Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 
PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG
THỨ MƯỜI HAI
(Hán bộ phần sau quyển 36)
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Huyền Trang
Việt Dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
PHẨM THÍ NGHIỆM BỒ TÁT
THỨ BA


Lúc bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất đứng dậy trịch y uất đa la tăng vai hữu, gối hữu chấm đất chắp tay cung kính bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn ! Nay tôi có chút việc để hỏi. Mong Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác xót thương hứa khả v́ tôi mà giải thuyết".

Đức Phật phán : "Cho phép ông hỏi. Nay Đức Như Lai sẽ giải thuyết khiến ḷng vui mừng".

Ngài Xá Lợi Phất thưa:" Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát thành tựu mấy pháp mà thân nghiệp không lỗi, ngữ nghiệp không lỗi, ư nghiệp không lỗi. Thành tựu mấy pháp mà thân nghiệp thanh tịnh, ngữ nghiệp thanh tịnh, ư nghiệp thanh tịnh. Thành tựu mấy pháp mà thân nghiệp bất động, ngữ nghiệp bất động, chẳng bị thiên ma và chúng ma quân lay chuyển. Từ lúc mới đầu phát tâm nhứt thiết trí tu hành chánh hạnh, từng bực tăng thắng, thiện xảo phương tiện v́ tất cả chúng sanh mà làm đạo sư thù thắng, đạo sự cùng khắp, làm đuốc sáng lớn, làm cây thang lớn làm cầu, làm thuyền, làm người tế độ, làm bờ kia, làm nhà, làm người cứu vớt, làm chỗ về, làm chỗ đến, mà vẫn có thể chẳng bỏ tâm nhứt thiết trí?".

NgàiXá Lợi Phất muốn tuyên lại nghĩa ấy nên nói kệ bạch Phật :
" Bồ Tát có nghĩa ǵ
Mà ở đại Bồ Đề
Sao gọi đức và pháp
Do đó ngộ Vô Thượng
Lại làm những hạnh ǵ
Lợi ích các chúng sanh
Đă tu tập pháp ǵ
Thành Phật Nhơn Trung Tôn
Phục ác ma thế nào
Ở Bồ Đề tối thắng
Chấn động câu chi cơi
Ngộ Vô Thượng Chánh giác
Bồ Tát là nghĩa ǵ
Câu ấy là thế nào
Thế nào là Bồ Đề
Và Vô Thượng Phật pháp
Thế nào đi trong đời
Lợi ích các chúng sanh
Chẳng nhiễm như hoa sen
Giải thoát câu chi chúng
Thế nào là Thiên, Long
Và Phi Nhơn cúng dường
Những điều tôi thưa hỏi
Xin từ bi giải thuyết".

Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Lành thay, lành thay! Nay ta sẽ phân biệt giải thuyết.

Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát thành tựu một pháp có thể nhiếp thọ những pháp của ông đă hỏi và vô lượng vô biên Phật pháp khác.

Thế nào là một pháp ?

Đó là Bồ Đề tâm và tín nguyện đầy đủ.

Nầy Xá Lợi Phất ! Đó gọi là đại Bồ Tát thành tựu một pháp th́ có thể nhiếp thọ vô biên Phật pháp".

Ngài Xá lợi Phất thưa : "Bạch Đức Thế Tôn ! Thế nào là tín nguyện đầy đủ. Lại do nghĩa ǵ mà gọi là Bồ Đề tâm ?"

