* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ | KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

VT0008

PHẬT NÓI KINH DUYÊN KHỞI BÀ-LA-MÔN ĐẠI KIÊN CỐ

Hán dịch: Đời Tống, Đại sư Thi Hộ.

QUYỂN I

Quyển 1  quyển 2

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Thế Tôn cùng đông đủ đại chúng ở tại thành

Vương xá, trong núi Thứu. Khi ấy có vương tử Càn-thát-bà tên là Ngũ Kế, qua khỏi nửa đêm, khi trời gần sáng, đến chỗ Phật, ánh sáng nơi thân của vị ấy phát ra chiếu soi khiến núi Thứu càng tươi sáng, rực rỡ. Vị ấy đến chỗ Phật, đầu mặt lễ dưới chân Ngài, đứng qua một bên, bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, có một thời con ở tại cõi trời Ba mươi ba, thấy chủ trời Đế-thích, vua trời Đại phạm và chúng trời cùng nhóm họp tại giảng đường Thiện pháp, có điều giảng luận, tự thân con nghe, tự thân con nhận lãnh. Nghĩa ấy như thế nào, cúi mong Đức Thế Tôn chỉ dạy khiến con biết rõ.

Đức Phật dạy vương tử Càn-thát-bà Ngũ Kế:

–Những điều ông được nghe, được nhận lãnh ở giảng đường

Thiện pháp, tại cõi trời Ba mươi ba, từ chủ trời Đế-thích, vua trời Đại phạm và chúng trời tụ tập. Ta nay tùy chỗ thích ứng sẽ có lời chỉ dạy cho ông, khiến ông được rõ.

Khi ấy vương tử Càn-thát-bà Ngũ Kế bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, con một thời ở cõi trời Ba mươi ba, có chủ trời Đế-thích, vua trời Đại phạm và chúng trời cùng tụ tập tại giảng đường Thiện pháp. Lúc bấy giờ có vị trời do nhân duyên mới sanh ở cõi trời ấy, đồng thời cũng có những vị trời khác sanh ra trước đó, thấy các vị mới sanh có đủ năm việc rất đáng ưa thích: được sống lâu, được sắc đẹp, được tiếng tăm, được an lành, được quyến thuộc nơi cõi trời. Bạch Đức Thế Tôn, lúc ấy có một Thiên tử nói: “Chư Hiền, các vị hãy xem, những vị trời mới sanh kia và cũng có các vị sanh trước đó, có đủ năm việc rất đáng ưa thích, đó là: được sống lâu, sắc đẹp, tiếng tăm, an lành và quyến thuộc nơi cõi trời”.

Lại có một số vị Thiên tử nói: “Chư Hiền, các vị trời mới sanh này đều là người tu hành thanh tịnh trong pháp Thanh văn của Đức Thế Tôn, sau khi thân hoại mạng chung cảm quả báo tốt đẹp mà sanh đến cõi trời Ba mươi ba này. Đồng thời cũng có các vị trời sanh trước đó đều có đủ năm thứ rất đáng ưa thích”.

Lại có một số Thiên tử nói: “Vui sướng thay! Chư Hiền, nếu có bốn Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở thế gian, giảng nói các pháp đem lại lợi ích cho trời người, giảm bớt chúng A-tu-la, khiến chư Thiên tăng trưởng lợi ích.

Khi ấy lại có một số Thiên tử nói: “Thôi đi! Chư Hiền, chẳng nói chi có bốn Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở thế gian. Vui thích thay! Chư Hiền, nếu có ba Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở thế gian, giảng nói các pháp đem lại lợi ích cho trời người, giảm bớt chúng A-tu-la, tăng trưởng lợi ích cho chư Thiên”.

Lại có một số Thiên tử nói: “Thôi đi! Này chư Hiền, chẳng nói chi có ba Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở thế gian. Vui thích thay! Chư Hiền, nếu có hai Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện tại thế gian, giảng nói các pháp đem lại lợi ích cho trời người, giảm bớt chúng A-tu-la, tăng trưởng lợi ích cho chư Thiên”. 

Các việc như vậy mong Đức Phật v́ chúng con giảng nói.

Lúc ấy, trời Đế-thích, vua trời Đại phạm đang có mặt trong chúng hội của Phật. Phật đem việc này bảo trời Đế-thích và chư Thiên: 

–Các vị nên biết, cùng trong một thời không khi nào có hai Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện tại thế gian, giảng nói các pháp.

Trời Đế-thích và chư Thiên nghe Phật dạy như vậy, đều sanh tâm vui mừng, thích thú.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nhận thấy trời Đế-thích và các Thiên chúng đều sanh hoan hỷ, liền bảo đại chúng: 

–Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện tại thế gian, đầy đủ tám pháp hy hữu, các vị nếu muốn được nghe, trước hết phải sanh tâm hoan hỷ và khởi ý ưa thích.

Tức thời Đức Phật bảo thiên chủ Đế-thích:  

–Này Kiều-thi-ca, ông nay nên v́ chư Thiên, tùy thuận khéo nói tám pháp hy hữu của Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác.

Khi ấy trời Đế-thích vâng lời Phật dạy, giảng nói tám pháp hy hữu của Đức Như Lai.

–Này chư Hiền, Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác tùy thuận chúng sanh xuất hiện thế gian, quyết định làm giảm bớt chúng A-tu-la, tăng trưởng Thiên chúng, khiến cho nhiều người được lợi ích an lạc, lợi lạc như vậy thật là hy hữu.

Lại nữa, chư Hiền, Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở thế gian, ta không thấy ở quá khứ cũng như hiện tại có sự sai khác. Do vậy Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện tại thế gian, nói pháp giáo hóa đem lại lợi ích cho trời người. Ấy là pháp phá các kiến chấp, pháp xa ĺa nhiễm ô, pháp thuận quán sát, pháp trong sạch, pháp biết rõ các thọ, pháp trừ tâm kiêu mạn, pháp điều phục dòng nước khát ái, pháp phá trừ vô minh, pháp đoạn trừ mọi nương tựa, pháp ĺa tham ái, pháp vắng lặng, pháp Niết-bàn, giảng nói các pháp như vậy thật là hy hữu.

Lại nữa, chư Hiền, Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở thế gian, ta không thấy ở quá khứ cũng như hiện tại có sự sai khác. Do vậy Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện tại thế gian, v́ các hàng Thanh văn chỉ dạy các pháp cần tu học. Ấy là nên tu các pháp hạnh không sân hận. Do nhân duyên này nên Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, thường luôn giáo hóa chỉ dạy những vị tu hành nên ở các nơi trống vắng, tịch tĩnh tu hạnh không tranh cãi, hoặc khi đi, đứng, nằm, ngồi, nên xa nơi ồn ào, giảm bớt bạn bè, tự ḿnh nương tựa thân ḿnh, tự ḿnh vui với ḿnh, tự ḿnh thương lấy ḿnh, không xa ĺa người khác mà tự ḿnh nên tu hành. Những lời chỉ dạy như thế thật là hy hữu.

