佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

 TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

VT0266

QUYỂN THƯỢNG     QUYỂN TRUNG     QUYỂN HẠ

KINH PHẬT THUYẾT A-DUY-VIỆT TRÍ GIÀ

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ,

người nước Nguyệt Thị.

QUYỂN THƯỢNG

Phẩm 1: PHÁP LUÂN KHÔNG THOÁI CHUYỂN 

Nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật đang thuyết pháp độ sinh trong khu lâm viên Kỳ-đà Cấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.

Lúc này, khoảng gần sáng, Đức Thế Tôn bắt đầu nhập Chánh định Ly Cấu quang. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cũng nhập Chánh định Phổ minh, còn Bồ-tát Di-lặc th́ hướng dẫn các Bồ-tát nhập Chánh định Phổ hiển.

Bấy giờ, Hiền giả Xá-lợi-phất sau lúc ngủ nghỉ đã thức dậy, ra khỏi phòng ḿnh, tự nhủ là sẽ đi đến chỗ Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi và muốn vào thẳng phòng, nhưng chưa kịp vào th́ chợt thấy căn phòng của Phật rồi đi tiếp về phía trước, lại thấy mười muôn hoa sen nhiều không thể tính kể đang vây quanh phòng ở của Phật, lại nghe từ xa có tiếng nhạc lớn vọng lên rất rõ, rồi từ đóa hoa sen lớn ấy phát ra ánh sáng chiếu khắp khu lâm viên Kỳ-đà cùng khắp thành Xá-vệ, không đâu không thấy, cảnh giới Phật trong tam thiên đại thiên thảy đều được chiếu sáng rực rỡ. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất liền dừng bước, cố nán lại mà không có ý chờ đợi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, nhưng không tự biết Bồ-tát đang ở trong phòng, bèn đến trước phòng Bồ-tát, thấy Bồ-tát đang ngồi kiết già nhập định dáng vẻ hết mực an nhiên. Tôn giả Xá-lợi-phất liền búng ngón tay báo cho biết nhưng Bồ-tát vẫn bất động, cất tiếng gọi lớn mà cũng chẳng hề nhúc nhích. Hiền giả liền nhất tâm quán tưởng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, hiện ra sự biến hóa cảm ứng rộng lớn như thế, lại thấy thân ḿnh đang ở trên biển lớn, hết sức ngạc nhiên nên muốn rời khỏi căn phòng của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đang nhập định nhưng không thể rời được, liền dùng thần túc bay vụt lên hư không, nhưng lại bị vướng.

Tôn giả Xá-lợi-phất vận dụng hết thần lực mà vẫn không thể vượt lên được, lại thấy thân ḿnh cùng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi và cả căn phòng tự nhiên đi về hướng Đông, lúc này Tôn giả Xá-lợi-phất đứng trước Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, ngồi kiết già, chăm chú nh́n Bồ-tát không hề biết chán. Bấy giờ, cả hai vị đi về phương Đông vượt qua hằng hà sa số cõi Phật để đến cõi Phật này, thế giới ấy tên là Bất thoái chuyển âm, Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Tối Tuyển Quang Minh Liên Hoa Khai Phẫu.

Tôn giả Xá-lợi-phất đi theo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đến ra mắt Đức Phật ấy, tất cả lỗ chân lông của Phật đều hiện ra hoa sen, các hoa sen đó đều tỏa ra vòng ánh sáng đến bốn mươi muôn dặm chiếu sáng khắp cõi Phật trong tam thiên đại thiên. Các hoa sen ấy có cành bằng mười muôn thứ châu báu kỳ diệu và tòa Sư tử bằng kim cang đá, đá màu, vàng ròng, tất cả các vị Bồ-tát đều ngồi trên tòa ấy, các vị đó đều không lui sụt đối với đạo Vô thượng chánh chân, được pháp tổng tŕ, năm phép thần thông tự tại, đầy đủ pháp nhẫn, ba mươi hai tướng trang nghiêm thân ḿnh. Từ rốn của Đức Như Lai Tối Tuyển Quang Minh Liên Hoa Khai Phẫu Chí Chân Đẳng Chánh Giác mọc ra hoa sen thanh tịnh không chút t́ vết, với trăm ngàn màu sắc không thể kể xiết, có cành cuống bằng ngọc lưu ly xanh giao xen nhau, tòa ngồi bằng chiên-đàn tốt nhất cùng các thứ châu báu, dùng các thứ chuông báu kỳ lạ giăng treo khắp bốn phía. Tòa ngồi ấy còn trống, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi liền ngồi lên trên đó, rồi cùng với tòa Liên hoa sư tử ấy vụt biến lên cao tới cõi trời Tam thập tam, rồi trở lại nơi chỗ Đức Phật cúi đầu đảnh lễ, đi vòng quanh chỗ Phật ba vòng và đến trở lại ngồi trên hoa sen, chắp tay tự quy y Đức Thế Tôn. Lúc này, Đức Tối Tuyển Quang Minh Liên Hoa Khai Phẫu Như Lai Đẳng Chánh Giác liền hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Nhân giả từ đâu mà khổ công đi đến cõi nước này?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Bạch Thế Tôn! Con từ thế giới Ta-bà đến đây.

Lúc bấy giờ, vị Bồ-tát theo hầu Đức Phật, hiệu là Nhu Âm Nhuyễn Hưởng Bồ-tát Đại sĩ, chí nguyện luôn gắn bó với đạo Vô thượng chánh chân, không thoái chuyển, liền từ trên hoa sen sửa lại y phục, quỳ thẳng chắp tay thưa hỏi Phật:

–Cõi Ta-bà ấy cách đây bao xa?

Phật bảo:

–Về phương Tây, cách cõi này hằng hà sa số cõi nước, có thế giới Ta-bà, Tôn giả Văn-thù-sư-lợi từ cõi ấy đến đây.

Bồ-tát Nhu Âm Nhuyễn Hưởng lại hỏi Phật:

–Đức Phật ở thế giới Kham nhẫn ấy hiệu là ǵ, hiện tại đang làm ǵ?

Đức Thế Tôn đáp:

–Đức Phật ở đấy hiệu là Thích-ca Mâu-ni, Năng Nhân Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác hiện đang giảng nói chánh pháp.

Lại hỏi Phật:

–Bậc Đại Thánh ấy hiện đang giảng nói pháp ǵ? Đức Phật nói:

–Đức Phật ở cõi ấy hiện đang chỉ dạy về ba thừa.

Vị Bồ-tát theo hầu lại hỏi:

–Thế nào gọi là ba thừa?

Phật đáp:

–Đó là Thanh văn, Duyên giác cùng Phật thừa rộng lớn, Đức Phật Thích-ca nói pháp như thế là chỉ dạy ba thừa.

Vị Bồ-tát theo hầu lại hỏi:

–Chư Phật, Thế Tôn nói kinh khai mở, hóa độ chúng sinh không b́nh đẳng sao?

Phật dạy:

–Tất cả đều b́nh đẳng.

Bồ-tát Nhu Âm Nhuyễn Hưởng lại hỏi Phật:

–Thế nào gọi là b́nh đẳng?

Đức Thế Tôn dạy:

–Giảng về pháp không thoái chuyển, đó gọi là b́nh đẳng.

Lại hỏi:

–V́ lý do ǵ mà Đức Năng Nhân Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác giảng nói về ba thừa tu tập như vậy?

Đức Phật Tối Tuyển Quang Minh Liên Hoa Khai Phẫu nói với vị Bồ-tát ấy:

–Chúng sinh ở cõi đó tánh t́nh ngang bướng, khó giáo hóa, tâm ý yếu đuối nên khó dùng Nhất thừa để hóa độ tất cả được, v́ thế cho nên chư Phật, Thế Tôn phải khéo léo quyền biến dùng các phương tiện nói pháp độ sinh, Đức Năng Nhân Như Lai xuất hiện ở cõi đời năm uế trược nên cũng dùng ý nghĩa phương tiện quyền xảo tùy thời khéo léo mà giáo hóa muôn loài.

Lại hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Ở thế giới Kham nhẫn ấy, giảng nói chánh pháp, công việc giáo hóa đó hẳn là rất khó khăn, vất vả, vậy th́ phải làm thế nào?

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, phải luôn gắng sức, lo lắng hết mực!

Vị Bồ-tát theo hầu lại nói:

–Bạch Thế Tôn! Thật sung sướng thay! Chúng con nhờ lợi ích tốt đẹp nên chẳng sinh vào thế giới ấy.

Đức Phật bảo:

–Hãy thôi, không được nói như thế, phải nên bỏ ý nghĩ đó và tự sửa đổi lỗi lầm của ḿnh.

Lại thưa:

–V́ sao phải sửa đổi lỗi lầm của ḿnh? Thế giới Kham nhẫn đó công việc giảng nói chánh pháp hết sức khó khăn nên chúng con chẳng nguyện sinh về cõi ấy.

Đức Thế Tôn dạy:

–Các vị chớ nghĩ như thế và nói lại lời ấy. Phải tự sửa đổi lỗi lầm của ḿnh. V́ sao? V́ ở cõi Phật này tu tập trải qua hai mươi ức na-do-tha trăm ngàn kiếp vun đắp cội đức, chẳng bằng ở cõi Kham nhẫn đó, tu từ lúc trời vừa sáng đến bữa ăn trưa, v́ chúng sinh mà giảng nói đủ các pháp, khai ngộ giáo hóa biết bao kẻ mê muội tăm tối quy mạng Tam bảo, khiến họ thọ năm giới, chỉ rõ con đường tu tập cho Thanh văn, Duyên giác. Ở cõi ấy làm bậc Bồ-tát Đại sĩ rất khó, huống chi là chỉ dạy khiến trở thành Sa-môn, từ bỏ cuộc sống thế tục, gần gũi gắn bó giữ ǵn đạo pháp, hỗ trợ khuyến khích, chỉ dẫn ý nghĩa của các pháp lành, hoặc lại mở rộng làm cho đạo pháp càng thêm rộng lớn. Điều ấy bậc Bồ-tát Đại sĩ giáo hóa khó đạt được. V́ sao? V́ ở thế giới Kham nhẫn ấy có nhiều hoạn nạn.

Lại hỏi:

–Hoạn nạn ǵ?

Đức Thế Tôn đáp:

–Này Bồ-tát Nhu Âm Nhuyễn Hưởng! Giả sử trong thời gian bằng tuổi thọ của Hiền giả, ở nơi na-do-tha ức trăm ngàn kiếp được nghe và nhận biết vô số chư Phật cùng cõi nước có tuổi thọ lâu dài, cũng không thể t́m hiểu nghiên cứu cho cùng tận, cũng vậy, thế giới Kham nhẫn đó gồm chứa bao điều dâm dục, giận dữ, si mê và vô số các pháp ác không thể nào tính kể hết. Nay ta dùng lời nói để chỉ rõ nhân duyên tội phước của con người nơi cõi ấy, lại dùng trí tuệ Phật để phân biệt rõ ràng, thế giới Kham nhẫn đó là một thứ nhơ xấu không thể nói hết.

Bấy giờ, Bồ-tát Đại sĩ Nhu Âm Nhuyễn Hưởng ba lần cất tiếng lớn và rõ khen ngợi:

–Kỳ diệu thay! Đức Năng Nhân Như Lai là Bậc Sư Tử dũng mãnh, là vua cõi người đầy lòng Từ bi, đạo đức lồng lộng, không hề chướng ngại. Nghĩ nhớ trí tuệ sáng suốt của Đức Thế Tôn, trang nghiêm, cung kính. Nhờ cội gốc công đức bản nguyện của tâm cho nên v́ chúng sinh mà nhẫn nhục chịu nhiều khổ nhọc để giảng nói đạo nghĩa, dứt bỏ dâm dục, giận dữ, si mê, vô lượng pháp xấu ác, dạy phát tâm Thanh văn, Duyên giác, khai hóa giúp họ dần dần đạt quả vị Phật, làm sáng tỏ đạo pháp; là Bậc đạt trí tuệ sâu nhiệm ứng hiện khắp chốn, nên chính là cội gốc của các công đức; là Bậc chí nguyện không v́ mong cầu vinh hoa...

