Panorama_64-640x64-2.jpg
Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
  ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
Hán Dịch: Đại Sư Thật Xoa Nan Đà
Việt Dịch: Ḥa Thượng Thích Trí Tịnh

Phẩm Minh Pháp

Thứ mười tám


Lúc bấy giờ Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát bạch Pháp-Huệ Bồ-Tát rằng : 'Thưa Phật-tử ! Đại Bồ-Tát sơ-phát bồ-đề-tâm, thành tựu vô-lượng công-đức như vậy, đủ trang-nghiêm lớn, lên Phật-thừa, vào chính-vị Bồ-Tát, bỏ những pháp thế-gian, được pháp xuất-thế của Phật, được tam-thế chư Phật nhiếp-thọ, quyết định đến chỗ vô-thượng bồ-đề rốt ráo.

Chư Bồ-Tát đó ở trong phật-giáo, tu-tập thế nào khiến chư Phật đều hoan-hỷ, vào chỗ trụ của chư Bồ-Tát, tất cả đại-hạnh đều được thanh-tịnh, bao nhiêu đại-nguyện đều khiến đầy đủ, được tạng rộng lớn của Bồ-Tát, tùy chỗ đáng hóa độ thường v́ thuyết-pháp mà luôn chẳng bỏ hạnh ba-la-mật, chúng-sanh sở-niệm đều làm cho được giải-thoát, nối thạnh phật-chủng khiến chẳng đoạn-tuyệt, thiện-căn phương-tiện thảy đều chẳng luống ?

Thưa Phật-tử ! Chư Bồ-Tát đó dùng phương-tiện ǵ có thể sẽ viên-măn được những pháp đó ? Xin xót thương tuyên nói cho đại-chúng, trong hội này đều muốn nghe.

Và như chư đại Bồ-Tát thường siêng tu-tập dứt trừ tất cả vô-minh hắc ám, hàng phục ma oán, chế các ngoại-đạo, rửa sạch hẳn tất cả tâm nhơ phiền-năo, đều có thể thành-tựu tất cả thiện-căn, ra khỏi hẳn tất cả ác thú các nạn, tu tập tất cả cảnh-giới đại-trí, thành-tựu tất cả bực Bồ-Tát, các ba-la-mật, tổng-tŕ, tam-muội, lục thông, tam-minh, tứ-vô-sở-úy, công-đức thanh-tịnh, trang-nghiêm tất cả quốc-độ chư Phật, và những tướng hảo, thân-hạnh, ngữ-hạnh, tâm-hạnh đều thành-tựu đầy đủ, khéo biết lực, vô-úy, bất-cộng, nhứt-thiết-chủng-trí và cảnh-giới sở-hành của tất cả chư Phật Như-Lai, v́ muốn thành thục tất cả chúng-sanh tùy tâm sở-thích của họ mà lấy phật-độ, tùy căn, tùy thời diễn thuyết vô-lượng pháp, phật-sự rộng lớn, và vô-lượng-pháp công-đức khác, những hạnh, những đạo và những cảnh-giới thảy đều viên-măn, mau b́nh-đẳng với công-đức của Như-Lai, nơi chư Như-Lai lúc tu bồ-tát-hạnh trong trăm ngàn vô-số kiếp chứa họp pháp-tạng đều thủ-hộ được và khai-thị diễn thuyết được, các ma ngoại-đạo không thể làm ngại hư, nhiếp-tŕ chánh-pháp không cùng tận, lúc thuyết-pháp ở tất cả thế-giới được Thiên, Long, Bát-Bộ, Nhơn-Vương, Phạm-Vương, nhẫn đến Như-Lai Pháp-Vương thảy đều thủ-hộ, tất cả thế-gian cung-kính cúng-dường, thường được chư Phật hộ-niệm, tất cả Bồ-Tát cũng đều ái-kính, được sức thiện-căn thêm lớn pháp lành, khai diễn pháp-tạng rất sâu của Như-Lai, nhiếp-tŕ chánh-pháp để tự trang-nghiêm. Công-hạnh thứ đệ của tất cả Bồ-Tát, trong mong ngài đều diễn thuyết cho.

Lúc đó Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này ma nói kệ rằng :

Đấng Đại-Danh-Xưng khéo diễn thuyết

Công-đức sở thành của Bồ-Tát

Sâu vào vô-biên hạnh rộng lớn

Đầy đủ thanh-tịnh trí vô-sư.

Nếu có Bồ-Tát sơ-phát-tâm

Thành-tựu bực phước-đức trí-huệ

Vào vô-sanh-vị siêu thế-gian

Trọn được pháp bồ-đề vô-thượng.

Lại kia thế nào trong phật-giáo

Kiên-cố siêng tu càng thêm hơn

Khiến chư Như-Lai đều hoan-hỷ

Trụ-địa của Phật mau được vào.

