佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[  中文|   ENGLISH   ]

KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.

QUYỂN 5

Phẩm 10: CHIẾU MINH

Đức Phật dạy:

–Trong Bát-nhã ba-la-mật hay khởi ra nhiều nhân duyên ma đến nỗi khiếncho bị đoạn tuyệt.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Như lời Đấng Thiên Trung Thiên nói, nếu Bồ-tát có nhiều nguy hại là sở dĩ v́ sao? V́ cực kỳ tôn quý, v́ hy hữu cho nên đến nỗi mang hại. Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy hay khởi ra nhiều nhân duyên và người mới phát tâm học hiểu biết rất ít về nó, nên tâm họ không vào được pháp Đại thừa, cũng chẳng đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật. Người ấy đã bị ma chi phối.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Như lời ông nói, người mới phát tâm th́ sự hiểu biết của họ rất ít, tâm họ chẳng vào được pháp Đại thừa, cũng chẳng đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật. Đó là họ đã bị ma chi phối, tự khởi nhân duyên ma làm cho Bát-nhã ba-la-mật bị đoạn tuyệt.

Thiện nam, thiện nữ thọ tŕ, tu học Bát-nhã ba-la-mật mà đọc tụng đều là nhờ oai thần của Phật. V́ sao? V́ đám ma tệ ác không thể chi phối khiếncho đoạn tuyệt. Đó là do sự chễ ngự, hộ tŕ của Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Ví như người mẹ lần lượt sinh con từ vài đứa cho đến mười đứa. Con bà hãy còn nhỏ, nếu bà mẹ bị bệnh th́ không thể bảo vệ, trông nom chúng. Nếu bà mẹ yên ổn không bệnh, th́ bà tự nuôi nấng con khiếnchúng được sống còn. Gặp lúc ấm lạnh, khô ướt, chúng đều được chăm sóc. Đây là sự thị hiện của thế gian.

Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác niệm Bát-nhã ba-la-mật. Nếu người nào thọ tŕ hoặc người nào đọc tụng, biên chép th́ được hộ tŕ. Lại nữa, chư Phật hiện tại ở khắp mười phương thường niệm Bát-nhã ba-la-mật. Đó tức là Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với trí Nhất thiết trí mà thị hiện. Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác từ trong pháp này tự đạt được trí Nhất thiết trí. Nếu có người đã thành Phật hoặc chưa thành Phật hay sẽ thành Phật đều từ Bát-nhã ba-la-mật mà tự đạt đến Vô thượng giác. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là do đạt đến sự chiếu sáng của trí Nhất thiết trí đều từ Bát-nhã ba-la-mật, v́ thế nên thị hiện ở thế gian.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở trong Bát-nhã ba-la-mật chiếu sáng thế gian. Sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật chiếu sáng thế gian? Như Lai lấy ǵ để thị hiện ở thế gian?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Như Lai lấy năm ấm để thị hiện ở thế gian.

Tu-bồ-đề hỏi:

–Trong Bát-nhã ba-la-mật thị hiện năm ấm như thế nào? Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật thị hiện ở năm ấm?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–V́ không bị hoại diệt nên được thị hiện, cũng chẳng phải không hoại diệt mà thị hiện. Không th́ không hoại diệt, cũng không có hoại. Vô tướng, vô nguyện cũng không hoại diệt, cũng không có hoại, v́ thế nên thị hiện ở thế gian.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Thậm chí người nhiều không kể xiết, tâm nhiều không thể kể xiết, Như Lai biết rõ hết họ đều chính là người tự nhiên (tự tánh). Người tự nhiên Như thế, đúng vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai dùng Bát-nhã ba-la-mật để biết rõ người nhiều không thể kể xiết, tâm nhiều không thể kể xiết. Như Lai dùng Bát-nhã ba-la-mật thị hiện hộ tŕ thế gian.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu tâm tật đố, tâm tán loạn Như Lai đều biết. V́ sao nói Như Lai biết đó là tâm tật đố, tâm tán loạn? V́ gốc của pháp ấy không tật đố, không tán loạn, thế nên Như Lai biết.

Sao gọi là biết tật đố, biết tán loạn? Nếu tâm nào cần phải diệt tận th́ đã diệt tận, v́ thế nên Như Lai biết. Nếu có tâm ái dục th́ biết đó là tâm ái dục. Nếu có tâm giận hờn th́ biết đó là tâm giận hờn. Nếu có tâm ngu si th́ biết đó là tâm ngu si. Biết gốc của tâm ái dục th́ không có tâm ái dục. Biết gốc của tâm giận hờn th́ không có tâm giận hờn. Biết gốc của tâm ngu si th́ không có tâm ngu si.

