụi. Phẩm như vậy cũng chỉ có năng lực đà-la-ni của đại Bồ-tát mới có thể thọ tŕ, chứ không thể ghi chép trên giấy.

4. Bản thượng: Đây là bản thượng đă được kết tập và ghi chép. Bồ-tát Long Thọ xuống long cung nh́n thấy kinh Đại bất tư nghị giải thoát này có ba bản: Bản thượng có mười tam thiên đại thiên thế giới vi trần bài kệ, bốn thiên hạ vi trần số phẩm, chính là bản này.

5. Bản trung: Bồ-tát c̣n thấy bản trung có bốn mươi chín vạn tám ngh́n tám trăm bài kệ, một ngh́n một trăm phẩm. Hai bản vừa nêu đều được cất giữ bí mật tại long cung. V́ người cơi Diêm-phù-đề không đủ khả năng thọ tŕ, nên không lưu truyền.

6. Bản hạ: Bồ-tát Long Thọ thấy bản hạ có mười vạn bài kệ, là bản hiện đang lưu truyền tại Thiên Trúc. Bản luận Nhiếp dịch vào đời Lương gọi kinh này là kinh Bách thiên, bách thiên tức mười vạn. Luận Đại trí độ cũng gọi kinh này là kinhBất tư nghị giải thoát, gồm mười vạn bài kệ. Tây Vực kí nói trong một ngọn núi tại nước Giá-câu-bàn có bản đầy đủ của kinh này.

7. Bản lược: Đây là bản sáu mươi quyển đang lưu truyền tại Trung Hoa. Bản Phạn của kinh này gồm có ba vạn sáu ngh́n bài kệ, là số bài kệ cốt yếu trích ra từ bản mười vạn, được Tam tạng Phật-đà-bạt-đà-la dịch vào niên hiệu Nghĩa Hi mười bốn (418) đời Đông Tấn tại chùa Tạ Tư Không[11]ở Dương châu. Tam tạng pháp sư người Thiên Trúc tên là Phật-đà-bạt-đà-la, Trung Quốc dịch là Giác Hiền, là bậc thánh Đại thừa chứng quả thứ ba. Ngài họ Thích-ca, hậu duệ của vua Cam Lộ Phạn. Ngài từng lên cơi trời Đâu-suất diện kiến Bồ-tát Di-lặc để hỏi những nghi vấn, như truyện đă ghi rơ.

8. Kinh chủ-bạn: Kinh Hoa nghiêm mà Phật Lô-xá-na thuyết, tuy cùng khắp pháp giới, nhưng hằng làm chủ-bạn với kinh do các Đức Phật khác thuyết. Mỗi một kinh chủ nhất định đầy đủ vô lượng quyến thuộc đồng loại. Như khi thuyết phẩmTính khởi xong, mỗi mỗi phương trong mười phương đều có tám mươi bất khả thuyết trăm ngh́n ức na-do-tha Phật sát vi trần Bồ-tát đồng có tên là Phổ Hiền đều từ cơi nước của ḿnh đến đây xác chứng. Các vị Bồ-tát ấy đều nói: “Ở cơi Phật chúng tôi cũng thuyết kinh này, hoàn toàn giống nơi đây”. Cho nên biết có một Tính khởi tu-đa-la làm chủ, th́ mỗi phương trong mười phương đều có tám mươi bất khả thuyết trăm ngh́n ức na-do-tha Phật sát vi trần số Tu-đa-la làm quyến thuộc. Một phẩm Tính khởiđă như thế, tất cả các phẩm Tính khởi ở các cơi khác, mỗi mỗi cũng có chừng ấy quyến thuộc tùy tùng, đầy khắp cả pháp giới. Phẩm Tính khởi đă như thế, th́ văn trong các phẩm khác, các hội khác cũng có số chứng pháp làm quyến thuộc, căn cứ theo đây cũng có thể biết. Như quyến thuộc của bảy nơi tám hội thuộc bản lược như thế, th́ các bản khác cũng đều có quyến thuộc, suy nghĩ có thể biết.

9. Kinh quyến thuộc: Biển tu-đa-la vô tận này, khi một nơi thuyết th́ tất cả mười phương cơi vi trần đồng thời hằng thuyết, nhưng hàng Bồ-tát giai vị thấp, Nhị thừa và phàm phu không hề nghe thấy. Phẩm Tính khởi ghi: “Kinh này không vào tay chúng sinh, chỉ trừ hàng Bồ-tát”. Lại ghi: “Tất cả Thanh văn, Duyên giác không nghe được kinh này, nói ǵ đến thọ tŕ”. Kinh lại ghi: “Nếu Bồ-tát nào tu tập lục độ trong ức na-do-tha kiếp mà không nghe được kinh này, hoặc nghe mà không tin, th́ biết họ đều là Bồ-tát giả danh”.

