佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số 0902

Mật Tạng Bộ 1_ No.902 (Tr.898) 

TỔNG THÍCH ĐÀ LA NI NGHĨA TÁN

Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch

Việt dịch: HUYỀN THANH

-o0o-

Đức Như Lai ở trăm ngàn Câu chi A tăng k kiếp gom chứa chất liệu Bồ Đề, gia tŕ văn tự Chân Ngôn của Đà La Ni khiến cho Bậc Bồ Tát đến ngộ tương ứng với điều này mà đốn tập chất liệu của Phước Đức và Trí Tuệ. Ở nơi Đại Thừa, cần tu hành hai lối của Bồ Tát Đạo để chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề. Ấy là: y theo các Ba La Mật để tu hành thành Phật, và y vào ba Mật Môn của Chân Ngôn Đà La Ni  để tu thành Phật.

(Đà La Ni (Dhàranḯ) là tiếng Phạn, thường phiên dịch theo nghĩa Tổng tŕ . Có 4 loại tŕ là: Pháp Tŕ, Nghĩa Tŕ, Tam Ma Địa Tŕ, Văn Tŕ.

A. Pháp Tŕ:

Do được Tŕ này mà đập tan tất cả các Pháp tạp nhiễm và chứng được giáo pháp lưu lộ từ nơi Pháp Giới thanh tịnh.

B. Nghĩa Tŕ:

Do được Tŕ này nên ở trong nghĩa của một chữ mà được trăm ngàn vô lượng hạnh của Tu Đa La (Sutra _ Khế Kinh) và diễn nói thuận nghịch đều tự tại

C. Tam Ma Địa Tŕ:

Do được Tŕ này nên Tâm chẳng tán động mà được Tam Muội hiện tiền, ngộ được vô lượng trăm ngàn môn Tam Ma Địa. V́ tăng trưởng Tâm Bi của Bồ Tát cho nên dùng nguyện thọ sinh nơi sáu nẻo mà chẳng bị Căn Bản Phiền Năo (Mùla-Kle’sa) với Tùy Phiền Năo (Upakle’sa) phá hoại được Tam Muội ấy. Lại do Tam Muội  Địa này mà chứng được năm thần thông để thành tựu sự lợi lạc cho vô biên chúng Hữu T́nh.

D.  Văn Tŕ:

Do đây mà thọ tŕ Đà La Ni để thành tựu sự nghe, ấy là tất cả Khế Kinh ở chốn của tất cả Như Lai và tất cả Bồ Tát, nghe được trăm ngàn vô lượng Tu Đa La (Sutra_ Khế Kinh)  mà chẳng hề quên mất.

- Chân Ngôn cũng có đủ 4 nghĩa - Chân là tương ứng Chân Như, Ngôn là thích dịch nghĩa chân thật . Bốn nghĩa của Chân ngôn là:

1. Pháp Chân Ngôn : là Pháp giới thanh tịnh dùng làm Chân Ngôn.

2. Nghĩa Chân Ngôn : là tương ứng Thắng nghĩa, trong mỗi mỗi chữ có sự tương ứng chân thật.

3. Tam Ma Địa Chân Ngôn : Do bậc Du Già dùng Chân Ngôn này để bố liệt (An bày) văn tự của Chân Ngôn lên trên vành trăng KÍNH TRÍ của Tâm đồng thời chuyên chú Tâm chẳng lay động mà mau chóng chứng được Tam Ma Địa. V́ thế gọi là Tam Ma Địa Chân Ngôn.

4. Văn Tŕ Chân Ngôn : Từ chữ ÁN (OMÏ) cho đến chữ SA PHỘC  HA (SVÀHÀ)  có bao nhiêu văn tự ở khoảng giữa th́ mỗi mỗâi chữ đều gọi là Chân Ngôn, cũng gọi là Mật Ngôn và cũng có đủ 4 nghĩa:

a. Pháp Mật Ngôn: chẳng phải là phi pháp với cảnh giới của Nhị Thừa và Ngoại Đạo mà chỉ tu Chân Ngôn Hạnh Bồ Tát. Tất cả Sở văn, Sở từ, Ấn khế, Man Đa La, tu hành Sở cầu Tất Địa đều gọi là Pháp Mật Ngôn

b. Nghĩa Mật ngôn: là mỗi mỗi chữ trong Chân Ngôn th́ chỉ có Phật với Phật cùng với Bậc Bồ Tát đại  uy đức mới có thể nghiên cứu hết mà thôi.

c. Tam Ma Địa Mật Ngôn: là do Tam Ma Địa và văn tự của Chân Ngôn trong sự kiện này mà tương ứng được uy lực.

d. Biến Bố Mật Ngôn: là theo Thầy mật truyền quy tắc của ba Mật, chỉ có Thầy và Đệ Tử biết thôi chẳng thể cho người khác biết được cho đến Quán Môn, Ấn Khế, h́nh tượng của Bản Tôn cũng mật thọ tŕ cho đắc được Tâm Sở hy vọng Tam Ma Địa.

(Sự nghe giữ chẳng quên, Thiên Nhăn, Thiên Nhĩ , Tha Tâm và Tất Địa thượng trung hạ cũng gọi là MINH (Vidya). Minh có 4 nghĩa là:

A. Pháp Minh:

Kẻ tu hành xưng tụng th́  ánh sáng trong mỗi mỗi chữ chiếu khắp mười phương Thế Giới khiến cho tất cả chúng sinh Hữu T́nh đang ch́m đắm trong biển khỗ sinh tử đều phá được phiền năo vô minh, đều xa ĺa khổ đau mà được giải thoát. V́ thế, gọi là Pháp Minh.

B. Nghĩa Minh:

Là do bậc Du Già tương ứng với nghĩa của Chân Ngôn nên thông đạt, minh liễu được Bát Nhă Ba la Mật mà xa ĺa đạo lư vô nghĩa.

C. Tam Ma Địa Minh:

Là do quán tưởng Chủng Tử (B́ja) của Chân Ngôn ở trong vành trăng Tâm mà đắc được đại quang minh, tác Tự Tha Chiếu Minh Tam Ma Địa  mà thành tựu.

D. Văn Tŕ Minh:

Là chứng được Văn Tŕ Pháp (‘Srutimỵ Dharma)  hay phá được các Hoặc của sự lăng quên. chứng đắc Tâm Bồ Đề (Bodhi Citta) mà thành tựu.

Như trên là nghĩa của Đà La Ni, Chân Ngôn, Mật Ngôn và Minh đều dựa theo Phạn văn. Lại ở trong Tu Đa La của Hiển Giáo hoặc ở trong Chân Ngôn của Mật Giáo cũng xưng nói 4 điều như vậy.

Hoặc có Chân Ngôn có 1 chữ, 2 chữ, 3 chữ, 100 chữ, 1000 chữ, vạn chữ cho đến biến con số này thành vô lượng vô biên chữ th́ đều gọi là Đà La Ni, Chân Ngôn, Mật Ngôn, và Minh.

Nếu tương ứng với ba Mật Môn th́ chẳng cần phải trải qua nhiều kiếp cực nhọc tu hành khỗ hạnh mà lại hay mau chóng chuyển được Định Nghiệp để dễ thành tựu sự an lạc và thành Phật. Do đó nên biết đây chính là con đường đi mau chóng vậy.

08/01/1995

 

TỔNG THÍCH ĐÀ LA NI NGHĨA TÁN

 

back_to_top.png

 

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0