Bồ-tát Nhu Âm Nhuyễn Hưởng dứt lời khen ngợi th́ tất cả các vị Bồ-tát ở đấy đều chọn lấy những đóa hoa bằng bảy thứ báu, màu sắc sáng rực với vô số trăm ngàn vẻ đẹp, thảy đều thanh tịnh không dính bụi bặm; lại có vô lượng lá, thân bằng kim cang; trên cọng hoa vẫn còn đọng sương do các báu chiên-đàn nhiệm mầu hợp thành, chuỗi anh lạc trải khắp để trang nghiêm.

Các vị Bồ-tát ấy tâm đạt Thiên nhãn, Túc mạng, thể hiện đầy đủ các công hạnh của bậc Bồ-tát, giống như huyễn hóa ý tràn ngập niềm vui thích, vụt bay lên hư không, tay cầm đóa hoa ấy, từ xa hướng về Đức Thích-ca Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, đoái nh́n về thế giới Kham nhẫn, nhất tâm rải hoa như trận mưa, dù lọng quý giá, lụa là cờ phướn, nhân đấy mà cúng dường Đức Năng Nhân Như Lai. Lại tung rải các thứ hương thơm, đốt đủ loại hương chiênđàn, hương bột, tự ở nơi cõi ấy, năm vóc gieo xuống đất, hướng về phương Tây đảnh lễ đồng khen ngợi:

–Nam-mô Năng Nhân Phật Đẳng Chánh Giác, cùng các vị Bồ-tát Đại sĩ nơi thế giới Kham nhẫn, mặc áo giáp công đức vô tận, ý chí tinh tấn, tâm không kiêu mạn, công đức cao vòi vọi, tâm ấy rốt ráo, rất tôn quý, nhiệm mầu, phụng thờ chánh pháp, dùng chánh pháp làm sức mạnh, khởi lòng Từ bi thương xót chúng sinh, soi ánh sáng rực rỡ, tu tập Nhất thừa...

Các vị Bồ-tát khác đồng thanh khen ngợi:

–Nguyện được ra mắt Đức Năng Nhân Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác cùng các vị Bồ-tát, khiến lời Phật dạy không bị mất đi.

Lúc ấy, Đức Tối Tuyển Quang Minh Liên Hoa Khai Phẫu Như Lai nghe tiếng các vị Bồ-tát khen ngợi, liền biết rõ tâm niệm của các vị Bồ-tát Đại sĩ ấy là đang mở mang Phật pháp, phân biệt các nghĩa lý quan trọng nên tâm của Như Lai rất vui mừng liền nói với các vị Bồ-tát:

–Này các vị thuộc dòng tôn quý! Các vị nên đi thăm hỏi chiêm ngưỡng Đức Phật Năng Nhân Vô Trước Chánh Giác và các vị Bồ-tát, nhân dân ở thế giới Kham nhẫn, tu theo lời dạy của Đức Phật kia, tùy thuận giáo hóa chúng sinh, đầy lòng thương xót, muốn cứu vớt bao nỗi nguy ách, đối với các pháp sâu mầu không hề sợ hãi, không cho đó là khó, không hề bài bác, vun trồng cội gốc công đức, tâm không vướng mắc, không mong cầu phước thực hành sáu Độ vô cực. Các vị Bồ-tát Đại sĩ sinh vào thế giới Kham nhẫn, tôn sùng bản nguyện thuở xưa của Đức Năng Nhân Như Lai, tôn thờ Chánh pháp, lấy đạo làm sức mạnh, học hỏi công hạnh của các Đức Phật.

Bồ-tát đáp:

–Bạch Thế Tôn, đúng vậy! Chúng con xin vâng lời Phật dạy sẽ đến thăm hỏi, chiêm ngưỡng tất cả và ân đức từ bi của các Đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, xé rách lưới nghi.

Đức Như Lai Tối Tuyển Quang Minh Liên Hoa Khai Phẫu Đẳng Chánh Giác bảo Bồ-tát Nhu Âm Nhuyễn Hưởng:

–Các vị nên cùng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đến thế giới Kham nhẫn, được nghe những lời chỉ dạy để tâm thông suốt sáng tỏ.

Bồ-tát Nhu Âm Nhuyễn Hưởng liền thưa với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Chúng tôi muốn đến chỗ Đức Năng Nhân Như Lai để được thấy thế giới Kham nhẫn, nhờ trí tuệ của bậc Thánh khiến cho ý nguyện của chúng tôi được thành tựu.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Sung sướng thay hạnh nguyện ấy! Này các vị Bồ-tát thuộc dòng họ cao quý! Chư Phật, Thế Tôn khó thấy, khó gặp. V́ sao? V́ hàng vạn hàng ức đời mới xuất hiện một lần, lại phải tạo được nhân lành cúng dường phụng thờ từ trước. Cho nên Phật xuất hiện ở mười phương thế giới là v́ lòng Từ bi thương xót chúng sinh, giáo hóa để đưa họ trở về chánh đạo, giúp họ đạt được trí tuệ giác ngộ. Phải v́ tất cả muôn loài, người cũng như vật, kể cả hạng căn trí thấp kém nhất, để dắt dẫn họ biết quy thuận cung kính lễ bái chư Phật Thế Tôn, học hỏi kinh điển, khiến cho loài người trong mười phương đạt được sự an vui trên hết.

Bồ-tát Nhu Âm Nhuyễn Hương đáp:

–Chúng tôi mong được cùng đi với Nhân giả, để cùng được ra mắt chư Phật, quy mạng thưa hỏi nhận lãnh, học tập đức từ bi hóa độ chúng sinh của bậc Thánh trí.

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cúi đầu đảnh lễ Đức Như Lai Tối Tuyển Quang Minh Liên Hoa Khai Phẫu Chí Chân Đẳng Chánh Giác, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, rồi cùng với các vị Bồ-tát tâm ý cung kính và Tôn giả Xá-lợi-phất nghe Phật nói pháp, lãnh hội lời giảng dạy, chiêm ngưỡng Phật không biết chán, quán thân do năm uẩn giả hợp như huyễn hóa. Các vị thảy đều dùng hương hoa, các thứ chiên-đàn, hương bột, lụa là, cờ phướn để cúng dường Phật, mong nhờ cội gốc công đức của Phật mà tâm ý được vững chắc để tôn thờ Tam bảo, hóa độ chúng sinh, phụng thờ chư Phật. Nói lời đó vừa xong, chỉ trong khoảnh khắc tất cả đều biến mất.

Lúc này, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cùng Tôn giả Xá-lợi-phất tiếp tục đi về phương Đông, trải qua hằng hà sa số cõi Phật, đều đến trước mặt các Phật Thế Tôn ở các cõi ấy, đều được nghe các Đức Phật giảng nói kinh ấy, giảng pháp Đại thừa không thoái chuyển, thanh tịnh, không chút cấu nhiễm. Các cõi Phật đó không có người nữ, cũng không có Thanh văn, Duyên giác. Tất cả các cõi Phật đó đều có cuộc sống trong sạch, tươi đẹp, giống như cõi nước của Đức Như Lai Tối Tuyển Quang Minh Liên Hoa Khai Phẫu không khác.

Các đạo tràng Bồ-tát đầy khắp cõi Phật.

Chư Phật Thế Tôn ở những cõi nước đó đều hiện ra từ những đóa hoa sen. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi khắp trên chỗ ngồi rung động, biến hóa oai nghi như nhất cúng dường các Đức Phật.

Hết phương Đông đến phương Nam, phương Tây, phương Bắc, phương Đông nam, phương Tây nam, phương Tây bắc, phương Đông bắc, phương trên, phương dưới. Bấy giờ, ở mười phương đều có hằng hà sa số cõi nước của chư Phật, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đều hiện ở trước mặt, cùng khắp mọi nơi. Các Đức Như Lai ấy đều giảng pháp Đại thừa không thoái chuyển, không chút nhầm lẫn. Tất cả các vị thị giả chư Phật đều cung kính trang nghiêm, chí nguyện luôn gắn bó với đạo pháp, ở trên hoa sen quỳ thẳng chắp tay thưa hỏi Phật:

–V́ sao Đức Năng Nhân Như Lai giảng dạy nêu rõ ba con đường tu tập?

Tất cả đều muốn được đến đạo tràng Đức Năng Nhân Như Lai, để được thưa thỉnh giáo pháp, tất cả đều mong được Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi thi ân giúp đỡ. Chư Phật ở mười phương cũng đều nói với các vị Bồ-tát ở cõi ấy:

–Các vị nên cùng đi với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đến cõi Phật của Đức Năng Nhân Như Lai, ở đấy là châu Diêm-phù-đề thuộc thế giới Kham nhẫn.

Bấy giờ, trời còn tối, chưa sáng. Tôn giả A-nan lúc này nh́n thấy ánh sáng từ nơi cửa sổ ở mái hiên chiếu vào phòng, liền đứng dậy, muốn ra khỏi tinh xá, lại trông thấy cả khu Kỳ hoàn sáng rực như ban ngày, ngước nh́n lên không trung cũng chẳng thấy có trăng, xem kỹ đám cây trong khu vực th́ chỉ thấy toàn là nước một màu xanh lơ như ngọc bích, loang loáng và trong lành, hoàn toàn không còn thấy cây cối, phòng ốc đâu cả. Tôn giả A-nan tự nghĩ: “Hôm nay hẳn là Đức Thế Tôn sẽ giảng pháp sâu xa rộng lớn cho nên trước hiện điềm lành này”.

Lúc này, Tôn giả A-nan giở chân lội vào trong nước nhưng nước không dính chân, mà cũng không có chỗ nào bị ch́m ngập cả, nên lòng hết sức vui mừng thích thú, liền đi thẳng tới chỗ phòng của Phật mong thấy Đức Thế Tôn, chợt thấy hàng ngàn hàng muôn đóa hoa sen ở chung quanh căn phòng của Phật, lại nghe âm thanh tiếng nhạc vang động. Các đóa hoa sen kia đều phát ra ánh sáng chiếu sáng khắp khu lâm viên Kỳ hoàn và thành Xá-vệ, cả tam thiên đại thiên thế giới không đâu là không có ánh sáng chiếu đến. Lòng tràn ngập niềm vui thích, Tôn giả A-nan liền sửa y bày vai phải, quỳ thẳng chắp tay, cúi đầu đảnh lễ, tự quy y Đức Phật.

Bấy giờ, sao mai lên cao, trời đã sáng dần, các đóa hoa sen lớn đang bay vòng quanh căn phòng của Phật, có đóa lớn nhất bay vào trụ ở giữa khu lâm viên Kỳ hoàn. Tôn giả A-nan liền nghĩ: “Ta phải lo sửa sang chỗ ngồi cho Phật v́ chắc Đức Thế Tôn sẽ nói pháp nên mới hiện các điềm lành như thế.”

Sửa soạn tòa ngồi vừa xong th́ đồng thời cả tam thiên đại thiên thế giới rung chuyển sáu cách. Các cõi Phật trong mười phương cùng với hằng hà sa số các cõi Phật khác thảy đều rung chuyển như vậy. Âm thanh lớn vang động khắp chốn nhưng không làm ai sợ hãi mà chỉ vui mừng. Rồi nào hoa sen màu xanh, màu hồng, màu vàng màu trắng hiện ra khắp cõi Phật. Cây cối cũng tự nhiên sinh, cành lá hoa trái um tùm tươi tốt.

