* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ | KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

VT 1880

Kim Sư Tử Chương Vân Gian Loại Giải

Việt Dịch : Thích Nguyên Chơn

Thứ ba, 31 Tháng 5 2016 18:25

Chính văn: Sa-môn Pháp Tạng trụ chùa Đại Tiến Phước tại Kinh đô thuật.

Giải thích: Tấn Thủy, sa-môn Tịnh Nguyên.

TỰA

          Nếu không có thí dụ th́ pháp không thể hiển bày, nếu không có pháp th́ không cần lập dụ. V́ thế bậc chí nhân ngộ tánh Nhất chân chẳng sai biệt, nên dùng sư tử vàng để thí dụ; thấy căn cơ chúng sanh bất đồng, nên dùng các pháp chương[1] để dẫn dắt.

Lớn lao thay! Nếu chẳng có tổ Hiền Thủ từ bi soạn một áng văn Nhất thừa, mở toang chỗ bí áo trong mười phương, th́ biết lấy ǵ để truyền ḷng từ mà dạy hậu thế, tùy căn cơ mà trao cho! Lại nếu chẳng phải hoàng đế Thiên Sách[2] khiêm hạ tâm vạn thừa[3], tôn kính giáo Tam bảo, th́ đâu có thể nhờ thí dụ mà liễu ngộ pháp, từ pháp mà đạt tánh! Tuy nhiên, văn này lại được khắp các thiền đường, giảng hội tôn quí, nên có nhiều người chú giải. Hiện có bốn bản của bốn vị lưu hành trong thiên hạ. Trong đó đầu tiên là thiền sư Thanh Nguyên Chỉ Quán, sau đó là đại sĩ Chiêu Tín Pháp Đăng. Gần đây lại có hai vị đồng hiệu Hoa Tạng là pháp sư Tứ Cù Chiêu Dục và tôn giả Ngũ Đài Thừa Thiên[4]cũng nối tiếp nhau trước thuật.

Xem qua các bản chú giải này, có bản th́ văn rườm rà mà nghĩa thiếu sót, có bản th́ câu cú dài mà giáo lại sai lạc, khiến cho những người tu tâm hay giảng thuyết vừa khởi chí nguyện tu tập hay hoằng truyền, lại rơi vào t́nh chấp lấy bỏ. Tịnh Nguyên tôi bất tài, mỗi khi nghĩ đến những lời văn vừa nhă vừa chánh, th́ ḷng lại đau xót. Cho nên sau đó không lâu, tôi nghiên cứu hai bản huyền nghĩa của Tấn kinh[5], tham khảo hai bản chú giải Đường kinh[6], thấy trong các bản chú giải Sư tử chương nêu trên, chỗ nào văn rườm rà th́ gọt bỏ, nghĩa thiếu sót th́ thêm vào, câu cú dài th́ lược gọn, giáo sai lạc th́ chỉnh đúng. C̣n những lời pháp và văn từ ảo diệu hoàn toàn phù hợp với yếu chỉ Sư tử chương của tổ sư, th́ theo nghĩa loại[7] mà giải thích.

          Sách soạn xong tại Thiện Trụ các, Vân Gian, nên đề là Vân Gian loại giải.

          Ngày mồng tám tháng tư, năm Canh Thân, niên hiệu Nguyên Phong thứ nhất (1078), đời Triệu Tống, Trung Quốc.

Hoa nghiêm Kim sư tử chương: Hoa nghiêm là tên kinh. Kim sư tử chương là tên của bản văn. Đây là nêu thí dụ để hiển rơ pháp, như trong lời tựa đă tŕnh bày.

Sa-môn Pháp Tạng trụ chùa Đại Tiến Phước tại Kinh đô thuật

Kinh đô tức kinh đô Trường An, nơi đóng đô của Hán Cao tổ. Chùa Đại Tiến Phước, ngôi chùa do Đường Trung tông xây dựng. Sa-môn là tên gọi bao hàm nghĩa “sanh thiện diệt ác” của đệ tử Phật. Pháp Tạng là tên húy của tác giả. Việc xuất gia, truyền đạo, phiên dịch, giảng thuyết và đức lớn của đại sư được ghi đầy đủ trong Tống Cao tăng truyện[8]và trong văn bia do quan Bí thư Thiếu giám Diêm Triều Ẩn soạn. Như việc phán định năm chương giáo đạo[9], th́ Lũng Tây ca ngợi trong Thích luận, gom tập sáu lớp quán môn[10]th́ Hà Đông suy tôn trong bia tháp. Hoặc giả, vâng theo yếu chỉ chương này mà lấy làm phép tắc, th́ hai bộ sớ của Hoa nghiêm và Viên giác đều chép rơ ràng. Thuật, trong Nhạc kí ghi chú là ‘minh’, Trịnh Huyền chú là giải thích ư nghĩa.

Sách được chia thành mười môn:

1.Luận về duyên khởi: Bậc chí thánh thuyết giáo đều lấy nhân duyên làm tông. Duyên th́ có duyên bên trong, bên ngoài khác nhau, có thế và xuất thế sai biệt. Cho nên trước tiên luận về duyên khởi.

2.Bàn về sắc-không: Trước tiên nói duyên khởi. Duyên khởi th́ chẳng ngoài sắc và không. Huyễn sắc thuộc tục đế, chân không thuộc chân đế. Hai đế không ngăn ngại, chỉ một trung đạo. Cho nên thứ hai là bàn về sắc-không.

3.Căn cứ ba tánh: Theo Không tông, th́ tục đế nói về hữu, tức Biến kế sở chấp và Y tha khởi. Chân đế nói về không, tức Viên thành thật. Cho nên thứ ba, căn cứ theo ba tánh.

4.Hiển thị vô tướng: Biến kế chấp th́ t́nh có mà lí không; Y tha th́ tướng có mà tính lại không; Viên thành th́ lí có mà t́nh lại không, tánh có mà tướng không. Cho nên thứ tư là hiển thị vô tướng.