Đức Phật phán : "Nầy Xá Lợi Phất ! Tín nguyện đầy đủ đó là bền chắc chẳng thể phá hoại được, là nói vững vàng chẳng thể động được. Nói chẳng động là v́ không đánh mất. V́ không đánh mất th́ có thể khéo an trụ. V́ khéo an trụ nên chẳng thối chuyển. V́ chẳng thối chuyển nên quan sát chúng sanh. V́ quan sát chúng sanh nên đại bi nẩy nở. V́ đại bi nẩy nở nên chẳng mỏi mệt. V́ chẳng mỏi mệt nên thành thục chúng sanh. V́ thành thục chúng sanh nên biết tự vui. V́ biết tự vui nên không hi vọng. V́ không hi vọng nên chẳng nhiễm trước đồ dùng. V́ chẳng nhiễm trước nên làm chỗ dựa cho chúng sanh . V́ làm chỗ dựa cho chúng sanh nên săn sóc các chúng sanh hạ liệt. V́ săn sóc chúng sanh hạ liệt nên làm người cứu tế. V́ làm người cứu tế nên làm chỗ về đến. V́ làm chỗ về đến nên chẳng vội gấp. V́ chẳng vội gấp nên khéo quan sát. V́ khéo quan sát nên không oán ghét. V́ không oán ghét nên khéo điều nhiếp tín nguyện. V́ khéo điều nhiếp tín nguyện nên không chỗ để c̣n. V́ không chỗ để c̣n nên khéo thanh tịnh. V́ khéo thanh tịnh nên trắng láng tốt . V́ trắng láng tốt nên rời cấu uế nơi trong. V́ rời cấu nơi trong nên khéo thanh tịnh nơi ngoài.

Nầy Xá Lợi Phất ! Bền chắc khó phá hoại nhẫn đến trong th́ rời cấu uế ngoài th́ khéo thanh tịnh như vậy, đó gọi là tín nguyện đầy đủ.

Lại nầy Xá lợi Phất ! Bồ Đề tâm có tướng ǵ mạo ǵ ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Bồ Đề tâm đó không có lỗi lầm v́ chẳng bị tất cả phiền năo làm ô nhiễm. Bồ Đề tâm ấy nối nhau chẳng tuyệt v́ chẳng chứng quả trong các thừa khác. Bồ Đề tâm ấy bền chắc khó động chuyển v́ chẳng bị dị luận nó lôi kéo lấn đoạt. Bồ Đề tâm ấy chẳng thể phá hoại v́ Thiên ma chẳng khuynh đảo được. Bồ Đề tâm ấy thường hằng chẳng biến đổi v́ là chỗ chứa họp tư lương căn lành. Bồ Đề tâm ấy chẳng lay động được v́ quyết có thể độc chứng các Phật pháp. Bồ Đề tâm ấy khéo an trụ v́ khéo an trụ nơi bực Bồ Tát.

Bồ Đề tâm ấy chẳng gián đoạn v́ chẳng bị các pháp khác đối trị. Bồ Đề tâm ấy như kim cương v́ khéo có thể xuyên suốt Phật pháp sâu xa. Bồ Đề tâm ấy thắng thiện b́nh đẳng v́ đối với các thứ dục giải của chúng sanh không ǵ chẳng đồng Đều. Bồ Đề tâm ấy tối thắng thanh tịnh v́ tánh nó chẳng ô nhiễm. Bồ Đề tâm ấy không có trần cấu v́ phát sanh trí huệ sáng. Bồ Đề tâm ấy rộng răi vô ngại v́ gồm nhận tánh tất cả chúng sanh. Bồ Đề tâm ấy rộng lớn vô biên v́ như hư không. Bồ Đề tâm ấy không có chướng ngại v́ khiến trí vô ngại đi khắp tất cả vô duyên đại bi chẳng đoạn tuyệt. Bồ Đề tâm ấy đáng nên thân cận v́ được hàng trí giả khen ngợi. Bồ Đề tâm ấy dường như hạt giống v́ có thể sanh tất cả các Phật pháp. Bồ Đề tâm ấy nó hay gầy dựng v́ hay gầy dựng tất cả sự hỉ lạc. Bồ Đề tâm ấy phát sanh các nguyện v́ do nơi giới thanh tịnh . Bồ Đề tâm ấy khó xô diệt được v́ do an trụ nơi nhẫn. Bồ Đề tâm ấy chẳng bị chế phục v́ do chánh tinh tiến. Bồ Đề tâm ấy rất tột tịch tịnh v́ y cứ tất cả đại thiền định. Bồ Đề tâm ấy không có kém thiếu v́ huệ tư lương khéo viên măn.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Bồ Đề tâm ấy tức là căn bổn giới định huệ giải thoát và giải thoát tri kiến của Đức Như Lai.

Bồ Đề tâm ấy lại là căn bổn thập lực, tứ vô úy, mười tám pháp bất cộng của Đức Như Lai".

Ngài Xá Lợi Phất thưa : " Bồ Đề tâm ấy là nói v́ tâm ấy dùng Bồ Đề làm sanh thể nên gọi là Bồ Đề tâm".