Các chúng Tỳ-kheo đều muốn ra khỏi phòng nhưng không thể được. Lại thấy cả khu Kỳ viên đều là nước, những chỗ ngập th́ nước loang loáng và trong, còn chỗ cửa tinh xá th́ thấy ánh sáng rực rỡ. Tất cả các vị Tỳ-kheo thảy đều nghĩ: “Ngày hôm nay Đức Thế Tôn sẽ nói pháp mầu sâu nhiệm cho nên mới hiện trước các sự việc lạ này.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Năng Nhân Đại Thánh xuất định, ra khỏi phòng, đến tòa Sư tử và an tọa. Cùng lúc, tất cả các Đức Phật Thế Tôn trong mười phương thế giới, từ thân phát ra ánh sáng rực rỡ với vô số màu sắc khác nhau không thể tính kể, chúng dân ở các cõi ấy thảy đều trông thấy.

Lúc này, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đang đến khắp mười phương, cùng với chúng Bồ-tát đi tới khắp các cõi Phật để cúng dường các Đức Phật. Vị Đại Bồ-tát ấy, hướng dẫn các Đại sĩ, thị hiện thần thông không thể suy nghĩ bàn luận để cứu giúp, làm lợi ích cho các loài chúng sinh, đưa họ về với Phật pháp, giáo hóa độ thoát tùy theo sở thích mà chỉ dạy dẫn dắt, v́ chúng sinh trong mười phương mà nói pháp, công việc đã xong.

Bấy giờ Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi trở về, thấy Đức Năng Nhân Như Lai đang ngồi trên tòa Sư tử, các vị Bồ-tát đi theo cùng đến khu lâm viên, đều từ dưới đất vụt hiện lên, cùng với vô số hàng trăm ngàn ức triệu na-do-tha chư Bồ-tát khác, đi nhiễu quanh Đức Thế Tôn vô lượng vòng, tất cả đều hóa hiện vô lượng đóa hoa sen không thể tính kể, có đến mười muôn cánh với màu sắc khác nhau để cúng dường Phật, các hoa sen đó đều phân bố khắp cảnh giới Phật không thiếu một chốn nào.

Các vị Bồ-tát ấy lại tung rải các thứ hương chiên-đàn, hương tạp, hương bột, đủ các thứ hương thơm nhiệm mầu xông phủ khắp các cõi nước trong tam thiên đại thiên thế giới, đều nhằm nêu bật tánh chất cao đẹp của các thứ hương thơm do tu sáu pháp Ba-la-mật là Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Nhất tâm, Trí tuệ mà có được. Đó là hương thơm của thần thông phương tiện quyền xảo; là hương thơm của Chánh pháp được truyền bá ngày thêm phong phú; là hương thơm nhiệm mầu của trí tuệ giác ngộ mà các vị Bồ-tát đạt được do dốc sức tu tập sáu pháp Ba-la-mật; là hương thơm của sự thông đạt kinh nghĩa cùng quyết tâm tu hành; lớp lớp những thứ hương ấy đều phát ra ánh sáng rực rỡ, chiếu khắp đạo tràng của các Đức Phật trong mười phương.

Các vị Bồ-tát ấy đều là những bậc mạnh mẽ, ý chí vững chắc, thừa uy lực của các Đức Phật, hóa độ chúng sinh để cúng dường đức Năng Nhân Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, là bậc gồm đủ các hạnh tinh tấn, siêng tu Chánh đạo, tâm luôn vững chắc không ǵ có thể lay chuyển được. Tất cả các vị Bồ-tát ấy đều quy mạng Như Lai.

Lúc này, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cùng với các vị Bồ-tát v́ tất cả chúng sinh, nên đã dùng ngọc ma-ni, như ý trang nghiêm đạo tràng, hiện tám phẩm cây báu xếp thành hàng hàng, tên là Bảo thọ biên thụ tràng phan giăng mắc các thứ màn làm bằng châu ngọc, đá màu, vàng ròng, giao xen thành ngọc minh nguyệt chiếu trên mặt đất. Lại hóa hiện đủ các phòng ốc, giảng đường, lầu gác với các cửa sổ cao thấp, mái hiên chạm trổ nhiều đường nét. Rồi nào dòng suối, bể nước, sông lớn, sông nhỏ, dọc ngang xen những vườn cây vườn thú. Từ dưới suối trong mọc ra các hoa sen với các cánh hoa màu xanh, hồng, vàng, trắng đều bằng ngọc minh châu, hiện diện khắp chốn. Mặt đất th́ vọt lên nước cam lồ có đủ tám mùi vị giải thoát. Tất cả mọi sự biến hóa của các vị Bồ-tát trong lúc này đều xuất phát từ ý nguyện độ sinh, nhằm nêu rõ tánh chất lớn lao của Chánh đạo để khiến họ được an vui, tin tưởng.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đã vâng theo lời Phật dạy, thuận theo đạo lực của chính ḿnh, cũng là bản nguyện của Đức Năng Nhân Như Lai, nên đã biến hiện như vậy để khai mở hóa độ chúng sinh, Bồ-tát Nhu Âm Nhuyễn Hưởng… đều thường khuyến khích giúp đỡ, không thể suy nghĩ, bàn luận “vô tâm – bất tâm”, khéo tư duy cũng như nêu rõ, dẫn dắt, mặc áo giáp, công đức lớn lao, thuận theo sự tinh tấn, thân hành công đức cao vời, sở nguyện của tâm chí là nhằm trang nghiêm khắp cõi. Tất cả mọi sự việc hoàn tất, thảy đều an trụ trước Phật.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn, sắp giảng nói giáo pháp, liền phát ra luồng ánh sáng chiếu sáng đến chỗ Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, cùng các vị Bồ-tát Đại sĩ khác đang an vị trên các tòa báu. Lúc ấy tự nhiên có đến mười muôn đóa hoa sen từ thân Phật hiện ra với vô số ánh sáng màu sắc không thể tính kể, hàng trăm ngàn đóa sáng rực cùng chiếu vào nhau, dùng các vật báu làm cành, các thứ ngọc ngà châu báu giăng mắc thành vòng xen lẫn với ngọc ma-ni, dùng các thứ hương chiên-đàn xông khắp các tòa báu sư tử, các chúng Bồ-tát Đại sĩ này đều ngồi trên các tòa báu ấy hiện ra đầy khắp hư không.

Bấy giờ, Đức Phật Năng Nhân, nơi rốn có ánh sáng hiệu là Kim cang, lại có tên là “Cứu giúp các loài chúng sinh”, phát ra ánh sáng ấy với trăm ngàn ức đóa hoa sen, mỗi đóa đều có ánh sáng khác nhau không thể tính kể được ánh sáng, hoa sen mùi hương tinh khiết, thanh tịnh nhiệm mầu màu vàng tử ma. Lại có các màn trướng xen nhau không nơi chốn nào bị trở ngại. Từ trong các đóa hoa sen đó tự nhiên hóa hiện hàng ngàn ức hoa sen khác. Tất cả các Đức Phật đều hội nhập vào pháp giới b́nh đẳng một loại, từ đó tu tập các pháp môn giải thoát cùng giảng nói các pháp Không, Vô tướng, Vô nguyện, dứt các tà hạnh, chẳng sinh chẳng diệt, ba đời thảy đều không, nêu rõ tánh chất thanh tịnh, tự nhiên làm khuôn mẫu, hóa ra ngàn ức đóa hoa sen báu.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi khoan thai nhẹ bước, tâm vắng lặng đến ngồi trên đóa sen báu ấy, không chút mê đắm về thân, thể Phật, tâm nghĩ Đức Thế Tôn biết tất cả, dốc chí với pháp Tammuội, hiệu là Du kim cang, đã học pháp với Đức Năng Nhân Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, nên lúc nào cũng tỏ ra hâm mộ các pháp Tam-muội.

Khi ấy, Đức Thế Tôn thấy Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cùng các vị Bồ-tát Đại sĩ ở các cõi Phật trong mười phương an tọa, trong chánh định, tu các Phật pháp, cúng dường vô số bậc Đại thánh ở quá khứ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi thấy vậy nhiếp giữ tâm, không yếu đuối, thuận theo đạo hạnh của Phật, ngồi trên tòa Sư tử.

Lúc đó, Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:

–Ông hãy đi khắp trong ngoài khu vườn này thuộc thành Xávệ, nói với bốn chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thanh tín sĩ, Thanh tín nữ, những vị tin tưởng yêu thích Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng, đã từng vun trồng cội gốc các công đức và mong muốn được thành tựu, khiến họ cùng đến nhóm họp, v́ hôm nay ta sẽ nói pháp.

Tôn giả A-nan vâng lời Phật dạy, đi khắp khu vườn rừng nói rõ sự việc. Các Tỳ-kheo liền nói:

–Chúng tôi đêm rồi đã trông thấy hiện ra các điềm lành lớn, nên xét biết là hôm nay Đức Thế Tôn sẽ giảng nói pháp Đại thừa, nêu rõ những điềm cốt yếu sâu xa, chúng tôi muốn đến dự hội mà không thể đến được.

Tôn giả A-nan hỏi:

–Vậy th́ v́ chuyện ǵ làm trở ngại?

Đáp:

–Chúng tôi đều trông thấy cả khu Kỳ thọ bị nước ch́m ngập, nước trong xanh như ngọc bích, óng ánh, lại chẳng thấy cây cối, phòng ốc đâu cả, hầu như bị ch́m khuất hết, chỉ thấy có ánh sáng rực rỡ, do vậy mà chẳng thể đến dự hội được.

Tôn giả A-nan liền trở lại thưa rõ sự việc lên Đức Phật.

Phật bảo:

–Này Tôn giả A-nan! Các vị Tỳ-kheo đó do tự ngăn cách nên không hiểu, không có nước mà vọng tưởng cho là có. Các vị Tỳ-kheo đó, không có nước mà cho là có nước, không những do tâm ý chưa được khai mở, mà còn do chưa nhận thức thấu đáo về lẽ sinh tử, nên trở lại cho là có, không giữ tín tâm mà cho là giữ, chưa tôn thờ chánh pháp mà cho là tôn thờ, chưa đạt được tám đẳng mà tâm tưởng đã được, chưa đạt được tánh chất không tham đắm của đạo mà cũng cho đã có được, chưa thành tựu tâm của bậc Thanh văn mà đã cho rằng ḿnh đầy đủ, chưa rõ được tâm bậc Duyên giác mà cũng cho là đã đạt đến... A-nan! Ông hãy trở lại nói rõ với họ như vậy để họ đến dự hội.

Tôn giả A-nan vâng lời trở lại nói đầy đủ những lời Đức Thế Tôn đã dạy rồi trở về bạch Phật:

–Hiện giờ bốn chúng đệ tử đều đã đến nhóm họp dự hội.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn gọi Tôn giả Mục-liên:

–Hiền giả nên đi khắp tam thiên đại thiên thế giới kêu gọi tất cả các vị Bồ-tát Đại sĩ có sức học thâm sâu, mặc áo giáp vô cực, chí cầu pháp Đại thừa, các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thanh tín sĩ, Thanh tín nữ, tám bộ chúng là Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân... nói cho tất cả được biết là hôm nay Đức Thế Tôn khai pháp hội lớn, giảng nói những điều quan trọng chưa từng được nghe. Bốn chúng đệ tử, nhân phi nhân ấy, hoặc ở trên các cõi trời, hoặc ở nơi thế gian, đều đã từng kính thờ các Đức Phật thời quá khứ, chí nguyện luôn gắn bó với Đại thừa, tu học giữ vững một đường, tâm ngưỡng mộ bậc Đại trí tuệ nhiệm mầu tối thượng, vòi vọi vô cực, các bậc Bồ-tát Đại sĩ mặc áo giáp công đức lớn, mong cầu pháp nghĩa lợi ích, tinh tấn không hề ngừng nghỉ, đều giúp cho các vị đến dự hội được nghe pháp sâu nhiệm.

