* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số 0684

PHẬT THUYẾT KINH ÂN CHA MẸ KHÓ ĐỀN ĐÁP

 

 

Hán dịch: Tam Tạng An Thế Cao
Việt dịch và b́nh giải: Thích Nữ Tịnh Quang

--o0o--

Nghe như vậy, một thời Đức Thế Tôn ở thành Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên; bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các thầy Tỳ Kheo, cha mẹ đối với con có ân đức vĩ đại, bú mớm un đúc, dựa vào thời tiết để nuôi nấng con… và h́nh hài con mới được trưởng thành.

Như có người vai phải cơng cha, vai trái cơng mẹ, trăi qua hàng ngh́n năm, gặp lúc cha mẹ tiểu tiện ở trên vai mà ḷng không hề hờn giận mẹ cha; người con này cũng chưa đền đáp đủ ân đức của cha mẹ.

Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có ḷng chính tín th́ khuyên bảo cha mẹ có ḷng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó, nếu cha mẹ chưa có tiếp nhận giới th́ khuyên nên thọ giới quy y để có được nơi an ổn từ sư tiếp nhận giới, nếu cha mẹ không chịu nghe giáo pháp th́ khuyên bảo họ nên nghe để có được sự an lạc từ việc nghe đó, nếu cha mẹ tham lam th́ khuyên cha mẹ thực hành hạnh bố thí, vui vẻ khuyến khích để cho cha mẹ có được nơi an ổn. Nếu cha mẹ không có trí tuệ th́ giúp cha mẹ học hỏi sáng tuệ, vui vẻ khuyến khích để họ có được niềm an lạc.

Như vậy mà khuyên (cha mẹ) chánh tín đối với chư  Như lai, bậc Chí chơn đẳng  chánh giác, bậc Minh hạnh thành, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Đạo pháp ngự, Thiên nhân sư,  hiệu Phật Thế tôn.[1]

Và  khuyên cha mẹ chánh tín đối với giáo pháp; tiếp nhận giáo pháp để có được nơi an ổn , hiểu được các pháp thậm thâm, hiện tiền đạt được kết quả  từ ư nghĩa cao siêu đó; như thế là người trí, mới minh thông việc (khuyên nhắc) này.

Lại khuyên cha mẹ chánh tín với Thánh chúng (Tăng bảo). Thánh chúng của Như lai là bậc tu hành hoàn toàn thanh tịnh, là bậc mô phạm thường hoà hợp, thành tựu các pháp, Thành tựu Giới, thành tựu Định, thành tựu Trí tuệ,  thành tựu  Giải thoát, thành tựu Giải thoát tri kiến.[2]

Sở dĩ gọi là Thánh chúng v́ các vị này đă và đang thành tựu Tứ song Bát bối [3], đó là Như lai Thánh chúng, bậc xứng đáng tôn quư, nên tôn phụng và kính ngưỡng, các vị Thánh chúng là ruộng phước Vô thượng cho thế gian.

Như thế các người con (hiếu), nên khuyên cha mẹ ḿnh thực hành (nếp sống) đạo từ bi.

Các thầy Tỳ kheo th́ có hai đứa con, đó là con sinh (cho pháp) và con dưỡng (tu pháp). Như thế Tỳ kheo có hai người con, cho nên chư Tỳ kheo cần phải phát huy đứa con sinh của ḿnh, nghĩa là miệng thường phát ra lời Pháp vị,  do đó các Tỳ kheo, nên như vậy mà tu tập.

Bấy giờ các thầy Tỳ kheo, nghe lời dạy của Đức Thế tôn rồi, vui vẻ vâng làm.

Lời b́nh:

“Thiên kinh vạn điển, hiếu hạnh vi tiên,” câu này ai cũng nằm ḷng, nhưng xem ra việc thực thi không phải là dễ dàng,  nhất là trong một xă hội thực dụng và những biến động cuồng loạn như ngày nay.

