佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

VT0266

QUYỂN THƯỢNG     QUYỂN TRUNG     QUYỂN HẠ

KINH PHẬT THUYẾT A-DUY-VIỆT TRÍ GIÀ

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ,

người nước Nguyệt Thị.

QUYỂN HẠ

Phẩm 13: NHƯ LAI

Lúc bấy giờ, có ba vị Bồ-tát đều từ phương xa đến, thể hiện những biến hóa nơi Phật đang giảng nói pháp khiến chúng hội trông thấy cho là điều chưa từng có.

A-nan bạch Phật:

–Ba vị Bồ-tát ấy đã từ cõi nước nào đến đây?

Đức Thế Tôn đáp:

–Về phương Đông, cách đây nhiều cõi nước như số cát sông Hằng có thế giới tên là Thân siêu Tu-di sơn, ba vị Bồ-tát ở tại cõi nước ḿnh, v́ nghe ta nói kinh này cho nên đến đây.

Liền đó, ba vị Bồ-tát đến đứng trước Phật, đều dùng hương hoa cúng dường Đức Thế Tôn và cùng thưa:

–Chúng con đều ưa thích tin tưởng pháp ấy, không có tâm hồ nghi. V́ sao? V́ trong lòng hết sức sáng tỏ, ví như mắt nh́n thấy rõ mọi h́nh sắc trước mặt ḿnh. Đó cũng là nhờ ân che chở của Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác.

Rồi một vị Bồ-tát bước đến bạch Phật:

–Như lời con nói là thành thật không hư dối, đối với kinh này con hoàn toàn không còn hồ nghi ǵ cả.

Vị Bồ-tát thứ hai cũng bạch Phật:

–Đối với pháp này con cũng chẳng có điều ǵ nghi ngờ.

Rồi vị Bồ-tát thứ ba lại bạch Phật:

–Như lời con nói là hết sức thành thật, không hư dối, Phật là Bậc Giác Ngộ th́ con cũng sẽ là Phật, con đã hiểu rõ kinh này không còn nghi hoặc ǵ nữa.

Bấy giờ, trong chúng hội có vô số trăm ngàn những vị từ phương xa đến nghe pháp, tất cả đều cùng chắp tay, không thích chỗ ḿnh ngồi và cùng nói:

–Phật xuất hiện ở đời, v́ sao mà các vị ấy lại nói ra lời như thế?

Mọi người đều im lặng, trong tâm nghĩ: “Nay Phật hiện tại sẽ giải thích.”

Tôn giả A-nan lại bạch Phật:

–Các vị Bồ-tát ấy danh hiệu là ǵ?

Phật bảo A-nan:

–Một vị Bồ-tát tên Đắc Như Lai Trụ, vị thứ hai tên là Chí Đắc Thế Tôn Âm, còn vị thứ ba tên Chí Đãi Đắc Phật Thanh.

Như thế, này A-nan! Như lời các vị ấy nói không hề sai khác với nghĩa thú này.

A-nan bạch Phật:

–Hiện nay trong vô số hàng trăm ngàn các vị trong chúng hội, có một số vị tâm ý còn xao động chưa được yên. Các vị ấy đều chắp tay nhất tâm hướng về Phật, bày tỏ là chẳng hay nghĩa này nhằm hướng tới điều ǵ? Sự so sánh ấy là nhằm nói về công đức chuyển biến sẽ được gia tăng thêm chăng? Ví như có một chàng trai, khôi ngô khác thường, dung mạo tươi đẹp, dùng nước sạch rửa tay, rồi dùng các thứ hương thơm quý giá xông, gội thân ḿnh, lại mặc y phục đẹp đẽ... th́ tất nhiên là thể sắc của người đó càng thêm tươi sáng bội phần. Lấy điều ấy để so sánh với công đức của những người tin tưởng, ưa thích đối với Chánh pháp luôn cung kính hướng về Phật th́ sự chuyển biến của phước đức không ǵ sánh kịp.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ:

Như Lai biết quá khứ

Đương lai cũng như vậy

Thấy các pháp vốn không

Nên gọi là Như Lai.

Thông đạt việc hiện tại

Vị lai đều nêu rõ

Chẳng tạo lập ba hành

Rốt ráo như vô tưởng.

Như các Phật thời xưa

Giác ngộ không tính kể

Đều không từ đâu lại

Nên gọi là Như Lai.

Như các Phật thời xưa

Mong cầu được Thánh đạo,

Người giác cũng được vậy

Nên gọi là Như Lai.

Các pháp vốn được lập

Âm thanh đạo vắng lặng

Âm thanh không thật có

Nên gọi là Như Lai.

Chỉ hợp giới quá khứ

Đương lai cũng như vậy

Hiện tại th́ vốn không

Nên gọi là Như Lai.

Như nhẫn nhục mạnh mẽ

Mang thân h́nh Bồ-tát

Học ấy cũng như thế

Bậc ấy là Vô thượng.

Khi còn là Bồ-tát

Lực siêng năng như thế

Chí thực hành tinh tấn

Nên gọi là Như Lai.

Như các pháp b́nh đẳng

Lời giảng nói không khác

Niệm không đắm vào Hữu

Nên gọi là Như Lai.

B́nh đẳng chẳng còn niệm

Luôn an nhiên tự tại

Dứt mọi niệm b́nh đẳng

Không nghĩ, chớ khởi niệm.

Vốn không, thành Tam-muội

Đầy đủ âm thanh ấy

Tu hành định ý này

Nên gọi là Như Lai.

Các pháp đều vốn tịnh

Vốn không, chẳng chỗ nơi

Tất cả không xưng gọi

Nhân duyên không h́nh tướng.

Biết rõ tướng trí tuệ

Rõ pháp không cũng thế

Chí thành không nghi ngờ

Trí tuệ độ vô cực.

Chỗ độ như bậc Thánh

Cội gốc không nghĩ bàn

Sáng kia không thật có

Nên diệt độ vô lượng

Như được trí tuệ sáng

Độ khắp cũng như thế

V́ tuệ ấy không chỗ

Nên gọi là Như Lai.

Phật đạo chẳng thể đạt

Như nghĩ tưởng của ý

Chẳng được tất cả pháp

Nên gọi là Như Lai.

Đạt đến cõi vô vi

Ví như nhiều nẻo tới

Các pháp không thể tính

Khen đạo không bến bờ.

Uy thần của Thế Tôn

Pháp tắc vô sở tu

Đạo ấy là chân lý

Đều từ trí tuệ sinh.

Đạo tôn quý, vô lậu

Đều nhận rõ như thế

Đạo ấy là chánh chân

Chí nguyện thuận tự nhiên.

Có hiểu rõ Thánh hóa

Pháp an trụ b́nh đẳng

Dẫn dắt đến vốn không

Nên gọi là Như Lai.

Thánh đồng với b́nh đẳng,

Chỗ trụ thuận đường sáng

Đạo và thân vốn không

Nên gọi là Như Lai.

Nay ta giảng nói pháp

Tiếng b́nh đẳng như thế

Giả sử trụ ở đây

Mà mong cầu đạo lớn.

Ta do vậy, A-nan

Miệng nói ra lời ấy

Việc đó như lời nói

Thảy là hành của thức.

Hiểu rõ không lui sụt

Là Bồ-tát mạnh mẽ

Nên v́ tu tinh tấn

Khen ngợi nghĩa lý ấy.

A-nan! Nhân duyên này

Tâm Bồ-tát giảng nói

Cho nên gọi Như Lai

Trí Bồ-tát mạnh mẽ.

Thuận theo các nhân duyên

Pháp đó thuộc loại ǵ

V́ sao gọi Thế Tôn

Bồ-tát tu Vô úy.

Giảng nói trăm ức kiếp

Nhân ấy thành Đại Thánh

Phật đạo không nghĩ nhớ

Thành tựu trí tuệ sáng.

Đều tự v́ thân cầu

Dứt hết nỗi lo sợ

Nên gọi là Thế Tôn

Không hề sợ sinh tử.

Đầu cuối không hề lập

Do vậy độ chúng sinh

Nên gọi là Thế Tôn

Nào sợ hãi sinh tử.

V́ sao trụ đầu cuối

V́ sao độ chúng sinh

Thế Tôn Tối Thượng Giác

Không dẫn người pháp lợi.

Pháp cũng không hư hoại

Không bền, chẳng ly tán

Độ người siêng khổ nhọc

Là chẳng sợ sinh tử.

