mp009-101x135.jpgS2.1-480135.jpgmp008-5161-135x102.jpg

HOME | 中文主頁 | 經典 | ENGLISH | SUTRA | CHỬ VIỆT | KINH ĐIỂN | GALLERY | CONTACTS ]

 

Trang Chủ

Kinh Điển

Thần Chú

Hình Ảnh

Liên Lạc

 

Kinh Thủ Lăng Nghiêm

10 Quyển

Quyển 01-05

Quyển 06-10

 

  Quyển 06-10

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

TK Thích Duy Lực

Dịch từ Hán sang Việt và lược giải

QUYỂN SÁU

Lúc bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát liền đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Con nhớ khi xưa, từ vô số hằng sa kiếp trước có Phật Quán Thế Âm ra đời, con phát tâm Bồ Đề nơi Phật ấy, Phật dạy con từ Văn, Tư, Tu nhập Tam Ma Địa (Văn, Tư, Tu là Văn nơi tai, Tư nơi Tâm, Tu nơi Hạnh).

- Bước đầu ở trong sự nghe được nhập lưu (chẳng chạy theo lục trần) mà quên cái sở nghe (vong, sở: vong nghĩa là quên). Sở nhập đă tịch, th́ hai tướng động và tịnh chẳng sanh, như thế dần dần tiến thêm, th́ năng nghe và sở nghe đều hết; sự hết năng sở của nghe cũng chẳng trụ. C̣n biết chẳng trụ th́ c̣n năng giác và sở giác, nên phải Không cái năng giác sở giác, th́ sự Không giác ấy mới cực viên tṛn; năng giác sở giác được Không đến cùng tột, là nhập vào chỗ Không, nhập vào chỗ Không th́ c̣n trụ nơi Không, nên năng không sở không cũng phải diệt. Năng sở của Không diệt rồi th́ tất cả sự sanh và diệt đều hết, sanh diệt đă diệt, th́ tịch diệt hiện tiền, th́nh ĺnh siêu việt thế gian và xuất thế gian. Đến đây, khắp mười phương pháp giới đều sáng tỏ, được hai thứ thù thắng tṛn đầy sáng tỏ:

l.          Trên khế hợp với giác tâm vốn huyền diệu của mười phương chư Phật, với Như Lai đồng một Từ Lực (Phật độ chúng sanh cho vui, nhưng không có năng độ, gọi là Vô Duyên Từ).

2.         Dưới khế hợp với tất cả mười phương chúng sanh lục đạo, với tất cả chúng sanh đồng một Bi Ngưỡng (chúng sanh cầu Phật độ ĺa khổ, nhưng không có sở độ, gọi là Đồng Thể Bi).

Thế Tôn! Do con cúng dường Quán Âm Như Lai, Phật dạy con y tánh Văn như huyễn, huân tu Kim Cang Tam Muội. V́ với chư Phật đồng một Từ Lực, nên khiến con được thành tựu 32 ứng thân vào các quốc độ.

1.         Thế Tôn! Nếu chư Bồ Tát vào Tam Ma Địa tu pháp vô lậu, thắng giải đầy đủ, th́ con hiện thân Phật, thuyết pháp cho họ, khiến được giải thoát.

2.         Nếu có hàng hữu học được tịch tịnh diệu minh, thắng giải đầy đủ, th́ con hiện thân Độc Giác, thuyết pháp cho họ, khiến được giải thoát.

3.         Nếu có hàng hữu học đoạn mười hai nhân duyên được thắng tánh hiện tiền, thắng giải đầy đủ, th́ con hiện thân Duyên Giác, thuyết pháp cho họ, khiến được giải thoát.

4.         Nếu có hàng hữu học tu Đạo nhập diệt, được pháp Không của Tứ Thánh Đế, thắng giải đầy đủ, th́ con hiện thân Thanh Văn, thuyết pháp cho họ, khiến được giải thoát.

5.         Nếu có chúng sanh, muốn tâm minh ngộ, chẳng phạm dục trần, muốn thân trong sạch, th́ con hiện thân Phạn Vương, thuyết pháp cho họ, khiến được giải thoát.

6.         Nếu có chúng sanh, muốn làm thiên chủ, lănh đạo chư thiên, th́ con hiện thân Đế Thích, thuyết pháp cho họ khiến được thành tựu.

7.         Nếu có chúng sanh, muốn thân được tự tại, đi khắp mười phương, th́ con hiện thân Tự Tại Thiên, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

8.         Nếu có chúng sanh, muốn thân được tự tại, bay khắp hư không, th́ con hiện thân Đại Tự Tại Thiên, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

9.         Nếu có chúng sanh, muốn thống lănh quỷ thần, cứu giúp quốc độ, th́ con hiện thân Thiên Đại Tướng Quân, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

10.        Nếu có chúng sanh, thích thống lănh thế giới, bảo vệ chúng sanh, th́ con hiện thân Tứ Thiên Vương, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

11.        Nếu có chúng sanh, muốn sanh nơi thiên cung, sai khiến quỷ thần, th́ con hiện thân Thái Tử của Tứ Thiên Vương, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

12.        Nếu có chúng sanh, muốn làm vua cơi người, th́ con hiện thân vua, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

13.        Nếu có chúng sanh, thích làm chủ các ḍng quư tộc, mọi người cung kính, th́ con hiện thân trưởng giả, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

14.        Nếu có chúng sanh, thích đàm luận những lời hay giữ ḿnh trong sạch, th́ con hiện thân Cư Sĩ, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

15.        Nếu có chúng sanh, thích cai trị việc nước, trông coi các ban ấp, th́ con hiện thân Tể quan, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

16.        Nếu có chúng sanh, thích các số thuật, tự nhiếp tâm giữ thân, th́ con hiện thân Bà La Môn, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

17.        Nếu có thiện nam tử, ham học pháp xuất gia, giữ ǵn giới luật, th́ con hiện thân Tỳ Kheo, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

18.        Nếu có thiện nữ nhân, ham học pháp xuất gia, tŕ các giới cấm, th́ con hiện thân Tỳ Kheo Ni, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

19.        Nếu có thiện nam tử, thích giữ ngũ giới, th́ con hiện thân Ưu Bà Tắc, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

20.        Nếu có thiện nữ nhân, tự giữ ngũ giới, th́ con hiện thân Ưu Bà Di, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

21.        Nếu có thiện nữ nhân, lập thân trong cung vua, chủ việc nội chính, giúp việc nước nhà, th́ con hiện thân nữ chủ (hoàng hậu), hay phu nhân, mệnh phụ, đại gia (nữ giáo sư của hoàng hậu và các cung phi), thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

22.        Nếu có con trai, chẳng hoại trinh nam, th́ con hiện thân đồng nam, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

23.        Nếu có con gái, muốn giữ trinh nữ, chẳng cầu sự xâm bạo, th́ con hiện thân đồng nữ, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

24.        Nếu có chư Thiên, muốn ra khỏi loài trời, th́ con hiện thân chư Thiên, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

25.        Nếu có con Rồng, muốn ra khỏi loài rồng, th́ con hiện thân rồng, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

26.        Nếu có Dược Xoa (l) muốn ra khỏi loài ḿnh, th́ con hiện thân Dược Xoa, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

27.        Nếu có Càn thát Bà (2) muốn ra khỏi loài ḿnh, th́ con hiện thân Càn Thát Bà, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

28.        Nếu có A Tu La, muốn thoát khỏi loài ḿnh, th́ con hiện thân A Tu La, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

29.        Nếu có Khẩn Na La (3), muốn thoát khỏi loài ḿnh, th́ con hiện thân Khẩn Na La, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

30.        Nếu có Ma Hầu La Già (4) muốn thoát khỏi loài ḿnh, th́ con hiện thân Ma Hầu La Già, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

31.        Nếu có chúng sanh thích làm người, tu nghiệp người, th́ con hiện thân người, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

32.        Nếu có loài phi nhân, hoặc có h́nh, hoặc vô h́nh, hoặc có tưởng, hoặc vô tưởng, muốn thoát khỏi loài ḿnh, th́ con hiện thân như họ, thuyết pháp cho họ, khiến được thành tựu.

- Ấy gọi là 32 ứng thân nhiệm mầu vào các quốc độ, những thân ấy đều do vô tác diệu lực của sự huân tu tam muội tự tại thành tựu.

- Thế Tôn! Con lại dùng vô tác diệu lực của sự huân tu Kim Cang Tam Muội này, cùng với tất cả chúng sanh lục đạo trong mười phương tam thế đồng một Bi Ngưỡng, nên khiến các chúng sanh nơi thân tâm con được 14 thứ công đức vô úy:

l.          Do con chẳng quán âm thanh, tự quán kẻ quán, khiến chúng sanh khổ năo mười phương tự quán âm thanh, liền được giải thoát.

2.         Xoay tri kiến về bản tri, khiến chúng sanh dù vào đống lửa, lửa chẳng thể cháy.

3.         Xoay cái nghe về bản văn, khiến chúng sanh bị nước cuốn trôi mà chẳng ch́m đắm.

4.         Vọng tưởng dứt sạch, tâm chẳng sát hại, khiến chúng sanh vào xứ quỷ, quỷ chẳng thể hại.

5.         Huân tập cái nghe thành Bản Văn, tiêu cả lục căn thành một tánh Văn, khiến chúng sanh đang lúc bị giết hại, dao găy từng đoạn, các binh khí chạm vào thân người, như cắt ḍng nước, như thổi ánh sáng, mà bản tánh chẳng lay động.

6.         Huân tập tánh Văn thuần nhất sáng tỏ, chiếu khắp pháp giới, dẹp tan tối tăm, khiến chúng sanh dù gặp các loài Dược Xoa, La Sát, yêu mị, quỷ thần ở gần bên cạnh mắt họ chẳng thể nh́n thấy.

7.         Âm thanh tiêu sạch, tánh nghe trở vào, thoát khỏi trần vọng, khiến chúng sanh gặp những thứ gông, cùm, xiềng, xích đều chẳng thể trói buộc.

8.         Âm thanh tiêu diệt, tánh Văn viên măn, Từ Lực khắp nơi, khiến chúng sanh đi qua chỗ nguy hiểm, chẳng bị giặc cướp.

9.         Huân tu tánh Văn, xa ĺa cảnh trần, sắc dục chẳng thể lôi kéo, khiến tất cả chúng sanh đa dâm xa ĺa tham dục.

10.        Thuần âm vô trần, căn trần viên dung, chẳng năng sở đối đăi, khiến tất cả chúng sanh hay giận dữ ĺa bỏ sân hận.

11.        Xoay minh tiêu trần, trở về bản tánh, cả pháp giới, thân tâm đều như lưu ly, thấu triệt vô ngại, khiến những kẻ ngu muội chẳng tin Phật pháp, xa ĺa hẳn sự si mê ám muội.

12.        Tiêu dung h́nh thể, trở về bản Văn, ngồi bất động đạo tràng, vào thế gian mà chẳng hoại pháp thế gian, đi khắp mười phương, cúng dường vô số Như Lai, nơi mỗi Như Lai làm Pháp Vương Tử, khi pháp giới chúng sanh cầu sanh con trai, được con trai có phước đức trí huệ.

13.        Lục căn viên thông, sáng và soi không hai, khắp mười phương thế giới, lập Đại Viên Cảnh, Không Như Lai Tạng, thừa nhận pháp môn bí mật của vô số Như Lai, chẳng có thiếu sót, khiến pháp giới chúng sanh cầu sanh con gái, được con gái có tướng tốt, đoan chính, phước đức, dịu dàng, được mọi người yêu mến.

14.        Trăm ức nhựt nguyệt chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới này, trong đó có 62 hằng sa pháp vương tử đang trụ tŕ nơi thế gian, tu chánh pháp, làm mô phạm, mỗi mỗi dùng phương tiện và trí huệ chẳng đồng, tùy thuận căn tánh mọi người để giáo hóa chúng sanh.

- Do con được Nhĩ Căn viên thông, phát ra diệu dụng, nên thân tâm vi diệu, cùng khắp pháp giới, khiến chúng sanh người tŕ danh hiệu con so với người tŕ danh hiệu của 62 hằng sa Pháp Vương Tử, hai người được phước đức bằng nhau.

- Thế Tôn! Sở dĩ một danh hiệu của con cân xứng với nhiều danh hiệu kia, là do con tu tập đắc chơn viên thông, ấy gọi là mười bốn thứ sức vô úy, thí cho chúng sanh phước đức đầy đủ.

Thế Tôn! Do con tu chứng Vô Thượng Đạo, được căn viên thông này, nên khéo được bốn thứ diệu đức vô tác bất khả tư ngh́:

l.          Do con được Bản Văn huyền diệu, tâm diệu ĺa văn: Kiến, Văn, Giác, Tri thành một bửu giác viên dung trong sạch, chẳng thể chia cách, nên hay hiện nhiều dung mạo vi diệu, thuyết vô biên bí mật thần chú, trong đó từ một đến tám vạn bốn ngàn con mắt và cánh tay, tùy nghi thị hiện, hoặc từ hoặc oai, hoặc định hoặc huệ, cứu giúp chúng sanh được tự tại.

2.         Do sự Văn Tư của con thoát khỏi lục trần, như âm thanh vượt qua bức tường, chẳng bị ngăn ngại, nên con khéo hiện mỗi mỗi h́nh, mỗi mỗi chú, những h́nh những chú, đều hay thí cho chúng sanh được sức vô úy. V́ thế, mười phương vô số quốc độ đều gọi con là người Thí Vô Úy.

3.         Do con tu tập Nhĩ Căn trong sạch, được diệu tâm viên thông, nên đi khắp thế giới, đều có thể khiến chúng sanh xả bỏ thân mạng và châu báu cầu con thương xót.

4.         Con được ngộ tâm Phật, chứng nơi cứu cánh, hay dùng các thứ châu báu cúng dường mười phương Như Lai, cho đến chúng sanh lục đạo trong pháp giới, cầu vợ được vợ, cầu con được con, cầu sống lâu được sống lâu, cầu chánh định được chánh định, như thế cho đến cầu Đại Niết Bàn được Đại Niết Bàn.

- Phật hỏi về viên thông, con từ Nhĩ Căn vào Viên Chiếu Tam Muội, Tùy Tâm tự Tại, Từ Sự Nghe Nhập Lưu, cho đến Đắc Tam Ma Địa, Thành Tựu Bồ Đề là hơn cả.

- Thế Tôn! Như Lai khen con khéo được pháp môn viên thông, ở trong hội thọ kư cho con hiệu là Quán Thế Âm, do con quán âm sáng tỏ mười phương, nên danh hiệu QUÁN ÂM khắp mười phương thế giới.

Bấy giờ, Thế Tôn nơi ṭa Sư Tử, từ ngũ thể cùng phóng hào quang, chiếu soi đỉnh đầu của mười phương vô số Như Lai, với các Pháp Vương Tử và chư Bồ Tát; các Như Lai ấy cũng trong ngũ thể cùng phóng hào quang, từ mọi nơi chiếu đến đỉnh đầu của Phật, với chư Đại Bồ Tát và A La Hán trong hội. Rừng cây, ao hồ đều diễn pháp âm, hào quang giao xen như lưới báu, đại chúng được pháp chưa từng có, tất cả đều được Kim Cang Tam Muội. Tức thời, trời mưa bách bửu liên hoa, xanh, vàng, đỏ, trắng, xen lộn lẫn nhau; mười phương hư không hóa thành màu sắc thất bửu, núi sông, đất đai nơi cơi Ta Bà này đều ẩn mất, chỉ thấy mười phương vô số quốc độ hợp thành một cơi, ca nhạc vang lừng, tự nhiên ḥa tấu.

Lúc đó, Như Lai bảo Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử rằng:

- Ngươi hăy xem 25 vị vô học Đại Bồ Tát và A La Hán này, mỗi mỗi tŕnh bày phương tiện thành đạo lúc ban đầu, đều nói tu tập viên thông chơn thật, lối tu của họ thật chẳng hơn kém và chẳng trước sau sai biệt. Nay ta muốn khiến A Nan khai ngộ, trong 25 lối tu, lối nào thích hợp, và sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong cơi này muốn vào Bồ Tát thừa, cầu đạo Vô Thượng, từ cửa phương tiện nào để được thành tựu?

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử vâng theo ư chỉ của Phật, liền đứng dậy đảnh lễ chân Phật, thừa oai thần của Phật, nói kệ đáp rằng:

                         CHÁNH VĂN                                           DỊCH NGHĨA

- Giác hải tánh trừng viên,                                   - Biển giác tánh trong lặng,

Viên trừng giác nguyên diệu,                  Vốn đầy đủ vi diệu,

Nguyên minh chiếu sanh sơ,û                             Chấp sáng sanh sở chiếu,

Sở lập chiếu tánh vong.                          Sở lập tánh chiếu mất.

- Mê vọng hữu hư không,                                    - Mê vọng có hư không.

Y Không lập thế giới,                             Do Không lập thế giới,

Tưởng trừng thành quốc độ,                               Tưởng lặng thành Quốc Độ,

Tri giác nải chúng sanh.                          Tri giác là chúng sanh.

- Không sanh Đại Giác trung,                  - “Không” sanh nơi Đại Giác

Như hải nhất âu phát.                             Như biển nổi một bọt.

Hữu lậu vi trần quốc,                              Vô số nước hữu lậu,

Giai y Không sở sanh                            Đều từ Không sanh khởi,

Âu diệt Không bổn vô,                            Bọt bể Không đă diệt

Huống phục chư tam hữu.                                  Đâu thể c̣n tam giới.

- Qui nguyên tánh vô nhị,                                    - Về cội tánh chẳng hai,

Phương tiện hữu đa môn,                                  Phương tiện có nhiều lối,

Thánh tánh vô bất thông,                                     Bậc Thánh chẳng ngăn ngại,

Thuận nghịch giai phương tiện.               Thuận nghịch đều tùy nghi.

Sơ tâm nhập tam muội,                          Sơ cơ vào chánh định,

Tŕ tốc bất đồng luân.                              Nhanh chậm chẳng đồng nhau.

- Sắc tưởng kết thành trần,                                - Quán Sắc thành nội trần,

Tinh liễu bất năng triệt.                           Tinh vi chẳng thấu triệt.                

Như hà bất minh triệt,                            Nếu đă chẳng thấu triệt,

Ư thị hoạch viên thông?                          Làm sao được viên thông?

- Âm thanh tập ngữ ngôn,                                   - Âm thanh lộn ngữ ngôn,

Đản y danh cú vị.                                               Chỉ nương tựa lời Phật. 

Nhất phi hàn nhất thiết,                          Một chẳng gồm tất cả,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Hương dĩ hiệp trung tri,                                    - Hương do hợp mới biết,

Ly tắc nguyên vô hữu.                            Ly th́ chẳng có mùi.

Bất hằng kỳ sở giác,                                          Hợp ly tánh chẳng thường,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Vị tánh phi bổn nhiên,                           - Mùi vị chẳng tự sanh,

Yếu dĩ vị thời hữu,                                             Đợi khi nếm mới có,

Kỳ giác bất hằng nhất,                           Vị giác chẳng thường c̣n,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Xúc dĩ sở xúc minh,                             - Xúc phải có sở xúc,

Vô sở bất minh xúc,                                          Chẳng sở th́ chẳng xúc,

Hợp ly tánh phi định,                                          Hợp ly tánh chẳng định. 

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Pháp xưng vi nội trần,                          - Pháp gọi là nội trần,

Bằng trần tất hữu sở.                                         Nương trần ắt có sở. 

Năng sở phi biến thiệp,                          Năng sở chẳng cùng khắp,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Kiến tánh tuy động nhiên,                                 - Tánh kiến dù rơ ràng,

Minh tiền bất minh hậu,                          Thấy trước chẳng thấy sau,

Tứ duy khuy nhất bán,                           Bốn phía thiếu một nửa,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Tỷ tức xuất nhập thông,                                   - Hơi Thở thông ra vào,

Hiện tiền vô giao khí,                              Quán đến chẳng giao khí, (Giống như nín thở)

Chi ly phi thiệp nhập,                              Ĺa thở chẳng ngộ nhập,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Thiệt phi nhập vô đoạn,                                     - Thiệt nhập chẳng vô cớ,

Nhân vị sanh giác liễu,                            Do vị sanh giác tri,

Vị vong liễu vô hữu,                                            Vị mất giác cũng mất,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Thân dữ sở xúc đồng,                          - Thân với xúc đồng nhau, (5)

Các phi viên giác quán,                           Chẳng phải Viên Giác Quán,

Nhai lượng bất minh hội,                                    Chẳng hội không ngằn mé,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Tri căn tạp loạn tư,                                           - Ư căn lộn vọng tưởng,

Trạm liễu chung vô kiến,                                     Chẳng thấy tánh trong lặng,

Tưởng niệm bất khả thoát,                                 Tưởng niệm chẳng giải thoát,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Thức kiến tạp tam ḥa,                                    - Kiến, Tướng, Thức ḥa hợp,

Cật bổn xưng phi tướng,                                    Cả ba vốn chẳng tướng,

Tự thể tiên vô định,                                            Tự thể đă chẳng định,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Tâm Văn động thập phương,                - Tâm Văn khắp mười phương,

Sanh ư đại nhân lực,                                         Sanh nơi đại nguyện lực,

Sơ tâm bất năng nhập,                           Sơ cơ, chẳng thể vào,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Tỷ Tưởng bổn quyền cơ,                                  - Quán Mũi là phương tiện,

Chỉ linh nhiếp tâm trụ,                            Chỉ khiến nhiếp tâm trụ,

Trụ thành tâm sở trụ,                                         Trụ thành tâm sở tru,ï (6)

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Thuyết pháp lộng âm văn,                                 - Thuyết Pháp dùng âm thanh,

Khai ngộ tiên thành giả,                          Khai ngộ người đă thành,

Danh cú phi vô lậu,                                             Lời nói chẳng vô lậu,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Tŕ Phạm đản thúc thân,                                   - Tŕ Phạm chỉ trói thân,

Phi thân vô sở thúc,                                           Phi thân chẳng thể trói,

Nguyên phi biến nhất thiết,                                 Vốn chẳng khắp tất cả,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Thần Thông bổn túc nhân,                                 - Thần Thông vốn sẵn đủ,

Hà quan pháp phân biệt,                                     Chẳng do luyện mới có,

Niệm duyên phi ly vật,                            Tác ư không ĺa vật,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Nhược dĩ Địa tánh quán,                                  - Nếu quán theo tánh Địa,

Kiên ngại phi thông đạt,                          Ngăn ngại chẳng thông suốt,

Hũu vi phi thánh tánh,                             Hữu vi chẳng phải thánh,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Nhược dĩ Thủy tánh quán,                                - Nếu quán theo tánh Thủy,

Tưởng niệm phi chơn thật,                                 Niệm tưởng chẳng chơn thật,

Như như phi giác quán,                          Giác quán chẳng như như,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Nhược dĩ hoả tánh quán,                                  - Nếu quán theo tánh hỏa,

Yếm hữu phi chơn ly,                            Có chán chẳng phải chơn, (chơn giải thoát)

Phi sơ tâm phương tiện,                                    Chẳng thích hợp sơ cơ,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Nhược dĩ Phong tánh quán,                  - Nếu quán theo tánh Phong,

Động tịch phi vô đối,                                           Động tịch là đối đăi,

Đối phi vô thượng giác,                          Chẳng phải vô thượng giác,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Nhược dĩ Không tánh quán,                  - Nếu quán theo tánh Không,

Hỗn độn tiên phi giác,                             Ngoan không chẳng phải giác,

Vô giác dị Bồ Đề,                                               Chẳng giác nghịch Bồ Đề,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Nhược dĩ Thức tánh quán,                                - Nếu quán theo tánh Thức,

Quán thức phi thường trụ,                                  Sanh diệt chẳng thường trụ,

Tồn tâm măi hư vọng,                             Trạm nhiên vẫn hư vọng,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Chư hạnh thị vô thường,                                   - Các hạnh là vô thường,

Niệm tánh nguyên sanh diệt,                   Tánh niệm vốn sanh diệt,

Nhân quả kim thù cảm,                          Nhân với quả khác nhau,

Vân hà hoạch viên thông?                                   Làm sao được viên thông?

- Ngă kim bạch Thế Tôn,                                     - Nay con bạch Thế Tôn,

Phật xuất Ta Bà giới,                             Phật hiện cơi Ta Bà,

Thử phương chơn giáo thể,                                Giáo thể ở cơi này,

Thanh tịnh tại âm văn,                            Âm văn trong sạch nhất,

Dục thủ Tam Ma Đề,                              Muốn đắc Tam Ma địa,

Thiệt dĩ Văn trung nhập,                          Nên từ Văn mà vào,

Ly khổ đắc giải thoát,                             Lành thay Quán Thế Âm,

Lương tai Quán Thế Âm,                                    Ĺa khổ được giải thoát,

Ư hằng sa kiếp trung,                             Trải qua hằng sa kiếp,

Nhập vi trần Phật quốc,                          Vào vô số cơi Phật,

Đắc đại tự tại lực,                                              Dùng sức đại tự tại,

Vô úy thí chúng sanh,                            Thí chúng sanh vô úy,

Diệu âm Quán Thế Âm,                          Diệu âm Quán Thế Âm,

Phạn âm hải triều âm,                            Phạn âm hải triều âm,

Cứu thế tất an ninh,                                           Cứu thế đều an lành,

Xuất thế hoạch thường trụ.                                 Xuất thế được thường trụ.

- Ngă kim khải Như Lai,                          - Nay xin bạch Như Lai,

Như Quán Âm sở thuyết,                                   Theo lời Quán Âm nói,

Thí như nhân định cư,                            Như người đang yên tịnh,

Thập phương cụ kích cổ,                                    Mười phương đồng đánh trống,

Thập xứ nhất thời văn,                           Mười chỗ nghe một lượt,

Thử tắc viên chơn thật.                          Là viên thông chơn thật.

- Mục phi quán chướng ngại,                  - Mắt chẳng thấu chướng ngại,

Khẩu tỷ diệc phục nhiên,                                    Miệng mũi cũng như thế,

Thân dĩ hiệp phương tri,                                     Thân xúc hợp mới biết,

Tâm niệm phân vô tự.                             Tâm niệm th́ lăng xăng.

Cách viên thính âm hưởng,                                 Cách tường nghe âm vang,

Hà nhĩ câu khả văn,                                            Xa gần đều nghe được,

Ngũ căn sở bất tề,                                             Ngũ căn chẳng thể bằng,

Thị tắc thông chơn thật.                                     Là viên thông chơn thật.

- Âm thanh tánh động tịnh,                                  - Âm thanh có động tịnh,

Văn trung vi hữu vô,                                           Nơi nghe thành có không,

Vô thanh hiệu vô văn,                             Tiếng dứt gọi chẳng nghe,

Phi thật văn vô tánh.                                           Đâu phải dứt tánh nghe. 

Thanh vô kư vô diệt,                                            Chẳng tiếng, nghe chẳng diệt,

Thanh hữu diệc phi sanh.                                   Có tiếng, nghe chẳng sanh.

Sanh diệt nhị viên ly,                              Sanh diệt thảy đều ĺa,

Thị tắc thường chơn thật,                                   Ấy là thường chơn thật,

Túng linh tại mộng tưởng,                                   Dẫu lúc đang nằm mơ,

Bất vi bất tư vô,                                                 Không tưởng nghe vẫn c̣n,

Giác quán xuất tư duy,                           Giác quán vượt suy tư,

Thân tâm bất năng cập.                          Thân tâm chẳng thể đến.

Kim thử Ta Bà Quốc,                             Nay cơi Ta Bà này,

Thanh luận đắc tuyên minh.                                Thanh giáo được giảng rơ. 

Chúng sanh mê bổn văn,                                    Chúng sanh mê Bản Văn,

Tuần thanh cố lưu chuyển,                                 Đuổi theo tiếng lưu chuyển,

A Nan túng cường kư,                            A Nan dù nhớ hay,

Bất miễn lạc tà tư.                                             Chẳng khỏi kẹt tà tưởng.

Khởi phi tùy sở luân,                                         Theo vật bị ch́m đắm,

Triền lưu hoạch vô vọng,                                     Phản văn được ĺa vọng,

A Nan ngữ đế thính,                                           A Nan hăy lắng nghe,

Ngă thừa Phật oai lực,                           Ta thừa oai thần Phật,

Tuyên thuyết Kim Cang Vương,              Khai giảng pháp Kim Cang,

Như huyễn bất tư ngh́,                          Chánh định sanh chư Phật,

Phật mẫu chơn tam muội.                                  Như huyễn bất tư ngh́.

- Ngữ văn vi trần Phật,                            - Ngươi nghe vô số Phật,

Nhất thiết bí mật môn.                            Tất cả pháp bí mật.

Dục lậu bất tiên trừ,                                           Nếu chẳng trừ dục lậu,

Súc văn thành quá ngộ,                          Chấp nghe thành lỗi lầm,

Tương văn tŕ Phật Phật,                                    Dùng nghe, chấp lời Phật,

Hà bất tự văn văn?                                             Đâu bằng nghe bản văn?

- Văn phi tự nhiên sanh,                                     - Nghe chẳng tự nhiên sanh,

Nhân thanh hữu danh tự,                                    Do tiếng có tên “nghe”,

Triền văn dữ thanh thoát,                                    Xoay nghe thoát khỏi tiếng,

Năng thoát dục thùy danh?                                 Đặt tên “nghe” cho ai?

- Nhất căn kư phản nguyên,                                - Nhất căn trở về cội,

Lục căn thành giải thoát,                                    Lục căn thành giải thoát,

Kiến văn như huyễn ế,                            Kiến văn như bệnh nhặm,

Tam giới nhược không hoa.                                Tam giới như hoa đốm. 

Văn phục ế căn trừ,                   Phản văn bệnh nhặm trừ,

Trần tiêu giác viên tịnh,                           Trần tiêu, giác trong sạch,

Tịnh cực quang thông đạt,                                  Cực trong sáng thông suốt,

Tịch chiếu hàm hư không.                                  Chiếu soi khắp hư không. 

