佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số 0782

Phật Nói Kinh Mười Danh Hiệu

Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Thiên Tịch Tai Phụng Chiếu dịch

Việt Dịch: Thân An, Minh Quý

Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ , Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

A Nan Bạch rằng: Thế nào là Như Lai?

Đức Phật nói: “ Bí Sô! Xưa kia ở Nhân Địa[1] ta làm Bồ Tát, từng Tu chúng Hạnh, cũng vì muốn cầu Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nay được Bồ Đề Niết Bàn thảy đều chân thật. Dùng Chánh Kiến Bát Thánh Đạo chứng được danh là Như Lai. Như quá khứ Chánh Đẳng Chánh Giác, điều phục tức Tâm[2], được đến Niết Bàn, nên gọi là Như Lai ”.

Thế nào là Ứng Cúng?

Đức Phật nói: “ Xưa kia ở Nhân Vị[3] ta hành những Pháp Thiện cùng những giới phẩm oai nghi, tăng trưởng tu mười lực Thiện Căn, như vậy tu tập viên mãn đến mức rốt ráo. Lúc chứng Niết Bàn, đoạn sạch hết thảy phiền não, làm cho Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh không nhiễm. Diệt phiền não vĩnh viển như chặt đứt đầu của cây Đa La, vĩnh viển không mọc rể. Lại nữa vì những phiền não tham sân si, đã dứt tận thì tất cả chư thú không bao giờ kết sanh, vượt qua tứ nạn Sanh Lão Bệnh Tử, Pháp quả khổ, hoặc khổ  hai loại mà vĩnh viển không sanh , lập danh hiệu Ứng Cúng.

Lại nữa, làm cho thế gian tất cả quần áo, dụng cụ nằm nghỉ, ăn uống, thuốc men tràng phan, bảo cái, hương hoa đèn quả và những đồ tối thượng của thế gian, trên trời, đem cúng dường Phật đạt được phước cát tường phú quý tối cao nên gọi là Ứng Cúng.

Thế nào là Chánh Đẳng Giác?

Đức Phật nói rằng:” Như Lai đầy đủ Tất cả Trí, ở tất cả nơi, không nơi nào không biết. Dùng tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Đoạn, tứ Thần Túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát Thánh đạo, thập nhị duyên sanh, pháp tứ đế đảng, những pháp như vầy bình đẳng khai giác tất cả chúng sanh làm cho khai mở Trí tuệ, dứt bỏ nghi hoặc, chứng quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà hàm, quả A Na Hàm, A La Hán. gồm tam minh, lục thông, lại ở trong Đại Thừa tác ý suy cầu từng tu chư địa, đoạn tận kết tập, thành vô thượng giác, nên gọi tên là Chánh Đẳng Chánh Giác

Thế nào là Minh Hành Túc ?

Đức Phật nói: “Minh” là : Thiên Nhãn Minh, Túc Mệnh Minh, Lậu Tận Minh. “Hành Túc” là: Tu thiện Nghiệp Thân, Khẩu, Ý mãn Túc, Chân chánh Thanh Tịnh. Như có Y Bát lớn quán chiếu tự tại mà không có ham muốn, làm cho tất cả Hành đều được mãn túc bằng sức tự nguyện. Nên kêu là Minh Hành Túc.

Thế nào là Thiện Thệ?

Đức Phật nói: Nghĩa là Diệu Vãng,[4] Như Tham, Sân, Si dẫn chư hữu tình đến nơi nẻo ác. Không kêu là Thiện Thệ, Chánh Trí của Như Lai có thể đoạn dứt các nghi hoặc, dịu dàng ra khỏi thế gian, được đi đến Phật quả, nên gọi là Thiện Thệ.

Thế nào là Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ?