* Giải thích: V́ những người này căn khí thấp kém, không thể nghe và tin pháp chung cho các phương, nên Như Lai lập phương tiện tùy thuận mỗi phương, theo căn cơ chúng sinh nơi ấy mà thuyết pháp cần phải nghe. Đó là các kinh Tam thừa, Tiểu thừa quyền giáo. Các kinh này đă không thể kết thông mười phương mà đồng thuyết, cho nên không phải kinh chủ, nhưng cũng làm phương tiện tốt cho kinh chủ và chỉ là kinh quyến thuộc mà thôi. Cho nên mỗi mỗi kinh chủ nhất định có vô lượng kinh phương phụ thuộc. Kinh Phổ Nhăn ghi: “Có số thế giới vi trần tu-đa-la kinh làm quyến thuộc”. Kinh Phổ Trang Nghiêm đồng tử sở thọ tŕ nói có số vi trần kinh quyến thuộc…

Hỏi: Ở đây so với kinh chủ-bạn trên có ǵ khác nhau?

Đáp: Xin lược nêu ba điểm khác nhau: Một, văn cú các kinh bạn đồng với kinh chủ, đây th́ không như thế. Hai, các kinh trên kết thông mười phương mà thuyết, ở đây th́ không như vậy. Ba, các kinh bạn nói trên cũng có đặc tính làm chủ, ở đây cũng không giống như thế. V́ thế các kinh nêu trên cũng là chủ cũng là bạn, nên gọi là kinh chủ bạn. Kinh ở đây th́ chỉ là bạn, chẳng phải là chủ, nên gọi là kinh quyến thuộc. V́ khác nhau nên chia làm hai bộ.

10. Viên măn: Các kinh nêu trên đều dung ḥa vào biển lớn tu-đa-la vô tận đồng nhất, bất ḱ một hội, một phẩm, một đoạn, một câu nào trong đó đều thâu nhiếp tất cả, lại mỗi mỗi câu văn cũng vào khắp tất cả. V́ thế phổ pháp không có giới hạn và giáo pháp viên măn đúng lí cũng nên như thế. Như lưới Nhân-đà-la không có phần hạn, trùm khắp vô biên cảnh giới mà Phật giáo hóa. Phẩm Xá-na có đoạn kệ:

Trong khắp vi trần các cơi Phật

Đức Lô-xá-na sức tự tại

Từ biển hoằng nguyện phát âm thanh

Điều phục vô lượng chúng sinh loại.

 

Trong phẩm Pháp giới nói viên măn nhân duyên tu-đa-la, chính là nghĩa này. Nên biết, biển giáo vô tận thật đúng như vậy.

VII. HIỂN THỊ NGHĨA KINH

Biển nghĩa rộng sâu, nguồn chân xa mịt, lược chia hai loại pháp và lí thú, mỗi loại có mười môn.

VII.1. Pháp: Pháp mênh mông vô bờ, nhưng tổng gom thành mười đôi để tóm thâu tất cả.   

1.1.   Đôi giáo-nghĩa: Đó là vô tận ngôn giáo và ư nghĩa được ngôn giáo hiển bày.

1.2.      Đôi lí-sự: Chính là sự tướng duyên khởi và chân lí được sự tướng y cứ.

1.3.      Đôi cảnh-trí: Đó là diệu cảnh chân tục sở quán và đại trí Phổ Hiền phân biệt năng quán.

1.4.      Đôi hành-vị: Đó là biển hạnh nguyện Phổ Hiền và năm giai vị Bồ-tát thâu nhiếp nhau.

1.5.      Đôi nhân-quả: Đó là sinh nhân, liễu nhân của Bồ-tát và quả trí đức, đoạn đức của Như Lai hiện tại, cũng là nhân Phổ Hiền viên măn và quả Xá-na tṛn đầy.

1.6.      Đôi y-chánh: Đó là thế giới Hoa tạng cùng với các thế giới hải với vô biên dị loại, như thế giới h́nh cây… và thân vân pháp giới của chư Phật, Bồ-tát hiện tại nương tựa giữ ǵn vô ngại.

1.7.      Đôi thể-dụng: Trong kinh này, hễ nêu một pháp, th́ nhất định bên trong đồng chân tính, bên ngoài hợp với chúng sinh, không một pháp nào thiếu thể và dụng.

1.8.      Đôi nhân-pháp: Đó là Phật, Bồ-tát, thầy tṛ đồng thuyết rơ các biển pháp môn trong pháp giới.

1.9.      Đôi nghịch-thuận: Về nghịch, như trong kinh này nói thị hiện chịu năm thứ lửa đốt thân, thị hiện một vị vua đặt ra h́nh phạt tàn bạo, về thuận th́ thị hiện bố thí, tŕ giới, thuận lí chính tu.

1.10.   Đôi cảm-ứng: Đó là chúng sinh có căn tính, ư muốn, cơ cảm nhiều đường, nên bậc thánh ứng hiện cũng có vô biên phương cách. Phẩm Xá-na ghi: “Vầng mây thị hiện tùy tâm ưa thích của chúng sinh”.

           Nhưng mười đôi này đồng thời tương ưng, tạo thành một duyên khởi dung thông vô ngại. Bất ḱ một nơi nào cũng đầy đủ tất cả. Đó là những pháp đầy đủ trong kinh này.

VII.2. Lí thú: Tự tại luận biện khéo léo, thế lực biến hóa trăm đường. Nay cũng nêu mười điều để hiển thị đặc tính vô ngại: tính tướng vô ngại, rộng hẹp vô ngại, một nhiều vô ngại, nhập trong nhau vô ngại, tự là tha tha là tự vô ngại, ẩn hiển vô ngại, vi tế vô ngại, lưới Đế Thích vô ngại, mười đời vô ngại, chủ-bạn vô ngại. Mười đôi nói về pháp ở trên, mỗi mỗi đều có đủ mười môn vô ngại này. V́ thế có trăm môn ngh́n môn, theo đó suy nghĩ cũng có thể biết. Nay sơ lược căn cứ theo sự pháp để luận về mười môn này, hẳn sẽ biết được các pháp khác.