Nguyện hạnh thanh-tịnh đều đầy đủ

Và được tạng trí-huệ rộng lớn

Thường hay thuyết pháp độ chúng-sanh

Mà tâm vô-y và vô-trước.

Bồ-Tát tất cả b́nh-đẳng-la-mật

Đều khéo tu-hành không khuyết giảm

Chúng-sanh sở-niệm đều cứu-độ

Thường tŕ phật-chủng khiến chẳng dứt.

Chỗ làm kiên cố chẳng luống bỏ

Tất cả công thành được xuất-ly

Như chư Bồ-Tát chỗ tu hành

Đạo thanh-tịnh kia nguyện tuyên nói.

Phá hẳn tất cả tối vô-minh

Hàng phục các ma và ngoại-đạo

Bao nhiêu cấu uế đều trừ sạch

Được gần Như-Lai bực đại-trí.

Ĺa hẳn ác-đạo các hiểm nạn

Tu tập cảnh đại-trí thù-thắng

Được sức diệu-đạo gần đức Phật

Tất cả công-đức đều thành-tựu.

Chứng được Như-Lai trí tối-thắng

Trụ ở vô-lượng các quốc-độ

Tùy tâm chúng-sanh mà thuyết-pháp

Và làm các phật-sự rộng lớn.

Thế nào mà được các diệu-đạo

Khai diễn Như-Lai chánh-pháp-tạng

Thường hay thọ-tŕ các phật-pháp

Không ai hơn được, không ai bằng.

Thế nào vô-úy như sư-tử

Chỗ làm thanh-tịnh như trăng-tṛn ?

Thế nào tu tập công-đức Phật

Dường như liên-hoa chẳng dính nước ?

Lúc đó Pháp-Huệ Bồ-Tát nói với Tinh-Tấn-Huệ Bồ-Tát rằng : 'Lành thay Phật-tử ! Nay ngài muốn được nhiều lợi-ích, nhiều an-vui, nhiều ơn huệ, thương xót thế-gian chư thiên và loài người mà hỏi hạnh thanh-tịnh của Bồ-Tát tu tập như vậy.

Thưa Phật-tử ! Ngài trụ thiệt-pháp, phát đại-tinh-tấn, tăng-trưởng bất-thối, đă được giải-thoát, có thể hỏi như trên đây, đồng với đức Như-Lai.

Ngài lóng nghe khéo suy nghĩ, nay tôi thừa oai-lực của đức Phật mà nói phần ít trong vấn đề đó.

Thưa Phật-tử ! Đại Bồ-Tát đă phát tâm vô-thượng bồ-đề, phải ĺa si tối, tinh-tấn ǵn giữ chớ có phóng dật.

Đại Bồ-Tát trụ mười pháp sau đây gọi là chẳng phóng dật :

Một là giữ ǵn giới cấm; hai là xa ĺa ngu-si, tâm bồ-đề thanh-tịnh; ba là ḷng thích ngay thẳng rời điều dua phỉnh; bốn là siêng tu căn lành không thối-chuyển; năm là luôn khéo tư-duy tâm của ḿnh đă phát; sáu là chẳng thích gần-gũi tất cả phàm-phu tại-gia hay xuất-gia; bảy là tu những nghiệp lành mà chẳng mong cầu quả báo thế-gian; tám là ĺa hẳn nhị-thừa mà thật hành bồ-tát-hạn; chín là thích tu-tập điều lành chẳng để đoạn tuyệt; mười là luôn khéo quan-sát sức tương-tục của ḿnh.

Đại Bồ-Tát trụ bất-phóng-dật thời được diều thanh-tịnh dưới đây :

Một là thật hành đúng như lời nói; hai là niệm-trí được thành-tựu; b́nh-đẳng là trụ nơi thâm định chẳng trầm chẳng điệu; bốn là thích cầu phật-pháp không lười bỏ; năm là theo pháp được nghe quan-sát đúng lư sanh diệu trí-huệ; sáu là nhập thâm thiền-định được phật-thần-thông; bảy là tâm b́nh-đẳng không cao hạ; tám là tâm không chướng-ngại đối với chúng-sanh loại thượng trung hạ, b́nh-đẳng lợi-ích như đại-địa; chín là nếu thấy chúng-sanh nhẫn đến một phen phát bồ-đề-tâm thời tôn trọng kính thờ xem như hoà-thượng; mười là đối với ḥa-thượng và a-xà-lê thọ-giới, chư Bồ-Tát, các thiện-tri-thức, các pháp-sư luôn tôn trọng kính thờ.

