佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

Số 0158  Quyển 1   Quyển 2   Quyển 3   Quyển 4   Quyển 5   Quyển 6   Quyển 7   Quyển 8

KINH ĐẠI THỪA ĐẠI BI PHÂN-ĐÀ-LỢI

Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần

Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

QUYỂN 4

Phẩm 10: MƯỜI NGÀN NGƯỜI ĐƯỢC THỌ KƯ

        Này thiện nam tử, bấy giờ trong chúng hội có mười ngàn người biếng trễ đồng thanh thưa:

        -Thưa Đức Thế Tôn, chúng con mun ở trong cơi Phật thanh tịnh thành Bậc Như Lai, ng Cúng, Chánh Biến Tri. Đó là các thế giới do sự tu hành thanh tịnh của Bồ-tất Phổ Hiền, như thế chúng con cần thực hành sáu pháp Ba-la-mật nhờ hành hóa đầy đủ các pháp ấy nên mỗi người đều thành Chánh giác nơi các cơi Phật.

        Thiện nam tử, Đức Bảo Tạng Như Lai thọ kư cho mười ngàn người ấy. Phật nói:

        -Khi Bồ-tát Phổ Hiền thành Chánh giác th́ các ông cũng ở khắp các thế giới kia cũng thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Trong số các ông có một ngàn người đồng hiệu là Trí Xí Chung Tự Tại Thanh Như Lai. Một ngàn người đồng hiệu là Nhiếp Tự Tại Sư Tử Âm Như Lai. Một ngàn người đồng hiệu là Vô Cấu Thanh Tự Tại Vương Như Lai. Lại có một ngàn người đồng hiệu là Trừ Khủng Úy Âm Tự Tại Vương Như Lai. Lại có một ngàn người đồng hiệu là Thiện Vô Cấu Thanh Quang Diệu Tự Tại Vương Như Lai. Lại có năm trăm người đồng hiệu là Nhật Minh Như Lai. Lại có năm trăm người đồng hiệu là Nhật Tạng Tự Tại Vương Như Lai. Lại có bảy người hiệu là Long Lôi Như Lai, tám người hiệu là Vô Úy Xưng Vương Vô Cấu Quang Như Lai, mười người hiệu là Vô Quang Âm Như Lai, mười một người hiệu là Xưng Tự Tại Thanh Khai Pháp Xưng Âm Như Lai, chín người hiệu là Đức Pháp Xưng Vương Như Lai, hai mươi người hiệu là Bất Khả Tư Nghị Ư Vương Như Lai, ba người hiệu là Bảo Tràng Nguyệt Tự Tại Chiếu Mâu-ni Trí Tự Tại Tường Vi Vô Vị Vương Bất Khả Tư Nghị Ư Trí Tạng Như Lai, mười lăm người hiệu là Trí Cao Tràng Như Lai, năm mươi người hiệu là Trí Hải Vương Như Lai, hai người hiệu là Đại Tinh Tấn Âm Tự Tại Vương Cao Đức Kiếp Như Lai, tám mươi người hiệu là Trí Vô Trần Tật Như Lai, chín mươi người hiệu là Tự Tại Chủng Như Lai, một trăm người hiệu là Trí Thiện Vô Cấu Lôi Tự Tại Như Lai, tám mươi người hiệu là Phi Thực Đức Hải Vương Trí Tập Lực Vương Như Lai, bốn mươi người hiệu là Thắng Bồ-đề Tự Tại Vương Như Lai, Mâu-ni Tích Tật Hoa Như Lai, Tích Đức Trí Ư Như Lai, Kim Cang Sư Tử Giới Quang Âm Như Lai, Hiền Thượng Như Lai, Vô Lượng Quang Minh Như Lai, Tam Sư Tử Hỷ Như Lai, Vô Tận Trí Tích Bảo Quang Như Lai, Trí Vô Cấu Như Lai, Trí San Hô Như Lai, Nhị Sư Tử Xưng Như Lai, Thông Đức Vương Như Lai, Pháp Hoa Vũ Như Lai, Quang Dũng Cao Như Lai, Pháp Dũng Vương Vô Cấu Như Lai, Hương Tự Tại Như Lai, Vô Cấu Nhăn Như Lai, Đại Tích Như Lai, A-tăng-kỳ Lực Vương Như Lai, Tự Trí Phước Đức Lực Như Lai, Trí Y Như Lai, Tự Tại Như Lai, A-tăng-kỳ Nhiêu ích Như Lai, Trí Tích Như Lai, Đại Cao Như Lai, Lực Tạng Như Lai, Đức Trầm Như Lai, Chi Hoa Tràng Như Lai, Chiếu Chung Như Lai, Vô Si Đức Vương Như Lai, Kim Cang Thượng Như Lai, Pháp Thắng Như Lai, Thanh Đế Vương Như Lai, Tự Chấp Kim Cang Tŕ Bảo Như Lai, Tự Tại Dũng Tràng Chỉ Kiếp Như Lai, Lạc Vân Pháp Dụng Bà-la Vương Như Lai, Phổ Đức Hải Vương Như Lai, Trí Tích Như Lai, Trí Diễm Hoa Như Lai, Chúng Thế Chủ Tự Tại Như Lai, Ưu-đàm-bát Hoa Kim Tràn Như Lai, Pháp Tràng Lôi Vương Như Lai, Chiên-đàn Thiện An Ân Khởi Siêu Thế Như Lai, Tràng Tối Đăng Như Lai, Trí Khởi Siêu Như Lai, Kiên Tràng Diệt Như Lai, Pháp Xưng Như Lai, Hàng Ma Đức Diễm Như Lai, Xà-na-ba-la Sa-hầu Như Lai, Trí Đăng Như Lai, An Ẩn Vương Như Lai, Trí Âm Như Lai, Tràng Tập Như Lai, Kim Cang Như Lai, Kim Cang Diệu Như Lai, Trang Nghiêm Vương Như Lai, Xà-dạ Tăng Khí Như Lai, Thiện An Ư Như Lai, Nguyệt Vương Như Lai, Siêu Hống Vương Như Lai, Bà-la Vương Như Lai. Có tám mươi người hiệu là Sư Tử Bộ Như Lai, năm mươi người hiệu là Na-la-diên Thắng Tạng Như Lai, bảy mươi người hiệu là Bảo Tích Đức Như Lai, ba mươi người hiệu là Nguyệt Tạng Như Lai, hai mươi người hiệu là Tinh Tú Xưng Như Lai, ba mươi người hiệu là Đức Lực Bà-la Vương Như Lai, chín mươi người hiệu là Nhuyến Âm Như Lai, Phạm Thượng Kiên Cô Như Lai. Lại có mười người hiệu là Hương Hoa Thắng Xưng Vương Như Lai, bảy mươi người hiệu là Quang Minh Viên Nguyệt Chiếu Vương Như Lai, ba mươi người hiệu là Hương Hoa Thượng Như Lai, Vô Lượng Đức Hải Như Lai, Trí Thượng Như Lai, Diêm-phù Ảnh Như Lai, một trăm lẻ hai người hiệu là Đức Sơn Tràng Như Lai, Sư Tử Tối Như Lai, một trăm lẻ một người hiệu là Long Hống Hoa Diệu Vương Như Lai, Thiện Hương Chủng Vô Ngă Như Lai, Vô Lượng Đức Diệu Vương Kiếp Như Lai. Lại có một ngàn người đồng hiệu là Xả Pháp Trí Long Vương Giải Thoát Giác Thế Hải Nhăn Chỉ Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Các ông mỗi người ở mỗi cơi nước khác nhau nhưng trong một ngày, đồng lúc chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, thọ mạng được mười tiểu kiếp, cũng đồng vào Vô thượng Niết-bàn trong cùng một ngày. Sau đó, Chánh pháp nơi các cơi Phật kia tồn tại bảy ngày rồi diệt.

        Mười ngàn người ấy đều gieo năm vóc sát đất cưng kính làm lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ:

        Các ông kiên định khÁc chi rồng

        Nên dốc học hỏi tích chứa thiện

        Lục độ gắng tu chớ biếng trễ

        Xứng danh Đạo sư nơi trời, người.

Phẩm 11: VỊ VƯƠNG TỬ THỨ CHÍN ĐƯỢC THỌ KƯ

        Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế nói với vị Vương tử thứ chín tên là A-di-cụ... (nói lược như trên)...

        Vị Vương tử bạch Phật:

        -Con sẽ thực hành hạnh Bồ-tát như vầy: Nguyện cho hằng hà sa số các Đức Phật Thế Tôn hiện c̣n trụ thế trong hằng hà sa số thế giới khắp mười phương chứng minh việc thực hành hạnh Bồ-tát của con. Thưa Đức Thế Tôn, như từ hôm nay đối trước Đức Phật phát tâm Bồ-đề đến khi chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, trong khoảng thời gian đó, con không hề hối hận về việc thực hành hạnh Bồ-đề của minh. Cho tới lúc thành Chánh giác, thệ nguyện luôn bền vững tu tập theo đúng như điều đă nói, không gây năo hại cho kẻ khác, cũng khiến con chẳng sinh tâm tu theo hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, tâm ư con chẳng sinh khởi ái dục cùng các thứ: ham ngủ nghỉ, ngạo mạn, khinh lộng, dối trá, năo hại, nghi hoặc..., cũng chẳng sát sinh, trộm cắp, làm những việc phi phạm hạnh, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, vô minh, trạo cử, tà kiến, ganh ghét... không bao giờ có tâm bất kính với đạo pháp, cũng không có tâm xa ĺa. Từ khi thực hành hạnh Bồ-tát cho đến lúc chứng đắc đạo quả Bồ-đề chớ khiến cho tâm con có những điều như thế. Con nguyện từ nay cho đến khi đạt đạo Bồ-đề, nhất cử nhất động luôn niệm Phật, luôn được gặp Phật, được nghe Pháp, được cúng dường Tăng. Tại các nơi chốn con sinh ra thường được xuất gia, thường chỉ có ba y, mặc y phấn tảo, thường ngồi nơi gốc cây ở chỗ thanh vắng tịch tĩnh, thường đi khất thực, ít ham muốn, biết đủ, thường nói đạo pháp, không nói lời tham đắm, cấu nhiễm. Nguyện cho con đầy đủ vô lượng biện tài, không phạm các tội căn bản, không nói lời dối trá tạp loạn, không hủy báng kiến giải của kẻ khác. Khi v́ nữ nhân thuyết pháp thường nghĩ đến pháp không, luôn tư duy về pháp không. Đối với nữ nhân, luôn thận trọng trong lời nói tiếng cười, v́ người giảng nói pháp cũng không rời bỏ các uy nghi. Con thường đến với Bồ-tát Đại thừa, có tâm thờ kính như bậc thầy, luôn cúng dường. Nếu con theo người khác nghe đạo pháp th́ luôn kính trọng họ như hàng sư trưởng. Con thường cung kính các Sa-môn, Bà-la-môn, tôn trọng, cúng dường, vâng lời như đối trước Đức Như Lai. Khi v́ người bố thí, con không phân biệt nên hay không nên bố thí. Đối với pháp thí con không hề sinh ḷng ganh ghét. Con đem cả tánh mệnh cứu độ kẻ bị tử tội, đem sự làm việc tinh tấn của ḿnh và của cải để cứu giúp cho chúng sinh bị các ách nạn. Con không nói về chuyện phải, trái, hay, dở đối với người tại gia hay xuất gia. Con thường xem các việc lợi dưỡng, tiếng khen như là lửa cháy, như là độc hại, như là oán thù, ḷng luôn xa lánh.