2.1. Lí sự nhất vị vô ngại: Cánh sen đồng chân tính, nhưng không ngại sự tướng hiện rơ ràng. Kinh ghi: “Pháp giới không thể phá hoại biển thế giới liên hoa”.

2.2. Rộng hẹp vô ngại: cánh sen biến hiện cùng khắp, không có giới hạn mà không phá hoại giới hạn vị trí chính ḿnh. Kinh ghi: “Cánh sen này trùm khắp pháp giới”. Đây chính là môn rộng hẹp vô ngại, phân mà không phân.

2.3.  Một nhiều vô ngại: Cánh sen có đủ vô biên đức, nên không thể nói là một; dung thông không có hai tướng, nên không thể nói là nhiều. Đây chính là nghĩa một tức nhiều, nhiều tức một, một và nhiều không hai trong một cánh sen. Kinh ghi: “Biết một tức nhiều, nhiều tức một”.

2.4.  Nhập trong nhau vô ngại (tương nhập vô ngại): Một cánh sen này duỗi ra th́ vào trong khắp tất cả, thâu nhiếp tất cả pháp sai biệt vào trong tự thân của ḿnh. Cho nên ngay lúc duỗi ra th́ hằng thâu nhiếp, hai việc đồng thời vô ngại. Kinh ghi: “Một cơi Phật đầy khắp mười phương, mười phương vào trong một cơi Phật”.

2.5.  Tự là tha tha là tự vô ngại (tương thị vô ngại): Một cánh sen này nhất định phế bỏ tự thân để đồng với pháp khác, lúc ấy toàn thể cánh sen là tất cả pháp, nhưng đồng thời hằng thâu nhiếp pháp khác đồng với tự thân, toàn thể các pháp khác tức là tự thân. Cho nên tự thân (kỉ) tức là pháp khác (tha), pháp khác (tha) tức là tự thân (kỉ). Khi nói tự thân tức pháp khác th́ tự thân không c̣n, pháp khác tức là tự thân th́ pháp khác không hiện hữu. Đây kia, c̣n mất đồng thời hiển hiện. Kinh ghi: “Kiếp dài lâu là kiếp ngắn ngủi, kiếp ngắn ngủi tức kiếp dài lâu”.

2.6.  Ẩn hiện vô ngại: Một cánh sen này đă biến khắp tất cả pháp kia, th́ tất cả pháp kia cũng hiện khắp cả trong cánh sen này. Đây khắp trong kia th́ đây hiện kia ẩn, kia khắp trong đây th́ kia hiện đây ẩn. Đây thâu nhiếp kia th́ cũng chính là đây hiện kia ẩn, kia thâu nhiếp đây th́ cũng chính là kia hiện đây ẩn. Như vậy, mỗi mỗi dều có năng lực tức hiện tức ẩn mà không ngăn ngại. Như kinh ghi: “Ở phương đông thấy nhập chính định, tại phương tây thấy xuất tam-muội”.

2.7.  Vi tế vô ngại: Trong cánh sen này đồng thời hiển hiện rơ ràng và đầy đủ cơi nước vi tế. Kinh ghi: “Trong một hạt bụi có cơi nước vi tế trang nghiêm thanh tịnh an trụ một cách thông thoáng” như trong phần Hồi hướng vi tế đă nói.

2.8.  Lưới Đế Thích vô ngại (Đế vơng vô ngại): Trong mỗi một hạt bụi của cánh sen này có vô biên thế giới hải. Trong thế giới hải lại có hạt bụi. Trong hạt bụi lại có thế giới. Cứ như vậy có tầng tầng lớp lớp thế giới, tầng tầng lớp lớp hạt bụi, không bao giờ cùng tận, tâm thức không thể suy lường được cảnh giới này. Như màng lưới châu phủ trên cung điện trời Đế Thích, các hạt châu sáng, phản chiếu ảnh hiện trong nhau. Các ảnh đă hiện ấy lại tiếp tục hiện ảnh, lớp lớp không cùng tận. Kinh ghi: “Như thế giới Nhân-đà-la Vơng”. Luận Thập địa ghi: “Chỗ sai biệt của lưới trời Đế Thích chỉ có trí mới biết, chứ mắt không thể nh́n thấy”.

2.9.  Mười đời vô ngại: Một cánh sen này, về không gian th́ trùm khắp mười phương, về thời gian th́ xuyên suốt chín đời. Chín đời: quá khứ của quá khứ, hiện tại của quá khứ, vị lai của quá khứ (như ở quá khứ có ba đời này), hiện tại và vị lai cũng như thế cộng thành chín đời. Chín đời này thâu vào một niệm. Gộp một tổng và chín biệt thành mười đời, như trong phẩm Li thế gian đă nói rơ. Lại thời không có tự thể riêng, chỉ căn cứ theo hoa sen mà lập, hoa đă vô ngại th́ thời cũng như thế. Cho nên kinh ghi: “Tất cả kiếp quá khứ đều an trí tại vị lai, tất cả kiếp vị lai xoay về an trí tại đời quá khứ”. Kinh lại ghi: “Vô lượng vô số kiếp thâu nhiếp c̣n một niệm”.