Khước lai quán thế gian,                                    Trở lại xem thế gian,

Do như mộng trung sự.                          Đều như việc trong mộng. 

Ma Đăng Già tại mộng,                           Ma Đăng Già trong mộng,

Thùy năng lưu nhữ h́nh!                                     Sao nhiếp được thân ngươi!

- Như thế xảo huyễn sư,                                    - Như người khéo huyễn thuật,

Huyễn tác chư nam nữ,                                     Làm ra h́nh nam nữ,

Tuy kiến chư căn động,                          Dù thấy lục căn động,

Yếu dĩ nhất cơ trừu.                                           Do sợi dây điều khiển

Tức cơ quy tịch nhiên,                           V́ huyễn vốn chẳng tánh,

Chư huyễn thành vô tánh.                                   Dây ngưng thành vắng lặng.

Lục căn diệc như thị,                                         Lục căn cũng như vậy,

Nguyên y nhất tinh minh,                                    Dựa nhất tâm sáng tỏ, 

Phân thành lục ḥa hiệp,                                    Chia thành lục ḥa hợp,

Nhất xứ thành hưu phục.                                    Nhất căn đă về cội. 

Lục dụng giai bất thành.                                     Lục dụng đều chẳng thành. 

Trần cấu ứng niệm tiêu,                          Trần cấu ngay đó tiêu,

Thành viên minh tịnh diệu.                                   Thành sáng tỏ trong sạch. 

Dư trần thượng chư học,                                   Ngôi học c̣n dính bụi, (7)

Minh cực tức Như Lai.                           Cực sáng tức Như Lai.

- Đại chúng cập A Nan,                          - Đại chúng và A Nan,

Triền nhữ đảo văn cơ.                            Xoay cái văn điên đảo.

Phản văn văn tự tánh,                             Phản văn bản tánh văn, (8)

Tánh thành vô thượng đạo,                                 Mới thành vô thượng đạo,

Viên thông thật như thị.                          Viên thông thật như thế.

- Thử thị vi trần Phật,                              - Đây là vô số Phật,

Nhất lộ Niết Bàn môn.                            Một cửa vào Niết Bàn. 

Quá khứ chư Như Lai,                           Quá khứ chư Như Lai,

Tư môn dĩ thành tựu,                                         Do cửa này thành tựu,

Hiện tại chư Bồ Tát.                                           Hiện tại chư Bồ Tát.

Kim các nhập viên minh,                                     Mỗi mỗi vào diệu minh,

Vị lai tu học nhân,                                              Người tu học vị lai,

Đương y như thị pháp.                           Nên y theo pháp này.

Ngă diệc tùng trung chứng,                                 Chẳng những Quán Thế Âm,

Phi duy Quán Thế Âm,                           Ta chứng cũng cửa này,

- Thành như Phật Thế Tôn,                                 - Đúng như lời Thế Tôn,

Tuân ngă chư phương tiện,                                Hỏi về các phương tiện,

Dĩ cứu chư mạt kiếp,                                         Để cứu độ mạt kiếp,

Cầu xuất thế gian nhân,                         Người cầu pháp xuất thế,

Thành tựu Niết Bàn tâm,                                    Thành tựu tâm Niết Bàn,

Quán Thế Âm vi tối.                                            Quán Thế Âm hơn cả.

- Tự dư chư phương tiện,                                   - Ngoài ra phương tiện khác,

Giai thị Phật oai thần,                             Đều là oai thần Phật,

Tức sự xả trần lao,                                            Sâu cạn tùy cơ thuyết,

Phi thị thường tu học,                            Khiến xả bỏ trần lao.

Thiển thâm đồng thuyết pháp.                 Chẳng phải lối tu chánh.

- Đảnh lễ Như Lai tạng.                          - Đảnh lễ Như Lai tạng,

Vô lậu bất tư ngh́,                                             Vô lậu bất tư ngh́,

Nguyện gia bị vị lai,                                            Nguyện giúp đỡ đời sau,

Ư thử môn vô hoặc,                                           Chẳng lầm nơi cửa này,

Phương tiện dị thành tựu,                                  Phương tiện dễ thành tựu,

Khâm dĩ giáo A Nan,                              Để dạy cho A Nan,

Cặp mạt kiếp trầm luân,                                     Và chúng sanh mạt kiếp,

Đản dĩ thử căn tu,                                              Cứ theo căn này tu,

Viên thông siêu dư giả,                          Viên thông hơn pháp khác,

Chơn thật tâm như thị.                           Thế là tâm chơn thật.

GHI CHÚ

(l): Dược xoa (nhẹ nhàng, nhanh chóng), có ba loại:

Địa Dược Xoa: Dùng tài thí nên chẳng thể bay.

Không Dược Xoa: Thiên Dược Xoa: Dùng xe cộ bố thí nên bay được.

Khi Phật chuyển pháp luân. Địa Dược Xoa ca ngợi, Không Dược Xoa nghe. Thiên Dược Xoa ca ngợi. Tứ Thiên Vương cho đến Phạm Thiên nghe.

(2)        Càn Thát Bà (t́m mùi hương): Nhạc thần của Đế Thích.

(3)        Khẩn Na La: Phi nhân, giống người mà đầu có sừng.

(4)        Ma Hầu La Già: Đại mănh xà, bụng lớn.

(5)        Thân với xúc đồng nhau, chẳng phải viên giác quán:

Sự xúc giác rơ ràng, chỉ có thân mới biết, quên thân thuần giác, cũng chẳng phải viên giác, phải như Viên Giác Quán, thân tâm đều siêu việt, chẳng có ngằn mé, mới có thể chẳng nhờ thân biết mà thầm hội (ngộ) vạn pháp. Nay có thân có xúc, th́ sự biết có ngằn mé, chẳng phải viên thông vậy.

(6)        Trụ thành chấp sở trụ, làm sao được viên thông.

Sự nhiếp tâm thật là khó, trước kia tán loạn chỉ e chẳng trụ, sau được tịch tịnh, lại thành sở trụ của tâm. Trụ và chẳng trụ đều chẳng phải bản thể của vô trụ, nên chẳng được viên thông.

(7)        Ngôi học c̣n dính bụi, cực sáng tức Như Lai:

Theo Hoa Nghiêm Hợp Luận: Sơ tâm Bồ Tát v́ ḷng tin Chơn Như vững chắc, được thấy biết ít phần của thân Như Lai chẳng đoạn diệt, chẳng khứ lai, nhưng Bồ Tát này c̣n chưa thể ĺa sự phân biệt vi tế, nên chỉ thấy thô dụng, chưa được vào ngôi pháp thân.

Tịnh tâm Bồ Tát c̣n thấy vi tế dụng, như thế dần dần tiến lên, cho đến bậc Bồ Tát cứu cánh, mới hết thấy vi tế dụng, gọi là thân thọ dụng.

V́ có nghiệp thức, mới có tâm thấy thọ dụng, nếu ĺa nghiệp thức th́ chẳng thể thấy. Tại sao? V́ tất cả Như Lai đều là pháp thân; pháp thân chẳng có sắc tướng sai biệt để thấy nhau, nên chẳng thể thấy.

Tại sao hết thấy vi tế dụng, gọi là thân thọ dụng? V́ c̣n có thân thọ dụng để biết sự “hết thấy”, vẫn là tướng vi tế của nghiệp thức. Các bậc hữu học và vô học c̣n dính mắc tướng vi tế này, như gương dính bụi, nên nói “Ngôi học c̣n dính bụi”. Nếu nghiệp thức vi tế đă sạch, chẳng thấy có sự thọ dụng, gọi là pháp thân Như Lai. Vậy bụi sạch gương sáng tỏ, nên nói “Cực sáng tức Như Lai”.

(8)        Phản văn bản tánh văn:

Nếu chấp cái nghe là thật, th́ không nghe ngoài phải nghe trong, không nghe động phải nghe tịnh. Nghe trong, ngoài, động, tịnh, đều là bỏ gốc theo ngọn, nên gọi là cái nghe điên đảo. Xoay cái nghe điên đảo này về chánh, chánh th́ chẳng có năng văn, sở văn, vậy mới gọi là Phản văn, cũng là Bản tánh văn; nghịch cảnh trần, hợp giác tánh, nên gọi là chánh. Đă trở về bản văn, tức thấy bản lai diện mục, cũng là tánh Văn này, liền thành vô thượng Bồ Đề.

*****

A Nan cùng đại chúng được khai thị lớn, thân tâm sáng suốt, rơ biết đạo Bồ Đề và Đại Niết Bàn, cũng như có người đi xa, dù chưa được trở về, nhưng đă biết rơ con đường về nhà. Đại chúng trong hội với Thiên Long Bát Bộ, hàng nhị thừa hữu học và tất cả Bồ Tát mới phát tâm, gấp mười lần hằng sa, đều nhận được bản tâm, xa ĺa trần cấu, được pháp nhăn trong sạch. Tỳ Kheo ni Tánh nghe bài kệ xong, liền đắc quả A La Hán, vô số chúng sanh đều phát tâm Vô Đẳng Đẳng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

A Nan ở trong chúng sửa áo chỉnh tề, chắp tay đảnh lễ, nơi tâm sáng tỏ, ḷng bi hoan hỷ. V́ muốn lợi ích cho chúng sanh vị lai, cúi đầu bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nay con đă ngộ pháp môn thành Phật, theo đó tu hành, chẳng c̣n nghi hoặc. Con thường nghe Như Lai nói: tự ḿnh chưa ngộ mà độ người khác trước, ấy là chỗ phát tâm của Bồ Tát; Tự Giác đă trọn, hay giác ngộ người khác, ấy là sự độ thế của Như Lai. Con dù chưa được ngộ, nhưng nguyện độ tất cả chúng sanh trong đời mạt pháp. Thế Tôn, những chúng sanh này cách Phật ngày càng xa, bọn tà sư thuyết pháp như hằng sa, muốn nhiếp tâm họ nhập Tam Ma Địa, th́ nên khiến họ dựng lập đạo tràng như thế nào để xa ĺa các ma sự, được chẳng lui sụt nơi tâm Bồ Đề.

Bấy giờ, Thế Tôn ở trong chúng khen ngợi A Nan:

- Lành thay! Lành thay! Như ngươi hỏi về sự an lập đạo tràng, cứu giúp chúng sanh ch́m đắm trong đời mạt pháp, ngươi hăy lắng nghe, ta sẽ v́ ngươi mà nói.

A Nan và đại chúng kính vâng lời dạy của Phật.

Phật bảo A nan:

- Ngươi thường nghe ta khai giảng ba nghĩa quyết định của sự tu hành trong Luật Tạng, ấy là: Nhiếp tâm thành giới, từ giới sanh định, từ định phát huệ, gọi là ba vô lậu học.

- A Nan! Làm sao nhiếp tâm gọi là Giới?

- Nếu chúng sanh lục đạo trong thế giới, tâm chẳng dâm dục, th́ chẳng theo ḍng sanh tử tương tục.

- Người tu chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm dâm dục chẳng trừ th́ chẳng thể ra khỏi, dẫu cho có nhiều trí thiền định hiện tiền, nếu chẳng đoạn dâm, ắt phải lạc vào ma đạo, hạng trên thành ma vương, hạng giữa thành ma dân, hạng dưới thành ma nữ.   Bọn ma kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng đă thành đạo vô thượng, sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, bọn ma dân này sôi nổi trên thế gian, thịnh hành tham dâm, tự xưng là Thiện tri thức, khiến chúng sanh sa vào hầm ái kiến, lạc mất đạo Bồ Đề.

- Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, trước nhất phải dứt dâm dục, ấy là lời dạy bảo rơ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ nhất của chư Phật.

- A Nan! Nếu chẳng dứt dâm dục mà tu thiền định, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dù trải qua trăm ngàn kiếp, cũng chỉ là cát nóng. Tại sao? V́ cát vốn chẳng phải là cơm vậy. Nếu lấy thân dâm mà cầu diệu quả của Phật, dẫu được khai ngộ cũng chỉ là gốc dâm; cội gốc đă thành dâm th́ phải trôi lăn trong tam ác đạo, chẳng thể thoát khỏi, vậy làm sao có thể tu chứng đạo Niết Bàn!  Ắt phải khiến thân tâm đều dứt hết sự dâm, cả cái dứt cũng chẳng có, th́ mới có thể hy vọng chứng quả Bồ Đề.

- Như lời ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế là tà ma thuyết.

- A Nan! Lại chúng sanh lục đạo trong thế giới, nếu tâm chẳng sát hại th́ chẳng theo ḍng sanh tử tương tục.

- Người tu chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, th́ chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo quỷ thần.  Hạng trên thành đại lực quỷ, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại quỷ soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loài quỷ thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng đă thành đạo vô thượng, sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại quỷ thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ Đề.

- A Nan! Sở dĩ ta tạm cho hàng Tỳ Kheo ăn Ngũ Tịnh Nhục, việc này đều do thần lực của ta hóa thành, vốn chẳng có sinh mạng. V́ xứ Bà La Môn đất đai phần nhiều ẩm ướt, lại thêm cát đá, rau cỏ chẳng sanh, nên ta dùng sức đại bi tạm thời hóa ra, giả danh là thịt, cho các ngươi được ăn. Nhưng tiếc thay, sau khi Như Lai diệt độ, người mang tên Phật tử lại ăn thịt chúng sanh!

- Các ngươi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam Ma Địa, nhưng đều là giống La Sát, khi hết phước báu, ắt phải ch́m đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao được ra khỏi luân hồi!

- Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, phải dứt trừ sát sanh, ấy là lời dạy rơ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ hai của chư Phật!

- A Nan! Nếu chẳng dứt sát hại mà tu thiền định, cũng như có người tự bịt lỗ tai, lớn tiếng kêu to mà mong người khác chẳng nghe, bọn này gọi là muốn giấu mà càng lộ. Hàng Tỳ Kheo trong sạch và chư Bồ Tát, đi trong đường tẻ c̣n chẳng dẫm trên cỏ, huống là nhổ cỏ. Làm sao người có ḷng đại bi lại ăn thịt chúng sanh?

- Nếu Tỳ Kheo chẳng mặc tơ lụa, chẳng mang giày dép da cừu, chẳng ăn những tô lạc đề hồ... thuộc bộ phận thân thể của chúng sanh, th́ Tỳ Kheo này nơi thế gian gọi là chơn giải thoát, khi nợ xưa trả sạch th́ chẳng sanh vào tam giới. Tại sao? V́ dùng những bộ phận thân thể của chúng sanh để ăn mặc, th́ phải trả nợ chúng sanh. Như người ăn lúa thóc từ đất mọc th́ chân chẳng ĺa đất. Cũng vậy, người mà đối với thân thể của chúng sanh đều chẳng ăn chẳng mặc, ta nói người này là chơn giải thoát.

- Như lời ta thuyết, gọi là Phật thuyết chẳng thuyết như thế tức là ma thuyết.

- A Nan! Lại như chúng sanh lục đạo trong thế giới, tâm chẳng trộm cắp th́ chẳng theo ḍng sanh tử tương tục.

- Người tu chánh định, cốt ra khỏi trần lao, nếu tâm trộm cắp chẳng trừ th́ chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt tâm trộm cắp, ắt phải lạc vào tà đạo. Hạng trên thành tinh linh, hạng giữa thành yêu mị, hạng dưới thành kẻ tà. Bọn tà đạo kia cũng có đồ chúng mỗi mỗi tự xưng đă thành đạo vô thượng. Sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, bọn tà ma kia sôi nổi trong thế gian, che giấu sự gian dối, tự xưng là thiện tri thức, đă được pháp Thượng Nhân, lừa gạt kẻ không biết, khiến lạc mất bản tâm. Hễ họ đến chỗ nào th́ người chỗ đó gia tài bị tiêu tan.

- Ta dạy các Tỳ Kheo tùy nghi khất thực, xả bỏ ḷng tham, mới thành đạo Bồ Đề. Các Tỳ Kheo chẳng tự nấu ăn, huyễn thân tạm gởi nơi tam giới, thị hiện một đời sanh tử, đi rồi chẳng về (giải thoát sanh tử th́ ra khỏi luân hồi, chẳng về tam giới). Tại sao bọn giặc mặc áo đạo Phật, giả mạo Tỳ Kheo buôn bán Như Lai, tạo đủ thứ nghiệp đều nói là Phật pháp! Kỳ thật, họ chẳng phải người chánh thức xuất gia, có thọ giới Tỳ Kheo của đạo Tiểu Thừa. Do vậy, khiến vô số chúng sanh mắc phải nghi lầm, đọa địa ngục A Tỳ.  Sau khi ta diệt độ, nếu có Tỳ Kheo phát tâm quyết định tu Tam Ma Địa, ở trước h́nh tượng Phật đốt một lóng tay hay đốt một liều trên thân, ta nói người ấy, những nợ xưa từ vô thỉ đều sẽ được dần dần trả hết, từ giă thế gian, thoát hẳn phiền năo, dù chưa được ngộ đạo vô thượng, nhưng đối với Phật pháp đă có ḷng tin quyết định. Nếu chẳng làm cái nhân xả thân nhỏ mọn này, th́ dẫu thành vô vi, ắt phải c̣n sanh cơi người, trả các nợ xưa, như quả báo Mă Mạch của ta chẳng có sai khác (Mă Mạch: lúa ḿ để cho ngựa ăn).

LƯỢC GIẢI

Kinh Hưng Khởi Hành nói:

Vua nước Tùy La Nhiên thỉnh Phật và 500 vị Tỳ Kheo về nước kiết hạ, vua đích thân cúng dường vừa được sáu ngày th́ bị thiên ma mê hoặc, khiến trở về cung vua ch́m đắm ngũ dục, quên sự cúng dường. Các Tỳ Kheo phải đi khất thực, mà liên tiếp ba ngày đều chẳng khất được món ăn nào cả.

Lúc đó, có người nuôi ngựa nói với các Tỳ Kheo rằng: “Nay con có mă mạch, quí Thầy ăn được chăng? Nếu ăn được th́ con sẽ cúng dường”. Từ đó ăn mă mạch cho đến măn hạ.

Phật bảo: “Trong quá khứ đời Phật Tỳ Bà Diếp, ta làm Bà La Môn, thông đạt Tứ Vệ Đà Kinh, có dạy 500 đồng tử trên núi Phạn Chí.  Khi ấy, vua thiết hội cúng dường Phật Tỳ Bà Diếp, có một Tỳ Kheo mắc bệnh chẳng đi được. Phật và đại chúng ăn xong, rồi thỉnh thực cho Tỳ Kheo mắc bệnh. Khi đi ngang núi Phạn Chí, Bà La Môn ấy ngửi được mùi cơm rất thơm, nói rằng: “Bọn Sa Môn trọc đầu nên ăn mă mạch, chẳng nên ăn cơm này”.

Các đồng tử cũng nói: “Bọn thầy tṛ này phải ăn mă mạch mới đúng”!

Bà La Môn thuở đó tức là ta, 500 đồng tử tức 500 Tỳ Kheo theo ta kiết hạ đây; Tỳ Kheo mắc bệnh tức là Di Lặc. Do nhân duyên này, vào địa ngục trải qua vô số kiếp, nay dù đă đắc đạo, vẫn c̣n phải chịu quả báo, ăn mă mạch ba tháng.

Theo nhân quả kể trên, Phật đă từng xả máu thịt cho diều hâu ăn, xả thân mạng cho cọp ăn, mà c̣n phải chịu quả báo mă mạch. Vậy đâu thể do đốt tay và đốt liều trên thân mà trả hết nợ xưa từ vô thỉ được!

Sự đốt tay, đốt liều là để tăng cường ḷng chánh tín, quên thân v́ đạo. Cần phải quên thân hành đạo, cuối cùng mới tự nhiên trả hết nợ xưa, trọn thành Phật đạo.

*****

- Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, phải dứt tâm trộm cắp, ấy là lời dạy rơ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ ba của chư Phật.

- A Nan! Nếu chẳng dứt tâm trộm cắp, mà tu Thiền định, cũng như người lấy nước rót vào b́nh chảy, mong cho đầy b́nh, dù trải qua vô số kiếp, cũng không thể đầy.

- Nếu hàng Tỳ Kheo ngoài y bát ra, mảy may không tích trữ, xin ăn có dư, bố thí cho kẻ đói, giữa nơi nhóm họp, chắp tay đảnh lễ chúng, có người đánh mắng, đồng như khen ngợi, quyết định xả bỏ thân tâm, với tất cả chúng sanh cộng chung một da thịt xương máu.   Chẳng lấy thuyết bất liễu nghĩa của Như Lai làm chỗ hiểu của ḿnh, rồi dạy lầm mà hại cho kẻ sơ học, th́ Phật ấn chứng người ấy được chơn tam muội.

- Như lời ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế tức tà ma thuyết.

- A Nan! Chúng sanh lục đạo trên thế giới, dù nơi thân tâm chẳng c̣n Sát, Đạo, Dâm, nếu mắc phải đại vọng ngữ, th́ với Tam Ma Địa chẳng được trong sạch, thành giống ma ái kiến, lạc mất giống Phật. Chưa đắc quả nói đă đắc, chưa chứng ngộ nói đă chứng; như bảo người khác rằng: “Nay tôi đă được quả Tu Đà Hoàn, quả Tư Đà Hàm, quả A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, cho đến Bồ Tát Thập Địa; hoặc v́ cầu sự thù thắng bậc nhất nơi thế gian, hoặc v́ tham sự cúng dường, bảo họ lễ sám. Bọn Nhất Xiển Đề này tiêu diệt giống Phật, như người lấy dao chặt cây Đa La (cây này hễ găy th́ chẳng sống được nữa), Phật thọ kư người ấy mất hẳn thiện căn, chẳng có Chánh kiến, ch́m đắm trong tam ác đạo, chẳng thể thành tựu chánh định.

- Ta phó chúc các Bồ Tát và A La Hán, sau khi ta diệt độ, nên ứng thân trong thời mạt pháp, hiện đủ thứ h́nh tướng, cứu độ chúng sanh bị luân chuyển. Hoặc làm Sa Môn, Bạch Y Cư Sĩ, vua, chúa, quan lại, đồng nam, đồng nữ, như thế cho đến người dâm nữ, quả phụ, kẻ gian dối, trộm cắp, đồ tể v.v... cộng sự với họ, khen ngợi Phật thừa, khiến thân tâm họ được vào Tam Ma Địa. Trọn chẳng tự nói ta là Chơn Bồ Tát, chơn A La Hán, tiết lộ mật nhân của Phật để khinh kẻ hậu học, chỉ trừ đến khi lâm chung càng có sự phó chúc cho người nối pháp làm sao người ấy lại mê hoặc chúng sanh, tự tạo tội, thành đại vọng ngữ, để vào ngục A Tỳ!

- Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, sau cùng phải dứt trừ đại vọng ngữ, ấy là lời dạy rơ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ tư của chư Phật.

- A Nan! Nếu chẳng dứt đại vọng ngữ, cũng như lấy phẩn người khắc h́nh cây Chiên Đàn, muốn được mùi thơm th́ chẳng có chỗ đúng.

- Ta dạy Tỳ Kheo Trực Tâm là đạo tràng, tất cả hạnh nơi tứ oai nghi c̣n chẳng giả dối, làm sao lại tự xưng đă được pháp Thượng Nhân, ví như người nghèo vọng xưng là vua chỉ tự cầu tội chém, huống là trộm cắp danh hiệu của Pháp Vương!

- Cần phải biết, nhân địa chẳng chơn th́ chiêu quả quanh co, nếu như thế mà cầu đạo Bồ Đề, cũng như người muốn tự cắn rốn ḿnh, đâu thể thành tựu!

- Nếu các Tỳ Kheo, tâm ngay thẳng như dây đàn, tất cả chơn thật, vào Tam Ma Địa, hẳn không kẹt ma sự, ta ấn chứng người ấy thành tựu Bồ Tát vô thượng tri giác.

- Như lời ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế tức tà ma thuyết.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

TK Thích Duy Lực

Dịch từ Hán sang Việt và lược giải

QUYỂN BẢY

- A Nan! Ngươi hỏi cách nhiếp tâm, trước ta đă nói về pháp môn vi diệu, tu tập Tam Ma Địa. Người cầu đạo bồ đề trước tiên phải giữ bốn thứ luật nghi kể trên, trong sáng như băng tuyết để làm căn bản, tự nhiên chẳng sanh tất cả nhánh lá; nhờ đó, ba ư nghiệp và bốn khẩu nghiệp ắt chẳng có nhân để sanh khởi. A Nan, nếu giữ kỹ bốn giới chẳng bỏ sót, tâm c̣n chẳng duyên theo Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, th́ tất cả ma sự làm sao c̣n sanh khởi được?

- Nếu có tập khí xưa chẳng thể diệt trừ, ngươi dạy người ấy nhất tâm tụng tŕ "Phật Đảnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát La (thuần trắng chẳng ô nhiễm) Vô Thượng Thần Chú" của ta, ấy là cái tâm chú do Vô Kiến Đảnh Tướng Như Lai, từ nơi đảnh đầu hiện ra Vô Vi Tâm Phật, ngồi trên bửu liên hoa mà thuyết.

- Ngươi và Ma Đăng Già, do tập khí ân ái từ nhiều kiếp, ta vừa tuyên thuyết thần chú, liền khiến Ma Đăng Già thoát hẳn ḷng yêu, đắc quả A La Hán. Nàng kia là dâm nữ, chẳng có tâm tu hành, nhờ thần lực thầm giúp, được mau chứng vô học, huống là hàng Thanh Văn các ngươi trong hội, cầu tối Thượng Thừa, nhất định thành Phật, cũng như bụi bay theo chiều gió, đâu có ngăn ngại ǵ?

- Nếu người đời mạt pháp muốn ngồi đạo tràng, trước tiên phải giữ giới cấm trong sạch của Tỳ Kheo, cần phải lựa chọn vị Sa Môn giữ giới trong sạch bậc nhất để làm thầy ḿnh, nếu chẳng gặp vị tăng thật trong sạch, th́ giới luật của người ấy ắt chẳng thành tựu.

- Khi giới đă thành tựu, nên mặc y áo sạch sẽ, đốt hương an cư, tụng 108 biến thần chú do tâm Phật sở thuyết, rồi kết giới dựng lập đạo tràng, cầu xin Vô Thượng Như Lai hiện ở các quốc độ mười phương, phóng hào quang đại bi đến chiếu soi đảnh đầu ḿnh.

- A Nan! Trong đời mạt pháp, những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Bạch Y, đàn việt, tâm diệt tham dâm, giữ giới trong sạch, phát nguyện Bồ Tát, khi ra vào nơi đạo tràng, đều tắm rửa sạch sẽ, sáu thời hành đạo chẳng ngủ, đến 21 ngày, ta tự hiện thân trước người ấy, xoa đảnh an ủi, khiến được khai ngộ.

A Nan bạch Phật:

- Con nhờ lời từ bi dạy bảo vô thượng của Như Lai, tâm đă khai ngộ, tự biết con đường tu chứng thành đạo vô học. Nhưng người tu hành đời mạt pháp muốn lập đạo tràng, cần kết giới thế nào, cho hợp với quy tắc trong sạch của chư Phật?

Phật bảo A Nan:

- Nếu người đời mạt pháp muốn lập đạo tràng, trước tiên phải lấy phân nhuyễn mịn của loài trâu trắng ở Tuyết Sơn, ḥa với đất vàng và mười thứ thảo mộc thơm như Chiên Đàn, trầm hương v.v... để làm nền đạo tràng; nơi đất bằng đào sâu 5 thước, xây đàn h́nh bát giác, chu vi rộng 16 thước, chính giữa đàn chưng một hoa sen bằng kim loại trong hoa sen để một bát đựng nước sương mù tháng tám, trong nước để nhiều lá sen; chung quanh bát sen đặt 8 cái gương tṛn nơi 8 góc, bên ngoài gương đựng l6 bông sen, xen với l6 lư hương, trong lư đốt bột trầm hương và dùng các thứ đồ ăn quư làm bánh sữa, đựng 16 chén để cúng dường chư Phật và Đại Bồ Tát. Trước đàn để một lư than nhỏ, đến mỗi bữa ăn hoặc nửa đêm, dùng mật ong và tô lạc đổ vào lư than, đốt lên cúng dường Phật Bồ Tát.

- Bốn phía bên ngoài treo phướn hoa, bốn vách trong đàn treo h́nh tượng của Chư Phật Bồ Tát, hai bên cửa treo tượng Hộ Pháp Long Thiên, lại lấy 8 cái gương treo úp hư không, chiếu thẳng vào 8 gương tṛn trong đàn, khiến thành h́nh bóng nhiều lớp xen nhau, trùng trùng vô tận.

- Trong thất đầu, chí thành đảnh lễ chư Phật Đại Bồ Tát và A La Hán, sáu thời nhiễu đàn tụng chú, chí tâm hành đạo; thất thứ hai, chuyên tâm phát nguyện Bồ Tát chẳng gián đoạn; thất thứ ba, mười hai thời luôn luôn tŕ chú, đến ngày thứ bảy, mười phương Như Lai cùng hiện trong ánh sáng gương, được Phật xoa đầu, liền nơi đạo tràng vào Tam Ma Địa. Người đời mạt pháp tu học như thế, th́ được thân tâm sáng tỏ, trong sạch như lưu ly, A Nan, nếu bổn sư truyền giới của Tỳ Kheo này và mười Tỳ Kheo đồng tu trong đàn, trong đó có một người giữ giới chẳng được trong sạch, th́ đạo tràng này chẳng thể thành tựu.

- Sau thất thứ ba, tĩnh tọa an cư trải qua 100 ngày, nếu người lợi căn, có thể ngay đó chứng sơ quả, dẫu cho thân tâm chưa thành chánh quả, nhưng được tự biết nhất định sẽ thành Phật chẳng sai.   Ngươi hỏi cách kiến lập đạo tràng là như thế.

