Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 
PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG
 THỨ MƯỜI HAI
(Hán bộ từ quyển 37 đến 40)
Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Huyền Trang
Việt Dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM NHƯ LAI BẤT TƯ NGHỊ TÁNH
THỨ TƯ

Lúc bấy giờ Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Chư đại Bồ Tát ấy khéo an trụ nơi đức tin thanh tịnh như vậy rồi, lại có thể tín thọ mười thứ pháp bất tư nghị của Đức Như Lai Chánh Biến Tri, phụng tŕ kỹ lưỡng thanh tịnh không lầm không nghỉ, chẳng phân biệt sai khác, lại càng hớn hở rất vui mừng phát ư tưởng cho là hi hữu lạ lùng .

Những ǵ gọi là mười pháp bất tư nghị của Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất!
Một là tín thọ thân Như Lai bất tư nghị.
Hai là tín thọ âm thanh Như Lai bất tư nghị.
Ba là tín thọ trí Như Lai bất tư nghị.
Bốn là tín thọ quang minh Như Lai bất tư nghị.
Năm là tín thọ thi la và chánh định Như Lai bất tư nghị.
Sáu là tín thọ thần thông Như Lai bất tư nghị.
Bảy là tín thọ lực Như Lai bất tư nghị.
Tám là tín thọ vô úy Như Lai bất tư nghị.
Chín là tín thọ đại bi Như Lai bất tư nghị.
Mười là tín thọ Phật pháp bất cộng Như Lai bất tư nghị.

Đó gọi là mười thứ pháp bất tư nghị.

Nếu có đại Bồ Tát v́ cầu pháp mà phát khởi chánh cần chẳng khiếp chẳng thối chẳng bỏ rời mà phát tâm như vầy: Nay tôi chưa được pháp bất tư nghị thà khiến gió chuyển xoay thân tôi da thịt gân xương thọ khổ năo lớn, hoặc lại máu thịt khô kiệt, chớ tâm tôi vẫn siêng tu tinh tiến không tạm bỏ giữa chừng.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát đă được tín giải nếu nghe mười thứ pháp bất tư nghị của Như Lai như vậy th́ tín thọ phụng tŕ kỹ lưỡng thanh tịnh không nghi lại càng hớn hở rất vui mừng phát sanh tưởng nghĩ là hi hữu lạ lùng".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Thân Phật bất tư nghị
Là pháp thân hiển hiện
Không tướng chẳng thấy được
Chỉ Phật tử tin được
Các chúng sanh nhiều loại
Âm thanh bất tư nghị
Theo tiếng mà thuyết pháp
Tin cảnh giới chư Phật
Tất cả loài quần sanh
Ba đời căn tánh khác
Phật đều biết rơ cả
Tin là bất tư nghị
Chư Phật vô biên quan
Quang minh chẳng nghĩ bàn
Chiếu khắp mười phương cơi
Vô biên biển Phật độ
Phật giới luật siêu đời
Chẳng y chỉ thế pháp
Thần túc bất tư nghị
Bồ Tát tín thọ được
Chúng sanh chẳng biết được
Cảnh giới của Như Lai
Như Lai thường tại định
Giải thoát bất tư nghị
Pháp giới chẳng tạp nhau
Chỉ Phật lực biết được
Các trí lực của Phật
Dường như không vô biên
V́ lợi một chúng sanh
Mà trụ vô biên kiếp
Khiến họ được điều phục
Đại bi tâm như vậy
Tất cả các quần sanh
Nhiều thứ pháp vấn nạn
Một tiếng làm vui hiểu
Vô úy bất tư nghị
Thành Nhứt Thiết Chủng Trí
Thấy rơ tất cả pháp
Và Phật pháp bất cộng
Phật trí đều thấy cả
Tất cả pháp chư Phật
Khó nghĩ bàn như vậy
Có ai kính tin được
Là khéo trụ đức tin.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là đại Bồ Tát đối với thân Như Lai bất tư nghị mà tín thọ phụng tŕ kỹ lưỡng thanh tịnh không nghi ngờ lại càng hớn hở vui mừng phát sanh tưởng nghĩ là hi hữu là lùng?

Nầy Xá Lợi Phất! Thân Như Lai dứt hẳn tất cả pháp ác bất thiện. Tại sao? V́ hay thành tựu tất cả các pháp lành vi diệu.

Thân Như Lai xa rời tất cả mũi dăi đàm nhớt mủ máu đại tiện tiểu tiện nhơ uế. Tại sao? V́ từ lâu xa Đức Như Lai đă giải thoát tất cả xương thịt gân mạch.

Thân Như Lai tự tánh sạch sẽ. Tại sao? V́ từ lâu xa Đức Như Lai đă rời ĺa tất cả phiền năo cấu uế.

Thân Như Lai hơn hẳn thế gian. Tại sao? V́ chẳng bị thế pháp ô nhiễm.

Thân Như Lai là vô lượng công đức, từ lâu đă chứa họp tư lương phước trí. Là chỗ y chỉ huệ mạng của tất cả chúng sanh.

Thân Như Lai là chỗ huân tu vô lượng giới thanh tịnh, là chỗ huân tu của vô lượng chánh định, vô lượng huệ và giải thoát, tri kiến giải thoát.

Thân Như Lai là chỗ nghiêm sức của các bông hoa công đức.

Thân Như Lai như h́nh tượng vi diệu trong gương sạch, như bóng trăng tṛn sáng trong nước trong, và chói sáng như ánh nắng.

Thân Như Lai chẳng thể nghĩ bàn đồng với hư không giới tột cả pháp giới tánh.

Thân Như Lai thanh tịnh không ô nhiễm rời xa tất cả những uế trược ô nhiễm.

Thân Như Lai tức là vô vi rời xa tất cả những tướng hữu vi.

Thân Như Lai là thân hư không, là thân vô đẳng, là thân vô đẳng đẳng, là thân mà tất cả ba cơi đều không so sánh bằng được, là thân không ví dụ được, là thân không ǵ tương tợ.

Thân Như Lai thanh tịnh không cấu nhơ, rời ĺa phiền năo tự tánh trong suốt.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thân Như Lai chẳng thể lấy tiền tế để cầu, chẳng thể lấy hậu tế để cầu, chẳng thể lấy hiện tại để cầu, chẳng thể lấy ḍng họ chỗ đang sanh để cầu.

Thân Như Lai chẳng thể lấy sắc để cầu, chẳng thể lấy tướng để cầu, chẳng thể lấy đẹp tốt để cầu.

Thân Như Lai chẳng thể lấy tâm để cầu, chẳng thể lấy ư để cầu, chẳng thể lấy thức để cầu.

Thân Như Lai chẳng thể lấy sự thấy để cầu, chẳng thể lấy sự nghe để cầu, chẳng thể lấy sự tưởng nhớ để cầu, chẳng thể lấy sự biết rơ để cầu.

Thân Như Lai chẳng thể lấy uẩn để cầu, chẳng thể lấy xứ để cầu, chẳng thể lấy giới để cầu.

Thân Như Lai chẳng thể lấy sanh để cầu, chẳng thể lấy trụ để cầu, chẳng thể lấy hoại diệt để cầu.

Thân Như Lai chẳng thể lấy thủ để cầu, chẳng thể lấy xả để cầu, chẳng thể lấy xuất ly để cầu, chẳng thể lấy hành để cầu.

Thân Như Lai chẳng thể lấy hiển sắc để cầu, chẳng thể lấy tướng mạo để cầu, chẳng thể lấy h́nh sắc để cầu, chẳng thể lấy đến để cầu, chẳng thể lấy đi để cầu.

Thân Như Lai chẳng thể lấy tác ư tịnh giới để cầu, chẳng thể lấy tác ư đẳng quán để cầu, chẳng thể lấy tác ư chánh huệ để cầu, chẳng thể lấy tác ư giải thoát để cầu, chẳng thể lấy tác ư tri kiến giải thoát để cầu.

Thân Như Lai chẳng thể lấy hữu tướng để cầu, chẳng thể lấy vô tướng để cầu, chẳng thể lấy các pháp tướng để cầu.

Thân Như Lai chẳng thể lấy lực tăng ích để cầu, chẳng thể lấy vô úy tăng ích để cầu, chẳng thể lấy vô ngại biện tăng ích để cầu, chẳng thể lấy thần thông tăng ích để cầu, chẳng thể lấy đại bi tăng ích để cầu, chẳng thể lấy bất cộng Phật pháp tăng ích để cầu.

Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát muốn cầu thân Như Lai th́ phải như huyễn như hóa như trăng trong nước, tự tánh như vậy mà cầu thân Như Lai.

Nầy Xá Lợi Phất! Thân Như Lai là thân không giải thoát, vô tướng giải thoát và vô nguyện giải thoát, là thân không biến dị, là thân không động không hoại, là thân không phân biệt, là thân không y chỉ, là thân không tư lự.

Thân Như Lai là thân an trụ thiện trụ được chẳng biến động.

Thân Như Lai là thân tự tánh sắc không có sắc, là thân tự tánh thọ không có thọ, là thân tự tánh tưởng không có tưởng, là thân tự tánh hành không có hành, là thân tự tánh thức không có thức.

Thân Như Lai là thân không có tứ đại vô hữu vô sanh, là pháp thân hi hữu.

Thân Như Lai chẳng phải cảnh của nhăn, nó chẳng ở trong sắc cũng chẳng ở ngoài; chẳng y cứ nơi nhĩ, chẳng ở trong thanh cũng chẳng ở ngoài; chẳng phải tỷ biết được, chẳng ở trong hương cũng chẳng ở ngoài; chẳng phải thiệt hiển hiện được, chẳng ở trong vị cũng chẳng ở ngoài; chẳng hiện với thân, chẳng trong xúc cũng chẳng ở ngoài.

Thân Như Lai chẳng y cứ nơi tâm để chuyển, chẳng y cứ nơi ư để chuyển, chẳng y cứ nơi thức để chuyển, thường an trụ bất động, chẳng phải là xoay về cũng chẳng chuyển theo.

Nầy Xá Lợi Phất! Thân Như Lai lượng đồng hư không, tột pháp giới tận hư không giới.

Nầy Xá Lợi Phất! Đó gọi là thân Như Lai bất tư nghị đệ nhứt.

Chư đại Bồ Tát ấy nghe thân Như Lai bất tư nghị như hư không rồi, tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng rất hy kỳ". Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Câu chi na do kiếp
Hành vô lượng hạnh lớn
Khéo sạch thân ba nghiệp
Được thân Phật vô đẳng
Từ tâm khắp mười phương
Khởi đại bi bố thí
Thường rời sự tà dâm
Được thân thắng hư không
Nơi Thế Tôn phước điền
Phật tử rộng cúng dường
Xả thí y phục quư
Như vô lượng hằng sa
Phụng tŕ giới thanh tịnh
Như trâu ly giữ đuôi
Dầu thân bị đập nát
Đại nhẫn đối oán thù
Tinh tiến ba la mật
Tu hành tột khổ nhọc
Phát thệ nguyện rộng lớn
Cầu thân Phật thường trụ
Thích quán các định cảnh
Thích trí huệ phương tiện
Thích quán pháp giới tánh
Nguyện thân đồng pháp giới
Nơi Phật tu hành rồi
Thành diệu giác vô đẳng
Được thân hư không lớn
Trắng trong rời bụi nhơ
Tánh không không ngă nhơn
Vô tướng chẳng nói được
Chứng thân Như Lai nầy
Quá cảnh giới của nhăn
Ư tịnh rời sắc thân
Bổn không không khởi tác
Người thấy thân chơn như
Th́ thấy mười phương Phật
Như các thứ ảo thuật
Hóa voi ngựa người cuồng
Phỉnh gạt kẻ ngu khờ
Như vậy xem mười phương
Vô lượng Phật ba đời
Đồng ở thân pháp tánh
Hư không vô đẳng đẳng
Pháp giới tột thanh tịnh.

Như vậy, nầy Xá Lợi Phất! Đó gọi là thân Như Lai bất tư nghị. Đại Bồ Tát tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Lúc đó Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Thế nào là đại Bồ Tát ở nơi âm thanh Như Lai bất tư nghị tin nhận vâng theo thanh tịnh không nghi, lại càng hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai xuất thế thương xót các chúng sanh nên diễn bày chánh pháp để giáo hóa. Âm thanh của Đức Phật phát ra vừa bằng với chúng hội, v́ do nơi sức chúng sanh được điều phục. Âm thanh của Như Lai khắp cả vô lượng thế giới mười phương, v́ làm cho ḷng chúng sanh hoan hỷ.

Nầy Xá Lợi Phất! Nhưng chư Như Lai phát ra âm thanh dầu khắp cả thế giới mà chẳng nghĩ là ta v́ chúng Tỳ Kheo thuyết pháp, v́ chúng Tỳ Kheo Ni thuyết pháp, v́ chúng Ưu Bà Tắc thuyết pháp, v́ chúng Ưu Bà Di thuyết pháp, v́ chúng Bà La Môn, chúng Sát Đế Lợi, chúng Trưởng Giả, chúng chư Thiên, chúng Phạm Thiên v. v. . . thuyết pháp. Như Lai cũng chẳng nghĩ rằng nay ta diễn nói khế kinh, trùng tụng, thọ kư, kệ tụng, tự thuyết, duyên khởi, bổn sự, bổn sanh, phương quảng, vị tằng hữu, thí dụ, luận nghị. Với mười hai phần giáo như vậy, Đức Như Lai chưa bao giờ nghĩ là v́ chúng mà diễn bày.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai tùy theo các chúng nhóm họp đến, đó là chúng Tỳ Kheo nhẫn đến chúng Phạm Thiên, như các môn chánh cần mà họ đă được nghe, mà v́ họ thuyết pháp. V́ thích nghe pháp nên các chúng sanh ấy đều riêng tự cho được nghe tiếng nói pháp từ miệng Đức Phật phát ra. Nhưng tiếng nói pháp ấy đối với các loại ngôn từ của họ nói đều không chướng ngại, họ đều riêng hiểu biết nơi pháp mà họ được rơ. Đây th́ gọi là âm thanh chẳng thể nghĩ bàn được.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư Phật Như Lai do phước thuở trước mà cảm quả báo âm thanh có vô lượng tướng. Những là âm thanh hiền từ, âm thanh vừa ư, âm thanh vui ḷng, âm thanh thanh tịnh, âm thanh ly cấu, âm thanh mỹ diệu, âm thanh thích nghe, âm thanh rành rẽ, âm thanh chẳng cứng chẳng rít, âm thanh làm cho thân tâm vui đẹp thơ thới, âm thanh làm cho tâm hớn hở, âm thanh làm cho tâm vui mừng, âm thanh phát khởi hỷ lạc, âm thanh dễ hiểu, âm thanh dễ biết, âm thanh chánh trực, âm thanh khả ái, âm thanh khả hỷ, âm thanh mừng rỡ, âm thanh đẹp ư, âm thanh sư tử hống, âm thanh sấm nổ lớn, âm thanh biển vang lớn, âm thanh Khẩn Na La Thần ca ngâm, âm thanh ca lăng tần già kêu hót, âm thanh Phạm Thiên, âm thanh trống trời, âm thanh cát tường, âm thanh nhu nhuyến, âm thanh hiển sướng, âm thanh sâu xa như sấm to, âm thanh tất cả chúng sanh các căn đều mừng, âm thanh vừa xứng tất cả chúng hội, âm thanh thành tựu tất cả tướng vi diệu.

Nầy Xá Lợi Phất! Âm thanh của Như Lai đầy đủ những công đức thù thắng như vậy, và c̣n vô lượng vô biên công đức trang nghiêm.

Đây gọi là âm thanh bất tư nghị thứ hai của Đức Như Lai.

Chư đại Bồ Tát ấy nghe âm thanh bất tư nghị của Đức Như Lai đầy đủ vô lượng công đức thù thắng tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi, càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Đức Phật phát diệu âm
Gọi là phạm âm thanh
Do pháp nầy đầy đủ
Khiến Phạm Thiên vui mừng
Đức Phật diễn diệu âm
Từ đại bi phát ra
Tương ưng với đức từ
Cũng tương ưng hỉ xả
Âm thanh đầy đủ ấy
Tắt lửa tham chúng sanh
Dứt trừ độc giận thù
Phá vỡ những si tối
Giả sử châu Diêm Phù
Có vô lượng tiếng người
Dầu được nghe khắp cả
Vẫn chẳng ngộ giải thoát
Tiếng thiên địa hư không
Nghe chẳng tỏ cũng vậy
Nếu nghe tiếng của Phật
Chắc chứng được Niết Bàn
Loài hai chưn, bốn chưn
Nhiều chưn và không chưn
Đều đồng tiếng với họ
Cho họ rơ thiện ác
Trong Đại Thiên thế giới
Âm thanh thượng trung hạ
Theo các loại âm thanh
Giáo hóa chứng giải thoát
Diễn tiếng vô phân biệt
Không trói không nhiếp thọ
Tại định nói chơn đế
Người nghe hết phiền năo
Vô biên chúng sanh nghe
Âm thanh Phật Pháp Tăng
Và thí giới văn nhẫn
Âm thanh Phật như vậy
Tiếng Phật không hạn lượng
Thanh Trí đều vô biên
Tin chắc âm thanh Phật
Chỉ trí huệ Bồ Tát".

Đức Phật lại bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Thế nào là đại Bồ Tát đối với đại trí bất tư nghị của Đức Như Lai mà tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ?

Nầy Xá Lợi Phất! Trí thấy biết vô ngại của Đức Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, ở trong tất cả pháp y cứ nơi đó mà phát khởi. Chư đại Bồ Tát th́ tín thọ vâng thờ được, càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai v́ phát sanh tín tâm nên y cứ nơi Như Lai trí ba la mật đa mà rộng nói những ví dụ. Những người có trí bèn được hiểu biết.

Nầy Xá Lợi Phất! Giả sử có người đem tất cả thảo mộc cây nhánh gốc lá của trong những thế giới số bằng cát sông Hằng chất lại thành một đống lớn rồi đốt cháy thành than đen. Đem hết số than đen ấy đổ vào trong biển của hằng sa thế giới. Sau đó trăm ngàn năm mới lấy đem mài tất cả thành nước mực.

Nầy Xá Lợi Phất! Trí thấy biết vô ngại của Đức Như Lai thành tựu, lấy một giọt nước mực trong biển lớn ấy, do sức trí thấy biết nên phân tích biết rơ ràng đó là do cây hay nhánh lá hoa quả v. v. . . trong thế giới ấy làm thành. Tại sao? V́ Đức Như Lai khéo thông đạt pháp giới nên biết rơ được giọt mực ấy từ cây lá trong thế giới ấy làm thành.

Theo thứ đệ như vậy nhẫn đến nói rộng ra.

Nầy Xá Lợi Phất! Đó gọi là Đức Như Lai Chánh Biến Tri có đủ sức đại thần thông như vậy, có đủ sức đại oai đức như vậy, có đủ sức đại tông thế như vậy. Thế nên có thiện nam thiện nữ đối với trí thấy biết rộng lớn của Đức Như Lai mà tin nhận thanh tịnh, lại sanh ḷng ái kính đối với Đức Phật, th́ căn lành của thiện nam thiện nữ ấy chẳng có ngằn mé, họ mau hết khổ tế. Tại sao? V́ Đức Như Lai khéo thông đạt pháp giới. Do v́ thông đạt nên nếu có chúng sanh nào đối với Đức Như Lai mà phát khởi chút căn lành th́ măi măi đến lúc hết khổ tế, căn lành ấy vẫn chẳng hư hoại.

Nầy Xá Lợi Phất! Nay ta sẽ v́ ông mà nói ví dụ nữa. Khiến cho người trí do đây mà hiểu nghĩa.

Ví như có nam tử sống trăm tuổi. Người nầy tán chia một đầu sợi lông ra làm một trăm năm mươi phần, rồi lấy một phần lông thấm một giọt nước đem đến chỗ ta mà nói rằng: Xin gởi giọt nước nầy cho Ngài, sau đây nếu tôi cần dùng xin Ngài ban lại cho tôi. Đức Như Lai nhận giọt nước ấy đem để trong sông Hằng, nước sông Hằng ḥa lẫn cuốn chảy thẳng đến biển lớn. Sau đó trăm năm, người ấy đến xin ta trả lại giọt nước đă gởi.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai thành tựu trí thấy biết chẳng thể nghĩ bàn. Do trí nầy mà Đức Như Lai thấy biết giọt nước ấy ở trong biển lớn, bèn lấy một phần lông đến trong biển lớn thấm giọt nước ấy để trao lại cho người gởi.
Nầy Xá Lợi Phất! Ví dụ ấy có nghĩa là ǵ? Đó là chúng sanh đă từng đem một giọt nước nhỏ căn lành gởi vào tay phước điền của Như Lai th́ c̣n măi chẳng mất.

Như vậy, nầy Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam thiện nữ đối với trí bất tư nghị của Đức Như Lai mà tin nhận thanh tịnh sanh ḷng ái kính. V́ tưởng niệm Đức Như Lai mà cúng dường nhiều thứ, lại đem hoa đẹp rải lên dưng cúng. Căn lành của người nầy không ai biết được ngằn mé, mau hết khổ tế. Tại sao? V́ Đức Như Lai khéo thông đạt pháp giới, nên có ai phát khởi một tâm niệm lành đối với Đức Như Lai th́ cùng tận khổ tế vẫn chẳng hư hoại".

Bấy giờ Trưởng Giả Xá Lợi Phất bạch Đức Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Trí bất tư nghị của Đức Như Lai có phải rời thức mà chuyển chăng?".

Đức Phật phán: "Không phải".

Ngài Xá Lợi Phất Lại bạch: "Bạch Đức Thế Tôn! Nếu như vậy th́ thế nào là trí và thế nào là thức?".

Đức Phật phán: "Nầy Xá Lợi Phất! Có bốn thứ thức trụ. V́ thức y cứ nơi đó mà an trụ nên gọi là thức trụ.

Một là sắc thức trụ, thức duyên nơi sắc, thức trụ trong sắc, do đó mà sanh ra ưa thích trụ trước càng thêm lớn mạnh vững chắc rộng lớn.

Hai là thọ thức trụ, thức duyên nơi thọ, thức trụ trong thọ, do đó mà sanh ra ưa thích trụ trước càng thêm lớn mạnh vững chắc rộng lớn.

Ba là tưởng thức trụ, thức duyên nơi tưởng, thức trụ trong tưởng, do đó mà sanh ra ưa thích trụ trước càng thêm lớn mạnh vững chắc rộng lớn.

Bốn là hành thức trụ, thức duyên nơi hành, thức trụ trong hành, do đó mà sanh ra ưa thích trụ trước càng thêm lớn mạnh vững chắc rộng lớn.

Những tướng như vậy gọi đó là thức.

Lại lấy những ǵ gọi đó là trí? Đó là chẳng trụ trong năm thọ uẩn mà tỏ thấu uẩn th́ gọi là trí.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Gọi là thức, đó là hay rơ biết địa đại chủng, thủy đại chủng, hỏa đại chủng và phong đại chủng th́ gọi là thức.

Gọi là trí, đó là chẳng trụ trong bốn đại chủng khéo thông đạt được pháp giới của thức mà chẳng xen tạp nhau th́ gọi là trí.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Gọi là thức, đó là hay rơ biết sắc được biết của nhăn, thanh được biết của nhĩ, hương được biết của tỷ, vị được biết của thiệt, xúc được biết của thân và pháp được biết của ư th́ gọi là thức.

Gọi là trí, đó là nơi trong tịch tịnh chẳng đi nơi ngoài, chỉ y nơi trí, chẳng ở nơi một pháp nào mà sanh phân biệt và các thứ phân biệt th́ gọi là trí.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Theo cảnh giới mà sanh th́ gọi là thức, theo tác ư mà sanh th́ gọi là thức, theo phân biệt mà sanh th́ gọi là thức. C̣n không lấy, không nắm, không có sở duyên, không chỗ rơ biết, không có phân biệt th́ gọi là trí.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Gọi là thức, đó là trụ nơi pháp hữu vi. Tại sao? V́ trong pháp vô vi, thức không hiện hành được. Nếu rơ thấu được pháp vô vi th́ gọi là trí.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Trụ nơi sanh diệt th́ gọi là thức. Không sanh không diệt có chỗ trụ th́ gọi là trí.

Nầy Xá Lợi Phất! Các hành tướng như vậy, hoặc là thức hoặc là trí, đó gọi là đại trí bất tư nghị thứ ba của Đức Như Lai.

Nếu chư đại Bồ Tát nghe đại trí bất tư nghị không chướng không ngại trong tất cả pháp y đó mà sanh khởi như vậy liền tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tuởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Vô lượng hằng sa cơi
Cây cỏ lá bông trái
Đều đốt thành tro mực
Ức năm mài nơi biển
Thập lực trí sâu diệu
Lấy một giọt bảo rành
Biết rơ cây cơi nào
Mài thành giọt mực nầy
Đem trần thủy mười phương
Tŕnh bày trước Như Lai
Trí Phật đồng hư không
Biết khắp không nghi trệ
Tâm chúng sanh mười phương
Hiện hành tham sân si
Đều biết được như thiệt
Giải thoát không tăng giảm
Mười trí lực của Phật
Soi sáng khắp pháp giới
Không phân biệt tư lự
Bồ Tát hay tin nhận".

Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Thế nào là đại Bồ Tát đối với đại quang bất tư nghị của Đức Như Lai mà tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ?

Nầy Xá Lợi Phất! V́ chư Phật Như Lai thông đạt pháp giới nên chẳng thể nghĩ bàn. Do v́ thông đạt nên tất cả Như Lai phóng quang minh lớn chiếu khắp cơi Đại Thiên mà không chướng ngại.