5.Thuyết về vô sanh: Bốn môn trước th́ chân-tục, hữu-vô đều thành đối đăi. Một môn này chỉ luận về diệu tánh vốn không tăng giảm. Cho nên thứ năm là thuyết vô sanh.

6.Luận về năm giáo: Diệu tánh vô sanh, vượt ngoài số lượng, bặt hết dấu vết, nhưng cơ duyên có cảm th́ theo căn tánh mà phân từng loại. Cho nên thứ năm là luận về năm giáo.

7.Thống suất mười huyền: Dùng nghĩa để phân giáo, th́ có năm giáo. Bốn giáo trước đều thiên về hoặc là Đại, hoặc Tiểu, hoặc Thủy, hoặc Chung, hoặc Đốn, hoặc Tiệm, chỉ một giáo này viên dung. Cho nên thứ bảy nói thống suất mười huyền.

8.Khái quát sáu tướng: Mười huyền của tổ Vân Hoa[11] đặt nền tảng từ quán môn. Sáu tướng của Cương Tạng[12]bắt nguồn từ kinh Hoa nghiêm. Kinh và quán dung thông. Cho nên thứ tám nói đến bao quát sáu tướng.

9.Thành tựu Bồ-đề: Văn từ mạnh mẽ về sáu tướng, yếu chỉ sâu kín của một kinh, phàm t́nh không thể ghé mắt, chỉ bậc có trí nhăn mới có thể xem. Sắp dạo chơi nơi biển Tát-bà-nhă, nên thứ chín là nói thành tựu Bồ-đề.

10.Nhập niết-bàn: Trí quả niết-bàn là niềm vui ngộ pháp, đoạn quả bồ-đề là niềm vui tịch tĩnh. Chiếu soi mà hằng vắng lặng, tâm yên định như biển nên thứ mười là nói nhập niết-bàn.

I.LUẬN VỀ DUYÊN KHỞI

Vàng không có tự tánh, chỉ tùy nhân duyên thợ giỏi.

Vàng dụ cho chân như không nắm giữ tự tánh. Thợ giỏi dụ cho sanh diệt luôn tùy thuận vọng duyên.

Mà có h́nh tướng sư tử hiện khởi.

Ở đây dụ cho chân vọng ḥa hợp, tạo thành thức a-lại-da. Thức này có hai đặc tính là giác và bất giác. Giác, làm duyên khởi cho tịnh; bất giác, tạo duyên khởi cho nhiễm.

Cho nên khởi chỉ có duyên, nên gọi là duyên khởi.

Kinh ghi: “Các pháp từ duyên khởi, không duyên th́ chẳng khởi”, đây là môn lí sự vô ngại, đồng nhất duyên khởi. Trong chương thứ nhất, câu đầu nêu duyên, câu tiếp nói khởi, câu sau cùng tổng kết. Nhưng giải thích chương này không chỉ trích từ nghĩa trong luận Khởi tín mà c̣n lấy văn sau làm chuẩn.

II.BÀN VỀ SẮC KHÔNG

Tướng sư tử không thật, chỉ có vàng thật mà thôi.

Tướng huyễn sắc đă không thật, th́ chỉ có tánh chân không là thật.

Tướng sư tử chẳng có, thể của vàng chẳng không.

Sắc tướng từ duyên sinh nên chẳng có, phân biệt với thật sắc mà phàm phu chấp trước; tánh không bất biến th́ chẳng không, phân biệt với đoạn diệt không của ngoại đạo chấp trước.

Cho nên gọi là sắc không.

Sắc uẩn đă như thế, th́ các pháp cũng như thế. Kinh Đại phẩm Bát-nhă ghi: “Nếu các pháp chẳng không, th́ không có đạo và quả”.

Câu đầu nêu sắc và không, câu kế giải thích cả hai, câu cuối kết luận cả hai.

Lại nữa, ‘không’ không thật có tự tướng, phải nhờ vào sắc để rơ được không.

Chân không này không ngăn ngại sắc tướng, nên quán không mà muôn hạnh hiện đầy khắp.

Nhưng không này không ngăn ngại huyễn hữu, nên gọi là sắc không.

Huyễn sắc này chẳng ngăn ngại chân không, nên vào hữu mà chỉ một đạo thanh tịnh.

Tóm lại, chương này trước tiên luận tánh tướng bất biến tùy duyên để phân biệt chấp đoạn và chấp thật. Sau căn cứ vào đặc tính không trụ sanh tử và niết-bàn để nói về bi và trí.

III.CĂN CỨ BA TÁNH

Sư tử do t́nh chấp mà có, đó là Biến kế chấp.

Đối với ngă và tất cả pháp, do vọng t́nh suy lường tính toán nên đều chấp là thật có, giống như đứa bé ngu si thấy mặt người trong gương liền cho là thật, với đầy đủ chất ngại như xương thịt… Cho nên nói do t́nh chấp mà có.

Sư tử tựa như có, đó là Y tha.

Các pháp bị chấp giữ này nương vào các duyên tương ứng khác mà khởi, hoàn toàn không có tự tánh, chỉ là tướng hư vọng, như ảnh trong gương, nên nói là tựa như có.

Tánh của vàng th́ bất biến, nên gọi là Viên thành.

Chân tâm bản giác, thủy giác hiển hiện đều thành tựu viên măn, chân thật thường trụ, như đặc tính trong sáng của gương, nên gọi là bất biến.

