佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Số 0665

Hán dịch:Nghĩa Tịnh

Việt dịch:Ḥa Thượng Thích Trí Quang

10 Quyển

Quyển 1

Phẩm 1: Mở Đầu Pháp Thọai

Phẩm 2: Thọ Lượng Thế Tôn

Quyển 2

 

Phẩm 3: Phân Biệt Ba Thân

Phẩm 4: Âm Thanh Trống Vàng (32) 

Quyển 3

Phẩm 5: Diệt Trừ Nghiệp Chướng

Quyển 4

Phẩm 6: Minh Chú Tịnh Địa

Quyển 5

 

Phẩm 7: Hoa Sen Ca Tụng

Phẩm 8: Minh Chú Kim Thắng

Phẩm 9: Trùng Tuyên Về Không

Phẩm 10: Măn Nguyện V́ Không  

Phẩm 11: Thiên Vương Quan Sát

Quyển 6

Phẩm 12: Thiên Vương Hộ Quốc

Quyển 7

 

Phẩm 13: Minh Chú Ly Nhiễm

Phẩm 14: Ngọc Báu Như Ư

Phẩm 15a: Đại Biện Thiên Nữ

Quyển 8

 

Phẩm 15b: Đại Biện Thiên Nữ

Phẩm 16: Cát Tường Thiên Nữ

Phẩm 17: Tăng Trưởng Tài Vật

Phẩm 18: Kiên Lao Địa Thần

Phẩm 19: Dược Xoa Đại Tướng

Phẩm 20: Vương Pháp Chính Luận

Quyển 9

 

Phẩm 21: Thiện Sinh Luân Vương

Phẩm 22: Tám Bộ Hộ Tŕ

Phẩm 23: Thọ Kư Thành Phật

Phẩm 24: Chữa Trị Bịnh Khổ

Phẩm 25: Truyện Của Lưu Thủy

Quyển 10

 

Phẩm 26: Xả Bỏ Thân Mạng

Phẩm 27: Bồ Tát Tán Dương

Phẩm 28: Diệu Tràng Tán Dương

Phẩm 29: Thọ Thần Tán Dương

Phẩm 30: Biện Tài Tán Dương

Phẩm 31: Kư Thác Kinh Vua

 

Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim

Hán dịch:Nghĩa Tịnh

Việt dịch:Ḥa Thượng Thích Trí Quang

--o0o--

Quyển 1

Phẩm 1: Mở Đầu Pháp Thọai 

Tôi nghe như vầy. Một thời đức Thế tôn, tại đỉnh Thứu phong thuộc thành Vương xá, Ngài ở nơi pháp giới rất trong sáng, rất sâu xa. Pháp giới ấy là lĩnh vực của Phật đà, là trú xứ của Thế tôn.

Bấy giờ chúng đại bí sô có chín mươi tám ngàn vị, toàn là a la hán; khéo tự thuần hóa, in như voi chúa; sơ hở đă hết, không c̣n phiền năo; tâm khéo giải thoát, tuệ khéo giải thoát; việc làm hoàn tất, bỏ mọi gánh nặng; đạt đến tự lợi, hết sạch kiết sử; được đại tự tại, ở trong tịnh giới; phương tiện khéo léo, tuệ giác trang nghiêm; được tám giải thoát, đến bờ bên kia. Danh hiệu các vị là cụ thọ A nhă kiều trần như, cụ thọ A thuyết thị đa, cụ thọ Bà thấp ba, cụ thọ Ma ha na ma, cụ thọ Bà đế lị ca, tôn giả Đại ca nhiếp ba, tôn giả Ưu lâu tần loa ca nhiếp, tôn giả Dà da ca nhiếp, tôn giả Na đề ca nhiếp, tôn giả Xá lị tử, tôn giả Đại mục kiền liên, tôn giả A nan đà, người ở vị trí đang c̣n tu học. Các vị đại thanh văn như vậy, sau lúc quá trưa cùng xuất định, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba ṿng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía.

Chúng đại bồ tát trăm ngàn vạn ức vị, có uy đức lớn, như đại long vương; tiếng khen vang khắp, ai cũng biết đến; thường thích phụng hành tịnh thí tịnh giới; nhẫn nhục tinh tiến qua vô số kiếp; vượt mọi thiền định, tâm ở trước mắt; mở cửa tuệ giác, thiện dụng phương tiện; tự tại du hành thần thông vi diệu; thành đạt tổng tŕ, hùng biện vô tận; cắt đứt phiền năo, hệ lụy không c̣n; đă gần thành đạt trí tuệ toàn giác; chế ngự ngoại đạo cho sinh tịnh tâm; chuyển đẩy pháp luân, hóa độ người trời; mười phương cơi Phật đều trang hoàng cả; sáu nẻo hữu t́nh đều nhờ ích lợi; thành tựu đại trí, viên măn đại nhẫn; có tâm đại từ bi, có lực đại kiên cố; phụng sự chư Phật, không nhập niết bàn; phát nguyện rộng lớn, cùng tận vị lai; nơi các đức Phật trồng sâu tịnh nhân; cả ba th́ gian ngộ vô sinh nhẫn; vượt qua lĩnh vực nhị thừa bước đi; đem đại thiện phương tiện mà hóa đạo thế giới; phu diễn được hết giáo huấn của Phật; với đạo lư Không sâu xa bí mật, đều thấu triệt cả không c̣n nghi hoặc. Danh hiệu các vị là bồ tát Vô chướng ngại chuyển pháp luân, bồ tát Thường phát tâm chuyển pháp luân, bồ tát Thường tinh tiến, bồ tát Bất hưu tức, bồ tát Từ thị, bồ tát Diệu cát tường, bồ tát Quan tự tại, bồ tát Tổng tŕ tự tại vương, bồ tát Đại biện trang nghiêm vương, bồ tát Diệu cao sơn vương, bồ tát Đại hải thâm vương, bồ tát Bảo tràng, bồ tát Đại bảo tràng, bồ tát Địa tạng, bồ tát Hư không tạng, bồ tát Bảo thủ tự tại, bồ tát Kim cang thủ, bồ tát Hoan hỷ lực, bồ tát Đại pháp lực, bồ tát Đại trang nghiêm quang, bồ tát Đại kim quang trang nghiêm, bồ tát Tịnh giới, bồ tát Thường định, bồ tát Cực thanh tịnh tuệ, bồ tát Kiên cố tinh tiến, bồ tát Tâm như hư không, bồ tát Bất đoạn đại nguyện, bồ tát Thí dược, bồ tát Liệu chư phiền năo bịnh, bồ tát Y vương, bồ tát Hoan hỷ cao vương, bồ tát Đắc thượng thọ kư, bồ tát Đại vân tịnh quang, bồ tát Đại vân tŕ pháp, bồ tát Đại vân danh xưng hỷ lạc, bồ tát Đại vân hiện vô biên xưng, bồ tát Đại vân sư tử hống, bồ tát Đại vân ngưu vương hống, bồ tát Đại vân cát tường, bồ tát Đại vân bảo đức, bồ tát Đại vân nhật tạng, bồ tát Đại vân nguyệt tạng, bồ tát Đại vân tinh quang, bồ tát Đại vân hỏa quang, bồ tát Đại vân điện quang, bồ tát Đại vân lôi âm, bồ tát Đại vân tuệ vũ sung biến, bồ tát Đại vân thanh tịnh vũ vương, bồ tát Đại vân hoa thọ vương, bồ tát Đại vân thanh liên hoa hương, bồ tát Đại vân bảo chiên đàn hương thanh lương thân, bồ tát Đại vân trừ ám, bồ tát Đại vân phá ế. Các vị đại bồ tát như vậy, sau lúc quá trưa cùng xuất định, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba ṿng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía.