Đức Phật phán : " Đúng vậy. Nầy Xá Lợi Phất ! V́ chư đại Bồ Tát thành tựu tín nguyện Bồ Đề tâm nên gọi là Bồ Đề Tát Đỏa, là Quảng Đại Tát Đỏa, là Cực Diệu Tát Đỏa, là Thắng Xuất Nhứt Thiết Tam Giới Tát Đỏa, cũng gọi là thân nghiệp không lỗi, ngữ nghiệp không lỗi, ư nghiệp không lỗi, thân nghiệp thanh tịnh, ngữ nghiệp thanh tịnh, ư nghiệp thanh tịnh, thân nghiệp vô động, ngữ nghiệp vô động, ư nghiệp vô động. V́ đại Bồ Tát có đủ các nghiệp thanh tịnh như vậy nên chẳng bị thiên ma và chúng ma quân phá rối, từ lúc ban đầu phát tâm nhứt thiết trí, tu hành chánh hạnh, từng bực tăng thắng, thiện xảo phương tiện chẳng bị tất cả thế pháp ô nhiễm, có thể v́ chúng sanh mà làm đại đạo sư, thắng đạo sư, phổ đạo sư, làm đuốc sáng lớn, nấc thang lớn, làm cầu, làm thuyền, làm người tế độ, làm bờ kia, làm nhà, làm người cứu, làm chỗ về chỗ đến.

Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát phát tâm nhứt thiết trí như vậy th́ ma và quân ma không khuynh động được".

Đức Phật lại phán dạy Ngài Xá Lợi Phất : " Chư đại Bồ Tát do đủ tín nguyện thanh tịnh như vậy phát tâm Vô Thượng Bồ Đề xong th́ nhiều ḷng tin thanh tịnh, thích thấy các bực hiền thánh, ưa nghe chánh pháp, chẳng bỏn sẻn, mở rộng ḷng và tay mà bố thí lớn, vui thích sự xả bỏ và sự bố thí đồng đều. Đối với tất cả chúng sanh, ḷng Bồ Tát không chướng ngại, không nhơ đục, không rối loạn, chẳng xen tạp. Đối với nghiệp nhơn và nghiệp quả báo, ḷng Bồ Tát rất phụng kính không nghi ngờ không lo lắng, biết pháp thiện ác quả báo chẳng hư mất, dầu gặp lúc nạn nguy đến tánh mạng cũng chẳng sanh khởi điều ác; Chẳng sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, ly gián, ngữ ác, ngữ ỷ, ngữ tham nhiễm, sân hận, và ngu si tà kiến. V́ dứt nghiệp đạo bất thiện như vậy mà Bồ Tát phụng hành mười nghiệp đạo lành. Do v́ đủ ḷng tin nên đối với các Sa Môn, Bà La Môn chánh chí hạnh đủ đức đủ giới, tâm Bồ Tát thuần thanh tịnh thành tựu pháp điều thuận, đầy đủ đa văn, siêng học hỏi tu chánh tác ư điều thiện tịch tịnh, gần gũi tịch diệt chẳng phát khởi tránh tụng sai trái những lời thô ác, khéo biết tín nguyện chẳng phải là chẳng khéo biết, tương ưng với thiện pháp, ĺa xa ác pháp, chẳng cao ngạo bồng bột, tánh rời ĺa tháo động, tánh rời ĺa lời thô ác, ĺa lời nói không phù tạp, giữ chánh niệm, tâm an trụ nơi diệu định, khéo dứt gốc sanh tử chẳng trúng tên độc, rời bỏ gánh nặng vượt khỏi nghi ngờ lo lắng và thân sanh tử đời sau. Đối với những thiện hữu tri thức như chư Phật Thế Tôn, đại Bồ Tát, Thanh Văn và Duyên Giác, khi đă biết rơ rồi th́ thân cận kính ngưỡng thờ phụng. Lại đem pháp thí nhiếp thọ tuyên thuyết diệu pháp chỉ dạy vui mừng. Những là nếu thật hành đàn na th́ được giàu có lớn, nếu thật hành thi la th́ được sanh lên trời hưởng lạc, nếu thích đa văn th́ được trí huệ lớn, nếu tu thiền th́ rời hệ phược. Lại mở bày nhiều thứ pháp thù thắng vi diệu thanh tịnh : đây là bố thí, đây là báo bố thí; Đây là bỏn sẻn, đây là báo bỏn sẻn; Đây là thi la, đây là báo thi la; Đây là phạm giới, đây là báo phạm giới; Đây là nhẫn nhục, đây là báo nhẫn nhục; Đây là sân hận, đây là báo sân hận; Đây là chánh cần, đây là báo chánh cần; Đây là giải đăi, đây là báo giải đăi; Đây là tịnh lự, đây là báo tịnh lự; Đây là loạn tâm, đây là báo loạn tâm; Đây là trí huệ, đây là báo trí huệ; Đây là ác huệ, đây là báo ác huệ; Đây là thân diệu hạnh, đây là báo thân diệu hạnh; Đây là thân ác hạnh, đây là báo thân ác hạnh; Đây là ngữ diệu hạnh, đây là báo ngữ diệu hạnh; Đây là ngữ ác hạnh, đây là báo ngữ ác hạnh; Đây là ư diệu hạnh, đây là báo ư diệu hạnh; Đây là ư ác hạnh, đây là báo ư ác hạnh; Đây là thiện, đây là bất thiện; Đây nên làm, đây chẳng nên làm; Đây nếu được làm rồi th́ măi măi lợi ích an vui; Đây nếu làm rồi th́ măi măi bị khổ không lợi ích.