Tôn giả Mục-liên vâng lời Phật dạy, tự dùng đạo lực vốn có của ḿnh, chỉ trong khoảnh khắc đã đi khắp tam thiên đại thiên thế giới thông báo rõ về việc Đức Thế Tôn sắp giảng nói pháp chưa từng có, nên cùng nhau đến nghe. Sau đó ngài Mục-liên lại dùng thần túc trở về đạo tràng đến trước Phật, bạch với Đức Thế Tôn là ḿnh đã hoàn tất công việc được giao.

Lúc này, bốn chúng đệ tử vây quanh đạo tràng đến những bốn mươi muôn dặm, các Trời, Rồng, Thần đứng đầy khắp hư không, kín cả một vùng đến những năm mươi muôn dặm.

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Đức Thế Tôn:

–Hiện giờ bốn chúng đệ tử đã đến tụ hội, các Trời, Rồng, Thần đều có mặt đầy chật cả hư không, tất cả đều nhất tâm chắp tay lễ Phật, đều quán sát uy thần biến hóa của Như Lai với muôn ngàn ánh sáng rực rỡ, chói lọi, không đâu là không chiếu sáng, chúng hội đều an tọa, cung kính trang nghiêm mong Phật nói pháp.

Khi ấy, nét mặt Đức Thế Tôn lộ rõ vẻ hân hoan, mỉm cười, tức th́ các hoa sen bằng bảy báu từ dưới đất vụt hiện lên, trên mỗi cánh hoa đều có vô số trăm ngàn màn quý xen nhau phô bày, lớn như bánh xe to hơn cả tòa ngồi của trời Đế Thích, giăng treo các thứ ngọc minh nguyệt, ngọc đỏ, các thứ chuỗi làm cờ, tất cả đều hướng về tám phương muốn cứu giúp tám nạn. Tất cả bốn chúng đệ tử trong chúng hội là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thanh tín sĩ, Thanh tín nữ cùng các vị Trời, Rồng, Thần, Càn-thát-bà..., Nhân phi nhân đều an tọa trên các đóa sen ấy để được nh́n rõ tôn nhan Đức Như Lai. Các vị Bồ-tát Đại sĩ theo hầu Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đều có tướng tốt đầy đủ, uy thần lồng lộng, hầu như đều giống nhau, an tọa trên các đóa sen, nhất tâm chắp tay, hết mực cung kính hướng về Đức Phật cùng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, chí cầu đại đạo.

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bước ra bạch Phật:

–Nay bốn chúng đệ tử cùng các vị Trời, Rồng, Thần đều khao khát mong cầu Đức Thế Tôn giảng nói về chuyển pháp luân không thoái ĺa mọi cấu nhiễm. Các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thanh tín sĩ, Thanh tín nữ này cùng với các vị Trời, Rồng, Thần đông vô số ngàn, dốc lòng kính tin phụng thờ Chánh pháp, cho đến dự vào Tám bậc hành hóa phát triển đạo, chẳng trở lại, không vướng mắc, các quả vị Thanh văn, Duyên giác... họ đều tỏ ra chấp trước, bám víu, cho nên Đức Thế Tôn dứt bỏ ý niệm chấp trước ấy. V́ sao Như Lai soi rõ các vị tŕ tín đến việc vâng thờ Chánh pháp, hiện rõ hạnh Duyên giác?

Bấy giờ, Đức Thế Tôn yên lặng không đáp.

Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Kính bạch Bậc Đại Thánh, vào lúc gần sáng, con vừa thức giấc, ra khỏi phòng đi đến chỗ Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, trông thấy phòng của Thế Tôn rồi đi tiếp về phía trước, chợt thấy có đến mười muôn đóa hoa sen bay vòng quanh căn phòng của Như Lai, tất cả đều phát ra ánh sáng chiếu khắp khu vườn rừng và thành Xá-vệ cũng như khắp cả các cõi nước trong tam thiên đại thiên thế giới, lại nghe tiếng pháp âm lớn hòa cùng âm nhạc vang động. Mong Đức Thế Tôn nói rõ về sự cảm ứng ấy.

Đức Phật dạy:

–Hôm nay ta sẽ giảng về chuyển pháp luân không thoái, Văn-thù-sư-lợi cũng đã nhận biết về điềm lành ấy.

Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Hôm nay, vào lúc gần sáng con thấy ánh sáng từ cửa sổ nơi mái hiên chiếu vào phòng khiến con tỉnh giấc, ra khỏi phòng th́ thấy cả khu Kỳ hoàn như ngập trong nước, nước óng ánh và trong lành, lại chẳng thấy cây cối cùng tinh xá đâu cả, chỉ thấy ánh sáng rực rỡ, vậy điềm cảm ứng ấy là thế nào?

Phật dạy:

–Hôm nay, Văn-thù-sư-lợi sẽ nói về pháp sâu xa Bất thoái chuyển luân, điềm lành ấy ứng hiện là như vậy.

Tức th́ Đức Thế Tôn v́ Tôn giả A-nan mà nói bài tụng:

Các Đức Phật, vô ngã

Chỉ Nhất thừa vô thượng

Tiếng hòa nhã mạnh mẽ

Có duyên nên thưa hỏi.

Thừa ấy rất thanh tịnh

Phật đạo không ǵ hơn

Tiếng êm dịu mạnh mẽ

Hôm nay muốn thưa hỏi.

Thừa ấy dứt tưởng niệm

Thanh tịnh ĺa đùa bỡn

Tiếng êm dịu mạnh mẽ

Hôm nay muốn thưa hỏi.

Lời dịu dàng thưa hỏi

Cứu giúp tất cả thừa

Mọi chốn đều thành tựu

Chẳng sạch cũng chẳng thiệt.

Tất cả lời thưa hỏi

Đều chẳng thành đạo quả

Thế Tôn v́ vốn không

Chỉ dạy luôn chân thật.

Lời êm dịu mạnh mẽ

Hôm nay muốn thưa hỏi

Ở nơi ĺa âm thanh

Mọi tiếng đều b́nh đẳng.

Lời êm dịu thưa hỏi

Do động, phát âm thanh

Tiếng ấy không giữ được

Pháp không tiếng, không chữ

Lời êm dịu thưa hỏi

Tiếng pháp thảy như gió

Ĺa tướng, không thể lập

Nhằm độ kẻ chấp tiếng.

A-nan hãy lắng nghe

Lời vang khắp thưa hỏi

Thân theo nẻo chánh pháp

Dứt tưởng, cũng lại không.

Chư Phật Đẳng Chánh Giác

Vắng lặng không có tướng

Dù nói hay, không nói

Tất cả pháp vô trụ.

B́nh đẳng biết không sắc

Chỗ dấu đạo hướng tới

Đạt đến, không trở lại

Các pháp do Phật nói.

Ĺa xa mọi h́nh tướng

Như hư không vô số

Phật đạo không vướng mắc

Đó là lời hỏi khắp.

Phật quá khứ, đương lai

Đến nay cũng như vậy

Trí tuệ đạo hiện bày

Không hề bị bụi bám.

Chẳng thể thấy pháp giới

Chỉ dùng âm thanh nghe

Nhận biết kinh vốn không

Pháp ấy chính là đạo.

Bố thí độ vô cực

Giới tịnh cũng như thế

Nhẫn nhục độ vô cực

Giảng nói rõ Phật đạo.

Tinh tấn độ vô cực

Nhất tâm cũng được vậy

Trí tuệ độ vô cực

Tuệ sáng hiện rõ đạo.

Phật khéo quyền phương tiện

Thần thông đến bờ kia

Mượn tiếng giảng Phật đạo

Không tham đắm thế gian.

Chỉ dạy về ba thừa

Tuyên dương nói các quả

Lời Bậc Đạo Sư dạy

Thuận theo xét bản tánh.

Ta ra đời năm trược

Rõ bao kẻ kém lười

Nên ta v́ Phật thừa

Giúp người thành Đại Thánh.

Ta nêu rõ bốn quả

Đã thành, không vướng mắc

Theo âm gọi Thanh văn

Các pháp không duyên hợp.

Chỗ gọi các duyên hợp

Đều cùng nương đó lập

Hiện tại có nhân duyên

Nên nói pháp hiện nay.

La-hán là Thanh văn

Nhờ quán thành Duyên giác

Không hề khởi pháp nhẫn

Tầm nh́n của Bồ-tát.

Là không, dứt mọi tưởng

Thiền b́nh đẳng, không nguyện

Tiếng ba môn Giải thoát

Cho nên nói Nê-hoàn.

Chẳng vướng các pháp xưa

Đến hiện tại cũng thế

Chỗ gắn cùng mười phương

Không sạch, không thật có.

Lời hỏi nay vang khắp

Pháp sâu mầu vô lượng

Chí thành cùng dốc sức

Chẳng phế bỏ các quả.

Chuyên chú nơi Nhất thừa

Không nghĩ tất cả pháp

Nên thưa hỏi Đức Phật

Duyên nghĩ nhớ quả đức.

Ba đời này b́nh đẳng

Vắng lặng, dứt các tưởng

Đã vượt mọi âm thanh

Không nương dựa Phật đạo.

Ví như có hai mươi

Dòng chảy của sông suối

Các Bồ-tát cũng vậy

Âm thanh hóa độ khắp.

Theo chư Phật nghe nhận

Chỗ Bồ-tát tu hành

Ba đường đều b́nh đẳng

Khen ngợi vào Đại thừa.

Âm khắp chí mạnh mẽ

Quyết xé tan lưới nghi

Vun bồi thêm quả đức

Nên hỏi bậc Trí tuệ.

Chỗ Phật xây dựng này

Tu nguyện cũng như thế

Giảng nói cả ba thừa

Cứu giúp bao lo khổ.

Tiếng khắp, chí mạnh mẽ

Nhân v́ các tạo tác

Mong Đạo Sư giảng pháp

Chỉ đường đi Bồ-tát

Các trời ức trăm ngàn

Không trung cúng dường Phật

Chí ưa thích quả đức

Thảy đều hết do dự.

Và bốn chúng Tỳ-kheo

Tỳ-kheo-ni, Cư sĩ

Luôn nghĩ về quả đức

Nên phân biệt cho hiểu.

Tiếng êm dịu thưa hỏi

Xé rách các lưới nghi

Các Bồ-tát trong hội

Đều muốn nhận pháp này.

Phẩm 2: GIỮ VỮNG LÒNG TIN

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói kệ này xong, Tôn giả A-nan liền bước đến bạch Phật:

–Bạch Đức Đại Thánh, hôm nay Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi sẽ hỏi Như Lai về chuyển pháp luân không thoái chăng?

Đức Phật bảo:

–Đúng như vậy!

Tôn giả A-nan hỏi:

–V́ sao lại chỉ giảng nói về pháp không thoái chuyển ấy?

Phật dạy:

–Này A-nan! Các Phật, Thế Tôn đều dựa trên pháp không thoái chuyển mới nói pháp được.

A-nan lại hỏi:

–Do duyên tối thắng nào mà chuyển từ việc dốc tin cho đến quả vị Duyên giác, Như Lai chỉ nhằm nêu bật các pháp của Bồ-tát?

Phật dạy:

–Đúng thế, này A-nan! Nên biết trong kinh điển thường đề cao vai trò của Bồ-tát là hơn hết. V́ sao? V́ thân ta sở dĩ xuất hiện ở cõi đời có năm thứ vẩn đục này là v́ chí nguyện nhằm cứu vớt những hạng người thấp kém. Các Phật phải dùng các phương tiện quyền xảo, tùy theo thời nghi mà giảng nói kinh pháp. Kẻ ít ham thích những điều giảng dạy nhiệm mầu, phần nhiều đều hâm mộ các pháp, thấp kém, do đó mà Như Lai cũng đã dùng các phương tiện khéo léo để nói các pháp như đã nói, dần dà mới giảng nói các pháp Đại thừa, là những pháp cốt yếu, căn bản. Cho nên phải quán tâm để thuận theo sự phát khởi của tâm ý người nghe mà cứu độ họ. Chí nếu đã đạt đến chỗ nhu hòa, an ổn, không còn có chỗ để tạo lập, mọi khổ vui đều dứt trừ, thấu hiển không từ đâu sinh, chẳng sạch, chẳng diệt, an vui trong cảnh vô vi, dần dần hướng về đại tuệ, Nhất thiết trí...