        Thưa Đức Thế Tôn, nếu từ nay cho đến khi đạt được đạo quả Bồ-clề, mọi thệ nguyện con đă lập trước Đức Thế Tôn được thành tựu viên măn th́ khiến cho hai tay con tự nhiên có bánh xe báu, vành có ngàn nan hoa chiếu sáng rực rỡ.

        Vương tử A-di-cụ vừa nói xong th́ y như sở nguyện, bánh xe báu liền hiện ra nơi tay. Vương tử lại bạch Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, nếu từ nay cho đến khi chứng đắc đạo quả Bồ-đề, mọi ư nguyện đều thành tựu như vậy th́ khiến cho bánh xe báu này bay đến giữa hư không nơi cơi Phật có đủ năm thứ ô trược xấu ác, phát ra âm thanh thật lớn như là tiếng của Long vương Nan-đà, Bạt-nan-đà. Ở tất cả cơi Phật đó bánh xe báu kia đều xướng lên lời này: “Bồ-tát thọ kư nhập vào Trí bất vọng niệm”, ‘Tháp tạng tu không bất động ư giới”. Tất cả chúng sinh sinh nơi cơi này đều được nghe Pháp tạng ấy, vừa nghe xong th́ mọi thứ ái, dục, sân giận, ngu si chấp ngă, keo kiệt, ganh ghét thảy dứt trừ, khiến đạt được trí suy niệm về cảnh giới của Phật cùng phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng.

        Này thiện nam tử, vương tử A-di-cụ đă sai hai bánh xe báu ấy quay thật nhanh, giống như thần thông của các Đức Phật Như Lai, cứ như thế bay đến vô lượng a-tăng-kỳ cơi với năm thứ ô trược xấu ác, không có Phật, trong khắp mười phương, v́ các chúng sinh ở đấy xướng lên: “Bồ-tát thọ kư nhập vào Trí bất vọng niệm”, diễn xướng Pháp tạng “Tu không bất động ư giới”. Tất cả chúng sinh ở đó nghe được âm thanh của pháp tạng này rồi th́ tất cả mọi thứ ái dục... tâm ư ganh ghét đều tiêu diệt hết, lại đạt được trí nhớ nghĩ về cảnh giới Phật, cũng phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, chỉ trong giây lát, hai bánh xe kia liền trở về lại ngay trước mặt vương tử.

        Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai tán thán vương tử A-di-cụ:

        -Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử, hạnh nguyện Bồ-tát của ông là rất tốt đẹp cao cả! Ông đă sai khiến hai bánh xe báu tự nhiên này bay đến trong các cơi đủ năm thứ ô trược xấu ác không có Phật kia, khiến cho hàng a-tăng-kỳ ức na-do-tha trăm ngàn chúng sinh an trụ nơi tâm không ô trược, tâm không phiền năo, khuyến hóa họ phát tâm Bồ-đề. Này thiện nam tử, vậy nên tự hiệu ông là Vô Năo. Này Đại sĩ Vô Năo, ông sẽ là bậc Thầy dẫn đường cho đời, có thể chọn lấy cơi Phật trang nghiêm theo ư nguyện của ḿnh!

        Vương tử A-di-cụ bạch Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, con xin nguyện mong đạt được cơi Phật như thế này: tất cả đất đai ở đây đều là vàng ṛng, bằng phẳng như bàn tay, có rất nhiều các báu vật của trời ở khắp cơi, không có sành sỏi, các thứ núi đất đá, đất đai tiếp xúc mềm mại như lụa Kiếp-ba chân giẫm xuống th́ lún theo, chân đưa lên th́ trở lại như cũ. Xin cho nơi thế gian đó không có các tên gọi về địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Cơi Phật của con không có các thứ cấu uế, đất nước luôn sực nức mùi hương kỳ diệu hơn cả cơi trời, khắp cơi Phật ấy đều có hoa Thiên mạn-đà-la. Xin cho chúng sinh ở đây không có già, bệnh, không sợ hăi nhau, không gây năo loạn cho nhau, không có kẻ chết bất đắc, chết không hối hận, thường nhập tam-muội luôn nhớ nghĩ đến Phật mà mạng chung, sau khi qua đời không bị đọa vào đường ác, không sinh vào cơi có năm thứ xấu ác, cơi không có Phật, từ khi sinh ra cho đến lúc chứng đắc Bồ-đề vào Niết-bàn luôn gặp được Phật, thường được nghe pháp, luôn được cúng dường Tăng, mọi thứ ái dục, sân giận, ngu si đều được giảm thiểu. Chúng sinh ở thế giới đó tất cả đều tu mười nghiệp thiện, không có danh từ thọ giới và phạm giới sám hối, bất cứ loài ma ác nào cũng không thể sai khiến được. Chúng sinh nơi cơi Phật của con không có phân biệt sang hèn, không có các thứ h́nh dạng xấu xí, dứt mọi chấp trước về ngă và ngă sở. Khiến cho hàng Thanh văn, Bồ-tát ở đấy cho dù trong giấc mộng cũng không phạm lỗi bất tịnh. Tất cả chúng sinh nơi cơi này đều ưa thích giáo pháp, cầu học giáo pháp, nên ở đó hoàn toàn không có kẻ theo dị học, tà kiến, thân tâm của họ không hề mệt nhọc lười trễ, không có hoạn nạn đói khát, mọi chúng sinh đều đạt được năm thần thông, ăn uống đều theo ư muôn, các thức ăn thượng vị có đầy nơi các vật đựng quư báu hiện ra trước mặt như ở các cơi trời thuộc Dục giới. Khiến cho chúng sinh nơi giới này thân tướng luôn thanh tịnh không cội thứ bài tiết xả uế. Ở đấy cũng không có nóng lạnh, nhưng luôn có gió thơm êm dịu thổi mát người, trời, tùy theo ư muốn, có người cầu gió mát mẻ, có người cầu gió ấm áp, có người cầu gió mang hương của hoa Ưu-bát-la, có người cầu gió thơm của cây Mật, có người cầu hương thơm của Hải thử ngạn, có người cầu hương thơm của Đà-già-la, có người cầu hương thơm trầm thủy, có người cầu tất cả các thứ gió thơm... tùy theo tâm niệm nơi người mong cầu thảy đều đạt được khác hẳn với thế giới có năm thứ ô trược xấu ác. Xin cho nơi cơi nước ấy có đài làm bằng bảy báu, trong đài đó có ṭa ngồi cũng bằng bảy báu với đủ các thứ chăn nệm gối chạm vào mềm mại như lụa Kiếp-ba. V́ là chỗ ở của người nên chung quanh bảo đài có ao với nước đủ tám thứ công đức luôn đầy tràn, chúng sinh dùng nước đó trong mọi sinh hoạt. Hàng hàng cây Tu-mạn-na thẳng tắp trang nghiêm với vô số những trái, hương, những thứ y phục, lọng báu, chuỗi anh lạc... đủ các thứ tốt đẹp để trang nghiêm cho cây, tùy ư của chúng sinh ưa thích loại y phục nào th́ cứ đến nơi cây Như ư lấy mà dùng, cứ như thế, từ hoa cho đến các đồ trang sức cũng tùy ư sử dụng. Cây Bồ-đề do bảy báu tạo thành nơi thế giới của con, cao một ngàn do-tuần, thân lớn một do-tuần, cành lá tỏa rộng một ngàn do-tuần. Gió nhẹ thổi đến khiến cành lá va chạm vào nhau phát ra âm thanh êm dịu hơn hẳn các thứ âm thanh bậc nhất nơi cơi Trời. Đó là âm thanh nói về Ba-la-mật, Thần thông, năm Căn, ngũ Lực, bảy Giác đạo, chúng sinh ở đây nghe được âm thanh này, th́ tâm xa ĺa mọi nẻo ái dục. Nơi cơi Phật này người nữ thành tựu đầy đủ các công đức như Thiên nữ nơi cơi trời Đâu-suất, lại không có các thứ xú uế, không nói lời hai lưỡi, keo kiệt, ganh ghét, nam nữ ở thế giới ấy không có sự giao tiếp, ân ái. Người nam khi phát sinh tâm dục, đến nh́n người nữ th́ chỉ trong giây lát, tâm dục liền diệt, cảm thấy xấu hổ nên bỏ đi, khiến đạt được tam-muội Tịnh vô trần, nhờ diệu lực nơi Tam-muội này nên họ thường ĺa xa các nơi của ma quân, không c̣n phát sinh tâm dục nữa. Người nữ cũng vậy. Khi thấy người nam mà có tâm dục th́ liền có thai, sau đấy là tâm dục dứt hết, thai nhi nam hay nữ thân tâm luôn được an vui như chư Thiên nơi cơi trời Đao-lợi, thai nhi nam hay nữ ở cơi Phật của con luôn được niềm an lạc như thế trong bảy ngày bảy đêm. Người nữ mang thai cũng có được niềm vui như các Tỳ-kheo an trụ nơi Đệ nhị thiền, thai nhi nam hay nữ ở trong thai đều không bị các thứ cấu uế bất tịnh. Đến rạng sáng ngày thứ bảy, theo mùi thơm sực nức, hài nhi được sinh ra đời hoàn toàn an lành, người nữ khi sinh cũng không có các nỗi thống khổ nhọc nhằn, cả mẹ con đều vào trong ao tắm gội. Các người nữ này, tâm ư liền xa ĺa ái dục, đạt được tam-muội Tịnh vô trần, nhờ diệu lực của Tam-muội ấy nên luôn xa ĺa các thứ ma chướng, thường nhập tam-muội. Do nhân duyên từ trước đă tạo hành nghiệp do đó trong nhiều ức kiếp phải mang thân nữ, nay nhờ pháp Tam-muội này nên được ĺa bỏ thân nữ, từ đây cho đến khi chứng đắc Bồ-đề vào Niết-bàn không c̣n phải chịu thân nữ nữa. Lại có những chúng sinh đă tạo tác hành nghiệp nên trải qua vô số kiếp thường theo nẻo thai sinh thọ bao khổ năo nguyện khi con chứng đắc đạo quả Bồ-đề, các chúng sinh ấy được nghe danh hiệu con th́ tâm sinh vui mừng, đến khi mạng chung liền sinh về cơi nước của con, mọi hành nghiệp đă tạo ra theo nẻo thai sinh đều trừ diệt hết, từ nay cho đến khi chứng đắc đạo Bồ-đề, không c̣n phải chịu kiếp thai sinh nữa. Những chúng sinh thiện căn đă thành thục th́ được hóa sinh trong hoa, chúng sinh nào c̣n ít phước đức, chưa gieo trồng căn lành th́ cho họ theo nẻo thai sinh để trừ hết hành nghiệp, kể cả những người nữ th́ cũng vậy, sau đấy mới được dứt hẳn việc sinh bằng thai. Tất cả chúng sinh nơi thế giới của con đều nhận được mọi sự an lạc vi diệu sung măn. Gió nhẹ thổi từ nơi cây Tu-mạn-na-đa-la-ba-đế phát ra các thứ âm thanh: âm thanh nói về khổ, không, vô thường, vô ngă, người nghe các âm thanh ấy liền được tam-muội Chiếu minh, nhờ diệu lực của Tam-muội nên các chúng sinh ở đấy hiểu rơ về diệu lư Không sâu xa. Trong cơi Phật đó cũng không hề phát ra âm thanh ưa thích ái dục.