Nầy Xá Lợi Phất ! V́ hàng thiện hữu, hành giả tuyên thuyết những pháp như trên để được lợi mừng rồi, biết rơ người kham làm đại pháp khí th́ liền khai thị pháp không thậm thâm vi diệu, đó là pháp không, pháp vô tướng, pháp vô nguyện, pháp vô hành, pháp vô sanh, pháp vô khởi, pháp vô ngă, pháp không sát thủ, pháp không thọ mạng, pháp không chúng sanh. Lại khai thị duyên khởi thậm thâm: đó là do v́ đây có nên kia có, đây sanh nên kia sanh, vô minh làm duyên cho hành, hành làm duyên cho thức, thức làm duyên cho danh sắc, danh sắc làm duyên cho lục xứ, lục xứ làm duyên cho xúc, xúc làm duyên cho thọ, thọ làm duyên cho ái, ái làm duyên cho thủ, thủ làm duyên cho hữu, hữu làm duyên cho sanh, sanh làm duyên cho lăo tử sầu thán ưu khổ thân tâm nhiệt năo, các thứ sanh khởi khối thuần khổ to lớn như vậy.

Lại đây không nên kia không, đây diệt nên kia diệt, đó là vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục xứ diệt, lục xứ diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên lăo tử diệt nhẫn đến sầu thán ưu khổ thân tâm nhiệt năo, các thứ sanh khởi khối thuần khổ to lớn diệt.

Nầy Xá Lợi Phất ! Lại nên diễn nói trong ấy không có một pháp nào là có thể được có mà diệt được. Tại sao? V́ các pháp kia đều từ nhơn duyên sanh không có chủ tể không có tác giả không có thọ giả theo nhơn duyên chuyển đổi. Lại cũng không có một pháp nào lưu chuyển xoay vần, cũng không chuyển vận theo. Chỉ do v́ si vọng mà giả lập ba cơi theo phiền năo khổ mà lưu chuyển, chỉ là giả đặt để.