Lại nữa, chư Hiền, Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở thế gian, ta không thấy ở quá khứ cũng như hiện tại có sự sai khác. Do vậy Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện tại thế gian, tùy thuận thọ nhận các món ăn thức uống. Đức Như Lai trong khi ăn cảm nhận được thượng vị, cũng được chánh vị, được hương vị thứ nhất, được mùi vị không ly tán.

Lại nữa, Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác thọ nhận đồ ăn uống xa ĺa kiêu mạn, không có sự chấp trước, thường ĺa lỗi lầm, sanh khởi trí tuệ chân chánh, thường hướng tới giải thoát, lại dùng pháp này giáo hóa chỉ dạy tất cả, thật là hy hữu.

Lại nữa, chư Hiền, Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở thế gian, ta không thấy ở quá khứ cũng như hiện tại có sự sai khác. Do vậy Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời đầy đủ thần thông, v́ các hàng Thanh văn nói pháp thần thông, dạy dỗ, khai bày, hướng dẫn, khiến họ tu hành. Giáo hóa chỉ dạy như vậy thật là hy hữu.

Lại nữa, chư Hiền, Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở thế gian, ta không thấy ở quá khứ cũng như hiện tại có sự sai khác. Do vậy Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác hiện ra ở đời, xa ĺa các nẻo nghi ngờ, mê lầm, cũng ĺa việc luận bàn về nghi hoặc, ở trong pháp thiện đạt được điều không sợ hãi. Ĺa nghi như vậy thật là hy hữu.

Lại nữa, chư Hiền, Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở thế gian, ta không thấy ở quá khứ cũng như hiện tại có sự sai khác. Do vậy Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời đối với các pháp, như điều đã giảng nói mà thực hành, như điều đã thực hành mà giảng nói. Lại đem các pháp đó chỉ dạy khai mở dẫn dắt khiến người tu hành, chỉ dạy như vậy thật là hy hữu.

Lại nữa, chư Hiền, Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở thế gian, ta không thấy ở quá khứ cũng như hiện tại có sự sai khác. Do vậy Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác hiện ra ở đời, giảng dạy chỉ bày Niết-bàn và con đường đi vào Niết-bàn, làm tăng trưởng sung mãn không cùng tận. Ví như nước sông Căng-già, nước sông Diễm-mâu-na chảy về biển lớn, tăng trưởng không cùng tận, Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác cũng lại như vậy, giảng dạy chỉ bày Niết-bàn và con đường đi đến Niết-bàn, khéo giảng nói các pháp Niết-bàn và khéo an lập, khiến cho người tu hành tăng trưởng không cùng tận. Giảng dạy chỉ bày như vậy thật là hy hữu.

Này chư Hiền, Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở đời đầy đủ tám pháp hy hữu như vậy, cho nên ta không thấy ở quá khứ và hiện tại có sự sai khác.

Bấy giờ các Thiên tử nghe lời trên xong, lại càng sanh hoan hỷ hơn trước, tâm ý vui thích, thưa với chủ trời Đế-thích: 

–Thưa Thiên chủ, xin v́ chúng tôi nêu giảng lại tám pháp hy hữu của Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác.

Khi ấy trời Đế-thích v́ các Thiên chúng nói lại lần thứ hai tám pháp hy hữu:

–Lại nữa, chư Hiền, Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác tùy thuận chúng sanh xuất hiện ở đời, quyết định làm giảm bớt chúng A-tu-la, khiến chư Thiên được tăng trưởng lợi ích an lạc. Lợi lạc như vậy thật là hy hữu.

Chư Hiền, cho nên Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở thế gian, ta không thấy ở quá khứ cũng như hiện tại có sự sai khác... Như trên đã rộng nói, cho đến câu... Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện tại thế gian, giảng dạy chỉ bày Niết-bàn và con đường dẫn đến Niết-bàn, tăng trưởng sung mãn không cùng tận. Ví như nước sông Căng-già, nước sông Diễm-mâu-na chảy về biển lớn không cùng tận, Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác cũng như vậy, chỉ dạy Niết-bàn và con đường đi đến Niết-bàn, khéo giảng nói pháp Niết-bàn và khéo an lập, khiến người tu hành tăng trưởng không cùng tận. Giảng dạy chỉ bày như vậy thật là hy hữu.

Này chư Hiền, Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở đời đầy đủ tám pháp hy hữu như vậy, cho nên ta không thấy ở quá khứ hay hiện tại mà có sai khác. 

Nghe xong lời ấy, các vị Thiên tử ấy lại càng sanh tâm hoan hỷ hơn trước, tâm ý vui thích.

Bấy giờ Đức Thế Tôn sau khi đã biết chư Thiên đã sanh tâm hoan hỷ hơn trước, lại bảo vua trời Đế-thích: 

–Kiều-thi-ca, ông nay nên nói lại lần nữa tám pháp hy hữu của Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác.

Lúc ấy trời Đế-thích vâng lời Phật dạy, nói lại lần thứ ba, tám pháp hy hữu:

–Lại nữa, chư Hiền, Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác tùy thuận chúng sanh xuất hiện ở đời, quyết định làm tổn giảm chúng A-tu-la, tăng trưởng lợi ích cho Thiên chúng, khiến nhiều người được lợi ích an lạc. Lợi lạc như vậy thật là hy hữu.

Chư Hiền, cho nên Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở đời, ta không thấy ở quá khứ và hiện tại mà có sai khác... Như trên đã rộng nói, cho đến câu... Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời chỉ dạy Niết-bàn và con đường để vào Niết-bàn, tăng trưởng sung mãn không cùng tận. Ví như nước sông Cănggià, nước sông Diễm-mâu-na chảy về biển lớn tăng trưởng không cùng tận, Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác cũng lại như vậy, chỉ dạy Niết-bàn và con đường đi đến Niết-bàn, khéo giảng nói pháp Niết-bàn và khéo an lập, khiến người tu hành tăng trưởng không cùng tận. Giảng dạy chỉ bày như vậy thật là hy hữu.

Này chư Hiền, Đức Như Lai, Đấng Đại Sư xuất hiện ở đời đầy đủ tám pháp hy hữu như vậy, cho nên ta không thấy ở quá khứ hay hiện tại mà có sai khác. 

Nói như vậy xong, lúc ấy Đại Phạm thiên vương biết chư Thiên đều sanh hoan hỷ, tâm ý vui thích hơn trước, liền nói kệ:

Chủ trời Đế-thích cùng Thiên chúng

Như vậy đều sanh tâm hoan hỷ

Quy mạng xưng tán Đức Như Lai

Khéo nói pháp hy hữu của Phật.

Trước thấy chư Thiên kẻ mới sanh

Đầy đủ sắc tướng và oai quang

Do đã lâu tu hành phạm hạnh

Được sanh cõi trời đủ lực lớn.

Khi ấy tất cả chư Thiên nơi cõi trời Ba mươi ba nghe kệ rồi đều sanh hoan hỷ hơn trước, tâm ý vui thích.

