佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số 0820

PHẬT THUYẾT KINH DIỄN ĐẠO TỤC NGHIỆP 

Hán dịch: Khất Phục Tần, Samôn Thích Thánh Kiên

Việt dịch: Thích nữ Thuần Hạnh

 Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Đỗng Minh,

Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh.

--- o0o --- 

Tôi nghe như vầy : Một thời đức Phật cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ kheo, vô số Bồ tát, bốn hàng đệ tử, trời, rồng, quỉ, thần, a tu luân ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà nước Xá Vệ.

Khi ấy, Cấp Cô Độc cùng với năm trăm cư sĩ ra khỏi thành Xá Vệ, đến chỗ đức Phật cúi đầu đảnh lễ sát chân, ngồi một bên, chắp tay bạch Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Cư sĩ quản lư gia nghiệp tài sản có bao nhiêu loại? Người xuất gia tu đạo hành động giống hay khác, phải phụng tŕ pháp ǵ để mau thành đạo Vô Thượng Chánh Chơn? Lại dùng pháp ǵ để giáo hóa chúng sanh?

Phật dạy :

- Lành thay ! Khéo hỏi. Ta sẽ chỉ bày điều mông muội để người đời sau học và thi hành. Tài sản có ba loại : 1- Hạ tài; 2- Trung tài; 3- Thượng tài.

Sao gọi là hạ tài?

Có người quản lư của cải, tích chứa tiền tài không dám ăn mặc, không chịu tu tập kinh điển, giới luật, không hiếu thuận cúng dường song thân, không thích cung cấp đầy đủ cho vợ con đúng lúc, cho ăn bữa đói bữa no. Người ở th́ áo không đủ che thân, cơm không đủ no bụng. Ôm ḷng keo kiệt, tiếc của như ong yêu thích mật, không tin tiên thánh, không thờ phụng bậc cao sĩ, Samôn, đạo nhơn. Không thích bố thí, tạo phước gây đức. Tâm tự cho là thường, không nghĩ việc cho tận cùng. Hợp rồi ắt tan, họa phước tự theo, tham luyến thân thể, không hiểu nó là gốc của phiền năo, giây lát ch́m đắm vào cửa địa ngục. Thân này sống được nhờ thức ăn. Bốn đại khi mạnh khi yếu, thần thức tạm nương vào thân, chỉ là giả danh. Suy nhược, huyễn hóa mong manh không kiên cố, không hiểu vô thường, chạy theo sự vinh quang của thế gian. Vạn nổi sầu lo ôm chặt trong ḷng, lại gọi là sống lâu. Tâm chấp tự ngă, không thấu đạt nghĩa không, Tam giới c̣n hư ảo, huống chi người và vật. Miệt mài mê hoặc với tham lam, dâm dục, tật đố. Đó là hành động của những người làm trên.

Phụng dưỡng cha mẹ với tâm ḥa hiếu an vui lời nói qua lại không đổi sắc mặt, sớm tối thăm hầu, thận trọng từng tí, nhớ nghĩ công ơn cha mẹ vô cùng lớn lao. Nuôi dưỡng vợ con ăn mặc đúng thời, ân t́nh qua lại cùng nhau đằm thắm. Vợ con như vậy, trọn không có hành động riêng tư. Coi nô tỳ như quyến thuộc, không để người làm phải đói khổ. Nhưng không tin chết rồi sanh trở lại cho rằng đă chết hẳn rồi th́ trở về nơi cơi vô h́nh. Hiếu thảo với đấng sanh thành, nhớ ân sanh dưỡng. Vợ con cung cấp đầy đủ, ân t́nh yêu mến. Quan tâm người ở, sai việc làm vừa sức họ. Nhưng không biết cung kính Samôn, đạo nhơn, không chịu làm việc thiện như thi ân, bố thí, tạo phước đức. Đời sau được phước hơn cả mọi người. Đây là tài sản hạng trung.