Bồ-Tát trụ bất-phóng-dật phát đại-tinh-tấn, khởi chánh-niệm, sanh-thắng-nguyện, tu hành chẳng dứt, tâm không y tựa tất cả pháp, hay siêng tu tập pháp thậm-thâm, vào môn vô-tránh them tâm quảng-đại, có thể thuận biết rơ vô-biên phật-pháp, khiến chư Phật đều hoan-hỷ.

Bồ-Tát lại có mười pháp sau đây có thể làm cho chư Phật hoan-hỷ :

Một là tinh-tấn bất-thối; hai là chẳng tiếc thân mạng; b́nh-đẳng là không mong cầu lợi-dưỡng; bốn là biết tất cả pháp đều như hư-không; năm là khéo quan-sát vào khắp pháp-giới; sáu là biết các pháp-ấn ḷng không ỷ-trước; bảy là luôn phát đại-nguyện; tám là thành tựu nhẫn-trí; chín là quan-sát pháp lành của ḿnh ḷng không tăng giảm; mười là y vô-tác-môn tu những tịnh hạnh.

Lại có mười pháp sau đây có thể làm chư Phật hoan-hỷ :

An-trụ bất phóng-dật; an-trụ vô-sanh-nhẫn; an-trụ đại-từ; an-trụ đại-bi; an-trụ đầy đủ các môn ba-la-mật; an-trụ đại-hạnh; an-trụ đại-nguyện; an-trụ xảo phương-tiện; an-trụ dũng mănh lực; an-trụ trí-huệ, quan-sát tất cả pháp đều vô-trụ, như hư-không.

Có mười pháp sau đây làm cho Bồ-Tát mau nhập các địa :

Một là khéo viên-măn hai hạnh phước và trí; hai là có thể trang-nghiêm đạo ba-la-mật; b́nh-đẳng là trí-huệ sáng suốt chẳng tùy tha-ngữ; bốn là kính thờ thiện-hữu luôn không bỏ ĺa; năm là thường hành tinh-tấn không giải-đăi; sáu là khéo an-trụ Như-Lai thần-lực; bảy là tu các căn lành chẳng sanh mỏi nhọc; tám là thâm-tâm lợi-trí dùng pháp đại-thừa để tự trang-nghiêm; chín là đối với pháp-môn của các địa tâm không trụ; mười là đồng một thể-tánh với thiện-căn phương-tiện của tam-thế chư Phật.

Bồ-Tát lúc sơ-trụ-địa phải khéo quan-sát tùy nơi ḿnh, có tất cả pháp-môn, có thậm-thâm trí-huệ, tùy nhơn đă tu, tùy quả đă được, tùy cảnh-giới ḿnh, tùy lực dụng ḿnh, tùy chỗ thị-hiện của ḿnh, tùy ḿnh phân biệt, tùy ḿnh đă được, đều khéo quan-sát biết tất cả pháp đều là tự-tâm mà không sở-trước. Biết được như vậy vào bồ-đề-địa hay khéo an-trụ.

Bồ-Tát đó suy nghĩ rằng : chúng ta phải nên mau vào các địa. V́ nếu chúng ta trụ trong các địa thành-tựu công-đức rộng lớn như vậy. Đă đủ công-đức thời lần lần vào phật-địa. Đă trụ phật-địa thời có thể làm vô-biên phật-sự rộng lớn. Do đây nên phải thường siêng tu tập không thôi nghỉ, không mỏi nhọc. Dùng đại công-đức mà tự trang-nghiêm vào bồ-tát-địa.

Có mười pháp dưới đây làm cho Bồ-Tát chỗ thật hành thanh-tịnh :

Một là xả hết của cải để làm vừa ư chúng-sanh; hai là tŕ-giới thanh-tịnh không hủy phạm; ba là nhu ḥa nhẫn nhục không cùng tận; bốn là siêng tu các hạnh trọn chẳng thối chuyển; năm là do chánh-niệm không mê loạn; sáu là phân biệt rơ biết vô-lượng pháp; bảy là tu tất cả hạnh mà không sở-trước; tám là tâm bất động dường như núi Tu-Di; chín là rộng độ chúng-sanh dường như cầu đ̣; mười là biết tất cả chúng-sanh cùng chư Phật đồng một thể-tánh.

Bồ-Tát đă được hạnh thanh-tịnh lại được mười pháp tăng thắng dưới đây :

Một là chư Phật phương khác đều hộ-niệm; hai là thiện-căn tăng thắng siệu-việt đẳng cấp; ba là khéo lănh thọ được sức gia-tŕ của Phật; bốn là thường được thiện-nhơn làm chỗ nương tựa; năm là an-trụ tinh-tấn hằng chẳng phóng-dật; sáu là biết tất cả pháp b́nh-đẳng không khác; bảy là ḷng luôn an-trụ đại-bi vô-thượng; tám là quan-sát các pháp đúng thật xuất sanh diệu-huệ; chín là khéo có thể tu hành phương-tiện thiện-xảo; mười là có thể biết sức phương-tiện của Như-Lai.