        Thưa Đức Thế Tôn, con an tọa bên gốc cây Bồ-đề, nguyện trong khoảnh khắc chứng được đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, đạt được đạo quả Bồ-đề rồi, xin nguyện cho cơi Phật của con không có ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, cũng không có đêm tối, chỉ lấy hoa khép, hoa nở để làm ngày đêm. Con sẽ phóng ra ánh sáng chiếu khắp ba ngàn đại thiên cơi Phật, không đâu là không rọi đến, do có ánh sáng chiếu soi ấy nên mọi chúng sinh ở đó đều được Thiên nhăn, nhờ Thiên nhăn nên thấy được chư Phật Thế Tôn hiện trụ thế thuyết pháp trong vô lượng a-tăng-kỳ thế giới khác khắp mười phương. Khi đắc đạo Bồ-đề, con sẽ thuyết pháp khiến cho pháp âm ấy biến hiện khắp ba ngàn cơi Phật, chúng sinh nào được nghe liền phát sinh tâm niệm Phật, tùy theo tư thế đang ở, hoặc đi kinh hành, đi, lui, ngồi, nằm xoay trở... tất cả chúng sinh ấy đều được thấy con, có chỗ nào c̣n ngờ vực trong giáo pháp th́ vừa thấy con là mọi nghi hoặc kia liền hết.

        Khi con thành Chánh giác nơi mười phường vô lượng a-tăng-kỳ cơi Phật, các chúng sinh hoặc cầu Thanh văn thừa, hoặc cầu Đại thừa, theo con để lănh hội giáo pháp th́ khiến họ đều đạt được các pháp Tam-muội, Nhẫn nhục, Đà-la-ni thâm diệu, an trụ nơi bậc Bất thoái chuyển đối với đạo quả Bồ-đề Vô thượng, khiến cho Tăng chúng Thanh văn của con nhiều vô số vô lượng, không thể tính kể được, ngoại trừ Đức Như Lai.

        Lúc con chứng đắc đạo quả Bồ-đề, bất cứ nơi nào con đến hành hóa, những chỗ con bước chân qua đều mọc lên hoa sen ngàn cánh, sắc vàng ṛng, con sẽ khiến hoa ấy đi đến các cơi không có Phật, hoa kia đến nơi liền xưng tán danh hiệu con, chúng sinh ở những cơi ấy nghe danh xưng của con liền phát sinh niềm hỷ lạc, bèn đem hết mọi thiện căn có để hồi hướng nguyện sinh về cơi nước của con th́ đến khi mạng chung họ đều được văng sinh về đó. Nguyện cho Tăng chúng Thanh văn của con không có Sa-môn cấu nhiễm, không có lời nịnh hót gian dối, cho tất cả chúng sinh cũng đều như vậy. Xin nguyện cho quyến thuộc của con luôn quư trọng đạo pháp, không tham của cải, không coi trọng vinh hoa lợi dưỡng, ưa đạo lư vô thường, khổ, không, vô ngă, tinh tấn dốc tu, kính Phật, ưa Pháp, trọng Tăng, các hàng Bồ-tát bất thoái được hội nhập chốn tâm không, tùy nơi hành hóa thường thuyết giảng pháp Bát-nhă ba-la-mật, cho đến khi chứng đắc đạo quả Bồ-đề không hề quên mất pháp ấy. Khi con thành Bậc Chánh Giác, xin cho con trụ thế được mười ngàn đại kiếp, sau khi con vào Niết-bàn th́ Chánh pháp trụ thế được một ngàn kiếp.

        Đức Phật khen ngợi:

        -Hay thay! Hay thay! Ông đă phát nguyện và nhận lấy cơi Phật thanh tịnh. Này Đại sĩ A-súc, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến đầu hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, ở phương Đông cách đây một ngàn cơi Phật, có thế giới tên là Lạc hỷ, thành tựu đủ mọi trang nghiêm đúng như sở nguyện của ông, ở cơi ấy, ông sẽ chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, danh hiệu là A-súc gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng cúng cho đến Phật Thế Tôn.

        Bồ-tát A-súc bạch Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con thành tựu viên măn như vậy, th́ ở trong tất cả thế giới, chúng sinh thuộc ấm, giới, nhập, đều trở thành loại hữu h́nh, các loại chúng sinh ấy, tất cả đều có tâm từ bi, tâm không oán giận, tâm không uế trược, thân ư luôn được an vui giống như hàng Bồ-tát Thập trụ địa an tọa nơi hoa sen nhập tam-muội, thân tâm thanh tịnh, an lạc, các chúng sinh kia tâm ư an lạc cũng như vậy. Nếu quả như thế th́ con gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Như Lai th́ khiến cho mặt đất đều trở nên màu vàng ṛng.

        Này thiện nam tử, khi Bồ-tát A-súc gieo năm vóc sát đất làm lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, tức th́ tất cả chúng sinh đều có được sự an lạc vi diệu và đúng như sở nguyện của Bồ-tát, tất cả mặt đất đều trở nên màu vàng ṛng. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ:

        Động tĩnh diệu âm, tâm dứt năo

        Bánh xe mầu nhiệm nơi tay ông

        Chúng sinh nhiều ức, tâm Từ khởi

        Là Bậc Thế Tôn ư thanh tịnh.

Phẩm 12: CÁC VƯƠNG TĐƯỢC THỌ KƯ

        Này thiện tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải-Tế nói với vị Vương tử thứ mười tên Ni-ma-ni... (lượt bớt) Vương tử Ni-ma-ni lập thệ nguyện cũng như Vương tử A-súc:

        Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được thành tựu viên măn như thế, th́ khiến cho tất cả chúng sinh đều có được tâm niệm Phật, nơi tay họ cùng có sẵn hương liệu Hải ngạn chiên-đàn, họ đều đem tất cả các thứ hương thượng diệu ấy cúng dường Phật.

        Đức Phật nói:

        Hay thay!Hay thay! Này thiện nam tử, sở nguyện của ông thật vô cùng vi diệu. Ông đă có thể khiến cho trong tay của tất cả chúng sinh đều có thứ diệu hương Hải ngạn chiên-đàn, lại phát tâm niệm Phật. Này thiện nam tử, vậy nên tự danh của ông là Hương Thủ.

        Này Đại sĩ Hương Thủ, vào đời vị lai trải, qua một hằng hà sa s a-tăng-kỳ kiếp, đến phần c̣n lại của hằng hà sa s kiếp thứ hai, khi đức A-súc Như Lai vào Niết-bàn, chánh pháp của Ngài đă diệt, khoảng sau bảy ngày, này Đại sĩ Hương Thủ, nơi thế giới đó ông sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng hiệu là Kim Hoa Như Lai, ng Cúng, Chánh Biến Tri... Phật Thế Tôn.

        Bồ-tát Hương Thủ bạch Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được viên măn như thế th́ khi con gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn sẽ khiến cho trong toàn bộ khu vườn này hoa Chiêm-bặc mưa xuống khắp nơi.

        Này thiện nam tử, bấy giờ khi Bồ-tát Hương Thủ gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai tức th́ khắp trong khu vườn ấy mưa xuống vô số hoa Chiêm-bặc. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ:

        Đây nức hương diệu ư thiện đức

        Khắp vườn tuôn mưa hoa Chiêm-bặc

        Đạo mầu thanh tịnh ông hiển bày

        Độ muôn loài đạt đến bờ giác.

        Này thiện nam tử, lúc này Bà-la-môn Hải Tế nói với Vương tử thứ mười một tên là Sư Tử... (nói lược)... Vương tử liền dùng thứ cờ báu dâng lên Đức Bảo Tạng Như Lai và nêu bày sở nguyện cũng như Bồ-tát Hương Thủ không khác, Bảo Tạng Như Lai nói:

        -Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử, với sở nguyện như thế nên tự danh của ông là Bảo Thắng. Vào đời vị lai qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, đến phần c̣n lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, Đức Kim Hoa Như Lai đă vào Niết-bàn, Chánh pháp của Ngài đă diệt, sau đó trọn ba kiếp, thế giới An lạc sẽ có tên là Diêu lạc, ông sẽ ở nơi cơi ấy thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Tối thượng hiệu là Tự Tại Long Lôi Âm Như Lai... Phật, Thế Tôn, cơi nước ấy trang nghiêm như thế giới của Phật A-súc không khác.

        Bồ-tát Bảo Thắng bạch Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, nếu ư nguyện của con được viên măn như thế th́ khi con đảnh lễ nơi chân Đức Phật, xin cho tất cả chúng sinh có được tâm viên như tâm của Bồ-tát an trụ nơi pháp tam-muội B́nh đẳng từ bi, tất cả chúng sinh đều được lợi ích phát tâm cầu đạo Bồ-đề đều không thoái chuyển nơi đạo quả ấy.

        Này thiện nam tử, lúc Bồ-tát Bảo Thắng gieo năm vóc sát đất cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai th́ tất cả chúng sinh đều có được tâm niệm như vậy, gọi là các chúng sinh được an trụ nơi tâm Từ bi. Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai bảo Bồ-tát Bảo Thắng:

        Đại trượng phu tâm thiện dũng mănh

        Hay v́ chúng sinh vững thệ nguyện

        An lập bao người tâm thanh tịnh

        Là Bậc Thế Tôn cơi trời, người.