Này Tu-bồ-đề! Chính điều đó khiếnta đắc trí Nhất thiết trí tức là đắc Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ Như Lai không có tâm ái dục. Do không có tâm ái dục nên biết gốc của tâm ấy cũng không có tâm ái dục, v́ thế tâm Như Lai không có ái dục. V́ sao? V́ Như Lai không có tâm giận hờn. Do không có tâm giận hờn nên biết gốc của tâm ấy cũng không có tâm giận hờn, v́ thế tâm Như Lai không có giận hờn. V́ sao? V́ Như Lai không có tâm ngu si. Do không có tâm ngu si nên biết gốc của tâm ấy cũng không có tâm ngu si, v́ thế tâm Như Lai không có ngu si. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật thị hiện hộ tŕ thế gian.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai v́ mọi người nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà tâm của Ngài rộng lớn không điều ǵ không biết. Tại sao nói Như Lai v́ mọi người nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà tâm Ngài rộng lớn không điều ǵ không biết? V́ tâm ấy cũng không rộng, cũng không lớn, cũng không đến, cũng không đi, thế nên Như Lai v́ mọi người nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà tâm của Ngài rộng lớn không điều ǵ không biết.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai v́ mọi người nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà tâm của Ngài rộng lớn không điều ǵ chẳng biết. Tại sao nói Như Lai v́ mọi người nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà tâm Ngài rộng lớn không điều ǵ không biết? V́ tâm ấy cũng không từ đâu đến, cũng không có chỗ trụ. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai v́ mọi người nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà tâm của Ngài rộng lớn không điều ǵ không biết.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai v́ không thể kể xiết người, không thể kể xiết tâm nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà không điều ǵ không biết. Tại sao nói Như Lai v́ không thể kể xiết người, không thể kể xiết tâm, nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà không điều ǵ không biết. V́ tâm ấy không có chỗ trụ, cũng không từ đâu đến diệt tận (Nê-hoàn). V́ chứng Nê-hoàn vô dư nên không điều ǵ không biết. Tâm ấy như hư không, nên biết không thể kể xiết người, không thể kể xiết tâm. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết không thể kể xiết người, không thể kể xiết tâm.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai v́ mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm không thể thấy. Sao gọi là Như Lai v́ mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm không thể thấy? V́ tâm ấy vốn thanh tịnh nên cũng không có tưởng. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai v́ mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm chẳng thể thấy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai v́ mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm chẳng thể thấy. Tại sao nói Như Lai v́ mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm chẳng thể thấy? V́ tâm ấy không thể dùng mắt thấy nó từ đâu đến. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai v́ mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm chẳng thể thấy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai v́ mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết sự muốn được thế th́ sẽ đạt đến thế. Tại sao nói Như Lai v́ mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết sự muốn được thế th́ sẽ đạt đến thễ? V́ biết tất cả sắc từ chẳng thật có mà sinh ra sinh; thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng từ chẳng thật có mà sinh ra sinh. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Tại sao Như Lai biết sự muốn được thế là nguyên nhân để đạt đến thễ? V́ từ tử (chết) đến tử, đó chính là sắc. Từ tử đến bất tử, đó cũng là sắc. Từ bất tử đến bất tử, đó cũng là sắc. Cũng chẳng có tử, cũng chẳng có không tử, đó cũng là sắc. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức từ tử đến tử, đó cũng là sắc. Thức từ tử đến bất tử, đó cũng là sắc. Thức từ bất tử đến bất tử, đó cũng là sắc. Thức cũng chẳng có tử, cũng chẳng không tử, đó cũng là sắc. Thức có nhân, không có ngã, thế gian, đó cũng là sắc. Không có nhân, có ngã, thế gian, đó cũng là sắc. Có mong cầu, không mong cầu, không có ngã, thế gian, đó cũng là sắc. Cũng chẳng có mong cầu, cũng chẳng không mong cầu, cũng không có ngã, thế gian, đó cũng là sắc. Có mong cầu, có ngã có thế gian, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức, đó cũng là sắc. Không mong cầu, không ngã, không thế gian, không thức cũng là sắc. Cũng chẳng không mong cầu, cũng chẳng có mong cầu, cũng không có ngã, thức, đó cũng là sắc. Thủ đắc ngã, thế gian, cũng không có thế gian, đó cũng là sắc. Ngã, thế gian, chẳng thể cùng cực, đó cũng là sắc. Ngã, thế gian có cùng cực, không cùng cực, đó cũng là sắc. Ngã và thế gian cũng chẳng có cùng cực cũng chẳng không cùng cực, đó cũng là sắc. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng vậy. Ngã cùng thế gian, thức cũng chẳng thể cùng cực, đó cũng là sắc. Ngã cùng thế gian, thức có cùng cực, không cùng cực, đó cũng là sắc. Ngã cùng thế gian, thức cũng chẳng có cùng cực, cũng chẳng không cùng cực, đó cũng là sắc. Mạng ấy là thân, đó cũng là sắc. Chẳng phải mạng, chẳng phải thân, đó cũng là sắc. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng vậy.

Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai biết sự muốn được thế là nguyên nhân để được thế. Tại sao nói Như Lai biết sự muốn được thế là nguyên nhân để đạt được thễ? Như Lai biết sắc vốn là không là biết đúng như thật sắc vốn là không. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng vậy. Tại sao nói là biết thức? Biết thức vốn là không. Cái ǵ là vốn là không? Chính cái muốn có sở đắc này là cũng vốn là không. Như Lai cũng vốn là không, nhân trí tuệ mà trụ chân như. Tại sao nói là vốn là không? Thế gian cũng là vốn là không. Cái ǵ là vốn là không? Tất cả các pháp cũng vốn là không. Như các pháp vốn là không, đạo Tu-đà-hoàn cũng vốn là không, đạo Tư-đà-hàm cũng vốn là không, đạo A-na-hàm cũng vốn là không, đạo A-la-hán, đạo Bích-chi-phật cũng vốn là không. Như Lai cũng vốn là không, tất cả đều cùng vốn là không không có sai khác, không chỗ nào chẳng vào, đều biết hết tất cả.

Này Tu-bồ-đề! Như thế, Bát-nhã ba-la-mật tức vốn là không, Như Lai nhân Bát-nhã ba-la-mật mà tự chứng đắc thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chiếu sáng, hộ tŕ thế gian, đó là thị hiện. Đức Như Lai nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật biết hết thế gian vốn là không, không có sai khác. Đúng thế, này Tu-bồ-đề! Như Lai biết tất cả đều vốn là không, v́ thế được tôn hiệu là Phật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Pháp vốn đều không ấy rất sâu. Đó là pháp chư Phật, Bồ-tát đều tự liễu ngộ, ai sẽ là người tin được pháp ấy. Chỉ có người đắc đạo A-la-hán hoặc Bồ-tát không thoái chuyển và Như Lai thành Vô thượng giác mới có thể nói được pháp ấy.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Pháp vốn là không ấy, không có lúc tận, pháp Như Lai thuyết cũng không có cùng tận.

Bấy giờ Thích Đề-hoàn Nhân cùng một vạn chư Thiên cõi Dục, trời Phạm thế cùng hai vạn Thiên tử đều đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi đứng qua một bên.