Có bản ghi là “không thay đổi” th́ cũng đồng với văn trên y cứ vào nghĩa Không tông, bởi để tóm kết văn trước mà khởi phát ư sau. Chương này dẫn Tánh tông để giải thích văn nghĩa, cũng dùng dụ để giải thích dụ. Giáo nghĩa chương của pháp sư Hiền Thủ nói ba tánh, mỗi tánh có hai nghĩa. Hai nghĩa của Biến kế sở chấp là t́nh hữu, lí vô. Hai nghĩa của Y tha khởi là tựa có và vô tánh. Hai nghĩa của Viên thành thật là bát biến và tùy duyên. Đoạn văn này chỉ nói nghĩa thứ nhất của mỗi tánh mà ẩn nghĩa thứ hai. Điều này, suy theo ư tổ có lẽ ngài muốn đơn phức song hành.

IV.HIỂN THỊ VÔ TƯỚNG

Vàng thâu trọn tướng sư tử.

Đă tóm thâu vàng ṛng mà thành tượng sư tử, bèn khiến cho các tướng của sư tử đều mất.

Ngoài vàng ṛng, thật không có tướng sư tử.

Vàng ṛng chỉ cho lí, sư tử dụ cho sự. Giống như sư Đỗ Thuận nói: “Ngoài chân lí th́ hoàn toàn không có sự”.

Cho nên gọi là vô tướng.

Phẩm Như Lai danh hiệu, kinh Hoa nghiêm ghi: “Đạt được pháp vô tướng, th́ trụ nơi Phật an trụ”. Kinh Vô lượng nghĩa ghi: “Một pháp chính là vô tướng”. Nhưng phẩm Như Lai danh hiệu th́ nói theo quả, kinh Vô lượng nghĩa th́ nói theo lí. Lí và quả tuy khác, nhưng vô tướng th́ chỉ một mà thôi.

V.THUYẾT VỀ VÔ SANH

Khi thấy sư tử sanh khởi, th́ chỉ là vàng sanh khởi.

Câu đầu nói pháp hư vọng tùy duyên, câu sau nói chân tánh bất biến. Trong kinh Đại thừa mật nghiêm có hai câu kệ: “Như vàng tạo ra nhẫn, xoay vần chẳng khác nhau”.

Ngoài vàng này th́ không có một vật nào khác.

Ĺa tánh bất biến th́ không có một tướng tùy duyên nào. Phẩm Vấn minh, kinh Hoa nghiêm ghi: “Chưa từng có một pháp được vào trong pháp tánh”.

Sư tử tuy có sanh diệt, nhưng thể của vàng chưa từng thêm bớt.

Sự việc đă h́nh thành th́ như có sanh, mà tánh vàng không tăng, nên khởi chỉ có pháp khởi. Thể không th́ tựa như diệt mà tánh vàng không giảm, nên diệt chỉ là pháp diệt.

Cho nên gọi là vô sanh.

Đại kinh[13]ghi: “Tánh của uẩn không thể diệt, nên nói là vô sanh”. Kinh lại ghi: “V́ không, nên chẳng diệt, đó chính là nghĩa vô sanh”. Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao ghi: “Vô sanh là pháp thể của Phật, các kinh luận đều nói lí vô sanh”. Kinh Lăng-già ghi: “Tất cả pháp chẳng sanh”. Trung luận ghi: “Nói bất sanh là luận theo tông thể”.

VI.LUẬN VỀ NĂM GIÁO

1.Sư tử tuy là pháp nhân duyên, nhưng sanh diệt trong từng niệm.

V́ sư tử thuộc pháp duyên sanh, nên trong Nguyên nhân luận khi nói về giáo Tiểu thừa cũng ghi: “Từ vô thủy đến nay, do sức nhân duyên nên trong từng niệm, từng niệm sanh diệt nối tiếp không dừng”.

Thật không có được tướng sư tử.

Kế tiếp luận này lại ghi: “Hàng phàm ngu không biết, nên chấp đó là thật”.

Đây là giáo Thanh văn ngu pháp.

     Do nghe thuyết bốn đế mà ngộ giải, nên gọi là Thanh văn. Chỉ mới trừ ngă chấp, nhưng chưa thông đạt pháp không, nên gọi là ngu pháp.

Có bản ghi: “Pháp của người ngu là giáoThanh văn”, nhưng giáo này, dưới th́ gồm thâu hàng trời người, nhưng do sâu kín nên thâu cạn; trên th́ bao phủ cả Duyên giác, v́ lí và quả đồng. Giống như căn cứ theo người mà nói về tạng, nên chỉ lập Thanh văn tạng.

2.Pháp duyên sanh này.

Câu này là tóm kết câu trước mà khởi ư văn sau. Chữ ‘sư tử’ trong môn đầu cũng thông đến môn này. Ba môn sau cũng như vậy.

Đều không có tự tánh, hoàn toàn là không.

Đầu tiên, từ khi có sắc h́nh hài, tâm suy nghĩ đến cuối cùng là quả Phật Nhất thiết chủng trí đều không có tự tánh, vượt ra ngoài hữu, chỉ là chân không. Bởi tự tánh của sắc là không, chứ không phải sắc diệt rồi mới không.

Đây là Đại thừa thủy giáo.

Thủy tức là khởi đầu. Kinh Đại phẩm ghi: “Không chính là môn đầu tiên của Đại thừa”. Giáo này có hai là Thủy giáo cũng gọi là Phần giáo. Ở đây chỉ nêu Thủy giáo, bởi kinh Giải thâm mật nói thời giáo thứ hai và thứ ba đồng cho định tánh và vô tánh đều không thành Phật. Ở đây hợp hai thời giáo ấy lại thành một và gọi là Thủy giáo.

3.Dù hoàn toàn không, nhưng chẳng ngại huyễn hữu hiển hiện rơ ràng.

Không là chân không, nhưng không ngại huyễn hữu. Tức ngay nơi nước mà nói về sóng.

Duyên sanh nên giả hữu, hai tướng không hữu đồng thời tồn tại.

Hữu là huyễn hữu, nhưng chẳng ngăn ngại chân không. Tức ngay nơi sóng mà bàn về nước.

Đây là Đại thừa Chung giáo.