... (nói lược)... Năm trăm vị vương tử như Ma-xà-bà... đều lập nguyện chọn lấy cơi Phật trang nghiêm giống như Bồ-tát Hư Không n đă lập nguyện chọn lấy cơi Phật thanh tịnh. Đức Bảo Tạng Như Lai đều thọ kư đạo quả Bồ-đề tối thượng cho họ và nói:

        -Các ông sẽ cùng một lúc, ở các thế giới khác nhau chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

        Lại có bốn trăm vị vương tử cũng lập nguyện chọn lấy cơi Phật trang nghiêm như Bồ-tát Đoạn Kim Cang Tuệ Chiếu Minh đă lập nguyện. Đức Bảo Tạng Như Lai cũng đều thọ kư cho họ thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng mỗi vị đều ở nơi thế giới khác nhau. Lại có tám mươi chín vị vương tử lập nguyện chọn lấy cơi Phật trang nghiêm như Bồ-tát Phổ Hiền. Lại có tám vạn bốn ngàn vị Tiểu quốc vương đều lập nguyện chọn lấy cơi Phật thanh tịnh trang nghiêm. Đức Bảo Tạng Như Lai thảy đều thọ kư cho họ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, mỗi vị đều ở mỗi thế giới khác nhau nhưng đều chứng đắc đạo quả Bồ-đề. Chín mươi hai ức chúng sinh cũng thế, họ đều lập nguyện chọn cơi tịnh để tu. Đức Bảo Tạng Như Lai cũng đều thọ kư cho họ đạo quả Giác ngộ Tối thượng và nói:

        -Các vị cùng trong một lúc, ở mỗi thế giới khác nhau, sẽ chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

Phẩm 13: TÁM MƯƠI NGƯỜI CON ĐƯỢC THỌ KƯ

        Này thiện nam tử, Bà-la-môn Hải Tế có tám mươi người con, đều là em của Đức Bảo Tạng Như Lai. Người thứ nhất tên là Hải Tự Tại Đồng Chân. Này thiện nam tử, bấy giờ Bà-la-môn Hải Tế bảo Hải Tự Tại:

        -Này Đồng Chân, nay con nên chọn lấy cơi Phật thanh tịnh trang nghiêm!

        Hải Tự Tại nói:

        -Thưa Đại sư, ngài nên phát ra tiếng rống của Sư tử trước!

        Đại Sư bảo:

        -Thệ nguyện của ta sẽ được bày tỏ sau cùng.

        Hải Tự Tại liền bạch:

        -Con nên chọn cơi thanh tịnh hay cơi bất tịnh?

        Đại sư bảo:

        -Nếu Bồ-tát có đủ đức đại bi mới chọn lấy cơi bất tịnh để hóa độ các chúng sinh tâm ư cấu uế, tà kiến. Này Đồng Chân, con nên tự biết phải chọn cơi nào!

        Này thiện nam tử, khi ấy Đồng Chân Hải Tự Tại đến trước Đức Bảo Tạng Như Lai, bạch Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, con dốc cầu đạo quả Giác ngộ Tối thượng, xin được chứng đắc đạo quả Bồ-đề vi diệu trong cơi loài người thọ mạng là tám vạn năm như thế giới của Đức Thế Tôn hiện nay. Con nguyện xin cho chúng sinh nơi thế giới của con ít tham dục, sân giận, ngu si, sợ hăi, nhàm chán... nơi sinh tử do thân phải chịu bao khổ nạn, khiến họ đến chỗ con xin xuất gia học đạo, con sẽ v́ họ thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được thành tựu viên măn như vậy th́ kính xin Đức Thế Tôn thọ kư cho con đạo quả Bồ-đề tối thượng.

        Đức Bảo Tạng Như Lai nói:

        -Vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến đầu hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, thuộc kiếp Tán hoa bốn châu thiên hạ của cơi Phật này tên là Diệu thắng, ông sẽ ở trong thế giới loài người sống lâu tám vạn năm chứng đắc đạo quả Bồ-đề, hiệu là Bảo Tích Như Lai... Phật Thế Tôn.

        Hải Tự Tại bạch Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, nếu ư nguyện của con được viên măn như thế th́ xin cho khắp khu vườn này trời mưa xuống toàn châu ngọc màu đỏ, tất cả nơi các cây đều phát ra năm thứ âm nhạc vi diệu.

        Này thiện nam tử, khi Đồng Chân Hải Tự Tại năm vóc gieo xuống đất đảnh lễ nơi chân Đức Như Lai th́ khắp khu vườn mưa xuống vô số châu ngọc đỏ, tất cả cây đều phát ra năm thứ âm nhạc. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ:

        Trí tuệ vô tận, uy lực lớn

        Ḷng từ thương xót khắp người trời

        Sở cầu viên măn chúng sinh tịnh

        Thành Phật dốc hóa độ quần mê.

        Người con thứ hai của Bà-la-môn Hải Tế tên là Thành Tựu, thưa với Phật:

        -Con cũng xin lập thệ nguyện như anh Hải Tự Tại... (nói lược). Đức Phật Bảo Tạng nói:

        -Này Đồng Chân, ông cũng ở vào kiếp Tán hoa, cơi Phật nơi bốn châu thiên hạ là Diệu thắng, trong thế giới loài người thọ mạng là tám vạn tuổi, sẽ thành Phật hiệu là Chiếu Minh Hoa Như Lai... Phật Thế Tôn.

        Đức Phật bảo người con thứ ba của Bà-la-môn Hải Tế:

        -Ông ở vào thế giới loài người thọ mạng là hai ngàn tuổi, sẽ thành tựu đạo quả Bồ-đề, hiệu là Nguyệt Tŕ Vương Như Lai... Phật Thế Tôn.

        ...Đức Bảo Tạng Như Lai thọ kư cho các người c̣n lại đều thành tựu đạo quả Bồ-đề, hiệu là: Tu-ma-na Như Lai, Sơn Vương Như Lai, Chế Nhăn Như Lai, Phạm Thượng Như Lai, Diêm-phù Ảnh Như Lai, Măn Như Lai, Cao Như Lai, Bảo Sơn Như Lai, Hải Tạng Như Lai, Na-la-diên Như Lai, Thi-xu-na Mâu-ni Như Lai, Mâu-ni Chủ Như Lai, Kiều-trần-như Như Lai, Sư Tử Bộ Như Lai, Trí Tràng Như Lai, Phật Thanh Như Lai, Tối Thắng Như Lai, Khai Hóa Như Lai, Nhiêu ích Như Lai, Tuệ Minh Như Lai, Đế Chủ Như Lai, Tịch Tuệ Như La, Tác Hỷ Như Lai, Vô Nộ Vương Như Lai, Kim Ngân Như Lai, Ma-ê-đỗ Như Lai, Nhật Hỷ Như Lai, Bảo Phát Như Lai, Thiện Minh Như Lai, Bối-ma Như Lai, Thiện Hỷ Như Lai, Phạm Chinh Như Lai, Hống Như Lai, Pháp Nguyệt Như Lai, Hiện Nghị Như Lai, Xưng Hỷ Như Lai, Xưng Thượng Như Lai, Đoan Chính Hương Như Lai, Tứ Diệu Căn Như Lai, Tu-ni-xà-đỗ Như Lai, Thích Nhiễu Như Lai, Thiện Ư Như Lai, Diệu Thừa Tuệ Như Lai, Kim Tràng Như Lai, Thiện Mục Như Lai, Thiên Tịnh Như Lai, Tịnh Đạo Như Lai, Thiện Hiện Như Lai, Thừa Tràng Như Lai, Tỳ-lâu-ba-xoa Như Lai, Phạm Âm Như Lai, Đức Tụ Như Lai, Đức Vô Trần Như Lai, Ma-ni Quang Như Lai, Diễm Khí Như Lai, Thích-ca Mâu-ni Như Lai, Âm Tự Tại Như Lai, Nhĩ Thành Như Lai, Tối Tôn Như Lai, Hoa Thành Như Lai, Đẳng Hoa Như Lai, Vô Năo Như Lai, Nhật Tạng Như Lai, Lạc Tự Tại Như Lai, Nguyệt Như Lai, Long Xỉ Như Lai, Kim Cang Chiếu Như Lai, Xưng Vương Như Lai, Thường Quang Như Lai, Thắng Quang Như Lai, Tát-nê-trữ Như Lai, Trí Thành Như Lai, Hương Tự Tại Như Lai, Bà-la Chủ Như Lai, Na-la-diên Tạng Như Lai, Nguyệt Tạng Như Lai.

        Này thiện nam tử, người con út của Đại sư Hải Tế tên là Vô Khủng Úy, bạch với Đức Bảo Tạng Như Lai:

        -Thưa Đức Thế Tôn, Ngài đă thọ kư cho bảy mươi chín Đồng chân vào kiếp Tán hoa thành tựu đạo quả Giác ngộ Ti thượng. Thưa Đức Thế Tôn, con sẽ phát tâm cầu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác đến hết kiếp Tán hoa, xin cho con được chứng đắc đạo quả sau cùng, lúc ấy th́ thọ mạng của con bằng thọ mạng của bảy mươi chín vị Phật cộng lại, thệ nguyện độ chúng sinh cũng như họ. Các vị Phật kia dùng giáo pháp Ba thừa để hóa độ chúng sinh th́ con cũng thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Khi con thành Phật có vô số chúng Thanh văn cũng bằng số chúng Thanh văn nơi các vị kia hiện có. Bảy mươi chín vị Phật kia ra đời ở kiếp Tán hoa hóa độ chúng sinh được làm thân người, khi nửa kiếp đầu đă hết, con đắc đạo quả Giác ngộ Tối thượng, con sẽ khiến cho tất cả chúng sinh ấy an trụ nơi Ba thừa. Thưa Đức Thế Tôn, nếu như sở nguyện của con được thành tựu như vậy th́ mong Đức Phật, thọ kư cho con đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

        Này thiện nam tử, bấy giờ Đức Bảo Tạng Như Lai khen Vô Khủng Úy:

        -Hay thay! Hay thay! Này thiện nam tử, ông đă có thể v́ vô số chúng sinh phát tâm đại từ bi đem lại lợi ích cho họ. Vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến một hằng hà sa số a- tăng-kỳ kiếp thứ hai, khi kiếp Tán hoa đă hết một nửa, ông sẽ thành tựu đạo quả Giác ngộ Tối thượng sau cùng, hiệu là Vô Thượng Dũng Vương Như Lai... Phật Thế Tôn. Như vậy, bảy mươi chín vị Phật kia trụ thế cộng lại được nửa kiếp, riêng một ḿnh ông sẽ trụ thế một nửa kiếp, đồng thời mọi sở nguyện của ông đều sẽ thành tựu.

        Vô Khủng Úy bạch Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, nếu như ư nguyện của con được viên măn như vậy th́ khi con gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn, xin khiến cho trời mưa hoa sen xanh rất thơm, vô cùng vi diệu khắp trên cơi Phật này. Những chúng sinh ngửi được mùi hương ấy th́ bốn đại điều ḥa, các bệnh đều giảm hết.

        Này thiện nam tử, khi Đồng chân Vô Khủng Úy gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai th́ khắp cả cơi Phật trời mưa xuống vô số hoa sen xanh vi diệu, chúng sinh ngửi được mùi hương ấy, tứ đại được điều ḥa, tất cả các bệnh đều khỏi. Đức Bảo Tạng Như Lai nói kệ:

        Tu đại bi tâm khéo điều phục

        Chư Phật Thế Tôn đều quư kính

        Mọi thứ phiền năo thảy đoạn trừ

        Tất đạt được kho tàng trí tuệ.

Phẩm 15: BA ỨC THIẾU ĐỒNG TỬ ĐƯỢC THỌ KƯ

        Này thiện nam tử, ba ức đệ tử của Bà-la-mon Hải Tế, như đă nói, họ ngồi nơi cửa vườn, khi có người đi vào th́ họ đem ba quy y, khuyến hóa khiến cho những chúng sinh kia phát tâm Bồ-đề. Bấy giời Bà-la-môn Hải Tế bảo các đệ tử:

        Này các đồng tử, các con nên phát tâm Bồ-đề Vô thượng, tùy theo chỗ mong cầu mà chọn lấy cơi Phật, trước đức Như Lai, các con thành tâm bày tỏ lời thệ nguyện.