Lúc hành giả như thiệt quán sát si vọng, không có một pháp nào có thể tạo ra pháp khác, trong ấy không có tác giả v́ tác giả bất khả đắc, nhẫn đến không có một pháp lưu chuyển xoay vần v́ lưu chuyển bất khả đắc vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Hành giả nếu nghe pháp thậm thâm như vậy rồi mà không nghi không lo, khéo nhập vào tánh vô chướng ngại của các pháp, th́ hành giả nầy chẳng chấp trước nơi sắc uẩn, chẳng trước nơi thọ tưởng hành thức uẩn, chẳng trước nhăn sắc và nhăn thức, chẳng trước nhĩ thanh, tỷ hương, thiệt vị, thân xúc, ư pháp và nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ư thức, v́ tất cả đều bất khả đắc vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát tín thọ pháp tánh không như vậy rồi th́ chẳng thối thất sự thấy Phật nghe Pháp và phụng Tăng. Đời đời sanh ra nơi đâu đều chẳng rời sự thấy Phật, nghe Pháp và phụng Tăng, mà sanh ra trước chỗ Đức Phật chuyên cần tinh tiến chí cầu pháp lành. Người ấy an trụ chánh cần rồi chẳng luyến ở nhà với nam nữ, quyến thuộc, tôi tớ, và tài sản. Người nầy chẳng bị dâm dục làm phiền nhiễu, ở đời hiện tại mau bỏ sự lạc thú của tuổi trẻ, dùng ḷng tịnh tín ở trong Phật pháp mà xuất gia nhập đạo. Sau khi xuất gia được các bực thiện tri thức thầy lành bạn lành, tư duy lành, tín nguyện lành. Do v́ tín nguyện lành nên khéo nghe học chánh pháp kiên quyết tu hành, chẳng phải chỉ có ngôn thuyết là trọn đủ. Người nầy giác huệ thành tựu ưa thích học hỏi nhiều không chán đủ. Dùng tâm vô nhiễm đem pháp đă được nghe mà giảng nói cho người. Đối với lợi dưỡng danh dự cung kính không có ḷng hi vọng. Chẳng bao giờ bỏ chánh nghĩa mà vọng thuyết pháp. Đúng như pháp đă nghe, đúng như pháp đă an trụ mà giảng thuyết. Đối với chúng nghe pháp th́ sanh ḷng đại từ. Đối với chúng sanh th́ sanh ḷng đại bi.

Nầy Xá Lợi Phất ! Hành giả v́ có đa văn trí huệ như vậy nên chẳng đoái thân mạng thiểu dục tri túc tịch tịnh thơ thới, dễ cung cấp dễ nuôi, thường thích vắng lặng rảnh rang suy gẫm ư nghĩa chánh pháp đă được học. Y theo thiệt nghĩa mà chẳng theo văn. Người nầy làm chỗ y chỉ cho Trời, Người, A Tu La v. v... Chẳng chuyên v́ ḿnh mà v́ các chúng sanh cầu đại thừa như là Phật trí, vô đẳng trí, vô đẳng đẳng trí, thắng xuất Tam giới trí.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ta nói người ấy được pháp chẳng phóng dật đệ nhứt.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là pháp chẳng phóng dật ? Đó là các căn tịch tịnh.

Những ǵ là các căn tịch tịnh ? Đó là mắt thấy sắc chẳng lấy tướng mạo, như thiệt biết rơ sắc say đắm, sắc họa hoạn và sắc xuất ly.

Như vậy, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân giác xúc, ư biết pháp chẳng lấy tướng mạo, như thiệt biết rơ pháp say đắm pháp họa hoạn và pháp xuất ly.

Nầy Xá Lợi Phất ! Đó gọi là tâm chẳng phóng dật.

Lại chẳng phóng dật là điều phục tự tâm khéo hộ tâm người trừ ḷng thích phiền năo mà thích chánh pháp. Chẳng mống khởi quan niệm tham dục sân hận tàn hại. Chẳng phát khởi ba căn bất thiện, tham sân và si. Chẳng phát khởi thân ác hạnh, ngữ ác hạnh và ư ác hạnh. Chẳng phát khởi tác ư chẳng đúng lư . Chẳng phát khởi tất cả pháp ác bất thiện. Đây th́ gọi là chẳng phóng dật vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư đại Bồ Tát ấy đă chẳng phóng dật, siêng tu tập tác ư đúng pháp, nếu pháp là có th́ biết có đúng thiệt. Nếu pháp là không có th́ biết đúng thiệt là không có. Quán sát trong ấy những ǵ là có, những ǵ là không có, liền dùng sức trí huệ liền biết đúng thiệt.

Nếu chánh tu tập th́ thánh giải thoát có. Nếu tà tu tập th́ thánh giải thoát không có.

Không nghiệp báo đó, đây là có.

Có nghiệp báo đó, đây là không có.

Lại nữa, nhăn là có, c̣n có nhăn là không có . Nhẫn đến ư là có, c̣n có ư là không có.