Đó chẳng trụ đầu cuối

Độ muôn loài như thế

Nên gọi là Thế Tôn

Không hề sợ các pháp.

Không hề sợ các nghĩa

Cùng tất cả kinh Phật

Khiến nghe vô số pháp

Không đáy, không có bờ.

Pháp chúng sinh đều không

Đạo các Phật tự nhiên

Chẳng thấy gốc các pháp

Liền nương theo kinh này.

Chuyên ròng nơi các pháp

Trí không, pháp tự nhiên

Không sợ, không việc sợ

Hiểu rõ đạo tuệ không.

Biết các pháp lừa dối

Phân biệt chẳng chỗ nương

Tinh tấn lần lượt giảng

Sẽ hiểu gốc các pháp.

Những khó khăn gắng vượt

Dứt trừ các đường ác

Không có ý lo sợ

Khỏi đường ác chúng sinh.

Hóa độ hơn ức người

Vượt nỗi sợ đầu, cuối

Thường bất động sinh tử

Từ đấy độ chúng sinh.

Độ qua bờ bên kia

Đến Thượng tôn vô vi

Được mọi người tôn quý

Nên gọi là Thế Tôn.

Giải thích cho người nghe

Các pháp như hư không

Cũng chẳng có nạn, sợ

Nên gọi là Thế Tôn.

Nhờ nương tất cả pháp

Nhiều khai mở dắt dẫn

Đạo b́nh đẳng không khác

Pháp Thánh chẳng thể đạt.

Chúng sinh bằng với Ngài

Th́ đến được đạo Phật

Nói rõ ràng như vậy

Th́ không còn sợ khó

Dẫn dắt kẻ lạc loài

Độ vô số chúng sinh

Vượt qua các sợ hãi

Nên gọi là Thế Tôn.

Cởi bỏ tưởng về người

Chỉ tu tập đạo niệm

Nhổ sạch bao mầm mống

Nên gọi là Thế Tôn.

Ĺa được các tư tưởng

Bồ-tát không chuộng ǵ

Cho nên được danh hiệu

Tôn xưng là Thế Tôn.

Pháp b́nh đẳng vắng lặng

Hiểu rõ tất cả nghĩa

Chí lập đời vị lai

Nên gọi là Thế Tôn.

Không cầu đạo nhiệm mầu

Kia cũng chẳng cầu danh

Giải thoát gọi Vô vi

Giảng nghĩa kinh người nghe.

Đạo dứt các kiêu mạn

Nên không có lập nguyện

Người cầu được tôn xưng

Th́ chẳng mến Phật đạo.

Xem âm như tiếng vang

Do đó khởi vọng tưởng

Tham đắm tiếng hư dối

Danh dự ta như thế.

Những vọng tưởng chẳng còn

Lời nói không mê đắm

Bồ-tát không buông lung

Nên gọi là Thế Tôn.

Tiếng Đại Thánh nói ra

Tượng pháp ví như thế

Hiệu Bồ-tát tạm lập

Nên gọi là Thế Tôn.

Cho nên phải hiểu rõ

Không ai không mê hoặc

Chí thành cầu Phật đạo

Các phiền não đều dứt.

Duyên ấy và việc khác

Khen ngợi tiếng Thế Tôn

A-nan! Biết theo nhân

Mà hiệu là Bồ-tát.

A-nan! Ta v́ thế

Miệng nói ra lời ấy

Các trí sáng sở duyên

Phật hiệu là Thế Tôn.

Biết rõ các phiền não

Không hề bị hoặc che

B́nh đẳng giác trừ dục

Cho nên hiệu là Phật.

Nhờ đâu là Thế Tôn

Nêu rõ danh hiệu đó

Sao theo lời bạch Phật

Mà giảng nói đạo pháp.

Phật pháp không thật có

Hiểu rõ không, vắng lặng

Tất cả không vướng mắc

Nên tôn hiệu là Phật.

Hiểu rõ thân đều không

Thấy thân không ràng buộc

Kia chẳng chút chắc bền

Thân chẳng tồn tại mãi.

Ngu độn ĺa tuệ sáng

Không quan trọng nghĩ trọng

Biết đó đều vốn không

Nên tôn hiệu là Phật.

Nhận rõ tuệ vô minh,

Tự nhiên không có thân

Đến được trí Đại Thánh

Nên tôn hiệu là Phật.

Vọng khởi từ quá khứ

Phân biệt học vô tưởng

Rõ các tưởng không chốn

Chẳng bị niệm mê hoặc.

Giác biết sắc xưa kia

Không sinh, không nơi chốn

Kẻ ngu v́ vọng tưởng

Chấp sắc chẳng hề thành.

Nhận rõ sắc vốn không

Cội nguồn không thật có

Không đắm tất cả pháp

Nên chẳng có khổ thọ.

Biết tưởng ví như huyễn

Không vật, không có thân

Đã nhận rõ tuệ này

Tất cả pháp như thế.

Thu nhiếp không chỗ đi

Tất cả thân không khổ

Không nghĩa chẳng án trụ

Nên thân không thật có.

Thân người không bền chắc

Cũng giống như cây chuối

Đều nhận rõ nghĩa này

Nên tôn hiệu là Phật.

Biết rõ, tự nhiên, không

Chấp thân chẳng có trong

Ngoài cũng chẳng thể được

Che chở những loại nào?

Quán thức không thật có

Tất cả pháp cũng thế

Không nơi chốn, h́nh tướng

Rốt ráo không thể được.

Nhận biết các sở tri

Cho rằng vốn vắng lặng

Nếu hiểu rõ vọng tưởng

Th́ không có sở kiến.

Rõ không tác là quán

Tất cả người cũng vậy

Chúng sinh các loài đồng

Cho nên không biết được.

Tự nhiên không mở bày

Các pháp không sở hành

Tất cả không có thọ

Nhân, pháp cũng đều thế.

Tất cả pháp nhẫn qua

Biết rõ chưa từng sinh

Dứt bao thứ buông lung

Nên tôn hiệu là Phật.

Hiểu rõ các kinh Phật

Kinh ấy đúng chân lý

Tất cả pháp vô xứ

Nên tôn hiệu là Phật.

Pháp ấy chính là không

Đường giác ngộ vốn không

Như Phật đạo, chẳng khác

Không thể được cội rễ.

Từ phát tâm đến nay

Chí đặt trong Đại đạo

Nên biết không có chí

Các pháp không thật có.

Duyên nào phát chí ấy

Mà mến cầu đạo Thánh

Tâm ấy đồng với đạo

Hiểu rõ không h́nh tướng.

A-nan! Ta v́ thế

Mà nói ra kinh này

Nhân giảng rõ nẻo Thánh

Ta là Phật, Đạo Sư.

Đem pháp ấy so sánh

Âm thanh đó là Phật

Giả sử dạy như thế

Từ đó cầu Phật đạo.

Sẽ được gần Chánh đạo

Kia biết rõ pháp ấy

Chẳng còn có hai tâm

Tất cả pháp như thế.

Không nghi kinh sách Phật

Bậc Tối Thượng ở đời

Nếu hiểu lời giảng ấy

Rộng nói pháp như thế.

Lúc Đức Phật nói rõ về ý nghĩa của Như Lai, Thế Tôn, Phật xong th́ có vô số trăm ngàn người trong chúng hội liền bước đến bạch Phật:

–Chúng con đã dứt sạch nghi ngờ, đã xé rách lưới kết sử, đã hiểu do từ nhân duyên ǵ mà Bồ-tát được danh hiệu là Như Lai, Thế Tôn, Phật; hiểu rõ pháp ấy, tự thấy tâm ḿnh sáng tỏ, hiểu rõ tất cả pháp là không, con người chỉ v́ bị phiền não che lấp nên đối với cha mẹ, vợ con có những t́nh cảm luyến ái, buồn giận. Chúng con được Đức Như Lai dạy trao ý nghĩa sâu nhiệm, khiến tâm chúng con được an trụ vững chắc không còn bị chao đảo, đã ngộ pháp bất động như hư không chẳng thể lay chuyển, không ǵ làm cho ḿnh sợ hãi được. Như thế đấy, bạch Thế Tôn! Tất cả các pháp đều không hề đổi dời. V́ sao? V́ các pháp như hư không.

Bấy giờ, vô số trăm ngàn các vị trong chúng hội đều cúi đầu lễ dưới chân Phật, đi nhiễu quanh Phật ba vòng rồi trở lại chỗ ngồi của ḿnh.