Xă hội Á đông ngày xưa th́ lấy thước đo đạo đức chuẩn mẫu của con người xuyên qua việc hiếu đạo đối với mẹ cha. Kinh Thi nhắc nhở: “Thương thay cha mẹ, khổ cực nuôi ta, muốn báo thâm ân, như trời cao lồng lộng…” (Ai ai phụ mẫu, sanh ngă cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên vơng cực…) Không dừng lại ở đây, người Trung Quốc có câu châm ngôn: “Tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ”. Trong việc tề gia, người Trung Quốc đặt căn bản sự tôn ti trật tự và ḥa ái trong gia đ́nh là yếu tố căn bản, đặc biệt việc tôn kính cha mẹ là trên hết; người có hiếu đạo mới có thể làm được việc chính trị, đứng đầu trăm họ. Lịch sử của Trung Quốc ghi nhận rằng, thời đại an b́nh và huy hoàng nhất của Trung Quốc là thời vua Ngu Thuấn và vua Văn Đế, trước khi ra làm vua hai vị minh quân này đă có hiếu đạo, tôn phụng cha mẹ cảm động đến trời đất (Nhị Thập Tứ Hiếu).

Truyền thống hiếu đạo ngh́n đời của văn hóa Việt nam th́ được thể hiện qua câu ca dao bất hủ:

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Như thế mà hiểu, ơn cha cao vời vợi, t́nh mẹ th́ vô cùng…và những ai thực thi được hạnh hiếu đều được xă hội yêu mến và kính trọng dù kẻ đó không biết được một chữ i tờ.

Theo quan điểm của Đức Thế Tôn, sự quí kính và phụng dưỡng hết ḷng đối với cha mẹ là chưa đủ để nói lên công lao trời biển của hai đấng sinh thành, dù cho chúng ta có cơng cha mẹ hàng ngh́n năm, hay như cái hiếu của Giang Cách đời nhà Hán cơng mẹ lánh nạn về Hạ B́ th́ cũng không thấm vào đâu cả. Bởi v́ dù cho chúng ta có lo “hơi ấm quạt nồng,” giúp cho cha mẹ ăn ngon mặt sướng, cơng cha mẹ đi chơi suốt năm này tháng nọ…vẫn không giúp cha mẹ thoát được nỗi khổ đau của thân xác như già, bệnh… và nỗi khổ đau do vô minh nên luân chuyển trong ṿng sinh tử luân hồi bất tận.

Trong kinh Đức Thế Tôn thường dạy: “trong tất cả nỗi đau khổ th́ vô minh chính là sự đau khổ lớn nhất..” cho nên Đức Thế Tôn khuyên bảo những người con hiếu rằng, nếu thương cha mẹ thực ḷng, ngoài việc phụng dưỡng ra chúng ta nên khuyến khích cha mẹ tiếp nhận giới, pháp và tu tuệ, chỉ có cha mẹ ḿnh đi đúng trên con đường tam vô lậu học như thế mới có thể bước ra khỏi bóng tối đêm dài của vô minh, là nơi an ổn nhất, nơi hạnh phúc nhất để nương tựa khi tuổi xế chiều.

Ngày nay ở các nước Tây phương (nhất là Hoa Kỳ) th́ cha mẹ già yếu là trọng trách của xă hội và của chính quyền hơn là người con. Văn hóa Á châu cũng đă thay đổi, ở Việt Nam không ít cha mẹ già cả cảm thấy cô đơn bèn đến chùa để t́m nguồn an ủi tâm hồn th́ may ra mới năn nỉ được con ḿnh cùng đến chùa ! Phải chăng thời đại vật chất đă lấn át những giá trị cao quư của tinh thần?

Theo lời dạy của Đức Thế Tôn,  người Phật tử muốn làm tṛn hiếu đạo phải có trách nhiệm giúp cha mẹ thoát khổ được vui; không phải là cái vui mà Lăo Lai đời Xuân Thu làm hề cho cha mẹ cười cả ngày, đây chỉ là cái vui của nhất thời, mà là tạo điều kiện cho cha mẹ có được niềm an vui lâu dài từ việc rủ bơ tham-sân-si khi quay về nương tựa tam bảo.