Phật nói kệ :

Thường nhớ ân nuôi dưỡng        

Hiếu thuận với song thân

Vợ con cung cấp đủ          

Theo thời không mất mát

Nô tỳ và người làm   

Thăm hỏi không xử ác      

Thuận theo ư người hầu    

Không làm việc trái phép

Nhưng không tin đời sau

Nghe sợ không hoan hỷ

Cho thân thường tồn măi   

Trường tồn không mất mát

Ba cơi như huyễn hóa        

Nên hiểu rơ điều này

Tội phước ḿnh đă tạo      

 Nhận kết quả tương xứng.

Phật dạy trưởng giả :

Nghiệp thượng tài là người nào có tiền của ăn mặc đầy đủ lại hiếu thuận cha mẹ không kể thời gian, chăm sóc cha mẹ. Không để sắc diện ưu sầu. Ra không phạm điều cấm, vào không trái lễ nghĩa. Việc làm trong sạch không ô uế, cung kính tôn trưởng, tuân phục người trí. Đón nhận nghe rộng với tâm b́nh đẳng. Những người hạ liệt, bần cùng nguy khốn, hoặc mê muội bị bạc đăi th́ cung cấp chăm sóc như vợ con, luôn luôn đầy đủ. Diệt trừ các tà niệm tự sửa thân thể để làm việc đúng. Quan tâm người ở để họ không bị  khổ cực, không đánh đập, chửi mắng bừa băi, mà lại tăng thêm ḷng từ bi thương xót.

Phụng kính Tiên Thánh, đến học với bậc Bồ tát xuất gia, theo pháp Sa môn hiền trí. Sớm, tối hành lễ, luôn luôn chú ư. Bố thí những nơi thiếu thốn đă gây đạo đức. Tự giảng Kinh điển và dạy dỗ người si mê. Dùng phương tiện hoàn hảo vào đúng lúc. Tự an ổn giữ ǵn tất cả chúng sanh giống như con trâu ăn cỏ mà lấy được sữa, sữa làm thành lạc, lạc làm thành tô, tô làm thành đề hồ. Đề hồ là chất rất mềm và đặc biệt nhất. Tự thân được b́nh an, thương xót khắp mười phương. Đem ḷng từ bi ở nhiều nơi th́ được sự an ổn ở mọi chỗ. Độ thoát mọi sự mê muội cho cả trời, người, nhân dân. Người này là bậc tôn quí vô thượng, không ǵ sánh bằng, không như hạng thất phu, là bậc đại hùng ở đời, một ḿnh đơn độc không bạn lữ.

Khi ấy, Phật thuyết kệ :

Nếu người nghiệp thượng tài      

Tự thân ăn mặc đủ

Cung phụng hiếu cha mẹ

Sắc diện luôn ḥa nhă

Ra đường không vi phạm

Về nhà không trái lễ

Việc làm thường trong sạch        

 Đúng pháp không mê muội

Kính phụng bậc tôn trưởng       

Tuân hành người sáng suốt

Hành theo người học rộng

B́nh đẳng không tà vạy

Lo vợ con đúng thời          

Đều được như sở thích

Thương xót cả người làm   

Ăn mặc luôn đầy đủ

Cúng Sa môn, Bồ tát          

Bố thí và cúng dường

Nhận diệu pháp từ đây       

 Ĺa bỏ sự si mê

Thương yêu khắp mọi người       

Không chỉ là thân hành

Thường tự an thân ḿnh  

Cũng biết các ách nạn

Ví như dầu đề hồ             

Vốn từ cỏ sanh ra

Đă biết cách an thân    

Ḥa hợp không sanh bệnh

Thương các loài chúng sanh

Với tâm luôn b́nh đẳng

Dùng bốn đẳng hành này    

Mau chóng thành Phật đạo.

Phật dạy trưởng giả :

- Người xuất gia học đạo có ba hạng :

1- Thanh văn; 2- Duyên giác; 3- Đại thừa.