A Nan đảnh lễ chân Phật và bạch rằng:

- Từ khi xuất gia, con ỷ lại nơi ḷng thương của Phật, ham cầu đa văn, chưa chứng quả vô vi, nên bị kẹt vào tà thuật của Phạn Thiên, tâm dù rơ ràng, nhưng sức chẳng tự do, nhờ gặp Văn Thù, khiến con được giải thoát. Dù thầm nhờ sức thần chú của Như Lai, nhưng c̣n chưa nghe chú ấy, xin nguyện Đức Thế Tôn Đại Từ tuyên thuyết lại cho, thương xót cứu giúp các hàng tu hành trong hội này và những người đời sau c̣n trong luân hồi, nhờ mật âm của Phật mà thân tâm được giải thoát. Bấy giờ, đại chúng trong hội thảy đều đảnh lễ, chờ nghe thần chú bí mật của Phật.

Khi ấy, Thế Tôn từ nơi nhục kế phóng ra trăm thứ hào quang, trong hào quang hiện ra bửu liên hoa ngàn cánh có hóa thân Phật ngồi trong liên hoa, trên đảnh phóng ra mười tia ánh sáng, trong mỗi tia đều hiện ra mười hằng sa Hộ Pháp Kim Cang, đội núi, cầm chày, khắp cơi hư không. Đại chúng ngó thấy đều kính mến, cầu Phật gia hộ, một ḷng nghe Phóng Quang Như Lai nơi Vô Kiến Đảnh Tướng của Phật tuyên thuyết thần chú.

CHÚ LĂNG NGHIÊM

ĐỆ NHỨT

Nam mô tát đát tha tô già đa da a ra ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa. Tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni san.

Nam mô tát bà bột đà bột địa, tát đa bệ tệ.

Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đà cu tri nẩm. Ta xá ra bà ca tăng già nẩm.

Nam mô lô kê a la hán đa nẩm.

Nam mô tô lô đa ba na nẩm.

Nam mô ta yết rị đà già di nẩm.

Nam mô lô kê tam miệu già đa nẩm. Tam miệu già ba ra để ba đa na nẩm.

Nam mô đề bà ly sắc nỏa.

Nam mô tất đà da tỳ địa da đà ra ly sắt nỏa. Xá ba noa yết ra ha ta ha ta ra ma tha nẩm.

Nam mô bạt ra ha ma ni.

Nam mô nhơn đà ra da.

Nam mô bà già bà đế, lô đà ra da. Ô ma bát đế, ta hê dạ da.

Nam mô bà già bà đế.

Na ra dỏa noa da. Bàn giá ma ha tam mộ đà ra.

Nam mô tất yết rị đa da.

Nam mô bà già bà đế, ma ha ca ra da. Địa rị bác lặc na già ra. Tỳ đà ra ba noa ca ra da. A địa mục đế. Thi ma xá na nê bà tất nê.  Ma đát rị già noa.

Nam mô tất yết rị đa da.

Nam mô bà già bà đế. Đa tha già đà cu ra da.

Nam mô bát đầu ma cu ra da.

Nam mô bạt xà ra cu ra da.

Nam mô ma ni cu ra da.

Nam mô già xà cu ra gia.

Nam nô bà già bà đế, đế rị trà du tây na, ba ra ha ra noa ra xà dà, đa tha già đa da.

Nam mô bà già bà đế.

Nam mô a di đa bà da, đa tha dà đa la, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.

Nam mô bà già bà đế, a sô bệ da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.

Nam mô bà già bà đế, bệ sa xà da cu lô phệ trụ rị da bát ra bà ra xà da, đa tha già đa da.

Nam mô bà già bà đế, tam bổn sư bí da, tát lân nại ra lặc xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.

Nam mô bà già bà đế, xá kê dă mẫu na duệ, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.

Nam mô bà già bà đế, lặc đác na kê đô ra xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da, đế biều nam mô tát yết rị đa, ế đàm bà giá bà đa, tát đác tha già đô sắc ni sam, tát đác đa bác đác lam.

Nam mô a bà ra thị đam, bác ra đế dương kỳ ra, tát ra bà bộ đa yết ra ha, ni yết ra ha yết ca ra ha ni, bạc ra bí địa da sất đà nể, a ca ra mật rị trụ, bát rị đát ra da nảnh yết rị, tát ra bà bàn đà na mục xoa ni, tát ra bà đột sắc tra đột tất phạp bát na nể phạt ra ni, giả đô ra thất đế nẫm, yết ra ha ta ha tát ra nhă xà, tỳ đa băng ta na yết rị, a sắc tra băng xá đế nẫm, na xoa sát đác ra nhă xà, ba ra tát đà na yết rị, a sắc tra nẫm, ma ha yết ra ha nhă xà, tỳ đa băng tát na yết rị, tát bà xá đô lô nể bà ra nhă xà, hô lam đột tất phạp nan giá na xá ni, bí sa xá tất đác ra, a kiết ni ô đà ca ra nhă xà, a bát ra thị đa cu ra ma ha bác ra chiến tŕ, ma ha điệp đa, ma ha đế xà, ma ha thuế đa xà bà ra, ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể, a rị da đa ra, tỳ rị cu tri, thệ bà tỳ xà da, bạc xà ra ma lễ để, tỳ xá lô đa, bột đằng dơng ca, bạt xà ra chế hắt na a giá, ma ra chế bà bác ra chất đa, bạc xà ra thiện tŕ, tỳ xá ra giá, phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa,tô ma lô ba, ma ha thuế đa, a rị da đa ra, ma ha bà ra, a bác ra, bạt xà ra thương yết ra chế bà, bạt xà ra cu ma rị, cu lam đà rị, bạt xà ra hắc tát đa giá tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca, khuất tô mẫu bà yết ra đá na, bệ lô giá na cu rị da, dạ ra thố sắt ni sam, tỳ chiết lam bà ma ni giá, bạt xà ra ca na ca ba ra bà, lô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá, thuế đa giá ca ma ra sát xa thi ba ra bà, ế đế di đế, mẫu đà ra yết noa, ta bệ ra sám, quật

phạm đô, ấn thố na mạ mạ tỏa. 

ĐỆ NHỊ

Ô hồng, rị sắt yết noa, bác lặc xá tất đa, tát đát tha già đô sắc ni sam. Hổ hồng, đô lô ung chiêm bà na, Hổ hồng, đô lô ung tất đam bà na. Hổ hồng, đô lô ung ba ra sắc địa da tam bát xá noa yết ra. Hổ Hồng, đô lô ung, tát bà dược xoa hắt ra sát ta, yết ra ha nhă xà, tỳ đằng băng tát na yết ra. Hổ hồng, đô lô ung, giả đô ra thi để nẫm, yết ra ha, ta ha thi để nẫm, yết ra ha, ta ha tát ra nẫm, tỳ đằng băng tát na ra. Hổ hồng, đô lô ung, ra xoa, bà già phạm tát đát tha già đô sắc ni sam, ba ra điểm xà kiết rị, ma ha ta ha tát ra, bột thọ ta ha tát ra thất rị sa, cu tri ta ha tát nê đế lệ, a tệ đề thị bà rị đa, tra tra anh ca ma ha bạt xà lô đà ra, đế rị bồ bà na, man trà ra, ô hồng, ta tất đế bạc bà đô, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa. 

ĐỆ TAM

Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ, a kỳ ni bà dạ, ô đà ca bà dạ, tỳ xa bà dạ, xá tát đa ra bà dạ, bà ra chước yết ra bà dạ, đột sắc xoa bà dạ, a xá nể bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ, đà ra ni bộ di kiếm ba già bà đà bà dạ, ô ra ca bà đa bà dạ, lặc xà đàng trà bà dạ, na già bà dạ, tỳ điều đát bà dạ, tô ba ra noa bà dạ, dược xoa yết ra ha, ra xoa tư yết ra ha, tất rị đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, bổ đơn na yết ra ha, ca tra bổ đơn na yết ra ha, tất kiền độ yết ra ha, a bá tát ma ra yết ra ha, ô đàn ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, hê rị bà đế yết ra ha, xă đa ha rị nẫm, yết bà ha rị nẩm, lô địa ra ha rị nẩm, mang ta ha rị nẩm, mê đà ha rị nẩm, ma xà ha rị nẩm, xà đa ha rị nữ, thị tỷ đa ha rị nẩm, tỳ đa ha rị nẩm bà đa ha rị nẩm, a du giá ha rị nữ, chất đa ha rị nữ, đế sam tát bệ sam, tát bà yết ra ha nẩm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ba rị bạt ra giả ca hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, trà diễn ni hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha bát du bác đát dạ, lô đà ra hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na ra dạ noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, đát đỏa già lô trà tây hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha ca ra ma đát rị già noa hất rị đởm, tỳ đà dà xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ca ba rị ca hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà da di, kê ra dạ di, xà dạ yết ra, ma độ yết ra tát bà ra tha ta đạt na hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, giả đốt ra bà kỳ nể hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ rị dương hất rị tri, nan đà kê sa ra dà noa bác đế, sách hê dạ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na yết na xá ra bà noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na yết na xá ra bà noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, a-la-hán hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ đa ra già hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, bạt xả ra ba nể, cu hê dạ, cu hê dạ xa địa bát đế hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ra thoa vỏng, bà dà phạm, ấn thố na mạ mạ tỏa.

ĐỆ TỨ

Bà già phạm, tát đát đa bác đá ra, Nam mô tư lô đô đế, a tất đa na ra lặc ca, ba ra bà tất phổ tra, tỳ ca tát đát đa bát đế rị, thập Phật ra thập Phật ra, đà ra đà ra, tần đà ra, tần đà ra, sân đà sân đà. Hổ hồng. Hổ hồng, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, ta ha, hê hê phấn, a mâu ca da phấn, a ba ra đề ha đa phấn, ba ra bà ra đà phấn, a tố ra tỳ đà ra ba ca phấn, tát bà đề bệ tệ phấn, tát bà na già tệ phấn, tát bà dược xoa tệ phấn, tát bà kiền thát bà tệ phấn, tát bà bổ đơn na tệ phấn, ca tra bổ đơn na tệ phấn, tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn, tát bà đột sáp tỷ lê hất sắc đế tệ phấn, tát bà thập bà lê tệ phấn, tát bà a bá tất ma lê tệ phấn, tát bà xá ra bà noa tệ phấn, tát bà địa đế kê tệ phấn, tát bà đát ma đà kê tệ phấn, tát bà tỳ đà da ra thệ giá lê tệ phấn, xà dạ yết ra ma độ yết ra, tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn; tỳ địa dạ giá lê tệ phấn, giả đô ra phược kỳ nể tệ phấn, bạt xà ra cu ma rị, tỳ đà dạ ra thệ tệ phấn, ma ha ba ra đinh dương xoa tỳ rị tệ phấn, bạt xà ra thương yết ra dạ, ba ra trượng kỳ ra xà da phấn, ma ha ca ra dạ, ma ha mạt đát rị ca noa. Nam mô ta yết rị đa dạ phấn, tỷ sắc noa tỳ duệ phấn, bột ra ha mâu ni duệ phấn, a kỳ ni duệ phấn, ma ha yết rị duệ phấn, yết ra đàn tŕ duệ phấn, miệc đát trị duệ phấn, lao đát rị duệ phấn, giá văn trà duệ phấn, yết la ra đát rị duệ phấn, ca bác rị duệ phấn, a địa mục chất đa ca thi ma xá na, bà tư nể duệ phấn, diễn kiết chất, tát đỏa bà tỏa, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa. 

ĐỆ NGŨ

Đột sắc tra chất đa, a mạt đát rị chất đa, ô xà ha ra, già bà ha ra, lô địa ra ha ra, ta bà ha ra, ma xà ha ra, xà đa ha ra, thị tỷ đa ha ra, bạc lược dạ ha ra, kiền đà ha ra, bố sử ba ha ra, phả ra ha ra, bà tỏa ha ra, bác ba chất đa, đột sắc tra chất đa, lao đà ra chất đa, dược xoa yết ra ha, ra sát ta yết ra ha, bế lệ da yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, tất kiền đà yết ra ha, ô đát ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, trạch khê cách trà kỳ ni yết ra ha, rị Phật đế yết ra ha, xà di ca yết ra ha, xá cu ni yết ra ha, lao đà ra nan địa ca yết ra ha, a lam bà yết ra ha, kiền độ ba ni yết ra ha, thập Phật ra yên ca hê ca, trụy đế dược ca, đát lệ đế dược ca, giả đột thác ca, ni đề thập phạt ra, tỷ sam ma thập phạt ra, bạc để ca, tỷ để ca, thất lệ sắt mật ca, ta nể bác đế ca, tát bà thập phạt ra, thất lô kiết đế, mạt đà bệ đạt lô chế kiếm, a tỷ lô kiềm, mục khê lô kiềm, yết rị đột lô kiềm, yết ra ha yết lam, yết na du lam, đản đa du lam, hất rị dạ du lam, mạt mạ du lam, bạt rị thất bà du lam, tỷ lật sắc tra du lam, ô đà ra du lam, yết tri du lam, bạt tất đế du lam, ô lô du lam, thường già du lam, hắc tất đa du lam, bạt đà du lam, ta pḥng án già bác ra trượng già du lam, bộ đa tỷ đa trà, trà kỳ ni thập bà ra, đà đột lô ca kiến đốt lô kiến tri, bà lộ đa tỳ, tát bác lô, ha lăng già, du sa đát ra, ta na yết ra, tỳ sa dụ ca, a kỳ ni ô đà ca, mạt ra bệ ra, kiến đa ra, a ca ra mật rị đốt đát liểm bộ ca, địa lật lặc tra, tỷ rị sắc chất ca, tát bà na cu ra, tứ dẫn già tệ yết ra, rị dược xoa, đác ra sô, mạt ra thị phệ đế sam, ta bệ sam, tất đát đa bác đát ra, ma ha bạc xà lô sắc ni sam, ma ha bác lặc trượng kỳ lam, dạ ba đột đà xá dụ xà na, biện đát lệ noa, tỳ đà da bàn đàm ca lô di, đế thù bàn đàm ca lô di, bát ra tỳ đà, bàn đàm ca lô di, đác điệc tha.

Án, a na lệ, tỳ xá đề, bệ ra bạc xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàn ni phấn. Hổ hồng, đô lô ung phấn, ta bà ha.

*****

- A Nan! Những câu vi diệu, bí mật của "Phật Đảnh Quang Tụ, thuần trắng chẳng ô nhiễm" này, sanh ra tất cả chư Phật:

- Mười phương Như Lai do tâm chú này, được thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác.

- Mười phương Như Lai tŕ tâm chú này, uốn dẹp tà ma, chế phục ngoại đạo.

- Mười phương Như Lai vận tâm chú này, ngồi bửu liên hoa, ứng hiện trong vô số quốc độ.

- Mười phương Như Lai dùng tâm chú này, nơi vô số quốc độ, chuyển đại pháp luân.

- Mười phương Như Lai tŕ tâm chú này, hay ở nơi mười phương xoa đảnh thọ kư cho hàng Bồ Tát, Thanh Văn, cho đến người chưa chứng quả vị.

- Mười phương Như Lai nương tâm chú này, hay ở nơi mười phương cứu vớt các khổ như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đui, điếc, ngọng, câm và bát khổ, những tai nạn lớn nhỏ đồng thời được giải thoát; các nạn: giặc, binh, vua, ngục, băo, lụt, lửa, nước cho đến đói khát nghèo nàn, ngay đó tiêu tan.

- Mười phương Như Lai tùy theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương phụng sự thiện tri thức, trong tứ oai nghi được cúng dường như ư; nơi pháp hội của hằng sa Như Lai, được suy tôn là Đại Pháp Vương Tử.

- Mười phương Như Lai hành theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương nhiếp thọ người có nhân duyên, khiến hàng Tiểu Thừa nghe tạng bí mật, chẳng sanh kinh sợ.

- Mười phương Như Lai tụng tâm chú này, thành Vô Thượng Giác, ngồi dưới cây Bồ Đề vào Đại Niết Bàn.

- Mười phương Như Lai truyền tâm chú này, sau khi diệt độ, phó chúc Phật Pháp, trụ tŕ cứu cánh, nghiêm tịnh giới luật, thảy đều trong sạch.

- Như ta thuyết chú " Phật Đảnh Quang tụ chẳng ô nhiễm" này, từ sáng đến tối chẳng dứt tiếng, trong đó những chữ và câu cũng chẳng trùng điệp, nếu từ đây ngộ nhập, mới biết tất cả hữu t́nh vô t́nh cũng thường thuyết chú này, nên gọi "Đảnh Như Lai" vậy.

- Hàng hữu học các ngươi chưa ra khỏi luân hồi phát tâm chí thành tu chứng quả A La Hán, nếu chẳng tŕ chú này mà ngồi đạo tràng, muốn khiến thân tâm xa ĺa các ma sự th́ chẳng có chỗ đúng.

- A Nan! Nếu có chúng sanh trong các thế giới, tùy theo vật dụng trong đất nước, hoặc lá, giấy, vải trắng để biên chép chú này, đựng trong túi nhỏ, nếu người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ th́ đeo trên ḿnh, hoặc để trong nhà, nên biết người ấy trọn đời chẳng bị các thứ độc hại.

- A Nan! Nay ta v́ ngươi thuyết chú này, cứu giúp thế gian được đại vô úy, thành tựu trí xuất thế gian cho chúng sanh.

- Sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong đời mạt pháp, có người biết tự tŕ tụng, hoặc dạy người khác tŕ tụng chú này, nên biết những chúng sanh tŕ tụng như thế, lửa chẳng thể đốt, nước chẳng thể ch́m, độc chẳng thể hại, cho đến tất cả ác chú của các Thiên Long, quỷ thần, yêu tinh, ma mị đều chẳng thể dính mắc, tâm được chánh thọ, tất cả bùa chú, yểm cổ, kim ngân độc dược, cỏ, cây, sâu, rắn, độc khí muôn loài, vào miệng người ấy đều thành cam lồ. Tất cả ác tinh, quỷ thần, dù có độc tâm hại người, đối với người ấy cũng chẳng thể khởi ác; các ác quỷ vương Tần Na, Dạ Ca (đầu heo mũi voi) cùng các quyến thuộc, đều thọ ơn Phật, thường gia hộ người ấy.

- A Nan nên biết! Chú này thường có tám vạn bốn ngàn vô số chủng tộc Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương, mỗi mỗi đều có quyến thuộc, ngày đêm hộ vệ. Giả sử có chúng sanh nơi tâm tán loạn, chẳng thể vào Tam Ma Địa, miệng niệm tâm tŕ, th́ các vị Kim Cang Vương thường theo ủng hộ thiện nam tử ấy, huống là người có tâm quyết định vào Đạo Bồ Đề, các vị Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương này, khiến người ấy phát ra thần thức, thân tâm tinh tấn, ngay đó được nhớ lại những việc từ tám vạn bốn ngàn hằng sa kiếp đến nay, đều rơ ràng chẳng có nghi hoặc. Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối cùng, đời đời chẳng sanh vào các loài Dược Xoa, La Sát, quỷ bệnh tật, quỷ thúi, quỷ yểm mị, quỷ hút tinh khí, cùng các loài ngạ quỷ có h́nh vô h́nh, có tưởng vô tưởng, và những xứ ác độc.

- Thiện tri thức ấy, hoặc đọc tụng, biên chép, hoặc đeo giữ và cúng dường tâm chú này th́ kiếp kiếp chẳng sanh vào những nơi nghèo nàn hèn hạ và chỗ chẳng an lành.

- Các chúng sanh này, dẫu cho tự thân chẳng làm phước nghiệp, mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ, do đó được trong vô số kiếp thường với chư Phật đồng sanh một chỗ, vô lượng công đức như chùm quả ác xoa, đồng một chỗ huân tu, trọn chẳng chia cách.  Cho nên, Tâm chú này hay khiến người đă phá giới được giới căn trong sạch, người chưa đắc giới khiến cho đắc giới, người chẳng tinh tấn, chẳng trí huệ, chẳng trong sạch, chẳng trai giới, thảy đều thành tựu.

- A Nan! Thiện nam tử ấy, giả sử trước kia có phạm giới cấm, th́ sau khi tŕ chú, các tội phá giới chẳng kể nặng nhẹ, đều được tiêu diệt, dù đă uống rượu, ăn ngũ tân, và các thứ bất tịnh, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Thiên Tiên, quỷ thần, chẳng cho là có lỗi; dù mặc y áo rách rưới, khi đi khi đứng, đồng như trong sạch; dù chẳng lập đàn, chẳng vào đạo tràng, cũng chẳng hành đạo, mà tŕ tụng chú này, với công đức vào đàn, hành đạo, chẳng có sai khác.

- Nếu trước kia tạo các tội nặng ngũ nghịch, vô gián, những tội Tứ khí, Bát khí của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni (bằng như tử h́nh của người đời), th́ khi tụng chú này rồi, cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy đều trừ sạch, chẳng c̣n mảy may.

- A Nan! Nếu có chúng sanh từ vô số kiếp đến nay, có tất cả những tội chướng nặng nhẹ, tuy trong các đời trước chưa kịp sám hối, nay nếu biết đọc tụng, biên chép chú này, giữ đeo trên ḿnh hay để nơi chỗ ở, th́ những nghiệp tích chứa từ trước, đều tiêu như nước sôi làm tan băng tuyết, chẳng bao lâu sẽ được vô sanh nhẫn.

- Lại nữa A Nan! Nếu có người đàn bà chưa có con, mong cầu có thai, chí tâm tưởng niệm, hoặc đeo chú này, th́ được sanh những đứa con trai gái có phước đức trí huệ, cầu sống lâu được sống lâu, cầu phước báo được phước báo, cho đến cầu thân mạng sức mạnh đều được như thế. Sau khi chết, tùy nguyện văng sanh trong mười phương quốc độ, chắc chắn chẳng sanh nơi biên địa, ḍng hạ tiện, huống là các tạp h́nh!

- A Nan! Nếu các quốc độ, châu huyện, làng xóm bị nạn đói kém, ôn dịch; hoặc những nơi bị bịnh loạn, giặc cướp đánh nhau và tất cả những nơi có tai nạn khác, viết thần chú này dán nơi bốn cửa thành, và những thấp miếu hoặc trên các tràng phan, khiến chúng sanh trong nước thừa phụng chú này, cung kính lễ bái, nhất tâm cúng dường; khiến nhân dân mỗi mỗi đeo chú trong ḿnh, hoặc để nơi chỗ ở, th́ tất cả tai nạn thảy đều tiêu diệt.

- A Nan! Nếu chúng sanh nơi các quốc độ, hễ chỗ nào có chú này, th́ Thiên Long vui mừng, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa, dân chúng an vui; những tai chướng do tất cả ác tinh biến quái ở mọi nơi, đều chẳng sanh khởi, người chẳng chết yểu, gông, cùm, xiềng, xích, chẳng dính vào ḿnh, ngày đêm ngủ yên, thường chẳng ác mộng.

- A Nan! Cơi Ta Bà này có tám vạn bốn ngàn tai biến ác tinh, do 28 đại ác tinh làm thượng thủ; lại có 8 đại ác tinh làm chủ, xuất hiện trên đời với nhiều h́nh dạng, hay gây các tai họa kỳ lạ cho chúng sanh. Hễ có chú này th́ thảy đều tiêu diệt, trong phạm vi 12 do tuần, các tai biến hung dữ, trọn chẳng thể xâm nhập.

- Cho nên Như Lai thuyết chú này, bảo hộ người tu hành sơ học đời vị lai, vào Tam Ma Địa, thân tâm thư thái, được đại yên ổn chẳng bị tất cả tà ma, quỷ thần, và những oán thù, nghiệp cũ nợ xưa từ vô thỉ đến quấy hại.

- Ngươi và hàng hữu học trong chúng, với người tu hành đời vị lai, y pháp tŕ giới trong đạo tràng, được vị thầy truyền giới trong sạch, đối với tâm chú này chẳng sanh nghi hoặc, th́ cái thân do cha mẹ sanh của người này, nếu chẳng được tâm thông, mười phương Như Lai bèn thành vọng ngữ.

Nói xong, vô số Kim Cang đều nhất thời đảnh lễ bạch Phật:

- Như lời Phật dạy, chúng con xin thành tâm bảo hộ người tu đạo Bồ Đề.

Bấy giờ, Phạn Vương và Đế Thích, Tứ Thiên Vương cũng đồng thời đảnh lễ bạch Phật:

- Nếu có người tu học như thế, chúng con xin hết ḷng bảo hộ, khiến họ suốt đời việc làm thỏa nguyện.

C̣n có vô số Quỷ Vương chắp tay đảnh lễ bạch Phật:

- Chúng con cũng thệ nguyện hộ tŕ cho người ấy, khiến tâm Bồ Đề mau được viên măn.

C̣n có vô số Nhật Nguyệt Thiên tử, Phong Sư, Vũ Sư, Vân sư, Lôi Sư, cùng với Điện Sư, Tuần Quan, Chư Tinh và quyến thuộc đảnh lễ bạch Phật:

- Chúng con cũng bảo hộ người tu hành ấy an lập đạo tràng, được vô sở úy.

C̣n có vô số Sơn Thần, Hải Thần, Phong Thần, cơi Trời Vô Sắc, tất cả tinh kỳ trên mặt đất, dưới nước và trên không, đồng thời đảnh lễ bạch Phật:

- Chúng con cũng bảo hộ người tu hành ấy được thành Bồ Đề, trọn chẳng ma sự.Khi ấy, tám vạn bốn ngàn ức hằng sa Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương trong hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:

- Như chúng con tu thành Bồ Đề đă lâu, mà chẳng thủ chứng Niết Bàn, thường theo chú này, cứu giúp những người chơn tu Tam Ma Địa trong đời mạt pháp. Thế Tôn, những người tu tâm cầu chánh định như thế, dù ở đạo tràng hay lúc kinh hành, cho đến lúc đi dạo chơi, con và đồ chúng thường theo hộ vệ người ấy. Dẫu cho Ma vương, Đại Tự Tại Thiên muốn t́m cách quấy phá, trọn chẳng thể được. Các quỷ thần nhỏ phải cách xa người ấy ngoài mười do tuần, chỉ trừ khi họ đă phát tâm tu thiền chánh pháp th́ mới được gần người ấy. Thế Tôn, nếu những ác ma hay quyến thuộc ma, muốn đến xâm nhiễu người ấy, th́ con dùng chày Kim Cang đập nát đầu họ như vi trần, khiến người ấy việc làm thỏa nguyện.

LƯỢC GIẢI

Tâm tức là Chú, Chú tức là Tâm, Tâm và Chú bất nhị, nên gọi là Tâm Chú. Người muốn nhờ thần lực của Tâm Chú, trước tiên phải giữ giới trong sạch, chẳng khởi một niệm tham cầu, tức là quên cả sự đang tụng chú và sự nhờ cậy chú lực, như thế mới gọi là “tâm niệm trong sạch, thuần trắng chẳng ô nhiễm”, được đến chỗ bất nhị cũa Tâm chú. Lúc ấy, sự diệu dụng của tự tánh (tâm chú) tự hiện, th́ tất cả đều được thành tựu như lời kinh nói; nếu chẳng làm như thế, lại có thể trở thành tai họa, v́ chư Hộ Pháp Long Thiên, tánh hay kính mến người thiện và trừng phạt kẻ ác vậy.

*****

A Nan liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Chúng con ngu độn, ham được đa văn, chưa cầu thoát ly nơi tâm phiền năo, nhờ Phật từ bi dạy bảo, tu theo chánh pháp, được lợi ích lớn, thân tâm an lạc. Thế Tôn! Nếu tu chứng pháp Tam Ma Địa, chưa đến Niết Bàn, th́ thế nào gọi là chỗ Càn Huệ? Nơi 44 tâm, được tu đến cấp bậc nào và đến chỗ nào mới gọi là nhập Sơ Địa?

- Thế nào gọi là Đẳng Giác Bồ Tát?Nói xong, năm vóc gieo sát đất, đại chúng đều nhất tâm chăm chú, mong đợi từ âm của Phật.

Bấy giờ, Thế Tôn khen A Nan rằng:

- Lành thay! Lành thay! Các ngươi lại biết v́ cả chúng trong hội này và tất cả chúng sanh tu Tam Ma Địa, cầu pháp Đại Thừa trong đời mạt pháp, xin ta chỉ rơ lối tu vô thượng chơn chánh, từ phàm phu đến Đại Niết Bàn. Nay các ngươi hăy lắng nghe, ta sẽ v́ các ngươi mà nói.

A Nan và đại chúng chắp tay lắng ḷng, yên lặng thọ giáo.

Phật bảo:

- A Nan nên biết! Diệu tánh sáng tỏ, ĺa những danh tướng, vốn chẳng có thế giới chúng sanh. Do vọng có sanh, do sanh có diệt, sanh diệt gọi là vọng, diệt vọng gọi là chơn, ấy tức là Vô Thượng Bồ Đề và Đại Niết Bàn, cũng là hai hiệu chuyển y của Như Lai (chuyển vọng giác thành Bồ Đề; chuyển sanh diệt thành Niết Bàn, gọi là hai hiệu chuyển y).

- A Nan! Nay ngươi muốn tu chơn Tam Ma Địa, thẳng đến Đại Niết Bàn, trước hết phải biết hai nhân điên đảo của thế giới và chúng sanh; nếu điên đảo chẳng sanh tức là chơn Tam Ma Địa của Như Lai.

- A Nan! Sao gọi là Chúng Sanh Điên Đảo? Do tánh sáng tỏ nơi Tâm, v́ chấp tánh sáng tỏ, nên từ sáng tỏ ấy phát ra vọng tánh; tánh vọng th́ kiến chấp sanh khởi, từ bổn lai vô, thành cứu cánh hữu. Cái năng hữu sở hữu này, chẳng có tướng năng nhân sở nhân và năng trụ sở trụ, trọn chẳng nguồn gốc.  Từ chỗ vô trụ này, kiến lập thế giới và chúng sanh.

- V́ mê cái bổn tâm sáng tỏ, nên sanh ra hư vọng, tánh vọng chẳng tự thể, chẳng có chỗ nương tựa; toan muốn trở về chơn, th́ cái “muốn chơn” ấy, đă chẳng phải là chơn tánh của Chơn Như. Chẳng chơn mà cầu trở về chơn, rơ ràng thành phi tướng, phi sanh phi trụ, phi tâm phi pháp, xoay vần phát sanh, sanh măi không thôi, huân tập thành nghiệp, đồng nghiệp cảm nhau, do sự cảm nghiệp, nên có tương diệt tương sanh, do đó thành chúng sanh điên đảo.