Nầy Xá Lợi Phất! Ví như trong hư không không có mây mù, mặt nhựt lên cao phóng ánh sáng lớn chiếu khắp thế gian. Chư Phật Như Lai phóng đại quang minh chiếu khắp tất cả cũng như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Trong thế gian, ánh sáng ngọn đèn dầu đối với ánh sáng lớn chói sáng hơn nhiều. Ánh sáng ngọn đuốc sáng hơn đèn dầu. Đống lửa đ́nh liệu lại sáng hơn lửa đuốc. Dược thảo phát ánh sáng lại hơn đống lửa. Ánh sáng tinh tú lại hơn dược thảo. Trăng tṛn chiếu sáng hơn tinh tú nhiều. Trời nắng giữa trưa sáng gấp bội vầng nguyệt. Thân trời Tứ Vương cùng cung điện thềm vách đồ trang nghiêm phát ánh sáng hơn mặt trời không ǵ ví dụ được. Cứ như vậy mà so sánh đến ánh sáng phát ra từ thân trời Tha Hóa cùng cung điện thềm vách đồ trang nghiêm hơn ánh sáng trước. Ánh sáng của các trời Phạm Chúng, Phạm Phụ, Phạm Vương, Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Quang Âm, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biến Tịnh, Quảng Quả, Hữu Tưởng, Vô Tưởng, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện, Thiện Kiến và Sắc Cứu Cánh Thiên phát ra là tối đệ nhứt so với các ánh sáng trước. Đem ánh sáng trời Sắc Cứu Cánh so với ánh sáng của Đức Như Lai Chánh Biến Tri, th́ ánh sáng của Đức Như Lai hơn kia nhiều, vi diệu chiếu sáng thanh tịnh rộng lớn đệ nhứt, chẳng ǵ ví dụ được.

Tại sao?

Nầy Xá Lợi Phất! Ánh sáng của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn. Ánh sáng ấy từ vô lượng giới tụ phát sanh, từ đẳng tŕ tụ phát sanh, từ huệ tụ, giải thoát tụ và giải thoát tri kiến tụ phát sanh. Từ vô lượng công đức như vậy phát sanh ánh sáng của Đức Như Lai.

Nầy Xá Lợi Phất! Bao nhiêu những ánh sáng trong cơi Đại Thiên so với ánh sáng của Đức Như Lai chẳng bằng một phần trăm, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu ba ni sa đà, ví dụ toán số đều chẳng đếm được.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Như đem vàng diêm phù đàn để trong vàng thường, nó làm cho vàng thường ấy như đống mực không c̣n chói sáng. Ánh sáng của cơi Đại Thiên ở trước ánh sáng của Như Lai th́ mất cả sự chói sáng cũng như vậy.

Lại tất cả những ánh sáng ở thế gian ở trước ánh sáng của Đức Như Lai th́ không c̣n gọi được là có sáng có chói nữa.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Ông phải biết rằng nếu Đức Như Lai chẳng v́ thương xót các chúng sanh nên nhiếp lấy ánh sáng nơi thân c̣n một tầm, mà chỉ dùng ánh sáng sanh ra từ một phần ít hạnh nghiệp cũng chiếu được khắp cả cơi Đại Thiên làm cho ánh sáng của mặt nhựt mặt nguyệt không c̣n phát hiện. Và như vậy th́ chẳng c̣n phân biệt có ngày có đêm, chẳng c̣n phân biệt có tháng, nửa tháng, ngày, giờ, thời tiết, năm tháng. Chỉ v́ thương các chúng sanh mà Đức Như Lai hiện chiếu một tầm.

Nầy Xá Lợi Phất! Nếu Đức Như Lai Chánh Biến Tri phát ư muốn dùng ánh sáng chiếu khắp vô lượng vô biên vô số thế giới th́ có thể chiếu khắp. Tại sao? V́ Đức Như Lai đă được đệ nhứt Bát Nhă ba-la-mật-đa vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nay ta v́ ông lại nói ví dụ để thuyết minh lại nghĩa ấy. Những người có trí càng hiểu rơ thêm.

Ví như có người đem cơi Đại Thiên nghiền nát làm vi trần để trong tay áo rồi đi qua phương Đông quá những thế giới như số vi trần ấy mới bỏ rơi một vi trần, làn lượt đi và bỏ rơi đến hết số vi trần ấy, mà chưa biết hết những thế giới ở phương Đông. Các phương Nam, Tây, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, trên, dưới cũng như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Có người nào có thể được biên tế các thế giới ấy chăng?".

Ngài Xá Lợi Phất thưa: "Bạch Đức Thế Tôn! Không có".

Đức Phật phán: "Nầy Xá Lợi Phất! Bao nhiêu ánh sáng có trong các thế giới ấy vô lượng vô biên chẳng nghĩ bàn được. Mà ánh sáng của Như Lai là đệ nhứt hơn cả. Tất cả ánh sáng của tất cả thế giới ấy so với ánh sáng của Đức Như Lai không bằng một phần trăm nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu ba ni sa đà, toán số ví dụ chẳng thể đếm được.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai phát ư muốn dùng ánh sáng chiếu khắp tất cả thế giới th́ có thể chiếu khắp.

Tại sao? V́ Đức Như Lai đă được đệ nhứt Bát Nhă ba la mật đa vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Ánh sáng của Đức Như Lai không có chướng ngại. Bao nhiêu tường vách, hoặc những cây cối, hoặc những núi Luân Vi, núi Đại Luân Vi, núi Càn Đà Ma Đạt Na, núi Mục Chơn Lân Đà, núi Đại Mục Chơn Lân Đà, núi Y Sa Đà La, Tuyết Sơn, Hắc Sơn và núi Tu Di đều chẳng che chướng được ánh sáng của Như Lai. Ánh sáng của Đức Như Lai đều có thể soi suốt chiếu khắp cơi Đại Thiên.

Nầy Xá Lợi Phất ! Những chúng sanh ít trí huệ chẳng tin hiểu được ánh sáng của Đức Như Lai. Hoặc có chúng sanh thấy ánh sáng của Đức Như Lai chỉ chiếu có một tầm. Kế có kẻ thấy chiếu hai tầm. Kế có kẻ thấy chiếu một câu lô xá. Kế có người đại trí nhẫn đến thấy ánh sáng của Đức Như Lai chiếu khắp cơi Đại Thiên.

Nầy Xá Lợi Phất! Phạm Thiên Vương chúa của trăm ngàn thế giới có thể thấy ánh sáng của Đức Như Lai chiếu khắp trăm ngàn thế giới. Lần lược như vậy, đến bực đại Bồ Tát lên bực thượng địa có thể thấy ánh sáng của Đức Như Lai chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới.

Nầy Xá Lợi Phất! V́ thương xót các chúng sanh nên Đức Như Lai lại phóng ánh sáng chiếu khắp các cơi chúng sanh cùng tận hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Đó gọi là ánh sáng bất tư nghị thứ tư của Đức Như Lai. Chư đại Bồ Tát nghe Đức Như Lai nói ánh sáng lớn ấy chẳng thể nghĩ bàn như hư không rồi không lầm không nghi tin nhận thanh tịnh càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Ánh sáng mặt nhựt nguyệt
Của Đế Thích Phạm Thiên
Nhẫn đến Sắc Cứu Cánh
Không bằng ánh sáng Phật
Ánh sáng Sắc Cứu Cánh
Chiếu khắp cơi ĐạiThiên
So một tia sáng Phật
Chẳng bằng một phần nhỏ
Đức Phật phóng ánh sáng
Chiếu khắp cơi hư không
Các chúng sanh trí lớn
Mới thấy được như vậy
Ánh sáng Phật vô biên
Bằng với cơi hư không
Tùy chúng sanh được độ
Thấy ánh sáng sai khác
Như có kẻ sanh manh
Chẳng thấy sáng mặt trời
Họ chẳng thấy ánh sáng
Nói mặt nhựt không sáng
Các chúng sanh hạ liệt
Chẳng thấy ánh sáng Phật
Họ chẳng thấy sáng chiếu
Nói không ánh sáng Phật
Hoặc thấy sáng một tầm
Hoặc thấy câu lô xá
Hoặc đến một do tuần
Hoặc khắp cơi Đại Thiên
Hoặc đă trụ Thượng Địa
Bực Bồ Tát đại trí
Hoặc ở bực Bát Cửu
Nhẫn đến bực Thập Địa
Phật siêu bực Thập Địa
Vầng sáng vô biên lượng
Chiếu bất tư nghị cơi
Để làm các Phật sự
Chư Phật bất tư nghị
Phật quang bất tư nghị
Người tin và được phước
Cũng là khó tư nghị".

Đức Phật lại bảo Ngài Xá Lợi Phất! "Thế nào là đại Bồ Tát đối với chúng tịnh giới bất tư nghị và chúng chánh định bất tư nghị của Đức Như Lai mà tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ?

Nầy Xá Lợi Phất! Các ông phải biết chánh thuyết như vầy: Nếu các chúng sanh ở thế gian phụng tŕ giới hạnh thanh tịnh vô nhiễm. Do v́ thanh tịnh nên biết người ấy thành tựu thân nghiệp thanh tịnh, thành tựu ngữ nghiệp thanh tịnh, thành tựu ư nghiệp thanh tịnh. Người ấy dầu ở thế gian mà chẳng bị thế pháp ô nhiễm. Phải biết người ấy là Bà La Môn, là rời ĺa các điều ác, là Sa Môn, là người tịch tịnh, là người tu thiền định đệ nhứt, là người được Thiền ba la mật đệ nhứt. Chúng sanh ấy là Như Lai. Nói như vậy là chánh thuyết.

Tại sao? Nầy Xá Lợi Phất! Ta chẳng bao giờ thấy ở thế gian hoặc chư Thiên, hoặc Ma Vương, hoặc Phạm Vương, hoặc Sa Môn, hoặc Bà La Môn và các Trời, các A Tu La v.v... có vô lượng vô biên chúng tịnh giới bất tư nghị, chúng chánh định bất tư nghị bằng Đức Như Lai.

Tại sao? Nầy Xá Lợi Phất! V́ Đức Như Lai đă được Giới Ba la mật, Thiền ba la mật đệ nhứt vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nay ông có muốn nghe Đức Phật nói ví dụ về Giới ba la mật của Đức Như Lai chăng?".

Ngài Xá Lợi Phất thưa: " Bạch Đức Thế Tôn! Nay đă phải lúc. Nếu các Tỳ Kheo nghe Đức Phật nói ví dụ về Giới ba la mật của Đức Như Lai, họ sẽ đồng thọ tŕ như chỗ đă được nghe".

Đức Phật phán dạy: "Lành thay, lành thay! Nầy Xá Lợi Phất! Ta sẽ v́ ông mà phân biệt giải nói.

Nầy Xá Lợi Phất! Ư ông nghĩ thế nào? Chúng sanh và đại địa, thứ nào nhiều hơn?".

Ngài Xá Lợi Phất thưa: "Bạch Đức Thế Tôn! Như tôi hiểu ư nghĩa của lời Đức Phật nói, th́ chúng sanh nhiều chớ chẳng phải đại địa".

Đức Phật phán dạy: "Đúng như vậy. Nầy Xá Lợi Phất! Chúng sanh nhiều chớ chẳng phải đại địa (nhiều).

Nầy Xá Lợi Phất! Giả sử trong cơi Đại Thiên có bao nhiêu chúng sanh, những loài noăn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng, tất cả chúng sanh ấy trong khoảng sát na đồng thời được thân người rồi trong khoảng sát na đồng thời đều chứng quả Vô Thượng Bồ Đề. Mỗi Đức Phật ấy lại hóa làm ngần ấy Phật. Mỗi Hóa Phật ấy đều có ngàn đầu, mỗi đầu ấy đều có ngàn miệng, mỗi miệng đều có ngàn lưỡi. Mỗi Hóa Phật ấy đều có đủ thập lực, tứ vô úy, tứ vô ngại và biện tài vô chướng vô ngại vô tận. Chư Phật ấy dùng bao nhiêu lưỡi ấy thi thố biện tài vô ngại vô tận y cứ theo tất cả chúng Giới ba la mật của Đức Như Lai mà xưng tán vô lượng, dầu trải qua câu chi na do tha trăm ngàn đại kiếp xưng tán luôn cũng không xưng tán hết khắp được chúng Giới ba la mật của Đức Như Lai.

Nầy Xá Lợi Phất! Chúng giới ba la mật của Đức Như Lai vô lượng vô biên vô tận chẳng thể nghĩ bàn. Trí huệ Vô Thượng và biện tài vô chướng vô ngại vô tận của chư Phật cũng vô tận chẳng thể nghĩ bàn.

Chúng Giới ba la mật của Đức Như Lai và trí huệ Vô Thượng biện tài vô ngại của chư Phật, cả hai đều là bất tư nghị, vô lượng vô số đồng với cơi hư không b́nh đẳng b́nh đẳng.

Nầy Xá Lợi Phất! Giả sử tất cả chúng sanh trong hằng sa thế giới ở mười phương trong khoảng một sát na đồng thời đều được thân người rồi đều thành bực Vô Thượng Bồ Đề, cũng nói y theo trên để tỉ lệ nhẫn đến cùng với cơi hư không b́nh đẳng b́nh đẳng.

Tại sao? Nầy Xá Lợi Phất! Do v́ Đức Như Lai đă chứng được Giới ba la mật đệ nhứt vậy".

Đức Phật lại bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Nay ông có muốn nghe nói ví dụ về Thiền ba la mật đa của Đức Như Lai chăng?".

Ngài Xá Lợi Phất thưa: "Bạch Đức Thế Tôn! Nay đă phải lúc. Nếu chư Tỳ Kheo nghe Đức Phật nói ví dụ về Thiền ba la mật đa của Đức Như Lai sẽ đồng phụng tŕ đúng như chỗ được nghe".

Đức Phật phán dạy: "Nầy Xá Lợi Phất! Giả sử có thời kỳ thế gian nầy đến kiếp hỏa thiêu do mặt nhựt thứ bảy. V́ mặt nhựt ấy mọc ra nên cả cơi Đại Thiên đồng thời bị cháy, cháy mạnh, cháy lớn, cháy khắp lớn mạnh.

Nầy Xá Lợi Phất! Phải biết Đức Như Lai ở tại trong những thế giới đang cháy khắp lớn mạnh như vậy, hoặc kinh hành, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, những chỗ ấy thành tựu mười sự rất hy kỳ chẳng thể nghĩ bàn.

Những ǵ là mười?

Chỗ Đức Như Lai đi đứng ấy, chẳng cần đến công lực, đều bằng phẳng như trong ḷng bàn tay. Đây là sự rất hy kỳ bất tư ngh́ thứ nhứt.

Chỗ Đức Như Lai đi đứng ấy tự nhiên nổi cao sạch đẹp không có lẫn lộn ngói đá. Đây là sự rất hy kỳ bất tư nghị thứ hai.

Chỗ Đức Như Lai đi đứng ấy tự nhiên rộng răi bằng phẳng trang nghiêm thanh tịnh để cho Đức Như Lai thọ dụng. Đây là sự rất hy kỳ thứ ba.

Chỗ Đức Như Lai đi đứng ấy tự nhiên sanh những cỏ thơm xanh mướt mềm mại trơn láng cuốn về phía hữu. Đây là sự rất hy kỳ bất tư nghị thứ tư.

Chỗ Đức Như Lai đi đứng ấy tự nhiên xuất hiện nước bát công đức: nhẹ, mát, mềm, đứng lặng, không nhơ, trong sạch, thích uống và uống nhiều không sanh bịnh. Đây là sự rất hy kỳ thứ năm.

Chỗ Đức Như Lai đi đứng ấy tự nhiên có gió mát ḥa huỡn nhẹ nhàng.

Đây là do hạnh nghiệp trước của Đức Như Lai cảm với mà có gió mát dịu ấy.

Ví như ngày rất nóng nực, xế trưa có một chàng trai v́ quá nóng bức nên chạy đến tắm trong sông Hằng. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, mát mẻ thơ thới, chàng trai ấy leo lên bờ bên kia sông thấy gần đó có khu rừng cây xanh mát, bèn đi vào rừng ấy. Lại thấy trong ấy có trải sẵn giường nệm rộng răi mịn nhuyễn, gối chăn mềm mại. Chàng trai liền lên giường ấy hoặc ngồi hoặc nằm. Bốn phía giường lại có gió mát thổi nhẹ liên tục.

Cũng vậy, nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai ở trong thế giới đang cháy khắp lớn mạnh mà đi đứng nằm ngồi, tự nhiên nơi ấy có gió mát thổi nhẹ liên tục. Đây là sự rất hy kỳ bất tư nghị thứ sáu.

Chỗ Đức Phật đi đứng ấy tự nhiên sông rạch ao hồ xuất hiện các loại hoa dưới nước, những là hoa sen xanh, hoa sen vàng, hoa sen đỏ, hoa sen trắng. Các hoa ấy thơm ngát màu rất hy kỳ bất tư nghị thứ bảy.

Chỗ Đức Phật đi đứng ấy tự nhiên nơi đất bằng và g̣ cao đều mọc các thứ hoa đẹp thơm thế gian chưa từng có. Đây là sự rất hy kỳ bất tư nghị thứ tám.

Chỗ Đức Phật đi đứng ấy tự nhiên thành chất kim cương cứng bền. Đây là sự rất hy kỳ bất tư nghị thứ chín.

Chỗ Đức Phật đi đứng ấy, phải biết đó là Phật linh miếu, thế gian chư Thiên, hoặc Ma Vương, hoặc Phạm Vương, hoặc Sa Môn, hoặc Bà La Môn, Trời, Người, A Tu La v. v... đều cung kính cúng dường tôn trọng tán thán. Đây là thành tựu sự rất hy kỳ bất tư nghị thứ mười.

Mười sự rất hy kỳ bất tư nghị ấy đều do hạnh nghiệp đời trước của Đức Như Lai thành tựu. Tại sao? V́ Đức Như Lai khéo thông đạt pháp giới. Do v́ thông đạt nên Đức Như Lai nhập chánh định ấy, y cứ tâm chánh định ấy mà thọ lạc bất thối. Dầu trải đến hằng sa đại kiếp, Đức Như Lai cũng vẫn chưa từng khởi xuất tâm chánh định. Y nơi tâm chánh định ấy, trong khoảng thời gian một bữa ăn, Đức Như Lai trụ một kiếp ngàn kiếp đến trăm kiếp hoặc trăm kiếp ngàn kiếp đến trăm ngàn câu chi kiếp, hoặc nhiều hơn số kiếp trên. Tại sao? V́ Đức Như Lai đă thành tựu Thiền ba la mật đệ nhứt vậy. Do v́ đă thành tựu nên Đức Như Lai có đủ đại thần lực như vậy, có đủ oai đức lực như vậy, có đủ đại tông thế lực như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Như các Thiên Tử Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ sanh thức của họ duyên một cảnh đến tám vạn bốn ngàn kiếp, chừng nào mà thọ mạng chánh định chưa dứt, sanh thức của họ chẳng bị cảnh giới thức khác di chuyển.

Nầy Xá Lợi Phất! Các Thiên Tử ấy do sức chánh định thế gian mà c̣n được an trụ trong thời gian như vậy, huống là Thiền ba la mật của Đức Như Lai mà lại không an trụ lâu.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai từ đêm mới chứng Vô Thượng Bồ Đề nhẫn đến đêm nhập vô dư Niết Bàn giới, trong khoảng thời gian giữa ấy, tâm của Đức Như Lai chưa có lúc nào khởi xuất chánh định. V́ thế nên gọi chánh định ấy là tâm không hồi chuyển, là tâm không sở hành, là tâm không quan sát, là tâm không động lự, là tâm không lưu đảng, là tâm không nhiếp tụ, là tâm không tán loạn, là tâm không cao cử, là tâm không trầm hạ, là tâm không pḥng hộ, là tâm không phú tàng, là tâm không hân dũng, là tâm không vi nghịch, là tâm không ủy tụy, là tâm không động dao, là tâm không kinh hỷ, là tâm không hôn trầm, là tâm không phân biệt, là tâm không dị phân biệt, là tâm không biến phân biệt.

Lại chánh định ấy là tâm chẳng theo thức, là tâm chẳng y nhăn, là tâm chẳng y nhĩ tỷ thiệt thân ư, là tâm chẳng y sắc, là tâm chẳng y thanh hương vị xúc pháp, là tâm chẳng đến các pháp, là tâm chẳng rời trí, là tâm chẳng quan niệm quá khứ, chẳng quan niệm vị lai, chẳng quan niệm hiện tại.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai an trụ trong chánh định, tâm rời ĺa như vậy không có một pháp nào là có thể được, mà ở trong tất cả pháp phát sanh sự thấy biết vô ngại. Tại sao? V́ là công dụng vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai chẳng khởi xuất chánh định rời ĺa tâm ư thức mà hay làm các Phật sự. Tại sao? V́ là công dụng vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát ấy nghe giới bất tư nghị và chánh định của Đức Như Lai rồi tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Vô lượng vô đẳng trăm ngàn kiếp
Ở trong các loài tu giác hạnh
Giới văn định nhẫn bất phóng dật
Đạo Sư hay tu nhơn diệu giác
Nghiệp quả tối thắng rất thanh tịnh
Tịnh giới quảng diệu vượt các cơi
Giới đức của Phật như hư không
Thanh tịnh không nhơ dường hư không
Từ đêm Phật mới chứng Bồ Đề
Đến đêm Phật nhập đại Niết Bàn
Tâm Phật không hành không duyên khác
Chưa bao giờ khởi xuất đại định
Giới tụ của Phật không thối thuyết
Giải thoát thần lực cũng như vậy
Trụ chánh định trải vô lượng kiếp
Đức Phật không tư cũng không tưởng
Trí Phật như không chẳng nghĩ tưởng
Vô duyên minh đạt chiếu ba đời
Không tâm ư thức không cải biến
Chỉ có Bồ Tát tin nhận được".

Đức Phật lại bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Thế nào là đại Bồ Tát đối với thần lực bất tư nghị của Đức Như Lai tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai được thần thông chẳng thể nghĩ bàn chẳng thể tuyên nói. Nay sẽ v́ ông mà phương tiện khai triển.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai thường nói trong chúng Thanh Văn của Đức Phật, người được thần thông th́ Trưởng Lăo Đại Mục Kiền Liên là đệ nhứt.

Nầy Xá Lợi Phất! Nếu đem thần thông ấy để so sánh th́ chẳng thấy có thần thông nào của hàng Thanh Văn mà bằng được thần thông của Bồ Tát. Lại nếu đem so sánh th́ chẳng thấy có thần thông nào của Thanh Văn và của Bồ Tát mà bằng được thần thông của Phật. Đây gọi là thần thông bất tư nghị của Đức Như Lai.

Chư đại Bồ Tát v́ muốn được thần thông của Phật càng phải phát khởi thượng phẩm tinh tiến th́ có thể chứng được.

Nầy Xá Lợi Phất! Nay các ông có muốn nghe nói ví dụ về thần thông bất tư nghị của Phật chăng?".

Ngài Xá Lợi Phất thưa: "Bạch Đức Thế Tôn! Nay đă phải lúc. Chư Tỳ Kheo nếu được nghe ví dụ về thần thông mà Đức Phật tuyên dạy rồi sẽ đồng thọ tŕ".

Đức Phật phán dạy: "Lắng nghe, ta sẽ v́ ông mà tuyên nói.

Nầy Xá Lợi Phất! Ư ông nghĩ thế nào? Tôn giả Đại Mục Kiền Liên có được đại thần thông chăng?".

Ngài Xá Lợi Phất thưa: "Bạch Đức Thế Tôn! Ngày trước tôi từng nghe Đức Như Lai tuyên bố rằng Tôn giả Đại Mục Kiền Liên là bực thần thông đệ nhứt trong hàng Thanh Văn".

Đức Phật phán dạy: "Đúng như vậy. Nầy Xá Lợi Phất! Nay lại v́ ông mà nói rộng về ví dụ.

Nầy Xá Lợi Phất! Ví như chư Thanh Văn đông đầy cả cơi Đại Thiên như rừng rậm mía mè lúa đậu tre lau. Chư Thanh Văn ấy dùng sức tinh tiến thế lực chớp nháng đồng thời hiển hiện thần thông biến hóa. Muốn đem thần thông ấy so với thần thông của Đức Như Lai, th́ chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu ba ni sa đà. Tại sao? V́ Đức Như Lai đă được thần thông biến hóa ba la mật đệ nhứt vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Giả sử Đức Như Lai lấy một hột cải ném xuống đất, chúng Thanh Văn ấy đồng thời hiển hiện thần thông biến hóa cũng chẳng lay động được hột cải ấy. Tại sao? V́ Đức Như Lai đă được thần thông biến hóa ba la mật đệ nhứt vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đừng nói đến cơi Đại Thiên, giả sử tất cả chúng sanh trong hằng sa thế giới ở mười phương, những loài noăn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng, phi tưởng phi phi tưởng đều là Thanh Văn thành tựu thần thông đệ nhứt như Đại Mục Kiền Liên. Tất cả Thanh Văn ấy đồng thời đại hiển thần thông biến hóa cũng chẳng lay động được hột cải mà Đức Như Lai đă ném xuống đất ấy. Tại sao? V́ Đức Như Lai đă được thần thông ba la mật đệ nhứt vậy.

Đây gọi là Đức Như Lai có đủ đại thần thông lực, có đủ đại oai đức lực, có đủ đại tông thế lực như vậy".

Lúc bấy giờ đấng Bạc Già Phạm lại bảo Ngài Xá Lợi Phất rằng: "Nầy Xá Lợi Phất! Ông có từng nghe thời kỳ phong kiếp khởi lên, có ngọn gió lớn tên là Tăng già đà. Ngọn gió ấy thổi đem cả cơi Đại Thiên nầy từ núi Tu Di, các biển lớn v. v. . . rời khỏi vị trí cao cả do tuần rồi làm nát ra bột chăng?".

Ngài Xá Lợi Phất thưa: "Ngày trước tôi ở trước Đức Phật thân nghe nói việc ấy".