2.10.     Chủ bạn vô ngại: Cánh sen này không thể độc lập sinh khởi, nhất định phải thâu nhiếp vô lượng quyến thuộc vây quanh. Kinh ghi: “Hoa này có số thế giới hải vi trần hoa sen làm quyến thuộc”. Tất cả những pháp viên giáo của kinh này đều làm chủ bạn lẫn nhau, đầy đủ các đức và đều viên măn. Cho nên khi thấy hoa sen này tức thấy pháp giới vô tận, nếu chẳng mượn hoa sen th́ không có pháp nào khác để biểu thị. Đoạn kinh sau ghi: “Từ Vô sinh pháp nhẫn mà sinh lọng hoa sen”.

Hoa sen này đầy đủ mười đặc tính vô ngại nêu trên, tất cả các việc khác đều cũng theo đây mà suy biết. Trong sự đă như thế, th́ trong mười đôi pháp môn ở trên, mỗi mỗi cũng đều có mười đặc tính vô ngại như thế.

VIII. GIẢI THÍCH Ư KINH

         Pháp tướng viên dung, nhưng nhất định phải có nhân. Nhân duyên th́ vô lượng, nhưng ở đây lược nêu mười loại. Mười loại này, bất cứ một loại nào cũng đều có thể khiến các pháp dung thông ḥa hợp vô ngại.

1. Các pháp không có tướng nhất định: Như nhỏ không nhất định nhỏ, nên có thể dung nạp lớn; lớn chẳng nhất định lớn, nên có thể vào trong nhỏ. Phẩm Thập trụ có đoạn kệ:

Núi Kim Cang Vi lớn vô lượng

Đặt trọn trên đầu một sợi lông

Muốn biết cực lớn có tướng nhỏ

Bồ-tát nhân đây mà phát tâm.

* Giải thích: Trong đoạn này nói lớn chẳng phải là lớn, cho nên có tướng nhỏ”.

2. Pháp do tâm hiện: Tất cả pháp đều do tâm biến hiện, không có tự thể riêng, nên lớn hay nhỏ đều tùy tâm chuyển biến, tức hay nhập đều không ngăn ngại. Nghĩa là tâm kia hiển hiện trên đầu sợi lông th́ tâm này sẽ hiện đại thế giới trên đầu sợi lông ấy. Lớn nhỏ đồng một nơi mà không làm ngại nhau. Phẩm Minh pháp có đoạn kệ:

Tâm kia không thường trụ

Vô lượng chẳng nghĩ bàn

Hiển hiện tất cả pháp

Mỗi mỗi chẳng biết nhau.

3. Tất cả pháp như huyễn: Pháp như huyễn này có thể từ chỗ nhỏ hiện thành lớn, tất cả không bị chướng ngại. Phẩm Hiền Thủ Bồ-tát có bài kệ:

Thị hiện ngày đêm thành khoảnh khắc,

Hoặc hiện khoảnh khắc thành trăm năm

Kia có tham dục, sân và si

Sức huyễn tự tại khiến đời vui.

4. Tất cả pháp như mộng: Các pháp mộng ấy tự tại hiển hiện dài ngắn mà không chướng ngại. Như luận ghi: “Trong mộng cho là đă trải qua trăm năm, nhưng khi tỉnh thức th́ chỉ mới qua chớp mắt”. Thời gian tuy vô lượng, nhưng thâu vào chỉ trong một sát-na.

5. Sức thần thông cao tột: Trong giai vị tự tại, Bồ-tát và Phật với sức thần thông cao tột có thể ở nơi nhỏ hiện thành lớn, không mảy may chướng ngại. Trong bốn món thần thông[12], món này thuộc về huyễn thông, v́ có năng lực chuyển biến ngoại cảnh. Ba món kia cũng đầy đủ, căn cứ theo đây suy nghĩ cũng có thể biết.

6. Định lực sâu: nhờ có sức tam-muội tự tại, nên có năng lực khiến nơi nhỏ hẹp hiện thành pháp lớn mà không chướng ngại. Phẩm Tịnh hạnh kinh Hoa nghiêmcó đoạn kệ:

Nhập số vi trần môn tam-muội

Một tam-muội sinh vi trần định

Một vi trần hiện vô lượng cơi

Mà vi trần kia chẳng hề tăng.

………………………………

Đây là sức định của Đại Tiên

7. Sức của giải thoát: Tất cả những việc ấy đều do sức giải thoát chẳng thể nghĩ bàn hiện ra, như phẩm Bất tư nghị khi nói về mười môn giải thoát có ghi: “Trong một hạt bụi kiến lập được tất cả cơi Phật trong ba đời”.

8. Nhân vô hạn: Những điều này đều do vô hạn căn lành phát khởi. Đó là pháp do căn lành Phật địa sinh khởi th́ cùng cực vi diệu và tự tại, nên một tức tất cả, không mảy may chướng ngại. Phẩm Lô-xá-na Phật có bài kệ:

Một cơi Phật hiện khắp mười phương

Mười phương vào trong một cơi Phật

Bản tướng thế giới vẫn y nhiên

Công đức vô tỉ mới được vậy.

