Lịch Sử Đức Phật Tổ Cồ Đàm

THIÊN THỨ MƯỜI MỘT

THUYẾT PHÁP ĐỘ PHẬT MẪU Ở CƠI TRỜI ĐẠO LỢI

Maha Thongkham Medhivongs

    Sau khi dùng thần thông thắng ngoại đạo xong. Đức Thế Tôn dùng trí tuệ quan sát coi: Thường khi chư Phật lúc quá khứ làm những ǵ, ngự đi đâu sau khi thắng ngoại đạo? Đức Thế Tôn thấy chư Phật quá khứ sau khi thắng ngoại đạo xong, Ngài liền ngự lên cơi trời Đạo Lợi nhập hạ và thuyết pháp độ Phật mẫu. Pháp mà chư Phật quá khứ thuyết ở cơi Đạo Lợi như trào lưu chảy rất mạnh giữa chư Thiên.

       Đức Phật mẫu có cúng dường phấn cây trầm hương và đă có phát nguyện dưới chân đức Chánh đẳng Chánh giác có hồng danh là Vipassi nguyện rằng: Xin cho được sanh một quí tử là vị đại Bồ Tát và vị ấy sẽ đắc quả Chánh đẳng Chánh giác như Ngài (đức Thế Tôn Vipassi). Hôm nay nguyện vọng của Phật mẫu đă đoạt thành. Đức Thế Tôn nghĩ Mẫu hậu ta là người có công ơn với ta nhiều không chi đo lường được, khó có người phụ nữ nào can đảm hành được như mẫu hậu ta. Khi ấy đức Thế Tôn đứng trên cây xoài tên Gandhamànàva Ngài liền dùng chân mặt bước lên ngọn cây xoài. Khi ấy dường như hai quả núi to nhất là Yugandha và Isinadhara nói với đức Thế Tôn rằng:

      - Bạch đức Đại giác, xin Ngài chẳng nên nhọc sức bước đi xa, hai chúng tôi cao hơn tất cả các quả núi có trong thế gian này, không bao giờ biết kinh sợ và rung động một oai lực nào của ai, hôm nay chúng tôi xin chịu phục tùng dưới chân Ngài, Ngài là người có nhiều công đức vô lượng vô biên, Ngài là đấng Giác ngộ. Chỉ có Ngài là đấng bố thí đầu, tim, thịt, máu, vợ, con không nguyện vọng ǵ hơn là độ Phật mẫu là đấng hữu ân với Ngài không biết lấy chi đo lường được. Chúng tôi cúi xin dâng cái đầu này để làm một nấc thang Ngài bước lên đến cơi trời Đạo Lợi.

       Khi ấy h́nh như hai quả núi ấy hạ thấp xuống dưới chân đức Thế Tôn, Ngài liền bước chân trái lên hai quả núi ấy là bước thứ nh́. Khi đức Thế Tôn sắp bước bước thứ ba th́ bỗng dưng quả núi Tu Di cúi xuống bên chân Ngài, khi Ngài để bước thứ ba lên chót núi Tu Di th́ bỗng dưng ngọn núi ấy từ từ cao lên đến sáu mươi tám do tuần làm cho chúng sanh không c̣n thấy đức Thế Tôn được nữa. Khi đức Thế Tôn dùng thần thông và ngự đi th́ tất cả những người có mặt tại nơi ấy đều thấy như đứng bên Ngài vậy.

      Liền trong khi ấy đức Thế Tôn hiện lên tại cơi trời Đạo Lợi và ngự trên tảng đá Pandukambala là ngai vàng của đức Đế Thích. Hào quang của Ngài chiếu trùng cả hào quang của chư Thiên trên cơi trời Đạo Lợi, làm cho chư Thiên hết sức ngạc nhiên và vô cùng trong sạch với Ngài. 

      Đức Thiên Vương Đế Thích lấy làm hân hoan là được đức Thế Tôn ngự trên ngai của ḿnh. Sự thật chư Thiên không có dịp hay cơ hội nào để bố thí làm việc lành, nên khi được dịp bố thí th́ rất vui ḷng, nhứt là được đức Thế Tôn hỏi đến hay thọ những ǵ. Xét ra th́ chúng ta làm người thật là có phước là v́ chúng ta có dịp bố thí cúng dường, thọ giới v.v... c̣n chư Thiên th́ không được như ta. V́ cơi trời không ai nghèo khó không có vị Đại Đức nào đến khất thực v́ vật thực ấy người thường như chúng ta không dùng được, và của cải châu ngọc trên ấy không thể cho chúng ta được. V́ chúng ta là người không xứng đáng dùng đồ ấy. 

