佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[  中文|   ENGLISH   ]

KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.

QUYỂN 4

Phẩm 7: KHEN NGỢI

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát Di-lặc lúc thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng sẽ ở tại nơi này thuyết pháp Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Tại sao Đại Bồ-tát Di-lặc cũng ở tại nơi này thuyết pháp Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Lúc Đại Bồ-tát Di-lặc ở nơi này thành Đẳng chánh giác chẳng chấp nhận sắc mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng phủ nhận sắc mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng chấp nhận thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng phủ nhận thức mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật. Cũng chẳng cởi mở sắc mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng trói buộc sắc mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật. Cũng chẳng cởi mở thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng trói buộc thức mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Sắc cũng thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Cho nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Cho nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Đức Phật dạy:

–Sắc thanh tịnh không có tỳ vết, Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức thanh tịnh không có tỳ vết, Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy.

Phật dạy tiếp:

–Như hư không không có tỳ vết cho nên Bát-nhã ba-la-mật cũng thanh tịnh.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Người thọ tŕ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật không bao giờ bị chết oan, ngần ấy trăm vị trời, ngần ấy ngàn vị trời thường theo bảo hộ. Nếu thiện nam, thiện nữ làm Pháp sư, mỗi tháng vào các ngày mồng tám, mười bốn, rằm thuyết pháp th́ được công đức không thể kể xiết.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế, Đúng thế! Này Tu-bồ-đề! Người ấy được công đức không thể kể xiết. Nếu có người giữ ǵn Bát-nhã ba-la-mật th́ công đức còn hơn cả người kia. V́ sao? Này Tu-bồ-đề! V́ Bát-nhã ba-la-mật tức là trân bảo, đối với pháp, không có người tạo tác cũng không có người đắc pháp, cũng không có người thọ tŕ. V́ sao? V́ pháp này rất thâm diệu, cũng không thể thấy, cũng không thật có, cũng không có người đắc. Này Tu-bồ-đề! Cũng chẳng thấy Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? Này Tu-bồ-đề! Cũng chẳng thể đặt tên, cũng không có thấy. Người đắc Bát-nhã ba-la-mật t́m cầu cũng không thật có, cũng không thể thấy. Bát-nhã ba-la-mật rất thâm diệu như vậy cũng không có chỗ sinh ra. Bát-nhã ba-la-mật không có chỗ hành mà cũng không có chỗ nào chẳng hành. Bát-nhã ba-la-mật cũng không có người thọ tŕ pháp, cũng không có người giữ ǵn pháp, như hư không không có chỗ thủ, không có chỗ tŕ, không chỗ thấy mà cũng không có chỗ nào chẳng thấy.

Các vị Thiên tử trong tam thiên đại thiên thế giới bay ở trên quan sát đồng thanh khen ngợi:

–Ở châu Diêm-phù-lợi, lại thấy bánh xe pháp chuyển lần thứ hai.

Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Không có bánh xe pháp chuyển lần thứ hai cũng đừng nghĩ có bánh xe pháp chuyển lần thứ nhất. Chẳng chuyển bánh xe pháp tức là Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, Đúng thế! Rất an ổn là Bát-nhã ba-la-mật. Đối với Đại Bồ-tát không có pháp ngăn ngại Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không có pháp thành Vô Thượng Giác th́ bánh xe pháp nào chuyển, không thấy pháp mới là chuyển, pháp không hoàn diệt tức là chuyển, cũng không có pháp có sợ hãi, không có pháp có lo âu. V́ sao? Nếu có hai pháp th́ chẳng thể được. Pháp nào là pháp lo âu? Cũng không có pháp chuyển, cho nên các pháp như hư không không có chuyển, cũng không có pháp có hoàn diệt thậm chí các pháp cũng đều không thật có.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Không th́ không bị chuyển, cũng không có lưu chuyển và hoàn diệt, cũng vô tướng, vô nguyện, cũng không có sinh tử, cũng không từ đâu sinh, cũng không có lưu chuyển, cũng không có hoàn diệt. Người thuyết như thế chính là thuyết pháp. Không có người thuyết, cũng không có đắc, cũng không có chứng. Thuyết Như thế, pháp cũng chẳng Bát-nê-hoàn. Thuyết như vậy pháp cũng không có tận.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ba-la-mật vô cực v́ như hư không không có cùng tận.