Lại có năm trăm tám ngàn đồng tử Lê xa t́, tên là đồng tử Sư tử quang, đồng tử Sư tử tuệ, đồng tử Pháp thọ, đồng tử Nhân đà ra thọ, đồng tử Đại quang, đồng tử Đại mănh, đồng tử Phật hộ, đồng tử Pháp hộ, đồng tử Tăng hộ, đồng tử Kim cang hộ, đồng tử Hư không hộ, đồng tử Hư không hống, đồng tử Bảo tạng, đồng tử Cát tường diệu tạng. Những đồng tử như vậy làm người đứng đầu. Họ cùng đứng vững nơi vô thượng giác, thâm tín vui thích đối với đại thừa. Sau lúc quá trưa họ đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba ṿng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía. Có bốn mươi hai ngàn thiên tử, tên là thiên tử Hỷ kiến, thiên tử Hỷ duyệt, thiên tử Nhật quang, thiên tử Nguyệt kế, thiên tử Minh tuệ, thiên tử Hư không tịnh tuệ, thiên tử Trừ phiền năo, thiên tử Cát tường. Những thiên tử như vậy làm người đứng đầu. Họ phát đại nguyện hộ vệ đại thừa, làm cho chánh pháp rực rỡ liên tục. Sau lúc quá trưa, họ đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba ṿng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía. Có hai mươi tám ngàn long vương, long vương Liên hoa, long vương EÁ la diệp, long vương Đại lực, long vương Đại hống, long vương Tiểu ba, long vương Tŕ sử thủy, long vương Kim diện, long vương Như ư. Những long vương như vậy làm người đứng đầu. Họ thường thích nhớ chánh pháp đại thừa, tin tưởng sâu xa, tán dương duy tŕ. Sau lúc quá trưa, họ đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba ṿng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía. Có ba mươi sáu ngàn Dược xoa, đứng đầu bởi T́ sa môn thiên vương, tên của họ là dược xoa Yêm bà, dược xoa Tŕ yêm bà, dược xoa Liên hoa quang tạng, dược xoa Liên hoa diện, dược xoa Tần mi, dược xoa Hiện đại bố, dược xoa Động địa, dược xoa Thôn thực. Những dược xoa như vậy ưa thích chánh pháp của đức Thế tôn, chân thành duy tŕ, không hề giải đăi. Sau lúc quá trưa, họ đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba ṿng theo chiều bên phải, rồi lui ra cùng ngồi một phía. Có bốn mươi chín ngàn yết lộ trà vương, đứng đầu bởi Hương tượng thế lực vương; có kiền thát bà, a tô la, khẩn na la, mạc hô lạc dà, vân vân; có các thần tiên rừng núi sông biển; có quốc vương của các quốc gia lớn, được tháp tùng bởi hoàng hậu hoàng phi; có nam nữ đức tin trong sáng. Các chúng nhân loại và chư thiên cùng đến vân tập, cùng nguyện hộ vệ đại thừa tối thượng, đọc xét văn nghĩa, tụng tập thuộc ḷng, học hỏi tiếp nhận, nắm giữ trong trí, sao chép lưu thông (2) . Sau lúc quá trưa, họ đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài, đi quanh Ngài ba ṿng theo chiều phải, rồi lui ra cùng ngồi mỗi chúng một phía.

Đại hội như vậy, bao gồm thanh văn, bồ tát, nhân loại, chư thiên, tám bộ long thần, vân tập cả rồi, ai cũng nhất tâm, chắp tay cung kính, chiêm ngưỡng Thế tôn, mắt không rời Ngài. Họ thích thú muốn nghe chánh pháp siêu việt, nhiệm mầu.

Lúc ấy đức Thế tôn, sau lúc quá trưa, xuất khỏi thiền định, quan sát đại hội mà nói những lời chỉnh chú sau đây.

(1) Ánh sáng hoàng kim,

bản kinh nhiệm mầu,

siêu việt hơn hết,

vua của các kinh.

Kinh ấy rất sâu,

khó mà được nghe;

kinh ấy chính là

lĩnh vực của Phật.

(2- 3) Như lai ngày nay

sẽ tuyên thuyết đến

bản kinh như vậy

cho cả đại hội.