Bấy giờ vua trời Đại phạm biết chư Thiên sanh tâm hoan hỷ hơn trước rồi, liền bảo chúng trời: 

–Các vị nếu ưa muốn nghe việc Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác đầy đủ trí tuệ lớn, ở trong nẻo sanh tử tạo được nhiều lợi ích an lạc, những việc như thế này th́ cần phải sanh tâm hoan hỷ hơn trước, phát khởi ý ưa thích.

Thiên chúng cùng nhau thưa với vua trời Đại phạm: 

–Lành thay! Đại Phạm thiên vương, kính mong rộng nói về việc Đức Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác đầy đủ trí tuệ lớn, ở trong nẻo sanh tử tạo được nhiều lợi ích an lạc.

Khi ấy vua trời Đại phạm liền rộng giảng nói về nhân duyên trí tuệ của Đức Như Lai ở thời xa xưa.

Đại Phạm thiên vương thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn, trong đời quá khứ có một quốc vương tên là Vực Chủ. Thời ấy có một vị Bà-la-môn tên Kiên Cố, nhậm chức phụ tướng, làm quân sư cho nhà vua, trí tuệ thông minh, đầy đủ tài ba thao lược khéo việc trị nước. Vua có thái tử tên là Lê-nỗ, vua rất yêu mến, thông minh trí lớn, lại có nhiều tài, khéo biết mọi việc, vua thường thương nhớ. Thái tử Lê-nỗ kia có sáu người bạn trẻ dòng Sátđế-lợi kết làm bạn thân, thường gặp gỡ nhau nhóm cát làm vui. Phụ tướng Bà-la-môn Kiên Cố cũng có một người con tên là Hộ Minh, tài trí lanh lợi, thông thạo mọi công việc, được cha yêu mến. Bạch Đức Thế Tôn, phụ tướng tham gia chính sự trải qua nhiều năm, sau một thời gian bỗng nhiên mạng chung. Vua nghe phụ tướng Bà-la-môn Kiên Cố đã mạng chung th́ buồn rầu ảo não, rơi nước mắt, vin gối bàng hoàng, mê man tuyệt vọng nói:

–Vị phụ tướng của ta là bậc tài trí, tham gia giúp việc điều hành quốc chánh tốt đẹp, lại thường cùng ta vui thích, nay bỗng qua đời khiến ta rất đau khổ. 

Khi ấy thái tử nghe vua cha v́ phụ tướng Bà-la-môn Kiên Cố mạng chung mà ưu sầu áo não, liền đến chỗ vua cha thưa:

–Phụ vương không nên lo buồn than khóc, chớ có tuyệt vọng, đau khổ. V́ sao vậy? Phụ vương nên biết Bà-la-môn Kiên Cố có một trưởng tử tên là Hộ Minh, gồm đủ tài trí, thông minh hơn người, nếu được thừa kế địa vị của cha, khả năng hiểu biết về chính sự, việc của người cha rõ, người con này thảy đều biết rõ. Nay có người như thế, sao vua cha lại lo buồn? Phụ vương nên ra lệnh triệu vào cung tùy việc chỉ dạy, đem trách nhiệm của cha giao phó cho người con. 

Vua cha nghe lời, liền gọi sứ giả đến bảo: 

–Ngươi đến chỗ của đồng tử Hộ Minh truyền lại lời này: “Vua nay triệu ông nên mau đến đây.” 

Sứ giả nhận lệnh, tức thời đi đến chỗ của đồng tử Hộ Minh, đến nơi, tuyên lại đủ lệnh của vua: Vua triệu Hộ Minh mau vào cung. Đồng tử Hộ Minh nghe sứ giả nói, liền đi đến chỗ vua, thân hành cung kính ngồi qua một bên. Nhà vua rất hoan hỷ, an ủi vỗ về và nói: 

–Ta nay thật sự chỉ dạy cho ông: Thân phụ ông qua đời, tuy rất đáng buồn nhưng ta nay ra lệnh cho ông thừa kế địa vị của cha lãnh chức phụ tướng. Ông khéo cùng ta sửa trị việc nước. 

Đồng tử Hộ Minh nhận lệnh của vua, thừa kế địa vị của cha làm phụ tướng, cùng vua sửa trị việc nước như công việc của người cha. Tất cả cách thức ứng xử công việc đều giống như cha ḿnh, không có sai sót.

Bấy giờ trong nước, các hàng Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ, nhân dân biết được sự việc ấy, đều nói: 

–Quý hóa thay đồng tử Hộ Minh! Cha ngài ngày xưa tên là Kiên Cố, con nay kế vị. Hãy mở rộng sự nghiệp của người đi trước! Chúng tôi sẽ gọi ngài là Đại Kiên Cố. Tên của Ngài trước đây là Hộ Minh, nay phát xuất từ sự nhiệt t́nh của mọi người mà có hiệu khác.

Từ nay về sau đều gọi ngài là Đại Kiên Cố.

Bạch Đức Thế Tôn, bấy giờ phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố làm việc không bao lâu, liền đi đến chỗ sáu vị đồng tử Sát-đế-lợi và bảo: 

–Này các đồng tử, các vị nên đến thăm thái tử Lê-nỗ, thưa với ông ấy: “Thái tử nếu gặp cảnh khổ não chúng tôi và ngài cùng chịu, nếu được vui thích chúng ta cùng hưởng. Người có chỗ hướng về nương, tôi cũng có chỗ trở về. Nay phụ vương của ngài đã quá già nua, đi đứng yếu đuối, tuổi thọ chẳng còn bao lâu, một mai vua qua đời, chúng ta về đâu? Ngài nay nên biết, cần có các đại thần phò tá, cùng nhau bàn luận, sau khi đức vua băng hà, tất sẽ giúp ngài nhận lễ quán đảnh làm vua. Người nếu đã nối thừa vương vị, nên đem quốc độ cùng với chúng tôi phân ra để cùng sửa sang cai quản.”

Sáu vị đồng tử nghe phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố nói như vậy liền cùng nhau đi đến chỗ thái tử Lê-nỗ, tŕnh bày đầy đủ như trên. Khi đó thái tử nói: 

–Này các đồng tử, nếu ta còn sống đến ngày đó, và có các đại thần phò tá, lập ta lên kế vị cùng trao lễ quán đảnh, ta khi ấy sẽ không quên các ông, quốc độ phân chia ra để cùng các ông cai trị. Nếu có điều vui chúng ta cùng hưởng. 

Sau đó, trải qua một thời gian dài vua Vực Chủ bỗng nhiên mạng chung. Bấy giờ các đại thần phò tá đến chỗ thái tử cùng thưa:

–Thái tử nên biết, chúng tôi là các đại thần xin trao lễ quán đảnh cho ngài, nay đã đến lúc ngài thừa kế vương vị. 

Thái tử Lê-nỗ nói với các đại thần phò tá: 

–Các ông nếu thấy ta gánh vác được mà lập lên kế tục vương vị, nay chính đúng lúc. 