1.     Ba-la-mật b́nh đẳng v́ đối với các pháp đều b́nh đẳng.

2.     Ba-la-mật mịt mù là v́ bản không.

3.     Ba-la-mật vô thượng v́ đối với các pháp không chấp trước.

4.     Ba-la-mật vô nhân v́ không có thân.

5.     Ba-la-mật vô sở khứ v́ không chỗ đến.

6.     Ba-la-mật vô sở hữu v́ không nắm giữ.

7.     Ba-la-mật vô hữu tận v́ không cùng tận.

8.     Ba-la-mật không từ đâu sinh ra v́ không có diệt.

9.     Ba-la-mật vô tác v́ không có người tạo tác.

10.    Ba-la-mật chẳng biết (phân biệt) v́ vô sở đắc.

11.    Ba-la-mật vô sở chí v́ không có chỗ đến.

12.    Ba-la-mật vô cấu v́ thanh tịnh.

13.    Ba-la-mật không chấp trước v́ vô sở đắc.

14.    Ba-la-mật như mộng v́ không có ngã.

15.    Ba-la-mật thanh tịnh v́ không có tỳ vết.

16.    Ba-la-mật chẳng thể thấy v́ không có nơi chốn.

17.    Ba-la-mật định v́ chẳng dao động.

18.    Ba-la-mật vô niệm v́ thảy đều b́nh đẳng.

19.    Ba-la-mật chẳng lay động v́ pháp không di chuyển.

20.    Ba-la-mật vô dục v́ bản vô.

21.    Ba-la-mật vô sở sinh v́ không có chỗ hướng đến.

22.    Ba-la-mật tịch tĩnh v́ không có tưởng.

23.    Ba-la-mật không ngăn ngại v́ không có giới hạn.

24.    Ba-la-mật vô nhân v́ vốn không.

25.    Ba-la-mật chẳng quán sát v́ pháp không từ đâu sinh khởi.

26.    Ba-la-mật chẳng đến biên giới v́ không có chỗ dừng.

27.    Ba-la-mật chẳng mục nát v́ không có hư hỏng.

28.    Ba-la-mật không chỗ nào chẳng nhập vào v́ đó là chỗ mà các vị A-la-hán và Bích-chi-phật không thể đến.

29.    Ba-la-mật chẳng loạn v́ không bị bất cứ việc ǵ làm lụy.

30.    Ba-la-mật chẳng thể lường v́ không có pháp nhỏ.

31.    Ba-la-mật không có h́nh tướng v́ đối với các pháp không có ngăn ngại.

32.    Ba-la-mật không thật có v́ không sinh.

33.    Ba-la-mật không có vô thường v́ chẳng có hoại diệt.

34.    Ba-la-mật không có khổ v́ các pháp chẳng xâm lấn lẫn nhau.

35.    Ba-la-mật không có ngã v́ đối với các pháp không có mong cầu.

36.    Ba-la-mật không v́ đối với các pháp chẳng thật có.

37.    Ba-la-mật không có tướng v́ đối với các pháp không có sinh ra.

38.    Ba-la-mật sức lực v́ đối với các pháp th́ chiến thắng.

39.    Ba-la-mật không thể tính kể Phật pháp v́ đối với các pháp vượt ra ngoài sự tính toán.

40.    Ba-la-mật tự nhiên (tự tánh) chính là Bát-nhã ba-la-mật-đa.

41.    V́ đối với các pháp cũng không có tự nhiên (tự tánh).

Phẩm 8: TR̀

Thích Đề-hoàn Nhân thầm nghĩ: “Người nghe Bát-nhã ba-la-mật đều là người của thời Phật quá khứ hà huống là học tập, thọ tŕ, đọc tụng. Họ học tập, thọ tŕ, đọc tụng, sống đúng như lời Phật dạy. Những người ấy đời trước đã từng cúng dường biết bao Đức Phật, hôm nay lại được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, học tập, thọ tŕ, phúng tụng, sống đúng như lời Phật dạy. Người ấy đã từng thưa hỏi pháp này từ thời Phật quá khứ. Thiện nam, thiện nữ đó v́ đã gặp Đức Phật quá khứ đã được nghe Bát-nhã ba-la-mật nên không còn nghi ngờ, không còn lo âu, sợ hãi.” Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Đại Bồ-tát tín thọ Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, th́ phải được xem như bậc không thoái chuyển. V́ sao? Bạch Đức Thiên Trung Thiên! V́ Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu phải dùng tinh tấn để tin nhận Bát-nhã ba-la-mật. Giả sử có người khinh thường Bát-nhã ba-la-mật th́ người này đời trước cũng đã từng khinh thường Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ không tin ưa Bát-nhã ba-la-mật, v́ không thưa hỏi Phật và đệ tử của Phật về pháp này. V́ vậy cần phải biết các lý do đã gây nên.