Hướng đông có đức

A súc như lai,

hướng nam có đức

Bảo tướng như lai,

Như lai hướng tây

là Vô lượng thọ,

Như lai hướng bắc

là Thiên cổ âm,

bốn đức Như lai

bốn hướng như vậy

cùng đem uy thần

hộ tŕ kinh này.

(4) Như lai sẽ nói

pháp mầu sám hối,

pháp ấy cát tường

pháp ấy thù thắng.

Năng lực pháp ấy

diệt mọi tội ác,

loại trừ sạch sẽ

những hành vi ác,

(5) tiêu tan mọi nỗi

khổ năo tai họa,

thường xuyên đem lại

yên vui khó lường.

Căn bản pháp ấy

là nhất thế trí,

và được trang hoàng

bởi bao phẩm chất.

(6) Những ai cơ thể

không được hoàn hảo,

đời sống sắp sửa

đi đến hủy diệt,

những sự đáng sợ

đă biến hiện ra,

chư thiên thiện thần

cùng lánh xa cả.

(7) Thân hữu tức giận,

thân quyến phân ly,

mọi phía chống nhau,

sản vật tan tác,

(8) ác tinh tác quái,

tà độc xâm phạm,

ưu sầu quá nhiều,

khổ năo lại ép,

(9) ngủ nghỉ ác mộng

từ đó phiền năo.

Người ấy phải nên

tắm rửa sạch sẽ,

và mặc y phục

sạch sẽ tinh khiết.

(10) Đối với kinh này

bản kinh mầu nhiệm,

rất mực sâu xa

Như lai ca tụng,

hăy nên chuyên chú

ḷng không tán loạn,

nghiên cứu, tụng thuộc,

lắng nghe, tiếp nhận,

nắm giữ trong trí

chuyên tâm phụng tŕ.

(11) Th́ nhờ uy lực

của kinh pháp này

mà được tách rời

mọi sự tai họa,

bao nỗi khổ sở

cùng trừ diệt cả.

(12) Bốn vị thiên vương

hộ vệ thế giới,

cùng với đại thần

tùy thuộc của họ,

vô lượng dược xoa

nhất tâm hộ vệ.

(13 - 14) Lại có thiên nữ

tên Đại biện tài,

thần sông Ni liên,

thần mẹ Ha lị,

địa thần Kiên lao,

Phạn vương, Đế thích,

cùng với long vương,

và khẩn na la,

kim sí điểu vương,

tu la, chư thiên.

(15) Bao nhiêu chư thiên

thần chúng như vầy

ai cũng đem theo

tùy tùng của ḿnh,

cùng đến hộ vệ

cho người như vậy,

cả ngày liền đêm

thường không tách rời

(16) Như lai sẽ nói

về kinh pháp này,

bản kinh rất sâu,

chỗ Như lai đi,

và là mật giáo

của chư Như lai,

ngàn vạn đời kiếp

khó mà gặp được.

(17) Ai nghe kinh này,

đem nói cho người,

hay sinh tùy hỷ

hoặc thiết cúng phẩm,

(18) th́ người như vậy

sẽ vô lượng kiếp

được các thiên nhân

long thần kính trọng.

(19) Cái khối phước đức

nhiều hơn hằng sa,

nghiên cứu, tụng thuộc

kinh pháp như vầy,

th́ sẽ có được

khối phước đức ấy,

(20) được chư Thế tôn

khắp trong mười phương,

được chư Bồ tát

tu hành sâu xa,

cùng hộ tŕ cho

tách rời khổ nạn.

(21) Hiến cúng kinh này

th́ như đă nói

tắm rửa sạch sẽ,

phụng hiến hoa hương,

khởi ư từ bi

v́ người phụng hiến.

(22) Muốn nghe kinh này

tâm phải sạch sẽ,

thường sinh hoan hỷ

lớn thêm công đức.

(23) Đem ḷng tôn trọng

mà nghe kinh này,

th́ thế chính là

khéo làm thân người,

rời xa mọi nỗi

khổ năo tai nạn.

(24) Kẻ ấy thiện căn

đă là thuần thục,

được chư Như lai

cùng nhau ca tụng,

mới nghe kinh này

và sám pháp này.

Phẩm 2: Thọ Lượng Thế Tôn 

Trong thành Vương xá có vị bồ tát tên Diệu tràng (3) , đă ở nơi quá khứ vô lượng chư Phật phụng sự, hiến cúng, trồng các thiện căn. Bấy giờ bồ tát Diệu tràng một ḿnh ở chỗ thanh vắng, nghĩ rằng, v́ lư do nào mà đức Thích ca thế tôn thọ lượng ngắn ngủi, chỉ tám mươi năm. Lại nghĩ, như đức Thế tôn dạy, có hai lư do được thọ lượng lâu dài. Hai lư do ấy là ǵ, một là không hại sinh mạng, hai là hiến cho ẩm thực. Mà đức Thích ca thế tôn th́ đă vô số đại kiếp không hại sinh mạng, làm mười thiện nghiệp; lại thường đem ẩm thực hiến cho chúng sinh đói khát, thậm chí máu thịt xương tủy của ḿnh cũng đem mà cho, huống chỉ ẩm thực.

Khi bồ tát Diệu tràng nghĩ về đức Thế tôn như vậy th́, do uy lực của Ngài, pḥng ông bỗng nhiên rộng lớn, đẹp và sạch, với những thứ ngọc đế thanh lưu ly màu sắc xen nhau mà trang hoàng, in như tịnh độ của chư Phật. Có hơi thơm tuyệt diệu, quá hơn hương liệu chư thiên, thơm tho khắp cả. Bốn phía pḥng ấy có bốn bảo tọa sư tử, thượng hạng và tinh hảo, được tạo thành bởi bốn loại ngọc. Ở trên bảo tọa trải vải quí của chư thiên. Bốn bảo tọa đều xuất hiện hoa sen tuyệt diệu, trang sức bằng những thứ ngọc quí, tầm cỡ tương xứng với các đức Thế tôn. Trên bốn hoa sen có bốn đức Thế tôn: Bất động thế tôn ở phương đông, Bảo tướng thế tôn ở phương nam, Vô lượng thọ thế tôn ở phương tây, Thiên cổ âm thế tôn ở phương bắc. Mỗi đức Thế tôn cùng ngồi xếp bằng trên một bảo tọa, phóng ánh sáng lớn chiếu rực cả thành Vương xá, cả đại thiên thế giới, cả mười phương hằng sa cơi Phật. Thiên hoa mưa xuống, thiên nhạc tấu lên. Bấy giờ trong Thiệm bộ châu và đại thiên thế giới, bao nhiêu chúng sinh đều nhờ uy lực của chư vị Thế tôn mà hưởng được cái vui siêu việt, tinh tế, không thiếu ǵ cả. Ai cơ thể bất toàn th́ toàn hảo. Ai mù th́ thấy đuợc. Ai điếc th́ nghe được. Ai ngọng th́ nói được. Ai ngu th́ khôn. Ai điên th́ tỉnh. Ai rách rưới th́ được y phục. Ai bị khinh ghét th́ được kính trọng. Ai dơ bẩn th́ được thanh khiết. Thế giới này, bao chuyện hiếm có đều diễn ra.