Sao gọi là Thanh văn?

Sợ khổ, nhàm chán thân này. Suy nghĩ khổ nạn sanh tử vô số, tai hoạn cùng khắp. Coi thân như oán thù. Bốn đại như rắn độc. Ngũ ấm như ổ giặc. Ngồi thiền theo dơi hơi thở. Quán chiếu thấy thân xấu xí, h́nh thể không trong sạch. Sợ sắc dục vốn làm đau đớn cho tưởng, hành, thức. Sợ hăi nổi khổ nơi địa ngục, nguy ách nơi ngạ quỉ, hoạn nạn trói buộc ở loài súc sanh khổ nạn trong con người cách biệt cơi trời, không thể kể hết. Luân chuyển không ngừng, như người ở trong ngục tù. Nên muốn đoạn trừ tội khổ sanh tử cần lao, cầu pháp vô vi an lạc Niết bàn. Chỉ tự lợi ḿnh không nhớ nghĩ chúng sanh. Thường chấp tâm từ nhỏ hẹp không phát triển ḷng thương rộng lớn. Chỉ dựa vào âm thanh, không hiểu trí không. Ba cơi như huyễn hóa. Tự cứu giúp ḿnh, không xót thương người. Đây là hàng Thanh văn học.

Khi ấy, Phật nói kệ :

Sợ vô lượng sanh tử        

Gian nan trôi cùng khắp

Tâm ôm ḷng lo sợ   

Chỉ muốn cầu lợi ḿnh

Ngồi thiền, quán hơi thở   

Chuyên cần đến hơi thở

Thấy thân nhiều điều xấu  

Có muôn vàn ô uế

Ĺa bỏ ba cơi này             

Đoạn dục được tự an

Không tu tập từ tâm         

Chỉ muốn hưởng Niết bàn.

Phật dạy trưởng giả :

- Duyên Giác là vốn phát đại tâm, làm hạnh Bồ tát; Bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí huệ nhưng với tâm vọng tưởng cầu làm bậc tôn quí trong thiên hạ, hoặc làm cho người quy y. Ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, oai đức thần lực cao vời, rạng rỡ không ai sánh bằng nhưng không hiểu sắc thân Như Lai thị hiện, chỉ v́ người ngu ở đời không biết đạo lớn, đoạn trừ ḍng sanh tử không muốn trở lại, chấm dứt nguồn gốc sanh tử nên hiện thân.

Tướng hảo trang nghiêm, dùng lời hay để giáo hóa người ngu si, biểu thị ánh sáng lớn và tướng hảo gọi là xét đoán có sắc tượng. Tuy thuộc hành tứ đẳng, tứ ân, lục độ vô cực, ba mươi bảy phẩm, quán mười hai nhân duyên, muốn nhổ sạch nguyên nhân của nó nhưng không hiểu được căn bản đó, nên không hy vọng nơi đạo lớn. Hạng này tích đức như hư không, không được đến cơi Phật. V́ sao? V́ dụng tâm không đạt.

Sao gọi là không đạt? V́ bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí huệ, tứ đẳng, tứ ân đều có sự mong cầu. Nhớ nghĩ cứu giúp tất cả chúng sanh đang bị sanh tử nơi năm đường. Hiểu rơ các pháp là không, vô tướng, vô nguyện. Biết tất cả pháp như huyễn hóa, mộng ảo sóng nắng, ảnh trong gương, tiếng vang, cây chuối, bọt nước đều không thật có. Đạo huệ vô h́nh, b́nh đẳng như hư không, không chỗ tăng, chỗ hoại, độ khắp chúng sanh.