Bấy giờ Đức Thế Tôn yên lặng không nói.

Khi ấy, Tôn giả A-nan hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Đức Như Lai v́ sao im lặng không nói?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Ở thế gian ít người tin được các pháp Như Lai đã giảng nói ấy, ngay như vô số chư vị La-hán ở đây, cũng có tới hàng trăm hàng ngàn vị khi nghe Đức Thế Tôn nói th́ trong lòng ngạc nhiên không hiểu, cho rằng Như Lai v́ sao lại giảng dạy kinh khác lạ như thế. Nay ta tận mắt xem trong bốn chúng đệ tử ở đây thấy họ lòng còn đầy những ngờ vực. Sao Đức Như Lai không nhân đấy mà nói rõ, từ những trường hợp tin tưởng đặc biệt cho đến vâng thờ Chánh pháp, đạt quả vị Duyên giác, có vướng mắc ǵ đều khiến được thông đạt. Vô số ức các vị Trời, Rồng, Thần đều cùng do dự, sao Đức Như Lai không nhân đấy mà làm rõ hơn nữa các đầu mối. Con đường tu tập của Bồ-tát không trở lại, cũng không vướng mắc vào bước đường của bậc Duyên giác, vô lượng trăm ngàn ức Bồ-tát ở đây cũng chưa thấu đạt, nên Đức Thế Tôn đã hết lời khen ngợi con đường tu tập của Bồ-tát, từ trường hợp giữ vững lòng tin cho tới việc vâng thờ Chánh pháp, đạt bốn quả Thanh văn, Duyên giác. Có thể nói rằng khi Đức Thế Tôn giảng nói pháp ấy th́ tất cả sông ngòi lớn nhỏ, mương rãnh suối khe thảy đều bị dừng lại không thể chảy được. Chim bay trên không cũng không thể lui tới được. Mặt trời, mặt trăng như không còn trước mặt ta, ánh sáng bị che lấp nên cảnh vật trở nên rất u tối. V́ sao? V́ pháp ấy vô cùng nhiệm mầu, khó hiểu, cho nên Đức Như Lai im lặng không nói.

Khi ấy, mười muôn đóa hoa sen đang bay vòng quanh phòng của Phật, thảy đều đồng thanh tỏ lời thỉnh cầu:

–Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn giảng nói về pháp không thoái chuyển, là pháp cốt yếu thanh tịnh của kinh điển Đại thừa. Chúng con đã từng theo chín mười hai ức, trăm ngàn triệu triệu Phật và được nghe kinh Trí tuệ này, ở nơi các cõi Phật đó thảy đều tu tập theo pháp ấy.

Tôn giả Xá-lợi-phất cũng bước đến trước Phật hết lòng thưa bày:

–Cúi mong Bậc Đại Thánh giảng nói chuyển pháp luân không thoái. Vào lúc gần sáng, con đã cùng với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đi dạo khắp cả vô số cõi Phật ở mười phương, đều nghe các Đức Phật, Thế Tôn ở các cõi ấy nói về pháp nhiệm mầu đó.

Bấy giờ, trong hư không có đến tám mươi lăm ức trăm ngàn triệu triệu vị trời đều cung kính hướng về Đức Thế Tôn thỉnh cầu, mong được nghe Đức Như Lai nói về pháp không thoái chuyển:

–Chúng con hiện đang ở cõi này nhưng đã từng đi theo chín mươi hai ức trăm ngàn triệu triệu các Đức Phật học hỏi, thọ nhận pháp ấy.

Tôn giả A-nan lại bạch Phật:

–Mong được Thế Tôn thương xót mà giảng nói pháp không thoái chuyển. Do đâu mà Thế Tôn nói về ý nghĩa của việc dốc sức tin tưởng, kính thờ Chánh pháp cho đến đạt quả vị Duyên giác. Bốn chúng đệ tử ở đây thảy đều im lặng chăm chú muốn nghe Thế Tôn giảng rõ về pháp ấy, hiện nay có vô số trăm ngàn chúng chưa dứt bỏ được kết sử. V́ sao Thế Tôn lại cố làm sáng tỏ con đường tu tập của Bồ-tát từ việc giữ vững niềm tin, kính thờ Chánh pháp cho đến đạt quả vị Duyên giác. Mối nghi ngờ lớn ấy phải được giải rõ. Cúi mong Như Lai khởi tâm từ bi thương xót mà dứt bỏ mối vướng mắc này, khiến cho tất cả cùng nhận thấy những chứng cớ rõ ràng mà dốc lòng tin theo Thánh đạo.

Phật bảo A-nan:

–Đúng thế! Như Lai là Bậc Chí Chân Đẳng Chánh Giác nên trong khi thuyết pháp giảng kinh chẳng phải giải thích thêm về những chứng cớ đã rõ ràng.

Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Thế nào là những chứng cớ đã rõ ràng?

Đức Thế Tôn dạy:

–Chứng cớ rõ ràng về kinh sách và người nghe, sau đó mới nói pháp. Pháp lực của Như Lai là Đẳng giác sáng suốt nhất, v́ chứng cớ rõ ràng ấy đã phân biệt. A-nan phải lắng nghe khéo suy nghĩ ghi nhớ, giờ ông đã rõ sở nhân của Như Lai nhằm nói về tánh chất sáng tỏ tốt đẹp của hạnh Bồ-tát từ việc giữ vững niềm tin, kính thờ Chánh pháp cho tới đạt quả vị Duyên giác.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan cùng với đại chúng lắng nghe và lãnh thọ giáo pháp.

Đức Phật dạy:

–Này A-nan! Do nhân nào mà Như Lai khen ngợi hạnh Bồ-tát về việc dốc sức giữ vững niềm tin? Là v́ Bồ-tát chỉ dạy hóa độ chúng sinh vô lượng không thể tính kể hết, khiến họ đứng vững trong sự dốc tin, được thấy các Đức Phật, cũng như các vị Bồ-tát đã thấy Bậc Đại Thánh mà không chấp vào thân Phật, nhận thức đúng đắn và thích hợp về lẽ sinh tử, cũng không quyến luyến thân năm ấm này v́ nó như hư không. Đó là hạnh Bồ-tát giữ vững niềm tin.

Lại nữa, này A-nan! Bồ-tát tin các pháp là Không, đúng với những điều Như Lai đã giảng dạy không hề sai khác. Lại nữa, này A-nan! Bồ-tát thành thật tin vào trí tuệ Phật, trong tâm tự nghĩ, do nhân ǵ mà trí tuệ b́nh đẳng, nhưng cũng không vướng vào chỗ quy hướng của trí tuệ ấy, xem xét như vậy chính là giữ vững niềm tin. Lại nữa, Bồ-tát không tin năm dục mà đạt được đạo lực, đó là dốc tin. Lại nữa, Bồ-tát v́ nhân duyên ǵ điều phục tâm ḿnh thích ứng với mọi cách pháp thí, riêng đạt đến quả vị Chí chân Chánh đẳng Chánh giác, tâm luôn an nhiên dốc sức đối với pháp thí, tâm nhớ nghĩ về điều ấy, đó chính là giữ vững niềm tin.

Lại nữa, Bồ-tát đối với tất cả sở hữu của ḿnh đều có thể đem thi ân bố thí, không hề tiếc đến thân mạng ḿnh để khuyên giúp đạo pháp, không chọn lựa khi thi ân bố thí, không khoe khoang, bỏn sẻn, tất cả đều là phước đức đều nhằm khuyên giúp đạo pháp, luôn quán xét các pháp là không, không thấy ḿnh là Bồ-tát. Sự xét nét chính đáng ấy đã tạo nên niềm tin.

Lại nữa, Bồ-tát dốc lòng với Phật đạo mà tâm không buông lung, ham chuộng các pháp tĩnh lặng để dứt trừ sự vọng động của sáu căn, không tham luyến những thứ ấy mà chí nguyện quên phép tắc của bậc Thánh, hóa độ dẫn dắt chúng sinh không phải là v́ chỗ đứng của ḿnh, mà là khiến họ quy thuận kinh Phật, khiến cho đạo pháp càng thêm khởi sắc, hưng thịnh. Bồ-tát phát tâm v́ đạo lớn, không chấp vào tâm ấy, cũng không tham đắm; đồng với pháp giới, v́ biết rõ tất cả chỉ là sự kết hợp của âm thanh và ngôn từ, đều do bốn đại cùng các thứ khác hợp nên; lại tin rằng tạo tác của muôn vật là vô thường, khổ, không, vô ngã. Sự tin tưởng đó đem đến sức mạnh cho niềm tin vào ý nghĩa của giới, do vậy mà không buông lung, các nghiệp được thanh tịnh, ý được tập trung, chánh thọ vắng lặng vô vi, tin tất cả các cõi đều quy về không, vô tận, thân tâm và pháp giới không khác, đó chính là gốc của niềm tin. Quan sát và nhận thức như vậy nhưng không hề ĺa bỏ chúng sinh, xem tất cả con người và pháp giới là b́nh đẳng, nhưng cũng không thấy pháp giới là có thật. V́ sao? V́ tất cả chúng sinh rốt cuộc đều quy về pháp giới. Giả sử dốc tin vào các pháp như thế đó gọi là giữ niềm tin.

Lại nữa, Bồ-tát đều tin tưởng chúng sinh, những người có tham dục, cũng không có thọ. Tâm của Bồ-tát luôn an nhiên như hư không, không thấy sự tạo lập của chúng sinh, luôn mở rộng tầm nh́n đến các loài chúng sinh, tất cả đều là Nê-hoàn. V́ sao? V́ chúng sinh là không, nên xét kỹ sự thật cũng vốn là không, v́ vậy mà xem chúng sinh đều là Nê-hoàn và khiến cho vô số người đều kính tin như thế. Cho nên Bồ-tát đã giữ vững niềm tin của ḿnh.

Bấy giờ, Đức Phật nói bài tụng:

Khai hóa vô số người

Giúp thấy vô lượng Phật

Không chấp trước các Phật

Đó là vững lòng tin.

Tin, hiểu tất cả pháp

Biết rõ đều là không

An vui dạy như vậy

Đó là vững lòng tin.

Chí hâm mộ đạo tuệ

Tâm thường nghĩ điều ấy

Ta hội đủ nhân duyên

Chí sáng tâm thông suốt.

Đối với năm dục lạc

Lòng không chút tin ưa

Đạt được sức tin ấy

Đó là vững lòng tin.

Kính tin giữ giới cấm

Ta theo nhân nào thành

Dốc lòng hành pháp thí

Giống như Phật Đại Thánh.

Bậc Đại sĩ mạnh mẽ

Tâm tin, hành bố thí

Lòng không cầu phước báo

Đó là vững lòng tin.

Nếu có người cầu xin

Tâm th́ đều b́nh đẳng

Hành động không vướng chấp

Đó là vững lòng tin.

Ưa thích việc thứ cho

Tất cả, không tham cấu

Đều hướng về Thánh đạo

Đó là vững lòng tin.

Dứt vọng động sáu căn

Thông tỏ, dứt sở cầu

Để đạt được pháp lực

Đó là vững lòng tin.

Cung kính hướng về Phật

Tâm rốt ráo trong lành

Dốc sức với đạo pháp

Đó là vững lòng tin.

Ĺa bỏ sáu thứ bệnh

Tâm dứt mọi sở cầu

Rõ năm ấm là giả

Đó là vững lòng tin.

Nếu người chẳng mộ đạo

Khuyến hóa khiến ưa thích

Chẳng còn nghi Phật pháp

Đó là vững lòng tin.