Chư Thiên tử cõi Dục và cõi Phạm đều bạch với Phật:

–Pháp của Thiên Trung Thiên rất thâm diệu. Cái ǵ làm tướng của nó?

Đức Phật bảo chư Thiên tử:

–Nếu chấp nhận cái ǵ làm tướng th́ đã là chấp trước rồi. Vô tướng, vô nguyện, không có sinh tử phát sinh, vô sở hữu, vô sở trụ là tướng của nó. Tướng của nó như hư không. Tướng mà Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ, th́ chư Thiên, A-tu-luân, quỷ thần chẳng thể lay động di dời được. V́ sao? V́ tướng ấy chẳng thể dùng tay làm ra. Sắc chẳng thể làm ra tướng ấy. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng chẳng thể làm ra tướng ấy.

Đức Phật hỏi chư Thiên tử:

–Nếu nói hư không này có người làm ra th́ có thể tin được không?

Chư Thiên tử bạch Phật:

–Không thể tin có người làm ra hư không. V́ sao? V́ không ai có thể làm ra hư không.

Đức Phật dạy:

–Cũng giống như vậy, này chư Thiên tử, tướng ấy thường trụ, có Phật hay không Phật, tướng ấy vẫn trụ như vậy. V́ trụ như thế nên Như Lai thành Đẳng Chánh Giác. Danh xưng là Như Lai tức là Như Lai vốn là không.

Các vị Thiên tử bạch Phật:

–Tướng ấy rất thâm diệu. Như Lai do đó mà thành Đẳng Chánh Giác. Đức Như Lai biết trí tuệ vô ngại đều từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra. Đó là kho tàng của Phật.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Như Lai nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật thị hiện hộ tŕ thế gian. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai cung kính phụng sự pháp này, cho đến thành Phật cũng đều từ Bát-nhã ba-la-mật. Thế nên, Bát-nhã ba-la-mật được Như Lai cung kính, v́ Như Lai nhờ pháp này mà thành Phật. Đó là báo ân.

Sao gọi đó là sự báo ân của Như Lai? Như Lai từ pháp Đại thừa này mà đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thành Đấng Vô thượng giác. Các Ngài đều từ pháp Đại thừa này mà thành Bậc Vô Sở Trước. V́ thế nên thể hiện sự báo ân.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai biết các pháp vô tác do đó thành Đẳng chánh giác. Biết chúng cũng chẳng phải vô tác nên thành Đẳng chánh giác. Đây là v́ Như Lai báo ân nên thị hiện Bát-nhã ba-la-mật. Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các pháp không có mong cầu, đều từ Bát-nhã ba-la-mật, v́ thế Ngài thị hiện hộ tŕ thế gian.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Các pháp chẳng thể biết, chẳng thể thấy th́ tại sao nói là Bát-nhã ba-la-mật sinh ra Như Lai thị hiện hộ tŕ thế gian?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Nói các pháp đều chẳng thể biết, chẳng thể thấy, có nghĩa là các pháp đều không, v́ thế chẳng thể biết, các pháp chẳng thể hộ tŕ, v́ thế chẳng thể thấy. Các pháp chẳng thể biết, chẳng thể thấy đều từ Bát-nhã ba-la-mật. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Các pháp chẳng thể biết, chẳng thể thấy, v́ từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra. Như Lai thành Đẳng chánh giác thị hiện hộ tŕ thế gian, nên sắc chẳng thể thấy, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng chẳng thể thấy. Chính đó là Bát-nhã ba-la-mật thị hiện hộ tŕ thế gian.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sao gọi là sắc chẳng thể thấy?

Sao gọi là thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thể thấy?

Đức Phật dạy:

–Chẳng thấy nhân duyên của sắc sinh ra thức, cũng chẳng thấy nhân duyên của thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức sinh ra thức, v́ thế thức thành chẳng thể thấy. Như sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thấy, thế gian này cũng chẳng thấy tướng của nó, cũng chẳng thấy thế nào thuộc về thế gian này thị hiện, chúng đều từ Bát-nhã ba-la-mật. Tại sao nói Bát-nhã ba-la-mật thị hiện hộ tŕ thế gian? Nếu lo cho thế gian th́ đó cũng là không. Nếu lo cho thế gian th́ đó cũng là mù mờ (ly tướng). Nếu lo cho thế gian th́ đó cũng là tịch. Nếu lo cho thế gian th́ đó cũng là tịnh. Đó tức là thế gian thị hiện.

Phẩm 11: CHẲNG THỂ TÍNH KỂ

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật cực đại rốt ráo, rốt ráo chẳng thể kể, rốt ráo chẳng thể lường, rốt ráo không có ǵ bằng, rốt ráo không có giới hạn.

Đức Phật dạy:

–Bát-nhã ba-la-mật cực đại rốt ráo, rốt ráo chẳng thể kể, rốt ráo chẳng thể lường, rốt ráo không có ǵ bằng, rốt ráo không có giới hạn. Bát-nhã ba-la-mật an ổn rốt ráo chẳng thể kể là trí Nhất thiết trí vô sư của Như Lai, v́ thế Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo chẳng thể kể.

Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo chẳng thể lường? Chẳng thể lường là trí Nhất thiết trí vô sư của Như Lai chẳng thể bàn, chẳng thể nói, v́ thế Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo chẳng thể lường.

Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo an ổn không có ǵ bằng? Không ai có thể hơn Đức Như Lai, v́ thế Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không có ǵ bằng.

Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không có giới hạn? Trí Nhất thiết trí vô sư của Như Lai không có giới hạn, v́ thế Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không có giới hạn.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–V́ sao trí Nhất thiết trí của Như Lai chẳng thể kể, chẳng thể lường, không có giới hạn?

Đức Phật dạy:

–Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thể kể. Các pháp cũng chẳng thể kể. Các pháp hoàn toàn không thật có, ngay ở trong đó không thể kể.

Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thể lường. Các pháp cũng chẳng thể lường.

Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không có giới hạn. Các pháp cũng không có giới hạn. Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không có giới hạn hoàn toàn không thật có. Giới hạn của các pháp hoàn toàn không thật có. V́ sao? V́ sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không có giới hạn. Các pháp không giới hạn. Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức giới hạn hoàn toàn chẳng thật có, không có chỗ cùng tận. Các pháp giới hạn hoàn toàn chẳng thật có, không có chỗ cùng tận. V́ sao? V́ sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức, các pháp hoàn toàn chẳng thật có. Lúc giới hạn không có chỗ cùng tận th́ thế nào?

Đức Phật dạy:

–Hư không có thể kể là có cùng tận chăng?

Tu-bồ-đề thưa:

–Hư không không thể nào kể là có cùng tận.

Đức Phật dạy:

–Các pháp chẳng thể kể, chẳng thể nói, không có giới hạn. V́ thế, pháp của Như Lai cũng không thể kể, không thể nói, không có giới hạn. Như Lai phát tâm học chẳng thể kể, chẳng thể nói, không có giới hạn, vốn vô tâm, vô niệm, ví như hư không vô tâm, vô niệm. Có tâm, có niệm, theo đó mà sinh tử không có giới hạn. Pháp của Như Lai như hư không, không có giới hạn. Pháp ấy như hư không chẳng thể kể nên nói là chẳng thể kể, chẳng thể nói, không có giới hạn.

Lúc Phật thuyết kinh này, năm trăm Tỳ-kheo Tăng, ba mươi Tỳ-kheo-ni đều đắc A-la-hán, sáu mươi Ưu-bà-tắc, ba mươi Ưu-bà-di đều đắc đạo Tu-đà-hoàn, ba mươi Bồ-tát chứng đắc Vô sở tùng sinh pháp lạc (Vô sinh pháp nhẫn) sẽ được thọ ký thành Phật trong kiếp Hiền này.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu cực đại rốt ráo an ổn!

Đức Phật dạy:

–Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu cực đại rốt ráo an ổn! Trí Nhất thiết trí, đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật đều từ kinh này sinh ra. Ví như nhà vua đã được quán đảnh hiện đang tại vị th́ tất cả quần thần, đất nước nhân dân đều thuộc nhà vua, cũng không còn điều ǵ lo lắng nữa! Các pháp như A-la-hán, Bích-chi-phật, Phật đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật sinh ra, đều từ kinh này thành lập.

Đức Phật dạy tiếp:

–Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thọ, chẳng nhập. Các quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, trí Nhất thiết trí chẳng thọ, chẳng nhập.

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Thế nào là trí Nhất thiết trí chẳng thọ? Thế nào là trí Nhất thiết trí chẳng nhập?

Đức Phật dạy:

–Thế nào, này Tu-bồ-đề! Ông thấy có pháp A-la-hán để nhập chăng?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Con chẳng thấy có pháp ấy để nhập.

Đức Phật dạy:

–Lành thay, này Tu-bồ-đề! Ta cũng chẳng thấy có pháp Như Lai để nhập. Như ta, Như Lai không có nhập, trí Nhất thiết trí cũng không có nhập.

Chư Thiên tử cõi Dục và cõi Sắc đều bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu rất khó hiểu. Những người đã tạo công đức từ thời Phật quá khứ, thuở ấy đã được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu rồi tin. Giả sử người trong tam thiên đại thiên thế giới đều tin pháp này. Tin rồi tu hành trải qua một kiếp, thậm chí chỉ cần quán niệm Bát-nhã ba-la-mật trong một ngày thôi th́ công đức của người này nhiều hơn người kia vô lượng.

Phật nói với chư Thiên tử cõi Dục và cõi Sắc:

–Giả sử có người nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu mà được chứng Nê-hoàn, th́ công đức của người tin rồi tu trong một kiếp không thể nào bằng công đức của người ấy.

Chư Thiên tử cõi Dục và cõi Sắc đều tiến đến đảnh lễ dưới chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra, đi một quãng xa bỗng nhiên ẩn thân về Thiên cung khen ngợi Phật thuyết về công đức.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Nếu có Bồ-tát tin Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu th́ vị này từ chỗ nào sinh đến đây?

Đức Phật dạy:

–Người có niềm tin Như thế, tâm không chút nghi ngờ, ưa thích nghe pháp này không biết chán, trong lòng không muốn xa ĺa vị Pháp sư thuyết kinh. Ví như con trâu nghé mới sinh, lòng không bao giờ muốn xa ĺa mẹ nó. Bồ-tát này từ trong loài người sinh đến đây đều là người đời trước đã học pháp này, hôm nay đến đây lại được học Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu nên tin ưa không muốn xa ĺa.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Nếu có Bồ-tát muốn chóng hoàn thành công đức nên từ cõi nước Phật ở phương khác đến cúng dường Phật. Vậy có người như thế từ phương ấy sinh đến đây không?

Phật dạy:

–Có, Bồ-tát ấy từ cõi nước Phật phương khác đến cúng dường Phật, lại từ phương ấy sinh đến đây, nhờ công đức ấy mà chóng đắc Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu.

Nếu có Bồ-tát từ trên cõi trời Đâu-thuật sinh đến đây, hoặc họ đã từng nghe Bồ-tát Di-lặc thuyết về trí tuệ trong kinh thâm diệu này. Nay sinh đến đây nhờ công đức ấy chóng đắc Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu.

Nếu có Bồ-tát đời trước gặp Phật được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu mà không thưa hỏi về trí tuệ ở trong pháp ấy th́ sinh đến đây nghe pháp Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu tiếp tục nghi ngờ, không tin ưa, không thưa hỏi về trí tuệ trong pháp ấy. V́ sao? V́ đời trước họ có nghi ngờ.

Nếu có Bồ-tát đời trước đã được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, thưa hỏi về trí tuệ ở trong pháp ấy từ một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày, nhờ công đức ấy mà hôm nay chóng đắc Bát-nhã ba-la-mật, thường ưa nghe thích hỏi rồi tin nhận.