- A Nan! Sao gọi là Thế Giới Điên Đảo? Do năng hữu sở hữu phân đoạn vọng sanh (phân đoạn sanh tử), từ đó an lập Giới (Không gian); từ chỗ chấp năng nhân sở nhân, năng trụ sở trụ, dời đổi chẳng ngừng, nên vọng lập Thế (Thời gian). Tam thế tứ phương ḥa hợp lẫn nhau, chúng sanh biến hóa thành 12 loài.

- V́ giác tri của chúng sanh, nên trong thế giới, do động có thanh, do thanh có sắc, do sắc có hương, do hương có xúc, do xúc có vị, do vị biết pháp, sáu thứ vọng tưởng nhiễu loạn thành nghiệp tánh, nương theo tướng điên đảo luân chuyển này mà có 12 loài: Noăn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, hoặc phi hữu sắc, hoặc phi vô sắc, hoặc phi hữu tưởng, hoặc phi vô tưởng, lưu chuyển chẳng ngừng.

l.          A Nan! Bởi do thế giới có hư vọng luân hồi, điên đảo về động, ḥa hợp thành khối, vọng tưởng thăng trầm, v́ thế nên có loài noăn sanh lưu chuyển nơi quốc độ, như loài cá, chim, rùa, rắn, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

2.         Bởi do thế giới có tạp nhiễm luân hồi, điên đảo về dục, ḥa hợp thành sanh, vọng tưởng ngang dọc, v́ thế nên có loài thai sanh lưu chuyển nơi quốc độ, như người, súc, rồng, tiên, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

3.         Bởi do thế giới có chấp trước luân hồi, hướng về điên đảo, ḥa hợp thành noăn (hơi ấm), vọng tưởng lăng xăng, v́ thế nên có loài thấp sanh lưu chuyển nơi quốc độ, như loài côn trùng, sâu bọ, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

4.         Bởi do thế giới có biến dịch luân hồi, điên đảo về giả, ḥa hợp thành xúc, vọng tưởng mới cũ, v́ thế nên có loài hóa sanh lưu chuyển nơi quốc độ, như loài thối xác phi hành, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

5.         Bởi do thế giới có ngăn ngại luân hồi, điên đảo về chướng, ḥa hợp thành trước, vọng tưởng tinh sáng, v́ thế nên có loài hữu sắc lưu chuyển nơi quốc độ, như tất cả thần vật tinh sáng, đều hay dự đoán sự kiết hung, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

6.         Bởi do thế giới có tiêu tán luân hồi, điên đảo về mê hoặc, ḥa hợp thành ám (ám muội), vọng tưởng u ẩn, v́ thế nên có loài vô sắc lưu chuyển nơi quốc độ, như cơi vô Sắc và Thần Hư Không, cho đến quỷ mị u ẩn, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

7.         Bởi do thế giới có mường tượng luân hồi, điên đảo về ảnh, ḥa hợp thành nhớ, vọng tưởng thầm kết, v́ thế nên loài hữu tưởng lưu chuyển nơi quốc độ, như loài thần quỷ tinh linh, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

8.         Bởi do thế giới có ngu độn luân hồi, điên đảo về si, ḥa hợp thành ngu, vọng tưởng khô khan, v́ thế nên có loài vô tưởng lưu chuyển nơi quốc độ, tinh thần hóa ra đất, gỗ, kim thạch, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

9.         Bởi do thế giới có đối đăi luân hồi, điên đảo về ngụy, ḥa hợp thành nhiễm, vọng tưởng ỷ nhờ, v́ thế nên có loài phi hữu sắc lưu chuyển nơi quốc độ, như loài thủy mẫu, lấy tôm làm mắt, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

10.        Bởi do thế giới có dẫn dụ luân hồi, điên đảo về tánh, ḥa hợp thành chú, vọng tưởng kêu gọi, v́ thế nên có loài phi vô sắc lưu chuyển nơi quốc độ, như loài chú nguyền rủa, yêu mị, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

11.        Bởi do thế giới có hợp vọng luân hồi, điên đảo về mường tượng, ḥa hợp thành dị, vọng tưởng xoay ṿng, v́ thế nên có loài phi hữu tưởng lưu chuyển nơi quốc độ, như loài ṭ ṿ, hay bắt con vật khác làm con ḿnh, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.

12.        Bởi do thế giới có oán hại luân hồi, điên đảo về sát (hại), ḥa hợp thành quái, vọng tưởng ăn thịt cha mẹ, v́ thế nên có loài phi vô tưởng lưu chuyển nơi quốc độ, như con thổ cưu và chim phá kính, ôm trái cây độc làm con, khi con lớn lên th́ ăn luôn cả cha mẹ, đủ tám vạn bốn ngàn, đầy tràn thế giới.  Ấy gọi là mười hai loại chúng sanh.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

TK Thích Duy Lực

Dịch từ Hán sang Việt và lược giải

QUYỂN TÁM

- A Nan! Như vậy chúng sanh trong mỗi loài đều gồm đủ 12 thứ điên đảo, cũng như dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng, thảy đều từ diệu tâm sáng tỏ vọng sanh điên đảo, nên có đủ thứ tư tưởng hư vọng tán loạn như thế. Nay ngươi tu chứng Tam Ma Địa, đối với bản nhân của tư tưởng tán loạn ấy, phải lập ba tiệm thứ mới có thế diệt trừ, cũng như muốn trừ mật độc trong b́nh để đựng cam lồ, th́ phải dùng nước sôi và tro rửa sạch cái b́nh, rồi mới đựng cam lồ.

- Thế nào gọi là ba tiệm thứ? Một là tu tập trừ các trợ nhân; hai là chơn tu, nạo sạch chánh tánh (tánh dâm dục); ba là tinh tấn, xoay ngược hiện nghiệp.

l. Sao gọi là trợ nhân?

- A Nan! 12 loại chúng sanh trong thế giới, chẳng thể tự sống, phải nhờ bốn cách ăn để nuôi dưỡng, ấy là: ăn bằng cách nhai xé như con người; ăn bằng ngửi mùi hơi như quỷ thần; ăn bằng niệm tưởng như cơi Tứ Thiền và ăn bằng ư thức như cơi Tứ không, cho nên Phật nói tất cả chúng sanh đều nhờ sự ăn mà tồn tại.

- A Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt th́ sống, ăn độc th́ chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa, nên dứt bỏ ngũ tân của thế gian, ngũ tân này hễ ăn chín th́ phát ḷng dâm, ăn sống th́ thêm sân hận. Những người ăn ngũ tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương thiên tiên đều chê mùi hôi thối ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ, thừa lúc đang ăn ngũ tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu ṃn, chẳng được lợi ích.

- Người ăn ngũ tân mà tu Tam Ma Địa, th́ Bồ Tát, Thiên Tiên, mười phương thiện thần chẳng đến hộ vệ. Đại lực ma vương có cơ hội hiện ra thân Phật, thuyết pháp cho họ, chê bai giới cấm, tán thán dâm dục và sân si. Người ấy chết thành quyến thuộc ma, khi hết phước báo của ma, liền đọa ngục A Tỳ.

- A Nan! Người tu đạo Bồ Đề phải dứt hẳn ngũ tân, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ nhất.

2. Sao gọi là nạo sạch Chánh Tánh?

- A Nan! Chúng sanh muốn vào Tam Ma Địa, trước tiên phải giữ giới trong sạch, dứt hẳn ḷng dâm, chẳng dùng rượu thịt, chỉ ăn đồ nấu chín, chẳng ăn đồ sống.

- A Nan! Người tu hành nếu chẳng dứt dâm dục và sát sanh, mà muốn ra khỏi ba cơi th́ chẳng có chỗ đúng. Nên phải xem sự dâm dục như rắn độc, như kẻ thù.

- Trước tiên phải giữ Tứ khí, Bát khí của giới Thanh Văn, tŕ thân chẳng động, sau hành theo luật nghi trong sạch của Bồ Tát, tŕ tâm chẳng khởi. Giới cấm đă thành tựu, đối với thế gian, trọn chẳng c̣n những nghiệp tương sanh tương sát; đă chẳng trộm cắp th́ chẳng mắc nợ nhau, và khỏi phải trả nợ của thế gian.

- Người trong sạch ấy tu Tam Ma Địa, với cái thân của cha mẹ sanh, chẳng cần thiên nhăn, tự nhiên thấy được mười phương thế giới, gặp Phật nghe pháp, vâng lănh thánh chỉ, được đại thần thông, dạo khắp cơi mười phương, túc mạng trong sạch, chẳng c̣n những điều khó khăn nguy hiểm, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ hai.

3. Sao gọi là Xoay ngược Hiện Nghiệp?

- A Nan! Người giữ giới trong sạch như thế, tâm chẳng tham dâm th́ chẳng dong ruổi theo lục trần bên ngoài, do sự chẳng dong ruổi tự xoay về bản tánh, đă chẳng duyên theo cảnh trần th́ lục căn chẳng chỗ nương tựa, ngược ḍng về Nhất, lục dụng chẳng thành, mười phương quốc độ sáng suốt trong sạch, ví như lưu ly, bên trong có trăng sáng (tự chiếu vô năng sở), thân tâm an lạc, diệu viên b́nh đẳng, được đại yên ổn, tất cả mật viên tịnh diệu của Như Lai đều hiện trong đó, người ấy liền được vô sanh pháp nhẫn. Từ đó dần dần tùy theo cấp bậc tu chứng an lập thánh vị, ấy gọi là tiệm thứ tu hành tinh tấn thứ ba.

- A Nan! Thiện nam tử ấy, dục ái khô cạn, căn và cảnh chẳng duyên nhau, cái báo thân hiện tiền này chẳng c̣n tiếp tục sanh nữa, giữ tâm rỗng sáng, thuần là trí huệ; tánh trí huệ sáng suốt chiếu mười phương cơi. Chỉ có cái huệ khô cạn ấy, gọi là Càn Huệ Địa.

THẬP TÍN

l.          Tập khí tham dục mới cạn, chưa nối được ḍng pháp của Như Lai, tức dùng tâm này chảy vào trung đạo, tánh viên diệu được mở mang, từ chỗ chơn diệu viên lại phát ra chơn diệu, diệu tín thường trụ, tất cả vọng tưởng đều dứt sạch, trung đạo thuần chơn, gọi là Tín Tâm Trụ.

LƯỢC GIẢI

Khi tham dục mới cạn, chưa nối được ḍng pháp của Như Lai, tức dùng tâm này chảy vào trung đạo, chẳng nghiêng bên Không, chẳng nghiêng bên Giả, cũng chẳng trụ nơi Trung đạo, từ đây khởi quán:

Không, Giả, Trung, tam đế viên dung, gọi là Viên Diệu; ở đây tâm thức có thể đến. Khi giác quán đă thành, từ chơn phát diệu, khế hợp lư viên, th́ gọi là Diệu Viên, chỗ này tâm thức chẳng thể đến. Nếu trung đạo nương theo chơn, th́ sự diệu, chưa phải chơn, từ chơn phát diệu, diệu ấy mới là Chơn Diệu.

Diệu chưa phải chơn, nên chẳng thể thường trụ, trung đạo thuần chơn, nên diệu được thường trụ. Diệu đă thường trụ th́ tất cả vọng tưởng chẳng có chỗ dựa. Nói ”Diệu” là tự cảm thấy bất khả tư ngh́, chẳng thể dùng ngôn ngữ tỏ bày, ḷng tin tự tâm rất chơn thật, nên gọi là Tín Tâm Trụ.

*****

2.         Chơn tín sáng tỏ, tất cả viên thông, ba thứ: ấm (5 ấm), xứ (12 xứ), giới (18 giới), chẳng thể ngăn ngại, như thế cho đến trong vô số kiếp quá khứ, vị lai, tất cả tập khí xă thân, thọ thân, thảy đều hiện ra trước mắt và ghi nhớ chẳng quên, gọi là Niệm Tâm Trụ.

3.         Thuần chơn diệu viên, tinh vi phát dụng, những tập khí từ vô thỉ đều hóa thành một tâm tinh minh (tinh vi sáng tỏ), từ tinh minh tiến lên chơn tịnh, gọi là Tinh Tấn Tâm.

4.         Tâm tinh tấn hiện tiền, thuần dùng trí huệ, gọi là Huệ Tâm Trụ.

5.         Trí huệ sáng tỏ, tịch lặng cùng khắp, tịch diệu thường định, gọi là Định Tâm Trụ.

6.         Từ định tâm phát ra ánh sáng, tánh sáng sâu vào, tiến tới chẳng lui gọi là Bất Thối Tâm.

7.         Tâm an nhiên tiến tới, duy tŕ chẳng mất, giao tiếp với tinh thần của mười phương Như Lai gọi là Hộ Pháp Tâm.

8.         Tánh sáng của Bổn giác được duy tŕ, hay dùng diệu lực xoay Từ Quang của Phật về tự tánh, cũng như ánh sáng của hai gương đối nhau, trong đó, các bóng nhiệm mầu trùng trùng vô tận, gọi là Hồi Hướng Tâm.

9.         Với từ Quang của Bản Tâm miên mật, an trụ nơi vô vi, vô thượng trong sạch, thường trụ của Phật, chẳng thể lạc mất, gọi là Giới Tâm Trụ.

l0.         Trụ giới tự tại, hay dạo khắp mười phương, ở đi tùy nguyện, gọi là Nguyện Tâm Trụ.

THẬP TRỤ

l.          A Nan! Thiện nam tử ấy, do chân phương tiện phát ra mười bậc tín tâm kể trên, tâm tinh vi phát ra ánh sáng, mười thứ dụng xen lẫn nhau, viên dung thành một tâm, gọi là Phát Tâm Trụ.

2.         Trong tâm sáng suốt như lưu ly trong sạch, trong hiện vàng ṛng tinh túy, dùng diệu tâm trước kia sửa sang thành đất địa để đi đứng (thực hành) gọi là Trị Địa Trụ.

3.         Tâm địa biết khắp, tất cả rơ ràng, đi khắp mười phương, được chẳng ngăn ngại, gọi là Tu Hành Trụ.

4.         Hạnh đồng với Phật, thọ tinh thần Phật, như cái thân trung ấm tự t́m cha mẹ, trung ấm dung thông với ḷng tin, thầm nhập vào giống Như Lai, gọi là Sanh Quư Trụ.

5.         Đă vào đạo thai, nối ḍng của Phật, như thai đă thành h́nh, tướng người đầy đủ, gọi là Phương Tiện Cụ Túc Trụ.

6.         Dung mạo và tâm tướng đều đồng như Phật, gọi là Chánh Tâm Trụ.

7.         Thân tâm dung hợp, ngày càng tăng trưởng gọi là Bất Thối Trụ.

8.         Linh tướng của thập thân nhất thời đầy đủ gọi là Đồng Chơn Trụ.

9.         H́nh đă thành, ra khỏi thai, làm con của Phật, gọi là Pháp Vương Tử Trụ.

10.        Khi Pháp Vương Tử đă trưởng thành, ví như Thái Tử vua Sát Lợi đến tuổi trưởng thành, sẽ được phụ vương ủy nhiệm việc nước, nên làm lễ quán đảnh (lễ trưởng thành), gọi là Quán Đảnh Trụ.

THẬP HẠNH

l.          A Nan! Thiện Nam tử ấy, đă thành con Phật, đầy đủ vô lượng diệu của đức Như Lai, tùy thuận mười phương chúng sanh, phương tiện tiếp dẫn, gọi là Hoan Hỉ Hạnh.

2.         Hay lợi ích cho tất cả chúng sanh, gọi là Nhiêu Ích Hạnh.

3.         Tự giác giác tha, được chẳng chống trái, gọi là Vô Sân Hận Hạnh.

4.         Tam thế b́nh đẳng, mười phương thông đạt, v́ được “ư-sanh-thân”, nên tùy mỗi loài chúng sanh mà hiện thân hóa độ cho đến cùng tột vị lai, gọi là Vô Tận Hạnh.

5.         Nơi mỗi mỗi pháp môn, tất cả ḥa đồng, được chẳng sai lầm, gọi là Ly Si Loạn Hạnh.

6.         Nơi tướng đồng hiện ra nhiều tướng dị; nơi những tướng dị, mỗi mỗi thấy đồng, gọi là Thiện Hiện Hạnh.

7.         Như thế cho đến vi trần đầy khắp mười phương hư không, trong mỗi mỗi trần hiện mười phương cơi; hiện trần hiện cơi, chẳng ngăn ngại nhau, gọi là Vô Trước Hạnh.

8.         Các thứ hiện tiền đều là Đệ Nhất Ba La Mật Đa, gọi là Tôn Trọng Hạnh.

9.         Viên dung như thế, hay thành tựu quy tắc lợi sanh của mười phương chư Phật, gọi là Thiện Pháp Hạnh.

10.        Mỗi mỗi đều trong sạch vô lậu, nhất chơn vô vi, bản tánh vốn như thế, gọi là Chơn Thật Hạnh.

THẬP HỒI HƯỚNG

l.          A Nan! Thiện nam tử ấy, thần thông đầy đủ, Phật sự đă thành; tự tánh tinh túy thuần chơn, xa ĺa các lỗi lầm, ngay khi hóa độ chúng sanh mà diệt tướng năng độ, sở độ, hồi tâm vô vi hướng đạo Niết Bàn, gọi là Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sanh, Ly Chúng Sanh Tướng Hồi Hướng.

2.         Hoại cái có thể hoại, tức xa ĺa chúng sanh tướng, tướng xa ĺa cũng phải ĺa, vậy tướng hoại th́ sở không, ĺa cái Ĺa th́ năng không; năng sở đều không, bản giác bất hoại, gọi là Bất Hoại Hồi Hướng.

3.         Bản giác trạm nhiên, tâm giác đồng như Phật giác, gọi là Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng.

4.         Tinh túy sáng tỏ, tâm địa đồng như Phật địa, gọi là Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng.

5.         Thế giới và Như Lai xen lộn lẫn nhau, được chẳng ngăn ngại, gọi là Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng.

6.         Nơi đồng Phật địa, mỗi mỗi sanh ra cái nhân trong sạch, nương nhân ấy mà phát huy, vào đạo Niết Bàn, gọi là Tùy Thuận B́nh Đẳng Thiện Căn Hồi Hướng.

7.         Chơn thiện căn đă thành, th́ mười phương chúng sanh đều là bản tánh của ta, thành tựu tánh tṛn đầy, chẳng bỏ chúng sanh, gọi là Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sanh Hồi Hướng.

8.         Tức nơi nhất thiết pháp, mà ĺa nhất thiết tướng cái “tức” cái “ĺa”, cả hai đều chẳng dính mắc, gọi là Chơn Như Tướng Hồi Hướng.

9.         Thật đắc Chơn Như, mười phương vô ngại, gọi là Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng. (Phược là trói).

l0.         Đức tánh viên măn thành tựu, số lượng của pháp giới tiêu diệt, gọi là Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng.

TỨ GIA HẠNH

- A Nan! Thiện nam tử ấy, đă tu xong 41 bậc tâm trong sạch, kế đó thành tựu bốn thứ gia hạnh diệu viên:

l.          Tức đem Phật giác, dụng làm tự tâm, cũng như dùi cây lấy lửa, cây chưa đốt cháy, lửa sắp ra mà chưa ra, gọi là Noăn Địa.

2.         Lại dùng tâm ḿnh thành chỗ hành của Phật cũng như người đứng trên chót núi, toàn thân đă vào hư không, nhưng dưới chân đôi khi c̣n hơi dính đất, như có chỗ nương mà chẳng phải nương, gọi là Đảnh Địa.

3.         Tâm với Phật đồng, khéo đắc trung đạo, như người hay nhẫn nại, niệm chẳng phân biệt, phi hoài (chẳng nhớ), phi xuất (chẳng quên), chẳng thể nói ra, gọi là Nhẫn Địa.

4.         Số lượng tiêu diệt, mê, giác và trung đạo đều chẳng thể gán tên, gọi là Thế đệ Nhất địa.

THẬP ĐỊA

l.          A Nan! Thiện Nam tử ấy, khéo được thông đạt nơi Đại Bồ Đề, chỗ giác ngộ thông với Như Lai, cùng tột cảnh giới của Phật, gọi là Hoan Hỷ Địa.

2.         Tánh dị nhập đồng, tánh đồng cũng diệt, gọi là Ly Cấu Địa.

3.         Trong sạch th́ phát ra ánh sáng, gọi là Phát Quang Địa.

4.         Sáng tỏ th́ giác tánh sung măn, gọi là Diệm Huệ Địa.

5.         Tất cả đồng dị đều chẳng thể đến, gọi là Nan Thắng Địa.

6.         Tánh trong sạch hiển lộ, Chơn Như vô vi gọi là Hiện Tiền Địa.

7.         Cùng tột bờ bến của Chơn Như, gọi là Viễn Hành Địa.

8.         Nhất tâm chơn như, gọi là Bất Động Địa.

9.         Chơn như phát dụng, gọi là Thiện Huệ Địa.

10.        A Nan, công hạnh tu tập của Bồ Tát từ trước đến đây, công đức viên măn, cũng gọi địa này là Tu Tập Vị, tức dùng đám mây nhiệm mầu, đầy đủ từ bi trí huệ, che chở chúng sanh, khắp biển Niết Bàn, gọi là Pháp Vân Địa.

ĐẲNG GIÁC

Như Lai ngược ḍng từ quả vị trở lại nhân địa, cứu độ chúng sanh; Bồ Tát thuận hành từ chúng sanh tu đến quả Phật, thuận ngược đều giao tiếp nơi Bổn Giác, gọi là Đẳng Giác.

DIỆU GIÁC

- A Nan! Từ Càn Huệ Tâm đến bậc Đẳng Giác rồi giác ấy mới được viên măn nơi Tâm Kim Cang. Bắt đầu từ Càn Huệ Địa từng lớp tiến lên, trải qua 12 ngôi vị đơn và phức (l) mới đến Diệu Giác, thành Vô Thượng Đạo.

- Mỗi mỗi địa ấy, đều lấy trí Kim Cang quan sát mười thứ ví dụ như huyễn, dùng Xa Ma Tha (chỉ) và Tỳ Bà Xá Na (quán) của chư Như Lai tu chứng trong sạch lần lượt sâu vào.

- A Nan! Như thế đều dùng ba tiệm thứ tiến tu, nên khéo thành tựu 55 quả vị trong đạo Bồ Đề chơn thật. Quán như thế gọi là chánh quán, chẳng quán như thế gọi là tà quán.

Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử ở trong chúng, liền đứng dậy đảnh lễ bạch Phật:

- Thế Tôn! Nên gọi Kinh này là Kinh ǵ, con và chúng sanh phải phụng tŕ như thế nào?

Phật bảo Văn Thù Sư Lợi:

- Kinh này gọi là “Đại Phật Đảnh Thuần Trắng Chẳng Ô Nhiễm, Vô Thượng Bảo Ấn, Mười Phương Như Lai Thanh Tịnh Hải Nhăn”, cũng gọi là ”Cứu Hộ Thân Nhân, Độ Thoát A Nan, và Tỳ Kheo Ni Tánh trong Hội này, đắc Tâm Bồ Đề, vào Biển Biến Tri”, cũng gọi là “Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa”, cũng gọi là “Đại Phương Quảng Diệu Liên Hoa Vương Mười Phương Phật Mẫu Đà La Ni Chú”, cũng gọi là “Quán Đảnh Chương Cú, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm”, các ngươi nên phụng tŕ.

Phật nói xong, tức thời A Nan và đại chúng nhờ Như Lai khai thị ư nghĩa “Mật Ấn Chẳng Ô Nhiễm” và được nghe những danh hiệu liễu nghĩa của Kinh này, đốn ngộ diệu lư của Thiền Na, tiến tu các Thánh vị, tâm niệm rỗng lặng, dứt trừ sáu phẩm phiền năo vi tế trong tam giới. A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:

- Thế Tôn có oai đức lớn, từ âm vô ngại, khéo khai phá những mê hoặc vi tế của chúng sanh khiến con hôm nay thân tâm an lạc, được lợi ích lớn.

- Thế Tôn! Nếu diệu tâm sáng tỏ này vốn viên măn cùng khắp, như thế cho đến đất đai, cỏ cây sâu bọ, hàm linh, bản tánh chơn như, tức là chơn thể thành Phật của Như Lai; vậy Phật thể chơn thật, tại sao lại có các đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, tu la, loài người và trời? Thế Tôn, lục đạo này vốn tự có, hay là do tập khí hư vọng của chúng sanh mà sanh khởi?

- Thế Tôn! Như Tỳ Kheo Ni Bửu Liên Hương tŕ Giới Bồ Tát, lén hành dâm dục, vọng nói hành dâm, chẳng phải sát sanh và trộm cắp, chẳng có nghiệp báo. Nói xong, nơi nữ căn liền sanh ngọn lửa lớn, rồi từng đốt xương lại bị bừng cháy, đọa ngục A Tỳ.

- Như vua Lưu Ly, và Tỳ Kheo Thiện Tinh: Lưu Ly th́ giết hại hết ḍng họ Cù Đàm; Thiện Tinh th́ vọng nói tất cả pháp đều Không (đoạn diệt Không) đang sống bị đọa vào ngục A Tỳ.

- Các địa ngục ấy, là có chỗ nhất định hay chẳng định? Mỗi người gây nghiệp nhân, mỗi mỗi tự chịu nghiệp quả, hay là tất cả tự nhiên?

- Xin Phật rủ ḷng Đại Từ, khai phá ngu dại, khiến tất cả chúng sanh tŕ giới, nghe nghĩa quyết định, hoan hỷ phụng hành, giữ ǵn chẳng phạm.

Phật bảo A Nan:

- Lành thay câu hỏi này, khiến các chúng sanh chẳng mắc tà kiến, nay ngươi hăy lắng nghe, ta sẽ v́ ngươi mà nói.

- A Nan! Bản tánh của tất cả chúng sanh vốn chơn thật trong sạch, v́ vọng kiến mà vọng sanh tập khí, do đó chia thành nội phần và ngoại phần.

- A Nan! Nội phần tức là phần trong của chúng sanh. Do ḷng ái nhiễm phát khởi vọng t́nh, vọng t́nh tích chứa không thôi, sanh ra ái thủy, nên chúng sanh hễ nghĩ đến thức ăn ngon th́ chảy nước miếng; nhớ đến người xưa, hoặc thương hoặc giận, th́ chảy nước mắt, tham cầu của báu, trong tâm ham muốn, cả ḿnh đều thấm nhuần nước tham; tâm tham dâm dục th́ hai căn nam nữ tự nhiên chảy dịch. A Nan, những ái dục ấy dù khác, nhưng sự chảy nước là đồng, tánh nước thấm ướt chẳng lên được, tự nhiên sa đọa, gọi là Nội Phần.

- A Nan! Ngoại Phần tức là phần ngoài của chúng sanh. Do ḷng khao khát phát ra vọng tưởng, vọng tưởng chứa măi không thôi, sanh ra thắng khí. Nên chúng sanh hễ tâm giữ giới cấm th́ cả thân nhẹ nhàng; tâm tŕ chú ấn th́ cử chỉ hùng dũng, tâm muốn sanh cơi trời th́ chiêm bao thấy bay lên, tâm nhớ cơi Phật, th́ thắng cảnh thầm hiện, phụng sự Thiện Tri Thức th́ tự khinh thân mạng. A Nan, những vọng tưởng dù khác, nhưng sự nhẹ nhàng bay lên là động, bay động chẳng ch́m, tự nhiên vượt lên, gọi là Ngoại Phần.

- A Nan! Tất cả sanh tử tương tục trên thế gian, sống th́ tùy thuận theo tập khí, chết th́ biến đổi theo ḍng nghiệp, đến lúc lâm chung, c̣n chút hơi ấm, các việc thiện ác của một đời đồng thời hiện ra, sống th́ thuận, chết th́ nghịch, hai tập khí giao xen lẫn nhau, thuần tưởng th́ bay lên, ắt sanh cơi trời, nếu cái tâm bay ấy gồm cả phước đức, trí huệ và tịnh nguyện, th́ tự nhiên tâm được mở mang, thấy tất cả tịnh độ với mười phương chư Phật, theo nguyện văng sanh.

- T́nh ít tưởng nhiều, nhẹ nhàng bay xa th́ làm phi tiên, đại lực quỷ vương, phi hành Dạ Xoa, địa hành La Sát, dạo khắp cơi trời, chẳng ǵ ngăn ngại. Trong đó nếu có thiện tâm thiện nguyện, hộ tŕ Phật Pháp, hoặc hộ tŕ giới cấm và người tŕ giới; hoặc hộ tŕ thần chú và người tŕ chú; hoặc hộ tŕ thiền định, thành tựu pháp nhẫn, th́ những hạng ấy được ở cạnh pháp tọa của Như Lai.

- T́nh và tưởng bằng nhau, chẳng bay chẳng ch́m, sanh nơi cơi người; tưởng sáng suốt th́ thông minh, t́nh ám muội th́ ngu độn.

- T́nh nhiều tưởng ít, đọa vào súc sinh, nghiệp nặng th́ làm loài có lông, nghiệp nhẹ th́ làm loài có cánh.

- Bảy phần t́nh, ba phần tưởng, th́ ch́m dưới thủy luân, sanh nơi hỏa luân, thân làm ngạ quỷ, thọ cái khổ của lửa hồng, thường bị đốt cháy, dầu được uống nước cũng hóa thành lửa, nên nói bị nước hại, trải qua trăm ngàn kiếp, chẳng thể ăn uống.

- Chín phần t́nh, một phần tưởng, th́ đọa dưới hỏa luân, thân vào giữa phong luân và hỏa luân, nghiệp nhẹ th́ vào ngục Hữu Gián, nghiệp nặng th́ vào ngục Vô Gián.