Thích Đề-hoàn Nhân nói với Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Bát-nhã ba-la-mật rất là thâm diệu hy hữu. Nếu có người nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu mà chẳng tin th́ đó là người chưa hành đạo Bồ-tát thành ra thọ tŕ khó khăn. Còn người tự lễ kính Bát-nhã ba-la-mật là người đã tự lễ kính trí Nhất thiết trí.

Xá-lợi-phất nói với Thích Đề-hoàn Nhân:

–Đúng thế, Đúng thế! Này Câu-dực! Người tự lễ kính trí Nhất thiết trí tức là tự lễ kính Bát-nhã ba-la-mật. V́ sao? V́ từ trong pháp này sinh ra trí Nhất thiết trí của Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Trí Nhất thiết trí là ánh sáng chiếu soi của Bát-nhã ba-la-mật. Người trụ trong Bát-nhã ba-la-mật th́ hiểu được trí này.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào? Trụ trong Bát-nhã ba-la-mật như thế nào? Hiểu thế nào về trí Nhất thiết trí trong Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật dạy:

–Hay thay, hay thay! Này Câu-dực! Ông đặt câu hỏi như thế đều là nhờ oai thần của Phật. Nếu Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật th́ chẳng trụ trong sắc, nếu chẳng trụ trong sắc tức là hành. Chẳng trụ trong thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức. Nếu chẳng trụ trong thức tức là hành. Ở trong sắc chẳng rốt ráo. Như sắc chẳng rốt ráo v́ thế chẳng trụ trong sắc. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng rốt ráo. Như thức chẳng rốt ráo v́ thế chẳng trụ trong thức.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất thâm diệu. Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật rất khó thấy bờ bến.

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Sắc thâm diệu cũng chẳng trụ. Nếu chẳng trụ sắc thâm diệu th́ người chẳng trụ sắc thâm diệu như thế tức là hiểu thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức thâm diệu chẳng trụ. Nếu chẳng trụ thức thâm diệu th́ người chẳng trụ thức thâm diệu như thế tức là hiểu sắc thâm diệu cũng chẳng tùy theo. Người chẳng tùy theo sắc thâm diệu tức là chẳng trụ sắc thâm diệu. Nếu chẳng trụ sắc thâm diệu tức là chẳng tùy theo sắc thâm diệu. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức thâm diệu chẳng tùy theo, người chẳng tùy theo thức thâm diệu như thế tức là chẳng trụ thức thâm diệu. Người chẳng trụ thức thâm diệu như thế tức là chẳng tùy theo thức thâm diệu.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, phải nên đời trước Bồ-tát không thoái chuyển thuyết pháp này. Các vị ấy nghe pháp trí tuệ này chẳng nghi, cũng chẳng chán.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Xá-lợi-phất:

–Có ǵ khác chăng khi thuyết pháp này với các vị Đại Bồ-tát chưa được thọ ký?

Xá-lợi-phất đáp:

–Các Bồ-tát đó từ khi cầu Phật đạo đến nay đã lâu lắm rồi. Họ là người đã được thọ ký. Nếu người chưa được thọ ký mà nghe thuyết pháp này ch́ chẳng bao lâu cũng được thọ ký hoặc gặp một Đức Phật hoặc gặp hai Đức Phật th́ được thọ ký thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đại Bồ-tát chưa được thọ ký nghe pháp này sợ hãi bỏ đi.

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đúng thế, Đúng thế! Đại Bồ-tát cầu Phật đạo từ trước đến nay đã lâu lắm rồi hoặc đã được thọ ký hoặc chưa được thọ ký đều nghe thuyết pháp Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu này.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Con cũng muốn nói về pháp này để cho người thích nghe được an vui.

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Nếu ông thích th́ cứ nói.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ví như Đại Bồ-tát trong giấc mộng tự thấy ngồi tòa Phật th́ biết là hiện đang gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thành Phật. Bạch Đức Thiên Trung Thiên, cũng vậy, Đại Bồ-tát được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu là Đại Bồ-tát học từ trước đến nay đã lâu lắm rồi, nay chẳng còn bao lâu nữa sẽ được thọ ký, công đức của vị ấy sắp thành tựu viên mãn. Đại Bồ-tát nên biết như vầy: “Người đắc Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu là người công đức sắp thành tựu viên mãn.” Đức Phật dạy:

–Hay thay, hay thay! Này Xá-lợi-phất! Ông nói được lời như thế đều nhờ oai thần của Phật.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Thiện nam đi một vạn dặm hoặc mấy vạn dặm đến nơi trống trải. Người này từ xa trông thấy kẻ chăn bò, người chăn dê hoặc thấy địa giới hoặc thấy nhà cửa hoặc thấy ruộng vườn, nghĩ rằng: “Sắp đến quận, sắp đến huyện, sắp đến xóm làng.” Nếu muốn đến th́ nên nghĩ rằng: “Từ từ đi tới th́ sẽ đến gần, không còn sợ giặc cướp.” Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại Bồ-tát đắc Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu cũng giống như vậy, nay chẳng còn bao lâu nữa sẽ được thọ ký cũng chẳng sợ rơi vào quả vị của đạo A-la-hán, Bích-chi-phật. V́ sao? V́ trước đó đã có ý tưởng thấy nghe đến Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ví như thiện nam muốn thấy biển cả, liền đi về hướng biển cả. Hoặc thấy cây nghĩ về cây, hoặc thấy núi nghĩ về núi, chẳng biết là biển cả hãy còn xa. Người này từ từ đi về phía trước, đến lúc chẳng thấy cây chẳng nghĩ về cây, chẳng thấy núi cũng chẳng nghĩ về núi, trong lòng nghĩ không bao lâu sẽ đến biển. Trên đường đi không còn thấy có cây, cũng không nghĩ về cây, không còn có núi cũng không nghĩ về núi, thiện nam này tuy chưa thấy biển cả nhưng biết rằng sắp đến. Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại Bồ-tát này phải biết như vầy: Nếu ai nghe được Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, tuy chẳng thấy được Phật thọ ký nhưng biết từ nay cho đến ngày thành Phật không còn xa.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ví như cây cối mùa xuân từ từ đâm chồi nẩy lộc chẳng bao lâu sẽ ra hoa kết trái. V́ sao? V́ những dấu hiệu này của cây cho biết chẳng bao lâu cây sẽ ra lá rồi sinh hoa trái, người ở châu Diêm-phù-lợi đều rất vui mừng từng nh́n thấy cây này, th́ biết chẳng bao lâu hoa trái sẽ chín. Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Cũng thế, Đại Bồ-tát được nghe thấy Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu th́ công đức của người ấy sắp thành tựu viên mãn, nay ở trong Bát-nhã ba-la-mật tự đạt đến thành tựu. Đại Bồ-tát này phải biết đó là do lúc ở đời quá khứ đã học Bát-nhã ba-la-mật nên công đức ấy sắp thành tựu viên mãn. V́ sao? V́ hiện tại lại được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu. Chư Thiên trên trời đều v́ người ấy mà vui mừng nghĩ đến lúc thấy các Đại Bồ-tát quá khứ được thọ ký th́ biết Đại Bồ-tát này hôm nay cũng được thọ ký, chẳng bao lâu sẽ thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ví như người đàn bà có thai, bụng dần dần to, thân thể nặng nề không như trước kia, làm việc ǵ cũng bất tiện, ăn uống ít đi, đi đứng khó khăn, dần dần cảm thấy đau, nói năng chậm chạp, nằm ngồi không yên, đau đớn dồn dập th́ biết người đàn bà này chẳng bao lâu sẽ sinh. Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Cũng vậy, Đại Bồ-tát công đức sắp thành tựu viên mãn, nếu được nghe thấy Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, vị ấy tưởng niệm tu hành th́ phải biết vị Đại Bồ-tát ấy hôm nay được thọ ký, chẳng bao lâu được thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đức Phật dạy:

–Hay thay, hay thay! Này Xá-lợi-phất! Ông nói được như thế là đều nhờ oai thần của Phật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Hy hữu thay! Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều biết trước về Đại Bồ-tát này.

Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát ngày đêm xót thương nghĩ đến thế gian, muốn làm cho trời, người đều được yên ổn. V́ thế lúc tự đạt đến đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thành Phật, họ v́ hàng trời, người mà thuyết pháp.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Như vậy Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật phải hành thế nào để được thành tựu?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng thấy lỗi của sắc là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng thấy lỗi của thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng thấy sắc không lỗi là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng thấy thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không lỗi là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng thấy pháp đúng là thực hành Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng thấy pháp sai là thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Điều Thế Tôn nói ra chẳng thể nghĩ bàn.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Sắc cũng chẳng thể nghĩ bàn thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng chẳng thể nghĩ bàn. Chẳng phân biệt sắc là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Chẳng phân biệt thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức là thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Ai sẽ tin đây là hạnh của Đại Bồ-tát?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Cái ǵ là hạnh? Giả sử hạnh của Đại Bồ-tát th́ cũng chỉ là giả danh. Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật đối với mười Lực cũng không gần, đối với bốn Vô sở úy cũng không gần, đối với Phật pháp cũng không gần, đối với trí Nhất thiết trí cũng không gần. V́ sao? V́ mười Lực chẳng thể nghĩ bàn bốn Vô sở úy cũng chẳng thể kể xiết, Phật pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, trí Nhất thiết trí cũng chẳng thể nghĩ bàn, sắc cũng chẳng thể nghĩ bàn, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng chẳng thể nghĩ bàn, các pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, tâm cũng chẳng thể nghĩ bàn. Nếu Đại Bồ-tát hành như thế tức là vô sở hành, đó là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Giả sử làm hạnh như thế cũng chỉ là giả danh mà thôi.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là vua trong các loại trân bảo. Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật là vua trong các vị đại tướng. Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật chiến đấu cùng hư không, không ai có thể thắng. Từ trong pháp này không bị đoạn tuyệt.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế, Đúng thế! Này Tu-bồ-đề! Người muốn biên chép nhanh chóng kinh này cũng phải đến một năm mới xong. V́ sao? V́ đối với kinh trân bảo này có nhiều nhân duyên nổi lên khiếncho việc biên chép của thiện nam, thiện nữ nửa chừng bị đứt đoạn.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ở trong Bát-nhã ba-la-mật! Đám ma tệ ác thường khiếncho muốn làm đứt đoạn.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Giả sử đám ma tệ ác muốn làm đứt đoạn kinh này th́ cũng sẽ không thể thắng được Đại Bồ-tát.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Nhờ oai thần của ai mà đám ma tệ ác không thể làm đứt đoạn nửa chừng?

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đều nhờ oai thần của Phật và của chư Phật hiện tại trong vô số cõi nước ở khắp mười phương. Lại nhờ ân của oai thần, chư Phật đều cùng thương tưởng, đều cùng truyền trao, đều cùng ủng hộ người này. Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát này là người đã được Phật ủng hộ nên đám ma tệ ác không thể giữa chừng làm đứt đoạn. V́ sao? V́ chư Phật hiện tại trong vô số thế giới ở khắp mười phương đều cùng ủng hộ Bát-nhã ba-la-mật. Nếu có người tụng niệm giảng nói hoặc có người học tập, thọ tŕ, biên chép đều là do oai thần của chư Phật.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Đại Bồ-tát hoặc có người tụng niệm hoặc có người học tập, thọ tŕ, biên chép là đã được oai thần của chư Phật ủng hộ.

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đều là ân đức oai thần của chư Phật. Đại Bồ-tát này học Bát-nhã ba-la-mật nên biết đó là sự ủng hộ của chư Phật.

Xá-lợi-phất thưa:

–Nếu có người học tập, tŕ tụng Bát-nhã ba-la-mật, Phật dùng Phật nhãn thấy biết người ấy.

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Như Lai dùng Phật nhãn nh́n thấy người học tập, tŕ tụng Bát-nhã ba-la-mật. Sau cùng nếu có người biên chép ǵn giữ quyển kinh, phải biết những người này đều đã được Như Lai dùng Phật nhãn nh́n thấy.

Phật nói tiếp với Xá-lợi-phất:

–Bồ-tát là người chí đức. Người học tập, thọ tŕ kinh này là Đại Bồ-tát đang ở gần tòa Phật sắp thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Sau cùng, nếu có người biên chép giữ ǵn quyển kinh th́ những người cao quý này được công đức rất lớn. Này Xá-lợi-phất! Như vậy sau khi Như Lai diệt độ, Bát-nhã ba-la-mật này sẽ ở tại Nam Thiên trúc, pháp này có người học rồi, từ Nam Thiên trúc sẽ chuyển đến Tây Thiên trúc, pháp này có người học rồi, sẽ từ Tây Thiên trúc chuyển đến Bắc Thiên trúc, pháp này cũng có người học.

Phật nói tiếp với Xá-lợi-phất:

–Về sau lúc kinh pháp này sắp đoạn tuyệt, ta đều biết người thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật. Nếu sau cùng có người biên chép, Đức Phật đều dự kiến người ấy sẽ ngợi khen và thuyết giảng kinh này.

Xá-lợi-phất hỏi Phật:

–Cuối cùng Bát-nhã ba-la-mật sẽ đến Bắc Thiên trúc chăng?

Đức Phật dạy:

–Sẽ đến Bắc Thiên trúc. Người ở tại đó sẽ nghe Bát-nhã ba-la-mật và còn thưa hỏi về pháp này th́ ông phải biết là Đại Bồ-tát này đã hành Bát-nhã từ trước đến nay đã lâu lắm rồi, v́ thế bây giờ họ lại thọ tŕ Bát-nhã ba-la-mật.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bắc Thiên trúc sẽ có bao nhiêu Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật?