Đức Phật nói: "Nầy Xá Lợi Phất! Đúng như vậy. Lúc phong tai khởi lên, lại có ngọn gió lớn tên là Tăng già đa thổi đem cả cơi Đại Thiên những núi Tu Di biển lớn v. v. . . cao cả trăm do tuần rồi làm nát ra bột. Hoặc thổi lên cao hai trăm do tuần, hoặc ba bốn năm trăm do tuần, hoặc ngàn hai ba bốn ngàn do tuần, hoặc đến vô lượng trăm ngàn do tuần rồi làm nát ra bụi nhỏ theo gió bay tản mất cả trọn không ǵ c̣n, huống là núi đá mà tồn tại được. Ngọn gió ấy lại thổi tan cung trời Dạ Ma, cung trời Đâu Xuất, cung trời Hóa Lạc, cung trời Tha Hóa Tự Tại, cung trời Ma La, cung trời Sơ Thiền, Nhị Thiền, nhẫn đến cung trời Tam Thiền, Biến Tịnh Thiên đều tan thành vi trần tản mất không ǵ c̣n.

Nầy Xá Lợi Phất! Giả sử ngọn gió Tăng già đa ấy vụt nổi lên thổi y của Đức Như Lai, th́ chẳng thổi động được chút y chừng bằng sợi lông nhỏ, huống là thổi động được chéo y hay toàn cả cái y của Đức Như Lai. Tại sao? V́ Đức Như Lai đă thành tựu thần thông bất tư nghị, oai nghi bất tư nghị, diệu hạnh bất tư nghị, đại bi bất tư nghị vậy.

Lại nữa, nầy Xá Lợi Phất! Giả sử hằng sa thế giới mười phương có những luồng gió mạnh như vậy nổi lên sắp thổi tan các thế giới ấy. Bấy giờ Đức Như Lai dùng một đầu ngón tay mang các thế giới ấy đến xứ khác, hoặc làm cho gió ấy mất hết sức lực phải thổi vụt trở lại. Mà ở nơi thần thông biến hóa và tất cả oai lực của Đức Như Lai không hề tổn giảm.

Nầy Xá Lợi Phất! Thần thông của Đức Như Lai chẳng thể nghĩ bàn khó nghe khó tin, chỉ có chư đại Bồ Tát mới tin nhận được và vâng thờ thanh tịnh không lầm không nghi, càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Giả sử các chúng sanh ba cơi
Tất cả biến thành chúng Thanh Văn
Đều được thần thông biến hóa lớn
Đồng với Tôn giả Đại Mục Kiền Liên
Như Lai có đại thần thông lực
Lấy một hột cải ném xuống đất
Tất cả Thanh Văn hiện thần thông
Chẳng lay động được hột cải ấy
Giả sử trong mười phương thế giới
Số nhiều như số cát sông Hằng
Ngọn gió Tăng già đa nổi lên
Có thể thổi tan các thế giới
Những ngọn gió Tăng già đa ấy
Đem thổi y phục của Như Lai
Tận thế lực gió chẳng động được
Phần nhỏ y phục như đầu lông
Đấng Đại Mâu Ni dùng một lông
Ngăn gió lớn ấy chẳng cho thổi
Phật có đủ thần lực dường ấy
Vô biên vô lượng như hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là đại thần thông lực bất tư nghị của Như Lai mà chư đại Bồ Tát tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Phật lại bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Thế nào là đại Bồ Tát đối với trí lực bất tư nghị của Đức Như Lai mà tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ?

Nầy Xá Lợi Phất! Chư Phật Như Lai có đủ mười lực như vậy. V́ thành tựu mười lực, nên Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác ở giữa đại chúng chánh sư tử hống, tự xưng ta ở bực Đại Tôn Thánh chuyển pháp luân thanh tịnh mà tất cả thế gian hoặc Trời, hoặc Ma Vương, hoặc Phạm Vương, hoặc Sa Môn, hoặc Bà La Môn đều chẳng thể chuyển đúng pháp được.

Nầy Xá Lợi Phất! Những ǵ gọi là mười lực của Như Lai?

Một là Xứ phi xứ trí lực,

Hai là Nghiệp báo trí lực;

Ba là Chủng chủng giải trí lực;

Bốn là Chủng chủng giới trí lực;

Năm là Chủng chủng căn trí lực;

Sáu là Nhứt thiết biến hành hành trí lực;

Bảy là Tịnh lự giải thoát tam ma địa tam ma bát đề tạp nhiễm thanh tịnh trí lực;

Tám là Tùy niệm tiền thế túc trụ tác chứng trí lực;

Chín là Tử sanh tác chứng trí lực;

Mười là Lậu tận tác chứng trí lực.


Thế nào là Thị xứ phi xứ trí lực của Đức Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Với thị xứ Đức Như Lai biết như thiệt là thị xứ, và với phi xứ biết như thiệt là phi xứ.

Thế nào là thị xứ, thế nào là phi xứ?

Nầy Xá Lợi Phất! Phi xứ là không chỗ nhiếp thọ. Như thân ác hành, ngữ ác hành, ư ác hành cảm được quả báo khả hỷ khả lạc khả ái khả ư đó th́ không bao giờ có sự ấy.

Thị xứ là có chỗ nhiếp thọ. Như thân ác hành, ngữ ác hành, ư ác hành mà cảm được quả báo bất khả hỷ bất khả lạc bất khả ái bất khả ư th́ có sự ấy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Phi xứ là không chỗ nhiếp thọ. Như thân diệu hành, ngữ diệu hành, ư diệu hành mà cảm được quả báo bất khả hỷ bất khả lạc bất khả ái bất khả ư th́ không bao giờ có sự ấy.

Thị xứ là có chỗ nhiếp thọ. Như thân diệu hành, ngữ diệu hành, ư diệu hành, mà cảm được quả báo khả hỷ khả lạc khả ái khả ư th́ có sự ấy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Phi xứ là không chỗ nhiếp thọ. Nghĩa là do xan tham mà cảm được giàu lớn, do phạm giới mà sanh nhơn thiên, do giận thù mà cảm thân đoan chánh, do giải đăi mà được thiền, do tán loạn mà nhập chánh định, do ác huệ mà dứt hẳn tất cả tập khí tương tục. Nói như vậy th́ không bao giờ có.

Thị xứ là có chỗ nhiếp thọ. Nghĩa là do xan tham mà cảm được bần cùng, do phá giới mà cảm địa ngục súc sanh ngạ quỷ, do giận thù mà cảm báo xấu xí, do giải đăi mà chẳng đắc thiền, do tâm loạn mà chẳng nhập chánh định, do ác huệ mà chẳng dứt hẳn tập khí tương tục. Nói như vậy th́ có sự ấy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Phi xứ là không chỗ nhiếp thọ. Nghĩa là do bố thí mà cảm bần cùng, do tŕ giới mà đọa ác đạo, do nhẫn nhịn mà cảm xấu xí, do chánh cần mà chẳng được thiền, do nhứt tâm mà chẳng nhập chánh định, do thánh huệ mà chẳng dứt hẳn tập khí tương tục. Nói như vậy th́ không bao giờ có sự ấy.

Thị xứ là có chỗ nhiếp thọ. Nghĩa là do bố thí mà cảm được đại phú, do tŕ giới mà sanh nhơn thiên, do nhẫn nhịn mà cảm thân đoan chánh, do chánh cần mà đắc thiền, do nhứt tâm mà nhập chánh định, do thánh huệ mà dứt hẳn tập khí tương tục. Nói như vậy th́ có sự ấy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Phi xứ là không chỗ nhiếp thọ. Nghĩa là nhơn sát sanh mà cảm trường thọ, do trộm cướp mà cảm được đại phú, do hành tà dục mà cảm được vợ trinh lương. Nói như vậy th́ không bao giờ có sự ấy.

Thị xứ là có chỗ nhiếp thọ. Nghĩa là nhơn sát sanh mà cảm báo đoản mạng, do trộm cướp mà cảm báo nghèo cùng, do hành tà hạnh mà cảm báo vợ chẳng trinh lương. Nói như vậy th́ có sự ấy.

Lại phi xứ là không chỗ nhiếp thọ. Nghĩa là người rời sát sanh hay cảm báo đoản thọ, người rời trộm cắp hay cảm báo bần cùng, người rời hạnh tà dục cảm báo vợ không trinh lương. Nói như vậy th́ không bao giờ có sự ấy.

Thị xứ là có chỗ nhiếp thọ. Nghĩa là người rời sát sanh th́ cảm báo trường thọ, người rời trộm cắp th́ cảm báo đại phú, người rời hạnh tà dục th́ cảm báo vợ trinh lương. Nói như vậy th́ có sự ấy.

Nầy Xá Lợi Phất! Tất cả nghiệp đạo thiện bất thiện thị xứ và phi xứ như vậy nay sẽ nói tóm lược để hiển thị chỗ cốt yếu.

Người vọng ngữ mà chẳng cảm báo phỉ báng th́ không có sự ấy, nếu hay chiêu cảm th́ có sự ấy. Người rời vọng ngữ mà cảm báo phỉ báng th́ không có sự ấy, nếu chẳng cảm báo phỉ báng th́ có sự ấy.

Người hành ly gián ngữ mà hay cảm được quyến thuộc sum họp th́ không có sự ấy, nếu chẳng cảm được th́ có sự ấy. Người xa rời ly gián ngữ mà cảm được quyến thuộc tan nát th́ không có sự ấy, nếu cảm được quyến thuộc sum họp th́ có sự ấy.

Người hành thô ác ngữ mà cảm được thường nghe âm thanh khả ư th́ không có sự ấy, nếu nghe âm thanh bất khả ư th́ có sự ấy. Người rời thô ác ngữ mà cảm nghe âm thanh bất khả ư th́ không có sự ấy, nếu nghe âm thanh khả ư th́ có sự ấy.

Người hành ỷ ngữ mà cảm được lời dạy bảo ai cũng tin nhận th́ không có sự ấy, nếu chẳng tin nhận th́ có sự ấy. Người rời ỷ ngữ mà cảm phải lời dạy bảo người chẳng tin thọ th́ không có sự ấy, nếu được tin thọ th́ có sự ấy.

Người tham lam mà cảm báo tài sản chẳng tan th́ không có sự ấy, nếu cảm báo tan mất th́ có sự ấy. Người rời tham lam mà cảm báo tài sản tan mất th́ không có sự ấy, nếu cảm chẳng tan mất th́ có sự ấy.

Người cưu giận thù mà chẳng đọa ác đạo th́ không có sự ấy, nếu đọa th́ có sự ấy. Người rời giận thù mà chẳng sanh thiện đạo th́ không có sự ấy, nếu được sanh th́ có sự ấy.

Người tà kiến chấp nhận nhơn tà kiến mà đắc đạo th́ không có sự ấy, nếu chẳng đắc đạo th́ có sự ấy. Người chánh kiến chấp nhận nhơn chánh kiến mà chẳng được thánh đạo th́ không có sự ấy, nếu được thánh đạo th́ có sự ấy.

Người tạo tội vô gián mà tâm được an th́ không có sự ấy, nếu bất an th́ có sự ấy. Người giới hạnh thanh tịnh mà tâm bất an th́ không có sự ấy, nếu tâm an th́ có sự ấy.

Nếu quan niệm hữu sở đắc mà được thuận nhẫn th́ không có sự ấy, nếu không được thuận nhẫn th́ có sự ấy. Người tin hiểu pháp không mà chẳng được thuận nhẫn th́ không có sự ấy, nếu được thuận nhẫn th́ có sự ấy.

Nếu ác tác mà được tâm an ổn th́ không có sự ấy, nếu chẳng được tâm an th́ có sự ấy.

Người nhiếp tâm mà chẳng được tâm an th́ không có sự ấy, nếu được th́ có sự ấy.

Người nữ mà làm Chuyển Luân Vương, làm Thiên Đế Thích, làm Phạm Thiên Vương th́ không có sự ấy. Nếu trượng phu mà làm th́ có sự ấy.

Người nữ xuất thế làm Phật th́ không có sự ấy. Nếu chuyển thân nữ rồi mà làm Phật th́ có sự ấy.

Nếu người ở bực đệ bát nhẫn chưa chứng sơ quả mà xuất định th́ không có sự ấy, nếu chứng quả rồi mà xuất th́ có sự ấy.

Nếu đến thánh lưu mà c̣n thọ thân sanh tử thứ tám th́ không có sự ấy, nếu chính nơi các uẩn thân nầy mà nhập Niết Bàn th́ có sự ấy.

Nếu bực Nhứt Lai mà c̣n thọ thân sanh tử thứ ba th́ không có sự ấy. Nếu chính nơi các uẩn thân nầy mà nhập Niết Bàn th́ có sự ấy.

Nếu bực Bất Hoàn mà c̣n sanh lại nơi đây th́ không có sự ấy, nếu ở nơi kia mà nhập Niết Bàn th́ có sự ấy.

Nếu A La Hán lại c̣n nối sanh th́ không có sự ấy, nếu chẳng c̣n nối sanh th́ có sự ấy.

Nếu chư Thánh Nhơn mà c̣n cầu tà sư và nhận lời tà th́ không có sự ấy, nếu chẳng cầu tà sư và chẳng nhận lời tà th́ có sự ấy.

Bực Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn mà có thối chuyển th́ không có sự ấy, nếu quyết định được Vô Thượng Bồ Đề không c̣n thối chuyển th́ có sự ấy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Phi xứ là không chỗ nhiếp thọ và thị xứ là có chỗ nhiếp thọ.

Nếu chư Bồ Tát an tọa đạo tràng chưa chứng Bồ Đề mà đứng dậy th́ không có sự ấy. Nếu chư Bồ Tát an tọa đạo tràng chứng Phật đạo rồi bèn đứng lên th́ có sự ấy.

Nếu chư Như Lai mà c̣n tập khí tương tục th́ không có sự ấy. Tất cả Như Lai tập khí đă dứt hẳn th́ có sự ấy.

Nếu cho rằng Đức Như Lai trí c̣n có chướng ngại th́ không có sự ấy. C̣n Phật trí vô ngại th́ có sự ấy.

Nếu có ai thấy được đỉnh đầu của Đức Như Lai th́ không có sự ấy. Không ai thấy được đảnh Phật th́ có sự ấy.

Nếu có người biết được tâm an trụ của Đức Như Lai th́ không có sự ấy. Nếu chẳng biết được th́ có sự ấy.

Nếu nói Đức Như Lai có tâm bất định mà có thể được th́ không có sự ấy. Tâm Phật thường ở tại chánh định th́ có sự ấy.

Nếu chư Phật Như Lai hành bất thiệt ngữ th́ không có sự ấy. Chư Phật là đấng chơn ngữ, thiệt ngữ, đế ngữ, bất dị ngữ th́ có sự ấy.

Chư Phật c̣n có lỗi lầm th́ không có sự ấy. Do v́ không lỗi lầm mà gọi là chư Phật, là Bạc Già Phạm th́ có sự ấy.

Về tứ vô úy và thập bát bất cộng pháp cũng nói như trên.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Phi xứ là không chỗ nhiếp thọ. Như nói Đức Như Lai nơi đời hiện tại sự thấy biết có chướng ngại th́ không có sự ấy.

Thị xứ là có chỗ nhiếp thọ. Đức Phật Bạc Già Phạm nơi đời hiện tại sự thấy biết vô chướng vô ngại th́ có sự ấy.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là thị xứ phi xứ trí lực của Đức Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô lượng vô biên. Như hư không vô biên tế, thị xứ phi xứ trí lực của Đức Như Lai không có biên tế cũng như vậy.

Nếu có ai muốn cầu t́m biên tế của trí lực thị xứ phi xứ của Đức Như Lai th́ chẳng khác người muốn t́m cầu biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát nghe trí lực thị xứ phi xứ bất tư nghị của Đức Như Lai như hư không rồi tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Mười phương hư không vô biên lượng
Trí xứ phi xứ cũng vô biên
Biết đúng trí xứ phi xứ rồi
V́ chúng nói rộng pháp vi diệu
Người thành tựu căn khí giải thoát
Biết công hạnh ấy Phật mới dạy
Người chẳng có căn khí giải thoát
Biết trí ấy rồi bèn rời bỏ
Giả sử hư không lay động được
Mười phương đại địa đồng thời ră
Trí lực xứ phi xứ của Phật
Vẫn như thiệt không động hư.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây là trí lực thị xứ phi xứ thứ nhứt của Đức Như Lai. Do v́ thành tựu trí lực nầy mà Đức Như Lai Chánh Đẳng Giác ở giữa đại chúng chánh sử tử hống tự xưng ta là bực Đại Thánh chuyển đại pháp luân mà tất cả thế gian, các Sa Môn, Bà La Môn, Ma Vương, Phạm Vương v. v. . . đều chẳng thể chuyển đúng pháp được.

Thế nào là nghiệp báo trí lực của Đức Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng trí lực Vô Thượng biết được đúng như thiệt những nghiệp và quả báo thuở quá khứ, vị lai và hiện tại, hoặc nhơn hoặc xứ hoặc các dị báo đều biết rơ.

Thế nào là Đức Như Lai biết rơ đúng như thiệt?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai đúng như thiệt biết rơ quả báo thuở quá khứ được thiện nhơn xa rời bất thiện sẽ làm nhơn cho thiện căn thuở vị lai.

Quả báo thuở quá khứ được nhơn bất thiện xa rời thiện pháp sẽ làm nhơn cho bất thiện căn thuở vị lai.

Các tướng nghiệp và báo như vậy, Đức Như Lai ở tại đây đều biết rơ như thiệt.

Hoặc các nghiệp báo sẽ thuận với liệt phần ở thuở vị lai, nếu các nghiệp báo sẽ thuận với thắng phần ở thuở vị lai, các tướng như vậy Đức Như Lai ở tại đây đều biết rơ đúng thiệt.

Hoặc các nghiệp báo thuận với liệt phần ở hiện tại và thuận với thắng phần ở vị lai, các nghiệp báo thuận với thắng phần ở hiện tại và thuận với hạ liệt phần ở vị lai, các nghiệp báo thuận với liệt phần ở hiện tại và cũng thuận với liệt phần ở vị lai, những nghiệp báo thuận với thắng phần ở hiện tại và cũng thuận với thắng phần ở vị lai, các tướng như vậy Đức Như Lai ở tại đây đều biết rơ đúng thiệt.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Hoặc các nghiệp báo ở quá khứ là phương tiện hẹp kém mà ở vị lai là phương tiện rộng lớn, hoặc các nghiệp báo tạo tác ít mà được thắng tiến lớn, hoặc các nghiệp báo tạo tác rộng lớn mà được thắng tiếng ít, các tướng như vậy đều biết rơ đúng thiệt.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Hoặc các nghiệp báo sẽ được nhơn tánh Thanh Văn, sẽ được nhơn tánh Độc Giác, sẽ được nhơn tánh Phật, các tướng như vậy Đức Như Lai đều biết rơ đúng thiệt.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Hoặc các nghiệp báo hiện tại th́ khổ mà có thể cảm được báo vui khác ở vị lai, hoặc các nghiệp báo hiện tại th́ vui mà có thể cảm lấy báo khổ khác ở vị lai, hoặc các nghiệp báo hiện tại khổ cảm được báo khổ khác vị lai, hoặc các nghiệp báo hiện tại vui cảm được báo vui khác vị lai, các tướng nghiệp báo như vậy Đức Như Lai đều biết rơ đúng thiệt.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai biết rơ được như thiệt tất cả hữu t́nh quá khứ vị lai hiện tại, hoặc nghiệp, hoặc nhơn, hoặc các dị báo, hoặc tức, hoặc ly, hoặc có tùy thuận chẳng khác phần, các tướng như vậy Đức Như Lai đều biết rơ như thiệt rồi v́ các hữu t́nh mà tuyên nói như thiệt.

Nầy Xá Lợi Phất! Trí lực biết rơ như thiệt nghiệp nhơn quả báo quá khứ vị lai hiện tại của Đức Như Lai Chánh Đẳng Giác vô lượng vô biên bất tư nghị. Ví như hư không vô biên vô tế, trí lực nghiệp báo của Đức Như Lai vô biên vô tế cũng như vậy.

Nếu có ai muốn t́m cầu biên tế của trí lực nghiệp báo ấy, th́ không khác ǵ người t́m cầu biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát nghe trí lực nghiệp báo của chư Như Lai bất tư nghị như hư không rồi tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng"
"Như Lai khéo biết nhơn khác quả
Mắt sáng thấy rơ nghiệp như thiệt
Thấu suốt ba đời đều vô ngại
Biết như thiệt nghiệp của hữu t́nh
Tất cả hàm linh trong năm loài
Sẽ được thành các nhơn vui khổ
Nếu chuyển được nhơn th́ khổ chuyển
Đức Phật soi tỏ biết như thiệt
Dị báo thiện ác tất cả nghiệp
Theo đúng cho nên nhơn khác báo
Dường như viên ngọc nằm trong tay
Đức Phật nh́n rơ biết như thiệt
Các báo nghiệp nhơn dầu là ít
Được quả vô lượng ở vị lai
Hoặc vô lượng nhơn cảm quả ít
Đức Phật thấy khắp biết như thiệt
Hoặc nhơn sẽ chứng quả Thanh Văn
Hoặc hạnh sẽ chứng quả Độc Giác
Hoặc nghiệp sẽ cảm quả Vô Thượng
Đức Phật biết rơ không sót thừa
Hoặc có nghiệp lúc nhơn th́ khổ
Nghiệp ấy sẽ cảm được báo vui
Hoặc nghiệp lúc tạo nhơn th́ vui
Sẽ mắc quả khổ Phật đều biết
Hoặc nghiệp nhơn quả đều khổ cả
Hoặc nghiệp đều vui cả quả nhơn
Hoặc nghiệp tự thể nhơ tự thể
Như Lai đều biết rơ như thiệt
Quả khổ xoay vần cả ba đời
Hữu t́nh trôi lăn trong năm nẻo
Trí lực nghiệp báo của Như Lai
Đều biết như thiệt không sai sót.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là trí lực nghiệp báo thứ hai của Đức Như Lai.

Do thành tựu trí lực nầy nên Đức Phật ở giữa đại chúng chánh sư tử hống tự xưng rằng ta ở bực ĐạiThánh Chuyển pháp luân rộng lớn thanh tịnh, mà thế gian những Sa Môn, Bà La Môn, chư Thiên, Ma Vương, Phạm Vương v. v... đều chẳng chuyển được đúng pháp.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là Chủng chủng giải trí lực của Đức Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng trí lực Vô Thượng biết được như thiệt các loài hữu t́nh kia chẳng phải là một dục giải, là nhiều thứ dục giải.

Nầy Xá Lợi Phất! Ta sẽ v́ ông mà phân biệt nói rộng ra.

Các loài hữu t́nh kia, hoặc có kẻ ở nơi tham dục mà phát sanh quan niệm sân hận, hoặc có kẻ ở nơi sân hận mà phát sanh quan niệm tham dục, hoặc ở nơi ngu si mà phát sanh quan niệm tham dục hay sân hận, các tướng như vậy Đức Phật đều biết rơ như thiệt.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Hoặc có chúng sanh ở nơi pháp bất thiện phát sanh quan niệm bất thiện, hoặc ở nơi pháp thiện phát sanh quan niệm thiện, Đức Phật đều biết rơ như thiệt.

Hoặc có những hữu t́nh ở nơi phương tiện hạ liệt phát sanh hiểu biết rộng lớn, hoặc ở nơi phương tiện rộng lớn phát sanh hiểu biết hạ liệt, hoặc do sự hiểu phương tiện hạ liệt ấy sẽ ở nơi thắng tiến, hoặc do sự hiểu phương tiện thắng tiến ấy sẽ ở nơi hạ liệt, hoặc do sự hiểu ấy sẽ gieo giống tà định, hoặc do sự hiểu ấy sẽ gieo giống chánh định, hoặc do sự hiểu biết ấy sẽ gieo giống chánh định giải thoát, Đức Phật đều biết rơ như thiệt.

Hoặc do sự hiểu ấy sẽ đến nơi cơi dục, hoặc sẽ đến cơi sắc, hoặc sẽ đến cơi vô sắc, hoặc sẽ đến khắp ba cơi, Đức Phật đều biết rơ như thiệt.

Hoặc do sự hiểu ấy thuận phần hạ liệt sẽ được thắng tiến, hoặc được thắng tiến sẽ ở nơi hạ liệt, Đức Phật đều biết rơ như thiệt.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Hoặc do sự hiểu ấy mà đời sau sẽ thọ nhiều đời sống, sẽ thọ nhiều loài, nhiều sự thọ dụng, Đức Phật đều biết rơ như thiệt.

Hoặc do sự hiểu ấy mà thối đọa, hoặc do sự hiểu ấy mà gieo giống giải thoát, Đức Phật đều biết rơ như thiệt. Đă biết rơ rồi, theo chỗ đáng nên, Đức Phật rộng v́ các hữu t́nh mà diễn thuyết đúng như pháp.

Nầy Xá Lợi Phất! Chủng Chủng Giải Trí Lực của Đức Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô tế như hư không. Chư đại Bồ Tát ấy nghe Chủng Chủng Giải Trí Lực bất tư nghị như hư không của Đức Như Lai rồi tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

"Thế gian nhiều loài nhiều hiểu biết
Quá khứ hiện tại nhiều vô lượng
Tâm hiểu biết của các chúng sanh
Đấng Đạo Sư đều hay biết rơ
Hoặc có kẻ phát quan niệm tham
Lại sẽ an trụ nơi sân hận
Hoặc có kẻ hiện ở sân hận
Mà sanh hiểu si Phật biết rơ
Ở nơi si mà sanh hiểu tham
Tâm phân biệt chẳng thể nghĩ bàn
Xen lộn lẫn nhau lưu chuyển khởi
Đấng Đại Đạo Sư đều biết rơ
Hoặc có các phương tiện hạ liệt
Mà có thể sanh hiểu rộng lớn
Hoặc làm thêm lên những phương tiện
Đấng Đại Đạo Sư đều biết rơ
Tùy nhập vào nơi các tà tánh
Rồi lại nhập vào chỗ phi đạo
Hoặc nhận hiểu giải thoát ba cơi
Đức Như Lai đều có thể biết
Những đời sống và các chúng sanh
Những sự thọ dụng đều sai biệt
Hoặc lại có thối thất đọa lạc
Đấng Lưỡng Túc Tôn đều biết rơ
Biết rơ các thứ nhận hiểu rồi
Đấng Đạo Sư phương tiện thuyết pháp
Đấy là Phật trí lực thứ ba
Bồ Tát mới có thể tin được.