Khi ấy, Phật nói kệ :

Đă phát tâm Bồ tát       

Chỉ mong nghiệp Đại thừa

Chỉ muốn được thân Phật  

Không rơ, không thân sơ

Bố thí, giới, nhẫn nhục    

Tinh tấn, thiền, trí huệ

Tứ đẳng, ân, lục độ  

Chỉ tự thích vô vi

Ưa thích ba hai tướng     

Tám mươi vẻ cao quí

Trời, người đều tôn kính

Thoát ngũ ấm, lục suy

Chỉ sợ việc chướng ngại   

Không thể quán sâu xa

Tuy muốn độ mười phương

Nhưng tâm miệng trái nhau

Không rơ pháp huyễn hóa  

Bọt, bóng nước, sóng nắng

Cây chuối như ảnh mộng  

Vọng tưởng rất nhiều việc

Dầu tạo các công đức         

Nhiều như cát ḍng sông

Tâm hoại Vô Thượng Chơn

Không biết trừ các ma.

Phật dạy trưởng giả :

- Học đại thừa kia phải phát đạo tâm Vô Thượng Chánh Chơn. Thực hành ḷng thương rộng lớn, b́nh đẳng như hư không. C̣n tu đại bi th́ không có thân sơ, không tự lo riêng thân ḿnh mà chỉ nhớ nghĩ năm đường. Muốn tất cả chúng sanh được an lạc. Phụng tŕ bốn tâm b́nh đẳng : Từ, Bi, Hỷ, Xả. Nhân ái, bố thí, thương người, làm điều lợi ích, cứu giúp mười phương. Bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí huệ, lục độ vô cực nhưng không có mong cầu. Đem đủ loại để bố thí cho tất cả chúng sanh. Quán sát qua lại cùng khắp ba cơi cần khổ, gian nan, không thể tính kể. Nhớ nghĩ chúng sanh như cha như mẹ, như con, như thân ḿnh. Một ḷng b́nh đẳng không sai khác, tuôn lệ như mưa. Muốn độ thoát mọi nguy ách để đến đạo lớn.

Khi ấy, Phật nói kệ :

Phát tâm đại Vô thượng          Hành từ, bi, hỷ, xả

Xót thương như hư không       B́nh đẳng không thân sơ

Lập đức không v́ ḿnh          Chỉ v́ mười phương thí

Độ thoát các quần sanh          Đều đến đại trí huệ.

Lại có bốn điều đạt đến đại thừa :

1- Bố thí, cung cấp cho người nghèo khổ.

2- Không phân biệt giàu nghèo, thực hành với tâm không khinh trọng.

3- Vật bố thí không mong cầu trả lại.

4- Đem công đức này bố thí cho chúng sanh.

Phật nói kệ :

Bố thí giúp người nghèo     Nói tâm không khinh trọng

Trí huệ không mong cầu     Không cầu hoàn trả lại

Thương xót hết mọi loài      Qua lại ở cùng khắp

Đem công đức thí này        Đều được đến Đại đạo.

Phật dạy trưởng giả :

- Giữ giới có bốn điều mau thành Đại thừa :

1- Giữ miệng, pḥng hộ thân tâm, không nhớ nghĩ điều trái quấy.

2- Ra, vào, đi đứng không mất lễ tiết.

3- Không nguyện ở địa vị Chuyển Luân Thánh Vương hay Phạm vương, Đế thích.

4- Đem cấm giới này thi ân cho chúng sanh.

Phật nói kệ :

Pḥng hộ thân, khẩu, ư              Tâm vững chắc như núi

Khi ra, vào, đi, đứng                  Chưa từng mất tiết lễ

Không nguyện sanh cơi trời       Thích, Phạm, Chuyển Luân vương

Đem việc làm chính này             Bố thí khắp mọi người.

Phật dạy trưởng giả :

- Nhẫn nhục có bốn điều mau thành Đại thừa :

1- Nếu bị ai mắng chửi th́ không phân biệt đến âm thanh nào.

2- Nếu bị ai đánh đạp, coi như vô h́nh.

3- Nếu bị ai hủy nhục, coi như gió thổi.

4- Nếu bị ai hăm hại, thường ôm ḷng thương họ.