-  Thuần t́nh th́ ch́m sâu vào ngục A Tỳ, nếu tâm ch́m sâu ấy, có phỉ báng Đại Thừa, phá giới cấm của Phật, cuồng vọng thuyết pháp, hư tiêu tín thí, lạm nhận cung kính, hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng cấm, th́ lại phải sanh khắp ngục A Tỳ mười phương.

- Chúng sanh cùng tạo ác nghiệp th́ phải chịu quả báo đồng phận, nhưng trong cộng nghiệp mỗi người đều có biệt nghiệp của ḿnh, tùy theo ác nghiệp sở tạo, mỗi mỗi tự chuốc lấy quả báo khác nhau.

- A Nan! Những điều kể trên, đều do nghiệp của chúng sanh tự chiêu cảm, tạo Thập Tập Nhân, thọ Lục Giao Báo.

- Sao nói Thập Tập Nhân?

- Một là Dâm Tập giao tiếp, phát nơi cọ xát lẫn nhau, cọ măi không thôi, thế nên trong đó phát ra ngọn lửa hồng, như người dùng hai tay cọ xát, th́ tướng ấm hiện tiền. Hai tập khí đốt nhau mới sanh những việc giường sắt, trụ đồng. Mười phương Như Lai xem sự hành dâm đồng như dục hỏa, Bồ Tát xem dục như hầm lửa phải tránh.

- Hai là Tham Tập giao kế (so đo tham cầu) phát nơi thu hút lẫn nhau, hút măi không thôi, thế nên chứa hơi lạnh bên trong thành băng giá, như người hít hơi gió vào miệng th́ có cảm xúc lạnh.  Hai tập khí lấn nhau, mới chịu những khổ của địa ngục hàn băng. Mười phương Như Lai xem việc tham cầu đồng như tham thủy, Bồ Tát xem tham như biển độc phải tránh.

- Ba là Mạn Tập giao lăng (lấn ép nhau), phát nơi ỷ thế, lấn áp không thôi; thế nên có sự căi vă tranh chấp, quậy nước thành sóng, như người tự liếm miệng lưỡi, chảy ra nước miếng. Hai tập khí chọi nhau, mới sanh những việc sông huyết, sông tro, cát nóng, biển độc, bắt uống nước đồng chảy v.v... Mười phương Như Lai xem sự ngă mạn như uống nước si, Bồ Tát xem ngă mạn như sự ch́m đắm phải tránh.

- Bốn là Sân Tập giao xung (xung đột nhau) phát nơi chống đối chống măi không thôi, tâm nóng nảy phát lửa, đúc khí thành kim loại, thế nên có những việc đao sơn, kiếm thụ, ŕu, búa, thương, cưa, như người bị hàm oan th́ sát khí nổi lên. Hai tập khí đụng nhau, mới sanh những việc thiến, cắt, chém, chặt, dùi, đâm, đánh, đập, v.v... Mười phương Như Lai xem sự sân hận như dao gươm bén, Bồ Tát xem sân hận như chém giết phải tránh.

- Năm là Trá Tập giao dụ (dụ dỗ nhau), phát nơi quyến rũ, lôi kéo chẵng thôi, thế nên có những việc dây, cây, tḥng lọng, căng nọc, như nước thấm ruộng th́ cỏ cây sanh trưởng. Hai tập khí kéo nhau mới sanh những việc gông, cùm, xiềng, xích, roi, gậy, đ̣n v.v... Mười phương Như Lai xem sự dối trá đồng như gian tặc, Bồ Tát xem dối trá như beo sói phải sợ.

- Sáu là Cuồng tập giao khi (lừa gạt), phát nơi phỉnh gạt, gạt măi không thôi, buông tâm gian dối, thế nên có đất bùn, đại tiểu tiện, các thứ ô uế, như bụi theo gió, chẳng có chỗ thấy. Hai tập khí d́m nhau, mới sanh những việc ch́m đắm, nhảy, ném, bay, rơi, trôi lăn v.v... Mười phương Như Lai xem sự lừa gạt đồng như cướp giết, Bồ Tát xem sự lừa gạt, như giẫm rắn độc.

- Bảy là Oán Tập giao hiềm (hiềm khích), phát nơi sân hận, thế nên có sự quăng đá, ném gạch, hộp nhốt, cũi nhốt, rọ nhốt, đăy bọc, như người hiểm độc ôm ấp điều dữ. Hai tập khí nuốt nhau, mới sanh những việc ném, quăng, nắm, bắt, đánh, bắn, tóm, siết v.v… Mười phương Như Lai xem sự thù oán, đồng như Quỷ Vi Hại, Bồ Tát xem thù oán như uống rượu độc.

- Tám là Kiến Tập giao minh (kẻ thông minh ham kiến chấp), như năm thứ ác kiến và các nghiệp tà ngộ, v́ kiến giải khác nhau nên chống trái lẫn nhau, ví như người lạ đi đường qua lại gặp nhau, căi cọ thưa kiện, nên có các cấp quan lại, nắm giữ hồ sơ văn bản đối chứng. Hai tập khí giao xen, thế nên mới có Thiện Ác Đồng Tử tay cầm hồ sơ văn bản, điều tra bằng chứng cụ thể, khám hỏi, tra khảo, thẩm vấn v.v... Mười phương Như Lai xem những ác kiến đồng như hầm độc, Bồ Tát xem những kiến chấp hư vọng như vào hố độc.

- Chín là Uổng Tập (vu vạ) giao xen, phát nơi vu khống phỉ báng; thế nên có hợp sơn, hợp thạch, cối nghiền, cối xay, như kẻ gièm pha vu oan người lương thiện. Hai tập khí bài xích lẫn nhau, mới sanh những việc áp giải, đè đập, ép huyết v.v… Mười phương Như Lai xem sự vu vạ đồng như cọp gièm pha, Bồ Tát xem sự vu vạ như bị sấm sét.

- Mười là Tụng Tập giao thuyên (thưa kiện căi vă), phát nơi che giấu tội lỗi; thế nên có gương soi, đuốc chiếu, như đứng giữa mặt trời, chẳng thể giấu bóng. Hai tập khí phô bày lẫn nhau mới sanh ra những việc ác hữu, nghiệp kính, chiếu soi, hỏa châu, phơi bày nghiệp xưa, đối nghiệm v.v... Mười phương Như Lai xem sự che giấu đồng như hiểm tặc, Bồ Tát xem sự che giấu như đội núi cao đi trên biển cả.

Sao nói Lục Giao Báo?

- A Nan! tất cả chúng sanh, lục thức tạo nghiệp, chiêu cảm ác báo, đều từ lục căn mà ra.

- Sao nói ác báo từ lục căn mà ra?

- Một là Kiến Báo chiêu cảm ác quả. Khi kiến nghiệp giao báo, th́ lúc lâm chung, trước hết, thấy lửa hồng cháy khắp mười phương, thần thức người chết bay rơi theo khói, vào ngục A-Tỳ, phát minh hai tướng: Một là thấy sáng, khắp thấy mọi thứ hung dữ, sanh khiếp sợ vô cùng; hai là thấy tối, mịt mù chẳng thấy ǵ, sanh hoảng hốt vô cùng.

- Như vậy, thấy lửa đốt thính giác th́ thành chảo dầu sôi, nước đồng chảy; đốt khứu giác th́ thành khói đen, lửa đỏ; đốt vị giác th́ thành viên sắt cháy; đốt xúc giác th́ thành tro nóng, ḷ than; đốt ư thức th́ thành hoa lửa rưới khắp, rung động cả hư không.

- Hai là Văn Báo chiêu cảm ác quả. Khi văn nghiệp giao báo, th́ lúc lâm chung trước hết thấy sóng cuộn ch́m ngập trời đất, thần thức người chết theo ḍng nước trôi vào ngục A-Tỳ, phát minh hai tướng: Một là nghe rơ các tiếng ồn ào, tinh thần rối loạn; hai là điếc hẳn, lặng lẽ chẳng nghe ǵ, thần thức ch́m lịm.

- Như vậy, nghe sóng chảy vào thính giác, th́ thành sự trách hỏi, chảy vào thị giác th́ thành sấm sét và khí độc; chảy vào khứu giác th́ thành mưa và sương mù, rưới sâu độc vào đầy khắp cơ thể; chảy vào vị giác th́ thành mủ, huyết và các thứ nhơ nhớp; chảy vào xúc giác th́ thành súc sinh, ma quỷ và đại tiểu tiện; chảy vào ư thức th́ thành điện chớp, mưa đá, đập nát tâm phách.

- Ba là Khứu Báo chiêu cảm ác quả. Khi khứu nghiệp giao báo, th́ lúc lâm chung, trước hết, thấy hơi độc đầy dẫy xa gần, thần thức người chết từ dưới đất trào lên, vào ngục A-Tỳ, phát minh hai tướng: Một là ngửi thông bị các hơi độc xông vào, nhiễu loạn tâm thần; hai là nghẹt thở, hơi thở chẳng thông, làm chết giấc dưới đất.

- Như vậy, ngửi khí xông vào khứu giác th́ thành thông, nghẽn; xông vào thị giác th́ thành lửa, đuốc; xông vào thính giác th́ thành ch́m đắm, nước sôi; xông vào vị giác th́ thành mùi thiu, thúi; xông vào xúc giác th́ thành nứt, nát, thành núi thịt lớn có trăm ngàn mắt, hút ăn không cùng; xông vào ư thức th́ thành tro, chướng khí và cát đá bay, đập nát thân thể.

- Bốn là Vị Báo chiêu cảm ác quả. Khi vị nghiệp giao báo, th́ lúc lâm chung, trước hết thấy lưới sắt phát lửa bừng cháy, che khắp thế giới; thần thức người chết sa đọa mắc lưới, treo ngược đầu xuống, vào ngục A Tỳ, phát minh hai tướng: một là hít hơi vào, kết thành băng giá, làm nứt nẻ thân thể, hai là thở hơi ra, bay thành lửa hồng đốt cháy xương tủy.

- Như vậy, nếm mùi qua vị giác th́ thành nhận chịu; qua thị giác th́ thành kim thạch nung đỏ; qua thính giác th́ thành binh khí sắc bén; qua khứu giác th́ thành lồng sắt lớn, che khắp quốc độ; qua xúc giác th́ thành cung, tên, nỏ, súng; qua ư thức th́ thành sắt nóng, bay từ trên không rưới xuống như mưa.

- Năm là Xúc Báo chiêu cảm ác quả. Khi xúc nghiệp giao báo, th́ lúc lâm chung, trước hết thấy núi lớn từ bốn phía hợp lại, chẳng c̣n đường ra; thần thức người chết thấy Thành Sắt lớn, rắn lửa, cọp, sói, sư tử, ngục tốt (người gác ngục) đầu trâu, La Sát, đầu ngựa, tay cầm thương, xóc, lùa vào cửa thành, hướng về ngục A Tỳ, phát minh hai tướng: Một là hợp xúc, núi hợp lại ép thân, xương thịt tuôn máu; hai là ĺa xúc, dao gươm đâm chém, tim gan bị cắt xẻ.

- Như vậy, hợp xúc qua xúc giác th́ thành con đường địa ngục, gặp Diêm La Vương xử án; qua thị giác th́ thành đốt cháy, nung đỏ; qua thính giác th́ thành đánh, đập, đâm bắn; qua khứu giác th́ thành tóm, đựng, khảo, trói; qua vị giác th́ thành cày, ḱm, chém, chặt; qua ư thức th́ thành rơi, bay, nấu nướng.

- Sáu là Tưởng Báo chiêu cảm ác quả. Khi tưởng nghiệp giao báo, th́ lúc lâm chung, trước hết thấy gió băo thổi nát quốc độ; thần thức người chết bị thổi lên hư không, xoay rơi theo gió, đọa ngục A-Tỳ, phát minh hai tướng: Một là chẳng giác, mê muội vô cùng, bỏ chạy không thôi; hai là chẳng mê, hay biết các khổ, bị đốt cháy không cùng, đau đớn khổ sở.

- Như vậy, tà tưởng kết vào ư thức th́ thành phương sở; kết vào thị giác th́ thành gương soi, bằng chứng; kết vào thính giác th́ thành đại hợp băng giá, sương mù, đất bùn; kết vào khứu giác th́ thành xe lửa, thuyền lửa, củi lửa; kết vào vị giác th́ thành tiếng la hét, than khóc; kết vào xúc giác th́ thành lớn nhỏ, nghiêng ngửa, muôn lần sống đi chết lại trong một ngày.

- A Nan! Thập tập nhân và lục giao báo của địa ngục kể trên, đều do chúng sanh mê vọng tạo ra. Nếu chúng sanh lục căn đồng tạo ác nghiệp th́ vào ngục A Tỳ, trải qua vô số kiếp, chịu khổ vô cùng; nếu lục căn mỗi mỗi tạo riêng, với nghiệp sở tạo, gồm cả căn trần, th́ người ấy vào khu 8 ngục A-Tỳ; nếu cả thân khẩu, ư, tạo nghiệp sát, đạo, dâm,th́ người ấy đọa vào khu 18 địa ngục; nếu không gồm cả ba nghiệp, hoặc trong ấy chỉ tạo nghiệp sát hay nghiệp đạo, th́ người ấy vào khu 36 địa ngục; nếu chỉ có một căn riêng tạo một nghiệp, th́ người ấy vào khu 108 địa ngục.

- Mỗi chúng sanh dù riêng tạo biệt nghiệp, nhưng cùng vào chỗ đồng phận trong thế giới, ấy đều do vọng tưởng sanh ra, chẳng phải vốn sẵn có. 

- Lại nữa A Nan! Nếu các chúng sanh phá hủy luật nghi, phạm giới Bồ Tát, phỉ báng Niết Bàn và các nghiệp khác, th́ trải qua nhiều kiếp bị đốt cháy, sau khi đền tội xong, thọ các h́nh quỷ.

Nếu ở nơi bản nhân, do tham vật tạo tội, người ấy khi đền tội xong, gặp vật thành h́nh, gọi là Quái Quỷ do tham sắc tạo tội, khi đền tội xong, gặp gió thành h́nh. gọi là Bạt Quỷ; do tham dối trá tạo tội, khi đền tội xong, gặp súc vật thành h́nh, gọi là Mỵ Quỷ; do tham sân hận tạo tội, khi đền tội xong, gặp sâu bọ thành h́nh, gọi là Cổ Độc Quỷ; do tham ghi khắc thù oán tạo tội, khi đền tội xong, gặp kẻ thù vận suy thành h́nh, gọi là Lệ Quỷ; do tham ngạo mạn tạo tội, khi đền tội xong, gặp khí thành h́nh, gọi là Ngạ Quỷ; do tham lừa gạt tạo tội, khi đền tội xong, gặp u ẩn thành h́nh, gọi là Yểm Quỷ; do tham minh ngộ tạo tội, khi đền tội xong, gặp tinh linh thành h́nh, gọi là Vơng Lượng Quỷ; do tham vu vạ tạo tội, khi đền tội xong, gặp linh hiển thành h́nh, gọi là Dịch Sử Quỷ; do tham kết bè phái tạo tội khi đền tội xong, gặp con người thành h́nh, gọi là Truyền Tống Quỷ.

- A Nan! Loại này đều v́ thuần t́nh mà sa đọa, khi nghiệp lửa đốt cạn th́ lên làm quỷ, ấy đều do vọng tưởng của tự ḿnh chiêu cảm nghiệp quả, nếu ngộ tánh Bồ Đề, th́ nơi diệu tâm sáng tỏ, vốn chẳng có ǵ cả.

- Lại nữa A Nan! Khi hết nghiệp quỷ, t́nh và tưởng cả hai đều không, mới ở nơi thế gian, với người mắc nợ cũ oán đối gặp nhau, thân làm súc sinh để trả nợ xưa.

- Loài quái quỷ theo vật, khi vật tiêu báo hết, sanh nơi thế gian, phần nhiều làm loài chim kêu.

- Bạt quỷ theo gió, khi gió tiêu báo hết, sanh nơi thế gian, phần nhiều làm loài cửu trưng (loài dự báo điềm xấu như chim cú, quạ...)

- Mỵ quỷ theo súc, khi súc chết báo hết, sanh nơi thế gian, phần nhiều làm loài chồn.

- Cổ quỷ theo sâu, khi suy sâu diệt hết, sanh nơi thế gian, phần nhiều làm loài độc hại.

- Lệ quỷ theo vận suy, khi suy tiêu báo hết, sanh nơi thế gian, phần nhiều làm loài giun sán.

- Ngạ quỷ theo khí, khi khí tiêu báo hết, sanh nơi thế gian, phần nhiều làm loài gia súc.

- Yểm quỷ theo u-ẩn, khi u-ẩn tiêu báo hết, sanh nơi thế gian, phần nhiều làm loài tằm, cừu, cung cấp đồ mặc.

- Vơng Lượng Quỷ theo tinh linh, khi tinh tiêu báo hết, sanh nơi thế gian, phần nhiều làm loài chim mùa.

- Dịch Sử Quỷ theo linh hiển, khi linh diệt báo hết, sanh nơi thế gian, phần nhiều làm loài hưu trưng (loài dự báo điềm tốt như phụng, lân).

- Truyền Tống Quỷ theo người, khi người chết báo hết, sanh nơi thế gian, phần nhiều làm loài tùng phục bên người như chó, mèo.

- A Nan! Loại này đều v́ nghiệp lửa đốt cạn, sanh vào loài súc, đền trả nợ xưa, ấy cũng là do vọng nghiệp chiêu cảm; nếu ngộ tánh Bồ Đề, th́ các vọng duyên này, vốn chẳng có ǵ cả.

Như ngươi hỏi về những quả báo ác nghiệp của Bửu Liên Hương, Lưu Ly Vương và Tỳ Kheo Thiện Tinh từ đâu ra? Phải biết mỗi mỗi đều tự tạo, chẳng phải từ trên trời xuống, từ dưới đất ra, hay người khác đưa đến. Tự tạo vọng nghiệp, tự chiêu ác quả, mà chẳng biết nơi tâm Bồ Đề, ấy đều do vọng tưởng giả dối kết tụ. 

- Lại nữa A Nan! Những súc sinh ấy, đền trả nợ cũ, nếu trả quá nợ cũ, th́ trở lại làm người, đ̣i lại phần thừa. Nếu người kia có sức mạnh, lại có phước đức, th́ khỏi bỏ thân người mà vẫn hoàn lại phần thừa ấy được, c̣n nếu chẳng phước đức th́ phải làm súc sinh để trả lại cái thiếu.

- A Nan nên biết! Nếu mắc nợ tiền tài hoặc sức lực của loài vật, khi đền đủ th́ tự ngưng... Nếu ở trong đó có giết hại sinh mạng hoặc ăn thịt họ, như thế cho đến ăn nhau, giết nhau, trải qua vô số kiếp, như chuyển bánh xe, lúc cao lúc thấp, thay phiên nhau chẳng ngừng. Trừ khi gặp Phật ra đời, ngộ pháp Xa Ma Tha, nếu không th́ nghiệp chẳng thể ngưng. 

- Nay ngươi nên biết, loài chim kêu kia, trả hết nợ cũ, trở lại làm người, sanh vào hạng ngoan cố.

- Loài cữu trưng kia, trả hết nợ cũ, trở lại làm người, sanh vào hạng quái dị.

- Loài chồn kia, trả hết nợ cũ, trở lại làm người, sanh vào hạng ngu dại.

- Loài độc hại kia, trả hết nợ cũ, trở lại làm người, sanh vào hạng nham hiểm.

- Loài giun sán kia, trả hết nợ cũ, trở lại làm người, sanh vào hạng hèn hạ.

- Loài gia súc kia, trả hết nợ cũ, trở lại làm người, sanh vào hạng nhu nhược.

- Loài tằm, cừu kia, trả hết nợ cũ, trở lại làm người, sanh vào hạng nghèo khổ.

- Loài chim mùa trưng kia, trả hết nợ cũ, trở lại làm người, sanh vào hạng văn hoa.

- Loài hưu trưng kia, trả hết nợ cũ, trở lại làm người, sanh vào hạng thông minh.

- Loài tùng phục bên người kia, trả hết nợ cũ, trở lại làm người, sanh vào hạng thông thạo.

- A Nan! Loại này dù trả hết nợ cũ, trở lại làm người, đều do điên đảo tạo nghiệp, sanh nhau giết nhau từ vô thỉ, chẳng gặp Như Lai, chẳng nghe chánh pháp, ở trong trần lao xoay vần măi, bọn này gọi là thật đáng thương xót.

- A Nan! Lại có chúng sanh, trong cơi người chẳng theo chánh giác tu Tam Ma Địa, mà tu theo vọng niệm, giữ tâm củng cố h́nh hài, ẩn trong rừng núi, những chỗ vắng người, thành mười loại tiên.

l.          A Nan! Những chúng sanh ấy, kiên cố dùng đồ bổ chẳng ngừng nghỉ, thành tựu đạo thực, gọi là Địa Hành Tiên.

2.         Kiên cố dùng cỏ cây chẳng ngừng nghỉ, thành tựu đạo thuốc, gọi là Phi Hành Tiên.

3.         Kiên cố luyện đơn chẳng ngừng nghỉ, thành tựu đạo hóa chất, gọi là Du Hành Tiên.

4.         Kiên cố luyện khí chẳng ngừng nghỉ, thành tựu tinh khí, gọi là Không Hành Tiên.

5.         Kiên cố luyện tâm dịch chẳng ngừng nghỉ, thành tựu nhuận đức, gọi là Thiên Hành Tiên.

6.         Kiên cố hấp thụ tinh hoa chẳng ngừng nghỉ, thành tựu sự hấp thụ, gọi là Thông Hành Tiên.

7.         Kiên cố luyện theo bùa chú chẳng ngừng nghỉ, thành tựu bùa phép, gọi là Đạo Hành Tiên.

8.         Kiên cố chuyên chú tâm niệm chẳng ngừng nghỉ, thành tựu niệm tưởng, gọi là Chiếu Hành Tiên.

9.         Kiên cố về thủy hỏa giao cấu chẳng ngừng nghỉ, thành tựu sự cảm ứng, gọi là Tinh Hành Tiên.

l0.         Kiên cố biến hóa chẳng ngừng nghỉ, thành tựu tà ngộ, gọi là Tuyệt Hành Tiên.

- A Nan! Loại này đều ở trong cơi người mà luyện tâm, chẳng tu chánh giác, xa cách người đời, thọ muôn ngàn tuổi, ẩn núp nơi núi sâu, ḥn đảo, những chỗ vắng người; ấy cũng là theo vọng tưởng mà luân hồi. Nếu chẳng tu tam muội, khi phước báo hết, phải trở lại trong lục đạo.

DỤC GIỚI 

l.          A Nan! Những người thế gian, chẳng cầu đạo thường trụ, chưa thể rời bỏ sự ân ái vợ chồng, nhưng tâm chẳng buông lung nơi tà dâm, do tâm đứng lặng phát ra sáng suốt. Sau khi chết, ở gần với nhật nguyệt, loại này gọi là Tứ Thiên Vương Thiên.

2.         Đối với vợ ḿnh, dâm ái ít ỏi, trong lúc tịnh cư, chưa hoàn toàn trong sạch. Sau khi chết, vượt ánh sáng nhựt nguyệt, ở trên đảnh cơi người, loại này gọi là Đao Lợi Thiên.

3.         Gặp dục tạm giao, qua rồi th́ chẳng nhớ; nơi cơi người động ít tịnh nhiều. Sau khi chết, an trụ nơi hư không, ánh sáng nhựt nguyệt chẳng thể soi đến, hạng người ấy tự có ánh sáng, loại này gọi là Tu Diệm Ma Thiên.

4.         Lúc nào cũng tịnh, nhưng khi tiếp xúc bỗng đến, chưa thể ĺa bỏ. Sau khi chết, sanh lên cơi tinh vi, chẳng nối liền với những cơi trời, người ở dưới; khi kiếp hoại tam tai cũng chẳng thể đến, loại này gọi là Đâu Suất Đà Thiên.

5.         Ta chẳng tâm dâm dục, chỉ đáp ứng với nhu cầu của người, xem sự dâm dục vô vị như ăn sáp. Sau khi chết, sanh lên cơi biến hóa, loại này gọi là Lạc Biến Hóa Thiên.

6.         Tâm chẳng trụ thế gian, mà thọ dụng cảnh dục đồng như thế gian; đang lúc thọ dụng, rơ ràng siêu thoát. Sau khi chết, vượt lên tất cả cảnh biến hoá và chẳng biến hóa, loại này gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên.

- A Nan! Sáu cơi trời kể trên, h́nh dù khỏi động mà tâm c̣n dính mắc, từ đây trở xuống, gọi là Dục Giới.

GHI CHÚ:

(l): Mười hai ngôi vị đơn và phức:

Năm ngôi vị phức, mỗi ngôi vị gồm mười cấp bậc, tức Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng và Thập Địa.

Bảy ngôi vị đơn là: Càn Huệ, Noăn, Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ Nhất, Đẳng Giác và Diệu Giác.

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

TK Thích Duy Lực

Dịch từ Hán sang Việt và lược giải

QUYỂN CHÍN

SẮC GIỚI

SƠ THIỀN

l.          A Nan! Tất cả người tu tâm trong thế gian chẳng nhờ Thiền Na th́ chẳng có trí huệ; nếu được giữ thân chẳng dâm dục, khi đi khi ngồi, niệm tưởng đều không, ái nhiễm chẳng sanh, chẳng lưu luyến Dục Giới, làm bạn với Phạn Thiên, hạng này gọi là Phạn Chúng Thiên.

2.         Dục lậu đă trừ, ”Tâm ĺa dục” hiện, ưa hành theo các luật nghi, đức hạnh trong sạch, hạng này gọi là Phạn Phụ Thiên.

3.         Thân tâm diệu viên, oai nghi đầy đủ, giới cấm trong sạch, lại có sự tỏ ngộ, được thống lănh Phạn Chúng, làm Đại Phạn Vương, hạng này gọi là Đại Phạn Thiên.

- A Nan! Ba bậc này tất cả khổ năo chẳng thể bức bách, dù chẳng phải chánh tu chơn Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm trong sạch, dục lậu chẳng thể lay động, gọi là Sơ Thiền.

NHỊ THIỀN

l.          A Nan! Hàng Phạn Thiên thống lănh Phạn chúng, đầy đủ phạn hạnh, lắng tâm chẳng động; do tịch lặng sanh ra ánh sáng; hạng này gọi là Thiểu Quang Thiên.

2.         Ánh sáng chói lọi, chiếu soi vô cùng, chiếu khắp mười phương cơi đều như lưu ly; hạng này gọi là Vô Lượng Quang Thiên.

3.         Hào quang đồng như âm thanh, thành tựu giáo thể, phát ra sự giáo hóa trong sạch, ứng dụng vô cùng; hạng này gọi là Quang Âm Thiên.

- A Nan! Ba bậc này tất cả lo buồn chẳng thể bức bách, dù chẳng phải chánh tu chơn Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm trong sạch, những phiền năo thô động đă uốn dẹp, gọi là Nhị Thiền.

TAM THIỀN 

l.          A Nan! Hào quang thành âm, dùng âm thanh tỏ bày diệu lư, thành hạnh tinh tấn, thông với sự vui tịch diệt, hạng này gọi là Thiểu Tịnh Thiên.

2.         Cảnh ”Tịnh Không” hiện tiền, chẳng có bờ bến, thân tâm nhẹ nhàng, thành sự vui tịch diệt, hạng này gọi là Vô Lượng Tịnh Thiên.

3.         Thế giới và thân tâm, tất cả đều trong sạch, thành tựu đức tánh trong sạch, thắng cảnh hiện tiền, qui về cái vui tịch diệt, hạng này gọi là Biến Tịnh Thiên.

- A Nan! Ba bậc này đầy đủ công hạnh đại tùy thuận, thân tâm yên ổn, được sự vui vô lượng, dù chẳng phải thật đắc chơn Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm yên ổn trọn đủ sự hoan hỷ, gọi là Tam Thiền.

TỨ THIỀN

l.          Lại nữa A Nan! Cơi trời này, thân tâm chẳng bị bức bách, nhân khổ đă hết, biết sự vui chẳng thường trụ, lâu ắt biến hoại, hai tâm khổ vui nhất thời cùng xả, tướng thô đă diệt, tánh phước được sanh, hạng này gọi là Phước Sanh Thiên.

2.         Tâm xả viên dung, thắng giải trong sạch, được sự tùy thuận nhiệm mầu, cùng tột vị lai, tánh phước chẳng ngăn ngại, hạng này gọi là Phước Ái Thiên.

3.         A Nan! Từ cơi trời này tẻ ra hai đường: Nếu dùng tâm sáng tỏ đầy đủ phước đức trước kia để tu chứng an trụ, hạng này gọi là Quảng Quả Thiên.

4.         Nếu nơi tâm trước kia, nhàm chán cả khổ vui, lại nghiền ngẫm cái tâm xả chẳng gián đoạn, trọn thành đạo xả, thân tâm tiêu diệt, lắng tâm bặt tưởng, trải qua năm trăm kiếp. Nhưng v́ người ấy đă lấy cái sanh diệt làm nhân, th́ chẳng thể phát minh tánh chẳng sanh diệt, nên nửa kiếp đầu th́ diệt, nửa kiếp sau lại sanh, hạng này gọi là Vô Tưởng Thiên.

- A Nan! Bốn bậc này tất cả cảnh khổ vui của thế gian chẳng thể lay động, dù chẳng phải là chỗ chơn bất động của đạo vô vi, nhưng nơi tâm có sở đắc, công dụng thuần thục, gọi là Tứ Thiền.

NGŨ TỊNH CƯ THIÊN

- Ở đây, c̣n có năm bậc Bất Hoàn Thiên, đă dứt sạch chín phẩm tập khí của cơi dưới, khổ vui đều hết, chẳng định cư ở cơi dưới, nên an lập chỗ ở nơi tâm xả của đồng phận chúng sanh.

l.                      Vậy, khổ vui đă diệt, ưa ghét chẳng sanh, hạng này gọi là Vô Phiền Thiên.