Nầy Xá Lợi Phất ! Đây gọi là Chủng Chủng Giải Trí Lực thứ ba của Đức Như Lai. Do thành tựu trí lực ấy nên Đức Như Lai Chánh Đẳng Giác ở giữa đại chúng chánh sư tử hống tự xưng rằng ta ở bực Đại Thánh hay chuyển pháp luân thanh tịnh mà các thế gian, Sa Môn, Bà La Môn, chư Thiên, Ma Vương, Phạm Vương v. v. . . đều chẳng thể chuyển đúng pháp được.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là Chủng Chủng Giới Trí Lực của Đức Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất ! Đức Như Lai Chánh Đẳng Giác dùng trí lực Vô Thượng như thiệt biết rơ các thứ cảnh giới ấy mà các chúng sanh gây tạo hành nghiệp phước, gây tạo hành nghiệp phi phước, hành nghiệp bất động, hoặc do cảnh giới ấy mà gieo giống xuất ly. Các cảnh giới ấy, Đức Như Lai ở nơi đây biết rơ như thiệt.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đức Như Lai như thiệt biết rơ nhăn giới, sắc giới và nhăn thức giới, nhẫn đến ư giới, pháp giới và ư thức giới. Các giới như vậy biết rơ như thế nào ? Đó là như thiệt biết rơ nội không, ngoại không, nội ngoại không vậy.

Đức Như Lai lại như thiệt biết rơ địa giới, thủy giới, hỏa giới và phong giới. Biết rơ các giới ấy như thế nào ? Đó là biết rơ như không giới vậy.

Những dục giới, sắc giới và vô sắc giới đều biết rơ như thiệt, v́ khắp phân biệt chỗ phát khởi vậy.

Lại như thiệt biết rơ hữu vi giới, v́ là tướng tạo tác vậy; Như thiệt biết rơ vô vi giới, v́ là tướng không có tạo tác vậy; Biết rơ tạp nhiễm giới, v́ là tướng nó do phiền năo dẫn phát ra; Biết rơ thanh tịnh giới, v́ tướng nó tự thể sáng sạch vậy.

Lại như thiệt biết rơ các hành giới, v́ là tướng vô minh chẳng thuận lư vậy; Biết rơ Niết Bàn giới, v́ là tướng sáng thuận lư vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! V́ thế nên hoặc là giới có thể an lập thế gian, giới nầy được thế gian y cứ mà an trụ như vậy; hoặc là giới hay phát khiên dẫn, hoặc là giới hay hưng kiến lập, hoặc giới hay khởi phương tiện, hoặc là giới hay sanh ư dục, hoặc là giới hay khởi phiền năo, hoặc là giới hay làm y chỉ, các giới như vậy có vô lượng vô biên cũng đều được Đức Như Lai biết rơ như thiệt. Đă biết rơ rồi theo chỗ đáng nên mà v́ chúng sanh giảng thuyết đúng như pháp.

Nầy Xá Lợi Phất ! Trí Lực Chủng Chủng Giới bất tư nghị của Đức Như Lai không có biên tế như hư không. Nếu có ai muốn t́m cầu biên tế của Trí Lực Chủng Chủng Giới ấy, th́ không khác ǵ người muốn cầu t́m biên tế của hư không.

Chư đại Bồ Tát ấy nghe Chủng Chủng Giới Trí Lực bất tư nghị như hư không của Đức Như Lai rồi tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ ».

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng :

« Thế gian các chúng sanh
Y chỉ chủng chủng giới
Tùy chỗ họ lưu chuyển
Như Lai đều biết rơ
Phước, phi phước, bất động
Và thuận với xuất ly
An trụ giới ấy rồi
Chứng tịch diệt Niết Bàn
Hoặc nhăn giới, sắc giới
Và cùng nhăn thức giới
Nhĩ tỉ thiệt thân ư
Biết rơ các giới ấy
Lại biết rơ pháp giới
Và cùng ư thức giới
Nội ngoại giới đều không
Phật biết rơ như thiệt
Địa giới và thủy giới
Hỏa giới cùng phong giới
Bốn giới đồng không giới
Đều biết rơ như thiệt
Hoặc dục giới sắc giới
Và cùng vô sắc giới
Khắp phân biệt chỗ khởi
Phật biết rơ như thiệt
Như hư không vô biên
Giới vô biên cũng vậy
Phật đều biết rơ cả
Mà chẳng nói ta biết
Các giới vốn vô sanh
Cũng vốn không có diệt
Đây gọi Niết Bàn giới
Đức Như Lai biết rơ
Như hư không vô biên
Trí của Phật cũng vậy
Do trí ấy biết rơ
Biến dị nơi các giới
Đă biết Chủng Chủng Giới
Điều phục các chúng sanh
Phật trí lực thứ tư
Bồ Tát hay tin được.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là Chủng Chủng Giới Trí Lực của Đức Như Lai.

Do thành tựu trí lực nầy mà Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác ở giữa đại chúng chánh sư tử hống tự xưng rằng ta ở bực Đại Thánh chuyển pháp luân thanh tịnh, các thế gian, Sa Môn, Bà La Môn, chư Thiên, Ma Vương, Phạm Vương v. v. . . đều không thể chuyển đúng pháp được.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Chủng Chủng Căn Trí Lực của Đức Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác dùng trí lực Vô Thượng có thể biết rơ như thiệt về tướng các căn tánh sai biệt của tất cả chúng sanh.

Các tướng ấy Đức Như Lai biết rơ như thiệt thế nào?

Nầy Xá Lợi Phất! Đó là Như Lai biết rơ như thiệt độn căn, trung căn, lợi căn, thắng căn, liệt căn. Do khắp phân biệt theo các căn tánh mà Đức Như Lai biết rơ như thiệt chúng sanh khởi các thứ tham, khởi các thứ sân, khởi các thứ si, hoặc khởi giả lập tham sân si, hoặc khởi tham sân si nhỏ mỏng, hoặc khởi tham sân si điên đảo, hoặc khởi dẹp phục tham sân si.

Hoặc nhơn bất thiện sanh ra các căn, hoặc các căn do nhơn thiện sanh ra, Đức Như Lai đều biết rơ như thiệt. Cũng biết rơ các căn do nhơn bất động sanh ra, hoặc các căn do nhơn xuất ly sanh ra.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai biết rơ như thiệt nhăn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ư căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, ưu căn, hỷ căn, xả căn, tín căn, chánh cần căn, niệm căn, định căn, huệ căn, vị tri đương tri căn, tri căn, dĩ tri căn. Các tướng căn sai biệt như vậy Đức Như Lai đều biết rơ như thiệt.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai biết rơ thiệt các căn ấy nhơn nơi nhăn căn sẽ an trụ nơi nhĩ căn mà chẳng an trụ nơi các căn tỷ thiệt thân kia, hoặc nhơn nhĩ căn sẽ an trụ tỷ căn; hoặc nhơn tỷ căn sẽ an trụ thiệt căn; hoặc nhơn thiệt căn sẽ an trụ thân căn; hoặc nhơn thân căn sẽ an trụ nhăn căn. Các căn như vậy Đức Như Lai đều biết rơ như thiệt.

Nầy Xá Lợi Phất! Hoặc các chúng sanh an trụ bố thí căn mà tu tŕ giới phương tiện, bấy giờ Đức Như Lai dùng trí thắng liệt căn mà v́ họ nói pháp bố thí. Hoặc có chúng sanh an trụ tŕ giới căn mà tu bố thí phương tiện th́ v́ họ nói về tŕ giới. Hoặc có chúng sanh an trụ nhẫn nhục căn mà tu tinh tiến phương tiện, th́ v́ họ nói về pháp nhẫn nhục.

Hoặc có chúng sanh an trụ tinh tiến căn mà tu nhẫn nhục phương tiện, th́ v́ họ nói về pháp tinh tiến.

Hoặc an trụ thiền định căn mà tu huệ phương tiện th́ v́ họ nói về pháp thiền. Hoặc an trụ huệ căn mà tu thiền phương tiện th́ v́ họ nói về chánh trí huệ.

Các căn sai biệt về tất cả phần Bồ Đề như vậy, Đức Như Lai đều biết rơ như thiệt.

Nầy Xá Lợi Phất! Hoặc có chúng sanh an trụ căn Thanh Văn mà lại tu độc giác phương tiện, th́ Đức Như Lai dùng Chủng Chủng Chư Căn Trí v́ họ mà nói hạ thừa. Người an trụ độc giác căn mà tu Thanh Văn phương tiện th́ v́ họ mà nói trung thừa. Người an trụ đại thừa căn mà tu nhị thừa phương tiện, th́ Đức Như Lai dùng chư căn trí v́ họ nói đại thừa. Người an trụ hạ liệt căn mà tu đại thừa phương tiện th́ dùng chư căn trí v́ họ nói nhị thừa.

Nếu có các chúng sanh không có căn kham nhậm, không có tướng kham nhậm, Đức Như Lai biết họ là phi pháp khí không kham nhậm rồi bèn bỏ để đó.

Nếu các chúng sanh có căn kham nhậm có tướng kham nhậm, Đức Như Lai biết rơ như thiệt là người pháp khí có kham nhậm liền ân cần trịnh trọng v́ họ thuyết pháp cho họ được ngộ nhập.

Như vậy, nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai biết rơ các hữu t́nh các căn thuần thục và chẳng thuần thục, các căn xuất ly và chẳng xuất ly. Căn tánh của các hữu t́nh, Đức Như Lai đúng như thiệt biết rơ tất cả; an trụ tướng như vậy, phương tiện như vậy, tín giải như vậy, bổn nhơn như vậy, sở duyên như vậy, đẳng lưu như vậy, cứu cánh như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Chủng Chủng Căn Trí của Đức Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô tế như hư không. Nếu có ai muốn t́m cầu biên tế chư căn trí lực của Đức Như Lai th́ chẳng khác ǵ người muốn t́m cầu biên tế của hư không.

Chư đại Bồ Tát nghe căn lực như hư không ấy rồi tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

"Đấng đến tột mé căn chúng sanh
Khéo thấu tánh hạnh của hữu t́nh
Tùy theo căn tánh có thể kham
Đức Như Lai v́ họ thuyết pháp
Căn hạ trung thượng kham nhậm được
Trí lực của Phật phát trong ấy
Xem tâm giải thoát của họ rồi
Đấng Lưỡng Túc Tôn liền thuyết pháp
Nếu người các căn hay phát khởi
Phiền năo mỏng nhẹ tương tục ít
Khéo thấu căn tánh của người ấy
Đức Phật tùy thuận v́ thuyết pháp
Nếu các trượng phu có thiện căn
Tùy chỗ siêng tin mà khai thị
Lại theo căn hành tướng sai biệt
Nói các thắng nghĩa định huệ thảy
Nếu người phát khởi siêng tín nguyện
Như Lai tùy thuận nói tịnh đạo
Biết họ có đủ công hạnh rồi
Dạy họ thắng pháp siêu các khổ
Có căn quyết định Phật Bồ Đề
Mê lầm tu theo hạnh nhị thừa
Phật dạy đại thừa thành chánh giác
Đây là trí lực thứ năm vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là Chủng Chủng Căn Trí Lực của Đức Như Lai. Do thành tựu trí lực thứ năm này mà Đức Phật Như Lai ở giữa đại chúng chánh sư tử hống tự xưng rằng ta ở bực ĐạiThánh hay chuyển pháp luân thanh tịnh, mà các thế gian, Sa Môn, Bà La Môn, chư Thiên, Ma Vương, Phạm Vương v. v. . . đều chẳng chuyển được đúng pháp.

Lại Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Biến Hành Chư Hành Trí Lực của Đức Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Chánh Đẳng Giác dùng vô lượng trí lực biết rơ như thiệt biến hành chư hành.

Nầy Xá Lợi Phất! Các tướng như vậy biết rơ thế nào? Đó là biết rơ tánh hữu t́nh là tánh chánh định, là tánh bất chánh định, là tánh tà định.

Thế nào là tánh chánh định?

Đó là do phương tiện tu tập đời trước khai phát trí huệ lợi căn mà phát sanh tánh ấy, hoặc chư Phật có v́ họ thuyết pháp hay chẳng thuyết pháp. Đức Như Lai biết nhơn quả đời trước của chúng sanh ấy kham nhậm pháp khí liền tùy chỗ đáng nên thuyết pháp cho họ mau được giải thoát.

Thế nào là tánh bất định?

Đó là do sức ngoại duyên mà thành thục tánh ấy. Nếu được giáo thọ giáo giới đúng pháp th́ được giải thoát. Nếu giáo thọ giáo giới chẳng đúng pháp th́ chẳng được giải thoát. Đức Như Lai v́ họ mà nói pháp tùy thuận. Họ nghe được chánh pháp rồi đúng theo lư mà tu hành chứng quả giải thoát. V́ muốn cho các chúng sanh được những sự lợi ích giải thoát như vậy mà Đức Phật xuất thế.

Thế nào gọi là tánh tà định?

Đó là tánh chúng sanh bị phiền năo che úp chẳng tu tập nghiệp hạnh thanh tịnh, thức tánh bạc nhược ngu si sâu dầy an trụ trong lưới tà kiến chẳng phải căn khí chánh pháp, dầu chư Như Lai có v́ họ thuyết pháp hay chẳng thuyết pháp, họ cũng chẳng kham nhậm chứng quả giải thoát. Đức Như Lai biết hữu t́nh ấy chẳng phải là pháp khí rồi liền bỏ để đó. V́ thế nên, nầy Xá Lợi Phất! Chư Đại Bồ Tát v́ thương muốn làm lợi ích cho hạng chúng sanh ấy, nên mặc giáp hoằng thệ vào trong đám quân tà kiến để giáo hóa xô dẹp.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai biết rơ như thiệt ba thứ tham hành: hoặc do tướng tịnh mỹ mà phát khởi tham hành, hoặc do tướng luyến ái mà phát khởi tham hành, hoặc do nghiệp nhơn đời trước mà phát khởi tham hành.

Đức Như Lai lại biết rơ như thiệt ba thứ sân hành: hoặc do tướng tổn hại mà phát khởi sân hành, hoặc do quan sát quá nhiều mà phát khởi sân hành, hoặc do phiền năo đời trước mà phát khởi sân hành.

Đức Như Lai lại biết rơ như thiệt ba thứ si hành: hoặc có si hành do vô minh phát sanh, hoặc có si hành do vọng có thân kiến mà phát sanh, hoặc có si hành do nghi mà phát sanh.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai biết rơ như thiệt các hành. Có người khổ lạc hai hành đều mau có thể thông v́ các căn họ bén nhạy. Có người khổ lạc hai hành đều chậm thông, v́ các căn của họ chậm lụt vậy.

Lại biết rơ như thiệt hành chậm, thông cũng chậm v́ bỏ sở duyên vậy. Hoặc hành chậm c̣n thông th́ mau v́ đạo chẳng ngừng dứt vậy. Hoặc hành mau c̣n thông th́ chậm v́ dũng quyết tiến lên vậy, hoặc hành mau thông mau v́ chẳng phải tánh ấy vậy.

Lại biết rơ như thiệt hoặc có các hành sức giản trạch đầy đủ mà chẳng phải sức tu tập. Hoặc có các căn hành sức tu tập đầy đủ mà chẳng phải sức giản trạch. Hoặc có các hành hai sức giản trạch và tu tập đều đầy đủ.

Lại biết rơ như thiệt hoặc có các hành tín nguyện đầy đủ mà chẳng phải phương tiện đầy đủ. Hoặc có các hành phương tiện đầy đủ mà chẳng phải tín nguyện đầy đủ. Hoặc có các hành tín nguyện và phương tiện đều đầy đủ. Hoặc có các hành tín nguyện và phương tiện đều chẳng đầy đủ.

Lại biết rơ như thiệt hoặc có các hành thân nghiệp thanh tịnh mà chẳng phải do ngữ và ư. Hoặc có các hành ngữ nghiệp thanh tịnh mà chẳng phải do thân và ư. Hoặc có các hành ư nghiệp thanh tịnh mà chẳng do thân và ngữ. Hoặc có các hành chẳng phải thân ngữ ư. Hoặc có các hành do thân ngữ ư mà được thanh tịnh.

Như vậy nhẫn đến chúng hữu t́nh chỗ có các hành hoặc nhơn lưu chuyển, hoặc nhơn chẳng lưu chuyển, hoặc nhơn cả hai lưu chuyển và bất lưu chuyển, Đức Như Lai dùng trí vô ngại đều biết rơ như thiệt.

Nầy Xá Lợi Phất! Trí lực biến hành chư hành của Đức Như Lai chẳng nghĩ bàn được vô biên tế như hư không. Chư đại Bồ Tát nghe trí lực bất tư nghị như hư không ấy rồi tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".


Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

"Như Lai như thiệt biết các hành
Biết được hữu t́nh tánh chánh định
Lại biết tướng bất định thành thục
Và các căn nhơn pháp tương ưng
Các hành ba thứ tham tương ưng
Và cùng ba thứ sân si hiệp
Hành tương ưng vô biên phiền năo
Duyên, nhơn, Đức Phật đều thiệt biết
Người có khổ hành mà lợi căn
Hoặc có hành ấy mà độn căn
Người có lạc hành căn lợi độn
Đấng Đại Đạo Sư biết như thiệt
Người có độn hành và độn tu
Hoặc là hành độn mà lợi tu
Hoặc là hành mau mà tu chậm
Hoặc là đều mau hoặc đều chậm
Hoặc có các hành giản trạch sanh
Chẳng do tu tập đạo lực khởi
Hoặc tu tập sanh chẳng giản trạch
Câu sanh biệt dị cùng tương ưng
Hoặc có các hành sanh tín nguyện
Mà chẳng phải là phương tiện tịnh
Hoặc phương tiện tịnh chẳng tín nguyện
Chẳng tín nguyện hạnh hoặc đủ cả
Hoặc có tịnh tu nơi thân nghiệp
Chẳng phải ngữ ư nghiệp thanh tịnh
Hoặc có ngữ tịnh và thân tịnh
Mà ư nghiệp kia chẳng thanh tịnh
Hoặc có nội tâm thường thanh tịnh
Hai nghiệp thân ngữ chẳng thanh tịnh
Hoặc có ngữ tịnh và ư tịnh
Mà thân nghiệp họ chưa được tịnh
Hoặc thân ngữ ư tịnh chẳng tịnh
Các hành lưu chuyển và tịch diệt
Đấng Chánh Biến Tri biết như thiệt
Đây là Phật trí lực thứ sáu.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là biến hành chư hành trí lực của Đức Như Lai. Do trí lực thứ sáu ấy mà Đức Như Lai tự xưng là bực Đại Thánh chuyển pháp luân thanh tịnh mà tất cả thế gian đều chẳng chuyển đúng pháp được.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Tịnh lự giải thoát tam ma địa tam ma bát đề phát khởi tạp nhiễm thanh tịnh trí lực của Đức Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Chánh Đẳng Giác dùng trí lực Vô Thượng biết rơ như thiệt hoặc tự hoặc tha tất cả những pháp tịnh lự giải thoát tam ma địa tam ma bát đề phát khởi tạp nhiễm thanh tịnh.

Các tướng như vậy biết rơ như thiệt thế nào?

Đó là biết rơ như thiệt do nhơn do duyên mà tất cả hữu t́nh có thể bị tạp nhiễm; Lại như thiệt biết do nhơn do duyên mà tất cả hữu t́nh có thể được thanh tịnh.

Nầy Xá Lợi Phất! Nhơn ǵ duyên ǵ có thể khiến tạp nhiễm?

Đó là do tác ư chẳng xứng lư làm nhơn, do vô minh làm duyên khiến các hữu t́nh phát khởi tạp nhiễm.

Vô minh như vậy làm nhơn các hành làm duyên; các hành làm nhơn các thức làm duyên; các thức làm nhơn danh sắc làm duyên; danh sắc làm nhơn sáu nhập làm duyên; sáu nhập làm nhơn các xúc làm duyên; các xúc làm nhơn cảm thọ làm duyên; do thọ làm nhơn ái luyến làm duyên; tham ái làm nhơn chấp thủ làm duyên; do thủ làm nhơn các hữu làm duyên; do hữu làm nhơn lấy sanh làm duyên; do sanh làm nhơn lăo tử làm duyên; phiền năo làm nhơn các nghiệp làm duyên; kiến chấp làm nhơn tham ái làm duyên; tùy miên làm nhơn các triền làm duyên;

Do các nhơn và duyên như vậy làm cho tất cả hữu t́nh pháp khởi tạp nhiễm.

Những tướng như vậy Đức Như Lai đều biết rơ như thiệt.

Nầy Xá Lợi Phất! Nhơn ǵ và duyên ǵ làm cho thanh tịnh?

Có hai nhơn và hai duyên có thể làm cho tất cả hữu t́nh thanh tịnh. Đó là do tha thuận âm và tác ư như lư của chính ḿnh làm nhơn, và xa ma tha duyên một cảnh cùng t́ bát xá na thiện xảo phương tiện làm duyên.

Lại có hai nhơn và hai duyên làm cho thanh tịnh. Đó là trí bất lai và trí bất khứ.

Lại có hai nhơn và hai duyên làm cho thanh tịnh. Đó là quán vô sanh và chứng chánh định.

Lại có hai nhơn và hai duyên làm cho thanh tịnh. Đó là hành cụ túc và minh vô minh giải thoát tác chứng.

Lại có hai nhơn và hai duyên làm cho thanh tịnh. Đó là tu giải thoát môn và tánh giải thoát trí.

Lại có hai nhơn và hai duyên làm cho thanh tịnh. Đó là tùy giác đế và tùy đắc đế.

Những nhơn và duyên như vậy có thể làm cho hữu t́nh thanh tịnh. Các tướng như vậy Đức Như Lai đều biết rơ như thiệt.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai biết rơ như thiệt cảnh giới tạp nhiễm của các hữu t́nh và cảnh giới thanh tịnh của các hữu t́nh. Hoặc có cảnh giới tạp nhiễm nhập vào cảnh giới thanh tịnh; hoặc có cảnh giới thanh tịnh nhập vào cảnh giới tạp nhiễm; đây đều do như thiệt quán vậy.

Hoặc có cảnh giới tạp nhiễm nhập vào cảnh giới tạp nhiễm; hoặc có cảnh giới thanh tịnh nhập vào cảnh giới thanh tịnh; đây đều là do tăng thượng mạn chấp vây.

Tất cả tướng trên đây Đức Như Lai đều biết rơ như thiệt.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai dùng trí như thiệt ở nơi trong các tịnh lự siêu việt gián tạp sai biệt đều biết rơ.

Đó là ly dục ác bất thiện pháp hữu tầm hữu từ ly sanh hỷ lạc đầy đủ an trụ nơi tịnh lự tối sơ. Đức Như Lai an trụ tịnh lự tối sơ rồi từ diệt tận định mà xuất. Như vậy nhẫn đến nhập diệt tận định rồi từ sơ tịnh lự mà xuất.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai ở nơi bát giải thoát dùng trí như thiệt hoặc thuận thứ lớp mà nhập, hoặc lại nghịch thứ mà nhập, hoặc thuận nghịch nhập, hoặc gián tạp nhập.

Giải thoát như vậy thế nào là tám thứ?

Đó là nội có sắc tướng quán ngoại sắc là sơ giải thoát; nội không sắc tướng quán ngoại sắc giải thoát là giải thoát thứ hai; nơi tịnh giải thoát hoặc nơi tịnh tánh khởi tịnh giải là giải thoát thứ ba; hư không vô biên xứ định là giải thoát thứ tư; thức vô biên xứ định là giải thoát thứ năm; vô sở hữu xứ định là giải thoát thứ sáu; phi tưởng phi phi tưởng xứ định là giải thoát thứ bảy; diệt thọ tưởng định là giải thoát thứ tám.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai dùng trí như thiệt hoặc an trụ trong một tam ma địa mà lại thị hiện tam ma địa và tam ma bát đề khác, hoặc lại thị hiện các thứ quán giải. Dầu như vậy mà chư Như Lai đối với các đẳng tŕ chưa từng hỗn loạn.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Chư Phật Như Lai chẳng do duyên nơi tam ma địa mà nhập tam ma địa. Hoặc y nơi một tam ma địa mà thành tựu tất cả những tam ma địa khác. Hoặc chẳng khởi một tam ma địa mà có thể nhập khắp tất cả tam ma địa. Lại chư Như Lai tâm thường an trụ trong định không xoay vần duyên. Lại chư Như Lai không bao giờ có tâm bất định. Lại chư Như Lai an trụ chánh định thâm diệu, không ai có thể thấy biết được chánh định của Như Lai được.

Nầy Xá Lợi Phất! Tam ma địa của hàng Thanh Văn được bị tam ma địa của Độc Giác chói lấp. Tam ma địa của chư Độc Giác được bị tam ma địa của Bồ Tát chói lấp. Tam ma địa của chư Bồ Tát bị tam ma địa của Phật chói lấp. Tam ma địa của chư Phật không ǵ chói lấp được. Tại sao? Do v́ trí không chói lấp của Như Lai thường hiện khởi vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai biết như thiệt như vậy; giáo thọ như vậy, giáo giới như vậy mà có thể phát khởi các tam ma địa của Thanh Văn Duyên Giác.

Đức Như Lai lại dùng giáo thọ giáo giới như vậy có thể phát khởi diệu tam ma địa của chư Bồ Tát.