                 Công đức vô tỉ (không ǵ sánh bằng) tức là nhân.

9. Sức duyên khởi hỗ trợ cho nhau: Một và nhiều làm duyên khởi cho nhau, giúp nhau thành lập, nên mới có tương tức tương nhập như thế. Có hai loại: một, căn cứ theo dụng th́ có hữu lực-vô lực giữ ǵn nhau và nương gá nhau, nên có tương nhập; hai, căn cứ theo thể th́ toàn thể có-không, năng tác-sở tác, toàn thể đây là kia, kia là đây, cho nên có tương tức. Hai môn này lại có hai nghĩa: Một, dị thể đối nhau, nên có vi tế và ẩn hiển; đó là khi dị thể dung nhập nhau, th́ có đủ nghĩa vi tế vô ngại; khi dị thể tương thị[13]th́ có đủ nghĩa ẩn hiển vô ngại. Hai, đồng thể bên trong đầy đủ, nên có một nhiều, rộng hẹp; đó là khi đồng thể nhập trong nhau th́ có một nhiều vô ngại; khi đồng thể tương tức th́ có rộng hẹp vô ngại. Lại nữa, do dị thể nhiếp thâu đồng thể, nên có đặc tính Đế vơng vô ngại; lại v́ hiển hiện trong thời gian, nên có đặc tính mười đời vô ngại. V́ duyên khởi vô tính, nên có đặc tính tánh tướng vô ngại; v́ quan hệ nhiếp nhập lẫn nhau, nên có đặc tính chủ bạn vô ngại. Chỉ một môn duyên khởi mà có đủ mười đặc tính vô ngại như thế. Kinh ghi: “Bồ-tát quán kĩ pháp duyên khởi, th́ có thể trong một pháp sẽ hiểu dược rất nhiều pháp; từ nhiều pháp thấu suốt được một pháp”. Phẩm Như Lai quang minh giác ghi: “Trong một hiểu vô lượng, trong vô lượng hiểu một, nối tiếp sinh chẳng thật, bậc trí không sợ hăi”. Nói nối tiếp sinh khởi tức là làm duyên khởi cho nhau, đây là nêu ra nhân.

10. Sức pháp tính dung thông: Nếu chỉ theo sự tướng th́ sẽ chướng nhau, không thể tương tức-tương nhập. Nếu chỉ có lí tính th́ chỉ một vị mà cũng không thể tương tức-tương nhập. Nay phải có lí sự dung thông th́ mới có được đặc tính vô ngại này. Đó là khi sự không khác lí, thâu nhiếp lí tính, th́ sẽ khiến nhiều ‘sự chẳng khác lí’ tùy thuận ‘lí sở y’ kia mà hiện trong một. Nếu trong một thâu nhiếp không tận lí, th́ sẽ phạm lỗi chân lí có giới hạn. Nếu trong một thâu nhiếp tận lí, mà nhiều sự không tùy lí hiển hiện, th́ phạm lỗi sự nằm ngoài lí. Nay trong một sự đă hoàn toàn thâu nhiếp lí, th́ nhiều sự há không hiện trong đó sao? Phẩm Xá-na ghi: “Trong biển thế giới Liên Hoa Tạng này, mỗi một hại bụi đều hiện tất cả pháp giới”. Tất cả pháp giới đây chính là sự pháp giới. Phẩm Bất tư nghị ghi: “Trong một hạt bụi, tất cả chư Phật thị hiện các món trang nghiêm của vi trần cơi Phật trong tất cả thế giới, lại thường chuyển pháp luân giáo hóa chúng sinh chưa từng gián đoạn. Dù vậy hạt bụi chẳng lớn thêm, thế giới cũng chẳng nhỏ lại, nhưng chúng sinh nhất định biết rơ thế giới an trụ”.

* Giải thích: Ư đoạn kinh này nói tất cả các sự tướng lớn nhỏ đồng an trụ nơi lí pháp giới, nên khiến cho sự pháp năng y kia lớn nhỏ tự tại, không chướng ngại.

IX. LỢI ÍCH CỦA KINH

Tín tâm qui hướng, nhập pháp Phổ Hiền này th́ viên thông chóng lợi ích, rộng lớn vô biên. Nay tóm lược kinh văn nêu ra mười điều:

1. Lợi ích thấy nghe: Y cứ vào pháp Phổ Hiền này sẽ thấy nghe Như Lai và di pháp của Ngài, thiện căn đă gieo trồng biến thành hạt giống kim cang, không ǵ phá hoại được, rốt cuộc nhất định thành Phật. Phẩm Tính khởi ghi: “Nếu chúng sinh nào lễ lạy cúng dường nơi có kinh này và chùa tháp Như Lai th́ sẽ đầy đủ căn lành, trừ diệt phiền năo, được niềm vui của hiền thánh. Này Phật tử! Dù những chúng sinh bất tín, tà kiến mà thấy nghe Phật thuyết, th́ quả báo của căn lành gieo trồng lúc thấy nghe này nhất định sẽ không luống uổng, cho đến được cứu cánh niết-bàn, đoạn trừ tất cả điều ác bất thiện, thành tựu trọn vẹn căn lành. Này Phật tử! Nếu người thấy nghe, cung kính cúng dường Như Lai, th́ căn lành đă gieo trồng này không thể luận bàn, không thể thí dụ. V́ sao? V́ Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, vượt qua sự nghĩ bàn”.