Duyên khởi vô tánh, tất cả đều Như, mới là lời cùng tột của Đại thừa, nên gọi là chung vậy. Giáo này cũng có hai là Chung giáo và Thật giáo. Do đối với Thủy giáo mà lập tên Chung giáo. Do đối với Phần giáo mà gọi lập tên Thật giáo; phần cũng gọi là quyền. Thủy quyền mà chung thật, dùng hữu hiển tông Thật. Nhưng hai tông Chung-Thật và hai giáo Thủy-Phần đều là môn Tiệm giáo của Đại thừa.

4.Hai tướng này triệt tiêu lẫn nhau, khiến cả hai đều mất.

Dùng lí triệt tiêu sự th́ sự mất, tức chân lí chẳng phải sự. Dùng sự triệt tiêu lí th́ lí mất, tức sự pháp chẳng phải lí. Giống như môn H́nh đoạt vô kí[14]trong Hạnh nguyện sớ.

T́nh thức và tướng hư giả, chẳng tồn tại.

Câu này lại giải thích ngược lại môn trên. Bởi lí sự đều tiêu, th́ t́nh thức và tướng hư giả không tồn tại.

Đều không có lực dụng, không hữu đều mất.

Do ở trước lí sự triệt tiêu nhau nên không c̣n lực dụng. Trong đó lí triệt tiêu sự th́ diệu hữu mất, sự triệt tiêu lí th́ chân không mất. Tâm kinh lược sớ ghi: “Không hữu đều tiêu, nhất vị hằng hiển hiện”.

Đường danh ngôn bặt dứt, tâm không c̣n nơi nương gá.

Câu này kết luận chung tâm hành và ngôn ngữ đều bặt dứt. Luận Bảo tạng ghi: “Ngộ được ‘lí’ th́ đường ngôn ngữ dứt, thể hội ‘chỉ’ th́ chỗ tâm hạnh bặt”.

Đây là Đại thừa Đốn giáo.

Ngôn thuyết liền mất, lí tánh liền hiện, một niệm chẳng sanh tức Phật. Cho nên kinh Lăng-già ghi: “Đốn, giống như ảnh lập tức hiện trong gương, chứ không hiện dần dần”. Đốn có hai nghĩa: Một, căn cơ đốn, như văn này đă tŕnh bày; hai, hóa nghi đốn, thuộc Viên giáo nói ở sau.

5.Pháp t́nh thức diệt, thể tánh hiện kết thành một khối.

V́ t́nh thức đă diệt, như trong Đại sớ[15]ghi: “T́nh đă tận, lí hiển bày, các kiến chấp tự tiêu vong”. Kết thành một khối, theo pháp th́ kết thành chân tánh, theo dụ th́ kết thành một khối vàng ṛng. Trong bài tựa Thiền nguyên chư thuyên tập đô tự của Tể tướng Bùi Hưu có ghi: “Nung chảy b́nh, mâm, ṿng, xuyến đúc thành một khối vàng ṛng”.

Phát khởi nhiều đại dụng.

Khởi th́ nhất định hiện toàn chân, dụng th́ sóng dậy, nước trào, toàn chân thể vận hành.

Muôn ngh́n hiện tượng hiển hiện rơ ràng, giao xen nhau mà không lẫn lộn.

Vạn pháp khởi nhất định đồng thời, lí nhất tế th́ không sau trước. Giải thích hai tiết trên đều y cứ theo Vọng tận hoàn nguyên quán.

Tất cả tức một, cả hai đều vô tánh.

Tức trong vô lượng nhận biết một. Đại kinh ghi: “Tất cả hạt bụi nơi Hoa Tạng, trong mỗi hạt bụi đều hiện pháp giới”.

Một tức tất cả mà nhân quả rơ ràng.

Tức trong một biết tất cả. Thiền nguyên chư thuyên tập đô tự ghi: “Quả thấu nguồn nhân, giai vị viên măn mà vẫn c̣n là Bồ-tát”.

Lực và dụng thu nhiếp lẫn nhau, cuộn và buông tự do không trở ngại.

Một có lực ắt thâu nhiều làm dụng, th́ cuộn tất cả cái khác vào trong một, nên nói ‘Tất cả tức một, cả hai đều vô tánh’. Nếu nhiều có lực ắt thâu một làm thể, th́ buông một vị tự kỉ vào trong tất cả, nên nói ‘Một tức tất cả’ mà nhân quả rơ ràng’. Văn tuy có trước sau mà nghĩa th́ đồng thời, nên nói ‘Cuộn và buông tự do, không trở ngại’.

Đây là Viên giáo Nhất thừa.

Tuy nói là pháp giới duyên khởi vô ngại, tương tức tương nhập, trùng trùng vô tận, nhưng cũng có hai: Một là Đồng giáo Nhất thừa viên măn, nhiếp thâu toàn thể các tông; Hai là Biệt giáo Nhất thừa cũng viên măn, khác biệt toàn thể các tông.

VII.THỐNG SUẤT MƯỜI HUYỀN

1.Vàng và sư tử đồng thời thành lập, đều hoàn hảo và đầy đủ.

Sử tử đầy đủ sáu căn thành lập đồng thời với vàng, biểu thị cho nhân-pháp, nhân-quả, thể-dụng đều đầy đủ. Kinh Diệu nghiêm ghi: “Biển Nhất pháp môn vô tận đồng hội tụ trong đạo tràng Nhất pháp”.

Đây là môn Đồng thời cụ túc tương ưng.

Đại sớ ghi: “Một giọt nước biển mà đầy đủ vị của trăm sông”.

2.Nếu mắt sư tử thâu nhiếp toàn thân sư tử, th́ toàn thân là mắt. Nếu tai sư tử thâu nhiếp toàn thân sư tử, th́ toàn thân sư tử là tai.

V́ thuần nhất một việc, một cảnh.

Các căn đồng thời thâu nhiếp lẫn nhau, tất cả đều đầy đủ.