Khi ấy các quan phò tá liền thiết lập tòa sư tử tốt đẹp. Thái tử lên ngồi trên tòa, họ dùng nước thơm rưới trên đảnh và cùng nhau tôn xưng: 

–Thưa Thiên tử, ngày nay đã đến lúc thừa kế vương vị, chúng tôi quần thần xin tôn vua quán đảnh. 

Vua làm lễ quán đảnh xong th́ dốc lòng lo việc trị nước.

Bạch Đức Thế Tôn, vua Lê-nỗ lên ngôi thời gian chưa bao lâu, tùy ý thỏa thích vui đùa trong năm dục. 

Khi ấy phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố đi đến chỗ của sáu vị đồng tử bảo: 

–Các ông nên biết, thái tử đã thọ lễ quán đảnh, đang ở vương vị thời gian chưa bao lâu, vui trong năm món dục, tùy ý thỏa thích.

Lúc trước vua có nói cùng các vị phân chia đất nước để cai trị, các vị nay nên đến chỗ vua Lê-nỗ mà thưa: “Đức vua trước đây có hứa với chúng tôi phân đất để cai trị, đức vua nay còn nhớ không?”

Bấy giờ sáu vị đồng tử nghe phụ tướng Đại Kiên Cố nói xong, liền cùng nhau đi đến chỗ vua Lê-nỗ, nói lại đủ như trên.

Bạch Thế Tôn, khi ấy vua Lê-nỗ bảo sáu vị đồng tử: 

–Lời hứa trước đây như thế nào, ta đều nhớ cả. Ta nay sẽ đem quốc độ này chia làm bảy phần cấp cho các ông, để mỗi người đều có đất trị v́. 

Nghe dạy như vậy, sáu vị đồng tử đều tâu vua: 

–Vua đã phán lời như thế thật là tốt đẹp, mong đức vua triệu phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố, khiến ông ta như lời vua phán dạy thân hành phân chia cương giới cảnh vực. Ông ấy thông minh, trí tuệ thấu đạt, có thể phân chia đúng đắn.

Vua Lê-nỗ bèn ra lệnh cho sứ giả: 

–Ông đến chỗ của phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố thưa: “Vua có lệnh triệu, mau đến chỗ vua”. 

Sứ giả vâng mạng, liền đi đến chỗ ở của phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố. Sau khi đến nơi liền nói lại lời triệu của đức vua:  –Ngài nên nhanh chóng đến yết kiến đức vua.

PHẬT NÓI KINH DUYÊN KHỞI BÀ-LA-MÔN ĐẠI KIÊN CỐ

 

PHẬT NÓI KINH DUYÊN KHỞI BÀ-LA-MÔN ĐẠI KIÊN CỐ

Hán dịch: Đời Tống, Đại sư Thi Hộ.

QUYỂN 2

Quyển 1  quyển 2

Lúc bấy giờ phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố liền đến yết kiến đức vua Lê-nỗ. Đến nơi, ngài hết lòng cung kính, lui ngồi qua một bên. Vua vui mừng khen ngợi an ủi, phụ tướng cũng rất cung kính đối đáp. Vua nói: 

–Này Đại Kiên Cố, nay ông hãy v́ ta phân chia đất nước này ra làm bảy phần để ta cùng sáu vị đồng tử đều có phần đất riêng.

Khi ấy phụ tướng nhận lệnh vua rồi liền suy tính để phân ranh giới. Phía Bắc và cạnh Bắc, ranh giới rộng rãi. Phía Nam và cạnh Nam ranh giới nhỏ hẹp, cũng như h́nh dáng chiếc xe. Đất đai cảnh trí của vùng trung thổ, chỗ có nhiều người tụ hội đông đảo là nơi đóng đô của vua Lê-nỗ, có thành Nại-đa-bố-la thuộc nước Ca-lăng-nga, thành Baođát-na thuộc nước Ma-thấp-ma-ca, thành Ma-hư-sa-ma thuộc nước Vãn-đế-na, thành Lao-lỗ-ca thuộc nước Tô-vĩ-la; thành Vĩ-đề-hứ thuộc nước Di-thể-la, thành lớn Chiêm-ba thuộc nước Ma-già-đà, thành lớn Ca-thi thuộc nước Ba-la-nại. Như vậy bảy nước đã phân ranh giới rồi, sáu vị đồng tử ở nơi mỗi nước nhận lễ quán đảnh, đều lên làm vua thống lãnh một vùng. Từ đó về sau mới có bảy vua, đó là: Vua Lê-nỗ, vua Phá Oán, vua Phạm Thọ, vua Thắng Tôn, vua Minh Ái, vua Tŕ Quốc, vua Đại Tŕ Quốc. Như vậy bảy vua đều có phần đất thống lãnh riêng. Một thời gian sau, sáu vị vua cùng nhau nhóm họp đến chỗ phụ tướng Bà-la-môn. Khi đến nơi, các vị liền thưa: 

–Đại Kiên Cố, người saün có mưu trí tài ba thao lược phò tá cho

đại vương Lê-nỗ. Sáu vị vua chúng tôi cũng mong được ông giúp đỡ để cùng nhau tán trợ. 

Phụ tướng Bà-la-môn nghe xong, nhận lời phụ giúp cho cả bảy đức vua, nếu có công việc th́ cùng nhau bàn luận.

Phụ tướng Bà-la-môn sau này lại còn làm giáo thọ cho bảy ngàn Bà-la-môn tụng kinh điển và cũng là giáo thọ cho bảy ngàn Bà-la-môn khác đọc kinh điển.

Khi ấy các Trưởng giả, Bà-la-môn, Cư sĩ, nhân dân đều biết phụ tướng Bà-la-môn tài trí như vậy, cùng nhau luận bàn:

–Vị Đại Kiên Cố ấy, đúng là một bậc đại Bà-la-môn chân thật, lại có thể cùng các vị Bà-la-môn giảng dạy cho họ đọc tụng kinh điển Vệ-đà.

Phụ tướng Bà-la-môn nghe mọi người nhận xét như vậy, liền nghĩ: “Các Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ, nhân dân này, ở đâu họ cũng cùng nhau b́nh phẩm tán dương ta quá đáng, cho ta là người tài trí, lại xem ta là bậc đại Bà-la-môn chân thật, địa vị ấy ta chưa được, ta tự quán xét thật chẳng phải là bậc đại Bà-la-môn chân thật. Ta nay lại không thể cùng các Bà-la-môn giảng dạy đọc tụng kinh điển Vệ-đà, khiến họ hiểu biết chánh đáng rộng rãi. Ta thật chẳng phải tài giỏi. Huống nữa, sắc thân h́nh tướng thế gian của ta không tồn tại lâu dài. Ta xưa đã từng nghe các bậc tiên đức kỳ cựu đại Bà-lamôn có trí nói: “Trong pháp của Bà-la-môn, ai trong bốn tháng mùa hạ, ở chỗ thanh vắng tu tập Bi quán. Nếu thiền quán được thành tựu thời vua trời Đại phạm sẽ hiện thân đến, thỏa mãn lòng cầu nguyện”. Nếu được như vậy ta rất ưa thích. Ta nên như lời dạy mà tu tập thiền quán này”. Nói và nghĩ như vậy, bấy giờ, phụ tướng Bà-lamôn muốn sắp xếp trong bốn tháng mùa hạ, ở chỗ thanh vắng tu tập thiền định Bi quán, liền đến chỗ vua Lê-nỗ tâu:

–Thưa Đại vương, tôi nay mong muốn trong bốn tháng mùa hạ ở chỗ thanh vắng tu tập thiền định Bi quán, mong ngài chấp nhận. Vua Lê-nỗ nói: 

–Này Đại Kiên Cố, tùy ý ông muốn nếu thấy hợp thời.