Lúc ấy đức Đế Thích dùng thần thông gọi chư Thiên rằng: 

        - Hỡi các thiện hữu đang vui chơi trong các đền đài, ít khi nào đức Thập Lực ngự đến cơi này. Sự thính pháp của vị Chánh đẳng Chánh giác thật là khó mà gặp được. Chúng ta phải hằng bao nhiêu tỷ năm mới có cơ hội như ngày hôm nay, thật là dịp may rất hiếm có. Các bạn chẳng nên dễ duôi hăy đến nghe pháp. Tạo căn duyên lành để giải thoát. Tiếng nói của đức Thế Thích vang rền cả cơi trời Đạo Lợi. Chư Thiên nghe tiếng kêu gọi ấy mới hỏi nhau rằng: 

      - Đức Phật là vị chiến thắng Ngũ ma các phiền năo đều bị Ngài tiêu diệt, dập tắt những nỗi uất ức trong ḷng và đă đoạt được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Ngài đă ngự đến cơi Đạo Lợi mà ở nơi nào bạn có biết không? 

Có vị biết nên bảo nhau rằng: 

      - Ngự dưới tàng cây ngọc trên tảng đá là ngai vàng của đức Thiên vương Đế Thích, nơi mà Đế Thích thường ngự đến để hội chư Thiên. Khi ấy mỗi vị chư Thiên đều mang tràng hoa tươi đẹp đến nơi ấy để cúng dường Phật Bảo. 

      Khi chư Thiên hội họp lại đông không biết bao nhiêu, đức Thế Tôn xem không thấy Phật mẫu nên Ngài mới hỏi Thiên vương Đế Thích rằng: 

- Phật mẫu ở nơi nào Như Lai không thấy? 

       Đức Đế Thích nghe đức Thế Tôn phán hỏi như thế Ngài biết rằng đức Như Lai ngự đến đây cốt là để độ Phật mẫu, vậy ta nên đi thỉnh bà đến nghe pháp. Nghĩ xong Ngài liền đảnh lễ đức Thế Tôn, thân hành lên cơi trời Đâu Suất, đến đền của bà Mayà làm lễ lịnh bà xong rồi thưa rằng: Kính thưa lịnh bà, tôi xin đem tin cho lịnh bà rơ, hiện giờ đấng cứu thế đang ngự trong cơi của tôi, và Ngài đang chờ lịnh bà để thuyết pháp độ chúng tôi. 

Khi lịnh bà Mayà nghe vậy lấy làm hoan hỉ phán hỏi rằng: 

      - Nầy Thiên vương, vậy con ta tên ǵ? Có thân h́nh đẹp như thế nào? Và đang ở trong hạng nào? 

      - Kính thưa lịnh bà, Thái tử là người rất hoàn toàn cao thượng tướng hảo quang minh hơn tất cả chúng sanh trong tam giới cả Sa môn và Bà la môn, Ngài có đặc ân cao thượng hơn tất cả chúng sanh trong tam giới. Ngài là Thiên Nhơn Sư, Ngài có hồng danh là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. 

      Lịnh bà nghĩ: Vậy con ta tên là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tướng hảo quang minh cao hơn tất cả nhân loại và các bực Sa môn, Bà la môn; và hôm nay có ư định thuyết pháp độ ta. Lịnh bà lấy làm thỏa măn là có một người con cao thượng nhứt trong tam giới. Lịnh bà liền dẫn cả phi tần trong điện của bà ngự đến cơi trời Đạo Lợi. Khi đến nơi đảnh lễ đức Phật xong rồi ngồi về hướng Đông, bà thấy đức Phật có ba mươi hai tướng tốt tám mươi tướng phụ hào quang chiếu sáng hơn tất cả chư Thiên các cơi đến nghe pháp, bà phát tâm trong sạch và nghĩ: Ta là người đại phước, ta có hạnh phúc nhứt trong tam giới mới được đứa con cao thượng đem lợi ích cao thượng đến cho chúng sanh trong tam giới. 

Đức Thế Tôn muốn tế độ Phật mẫu nên nghĩ rằng: 

       - Công ơn Phật mẫu đối với ta cao lớn sâu rộng không chi đo lường được. Vậy ta phải dùng pháp nào tương đối cao thượng như công đức của bà. Tạng Kinh và tạng Luật mỗi tạng có hai muôn một ngàn pháp môn vẫn c̣n ít đối với công đức của Ngài. Chỉ có Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) có bốn muôn hai ngàn pháp môn mới xứng đáng với công đức của Ngài đối với Như Lai. Trong Abhidhamma (Vi Diệu pháp) có bảy bộ rất là cao sâu mầu nhiệm thật mới xứng đáng với giá sửa mà Ngài đă nuôi ta hằng bao nhiêu kiếp khi ta c̣n đang luân hồi. Phàm những công đức nào cao quí phải đền lại bằng pháp cao quí. 