Phật nói kệ :

Bị đánh chửi, mặc nhiên            Tự xét vốn vô h́nh

Nếu ư có khởi dậy                     Tâm liền tự chánh lại

Nhan sắc ḥa hợp vui                Đều cung kính mọi người

Người này được thành Phật        Ba hai tướng sáng chói.

Phật dạy trưởng giả :

- Tinh tấn có bốn điều :

1- Sớm tối phụng sự chánh pháp chưa từng giải đăi.

2- Thà mất thân mạng, không vi phạm lời dạy.

3- Siêng năng phúng tụng kinh điển sâu xa, không để chán nản, mệt mỏi.

4- Muốn cứu giúp nhiều người bị nguy ách.

Phật nói kệ :

Sớm tối phụng tŕ pháp            Chưa từng có sao lăng

Thà tự mất thân mạng               Không làm trái lời dạy

Tụng tập kinh điển sâu              Không để cho giăi đăi

Cứu giúp người nguy ách          Không để tâm khủng hoảng.

Phật dạy trưởng giả :

- Thiền định có bốn điều :

1- Ưa thích tinh tấn tu tập một ḿnh ở chỗ yên tĩnh.

2- Thân, khẩu, ư thanh tịnh không để rối loạn.

3- Tuy ở giữa chúng đông đảo náo loạn, nhưng thường tự định tỉnh.

4- Tâm phóng khoáng mặc nhiên không bị đắm trước nơi nào.

Phật nói kệ :

Thường tích tu tinh tấn              Ở nơi chỗ vắng vẻ

Thanh tịnh thân, khẩu, ư            Chưa từng để náo loạn

Giữa chúng đông ồn ào             Tâm định không hoảng hốt

Nhất tâm thấy mười phương       Đạo tuệ xưng thành túc.

Phật dạy trưởng giả :

       - Trí huệ có bốn điều :

1- Hiểu rơ thân là không, chỉ do bốn đại hợp thành, tan ră vốn không chủ thể.

2- Biết đưọc ba cơi đều do tâm tạo, tâm như huyễn hóa chỉ dựa vào h́nh thể chúng sanh mà đứng vững.

3- Hiểu rơ năm ấm vốn không có xứ sở, tùy theo đối tượng mà sanh ra các t́nh thức.

4- Hiểu được mười hai nhân duyên vốn không có căn nguyên, chỉ do đối đăi mà hiện ra.

Phật nói kệ :

Hiểu được thân vốn không         Do bốn đại hợp thành

Mất diệt không xứ sở                 Từ tâm mà được sanh

Năm ấm vốn không căn              Có tên do đắm trước

Mười hai duyên không mối         Hiểu được tất an lạc.

Phật dạy trưởng giả :

- Trí tuệ lại có sáu điều :

1- Biết sắc như bọt nước.

2- Hiểu được thọ như bong bóng nước.

3- Tư tưởng như sóng nắng.

4- Hiểu rơ hành như cây chuối.

5- Xét kỹ thức như huyễn hóa.

6- Tâm thức như bóng, tiếng vang, vốn không, không có xứ sở.

Phật nói kệ :

Hiểu sắc như bọt nước             Thọ như bong bóng nước

Tư tưởng như sóng nắng          Hành động như cây chuối

Biết thức giả như huyễn            Ba cơi không ǵ đẹp

Phân biệt không là không          Vậy nên đến đại đạo.

Phật dạy trưởng giả :

- Tâm Từ có bốn điều :

1- Niệm từ khắp mười phương.

2- Như mẹ thương con.

3- Rất thương xót nhớ nghĩ.

4- Như thân không khác.

Phật nói kệ :

Niệm từ khắp mười phương        Như mẹ thương con đỏ

Thường ôm ḷng thương xót       Như thân ḿnh không khác.

Phật dạy trưởng giả :

- Tâm Bi có bốn điều :

1- Thương xót chúng sanh.

2- V́ họ mà rơi lệ như mưa.