Phẩm 14: DẪN DẮT GIÁO HÓA

Lúc bấy giờ, có vị Bồ-tát tên là Chư Căn Thường Duyệt nói bài tụng:

Mọi người sinh tưởng quả

Cứu giúp bằng niệm khác

B́nh đẳng đối thật đạo

Đảnh lễ Bậc Minh Trí.

Thường giảng nói đức thật

Giảng nói quả b́nh đẳng

Được b́nh đẳng chánh giác

Đảnh lễ Bậc Minh Trí.

Vô số người tham quả

Nương thật hạnh chúng sinh

Phật đều độ tất cả

Đảnh lễ Bậc Minh Trí.

Nói pháp không sai khác

Chỗ trụ đều b́nh đẳng

Rõ các pháp b́nh đẳng

Đảnh lễ Bậc Minh Trí.

Người thường chuộng quả đức

Cố gắng chẳng đắm mê

Giải thoát mọi điên đảo

Đảnh lễ Bậc Minh Trí.

Đức sinh khởi đầy đủ

Khiến trụ vững trong đạo

Thành tựu tất cả đức

Đảnh lễ Bậc Minh Trí.

Bồ-tát Chư Căn Thường Duyệt nói bài kệ khen ngợi Phật xong, liền đi nhiễu quanh Phật ba vòng rồi ngồi cách chỗ Phật không xa để chiêm ngưỡng dung nhan Đức Thế Tôn không hề nhàm chán, tâm ý khai mở, vui mừng.

Lúc này, Bồ-tát Liên Hoa Thủ Tạng liền đứng dậy, tung rải hoa sen cúng dường Đức Thế Tôn rồi khen ngợi:

Mọi người đều mong muốn

Độ thoát các chấp đắm

Dứt hẳn các sợ hãi

Đảnh lễ Đấng Năng Nhân.

Dứt bặt hết nơi chốn

Nói pháp không cảnh giới

Anh hùng vượt các thọ

Đảnh lễ Đấng Năng Nhân.

Hiểu rõ các pháp không

Tự nhiên, không bền chắc

Pháp b́nh đẳng vượt khó

Đảnh lễ Đấng Năng Nhân.

Nhổ bỏ các cội gốc

Chúng sinh đắm phiền não,

Gắng giúp khiến không sợ

Đảnh lễ Đấng Năng Nhân.

Không hãi, cũng không sợ

Là tiếng rống sư tử

Vượt qua các cảnh giới

Đảnh lễ Đấng Năng Nhân.

Dứt những mọi lo buồn

Lo khổ cũng dứt hẳn

Tâm xa trừ hung hại

Đảnh lễ Đấng Năng Nhân.

Bồ-tát Đại sĩ Liên Hoa Thủ Tạng nói kệ khen ngợi Phật xong liền bạch Phật:

–Nếu có người luôn thực hành việc lễ bái Phật như vậy th́ vào đời sau cùng nghe được kinh sâu nhiệm này, trí tuệ sáng suốt, không hề có sợ hãi.

Lại có vị Bồ-tát tên Ly Dục Tích bước ra bạch Phật:

–Nếu có người nghe được kinh sâu nhiệm này, tâm vui mừng tin tưởng th́ đó là bậc Minh trí, nên dùng hương hoa sớm tối cúng dường.

Lại có vị Bồ-tát hiệu là Quảng Tâm, bước ra bạch Phật:

–Đức Như Lai giảng nói kinh pháp này là đã làm cho Phật đạo hưng thịnh, người không nghi ngờ kinh này th́ phúc đức không thể tính lường được, lấy việc cúng dường làm điều lợi lạc, tâm được vững chắc. Đối với kẻ tin tưởng kinh này th́ mọi sở nguyện đều đạt được. Trái lại, kẻ không tin th́ bị ma làm chủ, tất đi theo đường của ma.

Lại có vị Bồ-tát hiệu là Liên Hoa Mục, bước ra bạch Phật khen ngợi bằng bài tụng:

Nếu người tin kinh này

Là mắt sáng của đời

Không có tâm nghi ngờ

Chỉ người rõ nẻo đạo.

Lại có vị Bồ-tát tên là Tâm Tín Duyệt liền đến trước Phật nói bài tụng:

Người nghe kinh pháp này

Vui mừng tin hơn hết

Được mọi người tôn quý

Bậc Thần minh của đời.

Lại có vị Bồ-tát hiệu là Hỷ Thần Linh nói bài tụng:

Người nào nghe kinh này

Tin tưởng không nghi ngờ

Là uy thần của đời

Được mọi người tôn kính.

Lại có vị Bồ-tát tên là Thường Thích đến trước Phật nói bài tụng:

Nếu người nghi kinh này

Tâm luôn khởi lo buồn

Chí bị hư vọng buộc

Mãi trôi lăn sinh tử.

Lại có vị Bồ-tát tên là Bảo Y nói bài kệ:

Vô số ức y phục

Thanh tịnh, rất nhiệm mầu

Tôn trưởng mau hóa độ

Khiến không sinh tâm nghi.

Lại có vị Bồ-tát tên là Thiền Thực đến trước Phật nói kệ:

Người tin kinh sâu này

Sẽ được ban thức ngon

Đầy đủ tất cả vị

Chuyên tinh theo hạnh Thánh.

Lại có vị Bồ-tát tên là Kiến Nhân Trụ Thánh đến trước Phật nói tụng:

Người nghi ngờ kinh này

Tâm luôn khởi lo buồn

Lại khóc than sầu khổ

Chẳng tin kinh pháp mầu.

Hoặc từ ngục sinh lên

Hoặc trở lại đường ác

Tu-di làm chốn ngăn

Hồ nghi pháp tượng này.

Bị bạn ác lôi kéo

Chẳng hiểu nghĩa sâu mầu

Bị lưới nghi trói buộc

Nên chẳng có chốn về.

Đó không thuận chánh giới,

Quán tức giận buồn lo

Khi ấy nơi trú ngụ

Được ví như thú dữ.

Đã chẳng tu đạo pháp

Biếng nhác, chẳng tinh tấn

Tin tà, không trí tuệ

Chẳng tin kinh pháp này.

Chuộng vòng quay chúng sinh

Ân ái đắm tôi, ta,

Nương vào họa ba cõi

Chẳng tin lẽ nhiệm mầu.

Kẻ ngu tối bị hại

Ưa đắm năm dục lạc

Tham dựa tự thấy thân

Phỉ báng lời chỉ dạy.

Chí chuộng y phục đẹp

Ưa thích thức ăn ngon

Ít có pháp thanh tịnh

Nên phỉ báng kinh này.

Người thích sống cõi Dục

Ham chuộng quả vô phước

Kẻ ấy tự xa cách

Chẳng được gần Thế Tôn.

Lại có vị Bồ-tát tên là Khí Ác Pháp đến trước Phật nói kệ:

Nên bỏ bọn người ấy

Ví như xa hầm phẩn

Kẻ ngu nghi kinh này

Nương cõi Dục cầu thoát.

Nên phải xa ĺa chúng

Như xa thây chết thối

Kẻ nghi kinh sâu này

Nên xa cũng như thế.

Lại có người bài báng

Như giặc vây xóm làng

Mãi ở nơi chỗ tối

Thấy ác, ý nên bỏ.

Nh́n việc ấy phải rời

Là giặc, vật hung ác

Nếu bài báng kinh này

Tâm ý mãi cuồng loạn.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan bước đến, bạch Phật:

–Bạch Đấng Trời Trong Trời, thật là điều chưa từng có, các vị Bồ-tát này đã nhận rõ trí tuệ của kinh, có đúng như vậy không? Nhờ vào năng lực của chánh định mà nói những lời ấy hay là nhờ vào thánh chỉ của Phật mà hiểu rõ được?

Đức Phật dạy:

–Nương vào uy thần Phật mà duyên theo ý nghĩa của kinh này nên có được năng lực chánh định đạt đến các pháp vô vi. V́ sao? V́ các vị hiện đang có mặt ở đây đều thuộc dòng họ của Như Lai, đã từng ở nơi sáu mươi ức Đức Phật mà nghe được yếu chỉ của kinh này, tin ưa, khen ngợi, cũng như hiện nay chí nguyện gắn bó với năng lực chánh định để nhờ vào uy thần Phật mà giảng kinh này, đúng như nhưng điều ta đã giảng nói không khác, nhằm làm sáng tỏ thêm.

A-nan hỏi Phật:

–Người nào nghe kinh này, liền vui mừng tin tưởng, không hề hồ nghi, th́ những người trong dòng họ của Như Lai, là nam hay nữ, được phước đức thế nào?