Bồ-Tát có mười nguyện thanh-tịnh như dưới đây :

Một là nguyện thành-thục chúng-sanh không mỏi nhàm; hai là nguyện thật hành đủ điều lành để nghiêm tịnh thế-giới; ba là nguyện thừa sự Như-Lai luôn kính trọng; bốn là nguyện hộ-tŕ chánh-pháp chẳng tiếc thân mạng; năm là nguyện dùng trí quan-sát vào các phật-độ; sáu là nguyện cùng các Bồ-Tát đồng một thể-tánh; bảy là nguyện vào cửa Như-Lai rơ tất cả pháp; tám là nguyện người thấy sanh tin đều được lợi-ích; chín là nguyện thần-lực trụ thế tận-kiếp vị-lai; mười là nguyện đủ phổ-hiền-hạnh tu tập môn nhứt-thiết-chủng-trí.

Bồ-Tát trụ mười pháp sau đây làm cho những đại-nguyện đều được viên măn :

Một là ḷng không nhàm chán; hai là đủ đại trang-nghiêm; ba là nhớ nguyện lực thù-thắng của chư Bồ-Tát; bốn là nghe các phật-độ đều nguyện văng-sanh; năm là thâm-tâm lâu dài tận kiếp vị-lai; sáu là nguyện trọn thành-tựu tất cả chúng-sanh; bảy là trụ tất cả kiếp chẳng lấy làm nhọc; tám là thọ tất cả khổ chẳng sanh nhàm ĺa; chín là nơi tất cả vui ḷng không tham trước; mười là thường siêng ǵn giữ pháp-môn vô-thượng.

Lúc Bồ-Tát đầy đủ những nguyện như vậy, liền được mười vô-tận-tạng sau đây :

Vô-tận-tạng thấy khắp chư Phật, vô-tận-tạng tổng-tŕ chẳng quên, vô-tận-tạng quyết rơ các pháp, vô-tận-tạng đại-bi cứu hộ, vô-tận-tạng các môn tam-muội, vô-tận-tạng phước-đức rộng lớn làm thỏa măn ḷng chúng-sanh, vô-tận-tạng trí-huệ rất sâu diễn tất cả pháp, vô-tận-tạng báo được thần-thông, vô-tận-tạng trụ vô-lượng kiếp, vô-tận-tạng vào vô-biên thế-giới.

Bồ-Tát đă được mười tạng vô-tận thời đầy đủ phước-đức, trí-huệ thanh-tịnh, tùy nghi mà thuyết-pháp với chúng-sanh.

Với các chúng-sanh, thế nào là Bồ-Tát tùy nghi mà thuyết-pháp ?

Bồ-Tát biết chỗ làm của họ, biết nhơn-duyên của họ, biết tâm hành của họ, biết sở-thích của họ.

Bồ-Tát đối với người nhiều tham dục thời thuyết bất-tịnh, với người nhiều sân hận thời thuyết đại-từ, với người nhiều ngu-si thời dạy họ siêng quan-sát, với người ba độc đồng đều, thời thuyết pháp-môn thành-tựu thắng-trí, với người ưa thích sanh-tử thời thuyết ba sự khổ, với người chấp-trước thời thuyết không-tịch, với người giải-đăi thời thuyết tinh-tấn, với người ngă-mạn thời thuyết pháp b́nh-đẳng, với người nhiều dua phỉnh thời thuyết tâm chất-trực, với người thích tịch-tịnh thời thuyết pháp rộng, khiến họ được thành-tựu.

Bồ-Tát tùy nghi thuyết-pháp như vậy.

Lúc Bồ-Tát thuyết-pháp : văn liên-thuộc nhau, nghĩa không sai lầm, quan-sát pháp trước sau dùng trí phân-biệt, thẩm định phải quấy, chẳng trái pháp-ấn, thứ-đệ kiến-lập vô-biên hạnh-môn khiến các chúng-sanh dứt tất cả nghi ngờ, khéo biết căn-tánh và giáo pháp Như-Lai, chứng chơn-lư, biết pháp b́nh-đẳng, dứt những pháp-ái, trừ tất cả chấp, thường nhớ chư Phật không rời nơi ḷng, rơ biết âm-thinh thể-tánh b́nh-đẳng, nơi các ngôn thuyết tâm không chấp-trước, khó nói ví dụ không trái nghịch nhau, đều khiến được ngộ tất cả chư Phật, tùy nghi khắp hiện trí-thân b́nh-đẳng.