Khi c̣n trẻ mẹ cha chúng ta đă vắt kiệt tuổi xuân để lo cho con cái, khi nhan sắc đến độ hoàng hôn, thân xác già nua th́ họ có mặc cảm vô dụng, đứng bên xó xỉnh cuộc đời…chúng ta không thể làm bất cứ điều ǵ để khỏa lấp nỗi buồn mênh mang đó (!). Cách duy nhất là khuyên bảo cha mẹ có ḷng tin đối với Phật, Pháp và Tăng. Khi cha mẹ có chánh tín đối với Phật, họ sẽ nhân ra được khả năng giác ngộ vốn có của ḿnh. Khi cha mẹ có chánh tín đối với Pháp, họ sẽ t́m thấy con đường tu tập để vượt thoát sinh tử luân hồi và có được hạnh phúc chân thật. Khi cha mẹ có chánh tín đối với Tăng, họ sẽ nhận ra được tánh giác thanh tịnh của ḿnh. Người Phật tử vâng lời Phật dạy mà khuyên bảo cha mẹ quay về Tam bảo th́ không c̣n hiếu hạnh nào hơn.

Đức Thế Tôn là một đặc trưng cụ thể của tấm gương hiếu hạnh này. Sau khi thành đạo Ngài đă đem giáo pháp độ cho vua cha, trước lúc băng hà nhờ tiếp nhận giáo pháp mà vua Tịnh Phạn chứng đắc Tu Đà Hoàn quả; song song việc này Ngài lại lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp để độ cho mẹ; và đặc biệt Ngài đă tiếp nhận Di mẫu và năm trăm nữ Xá Di của hoàng tộc xuất gia và đều chứng đắc Thánh quả A La Hán.

Đối với Mạnh Tử th́ “bất hiếu có ba, không con  nối dơi là lớn nhất” (bất hiếu hữu tam, vô hậu vị đại-Hiếu Kinh); khác với thế gian, Đức Thế Tôn đặt nặng vấn đề giải quyết những nỗi đau khổ tinh thần cho cha mẹ ngay khi cha mẹ c̣n sống “Phụ mẫu Tại đường như Phật tại thế”; những người xuất gia là biểu tượng của ḷng hiếu đạo, bởi v́ họ không ràng buộc bởi t́nh thương yêu đối với vợ (chồng) con, mục đích của hàng Tăng bảo là “thượng cầu Phật đạo hạ hoá chúng sinh,” chúng sinh ở đây trước hết là cha mẹ hiện đời, và sau đó là cha mẹ của nhiều đời; đó là ư nghĩa cao cả nhất của hiếu đạo.

Thay vào đó Đức Thế Tôn xác nhận rằng, người xuất gia không phải là kẻ “vô hậu,” mà mỗi thầy Tỳ Kheo đều có hai người con cần phải nuôi nấng, đó là con sinh và con dưỡng. Con sinh: nghĩa là người xuất gia phải biết sáng tạo, phải biết nói (viết, thể hiện) ra pháp vị để lợi lạc hữu t́nh. Con dưỡng: nghĩa là người xuất gia phải tu tập giới (thiền)- định-tuệ để nuôi dưỡng huệ mạng của ḿnh. Hai người con mà Đức Thế Tôn nói trong kinh sẽ tiếp nối gịng giống thánh làm cho Phật pháp cửu trụ ta bà, chúng sinh (là cha mẹ thân bằng quyến thuộc của chúng ta nhiều đời) nhờ đó mà được thấm nhuần mưa pháp an lạc; Như thế mới gọi là đền đáp đầy đủ thâm ân cha mẹ.

________________________________________________

Chú giải:

[1] Mười Đức hiệu của Phật (Mục Tư Vấn-GNO):

1)  Như Lai (S.Tathàgata), bậc nương vào Chân như (Như) mà đến (Lai) và thành Chánh giác. Theo kinh Kim Cang, Như Lai có nghĩa là “Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ”, không từ đâu đến và cũng chẳng về đâu, hàm ư từ bản thể Chân như (hiện ra) và có mặt cùng khắp mọi nơi. Khi nói về ḿnh, Phật Thích Ca xưng là Như Lai.

2)  Ứng Cúng (S.Arhat), bậc xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời và người. Ứng Cúng c̣n là một đức hiệu của các bậc thánh A-la-hán (phần kinh văn thiếu.)

3)  Chánh Biến Tri (S.Samyak-sambuddha), bậc có khả năng hiểu biết (Tri) đúng đắn (Chánh) và cùng khắp (Biến) tất cả các pháp (phần này trong kinh văn gọi là Chí chơn đẳng chánh giác.)