Chư Phật Như Lai biết rơ như thiệt rồi bèn làm giáo thọ giáo giới như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Trí lực phát khởi tịnh lự giải thoát tam ma địa ma bát đề tạp nhiễm thanh tịnh của Đức Như Lai vô biên vô tế chẳng thể nghĩ bàn đồng như hư không. Nếu có ai muốn t́m biên tế định lực của Đức Như Lai th́ chẳng khác với kẻ t́m biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư Đại Bồ Tát nghe Trí Lực Thiền Định Giải Thoát của Đức Như Lai chẳng thể nghĩ bàn như hư không rồi tin nhận vâng thờ thanh tịnh không nghi càng thêm hớn hở vui mừng phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Do đây hữu t́nh khởi tạp nhiễm
Do đây hữu t́nh được thanh tịnh
Đại Hùng biết rơ như vậy rồi
Rộng v́ tuyên dương pháp vi diệu
Do tác ư trái lư làm nhơn
Vô minh làm duyên sanh tạp nhiễm
Vô minh làm nhơn hành làm duyên
Nhẫn đến xoay vần sanh các khổ
Tác ư trái lư và vô minh
Làm căn bổn sanh các chi kia
Chư Phật biết rơ như thiệt rồi
Tùy chỗ đáng nên tuyên diệu pháp
Tất cả cội gốc của tạp nhiễm
Đó là nghiệp hành và vô minh
Lại từ đây làm duyên cho thức
Triển chuyển như vậy sanh các khổ
Do chỗ nói tùy thuận âm kia
Và do nội tâm quán đúng lư
Do hai nhơn hai duyên đây
Tất cả chúng sanh chứng thanh tịnh
Do chỉ tác ư đúng lư nhơn
Và do chánh quán làm duyên kia
Mà các chúng sanh chứng giải thoát
Đại Sư đều biết rơ như thiệt
Hành giả an trụ giới thanh tịnh
Quán sát các pháp đều không tịch
Và khéo tu tập môn giải thoát
Xa rời sanh tử bức ngặt khổ
Như đây chư Phật thiệt biết rơ
Tất cả chúng sanh hạnh thanh tịnh
Không vô tướng nguyện giải thoát môn
Thiện thệ theo căn mà hiển thị
Độc Giác tối thắng và Thanh Văn
Thuận nghịch nhập xuất các tịnh lự
Như Lai tuyên bày chỗ chứng kia
Như có gai độc và oán thù
Định giải thoát của chư Phật chứng
Rốt ráo không oán không gai độc
Phải biết lực thứ bảy của Phật
Không thiền định nào xô dẹp được.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là Chư định trí lực của Đức Như Lai. Do được trí lực thứ bảy nầy mà Đức Như Lai tuyên bố ta là bực Đại Thánh chuyển pháp luân thanh tịnh mà tất cả thế gian đều chẳng chuyển được.

Lại Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Túc Trụ Tùy Niệm Tác Chứng Trí Lực của Đức Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Chánh Đẳng Giác dùng trí lực Vô Thượng tùy theo chỗ ghi nhớ đều biết rơ như thiệt.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai đùng như thiệt biết rơ vô lượng đời trước của Phật và của tất cả hữu t́nh khác. Hoặc ghi nhớ một đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời, đến câu chi na do tha trăm ngàn đời thảy đều có thể nhớ biết rơ.

Đức Như Lai lại nhớ biết rơ kiếp hoại, kiếp thành hoại, hoặc vô lượng kiếp hoại, vô lượng kiếp thành, vô lượng kiếp thành hoại. Hoặc nhớ biết rơ trăm câu chi kiếp, đến vô lượng trăm ngàn câu chi na do tha kiếp.

Đức Như Lai có thể nhớ biết rơ đời trước của Phật đă từng ở tại xứ ấy, có tên họ ấy, ḍng ấy, có sắc ấy tướng ấy, h́nh dạng ấy, sống bao lâu, khổ vui ra sao, từ chỗ ấy chết rồi sanh chỗ kia, từ chỗ kia chết rồi sanh xứ nầy.

Vô lượng đời trước của ḿnh và của kẻ khác, Đức Như Lai đều nhớ biết rơ từng chi tiết.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai biết rơ đúng như thiệt nghiệp nhơn đời trước của tất cả hữu t́nh. Do nghiệp nhơn ấy mà hữu t́nh đến sanh xứ nầy. Biết rơ nghiệp nhơn ấy của họ rồi, Đức Như Lai theo đúng chỗ đáng nên dạy mà thuyết pháp cho họ.

Đức Như Lai biết rơ như thiệt tất cả hữu t́nh đời trước có tâm niệm nối tiếp không hở, duyên theo cảnh như vậy mà sanh tâm như vậy, do cảnh duyên ấy không đủ nên tâm ấy dứt.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Hoặc có một hữu t́nh tâm niệm xoay đổi tuần tự măi măi nối tiếp như vậy cả hằng sa kiếp, lời nói chẳng thể kể xiết, cho đến tất cả hữu t́nh đều có tâm niệm như vậy, Đức Như Lai nhớ đến, liền có thể biết rơ như thiệt tất cả tâm niệm ấy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai y theo tâm niệm xoay đổi của tất cả hữu t́nh đến tận hậu tế cả câu chi kiếp kể nói chẳng hết được, mà trí lực của Phật cũng không cùng tận.

Trí Lực Túc Trụ Tùy Niệm các chứng của Phật chẳng thể nghĩ bàn, không ǵ bằng, không ǵ sánh, là vô lượng vô số chẳng thể tuyên nói, lại chẳng thể nói là có biên tế.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai dùng thần lực Phật làm cho hữu t́nh nhớ biết đời trước rồi bảo họ rằng: Nay ngươi nên nhớ đời trước đă trồng căn lành như vậy, hoặc ở chỗ Phật, hoặc ở chỗ Thanh Văn, hoặc ở chỗ Độc Giác, hoặc nơi chánh pháp mà trồng căn lành. Các căn lành như vậy ngươi phải nhớ biết hết.

Các hữu t́nh ấy nhờ thần lực Phật nhớ đến đều biết rơ vô lượng căn lành đời trước của ḿnh.

Đức Như Lai dùng thần lực làm cho hữu t́nh nhớ biết thiện căn đời trước rồi theo đúng chỗ nên dạy mà thuyết pháp cho họ.

Nầy Xá Lợi Phất! Hoặc có hữu t́nh được chẳng thối chuyển nơi Vô Thượng Chánh giác tùy theo sở nguyện mà cầu giải thoát: Hoặc theo Thanh Văn thừa, hoặc theo Độc Giác thừa, hoặc phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, Đức Như Lai đều biết rơ như thiệt.

Nầy Xá Lợi Phất! Trí Lực Túc Trụ Tùy Niệm tác chứng của Phật chẳng thể nghĩ bàn, là vô lượng vô số vô biên vô tế bằng với hư không.

Nếu có ai muốn suy t́m biên tế trí lực của Phật, th́ chẳng khác ǵ người muốn suy t́m biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát nghe Trí Lực Túc Trụ chẳng thể nghĩ bàn như hư không như vậy rồi, liền tin nhận vâng thờ chẳng lầm chẳng nghi, vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

"Vô lượng câu chi na do kiếp
Trí lực của Phật đều biết rơ
Phật nhớ đời trước ḿnh và người
Như xem trái cây trên bàn tay
Nhớ biết rơ họ tên sắc tướng
Sống chết xứ kia sanh xứ nầy
Hữu t́nh có đủ nghiệp nhơn ấy
Biết chỗ đáng dạy mà thuyết pháp
Vô biên vô tế đời quá khứ
Bao nhiêu tâm niệm của hữu t́nh
Tâm ấy nối tiếp sanh niệm ấy
Trí lực của Phật biết rơ cả
Một hữu t́nh cho đến tất cả
Tâm niệm nối tiếp không ngừng hở
Đă qua số kiếp như hằng sa
Không thể dùng lời kể nói hết
Nhẫn đến câu chi số kiếp sau
Phật biết rơ cả tâm niệm họ
Trí lực Như Lai vẫn vô tận
Nên gọi trí Phật như biển cả
Tất cả hữu t́nh tín nguyện lành
Đă từng cúng dường chư Phật Thánh
Phật dùng thần lực gia hộ họ
Khiến nhớ tịnh hạnh đă từng tu
Như Lai biết rơ các hữu t́nh
Quá khứ đă tu các phước hạnh
Biết họ đă trụ trí ba thừa
Giải thoát bất thối Vô Thượng đạo
Trí biết quá khứ vô biên tế
Chẳng thể nghĩ bàn chẳng sánh bằng
Phật trí lực túc trụ thứ tám
Chư đại Bồ Tát tin nhận được.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là Trí Lực Túc Trụ của Phật. Do được trí lực thứ tám nầy nên Đức Như Lai tuyên bố ta ở ngôi Thế Tôn chuyển pháp luân lớn thanh tịnh mà tất cả thế gian chẳng thể chuyển được.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Trí Lực Thiên Nhăn Thông tác chứng của Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác dùng trí lực thiên nhăn thanh tịnh Vô Thượng vượt hơn tất cả mà nh́n xem các loài hữu t́nh chết nơi đây sanh về kia, hoặc liệt hoặc thắng, hoặc nhan sắc đẹp hay xấu, hoặc đến cơi lành, hoặc qua loài ác, đúng như nghiệp nhơn mà họ đă gây nên. Tất cả tướng sai khác như vậy, Đức Như Lai đều thấy rơ đúng như thiệt.

Đức Như Lai lại thấy rơ nghiệp hành của các hữu t́nh gây tạo. Các hữu t́nh gây tạo nghiệp xấu ác nơi thân như vậy, nơi khẩu như vậy, nơi ư như vậy, sanh tà kiến chê bai Hiền Thánh. Do nghiệp nhơn tà kiến như vậy nên khi chết họ đọa vào các ác đạo hoặc sanh vào địa ngục, hoặc sanh vào súc sanh, hoặc sanh vào loài quỷ.

Đức Như Lai cũng thấy biết rơ các hữu t́nh gây tạo nghiệp lành tốt nơi thân, nơi khẩu, nơi ư như vậy, chẳng chê bai Hiền Thánh, tu tập chánh kiến. Những hữu t́nh nầy nương nơi nghiệp nhơn chánh kiến như vậy, sau khi chết sanh về cơi lành, hoặc sanh lên trời, hoặc sanh trong thế giới an lạc.

Đức Như Lai lại dùng thiên nhăn thanh tịnh xem thấy thế giới nhiều thứ tướng dạng của chư Phật khắp mười phương hơn số cát sông Hằng, hết hư không tế, tột lượng pháp giới, chẳng thể tuyên nói được.

Hoặc thấy có quốc độ bị hỏa tai, có quốc độ đương hoại, có quốc độ đương thành.

Hoặc thấy các hữu t́nh lúc chết, lúc sanh.

Hoặc thấy chư đại Bồ Tát từ cung Đâu Suất giáng thần vào thai mẹ, hoặc thấy có Bồ Tát xuất thai, hoặc thấy mỗi phương đều đi bảy bước, hoặc thấy đương vào ở nội cung, hoặc thấy đương xuất gia khổ hạnh, hoặc thấy thành Vô Thượng Bồ Đề, hoặc thấy đương chuyển pháp luân, hoặc thấy có chư Phật xả thọ mạng nhập đại Niết Bàn.

Đức Như Lai dùng thiên nhăn thanh tịnh hoặc thấy trong các thế giới mười phương chư Thanh Văn rốt ráo nhập Niết Bàn, hoặc thấy chư Độc Giác hiện thần thông báo đáp phước thí chủ rồi nhập Niết Bàn.

Lại có những thứ mà các loài hữu t́nh chẳng thấy được, nhưng đều bị thiên nhăn của Như Lai thấy suốt rơ.

Có những thứ mà thiên nhăn của ngũ thông tiên nhơn, của Thanh Văn, của Độc Giác và của Bồ Tát đều chẳng thấy được, nhưng thiên nhăn của Phật đều thấy rơ ràng.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai dùng thiên nhăn thanh tịnh quan sát các loài hữu t́nh nơi vô lượng thế giới: Những chúng sanh nào là của Đức Như Lai hóa độ, những chúng sanh nào thấy Như Lai rồi mới hóa độ được. Bấy giờ Đức Như Lai tùy chỗ đáng được lợi ích mà hiện thân ở trước họ làm cho họ được tỏ ngộ. C̣n những chúng sanh khác th́ không hay biết.

Nầy Xá Lợi Phất! Trí Lực Thiên Nhăn Tùy Niệm tác chứng của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, không có biên tế đồng với hư không. Những kẻ t́m cầu biên tế của thiên nhăn Như Lai th́ chẳng khác người t́m biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư Đại Bồ Tát nghe trí lực chẳng thể nghĩ bàn như hư không nầy rồi liền tin nhận vâng thờ vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Thiên nhăn của Phật rất thanh tịnh
Do vô lượng kiếp tu tịnh nghiệp
Phật dùng thiên nhăn thấy mười phương
Vô lượng thế giới Phật thanh tịnh
Hoặc hoại, hoặc thành, hoặc thành hoại
Nhẫn đến hoặc trụ, hoặc hỏa tai
Hoặc có Phật, hoặc không có Phật
Mắt Phật tự nhiên đều thấy rơ
Hữu t́nh nhiều loài khó nghĩ bàn
Nhẫn đến loài có sắc không sắc
Hoặc đọa loài ác, sanh cơi lành
Mắt Phật tự nhiên đều thấy rơ
Hoặc thấy câu chi Phật hiện tại
Hoặc thấy Như Lai nhập Niết Bàn
Cũng thấy Thanh Văn hoặc Duyên Giác
Chứng quả hiện thông đến phước thí
Có chư Bồ Tát độ chúng sanh
Hoặc đến bực gần Vô Thượng Giác
Ở ngôi Như Lai không chướng ngại
Mắt Phật tự nhiên đều thấy rơ
Thiên nhăn của Phật rất thanh tịnh
Thấy rơ các loài tột vi tế
Trí lực thứ chín chẳng nghĩ bàn
Chư đại Bồ Tát hay tin nhận

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là Trí Lực Thiên Nhăn Tùy Niệm tác chứng. Do trí lực thứ chín nầy mà Đức Phật tuyên bố ta là bực Thế Tôn chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian chẳng chuyển được.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Trí Lực Lậu Tận tác chứng của Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác dùng trí lực Vô Thượng biết rơ như thiệt là hết các lậu là vô lậu, tâm giải thoát, huệ giải thoát, tự nhiên thông đạt, tác chứng đầy đủ mà an trụ ngôi vị ấy biết rơ đúng thiệt ta đă dứt hết ḍng sanh, đă nên phạm hạnh, việc làm đă xong chẳng c̣n thọ sanh thân sau.

Nầy Xá Lợi Phất! Trí lực vô lậu của Đức Như Lai rất thanh tịnh sáng suốt dứt hẳn tất cả tập khí nối tiếp.

Hàng Thanh Văn cũng như hàng Độc Giác dầu là vô lậu mà chỉ dứt trừ được phần ít tập khí, rời xa đại bi và các biện tài vô úy.

Chỉ có Đức Như Lai các lậu dứt hẳn mà đủ cả Phật pháp vi diệu, dứt trừ tất cả tập khí nối tiếp, đủ đức đại bi, biện tài, vô úy bao trùm các hữu t́nh trong tất cả thế gian dầu chẳng hở một sát na tâm niệm mà trí lực của Như Lai vẫn luôn thanh tịnh vô lậu.

Tại sao vậy? V́ Đức Như Lai không có tập khí nghiệp, tập khí phiền năo, tập khí quên mất oai nghi.

Nầy Xá Lợi Phất! Như hư không luôn trong sạch chẳng chung lộn với tất cả bụi khói mây mù.

Cũng vậy trí lực vô lậu của Đức Như Lai chẳng chung lộn với tất cả phiền năo tập khí.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư Phật Như Lai an trụ nơi trí lực vô lậu ấy rồi có thể nói pháp vô lậu vô chấp cho những chúng sanh hữu lậu hữu chấp.

Các phiền năo các chấp trước của tất cả chúng sanh đều từ hư vọng phân biệt khởi lên.

Đức Như Lai quan sát biết rơ như vậy rồi, v́ muốn họ chẳng c̣n khởi lên các phiền năo các chấp trước, nên theo đúng chỗ đáng dạy mà dùng các thí dụ để thuyết pháp cho họ biết rơ thiệt phiền năo đều hư vọng. V́ biết là hư vọng mà họ chẳng chấp lấy. V́ chẳng chấp lấy mà rốt ráo họ chứng Niết Bàn.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai biết rơ đúng thiệt tất cả hữu t́nh các phiền năo khởi diệt, các phiền năo hiện hành. Biết rơ rồi, Đức Như Lai theo đúng chỗ nên dạy mà thuyết pháp.

Nầy Xá Lợi Phất! Trí lực vô lậu tác chứng của Đức Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, không có biên tế, đồng với hư không. Nếu có kẻ muốn t́m cầu biên tế trí lực vô lậu của Như Lai, th́ chẳng khác ǵ người t́m biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư Đại Bồ Tát nghe trí lực vô lậu chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai rồi liền tin nhận vâng thờ vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa nầy nên nói kệ rằng:
"Trí Phật vô lậu rất thanh tịnh
Rộng lớn vô lượng không chướng ngại
Do thành trí lực thứ mười nầy
Mà nói đạo Bồ Đề tịnh diệu
Trí vô lậu của hàng Thanh Văn
C̣n thừa tập khí theo ràng buộc
Trí lực vô lậu của Đạo Sư
Tất cả tập khí như tro tàn
Có người chứng bực Duyên Giác thừa
Rời xa đại bi với biện tài
Chỉ có chư Phật trí vô lậu
Đầy đủ đại bi với biện tài
Chư Phật ở nơi trí vô lậu
Biết rơ tướng lậu của chúng sanh
Đều từ hư vọng phân biệt sanh
Mà họ chưa biết chơn lư ấy
Đại bi của Phật dạy bảo họ
Là vô thường, bất tịnh, vô ngă
Họ thấy các pháp không thể tánh
Sẽ chứng quả Như Lai tịch tịnh
Các pháp không ngă không chúng sanh
Không thọ không nhơn không tác giả
Hữu t́nh phân biệt hư vọng chấp
Phật khởi ḷng bi cứu thoát họ
Từ bi của Phật chẳng mỏi nhàm
Trí lực luôn tṛn chẳng quên mất
Thế nên chư Phật thường phương tiện
V́ độ chúng sanh mà thuyết pháp
Trí lực thứ mười dẹp phục cả
Không có biên tế đồng hư không
V́ Phật thường ở trí lực nầy
Mà vô lượng pháp đời luôn có.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây là trí lực vô lậu của Đức Như Lai. Do thành tựu trí lực thứ mười nầy mà Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác tự tuyên bố ta ở ngôi Thế Tôn, ở giữa đại chúng như sư tử rống chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian, Trời, Người, Sa Môn, Bà La Môn, Ma Vương, Phạm Vương đều chẳng chuyển được đúng pháp.

Nầy Xá Lợi Phất! Do nghe công đức chẳng thể nghĩ bàn của Đức Như Lai mà chư đại Bồ Tát đối với mười trí lực ấy tin nhận vâng làm, tâm niệm thanh tịnh không lầm không nghi càng vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là đại Bồ Tát đối với đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai mà tin nhận vâng thờ tâm chí thanh tịnh không lầm không nghi càng thêm vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác có bốn đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn.

Do thành tựu bốn vô úy nầy mà Đức Như Lai ở giữa đại chúng tự tuyên bố ta ở ngôi Thế Tôn như sư tử rống chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian, Trời, Người, Ma Vương, Phạm Vương, Sa Môn, Bà La Môn đều chẳng chuyển được đúng pháp.

Nầy Xá Lợi Phất! Những ǵ gọi là bốn đức vô sở úy?

Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thành tựu trí lực Vô Thượng nên ở giữa đại chúng tự tuyên bố ta là bực Đẳng Chánh Giác. Trong đại chúng ấy chẳng thấy có ai hoặc người hoặc trời mà có thể ở trước Đức Như Lai chỉ trích rằng đối với pháp ấy, Ngài chẳng phải là Đẳng Chánh Giác.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào Đức Như Lai có hiệu là Đẳng Chánh Giác?

Đối với tất cả các pháp, Đức Như Lai có thể b́nh đẳng chánh giác, không có ǵ là chẳng b́nh đẳng.

Hoặc pháp phàm phu, hoặc pháp thánh nhơn, hoặc pháp chư Phật, hoặc pháp hữu học, hoặc pháp vô học, hoặc pháp Độc Giác, hoặc pháp Bồ Tát đều b́nh đẳng b́nh đẳng.

Hoặc pháp thế gian, hoặc pháp xuất thế gian, hoặc có tội, hoặc vô tội, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, tất cả pháp như vậy, Đức Như Lai đều có thể b́nh đẳng chánh giác, v́ thế nên gọi Phật là bực Đẳng Chánh Giác.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là tánh b́nh đẳng?

Tự thể của các kiến thức cùng với tánh không kia, tánh nó b́nh đẳng.

Tự thể của sắc tướng cùng với vô tướng kia, tánh nó b́nh đẳng.

Tự thể của ba cơi cùng với vô nguyện kia, tánh nó b́nh đẳng.

Tự thể của pháp sanh cùng với vô sanh kia, tánh nó b́nh đẳng.

Tự thể của pháp khởi cùng với vô khởi kia, tánh nó b́nh đẳng.

Tự thể của tánh tham cùng với vô tham kia, tánh nó b́nh đẳng.

Tự thể của tam thế cùng chơn như kia, tánh nó b́nh đẳng.

Tự thể của vô minh hữu ái cùng với minh giải thoát, tánh nó b́nh đẳng.

Tự thể của sanh tử lưu chuyển cùng với Niết Bàn tịch tịnh, tánh nó b́nh đẳng.

V́ đối với tất cả pháp Đức Như Lai đều b́nh đẳng chánh giác nên gọi Đức Phật là bực Đẳng Chánh Giác.

Đức vô úy ấy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, Đức Như Lai lại dùng đại bi để làm phương tiện.

Chơn như b́nh đẳng, chơn tánh là như tánh, chẳng phải tánh chẳng như, là tánh chẳng đổi khác, là tánh không che tội, là tánh không bố úy, là tánh không lui sụt, là tánh không trái căi. Do cớ ấy mà sáng rỡ cả đại chúng, hay làm cho họ vui đẹp, toàn thân thơ thới, sanh ḷng tin thanh tịnh mà vui mừng hớn hở.

Nầy Xá Lợi Phất! Tất cả chúng sanh ở thế gian không ai có thể đối với đức vô úy của Như Lai mà sanh sự trái căi. Tại sao? V́ đức vô úy của Như Lai không trái căi được. Như tánh b́nh đẳng ở pháp giới tánh lưu bố cùng khắp trong các thế giới không ai trái hại được.

Như đức vô úy của Như Lai nơi tất cả pháp thậm thâm vi tế khó biết mà có thể đẳng chánh giác được, Đức Như Lai an trụ đại bi như vậy dùng các thứ ngôn ngữ âm thanh, các thứ pháp môn mà khai thị pháp vi diệu cho các hữu t́nh. Nếu ai có thể y theo pháp ấy mà tu tập công hạnh viễn ly th́ mau hết khổ.

Nếu có hữu t́nh chẳng phải bực Đại Sư mà tự xưng là Đại Sư, chẳng phải Đẳng Chánh Giác mà tự xưng là Đẳng Chánh Giác, do đức vô úy chẳng nghĩ bàn của Như Lai khiến các hữu t́nh ấy đều bị che chói mất ngạo mạn phải bỏ chạy trốn.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô tế đồng như hư không. Nếu có kẻ muốn t́m cầu biên tế của đức vô úy ấy th́ chẳng khác ǵ kẻ muốn t́m cầu biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát nghe nói đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn ấy rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là đức vô úy chánh đẳng giác. Do thành tựu đức vô úy thứ nhứt nầy mà Đức Như Lai ở giữa đại chúng như sư tử rống chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian chẳng thể chuyển được đúng pháp.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác v́ đă thành tựu trí lực Vô Thượng nơi ở giữa đại chúng tuyên bố nay đây ta đă hết tất cả phiền năo tập khí. Trong đại chúng ấy không có ai hoặc người hoặc trời có thể ở trước Đức Như Lai mà chỉ trích rằng Ngài c̣n có phiền năo ấy chưa dứt.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là tánh phiền năo dứt hết của Đức Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai ở nơi dục giới phiền năo, tâm đă khéo giải thoát, v́ đă dứt hẳn tất cả tập khí tham dục.

Đức Như Lai ở nơi sắc vô sắc giới phiền năo, tâm đă khéo giải thoát, v́ đă dứt hẳn tất cả tập khí sân khuể.

Đức Như Lai ở nơi vô minh phiền năo, tâm đă khéo giải thoát, v́ đă dứt hẳn tất cả tập khí si mê.

Đức Như Lai ở nơi các kiến phiền năo, tâm đă khéo giải thoát, v́ đă dứt hẳn tất cả tập khí phiền năo hiện hành.

V́ cớ như vậy nên gọi Đức Như Lai là phiền năo đă hết.

Nầy Xá Lợi Phất! Thuyết pháp như trên ấy là y cứ nơi thế tục chớ chẳng phải thắng nghĩa.

Trong thắng nghĩa không có một pháp nào ở trước thánh trí có thể biết rơ, có thể dứt hẳn, có thể tu tập, có thể chứng nhập.

Tại sao vậy? Nầy Xá Lợi Phất! Nói là dứt hết đó chưa bao giờ chẳng dứt hết, tánh vốn rốt ráo hết chẳng do đối trị mà nói là hết.

Tánh như thiệt là hết. V́ tánh như thiệt là hết nên không có pháp nào bị hết. V́ không pháp bị hết th́ chính là vô vi. V́ vô vi nên không sanh không diệt cũng không có trụ. Thế nên nói rằng Đức Như Lai xuất thế. Nếu không xuất thế thường trụ pháp tánh thường trụ pháp giới th́ thánh trí huệ chuyển vận trong ấy. Dầu chuyển vận như vậy mà không có chuyển không không có hoàn.

Nầy Xá Lợi Phất! Do pháp môn thắng nghĩa ấy nên không có các phiền năo, cũng không có phiền năo hết mà có thể chứng đắc.