2. Lợi ích phát tâm: Tín vị đă măn, khế hợp với cảnh Phật, th́ liền phát đại tâm. Tâm này là pháp Phổ Hiền, cho nên vừa dung thông tức biến khắp, như pháp giới thời xứ vô tận nói ở trên. Đă nhập vào pháp đó, thâu nhiếp pháp đó th́ khiến cho các giai vị thành tựu viên măn. Cho nên kinh ghi: “Vừa phát tâm liền thành Chính giác, biết tính chân thật của tất cả pháp, đầy đủ tuệ thân chẳng từ người khác mà ngộ”. Kinh lại ghi: “Bồ-tát mới phát tâm tức là Phật, đồng với các Như Lai trong ba đời”, như trong phần kệ tụng phẩm Phát tâm công đức đă nói rơ.

3. Lợi ích khởi hạnh: Khi khởi một hạnh Phổ Hiền, th́ biến khắp tất cả hành vị, tất cả công đức, tất cả pháp, tất cả xứ, tất cả thời, tất cả nhân, tất cả quả, tận cùng pháp giới, đầy đủ tất cả, như lưới châu của trời Đế Thích. Cho nên chỉ tu một hạnh là xuyên suốt đến cuối cùng, như trong phẩm Phổ Hiền lược nêu sáu mươi hạnh Phổ Hiền, mỗi mỗi đều trùm khắp tất cả cho đến quả Phật. Kinh ghi: “Bồ-tát ma-ha-tát nghe pháp này, chỉ dùng ít phương tiện mà mau được A-nậu đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, đồng như Phật ba đời”, như trong phần kệ tụng của phẩm đă nói rơ.

4. Lợi ích thâu nhiếp giai vị: Năm giai vị như Tín, Trụ… mỗi mỗi đều thâu nhiếp tất cả giai vị khác, nhưng chia thành hai môn: Một, toàn vị tương thị, tức tất cả vị là một vị, măn Thập tín liền thành Phật. Hai, các giai vị trợ giúp nhau, tức trong một vị có tất cả vị, như trong Thập tín có Thập trụ cho đến Thập địa, như phẩmHiền Thủ đă nói. Trong giai vị Thập trụ… mỗi vị đều gồm thâu các vị và đầy đủ hai môn này, như trong phần nói về t́-kheo Hải Tràng và phẩm Thập trụ đă nói. PhẩmThế gian tịnh nhăn ghi: “Trụ trong một địa đă gồm thâu công đức các địa khác”. Như thế từ môn rộng hẹp vô ngại cho đến môn lưới Đế Thích vô ngại cũng đầy đủ trong đó, theo đây suy nghĩ cũng có thể biết.

5. Lợi ích mau chứng ngộ: Tu tập theo pháp môn rộng lớn này, một khi vừa chứng ngộ th́ chứng ngộ tất cả, chóng vào giai vị Thập địa, như Bồ-tát Na-hàm trụ tại cơi Đâu-suất phóng ánh sáng nơi bàn chân chiếu đến vi trần cơi trong thế giới Thập Phật. Nơi ánh sáng chiếu đến, dù chúng sanh trong địa ngục cũng thoát khổ, được mười năng lực của mắt, mười năng lực về tai. Sau khi mạng chung, chúng sanh này sanh lên cơi Đâu-suất, nghe tiếng thuyết pháp trên hư không, liền chứng Thập địa, được Chư lực trang nghiêm cụ túc tam-muội, giúp cơi chúng sanh thành tựu Phật đạo. Lại làm thuần thiện thân, miệng, ư, thấy khắp các Đức Phật, làm lợi ích rộng lớn cho chúng sanh. Tất cả các việc ấy đều chóng thành tựu, như trong phẩm Tiểu tướng quang minh đă nói.

             * Giải thích: Những chúng sanh vừa ra khỏi địa ngục được nghe Phổ pháp[14]liền chứng giai vị Thập địa. Điều này đủ minh chứng lợi ích rộng lớn của kinh này.

6. Lợi ích diệt chướng: Tu tập theo Phổ pháp này, khi đoạn một chướng th́ đoạn tất cả chướng. Giống như thiên tử cơi Đâu-suất, các vị này sau khi chứng giai vị Thập địa, th́ từ mỗi lỗ chân lông hóa ra vầng mây hương hoa thơm đẹp của cơi chúng sanh mà dâng cúng Phật Lô-xá-na. Hương hoa đă rải xong, trong mỗi đóa hoa ấy có các Đức Phật. Bấy giờ vầng mây hương kia xông khắp vô lượng Phật sát vi trần thế giới. Chúng sanh nào nghe mùi hương này th́ thân tâm an ổn khoái lạc, nghiệp chướng tiêu trừ. Sắc, thanh, hương, vị, xúc bên trong và bên ngoài, mỗi mỗi có năm trăm phiền năo, tám vạn bốn ngh́n trần lao cũng đều dứt sạch. Các chúng sanh này đầy đủ mùi hương thanh tịnh tự tại.

* Giải thích: Các thiên tử từ địa ngục sanh lên này không chỉ tự thân đốn chứng Thập địa, mà c̣n xông hương từ lỗ chân lông trên thân khiến các chúng sanh như thế chóng diệt vô lượng phiền năo. Đó chính là nhờ năng lực siêu việt của Phổ pháp.