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Bắc Thiên trúc tuy có rất nhiều Đại Bồ-tát nhưng ít có người học Bát-nhã ba-la-mật. Nếu có người nghe thuyết pháp Bát-nhã ba-la-mật mà không kinh, không hãi, không sợ th́ đó là người đời trước đã từng nghe Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thuyết pháp này. Bồ-tát này là người chí đức tŕ tịnh giới đầy đủ, muốn độ thoát tất cả mọi người. Như Lai biết những người cầu Phật đạo này là thiện nam, thiện nữ hiện nay đang gần trí Nhất thiết trí. Người học pháp này sinh ra ở đâu cũng thường học pháp này, tiếp tục đi đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thiện nam, thiện nữ này là người cực kỳ tôn quý, ma không bao giờ làm ǵ được, chẳng thể lay động làm cho bỏ đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thiện nam, thiện nữ nghe Bát-nhã ba-la-mật này th́ đã được cực kỳ tôn quý. Công đức khuyến trợ Đại thừa làm cho họ mau gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thiện nam, thiện nữ này tuy chẳng thấy ta nhưng đời sau học đắc Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu là đã tận mặt thấy Phật. Nói lời Bát-nhã ba-la-mật cũng không sai khác, đây là hạnh Bồ-tát cần phải thực hành. Nếu có ngần ấy trăm người, ngần ấy ngàn người cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác th́ phải giáo hóa họ, phải khuyến trợ họ, phải thuyết pháp cho họ nghe để họ đều hoan hỷ học Phật đạo.

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Ta khuyến trợ thiện nam, thiện nữ chí đức đó học đạo Bồ-tát. Nếu người nào dạy như thế tức là đem sự sáng suốt của tâm này chuyển đến tâm kia. Thiện nam, thiện nữ nếu v́ người khác mà khuyến trợ th́ những người muốn hành đạo Bồ-tát này có đến hàng trăm người, hàng ngàn người cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, phải nên giáo hóa họ, phải nên khuyến trợ khiếncho họ hoan hỷ học Phật đạo. Trong lòng các thiện nam, thiện nữ này hớn hở vui mừng nguyện sinh về cõi Phật phương khác. Đã được sinh về phương khác rồi, liền tận mặt thấy Phật thuyết pháp, nghe lại pháp Bát-nhã ba-la-mật đều thông hiểu tất cả rõ ràng. Lại ở trong cõi Phật kia giáo hóa hàng trăm, hàng ngàn người đều hành Phật đạo.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Hy hữu thay! Bạch Đức Thiên Trung Thiên! V́ pháp quá khứ, vị lai, hiện tại không pháp nào chẳng hiểu, v́ biết hết hạnh của Đại Bồ-tát ở đời vị lai nên khiếncho họ không lười nhác mà lại tinh tấn học, rồi đi sâu vào trong sáu pháp Ba-la-mật.

Đức Phật dạy:

–Thiện nam, thiện nữ này nếu có người nào hành pháp đó th́ những điều mong cầu đều được như ý hoặc điều chẳng cầu cũng tự được. Đó là do bản nguyện của thiện nam, thiện nữ nên chẳng ĺa pháp này. Tuy họ không có chỗ mong cầu mà tự được sáu pháp Ba-la-mật.

Xá-lợi-phất hỏi Phật:

–Từ trong Ba-la-mật này có thể sinh ra kinh quyển được chăng?

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Thiện nam, thiện nữ này thâm nhập Bát-nhã ba-la-mật th́ từ trong pháp này tự lý giải ra mỗi một pháp thâm diệu là một quyển kinh. V́ sao? Này Xá-lợi-phất! Nếu người nào dạy đúng như đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác th́ có thể dạy mọi người, khuyến trợ họ, v́ họ thuyết pháp, đều khiếnhọ hoan hỷ học Phật đạo. Thiện nam, thiện nữ lại tự học pháp này, v́ thế sinh ra nơi nào cũng đều được sáu pháp Ba-la-mật.