Đức Phật nói: Thế Gian đây là Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới. Địa Ngục, Ngạ Quỷ, các loại bàng sanh, các loài đều có Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn. Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỳ căn, Thiệt căn, Thân căn, Ý căn và các Pháp trong cảnh Giới  do duyên Sáu Thức đó tạo thành gọi là Thế Gian, Chánh Giác Chánh Tri gọi là Thế Gian Giải. Và thế gian đó, tất cả những hai chân, bốn chân, nhiều chân, không có chân, chư Thiên cõi Dục, Sắc Giới, Hữu Tưởng, Vô Tưởng, Phi hữu tưởng, Phi vô tưởng, như Phàm, như Thánh và trong tất cả hữu tình đó chỉ có Phật là Tối Thượng Vô Đẳng, nên  gọi là Vô Thượng Sĩ.

Thế nào là Điều Ngự Trượng Phu?

Đức Phật nói: Phật là Đại Trượng Phu, mà có thể Điều Ngự Thiện, Ác hai loại. Kẻ Ác, làm tam Nghiệp bất Thiện mà được ác báo, làm những việc ác nên đọa vào Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Bàng sanh. Kẻ Thiện, do Thân Khẩu Ý mà tu chúng Thiện, được quả phước báu Nhân,Thiên. Những Thiện Ác này đều do tâm mà tạo ra. Đức Phật dùng pháp Niết Bàn đệ nhất nghĩa Thiện[5], hiển thị Điều ngự làm cho xa rời cấu nhiễm. Đạt được tối thượng tịch diệt Niết Bàn, cho nên được danh là Điều Ngự Trượng Phu.

Thế nào là Thiên Nhân Sư?

Đức Phật nói: Ta không phải làm sư cho A Nan một Bí Sô. Tất cả Bí Sô,  Bí Sô Ni, Ưu Bà Tắc , Ưu Bà Di và trên Thiên, Nhân Gian, Sa Môn, Bà La Môn, Ma Vương, Ngoại Đạo, Thích, Phạm, Rồng, Trời đều nên quy mệnh phụng hành theo giáo, đều làm Phật Tử, nên gọi là Thiên Nhân Sư.

Thế nào gọi là Phật?

“Trí Tuệ đầy đủ, tam giác viên minh nên gọi là Phật. ” Phật bảo A Nan rằng, xưa kia có lần ta đi kinh hành, có Bà La Môn đến hỏi tôi, “ tại sao cha mẹ của Ngài gọi Ngài là Phật hả? ” Phật liền trả lời rằng, “ những gì Thế gian biết được, ta đều biết được, những gì Thế gian thấy được, ta đều thấy được; tất cả diệt được, ta cũng diệt được. Ta có đầy đủ tất cả Trí, biết hết tất cả, ta từng tu hành mọi thứ trong vô số kiếp. Xa rời trần bụi, nay được vô thượng Bồ Đề, nên lập danh hiệu là Phật.”

Thế nào là Thế Tôn?

Đức Phật nói: lúc ta ở Nhân địa , từng tự suy xét quán sát tất cả Thiện Pháp, giới Pháp, Tâm Pháp, Trí Tuệ Pháp, lại còn quán tham và những Pháp bất thiện. chiêu gọi được khổ sanh diệt của chư hữu tình, dùng trí vô lậu phá phiền não họ đắc Vô Thượng Giác. Cho nên Thiên, Nhân, Thánh Phàm thế gian, xuất thế gian cả đều tôn trọng nên gọi là Thế Tôn.

Phật Nói Kinh Mười Danh Hiệu

 

Chú Thích


[1]Nhân Địa: Địa Vị gieo giống (Bồ Tát có hai loại , Nhân Địa Bồ Tát và Quả Địa Bồ Tát như là :Quán Thế Âm Bồ Tát ,xưa đã thành Phật vì muốn cứu độ chúng sanh nên thị hiện thân Bồ Tát.

[2]Tức Tâm: Trừ bõ dục niệm. Chuyên tâm. không còn tưởng niệm. Tịnh tâm, dẹp bỏ suy nghỉ.... “Tiếng Phạn dịch nghĩa là Sa Môn, gọi là siêng tu Thiện Pháp, tức diệt ác hạnh.”.