3- Thân muốn chịu tộithay.

4- Đem thân mạng cứu giúp.

Tâm Hỉ có bốn điều :

1- Nhan sắc ḥa thuận.

2- Khéo nói.

3- Thuyết kinh.

4- Giải nghĩa.

Xả có bốn điều :

1- Dạy bỏ điều ác, thành tựu việc lành.

2- Khuyên dạy người qui y Tam Bảo.

3- Khiến phát đạo tâm.

4- Giáo hóa chúng sanh.

Phật nói kệ :

Thương người rơi nước mắt       Thân muốn chịu tội thay

Bỏ mạng để cứu giúp                 Không đem ḷng sân hận

Ḥa nhă thuyết thiện pháp          Hộ pháp phân biệt nghĩa

Bỏ ác làm điều lành                    Dạy quy y Tam Bảo.

Phật dạy trưởng giả :

- Có bốn pháp mau thành đạo Vô Thượng Chánh Chơn.

1- Hiểu pháp không, học điều không mong cầu.

2- Không tướng, không chỗ mong cầu.

3- Không nguyện, không mong sự tái sanh.

4- Đối với ba đời thường b́nh đẳng, không có ba đời.

Phật nói kệ :

Hiểu không, không chỗ cầu        Không tướng, không quả báo

Không nguyện, mong tái sanh     B́nh đẳng nghiệp ba đời.

Phật dạy trưởng giả :

- Có bốn pháp mau thành Phật đạo :

1- Tất cả đều vốn thanh tịnh.

2- Hiểu rơ khắp cả vạn vật đều như huyễn hóa.

3- Sanh tử đoạn diệt đều do nhân duyên.

4- Nhân duyên đó vốn cũng vô h́nh.

Phật nói kệ :

Tất cả vốn thanh tịnh      Vạn vật như huyễn hóa

Sanh tử từ duyên sanh     Nó cũng vốn vô h́nh.

Phật dạy trưởng giả :

- Có sáu pháp mau thành Chánh giác :

1- Thân thường hành từ bi, không oán, không kết.

2- Miệng thường dùng từ bi để diễn thuyết trí huệ sâu xa.

3- Tâm từ bi nhu ḥa thương xót, nhớ nghĩ chúng sanh ở mười phương.

4- Giữ giới không vọng tưởng, mong cầu sự nghiệp đại thừa.

5- Chánh quán để thấy mười phương là không, đạo tục không hai.

6- Bố thí đầy đủ thức ăn để cứu người thân trong lúc nguy ách.

Phật nói kệ :

Thân thường hành từ tâm      Chưa từng gây oán kết

Miệng nói lời thương yêu       Diễn trí tuệ sâu xa

Tâm nhu ḥa điều thuận        Thương xót khắp mười phương

Giữ giới không vọng tưởng    Chánh quán mười phương không.

Phật dạy trưởng giả :

- Có bốn điều mau thành Phật đạo :

1- Phụng tŕ tinh tấn không đắm trước.

2- Giáo hóa chúng sanh không dứt đạo tâm.

3- Qua lại ṿng sanh tử không nhàm chán sợ hăi.

4- Đại từ, đại bi nhưng không bỏ trí huệ phương tiện.

Phật nói kệ :

Tinh tấn không đắm trước      Giáo hóa chưa từng dứt

Không nhàm chán sanh tử      Không phế bỏ quyền huệ.

Phật dạy trưởng giả :

- Khai hóa chúng sanh có bốn điều :

1- Ai không tin việc sanh tử th́ dùng họa phước hiện tại để ví dụ.

2- Ai không tin Tam Bảo th́ tŕnh bày đại đạo.

3- Ai mê hoặc tà kiến th́ chỉ dạy ba thừa. Phật đạo chỉ độc tôn, không bạn lữ.

4- Sở hữu tam giới đều như huyễn hóa, không có chân thật chắc chắn.