Nghĩ xong đức Thế Tôn mới đưa tay mặt ra về hướng Phật mẫu đang ngồi rồi nói: 

      - Thưa mẫu hậu, xin lịnh mẫu hậu hăy đến gần đây để Như Lai được trả món nợ vĩ đại là sự cực nhọc chăm nom săn sóc cho Như Lai bú mớm từ giọt sữa miếng cơm trong khi c̣n luân hồi trong tam giới. 

      Đức Thế Tôn bắt đầu thuyết bộ Vi Diệu Pháp ấy chia ra làm bảy phần khác nhau, thuyết trót ba tháng hạ tại cơi trời Đạo Lợi. Đức Thế Tôn độ Phật mẫu đắc được Tu-đà-huờn quả và chư Thiên thành đạo nhiều vô số kể.

-ooOoo-

 


 

Mahā Thongkham Medhivongs

Pháp sư Thông Kham tên thật Lê Phùng Xuân, sanh năm 1920. Thuở nhỏ theo cha mẹ sinh sống ở đất nước chùa tháp  Ai Lào. Chính mảnh đất phật giáo này đă nuôi lớn tâm hồn đạo đức và đă hướng ngài thọ giới xuất gia Sa di vào năm 1930. Tuy mới xuất gia Sa di không bao lâu, nhưng ngài có trí nhớ và sự thông minh phi thường nên học Trung cấp Phật học ở Lào nổi tiếng và ngày tốt nghiệp đổ thủ khoa. Ngày nhận văn bằng tốt nghiệp cũng là ngày được vua Lào nhận làm con nuôi. Năm 1940, ngài được Giáo hội Phật Giáo Lào gởi sang Camphuchia để tiếp tục học Cao Đẳng Pali- đây là ngôi trường cao nhất của Phật giáo hoàng gia Campuchia vào thời đó, cũng thời điểm này ngài thọ giới tỳ khưu tại Campuchia. Vị sư Việt Nam thời đó cùng học với ngài trong trường Cao đẳng Pali, đó là sư Hộ Giác.

Năm 1945, ngài tốt nghiệp Cao đẳng Pali.

Từ năm 1945 đến 1950, chu du  hoằng pháp ở Campuchia và Lào. Thời điểm này, ngài biên soạn và viết hơn 5 đầu sách tiếng Lào và Campuchia. Tên tuổi của ngài đă vang bóng một thời của hai vương quốc này.

Năm 1950, Pháp sư nhận lời mời của Ḥa thượng Huệ Nghiêm về Việt Nam hoằng pháp ở Tổ đ́nh Bửu Quang và chùa Kỳ Viên. Đặc biệt tại chùa Kỳ Viên pháp sư thường xuyên thuyết giảng phật pháp  và thường trụ tại đây.

Năm 1956, do bịnh duyên nên pháp sư hoàn tục để dưỡng bịnh trong một căn nhà trên đường Trần Hưng Đạo, Q.5, cho đến ngày viên tịch vào năm 1981.

Mặc dù vậy, Pháp sư vẫn được mời đến chùa Kỳ Viên giảng pháp vào những ngày chủ nhật. Chính những thời giảng của pháp sư giúp cho hàng Cư sỹ tại gia thông hiểu phật pháp Nguyên thủy trong thời kỳ sơ cơ mới du nhập. Chính những thời pháp của pháp sư biên soạn trước khi giảng, nên sau này trở thành tài liệu sách tham khảo của Chư tăng và Phật tử Việt Nam.

Pháp sư Thông Kham là tác giả dịch từ Theravada thành  Phật Giáo Nguyên Thủy đầu tiên, từ Phật Giáo Nguyên Thủy đă chính thức sử dụng vào năm 1952 trong quyển sách của pháp sư xuất bản tại chùa Kỳ Viên. Năm 1957, được sử dụng khi giáo hội chính thức được phép hoạt động với danh xưng: Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam trụ sở đặt tại Kỳ Viên Tự.

Pháp sư đă vĩnh viễn không c̣n ở dương thế này nữa, nhưng những tác phẩm của pháp sư vẫn c̣n sống măi trong ḷng của Tăng Ni và Phật tử Việt Nam. Những tác phẩm đó: Ba ngày luận đạo, Đế thích vấn đạo, Sưu tập pháp, 38 pháp an lành, Tam độc và pháp đối trị, Pháp môn phật tổ Gotama v.v…

 

 

 2927-57x57.pngclose sq.jpg

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0