Lại nữa, sắc là pháp vô thường khổ biến dị, đây là có. C̣n sắc là thường trụ chẳng biến chẳng hoại, đây là không có.

Nhẫn đến thọ tưởng hành và thức vô thường khổ biến dị, đây là có. C̣n thọ tưởng hành và thức thường trụ chẳng biến chẳng hoại đây là không có.

Lại nữa, vô minh là duyên th́ có các hành . Nếu không vô minh th́ các hành là không có.

Nhẫn đến dùng sanh làm duyên th́ có lăo tử. Nếu không sanh th́ lăo tử là không có.

Lại nữa, bố thí cảm giàu có, đây là có. C̣n bố thí cảm bần cùng, đây là không có.

Tŕ giới sanh thiên, đây là có. C̣n phạm giới sanh thiên, đây là không có.

Chánh văn sanh đại trí huệ, đây là có. Các ác huệ mà hay sanh đại trí huệ, đây là không có.

Tu chánh định rời ĺa hệ phược, đây là có . Tu chánh định mà bị hệ phược, đây là không có.

Lại nếu tác ư đúng lư mà có hệ phược và tác ư chẳng đúng lư mà rời hệ phược th́ cả hai đều không có.

Nếu chư Bồ Tát phát khởi chánh cần th́ có Bồ Đề, nếu phát khởi giải đăi th́ không có Bồ Đề.

Nếu không kiêu mạn xuất gia thọ kư đây gọi là có, nếu kiêu mạn th́ không có tịch diệt.

Lại khắp tất cả chỗ tánh không, đây là có . Khắp tất cả chỗ có ngă, sát thủ, chúng sanh, thọ mạng, trượng phu v. v... đây là không có.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu chư đại Bồ Tát thật hành chẳng phóng dật, có thể khéo tu tập, tác ư đúng lư, người trí thế gian đồng biết là có th́ thi thiết là có, người trí thế gian đồng biết là không có th́ thi thiết là không có.

Nầy Xá lợi Phất ! Nếu quyết định nói có th́ chẳng phải chánh liễu tri, nếu quyết định nói không có cũng gọi là chẳng phải chánh liễu tri. Tại sao ? V́ thiệt nghĩa được chư Phật Thế Tôn tuyên nói, có thể liền hiểu rơ được.

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư Phật Thế Tôn đủ sức đại trí tổng nhiếp các pháp đặt trong bốn thứ ô đà nam.

Những ǵ là bốn thứ ?

Đó là tất cả hành vô thường, tất cả hành khổ, tất cả pháp vô ngă, Niết Bàn tịch diệt.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả hành vô thường được diễn nói, đó là Đức Như Lai v́ các chúng sanh quan niệm thường c̣n mà dứt trừ quan niệm thường c̣n của họ.

Tất cả hành khổ được diễn nói, đó là Đức Như Lai v́ các chúng sanh quan niệm vui mà dứt trừ quan niệm vui của họ.

Tất cả pháp vô ngă được diễn nói, đó là Đức Như Lai v́ các chúng sanh quan niệm ngă mà dứt trừ quan niệm ngă của họ.

Pháp Niết Bàn tịch diệt được diễn nói, đó là Đức Như Lai v́ các chúng sanh hữu sở đắc điên đảo mà dứt trừ tâm hữu sở đắc điên đảo của họ.

Nầy Xá lợi Phất ! Chư đại Bồ Tát ấy nếu nghe Đức Như Lai nói tất cả hành vô thường th́ có thể nhập vào rốt ráo vô thường . Nếu có nghe tất cả hành khổ th́ có thể phát khởi tâm chán ĺa mong muốn. Nếu có nghe tất cả pháp vô ngă th́ có thể tu tập pháp môn chánh định diệu giải thoát. Nếu có nghe nói tịch diệt Niết Bàn th́ có thể tu tập chánh định vô tướng mà chẳng phi thời nhập vào chơn tế .

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu chư đại Bồ Tát khéo tu tập được pháp như vậy th́ trọn chẳng thối thất tất cả pháp lành và mau viên măn tất cả Phật pháp".

PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG - PHẨM THÍ NGHỆM BỒ TÁT
THỨ BA
HẾT
Tiếp Tục  1204 Phẩm Như Lai Bất Nghị Tánh

 
Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0