Nếu thấy người vui mừng

Dẫn dắt đạo tâm ấy

Tự xét tâm không được

Đó là vững lòng tin.

Tuệ b́nh đẳng sáu suy

Pháp giới không sai khác

Cõi nước không thể được

Cõi nước và lời, tiếng.

Tâm thường nghĩ thỉ chung

Khổ, không, chẳng tôi, ta

Được sức mạnh trí tuệ

Đó là vững lòng tin.

Thích tu giới cấm Phật

Thanh tịnh không buông lung

Giới, định đã đầy đủ

Đó là vững lòng tin.

Ưa thích cõi vắng lặng

Chúng sinh cũng như vậy

Thảy đều có tương quan

Đó là vững lòng tin.

Không xả bỏ mọi người

Pháp giới cũng như thế

Chấp loài chúng sinh kia

Qua cõi không nghĩ bàn

Như pháp giới không khác

Tin này đã rõ ràng

Cho nên khen dốc tin

Bồ-tát không lo sợ.

Chúng sinh đều tự nhiên

Hiểu rõ không trụ xứ

Rõ muôn pháp đều không

Cõi ấy chẳng thể đạt.

Tất cả người vô vi

Cả muôn loài cũng không

Là Nê-hoàn vắng lặng

Nên làm rõ tất cả.

Nếu Bồ-tát mạnh mẽ

Hiểu chúng sinh như vậy

Cho nên được danh hiệu

Ca ngợi hạnh tŕ tín.

Dốc sức với Chánh pháp

Khen hạnh giữ lòng tin

A-nan nên ghi nhớ

Phân biệt nói cũng thế.

A-nan! Ta nhân đây

Hành theo đạo không dư

Là pháp đạt Đẳng giác

Bồ-tát bày ánh sáng.

Như thế, này A-nan! Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác đã hết lời khen ngợi vai trò của hạnh Bồ-tát, ở chỗ làm rõ ý nghĩa của việc giữ vững niềm tin, từ đó dùng các phương tiện khéo léo mà khai mở dẫn dắt chúng sinh.

Phẩm 3: PHỤNG TR̀ CHÁNH PHÁP

Phật bảo A-nan:

–V́ sao Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, khen ngợi việc Bồ-tát kính giữ chánh pháp?

Là v́ Bồ-tát đối với sự tồn tại của Phật đạo, tâm chí không lui sụt, giữ ǵn phép tắc của Phật, phân biệt rõ ràng, không vượt ngoài pháp giới. Đối với kinh sách, sự thông hiểu tỏ ngộ của Bồ-tát cũng không thể suy nghĩ bàn luận, đối với pháp Tổng tŕ thường an định bất động, chí nguyện thuận theo lời kinh, luôn làm sáng tỏ tất cả những chỗ còn ngờ. Đối với các pháp, tự nhiên không dính mắc. Đối với pháp Tổng tŕ th́ luôn nắm giữ với tinh thần vô trụ, thuận theo pháp Tổng tŕ mà không chấp kinh văn, chí thường an vui, tôn kính đạo pháp, đối với tất cả pháp mà không đắm, dùng hạnh Bất thọ để giảng nói Chánh pháp; chí, tánh nhân ái, nhu hòa, mọi hành động đều an ổn, từ đấy giảng về lý vắng lặng trong kinh sách. Đối với việc giữ ǵn chánh pháp không nương không bỏ, tất cả tự nhiên theo đúng con đường của các Đức Phật, đạt được ý nghĩa như vậy nhưng chưa từng đánh mất thân mạng ḿnh trong bước đường hành đạo. Thân thường vững bền, đời không thật có, đó gọi là Bồ-tát thường quán sát chưa từng thấy thân nầy an trụ nơi chân lý. Bồ-tát tự thuận theo Chánh pháp. B́nh đẳng với cảnh giới, chẳng đến chẳng đi, có hiểu biết các Đức Phật, Bồ-tát có thể nói pháp. Đạt được điều cốt yếu thanh tịnh vô cấu, thấy tất cả pháp không hợp không tan, thấy các kinh điển bỗng nhiên biến mất, cho nên không thấy các pháp vô vi, v́ thế mà không thấy. Đã không trông thấy pháp th́ cũng không nắm giữ, biết cảnh giới là không th́ giảng nói kinh sách, tâm ý luôn an nhiên, dứt mọi đùa bỡn, không h́nh tướng, mát mẻ, ĺa tâm, vô tâm, tâm không thể được, v́ không thể được nên đó là đạo tâm, mà tâm ấy cũng không đi lại, nêu rõ con đường vắng lặng, không thể nói năng, không thể mong cầu. Đối với pháp như vậy không dựa vào nhân, sở dĩ không dựa vào nhân v́ không có việc phát huy diện mạo các pháp. Thường thuận theo kinh điển là pháp của Bồ-tát nhưng không dính mắc Nê-hoàn bất sinh, bất diệt. Bồ-tát nói nghĩa này giống như hiển bày, không ham chuộng chủng tánh, đem những điều đã đạt được như thế để xả bỏ các chủng tánh, đạt đến hạnh Bồ-tát là pháp vô sở đắc. Đối với mọi biến chuyển đều không đến không đi, tất cả các trí tuệ không quá khứ, vị lai, hiện tại. Giữ vững niềm tin như vậy chẳng lay động, không lui không bỏ, kính giữ các pháp không gấp không hoãn. Đó là giữ ǵn Chánh pháp, đi đúng con đường của Bồ-tát, đạt được hạnh của các Đức Phật tức là Vô sở đắc, thành Bồ-tát Đại sĩ như thế gọi là kính thờ Chánh pháp.

Bấy giờ, Phật nói bài tụng:

Pháp tất cả các Phật

Không hề có thoái lui

Kính giữ kinh như thế

Đó gọi là giữ pháp.

Giảng pháp của các Phật

An nhiên dứt mọi tưởng

Sâu xa “bất khả đắc”

Đó gọi là giữ pháp.

Không hề bỏ các cõi

Pháp giới không nghĩ bàn

Để đạt đến nghĩa ấy

Đó gọi là giữ pháp.

Kính pháp luôn dốc lòng

Việc làm của các Phật

Tâm không chút vướng mắc

Đó gọi là giữ pháp.

Nắm giữ không tiến, lùi

Tất cả pháp tự nhiên

Không chấp vào kinh điển

Đó gọi là giữ pháp.

Không ở trong vắng lặng

Kính giữ đúng nẻo chánh

V́ thuận theo kinh kia

Đó gọi là giữ pháp.

Đạo thường là Pháp thân

Mến cầu pháp nhiệm mầu

Dứt trừ sự biếng nhác

Đó gọi là giữ pháp.

Nghe, kinh th́ lãnh thọ

Học, suy nghĩ, luyện tập

Tánh nhân từ an nhiên

Đó gọi là giữ pháp.

Thường giảng nghĩa đạm nhiên

Theo kinh nhưng không chấp

Đạt được hạnh vô tưởng

Đó gọi là giữ pháp.

Tâm vững bền cùng đạo

Trí sáng, hành vô trụ

Thấy thân ḿnh là không

Kia hiểu sâu như thế

Cho đến thấy không thân

Pháp giới th́ b́nh đẳng

Không đến cũng không đi

Nhận rõ các tưởng thân

Các Phật và Bồ-tát

Có thể giảng nói pháp

Khắp đến kinh điển này

Đó gọi là giữ pháp.

Tất cả pháp vô vi

Pháp giới rất thanh tịnh

Người kính giữ kinh này

Đó gọi là giữ pháp.

Xem khắp tất cả kinh

Vừa thấy, liền chẳng thấy

Nếu không thấy các pháp

Đó là không chỗ giữ.

Các cõi này đều không

Cho nên giảng pháp giới

Tự nhiên ĺa các tưởng

Không thân, không đùa bỡn

Tâm ĺa bỏ ba cõi

Chí cũng “bất khả đắc”

Nếu không đến được tâm

Niệm ấy là trên hết

Chí nguyện vốn không ý

Giảng pháp nghĩa vắng lặng

Không lời, không đắm nhiễm

Tâm ấy là hơn hết.

Kính thờ được pháp này

Không sinh tâm đắm nhiễm

Không nương vào các cõi

Đó gọi là giữ pháp.

Bồ-tát kính thờ pháp

Như thế hợp kinh sách

Không nương, không chỗ khởi 

Hiện bày không tạo tác.

Theo đúng đường đã dạy

Thuận các chủng tánh kia

Đạt được ý nghĩa này

Nên khen ngợi chủng tánh

Tánh ấy nên vun trồng

Đó là nghĩa Bồ-tát

Thuận theo pháp Tổng tŕ

Đó gọi là giữ pháp.

Rốt không thấy các pháp

Tất cả không chốn đến

Nếu dốc lòng t́m cầu

Cũng không phải pháp ấy.

Nên v́ không thú hướng

Mà hiểu tất cả pháp

Phân biệt rõ Tổng tŕ

Không tạo tác, dao động.

Không bỏ, không chốn t́m

Pháp ấy liền hiện rõ

Không nâng lên, hạ xuống

Tổng tŕ vui các pháp.

Với các pháp đều không

Giảng nói không chấp trước

Chẳng đạt nơi các kinh

Đó gọi là giữ pháp.

A-nan! Ta hôm nay

Giảng nói hạnh Bồ-tát

Thông đạt đạo nhiệm mầu

Đó gọi là giữ pháp.

A-nan! Ta hôm nay

Khen ngợi người kính pháp

Khiến người nhớ đạo mầu,

Khai mở cho muôn loài.

Trao truyền vô số pháp

Chỗ Bồ-tát ngợi khen

Phương tiện an ổn mãi

Nên khen ngợi kinh này.

Phật bảo A-nan:

–Do vậy mà Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác khen ngợi pháp Tổng tŕ của Bồ-tát, nghĩa hiển bày này cũng là phương tiện khéo léo.

Phẩm 4: TÁM BẬC

Phật bảo A-nan:

–V́ sao Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, khen ngợi ý nghĩa tám đẳng của Bồ-tát? Là v́ Bồ-tát đã xa ĺa hẳn tám con đường tà để đi đến cửa giải thoát, nhưng không vướng mắc, không vin dựa vào tám con đường chân chánh, pháp hóa độ phàm phu, đứng vững nơi đạo nghĩa, đạt được Trung đạo, vượt khỏi phàm tục, nguyện đứng vững trong trí tuệ của đạo nhưng chẳng thấy là ḿnh đến được con đường đó. Ra khỏi đường tà, thường trụ trong chánh quán, đạt tới cõi b́nh đẳng, dứt bỏ mọi tham đắm về thân mạng, nguyện sống trong đạo nghĩa đạt đến quả vị Phật, dứt trừ những ý tưởng về con người, thường nhớ nghĩ đến lời Phật dạy. Tâm b́nh đẳng đối với tất cả, xa ĺa mọi mê đắm đối với chúng sinh, thường sống trong vô trụ, các pháp đều dứt. V́ sao? V́ các pháp không thể đạt được, cho dù thân tâm có dốc sức tôn sùng.

Bồ-tát ĺa bỏ các sách vở thế tục, ham chuộng các kinh điển cứu đời, đạt được chánh định về pháp giới, không theo đạo pháp mà cũng không ĺa bỏ cuộc đời, v́ ĺa bỏ cuộc đời th́ mọi sự sẽ là vô nghĩa.