  7. Lợi ích luân chuyển: Hạnh Phổ pháp đă thành tựu, th́ có năng lực chóng làm lợi ích cho vô biên chúng sanh, khiến họ cũng đều chứng pháp Thập địa. Như thiên tử cơi Đâu-suất sau khi chứng Thập địa, từ lỗ chân lông xuất hiện lọng mây cúng dường Phật. Kinh ghi: “Nếu chúng sanh nào thấy lọng mây này, th́ chúng sanh ấy đă trồng căn lành bằng căn lành của một hằng hà sa Chuyển luân thánh vương đă trồng, như Chuyển luân vương Bạch Tịnh Bảo Vơng… Bồ-tát ma-ha-tát an trú tại chỗ của các Chuyển luân vương này, trong trăm ngh́n ức na-do-tha Phật sát vi trần thế giới giáo hóa các vị ấy, đồng thời phóng ánh sáng Mạn-đà-la tự tại. Nếu chúng sanh nào thấy ánh sáng này th́ sẽ chứng Thập địa, được vô lượng ánh sáng trí tuệ, được mười hạnh nghiệp thanh tịnh của mắt, cho đến mười hạnh nghiệp thanh tịnh của ư; thành tựu Tịnh lực tam-muội, cho đến nhục nhăn thấy khắp…

* Giải thích: Ba lớp lợi ích: rộng, nhiều và sâu ở trên đồng thời thành tựu. Một là thiên tử chứng Thập địa, hai là thiên tử xuất lọng mây từ lỗ chân lông làm lợi ích, giúp người cúng được làm Luân vương, vị này cũng là Bồ-tát Thập địa. Ba là Luân vương phóng ánh sáng chuyển lợi ích thành rộng lớn hơn, khiến nhiều người được giai vị Thập địa, số lượng cũng như trần sát đều nhanh chóng luân chuyển, đều nhanh chóng thành tựu, thật là bất khả thuyết, bất khả thuyết như phẩm ấy đă nói rơ.

8. Lợi ích tu tập: Như đồng tử Thiện Tài nương theo Phổ pháp này mà trong một đời, từ lúc mới phát tâm đến giai vị Phổ Hiền, giai vị Thập địa măn tâm, cho đến nói: “Với vô lượng kiếp tu hành của tất cả Bồ-tát, Thiện Tài chỉ trong một đời đều đạt được hết thảy”.

* Giải thích: V́ theo môn Phổ pháp, nên vừa được một th́ được tất cả, như phẩm Nhập pháp giới đă nói. Hỏi: Như Thiện Tài, đời trước đă thấy nghe Phổ pháp, thành tựu hạt giống kim cang. Nên đời này sanh ra chóng thành tựu giải hạnh. Đây há chẳng phải là nói ba tăng-ḱ kiếp sao? Đáp: Trong đây nói thời và kiếp bất định, hoặc một niệm tức vô lượng kiếp, vô lượng kiếp tức một niệm, một đời tức vô lượng đời… cũng đủ mười vô ngại đă nói ở trên.

9. Lợi ích chóng chứng đắc: Như sáu ngh́n t́-kheo thấy cảnh giới Thập nhăn của Như Lai mà chứng đắc. Trong rừng Ḱ-hoàn có bất khả thuyết vi trần số Bồ-tát được Vô tận tự tại pháp hải, như trong phẩm Pháp giới đă nói. Phẩm Tánh khởighi: “Mỗi một thế giới trong mười phương đều có trăm ngh́n Phật sát vi trần Bồ-tát chứng được Nhất thiết quang minh tam-muội cho đến Nhất sanh bổ xứ”. Phẩm Phát tâm có nói về lợi ích chứng đắc. Phẩm Xá-na nói đầu tiên Phật nhóm họp Bồ-tát, phóng ánh sáng từ lỗ chân lông tạo nên lợi ích cho các Bồ-tát, lại được sáu loại vô ngại, như phẩm ấy đă nói.

10. Lợi ích xứng tánh: Nương theo Phổ pháp này, tất cả chúng sanh đều xứng hợp bản tánh trong biển Phật quả, xưa nay đă lợi ích rồi, chứ không có ǵ lợi ích ǵ mới. Như phẩm Tánh khởi ghi: “Này Phật tử! Ta thấy rơ trong thân Như Lai tất cả chúng sanh phát tâm bồ-đề, tu hạnh Bồ-tát, thành Đẳng chính giác, cho đến Ta thấy tất cả chúng sanh tịch diệt niết-bàn cũng như thế, tất cả đều nhất tánh, v́ vô tánh vậy… Tất cả Như Lai với ḷng đại bi vô biên cứu độ chúng sanh”.

* Giải thích: Nói chúng sanh xưa nay đồng chư Phật, tức là ḷng đại bi vô biên.