Bồ-Tát v́ các chúng-sanh mà thuyết-pháp như vậy thời tự ḿnh tu tập tăng-trưởng nghĩa lợi, chẳng bỏ các độ, trang-nghiêm đầy đủ đạo ba-la-mật :

Lúc bấy giờ Bồ-Tát v́ khiến ḷng chúng-sanh được thỏa măn, trong ngoài đều rời bỏ không c̣n chấp trước, đây thời là tu đàn ba-la-mật.

Giữ đủ các giới cấm mà không sở trước, ĺa hẳn ngă-mạn, đây là tu thi ba-la-mật.

Đều có thể nhẫn thọ tất cả sự khổ hại, tâm b́nh-đẳng đối với chúng-sanh không hề xao động, ví như đại-địa hay chở tất cả, đây là tu nhẫn ba-la-mật.

Với những công hạnh thường tu không lười trễ, không thối chuyển, thế-lực dũng-mănh không bị chế phục, nơi các công-đức không lấy không bỏ mà có thể đầy đủ tất cả trí-môn, đây là hay tu tinh-tấn ba-la-mật.

Không tham trước cảnh ngũ dục, đều thành-tựu được các thứ-đệ định, luôn chánh tư-duy, chẳng trụ chẳng xuất mà có thể tiêu diệt tất cả phiền-năo, xuất sanh vô-lượng môn tam-muội, thành-tựu vô-biên thần-thông, nghịch thuận thứ-đệ nhập các tam-muội, nơi một tam-muội nhập vô-biên tam-muội, biết rơ cảnh-giới của tất cả tam-muội cùng trí-ấn chẳng chống trái nhau, có thể mau vào nơi bực nhứt-thiết-trí, đây là hay tu thiền ba-la-mật.

Nơi chư Phật nghe pháp thọ-tŕ, gần thiện trí-thức kính thờ chẳng mỏi, thường thích nghe pháp không nhàm đủ, tùy pháp đă được thọ mà tư-duy đúng lư, nhập chơn tam-muội ĺa rờI những thiên-kiến, khéo quán-sát các pháp, được thiệt-tướng-ấn, rơ biết đạo vô-công-dụng của Như-Lai, thừa phổ-môn-huệ, nhập nơi môn nhứt-thiết-chủng-trí, trọn được thôi nghỉ, đây là hay tu bát-nhă-ba-la-mật.

Thị-hiện tất cả công nghiệp thế-gian, giáo-hóa chúng-sanh không nhàm mỏi, tùy sở thích của họ mà hiện thân, tất cả chỗ thật-hành đều không nhiễm trước, hoặc hiện phàm, hoặc hiện Thánh, việc làm thời hoặc hiện sanh-tử hoặc hiện niết-bàn, khéo hay quán-sát tất cả việc làm, thị hiện tất cả những sự trang-nghiêm mà chẳng tham trước, vào khắp các loài để độ chúng-sanh, đây là hay tu phương-tiện ba-la-mật.

Trọn thành-tựu tất cả chúng-sanh, trọn trang-nghiêm tất cả thế-giới, trọn cúng-dường tất cả chư Phật, trọn thông đạt pháp vô-chướng-ngại, trọn tu hành khắp cả pháp-giới-hạnh thân hằng trụ, trọn trí rơ vị-lai kiếp, trọn biết tất cả tâm niệm, trọn giác-ngộ lưu-chuyển hoàn-diệt, trọn thị-hiện tất cả quốc-độ, trọn chứng được Như-Lai trí-huệ, đây là hay tu nguyện ba-la-mật.

V́ đủ thâm-tâm-lực nên không tạp nhiễm, v́ đủ thâm-tín-lực nên kh6ng bị khuất-phục, v́ đủ đại-bi-lực nên không hề mỏi nhàm, v́ đủ đại-từ-lực nên sở-hành b́nh-đẳng, v́ đủ tổng-tŕ-lực nên có thể dùng phương-tiện tŕ tất cả nghĩa, v́ đủ biện-tài-lực nên khiến tất cả chúng-sanh hoan-hỷ đầy đủ, v́ đủ ba-la-mật-lực nên trang-nghiêm đại-thừa, v́ đủ đại-nguyện-lực nên trọn chẳng đoạn-tuyệt, v́ đủ thần-thông-lực nên xuất-sanh vô-lượng, v́ đủ gia-tŕ-lực nên khiến tin hiểu lănh thọ, đây là hay tu lực ba-la-mật.

Biết hành-giả tham-dục, biết-hành-giả sân hận, biết hành-giả ngu-si, biết hành-giả đẳng-phần, biết hành-giả tu học địa, trong một niệm biết vô-biên hạnh chúng-sanh, biết vô-biên tâm chúng-sanh, biết tất cả pháp chơn-thật, biết môn pháp-giới, sức giác-ngộ khắp cả của chư Như-Lai, đây là hay tu trí ba-la-mật.