Bấy giờ bồ tát Diệu tràng thấy bốn đức Thế tôn và bao điều hiếm có th́ vui mừng hết sức, chắp tay, nhất tâm, chiêm ngưỡng tướng hảo thù thắng của các Ngài. Bồ tát lại nghĩ đến công đức vô lượng của đức Thích ca thế tôn, chỉ hoài nghi về thọ lượng của Ngài, rằng tại sao Thế tôn công đức vô lượng mà thọ lượng ngắn ngủi, chỉ có tám thập kỷ? Lúc ấy bốn đức Thế tôn bảo bồ tát Diệu tràng, thiện nam tử, ông không nên nghĩ Thích ca như lai thọ lượng dài ngắn. Tại sao? V́, thiện nam tử, chư Như lai không thấy chư thiên, nhân loại, phạn vương, ma vương, sa môn, bà la môn, tất cả nhân loại và phi nhân loại, có ai tính mà biết được giới hạn thọ lượng của đức Thích ca như lai, trừ ra các bậc Vô thượng biến giác. Bốn đức Thế tôn muốn nói thọ lượng của đức Thích ca thế tôn. Do uy lực của các Ngài, chư thiên cơi Dục và cơi Sắc, tám bộ long thần, vô số bồ tát cùng đến vân tập trong cái pḥng tuyệt diệu của bồ tát Diệu tràng. Đối với đại hội như vậy, bốn đức Thế tôn muốn hiển thị thọ lượng của đức Thích ca thế tôn nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Biết được số giọt

nước các biển cả,

mà không thể biết

thọ lượng Thích tôn.

(2) Nghiền núi Tu di

thành những hạt cải,

số hạt cải ấy

có thể biết được,

mà không biết được

thọ lượng Thích tôn.

(3) Có thể biết được

số bụi đại địa,

không thể đếm biết

thọ lượng Thích tôn.

(4) Lường tính không gian

biết được biên tế,

mà không lường nổi

thọ lượng Thích tôn.

(5) Nếu ai sống đến

trăm ngàn đời kiếp,

tận lực thường xuyên

dùng toán mà tính,

cũng không biết được

thọ lượng Thích tôn.

(6) Không hại sinh mạng,

hiến cho ẩm thực,

chính do hai loại

diệu nhân như vậy

làm cho đạt được

thọ lượng lâu dài.

(7) Do đó thọ lượng

của bậc Đại giác

khó có người nào

biết được số lượng.

Tựa như th́ gian (4)

vô cùng vô tận,

thọ lượng Thích tôn

cũng y như thế.

(8) Diệu tràng, nên biết:

không nên hoài nghi;

thọ lượng các đấng

Siêu việt bậc nhất,

không một người nào

biết được số lượng.

Lúc ấy bồ tát Diệu tràng nghe bốn đức Thế tôn nói thọ lượng bất tận của đức Thích ca thế tôn, th́ tác bạch như vầy, kính bạch chư vị Thế tôn, tại sao đức Thích ca thế tôn thị hiện thọ lượng ngắn ngủi? Bốn đức Thế tôn dạy bồ tát Diệu tràng, thiện nam tử, khi đức Thích ca thế tôn xuất hiện trong giai đoạn đủ cả năm thứ dơ bẩn, th́ thọ lượng nhân loại chỉ trên dưới bách kỷ, bẩm tính thấp hèn, thiện căn kém mỏng, không tin hiểu ǵ. Nhân loại như vậy đa số quan niệm bản ngă, quan niệm sinh thể, quan niệm linh hồn; quan niệm tồn tại -- những quan niệm bồi dưỡng, quan niệm sai lầm -- quan niệm bản ngă và sở hữu của bản ngă, quan niệm vĩnh hằng, quan niệm hư vô (5) . Để lợi ích cho những kẻ dị sinh và dị giáo như vậy, làm cho họ phát sinh lư giải chính xác, mau chóng đạt đến tuệ giác tối thượng, nên đức Thích ca như lai thị hiện thọ lượng ngắn ngủi. Thiện nam tử, đức Thích ca như lai muốn làm cho chúng sinh thấy Ngài niết bàn để sinh ư tưởng khó gặp, ư tưởng lo lắng; đối với kinh pháp Ngài nói, họ lo cấp tốc tiếp nhận, ghi nhớ, cứu xét, tụng thuộc cho thông suốt, đem nói cho người, không hề khinh thường. V́ muốn như vậy mà đức Thích ca như lai thị hiện thọ lượng ngắn ngủi. Lư do ở đây là, chúng sinh như đă nói ở trước, nếu thấy đức Thích ca như lai không nhập niết bàn, th́ không có ư tưởng kính trọng, khó gặp; đối với kinh pháp sâu xa mà Ngài tuyên thuyết cũng không lo tiếp nhận, ghi nhớ, cứu xét, tụng thuộc cho thông suốt, và đem nói cho người. Tại sao như vậy, v́ thường xuyên thấy Phật th́ không kính trọng nữa. Thiện nam tử, ví như có kẻ thấy cha mẹ ḿnh có lắm của cải vàng ngọc th́, đối với tài sản ấy, người con không sinh ư tưởng hiếm có, khó gặp, tại sao, v́ đối với cha mẹ, và tài sản của cha mẹ, người con có ư tưởng c̣n măi. Thiện nam tử, chúng sinh kia cũng vậy, nếu thấy đức Thích ca như lai không nhập niết bàn th́ không sinh ư tưởng hiếm có, khó gặp, lư do là v́ thường thấy. Thiện nam tử, ví như có kẻ cha mẹ nghèo nàn, thiếu thốn tài sản, người con nghèo thiếu đến cung vua chúa hay đến dinh đại thần, thấy tài sản tràn đầy, th́ sinh ư tưởng hiếm có, khó gặp. Người con này muốn có tài sản nên làm lụng đủ cách, siêng năng không nhác, lư do là để hết nghèo nàn, hưởng an lạc. Thiện nam tử, chúng sinh kia cũng vậy, nếu thấy đức Thích ca như lai nhập vào niết bàn mới có ư tưởng khó gặp, ư tưởng lo lắng. Họ nghĩ, vô số kiếp Phật mới xuất hiện, như hoa ô đàm lâu lắm mới có một lần. Nghĩ vậy nên họ có ư tưởng hiếm có, ư tưởng khó gặp. Và gặp Phật th́ tôn kính, tin tưởng, nghe Ngài thuyết pháp th́ có ư tưởng nói thật, bao nhiêu kinh pháp đều tiếp nhận, ghi nhớ, chớ không khinh thường. Thiện nam tử, v́ lư do đă nói trên đây mà đức Thích ca như lai không ở đời lâu dài, niết bàn mau chóng. Thiện nam tử, như thế đó, chư vị Như lai áp dụng phương tiện khéo léo mà tác thành chúng sinh. Nói như vậy rồi, bốn đức Thế tôn bỗng nhiên ẩn mất.