Bồ-tát tu tập theo lẽ b́nh đẳng, đoạn ĺa mọi vọng tưởng, đắm trước, quá khứ, hiện tại, vị lai, tâm niệm không khác, không được ý đạo. V́ sao? V́ chí nguyện của các bậc Bồ-tát thảy đều là để đạt đến trí tuệ rộng khắp, cho nên lửa dữ hay đao gậy cũng không thể hại thân được các cõi đều ĺa bỏ, chỉ mong đạt đến cõi Phật, không rời các con đường, không lập đến đi, chỗ qua lại của con đường được mở rộng ra tạo nên sự an ổn hoàn toàn, cho nên nói con đường Bồ-tát không có chỗ trụ. V́ sao? V́ Phật đạo vốn không, cho nên không có nơi chốn, do không có chỗ trụ nên dao nhọn không thể hại thân, đúng bước đường của bậc Vô học; Vô học cũng không có chỗ t́m cầu, chưa từng hâm mộ, chẳng được chí của bậc Thánh hiền, do vậy mà dao nhọn không hại được, v́ thế cho nên dao không hại được thân, không thể dao động, tất cả đạo đều không, nhờ. Không tuệ phân biệt, nên dao nhọn không hại được, dùng lòng Từ bi thương xót rộng lớn đối với chúng sinh, đạt được cõi vắng lặng, an nhiên, bố thí rộng khắp, thương xót trừ bỏ tâm giận dữ. Hạnh Từ bi ấy làm tăng thêm trí tuệ sáng suốt, đem lòng Từ bi ấy hóa độ chúng sinh ở thế gian, thành tựu hạnh thương xót rộng lớn, không được giới hạn nơi con người th́ hạnh Từ bi đó mới đầy đủ, dao nhọn không hại được.

Lòng Từ bi của Bồ-tát đối với chúng sinh ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, cho đến cả cõi pháp giới thảy đều b́nh đẳng v́ đạo không chỉ có ngần ấy. Bồ-tát không dấy khởi sự nhớ nghĩ cũng không phát lộ giận dữ, ĺa sự đùa bỡn đạt đến sự vắng lặng không còn các âm thanh. Pháp giới như vậy có khả năng độ chúng sinh các cõi. Bồ-tát tạo tác hành động, tất cả đều nên chuyên tâm, tất cả âm thanh, chỗ nào đi tới, các pháp không được kính thờ, cũng không an trụ vào đầu, cuối. Nơi chúng sinh hướng tới chỉ dùng âm thanh để nghe, là chỗ thông suốt của người giảng nói chánh pháp, hóa độ muôn loài, nói về ý tưởng hữu-vô phát khởi thành lời vậy.

Ĺa bỏ ngã tưởng, vượt qua các âm thanh, vượt qua các thứ tà mới đạt được giáo pháp ấy, hiểu tất cả các pháp, ngôn ngữø âm thanh, như vậy cũng không gọi là đã đạt được các pháp, cũng chẳng có ai được độ, đó gọi là tám bậc, không hề chưa từng đắm trước tất cả âm thanh.

Bấy giờ, Đức Phật nói bài tụng:

An trụ trong tám bậc

Đạt tám cửa giải thoát

Đối việc không vướng chấp

Đó gọi là tám bậc.

Vượt tám việc phàm phu

An trụ nơi chánh nghĩa

Chẳng thấy tuệ trung gian

Đó gọi là tám bậc.

Thoát khỏi việc phàm tục

An trụ trong Phật đạo

Bấy giờ không được ǵ

Đó gọi là tám bậc.

Dứt bỏ các tà kiến

Tu hành theo chánh kiến

Đạt đến đạo b́nh đẳng

Đó gọi là tám bậc.

Bỏ tham, ái thân ḿnh

Đứng vững nơi đạo Thánh

Cho đến được thành Phật

Đó gọi là tám bậc.

Dứt dục vọng chúng sinh

Thường tu hành hạnh Phật

Ta, người đều b́nh đẳng

Đó gọi là tám bậc.

Vượt vọng tưởng chúng sinh

Trụ trong vô sở trụ

Các pháp đều vượt qua

Đó gọi là tám bậc.

Dứt bỏ các pháp tục

Kính tu theo Chánh pháp

Và dạy nghĩa vắng lặng

Đó gọi là tám bậc.

Ĺa bỏ các pháp tục

Phật đạo cũng như vậy

Đối pháp ấy không đắc

Đó gọi là tám bậc.

Nói có một gốc thôi

Không có hai, bờ mé

Dứt bỏ ý niệm ấy

Đó gọi là tám bậc.

Không ở nơi trung gian

Chí dứt, bỏ mê đắm

Trí đạo đều như nhất

Đó gọi là tám bậc.

Không được tâm quá khứ

Đương lai cũng như thế

B́nh đẳng ở hiện tại

Đó gọi là tám bậc.

Tâm không chỗ khởi đầu

Người phát tâm theo đạo

Tâm ấy chẳng thể được

Nhờ đâu để đạt đạo?

Vào được nơi không chấp

Như Thánh, không chỗ đạt

Nên dao cùng thuốc độc

Không thể làm hại thân.

Thoát ra khỏi năm đường

Gốc của mọi vọng tưởng

Gồm đủ sự qua lại

Đó gọi là không dối.

Ĺa đạo không trở lại

Lời nói, ra âm thanh

Dứt bỏ đắm mê tiếng

Cho nên không tự dối.

Không rõ được nguyên nhân

Xưa nay cũng như vậy

Đi, lại chỉ tiếng thôi

Chỉ khuyến khích người học.

Giáo hóa nên dùng lời

An trụ cũng lại không

Nên tu học như thế 

V́ thế chẳng tự dối.

Điều Bồ-tát tu tập

Học rõ tuệ như thế

Tất cả không chỗ đoạn

Đó gọi không tự dối.

Chẳng tham đắm thân ḿnh

Dù có dao bén nhọn

Cũng không hại được thân

Không hề có dao động.

Tâm Từ trùm tất cả

Tâm Bi lớn ưa đạo

Dứt bỏ tâm sân, hại

Đao bén chẳng hại được.

Ví có kẻ muốn hại

Tự nghĩ thân là không

Mà đạt đến Phật đạo

Dao làm sao hại được.

Đạt đến lời an nhiên

Dứt hết các đường ác

Dứt sạch các tai ương

Dao bén chẳng hại được.

Thành tựu tuệ sáng suốt

Bậc Thánh đạt không thiếu

Sáng rỡ như Phật đạo

Nên dao chẳng hại được.

Cõi Dục và cõi Sắc

Vô sắc là ba cõi

Ba cõi này đồng nhau

V́ thế chẳng tự dối.

Đều thành tựu Chánh giác

Chẳng thấy tên khác nhau

Không bỏ sao sạch được

Thanh tịnh không đùa bỡn,

Vào con đường b́nh đẳng

Nên gọi là Bồ-tát.

Nếu mê đắm âm thanh

Chẳng ĺa khỏi năm đường,

Tuy lời thông pháp giới

Lời giảng không thể đi

Đã đạt chẳng trụ nhẫn

Đó gọi là tám bậc.

Phân biệt các âm hưởng

Giảng pháp vắng lặng

Vô niệm, chẳng có tên

Nên gọi là tám bậc.

Dứt bỏ mọi âm thanh

Mà đạt cõi không tiếng

Không đắm tất cả tiếng

Đó gọi là tám bậc.

Nhờ tiếng hiểu các pháp

Tất cả pháp tự nhiên

Các pháp không có tên

Không thấy có kẻ độ.

A-nan cho nên ta

Khen ngợi tám bậc chánh

T́m cầu ý nghĩa ấy

Đó cũng không đạt được.

Phật bảo A-nan:

–Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác đã hết lời khen ngợi Bồ-tát giảng về âm thanh tám bậc, dùng trí tuệ làm phương tiện khéo léo để nêu ý nghĩa nhằm hướng đến.

Phẩm 5: NẺO ĐẠO

Phật lại bảo A-nan:

–V́ sao Như Lai khen ngợi Bồ-tát về việc tạo được sự phát triển đạo pháp? Là v́ Bồ-tát luôn theo đúng phép tắc, có thể thông đạt đến tâm của Phật.

Bồ-tát an trụ ở đây để khởi lên những tạo tác hành động, không hề bám chặt nơi chỗ ḿnh đứng, chẳng tiến tới, không lười nhác, vượt qua tất cả pháp, chỉ nhằm đạt đến pháp Phật, không mê đắm ở chỗ thi thố lòng nhân, cũng chẳng nương tựa các pháp, dứt mọi hành động đắm trước mà Phật đã chỉ rõ, gồm đủ các diệu hạnh, đạt đúng theo bước đường đi của Phật.

Bồ-tát luôn tinh tấn, sức lực mạnh mẽ, tâm Từ bi nhẫn nhục không hề trễ nhác, dứt bỏ kiêu mạn, mến mộ t́m cầu đạo nhiệm mầu, Đức Thế Tôn là Bậc Tối Thượng nhưng không mê đắm Thánh hạnh, cũng như không chấp vào hạnh đó.

Bồ-tát sống trong đạo mà t́m cầu các pháp, ở chỗ t́m cầu ấy dứt khoát là không thể đạt được, mà cũng không hề bị chao đảo, tuy an trụ trong đạo nhưng vẫn luôn bàn về lẽ sinh tử. Trí tuệ Phật là b́nh đẳng, ĺa bỏ mọi dục lạc, những thứ khiến cho trí tuệ ḿnh bị che lấp, diệt trừ tất cả mọi tham đắm về thân và tà kiến, siêng năng tu tập, quán tưởng Phật, xét sự tinh tấn kia để theo đúng phép tắc của Phật, dứt sạch mọi vọng tưởng, vượt qua sự chia cách bỉ ngã. Đó chính là sự phát triển của đạo.

Bồ-tát không chấp nê vào đường Phật đi, giác ngộ về pháp vô vi, không nghi ngờ về trí tuệ Phật và giới cấm của Phật, không ngã theo đời cũng không khư khư chấp giữ vào giới luật, do không thấy thật có nên chẳng có thái độ bám víu vào giới, hoàn toàn rũ bỏ nhưng cũng không loại trừ hẳn ba thứ trói buộc.

Bồ-tát an trụ trong ba cõi nhưng được sự an ổn hoàn toàn, luôn để tâm đến tư tưởng của chúng sinh, không dựa dẫm cũng không ngăn lấp, ĺa bỏ tất cả mọi đắm trước để đạt được Phật đạo, đạt đến cõi vắng lặng, chẳng chấp thân mạng ḿnh, các thứ tài sản có thể bố thí mà không bỏn sẻn, các căn thường an vui dứt bỏ mọi h́nh thức giận tức, dốc tu theo hạnh Phật, tuy đem ân ích để cứu giúp quần sinh thoát khỏi khổ ách nhưng không phải là sự bố thí bừa bãi, đối với người đã được cứu độ, Bồ-tát không trụ vô vi nên vượt qua mọi vọng tưởng, sinh khởi pháp vô niệm, dứt bỏ mọi vọng chấp của con người để đạt đến trí tuệ giác ngộ.

Bồ-tát không hề sợ hãi các cuộc họp đông đảo luận bàn về lẽ vắng lặng nhằm làm thanh tịnh Phật đạo, vượt qua mọi khó khăn, chẳng sợ sinh tử. V́ sao? V́ Bồ-tát đã đạt được pháp an nhiên không chút lỗi lầm, cáu bẩn, an trụ trong cõi nhiệm mầu an vui của Phật, rõ lẽ không đến không đi, diệt sạch mọi thứ vọng chấp, nhằm làm cho chánh đạo thêm sáng tỏ và thanh tịnh.

Bấy giờ, Đức Phật nói bài tụng:

Giảng, luận về nẻo đạo

Phật, Thánh không nghĩ bàn

Chấp chúng sinh có trụ

Lấy đạo làm chỗ nương.

Tuệ Thánh an vui nhất

Chẳng mắc lưới vọng tưởng

Vắng lặng, chẳng chấp trước

Đối vô sở đắc ấy.

Kẻ đã đạt được đạo

Chí Bồ-tát vững mạnh

Chỉ hướng theo lời Phật

Thế Tôn không ai hơn.