Phật nói kệ :

         Không tin sanh tử bày phước họa

         Ai rơi tà kiến, tŕnh đại đạo

         Phật đạo độc tôn, không bạn lữ

         Ba cơi đều không, như huyễn hóa.

Phật dạy trưởng giả :

- Khai hóa lại có bảy điều.

1- Ai san tham, dạy họ biết bố thí.

2- Ai phạm điều ác, khuyên họ giữ giới.

3- Ai sân hận, khuyên họ nên nhẫn nhục.

4- Ai giăi đăi, dạy họ nên tinh tấn.

5- Ai loạn tâm, dạy họ cách định tâm.

6- Ai ngu si, dạy họ trí huệ vô cực.

7- Ai không biết tùy thời, tŕnh bày dạy bảo phương tiện quyền xảo.

Phật nói kệ :

San tham, dạy bố thí           Làm ác, khuyên giữ giới

Sân nhuế, cần nhẫn nhục     Giăi đăi, nên tinh tấn

Loạn tâm, bày thiền định     Ngu si, dạy học hỏi

Trí tuệ độ vô cực               Tùy thời phát thiện quyền.

Khi ấy, Bồ tát Tùy Thời bạch Phật :

- Bạch Thế Tôn ! V́ sao việc học có thượng, trung, hạ? Sao tất cả đều không đến Đại thừa?

Phật dạy :

- Tâm người học, kiến thức thấy có xa gần, hiểu biết sâu cạn, ư chí có ưu liệt nên thị hiện ba thừa. V́ vốn không có ba mà giả nói là ba.

Ví như có người đại thần thông minh trí huệ, sống v́ nước. Việc quan trọng trong triều vua đều cho tham dự, luận bàn việc nước, ủy thác không hoài nghi. Đại thần đó có ba người bạn thân : 1- Thái tử; 2- Tôn quí; 3- Người thường dân.

Đại thần xử trị việc nước có điều sơ suất, nhiều người bàn tán, vào bạch vua là quần thần có mưu đồ phản nghịch. Vua nghi ngờ hỏi các cận thần : “Nên xử tội ǵ?” Các quan liền đưa ra nhiều tội nặng; người nói chém đầu, người nói chặt tay, chặt chân, người nói cắt tai và mũi, móc mắt, xẻo lưỡi. Vua nghe các quan luận bàn tội nặng, liền bảo : “Không nên như vậy. Người này thông minh, sáng suốt, nhưng gặp phải lỗi nhỏ, không đáng tội như vậy, chỉ nên bắt bỏ tù”. Các quan chỉ biết phục tùng, không dám nói nữa. Vua bảo cận thần một bên : “Mau chóng xuống văn thư, bắt hắn bỏ vào trong ngục”.

Khi ấy, người bạn thân thường dân, nghe rất thương xót, muốn cứu ra khỏi ngục. Nhưng v́ thế lực yếu lại không dốc ḷng thành. Tuy đem y phục ăn uống cung cấp hằng ngày không thiếu thốn nhưng không thể làm cho thoát khỏi sự đánh đập tra khảo.

Người bạn tôn quí nghe được rất đau ḷng liền đến chỗ cai ngục để giải thích nhưng không thoát khỏi sự đánh đập khổ sở, không nghĩ được cách ǵ để cứu ra khỏi ngục tù.

Thái tử nghe điều này, lấy làm tức giận cho rằng bạn thân của ḿnh không có tội nặng, chỉ v́ các quan hiềm khích nên gièm pha với vua, không đáng bỏ tù. Thái tử bèn đến chỗ vua phân trần đầy đủ gốc ngọn, cho rằng không có ư tư động phản nghịch. Cúi xin Phụ vương v́ con mà xá tội tai ương này. Vua v́ thương con nên mau chóng thả người kia ra khỏi tù.