Bấy giờ bồ tát Diệu tràng cùng với vô lượng bồ tát, và vô số chúng sinh, cùng nhau đi đến trên đỉnh Thứu phong, chỗ đức Thích ca thế tôn, đảnh lễ ngang chân Ngài rồi đứng qua một bên. Bồ tát Diệu tràng đem sự thể trên đây tŕnh bạch đầy đủ với đức Thế tôn. Lúc ấy bốn đức Thế tôn cũng đă đến Thứu phong, chỗ đức Thích ca thế tôn. Tùy phương hướng của ḿnh, các Ngài đến bảo tọa mà ngồi, rồi bảo vị bồ tát thị giả, rằng thiện nam tử, ông hăy đến chỗ đức Thích ca như lai, thay lời Như lailời Như lai mà vấn an Ngài, rằng Ngài ít bịnh ít phiền, cử động linh hoạt, sống yên vui chăng. Ông lại tác bạch như vầy: Lành thay đức Thế tôn, xin Ngài nay có thể tuyên thuyết kinh Ánh sáng hoàng kim, pháp yếu cực sâu, để lợi ích chúng sinh, loại bỏ đói khát, làm cho yên vui. Đức Thế tôn của con xin tùy hỷ việc này. Các vị thị giả cùng đến chỗ đức Thích ca thế tôn, đảnh lễ hai chân của Ngài, rồi đứng qua một bên, cùng tác bạch rằng, bạch đức Thế tôn, đức Thầy trời người của chúng con vấn an vô lượng, rằng Ngài ít bịnh ít phiền, cử động linh hoạt, sống yên vui chăng. Các vị thị giả lại tác bạch như vầy: Lành thay đức Thế tôn, xin Ngài nay có thể tuyên thuyết kinh Ánh sáng hoàng kim, pháp yếu cực sâu, để lợi ích chúng sinh, loại bỏ đói khát, làm cho yên vui. Đức Thầy trời người của chúng con xin tùy hỷ việc này. Bấy giờ đức Thích ca thế tôn, bậc Như lai, bậc ứng cúng, bậc Chánh đẳng giác, nói với các vị bồ tát thị giả, rằng lành thay, bốn đức Nha lai muốn làm cho chúng sinh lợi ích yên vui mà khuyến cáo Như lai tuyên dương pháp yếu! Ngài nói mấy lời chỉnh cú sau đây.

(9) Như lai thường trú

trên đỉnh Thứu phong,

tuyên thuyết kinh bảo

Ánh sáng hoàng kim;

nhưng v́ tác thành

cho bao chúng sinh,

Như lai thị hiện

nhập vào niết bàn.

(10) Chúng sinh phàm phu

quan niệm lầm lẫn,

nên không tin được

lời Như lai nói;

chính v́ tác thành

chúng sinh như vậy,

Như lai thị hiện

nhập vào niết bàn.