Dung hội sự đồng nhất của các căn cũng giống như nói về sự sai biệt của mắt và tai.

Thế th́ mỗi mỗi đều tạp, mỗi mỗi đều thuần, là tạng viên măn.

Mắt tức tai… gọi là tạp. Như Bồ-tát vào một tam-muội, th́ tu đủ cả sáu độ, vô lượng vô biên các hạnh đức khác cũng đồng thời thành tựu, nên gọi là tạp. Tai chẳng phải là mắt… th́ gọi là thuần. Lại nữa, như vào một tam-muội, chỉ thực hành bố thí, th́ không có vô lượng vô biên các hạnh khác, đây chính là thuần. Như Giáo nghĩa chương ghi: “Thuần tạp tự tại, tất cả đều đầy đủ, gọi là tạng viên măn”.

Đây là Chư tạng thuần tạp cụ đức môn.

Tên gọi này do đại sư Chí Tướng[16]lập, c̣n sư Hiền Thủ th́ gọi môn này là Quảng hiệp tự tại vô ngại môn. Đại sớ ghi: “Như tấm gương nhỏ mà hiện h́nh ảnh ở cách xa ngh́n dặm”.

3.Vàng và sư tử dung nhập trong nhau mà thành lập nghĩa một-nhiều vô ngại.

Nhiều dung nhập một, th́ sáu căn được thành lập; nhiều dung nhập nhiều th́ sư tử không sai biệt.

Trong đó lí và sự đều bất đồng.

Tánh của vàng dụ cho lí, sư tử dụ cho sự. Hai pháp này dung nhập trong nhau mà tánh tướng lại khác biệt.

Hoặc một, hoặc nhiều, mỗi mỗi vẫn ở yên tại vị trí của ḿnh. Cho nên trong kinh Hoa nghiêm có bài kệ: “Một cơi Phật biến khắp mười phương, mười phương vào hết trong một cơi mà bản tướng của thế giới vẫn không mất, do công đức vô thượng, nên mới như thế”.

Đây là Nhất đa tương dung bất đồng môn.

Đại sớ ghi: “Như thắp một ngh́n ngọn đèn trong một ngôi nhà, ánh sáng chiếu rọi giao xen lẫn nhau”.

4.Các căn của sư tử và mỗi một sợi lông đều dùng vàng thâu hết tướng sư tử.

Các căn, các sợi lông, mỗi mỗi đều thâu nhiếp toàn thể.

          Mỗi mỗi chi tiết trên thân đều hiện khắp nơi mắt của sư tử, mà mắt tức tai, tai tức mũi, mũi tức lưỡi, lưỡi tức thân.

          Các căn tương tức, thể chẳng nằm ngoài dụng.

          Nhưng mỗi mỗi đều tự tại thành lập, không ngăn ngại nhau.

          Kinh ghi: “Một tức là nhiều, nhiều tức là một, văn tùy theo nghĩa, nghĩa thuận theo văn”.

          Đây là Chư pháp tương tức tự tại môn.

          Đại sớ ghi: “Như vàng mà màu sắc của vàng, hai loại này không ĺa nhau”.

5.Nếu nh́n sư tử chỉ thấy sư tử mà không thấy vàng, th́ sư tử hiện c̣n vàng ẩn.

Đây là tướng hiện mà tánh ẩn.

Nếu nh́n vàng chỉ thấy vàng mà không thấy sư tử, th́ vàng hiện mà sư tử ẩn.

Đây là tánh hiện mà tướng ẩn.

Nếu nh́n thấy vàng và sư tử, th́ cả hai đều ẩn, đều hiện.

Đây là tánh tướng đồng thời, ẩn hiện cùng lộ.

Ẩn th́ bí mật, hiện th́ lộ bày.

Phẩm Hiền Thủ, kinh Hoa nghiêm ghi: “Ở tây phương th́ nhập chánh thọ, ở phương đông th́ xuất định”.

Đây là Bí mật ẩn hiển câu thành môn.

Đại sớ ghi: “Như vầng trăng chiếu trên hư không, sáng tối đồng hiện”.

6.Vàng và sư tử hoặc ẩn hoặc hiện, hoặc là một, hoặc là nhiều.

Khi nh́n thấy vàng th́ tựa như sư tử ẩn, chỉ một loại vàng hiển lộ. Khi nh́n thấy sư tử th́ tánh vàng giống như ẩn, chỉ các căn sư tử hiển lộ trọn vẹn.

Định là thuần, định là tạp; có lực dụng, không có lực dụng.

Vàng ṛng nhất thể thuần mà có lực, sáu căn sai biệt tạp mà không có lực dụng.

Tức đây tức kia, chủ-bạn chiếu soi nhau.

Đây là chủ, kia là bạn, ánh sáng đan xen soi chiếu lẫn nhau.

Sự-lí đồng hiện, dung nhập lẫn nhau.

Giáo nghĩa chương ghi: “Giống như bó tên, tất cả đầu mũi tên đồng thời cùng hiển lộ”.

Chẳng ngăn ngại an lập, thành tựu đến chỗ vi tế nhất.

Kinh ghi: “Trong một hạt bụi vô lượng cơi, cơi lại là bụi khó tính lường”.

Đây là Vi tế tương dung an lập môn.

Đại sớ ghi: “Như b́nh lưu li chứa đầy hạt cải”.

7.Tại mắt, tai… , các chi phần và mỗi một sợi lông sư tử đều có sư tử vàng. Sư tử ở chỗ sợi lông bất chợt đồng thời vào trong các sợi lông.

V́ tất cả thâu nhiếp tất cả rồi đồng vào trong một, tức giao xen vô ngại. Trong kinh Hoa nghiêm có hai câu kệ: “Tất cả cơi Phật như hạt bụi, chư Phật an trú trong cơi đó, thảy đều ngồi trong một sợi lông”.