Nếu có Bồ-tát có lúc muốn nghe, tâm của vị ấy rối loạn luôn luôn lay động như cán cân lúc cao lúc thấp. Đó là người mới học chưa phát tuệ cho nên lòng tin kém cỏi chẳng thích đắc Bát-nhã ba-la-mật, chán ngán không muốn học rồi bỏ đi. Người như vậy không thể nào thành tựu Phật đạo mà bị rơi vào trong đạo A-la-hán, Bích-chi-phật.

Phẩm 12: THÍ DỤ

Đức Phật dạy:

–Ví như đang đi trong biển cả, thuyền bỗng vỡ, th́ biết rằng người trong thuyền sẽ bị rơi xuống biển chết ch́m, không thể qua biển được. Nhưng trong thuyền ấy có ván, có cột buồm, nếu người nào mạnh mẽ vớ được nó, cỡi trên các vật ấy thuận theo dòng nước được đến bờ th́ phải biết là người đó nhất định chẳng chết ch́m trong nước. V́ họ nhờ vớ được ván hoặc cột buồm. Nếu Bồ-tát có tin ưa, có hạnh quyết định, có tinh tấn, muốn đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà chẳng được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, chẳng được học phương tiện thiện xảo th́ Bồ-tát ấy bị rơi vào trong các quả vị A-la-hán, Bích-chi-phật. Nếu Bồ-tát có tin ưa, có hạnh quyết định, có tinh tấn, muốn đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, được học phương tiện thiện xảo th́ Bồ-tát này không bao giờ lười biếng giữa chừng mà vượt qua khỏi các quả vị A-la-hán, Bích-chi-phật, trụ ngay nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Ví như có người mang chiếc b́nh đất sét chưa nung đi lấy nước, th́ biết là chiếc b́nh ấy chẳng bao lâu sẽ bị rã giữa đường. V́ sao? V́ chiếc b́nh này chưa hoàn thành. Nếu Bồ-tát có tin ưa, có hạnh quyết định, có tinh tấn, muốn đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà chẳng được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, chẳng được học phương tiện thiện xảo th́ Bồ-tát ấy không thể nào đắc trí Nhất thiết trí, giữa chừng lại đâm ra chán nản mà bị rơi vào trong các quả vị A-la-hán, Bích-chi-phật.

Ví như có người mang chiếc b́nh đã hoàn thành đi lấy nước, th́ biết là sẽ yên ổn mang được nước trở về. V́ sao? V́ chiếc b́nh đã hoàn thành. Nếu Bồ-tát có tin ưa, có hạnh quyết định, có tinh tấn, muốn đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, được học phương tiện thiện xảo th́ biết là Bồ-tát này không bao giờ cảm thấy lười biếng dừng nghỉ giữa chừng mà tiến thẳng lên đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Ví như chèo chiếc thuyền hư cũ không được sửa chữa vào trong biển cả, đem của cải chất vào thuyền ấy muốn chở đến một nơi nào đó, th́ biết thuyền này chẳng thể nào đến nơi, dọc đường đắm ch́m, tiêu tan của cải. Nếu Bồ-tát có tin ưa, có hạnh quyết định, có tinh tấn, muốn đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà không được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, không được học phương tiện thiện xảo th́ Bồ-tát ấy giữa chừng sẽ chán nản rồi đánh mất của báu quý giá, lại còn bỏ đại trân bảo đi. Cái ǵ là đại trân bảo? Đó chính là Phật. Bồ-tát này giữa chừng rơi vào các quả vị A-la-hán, Bích-chi-phật.

Ví như có người sáng suốt kéo chiếc thuyền hư cũ lên bờ sửa chữa xong mới cho hạ thủy, chất của cải xuống thuyền chở đến nơi muốn đến, th́ biết là thuyền này không bị tan vỡ giữa đường mà chắc chắn an toàn đến nơi. Nếu Bồ-tát có tin ưa, có hạnh quyết định, có tinh tấn, muốn đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, th́ biết là Bồ-tát ấy không bao giờ lười biếng đời giữa chừng mà đang an trụ trong đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. V́ sao? V́ Bồ-tát ấy một lòng có tin ưa, có hạnh quyết định, có tinh tấn nên không bao giờ còn rơi vào trong quả vị A-la-hán, Bích-chi-phật, mà hướng thẳng đến cửa Phật.

Ví như có người một trăm hai mươi tuổi, quá già thân thể bất an hoặc bệnh hàn, bệnh nhiệt nằm liệt giường. Người ấy có thể tự đứng dậy được chăng?

Tu-bồ-đề thưa:

–Không thể được. V́ sao? V́ người ấy quá già không còn sức lực. Giả sử lành bệnh đi nữa vẫn không thể tự đứng dậy bước đi.

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát có tin ưa, có hạnh quyết định, có tinh tấn, muốn đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà chẳng được học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật th́ không thể nào đến Phật đạo, sẽ giữa chừng dừng nghỉ, rơi vào trong quả vị A-la-hán, Bích-chi-phật. V́ sao? V́ người ấy không được học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu.

Đức Phật dạy tiếp:

–Nhưng nếu người ấy lành bệnh phong hàn thân thể khỏe lại, ý muốn đứng dậy đi, có hai người mạnh khỏe, mỗi người đỡ một bên nách hoặc nắm tay dắt đi từ từ. Họ nói với người bệnh: “Cứ yên tâm đừng sợ, chúng tôi sẽ đưa đến nơi muốn đến, nghĩa là không bỏ ở giữa đường.” Như vậy, người bệnh ấy có thể đến nơi muốn đến được chăng?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy có thể đến nơi.