Như vậy, lúc Bồ-Tát thanh-tịnh các môn ba-la-mật, lúc viên-măn các môn ba-la-mật, lúc chẳng rời bỏ các môn ba-la-mật, trụ trong đại-trang-nghiêm bồ-tát thừa, tùy sở niệm đều v́ tất cả chúng-sanh mà thuyết pháp, khiến họ tăng trưởng tịnh-nghiệp để được độ thoát. Người đọa ác-đạo thời dạy họ phát tâm. Người ở trong nạn thời khiến họ tinh-tấn. Chúng-sanh nhiều tham, chỉ cho pháp vô-tham. Chúng-sanh nhiều sân, thời khiến thật b́nh-đẳng. Chúng-sanh chấp-kiến thời v́ nói duyên-khởi. Chúng-sanh cơi dục thời dạy họ ĺa tham sân và pháp ác bất-thiện. Chúng-sanh cơi sắc, thời v́ họ tuyên thuyết tỳ-bát-xá-na. Chúng-sanh vô-sắc-giới, thời v́ họ tuyên thuyết trí-huệ vi-diệu. Với hàng nhị-thừa thời dạy hạnh tịch-tịnh. Với người thích đại-thừa th́ thuyết thập-lực quảng-đại trang-nghiêm.

Như thuở xa xưa, lúc sơ-phát-tâm, thấy vô-lượng chúng-sanh đọa các ác-đạo, thời đại-sư-tử-hống nói rằng : Tôi sẽ dùng các pháp môn tùy nghi để độ thoát họ.

Bồ-Tát đầy đủ trí-huệ như vậy, có thể rộng độ thoát tất cả chúng-sanh.

Thưa Phật-tử ! Bồ-Tát đầy đủ trí-huệ như vậy làm cho tam-bảo-chủng trọn chẳng đoạn tuyệt. V́ Bồ-Tát dạy các chúng-sanh phát tâm bồ-đề nên có thể làm cho phật-chủng chẳng dứt. V́ thường khai xiển pháp tạng cho chúng-sanh nên có thể làm cho pháp-chủng chẳng dứt. V́ khéo thọ-tŕ giáo-pháp không trái nghịch nên có thể làm cho tăng-chủng chẳng dứt.

Và lại v́ đều hay ca ngợi tất cả đại-nguyện nên có thể làm cho phật-chủng chẳng dứt. V́ phân biệt diễn thuyết môn nhơn duyên nên có thể làm cho pháp-chủng chẳng dứt. V́ thường siêng tu tập sáu pháp ḥa kính nên có thể làm cho tăng-chủng chẳng dứt.

Lại v́ ở trong ruộng chúng-sanh gieo hột giống Phật nên có thể làm cho phật-chủng chẳng dứt. V́ hộ-tŕ chánh-pháp chẳng tiếc thân mạng nên có thể làm cho pháp-chủng chẳng dứt. V́ thống-lư đại-chúng không mệt mỏi nên có thể làm cho tăng-chủng chẳng dứt.

Lại v́ đối với giáo-pháp và cấm-giới của tam-thế chư Phật đều phụng-tŕ trọn vẹn ḷng chẳng bỏ ĺa, nên có thể làm cho chủng-tử Phật, Pháp, Tăng vĩnh viễn chẳng đoạn-tuyệt.

Bồ-Tát nối thạnh tam-bảo như vậy, tất cả việc làm không có lỗi, bao nhiêu công-hạnh đều đem hồi-hướng nhứt-thiết-trí, do đây nên ba nghiệp kh6ng có tỳ vết. V́ ba nghiệp thân, ngữ và ư không tỳ vết nên những điều thiện đă làm, những công-hạnh đă làm, giáo-hóa chúng-sanh, tùy nghi thuyết-pháp, nhẫn đến một niệm đều không sai lầm, đều tương ưng với phương-tiện trí-huệ, đều đem hồi-hướng nơi nhứt-thiết-chủng-trí không để luống qua.

Bồ-Tát tu tập thiện-pháp như vậy,niệm niệm đầy đủ mười điều trang-nghiêm dưới đây :

Một là thân trang-nghiêm, v́ tùy theo các chúng-sanh đáng được điều-phục mà thị-hiện. Hai là ngữ trang-nghiêm, v́ dứt tất cả nghi ngờ khiến họ đều hoan-hỷ. Ba là tâm trang-nghiêm, v́ trong một niệm nhập các tam-muội. Bốn là phật-sát trang-nghiêm, v́ tất cả thanh-tịnh ĺa những phiền-năo. Năm là quang-minh trang-nghiêm, v́ phóng vô-biên-quang chiếu khắp chúng-sanh. Sáu là chúng-hội trang-nghiêm, v́ nhiếp khắp chúng-hội đều làm cho hoan-hỷ. Bảy là thần-thông trang-nghiêm, v́ tùy tâm chúng-sanh mà tự-tại thị-hiện. Tám là chánh-giáo trang-nghiêm, v́ có thể nhiếp tất cả người thông-huệ. Chín là niết-bàn địa trang-nghiêm, v́ một chỗ thành đạo cùng khắp mười phương đều không thừa. Mười là xảo thuyết trang-nghiêm, v́ tùy xứ tùy thời tùy căn-khí chúng-sanh mà thuyết-pháp.