Phụ tướng Bà-la-môn được vua hứa rồi, đến chỗ thanh vắng lặng tâm chuyên chú, ở trong bốn tháng mùa hạ tu tập Bi quán.

Bốn tháng mùa hạ đã qua, đúng ngày rằm trăng tròn các khất sĩ

làm lễ trưởng tịnh, nên ở chỗ ấy dựa theo pháp của Bà-la-môn, dùng Cù-ma-di sạch trét trên đất rồi lập hỏa đàn ở bốn phương, ở chính trung tâm cũng lập hỏa đàn. Khi ấy phụ tướng Bà-la-môn tắm rửa, mặc áo mới sạch sẽ, từ phương Bắc bước lên, đến ranh đàn phía Nam trải cỏ kiết tường, phủ khắp mặt đất của đàn, ngồi xuống mặt xoay về phía Bắc, cầm dụng cụ tiến hành việc phụng sự lửa để tế tự Phạm thiên.

Bấy giờ phụ tướng Bà-la-môn làm lễ chưa bao lâu, bỗng ở phương Bắc hiện tướng ánh sáng lớn. Phụ tướng Bà-la-môn thấy được ánh sáng ấy, sanh tâm cho là ít có, toàn thân lông dựng đứng, lại càng nghiêm túc cung kính vững tâm an trú. Ánh sáng kia chói lọi xưa nay chưa từng thấy. Vua Đại Phạm thiên hiện ánh sáng lớn, sau đó không bao lâu, từ phương Bắc đến, trụ trong hư không. Phụ tướng Bà-la-môn một lòng hoan hỷ, ngước nh́n lên thấy vua Đại Phạm thiên ở giữa hư không liền chắp tay đảnh lễ, nói kệ:

Đủ oai thần sắc tướng quang minh

Là vị Thánh nào hiện trên không 

Tôi nay tuy thấy không thể biết

Xin nguyện như thật v́ tôi nói.

Bấy giờ Đại Phạm thiên vương liền nói kệ đáp phụ tướng Bàla-môn:

Những người thanh tịnh tức sẽ biết. Ta thường trụ ở cõi Phạm thế Lại nữa chư Thiên biết tên ta Vị Bà-la-môn nên tự xét.

Phụ tướng Bà-la-môn lại nói kệ:

Cần dùng nước sạch và tòa ngồi

Tô, mật, sữa, cháo, vị tối thắng

Tôi lần đầu hết lòng hiến dâng

Xin nguyện Phạm vương thương thọ nhận.

Đại Phạm thiên vương lại nói kệ:

Cần dùng nước sạch và tòa ngồi

Tô, mật, sữa, cháo, vị tối thắng

Vị Bà-la-môn cúng lần đầu

Ta nay theo đó v́ ông nhận.

Phụ tướng Bà-la-môn nói kệ:

Các cảnh năm dục tên cõi này

Được sanh Phạm thế tên cõi khác

Tôi thích nghĩa này muốn thưa hỏi

Xin được Phạm vương hứa nghe cho.

Đại Phạm thiên vương nói kệ:

Cõi này cõi khác trong hai nghĩa 

Tùy ý ưa thích ông cứ hỏi

Ta nay hứa nghe đều không nghi

Ông hỏi thế nào mau nên nói.

Khi ấy phụ tướng Bà-la-môn suy nghĩ: “Ta nay muốn dứt bỏ nghi hoặc, nên hỏi Phạm thiên về ý nghĩa ǵ trước tiên? Nên hỏi thế giới này do đâu mà phát khởi? Hay hỏi ý nghĩa của thế giới kia làm sao được sanh?” Phụ tướng Bà-la-môn lại suy nghĩ: “Về ý nghĩa của thế giới này là do năm dục phát khởi, ở đây ta không nên hỏi. Ta nay nên hỏi ý nghĩa sanh thế giới khác, tức là cõi Phạm thiên”. Phụ tướng Bà-la-môn nghĩ như vậy rồi liền hỏi Đại Phạm thiên vương:

–Đại Phạm thiên vương, bậc dõng mãnh thanh tịnh, tôi nay xin hỏi ngài, nguyện giải trừ nghi hoặc. Người trong cõi Đại phạm nếu muốn cầu sanh về cảnh giới tịch tĩnh của Phạm thiên, nên tu hạnh ǵ để được sanh về?

Bấy giờ Đại Phạm thiên vương nói bài kệ đáp lời phụ tướng Bà-la-môn:

Người tu vô ngã tức tịnh hạnh

Tâm trụ một cảnh, bi giải thoát

Ĺa các nhiễm dục trừ phiền não

Như thế được sanh Phạm thiên giới.

Phụ tướng Bà-la-môn thưa với Đại Phạm thiên vương:

–Như ngài dạy trong bài kệ, người tu vô ngã tức là tịnh hạnh. Tôi đối với nghĩa này có thể rõ biết, nghĩa là có người khởi tâm chánh tín, tu theo pháp xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, giàu có sung sướng dù ít, dù nhiều cũng đều xả bỏ, trí tuệ có thể theo đấy mà chuyển biến, hoặc trong dòng tộc cao sang, hoặc trong dòng tộc thấp kém, tâm kia vẫn b́nh đẳng ĺa các chấp trước, chỉ dùng ba y và một b́nh bát, không sở hữu vật ǵ khác. Ở trong việc học và truyền trao các pháp cần tu học, ba nghiệp thân, ngữ, ý đầy đủ thanh tịnh nơi thân mạng thanh tịnh tự sống, ĺa các lỗi lầm, như vậy gọi là người tu vô ngã.

Lại như Đại Phạm thiên vương nói: 

–“Tâm trú một cảnh”, tôi nghe lời này cũng có thể hiểu rõ. Nghĩa là người thực hành thiền định, trong tâm thanh tịnh, trụ vào một cảnh, không tầm không tứ, định sanh hỷ lạc chứng Nhị thiền định, đầy đủ hạnh tu. Đây gọi là tâm trú nơi một cảnh.

Lại như Đại Phạm thiên vương nói: 

–“Tâm bi là giải thoát”, tôi nghe câu này, cũng có thể hiểu. Nghĩa là có một hạng người tu hạnh từ bi, khởi tâm bi mẫn trong đủ các thời, trước tiên ở phương Đông, trải tâm Bi rộng lớn ra khắp nơi, thực hành đầy đủ, tâm b́nh đẳng không hai, cũng không hạn lượng, không oán, không phiền não. Thực hành ở Đông phương như thế rồi, ở các phương Nam, Tây, Bắc bốn phía trên dưới, toàn thể thế giới, làm chuyển vận, mở rộng tâm Bi, thực hành đầy đủ cũng lại như vậy. Đây gọi là tu tâm Bi giải thoát.