Phẩm 9: GIÁC MA

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Thiện nam, thiện nữ học pháp này sẽ có hiệu nghiệm. Bạch Đức Thiên Trung Thiên, làm thế nào để phát hiện biết đó là hành vi của ma?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Người tâm không ưa thích pháp này th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. Đại Bồ-tát tâm chợt vọng khởi th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. Lúc Đại Bồ-tát biên chép kinh này nếu có sấm chớp sợ hãi th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. Lúc Đại Bồ-tát biên chép kinh này mà bị trêu ghẹo th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. Khi Đại Bồ-tát biên chép kinh này mà bị chê cười th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. Khi Đại Bồ-tát biên chép kinh này mà nh́n trái nh́n phải (tán loạn) th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. Khi Đại Bồ-tát biên chép kinh này tâm khởi niệm tà vạy, không tập trung th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. Đại Bồ-tát tâm không để trên kinh mà luôn luôn từ chỗ ngồi đứng dậy th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. Đại Bồ-tát tự nghĩ: “Ta chưa được thọ ký trong Bát-nhã ba-la-mật”, rồi tâm tán loạn, đứng dậy bỏ đi th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. Đại Bồ-tát tự nghĩ: “Tên tuổi của ta không ở trong Bát-nhã ba-la-mật”, lòng cảm thấy không vui th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. Đại Bồ-tát tự nghĩ: “Làng xóm, quận huyện, đất nước của ta không được nghe Bát-nhã ba-la-mật và sinh vào chỗ nào cũng đều không được nghe pháp này.” Lòng của vị này muốn hối tiếc bèn bỏ đi. Người này về sau phải trải qua nhiều kiếp mới có sở đắc. Trong bao kiếp ở đời vị lai thích học kinh khác, chẳng trụ trí Nhất thiết trí, bỏ Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu. Người học các kinh khác là người bỏ gốc lấy ngọn. Có người học Bát-nhã ba-la-mật cũng biết pháp thế tục và pháp xuất thế gian nhưng lại bỏ Bát-nhã ba-la-mật th́ ví như con chó được chủ nhà cho ăn mà chẳng chịu ăn lại chạy theo kẻ đầy tớ xin ăn. Cũng Như thế, này Tu-bồ-đề! Vào thời vị lai có Đại Bồ-tát bỏ Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu lại đi t́m cầu cành nhánh nghĩa là theo học các kinh khác bèn rơi vào quả vị của đạo Thanh văn, Bích-chi-phật. Ví như có người thấy con voi mà chẳng chịu nh́n, lại đi t́m dấu chân voi. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát là người có đức. Trong hai hạng người này, có hạng người bỏ Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, lại đi tu học kinh khác để đắc đạo A-la-hán, Bích-chi-phật. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ thế nào, Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bồ-tát ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Như thế, phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Ví như có người muốn thấy biển cả mà chưa từng thấy biển cả, cho nên nếu thấy ao hồ bèn nói đó là biển cả. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Cũng vậy, Bồ-tát là người có đức mà bỏ Bát-nhã ba-la-mật lại đi học kinh khác để rơi vào đạo Thanh văn, Bích-chi-phật. Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, Đại Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Đại Bồ-tát ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát ấy phải nhận biết đó là hành vi của ma. Ví như có một kiến trúc sư tài ba có khả năng xây dựng cung điện, ý muốn làm một cung điện cao như cung điện Nhật nguyệt, ai đứng đâu cũng đều trông thấy. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có thể làm được không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Cung điện Nhật nguyệt rất cao không ai có thể làm được.

Đức Phật dạy:

–Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Vào thời vị lai sẽ có người hành đạo Bồ-tát được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu không vừa ý bèn bỏ đi, lại đi học pháp Thanh văn, Bích-chi-phật để cầu trí Nhất thiết trí ở trong các pháp ấy. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát ấy phải nhận biết đó là hành vi của ma. Ví như có người muốn thấy Chuyển luân thánh vương, nhưng chưa từng thấy qua, lại thấy tiểu vương rồi ghi nhớ kỹ càng h́nh dung, y phục của vị ấy rồi cho đó là Chuyển luân thánh vương. Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Vào thời vị lai sẽ có Bồ-tát được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu lại không vừa ý bèn bỏ đi, lại vào trong pháp Thanh văn để cầu trí Nhất thiết trí. Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bồ-tát ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát ấy phải nhận biết đó là hành vi của ma. Ví như có người rất đói, được thức ăn ngon mà chẳng chịu ăn, lại đi ăn thức ăn dở. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Vào thời vị lai sẽ có Đại Bồ-tát được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu mà không vừa ý bèn bỏ đi, lại vào trong pháp Thanh văn để cầu trí Nhất thiết trí, muốn được thành Phật. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, Đại Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Đại Bồ-tát ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát ấy phải nhận biết đó là hành vi của ma. Ví như có người được viên châu ma-ni vô giá mà lại cho viên châu này đồng giá trị với thủy tinh. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Cũng vậy, vào thời vị lai sẽ có người hành đạo Bồ-tát được nghe Bát-nhã ba-la-mật, lại đem so sánh với pháp Thanh văn, rồi ở trong pháp Thanh văn muốn đắc trí Nhất thiết trí, thành Phật. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, Đại Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Đại Bồ-tát ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát ấy phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Người đang biên chép Bát-nhã ba-la-mật, nếu nghe nói đến tiền của, lợi lộc mà bỏ việc biên chép này. Đó là Bồ-tát tự tạo chướng nạn cho ḿnh.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Người như vậy có thể biên chép xong Bát-nhã ba-la-mật chăng?