[3]Nhân Vị: Hàng gieo giống

[4] Diệu Vãng: đi đến nơi lành

[5] Đệ nhất nghĩa Thiện: Thiện tối cao nhất


Bản Hán Để Tham Khảo

No. 782

佛說十號經

如來.應供.正等覺.明行足.善逝.世間解無上士.調御丈夫.天人師.佛.世尊。

阿難白言:「云何如來?」

佛告:「苾芻!我昔因地為菩薩時,歷修眾行,為求無上正等正覺,今得菩提涅槃一切真實,以八聖道正見所證,名為如來;如過去正等正覺,調伏息心,得至涅槃,故名如來。」

「云何應供?」

佛言:「昔在因位所行善法威儀戒品,十善根力修令增長,如是修習圓滿至究竟位,證涅槃時斷盡一切煩惱,令身、口、意清淨無染,永害煩惱,如斷多羅樹頭,永不生芽。復次貪、瞋、癡等煩惱盡故,一切諸趣永不結生,超過四難——生、老、病、死——苦果之法,惑苦二種而永不生,立應供號。

「復次,令彼世間所有衣服、臥具、飲食、湯藥、幢幡、寶蓋、香花、燈,及天上人間最上之物,供養於佛,獲得最上富貴吉祥之福,是名應供之號。」

「云何正等覺?」

佛言:「如來具一切智,於一切處無不了知,以四念處、四正斷、四神足、五根、五力、七覺支、八聖道、十二緣生、四諦法等如是之法,平等開覺一切眾生,令起智斷惑,證須陀洹果、斯陀含果、阿那含果、阿羅漢,具三明、六通,復於大乘作意思求,歷修諸地,斷盡結習,成無上覺,此名正等正覺。」

「云何明行足?」

佛言:「明,謂:天眼明、宿命明、漏盡明;行足者,為如來身、口、意業,善修滿足,正真清淨。如有大衣等,自在觀照而無愛著,於自願力一切之行,修令滿足,號明行足。」

「云何善逝?」

佛言:「即妙往之義,如貪、瞋、癡等引諸有情往彼惡趣,非名善逝。如來正智能斷諸惑,妙出世間,能往佛果,故名善逝。」

「云何世間解無上士?」

佛言:「世間者,謂欲界、色界、無色界。地獄、餓鬼、傍生等類,各具色蘊、受蘊、想蘊、行蘊、識蘊,眼根、耳根、鼻根、舌根、身根、意根,及彼六識所緣境等一切諸法,名曰世間。正覺正知名世間解。又彼世間所有二足、四足、多足、無足、欲色諸天、有想無想、非有想非無想、若凡若聖,一切有情之中,唯佛第一最上無等,名無上士。」

「云何調御丈夫?」

佛言:「佛是大丈夫,而能調御善惡二類。惡者,起不善三業,而作諸惡,墮地獄、餓鬼、傍生而得惡報;善者,於身、口、意而修眾善,得人天福果。此之善惡皆由心作,佛以第一義善涅槃之法,顯示調御令離垢染,獲得最上寂滅涅槃,是故得名調御丈夫。」

「云何天人師?」

佛言:「非與阿難一苾芻為師,所有苾芻、苾芻尼、烏波塞、烏波夷及天上、人間、沙門、婆羅門、魔王、外道,釋、梵、龍、天悉皆歸命,依教奉行,俱作佛子,故名天人師。」

「云何名佛?」

「智慧具足,三覺圓明,是故名佛。」

佛告阿難:「我昔經行之次,有婆羅門而來問我:『何故汝之父母為汝立名呼為佛邪?』佛即答言:『世所知者,我能了知;世所觀者,我亦能觀;所得滅者,我亦得滅。我具一切智,一切了知。我從無數劫種種修行,遠塵離垢,今得無上菩提,故立佛號。』」

「云何世尊?」

佛言:「我於因地自審觀察所有善法、戒法、心法、智慧法,復觀貪等不善之法,能招諸有生、滅等苦,以無漏智破彼煩惱得無上覺,是故天人凡聖、世出世間咸皆尊重,故曰世尊。

佛說十號經

 

 

back_to_top.png

 

 

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0