Lại như Đại Phạm thiên vương nói: 

–“Ĺa các dục nhiễm dứt trừ phiền não”, tôi nghe câu này, chưa rõ nghĩa đó. Đại Phạm thiên vương, phiền não là những ǵ? Làm sao con người chuyển các phiền não mà được thanh tịnh? Các thứ phiền não trôi chảy đầy dẫy như biển ở trong tâm, làm sao khiến người tu hành được sanh về cảnh giới Phạm thiên tịch tĩnh kia?

Bấy giờ Đại Phạm thiên vương liền nói bài kệ trả lời phụ tướng Bà-la-môn:

Tham, sân, si, mạn, nghi, phẫn, phú

Não, hại, hư dối và tật xan 

Dấy pháp nhiễm ấy hủy báng người

Chính đó gọi là các phiền não.

Xa ĺa những phiền não như trên

Trong nội tâm liền được thanh tịnh

Dứt tận cội nguồn biển phiền não

Được sanh cõi Phạm thiên tịch tịnh.

Phụ tướng Bà-la-môn thưa Đại Phạm thiên: 

–Như Phạm thiên đã dạy về các pháp phiền não, tôi nghe lời đó đã rõ ý nghĩa. Nếu tôi ở tại gia sẽ luôn bị trói buộc. Nếu tôi xuất gia sẽ trọn hướng ĺa lỗi lầm, cần phải tu tập phạm hạnh thanh bạch, chân chánh, trong sạch. V́ sao vậy? Có sanh đều phải diệt, mạng người ngắn ngủi, nếu không biết rõ chết liền đọa đường ác. V́ vậy tôi nay tự biết rõ phải khéo tu tập, thực hành phạm hạnh chân chánh, và không còn tạo nghiệp ác nơi thế gian. Thưa Đại Phạm thiên, tôi nay bỏ nhà mà cầu xuất gia. Cúi mong Phạm thiên biết tâm ý tôi. Đại Phạm thiên nói: 

–Như ý muốn của ông, nay chính là đúng lúc.

Bấy giờ từ không trung Đại Phạm thiên hiện ra dạy những lời như trên rồi biến mất.

Lại nữa, trong chúng hội, vương tử Càn-thát-bà Ngũ Kế bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, con hôm nay nghe Phạm vương đối trước Thế Tôn nói việc nhân duyên đời trước, con bỗng suy nghĩ: “Phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố thuở ấy phải chăng chính là Đức Thế Tôn?”.

Phật bảo vương tử Càn-thát-bà Ngũ Kế: 

–Đúng vậy! Đúng vậy! Phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố thuở ấy chính là thân Ta. Ta nhớ lại, việc đi xuất gia của phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố xưa kia. Ông đã từng nghe chưa? Ngũ Kế thưa: 

–Bạch Thế Tôn, con chưa nghe, con chưa từng nghe.

Phật dạy: 

–Này Ngũ Kế, Ta nay sẽ lần lượt v́ ông giảng nói. Này Ngũ Kế, thời ấy phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố làm công việc phụng sự lửa xong, đi đến chỗ ở của vua Lê-nỗ. Khi đến nơi, ông quỳ gối, cung kính trước vua, nói kệ:

Tôi có ý nguyện nay xin thưa

Đại vương Lê-nỗ, chủ quốc giới

Tôi bỏ tướng vị cầu xuất gia

Mong vua tự lo việc quốc chính.

Bấy giờ đại vương Lê-nỗ nói kệ trả lời phụ tướng:

Nếu ông thiếu kém việc cần dùng

Mong muốn những ǵ ta sẽ giúp

Nếu ai quấy nhiễu ông nói mau  Ta dùng phép vua để trị phạt. Ông như cha ta, ta như con

Chúng ta giúp nhau sao nỡ ĺa Ông tuy là tướng cũng là thầy V́ sao nay lại nói như vậy.

Phụ tướng Bà-la-môn nói kệ:

Những đồ cần dùng tôi không thiếu Cũng chẳng có ai gây phiền não

Chỉ v́ tôi nghe lời chân thật

Phát tâm xuất gia không chuyển đổi.

Đại vương Lê-nỗ nói kệ:

Là phi nhân chân thật thế nào?

V́ sao tin nghe lời như vậy

Chớ cho lời ấy là chân chánh

Bỏ chức phụ tướng cầu xuất gia!

Phụ tướng Bà-la-môn nói kệ:

Thiên tử, tôi trước phụng sự lửa 

Dốc phát tâm chuyên chú trong lành

Theo pháp lập đàn hỏa tế trời

Đem cỏ cát tường dùng để trải

Đại Phạm thiên vương, bậc Tiên thánh

Theo lời tôi cầu liền hiện thân

Tôi nghe ngài nói lời chân thật

Do vậy quyết tâm muốn xuất gia.

Đại vương Lê-nỗ nói kệ:

Như lời phụ tướng đã khéo nói

Ta nay đều đã tin hiểu cả

Ông trước đã nghe lời bậc Thánh 

Tâm xuất gia ấy sao chuyển được.

Lòng ông thanh tịnh như hư không

Lại như lưu ly báu sạch đẹp

Ông nếu tu hành ta cũng tùy

Ta nhờ ông nên được khai ngộ.

Vua Lê-nỗ nói kệ rồi, lại bảo: 

–Này Đại Kiên Cố, tâm ông thanh tịnh, ưa tu hạnh lành, tùy theo ý ông muốn. Ông có chỗ trở về, ta cũng có chỗ trở về. Phụ tướng Bà-la-môn lại nói kệ thưa với vua:

Vua nên xả bỏ các cảnh dục

Nếu còn chấp trước tức người mê

Nên khởi quyết tâm ĺa tham đắm

Đủ sức nhẫn Tam-ma-hứ-đa 

Người ngộ pháp ấy liền thanh tịnh

Thật thường trụ đạo thanh tịnh ấy

Giảng nói pháp môn chân thật này

Do đấy được sanh cõi Phạm thiên.

Này Ngũ Kế, sáu vị vua được phân ra lãnh đạo các nước kia, nghe phụ tướng Bà-la-môn bỏ chức vị phụ tướng vui cầu xuất gia, sáu vua liền nhóm một chỗ. Lúc ấy, phụ tướng Bà-la-môn tự đi đến chỗ sáu đức vua, quỳ gối, thưa:

–Các đại vương nên biết, tôi nay muốn từ bỏ chức vị phụ tướng, xin các ngài t́m cầu người trợ giúp việc nước, nếu muốn học hỏi nên t́m riêng vị thầy mô phạm. Tôi nay ưa muốn xuất gia tu đạo. V́ sao vậy? Tôi ở chỗ Đại Phạm thiên nghe được lời chân thật, đó là cần nên xa ĺa các phiền não. Từ đây về sau, tôi không ưa thích lối sống tại gia chỉ có trói buộc. Như tôi xuất gia chỉ quyết nhằm xa ĺa lỗi lầm và cần tu tập phạm hạnh chân chánh, thanh bạch, trong lành. V́ sao? Mạng người ngắn ngủi, có sanh đều phải có diệt. Nếu không hiểu rõ th́ khi chết sẽ bị đọa cõi ác. V́ vậy tôi nay tự giác khéo tu tập, thực hành phạm hạnh chân chánh, không còn trở lại như người thế gian tạo các nghiệp ác.