Vua dụ cho thấy tướng nghiệp. Vua nước đó chính là Như Lai, thái tử ấy là trí tuệ vô cực khéo dùng phương tiện. Bồ tát mau chứng đắc pháp Vô Sanh Nhẫn, nên được quyền huệ, vượt ra ngoài địa ngục ba cơi, được thành Phật, cứu độ khắp chúng sanh. Bạn thân tôn quí gọi là thực hành tịnh giới đă xả bỏ ba đường ác nhưng không ĺa ba cơi, có thể hưởng thọ phước báo nhơn thiên nhưng không đạt đạo được. Người bạn thường dân gọi là bố thí. Người này vượt thoát cơi ngạ quỉ nhưng không thoát được ách nạn ở địa ngục súc sanh.

V́ sao? V́ chủng tánh nào th́ ở loại đó. Như phát tâm Vô Thượng Đạo, phụng tŕ đại từ đại bi vô cực, giáo hóa tất cả, cho nên đạt đến Phật đạo. Chỉ theo đạo lớn mà không đạt được pháp nghĩa sâu xa, không hiểu rơ sự tiến lui, tự ngưng giữa đường, nên gọi là Duyên Giác. Sự khổ nạn xoay vần trong ṿng sanh tử, chỉ muốn tự cứu ḿnh, không nghĩ đến nổi khổ người khác cho nên rơi vào Thanh văn. Mỗi hạng tùy theo bổn hạnh mà được như chí nguyện.

Khi Phật thuyết Kinh này, cư sĩ Cấp Cô Độc với năm trăm trưởng giả đều phát tâm Vô Thượng Chánh Chơn, cả ngàn người xa trần cấu, đắc pháp nhăn tịnh âm nhạc không hầu, không đánh tự kêu, chim bay thú chạy đều cất tiếng ḥa nhă. Ngay lúc ấy, không ai mà không hoan hỷ, tự quy y Phật.

Cư sĩ lại hỏi :

- Bạch Thế Tôn ! Người mới học đạo, nên chí tâm vào pháp ǵ?

Phật dạy :

- Trước tiên phải tu tập năm giới, quy y Tam Bảo.

Năm giới là ǵ?

1- Ḷng từ bi thương xót, không giết hại.

2- Trong sạch, liêm khiết, không trộm cướp.

3- Trinh khiết, cao quí, thanh tịnh.

4- Dốc ḷng tin tưởng, tự tánh ḥa hợp, không dối trá.

5- Cốt đạt đến tâm chí sáng suốt, không loạn động.

Ba điều tự qui y là ǵ?

1- Qui y Phật, Vô Thượng Chánh Chơn.

2- Qui y Pháp bằng tâm tự chế ngự.

3- Qui y các Thánh chúng, thọ tŕ rộng lớn, giống như nước biển mênh mông, không ǵ bao đong được.

Lại có bốn pháp :

1- Dự lưu;           2- Thất lai;

3- Bất hoàn;        4- A la hán.

Duyên Giác đến Phật Vô Thượng Đại Đạo, được thân trời người đều do đây sanh, kế đến thực hành bốn tâm b́nh đẳng, bốn ân, bốn biện tài, sáu độ vô cực, đại từ, đại bi, được thành đạo lớn. Biết đời trước vô cùng, thấy rơ vô hạn, giáo huấn mười phương, đạt hết tất cả trí.

A Nan bạch Phật :

- Bạch Thế Tôn ! Kinh này gọi là kinh ǵ và phụng hành thế nào?

Phật dạy :

- Kinh này gọi là Giải Tục Gia. Tài nghiệp của người xuất gia tu đạo Vô Thượng Chánh Chơn có ba loại. Vậy tóm lại gọi là Diễn Đạo Tục Nghiệp.

Phật thuyết như vậy rồi, hiền giả A Nan, cư sĩ Cấp Cô Độc, năm trăm cư sĩ thanh tịnh không ai mà không hoan hỷ.

PHẬT THUYẾT KINH DIỄN ĐẠO TỤC NGHIỆP

HẾT

 

back_to_top.png

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0