Chí v́ đạo dứt tham

Tâm luôn có trí sáng

Đó chính là nẻo đạo

Không nương, không mê đắm.

Gọi là tưởng sinh tử

Tâm Phật cũng như vậy

Đầy đủ b́nh đẳng chánh

Đó gọi hiểu nẻo đạo.

Không có các ngăn che

Giảng nói về đạo pháp

Cho nên dứt tất cả

Rõ ấy là nẻo đạo.

Chúng sinh đều nương thân

Khởi tâm quán Phật đạo

Ý chí ấy quán sát

Thường thấy rõ đường Phật.

Gốc thân thường sinh, kết

Tưởng xấu, nguy có ngã

Cho nên không bụi bặm

Không mê đắm Phật đạo.

Chí vẫn còn hồ nghi

E không được thành Phật

Cởi mở do dự ấy

Đứng vững trong Phật đạo.

Giả sử biết rõ giới

Cùng lời Phật răn cấm

Dứt bỏ các tưởng giới

Không nên cấm không cấm.

Vượt qua khỏi ba kết

An trụ trong ba cõi

Ắt đạt đến Phật đạo

Nhận rõ tưởng chúng sinh.

Tu phép tắc không minh

Nguyện trí tuệ rộng lớn

Đạt chí Thánh vắng lặng

Chẳng chấp đắm Phật đạo.

Tâm thường xả, bố thí

Trừ bỏ vẻ giận tức

V́ thế chẳng tiếc thân

Giữ đạo không buông lung.

Tất cả chẳng tiếc xót

Cứu giúp mọi khổ não

Đó chính là nẻo đạo

An trụ nơi đường chánh.

Không hề sinh vọng tưởng

Nên tu không chỗ đắm

Do đấy mà dứt sợ

Không sống vô giới cấm.

Nếu tu các kinh sách

Khéo léo bỏ mong cầu

Tỏ ngộ mọi âm hưởng

Xử thế không còn sợ.

Dù đến trong chúng hội

Cũng không các khó khăn

Bèn nêu pháp an nhiên

Làm thanh tịnh Thánh đạo.

Khi tạo khởi tưởng người

Để hiểu hạnh tự nhiên

Nếu người không mạnh mẽ

Sẽ khó ĺa sợ hãi.

Nếu bỏ các họa, hại

Nên chẳng sợ trước, sau

Đạt được đạo thanh tịnh

Ĺa cấu, an vui nhất.

Hiểu rõ, dứt nẻo ác

Do vậy không sợ hãi

Phép tắc trên b́nh đẳng

Ân đạo không hề ĺa.

Đó là pháp Bồ-tát

Là việc hiện nẻo đạo

Dùng độ kẻ yếu lười

Khéo dẫn dắt, nên nói.

Nhờ phương tiện hay khéo

Giảng nói đạo Phật Thánh

Bồ-tát đã hội nhập

Làm người chỉ dẫn đường.

Pháp Đạo sư giảng nói

Dùng phương tiện thích hợp

Hành gốc cũng như vậy

Chí mến mộ Phật đạo.

A-nan! Ta v́ thế

Nói rõ về nẻo đạo

Mịt mờ do ý lấp

Nhiều vọng, cầu như thế.

V́ nói không hiểu được

Tâm tối tăm ngu si

Chê bai trí tinh tấn

Nghe các bậc chí sâu.

A-nan! Ta v́ thế

Hết lời khen nẻo đạo

Nêu rõ Bồ-tát không

Các vị phải nghe hiểu.

Vô số trăm ngàn sách

Dẫn dạy về nẻo đạo

Âm thanh của đường đi

Là hiện đường Phật sáng.

Phật bảo A-nan:

–Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác đã làm sáng tỏ hết mực về hạnh Bồ-tát phát huy đạo pháp. Phải biết rằng đó cũng là dùng phương tiện khéo léo để nêu rõ ý nghĩa vậy.

Phẩm 6: VÃNG LAI

Phật lại bảo A-nan:

–Do đâu Như Lai nói hết sức rõ ràng về sự vãng lai của Bồ-tát?

Bấy giờ, Bồ-tát nhập vào Phật đạo, trí tuệ không thể suy nghĩ bàn luận, chí nguyện mong cầu sự giác ngộ như Phật với vô lượng nhân duyên, đối với những sự ồn náo không hề gây tạo.

Bồ-tát suy xét đến cùng về Đại đạo, dùng trí tuệ dứt trừ các duyên, hâm mộ t́m cầu ánh sáng trí tuệ của Phật, mong đạt các pháp thiền định dứt loạn tưởng, vượt hơn các thứ thiền định khác, giũ bỏ các bụi bặm cấu nhiễm, nhằm thấu đạt các pháp và kinh sách của Phật, hiểu rõ tất cả kinh, chỉ t́m ý nghĩa của kinh.

Bồ-tát chính là ánh sáng của đạo đức mà Như Lai luôn che chở giúp đỡ, các bậc ấy không hề bị dao động mà cũng không có sự dời đổi, nhớ nghĩ chúng sinh trong pháp giới tâm ý bị che lấp, gặp phải bao nỗi thống khổ, lại chẳng hiểu biết ǵ về kinh điển của Phật.

Bồ-tát mến cầu Phật đạo, là để được đứng vững trong trí tuệ ấy, chí nguyện lớn lao sáng tỏ, tu tập căn, lực, giác ý là nhằm để biết rõ về ba cửa giải thoát, phân biệt ý nghĩa đó. Bồ-tát luôn suy nghĩ: “Thân ta phải làm ǵ để giáo hóa mọi người khiến họ cũng kính mến Phật đạo, nên đem trí tuệ sáng tỏ ấy mà khuyến khích, giáo hóa các đạo tràng, mong được Phật nhãn, tâm không bị che lấp.”

Bồ-tát nhập vào chánh quán, dắt dẫn làm lợi ích cho thế gian, là nhân của trí tuệ, trên hết của chư Phật, Bồ-tát, nếu trí tuệ không thông tỏ tất cả nơi quy hướng của các pháp, th́ coi như ánh sáng của sự giác ngộ chưa có thể đạt được. Do vậy mà các bậc Thánh không mong chúng sinh liền được đứng vững ngay trong đạo, đối với mọi trí tuệ ấy phải thông tỏ các pháp là không có nơi chốn, cho nên đời đương lai quán sát thế giới chúng sinh.

Bồ-tát cầu ở chốn vô tâm, mến mộ pháp bất niệm, cõi ấy không thể đạt được v́ nó không đến không đi, thành tựu chúng sinh đi cũng không đi, giáo hóa người dân thấy rõ nơi chốn của đám lê dân lầm than, nhận rõ ý nghĩa đó tùy theo sự khai hóa thấy được các pháp. Tất cả chúng sinh đều tồn tại trong pháp giới, điều ấy vượt khả năng thấy biết của mắt trần, hội nhập pháp giới th́ thấu suốt tất cả kinh điển là b́nh đẳng.

Bồ-tát quán tưởng Đại đạo, dùng trí tuệ của Phật, Thánh đế dẫn dắt những kẻ chẳng biết, chẳng hiểu đến với đạo, khiến họ mong cầu để đạt được sự giác ngộ như vậy. Nhưng Bồ-tát cũng không hề bám chặt vào trí tuệ ấy, v́ nó luôn ĺa mọi bụi bặm cấu uế, nên trí tuệ ấy không chỗ nào không có, nhưng nếu vướng mắc vào nơi chốn ấy th́ cũng không có được trí tuệ để mong đạt đúng theo con đường đi lớn lao sáng tỏ của Phật, cũng như không thể trông thấy Phật. Đó chính là trí tuệ vĩ đại sáng chói trong các thứ trí tuệ, hơn hẳn mọi thứ trí tuệ khác, v́ nó dứt bỏ sự t́m cầu cũng như không có nơi chốn để mến mộ. Đó gọi là trí tuệ sáng suốt của Phật, nếu Bồ-tát thực hành th́ sẽ đạt được trí tuệ ấy. Cho nên mong cầu đến đi gọi là vãng lai.

Nên có bài tụng như sau:

Trí ấy có đến đi

Tuệ Phật khó nghĩ bàn

Cho nên gọi đến đi

Chí cầu nơi Phật đạo.

Khai hóa nhiều nhân duyên

Mới theo đúng đường Phật

Việc ấy thuận trí tuệ

Mến cầu chẳng trở lại.

Không nương tất cả thiền

Giáo hóa khắp quần mê

Muốn cứu giúp tất cả

Đầy đủ sự, đến đi.

Kinh Phật pháp b́nh đẳng

Nhận rõ người vô tướng

Hiểu rõ gốc vốn không

Nên gọi là đi đến.

Người đạt được pháp ấy

Rõ biết tất cả tuệ

Ta cũng sẽ được thế

Muốn t́m nơi an trụ.

Chưa từng khuyên chúng sinh

Và chấp các pháp giới

Nên nói có đến đi

Chẳng gần chốn trở về.

Lo nghĩ vô số người

Trí kém, luôn gặp họa

Muốn đạt được trí tuệ

Phải cầu đạo của Phật.

Căn, Lực và Giác ý

Giảng thiền, ba giải thoát

Nhận rõ nghĩa ấy rồi

Nên cầu đạo của Phật.

Chí mến mộ đạo tràng

Chỗ dựa Phật quá khứ

Nên gọi là đến đi

Nên lập ra Đại Thánh.

Ưa mến mắt thương xót

Mắt Phật không nghĩ, bàn

Nên gọi là đi đến

Ngưỡng mộ đạo của Phật.

Cầu đạt như Phật, Thánh

Nghĩa nhiệm mầu của Phật

Tự mong cầu tuệ ấy

Nhất thiết trí trên hết.

Tỏ ngộ trí sáng ấy

Chỗ về tất cả pháp

Tuệ ấy chẳng thể được

Và cả người cầu đạo.

Cứu giúp vô số người

Đứng vững trên trí tuệ

Nên gọi là đến đi

Người đến có chỗ cầu.

Mong đến thấy cõi Phật

Cõi người không nghĩ, bàn

Nên gọi là đến đi

Cứu độ hết chúng sinh.

Tỉnh sát cõi chúng sinh

T́m cầu chẳng thể được

Nên gọi là đến, đi

Tâm mến mộ pháp giới.

Chúng sinh không nẻo hướng

Và tất cả cõi người

Nếu thông tỏ chốn ấy

Th́ nhận rõ chỗ đến.

Thấy tất cả các pháp

Thấy đó nhưng không hiện

Thường nhất tâm định ý

Cầu đạo lớn của Phật.

Tuệ nhiệm mầu như thế

Vô cấu và thanh tịnh

Sự phân biệt sáng suốt

Trí ấy chẳng thể được.

Điều Bồ-tát vui thích

Khai hóa các chúng sinh

Đạt được trí sáng suốt

Duyên nào đến nơi ấy.

A-nan! Ta v́ thế

Giảng, nói về đến, đi

V́ hạng căn trí thấp

Thấy được chỗ niệm khởi.

A-nan! Ta v́ thế

Giảng nói, việc đến, đi

Kẻ dốc sức tinh tấn

Liền tỏ ngộ lẽ ấy.

Người có đức phân biệt

Hiểu được nghĩa sâu nhiệm

Đạt được các lẽ ấy

Mau được thành đạo lớn.

Phật bảo A-nan:

–Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác đã giải bày nêu rõ về hành trạng của Bồ-tát. Nên biết rằng nghĩa ấy cũng dùng phương tiện khéo léo để diễn đạt vậy.

KINH PHẬT THUYẾT A-DUY-VIỆT TRÍ GIÀ

<<-- --MỤC-LỤC-- -->>

 

-

TRANG CHỦ*--KINH ĐIỂN*--ĐẠI TẠNG KINH*--THẦN CHÚ*--HÌNH ẢNH*--中文*--ENGLISH

Uploaded / Updated on 2020-01-21

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0