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát có tin ưa, có hạnh quyết định, có tinh tấn, muốn đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, được học phương tiện thiện xảo th́ Bồ-tát ấy không bao giờ lười biếng ở giữa chừng, mà có thể đạt đến cứu cánh là đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Phẩm 13: PHÂN BIỆT

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát mới phát tâm phải học Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát mới phát tâm cần phải gần gũi Thiện tri thức, kính mến Thiện tri thức, có thiện ý tuân theo lời giáo huấn của Bát-nhã ba-la-mật. Thế nào là tuân theo lời giáo huấn của Bát-nhã ba-la-mật? Đó là nếu khi Bố thí th́ Bồ-tát phải hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không được chấp sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức. V́ sao? V́ trí Nhất thiết trí của Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu không có chấp trước. Nếu Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ th́ phải đem hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không được chấp sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức. V́ sao? V́ trí Nhất thiết trí không có chấp trước, không được ưa thích đạo A-la-hán, Bích-chi-phật. Bồ-tát mới phát tâm phải học Bát-nhã ba-la-mật Như thế.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bồ-tát chịu khổ v́ muốn đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát yên ổn chịu khổ là v́ ở thế gian hộ, v́ thế gian tự quy, v́ thế gian xá, v́ thế gian độ, v́ thế gian đài, v́ thế gian đạo.

Thế nào là Bồ-tát v́ thế gian hộ? Thế gian tử sinh khổ sở, Bồ-tát đều cứu hộ, giáo hóa, độ thoát. Đó là thế gian hộ.

Thế nào là thế gian tự quy? Sinh, già, bệnh, chết thảy đều độ thoát. Đó là thế gian tự quy.

Thế nào là thế gian xá? Bồ-tát đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, được mệnh danh Như Lai, lúc ấy v́ thế gian thuyết kinh không có chấp trước, đó là thế gian xá. Thế nào là không có chấp trước? Sắc không có dính mắc, không có trói buộc, sắc ấy không từ đâu sinh, không diệt về đâu. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng vậy. Các pháp cũng không có có dính mắc, không có trói buộc như vậy.

Thế nào là thế gian độ? Sắc ấy chẳng phải là sắc th́ đó là độ. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức ấy chẳng phải là thức th́ đó là độ. Độ là chẳng chấp các pháp.

Tu-bồ-đề thưa:

–Như lời Phật dạy, độ là các pháp đắc Vô thượng giác. V́ sao? V́ không chấp trước chăng?

Đức Phật dạy:

–Đúng thế, v́ không chấp trước, Bồ-tát chịu khổ quán niệm pháp không biết mỏi mệt đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thành Phật, nhân đó thuyết kinh. Đó cũng là thế gian độ.

Thế nào là thế gian đài? Ví như cái đài trong nước, nước kia bị tách làm hai. Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức, quá khứ, vị lai, hiện tại bị đứt đoạn làm hai. Cũng giống như vậy, các pháp cũng đứt đoạn. Giả sử các pháp đoạn th́ đó là cam lộ, đó là Nê-hoàn. Bồ-tát quán niệm pháp không biết mỏi mệt đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đó là thế gian đài.

Thế nào là thế gian đạo? Bồ-tát đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác bèn thuyết sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không. Thuyết các pháp không, pháp ấy cũng không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Các pháp không, các pháp không có tưởng, các pháp không có xứ sở, các pháp không có thức, các pháp không từ đâu sinh ra. Các pháp không, các pháp như mộng, các pháp như nhất, các pháp như huyễn, các pháp không có giới hạn, các pháp không thật có, đều như nhau không có khác.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Ai là người hiểu được Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu?

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát cầu pháp này đã từ lâu, đó cũng là người đã tạo công đức từ thời Phật quá khứ đến nay. Chỉ có những người như thế mới hiểu được Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu.

Tu-bồ-đề thưa:

–Thế nào là cầu pháp này đã từ lâu?

Đức Phật dạy:

–Ĺa bỏ sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không còn có nữa th́ mới hiểu biết Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu này.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bồ-tát này v́ thế gian đạo chăng?

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát này đắc Vô thượng giác làm bậc thầy dẫn đường cho không thể kể xiết vô số người.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bồ-tát chịu khổ mặc áo giáp đại công đức v́ thế mặc áo giáp đại công đức không trói buộc; sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không trói buộc, cũng chẳng trụ ở A-la-hán, Bích-chi-phật, cũng chẳng chấp trí Nhất thiết trí. V́ các pháp không trói buộc, nên mặc áo giáp đại công đức.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bồ-tát cầu Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu chẳng nên t́m cầu ở ba cõi.

Đức Phật hỏi:

–V́ sao Bồ-tát cầu Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu chẳng nên t́m cầu ở ba cõi?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu cũng chẳng có người nắm giữ, cũng chẳng không người nắm giữ. Từ trong Bát-nhã ba-la-mật v́ không có pháp được sinh ra, nên nắm giữ Bát-nhã ba-la-mật là nắm giữ không, nắm giữ Ba-la-mật là nắm giữ các pháp, nắm giữ Ba-la-mật là nắm giữ không sở hữu, nắm giữ Bát-nhã ba-la-mật là nắm giữ sự không chấp trước.

Đức Phật dạy:

–Trong Bát-nhã ba-la-mật, phải biết Bồ-tát không thoái chuyển ấy đối với Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu không chấp trước, không bao giờ nghe theo lời người khác, tâm không sợ hãi, không biếng nhác. Bồ-tát ấy đã từng thưa hỏi về trí tuệ trong kinh thâm diệu này từ thời Phật quá khứ, hôm nay được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, tâm tiếp tục không sợ hãi, không biếng nhác.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Nếu Bồ-tát nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu tâm không sợ hãi, không biếng nhác, v́ sao cần phải quán Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật dạy:

–Tâm hướng đến trí Nhất thiết trí, đó là quán Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề thưa:

–Thế nào là tâm hướng đến trí Nhất thiết trí?

Đức Phật dạy:

–Tâm hướng đến không, đó là quán trí Nhất thiết trí. Quán trí Nhất thiết trí, đó là chẳng quán chẳng thể kể trí Nhất thiết trí, như chẳng thể kể sắc tức là chẳng phải sắc, như chẳng thể kể thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức tức là chẳng phải thức. Cũng chẳng vào, cũng chẳng ra, cũng chẳng đắc, cũng chẳng biết, cũng chẳng có biết, cũng chẳng không biết, cũng không sinh, cũng không diệt, cũng không có người tạo tác, cũng không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, cũng không sở kiến, cũng không sở tại. Như vậy, không chẳng thể hạn lượng, chẳng thể kể trí Nhất thiết trí, chẳng thể kể không có người làm Phật, không có người đắc Phật, không có người từ trong sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức đắc Phật, cũng không có người từ Bố thí ba-la-mật, Tŕ giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật-đắc Phật.