Đức Như Lai an trụ nơi đại bi như vậy rồi v́ các hữu t́nh mà tuyên nói pháp phiền năo dứt hết.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn lại dùng đại bi để làm phương tiện, là chơn như b́nh đẳng, là chơn tánh, là tánh như chẳng phải là tánh chẳng như, là tánh chẳng đổi khác, tánh chẳng che tội, tánh không bố úy, tánh không lui sụt, tánh không trái căi. V́ cớ ấy nên làm sáng rỡ đại chúng khiến họ vui đẹp toàn thân thơ thới sanh ḷng tin thanh tịnh vui mừng hớn hở.

Nầy Xá Lợi Phất! Chúng sanh trong đời không có ái đối với đức vô úy của Như Lai mà có thể sanh sự trái căi. Tại sao? V́ Đức Như Lai vô úy ấy chẳng trái căi được.

Chơn như b́nh đẳng ở trong pháp giới tánh lưu bố cùng khắp trong các thế giới không ai trái hại được.

Đức vô úy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn như vậy, là vô lượng vô số không có biên tế thành tựu pháp vi diệu.

Do Đức Như Lai dùng đại bi huân tập nơi tâm mà v́ các chúng sanh nói pháp phiền năo dứt hết cho họ dứt hẳn các phiền năo.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô tế như hư không. Nếu có kẻ muốn t́m cầu biên tế ấy th́ chẳng khác ǵ kẻ muốn t́m biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát nghe Đức Như Lai tuyên nói đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn ấy rồi tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở pháp ư tưởng hy kỳ.

Đây gọi là đức vô úy vô lậu. Do thành tựu đức vô úy thứ hai ấy, Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác ở giữa đại chúng như sư tử rống tự tuyên bố ta là Thế Tôn chuyển pháp luân lớn, tất cả trời người thế gian chẳng chuyển được.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thành tựu trí lực Vô Thượng nên ở giữa đại chúng tuyên bố: Phật nói pháp chướng đạo th́ quyết định là pháp chướng đạo giải thoát. Trong thế gian hoặc người hoặc trời không có ai ở trước Đức Như Lai mà có thể chỉ trích rằng Ngài nói pháp chướng đạo ấy chẳng chướng đạo được.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là pháp chướng ngại đạo?

Nầy Xá Lợi Phất! Có một pháp hay làm chướng ngại, đó là tâm chẳng thanh tịnh.

Lại có hai pháp hay làm chướng ngại, đó là vô tàm và vô quư.

Lại có ba pháp hay làm chướng ngại, đó là thân ác hành, ngữ ác hành và ư ác hành.

Lại có bốn pháp hay làm chướng ngại, đó là do tham dục mà làm sự chẳng nên làm, do sân khuể mà làm sự chẳng nên làm, do si mê mà làm sự chẳng nên làm và do hăi sợ mà làm sự chẳng nên làm.

Lại có năm pháp hay làm chướng ngại, đó là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu.

Lại có sáu pháp hay làm chướng ngại, đó là chẳng kính Phật, chẳng kính Pháp, chẳng kính Tăng, chẳng kính luật nghi, chẳng kính chánh định, chẳng kính chánh huệ.

Lại có bảy pháp hay làm chướng ngại, đó là mạn, thắng mạn, thắng thượng mạn, tăng thượng mạn, tà mạn, hạ mạn và ngă mạn.

Lại có tám pháp hay làm chướng ngại, đó là tà kiến, tà tư, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà cần, tà niệm, tà định.

Lại có chín pháp hay làm chướng ngại, đó là nơi chính thân ḿnh ở trong ba đời quá khứ vị lai và hiện tại mà làm sự chẳng lợi ích rồi sanh sự năo hại; đối với chỗ mà ḿnh mến thích ở trong ba đời mà làm sự chẳng lợi ích rồi sanh sự năo hại; đối với chỗ mà ḿnh không mến thích ở trong ba đời mà làm sự chẳng lợi ích rồi sanh sự năo hại.

Lại có mười pháp hay làm chướng ngại, đó là mười nghiệp đạo bất thiện.

Đây là nói lược mười loại pháp hay làm chướng ngại. V́ muốn ngăn dứt hẳn các loại pháp chướng ngại ấy mà Đức Như Lai v́ các hữu t́nh tuyên nói chánh pháp.

Nầy Xá Lợi Phất! Nhẫn đến tất cả tác ư trái với chơn lư tương ưng với các kiết sử, hoặc do nơi các pháp mà có quan niệm ưa ham tương ưng với điên đảo mà trái đạo giải thoát, có ái kiến chấp trước đối với pháp có mà ưa ham, nơi thân ngữ ư nghiệp có sự sở y, tất cả sự tướng ấy Đức Như Lai biết rơ là chướng ngại cả. Đă biết rơ rồi, Đức Như Lai nói là pháp hay chướng ngại.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy ấy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn lấy đại bi làm phương tiện, chơn như b́nh đẳng là chơn tánh như tánh, chẳng phải tánh chẳng như, là tánh không đổi khác, tánh không che lỗi, tánh không hăi sợ, tánh không lui sụt, tánh không trái căi. V́ cớ ấy nên làm cho đại chúng sáng rỡ khiến họ vui đẹp toàn thân thơ thới sanh ḷng tin thanh tịnh vui mừng hớn hở.

Nầy Xá Lợi Phất! Chúng sanh trong đời không có ai đối với đức vô úy của Như Lai mà có thể trái căi. Tại sao? V́ đức vô úy của Như Lai chẳng trái căi được, như tánh b́nh đẳng ở tánh pháp giới lưu bố cùng khắp trong các thế giới, không ai trái căi được. Vô úy ấy là vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn, không ǵ sánh bằng, chẳng thể tuyên nói, thành tựu pháp vi diệu. Nhưng do đại bi huân tập nơi tâm nên Đức Như Lai v́ các hữu t́nh mà nói pháp chướng ngại, v́ muốn họ ngăn dứt hẳn pháp chướng ngại ấy.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô lượng như hư không. Nếu kẻ muốn t́m cầu biên tế của đức vô úy ấy th́ chẳng khác ǵ kẻ muốn t́m biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát nghe Đức Như Lai tuyên nói đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn ấy như hư không rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ.

Đây gọi là đức vô úy tuyên nói pháp chướng ngại.

Do Đức Như Lai thành tựu đức vô úy thứ ba ấy, ở giữa đại chúng như sư tử rống chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian chẳng thể chuyển được.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thành tựu trí lực Vô Thượng ở giữa đại chúng tuyên bố rằng Phật nói đạo chơn chánh hết khổ của thánh xuất thế đă tu, nếu hữu t́nh nào tu tập đạo ấy th́ quyết định giải thoát.

Trong đại chúng, hoặc người hoặc trời không có ai ở trước Đức Như Lai mà có thể chỉ trích rằng Ngài nói đạo ấy chẳng giải thoát được.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là đạo của thánh giải thoát?

Nầy Xá Lợi Phất! Có một pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo thanh tịnh giải thoát, đó là chánh đạo.

Lại có hai pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là xa ma tha và tỳ bát xá na.

Lại có ba pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là môn giải thoát không, môn giải thoát vô tướng và môn giải thoát vô nguyện.

Lại có bốn pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là duyên nơi thân để quán niệm, duyên nơi thọ để quán niệm, duyên nơi tâm để quán niệm và duyên nơi pháp để quán niệm.

Lại có năm pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là tín căn, cần căn, niệm căn, định căn và huệ căn.

Lại có sáu pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả và niệm Thiên.

Lại có bảy pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỉ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi và xả giác chi.

Lại có tám pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là tám chi thánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh cần, chánh niệm và chánh định.

Lại có chín thứ pháp căn bổn vui thích hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là duyệt, hỷ, khinh an, chỉ tức lạc, định, như thiệt trí, kiến, yểm ố và ly dục giải thoát.

Lại có mười pháp hay làm cho chúng sanh rốt ráo giải thoát, đó là mười nghiệp đạo lành.

Đức Như Lai v́ các hữu t́nh tuyên nói pháp hành giải thoát của Thánh như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nhẫn đến tất cả những đạo pháp chánh thiện Bồ Đề, hoặc tương ưng với giới tụ, hoặc tương ưng với định tụ, hoặc tương ưng với huệ tụ, hoặc tương ưng với giải thoát tụ, hoặc tương ưng với giải thoát tri kiến tụ, hoặc tương ưng với thánh đế đều gọi là pháp hành hay giải thoát.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Hay khéo giải thoát là nói chánh hạnh. Nói là chánh hạnh có nghĩa là ở trong pháp ấy không có một pháp nào hoặc tăng hoặc giảm hoặc lai hoặc khứ hoặc thủ hoặc xả. Tại sao? V́ chẳng phải người hành chánh hạnh mà hành một thứ giác phần. Nếu có thể đúng như thiệt mà thấy biết tất cả các pháp đều là tánh bất nhị, th́ gọi đó là hạnh xuất ly của thánh.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy ấy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn lấy đại bi làm phương tiện, chơn như b́nh đẳng là chơn tánh như tánh, chẳng phải tánh chẳng như, là tánh chẳng đổi khác, tánh chẳng che lỗi, tánh chẳng lui sụt, tánh không hăi sợ, tánh chẳng trái căi. V́ thế nên làm sáng rỡ đại chúng khiến họ vui đẹp toàn thân thơ thới sanh ḷng tin thanh tịnh vui mừng hớn hở.

Nầy Xá Lợi Phất! Chúng sanh trong đời chẳng có ai đối với đức vô úy của Như Lai mà có thể tranh căi. Tại sao? V́ đức vô úy của Như Lai chẳng tranh căi được, tánh chơn như b́nh đẳng ở tánh pháp giới lưu bố cùng khắp trong các thế giới không ai trái hại được.

Hạnh giải thoát của thánh như vậy vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn chẳng ǵ sánh bằng thành tựu pháp vi diệu chẳng tuyên nói được. Nhưng v́ đại bi huân tập nơi tâm nên Đức Như Lai khai thị diễn nói hạnh giải thoát của thánh cho chúng sanh. Nếu có chúng sanh nào hiểu rơ như thiệt tu hành chánh đạo, th́ quyết định giải thoát mau rốt ráo hết khổ.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức vô úy của Như Lai vô biên vô tế như hư không. Nếu có kẻ nào muốn t́m cầu biên tế của đức vô úy ấy th́ chẳng khác ǵ kẻ muốn t́m cầu biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát nghe đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn của Đức Như Lai rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ.

Đây gọi là đức vô úy nói đạo giải thoát của thánh.

Do Đức Như Lai thành tựu đức vô úy thứ tư ấy nên ở giữa đại chúng như sư tử rống chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian hoặc Người hoặc Trời, Ma Vương, Phạm Vương, Sa Môn, Bà La Môn đều không thể chuyển đúng pháp được.

Nầy Xá Lợi Phất! Bốn đức vô úy ấy của Như Lai vô biên vô tế như hư không, tất cả chúng sanh không thể thấu được biên tế ấy.

Chư đại Bồ Tát nghe đức vô úy chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai như hư không rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi càng thêm vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ. "

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Tự nhiên chánh giác ngộ
Các pháp tánh b́nh đẳng
Như Lai thấy rơ pháp
Nên hiệu Đẳng Chánh Giác
Hoặc các pháp phàm phu
Pháp hữu học vô học
Pháp Độc Giác tối thắng
Phật pháp đều b́nh đẳng
Tất cả pháp thế gian
Thiện, bất thiện, bất động
Và các pháp xuất thế
Đường Niết Bàn b́nh đẳng
Không, vô tướng, vô nguyện
Vô vi và hữu vi
Vô sanh và vô khởi
Đều thấy tánh b́nh đẳng
Biết tánh b́nh đẳng rồi
Theo chỗ đáng tuyên nói
Độ thoát các hữu t́nh
Đức Như Lai vô úy
Tự giải thoát ba cơi
Rồi khai thị giải thoát
Đức Như Lai Thế Tôn
Hiển vô úy thứ hai
Phật biết rơ pháp chướng
Tập khí chẳng chứng đạo
Chẳng thanh tịnh hạ liệt
Chẳng có ḷng hổ thẹn
Chưa có giữ nghiệp thân
Nghiệp khẩu và nghiệp ư
Tham, sân, si, hăi sợ
Sát sanh, trộm của người
Tà dâm và vọng ngữ
Say rượu chẳng kính nhường
Bảy mạn tám chi tà
Đều chẳng phải đạo pháp
Chín điều hại nhiều tội
Mười nghiệp đạo bất thiện
Suy tưởng chẳng hiệp lư
Ngu si không giải thoát
Điên đảo tu các hạnh
Chấp hư vọng phóng dật
Phật biết nói chướng ngại
Đây vô úy thứ ba
Môn thanh tịnh vô lượng
Tu tập chứng Bồ Đề
Phật tự nhiên thông đạt
Nói pháp môn cam lộ
Nhẫn đến số vô lượng
Rất nhiều pháp mầu lành
Giúp Bồ Đề thanh tịnh
Được chư Phật ngợi khen
Nếu khéo tu tập rồi
Mà chẳng chứng giải thoát
Không bao giờ như vậy
Đấng Thập Lực nói thiệt
Nếu suy tưởng hiệp lư
Dứt phiền năo rộng lớn
Quán các pháp b́nh đẳng
Khéo tu tập hạnh thánh
Chẳng chấp trước các tướng
Là pháp là phi pháp
Th́ giải thoát lo sợ
Đức Phật nói như vậy
Khéo biết tất cả pháp
Rỗng trống như hư không
Thấy như ảo như mơ
Th́ giải thoát các cơi
Nếu phóng dật tạo nghiệp
Luân hồi tam giới măi
Nên Phật thương chúng sanh
Muốn họ chứng giải thoát
Đấng Thế Tôn Thập Lực
Thuyết pháp độ thế gian
Là vô úy thứ tư
Thanh tịnh như hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là đức vô úy bất tư nghị của Như Lai mà chư đại Bồ Tát tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào đại Bồ Tát đối với đức đại bi chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai mà tin nhận vâng thờ chẳng lầm chẳng nghi vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ?

Nầy Xá Lợi Phất! Chư Phật Như Lai đức đại bi thường chuyển vận luôn. Tại sao? Chư Phật Như Lai chẳng bỏ tất cả chúng sanh, v́ thành thục chúng sanh nên tất cả thời gian đại bi thường chuyển luôn chẳng dứt.

Nầy Xá Lợi Phất! Đại bi ấy của Như Lai vô lượng như vậy, chẳng thể nghĩ bàn, không ǵ sánh bằng như vậy, vô biên như vậy, chẳng thể nói như vậy, mănh lợi như vậy, lâu dài như vậy mà tùy thuận chúng sanh, nhẫn đến tất cả ngữ nghiệp của Như Lai, đối với đại bi ấy cũng khó tuyên nói. Tại sao vậy? Như Bồ Đề của Như Lai chứng được chẳng thể nghĩ bàn, đại bi của Như Lai v́ chúng sanh mà phát khởi cũng chẳng thể nghĩ bàn như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Như Lai chứng được Bồ Đề?

Nầy Xá Lợi Phất! Do Đức Như Lai nhập vô căn vô trụ như vậy nên chứng được Bồ Đề.

Những ǵ là căn? Những ǵ là trụ?

Có thân là căn, hư vọng phân biệt là trụ.

Nơi hai pháp ấy, Đức Như Lai biết rơ b́nh đẳng nên nói do Đức Như Lai nhập vô căn vô trụ nên chứng được Vô Thượng Bồ Đề.

Chúng sanh chẳng thể biết rơ được hai pháp ấy.

Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ biết rơ pháp vô căn vô trụ như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Luận về Bồ Đề, tánh của nó tịch tịnh. Hai pháp ǵ gọi là tịch và tĩnh? Nơi trong là tịch, nơi ngoài là tĩnh. Tánh của nhăn căn là không ĺa rời ngă và ngă sở, tánh của nhĩ tỷ thiệt thân và ư căn là không rời ĺa ngă và ngă sở. Nếu biết rơ như vậy th́ gọi là tịch. Thiệt biết rơ tánh của nhăn căn là không rời chẳng duyên theo sắc trần, nhẫn đến thiệt biết rơ ư căn là không rời chẳng duyên theo pháp trần. Nếu biết rơ như vậy th́ gọi là tĩnh.

Nơi hai pháp tịch tĩnh ấy, chúng sanh chẳng biết rơ. Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ biết rơ hai pháp tịch và tĩnh.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Phật chứng Bồ Đề tự tánh thanh tịnh.

Thế nào gọi là tự tánh thanh tịnh?

Nầy Xá Lợi Phất! Tánh Bồ Đề, thể nó không nhiễm ô. Tánh Bồ Đề đồng với hư không. Tánh Bồ Đề là tánh hư không. Bồ Đề với hư không b́nh đẳng b́nh đẳng tánh rốt ráo thanh tịnh.

Phàm phu ngu si chẳng biết được tự tánh thanh tịnh như vậy nên bị khách trần phiền năo làm ô nhiễm.

Tất cả chúng sanh đối với tự tánh thanh tịnh ấy chẳng biết rơ được. Đức Như Lai phát khởi đại bi: Phật quyết định sẽ khai thị cho họ biết rơ tự tánh thanh tịnh như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Phật chứng Bồ Đề không nhập không xuất.

Thế nào gọi là hai pháp nhập và xuất?

Nhập là nói chấp các pháp. Xuất là nói chẳng chấp các pháp.

Đức Như Lai thấy rơ pháp tánh b́nh đẳng không nhập không xuất, cũng như Đức Như Lai thấy rơ không thử ngạn không bỉ ngạn. Tại sao? V́ tánh của tất cả pháp rời ĺa thử ngạn và bỉ ngạn. Chứng được pháp ấy nên gọi là Như Lai.

Đối với pháp tánh không nhập không xuất ấy, tất cả chúng sanh không biết rơ được, Đức Như Lai phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ biết rơ pháp tánh không nhập không xuất.

Nầy Xá Lợi Phất! Phật chứng Bồ Đề không tướng không cảnh.

Thế nào gọi là không tướng không cảnh?

Chẳng được nhăn thức gọi là không tướng, chẳng xem nơi sắc gọi là không cảnh. Nhẫn đến chẳng được ư thức gọi là không tướng, chẳng xem nơi pháp gọi là không cảnh.

Nầy Xá Lợi Phất! Không tướng không cảnh ấy là chỗ sở hành của chư thánh. Kẻ phàm phu ngu si trong ba cơi chẳng đi được nơi chỗ đi của chư thánh nên chẳng biết rơ không tướng không cảnh. Đức Như Lai phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ biết rơ pháp không tướng không cảnh ấy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Đề ấy, không có quá khứ vị lai hiện tại, ba đời b́nh đẳng, ba tướng luân dứt.

Thế nào gọi là ba tướng luân dứt?

Nơi đời quá khứ tâm không đoái niệm, nơi đời vị lai thức không chạy đến, nơi đời hiện tại ư không phát khởi. Tâm ư và thức ấy không có an trụ: chẳng phân biệt quá khứ, chẳng chấp trước vị lai, chẳng hí luận hiện tại.

Tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được tánh ba đời b́nh đẳng, ba luân thanh tịnh.

Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật sẽ quyết định khai thị làm cho họ giác ngộ ba đời ba luân b́nh đẳng thanh tịnh như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Phật chứng Bồ Đề vô vi vô tánh.

Sao gọi là vô vi vô tánh?

Tánh Bồ Đề ấy chẳng phải nhăn thức biết được, nhẫn đến chẳng phải ư thức biết được.

Nói vô vi là không sanh không diệt cũng không có trụ. V́ ĺa hẳn ba tướng ấy nên gọi là vô vi.

Nầy Xá Lợi Phất! Người biết vô vi phải biết hữu vi. Tại sao? V́ tự tánh của các pháp tức là vô tánh. Luận về vô tánh tức là thể tánh không hai.

V́ tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được vô tánh vô vi ấy nên Đức Như Lai đối với họ mà phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ vô tánh vô vi ấy.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Phật chứng Bồ Đề dấu tích không sai biệt.

Sao gọi là dấu tích không sai biệt?

Chơn như và pháp tánh, cả hai đều gọi là dấu tích. Tánh không khác biệt, tánh không an trụ gọi là không sai biệt.

Thiệt tế của các pháp gọi là dấu tích. Tánh không động dao gọi là không sai biệt.

Các pháp tánh không gọi là dấu tích. Tánh chẳng thể được gọi là vô sai biệt.

Các pháp vô tướng gọi là dấu tích. Tánh chẳng thể t́m gọi là vô sai biệt.

Các pháp vô nguyện gọi là dấu tích. Tánh không phát khởi gọi là vô sai biệt.

Không tánh chúng sánh gọi là dấu tích. Tức thể tánh là không gọi là vô sai biệt.

Là tướng hư không gọi là dấu tích. Tánh chẳng thể được gọi là vô sai biệt.

Tánh ấy vô sanh gọi là dấu tích. Tánh ấy vô diệt gọi là vô sai biệt.

Tánh ấy vô vi gọi là dấu tích. Tánh ấy không hành không trụ gọi là vô sai biệt.

Là tướng Bồ Đề gọi là dấu tích. Tánh ấy tịch tĩnh gọi là vô sai biệt.

Là tướng Niết Bàn gọi là dấu tích. Tánh ấy vô sanh gọi là vô sai biệt.

Nầy Xá Lợi Phất! V́ tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được dấu tích vô sai biệt ấy, nên Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ dấu tích vô sai biệt ấy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Đề ấy, chẳng thể dùng thân để chứng, chẳng thể dùng tâm để chứng.

Tại sao? V́ tánh của thân vô tri, không có tác dụng như cỏ cây đất đá tường vách. Tánh của tâm cũng vậy, như ảo như mơ như trăng đáy nước.

Nếu giác ngộ được thân tâm như vậy th́ gọi là Bồ Đề.

Nầy Xá Lợi Phất! Chỉ do ngôn ngữ thế tục mà giả danh Bồ Đề. Thiệt tánh của Bồ Đề chẳng nói gọi được, chẳng thể dùng thân để được, chẳng thể dùng tâm để được, chẳng thể dùng pháp để được, chẳng thể dùng phi pháp để được, chẳng thể dùng chơn thiệt để được, chẳng thể dùng phi chơn thiệt để được, chẳng thể dùng chơn đế để được, chẳng thể dùng hư vọng để được.

Tại sao? V́ tánh Bồ Đề ĺa rời ngôn ngữ, rời ĺa tất cả pháp tướng. Lại v́ Bồ Đề không có h́nh tướng để thông ngôn ngữ. Như hư không kia không có h́nh không có chỗ nên chẳng nói được.

Nầy Xá Lợi Phất! Cứ như thiệt mà t́m cầu th́ tất cả pháp đều không thể nói.

Tại sao? V́ trong các pháp đều không có ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ cũng không có các pháp.

V́ tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được chơn lư của các pháp như vậy, nên Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị chơn lư của các pháp ấy cho họ giác ngộ nghĩa lư chơn thiệt như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Đề ấy không lấy không cất.

Những ǵ gọi là không lấy không cất?

Biết rơ nhăn căn th́ gọi là không lấy, chẳng xem nơi sắc trần th́ gọi là không cất.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai chứng Bồ Đề không lấy không cất ấy nên chẳng xem các sắc trần chẳng trụ nơi thức. Nhẫn đến chẳng lấy ư căn chẳng xem pháp trần chẳng trụ nơi thức. Dầu chẳng trụ nơi thức mà Đức Như Lai biết rơ được chỗ trụ của tất cả chúng sanh.

Biết rơ thế nào? Đó là chúng sanh trụ ở bốn pháp.

Những ǵ là bốn? Tất cả chúng sanh, tâm của họ trụ nơi thức, tâm của họ trụ nơi thọ, tâm của họ trụ nơi tưởng, tâm của họ trụ nơi hành.

Đức Như Lai biết thiệt rơ trụ và chẳng trụ như vậy.

V́ tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được thiệt tế vô trụ như vậy nên Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ thiệt tế vô trụ ấy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Đề là tên khác của không. Do không không nên Bồ Đề cũng không. Do Bồ Đề không nên các pháp cũng không. Thế nên Đức Như Lai đúng với tánh không ấy mà giác ngộ các pháp. Đức Như Lai chẳng do không mà giác ngộ pháp không tánh. Đức Như Lai do trí nhứt lư mà giác ngộ pháp tánh không. Không với Bồ Đề, tánh ấy không hai. V́ không hai nên chẳng thể nói đây là Bồ Đề, đây là tánh không. Bởi pháp không hai nên không có hai tướng không hành, rốt ráo chẳng hành cũng chẳng hiện hành.

Nói là không ấy là xa rời nắm lấy. Trong thắng nghĩa đế không có pháp để được. V́ tánh không nên nói là không. Như nói thái hư là hư không, nhưng tánh thái hư chẳng nói gọi được. Pháp không ấy nói tên là không, nhưng tánh không ấy chẳng nói gọi được. Ngộ nhập các pháp thiệt không có tên mà giả lập tên gọi, nhưng tên gọi ấy không phương không xứ, các pháp cũng không phương không xứ như tên gọi ấy.

Đức Như Lai biết rơ các pháp tứ bổn lai không sanh không khởi. Biết như vậy rồi chứng giải thoát, nhưng thiệt tánh ấy không phược không thoát.

Phàm phu ngu si chẳng giác ngộ được tánh Bồ Đề ấy, nên Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định khai thị cho họ giác ngộ thiệt tánh Bồ Đề như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Tánh Bồ Đề b́nh đẳng với hư không. Nhưng tánh của hư không chẳng có b́nh đẳng không b́nh đẳng. Tánh Bồ Đề cũng vậy, không có đẳng chẳng đẳng. Như các pháp tánh không, chơn thiệt, chẳng thể nói là b́nh đẳng hay chẳng b́nh đẳng.