Trong mỗi sợi lông đều có vô biên sư tử. Mỗi mỗi sợi lông mang vô biên sư tử này lại trở vào trong một sợi lông.

Dùng tất cả nhiếp thâu tất cả, rồi lại mang tất cả ấy vào trong một, chính là môn có mặt trong nhau vô ngại. Cho nên kinh ghi: “Vô lượng sát hải trong sợi lông, đều ngồi ṭa sen cội bồ-đề”.

Cứ như vậy, lớp lớp vô tận, giống như lưới châu của Thiên Đế.

Tiếng Phạn gọi là Thích-ca-đề-hoàn-nhân-đà-la, Trung Quốc dịch là Năng Nhân. Lưới châu của Thiên chủ này chính là mành lưới hộ tịnh có kết các hạt châu treo trên Thiện Pháp đường cơi Đao-lợi, dụ cho ánh sáng soi chiếu giao xen vô tận.

Đây là Nhân-đà-la vơng cảnh giới môn.

Đại sớ ghi: “Như hai tấm gương đối diện, ánh sáng chiếu nhau qua lại không cùng tận”.

8.Nói sư tử là để biểu thị cho vô minh, nói thể của vàng là để hiển rơ chân tánh.

        Pháp hư vọng sanh diệt là vô minh. Như Lại tạng bất sanh bất diệt là chân tánh.

          Luận chung lí và sự th́ cũng giống như nói thức A-lại-da để giúp sanh chánh giải.

          Lí sự tức chân vọng. Luận ghi: “Chân-vọng ḥa hợp, chẳng phải một, chẳng phải khác”. A-lại-da thức có hai công năng là giác và bất giác. Giác là khiến sanh chánh giải chân tánh, bất giác là khiến sanh chánh giải vô minh. Nếu nói theo việc đồng tử Thiện Tài tham vấn thiện tri thức, th́ do gặp ba độc mà ba đức viên măn, phát sanh chánh giải.

          Đây là Thác sự hiển pháp câu thành môn.

          Đại sớ ghi: “Như tượng đứng đưa cánh tay, nh́n đâu cũng đều là đạo”.

9.Sư tử là pháp hữu vi, niệm niệm sinh diệt.

Tùy theo nhân duyên người thợ, thay đổi theo từng phút giây.

Trong mỗi sát-na chia làm ba thời.

Câu này là tóm ư trước để nêu ư sau.

Đó là quá khứ, hiện tại và vị lai. Mỗi một thời cũng có quá khứ, hiện tại và vị lai.

Phẩm Phổ Hiền hạnh ghi: “Vị lai trong quá khứ, quá khứ trong vị lai”. Câu này cũng là lời đáp câu hỏi của Bồ-tát Phổ Tuệ trong phẩm Li thế gian.

Tất cả có ba nhân, ba vị trí để lập chín đời. Lấy đây qui kết thành một pháp môn.

Như các căn, các sợi lông sư tử vốn chỉ toàn là vàng ṛng.

Tuy có chín đời nhưng mỗi mỗi có tướng cách biệt nhau. Lại do thành lập dung thông vô ngại mà tất cả đồng hiện trong một niệm.

Hoa nghiêm hợp luận của Lí Thông Huyền ghi: “Mười đời xưa nay, trước sau chưa ĺa niệm hiện tại”.

Đây là Thập thế cách pháp dị thành môn.

Đại sớ ghi: “Một đêm mộng mà như trải qua trăm năm”.

10. Vàng và sư tử hoặc ẩn hoặc hiện, hoặc là một, hoặc là nhiều, mỗi mỗi đều không có tự tánh, chỉ do tâm xoay chuyển.

Nghĩa là một sự của toàn tâm tùy theo tâm mà hiện khắp trong tất cả, đó là một ẩn th́ nhiều hiện. Tất cả của toàn tâm cũng tùy theo tâm mà vào trong một sự, đây là nhiều ẩn mà một hiện. Điều này biểu thị cho nghĩa sư tử và vàng luôn đắp đổi nhau ẩn hiện, không có tướng nhất định.

Dù nói sự hay nói lí, th́ cũng đều có thành có lập.

Kinh Hoa nghiêm ghi: “Nên quán tánh pháp giới, tất cả do tâm tạo”.

Đây là Hồi chuyển thiện thành môn.

Pháp sư Hiền Thủ gọi môn này là Chủ bạn viên minh cụ đức môn. Cho nên Đại sớ ghi: “Như nơi sao Bắc Đẩu ngự, luôn có các sao khác vây quanh”.

VIII. KHÁI QUÁT SÁU TƯỚNG

1.Sư tử là tổng tướng: Một tức nhiều.

2.Năm căn khác nhau là biệt tướng: Tức nhiều chẳng phải một

3.Đều từ một duyên khởi là đồng tướng: Nhiều loại đồng nhau mà thành tổng.

4.Mắt-tai không xâm phạm nhau là dị tướng: Danh và thể sai biệt mà hiện ra đồng.

5.Các căn hội tụ mới có sư tử là thành tướng: Một-nhiều duyên khởi thành tựu diệu lí.

6.Mỗi căn yên định tại vị trí của ḿnh là hoại tướng: Trụ nơi pháp của tự thân mà không tạo tác.

           Trong Hoa nghiêm Nhất thừa giáo nghĩa phần tễ chương có bài kệ tám câu[17]. Sáu câu trên th́ y văn mà chú thích, hai câu sau kết luận tán thán. Hai câu kệ Khuyên tu: “Là cảnh giới trí, chẳng sự thức; dùng phương tiện này hội Nhất thừa”. Hoa nghiêm Nhất thừa Giáo nghĩa phần tễ chương dùng một ngôi nhà để dụ cho sáu tướng. Người học đời sau, nếu kính lời dạy của tổ th́ nên nghiên cứu, luận bàn kĩ.

IX.THÀNH TỰU BỒ-ĐỀ

        Bồ-đề, Trung Hoa dịch là đạo, giác.