Phật bảo A-nan:

–Những người trong dòng họ của Như Lai, là nam hay nữ, chí cầu đạo Vô thượng chánh chân, ví như đem bảy chất báu đầy khắp trong thiên hạ này mà cúng dường Như Lai, lại có người nghe được kinh sâu nhiệm này tâm liền vui mừng, tin tưởng, không nghi ngờ th́ phước đức còn hơn việc cúng dường các thứ châu báu kia.

Đức Phật nói tiếp:

–Ví như đem hết số châu báu trong thiên hạ cũng như toàn bộ các thứ châu báu trong các thế giới chư Phật nhiều như số cát sông Hằng mà cúng dường Như Lai, lại có người nghe được kinh này, tâm vui mừng, kính tin th́ phước đức hơn hẳn việc cúng dường kia. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói bài tụng:

Ví như trong thiên hạ

Bảy thứ báu đầy khắp

Đem cúng dường Như Lai

Thế Tôn thành Đại Tuệ.

Kẻ trí nghe kinh này

Tin, ưa, không dao động

Phước đức ấy hơn hết

Đức ấy không hạn lượng.

Ví như cát sông Hằng

Các cõi Phật cũng vậy

Cúng dường Đức Thế Tôn

Không bằng nghe kinh này.

A-nan bạch Phật:

–Những người trong dòng họ của Như Lai, hoặc nam hay nữ, nghe kinh pháp này mà vui mừng tin tưởng, thọ tŕ, đọc tụng th́ phước đức ấy thế nào?

Phật dạy:

–Nếu các vị nam, nữ trong dòng họ của Như Lai cầu đạo Vô thượng chánh giác, th́ những vị ấy trải qua trăm kiếp cúng dường Như Lai, cũng như tu các pháp Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Nhất tâm, Trí tuệ; lại được năm thứ thần thông, mỗi vị trong trăm kiếp ấy luôn hiểu rõ mọi việc ở thế gian, không hề nghi ngờ, nhưng không tin nhận kinh này th́ những kẻ ấy chẳng hề biết cúng dường Phật.

Bấy giờ, Đức Phật nói bài tụng:

Nếu trong một trăm kiếp

Kính cúng dường Thế Tôn

Thức ăn uống đầy đủ

Chưa phải thật cúng dường.

Người tin thọ kinh này

Mới thật cúng dường Phật.

Bỏ ý tưởng dựa đạo

Pháp cúng dường các Phật.

Như thế hợp lời dạy

Đúng là kính thờ Phật

Pháp cúng dường Đẳng giác

Như Lai là Pháp thân.

Giả sử trong trăm kiếp

Chọn toàn y phục quý

Mà cúng dường Thế Tôn

Là chưa thật cúng dường.

Người thọ tŕ kinh này

Luôn tôn quý cung kính

Mới thật kính thờ Phật

Hơn việc cúng y phục.

Nếu trải qua trăm kiếp

Ngọc báu, hương hoa thơm

Cúng dường lên Thế Tôn

Chưa thật cúng dường Phật

Nếu thọ tŕ kinh này

Dứt ý tưởng dựa quả

Đó chính là cúng dường

Thế Tôn tuệ trên hết.

Nếu xây tháp bảy báu

Để cúng dường Thế Tôn

Đều cao như Tu-di

Chưa là cúng dường Phật.

Nếu thọ tŕ kinh này

Chẳng còn thấy ta, tôi

Là cúng dường trên hết

Không có ǵ hơn được.

Nếu trong một trăm kiếp

Có người giữ giới cấm

Chẳng thọ tŕ kinh này

Giới ấy không tên tuổi.

Người thọ tŕ kinh này

Giới ấy rất được khen.

Nếu giữ giới thanh tịnh,

Giới này không ǵ hơn

Vô lượng chẳng nghĩ bàn

Trí sáng thuận kinh này

Theo nhân duyên kính thờ

Giới cấm luôn đầy đủ.

Giới ấy đều rốt ráo

Chẳng gọi là hủy giới

Người tu học kinh này

Liền hợp với lời dạy.

Nếu không tu kinh này

Là chẳng cầu Phật đạo

Tuy thờ Phật đầy đủ

Cũng coi như không tu.

Tu giới giống như thế

Nhận rõ nghĩa kinh này

Thọ tŕ theo từng quyển

Th́ giới cấm đầy đủ.

Giả sử trong trăm kiếp

Nhất tâm tu nhẫn nhục

Ví có kẻ giận mắng

Đều nhẫn với mọi người.

Nếu người tŕ kinh này

Nghe, thọ tŕ, đọc tụng

Nhẫn ấy là trên hết

Nhiệm mầu chẳng thể lường.

Hoặc người chặt chân tay

Tâm không hề oán giận

Chẳng bực, chẳng chao đảo

Tâm ấy cũng không khởi.

Nhẫn nhục được như vậy

Thực hành trong trăm kiếp

Kẻ làm được điều đó

Nhẫn ấy chưa đặc biệt.

Nếu người tŕ kinh này

Nghe, thọ tŕ, đọc tụng

Nhẫn ấy là trên hết

Nhiệm mầu chẳng thể lường.

Nếu thọ tŕ kinh này

Nhẫn đó là trên hết

Vòi vọi không ǵ bằng

Chân thật, chẳng hư dối.

Lời dạy Chân chẳng mất

Tuệ Phật không ǵ hơn

Không chê bai kinh này

Tất cả được như nguyện.

Giả sử trong trăm kiếp

Tinh tấn không biếng nhác

Sớm tối không ham ngủ

Tất cả được như nguyện.

Nếu tu học kinh này

Giảng nói được, trí sáng

Tinh tấn là trên hết

Siêng tu không ai hơn.

Nếu trong một trăm kiếp

Là Thần tiên, năm thông

Chẳng được nghe kinh này

Th́ không có thần túc,

Giả sử thọ pháp này

Nhận rõ, không vướng mắc

Thần thông đã đạt được

Tất cả không ai bằng.

Dù cho trong trăm kiếp

Tu hành các trí tuệ

Vượt mọi trí thế gian

Vui chơi theo năm dục,

Nếu không tu kinh này

Th́ chẳng có trí tuệ

Bậc Thánh được mạnh mẽ

Thọ tŕ kinh mầu này.

Ấy chính bậc Đạo trí

Thông tỏ trí tuệ Thánh

Nếu nghe kinh sâu mầu

Vui mừng và vâng làm

Có tuệ sâu nhận biết

Biết các pháp về đâu

Phải nên nói kinh này

Trí tuệ cũng như thế.

Tu tập kinh điển chánh

Tất cả không có hai

Nên tu hạnh tinh tấn

Tu tŕ kinh sâu này.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan ở trước Phật nói bài tụng:

Giả sử bốn ngàn dặm

Hoặc xa bốn ngàn dặm

Mà đến nghe kinh này

Thuận theo đức quả Phật

Liền đến nơi nhà ấy

Chẳng cho đạo là khó

Kẻ trí phải mau đến

Nơi nào t́m kinh này.

Người muốn được thiền định

Tất cả đều vượt qua

Tụng đọc, nói kinh này

Thọ tŕ, giải thích nghĩa.

Nếu cầu, tất cả an

Chỉ chuộng hạnh Bồ-tát

Giảng nói kinh điển này

Đất nước được an vui.

Được thấy B́nh đẳng giác

A-di-đà, vô niệm

Mà tu theo nghĩa kinh

Tất cả lời Phật dạy.

Đức Phật nói:

–Lành thay, lành thay! Hiền giả A-nan! Đúng như lời ông nói, không có ǵ sai khác. Các vị nam nữ trong dòng họ Như Lai, những người khen ngợi kinh này, trong thời gian tŕ tụng th́ tâm không loạn động, xa ĺa tất cả vọng tưởng, nơi ở luôn được tự tại, được thấy các Đức Phật Thế Tôn khen ngợi kinh, tâm không tán loạn, khi sắp chết, mắt nh́n thấy vô số các Đức Phật, Thế Tôn. V́ sao? V́ các vị nam nữ trong dòng họ của Như Lai ấy luôn được tất cả các Đức Phật che chở, giúp đỡ, nhờ người ấy thọ tŕ, đọc tụng này mà được như vậy.

Phẩm 15: BẬC SƯ TỬ NỮ

Lúc bấy giờ, đồng nữ Tư Hưu và năm trăm đồng nữ cùng thưa hỏi Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nếu người nữ tu học theo kinh điển này th́ được công đức ǵ? Nếu thọ tŕ, đọc tụng th́ phước ấy như thế nào?