4)  Minh Hạnh Túc (S.Vidyà-carana-sampanna), bậc trí tuệ và phước đức vẹn toàn. Minh là trí tuệ (Thiên nhăn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh). Hạnh là phước đức, tức các hạnh nghiệp đều toàn thiện, viên măn. Túc nghĩa là đầy đủ, vẹn toàn (Kinh văn là Minh hạnh thành.)

5) Thiện Thệ (S.Sugata), bậc “khéo léo vượt qua mọi chướng ngại và ra đi một cách tốt đẹp”, nghĩa là sau khi chứng đạo dùng Nhất thiết trí hóa độ chúng sanh, thực hành Bát thánh đạo rồi an trú Niết-bàn.

6)  Thế Gian Giải (S.Loka-vid), bậc thấu hiểu và rơ biết (Giải) tất cả từ quá khứ, hiện tại cho đến vị lai (Thế) ở trong mười phương thế giới (Gian).

7)  Vô Thượng Sĩ (S.Anuttara), bậc tối tôn tối thượng, không ai có thể hơn được.

8)  Điều Ngự Trượng Phu (S. Purusa-damya-sàrathi), bậc có khả năng dùng các phương tiện thiện xảo để điều phục, nhiếp hóa, dẫn dắt (Điều Ngự) người tu hành (Trượng Phu) khiến họ thành tựu giải thoát, chứng đắc Niết-bàn (Trong phần kinh văn là Đạo pháp ngự.)

9) Thiên Nhơn Sư (S.Sàstà deva-manusyànàm), bậc thầy của trời và người.

10) Phật-Thế Tôn (S.Buddha-Bhagavat), bậc giác ngộ, tự giác, giác tha, giác hạnh viên măn và được thế gian đều tôn kính.

[2] Là năm phần hương dụ cho 5 phần Pháp thân (Phật Quang Từ Điển):

1) Giới thân (Sila-skandha); c̣n gọi là Giới uẩn, Giới chúng, Giới phẩm, tức là thân ngữ nghiệp vô lậu. Khi Thành tựu giới th́ ba nghiệp của thân miệng ư đều thanh tịnh.

2) Định hương (Samàdhi-skandha); c̣n gọi Định uẩn, Định chúng, Định phẩm. Tức là 3 Tam-muội: Không, Vô nguyện, Vô tướng. Thành tựu Định nghĩa là thể nhập vào trạng thái 3 không, xả ly tất cả sự chấp thủ vọng niệm.

3) Tuệ thân (Prajnà-skandha); c̣n gọi là Huệ uẩn, Huệ phẩm, tức chánh kiến, chánh tri. Thành tựu Tuệ là đạt được sự thấy và hiểu biết đúng đắn; thông đạt tất cả pháp tánh

4) Giải thoát thân (Vimukti-skandha); c̣n gọi: Giải thoát uẩn, Giải thoát chúng, Giải thoát phẩm, là thắng giải tương ưng với chánh tri kiến. Thành tựu Giải thoát là thành tựu tự thể của Như lai, xa ĺa những sự trói buộc, giải thoát tất cả những sự trói buộc.

5) Giải thoát tri kiến (Vimukti-jnàna-darsana-skandha); c̣n gọi: Giải thoát sở kiến thân, Giải thoát tri kiến uẩn, Giải thoát tri kiến chúng, Giải thoát tri kiến phẩm. Thành tựu Giải thoát tri kiến chứng đạt tận trí, vô sanh, chứng biết tự thể xưa nay vô nhiễm, thật sự giải thoát.

[3] Đă thành A la hán th́ được gọi là A la hán quả, đang tu A la hán th́ được gọi là A la hán hướng, đă thành A na hàm th́ được gọi là A na hàm quả, đang tu A na hàm th́ được gọi là A na hàm hướng, đă thành Tư đà hàm th́ được gọi là Tư đà hàm quả, đang tu Tư đà hàm th́ được gọi là Tư đà hàm hướng, đă thành Tu đà hoàn th́ được gọi là Tu đà hoàn quả, đang tu Tu đà hoàn th́ được gọi là Tu đà hoàn hướng. Những bậc đă thành tựu bốn quả và đang tu bốn quả được gọi là tám bậc, chia làm bốn đôi gọi là tứ song bát bối (cattari purisayugani attha purisapuggala.)

PHẬT THUYẾT KINH ÂN CHA MẸ KHÓ ĐỀN ĐÁP

 

 

back_to_top.png

 

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0