2.         Tự tại phóng xả, chẳng có năng sở, tâm chẳng đối đăi, hạng này gọi là Vô Nhiệt Thiên.

3.         Mười phương thế giới, diện kiến trong lặng, chẳng c̣n tất cả cấu nhiễm của cảnh trần, hạng này gọi là Thiện Kiến Thiên.

4.         Diệu kiến hiện tiền, biến tạo vô ngại, hạng này gọi là Thiện Hiện Thiên.

5.         Sắc trần từ tướng lăng xăng đến chỗ cứu cánh chẳng động, cùng tột tánh sắc chẳng có bờ bến, hạng này gọi là Sắc Cứu Cánh Thiên.

- A Nan! Với các cơi Bất Hoàn Thiên này, chỉ riêng bốn vị Thiên Vương cơi Tứ Thiền mới được nghe biết, nhưng chẳng thể thấy biết. Như nay trong thế gian, nơi núi sâu rừng thẳm, những đạo tràng của bậc thánh, đều có các vị A La Hán trụ tŕ, mà người thế tục chẳng thể thấy.

- A Nan! Mười tám cơi trời kể trên, dù thoát khỏi cảnh dục, nhưng chưa thoát khỏi sắc thân, gọi là Sắc Giới.

VÔ SẮC GIỚI

- Lại nữa A Nan! Từ trên đảnh của Sắc Giới, lại tẽ ra hai đường:

- Nếu nơi tâm xả, phát minh trí huệ, sáng suốt viên thông, bèn ra cơi trần, thành A La Hán, vào Bồ Tát Thừa, hạng này gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.

- Nếu nơi tâm xả được thành tựu, thấy thân chướng ngại, tiêu ngại vào không, hạng này gọi là Không Xứ.

- Chướng ngại đă tiêu, vô ngại vô diệt, trong đó chỉ c̣n A Lại Da Thức và nửa phần vi tế của Mạt Na Thức; hạng này gọi là Thức Xứ.

- Sắc và Không đă tiêu, tâm thức đều diệt, mười phương tịch lặng, chẳng có chỗ đến; hạng này gọi là Vô Sở Hữu Xứ.

- Dùng tánh thức chẳng động để diệt sự nghiền ngẫm, thành ra ở nơi vô tận lại tỏ bày tánh tận, như c̣n mà chẳng c̣n, tận mà chẳng tận, hạng này gọi là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

- Hạng này xét cùng cái Không, nhưng chẳng tột lư Không; nếu từ thánh đạo Bất Hoàn Thiên mà xét cùng, hạng này gọi là Bất Hồi Tâm Độn A La Hán.

- Nếu từ Vô Tưởng Thiên của ngoại đạo mà chấp thật Không, chẳng biết quày đầu, mê muội hữu lậu, chẳng nghe chánh pháp, bèn vào luân hồi.

- A Nan! Những cơi trời kể trên, mỗi mỗi đều là phàm phu đền trả nghiệp quả, khi nghiệp quả trả hết bèn vào luân hồi. Thiên Vương các cơi ấy, đều là Bồ Tát tu Tam Ma Địa, lần lượt tiến lên, hướng về đường tu của Bậc Thánh.

- A Nan! Cơi Tứ Không này, thân tâm dứt sạch, tánh định hiện tiền, chẳng có sắc thân của nghiệp quả; từ đây đến cùng, gọi là Vô Sắc Giới.

- Ấy đều do chẳng rơ diệu tâm sáng tỏ, tích chứa vọng tưởng, chấp thân trung ấm, tùy loại thọ sanh, vọng có tam giới, nên vọng theo bảy loài mà ch́m đắm.

A TU LA

- Lại nữa A Nan! Trong tam giới c̣n có 4 loại A Tu La:

l.          Nếu từ loài quỷ, dùng sức hộ pháp, nhờ thần thông vào trong hư không; loại A Tu La này là noăn sanh, thuộc về loài quỷ.

2.         Nếu từ cơi trời, thất đức bị đọa, chỗ ở gần với nhựt nguyệt; loại A Tu La này là thai sanh, thuộc về loài người.

3.         Có vua Tu La, thống lănh tất cả A Tu La trên thế giới, sức mạnh vô úy, có thể tranh quyền với Phạn Vương Đế Thích và Tứ Thiên Vương, loại A Tu La này là hóa sanh, thuộc về loài trời.

4.         A Nan, riêng có một số A Tu La thấp kém sanh ở đáy biển, lặn dưới hang nước, ban ngày dạo trên hư không, ban đêm về ngủ dưới nước; loại A Tu La này là thấp sanh, thuộc về loài súc.

- A Nan! Bảy loài địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cơi người, thần tiên, cơi trời và A Tu La kể trên, đều là những tướng hữu vi hôn trầm, vọng tưởng tùy nghiệp thọ sanh. Thật ra thảy đều như hoa đốm trên không, vọng hiện nơi bản tâm vô tác sáng tỏ, vốn vô sở đắc, chỉ một hư vọng, chẳng có cội gốc.

- A Nan! Những chúng sanh này, chẳng nhận được bản tâm, bị luân hồi trải qua vô số kiếp, chẳng được chơn tánh trong sạch, ấy đều do tùy thuận ba nghiệp sát, đạo, dâm; hoặc ngược lại ba thứ đó, thành không sát, đạo, dâm; vọng thấy “Có” th́ là loài quỷ, vọng thấy “Không” th́ là loài trời; Có và Không thay phiên nhau, phát khởi tánh luân hồi.

- Nếu ngộ pháp Tam Ma Địa, th́ diệu Tâm thường tịch, hữu vô bất nhị, bất nhị cũng diệt, những việc không sát, đạo, dâm c̣n chẳng có, huống là thuận theo sát, đạo, dâm.

- A Nan, chẳng dứt ba nghiệp th́ chúng sanh mỗi mỗi đều có nghiệp riêng, do nghiệp riêng ấy, trong đồng phận của chúng sanh, chẳng phải là không có chỗ nhất định. Đó là do tự tạo vọng nghiệp, vọng vốn chẳng nhân, chẳng thể truy cứu cội gốc.

- Ngươi khuyên người tu hành, muốn đắc đạo Bồ Đề, phải trừ dứt ba nghiệp. Nếu ba nghiệp chẳng dứt, dẫu được thần thông, cũng đều là những công dụng hữu vi của thế gian, tập khí chẳng diệt th́ lạc vào ma đạo, dù muốn trừ vọng, càng thêm giả dối. Như Lai nói là kẻ đáng thương xót.

- Vậy, vọng do người tự tạo, chẳng phải lỗi của Bồ Đề, thuyết như thế gọi là chánh thuyết, chẳng thuyết như thế tức là tà thuyết. Tức thời, Như Lai sắp xuống pháp ṭa, nơi ṭa sư tử, dựa ghế thất bửu mà bảo khắp đại chúng và A Nan rằng:

MA NGŨ ẤM

- Nay ta đă thuyết pháp chơn tu, các ngươi c̣n chưa hiểu những ma sự vi tế, cảnh ma hiện tiền, các ngươi cũng chẳng biết, v́ tâm chẳng chánh, lọt vào tà kiến, nên bị ma ngũ ấm, hoặc thiên ma, hoặc quỷ thần, hoặc yêu mỵ xâm nhập, trong tâm chẳng biết, nhận giặc làm con. Những người nhị thừa, được ít lại cho là đủ, như Tỳ Kheo Vô Văn, tu đến tứ thiền mà vọng nói đă chứng thánh quả, đến khi hết phước báo cơi trời, đọa địa ngục A Tỳ. Nay các ngươi hăy chú ư nghe:

- Các ngươi phải biết, cái tâm thể bản giác của mười phương chúng sanh vốn viên măn diệu minh, cùng với mười phương chư Phật chẳng hai chẳng khác, v́ do vọng tưởng của các ngươi mê chấp đạo lư mới thành lỗi lầm, từ đó sanh ra si ái, si ái sanh trưởng khắp nơi, nên có tánh hư không, sự mê chấp tiến hóa không ngừng, nên sanh ra thế giới, vậy th́ mười phương vô số quốc độ đều do vọng tưởng kiến lập. Phải biết: Hư không sanh khởi trong tâm các ngươi như đám mây ở giữa hư không, huống là các thế giới đều ở trong hư không. Trong các ngươi có một người kiến tánh, th́ mười phương hư không đều tiêu diệt ngay, làm sao những quốc độ trong hư không chẳng bị tan nát. Các ngươi tu thiền đến nơi chánh định, cũng như mười phương Bồ Tát và Đại A La Hán, chơn tâm dung thông, ngay đó trạm nhiên. Khi ấy, tất cả ma vương và quỷ thần, thấy cung điện của ḿnh khi không sụp đổ, đều cảm thấy kinh khủng, họ đều được năm thứ thần thông (chỉ trừ ra Lậu Tận Thông), ham thích trần lao, đâu thể để cho người tu Chánh pháp làm sụp đổ xứ sở của họ, cho nên đang lúc người tu được chánh định, những thiên ma, yêu tinh, quỷ thần đều tụ lại để quấy phá, nhưng họ ở trong trần lao, người tu ở trong diệu giác, dù họ hung dữ cách mấy cũng hại chẳng được; ví như gió thổi ánh sáng, hoặc dùng dao cắt nước, chẳng ăn nhằm ǵ. Họ như băng đá, người tu như nước nóng, nước nóng làm tan ră băng đá. Họ ỷ lại sức thần thông, nhưng chỉ là khách, người tu là chủ, nếu chủ mê th́ khách được thành tựu sự quấy phá của họ, nếu người tu ngay đó giác ngộ chẳng mê, th́ ma sự của họ chẳng làm ǵ được ḿnh.

I - MA SẮC ẤM

- A Nan nên biết, ngươi tọa đạo tràng, vọng niệm nếu hết th́ ngay cái ĺa niệm ấy tất cả sáng tỏ, động tịnh chẳng dời, nhớ quên như một, nên trụ nơi này mà nhập chánh định. Như người mắt sáng ở chỗ đen tối, chơn tánh trong sạch, trong tâm chưa phát ánh sáng, đây gọi là phạm vi của Sắc Ấm. Nếu con mắt sáng tỏ, th́ mười phương khai mở, chẳng c̣n đen tối, gọi là Sắc Ấm hết, th́ khi ấy được siêu việt Kiếp Trược. Nhưng quán xét nguyên nhân là bởi Kiên Cố Vọng Tưởng (l) làm gốc.

l.          A Nan, đang trong lúc tham cứu diệu minh, quên cả tứ đại, bỗng sắc thân ra vào các vật chất đều chẳng chướng ngại, ấy gọi là sự sáng tỏ tràn ra trước mắt. Sự việc ấy chỉ là công dụng tạm được như thế, chẳng phải chứng thánh; chẳng tự cho là thánh, gọi là cảnh giới tốt, nếu cho là thánh, liền lọt vào tà ma.

2.         Trong lúc tham cứu diệu minh, thân như lưu ly, bỗng trong thân lấy ra các loài giun sán mà thân vẫn y nguyên, chẳng bị thương tổn, ấy gọi là sự sáng tỏ tràn ra h́nh thể, đây chỉ là do tu hành tinh tấn tạm được như thế, chẳng phải chứng thánh; chẳng tự cho là thánh, gọi là cảnh giới tốt, nếu cho là thánh, liền lọt vào tà ma.

3.         Trong lúc tham cứu diệu minh, khi ấy, ngoài sắc thân ra, hồn phách, ư chí, tinh thần dung ḥa lẫn nhau, bỗng trong hư không nghe tiếng thuyết pháp, hoặc nghe mười phương chư Phật cùng diễn mật nghĩa, đây gọi là hồn phách, ư chí thay phiên nhau làm chủ khách, ly hợp lẫn nhau, thành tựu thiện chủng, tạm được như thế, chẳng phải chứng thánh; chẳng tự cho là thánh, gọi là cảnh giới tốt, nếu cho là thánh, liền lọt vào tà ma.

4.         Trong lúc tham cứu diệu minh, trong tâm sáng tỏ, phát ra ánh sáng, chiếu khắp mười phương thành màu sắc Diêm Phù Đàn, tất cả các loài đều hóa thành Như Lai. Bỗng thấy Phật Tỳ Lô Giá Na ngồi trên đài Thiên Quang, ngàn Phật vây quanh, trăm ức cơi Phật cùng hoa sen đồng thời hiện ra. Ấy gọi là việc sở nhiễm của tâm hồn linh ngộ, ánh sáng của tâm chiếu soi các thế giới, tạm được như vậy, chẳng phải chứng thánh; chẳng tự cho là thánh, gọi là cảnh giới tốt, nếu cho là thánh, liền lọt vào tà ma.

5.         Trong lúc tham cứu diệu minh, quan sát chẳng ngừng, sức đè nén hàng phục quá mức, bỗng trong hư không thành màu sắc bách bảo, xanh vàng đỏ trắng đồng thời cùng khắp mười phương mà chẳng chướng ngại nhau. Ấy gọi là sự dụng công đè nén quá mức tạm được như thế, chẳng phải chứng thánh; chẳng tự cho là thánh, gọi là cảnh giới tốt, nếu cho là thánh, liền lọt vào tà ma.

6.         Trong lúc tham cứu diệu minh, trong sáng chẳng loạn, bỗng lúc nửa đêm, ở trong nhà đen tối, thấy rơ các vật chẳng khác ban ngày, ấy gọi là tâm dụng đến chỗ vi tế, cái năng thấy trong như lưu ly, cái sở thấy thấu qua đen tối, tạm được như thế, chẳng phải chứng thánh; chẳng tự cho là thánh, gọi là cảnh giới tốt, nếu cho là thánh, liền lọt vào tà ma.

7.         Trong lúc tham cứu diệu minh, toàn tâm dung ḥa với hư không, bỗng thân thể đồng như cây cỏ, lửa đốt, dao chém chẳng có cảm giác, thiêu chẳng thấy nóng, chém chẳng thấy đau, ấy gọi là tâm và trần dung hợp thành một, tạm được như thế, chẳng phải chứng thánh; chẳng tự cho là thánh, gọi là cảnh giới tốt, nếu cho là thánh, liền lọt vào tà ma.

8.         Trong lúc tham cứu diệu minh, dụng công đến chỗ thanh tịnh, bỗng thấy núi sông, đất đai mười phương đều thành cơi Phật đầy đủ thất bảo, ánh sáng chiếu khắp, lại thấy hằng sa chư Phật, cung điện trang nghiêm, cùng khắp thế giới, thấy khắp thiên đàng địa ngục đều chẳng ngăn ngại, ấy gọi là tập trung tư tưởng ngày càng sâu đậm, lâu ngày hóa thành, chẳng phải chứng thánh; chẳng tự cho là thánh, gọi là cảnh giới tốt, nếu cho là thánh, liền lọt vào tà ma.

9.         Trong lúc tham cứu diệu minh, đến chỗ sâu xa, bỗng ở nửa đêm, thấy được các đường phố và bà con phương xa, nghe được tiếng nói của họ, ấy gọi là tâm bức bách quá mức bay ra, nên cái thấy thấu qua vật chất, chẳng phải chứng thánh; chẳng tự cho là thánh, gọi là cảnh giới tốt, nếu cho là thánh, liền lọt vào tà ma.

10.        Trong lúc tham cứu diệu minh, thấy h́nh thể của thiện tri thức, trong giây lát hiện ra đủ thứ biến đổi, ấy gọi là tâm tà bị yêu mị, hoặc thiên ma xâm nhập, th́nh ĺnh thuyết pháp, thông đạt diệu nghĩa, chẳng phải chứng thánh; chẳng tự cho là thánh, gọi là cảnh giới tốt, nếu cho là thánh, liền lọt vào tà ma.

- A Nan! Mười thứ cảnh giới thiền định trên, đều do Sắc Ấm và dụng tâm giao tranh lẫn nhau mà hiện ra. Chúng sanh ngu mê chẳng tự xét kỹ, gặp nhân duyên này mà chẳng tự biết, nói là chứng thánh thành đại vọng ngữ, đọa địa ngục A Tỳ.

- Sau khi Như Lai nhập diệt, trong thời mạt pháp, các ngươi phải theo lời dạy bảo như trên khai thị người tu, hộ tŕ cho họ thành Vô Thượng Đạo, chớ để cho thiên ma được dịp quấy phá.

II - MA THỌ ẤM

- A Nan! Người tu thiền định, khi dứt được Sắc Ấm, tâm thấy chư Phật như bóng hiện trong gương, dường như có sự chứng đắc, nhưng chưa được thọ dụng. Cũng như người bị bóng đè, tay chân vẫn c̣n, thấy nghe rơ ràng, v́ tâm bị tà bên ngoài xâm nhập, chẳng thể cử động được, ấy gọi là phạm vi của Thọ Ấm. Nếu bóng đè hết, tâm ĺa sắc thân, được tự thấy mặt ḿnh, ở đi tự do vô ngại, gọi là Thọ Ấm hết, th́ lúc ấy được siêu việt Kiến Trược.Nhưng quán xét nguyên nhân, là do Hư Minh Vọng Tưởng (2) làm gốc.

l.          A Nan! Đang lúc thiền định, thấy ánh sáng chói lọi, trong tâm ức chế quá mức, bỗng sanh ḷng buồn bă, cho đến thấy các loài ruồi muỗi như con của ḿnh, thương xót rơi lệ, ấy gọi là dụng công đè nén quá mức. Ngộ biết đó là vọng tưởng chẳng phải chứng thánh, chẳng mê chẳng chấp, lâu tự tiêu diệt; nếu cho là thánh, th́ bị Ma Bi xâm nhập, hễ gặp người th́ than khóc không xiết, lạc mất chánh định, sẽ bị ch́m đắm.

2.         Trong lúc thiền định, thấy sắc ấm dứt, thọ ấm rơ ràng, thắng cảnh hiện tiền, kích động quá phần, bỗng trong đó sanh ḷng dũng mănh, phấn chí sánh bằng chư Phật, cho là một niệm có thể siêu việt ba A Tăng Kỳ kiếp, ấy gọi là dụng công lấn tiến quá mức. Ngộ biết đó là vọng tưởng, chẳng phải chứng thánh, chẳng mê chẳng chấp lâu tự tiêu diệt, nếu cho là thánh th́ bị Ma Cuồng xâm nhập, hễ gặp người th́ khoe khoang kiêu căng, ngă mạn tăng trưởng, cho đến trên chẳng thấy có Phật, dưới chẳng thấy có người, lạc mất chánh định, sẽ bị ch́m đắm.

3.         Trong lúc thiền định, thấy sắc ấm dứt, thọ ấm rơ ràng, tiến đến trước chẳng có chứng đắc mới, lui về sau lại mất chỗ cũ, sức trí kém ṃn, giữa chừng bị lạc, chẳng có sở thấy, trong tâm bỗng sanh khô khan, luôn luôn nhớ măi không tan, lại cho là tinh tấn, ấy gọi là tu tâm mà chẳng huệ. Ngộ biết đó là vọng tưởng, chẳng phải chứng thánh; nếu cho là thánh, th́ bị Ma Nhớ xâm nhập, ngày đêm trói tâm vào một chỗ, lạc mất chánh định, sẽ bị ch́m đắm.

4.         Trong lúc thiền định, thấy sắc ấm dứt, thọ ấm rơ ràng, sức huệ mạnh hơn sức định, tâm chấp các việc thù thắng, tự tưởng là Phật Lô Xá Na, được ít cho là đủ, ấy gọi là dụng tâm quên mất quán chiếu, đọa vào tri kiến. Ngộ biết đó là vọng tưởng, chẳng phải chứng thánh; nếu cho là thánh, th́ bị Ma-Hèn-Hạ-Dễ-Biết-Đủ xâm nhập, hễ gặp người th́ tự xưng là Vô Thượng Đệ Nhất Nghĩa Đế, lạc mất chánh định, sẽ bị ch́m đắm.

5.         Trong lúc thiền định, thấy sắc ấm dứt, thọ ấm rơ ràng, chưa được chứng mới, lại mất chỗ cũ, tiến lui đều chẳng được, cảm thấy khó khăn, bỗng sanh ḷng lo âu, tâm chẳng muốn sống, mong cầu người khác sát hại thân này để mau được giải thoát, ấy gọi là tu hành lạc mất phương tiện. Ngộ biết đó là vọng tưởng, chẳng phải chứng thánh; nếu cho là thánh, th́ bị Ma-Hay-Lo-Rầu xâm nhập, tự cầm dao kiếm chém cắt thịt ḿnh, thích bỏ thọ mạng, hoặc thường lo rầu, trốn vào rừng núi, sợ bị người thấy, lạc mất chánh định, sẽ bị ch́m đắm.

6.         Trong lúc thiền định, thấy sắc ấm dứt, thọ ấm rơ ràng, ở nơi thanh tịnh, tâm được an nhàn, bỗng trong ḷng vui mừng vô cùng, chẳng thể kềm chế được, ấy gọi là khinh an mà chẳng có trí huệ tự ngăn. Ngộ biết đó là vọng tưởng, chẳng phải chứng thánh; nếu cho là thánh, th́ bị Ma-Ham-Vui xâm nhập, hễ gặp người th́ cười, múa hát ngoài đường, tự cho ḿnh đă được giải thoát vô ngại, lạc mất chánh định, sẽ bị ch́m đấm.

7.         Trong lúc thiền định, thấy sắc ấm dứt, thọ ấm rơ ràng, tự cho sự tu của ḿnh đă đầy đủ, bỗng tâm sanh đại ngă mạn, hoặc khinh mạn người, hoặc ngạo mạn ḿnh hơn người, hoặc tăng thượng mạn, hoặc tỵ liệt mạn (khinh người hơn ḿnh), đồng thời phát ra. Đă dám khinh chê mười phương chư Phật, huống là các bậc Thanh Văn, Duyên Giác! Ấy gọi là kiến chấp quá cao, không có trí huệ tự cứu. Ngộ biết đó là vọng tưởng, chẳng phải chứng thánh; nếu cho là thánh, th́ bị Ma-Đại-Ngă-Mạn xâm nhập, không lễ chùa tháp, phá hủy kinh tượng, nói với Phật tử rằng:”Tượng Phật là loại vàng đồng, đồ gỗ, kinh sách là lá cây, giấy lụa, cái thân này đă là chơn thường, sao chẳng cung kính cúng dường mà đi sùng bái loại cây loại gỗ, thật là điên đảo”. Khiến những người tin theo lời họ, hủy hoại tượng Phật, kinh sách, làm lầm chúng sanh đọa ngục A-Tỳ, lạc mất chánh định, sẽ bị ch́m đắm.

8.         Trong lúc thiền định, thấy sắc ấm dứt, thọ ấm rơ ràng, ở nơi sáng tỏ tự ngộ chơn lư, được sự thuận lợi, trong ḷng bỗng sanh khinh an vô cùng, tự nói chứng thánh, được đại tự tại, ấy gọi là do huệ mà được khinh an. Ngộ biết đó là vọng tưởng, chẳng phải chứng thánh; nếu cho là thánh, th́ bị Ma-Khinh-An xâm nhập, tự cho là đủ, chẳng cầu tiến thêm, cũng như Tỳ Kheo Vô Văn, làm lầm chúng sanh đọa ngục A-Tỳ, lạc mất chánh định, sẽ bị ch́m đắm.

9.         Trong lúc thiền định, thấy sắc ấm dứt, thọ ấm rơ ràng, trong chỗ tỏ ngộ, được tánh hư minh, bỗng trong đó sanh ḷng đoạn diệt, bác bỏ nhân quả, luôn luôn chấp không. Ngộ biết đó là vọng tưởng, chẳng phải chứng thánh, nếu cho là thánh, th́ bị Ma-Rỗng-Không xâm nhập, chê báng người tŕ giới là Tiểu Thừa, cho bậc Bồ Tát hễ ngộ được Tánh Không th́ chẳng có tŕ phạm, thường ở nơi đàn việt tín tâm, rượu thịt, dâm uế. V́ được sức ma nhiếp tŕ, nên chẳng sanh nghi ngờ, tâm ma xâm nhập lâu ngày, hoặc ăn những đồ nhơ nhớp, đại tiểu tiện, cho là chẳng khác rượu thịt, phá hoại giới luật, khiến người tạo tội, lạc mất chánh định, sẽ bị ch́m đắm.

10.        Trong lúc thiền định, thấy sắc ấm dứt, thọ ấm rơ ràng, ham đắm sự hư minh, bỗng sanh ḷng yêu vô hạn, yêu quá phát điên, liền thành tham dục, ấy gọi là trong định ham chấp sự an ổn, không có trí huệ tự chế, lầm vào ái dục. Ngộ biết đó là vọng tưởng, chẳng phải chứng thánh; nếu cho là thánh th́ bị Ma-Dục xâm nhập, vọng nói dâm dục là đạo Bồ Đề, người hành dâm gọi là Tŕ Pháp Tử, dạy người thế gian làm việc dâm dục. Nhờ sức ma nhiếp tŕ, những kẻ ngu mê tin theo trong thời mạt pháp chẳng phải ít, đến lúc ma sanh ḷng chán rời khỏi thân thể, người ấy mất hết uy đức, bị sa vào lưới pháp luật, khiến chúng sanh bị lầm lạc, đọa địa ngục A-Tỳ, lạc mất chánh định, sẽ bị ch́m đắm.

- Mười thứ cảnh giới thiền định trên, đều do thọ ấm và dụng tâm giao tranh lẫn nhau mà hiện ra, chúng sanh ngu mê chẳng tự xét kỹ, gặp nhân duyên này mà chẳng tự biết, nói là chứng thánh, thành đại vọng ngữ, đọa ngục A-Tỳ.

- Sau khi Như Lai nhập diệt, trong thời mạt pháp, các ngươi phải theo lời dạy bảo như trên khai thị cho người tu, hộ tŕ cho họ thành Vô Thượng Đạo, chớ để cho thiên ma được dịp quấy phá.

III - MA TƯỞNG ẤM

- A Nan! Người tu thiền định, khi dứt được thọ ấm, dù chưa dứt hết tập khí, nhưng tâm đă được rời khỏi thân thể, như chim ra khỏi lồng, đă được thành tựu từ thân phàm trở lên, trải qua 60 cấp bậc thánh vị Bồ Tát, được Ư-Sanh-Thân, đi ở vô ngại. Ví như có người ngủ say nói mớ, người ấy dù không hay biết ǵ, nhưng lời nói của họ đă làm cho người thức nghe biết, ấy gọi là phạm vi của Tưởng Ấm. Nếu động niệm và vọng tưởng dứt trừ, trong tâm sáng tỏ như gương sạch hết nhơ bụi, được sự chiếu soi, chẳng thấy có tướng sanh tử, gọi là tưởng ấm hết, th́ lúc ấy được siêu việt Phiền Năo Trược. Nhưng quán xét nguyên nhân là do bởi Dung Thông Vọng tưởng (3) làm gốc.

l.          A Nan! Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm ham đắm sự hư minh, tham cầu sự khéo léo, khi ấy thiên ma được dịp nhập vào thân người khác để thuyết pháp; người đó chẳng biết đă bị ma nhập, tự nói đă được Vô Thượng Niết Bàn, đến nơi người cầu khéo léo, thuyết pháp cho họ, hoặc hiện thân Tỳ Kheo, hoặc Đế Thích, hoặc phụ nữ, hoặc Tỳ Kheo Ni, hoặc trong pḥng tối thân phát ánh sáng, người ấy ngu mê chẳng biết cho là Bồ Tát, tin theo lời dạy của họ, tín tâm lay chuyển, phá hoại giới luật, lén làm việc tham dục. Ma ưa nói những việc biến đổi của tội phước, hoặc nói Như Lai sẽ ra đời chỗ này chỗ kia, hoặc nói những điềm kiếp hỏa, binh loạn, hăm dọa người ta, làm cho gia tài người ta vô cớ bị tiêu tan, ấy gọi là Quái Quỷ (quỷ tham lam) tuổi già thành ma, nhiễu loạn người ấy, đến khi ma sanh ḷng chán, rời bỏ người ấy, lúc đó đệ tử lẫn thầy đều bị sa lưới pháp luật. Các ngươi nên sớm giác ngộ để khỏi bị luân hồi, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ.

2.         Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm ham thích đi chơi, tham cầu sự du lịch. Khi ấy thiên ma được dịp nhập thân người khác để thuyết pháp; người đó chẳng biết đă bị ma nhập, tự nói đă được Vô Thượng Niết Bàn, đến chỗ người tham cầu du lịch, thuyết pháp cho họ, người nghe pháp bỗng thấy thân ḿnh ngồi trên bửu liên hoa, toàn thân hóa thành sắc vàng, cả chúng nghe pháp đều được như vậy, được chưa từng có, ngu mê chẳng biết, cho là Bồ Tát, tâm ham dâm dục, phá hoại giới luật, lén làm việc tham dục. Ma ưa nói việc chư Phật ra đời; hoặc nói người này người kia, chỗ này chỗ nọ là Phật Bồ Tát hóa thân đến đây, khiến người nghe thấy vậy, sanh ḷng ham mộ, tà kiến khởi lên, làm mất chủng trí, đây gọi là Bạt Quỷ (quỷ dâm dục), tuổi già thành ma, nhiễu loạn người ấy, đến khi ma sanh ḷng chán, rời khỏi thân thể, lúc ấy đệ tử lẫn thầy đều sa vào lưới pháp luật. Các ngươi nên sớm giác ngộ mới khỏi bị luân hồi, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ.

3.         Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm tham cầu sự luôn luôn khế hợp. Khi ấy thiên ma được dịp nhập thân người khác để thuyết pháp, người đó chẳng biết đă bị ma nhập, tự nói đă được Vô Thượng Niết Bàn, đến chỗ người cầu khế hợp thuyết pháp cho họ, khiến người nghe chưa nghe pháp đă được tỏ ngộ, niệm niệm dời đổi, hoặc được túc mạng thông, hoặc được tha tâm thông, hoặc thấy địa ngục, hoặc biết các việc tốt xấu của thế gian, hoặc nói kệ, hoặc tự tụng kinh, mỗi mỗi đều vui vẻ, được chưa từng có, người ấy ngu mê chẳng biết, cho là Bồ Tát tâm ham ái dục, phá hoại giới luật, lén làm việc tham dục. Ma ưa nói Phật có lớn nhỏ trước sau, có chơn giả, có nam Phật, nữ Phật, Bồ Tát cũng vậy; người nghe thấy vậy lạc mất bản tâm, dễ lọt vào tà ngộ. Đây gọi là Mỵ Quỷ (quỷ gian dối), tuổi già thành ma, nhiễu loạn người ấy, đến khi ma sanh ḷng chán, rời khỏi thân thể, lúc đó đệ tử lẫn thầy đều bị sa lưới pháp luật. Các ngươi nên sớm giác ngộ để khỏi bị luân hồi, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ.