        Trong số này có một đồng tử tên là Nguyệt Nhẫn, bạch với Thầy:

        -Đạo quả giác ngộ ấy như thế nào? Nên tích chứa đức ǵ? Nên tu tập những hạnh ǵ? Nên có những suy niệm ǵ để đạt được đạo quả Bồ-đề?

        Đại sư nói:

        -Này Đồng tử, Bồ-tát phải hội đủ bốn Vô lượng tạng mới đạt được đạo Bồ-đề. Những ǵ là bốn? Đó là đủ Phước tạng vô tận, đủ Trí tạng vô tận, đủ Tuệ tạng vô tận, đủ tất cả Phật pháp tạng vô tận. Đó gọi là đầy đủ bốn Vô tận tạng. Thiện nam tử, Như Lai nói về đạo Bồ-đề như là pháp môn tích tập chung các công đức thanh tịnh để vượt khỏi sinh tử. Bồ-tát đầy đủ hạnh Bố thí là để hóa độ chúng sinh. Bồ-tát đầy đủ Tŕ giới là nhằm thành tựu mọi nguyện lực. Bồ-tát đầy đủ nhẫn nhục là để đạt được tướng hảo trọn vẹn. Bồ-tát đầy đủ Tinh tấn là để hoàn thành các sự việc. Bồ-tát đầy đủ Thiền định để điều phục tâm ư. Bồ-tát đầy đủ Trí tuệ là để diệt hết mọi phiền năo trói buộc. Bồ-tát đầy đủ Đa văn v́ để đạt vô số biện tài. Bồ-tát đầy đủ Công đức là nhằm đem lại ích lợi cho tất cả chúng sinh. Bồ-tát đầy đủ Trí v́ để có được vô lượng trí tuệ vô ngại. Bồ-tát đầy đủ pháp Chỉ là để thuận theo tâm thiện tạo tác. Bồ-tát đầy đủ pháp Quán là nhằm dứt trừ mọi nghi hoặc. Bồ-tát đầy đủ tâm Từ là nhằm đạt tâm vô ngại. Bồ-tát đầy đủ tâm Bi là v́ hóa độ chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán. Bồ-tát đầy đủ tâm Hỷ v́ luôn ưa thích theo đạo pháp. Bồ-tát đầy đủ tâm Xả v́ đă dứt trừ được mọi nẻo yêu ghét. Bồ- tát đầy đủ Sự lănh hội pháp v́ đă diệt trừ được mọi chướng ngại. Bồ- tát đầy đủ Pháp xuất thế v́ đă ĺa bỏ được tất cả các pháp hữu vi. Bồ- tát đầy đủ Trụ xứ tịch tĩnh v́ nhằm diệt hết nghiệp bất thiện, tu tập làm tăng trưởng nghiệp thiện. Bồ-tát đầy đủ Niệm v́ đă đạt được sự hộ tŕ. Bồ-tát đầy đủ Ư chí v́ dốc đạt được sự hiểu biết sâu rộng. Bồ- tát đầy đủ Chí nguyện dũng mănh v́ đă tỏ ngộ được diệu nghĩa nơi pháp. Bồ-tát đầy đủ Niệm xứ v́ đă quán về thân thọ, tâm, pháp. Bồ- tát đầy đủ Chánh xả v́ đă dứt bỏ các pháp bết thiện, tu tập viên măn tất cả các pháp thiện. Bồ-tát đầy đủ Thần thông v́ thân tâm luôn được nhẹ nhàng. Bồ-tát đầy đủ Căn v́ luôn thu nhiếp trọn vẹn các căn. Bồ-tát đầy đủ Lực v́ đă diệt trừ được tất cả các thứ phiền năo.

        Bồ-tát đầy đủ Giác phần v́ đă biết rơ về thật tướng của các pháp. Bồ-tát đầy đủ Sáu pháp ḥa kính là để ứng hợp trong việc hóa độ chúng sinh khiến tâm được thanh tịnh.

        Này Đồng tử, đấy gọi là Pháp môn gồm đủ đức thanh tịnh để vượt khỏi sinh tử.

        Nguyệt Nhẫn đồng tử bạch với thầy:

        -Con nghe Đức Thế Tôn dạy, bố thí th́ được phú quư lớn, quyến thuộc đông đúc. Tŕ giới th́ được sinh lên cơi trời Đa văn th́ được trí tuệ lớn. Đức Thế Tôn cũng dạy tu tập phước đức thanh tịnh là nhằm vượt qua sinh tử.

        Đại sư dạy:

        -Này Đồng tử, có người ưa bố thí cầu phước trong ṿng sinh tử th́ như con đă nói. Này Đồng tử, nếu hàng thiện nam, tín nữ tin nơi đạo Bồ-đề để bố thí v́ nhằm điều phục tâm ư. Tŕ giới là nhằm giữ tâm tịch diệt, cầu đa văn là nhằm dứt trừ tâm uế trước. Tu tập từ bi là nhằm làm tăng trưởng tâm đại bi. C̣n các pháp khác th́ dùng trí tuệ theo phương tiện tích tập đầy đủ để hành tŕ. Này Đồng tử, đây là sự tập hợp đầy đủ về đạo Bồ-đề. Đức như thế, tu như thế, niệm như thế th́ mới đạt được đạo quả Bồ-đề. Đạo Bồ-đề phải tu tập hành tŕ như thế mới thành tựu. Này các Đồng tử, nên dốc cầu đạo Bồ-đề. Đạo Bồ-đề thanh tịnh, các con nên chí tâm lập nguyện tất sẽ đạt được viên măn. Đạo Bồ-đề thanh tịnh có thể khiến cho tâm ư thanh tịnh. Đạo Bồ-đề là chánh đạo, không dối nịnh, trừ diệt hết mọi thứ trói buộc. Này các Đồng tử, đạo Bồ-đề là an ổn có thể dẫn đến cảnh giới Niết-bàn vô thượng. Vậy nên các con hôm nay nên theo ư ḿnh lập nguyện, chọn lấy cơi Phật trang nghiêm, thanh tịnh hay không thanh tịnh!

Này thiện nam tử, bấy giờ đồng tử Nguyệt Nhẫn đến trước Đức Như Lai Bảo Tạng, gối phải quỳ sát đất, chắp tay bạch Phật:

-Thưa Đức Thế Tôn, con nay cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, nếu các chúng sinh nơi cơi Phật uế trược này ít tham dục, sân giận, ngu si, không quên mất, tâm không cấu nhiễm, tâm không oán hận, tâm không keo kiệt, ganh ghét, tâm không theo nẻo tà kiến trụ nơi chánh biến, xa ĺa tâm bất thiện, thường cầu tâm thiện, tâm không theo ba đường ác, cầu tâm nơi cơi người, trời, tâm tích tập căn lành trong ba nẻo phước địa, cầu tâm nơi Ba thừa... th́ bấy giờ con sẽ ở nơi thế giới ấy thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được viên măn như thế th́ khiến cho nơi hai tay con tự nhiên có voi quư, mạnh mẽ.

        Vừa phát nguyện xong, nhờ thần lực của Đức Phật, nên trong hai tay của đồng tử ấy tự nhiên có voi quư hiện ra thân toàn màu trắng, bảy chi đầy đủ. Nh́n thấy sự việc như vậy xong và bảo chúng:

        -Voi quư này! Hai ngươi hăy bay lên hư không, đi khắp cơi này làm mưa xuống nước đủ tám thứ công đức vi diệu, tỏa hương thơm lừng để thức tỉnh tất cả chúng sinh nơi cơi Phật, khiến cho những giọt mưa ấy khi chạm vào thân họ, hoặc ai ngửi được mùi thơm kia th́ khiến diệt trừ sạch năm thứ ngăn che là tham ái, giận dữ, ham ngủ nghỉ, dao động xuất và nghi ngờ.

        Đồng tử vừa nói xong, tức th́ hai con voi quư kia liền bay vút lên hư không như đại lực sĩ phóng mũi tên cực nhanh. Hai con voi quư kia làm theo sự việc như đă nói, xong th́ trở về trước mặt đồng tử Nguyệt Nhẫn.

        Này thiện nam tử, lúc ấy đồng tử Nguyệt Nhẫn vô cùng vui mừng. Đức Bảo Tạng Như Lai bảo đồng tử Nguyệt Nhẫn:

        -Này thiện nam tử, vào đời vị lai trải qua một hằng hà sa số a- tăng-kỳ kiếp đến đầu hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, trong kiếp Chiếu Minh, ở cơi Phật tên là Minh Tập, đồng tử sẽ thành Phật nơi bốn châu thiên hạ ấy, danh hiệu là Bảo Cái Dũng Quang Như Lai... Phật Thế Tôn.

        Này thiện nam tử, bấy giờ Bồ-tát Nguyệt Nhẫn gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai. Đức Bảo Tạng nói kệ:

        Tâm thanh tịnh dứt mọi trần cấu

        Đă thọ kư vô số chúng sinh

        Đạo Bồ-đề tối thượng, vi diệu

        Sẽ dẫn đường cho khắp muôn loài.

        ...(nói lược) Ngoại trừ một ngàn người, số đồng tử c̣n lại trong ba ức kia đều ở cơi Phật này lập thệ nguyện chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Đức Bảo Tạng Như Lai đều thọ kư cho họ. Những vị cuối cùng trong số này có danh hiệu là Tỳ-bà-thi Như Lai, Thi-khí Như Lai, Tỳ-thi-la-phi Như Lai. Đó là việc thọ kư cho các đồng tử.

Phẩm 15: MỘT NGÀN ĐỒNG TỬ ĐƯỢC THỌ KƯ

        Một ngàn đồng tử này đều thông thạo bốn bộ Tỳ-đà, người lớn hơn hết được tất cả tôn kính như bậc thầy tên là Phi-do-tỳ-sư-nữu. Phi-do-tỳ-sư-nữu bạch Phật:

        -Con muốn ở nơi cơi Phật có đủ năm thứ ô trược kia chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, v́ những chúng sinh c̣n rất nặng nề, hết sức sâu nặng như tham dục, sân giận, ngu si, nhiều phiền năo... mà thuyết giảng đạo pháp cho họ.

Đồng tử Nguyệt Man, một trong số một ngàn đồng tử ấy bạch với Đại sư Hải Tế:

        -Tôn giả Phi-do-tỳ-sư-nữu ấy do thấy rơ được những sự việc ǵ nên mới lập nguyện ở cơi Phật có đủ năm thứ uế trược mà chứng đắc đạo quả Bồ-đề?