Phật dạy:

– Nếu người nữ, cầu đạo Vô thượng chánh chân, muốn tu học theo kinh này th́ nên quán sát người nữ khác. V́ sao? V́ nếu tu học theo kinh này chuyên tâm tinh tấn không tán loạn, th́ sẽ không còn bắt chước theo người nữ khác tham đắm những việc ở đời, nhờ duyên ấy mà bỏ được thân nữ của ḿnh.

Đồng nữ Tư Hưu lại thưa:

–Do đâu mà cho rằng người nữ vốn tham đắm đối với những việc ở đời? V́ bị mê lầm ấy nên phải mang lấy thân nữ?

Đức Phật đáp:

–Nếu có người nữ thấy những cô gái xinh đẹp, thân trang sức nhiều xâu chuỗi quý giá, nhưng không cho đó là điều vui thích, tự quan sát rồi th́ xem như đó là nơi nhà xí dơ bẩn, tâm chẳng còn ưa dục, tạo sự quán tưởng, không cho là trong sạch. Còn nếu tham đắm vui thích th́ phải thọ thân nữ. Lại nói về người nữ nặng về ganh ghét, ý nghĩ khác với lời nói, chẳng tương ứng nhau, trước sau chẳng hề thuận hợp. Tuy có tiếp xúc các vị Tỳ-kheo nhưng chỉ cầu danh tiếng, không phải để học hỏi kinh pháp, thường có tâm tức giận, ưa thích chốn đông đảo khách khứa, không hề có sự cầu lợi như kinh này nói. Nếu có đọc tụng th́ tâm thường mong cầu, khiến cho chí nguyện bị rối loạn, chỉ vui thích với thế tục. V́ thế mà phải làm thân người nữ, không thể dứt trừ tội lỗi. Còn đối với những người nữ đã dứt bỏ ái dục, không khởi những ý tưởng tà vạy th́ sẽ tiếp nhận được bản kinh này, thọ tŕ đọc tụng. V́ sao? V́ kinh này vốn rất thâm sâu nhằm trừ bỏ sắc trần cho người nữ.

Đồng nữ Tư Hưu lại thưa:

–Giả sử người nữ không tham muốn bản thân ḿnh, tiếp nhận kinh pháp này thọ tŕ đọc tụng th́ do nhân duyên nào người ấy có thể chuyển được thân nữ của ḿnh?

Đức Phật dạy:

–Nếu muốn chuyển thân nữ th́ phải tiếp nhận kinh này, thọ tŕ đọc tụng, chẳng còn ham muốn thân nữ, thường sợ hãi thân nữ là nhơ uế. Ví như có người thấy đống lửa lớn đang bốc cháy dữ dội mà lại tự ḿnh nhảy vào trong ấy, miệng lại nói rằng ḿnh chẳng hề bị lửa thiêu đốt, cũng không bị thương tổn đến da thịt. Vậy theo ý của đồng nữ th́ thế nào? Người ấy nói như thế có đúng với thực tế chăng?

Đồng nữ Tư Hưu đáp:

–Bạch Đấng Trời Trong Trời, không đúng với thực tế! V́ sao? V́ đối với lửa, th́ công dụng chính của nó là thiêu đốt, phải làm phỏng cháy da thịt và không thể không gây thương tích.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế! Đối với kinh này cũng vậy, công năng của kinh này là nhằm thiêu đốt tận cùng mọi thứ ái dục, nếu còn tham đắm các h́nh thái của t́nh dục, tức là tự ḿnh chuốc lấy sự nguy khốn trói buộc. Do đó, người nữ muốn chuyển thân nữ phải mau rốt ráo thành tựu Phật đạo, được thấy vô số các Đức Phật, Thế Tôn, đầy đủ vô lượng biện tài, th́ phải tiếp nhận, thọ tŕ đọc tụng kinh này.

Đồng nữ Tư Hưu cùng với năm trăm đồng nữ bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chúng con nhớ lại, thuở xưa chúng con đã theo Phật Định Quang Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác tiếp nhận, thọ tŕ đọc tụng kinh này, giảng nói ý nghĩa cho vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sinh nghe.

A-nan bạch Phật:

–Đồng nữ Tư Hưu này tuy là người nữ nhưng không phải là nữ. V́ sao? V́ theo như thân sau cùng của con hiện nay dùng mắt quán sát th́ thấy phải chăng đồng nữ ấy biến hóa thị hiện ra như thế? V́ xót thương người nữ, muốn dùng phương tiện để độ thoát họ nên đã thu nhiếp những người nam để họ không thấy được nơi chốn, nhờ vậy mà cảm hóa những người nữ chăng?

Đức Phật dạy:

–Này A-nan! Đồng nữ Tư Hưu ấy, không phải nam cũng không phải nữ, không ở trong pháp ấy. V́ sao? V́ quan sát cội gốc các pháp th́ không thể nói là người nam hay người nữ, v́ tất cả các pháp đều không thật có, b́nh đẳng không sai khác. V́ sao? V́ các pháp là như vậy, chẳng phải nam, chẳng phải nữ. Đồng nữ Tư Hưu đã nhận rõ ý nghĩa của kinh này, không còn bị vướng mắc, đã đạt được ánh sáng của các pháp. V́ thế, A-nan! Nếu có người nữ muốn cầu được thân nam th́ nên theo pháp tu hành của đồng nữ Tư Hưu, tiếp nhận kinh này, thọ tŕ đọc tụng.

Bấy giờ, có năm trăm vị Tỳ-kheo-ni liền bước đến bạch Phật:

–Tất cả chúng con, từ hôm nay trở đi đã tiếp nhận kinh này, thọ tŕ đọc tụng, chẳng còn ham thích thân người nữ, xem đó là nhơ uế nên chán ghét thân này, từ nay trở đi không còn coi trọng chuyện ngủ nghỉ, chuyên tâm tŕ tụng kinh cho được thông suốt để đạt đến chánh định.

Lúc ấy, Đức Phật khen:

–Lành thay! Những lời nói đó thật đã nêu được ý nghĩa của việc đọc tụng, như mặc áo giáp đức lớn, thông đạt tinh tấn, chẳng còn ham đắm thân nữ, v́ thế các nhân giả càng nên siêng năng tu tập tiếp nhận kinh này, thọ tŕ đọc tụng.

Bấy giờ, các vị Tỳ-kheo-ni nghe lời Phật dạy đều hết sức vui mừng, liền cởi y đang mặc trên ḿnh phủ lên chỗ Phật để cúng dường và khen ngợi bằng bài tụng:

Hôm nay chúng con vui

Mong làm thân người nam

Chẳng khác lời Phật dạy

Sẽ được đời quý trọng.

Bấy giờ, các bà vợ của năm trăm vị trưởng giả nghe các vị Tỳ-kheo-ni được Phật khen là đã mặc áo giáp đức hạnh, liền đứng dậy bước đến bạch Phật:

–Bạch Đấng Trời Trong Trời! Chúng con từ nay trở đi xin tiếp nhận kinh này, thọ tŕ đọc tụng, mong cho chúng con được sự tự tại, không còn bị người bó buộc ngăn cấm cũng như không còn xét nét soi mói đến nhan sắc của kẻ khác, ĺa khỏi mọi sự sai khiến của ma cùng bao lo âu hoạn nạn. V́ sao? V́ dù cho người nữ được sinh ra trong các gia đ́nh vương giả, vẫn luôn có những ràng buộc chẳng được tự tại, suốt đời phục dịch cho chồng con. V́ vậy chúng con kể từ hôm nay trở đi luôn gắng sức tinh tấn, giả sử có người chỉ nói được ý nghĩa của một câu trong kinh này thôi, chúng con cũng không dám bài bác. Cho đến khi thân mạng này chấm dứt, chúng con chẳng gần gũi chồng nữa, để chúng con đọc tụng và hiểu được ý nghĩa kinh này.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi những người vợ của các trưởng giả:

–Lành thay, lành thay! Những người nữ này, nay ở trước Phật đã rống lên tiếng rống của sư tử, những lời ấy thật hết sức tốt đẹp như mặc được áo giáp vô cực. Như chí nguyện của các vị ấy là không còn soi mói đến nhan sắc của người khác, chẳng còn gánh vác những vật nặng nề như mười tháng cưu mang, cũng không còn vào bào thai, mà chỗ sinh là cõi Phật thanh tịnh, chỗ không có người nữ, không có lỗi lầm.