Bồ-Tát thành-tựu trang-nghiêm như vậy, ở trong niệm niệm thân, ngữ và ư không luống qua, đều đem hồi-hướng nhứt-thiết-trí. Nếu có chúng-sanh nào thấy Bồ-Tát này thời cũng kh6ng luống qua, v́ tất sẽ thành vô-thượng bồ-đề vậy.

Với Bồ-Tát này, nếu ai được nghe tên, hoặc cúng-dường, hoặc ở chung, hoặc ghi nhớ, hoặc theo xuất-gia, hoặc nghe thuyết-pháp, hoặc tùy hỉ thiện-căn, hoặc có ḷng vọng kính phục, nhẫn đến ca ngợi truyền dương danh tự, thời tất cả sẽ đều được vô-thượng bồ-đề.

Ví như vị thuốc thiện-kiến, ai thấy thuốc này thời tất cả bịnh độc đều tiêu trừ.

Cũng vậy, Bồ-Tát thành-tựu pháp này, nếu chúng-sanh nào thấy Bồ-Tát thời các độc phiền-năo đều được dứt trừ và tăng-trưởng thiện-pháp.

Bồ-Tát trụ trong pháp này, siêng năng tu tập, dùng ánh sáng trí-huệ dứt trừ si tối; dùng sức từ-bi dẹp phục quân ma; dùng trí-huệ lớn và sức phước-đức chế các ngoại-đạo; dùng kim-cang-định dứt trừ tất cả tâm nhơ phiền-năo; dùng sức tinh-tấn họp các căn lành; dùng những sức thiện-căn tịnh phật-độ mà xa ĺa tất cả ác-đạo và các nạn; dùng sức vô-trước mà thanh-tịnh cảnh-giới của trí; dùng sức trí-huệ phương-tiện mà xuất-sanh tất cả Bồ-Tát-địa, các ba-la-mật, các tam-muội, lục-thông, tam minh, tứ vô-úy đều khiến thanh-tịnh. Dùng tất cả thiện-pháp-lực để hoàn thành tất cả phật-độ, vô-biên tướng-hảo, thân, ngữ và tâm trang-nghiêm toàn vẹn; dùng sức trí tự-tại quan-sát thập-lực, tứ vô-úy, pháp bất-cộng của tất cả Như-Lai đều b́nh-đẳng; dùng sức trí-huệ rộng lớn rơ biết cảnh-giới của nhứt-thiết-chủng-trí; dùng nguyện-lực thuở trước mà tùy nghi ứng-hóa, hiện phật-độ, chuyển pháp luân, độ thoát vô-lượng vô-biên chúng-sanh.

Bồ-Tát siêng tu pháp này thời thứ-đệ thành-tựu các bồ-tát-hạnh, nhẫn đến được cùng chư Phật b́nh-đẳng, trong vô-biên thế-giới làm đại pháp-sư hộ-tŕ chánh-pháp, được chư Phật hộ-niệm, giữ-ǵn và thọ-tŕ pháp-tạng rộng lớn; được vô-ngại-biện thâm nhập pháp-môn, ở trong đại-chúng nơi vô-biên thế-giới tùy loại chẳng đồng mà khắp hiện thân h́nh xinh đẹp, dùng vô-ngại-biện khéo nói thâm pháp; v́ âm-thinh viên-măn khéo phân bố, nên có thể làm cho người nghe vào môn trí-huệ vô-tận, biết tâm hành phiền-năo của các chúng-sanh mà v́ họ thuyết-pháp; v́ ngôn-âm hoàn-toàn thanh-tịnh nên nhứt-âm diễn-xướng có thể làm hoan-hỷ tất cả; v́ thân đoan-chánh có oai-lực lớn nên không ai hơn khi ở trong chúng-hộI; v́ khéo biết tâm chúng-sanh nên có thể khắp hiện thân; v́ thuyết-pháp khéo léo nên âm-thinh vô-ngại; v́ được tâm tự-tại nên khéo thuyết đại-pháp không bị trở hoại; v́ được vô-sở-úy nên ḷng không khiếp nhược; v́ nơi pháp tự-tại nên không ai hơn; v́ nơi trí tự-tại nên không ai thắng; v́ bát-nhă ba-la-mật tự-tại nên những pháp-tướng đă nói không chống trái; v́ biện-tài tự-tại nên tùy thích thuyết-pháp tương-tục chẳng dứt; v́ đà-la-ni tu nên quyết định khai thị thật tướng của các pháp; v́ biện-tài tự-tại nên tùy chỗ diễn thuyết có thể khai các môn ví-dụ; v́ đại-b́nh-đẳng tự-tại nên siêng dạy chúng-sanh không lười trễ; v́ đại-từ tự-tại nên phóng lưới quang-minh vui đẹp ḷng đại-chúng.