        Đại sư bảo:

        -Này Đồng tử, Bồ-tát có đủ tâm đại bi th́ mới ở nơi cơi Phật có đủ năm thứ uế trược mà thành tựu đạo quả Bồ-đề. V́ chúng sinh ở đấy không ai dẫn dắt, không nơi hướng về, bị khốn khổ trong ách nạn của các phiền năo, tà kiến trói buộc nên Bồ-tát phải ra sức cứu độ, đưa họ về nơi lợi ích, giáo hóa các loài trong biển sinh tử đó, khiến họ an trụ nơi chánh kiến, đem vị cam lộ của Niết-bàn chan ḥa khắp nơi chúng sinh. Đây là thể hiện sự lập nguyện đại bi của Bồ-tát đối với cơi Phật có đủ năm thứ ô trược.

        Đức Bảo Tạng Như Lai nói:

        -Này Đại sĩ Phi-do-tỳ-sư-nữu, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp, đến phần c̣n lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, về phương Đông, vượt qua số cơi Phật nhiều như vi trần, có thế giới tên là Kết sử tràng, nơi thế giới đó, bậc Trượng phu hoàn hảo là ông sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, hiệu là Chủ Sơn Vương Như Lai... Phật, Thế Tôn.

        Phi-do-tỳ-sư-nữu bạch với Đức Phật:

        -Khi con đảnh lễ nơi chân Đức Thê Tôn, kính xin Đức Thế Tôn sẽ dùng đôi tay trăm phước đức trang nghiêm xoa trên đỉnh đầu con.

        Này thiện nam tử, khi đồng tử Phi-do-tỳ-sư-nữu, đầu mặt chạm sát đất, cung kính đảnh lễ nơi chân Đức Thế Tôn th́ Đức Bảo Tạng Như Lai liền lấy hai tay xoa lên đỉnh đầu của Bồ-tát Phi-do-tỳ-sư-nữu nói:

        Khởi tâm đại bi, trí tuệ sâu

        Hạnh Bồ-tát dốc sức tu tập

        Lực vững đoạn trừ mọi phiền năo

        Sẽ thành Phật hóa độ muôn loài.

        Thiện nam tử, bấy giờ đồng tử Nguyệt Man, hướng về Đức Bảo Tạng Như Lai, gối phải quỳ xuống đất, bạch Phật:       ị

        -Thưa Đức Thế Tôn, con ngưyện ở nơi cơi Phật này phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng, ở thế giới đó chúng sinh thường bị ba độc là tham dục, giận dữ, ngu si chi phối, chẳng trụ nơi pháp lành, ở thế giới đó, con người, kể cá những người bất thiện thọ bốn vạn tuổi, bấy giờ con sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

        Đức Bảo Tạng Như Lai nói:

        -Vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần c̣n lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, có thế giới tên là Sa-ha. V́ sao tên là Sa-ha? V́ chúng sinh ở cơi đó cam chịu vui thích với tham dục, sân giận, ngu si... tất cả những thứ phiền năo trói buộc họ thảy đều cam chịu, do nhân duyên ấy nên có tên là Sa-ha. Bấy giờ, có đại kiếp tên là Hiền. Sao gọi là Hiền? V́ trong kiếp này, chúng sinh phần nhiều hành động theo tham dục, sân giận, ngu si, chấp ngă, lại có hàng ngàn Đức Phật Thế Tôn ra đời ở đây. Này bậc trượng phu xuất chúng! Vào đầu kiếp Hiền, trong cơi đời con người thọ bốn vạn tuổi, ông sẽ thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng trước hết, hiệu là Ca-la-ca-tôn-đà Như Lai. Phật, Thế Tôn, sẽ thuyết giảng giáo pháp về Ba thừa, có vô số chúng sinh bị trôi giạt theo ḍng chảy sinh lăo bệnh tử, ông sẽ hóa độ đưa họ đến bến bờ Niết-bàn giải thoát.

        Này thiện nam tử, bấy giờ Bồ-tát Nguyệt Man gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, rồi lui ra ngồi qua một bên.

        Lúc này, đồng tử thứ hai tên là Khâm-bà-la đến trước Đức Bảo Tạng Như Lai, bạch:

        -Bạch Đức Thế Tôn, con muốn tiếp theo đức Ca-la-ca-tôn-đà Như Lai, ở trong cơi người có thọ mạng là ba vạn năm, sẽ thành Phật.

        Đức Phật Bảo Tạng nói:

        -Này Đồng tử, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần c̣n lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, nơi cơi nước Sa-ha vừa vào kiếp Hiền, kế sau đức Ca-la-ca-tôn-đà Như Lai, ở trong cơi người có thọ mạng là ba vạn tuổi, ông sẽ chứng đắc quả vị Phật, hiệu là Ca-na-ca Mâu-ni gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri... Phật Thế Tôn, danh xưng của ông được lưu truyền khắp nơi.

        Đồng tử Khâm-bà-la được Đức Thế Tôn thọ kư rồi, liền cung kính đảnh lễ nơi chân Ngài, đi nhiễu quanh ba ṿng, lại đến trước Đức Bảo Tạng Như Lai tung hoa cúng dường Phật, xong th́ chắp tay đọc kệ khen ngợi:

        Khéo tạo ḥa hợp đúng thứ lớp

        Dứt mọi loạn nhơ xưng tịnh diệu

        Tâm ư cao rộng muôn tôn kính

        Thuyết giảng đạo giác ngộ sáng tỏa

        Trăm phước viên măn, hưng đức chúng

        Ṿng quanh núi kết lập đạo tràng

        Mâu-ni hành hóa không lầm lỗi

        Thọ kư Bồ-đề mọi chúng sinh.

        Này thiện nam tử, bấy giờ đồng tử tên là Hậu Nhiếp ở trước Phật dùng giường làm bằng bảy báu đáng giá ngàn vàng, rồi đặt trên đó h́nh bát vàng đựng đầy bảy báu, đồ đựng nước tắm bằng vàng, tất cả dâng lên cúng dường Đức Phật cùng chư Tăng và bạch Phật:

        -Bạch Đức Thế Tôn, con nguyện vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần c̣n lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, nơi kiếp Hiền kia con sẽ thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Bấy giờ các điều thiện giảm đi, điều ác hiện nhiều, chúng sinh nặng nề đến tham dục, sân giận, ngu si, keo kiệt, ganh ghét, nương theo hàng tri thức xấu ác, tà kiến, ưa thân cận tâm bất thiện căn, xa ĺa tâm thiện căn, không có tâm chánh kiến, chỉ có tâm tà mạng, loạn động; Đức Ca-na-ca Mâu-ni Như Lai nhập Niết-bàn rồi, chánh pháp của Ngài cũng suy diệt, sau đó chúng sinh sống trong cảnh tối tăm, đời không có thầy dẫn đường, ở trong cơi người thọ hai vạn tuổi này con sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

        Này thiện nam tử, lúc này Đức Bảo Tạng Như Lai bảo đồng tử Hậu Nhiếp:

        -Hay thay! Hay thay! Này Bà-la-môn, ông là hạng Trượng phu ưu tú đầy đủ trí sáng suốt, ở trong cơi người xấu ác ứng hiện ra đời, từ đây cho đến khi cơi người thọ mạng là hai vạn tuổi, khi ấy thế giới lâm vào cảnh tối tăm không thầy dẫn dắt, ông lập nguyện thành Bậc Chánh Giác ở đó, vậy nên, này trượng phu xuất chúng, nay hiệu của ông là Minh Trí Bi Ư. Này Đại sĩ Minh Trí Bi Ư, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần c̣n lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, tức ở thế giới Sa-ha này, tại kiếp Hiền, trong cơi người thọ hai vạn tuổi, ông sẽ thành Phật hiệu là Ca-diếp gồm đủ mười tôn hiệu Như Lai... Phật Thế Tôn.

        Này thiện nam tử, bấy giờ Bồ-tát Minh Trí Bi Ư gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, rồi đứng qua một bên, dùng bột thơm, xâu chuỗi hoa tung lên cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai và đọc kệ khen ngợi:

        Biết nhiều, người tôn quư

        Đều sinh tâm mừng vui

        Dùng ngôn từ hay khéo

        Trí thiện nơi trời, người

        Chứng sinh được thọ kư

        Làm Phật khắp mọi nơi

        Thần thông và trí tuệ...

        Pháp Phật vô lượng lời

        Ngài hiện Bồ-đề hạnh

        Nên con xin kính lễ.

        Này thiện nam tử, khi ấy Bà-la-môn Hải Tế đă khuyến khích, chỉ dẫn khiến cho đồng tử thứ tư tên là Vô Cấu Ư giác ngộ. Bấy giờ, đồng tử Vô Cấu Ư liền đến trước Đức Bảo Tạng Như Lai, bạch:

        -Thế Tôn, con nguyện như vầy: Ở tại kiếp Hiền của thế giới này mà cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng không phải ở trong đời năm trược xấu ác như quốc độ của Phật Ca-diếp. Sau khi Đức Ca-diếp Như Lai nhập Niết-bàn, Chánh pháp của Ngài sưy diệt, ở trong cơi người thọ mạng c̣n một vạn tuổi, tâm ư bố thí, tŕ giới, tu định của chúng sinh đều giảm thiểu, xa ĺa, bảy thứ tài sản của bậc Thánh, tôn hàng ác tri thức làm thầy, ḷng chẳng thích cầu nơi ba phước địa, cũng chẳng ưa tu tập ba nghiệp lành, trái lại, họ ưa tạo ba nghiệp ác, do các phiền năo khiến cho tâm ư tối tăm rối loạn nên chẳng dốc cầu đạo pháp tam thừa. Vào lúc ấy hăy c̣n không có người có thể biện biệt, thực hiện được hạnh Bồ-đề huống là ở cơi người thọ mạng c̣n một ngàn tuổi cho đến chỉ c̣n một trăm tuổi. Lúc này chúng sinh không có danh từ thiện, huống là người thực hành pháp thiện. Đời đủ năm thứ ô trược này thọ mạng của con người giảm dần cho đến khi chỉ c̣n mười tuổi th́ kiếp binh đao nổi lên, liền khi ấy, con sẽ từ trên cơi trời thị hiện xuống nơi thế gian cứu vớt chúng sinh, khiến họ bỏ điều bất thiện, v́ họ, dốc thuyết giảng pháp thiện, giúp cho các chúng sinh kia an trụ nơi mười nghiệp lành, dùng các nghiệp thiện để diệt trừ mọi thứ phiền năo trói buộc chúng sinh và cũng dứt trừ luôn năm thứ ô trược. Từ đó, cho đến khi cơi người thọ mạng tăng đến tám vạn tuổi con mới thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. V́ bấy giờ chúng sinh đă giảm bớt tham dục, sân giận, ngu si, vô minh, keo kiệt, ganh ghét, con sẽ thuyết giảng chánh pháp, khiến họ an trụ nơi giáo pháp của Ba thừa. Bạch Đức Thế Tôn, nếu ư nguyện của con được thành tựu th́ kính xin Đức Thế Tôn thọ kư cho con đạo quả Bồ-đề tối thượng. Bạch Thế Tôn, giả sử con không được thọ kư như thế, th́ con sẽ cầu quả vị Thanh văn hoặc Bích-chi-phật để mau thoát khỏi sinh tử.