A-nan hỏi Phật:

–Các vị nữ này sẽ sinh vào thế giới tên là ǵ mà không có lỗi lầm?

Phật nói:

–Thế giới ấy hiệu là Bảo liên hoa tạng, các vị sẽ được sinh về cõi đó.

A-nan lại hỏi:

–Thánh hiệu của Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác ở thế giới ấy là ǵ?

Đức Phật nói:

–Đức Phật ở thế giới ấy hiệu là Nhất Thiết Chư Bảo Diệu Trân Chi Quang Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, hiện đang nói pháp, vợ các trưởng giả nhờ tu học kinh này mà được thấy Đức Như Lai đó.

Bấy giờ, vợ các trưởng giả vui mừng hớn hở, tâm lành phát khởi, liền cởi trăm ngàn xâu chuỗi bằng bảy thứ ngọc báu đang đeo trên người tung rải lên chỗ Phật để cúng dường và cùng đọc bài kệ:

Nay đạt được nguyện lớn

Sẽ bỏ thân người nữ

Lời Phật dạy không sai

Miệng nói lời chí thành.

Sẽ dứt thân ngu này

Thân tội ương người nữ

Kẻ ngu si tham đắm

Chẳng rõ biết vốn không.

Không còn thọ bào thai

Dứt trừ chỗ thọ thân

Đã được nghĩa vô thượng

Không hề có nơi chốn.

Vợ của các trưởng giả nói kệ xong liền cùng nhau cung kính chiêm ngưỡng dung nhan Đức Thế Tôn, mắt không hề chớp.

Phẩm 16: CA NGỢI PHÁP SƯ

Bấy giờ, trời Đế Thích rải các hoa trời lên chỗ Phật để cúng dường rồi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con xin thọ tŕ kinh nhiệm mầu này chăng?

Đức Phật đáp:

–Này Câu Dực, chính nhờ công đức của kinh này mà giữa các Trời và A-tu-la chẳng còn dấy khởi chuyện tranh chấp với nhau nữa.

Lúc ấy, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi v́ muốn khai hóa vô số trăm ngàn người, giúp họ đứng vững trên nền tảng công đức, bèn bước đến trước Phật bạch:

–Bạch Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, vốn phát đạo tâm đọc tụng Đại pháp này.

Đức Phật nói:

–Đúng như vậy đấy, Nhân giả, đối với hàng trăm ức na-do-tha các vị Bồ-tát hết mực tôn quý, các vị ấy đều phát ra ánh sáng chiếu khắp cõi nước của Đức Phật trong mười phương giống như cung điện mặt trời không đâu không soi sáng.

Khi nói lời nói ấy th́ cõi nước này rung chuyển sáu cách, các thứ hoa trời được tung rải xuống như mưa.

A-nan hỏi Phật:

–V́ sao mặt đất rung chuyển và hoa trời tung rải xuống như mưa như vậy?

Phật bảo A-nan:

–V́ vô số ức vị trời nghe những lời khen ngợi của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, tâm rất vui thích nên đã tung rải các thứ hoa trời ấy để cúng dường và lập thệ nguyện: “Chúng tôi cũng sẽ thọ tŕ kinh này để đạt được trí tuệ của đạo như ngài Văn-thù-sư-lợi vậy”. Vừa nói xong lời ấy tức tất cả tội lỗi đều dứt sạch, được gần kinh này, cho nên vui mừng cúi đầu lễ chân Phật, rồi đảnh lễ Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, v́ thế mà mặt đất rung chuyển.

A-nan thưa hỏi Phật:

–Công đức thọ tŕ kinh này rộng lớn vô cùng tận, những người chỉ được nghe kinh này th́ công đức đã không nhỏ, không hề gặp điều hư vọng chăng?

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, này A-nan! Các vị nam nữ trong dòng họ của Như Lai lần lượt đã từng cúng dường vô số các Đức Phật, nên nay mới được nghe kinh pháp này. Nếu nghe mà tin tưởng vui thích, thọ tŕ đọc tụng th́ sẽ được các Thánh thần trong khắp cõi trời, người hộ tŕ.

Phật bảo A-nan:

–Nếu như kinh này truyền bá đến nơi nào th́ chính là Đức Phật đã xuất hiện ở nơi đó. Nếu có người thọ tŕ, đọc tụng, tu học, th́ sẽ phá được lưới nghi hoặc mê lầm, hàng phục các loài ma xấu ác, đạt được chân lý của các pháp và giảng nói chánh pháp sáng suốt, gắng sức để dứt sạch những tăm tối, đến được đạo tràng. Nếu có người nào nghe ta giảng nói kinh này vui mừng thọ tŕ, đọc tụng tu học, th́ những người ấy đúng là đệ tử Phật, sinh ra từ Pháp thân Phật, có thể mặc áo Phật, ăn cơm Phật, ngồi gốc cây Bồ-đề như lúc ta đã ngồi, giảng nói kinh pháp như Phật đã giảng nói, và sẽ tiếp nhận kinh này, thọ tŕ đọc tụng.

A-nan hỏi Phật:

–Cúi mong Đức Thế Tôn nói về thời đương lai, về sau này cũng sẽ có những người tiếp nhận kinh pháp ấy, thọ tŕ đọc tụng không?

Đức Phật nói:

–Này A-nan! Đối với những người hiện đang ở trước Phật đây có lòng tin đối với kinh ấy th́ những người đó ở đời sau cũng tin tưởng, thọ tŕ đọc tụng. Phật xem khắp các cõi trời, dưới nhân gian, từ các loại ma cho tới Phạm thiên, Sa-môn, Phạm chí, các Trời, loài Người cùng A-tu-luân... những ai không được nghe kinh này mà vào đời sau nghe, lại tin tưởng ưa thích th́ không thể có được. Chỉ đối với những ai nay đã được nghe th́ vào đời sau mới tin tưởng. Ví như có vị Trưởng giả và người con trai, của cải giàu có vô số, đã chọn riêng một nơi để cất giấu các thứ của báu, rồi cả hai cùng đi đến một nước khác. Vậy th́ theo ý của A-nan thế nào, hai người ấy trở về có t́m lại được nơi cất giấu của báu kia không?

A-nan đáp:

–Bạch Thế Tôn, t́m được! V́ sao? V́ họ đã biết rõ chỗ ḿnh cất giấu của báu nên t́m là có ngay.

Phật dạy:

–Đúng vậy! Hiện nay được nghe kinh này th́ vào đời sau cũng sẽ t́m về hạt giống như là t́m lại nơi cất giữ của báu vậy. Như Phật đã dùng mắt đạo mà xem xét khắp th́ những ai ở đời nay được nghe kinh pháp này, vui mừng tin tưởng, thọ tŕ đọc tụng th́ ở đời sau chắc chắn cũng sẽ được như thế. Do vậy mà A-nan đang ngồi trước Phật đây nên cố gắng nghe kinh sâu nhiệm này.

Phẩm 17: NÓI VỀ VIỆC BÀI BÁNG KINH NÀY

Bấy giờ, Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Nếu có người nghe kinh này mà chẳng tin tưởng ưa thích, lại chê bai hủy báng th́ mắc tội như thế nào?

Phật bảo A-nan:

–Ông hãy yên lặng, đừng nên hỏi như vậy.

A-nan bạch Phật:

–Cúi xin Thế Tôn nói rõ việc ấy. Nếu người chẳng tin nghe tội phỉ báng th́ được tự hối cải không?

Phật nói:

–Người phạm năm tội nghịch, còn thêm việc giết hại mạng người trong tam thiên đại thiên thế giới, th́ tội ấy thế nào?

A-nan thưa:

–Rất nặng, bạch Đấng Trời Trong Trời! Tội ác ấy thật vô lượng!

Đức Phật dạy:

–Người phỉ báng pháp, tội ác cũng bằng như thế, nếu có kẻ phá hoại hủy diệt các ngôi chùa, tháp của Phật nhiều như số cát sông Hằng th́ sau khi Phật nhập Nê-hoàn lại thiêu đốt chùa chiền, th́ tội đó có nặng không?

A-nan thưa:

–Rất nặng, bạch Đấng Trời Trong Trời! Hạng người ấy thật chẳng nên nghĩ tới!

Đức Phật dạy:

–Này A-nan! Ta sẽ v́ hạng người ấy mà nói rõ về tội lỗi như thế. Nếu lại có người phá hủy tận diệt Phật pháp cả trong thời quá khứ, đương lai, hiện tại th́ tội ác ấy thế nào?