          Cựu dịch bồ-đề là đạo, Tân dịch là giác.

        Khi thấy sư tử th́ thấy tất cả pháp hữu vi xưa nay vốn tịch diệt, chứ không đợi hoại diệt.

          Kinh Tịnh Danh ghi: “Chúng sanh tức tướng tịch diệt, không cần phải diệt nữa”.

        Xa ĺa tâm lấy-bỏ, ngay con đường này mà vào biển Tát-bà-nhă, nên gọi là đạo.

          Nói ĺa xa lấy-bỏ, nghĩa th́ thuộc câu trên, nhưng văn th́ liền câu dưới. Không bỏ tất cả sự nghiệp hữu vi mà giữ lấy tịch diệt, nghĩa này thuộc câu trên. Tâm lấy-bỏ đă bặt dứt, th́ tự nhiên vào biển Tát-bà-nhă, văn này liền xuống câu dưới. Địa thứ tám là Bất động địa cũng nói yếu chỉ này. Tát-bà-nhă, Trung Quốc dịch là Nhất thiết trí. Nay nói quả đức là đạo, nên rộng sâu như biển.

Bấy giờ liền biết rơ tất cả điên đảo từ vô thủy đến nay vốn không thật, đó chính là giác.

Luận Khởi tín ghi: “Tất cả chúng sanh không được gọi là giác, v́ từ xưa đến nay niệm niệm nối tiếp, chưa từng ĺa niệm. Đó là vô thủy vô minh”. Lời này đồng nghĩa với câu “Tất cả điên đảo từ vô thủy đến nay” ở đây. Luận này lại ghi tiếp: “Nếu được vô niệm, th́ biết được tâm tướng sanh-trụ-dị-diệt… xưa nay b́nh đẳng, đồng một tánh giác ngộ”. Lời này tương đương với câu “vốn không thật, đó chính là giác”.

Rốt ráo đầy đủ Nhất thiết chủng trí, gọi là thành bồ-đề.

Rốt ráo tức là quả cùng tột, cũng gọi là Cứu cánh giác. Nhất thiết chủng trí là một trong ba trí. Ngày xưa thiền sư Khuê Phong[18]khi giải thích kinh Viên giác, th́ dùng Nhất thiết chủng trí để giải thích viên minh. Pháp sư Hiền Thủ soạn Vọng tận hoàn nguyên th́ giải thích là do viên minh mà chứng bồ-đề. Ở đây cho rằng “đầy đủ Nhất thiết chủng trí mà thành bồ-đề”. Nếu luận chung th́ lời văn hơi khác, nhưng chỗ qui kết th́ đồng. Nếu theo luận Khởi tín, th́ có đại trí dùng vô lượng phương tiện tùy thuận chúng sanh… được gọi là Nhất thiết chủng trí, đều thuộc đồng giáo. Lại nữa Chiêu Tín sao cho rằng căn cơ của năm giáo đều thành bồ-đề, là chỉ nói theo Viên tông. Nếu dùng hai môn nhân và quả thâu nhiếp nhau th́ thuộc Biệt giáo.

X. NHẬP NIẾT-BÀN

           Khi thấy tướng sư tử và vàng đều mất, th́ phiền năo không sanh.

          Hai tướng đều diệt, tức cảnh quán không. Phiền năo không sanh, tức tâm năng duyên bặt. Trong ngoài đều mất, th́ huyền tịch[19]hiển lộ.

          Dù đẹp xấu hiện trước mắt, nhưng tâm vẫn lặng như biển.

          Tân kí[20]ghi: “Như từ vàng tạo ra các món trang sức, khéo vụng thật cách xa”, tức nói đẹp xấu hiện trước mắt. Kí lại ghi: “Nhưng nh́n xuyên suốt từ đầu đến cuối th́ rốt ráo chỉ là vàng”, tức nói tâm lặng như biển. Câu trên luận giải hai tướng đều diệt, câu sau luận giải phiền năo chẳng sanh.

          Vọng tưởng đều tận trừ, không c̣n các nổi bức ép, thoát khỏi trói buộc, xa ĺa các chướng, vĩnh viễn xả dứt nguồn khổ đau. Đó gọi là nhập niết-bàn.

          Hoặc nghiệp đều tận trừ, tức không c̣n tập đế vọng tưởng. Ba khổ đều tiêu, tức không c̣n khổ đế bức ép. Trí vô lậu phát sanh, thoát trói buộc, ĺa các chướng th́ đă tu đạo đế. Giải thoát tự tại, vĩnh viễn xa ĺa nguồn khổ đau th́ đă chứng diệt đế.

          Nhập tức là liễu đạt, giải ngộ. Niết-bàn, Trung Hoa dịch là viên tịch. Kinh ghi: “Lưu chuyển là sanh tử, bất động là niết-bàn”. Nhưng một chương Niết-bàn thật là chỗ sâu xa, ảo diệu của kinh Hoa nghiêm. Cho nên trong Tấn kinh dịch là Bảo vương tánh khởi, mà Sưu huyền[21]và Thám huyền[22]theo đó suy t́m chỗ sâu xa, nghiên cứu chỗ bí áo. Trong Đường kinh dịch là Như Lai xuất hiện th́ Cựu sớ[23] và Tân kí lại tiếp hương thơm và nối ngọn đèn sáng. Tại nước Cao Li, kinh này vốn đầy đủ, việc truyền trao nối tiếp không đoạn dứt, huống ǵ các bộ này đều xuất phát từ Trung Hoa. Xin người học đời sau t́m thầy nghiên cứu, hầu báo đáp ân đức khổ lao sâu nặng của các ngài: Vân Hoa, Hiền Thủ, Thanh Lương và Khuê Phong.

 

                   --------------------------------------------------------------------------

 

[1]Pháp chương 法章: Pháp lịnh điển chương, tức phép tắc, qui chế. Ở đây chỉ cho giáo phương tiện của Phật.