Chư Thiên tử cõi Dục và cõi Sắc bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, khó hiểu, khó rõ, khó biết.

Đức Phật bảo chư Thiên tử:

–Bát-nhã ba-la-mật rất thâm diệu, khó hiểu, khó rõ, khó biết. Đức Như Lai yên ổn chứng ngộ rất sâu kinh này, nên biết Vô thượng Chánh giác không có tạo tác, Vô thượng Chánh giác cũng không có Vô thượng Chánh giác. Kinh này như hư không sâu thẳm, không có kinh nào sánh bằng như các pháp không từ đâu đến cũng không đi về đâu.

Chư Thiên tử cõi Dục và cõi Sắc đều bạch Phật:

–Hiễm có người ở thế gian tin kinh thâm diệu này! Người thế gian tham đắm các dục, v́ xót thương họ nên Phật thuyết kinh thâm diệu này.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế! Này chư Thiên tử, hiễm có người thế gian tin kinh thâm diệu này! Họ tham đắm các dục, v́ xót thương người thế gian nên Phật thuyết kinh thâm diệu này.

Phẩm 14: VỐN LÀ KHÔNG

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Các pháp theo thứ lớp mà không chấp trước. Các pháp không có tướng như hư không. Kinh này không từ đâu sinh ra. Các pháp t́m cầu không có đắc.

Các Thiên tử cõi Dục và cõi Sắc bạch Phật:

–Đệ tử Tu-bồ-đề thuyết pháp như thế là theo lời dạy của Như Lai, chỉ thuyết về không tuệ.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế, này các Thiên tử! Đó là theo lời dạy của Như Lai.

Chư Thiên tử hỏi Phật:

–Thế nào là theo lời dạy của Như Lai? Như nói pháp không từ đâu sinh th́ có phải là theo lời dạy của Như Lai chăng?

Đức Phật dạy:

–Đúng thế, này các Thiên tử! Các pháp không từ đâu sinh là theo lời dạy của Như Lai. Theo lời dạy của Như Lai th́ chính là không. Các pháp vốn không cũng không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Như Lai vốn không th́ các pháp cũng vốn không. Các pháp vốn không th́ Như Lai cũng vốn không, không có vốn không khác. Này Tu-bồ-đề! Như vậy theo vốn không chính là Như Lai vốn không. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Trụ Như Lai vốn không là trụ theo lời dạy của Như Lai.

Như Lai vốn không không khác là vốn không không khác. Các pháp chính là không khác, không khác Như Lai vốn không không ngăn ngại nên các pháp vốn không không ngăn ngại. Như Lai vốn là không nên các pháp vốn không ngại. Một vốn không như nhau không có vốn không khác. Không có người tạo tác, tất cả đều vốn không, cũng lại không vốn không. Như vậy Như Lai vốn không không hư hoại cũng không mục nát, các pháp chẳng thật có. Này Tu-bồ-đề, theo các pháp dạy: Như Lai vốn không, các pháp vốn không như nhau không khác ở trong pháp chân thật vốn không.

Này Tu-bồ-đề! Theo lời dạy của Như Lai th́ Như Lai vốn không không có quá khứ, vị lai, hiện tại. Các pháp vốn không có quá khứ, vị lai, hiện tại.

Này Tu-bồ-đề! Theo lời dạy của Như Lai th́ Như Lai vốn không, Như Lai quá khứ vốn không, Như Lai vị lai vốn không, Như Lai hiện tại vốn không như nhau không khác. Sự như nhau không khác này là chân thật vốn không. Bồ-tát đắc cái chân thật vốn không th́ được gọi là Như Lai.

Khi đó đất đai chấn động sáu cách, Đức Như Lai giảng nói tiếp về vốn không:

–Này Tu-bồ-đề! Theo lời dạy của Như Lai th́ chẳng thọ sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức, chẳng thọ Tu-đà-hoàn, Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật. Này Tu-bồ-đề! Như vậy là theo lời dạy của Như Lai.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Vốn không này rất thâm diệu.

Đức Phật dạy:

–Vốn không này rất thâm diệu, rất thâm diệu!

Lúc Phật thuyết pháp vốn không này, hai trăm Tỳ-kheo Tăng đều đắc đạo A-la-hán, năm trăm Tỳ-kheo-ni đều đắc đạo Tu-đà-hoàn. Năm trăm vị trời đều đắc Vô sở tùng sinh pháp lạc (Vô sinh pháp nhẫn). Trong số đó, có sáu mươi vị Bồ-tát mới học đều đắc đạo A-la-hán.

Đức Phật dạy:

–Sáu mươi vị Bồ-tát này vào thời quá khứ đều đã cúng dường năm trăm Đức Phật. Họ bố thí chấp trước, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn chấp tướng; thiền chẳng biết không, ĺa không; chẳng được phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật cho nên hôm nay họ đều thủ đắc quả vị A-la-hán. Bồ-tát có tu đạo Bồ-tát th́ đắc Không, đắc Vô tướng, đắc Vô nguyện, nhưng nếu Bồ-tát ấy chẳng đắc phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật th́ ở giữa chừng đắc quả vị A-la-hán, không quay trở lại đạo Bồ-tát nữa.

Ví như có một con chim lớn, thân nó dài tám ngàn dặm hoặc hai vạn dặm, nhưng lại không có cánh, từ trên trời Đao-lợi nó tự gieo ḿnh xuống châu Diêm-phù-lợi, rơi chưa đến đất, nó bỗng hối hận, muốn ở giữa chừng quay trở lên trời Đao-lợi, có thể được không?