Lúc ấy sáu vua cùng nhau bàn luận: “Ông phụ tướng Bà-lamôn này v́ sao ĺa bỏ giàu sang cầu xuất gia? Trong hàng Bà-la-môn cũng có người ưa thích giàu sang. Chúng ta nên đem việc giàu sang khuyên bảo vị ấy chớ nên xuất gia”.

Sáu vua bàn luận xong, liền gọi vị phụ tướng Bà-la-môn nói: 

–Sáu vị quân vương chúng tôi sẽ ban tất cả sự giàu sang tùy theo ý ông muốn, để khuyến thỉnh ông. Sự giàu sang của chúng tôi hiện nay đều nương theo pháp mà có. 

Nói rồi họ liền đem tất cả tiền bạc của báu, các vật dụng quý giá sang trọng trao cho phụ tướng Bà-la-môn. Khi ấy phụ tướng Bàla-môn thưa với sáu vị vua:

–Thưa các đại vương, nay tiền bạc, báu vật và các vật dụng quý giá sang trọng ấy tôi đều đã có đầy đủ. Những vật sở hữu của tôi, cũng nương theo pháp mà được. Tài sản của tôi, tôi còn xả bỏ, sao tôi lại nhận thêm vật của các đại vương ban. Chí tôi nay đã quyết cầu được xuất gia. V́ sao? Tôi gặp Đại Phạm thiên vương, được nghe lời chân thật là cần phải xả bỏ pháp phiền não… (cho đến đoạn mà ở trên đã rộng nói).

Này Ngũ Kế, khi ấy sáu vị vua cùng bàn luận với nhau: 

–Trong hàng Bà-la-môn cũng có người ưa thích sắc đẹp của kỹ nữ. Vậy chúng ta nên theo sự ưa thích ấy trao tặng, khiến ông ấy phải chấp nhận.

Bấy giờ sáu vị vua bàn luận xong, liền đem các kỹ nữ xinh đẹp tặng cho phụ tướng Bà-la-môn. Các vua nói: 

–Các kỹ nữ này h́nh tướng xinh đẹp, thân thể đầy đặn, dung mạo dễ xem, lại có nhiều tài năng và hiểu biết. Ông nên thâu nhận chớ có xuất gia.

Phụ tướng Bà-la-môn thưa với sáu vị vua: 

–Thưa đại vương, nhà tôi cũng đã có đến bốn mươi người vợ h́nh tướng, dung mạo đều xinh đẹp, dễ mến, đoan chánh. Tuy đã tự có, tôi vẫn xả bỏ tất cả, huống chi nay lại nhận thêm ân đức của các vua. Tôi nay đã quyết chí cầu xuất gia. V́ sao? Tôi đã gặp Đại Phạm thiên vương, đã nghe lời dạy chân thật là cần nên xả bỏ pháp phiền não… (như trên đã rộng nói).

Này Ngũ Kế, lúc ấy sáu vị vua nói với phụ tướng Bà-la-môn: 

–Ông nay cương quyết cầu xuất gia, nhưng có thể chờ đợi được chăng? Sau bảy năm, con cháu của chúng tôi đã khôn lớn nên người rồi, chúng tôi cũng sẽ theo ông xuất gia. Đại Kiên Cố, ông có chỗ hướng về, chúng ta các vua cũng có chỗ trở về.

Phụ tướng Bà-la-môn thưa với sáu vị vua: 

–Nếu đợi bảy năm thời gian rất là lâu. Chí tôi nay cương quyết mong mau được xuất gia. V́ sao vậy? Tôi đã gặp Đại Phạm thiên vương, nghe lời chân thật là cần nên xả bỏ pháp phiền não… (như vậy, cho đến như trên đã rộng nói).

Sáu vị vua nói: 

–Này Đại Kiên Cố, nếu không như thế th́ có thể đợi sáu năm, hoặc năm năm, cho đến một năm.

Phụ tướng đáp: 

–Nếu đợi một năm cũng là lâu. Tôi nay đã quyết chí mong mau được xuất gia.

Sáu vị vua lại nói: 

–Nếu không được như vậy, th́ hãy đợi bảy tháng. Phụ tướng đáp: 

–Nếu đợi bảy tháng cũng còn là lâu, tôi nay đã quyết lòng mong mau được xuất gia.

Sáu vị vua lại nói: 

–Nếu không được th́ hãy đợi sáu tháng cho đến nửa tháng. Phụ tướng đáp:

–Nếu đợi nửa tháng th́ quá lâu. Tôi nay đã quyết tâm mong mau được xuất gia.

Sáu vị vua lại nói:

–Nếu không được như vậy th́ chỉ đợi bảy ngày. Phụ tướng đáp: 

–Thưa các đại vương, nếu đợi bảy ngày, kỳ hạn này có thể được. Chúng ta xuất gia, bỏ khổ được vui, nay chính là phải lúc.

Này Ngũ Kế, bấy giờ phụ tướng Bà-la-môn đi đến chỗ bảy ngàn người dạy họ tụng kinh điển Bà-la-môn cùng đến chỗ bảy ngàn người dạy họ đọc kinh điển Bà-la-môn. Đến các nơi ấy, ông bảo với tất cả một vạn bốn ngàn vị Bà-la-môn ấy:

–Lành thay! Lành thay! Này các chúng Bà-la-môn, các vị đã có kinh điển Vệ-đà, hoặc đọc hoặc tụng. Từ nay về sau, mỗi vị nên t́m riêng thầy dạy để học tập với nhau. Ta nay xuất gia, không thể dạy các vị. V́ sao vậy? V́ ta đã gặp Đại Phạm thiên vương, nghe lời chân thật, đó là cần nên xả bỏ pháp phiền não. Từ nay về sau, ta không còn ưa thích lối sống tại gia chỉ nhiều ràng buộc. Ta nếu xuất gia chỉ theo một hướng xa ĺa lỗi lầm, cần tu tập phạm hạnh thanh tịnh, chân chánh, trong lành. V́ sao? Mạng người ngắn ngủi, có sanh đều phải có diệt. Nếu không hiểu biết, chết sẽ bị đọa vào đường ác. V́ vậy ta nay tự giác, khéo tu tập, thực hành phạm hạnh chân chánh, không như người đời tạo các nghiệp ác.