Bấy giờ trong đại hội có một vị bà la môn họ Kiều trần như, tên Pháp sư thọ kư, cùng vô số bà la môn hiến cúng đức Thế tôn rồi, nghe Ngài nói nhập vào niết bàn, th́ nước mắt nước mũi xen nhau chảy ra, bước tới lạy chân Ngài, thưa rằng, bạch đức Thế tôn, nếu thật đức Thế tôn có ḷng đại từ bi đối với chúng sinh, thương xót ích lợi, làm cho yên vui, in như cha mẹ không ai sánh bằng; Ngài làm chỗ nương tựa cho cả thế giới, in như vầng thái âm tṛn đầy; Ngài soi sáng bằng tuệ giác lớn lao, in như vầng thái dương mới mọc; Ngài nh́n khắp cả, thương tưởng đồng đều, coi ai cũng như tôn giả La hô la -- th́ con xin Ngài ban cho con một điều ước nguyện. Nghe thưa như vậy, đức Thế tôn chỉ im lặng. Nhưng do uy lực của Ngài, trong đại hội có một vị đồng tử Lê xa t́ tên Ai cũng thích nh́n, nói với bà la môn Kiều trần như, rằng thưa đại bà la môn, ông muốn xin đức Thế tôn điều ước nguyện ǵ, tôi có thể thỏa măn cho ông. Bà la môn Kiều trần như nói, đồng tử, tôi muốn hiến cúng (6) đức Thế tôn tối thượng, nên cầu xin Ngài cho tôi một chút xá lợi chỉ bằng hạt cải. Tại sao tôi cầu xin như vậy? V́ tôi từng nghe nói, nếu thiện nam hay thiện nữ nào được xá lợi của đức Thế tôn chỉ bằng hạt cải thôi, để tôn kính hiến cúng, th́ sẽ sinh lên tầng trời Đao lợi mà làm Đế thích. Nghe như vậy, đồng tử Lê xa t́ nói với bà la môn, nếu ông muốn sinh lên Đao lợi hưởng thụ quả báo hơn người, th́ hăy dốc ḷng mà nghe kinh Ánh sáng hoàng kim. Kinh này hơn hết các kinh khác, khó lư giải, khó hội nhập. Thanh văn Độc giác không thể hiểu nổi. Kinh này sinh ra vô biên quả báo phước đức, cho đến hoàn thành tuệ giác vô thượng. Tôi nay chỉ nói cho ông vắn tắt như vậy. Bà la môn nói, lành thay đồng tử; nhưng kinh Ánh sáng hoàng kim cực sâu, tối thượng, khó lư giải, khó hội nhập, Thanh văn Độc giác không thể hiểu nổi, huống chi chúng tôi, những kẻ biên dă, trí tuệ kém cỏi, làm sao hiểu được. Do vậy, hôm nay tôi chỉ cầu xin xá lợi của đức Thế tôn bằng hạt cải thôi, để đem về bản xứ, tôn trí vào trong hộp ngọc, tôn kính hiến cúng. Th́ mạng chung rồi được làm Đế thích, thường hưởng yên vui. Tại sao đồng tử không thể từ đấng Đủ sự sáng cầu xin cho tôi môt điều ước nguyện như vậy? Bà la môn nói rồi, đồng tử Lê xa t́ liền nói cho ông nghe những lời chỉnh cú sau đây.

(11) Ḍng nước chảy xiết

của sông Hằng hà

có thể mọc lên

hoa sen bạch liên;

loài chim màu vàng

có thể thành trắng,

hay chim màu đen

có thể thành đỏ;

(12) hoặc cây thiệm bộ

sinh trái đa la,

cây khát thụ la

sinh trái yêm la;

(13) sự vật hiếm có

có thể chuyển biến,

xá lợi Thế tôn

cũng không thể có.

(14) Giả sử lông rùa

dệt thành áo đẹp,

áo đó có thể

mặc vào mùa lạnh,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

(15) Giả sử chân muỗi

đỡ được lầu đài

vô cùng kiên cố

không thể lay động,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

(16) Giả sử miệng đỉa

mọc lên răng trắng

đă dài lại lớn

sắc như mũi nhọn,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

(17) Giả sử sừng thỏ

làm thành cái thang

và leo thang ấy

lên đến cung trời,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

(18) Chuột leo thang ấy

lên đánh tu la

che khuất mặt trăng

ở trong không gian,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

(19) Ruồi uống rượu say

bay khắp làng xóm

dựng lên bao nhiêu

là những nhà cửa,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

(20) Giả sử mơm lừa

đỏ lên in như

trái cây tần bà

lại khéo ca vũ,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

(21) Quạ với cú mèo

đứng được một chỗ

và cả hai bên

thuận tùng với nhau,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

(22) Nếu lá ba la

thành được tàn lọng

có thể che được

cơn mưa to lớn,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

(23) Giả sử thuyền lớn

chở đầy vàng ngọc

mà lại lướt đi

trên mặt đất liền,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

(24) Và nếu chim ri

mỏ ngậm Hương sơn

tùy theo ư muốn

bay đâu cũng được,

th́ mới t́m được

xá lợi Thế tôn.

Bà la môn Pháp sư thọ kư nghe những lời chỉnh cú ấy, th́ cũng đem chỉnh cú mà đáp lại đồng tử Ai cũng thích nh́n.

(25) Lành thay đồng tử

bậc đại cát tường,

khéo léo sử dụng

tuệ giác phương tiện,

nên được Thế tôn

thọ vô thượng kư.

(26) Uy đức Thế tôn

cực kỳ vĩ đại,

đầy cả năng lực

cứu hộ thế giới;

ông hăy nghe tôi

tuần tự nói đến.

(27) Lĩnh vực Thế tôn

rất khó nghĩ thấu,

toàn thể thế giới

không ai đồng đẳng;

pháp thân của Ngài

thể tánh thường trú,

tu hành cũng không

làm cho sai biệt.

(28) Chư vị Thế tôn

thể tánh đồng nhất,

Pháp các Ngài nói

cũng là như vậy;

nên chư Thế tôn

vốn phi tạo tác,

lại nữa cũng là

vốn phi sinh khởi.

(29) Thân thể kim cương

của chư Thế tôn

quyền biến thị hiện

thân thể ứng hóa;

thế nên xá lợi

của chư Thế tôn

cũng vốn không có

bằng một hạt cải.

(30) Thân chư Thế tôn

không phải máu thịt,

làm sao mà có

linh cốt xá lợi;

thế nhưng phương tiện

lưu lại linh cốt,

là để lợi ích

bao loại chúng sinh.

(31) Pháp thân là Phật,

pháp giới cũng Phật;

pháp thân mới thật

là thân của Phật,

Pháp của Phật nói

là pháp giới ấy.

Trong đại hội có ba mươi hai ngàn thiên tử, nghe nói như vậy về thọ mạng bất diệt đức Thế tôn, ai cũng phát tâm vô thượng bồ đề, hoan hỷ, phấn chấn, cảm được sự thể chưa bao giờ có, nên khác miệng mà đồng tiếng, nói mấy lời chỉnh cú sau đây.

(32) Phật không nhập diệt,

Pháp cũng bất diệt,

chỉ v́ ích lợi

cho bao chúng sinh,

nên Phật thị hiện

có sự diệt tận.