A-nan thưa:

–Tội ác ấy rất sâu xa, không thể tính kể!

Phật dạy:

–Kẻ bài báng kinh này tội ác cũng như thế, nếu ngăn cấm người khác khiến họ không được học kinh th́ tội ấy như thế nào?

Đức Phật nói tiếp:

–Giả sử chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới đều tu tập theo mười điều lành, lại phát tâm cầu đạo Vô thượng chánh chân, nếu có kẻ móc mắt hết tất cả những người kia th́ tội ác đó thế nào?

A-nan thưa:

–Bạch Đấng Trời Trong Trời! Tội ấy rất nặng, kẻ ấy trong vô số kiếp thường phải chịu mù lòa, lại phải chịu nạn bị lửa thiêu đốt trong địa ngục.

Phật bảo A-nan:

–V́ thế mà ta ân cần dặn dò ông, giả sử có người phỉ báng, ngăn cấm một người khác khiến người đó không được thực hành theo kinh pháp th́ tội ấy còn nặng hơn trường hợp kia!

A-nan lại hỏi Phật:

–Nếu như có người phát tâm cầu đạo, mà nghi ngờ kinh này nhưng không phỉ báng, th́ tội ấy thế nào?

Phật dạy:

–Kẻ ấy tuy có phát tâm nhưng trước và sau đều hồ nghi nên sẽ luôn xa cách các Đức Phật, Thế Tôn tùy theo mức độ nghi ngờ ấy, rồi cũng tùy theo mức độ nghi ngờ đó mà trong từng ấy kiếp sẽ không được gần gũi Chánh pháp.

A-nan bạch Phật:

–Nếu có kẻ đã không tin tưởng ưa thích kinh này, lại ngăn cấm mọi người khiến họ không được học hỏi, vậy th́ kẻ đó phải chịu tai họa là thân h́nh lớn nhỏ thế nào? Cũng như là phải chịu tội nhiều ít ra sao?

Phật bảo:

–Này A-nan! Đừng nên hỏi như thế.

A-nan lại bạch Phật:

–Cúi mong Thế Tôn giảng nói về điều ấy, trong bốn chúng đệ tử hiện có ở đây cũng có người đã dấy khởi tâm nghi hoặc. Lại nữa, ở đời vị lai, dân chúng ở những vùng biên địa hay các nước lớn nghe được kinh pháp này, mà thường sinh tâm nghi ngờ th́ sẽ khiến họ tin tưởng, hiểu rõ, không còn phỉ báng nữa.

Đức Phật nói:

–Người ấy sẽ chịu quả báo là thân cao đến một muôn, khắp thân ḿnh phải chịu bao thứ đau khổ không thể tính kể.

A-nan lại hỏi Phật:

–Lưỡi của kẻ ấy lớn hay nhỏ?

Phật bảo:

–Lưỡi của kẻ đó dài rộng mỗi bề bốn muôn dặm, trên lưỡi ấy luôn bị ngựa giày xéo đến năm trăm ức năm và trong năm trăm ức năm kẻ đó phải luôn uống thứ nước đồng nóng chảy đỏ rực màu lửa, trên thân thường xuyên bị lửa cháy thiêu nướng, nung đốt. V́ sao? V́ kẻ ấy là biểu hiện cho sự thọ nhận tận cùng của ác báo về khẩu nghiệp vậy.

Bấy giờ, bốn chúng đệ tử đến dự hội đang có mặt, nghe rõ lời dạy của Phật đều nổi ốc khắp ḿnh, hết sức kinh sợ, té xỉu xuống đất, liền cùng nhau cất tiếng cầu mong Đức Phật thương xót đến ḿnh, bày tỏ sự sám hối xin Đức Phật hãy v́ các thiện nam, thiện nữ ấy mà rủ lòng cứu giúp mọi tội lỗi, nhờ vậy mới ngăn được bao nỗi lo phiền về quả báo cực ác kia, cùng những ý tưởng về thân xác cao lớn chịu bao nhiêu đau khổ không thể nói hết.

Lại có một số vị khác, nước mắt hãy còn tuôn rơi, liền cùng bước đến bạch Phật:

–V́ chúng con tự ḿnh không thể biết được đời này, đời sau nên sinh tâm nghi ngờ đối với lời dạy của Phật hiện tại cùng các Đức Phật, Thế Tôn trong mười phương, v́ bị phiền não che lấp nên không tự thấy tội lỗi của ḿnh, nay đều xin quy kính trước Phật, thành tâm thú nhận tội lỗi không dám che giấu, mong được Phật xá tội, ví như kẻ ngu dại chẳng biết ǵ nên đã làm trái với lẽ phải, nay tự thấy tội lỗi ḿnh gây ra, mong được Phật thương xót xá tội cho.

Phật bảo bốn chúng:

–Lành thay, lành thay! Các vị nam nữ trong dòng họ của Như Lai, các vị đã nghi ngờ đối với pháp này, nay đã thấy rõ tội lỗi của ḿnh, sám hối những điều ḿnh đã gây nên th́ cũng như ánh sáng mặt trời xua tan tăm tối.

Bấy giờ, A-nan liền bước đến bạch Phật:

–Nay trong chúng hội này có những vị tâm còn nghi ngờ th́ sẽ chịu tội báo ra sao?

Phật dạy:

–Này A-nan! Tuy các vị ấy trong tâm nghi ngờ nhưng hiện giờ đã sám hối tội lỗi của ḿnh, như vậy th́ tội báo của các vị đó sẽ được giảm nhẹ.

A-nan lại hỏi:

–Cúi mong Thế Tôn giải thích cho chúng con được rõ.

Phật dạy:

–Các vị ấy khi sắp chết sẽ trông thấy h́nh ảnh địa ngục, các lỗ chân lông trên người đều đau nhức, lại còn gặp phải vô số không thể kể hết những nỗi lo lắng, chịu tội báo như thế rồi dứt. V́ sao? V́ các vị ấy đã đến trước Phật xin sám hối những tội lỗi của ḿnh cùng dứt bỏ mọi điều nghi ngờ nên có được thêm lòng Từ bi cứu độ của vô số các Đức Phật trong mười phương nữa. V́ vậy, này A-nan!

Các thiện nam, thiện nữ phải tự xem xét, về tội báo mà kẻ phỉ báng kinh pháp Phật sẽ phải chịu lấy. Cho nên đối với những người nghe kinh này, vui mừng chẳng nghi ngờ th́ những vị ấy luôn được gần gũi Phật pháp Thánh chúng, đối với giáo pháp của Phật Thánh ở quá khứ, hiện tại, vị lai giảng nói, sẽ tin tưởng kinh này và thọ tŕ, đọc tụng.

Phẩm 18: GIAO PHÓ DẶN DÒ

Tôn giả A-nan bạch với Đức Thế Tôn:

–Chư Phật, Đại Thánh thảy đều nói giống nhau về pháp luân không thoái chuyển không?

Phật dạy:

–Đúng vậy! Các Đức Phật đều cùng nói về pháp ấy không có khác nhau.

A-nan hỏi Phật:

–Giả sử các Đức Phật đều cùng giảng về pháp luân không thoái chuyển, vậy do đâu mà Đức Thế Tôn trước có nói với chúng đệ tử: “Giả sử có người chẳng muốn xa ĺa Phật pháp Thánh chúng, đối với sự hưng thịnh, xiển dương Phật pháp các thời quá khứ, hiện tại, vị lai th́ người ấy cũng không hề xa ĺa kinh này.

A-nan lại hỏi:

–Phật nói pháp để làm sáng tỏ điều ǵ?

Đức Phật nói:

–Nói pháp cho chúng sinh khiến họ không thoái chuyển, đó là mở mang Phật pháp. Nhóm họp được các hạt giống không thoái chuyển, đó chính là chỗ Như Lai nhằm diễn bày nêu rõ vậy.

Tôn giả A-nan lại thưa:

–Các Bồ-tát Đại sĩ không còn thoái chuyển có ứng hợp với Thánh chúng chăng?

Đức Phật nói:

–Này A-nan! Thanh tịnh chánh ý, phát tâm đối với Đại đạo, quan sát ý này th́ bốn chúng đệ tử ở đây đều đã đạt được pháp không thoái chuyển.

A-nan bạch Phật:

–Thật đúng là điều chưa từng có! Các Đức Phật, Thế Tôn đã khéo léo sử dụng những phương tiện, dựa theo ý nghĩa tùy thời để mở mang đạo lớn.