Đức Như Lai giác ngộ tất cả pháp b́nh đẳng, không pháp nào chẳng b́nh đẳng. Giác ngộ đúng thiệt không có chút pháp nào khả dĩ là b́nh đẳng và chẳng b́nh đẳng.

Lượng trí như thiệt của Đức Như Lai cùng tột lượng các pháp. Ǵ gọi là trí như thiệt? Đó là biết rơ các pháp vốn không có mà sanh, sanh rồi ĺa tan, không có chủ mà sanh, không có chủ mà tan. Hoặc sanh hoặc tan đều tùy theo các duyên, trong ấy không có một pháp nào hoặc sanh hoặc tan, cũng không ǵ tùy theo. V́ thế nên gọi Đức Như Lai dứt các nẻo đường mà nói pháp vi diệu.

V́ tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được pháp dứt các nẻo đường ấy, nên Đức Như Lai đối với họ phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ pháp dứt các nẻo đường ấy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Đề là như. Những ǵ gọi là tướng như? Như tướng Bồ Đề, các sắc cũng vậy, đồng chơn như ấy, không có thối hườn mà chẳng đến khắp. Thọ tưởng hành và thức cũng vậy, đồng chơn như ấy không chẳng đến khắp.

Nầy Xá Lợi Phất! Như tướng Bồ Đề đồng chơn như ấy, tánh tứ đại cũng như vậy, đồng chơn như ấy không có thối hoàn mà chẳng đến khắp. Nhẫn đến nhăn giới sắc giới nhăn thức giới, ư giới pháp giới ư thức giới cũng như vậy.

Như tướng Bồ Đề chỉ là giả thi thiết, tất cả các pháp uẩn xứ giới cũng giả thi thiết như vậy.

Biết rơ tướng như vậy th́ gọi là như.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai thiệt giác ngộ chẳng điên đảo, biết rơ rất cả như tiền tế, trung tế và hậu tế cũng như vậy. Tại sao? V́ tiền tế vô sanh, hậu tế không đến, trung tế rời xa. Tất cả như vậy gọi là như.

Một pháp như vậy, tất cả các pháp cũng vậy. Tất cả các pháp như vậy, một pháp cũng vậy. Chẳng phải trong tánh như mà có thể được một tánh và nhiều tánh.

Tất cả chúng sanh chẳng giác ngộ được pháp như ấy, nên Đức Như Lai v́ họ mà phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ pháp chơn như ấy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Đề là nhập nơi hành và nhập nơi vô hành.

Những ǵ gọi là hành và vô hành?

Nầy Xá Lợi Phất! Phát khởi pháp lành gọi là hành. Tất cả các pháp là bất khả đắc gọi là vô hành.

An trụ nơi tâm vô trụ gọi là hành. Môn giải thoát vô tướng tam muội gọi là vô hành.

Nói hành là cân lường toán số quán sát nơi tâm. Nói vô hành là quá cân lường toán số v. v. . .

Thế nào nói là quá cân lường v. v. . . ? V́ tất cả chỗ không có tác dụng các thức.

Nầy Xá Lợi Phất! Nói hành là ở chỗ ấy quán sát hữu vi. Nói vô hành là ở chỗ ấy chứng nơi vô vi.

Phàm phu ngu si chẳng giác ngộ được pháp nhập hành vô hành ấy nên Đức Như Lai v́ họ mà phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ pháp nhập hành vô hành như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Đề là không lưu không thủ.

Những ǵ gọi là không lưu không thủ? V́ ĺa bốn lưu tánh nên gọi không lưu.

Ĺa bốn lưu tánh là ĺa dục lưu tánh, ĺa hữu lưu tánh, ĺa vô minh lưu tánh và ĺa kiến lưu tánh.

V́ ĺa bốn thủ tánh nên gọi không thủ. Ĺa bốn thủ tánh là ĺa dục thủ tánh, ĺa hữu thủ tánh, ĺa kiến thủ tánh và ĺa giới thủ tánh. Bốn thủ ấy đều do vô minh mà tối tăm, bờ ao nước ái ứ bít. Do chấp ngă nên cảm thọ uẩn xứ giới.

Trong ấy, Đức Như Lai biết thiệt rơ căn bổn của ngă thủ mà tự chứng thanh tịnh, cũng làm cho chúng sanh chứng được thanh tịnh.

Nầy Xá Lợi Phất! V́ đă chứng thanh tịnh ấy, nên ở trong các pháp, Đức Như Lai không có phân biệt. Tại sao? V́ phân biệt th́ phát khởi suy tưởng chẳng đúng chơn lư. Mà chứng thanh tịnh ấy chỉ là tương ưng với chơn lư nên chẳng phát khởi vô minh. V́ chẳng phát khởi vô minh nên chẳng phát khởi được mười hai hữu chi. Nếu chẳng phát khởi mười hai hữu chi th́ là vô sanh. Nếu là vô sanh th́ là quyết định. Nếu là quyết định th́ là liễu nghĩa. Nếu là liễu nghĩa th́ là thắng nghĩa. Nếu là thắng nghĩa th́ là nghĩ không nhơn. Nếu là nghĩa không nhơn th́ là nghĩa chẳng nói được. Nghĩa chẳng nói được là nghĩa duyên khởi. Các nghĩa duyên khởi là nghĩa pháp. Nghĩa các pháp là nghĩa Như Lai.

Nầy Xá Lợi Phất! Nếu có thể quán duyên khởi như vậy tức là quán pháp.

Nếu quán pháp tức là quán Như Lai. Quán như vậy th́ rời ngoài chơn như không có sở quán.

Trong ấy thế nào là có sở hữu? Đó là tướng và duyên. Hai pháp ấy, nếu có thể quán không tướng không duyên tức là chơn thiệt quán.

Đức Như Lai do giác ngộ các pháp b́nh đẳng như vậy nên b́nh đẳng.

Phàm phu ngu si chẳng giác ngộ được tánh không lưu không thủ ấy. Đức Như Lai v́ họ mà phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho họ giác ngộ tánh không lưu không thủ ấy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nói Bồ Đề ấy, tánh nó thanh tịnh, không có cấu nhơ, không có chấp trước. Thế nào gọi là thanh tịnh không có cấu nhơ và không có chấp trước? V́ không nên là thanh tịnh, v́ vô tướng nên không cấu nhơ, v́ vô nguyện nên không chấp trước.

Lại v́ vô sanh nên thanh tịnh, v́ vô tác nên không cấu, v́ vô thủ nên không chấp.

Lại là tự tánh nên thanh tịnh, v́ khắp sạch nên không cấu, v́ sáng sạch nên không chấp.

Lại v́ không hí luận nên thanh tịnh, v́ ĺa hí luận nên không cấu, v́ hí luận tịch tĩnh nên không chấp.

Lại v́ là chơn như nên thanh tịnh, là pháp giới nên không cấu, là thiệt tế nên không chấp.

Lại v́ hư tĩnh nên thanh tịnh, v́ vô ngại nên không cấu, v́ không tịch nên không chấp.

Lại v́ biết rơ khắp nơi trong nên thanh tịnh, v́ chẳng hành nơi ngoài nên không cấu, v́ chẳng thể được nên không chấp.

Lại v́ khắp biết rơ uẩn nên thanh tịnh, v́ là giới tự thể nên không cấu, v́ xứ tổn giảm nên không chấp.

Lại v́ quá khứ tận trí nên thanh tịnh, v́ vị lai vô sanh trí nên không cấu, v́ hiện tại pháp giới trụ trí nên không chấp.

Tánh thanh tịnh không cấu không chấp như vậy đồng đến một câu, đó là câu tịch tĩnh. Những tịch tĩnh ấy là tột tịch tĩnh. Tột tịch tĩnh là khắp tịch tĩnh. Khắp tịch tĩnh gọi là Đại Mâu Ni.

Nầy Xá Lợi Phất! Dường như thái hư, Bồ Đề cũng vậy. Như tánh Bồ Đề, các pháp cũng vậy. Như tánh các pháp, chơn thiệt cũng vậy. Như tánh chơn thiệt, quốc độ cũng vậy. Như tánh quốc độ, Niết Bàn cũng vậy. V́ thế nên nói Niết Bàn các pháp b́nh đẳng. Cũng gọi là cứu cánh, v́ không tướng biên tế. Không có đối trị, v́ rời tướng đối trị.

Các pháp như vậy bổn lai thanh tịnh không cấu không chấp.

Nầy Xá Lợi Phất! Nơi tất cả các pháp sắc vô sắc v. v. . . như vậy, Đức Như Lai giác ngộ như thiệt, xem thấy tánh của hữu t́nh thanh tịnh không cấu không chấp, Đức Phật phát khởi đại bi: Nay Phật quyết định sẽ khai thị cho các hữu t́nh giác ngộ pháp thanh tịnh không cấu không chấp.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức đại bi chẳng thể nghĩ bàn ấy của Như Lai chẳng do công dụng nhậm vận thường chuyển luôn lưu bố khắp đầy mười phương thế giới không có chướng ngại.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức đại bi ấy của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô tế như hư không. Nếu có ai muốn t́m cầu biên tế của đức đại bi ấy th́ chẳng khác ǵ kẻ muốn t́m cầu biên tế của hư không.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát nghe đức đại bi của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn đồng hư không rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muôn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Chư Phật chứng Bồ Đề
Không căn không chỗ trụ
Như chỗ Phật đă chứng
Đem dạy cho chúng sanh
Chư Phật chứng Bồ Đề
Tịch tĩnh, tột tịch tĩnh
Thấy nhăn căn nội không
Thấy sắc trần ngoại không
Hữu t́nh chẳng giác ngộ
Tịch tĩnh, tột tịch tĩnh
Phật biết rơ chơn như
V́ họ khởi đại bi
Tánh Bồ Đề sáng sạch
Thanh tịnh đồng hư không
V́ chúng sanh chẳng rơ
Nên Phật khởi đại bi
Chư Phật chứng Bồ Đề
Không đến đi lấy bỏ
V́ chúng sanh chẳng rơ
Nên Phật khởi đại bi
Chư Phật chứng Bồ Đề
Không tướng không cảnh giới
Là chỗ đi của Thánh
Phàm phu chẳng biết được
V́ họ chẳng biết rơ
Hoặc biết mà chẳng thấu
Đức Phật đối với họ
Phát khởi ḷng đại bi
Tự tánh của vô vi
Không sanh cũng không diệt
Cũng vẫn không có trụ
Ba luân luôn giải thoát
Phàm phu chẳng giác ngộ
Tự tánh của hữu vi
Phật thương khởi đại bi
Dạy chơn lư như vậy
Bồ Đề chẳng phải thân
Cũng chẳng phải tâm chứng
Tự tánh thân vô tri
Tâm như ảo như mộng
Phàm phu chẳng giác ngộ
Tánh thể của thân tâm
Phật thương khởi đại bi
Dạy diệu lư như vậy
Chư Phật tự nhiên chứng
Bồ Đề thắng quảng đại
Ngồi an dưới thọ vương
Quan sát tánh chúng sanh
Trèo lên xe sanh tử
Chạy ṿng khắp các loài
V́ thấy họ như vậy
Nên Phật khởi đại bi
Bị kiêu mạn phá hoại
Kiến chấp luân quấn gói
Với khổ tưởng là vui
Vô thường tưởng là thường
Chấp là tịnh là ngă
Là chúng sanh thọ giả
Như Lai quan sát thấy
V́ họ khởi đại bi
Tánh tất cả chúng sanh
Che trùm trong màn si
Không có ánh sáng huệ
Như mây che mặt nhựt
Như Lai quan sát thấy
V́ họ khởi đại bi
Dùng trí sáng không nhơ
Soi sáng đường cho họ
Chúng sanh vào ác đạo
Thường mê mất đường chánh
Đọa địa ngục ngạ quỷ
Hoặc đọa loài súc sanh
Chư Phật đă biết rơ
Dẫn dắt đi đường chánh
Nay Phật thấy họ rồi
Khởi đại bi khai thị
Phật biết tất cả pháp
Chơn như và thiệt tánh
Thanh tịnh đồng hư không
Chứng thành chơn giải thoát
Chúng sanh chẳng biết được
Pháp tịnh diệu như vậy
Như Lai v́ thương họ
Mà phát khởi đại bi.

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là đức đại bi chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai.

Chư đại Bồ Tát nghe đức đại bi chẳng thể nghĩ bàn ấy rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi càng thêm vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là đại Bồ Tát đối với Đức Phật pháp bất cộng chẳng thể nghĩ bàn của Đức Như Lai mà tin nhận vâng thờ không lầm không nghi vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai thành tựu mười tám Phật pháp bất cộng. Do thành tựu mười tám pháp bất cộng ấy nên Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác ở giữa đại chúng như sư tử rống tuyên bố rằng: Ta ở ngôi Thế Tôn chuyển pháp luân lớn mà tất cả thế gian hoặc Người hoặc Trời, Ma Vương, Phạm Vương, Sa Môn, Bà La Môn đều chẳng thể chuyển được đúng pháp.

Những ǵ gọi là mười tám Phật pháp bất cộng?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai ở đời không có các sự lầm lỗi. V́ không lầm không lỗi nên gọi là Như Lai.

Nầy Xá Lợi Phất! Thân nghiệp của Như Lai không lầm lỗi. Tất cả thế gian, hoặc kẻ ngu người trí đều không thể đúng pháp chỉ trích là Như Lai có lỗi lầm nơi thân nghiệp. Tại sao? V́ thân nghiệp của Đức Phật Thế Tôn rốt ráo không lỗi lầm.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư Phật Như Lai bước đi trong đời luôn ngó thẳng đến trước. Tất cả cử chỉ, hoặc xoay ḿnh ngó lại, hoặc cúi hoặc ngước, đắp y, cầm bát, đến lui qua lại, đi đứng ngồi nằm đều không mất oai nghi, luôn đoan nghiêm tường tự.

Nầy Xá Lợi Phất! Nếu lúc Đức Như Lai đi vào thành ấp, hoặc lúc trở về, hai bàn chưn đạp trên không mà tướng thiên bức luân hiện rơ trên đất, mùi thơm đẹp ư và hoa sen vàng tự nhiên vọt ra đỡ chưn của Như Lai.

Nếu có tất cả loài hữu t́nh trong loài súc sanh được chưn Phật chạm phải, th́ hưởng thọ vui khoái măn bảy ngày đêm, sau khi chết được sanh về cơi lành vui.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai mặc y phục, y phục ấy chẳng dính vào thân. Lực lượng của bốn ngón tay Như Lai, ngọn gió tỳ lam chẳng lay động được.

Nầy Xá Lợi Phất! Ánh sáng nơi thân của Như Lai chiếu luôn không ngớt, chạm đến chúng sanh th́ làm cho họ vui thích.

Nầy Xá Lợi Phất! V́ không có tất cả thân tướng lỗi lầm như vậy nên nói là thân nghiệp của Đức Như Lai không có lỗi lầm.

Như chính Phật tự chứng thân nghiệp không lỗi lầm, cũng v́ chúng sanh tuyên nói pháp ấy cho họ dứt hẳn thân nghiệp lỗi lầm.

Nầy Xá Lợi Phất! Ngữ nghiệp của Đức Như Lai không có lỗi lầm. Tất cả thế gian, hoặc người trí kẻ ngu đều không thể chỉ trích là ngữ nghiệp của Như Lai có lỗi lầm. Tại sao? V́ Đức Như Lai là đấng nói đúng thời, đấng nói thiệt, đấng nói chắc, đấng nói phải thời, đấng làm đúng như lời nói, đấng khéo giảng giải từ ngữ, đấng nói lời mà người nghe vui thích, đấng không nói lập lại, đấng nói văn nghĩa trang nghiêm, đấng phát một âm nào cũng đều khiến người nghe tin hiểu vui đẹp.

Nầy Xá Lợi Phất! V́ tất cả lời nói không có tướng lỗi như vậy nên gọi rằng ngữ nghiệp của Như Lai không lầm lỗi. Như tự ḿnh chứng ngữ nghiệp không lỗi, cũng v́ chúng sanh nói pháp ấy cho họ dứt hẳn lỗi lầm nơi ngữ nghiệp.

Nầy Xá Lợi Phất! Tâm niệm của Như Lai không lỗi lầm. Tất cả thế gian, hoặc người trí kẻ ngu không thể ŕnh t́m, đúng pháp chỉ trích được rằng tâm nghiệp của Như Lai có lỗi.

Tại sao? V́ Đức Như Lai chẳng xả pháp định thậm thâm mà có thể phát khởi làm những Phật sự, chẳng nhọc ư lo nơi tất cả pháp mà trí vô ngại nhậm vận thường chuyển nên nói Đức Như Lai tâm nghiệp không lỗi lầm. Như tự ḿnh chứng tâm không lỗi, cũng v́ chúng sanh mà nói pháp ấy cho họ dứt hẳn lỗi lầm nơi tâm.

Đây gọi là Phật pháp bất cộng thứ nhứt của Như Lai: "Ba nghiệp không lầm lỗi".

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Đức Như Lai phát ngôn không có sốt bạo? V́ Đức Như Lai không sốt bạo mà phát ngôn vậy.

Tất cả thế gian, hoặc Ma Vương hoặc quyến thuộc Ma, hoặc chư Thiên, hoặc các nhà ngoại đạo đều chẳng thể ŕnh t́m được chỗ sơ suất của Như Lai.

Nầy Xá Lợi Phất! Ngôn âm của Như Lai vốn không sốt bạo, không theo nơi sốt bạo. Tại sao? V́ từ lâu Đức Như Lai đă ĺa hẳn những tham ái và giận hờn. Dầu được tất cả chúng sanh tôn kính mà tâm Như Lai chẳng cao hứng. Dầu bị khinh khi cũng chẳng có niệm buồn.

Nầy Xá Lợi Phất! Việc làm của Đức Như Lai không có quá thời và chẳng cứu cánh, cũng chẳng v́ việc ấy mà có ăn năn và theo việc ấy mà phát ngôn sốt bạo.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai không có tranh căi với thế gian nên không có lời sốt bạo. Đức Như Lai luôn dừng ở chánh định vô tranh, không chấp ngă, ngă sở, cũng không có sở thủ rời xa những triền phược nên không có lời sốt bạo.

Nầy Xá Lợi Phất! Như tự ḿnh chứng vô lượng ngôn âm không sốt bạo, Đức Phật cũng v́ chúng sanh nói pháp ấy, cho họ dứt hẳn những sốt bạo.

Đây gọi là Phật pháp bất cộng thứ hai của Đức Như Lai: "Lời nói không sốt bạo".

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Đức Như Lai không quên mất chánh niệm? V́ Đức Như Lai luôn an trụ trong tịnh lự giải thoát tam muội, chẳng bao giờ phát sanh mê loạn nơi một pháp nào. Tại sao? V́ trong chánh định, chánh trí chẳng si mê. V́ xem thấy không chướng ngại những tâm hành động chuyển của các hữu t́nh. V́ theo chỗ đáng dạy mà v́ họ tuyên nói diệu pháp không quên mất. V́ ở trong các pháp nghĩa giảng giải biện tài vô ngại không quên mất. V́ đối với quá khứ vị lai và hiện tại, trí vô ngại thấy suốt vô lượng không quên mất.

Như tự ḿnh chứng chánh niệm không quên mất, cũng v́ chúng sanh nói pháp ấy cho họ chứng được chánh niệm ấy.

Đây gọi là Phật pháp bất cộng thứ ba của Đức Như Lai: "Chánh niệm không quên mất".

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Đức Như Lai không có tâm chẳng định?

Nầy Xá Lợi Phất! Hoặc đi đứng ngồi nằm, hoặc ăn uống, hoặc nói nín, Đức Như Lai luôn ở trong thâm định không bao giờ xuất xả. Tại sao? V́ Đức Như Lai chứng được thậm thâm tối thắng thiền định ba la mật đa, đă thành tựu tĩnh lự thậm thâm không chướng không ngại.

Nầy Xá Lợi Phất! Không có hữu t́nh nào hoặc nhập định hay xuất định mà thấy được tâm và tâm sở của Như Lai, chỉ trừ lúc Như Lai dùng thần lực gia bị cho họ.

Như tự ḿnh đă chứng được tâm thường ở trong chánh định, Đức Như Lai cũng v́ các hữu t́nh nói pháp ấy cho họ rời hẳn tâm tán loạn.

Đây gọi là Phật pháp bất cộng thứ tư của Như Lai: "Không có tâm chẳng định".

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Đức Như Lai không có các dị tưởng? Nếu có dị tưởng th́ có thể có tâm niệm không b́nh đẳng. Tâm Như Lai thường b́nh đẳng nên đối với tất cả pháp, Đức Như Lai không có dị tưởng.

Nầy Xá Lợi Phất! Nơi các Phật độ, Đức Như Lai không có dị tưởng, v́ Phật độ như hư không. Nơi các hữu t́nh, Đức Như Lai không có các dị tưởng, v́ tánh hữu t́nh vô ngă. Nơi chỗ chư Phật, Đức Như Lai không có các dị tưởng, v́ trí b́nh đẳng pháp tánh không có sai biệt. Nơi tất cả pháp, Đức Như Lai không có các dị tưởng, v́ pháp ly dục tánh nó b́nh đẳng. Với người tŕ giới, Như Lai không yêu, với người phá giới, Như Lai không giận, với kẻ ơn đều đền đáp, với kẻ oán không ḷng hại, với người được độ đều b́nh đẳng, với kẻ tà định không có ḷng khinh mạn, nơi tất cả các pháp đều b́nh đẳng mà an trụ, v́ thế nên nói Đức Như Lai không có dị tưởng.

Như ḿnh đă chứng không có dị tưởng, Đức Như Lai cũng v́ chúng sanh mà tuyên nói pháp ấy cho họ dứt hẳn các thứ dị tưởng.

Đây gọi là Phật pháp bất cộng thứ năm của Như Lai: "Không có dị tưởng".

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Đức Như Lai không chẳng biết rơ mà xả?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai đă tu tập xong thánh đạo mà chứng đức xả ấy, chẳng phải là chưa tu thánh đạo mà chứng. Đức Như Lai đă tu nơi tâm, đă tu nơi giới, đă tu nơi huệ mà chứng đức xả ấy, chẳng phải chưa tu mà chứng.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức xả của Như Lai là tùy theo trí huệ mà hiện hành, chẳng phải tùy ngu si. Đức xả của Như Lai là xuất thế, chẳng sa nơi thế gian. Đức xả của Như Lai là thánh là xuất ly, chẳng phải chẳng thánh chẳng xuất ly. Đức xả của Như Lai thường chuyển pháp luân thanh tịnh thương mến chúng sanh chẳng bỏ rời. Đức xả của Như Lai nhậm vận thành tựu, v́ chẳng theo nơi đối trị.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức xả của Như Lai không cao chẳng cao cũng chẳng hạ liệt, an trụ được nơi bất động rời xa hai bên, vượt khỏi tất cả suy lường xem xét, quán đăi theo thời cũng chẳng quá thời, không động lay không tư lự, không phân biệt không phân biệt khác, không tu không tổn không có kiêu căng phóng dật, không có thị hiện, là chơn tánh là như tánh, là tánh chẳng hư vọng, chẳng phải tánh chẳng như, có vô lượng đức tánh như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức đại xả của Như Lai thành tựu như vậy, v́ muốn chúng sanh được viên măn đức xả ấy mà nói pháp nầy.

Đây gọi là đức xả vô phân biệt Phật pháp bất cộng thứ sáu của Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là chí dục không lui giảm của Như Lai? Những ǵ là chí dục không lui giảm?

Đó là chí dục nơi pháp lành.

Lại c̣n có nghĩa ǵ gọi là chí dục của Như Lai?

Chí dục đại từ của Như Lai không giảm. Chí dục đại bi của Như Lai không giảm. Chí dục thuyết pháp của Như Lai không giảm. Chí dục điều phục chúng sanh của Như Lai không giảm. Chí dục thành thục chúng sanh của Như Lai không giảm. Chí dục giải thoát của Như Lai không giảm. Chí dục giáo đạo Bồ Tát của Như Lai không giảm. Chí dục nối giống Tam Bảo khiến chẳng đoạn tuyệt của Như Lai không giảm. Tất cả Như Lai chẳng theo nơi dục mà hành động. Chí dục của Như Lai dùng trí huệ làm tiền đạo.

Như tự ḿnh đă chứng chí dục không lui giảm, cũng v́ chúng sanh tuyên nói pháp ấy cho họ chứng được chí dục nhứt thiết trí trí viên măn.

Đây gọi là chí dục không giảm Phật pháp bất cộng thứ bảy của Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là chánh cần không lui giảm của Như Lai?

Đó là chánh cần chẳng bỏ chúng sanh được hóa độ. Chánh cần chẳng có ư xua đuổi chúng nghe pháp. Giáo hóa chẳng lui mất như vậy nên gọi chánh cần của Như Lai chẳng giảm.

Nầy Xá Lợi Phất! Nếu có chúng sanh thích nghe pháp đáng là pháp khí có thể nghe pháp măi cả kiếp không biết mỏi, gặp thính chúng như vậy, Đức Như Lai cũng thuyết pháp suốt kiếp chẳng rời pháp ṭa chẳng ăn uống mà thuyết pháp luôn chẳng nghỉ.

Giả sử cách xa hằng hà sa thế giới có một chúng sanh thuộc giới hạn giáo hóa của Phật, Đức Như Lai liền đích thân đến tại chỗ họ để giáo hóa cho họ được ngộ nhập. Chánh cần của Như Lai không hề mỏi mệt nhọc nhàm chán.

Nầy Xá Lợi Phất! Thân của Như Lai không hề mỏi mệt, ngữ và tâm của Như Lai cũng không hề mỏi mệt. Tại sao? V́ thân ngữ và tâm của Như Lai thường khinh an luôn.

Nầy Xá LợiPhất! Từ nhiều kiếp Đức Như Lai phát khởi tinh tấn và ca ngợi đức tinh tấn, v́ chúng sanh mà nói pháp ấy cho họ siêng tu tập đức tinh tấn để được chứng thánh giải thoát.