4.         Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm ham thích suy xét căn bản, phân tích cội gốc cùng tột của sự vật. Khi ấy thiên ma được dịp nhập thân người khác để thuyết pháp, người đó chẳng biết bị ma nhập, tự nói đă được Vô Thượng Niết Bàn, đến chỗ người cầu phân tích cội gốc thuyết pháp cho họ, ma có uy thần thuyết phục các người, khiến chưa nghe pháp, tự nhiên tâm đă hàng phục, nói Bồ Đề Niết Bàn, pháp thân thường trụ tức là cái sắc thân hiện hữu này, cha con đời đời tương sanh với nhau tức là pháp thân thường trụ chẳng dứt, cái trước mắt đă là cơi Phật, chẳng có cơi Tịnh Độ và đức Phật nào khác. Người nghe tin nhận, quên mất bản tâm trước, đem cả thân mạng quy y, được chưa từng có, ngu mê chẳng biết, cho là Bồ Tát, tâm ham suy xét, phá hoại giới luật, lén làm việc tham dục. Ma ưa nói nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt đều là Tịnh Độ, nam nữ nhị căn là nơi chơn thật của Bồ Đề Niết Bàn, người mê chẳng biết, tin lời ô uế ấy. Đây gọi là Cổ Độc Yểm Thắng Ác Quỷ (quỷ cuồng), tuổi già thành ma, nhiễu loạn người ấy, đến khi ma sanh ḷng chán, rời khỏi thân thể, lúc đó đệ tử lẫn thầy đều bị sa vào lưới pháp luật. Các ngươi nên sớm giác ngộ để khỏi bị luân hồi, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ.

5.         Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm ham cầu sự tiên tri cảm ứng. Khi ấy thiên ma được dịp nhập thân người khác để thuyết pháp, người đó chẳng biết đă bị ma nhập, tự nói đă được Vô Thượng Niết Bàn, đến chỗ người cầu cảm ứng, thuyết pháp cho họ. Ma khiến người nghe tạm thấy thân họ như trăm ngàn tuổi, ḷng sanh yêu mến, chẳng muốn rời bỏ, chịu làm đầy tớ cúng dường đủ thứ mà chẳng biết mệt mỏi, lại khiến đồ chúng của mỗi người trong tâm đều biết họ là tiên sư, là thiện tri thức, sanh ḷng yêu mến, thiết tha như keo sơn, được chưa từng có, người ấy ngu mê chẳng biết, cho là Bồ Tát, tâm ưa thân cận, phá hoại giới luật, lén làm việc tham dục. Ma ưa nói kiếp trước người này người kia là anh em, là vợ của ta, nay đến để độ họ, cùng nhau đi đến cơi này cơi kia để cúng dường Phật này Phật nọ; hoặc nói có cơi trời Đại Quang Minh kia, chư Phật đều nghỉ tại đó, người mê chẳng biết, tin lời cuồng vọng ấy. Đây gọi là Lệ Quỷ (quỷ sân si), tuổi già thành ma, nhiễu loạn người ấy, đến khi ma sanh ḷng chán, rời khỏi thân thể, lúc ấy đệ tử lẫn thầy đều bị sa vào lưới pháp luật. Các ngươi nên sớm giác ngộ, để khỏi bị luân hồi, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ.

6.         Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm ham cầu tĩnh tịch, khắc khổ siêng tu, ưa thích chỗ vắng lặng. Khi ấy thiên ma được dịp nhập thân người khác để thuyết pháp, người đó chẳng biết đă bị ma nhập, tự nói đă được Vô thượng Niết Bàn, đến chỗ người cầu tĩnh lặng thuyết pháp cho họ. Ma khiến người nghe mỗi mỗi đều biết nghiệp báo của ḿnh, hoặc nói với một người nào rằng: ”Ngươi nay dù chưa chết, nhưng đă làm súc sinh”. Rồi bảo người khác đến sau lưng họ làm dạng đạp đuôi, liền khiến người ấy đứng dậy chẳng được, làm cho tất cả đều hết ḷng khâm phục, có người móng tâm lên, ma liền biết ư. Ngoài luật nghi của Phật ra, nó càng thêm khắc khổ, phỉ báng Tỳ Kheo, chửi mắng đồ chúng, phơi bày việc người, chẳng tránh hiềm khích, ưa nói việc tội phước của tương lai mà mảy may không sai. Đây gọi là Đại Lực Quỷ (quỷ ngạo mạn), tuổi già thành ma, nhiễu loạn người ấy, đến khi ma sanh ḷng chán, rời khỏi thân thể, lúc ấy đệ tử lẫn thầy đều bị sa vào lưới pháp luật. Các ngươi nên sớm giác ngộ, để khỏi bị luân hồi, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ.

7.         Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm ham muốn tri kiến, siêng năng nghiên cứu, tham cầu túc mệnh. Khi ấy thiên ma được dịp nhập thân người khác để thuyết pháp; người đó chẳng biết đă bị ma nhập, tự nói đă được Vô Thượng Niết Bàn, đến chỗ người cầu tri kiến, thuyết pháp cho họ.  Người ấy khi không ở nơi nghe pháp được ḥn ngọc báu, có lúc ma lại hóa thành súc sinh, miệng ngậm hạt châu và các châu báu, sách, bùa, các vật quư lạ, trước tiên đem hiến cho người ấy, sau nhập xác họ, hoặc bảo với họ là dưới đất nơi đó có hạt châu chiếu sáng, khiến các người nghe, được chưa từng có. Do sức ma nhiếp tŕ, thường ăn cây thuốc chứ chẳng ăn cơm, hoặc hằng ngày chỉ ăn một hột mè hoặc một hột lúa mà thân vẫn béo mạnh; phỉ báng Tỳ Kheo, chửi mắng đồ chúng, chẳng tránh hiềm khích; ưa nói kho báu nơi tha phương hoặc chỗ ẩn cư của bậc thánh hiền mười phương, những người theo sau thường thấy có kẻ kỳ lạ. Đây gọi là loại quỷ thần sơn lâm, thổ địa, thành hoàng sông núi, tuổi già thành ma, hoặc kêu gọi làm việc dâm dục, phá hoại giới luật, cùng với người vâng theo lén làm sự ngũ dục; hoặc chỉ ăn cây cỏ cho là tinh tấn, những việc làm không có nhất định, nhiễu loạn người ấy, đến khi ma sanh ḷng chán, rời khỏi thân thể, lúc ấy đệ tử lẫn thầy đều bị sa vào lưới pháp luật. Các ngươi nên sớm giác ngộ, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ.

8.         Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm ham cầu thần thông biến hóa. Khi ấy thiên ma được dịp nhập thân người khác để thuyết pháp, người đó chẳng biết đă bị ma nhập, tự nói đă được Vô Thượng Niết Bàn, đến chỗ người cầu thần thông, thuyết pháp cho họ. Người ấy hoặc tay cầm ngọn lửa để trên đầu tứ chúng, lửa cháy sáng vài thước mà chẳng thấy nóng hay bị cháy, hoặc đi trên mặt nước như đi trên đất bằng, hoặc an tọa ở giữa hư không, hoặc vào trong b́nh hay trong túi, xuyên qua bức tường đều chẳng chướng ngại, chỉ đối với quân binh giao trận là không được tự tại thôi. Tự nói là Phật, thân mặc bạch y, nhận lễ lạy của bậc Tỳ Kheo, phỉ báng thiền luật, chửi mắng đồ chúng, phơi bày việc người mà chẳng tránh hiềm khích, ưa nói thần thông tự tại, hoặc khiến người thấy cơi Phật ở kế bên; dùng sức quỷ mê hoặc người, chẳng phải có thật, khen ngợi sự dâm dục, chẳng bỏ thô hạnh, đem những việc ô uế cho là truyền pháp. Đây gọi là loại Sơn tinh, Hải Tinh, Phong Tinh, Hà Tinh, Thổ Tinh, tất cả cây cỏ trên trời đất lâu năm lụy kiếp thành tinh, hoặc là Long (rồng) mỵ, hoặc loại tiên chết rồi sống lại thành mỵ, hoặc loại tiên chết rồi h́nh thể chưa tan, quỷ quái khác nhập vào, tuổi già thành ma, nhiễu loạn người ấy, đến khi ma sanh ḷng chán, rời khỏi thân thể, lúc ấy đệ tử lẫn thầy đều bị sa vào lưới pháp luật. Các ngươi nên sớm giác ngộ, để khỏi bị luân hồi, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ.

9.         Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm ham muốn nhập diệt, tham cầu đi sâu vào cái rỗng không.  Khi ấy thiên ma được dịp nhập thân người khác để thuyết pháp, người đó chẳng biết đă bị ma nhập, tự nói đă được Vô Thượng Niết Bàn, đến chỗ người cầu rỗng không, thuyết pháp cho họ. Trước mặt đại chúng, thân ma bỗng biến mất, chúng không trông thấy, lại từ hư không th́nh ĺnh hiện ra, ở đi tự tại, hoặc hiện thân như lưu ly. hoặc duỗi tay chân bay mùi chiên đàn, hoặc đại tiểu tiện như đường phèn cứng chắc, phỉ báng giới luật, khinh bỉ người xuất gia. Ưa nói không có nhân quả, hễ chết rồi là diệt hẳn, chẳng có thân sau và nói các phàm thánh dù đă được không tịch, nhưng vẫn c̣n lén hành tham dục, và người thọ sự dâm dục ấy cũng được Tâm-Không. Đây gọi là loại kim ngọc, chi thảo, hoặc con lân, phụng, rùa, hạc, thu hút tinh khí của nhựt nguyệt, trải qua ngàn vạn năm chẳng chết thành tinh, tuổi già thành ma, nhiễu loạn người ấy, đến khi ma sanh ḷng chán, rời khỏi thân thể, lúc ấy đệ tử lẫn thầy đều sa vào lưới pháp luật. Các ngươi nên sớm giác ngộ để khỏi bị luân hồi, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ.

10.        Trong lúc thiền định, thọ ấm hư minh, chẳng lọt tà tưởng, bỗng trong tâm ham muốn sống lâu, vất vả nghiên cứu, tham cầu trường thọ chẳng diệt. Khi ấy thiên ma được dịp nhập thân người khác để thuyết pháp, người đó chẳng biết đă bị ma nhập, tự nói đă được Vô Thượng Niết Bàn, đến chỗ người cầu trường thọ, thuyết pháp cho họ, hay nói đi lại từ nơi này đến nơi khác chẳng có ngăn ngại; hoặc trong chốc lát từ muôn ngàn dặm đi liền trở lại, mang theo đồ vật của nơi đó; hoặc ở trong nhà, cho người ấy đi vài bước từ vách tường bên đông sang bên tây, mà người ấy đi gấp suốt năm chẳng tới, khiến họ tin đó là Phật hiện tiền. Ma ưa nói tất cả mười phương chúng sanh đều là con ta, ta sanh ra chư Phật, sanh ra thế giới, là Phật nguyên thủy, tự nhiên ra đời, chẳng do tu được. Đây gọi là Tự Tại Thiên Ma ở đời, sai khiến những quyến thuộc chưa phát tâm (kẻ đă phát tâm th́ hộ tŕ chánh pháp), lợi dụng sự hư minh của họ, thu hút tinh khí của người. Người ấy hoặc không nhờ thầy mà tự ḿnh thấy rơ, ma tự xưng là Thần Hộ Pháp Kim Cang, cho người sống lâu; hoặc hiện thân mỹ nữ, thịnh hành việc tham dục, khiến người ấy chưa đầy một năm gan năo đă khô kiệt, hay nói lẩm nhẩm một ḿnh, nghe như yêu mỵ mà người khác chẳng hiểu. Khi bị sa vào lưới pháp luật, chưa kịp xử h́nh th́ đă chết khô, nhiễu loạn người ấy đến chết mới thôi. Các ngươi nên sớm giác ngộ để khỏi bị luân hồi, nếu mê lầm chẳng biết, sẽ bị đọa ngục A-Tỳ.

- A Nan phải biết! Nơi thời mạt pháp, mười thứ ma kể trên ở trong pháp ta xuất gia tu hành; hoặc nhập thân người khác, hoặc tự hiện h́nh, đều nói đă thành chánh biến tri, khen ngợi sự dâm dục, phá hoại giới luật. Ma và đệ tử họ truyền nhau làm việc dâm dục, tà ma như thế, mê hoặc tâm can người từ chín đời cho đến cả trăm đời, khiến người tu hành đều thành quyến thuộc của họ, sau khi chết tất cả sẽ trở thành dân ma, lạc mất chánh biến tri, đọa ngục A-Tỳ.

- Nay các ngươi dẫu đă được vô lậu, chưa nên sớm nhập Niết Bàn, phải nguyện ở lại, vào trong thời mạt pháp, khởi đại từ bi, cứu người phát chánh tâm tu hành, khiến đừng lạc vào tà ma, được chánh biến tri. Nay ta đă độ các ngươi ra khỏi sanh tử, các ngươi hăy theo lời Phật dạy mà hành gọi là báo ân Phật.

- A Nan! Mười thứ cảnh giới thiền định trên, đều do Tưởng Ấm và dụng tâm giao tranh lẫn nhau mà hiện ra, chúng sanh ngu mê chẳng tự xét kỹ, gặp nhân duyên này mà chẳng tự biết, nói là chứng thánh, thành đại vọng ngữ, đọa ngục A Tỳ.

- Sau khi Như Lai nhập diệt, trong thời mạt pháp, các ngươi phải theo như lời dạy bảo trên khai thị cho người tu, hộ tŕ cho họ thành Vô Thượng Đạo, chớ để cho thiên ma được dịp quấy phá.

GHI CHÚ:

(l) Kiên cố vọng tưởng và kiếp trược:

Sắc Ấm tại sao gọi là Kiên Cố Vọng Tưởng? V́ do vọng tưởng của cha mẹ và vọng tưởng của ḿnh giao kết mà thành cái sắc thân kiên cố này, nên gọi là Kiên Cố Vọng Tưởng.

Do Sắc Ấm và tri kiến giao tranh lẫn nhau, dựa theo đó mà sanh ra tri kiến chấp thật, nên gọi là Kiếp Trược.

(2)        Hư Minh Vọng Tưởng và Kiến Trược:

Thọ Ấm tại sao gọi là Hư Minh Vọng Tưởng? V́ Hư th́ năng thọ, Minh th́ năng nhận, như bóng tượng hiện trong gương sáng. Theo bản thể, hư minh là tâm Phật, tại sao nói là vọng tưởng? V́ hễ mống lên một niệm chấp trước, muốn được sự chứng đắc, th́ liền bị thọ ấm che khuất, nên gọi là Hư Minh Vọng Tưởng.

Kiến Trược là do tri kiến thọ nhận các cảnh rồi giao tranh lẫn nhau, dựa theo đó mà sanh ra tri kiến chấp thật, nên gọi là Kiến Trược.

(3)        Dung Thông Vọng Tưởng và Phiền Năo Trược:

Tưởng Ấm tại sao gọi là Dung Thông Vọng Tưởng? Do tưởng năng dung thông biến hóa, khiến Tâm theo cảnh, khiến cảnh theo Tâm. V́ cái Tâm chấp dung thông chưa được hóa giải, nên ma mới được dịp thừa cái chấp ấy mà mê hoặc người, nên gọi là Dung Thông Vọng Tưởng.

Tất cả phiền năo đều do tưởng niệm mà có, dựa theo đó mà sanh ra tri kiến chấp thật, nên gọi là Phiền Năo Trược.

 KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

TK Thích Duy Lực

Dịch từ Hán sang Việt và lược giải

QUYỂN MƯỜI

IV - MA HÀNH ẤM

- A Nan! Người tu thiền định, khi dứt được Tưởng Ấm, những mộng tưởng b́nh thường tiêu sạch, thức, ngủ thường như một, chẳng c̣n đuổi theo cảnh trần, cái giác minh vắng lặng như hư không, thấy các núi sông, đất đai của thế gian như bóng hiện trong gương, tùy duyên chiếu soi, ở đi đều chẳng dính mắc, biết hết các tập khí xưa, cái nguồn gốc của sanh diệt từ đây được hiển lộ, thấy khắp 12 loại chúng sanh trong mười phương, dù chưa thông suốt manh mối của từng loại, nhưng đều từ một nguồn gốc phát sanh ra, giống như bụi trần lăng xăng, ấy là chỗ căn cứ địa của ngũ căn, đây gọi là phạm vi của Hành Ấm. Nhưng tánh của Hành Ấm vốn chẳng lăng xăng, sở dĩ lưu chuyển chẳng ngừng là do tập khí của nhiều kiếp, nếu tánh ấy trở về vắng lặng, tập khí dứt sạch, tướng lưu chuyển hết, như làn sóng lặng trở về nước yên, gọi là Hành Ấm hết, th́ lúc ấy được siêu việt Chúng Sanh Trược. Nhưng quán xét nguyên nhân là do bởi U-Ẩn Vọng Tưởng (l) làm gốc (Hành Ấm lưu chuyển vi tế, động mà chẳng động nên gọi là U-ẩn).

l.          A Nan nên biết! Trong lúc thiền định, khi được chánh tri, chánh tâm sáng suốt, mười loại thiên ma chẳng c̣n được dịp quấy phá, mới được truy cứu cùng tột cội gốc sanh diệt của các loài.   Quán xét cái cội gốc đó mà khởi tâm so đo, th́ người ấy bị đọa vào hai loại Vô Nhân Luận:

            a.         Thấy sự bắt đầu vô nhân. Tại sao vậy? Người ấy đă dứt được tưởng sanh diệt, nhờ 800 công đức của Nhăn căn, thấy được tất cả chúng sanh từ 8 vạn kiếp, theo nghiệp xoay ṿng, chết đây sống đó, luân chuyển không ngừng, c̣n ngoài 8 vạn kiếp th́ mịt mù chẳng thể thấy được, bèn cho là từ 8 vạn kiếp đến nay, mười phương chúng sanh trên thế giới vô nhân mà tự có. Do so đo này, tự làm mất chánh biến tri, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề.

            b.         Thấy sự cuối cùng vô nhân. Tại sao vậy? Người ấy đă biết được căn bản của sự sanh, như người sanh người, chim sanh chim, xưa nay con quạ vẫn đen, con c̣ vẫn trắng, trời người vẫn đứng thẳng, thú vật vẫn đứng ngang, trắng chẳng do tẩy mà thành, đen chẳng do nhuộm mà nên, từ 8 vạn kiếp nay vẫn không dời đổi, nay đến tận hết h́nh thể này cũng vẫn như thế. Bổn lai của ta chẳng thấy Bồ Đề th́ làm sao lại có sự tu thành Bồ Đề! V́ mê lầm cho tất cả sự vật đều vốn vô nhân, do so đo này, tự làm mất chánh biến tri, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề.

- Ấy gọi là ngoại đạo thứ nhất lập Vô Nhân Luận.

2.         Trong lúc thiền định, chánh tâm sáng suốt, ma chẳng được dịp quấy phá, quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, thấy luôn luôn như vậy chẳng biến đổi, ngay nơi đó khởi tâm so đo, chấp đó là thường, th́ người ấy bị đọa vào bốn thứ Chấp Thường Luận:

            a.         Người ấy xét thấy cùng tột bản tánh của tâm và cảnh, hai nơi đều không có nhân, do tu tập biết được tất cả sự sanh diệt của mười phương chúng sanh, từ hai vạn kiếp đến nay vẫn lưu chuyển không hề tan mất, bèn chấp cho là thường.

            b.         Người ấy xét cùng tột cội gốc của tứ đại, bốn thứ tánh ấy thường trụ, do tu tập biết được tất cả. Sự sanh diệt của mười phương chúng sanh, từ bốn vạn kiếp đến nay cái thể vẫn thường c̣n, không hề tan mất, bèn chấp cho là thường.

            c.         Người ấy xét cùng tột cội gốc của lục căn, theo tánh chấp thụ của thức thứ bẩy, trong tâm-ư-thức, chỗ nguồn gốc căn bản, tánh thường như vậy. Do tu tập biết được tất cả chúng sanh từ tám vạn kiếp này, dù có luân hồi, vốn là thường trụ, cuối cùng chẳng mất bản tánh, nên chấp cho là thường.

            d.         Người ấy đă dứt được tưởng ấm chẳng c̣n cái tưởng sanh diệt cho là tâm sanh diệt, nay đă vĩnh diệt, tự nhiên thành chẳng sanh diệt, v́ tâm so đo nên chấp cho là thường.

- Do so đo này, tự làm mất chánh biến tri, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ hai lập Viên Thường Luận.

3.         Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá, quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, khởi tâm so đo giữa ta và người, người ấy bị đọa vào bốn thứ kiến chấp điên đảo, một phần vô thường, một phần chấp thường luận:

            a.         Người ấy quán tâm diệu minh khắp cơi mười phương cho là thần ngă chơn thật, từ đó sanh chấp, cho ta cùng khắp mười phương, trạm nhiên sáng suốt chẳng động, tất cả chúng sanh ở nơi tâm ta tự sanh tự diệt, vậy th́ tâm tánh ta là thường, c̣n sự sanh diệt ấy là chơn vô thường.

            b.         Người ấy chẳng quán tự tâm mà quán khắp mười phương hằng sa quốc độ, thấy chỗ kiếp hoại (từ cơi tam thiền trở xuống) th́ gọi là chủng tánh chơn vô thường, c̣n chỗ kiếp chẳng hoại được (từ cơi tứ thiền trở lên, kiếp hoại chẳng đến được) th́ gọi là chơn thường.

            c.         Người ấy chỉ quán riêng tâm ḿnh, thấy tinh mật vi tế như vi trần, lưu chuyển mười phương, khiến thân này liền sanh liền diệt mà tâm tánh chẳng dời đổi, ngă tánh chẳng hoại, gọi ta là tánh thường, sanh tử của tất cả chúng sanh từ ta mà ra th́ gọi là tánh vô thường.

            d.         Người ấy đă dứt được Tưởng Ấm, thấy hành ấm lưu chuyển thường xuyên, gọi là tánh thường: sắc, thọ, tưởng ba ấm nay đă diệt hết th́ gọi là vô thường.

- Do so đo này, một phần vô thường, một phần là thường, nên bị lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ ba lập Một Phần Thường Luận.

4.         Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá, quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, trong phân vị (2) khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào bốn thứ Hữu Biên Luận:

            a.         Người ấy trong tâm so đo cái gốc sanh lưu chuyển chẳng ngừng, chấp quá khứ vị lai gọi là hữu biên, chấp tâm tương tục gọi là vô biên.

            b.         Người ấy quán từ tám vạn kiếp đến nay th́ thấy có chúng sanh, từ tám vạn kiếp trở về trước th́ chẳng thấy chẳng nghe, bèn cho chỗ chẳng thể thấy nghe ấy gọi là vô biên, chỗ có chúng sanh gọi là hữu biên.

            c.         Người ấy chấp rằng ta biết cùng khắp, được tánh vô biên; tất cả mọi người đang trong cái hay biết của ta, mà ta chẳng từng biết cái tánh biết của họ, ấy gọi là họ chẳng được cái tâm vô biên, chỉ được tánh hữu biên thôi.

            d.         Người ấy quán đến cùng tột Hành Ấm rỗng không, so đo trong tâm cái sở thấy của ḿnh, cho là ở trong một thân của tất cả chúng sanh đều là phân nửa sanh phân nửa diệt, cho đến tất cả hiện hữu trong thế giới này cũng đều phân nửa hữu biên, phân nửa vô biên.

- Do so đo này, hữu biên vô biên, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ tư lập Hữu Biên Luận.

5.         Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá, quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, ở nơi tri kiến khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào bốn thứ: điên đảo, bất tử, càn loạn, biến kế hư luận:

            a.         Người ấy quán xét cội gốc của sự biến hóa thấy chỗ lưu chuyển th́ gọi là biến, thấy chỗ nối nhau th́ gọi là thường, thấy chỗ thấy được th́ gọi là sanh, thấy chỗ chẳng thấy được th́ gọi là diệt, cái nhân nối nhau chẳng gián đoạn th́ gọi là thêm, khi đang nối nhau, ở giữa có chỗ gián đoạn th́ gọi là bớt, chỗ sanh của mọi vật th́ gọi là hữu, chỗ diệt của mọi vật th́ gọi là vô; dùng lư quán xét th́ thấy đồng, dùng tâm th́ thấy khác. Có người đến cầu pháp hỏi nghĩa th́ đáp: ”ta nay cũng sanh cũng diệt, cũng có cũng không, cũng thêm cũng bớt”, bất cứ lúc nào đều nói đảo loạn như thế, khiến người nghe rồi cũng như không nghe.

            b.         Người ấy quán xét tâm họ đến chỗ Vô, v́ vậy nên chẳng có chứng đắc, hễ có người đến hỏi chỉ đáp một chữ ”Vô”, ngoài ra không nói ǵ cả.

            c.         Người ấy quán xét tâm họ đến chỗ Hữu, v́ vậy mà có sự chứng đắc, hễ có người đến hỏi th́ chỉ đáp một chữ ”Hữu”, ngoài ra không nói ǵ cả.

            d.         Người ấy hữu vô cùng thấy, do cảnh rời rạc nên tâm cũng bị rối loạn, hễ có người đến hỏi th́ đáp: “Cũng có tức là cũng không, ở trong cũng không, chẳng phải cũng có”. Tất cả càn loạn, chẳng thể hỏi ra kết quả.

- Do so đo này, hư vô càn loạn, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, đây gọi là ngoại đạo thứ năm chấp bốn thứ Điên Đảo, Bất Tử, Càn Loạn, Biến Kế Hư Luận.

6.         Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá, quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, trong ḍng sanh diệt vô tận khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào tư tưởng điên đảo, chấp sau khi chết có tướng: hoặc tự giữ cái sắc thân, cho sắc thân là ta; hoặc thấy ta bao trùm khắp các cơi nước, th́ cho ta có sắc; hoặc thấy duyên cảnh xưa theo ta luân hồi th́ cho sắc thuộc về ta; hoặc thấy cái ta nương theo hành ấm mà tương tục, th́ cho ta ở nơi sắc, xoay chuyển như vậy thành mười sáu tướng, từ đó sanh ra cái chấp ”có phiền năo thật”, và “Bồ Đề thật”, hai tánh ấy đi song song mà chẳng đụng chạm nhau, do so đo này, chấp sau khi chết có tướng, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ sáu trong ngũ ấm chấp sau khi chết có tướng, lập Tâm Điên Đảo Luận.

7.         Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá. Quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, trong những chỗ sắc, thọ, tưởng, đă diệt từ trước, khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào tư tưởng điên đảo, chấp sau khi chết chẳng tướng. Thấy Sắc Diệt rồi th́ h́nh thể chẳng có nhân, thấy tưởng diệt rồi th́ tâm chẳng bó buộc, thấy thọ diệt rồi th́ chẳng c̣n chỗ nối liền, tánh ấm tiêu tan, dẫu có sự sanh mà chẳng có thọ, tưởng, đồng như cây cỏ, cái thể chất hiện hữu này c̣n bất khả đắc, huống chi chết rồi th́ đâu c̣n h́nh tướng nào! Theo đó suy lường, xoay chuyển thành tám thứ vô tướng, cho rằng nhân quả, Niết Bàn, tất cả đều không, chỉ có danh tự, cuối cùng đoạn diệt.  Do so đo này, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ bảy trong ngũ ấm chấp sau khi chết chẳng tướng,lập Tâm Điên Đảo Luận.

8.         Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá. Quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, trong chỗ hành ấm c̣n mà thọ tưởng đă diệt, cho “Có, Không” đồng thời cùng hiện nên tự thể phá nhau, người ấy bị đọa vào điên đảo luận, chấp sau khi chết chẳng phải ”Có” cũng chẳng phải “Không”, trong sắc, thọ, tưởng, thấy có chẳng phải là có, nơi hành ấm lưu chuyển, thấy không chẳng phải là không, xoay chuyển như vậy cùng tận ấm giới, thành tám thứ tướng ”chẳng phải có chẳng phải không”, dù gặp một duyên nào đều nói sau khi chết cũng có tướng cũng không tướng. Lại chấp hành ấm tánh hay thay đổi, tâm phát thông ngộ, thấy “Có, Không” đều chẳng phải, hư và thật đều không chỗ căn cứ, do so đo này, làm cho mịt mù chẳng thể nói được, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ tám trong ngũ ấm chấp sau khi chết chẳng có cũng chẳng không, lập Tâm Điên Đảo Luận.

9.         Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá. Quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, ở nơi Hậu-Hậu-Vô (3) khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào bảy thứ Đoạn Diệt Luận: hoặc chấp cái thân diệt, hoặc dục tận diệt, hoặc khổ tận diệt, hoặc cực lạc diệt, hoặc cực xả diệt, xoay chuyển như thế tận cùng bảy nơi, cái thân hiện tiền khi tiêu diệt rồi chẳng c̣n sanh nữa, do so đo này, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ chín trong ngũ ấm chấp sau khi chết đoạn diệt, lập Tâm Điên Đảo Luận.