Lúc này, trời Đế Thích liền tung rải các thứ hoa trời lên chỗ Phật để cúng dường rồi khen ngợi:

–Đức Thế Tôn đã khéo dùng phương tiện thích hợp để giảng nói kinh pháp khiến cho tất cả mọi người đều quy kính.

Đức Phật nói:

–Này Câu Dực! Nếu người được nghe kinh này, mà vui mừng tin tưởng th́ hạng người đó vẫn phải sử dụng các phương tiện khéo léo để nói pháp khai hóa chúng sinh, làm cho Chánh pháp thường được phát khởi, cũng giống như ta hiện nay không khác.

Bấy giờ, có vô số các vị trời đều cúng dường các thứ hoa trời lên Đức Thế Tôn và cùng nói:

–Như Lai đã khiến cho tất cả mọi người đều đạt được pháp ấy.

A-nan bạch Phật:

–Cúi mong Thế Tôn thể hiện tâm đại Từ bi khiến cho kinh này được lưu truyền đến cho người đời sau được đội ân ấy.

Phật bảo A-nan:

–Những vị thiện nam, thiện nữ hiện có mặt trong chúng hội này ở đời sau đều sẽ được gặp lại kinh này; giả sử như bị vấp ngã rơi xuống biển lớn, ứng theo kinh mà cầu nguyện th́ sẽ được các Đức Phật nghe biết. V́ sao? V́ đó là uy thần biến hóa của các Đức Phật đời quá khứ giữ ǵn kinh pháp này.

A-nan bạch Phật:

–Tuy được uy thần của các Đức Phật quá khứ che chở, và được sự kiến lập của Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác ở hiện tại.

Lúc nói xong lời ấy tức th́ khắp tam thiên đại thiên thế giới rung chuyển sáu cách, ngay lúc đó, ở trước Phật có vô số trăm ngàn đóa hoa, các thứ hoa sen báu tự nhiên vụt hiện ra, tỏa ánh sáng khắp chúng hội cùng chiếu khắp các cõi nước trong mười phương như số cát sông Hằng.

Bấy giờ, các vị trong chúng hội đều thấy khắp các cõi Phật trong mười phương như số cát sông Hằng, ở trước tòa báu của Phật, Thế Tôn đều có các hoa sen báu với hàng ức trăm ngàn cánh. Lúc ấy, trời Đế Thích liền hóa thành một vị trưởng giả, đưa hai tay nâng cao từng ấy hoa đem phân chia đều khắp bốn chúng và nói:

–Nguyện tung rải những đóa hoa này để cúng dường Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, và cũng để cúng dường ý nghĩa sâu mầu của kinh này.

Bốn chúng y lời thảy đều tung hoa lên chỗ Phật và đều thấy là những hoa được tung rải đó kết lại hóa thành một chiếc lọng hoa. Bốn chúng cùng bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đây là điềm lành ǵ mà ánh sáng rực rỡ như vậy? Mặt đất rung chuyển và lại có vô số hoa sen báu hóa hiện trước chỗ Phật, rồi những đóa hoa được tung rải lên cúng dường Phật hóa thành lọng báu như thế?

Đức Phật dạy:

–Này A-nan! Đó đều là sự biến hóa ứng hiện của kinh này. V́ vậy phải biết kiến lập kinh này và truyền bá đến khắp chốn, người thọ tŕ phải luôn nhớ nghĩ.

Bấy giờ, A-nan lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hiện giờ những vị nương theo uy đức của Phật, mà kiến lập kinh này.

Đức Phật nói:

–Đúng vậy! Kiến lập và hộ tŕ, cũng như đã hộ tŕ đối với các Phật hiện tại, cũng giống như thế chẳng có ǵ sai khác.

A-nan hỏi Phật:

–Nay kinh này được đặt tên là ǵ và phải kính thờ, thọ tŕ như thế nào?

Phật dạy:

–Này A-nan! Kinh này được gọi là Bất Ỷ Quả Phật Trừ Đắc Tích Tưởng, cũng gọi là Tŕ Tín, Phụng Pháp, Đạo Tích, Vãng Lai, Bất Hoàn, Vô Trước, Thanh Văn, Duyên Giác, lại có tên là Khai Hóa Tế Ma, cũng có tên là Tuân Phụng Lục Độ Vô Cực, cứ nên như thế mà kính thờ thọ tŕ. V́ sao? V́ nếu người được nghe kinh này mà tin tưởng ưa thích th́ liền được đầy đủ sáu Độ vô cực.

A-nan lại hỏi:

–Thế nào là người tin tưởng, ưa thích kính thờ thọ tŕ kinh ấy th́ được đầy đủ sáu Độ vô cực?

Phật bảo A-nan:

–Nếu các vị nam nữ trong dòng họ của Như Lai tin tưởng, ưa thích kinh ấy, không nghi ngờ, dốc lòng bố thí th́ đó là Độ vô cực. Chẳng làm mất giới hạnh th́ gọi là Cấm vô cực. Luôn tỏ ra nhẫn nhục trong mọi hoàn cảnh th́ gọi là Nhẫn vô cực. Cũng không biếng trễ cùng ĺa những sự khiếp nhược th́ gọi là Tấn vô cực. Tạo được sự hứng khởi, vững vàng an nhiên mà không khinh xuất th́ gọi là Thiền vô cực. Đối với tất cả các pháp đã đạt được vô niệm th́ gọi là Trí vô cực. Cho nên này A-nan! Do đó mà gọi tên kinh này là Lục Độ Vô Cực. Lại cũng có tên là Bất Thoái Chuyển Luân Phương Đẳng Chi Pháp.

A-nan bạch Phật:

–Chỉ được nghe tên kinh thôi cũng được sự lợi ích lớn lao, huống ǵ là người thọ tŕ, đọc tụng?

Đức Phật dạy:

–Đúng như vậy, v́ kinh này rất khó gặp.

A-nan lại hỏi:

–Người nghe được tên kinh này th́ vượt khỏi được bao nhiêu kiếp sinh tử?

Đức Phật nói:

–Này A-nan! Những người được nghe kinh Pháp Luân Không Thoái Chuyển này, mà ưa thích tin tưởng th́ sẽ vượt trừ được tai họa đầu cuối trong trăm ngàn kiếp.

–Giả sử có người nghe kinh này, th́ dứtø bỏ tánh kiêu căng ngã mạn, tin tưởng và đạo tâm phát khởi th́ hạng người này như thế nào?

Phật dạy:

–Này A-nan! Đối với những hạng người ấy Phật đều thọ ký là đã được đạo tâm Vô thượng chánh chân.

Lúc bấy giờ, ở trước mặt bốn chúng đệ tử trong hội, đều hiện lên một đóa hoa sen lớn màu sắc ánh sáng rực rỡ vô lượng, rồi từ đóa hoa lớn ấy lại hiện ra vô số trăm ngàn các đóa hoa khác nữa. Các vị đệ tử trông thấy đều rất vui mừng, liền dâng những đóa hoa ấy cúng dường Đức Thế Tôn và cùng khen ngợi:

–Chúng con nguyện được luôn gặp pháp này ở đời, cũng cố gắng học hỏi như hiện nay, để nhận biết rõ và giảng nói.

Bấy giờ, Đức Phật liền mỉm cười, tức th́ có tiếng kỹ nhạc tự nhiên vang lên, âm thanh vang xa đến mười phương. Lại có vô số ngàn vị trời từ không trung tung rải các thứ hoa Chiên-đàn túc kim và hoa Thiên tâm, các thứ y phục của các vị trời để cúng dường Đức Thế Tôn.

Tôn giả A-nan liền đến trước Phật, quỳ thẳng, chắp tay bạch Phật:

–Đức Thế Tôn chẳng khi nào cười suông, vậy nụ cười vừa rồi là có ý nghĩa ǵ?

Phật bảo A-nan:

–Hiện tại, bốn chúng đệ tử cùng tám bộ chúng Trời, Rồng, Quỷ thần, Nhân phi nhân... đều được nghe kinh này. Đời sau, khi sinh ra cũng liền được gặp kinh ấy và sẽ giảng nói ý nghĩa của kinh chẳng khác ǵ như ta hiện nay.

Lúc Đức Phật nói kinh này xong, Tôn giả A-nan, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, các trời, người đời... tất cả đều vô cùng vui mừng.

KINH PHẬT THUYẾT A-DUY-VIỆT TRÍ GIÀ

<<-- --MỤC-LỤC

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-01-21

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0