(33) Phật th́ đích thị

bất khả tư nghị,

thân mầu của Phật

không hề biến đổi,

nhưng v́ ích lợi

cho bao chúng sinh

mà Phật thị hiện

mọi sự trang nghiêm.

Bấy giờ bồ tát Diệu tràng đích thân đối trước đức Thế tôn, trước bốn đức Thế tôn, trước hai vị đại nhân và bao nhiêu thiên tử, nghe nói thọ lượng của đức Thế tôn, th́ lại từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính mà thưa với Ngài, rằng bạch đức Thế tôn, nếu thật chư vị Thế tôn không nhập niết bàn, không có xá lợi, th́ tại sao trong các kinh trước đây nói Ngài có niết bàn, và có xá lợi để cho nhân loại và chư thiên tôn kính hiến cúng? Chư vị Thế tôn đă quá khứ rồi, hiện có linh cốt phân bố trong đời, người trời hiến cúng phước được vô hạn. Vậy mà ngày nay lại nói không có, gây ra hoài nghi. Con thỉnh cầu đức Thế tôn thương mà giải thích phong phú cho chúng con.

Vào lúc ấy, đức Thế tôn bảo bồ tát Diệu tràng, và cả đại hội, rằng các người phải nhận thức, nói có niết bàn và có xá lợi là nói theo ư nghĩa bí mật. Ư nghĩa như vậy hăy chuyên nhất tâm trí mà nghe. Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nên biết như vầy: có mười sự thể có thể lư giải ư nghĩa chân thật của Như lai nói có niết bàn vĩ đại và cứu cánh. Thế nào là mười? Một là chư Như lai cứu cánh diệt hết phiền năo chướng và sở tri chướng nên nói là niết bàn. Hai là chư Như lai khéo léo thấu triệt nhân vô tánh và pháp vô tánh nên nói là niết bàn. Ba là chư Như lai có thể chuyển thân y và pháp y nên nói là niết bàn. Bốn là chư Như lai đối với chúng sinh, một cách tự nhiên, tạm ngừng hóa độ [khi cơ duyên hóa độ đă hết], nên nói là niết bàn. Năm là chư Như lai chứng được pháp thân không có sai biệt nên nói là niết bàn. Sáu là chư Như lai thấu triệt cái tánh bất nhị của sinh tử với niết bàn nên nói là niết bàn. Bảy là chư Như lai thấu triệt căn bản của các pháp, thực hiện thanh tịnh nên nói là niết bàn. Tám là chư Như lai khéo léo tu hành sự bất sinh diệt của các pháp nên nói là niết bàn. Chín là chư Như lai chứng được chánh trí đối với chân như nên nói là niết bàn. Mười là chư Như lai chứng được sự không sai biệt của tánh các pháp và tánh niết bàn nên nói là niết bàn. Như thế đó là mười sự thể nói có niết bàn.

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nên biết như vầy: có mười sự thể nữa có thể lư giải ư nghĩa chân thật của Như lai nói có niết bàn vĩ đại và cứu cánh. Thế nào là mười? Một là mọi thứ phiền năo lấy ưa muốn làm gốc, từ ưa muốn mà sinh, chư Như lai dứt ưa muốn nên nói là niết bàn. Hai là chư Như lai dứt hết ưa muốn, không thủ đắc một pháp nào cả: v́ không thủ đắc mà không đi không đến nên nói là niết bàn. Ba là v́ không đi đến, không thủ đắc, thế là pháp thân bất sinh diệt: bất sinh diệt nên nói là niết bàn. Bốn là sự bất sinh diệt th́ không phải ngôn ngữ nói thấu: ngôn ngữ loại bỏ nên nói là niết bàn. Năm là không có bản ngă và sinh thể, tư duy sự sinh diệt của các pháp mà được chuyển y nên nói là niết bàn. Sáu là phiền năo là khách, pháp tánh là chủ, không đến không đi: chư Như lai thấu triệt như vậy nên nói là niết bàn. Bảy là chân như là thật, ngoài ra là giả: chân như là Như lai nên nói là niết bàn. Tám là thật tế th́ không hư luận: chỉ có Như lai chứng pháp thật tế, vĩnh diệt hư luận nên nói là niết bàn. Chính là vô sinh th́ thật, sinh th́ dối: người ngu ch́m đắm sinh tử, c̣n thật thể Như lai th́ không giả dối nên nói là niết bàn. Mười là cái pháp không thật th́ do duyên sinh, cái pháp chân thật th́ phi duyên sinh, mà pháp thân Như lai là chân thật nên nói là niết bàn. Như thế đó là mười sự thể nói có niết bàn.

Thiện nam tử, bồ tát đại sĩ nên biết như vầy: có mười sự thể nữa có thể lư giải ư nghĩa chân thật của Như lai nói có niết bàn vĩ đại và cứu cánh. Thế nào là mười? Một là Như lai khéo biết bố thí và quả báo của bố thí là không bản ngă và sở hữu của bản ngă; đối với bố thí và quả báo của bố thí, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Hai là Như lai khéo biết tŕ giới và quả báo của tŕ giới là không bản ngă và sở hữu của bản ngă; đối với tŕ giới và quả báo của tŕ giới, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Ba là Như lai khéo biết nhẫn nhục và quả báo của nhẫn nhục là không bản ngă và sở hữu của bản ngă; đối với nhẫn nhục và quả báo của nhẫn nhục, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Bốn là Như lai khéo biết tinh tiến và quả báo của tinh tiến là không bản ngă và sở hữu của bản ngă; đối với tinh tiến và quả báo của tinh tiến, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Năm là Như lai khéo biết thiền định và quả báo của thiền định là không bản ngă và sở hữu của bản ngă; đối với thiền định và quả báo của thiền định, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Sáu là Như lai khéo biết trí tuệ và quả báo của trí tuệ là không bản ngă và sở hữu của bản ngă; đối với trí tuệ và quả báo của trí tuệ, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Bảy là Như lai khéo biết chúng sinh phi chúng sinh, các pháp phi các pháp, sự phân biệt không chính xác vĩnh viễn loại trừ nên nói là niết bàn. Tám là thương ḿnh th́ đeo đuổi, theo đuổi th́ đau khổ; Như lai dứt thương ḿnh, hết theo đuổi: hết theo đuổi nên nói là niết bàn. Chín là các pháp hữu vi th́ toàn có số lượng, pháp tánh vô vi th́ số lượng loại kết; Như lai rời hữu vi, chứng vô vi, không số lượng nên nói là niết bàn. Mười là Như lai thấu triệt chúng sinh và các pháp toàn không: không tánh là pháp thân chân thật nên nói là niết bàn. Như thế đó là mười sự thể nói có niết bàn.