10.        Trong lúc thiền định, chánh tâm kiên cố, ma chẳng được dịp quấy phá. Quán xét cùng tột cội gốc của sanh diệt, ở nơi Hậu Hậu Hữu (4) khởi tâm so đo, người ấy bị đọa vào năm thứ Niết Bàn Luận: hoặc nhận dục giới là nơi Chánh Chuyển Y, v́ thấy cảnh viên minh nên tâm sanh ái mộ, hoặc nhận sơ thiền v́ tánh không c̣n lo, hoặc nhận nhị thiền, v́ tâm không c̣n khổ, hoặc nhận tam thiền, v́ rất vui đẹp, hoặc nhận tứ thiền v́ khổ vui đều mất, chẳng bị luân hồi sanh diệt vậy. Mê lầm cơi trời hữu lậu cho là quả vô vi, năm nơi an ổn ấy là nơi Thắng Tịnh Y, xoay chuyển ở năm chỗ này, cho là cứu cánh, do so đo này, lạc vào ngoại đạo, mê lầm tánh Bồ Đề, ấy gọi là ngoại đạo thứ mười trong ngũ ấm chấp năm thứ Niết Bàn, lập Tâm Điên Đảo Luận.

- A Nan! Mười thứ thiền định cuồng giải trên đều do Hành Ấm và dụng tâm giao tranh lẫn nhau mà hiện ra, chúng sanh ngu mê chẳng tự xét kỹ, gặp nhân duyên này, mà chẳng tự biết, nhận sự mê lầm cho là giải thoát, tự nói chứng thánh, thành đại vọng ngữ, đọa ngục A-Tỳ.

- Sau khi Như Lai nhập diệt, nơi thời mạt pháp, các ngươi phải theo lời dạy bảo như trên khai thị khắp tất cả chúng sanh, khiến đều tỏ ngộ nghĩa này, chớ cho tâm ma tự khởi nghiệp chướng, hộ tŕ cho họ dứt bỏ tà kiến, khiến thân tâm được mở mang, giác ngộ nghĩa chơn thật, thành Vô Thượng Đạo, chẳng bị lạc đường, chẳng được ít cho là đủ, làm bia chỉ đường giải thoát của Phật.

V. MA THỨC ẤM

- A Nan! Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, các tính sanh diệt lăng xăng chuyển động của thế gian bỗng được tan ră, các nghiệp báo luân hồi, sự cảm ứng vi tế như chỉ tơ gần được đoạn dứt, sắp được minh ngộ nơi cơi Niết Bàn, như gà gáy lần chót, trời bắt đầu rạng đông. Lục căn hư tịnh, chẳng c̣n giong ruổi cảnh trần, trong ngoài trạm nhiên sáng suốt, cho đến nhập vô sở nhập: thấu suốt cội gốc thọ mạng của 12 loại chúng sanh trong mười phương, chấp vào cái cội gốc đó, các loài chẳng đến với nhau, mà ở nơi mười phương đều đồng một cội gốc, sự phát hiện chỗ ẩn bí đó, như trời gần sáng mà chưa sáng, rạng đông kéo dài, đây gọi là phạm vi của Thức Ấm. Nếu ở chỗ đồng ấy, nhờ sức thiền định mài giũa lục căn, đến thấy nghe thông nhau, sự dụng của lục căn muốn hợp hay tách ra đều được tự do thành tựu, trong ngoài sáng suốt như lưu ly, gọi là thức ấm hết, th́ lúc ấy được siêu việt Mệnh Trược. Nhưng quán xét nguyên nhân là do bởi Vơng Tượng (mường tượng) Hư Vô, Điên Đảo Vọng Tưởng (5) làm gốc.

l.          A Nan! Người tu thiền định, khi dứt được hành ấm, trở về chỗ cội gốc của Thức Ấm, sanh diệt đă diệt mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, có thể khiến lục căn thông dụng lẫn nhau, cũng thông với cái giác tri của các loài trong mười phương, do sự thông dụng ấy mới được đi vào chỗ cội gốc của Thức Ấm. Nếu ở chỗ trở về mà lập cái nhân Chơn Thường, sanh tâm thù thắng, th́ bị đọa vào cái chấp “Năng nhân, sở nhân”, làm bạn với bọn ngoại đạo tóc vàng, nhận chỗ ”căn bản của vô minh” làm nơi sở quy, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật, ấy gọi là lập cái tâm sở đắc, thành cái quả sở quy, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, thành giống ngoại đạo thứ nhất.

2.         Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đă diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, nếu ở chỗ cội gốc của thức Ấm, ôm làm tự thể của ḿnh, cho tất cả 12 loại chúng sanh khắp hư không đều phát xuất từ thân ta, sanh tâm thù thắng, th́ bị đọa vào cái chấp ”Năng phi năng” (6), làm bạn với bọn ma dân hay hiện thân vô biên ở cơi Sắc giới, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật, ấy gọi là lập cái tâm năng vi, thành cái quả năng sự, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, sanh Đại Mạn Thiên, thành giống chấp ngă thiên viên thứ hai (thiên viên chưa được viên thông, chỉ có một nửa).

3.         Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đă diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, nếu ở nơi cội gốc của thức ấm khởi tâm nương tựa, tự nghi thân tâm ḿnh từ đó mà ra, mười phương hư không đều từ đó sanh khởi, bèn nhận chỗ đó là cái thể chơn thường, là nơi chẳng sanh diệt. Ở chỗ sanh diệt chấp là thường trụ, chẳng những chẳng thấy tánh chơn bất sanh diệt, mà c̣n nhận lầm tánh sanh diệt hiện tại, an trụ tại chỗ mê lầm này, sanh tâm thù thắng, th́ bị đọa vào cái chấp ”thường phi thường”, làm bạn với bọn ở cơi trời Tự Tại Thiên, mê lầm tánh Bồ Đề lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là lập cái tâm nhân y (cái nhân nương tựa) thành cái quả vọng kế (vọng chấp thường trụ), trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn thành giống điên đảo viên thông thứ ba (nói viên thông mà chưa được viên thông).

4.         Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đă diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, nếu ở nơi sở tri, kiến lập tri giải, cho các loài cây cỏ mười phương đều gọi là hữu t́nh, với người chẳng khác; cây cỏ làm người, người chết rồi lại thành cây cỏ, cho đến loài vô t́nh đều có sự giác tri, hữu t́nh vô t́nh chẳng có phân biệt, sanh tâm thù thắng, th́ bị đọa vào cái chấp ”Tri vô tri”, làm bạn với hai thứ ngoại đạo Bà Tra và Tiện Ni, chấp tất cả đều có sự giác tri, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là lập cái tâm viên tri, thành cái quả hư vọng, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, thành giống Điên Đảo Tri thứ tư.

5.         Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đă diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, nếu ở nơi lục căn dung thông lẫn nhau đă được tùy thuận vô ngại, rồi nương theo viên dung này, cho là tứ đại hay biến hóa tất cả, nên từ nơi tứ đại ham cầu tánh sáng suốt của hỏa; thích tánh trong sạch của thủy; ưa tánh chu lưu của phong, quán tánh thành tựu của trần, mỗi mỗi đều tôn sùng, lấy các trần ấy nhận làm bản nhân, chấp cho là thường trụ, th́ bị đọa vào cái chấp “Sanh vô Sanh”, làm bạn với bọn ngoại đạo Ca Diếp Ba và Bà La Môn, siêng tâm ép xác, thờ lửa thờ nước để cầu được ra khỏi sanh tử, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là chấp trước, thờ phụng, mê tâm theo vật, lập cái nhân vọng cầu, cầu cái quả vọng mong, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, thành giống của tạo hóa điên đảo thứ năm.

6.         Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đă diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, nếu ở trong viên minh chấp là hư vô, bác bỏ các sự tạo hóa, lấy cái vĩnh diệt làm chỗ quy y, sanh tâm thắng giải, th́ bị đọa vào cái chấp “Quy vô quy” (cho vô quy là Quy), làm bạn với bọn Thuấn Nhă Đa (thần hư không) ở cơi Vô Tưởng Thiên, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là chấp cái tâm hư vô thành quả Không Vong, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, thành giống đoạn diệt thứ sáu.

7.         Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đă diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, nếu ở nơi viên thường sanh ḷng củng cố cái thân này, cho là thường trụ đồng với tánh ấy, măi không tiêu diệt, sanh tâm thắng giải, th́ bị đọa vào cái chấp “Tham phi tham” (7), làm bạn với bọn A Tư Đà (chẳng ai bằng), tham cầu trường thọ, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là chấp trước mạng căn, lập cái nhân cố vọng (kiên cố cái vọng thân), cầu quả thường trụ, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, thành giống vọng diên thứ bảy (vọng diên: vọng muốn kéo dài).

8.         Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đă diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, xét thức ấm là mạng căn của các loài dung thông lẫn nhau, bỗng sợ tiêu diệt, muốn giữ lại trần lao, bèn ở chỗ đó ngồi cung liên hoa, hóa ra rất nhiều châu báu và mỹ nữ, buông lung tâm ḿnh, sanh tâm thắng giải, th́ bị đọa vào cái chấp “chơn vô chơn” (cho vô chơn là chơn), làm bạn với cơi Tha Hóa Thiên, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là phát cái nhân tà tưởng, lập quả trần lao hưng thịnh, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, thành giống thiên ma thứ tám.

9.         Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đă diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông. Ở trong nguồn gốc của thức ấm, khởi tâm phân biệt tinh, thô, chơn, ngụy, nhân quả trả nhau, chỉ cầu sự cảm ứng, trái ngược đạo thanh tịnh, chấp cái khổ, tập, diệt, đạo của Tứ Thánh Đế, cho là đến chỗ diệt rồi là xong, chẳng cầu tiến thêm, sanh tâm thắng giải, th́ bị đọa vào định tánh Thanh Văn, làm bạn với kẻ tăng thượng mạn như Tỳ Kheo Vô Văn, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là lập cái tâm cảm ứng tinh vi, thành quả tịch diệt, trái xa viên thông, ngược đạo Niết Bàn, thành giống Triền Không thứ chín (Triền Không: bị ràng buộc ở chỗ Không).

10.        Người tu thiền định, khi dứt được Hành Ấm, sanh diệt đă diệt, mà nơi tinh diệu của tịch diệt chưa được viên thông, ở nơi tánh giác minh, viên dung thanh tịnh, truy cứu sự thâm diệu, bèn chấp đó là Niết Bàn, chẳng cầu tiến thêm, sanh tâm thắng giải, th́ bị đọa vào định tánh Bích Chi, làm bạn với những người Duyên Giác và Độc Giác, chẳng biết hồi tâm hướng về Đại Thừa, mê lầm tánh Bồ Đề, lạc mất tri kiến Phật. Ấy gọi là lập cái tâm âm thầm hợp với viên giác (8), thành cái quả trạm minh, trái xa viên-thông, ngược đạo Niết Bàn, sanh cái giác viên minh, thành giống Bất Hóa Viên thứ mười (Bất Hóa Viên: chấp vào nơi viên mà chẳng thế hóa giải được).

- A Nan! Mười thứ cảnh giới thiền định trên, giữa chừng thành điên, là do nương theo mê hoặc, ở nơi chưa cứu cánh chấp cho là đủ, ấy đều do thức ấm với dụng tâm giao tranh lẫn nhau mà hiện ra, chúng sanh ngu mê chẳng tự xét kỹ, gặp nhân duyên này hiện tiền, mỗi mỗi đều dùng tâm mê chấp những tập quán ưa thích cũ của ḿnh, cho là cứu cánh mà ngừng nghỉ tại đó, tự nói đă đầy đủ đạo Vô Thượng Bồ Đề, thành đại vọng ngữ, lạc vào tà ma ngoại đạo, khi hết nghiệp báo chiêu cảm, bị đọa ngục A Tỳ, c̣n hàng Thanh Văn Duyên Giác th́ chẳng cầu tiến thêm. Các ngươi đă phát tâm theo đạo Như Lai, sau khi ta nhập diệt, nơi thời mạt pháp, phải đem pháp môn này truyền dạy cho đời sau, khiến tất cả chúng sanh đều rơ biết nghĩa này, chớ để cho kiến ma (tự chấp tri kiến của ḿnh thành ma), tạo nghiệp ch́m đắm, hộ tŕ cho họ dứt bỏ tà duyên, khiến thân tâm họ nhập tri kiến Phật, từ bắt đầu đến khi thành tựu chẳng bị lạc đường.

- Chư Phật trong quá khứ hằng sa kiếp đều nhờ pháp môn này mà khai ngộ, thành đạo Vô Thượng. Nếu dứt được thức ấm rồi th́ lục căn của các ngươi hỗ dụng lẫn nhau, do hỗ dụng này được vào cấp bậc Kim Cang Càn Huệ Bồ Tát, ở trong đó phát khởi chơn trí, trong suốt như mặt trăng ở trong ngọc lưu ly, từ đó cho đến siêu việt thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, tứ gia hạnh và Kim Cang thập địa, Đẳng Giác viên minh vào trong biển Diệu Trang Nghiêm của Như Lai, Bồ Đề viên măn, quy về Vô Sở Đắc.

- Đây là những ma vi tế trong lúc tu tập thiền định mà chư Phật đă giác ngộ từ đời quá khứ, cảnh ma hiện tiền, các ngươi nhận biết được liền tẩy trừ tâm cấu nhiễm của ḿnh, chẳng lọt vào tà kiến, th́ ấm ma tiêu diệt, thiên ma vỡ nát, đại lực quỷ thần hoảng sợ chạy trốn. Các loại yêu tinh ly mỵ chẳng c̣n sanh ra, những căn hạ liệt cũng được tinh tấn, tâm chẳng mê lầm nơi Đại Niết Bàn, thẳng đến Bồ Đề, chẳng ǵ thiếu sót.

- Nếu các chúng sanh ngu độn trong đời mạt pháp chưa hiểu Thiền Na, chẳng biết Phật pháp mà ưa tu tam muội, e họ mắc phải tà kiến, nên một ḷng khuyên họ tŕ chú Phật Đảnh Đà La Ni của ta; nếu chưa thể tụng tŕ, th́ viết nơi thiền đường, hoặc đeo trong thân, như thế, tất cả tà ma đều chẳng động đến được.  Ngươi nên kính vâng lời dạy sau cùng về đường tu rốt ráo của mười phương Như Lai. 

A Nan nghe Phật dạy bảo, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ kính vâng, ghi nhớ chẳng sót, lại bạch Phật rằng:

- Như lời Phật dạy, trong tướng ngũ ấm, năm thứ hư vọng vốn là bản tâm, chúng con b́nh thường chưa được Như Lai khai thị tỷ mỷ như thế. Lại ngũ ấm này là tiêu trừ một lượt hay theo thứ lớp mà diệt trừ? Năm lớp này đến đâu là bờ bến? Xin Như Lai phát ḷng đại từ, khiến tâm và mắt của đại chúng được trong sáng, và làm đạo nhăn tương lai cho tất cả chúng sanh trong đời mạt pháp.

Phật bảo A Nan:

- Diệu tâm sáng tỏ, bổn giác trong sạch, vốn chẳng có sanh tử và những trần cấu, tất cả chúng sanh, cho đến hư không, đều do vọng tưởng mà sanh khởi. Cái bổn giác vốn sáng tỏ trong sạch này, vọng sanh các tướng thế gian, như Diễn Nhă Đạt Đa mê đầu nhận bóng. Vọng vốn chẳng nhân, lại nơi vọng tưởng lập tánh nhân duyên, kẻ mê nhân duyên cho là tự nhiên, thật ra, tánh hư không c̣n là huyễn hóa, nhân duyên và tự nhiên đều do vọng tâm của chúng sanh tạo thành. - A Nan, biết chỗ vọng khởi, th́ nói vọng duyên, nếu vọng vốn không, th́ các vọng nhân duyên vốn chẳng thể có, huống là chẳng biết lại cho là tự nhiên. V́ thế, Như Lai phát minh: Bản nhân của ngũ ấm đều là vọng tưởng.

- Thân ngươi trước tiên, do niệm tưởng của cha mẹ sanh ra, tâm ngươi nếu chẳng có niệm tưởng th́ chẳng thể đến hợp với tưởng của cha mẹ mà thọ sanh. Như trước ta đă nói, tưởng tượng vị chua th́ tiết ra nước miếng, tưởng tượng leo dốc th́ ḷng bàn chân ghê rợn, dốc cao chẳng có, vật chua chưa đến, thân ngươi nếu chẳng cùng loại với hư vọng th́ làm sao nghe nói chua lại tiết ra nước miếng? Nên biết sắc thân hiện tiền của ngươi, gọi là Kiên Cố Vọng Tưởng thứ nhất.

Như trên đă nói, tưởng tượng leo dốc th́ khiến thân thật chịu ghê rợn; v́ cái nhân niệm tưởng cảm thọ, lay động sắc thân, nay trước mắt ngươi ham thuận chán nghịch, hai hiện tượng này giao tranh với nhau, gọi là Hư Minh Vọng Tưởng thứ hai.

- Bởi do niệm tưởng sai khiến sắc thân; nếu sắc thân với niệm tưởng chẳng cùng loại, th́ tại sao thân ngươi lại theo niệm tưởng sai khiến? Đủ thứ hiện tượng tương ưng với niệm tưởng, hễ tâm sanh th́ thân nhận, lúc thức là niệm tưởng, lúc ngủ thành chiêm bao. Vậy th́ niệm tưởng của ngươi lay động vọng t́nh, gọi là Dung Thông Vọng Tưởng thứ ba.

- Lư tạo hóa chẳng ngừng, âm thầm dời đổi, móng dài, tóc mọc, sức ṃn, h́nh nhăn, ngày đêm thay đổi mà không hề hay biết.

- A Nan, ấy nếu chẳng phải là ngươi, th́ tại sao thân ngươi lại dời đổi? Nếu ắt phải là ngươi, th́ sao ngươi lại chẳng hay biết? Vậy th́, hành ấm của ngươi niệm niệm chẳng ngừng, gọi là U Ẩn Vọng Tưởng thứ tư.

- Lại, chỗ tánh thức trong lặng chẳng lay động của ngươi, cho là thường c̣n ấy, ở nơi thân ngươi chẳng ra ngoài Kiến, Văn, Giác, Tri, nếu cho là chơn thật, th́ chẳng thể huân tập sự vọng, tại sao các ngươi đă từng xem một vật lạ từ năm xưa, trải qua nhiều năm, nhớ quên chẳng c̣n; về sau bỗng thấy vật lạ đó, th́ nhớ lại rơ ràng, chưa từng lạc mất?

- Vậy nơi tánh thức trong lặng chẳng lay động này, đâu có suy tính, mà niệm niệm chịu sự huân tập! A Nan nên biết, tánh trong lặng này chẳng thật, như ḍng nước chảy gấp, trông như tịch lặng, ấy là v́ chảy gấp mà chẳng thấy, chứ chẳng phải không chảy; nếu chẳng phải là cội gốc của niệm tưởng, th́ đâu thể huân tập sự vọng? Nếu lục căn chưa được hỗ dụng tự tại, th́ vọng tưởng này chẳng bao giờ diệt trừ được.

- Vậy nên hiện nay cái Kiến, Văn, Giác, Tri của ngươi, ḥa hợp với tập khí vi tế, thành mường tượng hư vô nơi tánh Trạm Liễu, gọi là tướng vi tế của Điên Đảo Vọng Tưởng thứ năm.

- A Nan! Ngũ ấm này do năm thứ vọng tưởng kể trên mà thành.

- Nay ngươi muốn biết bờ bến sâu cạn, th́ Sắc với Không là bờ bến của Sắc Ấm; Xúc với Ĺa là bờ bến của Thọ Ấm; Nhớ với Quên là bờ bến của Tưởng Ấm, Diệt với Sanh là bờ bến của Hành Ấm; Trạm nhập hợp Trạm, là bờ bến của Thức Ấm.

LƯỢC GIẢI

Trước kia, A Nan hỏi về ngũ ấm đến đâu là bờ bến, ở đây Phật giải thích kỹ càng, có nguyên nhân có bờ bến, từ cạn vào sâu.

Sắc chẳng tự Sắc, v́ Không hiển Sắc, nên sắc với Không là bờ bến của Sắc Ấm. Thọ chẳng tự Thọ, v́ Xúc có Thọ, nên Xúc với Ĺa là bờ bến của Thọ Ấm; Tưởng chẳng phải Tưởng, v́ ghi nhớ gọi là Tưởng, nên Nhớ và Quên là bờ bến của Tưởng Ấm; Hành chẳng phải Hành, v́ sanh diệt chẳng ngừng, gọi là Hành, nên Sanh với Diệt là bờ bến của Hành Ấm; Thức gọi là Trạm Liễu (trong lặng sáng suốt), là đă diệt sanh diệt, tánh Thức nhập vào chỗ cội gốc trong lặng, mà hợp với trạm nhiên, có nhập có hợp, tức là bờ bến của Thức Ấm.

V́ Trạm Nhập là Thức Ấm, Trạm Xuất là Hành Ấm. Chơn Tánh chẳng gọi là Trạm Nhập, là v́ cùng khắp pháp giới, nên chẳng có xuất nhập, nay Trạm Nhập dần dần đi vào, cho đến nhập vô sở nhập, tức đến chỗ chẳng sanh diệt vậy

*****

- Cội gốc của ngũ ấm từng lớp sanh khởi; sanh do thức mà có, diệt theo sắc mà trừ; Lư th́ Đốn Ngộ, theo ngộ cùng tiêu. Sự chẳng thể bỗng diệt, phải dần dần mới được dứt sạch.

- Ta đă khai thị cho ngươi về thắt kết của khăn bông, tại sao c̣n chẳng rơ mà lại hỏi nữa! Ngươi đối với cội gốc vọng tưởng này, nơi tâm được khai ngộ, rồi mới có thể truyền dạy cho người tu hành trong đời mạt pháp, khiến họ biết sự hư vọng, tự sanh nhàm chán, biết có Niết Bàn, chẳng lưu luyến tam giới.

- A Nan! Nếu có người đem thất bảo chất đầy mười phương hư không để cúng dường vô số Phật, tâm chẳng buông lung, ư ngươi thế nào, người ấy do nhân duyên cúng dường Phật này, có được phước nhiều chăng? 

A Nan đáp rằng:

- Hư không vô tận, thất bảo vô biên. Xưa kia có người cúng Phật bảy xu, c̣n được phước báo làm Chuyển Luân Vương, huống là dùng thất bảo đầy khắp hư không để cúng dường; thất bảo ấy suốt kiếp đếm măi c̣n chẳng thể hết, làm sao phước ấy lại có bờ bến!

Phật bảo A Nan:

- Lời nói của chư Phật chẳng có hư vọng, nếu có người gây các tội Tứ Trọng (Sát, đạo, dâm, vọng), Thập Ba La Di, phải trải qua địa ngục A-Tỳ phương này phương kia, cho đến cùng tột các ngục A Tỳ mười phương trong sát na, chẳng nơi nào không trải qua, nếu người ấy dùng một niệm đem pháp môn này khai thị cho người sơ học trong đời mạt pháp, liền được tội chướng tiêu diệt, biến cái nhân khổ địa ngục thành cơi an lạc được phước siêu việt hơn người cúng dường trước kia gấp trăm ngàn lần, ngàn vạn ức lần như thế cho đến toán số thí dụ đều chẳng thể so bằng.

LƯỢC GIẢI

Theo đoạn trên nói, Phạm tội Tứ Trọng, Thập Ba La Di là cái tội cực ác, phải chịu cái quả báo cực khổ cho đến cùng tột tất cả địa ngục A-tỳ. Kẻ phạm tội như vậy tại sao chỉ cần dùng “một niệm đem pháp môn này khai thị cho người sơ học trong đời mạt pháp liền được tội chướng tiêu diệt, biến cái nhân khổ địa ngục thành cơi an lạc”. Vậy nếu thật như thế thành không có nhân quả sao? Nếu người hiểu lầm việc này th́ cho là làm cái nhân cực ác cũng không sao! V́ chỉ cần biết thuyết pháp th́ tội lớn đến mức nào cũng tiêu ngay lại c̣n được phước báo vô cùng tận.

Chứng Đạo Ca nói:

            “Liễu th́ nghiệp chướng vốn là không,

            chưa liễu vẫn phải trả nợ xưa”.

Liễu là liễu ngộ tức là ở trong chiêm bao thức tỉnh, th́ nghiệp chướng ở trong chiêm bao tự tiêu diệt, c̣n chưa liễu th́ c̣n ở trong chiêm bao phải chịu nghiệp báo trong chiêm bao không thể tiêu liền được. Kinh nói dùng “Một niệm đem pháp môn này khai thị cho người sơ học trong đời mạt pháp liền được tội chướng tiêu diệt, biến cái nhân khổ địa ngục thành cơi an lạc”, ấy là ám chỉ người liễu ngộ mới có thể liền tiêu nghiệp chướng.

“Y văn giải nghĩa, tam thế Phật oan”, độc giả hăy tự xem xét cho kỹ.

*****

- A Nan! Nếu có chúng sanh hay tụng tŕ kinh này và chú này như ta đă nói, th́ phước báo cùng tột số kiếp cũng chẳng thể hết; nếu nương theo lời dạy của ta mà tu hành, th́ thẳng đến Bồ Đề chẳng c̣n nghiệp ma.

Phật thuyết kinh này xong, các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, tất cả cơi trời, người, A Tu La trong thế gian, với các vị Bồ Tát, Nhị Thừa, Thần tiên, đồng tử ở cơi khác, và đại lực quỷ thần mới phát tâm, đều rất vui mừng, đảnh lễ ra về.

GHI CHÚ

(l) U-Ẩn Vọng Tưởng và Chúng Sanh Trược:

Hành Ấm tại sao gọi là U Ẩn Vọng Tưởng? V́ cái vọng tưởng của Hành Ấm u nhàn ẩn mật, khó mà tự phát giác được, gọi là U Ẩn Vọng Tưởng. Chúng Sanh Trược là sanh diệt chẳng ngừng, nghiệp báo thường lưu chuyển, luân hồi thành đủ thứ chúng sanh, dựa theo đó mà sanh ra tri kiến chấp thật, nên gọi là Chúng Sanh Trược.

(2)        Phân Vị:

Luận về thường, vô thường, nói về tánh th́ thuộc kiến phần; biên vô biên. Nói về phân vị th́ thuộc tướng phần. Bốn thứ Hữu Biên Luận nói về phân vị: Một là phân vị tam tế, quá khứ, hiện tại, vị lai, hai là phân vị kiến văn, ba là phân vị nhân ngă, bốn là phân vị sanh diệt, đều bị kẹt trong phân vị của Hành Ấm mà sanh ra vọng tâm so đo.

(3)        Hậu Hậu Vô:

V́ trước kia thấy có hành ấm mà chẳng có thọ tưởng, sau này hành ấm cũng chẳng có; trước kia thấy sau khi chết chẳng tướng là chỉ nói về một chỗ thân diệt mà thôi, nay truy cứu hết bảy chỗ tận diệt chẳng sanh nữa: thân diệt thuộc dục giới, gồm cơi trời và cơi người, sắc dục diệt thuộc Sơ thiền, khổ diệt thuộc Nhị thiền, cực lạc diệt thuộc Tam Thiền, cực xả diệt thuộc Tứ Thiền, dù chỉ nói 5 chỗ diệt, kỳ thật gồm hai cơi Vô Sắc (Không Vô Biên Xứ và Vô Sở Hữu Xứ) là bảy chỗ diệt. Đây là lọt vào Vô Tưởng Thiên ngoại đạo, giống như Tỳ Kheo Vô Văn, đồng một đoạn kiến, tự nói chứng quả, chẳng thọ sanh nữa, nên lập sau khi chết đoạn-diệt-luận.

(4)        Hậu Hậu Hữu:

Trước đă nói là Hậu Hậu Vô, rồi nay tại sao lại nói Hậu Hậu Hữu?  Bởi v́ cái cội gốc sanh diệt lăng xăng này là chẳng thể diệt được v́ chưa đến chỗ chơn tịch diệt, mà vọng thấy chỗ diệt có sự chứng đắc, nên nói Hậu Hậu Hữu. V́ Hành Ấm được tạm ngưng sát na tánh viên minh hơi hiện, bèn cho là chẳng sanh diệt, tức là Niết Bàn, do so đo thành có năm chỗ Niết Bàn vậy.

(5)        Điên Đảo Vọng Tưởng và Mệnh Trược:

Thức Ấm tại sao gọi là Điên Đảo Vọng Tưởng? V́ chấp vơng tượng hư vô, “Vơng” th́ giống như là không. “Tượng” th́ giống như là có, như có như không, trở thành hư vô. Hư vô là thể của Chơn Như, chẳng sanh chẳng diệt, nay có vơng tượng là bóng sanh diệt của thức thứ tám. Nếu nương theo Chơn Như th́ gọi là Chánh Giác, nếu nương theo thức thứ tám th́ gọi là vọng giác, v́ chấp cái vơng tượng hư vô này, nên thành điên đảo vọng tưởng. Sinh mệnh là do sự hô hấp, sức ấm của cơ thể và ư thức ba thứ ḥa hợp mà thành, dựa theo đó mà sanh ra tri kiến chấp thật, nên gọi là Mệnh Trược.

(6)        Năng Phi Năng:

Chấp ta năng sanh tất cả chúng sanh (tâm năng vi), nhưng sự thật th́ chẳng có cái năng lực ấy (quả năng sự). 

(7)        Tham Phi Tham:

Thân vốn vô thường, chẳng thể tham được, nay khởi tâm chấp thật, tham cầu trường thọ, tham cái không thể tham gọi là tham phi tham.

(8)        Lập tâm viên giác thành cái quả trạm minh.

Lấy cái giác làm viên minh: cho là “viên” th́ bị kẹt ở nơi viên, cho là ”minh”, th́ bị kẹt nơi minh. Là “minh” th́ chẳng mê ở nơi nhân quả cảm ứng; là “viên” nên chẳng mê vào chỗ “diệt rồi là xong”, từ đó truy cứu sự thâm diệu, thâm lại càng thâm, chẳng đọa nơi hữu, diệu lại thêm diệu, chẳng đọa nơi Vô, th́ ở chỗ “Phi hữu phi vô” này lập cái Niết Bàn chẳng sanh chẳng diệt, cố chấp không thể hóa giải được, nên chẳng cầu tiến thêm, thành quả định tánh Bích Chi.

 

 

Arrow-L-30x60.jpg     Arrow-U-30x60.jpg

 

HOME | 中文主頁 | 經典 | ENGLISH | SUTRA | CHỬ VIỆT | KINH ĐIỂN | GALLERY | CONTACTS ] 

 

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0