Khi ấy một vạn bốn ngàn người trong chúng Bà-la-môn đều thưa với phụ tướng Bà-la-môn:

–Thầy là người trí chớ nên xuất gia. V́ sao vậy? V́ làm người xuất gia, ít có lợi ích, ít có oai đức, ít được khen ngợi. Nếu là Bà-lamôn th́ có lợi ích lớn, có oai đức lớn, được khen ngợi lớn.

Phụ tướng Bà-la-môn bảo với một vạn bốn ngàn vị Bà-la-môn kia:

–Các vị Bà-la-môn, chớ nói như vậy! Các vị nên biết người xuất gia có lợi ích lớn, có oai đức lớn, có được sự khen ngợi lớn. Còn Bà-la-môn th́ ít có lợi ích, ít có oai đức, ít được khen ngợi. Như các hiểu biết mà Bà-la-môn các ông đang có, tất cả đều nhờ nhân duyên thầy trao mà được. V́ vậy các ông chớ có cái nh́n sai khác.

Một vạn bốn ngàn vị trong chúng Bà-la-môn đều thưa với phụ tướng Bà-la-môn: 

–Như thầy đã dạy, đúng như vậy. Phàm người xuất gia th́ có lợi ích lớn, có oai đức lớn, được khen ngợi lớn, cho đến việc chúng tôi có được hiểu biết tất cả đều nhờ nhân duyên thầy trao dạy. Thầy ngày nay nếu có chỗ trở về, chúng tôi cũng có chỗ trở về.

Lúc ấy phụ tướng Bà-la-môn lại nói với một vạn bốn ngàn Bàla-môn: 

–Chúng ta xuất gia, bỏ khổ được vui, nay chính là đúng lúc.

Bấy giờ phụ tướng Bà-la-môn trở về nhà, gặp bốn mươi người vợ, nói với các vị ấy: 

–Lành thay! Lành thay! Các vị mỗi người đều nên trở về nơi thân tộc của ḿnh, hoặc có thể ở lại dòng tộc Bà-la-môn này. Ta nay từ giã các vị, chí cầu xuất gia. V́ sao? Ta đã gặp Đại Phạm thiên vương, nghe lời chân thật; đó là cần nên xả bỏ pháp phiền não. Từ nay về sau, ta không còn vui thích cảnh tại gia chỉ nhiều trói buộc. Ta nếu xuất gia sẽ hết lòng ĺa lỗi lầm, cần tu phạm hạnh thanh bạch, chân chánh, trong lành. V́ sao vậy? Mạng người ngắn ngủi, có sanh đều phải diệt. Nếu không hiểu biết th́ khi chết sẽ bị đọa nơi cõi ác. Tự ḿnh rõ biết, nên khéo tu tập phạm hạnh chân chánh, không còn trở lại thế gian tạo các nghiệp ác.

Bốn mươi người vợ nghe nói thế bèn thưa với phụ tướng Bà-lamôn: 

–Ngài Đại Kiên Cố, khi nên làm Tôn sư, ngài là Tôn sư; khi đáng làm chồng, ngài là chồng; khi nên làm bạn lành, ngài là bạn lành. Nay tùy theo ý ngài muốn, ngài có chỗ trở về, chúng tôi cũng có chỗ trở về.

Phụ tướng Bà-la-môn bảo với bốn mươi vị phu nhân: 

–Chúng ta xuất gia, bỏ khổ được vui, nay chính là đúng lúc.

Này Ngũ Kế, bấy giờ phụ tướng Bà-la-môn, những nơi cần thông báo đều đã thông báo xong. Ở trong bảy ngày, với niềm tin vững chắc, theo Phật xuất gia, râu tóc tự rụng, thân vận ca-sa thành tướng Bí-sô, đầy đủ oai nghi. Sau khi phụ tướng Bà-la-môn xuất gia, bảy vị vua ấy đều bỏ đất nước cùng theo xuất gia, lại có bảy ngàn vị Bà-la-môn được chỉ dạy tụng đọc kinh điển đều theo thầy xuất gia, bốn mươi vị phu nhân cũng xuất gia, lại có vô số trăm ngàn dân chúng đều tùy hỷ và ưa thích xuất gia. 

Này Ngũ Kế, bấy giờ phụ tướng Bà-la-môn Đại Kiên Cố xa ĺa các dục, chứng quả A-la-hán. Đã chứng Thánh quả, ngài lại v́ các vị đồng tu phạm hạnh giảng nói các pháp thanh tịnh. Đại chúng nghe pháp xong, hiểu rõ ý nghĩa, được sanh lên cõi Phạm thiên.

Lúc ấy vị Thanh văn Đại Kiên Cố lại tiếp tục v́ các vị đồng tu phạm hạnh giảng nói các pháp Thanh văn. Họ nghe pháp xong, hiểu rõ ý nghĩa, được sanh làm bốn vị Đại thiên vương trong cõi Dục. Lại có các vị đồng tu phạm hạnh khác, nghe pháp tỏ ngộ sanh vào cõi trời Ba mươi ba. Hoặc có các vị đồng tu phạm hạnh được sanh nơi cõi trời Dạ-ma. Hoặc có một số vị được sanh nơi cõi trời Đâu-suất. Hoặc có một số vị được sanh nơi cõi trời Hóa lạc. Hoặc có một số vị được sanh nơi cõi trời Tha hóa tự tại.

Này Ngũ Kế, thời ấy, những ai trong chúng hội, hoặc nam hay nữ cùng tu phạm hạnh, sanh tâm lỗi lầm với Thanh văn Đại Kiên Cố th́ khi thân hoại mạng chung bị đọa trong địa ngục.

Thời ấy, những ai trong chúng hội, hoặc nam hoặc nữ cùng tu phạm hạnh, khởi niềm tin thanh tịnh với Thanh văn Đại Kiên Cố th́ sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào cõi trời.

Này Ngũ Kế, khi ấy Thanh văn Đại Kiên Cố đi khắp các nơi thành ấp xóm làng, v́ tất cả hạng người hoặc vua, hoặc quan, hoặc trưởng giả, hoặc Bà-la-môn, kẻ sĩ, dân chúng đều giáo hóa, đem lại lợi ích khiến họ ĺa bỏ tà đạo.

Bấy giờ, ở trong nước, các bậc vua, quan, trưởng giả, Bà-lamôn, bậc tu phạm hạnh và người tại gia, cho đến tất cả kẻ sĩ, dân chúng đều nói: 

–Vui thay! Chúng ta quy y với bậc Thánh Đại Kiên Cố, quan phụ tướng của bảy vị vua nên hôm nay mới được lợi ích lớn lao, tốt đẹp.

Đức Thế Tôn giảng nói về nhân duyên đời trước như thế xong, vương tử Càn-thát-bà Ngũ Kế sanh tâm hoan hỷ, xa ĺa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.

Phật nói kinh này xong, vương tử Càn-thát-bà Ngũ Kế cùng toàn thể đại chúng nghe lời Phật giảng, đều rất hoan hỷ, tin nhận phụng hành.

PHẬT NÓI KINH DUYÊN KHỞI BÀ-LA-MÔN ĐẠI KIÊN CỐ

 

 

   back_to_top.png   

[ TRANG CHỦ | KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0