X. NÊU LÊN CHỖ VIÊN MĂN CỦA KINH

Pháp giới viên thông khế hợp với mọi nhân duyên. Nghĩa là tổng gom chín môn nêu trên thành một pháp đại duyên khởi. Hễ có một nơi tức có tất cả nơi mà vô ngại viên dung, vô cùng tự tại. Nhưng nếu theo nghĩa mà chia, th́ cũng có mười môn:

1.       1. Xứ viên măn: Tức trong xứ vô tận vừa nêu, hễ có bất ḱ một trần xứ[15] nào th́ có tất xứ, tất cả thời, tất cả Phật, tất cả chúng, tất cả cách thức thuyết kinh, tất cả giáo, tất cả nghĩa, tất cả ư, tất cả lợi ích ở trên, mỗi mỗi đều dung thông như lưới Đế Thích lớp lớp vô tận hiện đầy đủ trong một xứ ấy. Như một trần xứ, mỗi mỗi trần xứ trong tất cả cùng tận hư không pháp giới cũng như vậy.

2.       2.Thời viên măn: Tức trong một niệm có tất cả thời, tất cả kiếp, tất cả xứ, tất cả Phật, cho đến tất cả lợi ích đều dung thông như lưới Đế Thích lớp lớp vô tận mà hiển hiện. Như một niệm, mỗi mỗi niệm trong tất cả kiếp hải lớp lớp vô tận cũng thâu nhiếp như vậy.

3.       3.Phật viên măn: trong một lỗ chân lông trên thân Phật có hiện tất cả Phật, tất cả xứ, tất cả thời cho đến tất cả lợi ích. Như một lỗ chân lông, tất cả lỗ chân lông trong cùng tận pháp giới cũng hiển hiện như vậy.

4.       4. Chúng viên măn.

5.       5.Cách thức viên măn.

6.       6.Giáo viên măn.

7.       7.Nghĩa viên măn.

8.       8.Ư viên măn.

9.       9.Lợi ích viên măn.

1.       10.Phổ pháp viên măn.

Từ môn thứ 4 đến môn thứ 10 cũng giống như thế, căn cứ theo đó, suy nghĩ cũng có thể biết. V́ đồng một đại duyên khởi vô ngại, nên tự tại không thể nghĩ bàn, không thể suy tính. Đó chính là biển pháp Hoa Nghiêm vô tận, cùng khắp pháp giới, vượt cơi hư không, chỉ có trí Phổ Hiền mới đạt đến cùng tận đáy!

--------------------------------------------------------------------

                   Dịch xong tại tĩnh thất chùa Phú Quang ngày 13-3-Tân Măo (2011)

                                                                   ThíchNguyênChơn

 

________________________________________

[1]Hỗ vô 互無: Cả hai triệt tiêu nhau khiến cả hai đều mất.

[2]Hỗ hữu 互無: Cả hai thành lập cho nhau khiến cả hai đều hiện hữu.

[3]Thân vân 身雲: Vầng mây thân, dụ cho thân Phật vô lượng, vô số, vô biên như mây khắp bầu trời. Hoặc nói Phật hiện các loại thân h́nh che mát chúng sinh, giống như mây che phủ mặt đất.

[4] Thế giới Thập Phật 十佛: 1. Mười thân Phật dung nhiếp hết thảy ba thế gian nói trong kinh Hoa nghiêm: Thân chúng sinh, thân quốc độ, thân nghiệp báo, thân Thanh văn, thân độc giác, thân Bồ-tát, thân Như Lai, thân trí, pháp thân, thân hư không. 2. Mười thân của Phật nói trong kinh Hoa nghiêm. Tức từ thân Như Lai ở trên chia ra mười thân: Thân Bồ-tát, thân nguyện, thân hóa, thân trụ tŕ, thân tướng hảo trang nghiêm, thân thế lực, thân như ư, thân phước đức, thân trí và thân pháp.

[5]Oai nghi lộ 威儀路: Một trong năm pháp Vô phú vô kí hữu vi: Dị thục vô kí c̣n gọi là dị thục sanh, oai nghi vô kí c̣n gọi là oai nghi lộ tâm, công xảo vô kí c̣n gọi là công xảo xứ tâm, thông quả vô kí c̣n gọi biến hóa vô kí, tự tánh vô kí.

[6]Thế giới hải 世界海: Các loại thế giới mà mười thân Phật giáo hóa.

[7]Tu-đa-la 修多羅: Khế kinh, tức trên khế hợp với nghĩa lí, dưới hợp với căn cơ.

[8]Cú thân 句身: Tập hợp các câu cấu thành một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh.

[9]Vị thân 味身: Tức Văn thân. Văn là chữ, tức một tập hợp các chữ, chỗ y cứ của Danh và Cú.

[10]Mao đạo 毛道: Tên gọi khác của phàm phu.

[11]Chùa Tạ Tư Không 謝司空寺: Chùa Hưng Nghiêm ở Nhuận châu ngày nay. V́ chùa là nơi hưng khởi tông Hoa Nghiêm nên đặt tên như thế.

[12]Bốn món thần thông 四神通: Như ư thông, huyễn thông, pháp trí thông, thánh tự tại thông. Bốn món này được nói trong kinh Hoa nghiêm.

[13]Tương thị 相是: Đây là kia, kia là đây.

[14]Phổ pháp 普法: Các pháp trong pháp giới, mỗi một pháp đều đầy đủ tất cả pháp, lại cùng khắp và viên dung vô ngại.

[15]Nhất trần xứ 一塵處: Một hại bụi là một cơi, hay là một cơi hạt bụi.

 

 

  back_to_top.png   

 

TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH THẦN CHÚ HÌNH ẢNH]

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0