        Đức Bảo Tạng Như Lai nói:

        -Thiện nam tử, Bồ-tát có bốn thứ biếng trễ. Nếu Bồ-tát có đủ các thứ biếng trễ đó th́ ưa cuộc sông sinh tử, măi đắm ch́m theo nẻo khổ trong sinh tử, không mau chứng được đạo quả Chánh đẳng Chánh

giác Vô thượng. Bốn thứ biếng trễ ấy là ǵ?

        Đó là có Bồ-tát:

        1. Oai nghi thấp kém.

        2. Đồng học thấp kém.

        3. Phân biệt b thí thấp kém.

        4. Chí nguyện thấp kém.

        Sao gọi là Bồ-tát có oai nghi thấp kém?

        Như có Bồ-tát không giữ ǵn thân khẩu ư, hay không thâu nhiếp các oai nghi.

        Thế nào là Bồ-tát đồng học thấp kém? Tức Bồ-tát cùng theo học với hàng Thanh văn, Duyên giác.

        Thế nào là Bồ-tát bố thí thấp kém? Không bố thí tất cả, không bố thí mọi nơi. Bố thí nhằm cầu phước lạc ở nơi cơi Người, Trời.

        Thế nào là Bồ-tát chí nguyện thấp kém? Không chí thành lập nguyện cầu đạt cơi Phật trang nghiêm, để hóa độ hóa chúng sinh.

        Đủ bốn pháp biếng trễ ấy, Bồ-tát sẽ chịu khổ lâu dài nơi sinh tử, không chóng thành tựu đạo quả Bồ-đề Vô thượng.

        Lại có bốn pháp, Bồ-tát nào thành tựu đủ bốn pháp này th́ chóng đạt đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Những ǵ là bốn pháp?

        Đó là:

        1. Luôn giữ ǵn thân khẩu ư.

        2. Luôn thân cận với người tu học pháp Đại thừa.

        3. Bố thí tất cả, bố thí mọi nơi, v́ phát tâm Từ bi nhằm giải thoát mọi nẻo khổ cho tất cả chúng sinh.

        4. Chí thành lập nguyện cầu đạt được cơi Phật trang nghiêm để hóa độ chúng sinh.

        Đó là bốn pháp, Bồ-tát làm đúng như vậy sẽ mau đạt được đạo quả Chánh giác. Lại có bốn pháp, Bồ-tát thực hành đầy đủ th́ thu nhiếp được đạo Bồ-đề. Những ǵ là bốn pháp? Đó là:

        1. Chuyên cần thực hành Bố thí ba-la-mật.

        2. Cứu giúp vô lượng chúng sinh.

        3. Tu tập đủ các pháp thiền định.

        4. Thần thông tự tại.

        Lại có bốn pháp khiến tâm không nhàm chán, Bồ-tát phải thực hành đầy đủ. Đó là bố thí không chán, nghe pháp không chán, nhiếp phục chúng sinh không chán, thệ nguyện không chán.

        Lại có bốn Vô tận tạng mà Bồ-tát phải thành tựu đủ. Đó là: Tín vô tận tạng, Thuyết pháp vô tận tạng, Hồi hướng vô tận tạng, Cứu giúp những chúng sinh nghèo khổ vô tận tạng.

        Lại có bốn pháp thanh tịnh mà Bồ-tát phải thành tựu. Đó là:

        1. Giữ giới thanh tịnh v́ không có ngă.

        2. Thiền tịnh thanh tịnh v́ không c̣n chấp về chúng sinh.

        3. Trí tuệ thanh tịnh v́ không chấp về thọ mạng.

        4. Giải thoát tri kiến thanh tịnh v́ không c̣n chấp về người.

Bồ-tát nhờ bốn pháp này mà mau thành đạo quả Chánh đẳng

Chánh giác Vô thượng, chuyển pháp luân như hư không, pháp luân không thể nghĩ bàn, pháp luân không thể xưng lường, pháp luân vô ngă, pháp luân không ngôn thuyết, pháp luân giả hiện, pháp luân khiến chúng sinh chán ĺa khổ nơi sinh tử, pháp luân chưa từng có.

        Này ông Vô Cấu Ư, vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần c̣n lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, thuộc về kiếp Hiền chưa lâu, năm thứ ô trược đă trừ, thọ mạng ở đó chuyển tăng dần, đến khi con người thọ được tám vạn tuổi, ông sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng hiệu là Di-lặc với mười tôn hiệu gồm đủ: Như Lai cho đến Phật Thế Tôn.

        Bà-la-môn Vô Cấu Ư liền gieo năm vóc sát đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai xong, đứng sang một bên, tung bột hương xâu chuỗi hoa cúng dường Đức Thế Tôn và đọc kệ khen ngợi:

        Mặt Ngài như trăng tṛn

        Tướng Bạch hào như tuyết

        Thân tịnh như núi vàng

        Ai chẳng nguyện Thế Tôn.

        Như chúa thú uy dũng

        Đức nhiều soi thế gian

        Khắp nơi đều sáng tỏ

        Nay thọ kư cho con.

        Đại sư Bà-la-môn Hải Tế đă khuyến hóa một ngàn đồng tử kia, chỉ trừ một người, c̣n lại thảy đều thông bốn bộ Tỳ-đà tất cả đều phát tâm Bồ-đề... chứng được đạo quả Chánh giác, đó là Ca-la-ca- tôn-đà Như Lai, Ca-na-ca Mâu-ni Như Lai, Ca-diếp Như Lai, Di-lặc Như Lai. Người thứ năm tên là Sư Tử Quang Minh, cũng như trong số ngàn người ấy, chỉ trừ hai người, thảy đều thông suốt bốn bộ Tỳ-đà, tất cả đều lập nguyện với Đức Bảo Tạng Như Lai trong kiếp Hiền này và đều được thọ kư đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Trong số này, người nhỏ nhất tên Tŕ Đại Lực, cũng được Đại sư Hải Tế giáo hóa khiến phát tâm Bồ-đề.         Đại sư bảo:

        -Này Tŕ Đại Lực, chớ nên quan sát lâu dài mà ĺa bỏ tâm cầu giác ngộ của Bồ-tát. Hăy v́ chúng sinh mà phát tâm đại bi.

        Đại sư dùng kệ bảo:

        Chúng sinh lăo, bệnh, tử

        Ch́m nơi ḍng sông ái

        Ở ba cơi đáng sợ

        Thọ thai mang h́nh hài

        Uống kết độc cùng hại

        Mênh mông khổ đốt thiêu

        Si mê mất nẻo thiện

        Bị sinh tử bức bách

        Ba cơi khổ cháy tràn

        Đều bám nơi tà kiến

        Tất cả ở năm đường

        Như bánh xe luôn quay

        Chúng sinh thiếu mắt pháp

        Cứu họ không một ai

        Tu tuệ trừ nghi hoặc

        Nay nên cầu quả Phật

        V́ đời, cạn sông ái

        Làm cầu nối hai bờ

        Cởi tháo mọi trói buộc

        Tâm hồi hướng Bồ-đề

        Trừ mê, mở pháp nhăn

        Cho người đạo Vô thượng

        Lửa sinh tử ba cơi

        Đem pháp vị dập tắt

        Mau nên v́ lợi người

        Đến lễ Đức Mâu-ni

        Nên lập thệ nguyện vững

        Làm Phật, thầy trong đời

        Vỗ về thảy quần sinh

        Cứu độ khắp các cơi

        Chỉ bày đạo giải thoát

        Căn, lực, cùng bảy giác

        Nhằm cầu mưa pháp diệu

        Diệt khổ cho chúng sinh.

        Thiện nam tử, bấy giờ đồng tử Tŕ Đại Lực thưa với thầy:

        -Thưa Đại sư, con không ưa nơi sinh tử, ham cầu tôn đức, lại không cầu đạo quả Thanh văn, Bích-chi-phật, chỉ dốc cầu quả vị Vô thượng thừa. Con đă quan sát về nơi chốn hóa độ, chờ thời gian để lập nguyện. Thưa Đại sư, vậy nên con luôn tư duy các việc ấy cho đến nay. Xin chờ con trong giây lát để nghe tiếng sư tử rống của con.

        Này thiện nam tử, lúc này Bà-la-môn Hải Tế tạm rời đồng tử này, trở lại bảo năm người đệ tử là những người thường theo hầu Đại sư, rằng:

        -Này các đồng tử, các ông nên phát tâm cầu đạo quả Giác ngộ Vô thượng.

        Năm người bạch với Thầy:

        -Chúng con không có của cải, vật báu để cúng dường Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng, cũng chưa gieo trồng căn lành th́ làm sao phát tâm Bồ-đề được?

        Này thiện nam tử, khi ấy Đại sư Bà-la-môn Hải Tế gọi các đệ tử kia lại. Người thứ nhất tên là Ca-la-phù-thù, Đại sư bèn cho ṿng ngọc đeo nơi tai bằng bảy báu. Người thứ hai tên là Tha-la-phù-thù, Đại sư cũng cho ṿng ngọc đeo nơi tai bằng bảy báu, người thứ ba tên là Xà-la-phù-thù, Đại sư lại cho giường quư bằng bảy báu. Người thứ tư tên là Khư-dà-phù-thù th́ Đại sư cho chiếc gậy bằng bảy báu. Người thứ năm tên là Tà-la-phù-thù th́ Đại sư lại cho chậu đựng nước tắm bằng vàng ṛng. Rồi bảo họ:

        -Các ông hăy đem những này đến cúng dường Đức Phật và Tỳ-kheo Tăng, rồi phát tâm cầu đạo quả Bồ-đề Vô thượng.

        Năm người thị giả liền đến thẳng chỗ Đức Thế Tôn, mỗi người đem đồ mang theo dâng lên Đức Phật và chư Tăng rồi bạch với Phật:

-        Cúi xin Đức Thế Tôn thọ kư cho chúng con đạo quả Giác ngộ Vô thượng, ở trong kiếp Hiền kia sẽ thành Bậc Chánh Giác... (nói lược).

        Này thiện nam tử, lúc ấy Đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ kư cho đồng tử Ca-la-phù-thù đạo quả Bồ-đề, ở trong kiếp Hiền có danh hiệu là Kiên Âm Như Lai. Tiếp theo là thọ kư cho các đồng tử: Tha-la-phù-thù có danh hiệu là Lạc Tướng Ư Như Lai; Xà-la-phù-thù có danh hiệu là Thương Đạo Như Lai; Khư-dà-phù-thù có danh hiệu là Ái Thanh Như Lai; Ta-la-phù-thù có danh hiệu là Thanh Diệp Kết Vương Như Lai.

        Đức Phật vừa thọ kư cho năm đồng tử vào kiếp Hiền sẽ thành Bậc Chánh Giác xong th́ Đại sư Hải Tế lại bảo Tŕ Đại Lực:

        -Này Tŕ Đại Lực, ở trước Đức Thế Tôn hôm nay, ông nên lập nguyện chọn lấy cơi Phật trang nghiêm theo ư ḿnh, đem pháp vị cam lộ ban cho tất cả chúng sinh, chuyên tâm tinh tấn thực hành hạnh Bồ-tát, chớ nên quan sát quá lâu. Nói rồi, Đại sư bèn dẫn Tŕ Đại Lực đến chỗ Đức Phật!