Bồ-Tát ở nơi ṭa sư-tử cao lớn diễn nói đại-pháp như vậy, chỉ trừ đức Như-Lai và các đại Bồ-Tát có thắng-nguyện-trí, thời không c̣n ai có thể thắng hơn được, không ai thấy đảnh được, không ai chói đoạt được, không ai vấn nạn làm thua được.

Thưa Phật-tử ! Bồ-Tát được tự-tại-lực như vậy rồi, giả sử có đạo-tràng rộng lớn lượng bằng bất-khả-thuyết thế-giới, chúng-sanh đông đầy trong đó, mỗi chúng-sanh sắc-tướng oai-đức đều như Đại-thiên thế-giới-chủ, Bồ-Tát này vừa hiện thân đến đạo-tràng thời có thể che chói tất cả đại-chúng trên đây. Rồi dùng đại từ-b́nh-đẳng an-định sự khiếp nhược của chúng, dùng thâm trí-huệ xét sở-thích của chúng, dùng biện-tài vô-úy v́ chúng thuyết-pháp, làm cho tất cả chúng đều vui mừng.

Tại sao vậy ?

V́ Bồ-Tát này đă thành-tựu vô-lượng môn trí-huệ, vô-lượng xảo phân-biệt, chánh niệm-lực rộng lớn, vô-tận thiện-xảo-huệ, đă thành-tựu đà-la-ni quyết liễu thật-tướng của các pháp, vô-biên bồ-đề-tâm, diệu biện-tài, thâm tín-giải, đă thành-tựu trí-huệ-lực khắp vào đạo-tràng của tam-thế chư Phật, đă thành-tựu tâm thanh-tịnh biết tam-thế chư Phật đồng một thể-tánh, đă thành-tựu Như-Lai trí, Bồ-Tát đại-nguyện trí, có thể làm đại pháp-sư khai-thị chánh-pháp tạng của chư Phật và hộ-tŕ.

Lúc đó Pháp-Huệ Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa thần-lực của đức Phật mà nói kệ rằng :

Tâm trụ bồ-đề nhóm các phước

Thường chẳng phóng dật trồng kiên-huệ

Chánh-niệm kiên-cố tự siêng gắng

Nơi thế không tựa không thối khiếp

Dùng hạnh vô-tránh vào thâm-pháp

Thập phương chư Phật đều hoan-hỷ.

Phật hoan-hỷ, rồi bền tinh-tấn

Tu hành phước trí trợ-đạo-pháp

Vào nơi các địa, tịnh các hạnh

Trọn đủ nguyện của Như-Lai dạy.

Như vậy mà tu được diệu-pháp

Đă được pháp rồi, thí quần-sanh

Tùy sở-thích và căn-tánh họ

Đều thuận cơ nghi v́ khai diễn.

Bồ-Tát v́ chúng diễn thuyết pháp

Chẳng bỏ những độ hạnh của ḿnh

Hạnh ba-la-mật đă được thành

Thường nơi hữu-lậu cứu quần-chúng.

Ngày đêm siêng tu không lười mỏi

Khiến Tam-bảo-chủng chẳng đoạn tuyệt

Tất cả pháp lành đă thật hành

Đều đem hồi-hướng Như-Lai địa.

Bồ-Tát tu hành những hạnh lành

Khắp v́ thành-tựu các quần-sanh

Khiến họ phá tối diệt phiền-năo

Hàng phục quân ma thành chánh-giác.

Tu hành như vậy được phật-trí

Thâm nhập Như-Lai chánh-pháp-tạng

Làm đại pháp-sư diễn diệu-pháp

Ví như cam-lộ trọn rưới nhuần

Từ-bi thương xót khắp tất cả

Tâm hành chúng-sanh đều biết cả

Đúng sở-thích họ mà khai diễn

Vô-lượng vô-biên các phật-pháp.

Cử động an lành như tượng-vương

Dũng-mănh vô-úy dường sư-tử

Bất-động như núi, trí như biển

Cũng như mưa to trừ nóng bức.

Lúc Pháp-Huệ Bồ-Tát nói kệ xong, đức Như-Lai hoan-hỷ đại chúng đều phụng hành.

*****


  MỤC LỤC          PHẨM KẾ
 
  Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 
 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0