Xá-lợi-phất thưa:

–Không thể quay trở lên được!

Đức Phật dạy:

–Con chim này rơi xuống châu Diêm-phù-lợi, mà muốn cho thân nó đừng đau, có thể nào khiếncho nó không đau được chăng?

Xá-lợi-phất thưa:

–Không thể được! Con chim này rơi xuống đất thân nó chẳng thể nào không đau hoặc chết giấc hoặc chết hẳn. V́ sao? V́ thân nó to lớn, lại không có cánh.

Đức Phật dạy:

–Giả sử Bồ-tát ấy trong số kiếp nhiều như cát sông Hằng bố thí chấp trước, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn chấp tướng, thiền cũng chẳng nhập vào không, chẳng đắc phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật, khởi tâm muốn cầu Phật đạo, tất cả họ đều muốn làm Phật nhưng giữa chừng đắc quả A-la-hán, Bích-chi-phật. Bồ-tát ấy ở chỗ Phật quá khứ, vị lai, hiện tại tŕ giới, tinh tấn, Tam-muội, trí tuệ, nghe nói đến trí Nhất thiết trí của Phật đều nghĩ chấp tướng cầu th́ đó là chẳng tŕ giới, tinh tấn, Tam-muội, trí tuệ của Như Lai, chẳng hiểu biết trí Nhất thiết trí, chỉ tưởng như nghe tiếng mà thôi, bèn muốn từ đó thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác th́ chẳng thể được, mà ở giữa chừng đắc quả vị A-la-hán, Bích-chi-phật. V́ sao? V́ chẳng đắc phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật.

Xá-lợi-phất thưa:

–Như lời Phật dạy, v́ trong ý niệm mà tuệ Bồ-tát ĺa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật nên mới đắc đạo A-la-hán, Bích-chi-phật. Nếu có Bồ-tát thật sự nghiêm túc muốn đắc đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác th́ cần phải học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật.

Chư Thiên tử cõi Dục và cõi Sắc bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật khó hiểu, khó rõ, khó biết, do đó muốn cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó đắc.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật rất thâm diệu khó hiểu, khó rõ, khó biết. Như con nghĩ dùng trí tuệ trong pháp Bát-nhã ba-la-mật cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác th́ dễ đắc. V́ sao? V́ vô sở hữu th́ do đâu mà đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác! Các pháp đều không th́ cầu pháp cũng hoàn toàn chẳng thật có, sẽ thành Vô thượng Chánh giác. Cầu pháp vô sở đắc th́ không có người thành Vô thượng Chánh giác, cũng không có người đắc Vô thượng Chánh giác. Nếu có nghe các pháp không th́ cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác dễ đắc.

Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề:

–Như lời của Tôn giả Tu-bồ-đề nói th́ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là khó đắc. V́ sao? V́ không, cho nên chẳng nghĩ ta sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Pháp không này khiếncho dễ đắc. V́ sao? V́ Bồ-tát nhiều như số cát sông Hằng đều đắc.

Tu-bồ-đề hỏi:

–Thế nào, Tôn giả Xá-lợi-phất! Dùng sắc để đắc chăng?

–Không!

–Ĺa sắc để đắc chăng?

–Không!

–Dùng thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức để đắc chăng?

–Không!

–Sắc vốn không có đắc chăng?

–Không!

–Ĺa sắc vốn không, có pháp đắc chăng?

–Không!

–Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức vốn không có đắc chăng?

–Không!

–Ĺa thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức vốn không có pháp đắc chăng?

–Không!

–Vốn không này có khiếncho đắc chăng?

–Không!

–Ĺa vốn không có pháp khiếncho đắc chăng?

–Không!

–Giả sử pháp ấy không thật có, th́ pháp nào khiếncho đắc?

Xá-lợi-phất nói:

–Như pháp của Tôn giả Tu-bồ-đề thuyết, không có Bồ-tát là người đắc. Đức Phật nói ba hạng người có đức là người cầu A-la-hán, Bích-chi-phật và Phật. Ba hạng người này chẳng tính là ba, v́ như Tôn giả Tu-bồ-đề nói th́ chỉ là một đạo mà thôi.

Bân-mạn-đa-ni-phất (Mãn Từ Tử) nói với Xá-lợi-phất:

–Tôn giả nói một đạo, điều này cần phải hỏi lại!

Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề:

–Tôn giả Tu-bồ-đề nói một đạo, v́ thế tôi xin hỏi.

Tu-bồ-đề nói:

–Thế nào, ở trong vốn không có thấy ba đạo chăng?

Xá-lợi-phất nói:

–Chẳng thấy! V́ sao? V́ từ trong vốn không, chẳng thật có ba việc.

Tu-bồ-đề nói:

–Vốn không, một việc có thủ đắc được không?

–Không!

–Thế nào, trong vốn không có thủ đắc một đạo được không?

–Không!

–Giả sử, điều ấy thật sự chẳng thật có, cho nên nói A-la-hán, Bích-chi-phật, Phật là đạo vốn không, không có khác. Nếu Bồ-tát nghe thuyết về vốn không mà tâm không biếng nhác th́ Bồ-tát ấy sẽ được thành Phật.

Đức Phật dạy:

–Đúng như lời Tu-bồ-đề nói, đều là nhờ oai thần của Phật khiếncho ông ấy nói Như thế. Bồ-tát nghe thuyết về các pháp vốn không như nhau không khác mà tâm không biếng nhác th́ sẽ được thành Phật.

Xá-lợi-phất thưa:

–Thế nào là Bồ-tát thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát cần phải thành tựu những điều ǵ?

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát phải b́nh đẳng tiếp xúc với tất cả mọi người, phải có lòng lành, không được có ý tổn hại, thường nên có lòng từ, không được buông lời giận dữ, luôn luôn phải có lòng tốt và tâm ngay thẳng.

KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT



previous.png

MỤC LỤC

next.png



Uploaded on 2019/10/14

 

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0