        Này thiện nam tử, khi ấy đồng tử Tŕ Đại Lực ở trước Đức Thế Tôn bạch Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, vào đời vị lai, trong kiếp Hiền ấy sẽ có bao nhiêu vị Phật ra đời sau Đức Như Lai?

        Đức Bảo Tạng Như Lai nói:

        -Này Đồng tử, trong nửa kiếp Hiền sẽ có một ngàn bốn trăm vị Phật xuất hiện ở đời.

        Đồng tử lại bạch Phật:

        -Bạch Đức Thế Tôn, trong kiếp Hiền kia, tất cả chư Phật Thế Tôn đều lần lượt nhập Niết-bàn, thời cuối cùng của kiếp đó, đồng tử Ta-la-phù-thù sẽ thành Phật hiệu là Thanh Diệp Kết Vương Như Lai, vào thời gian đó con nguyện sẽ thực hành hạnh Bồ-đề, hạnh khó, hạnh khổ như Bố thí, Tŕ giới, Tu định, Đa văn, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Tùy thuận phước đức, Trí tuệ, con sẽ đầy đủ. Ở trong kiếp Hiền ấy, tất cả các vị Phật vừa thành Bậc Đại Giác con nguyện bố thí, cúng dường trước tiên. Sau khi các vị ấy nhập Niết-bàn, đối với xá-lợi và chánh pháp của chư vị th́ con xin dốc tâm cúng dường xá-lợi, hộ tŕ chánh pháp. Chúng sinh thiếu giới hạnh th́ con khuyên họ tŕ giới và sống trong giới hạnh. Chúng sinh bị khổ nạn theo tà kiến th́ con khuyến hóa họ theo chánh kiến và sống trong chánh kiến. Chúng sinh tâm ư tán loạn th́ con khuyến hóa họ an trụ trong chánh định. Người không có oai nghi, con khiến họ sống có oai nghi. Con sẽ v́ chúng sinh thị hiện vô số các hành vi thiện. Chư Phật kia nhập Niết-bàn, chánh pháp sắp suy diệt, con sẽ ở nơi thế giới ấy thắp sáng ngọn đèn chánh pháp, luôn hộ tŕ khiến không bị đoạn tuyệt. Lúc kiếp binh đao dấy khởi con sẽ khuyến hóa chúng sinh khiến họ không sát sinh cho đến đạt được chánh kiến. Con dùng mười nghiệp lành để cứu chúng sinh ra khỏi nẻo tà vạy, đem họ vào đường lành, tiêu trừ hành vi độc ác, tối tăm, khai thị cho họ phương pháp hành thiện. Con sẽ diệt trừ năm thứ ô trược nơi thế gian, từ kiếp trược đến mạng trược, kiến trược, phiền năo trược, chúng sinh trược. Nơi kiếp đói khát, con sẽ khuyến hóa chúng sinh thực hành pháp Bố thí ba-la-mật và an trụ trong pháp đó. Con dùng sáu pháp Ba-la-mật để trừ diệt tất cả kiếp đói khát, loạn động, tranh giành cùng oán hại, ganh ghét,... trừ diệt hết những trói buộc cấu uế cho chúng sinh. Vào kiếp dịch bệnh, con sẽ dùng sáu sự ḥa kính bốn nhiếp pháp để khuyến hóa chúng sinh, khiến họ an trụ nơi các pháp ây, cùng diệt hết cho chúng sinh các thứ bệnh tật, tố́ităm cùng mọi sự trói buộc. Tất cả cơi Phật ở thế giới Ta-bà trong nửa kiếp Hiền, con sẽ cứu độ mọi khổ ách của chúng sinh như thế. Một ngàn bốn trăm Đức Thế Tôn xuất hiện ở đời, rồi nhập Niết-bàn, tất cả chánh pháp của chư Phật ấy bị hủy diệt, th́ ở trong kiếp Hiền, sau đấy con sẽ thành đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Như một ngàn bốn trăm Đức Phật ở kiếp Hiền kia thọ mạng bao nhiêu th́ khi con đắc đạo Bồ-đề rồi, thọ mạng của con cũng bằng các Ngài. Như số chúng Thanh văn của chư Phật kia bao nhiêu th́ số chúng Thanh văn của con cũng sẽ như vậy.

        Một ngàn bốn trăm Đức Như Lai ấy đă hóa độ được bao nhiêu chúng sinh th́ một ḿnh con cũng hóa độ được bằng số lượng đó. Người tu học đạo quả Thanh văn, giả sử họ vi phạm giới cấm, rơi vào rừng tà kiến, không tôn kính chư Phật, ḷng đầy ganh ghét, dấy tâm ác phá đạo pháp, Tăng chúng, gây nhiều tội lỗi, phỉ báng Thánh hiền, hủy hoại Chánh pháp, tạo nghiệp vô gián, con nguyện khi đạt được đạo quả Bồ-đề, ở trong nẻo sinh tử sẽ cứu vớt tất cả đám ấy đem đặt yên nơi thành Niết-bàn Vô úy. Sau khi con nhập Niết-bàn, chánh pháp cùng lúc diệt hết theo kiếp Hiền chấm dứt. Chánh pháp của con đă diệt, kiếp Hiền đă hết th́ sẽ khiến cho xá-lợi của răng và thân con biến thành vô lượng a-tăng-kỳ hóa thân Phật, thân trang nghiêm đủ ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân, mỗi một tướng tự trang nghiêm với tám mươi vẻ đẹp. Các Hóa Phật ấy đi đến vô lượng a-tăng-kỳ cơi nước không có Phật, khắp mười phương mỗi một vị Hóa Phật khuyến hóa vô lượng a-tăng-kỳ chúng sinh khiến họ an trụ nơi Ba thừa. Như cơi Phật kia bị kiếp tai họa hủy hoại th́ khiến Hóa Phật đến đó cứu giúp chúng sinh như trước đă nói. Sau đấy, mới khiến ngọc Xá-lợi thành ngọc báu Như ư ma-ni. Ở các cơi Phật khác, nếu có chúng sinh thiếu thốn, không có châu báu th́ ngọc Như ư sẽ t́m đến đó, thị hiện mưa đầy châu báu để tàng trữ. Lại có cơi Phật khác, chúng sinh thiếu các nghiệp lành, bị bệnh tật hành hạ, th́ ngọc Như ư cũng đến cơi đó mưa hương thơm Hải ngạn, Ngưu đầu chiên-đàn, khiến mưa hương thơm ấy diệt trừ mọi bệnh hoạn nơi thân tâm cùng khổ ách của tà kiến cho chúng sinh, làm cho họ siêng năng tu tập ba thứ phước địa, mạng chung được sinh lên cơi trời.

        Thưa Đức Thế Tôn, khi con thực hành hạnh Bồ-tát dốc đem những điều như vậy để tế độ chúng sinh, th́ đến lúc chứng đắc quả vị Bồ-đề con cũng sẽ hành hóa Phật sự như thế. Sau khi con nhập Niết-bàn xá-lợi của con cũng đi đến để cứu giúp chúng sinh trong vô lượng vô biên các cơi Phật như vậy.

        Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con không được thành tựu, tất con không thể v́ chúng sinh làm bậc Y vương mà cứu độ họ, th́ khiến cho con khi lễ Phật rồi không được thấy các Đức Phật c̣n trụ thế thuyết pháp trong vô lượng vô biên thế giới khắp mười phương, hôm nay Đức Thế Tôn cũng không thọ kư cho con đạo quả Giác ngộ Tối thượng như hiện nay Đức Thế Tôn đă thọ kư đạo quả ấy cho vô s chúng sinh. Lại cũng khiến cho con không thấy các Đức Phật Thế Tôn kia, cũng không được nghe âm thanh của đạo Bồ-đề. Nếu như sở nguyện của con không được viên măn, th́ khiến con măi lưu chuyển trong ṿng sinh tử, không nghe được âm thanh của Phật, âm thanh của Pháp, âm thanh của Tăng, âm thanh của nghiệp thiện, khiến cho các âm thanh ấy không hề đến nơi tai con, khiến cho con thường bị đọa nơi địa ngục A-tỳ.

        Bấy giờ Bảo Tạng Như Lai bảo đồng tử Tŕ Đại Lực:

        -Hay thay! Hay thay! Bậc Trượng phu xuất chúng! Ông sẽ là bậc Đại y vương để độ thoát mọi khổ nạn cho chúng sinh. Vậy nên danh hiệu ông là Vô Cấu Minh Dược Vương! Vào đời vị lai, trải qua một hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp đến phần c̣n lại của hằng hà sa số a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, trong kiếp Hiền, một ngàn bốn trăm vị Như Lai thành Phật chưa lâu, ông sẽ cúng dường trước tiên... và sự việc diễn ra đúng như nguyện ước của ông. Khi Đức Như Lai Thanh Diệp Kết Vương nhập Niết-bàn rồi, chánh pháp của Ngài suy diệt, ông sẽ thành tựu đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, hiệu là Lâu Chí Như Lai, cho đến Phật Thế Tôn, thọ mạng được nửa kiếp, số lượng chúng Thanh văn của một ngàn bốn trăm Đức Phật ở kiếp Hiền bằng sô chúng Thanh văn của một ḿnh ông. Số chúng sinh đă được hóa độ của ông bằng tổng số chúng sinh được hóa độ của họ. Sau khi ông nhập Niết-bàn, lúc chánh pháp của ông suy diệt, th́ kiếp Hiền cũng tận diệt, xá-lợi của răng và thân ông biến thành các Hóa Phật, tất cả như sở nguyện của ông đă nói ở trước.

        Này thiện nam tử, khi ấy Bồ-tát Vô Cấu Minh Dược Vương bạch Phật:

        -Thưa Đức Thế Tôn, nếu sở nguyện của con được thành tựu viên măn như thế, th́ kính xin Đức Thế Tôn dùng tướng trăm phước trang nghiêm nơi chân đặt lên đỉnh đầu con.

        Này thiện nam tử, lúc này Đức Bảo Tạng Như Lai liền dùng tướng trăm phước trang nghiêm nơi chân xoa lên đỉnh đầu Bồ-tát. Này thiện nam tử, Bồ-tát Vô Cấu Minh Dược Vương bấy giờ tâm ư rất vui mừng, liền năm vóc gieo xuống đất đảnh lễ nơi chân Đức Bảo Tạng Như Lai, xong rồi lui ra đứng một bên Bà-la-môn Hải Tế lấy áo Thiên kiếp-ba-dục trao cho Bồ-tát và khen ngợi:

        -Hay thay! Hay thay! Này Trượng phu, sở nguyện của ông là vô cùng tốt đẹp. Từ nay về sau khỏi cần ta dẫn dắt mà tự hành hóa theo sở nguyện của ḿnh.

HẾT QUYỂN 4

 

Quyển 1   Quyển 2   Quyển 3   Quyển 4   Quyển 5   Quyển 6   Quyển 7   Quyển 8

back_to_top.png

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0