Lại nữa, Thiện nam tử, đâu phải chỉ có cái việc không nhập niết bàn của Như lai là hiếm có, mà c̣n có mười sự hiếm có nữa là việc Như lai làm. Thế nào là mười? Một, sinh tử th́ tội lỗi, niết bàn th́ vắng lặng, thế nhưng Như lai chứng được sự b́nh đẳng của sinh tử với niết bàn, nên không ở sinh tử, không ở niết bàn, không chán bỏ phản bội chúng sinh, đó là việc Như lai làm. Hai, đối với chúng sinh, Như lai không nghĩ họ là ngu phu, đi theo quan niệm thác loạn, bị phiền năo ép buộc, Như lai phải khai thị cho họ siêu thoát; thế nhưng do sức mạnh của từ bi quá khứ, nên đối với chúng sinh vẫn tùy tŕnh độ, ư thích và nhận định (7) của họ mà tự nhiên cứu độ, chỉ thị và huấn dụ cho họ lợi ích và hoan hỷ (8) mà không phân biệt ǵ hết, cùng tận th́ gian, không có kết thúc, đó là việc Như lai làm. Ba, Như lai không nghĩ Như lai phu diễn mười hai thành phần của giáo pháp (9) , lợi ích chúng sinh; thế nhưng do sức mạnh từ bi quá khứ, vẫn tuyên thuyết phong phú cho chúng sinh, cho đến cùng tận th́ gian, không có kết thúc, đó là việc Như lai làm. Bốn, Như lai không nghĩ đi đến thị thành, thôn quê, những nơi dân cư, vào nhà vua chúa, đại thần, bốn giai cấp xă hội mà khất thực; nhưng do sức mạnh huân tập của thân miệng ư quá khứ mà tự nhiên đi đến, v́ lợi ích cho họ mà khất thực, đó là việc Như lai làm. Năm, Như lai th́ thân không đói khát, cũng không đại tiểu, nên tuy khất thực mà không thọ thực; nhưng v́ tự nhiên ích lợi chúng sinh nên hiện có ăn uống, đó là việc Như lai làm. Sáu, Như lai không nghĩ chúng sinh có cao vừa thấp, tùy tŕnh độ của họ mà thuyết pháp cho; nhưng Như lai không phân biệt mà vẫn tự nhiên tùy tŕnh độ (10) chúng sinh, khéo ứng theo cơ duyên mà thuyết pháp cho họ, đó là việc Như lai làm. Bảy, Như lai không nghĩ có người không tôn kính Như lai, thường phát ngôn phỉ báng, Như lai không thể đối thoại; có người tôn kính Như lai, thường phát ngôn ca tụng, Như lai có thể đối thoại; thế nhưng Như lai thường có tâm từ bi, b́nh đẳng bất nhị, đó là việc Như lai làm. Tám, Như lai không có thương ghét, kiêu ngạo, tham tiếc, và mọi thứ phiền năo đồng đẳng như vậy; mà Như lai thường thích vắng lặng, khen thiểu dục, tách rời huyên náo, đó là việc Như lai làm. Chín, Như lai không có một pháp nào không biết và không khéo thông suốt, đối với toàn bộ các pháp th́ cảnh trí (11) như ở trước mắt và không có phân biệt; thế nhưng Như lai vẫn thấy công việc của chúng sinh, tùy ư họ mà phương tiện dẫn dụ cho họ siêu thoát, đó là việc Như lai làm. Mười, Như lai thấy ai giàu thịnh th́ không mừng, thấy họ suy bại cũng không lo; nhưng thấy họ làm theo chánh hạnh th́ vô ngại đại bi tự nhiên gia hộ, thấy họ làm theo tà hạnh th́ vô ngại đại bi tự nhiên cứu hộ, đó là việc của Như lai làm. Thiện nam tử, nên biết Như lai nói có vô lượng diệu hạnh như vậy, và đó là sắc thái thật của niết bàn. C̣n có khi các người thấy Như lai nhập niết bàn, th́ đó là phương tiện thích nghi; các người lại thấy lưu lại xá lợi th́ đó là để cho chúng sinh tôn kính hiến cúng. Những việc như vậy toàn là do sức mạnh từ bi của Như lai, để ai hiến cúng xá lợi th́ vị lai xa rời tám nạn, gặp được chư vị Như lại, gặp được các bậc Thiện tri thức, thiện tâm liên tục chứ không mất, phước báo vô cùng, mau được siêu thoát, không bị sinh tử trói buộc. Diệu hạnh như vậy các người nên nỗ lực mà làm, đừng có phóng dật.

Bồ tát Diệu tràng nghe đức Thế tôn đích thân nói đến sự không nhập niết bàn và những diệu hạnh cực sâu, th́ chắp tay, cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, ngày nay con mới biết bậc Thầy cao cả không nhập niết bàn và lưu lại xá lợi, nhưng v́ lợi ích một cách rộng lớn cho chúng sinh [mà thị hiện niết bàn và lưu lại xá lợi]. Cả cơ thể và tâm trí đều phấn chấn, vui đẹp, bồ tát Diệu tràng than rằng thật là sự thể chưa bao giờ có.

Khi phẩm thọ lượng Thế tôn được tuyên thuyết hoàn tất th́ vô số chúng sinh phát tâm vô thượng bồ đề. Và bốn đức Thế tôn đều ẩn mất. Bồ tát Diệu tràng đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, rồi đứng dậy trở về chỗ cũ.

Hết quyển 1     next.png

 Mục lục 01020304050607080910

 

 

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0