[2]Thiên Sách 天冊: Niên hiệu của năm 695-696 nhà Vũ Chu. Ở đây chỉ cho hoàng đế Vơ Tắc Thiên.

[3]Tâm vạn thừa 萬乘心:Tâm của đế vương. Ở đây nói hoàng đế có tâm khiêm hạ.

[4]Tôn giả Ngũ Đài Thừa Thiên 五臺承遷尊者: Vị tăng tông Hoa Nghiêm, sống vào thời Tống Chân Tông (977-1022). Sư trú tại viện Chân Tục, núi Ngũ Đài, là thầy của Tịnh Nguyên, người soạn bộ sách này. Sư có soạn bộ Kim sư tử chương chú, 1 quyển.

[5]Tấn kinh 晉經: Kinh Hoa nghiêm, bản 60 quyển do Phật-đà-bạt-đà-la dịch vào đời Đông Tấn(317-420) Trung Quốc, được xếp vào Đại Chánh tạng tập 9. Hai bản Huyền nghĩa của Tấn kinh tức bộ Hoa nghiêm kinh Thám huyền kí, 12 quyển của ngài Pháp Tạng và bộ Hoa nghiêm kinh Sưu huyền kí 10 quyển của ngài Trí Nghiễm. Hai bản này đều giải thích kinh Hoa nghiêm 60 quyển.

[6]Đường kinh 唐經: Kinh Hoa nghiêm, bản 80 quyển do ngài Thật-xoa-nan-đà dịch vào đời Đường, được xếp vào Đại Chánh tạng tập 10. Hai bản chú giải Đường kinh tức Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh sở, c̣n gọi Đại sớ gồm 60 quyển do ngài Trừng Quán soạn và bộ Lược sớ san định kí, 15 quyển của ngài Tuệ Uyển soạn.

[7] Nghĩa loại 義類: Ư nghĩa và chủng loại của sự vật.

[8] Tống Cao tăng truyện 宋高僧傳: Đại Tống Cao Tăng truyện. Truyện, 30 quyển, do Toản Ninh biên soạn vào đời Tống, được xếp vào Đại Chính tạng tập 50, trang 709. Nội dung bao gồm truyện kí của các bậc cao tăng trong ṿng 300 năm, kể từ niên hiệu Trinh Quán (627-649) đời Đường đến niên hiệu Đoan Củng thứ 1 (988) đời Tống. Thu thập tổng cộng 531 truyện chính và 125 truyện phụ.

[9] Năm chương giáo đạo五章教道: Tức ngài Pháp Tạng phân chia giáo pháp mà đức Thế Tôn thuyết giảng trong một đời thành năm giáo: Tiểu thừa giáo, Đại thừa thủy giáo, Đại thừa chung giáo, Đốn giáo và Viên giáo.

[10] Sáu lớp quán môn六重觀門: Một là quán Nhiếp cảnh qui tâm chân không, hai là quán Tùng tâm hiện cảnh diệu hữu, ba là quán Tâm cảnh bí mật viên dung, bốn là quán Trí thân ảnh hiện chúng duyên, năm là quán Đa thân nhập nhất cảnh tượng, sáu là quán Chủ bạn hỗ hiện đế vơng.

[11] Vân Hoa 雲華: Hiệu của thiền sư Trí Nghiễm (602-668), tổ thứ hai của tông Hoa Nghiêm.

[12] Cương Tạng剛藏: Hiệu của Hiền Thủ Pháp Tạng (643-712), tổ thứ ba tông Hoa Nghiêm.

[13] Đại kinh 大經: Kinh Hoa nghiêm.

[14] H́nh đoạt vô kí môn 形奪無寄門: Đó là nói không sự nào chẳng phải là lí nên sự mà chẳng phải sự, không lí nào mà chẳng phải sự nên lí mà chẳng phải lí.

[15] Đại sớ 大疏: Tức Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh sớ, 60 quyển, do ngài Thanh Lương Trừng Quán (738-839), tổ thứ tư tông Hoa Nghiêm soạn, được xếp vào Đại Chánh tạng, tập 35.

[16] Đại sư Chí Tướng至相大師: Tức tôn hiệu của ngài Trí Nghiễm.

[17]Bài kệ: Một tức nhiều chính là tổng tướng,

Nhiều chẳng phải một là biệt tướng,

Nhiều loại đồng nhau thành ra tổng,

Mỗi thể dị biệt hiện ra đồng,

Một-nhiều duyên khởi lí khéo thành,

Hoại, trụ tự pháp thường chẳng tạo,

Là cảnh giới trí, phi sự thức,

Dùng phương tiện này hội Nhất thừa.

[18]Khuê Phong圭峯: (780-841) Thiền sư Trung Quốc sống đời Đường, họ Hà, người Tây Sung, Quả Châu (Tứ Xuyên) Trung Quốc. Năm 28 tuổi, sư xuất gia, đến chùa Hoa Nghiêm ở Trường An theo ngài Trừng Quán thọ giáo, học kinh nghĩa Hoa nghiêm. Về sau trụ thảo đường Khuê Phong núi Chung Nam tụng kinh tu thiền, người đời gọi là Khuê Phong Đại sư.

[19] Huyền tịch 玄寂: Vắng lặng, rỗng rang.

[20] Tân kí 新記: Tức Phổ Hiền hạnh nguyện phẩm sớ sao, 6 quyển, do ngài Khuê Phong Tông Mật soạn.

[21] Sưu huyền搜玄: Tức bộ Hoa nghiêm kinh Sưu huyền kí.

[22]Thám huyền 探玄: Tức bộ Hoa nghiêm kinh Thám huyền kí.

[23]Cựu sớ 舊疏: Hoa nghiêm kinh sớ của ngài Thanh Lương Trừng Quán.

   back_to_top.png   

[ TRANG CHỦ | KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0