Đây gọi là đức chánh cần không giảm Phật pháp bất cộng thứ tám của Như Lai.

Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Đức Như Lai đối với tất cả pháp và tất cả chủng mà tất cả niệm không lui giảm? V́ niệm của Đức Như Lai không lui giảm vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai chứng được Vô Thượng Bồ Đề, quán trí không gián đoạn. Tâm của tất cả chúng sanh nối tiếp biết các sự quá khứ vị lai, nơi trong ấy Đức Như Lai đều biết rơ không có quên mất. Và biết thiệt tâm hành của chúng sanh rồi, Đức Như Lai không hề tác ư trong đó mà sự nhớ biết của Như Lai không lui giảm.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai an lập ba tụ chúng sanh, căn tánh ngộ nhập hiểu biết và tu hành của họ, xét biết rơ rồi Đức Như Lai chẳng để ư nghĩ nhớ quan sát nữa, mà Đức Như Lai thường v́ họ thuyết pháp đúng chỗ chẳng hề thôi nghỉ. Tại sao? V́ đức niệm của Như Lai không lui giảm vậy.

Như tự ḿnh chứng niệm không lui giảm, cũng v́ chúng sanh mà tuyên nói pháp ấy cho họ vĩnh viễn dứt niệm thối giảm.

Đây gọi là đức niệm không giảm Phật pháp bất cộng thứ chín của Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là tam ma địa của Phật không thối giảm?

Nầy Xá Lợi Phất! Tam ma địa của Phật và tất cả pháp, tánh ấy b́nh đẳng, không chẳng b́nh đẳng. V́ tất cả pháp và tất cả chủng pháp không có tánh ǵ chẳng b́nh đẳng.

Lại có nhơn duyên ǵ mà tam ma địa của Phật không giảm?

V́ chơn như b́nh đẳng th́ tam ma địa b́nh đẳng, v́ tam ma địa b́nh đẳng th́ Như Lai b́nh đẳng. V́ hay chứng nhập tánh b́nh đẳng như vậy, nên tam ma địa ấy gọi là đẳng định.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Nếu tham tế b́nh đẳng th́ ly tham tế b́nh đẳng. Nếu sân tế b́nh đẳng th́ ly sân tế b́nh đẳng. Nếu si tế b́nh đẳng th́ ly si tế b́nh đẳng. Nếu hữu vi tế b́nh đẳng th́ vô vi tế b́nh đẳng. Nếu sanh tử tế b́nh đẳng th́ Niết Bàn tế b́nh đẳng.

V́ Như Lai chứng nhập tánh b́nh đẳng như vậy nên tam ma địa của Như Lai không lui giảm. Tại sao? V́ tánh b́nh đẳng không thối giảm vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Tam ma địa của Phật chẳng phải tương ưng với nhăn nhĩ tỷ thiệt thân ư. Tại sao? Do không tương ưng vậy, nhưng nơi Đức Như Lai sáu căn không thiếu.

Tam ma địa của Phật chẳng y nơi địa thủy hỏa phong bốn đại, chẳng y nơi dục giới sắc giới vô sắc giới, chẳng y nơi thế gian nầy và thế gian khác. Tại sao? Do không y vậy. V́ thế mà không lui không giảm.

Đă tự chứng tam ma địa không giảm, Đức Như Lai cũng v́ chúng sanh tuyên nói pháp ấy cho họ chứng được các tam ma địa.

Đây gọi là tam ma địa không giảm Phật pháp bất cộng thứ mười của Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là trí huệ không giảm của Như Lai?

Nầy Xá LợiPhất! Những ǵ là trí huệ của Như Lai?

Đó là trí biết rơ các pháp chẳng nhờ người khác. Trí nói diệu pháp cho các hữu t́nh. Trí thiện xảo vô tận. Trí hiểu biết vô ngại. Trí phân biệt tất cả nghĩa. Trí ngộ nhập một nghĩa cả trăm ngàn đại kiếp nói cũng chẳng hết. Trí dứt lưới nghi khi được nghe. Trí nơi tất cả chỗ không chướng ngại. Trí lập và nói ba thừa. Trí thấu rơ khắp tám muôn bốn ngàn tâm hành của hữu t́nh. Trí mở dạy tám muôn bốn ngàn pháp tạng.

Nầy Xá Lợi Phất! Trí huệ của Như Lai vô biên vô tế không có cùng tận. V́ trí huệ ấy chẳng thể cùng tận vậy.

Do trí huệ ấy chẳng cùng tận, nên từ trí huệ ấy thuyết pháp cũng không cùng tận, v́ thế mà gọi trí huệ của Như Lai không lui giảm.

Như tự chứng trí huệ không giảm, Đức Như Lai cũng v́ chúng sanh nói pháp ấy cho họ chứng được trí huệ vô tận.

Đây gọi là trí huệ không giảm Phật pháp bất cộng thứ mười một của Đức Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là giải thoát không giảm của Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Những ǵ là giải thoát của Như Lai?

Nầy Xá Lợi Phất! Hàng Thanh Văn thừa do ngộ âm thanh mà được giải thoát. Hàng Độc Giác thừa do ngộ các duyên mà được giải thoát. Chư Phật Như Lai do xa rời tất cả chấp trước hai bên mà được giải thoát, nên gọi là Như Lai giải thoát. Giải thoát ấy, với tiền tế th́ không hệ phược, với hậu tế th́ không chuyển hành, với hiện tại th́ không trụ trước.

Nầy Xá Lợi Phất! Nhăn với sắc, hai chấp giải thoát. Nhĩ với thanh, tỷ với hương, thiệt với vị, thân với xúc, hai chấp giải thoát. V́ y chỉ giải thoát nên nhiếp thọ không chấp.

Nầy Xá Lợi Phất! Tâm cùng với trí, tự tánh sáng sạch, thể không vết không nhơ. V́ thế nên chư Phật do sát na tâm tương ưng huệ mà chứng được Vô Thượng Bồ Đề.

Theo chỗ chứng Bồ Đề của ḿnh, Đức Như Lai cũng v́ chúng sanh nói pháp ấy cho họ chứng viên măn Bồ Đề.

Đây gọi là giải thoát không giảm Phật pháp bất cộng thứ mười hai của Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là tất cả thân nghiệp của Như Lai do trí làm tiền đạo và theo trí mà chuyển.

Nầy Xá Lợi Phất! Do v́ Phật đă thành tựu thân nghiệp ấy nên tất cả hữu t́nh hoặc thấy Như Lai liền điều phục, hoặc nghe Như Lai thuyết pháp cũng đều điều phục. V́ thế nên Như Lai hoặc hiện yên lặng điều phục chúng sanh, hoặc hiện uống ăn điều phục chúng sanh, hoặc hiện các oai nghi điều phục chúng sanh, hoặc hiện những tướng thù thắng điều phục chúng sanh, hoặc hiện tùy h́nh hảo điều phục chúng sanh, hoặc hiện vô kiến đảnh điều phục chúng sanh, hoặc hiện tướng nh́n xem điều phục chúng sanh, hoặc hiện thần quang chiếu sáng điều phục chúng sanh, hoặc hiện bước đi cất chưn hạ chưn điều phục chúng sanh, hoặc hiện qua lại thành ấp điều phục chúng sanh.

Nầy Xá Lợi Phất! Nói tóm lại, không có oai nghi nào của Phật mà chẳng điều phục chúng sanh, v́ thế nên nói tất cả thân nghiệp của Như Lai do trí làm tiền đạo theo trí mà chuyển.

Như tự chứng thân nghiệp như vậy, Đức Như Lai cũng v́ chúng sanh nói pháp ấy cho họ chứng nhập thân trí như vậy.

Đây gọi là thân nghiệp theo trí chuyển Phật pháp bất cộng thứ mười ba của Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là tất cả ngữ nghiệp của Như Lai do trí làm tiền đạo và theo trí mà chuyển?

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Phật Như Lai không bao giờ luống thuyết pháp. Do trí là tiền đạo nên lời Phật thọ kư đều tṛn đủ cả. Lời Phật nói ra đều rơ ràng vi diệu.

Nầy Xá Lợi Phất! Ngôn ngữ của Phật theo hiện thật mà chuyển chẳng thể nghĩ bàn. Nay sẽ lược kể:

Ngôn ngữ của Phật là lời nói dễ hiểu rơ, là lời nói dễ biết rơ, lời nói chẳng cao đại, lời nói chẳng ti hạ, lời nói thù thắng, lời nói chẳng tà khúc, lời nói chẳng vấp váp, lời nói chẳng phiền loạn, lời nói chẳng ngập ngừng, lời nói chẳng thô cứng, lời nói chẳng ẩn mất, là lời nói nhu ḥa, lời nói đáng vui thích, lời nói chẳng trống thiếu, lời nói chẳng nhẹ rung, lời nói chẳng lập cập, lời nói chẳng phiền trọng, lời nói chẳng quá mau, lời nói khéo quyết đoán, lời nói khéo giảng giải, lời nói tột hay tốt, lời nói thắng diệu, lời nói khéo xướng đạo, lời nói thanh lớn, lời nói như sấm nổ, lời nói không sót thừa, lời nói như uống cam lộ, lời nói có ư nghĩa, lời nói đáng gần gũi, lời nói quảng đại, lời nói đáng yêu, lời nói không nhiễm trần, lời nói rời trần cấu, lời nói không nhơ, lời nói không đục, lời nói không lỗ măng, lời nói oai nghiêm, lời nói không chướng ngại, lời nói hay dạy dỗ, lời nói sáng sạch, lời nói chánh trực, lời nói không khiếp sợ, lời nói không khuyết giảm, lời nói chẳng nhẹ gấp, lời nói hay sanh vui mừng, lời nói làm cho thân khoan khoái, lời nói làm cho tâm hớn hở, lời nói làm hết tham, lời nói làm dứt sân, lời nói làm mất si, lời nói trừ ma, lời nói dẹp ác, lời nói xô ngă dị luận, lời nói có biểu thị, lời nói như tiếng trống trời, lời nói mà người trí vui thích, lời nói như tiếng tiên điểu, lời nói như tiếng Thiên Đế, lời nói như tiếng Phạm Thiên, lời nói như tiếng hải triều, lời nói như tiếng vân lôi, lời nói như tiếng động đất động núi, lời nói như tiếng chim hồng chúa, chim hạc chúa, chim công chúa, chim hoàng li, chim cộng mạng, chim ngỗng chúa, chim nhạn chúa, lời nói như tiếng lộc vương, như tiếng nhạc, như tiếng loa, như tiếng tiêu, lời nói dễ biết dễ hiểu, lời nói rành rẽ, lời nói đẹp dạ, lời nói đáng lắng nghe, lời nói sâu xa, lời nói không ngọng ngịu, lời nói vui tai, lời nói sanh căn lành, lời nói không thiếu văn cú, lời nói khéo tŕnh bày văn cú, lời nói đúng văn cú, đúng nghĩa, đúng pháp, đúng thời, đáp đúng, chẳng lỗi thời, lời nói biết căn tánh thắng liệt, lời nói trang nghiêm bố thí, thanh tịnh tŕ giới, truyền dạy nhẫn nhục, luyện tập tinh tấn, khiến thích thiền định, ngộ nhập chánh huệ, lời nói đức từ khéo nhóm, đức bi không mỏi, đức hỉ trong sạch, chứng nhập đức xả, lời nói an lập ba thừa, lời nói nối vững Tam Bảo, lời nói thành lập ba tụ, lời nói thanh tịnh ba giải thoát, lời nói tu khắp đế lư, tu khắp trí huệ, lời nói người đạt chẳng chê, lời nói bực thánh khen ngợi, lời nói lượng như hư không, lời nói thành tựu vi diệu nhứt thiết chủng. Lời nói của Như Lai vô lượng vô biên thanh tịnh vi diệu như vậy. V́ thế nên nói ngữ nghiệp của Như Lai dùng trí làm tiền đạo theo trí mà chuyển.

Như tự ḿnh đă chứng ngữ nghiệp như vậy, Đức Như Lai cũng v́ chúng sanh mà tuyên nói pháp ấy cho họ được chứng nhập ngữ nghiệp như vậy.

Đây gọi là ngữ nghiệp theo trí chuyển Phật pháp bất cộng thứ mười bốn của Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là tất cả ư nghiệp của Như Lai dùng trí làm tiền đạo theo trí mà chuyển?

Luận về Như Lai th́ tâm ư và thức đều chẳng nói được.

Luận về Như Lai th́ phải do trí để cầu, v́ trí tăng thượng nên gọi là Như Lai.

Trí của Như Lai theo đến tâm của tất cả chúng sanh, theo vào ư của tất cả chúng sanh, chẳng rời thức của tất cả chúng sanh, đốt sạch các pháp, các tam ma địa, chẳng theo các duyên, vượt quá tất cả cảnh giới sở duyên, xa rời duyên sanh, dứt ba cơi các loài, vượt khỏi giống kiêu mạn, giải thoát nghiệp ma, rời các dua nịnh dối trá, bỏ ngă ngă sở, dứt trừ vô minh si ám, khéo tu các trợ đạo chi, đồng với hư không, chẳng có phân biệt, không khác biệt với pháp giới.

Nầy Xá Lợi Phất! Đức Như Lai chứng nhập ư nghiệp như vậy, trí làm tiền đạo theo đúng tâm của chúng sanh mà thuyết pháp cho họ cũng chứng nhập ư ấy.

Đây gọi là ư nghiệp theo trí chuyển Phật pháp bất cộng thứ mười lăm của Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Đức Như Lai đối với đời quá khứ dùng trí vô trước vô ngại chuyển hành?

Nầy Xá Lợi Phất! Tại sao trí ấy gọi là chuyển hành?

Đức Như Lai dùng trí vô ngại có thể biết được trong vô lượng vô biên đời quá khứ có bao nhiêu quốc độ hoặc thành hoặc hoại, tất cả sự việc xảy ra đó vô lượng vô số, Đức Như Lai đều xét biết. Cho đến trong những quốc độ ấy có bao nhiêu cây cỏ rừng rậm cây thuốc, ở nơi đây Đức Như Lai đều biết rơ. Trong những quốc độ ấy có bao nhiêu chúng sanh sự việc của chúng sanh, Đức Như Lai đều biết rơ. Trong đó có chư Phật xuất thế, chư Phật thuyết chánh pháp, ở nơi đây Đức Như Lai đều biết thiệt rơ. Trong đó có bao nhiêu chúng sanh do Thanh Văn thừa đắc đạo, hoặc do Độc Giác thừa hoặc Đại thừa đắc đạo, Đức Như Lai đều biết rơ. Cho đến những quốc độ ấy có h́nh tướng sai biệt, chúng Tỳ Kheo Tăng, thọ lượng, chánh pháp trụ thế, uống ăn thở hít, Đức Như Lai đều biết rơ.

Nầy Xá Lợi Phất! Tướng dạng đời quá khứ của tất cả hữu t́nh, hoặc chết, hoặc sanh, hoặc cơi, hoặc loài, ở nơi đây Đức Như Lai đều biết thiệt rơ.

Các hữu t́nh ấy bao nhiêu chủng tánh, bao nhiêu căn tánh, bao nhiêu hành tánh, bao nhiêu hiểu biết, có vô lượng thứ sai biệt Đức Như Lai đều biết rơ.

Đức Như Lai lại biết những tâm nối tiếp nhau của tất cả chúng sanh ấy. Như là những tâm không hở xen như vậy, những tâm sanh khởi như vậy, Đức Như Lai đều biết rơ.

Nầy Xá LợiPhất! Hoặc dùng hiện trí, hoặc dùng chủng loại trí, Đức Như Lai chứng biết được tất cả tâm nối tiếp đă quá văng trong đời quá khứ.

Tự ḿnh đă chứng trọn vẹn trí ấy, Đức Như Lai cũng v́ chúng sanh mà nói pháp ấy cho họ được chứng nhập trí như vậy.

Đây gọi là trí vô ngại biết đời quá khứ Phật pháp bất cộng thứ mười sáu của Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Đức Như Lai đối với đời vị lai dùng trí vô trước vô ngại chuyển hành?

Cớ sao trí ấy gọi là chuyển?

Nầy Xá Lợi Phất! Trong đời vị lai có bao nhiêu Đức Phật, hoặc sẽ xuất hiện, hoặc sẽ diệt độ, hoặc lại sẽ có, hoặc lại sẽ không, ở tại đây Đức Như Lai đều biết rơ.

Cho đến đương lai hỏa kiếp, đương lai thủy kiếp, đương lai phong kiếp phá hoại, các quốc độ sẽ tồn tại lâu hay mau, tất cả những sự khác biệt ấy, ở tại đây Đức Như Lai đều biết rơ.

Lại đương lai các quốc độ có bao nhiêu địa giới, có bao nhiêu vi trần, có bao nhiêu cỏ cây lùm rừng cây thuốc, cho đến bao nhiêu tinh tú khác biệt, ở tại đây Đức Như Lai đều biết rơ.

Khắp đến trong mỗi mỗi quốc độ đương lai chư Phật, Độc Giác, Thanh Văn và Bồ Tát xuất hiện ra đời, hoặc uống ăn, hoặc đi đứng, hoặc thở hít, ở tại đây Đức Như Lai đều biết rơ.

Cho đến mỗi mỗi Đức Phật giáo hóa sai khác, quan sát tánh của hữu t́nh sẽ chứng giải thoát, hoặc nương Thanh Văn thừa, hoặc nương Độc Giác thừa, hoặc nương Đại thừa mà chứng giải thoát, ở tại đây Đức Như Lai đều biết rơ.

Cùng tận đời vị lai trong mỗi mỗi quốc độ có bao nhiêu chúng sanh chỗ sanh ra sai khác, cho đến tâm và tâm sở của chúng hữu t́nh ấy, ở tại đây Đức Như Lai đều biết rơ.

Tự ḿnh đă chứng được trí ấy, Đức Như Lai cũng v́ chúng sanh mà tuyên nói pháp ấy cho họ chứng được trí như vậy.

Đây gọi là trí vô ngại biết đời vị lai Phật pháp bất cộng thứ mười bảy của Như Lai.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Đức Như Lai đối với đời hiện tại trí vô ngại vô trước chuyển hành?

Cớ sao trí ấy gọi là chuyển?

Nầy Xá Lợi Phất! Đối với trong tất cả quốc độ hiện tại ở mười phương có bao nhiêu Phật hiện tại, những chúng Thanh Văn, những chúng Độc Giác, những chúng Bồ Tát, có bao nhiêu sai khác Đức Như Lai đều biết rơ.

Đức Như Lai biết rơ hiện tại những sắc tướng của các tinh tú, cỏ cây lùm rừng, địa giới, vi trần v. v. . . tất cả sự việc của tất cả quốc độ hiện tại ở mười phương, Đức Như Lai đều biết rơ. Cho đến tất cả thủy giới, hỏa giới, phong giới trong tất cả quốc độ hiện tại ở mười phương, Đức Như Lai đều biết rơ, cũng biết rơ cả hư không giới.

Đức Như Lai biết rơ hiện tại ba thứ thế gian giới. Biết rơ hiện tại địa ngục chúng sanh giới, sanh nhơn và xuất nhơn của họ. Biết rơ hiện tại súc sanh giới, sanh nhơn và xuất nhơn. Biết rơ hiện tại ngạ quỷ giới, sanh nhơn và xuất nhơn. Biết rơ hiện tại nhơn gian chúng sanh giới, sanh nhơn và tử nhơn. Biết rơ hiện tại thiên thượng chúng sanh giới, sanh nhơn và tử nhơn. Biết rơ hiện tại các tâm tâm sở nối tiếp của tất cả chúng sanh, có tánh phiền năo hoặc rời tánh phiền năo. Biết rơ hiện tại những chúng sanh được hóa độ có căn tánh sai biệt, hiện tại những chúng sanh chẳng phải được hóa độ có căn tánh sai biệt. Vô lượng sự tướng như vậy, Đức Như Lai đều biết thiệt rơ.

Tự ḿnh đă có chứng trí như vậy, Đức Như Lai cũng v́ chúng sanh mà tuyên nói pháp ấy cho họ chứng được trí ấy.

Đây gọi là trí vô ngại biết đời hiện tại Phật pháp bất cộng thứ mười tám của Như Lai.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư Phật Như Lai thành tựu mười tám Phật pháp bất cộng như vậy viên măn không thừa phóng quang minh chiếu sáng tất cả đại chúng khắp mười phương, che khuất tất cả chúng hội thiên ma.

Nầy Xá Lợi Phất! Phật pháp bất cộng của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn vô biên vô tế như hư không. Nếu có người muốn t́m cầu biên tế của Phật pháp bất cộng ấy th́ chẳng khác ǵ người muốn t́m cầu biên tế của hư không.

Chư đại Bồ Tát nghe Phật pháp bất cộng của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn như hư không rồi liền tin nhận vâng thờ không lầm không nghi càng thêm vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy nên nói kệ rằng:

"Thân, ngữ ư nghiệp của Đạo Sư
Không có lỗi lầm cũng không động
Và dùng pháp ấy độ chúng sanh
Đây là pháp bất cộng của Phật
Tâm Phật chẳng cao cũng chẳng hạ
Rốt ráo rời xa sân và ái
Luôn luôn không tranh dứt hẳn tranh
Là pháp bất cộng của Như Lai
Đạo Sư nơi pháp và cùng trí
Giải thoát sở hành không vong niệm
Những trí vô ngại cũng không mất
Là pháp bất cộng của Như Lai
Hoặc đứng hoặc ăn hoặc kinh hành
Hoặc ngồi hoặc nằm tâm thường định
Không loạn cũng không chúng sanh tưởng
Là Pháp bất cộng của Như Lai
Đạo Sư nơi quốc độ chư Phật
Hữu t́nh và Phật không dị tưởng
Đại trí an trụ tánh b́nh đẳng
Là pháp bất cộng của Như Lai
Đạo Sư không có xả giản trạch
V́ khéo tu đạo thắng quyết định
Không có phân biệt nơi các pháp
Là pháp bất cộng của Như Lai
Đạo Sư dục lành không lui giảm
Thường chung cùng từ bi phương tiện
Điều phục chúng sanh rộng vô lượng
Là pháp bất cộng của Như Lai
Đạo Sư tinh tấn thường không giảm
Hóa độ chúng sanh lượng vô biên
Ba nghiệp điều phục các chúng sanh
Là pháp bất cộng của Như Lai
Đạo Sư đại niệm thường không giảm
Ngồi ṭa Bồ Đề thành chánh giác
Giác ngộ các pháp vô lượng giác
Là pháp bất cộng của Như Lai
Không phân biệt không dị phân biệt
Tự nhiên an trụ định b́nh đẳng
Tịnh lự chẳng y tất cả pháp
Là pháp bất cộng của Như Lai
Trí huệ của Phật rất các tường
Liễu đạt tất cả hạnh chúng sanh
Diễn nói pháp mầu tùy ư rơ
Là pháp bất cộng của Như Lai
Thanh Văn Độc Giác chứng giải thoát
Giải thoát của Phật rất thù thắng
Vô ngại ly cấu như hư không
Đại xả của Phật khó nghĩ biết
Chư Phật bổn lai không tâm niệm
Tánh giải thoát tâm luôn nối tiếp
Như pháp giải thoát v́ chúng nói
Là pháp bất cộng của Như Lai
Chúng sanh mắt thấy Phật oai nghi
Hoặc đứng hoặc đi vào thành ấp
Tướng hảo quang minh hiển hiện ra
Họ được điều phục đồng tu thiện
Đạo Sư từ oai phóng quang minh
Vô lượng chúng sanh thọ an lạc
Quang minh chiếu khắp độ chúng sanh
Là pháp bất cộng của Như Lai
Đạo Sư tự nhiên diễn pháp âm
Chúng sanh đều nghe tùy ư hiểu
Được nghe tiếng pháp như vang ứng
Là pháp bất cộng của Như Lai
Đạo Sư vĩnh viễn không ư nghiệp
Những hành nghiệp chuyển đều do trí
Trí vào trong tâm của chúng sanh
Là pháp bất cộng của Như Lai
Các tam ma địa và tịnh lự
Khéo tu thành măn ĺa hí luận
Trụ tánh b́nh đẳng như hư không
Là pháp bất cộng của Như Lai
Nơi tất cả pháp đời quá khứ
Bao nhiêu quốc độ bao nhiêu chúng
Trí Phật vô ngại đều biết rơ
Là pháp bất cộng của Như Lai
Nơi tất cả pháp đời vị lai
Thế giới sẽ có hoặc sẽ không
Chúng sanh quốc độ và chư Thánh
Phật đều biết rơ không sót dư
Đạo Sư quan sát đời vị lai
Tâm tĩnh không bao giờ tán loạn
Chúng sanh và pháp biết như thiệt
Là pháp bất cộng của Như Lai
Nơi tất cả pháp đờihiện tại
Phật trí vô ngại đều biết rơ
Cảnh giới của Phật đồng hư không
Là pháp bất cộng của Như Lai
Đă nói pháp bất cộng của Phật
Đủ số mười tám chẳng nghĩ bàn
Chơn như thiệt tánh đồng hư không
Chư đại Bồ Tát tin nhận được

Nầy Xá Lợi Phất! Đây gọi là Đức Như Lai thành tựu mười tám Phật pháp bất cộng.

Do thành tựu mười tám pháp ấy nên Đức Như Lai ở giữa đại chúng như sư tử rống tuyên bố rằng Đức Phật ở bực Thế Tôn hay chuyển pháp luân thanh tịnh mà tất cả thế gian hoặc Người hoặc Trời, Ma Vương, Phạm Vương, Sa Môn, Bà La Môn đều chẳng thể chuyển đúng pháp được.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát đă an trụ nơi đức tin thanh tịnh, đối với mười bất tư nghị và mười thứ pháp chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai, đều tin nhận vâng thờ chẳng lầm chẳng nghi, càng thêm vui mừng hớn hở phát ư tưởng hy kỳ".

PHẨM NHƯ LAI BẤT TƯ NGHỊ TÁNH

THỨ TƯ

 
Tiếp Tục  1205 Phẩm Tứ Vô Lượng


 
Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0