Đức Phật dạy:

–Người ấy không thể biên chép xong. Người ấy cần phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Phật dạy tiếp:

–Này Tu-bồ-đề! Người biên chép được chút ít kinh này rồi tự nói rằng: “Ta biên chép Bát-nhã ba-la-mật”, ở trong pháp này nghĩ rằng chắc chắn sắp có sở đắc th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma. V́ người khởi ý tưởng mong cầu th́ bị rơi vào cảnh giới ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Lúc biên chép Bát-nhã ba-la-mật nếu nghĩ đến quê hương hoặc nghĩ đến phương khác hoặc nghĩ đến nước khác hoặc nghĩ đến vua hoặc nghĩ đến giặc, hoặc nghĩ đến binh lính hoặc nghĩ đến chiến đấu hoặc nghĩ đến cha mẹ, anh em, chị em thân thuộc. Hoặc có những ý nghĩ khác, ma càng làm gia tăng thêm các niệm ấy để loạn tâm Bồ-tát, gây ra chướng nạn th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có tiền của, lợi lộc, y phục thích hợp, thức uống ăn, giường nệm, thuốc men chữa bệnh dồi dào được mang đến, Bồ-tát nghe qua tâm rối loạn không thể học tập, tŕ tụng, biên chép được Bát-nhã ba-la-mật th́ phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Có bọn ma theo Phật kinh thâm pháp lần lượt làm rối loạn khiếnĐại Bồ-tát không còn muốn đắc phương tiện thiện xảo, nên chẳng bằng lòng thưa hỏi về Bát-nhã ba-la-mật.

Đức Phật dạy:

–Ta đã giảng nói nhiều về việc của Đại Bồ-tát, nếu ai muốn học phương tiện thiện xảo th́ phải t́m cầu từ Bát-nhã ba-la-mật. Nếu họ không vừa lòng Bát-nhã ba-la-mật mà bỏ đi lại t́m cầu phương tiện thiện xảo trong đạo Thanh văn. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu người thọ kinh muốn nghe Bát-nhã ba-la-mật mà gặp phải lúc thân Pháp sư bất an th́ Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư vừa yên ổn muốn truyền dạy Bát-nhã ba-la-mật, nhưng người thọ kinh lại muốn đi nơi khác, hai bên chẳng hòa hợp nên cũng chẳng biên chép được Bát-nhã ba-la-mật. Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Người học kinh muốn thọ Bát-nhã ba-la-mật, lòng họ vui thích, nhưng Pháp sư lại muốn đi đến phương khác. Như vậy, hai bên chẳng hòa hợp nên cũng chẳng biên chép được Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư muốn có được các thứ như y phục, tiền của, lợi lộc mà người thọ kinh lại không có tâm cúng dường. Hai bên không hòa hợp nên cũng không học được Bát-nhã ba-la-mật. Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Người thọ kinh cúng dường không tiếc, muốn vật ǵ cũng đều ch́u ý, nhưng Pháp sư có kinh quyển mà không chịu đưa ra, cũng không chịu giảng giải, khiếncho người thọ kinh không vui. Hai bên chẳng hòa hợp nên học tập, biên chép Bát-nhã ba-la-mật cũng chẳng được. Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư vừa muốn thuyết pháp, nếu người thọ kinh chẳng muốn nghe pháp. Như vậy, hai bên chẳng hòa hợp nên cũng chẳng được nghe Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư nếu thân thể mỏi mệt, nằm không muốn dậy, không thích thuyết pháp, còn người thọ kinh th́ muốn nghe pháp. Như vậy, hai bên chẳng hòa hợp th́ cũng chẳng được nghe Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu lúc sắp biên chép Bát-nhã ba-la-mật hoặc lúc muốn thuyết pháp này th́ lại có người vào trong chúng nói lời phỉ báng, cho rằng học hạnh Bồ-tát phải chịu nhiều cực khổ, nói sự khổ ở địa ngục, cầm thú, ngạ quỷ rất lớn, cho nên cần phải sớm chặt đứt gốc sinh tử. Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu lúc sắp biên chép Bát-nhã ba-la-mật hoặc lúc muốn thuyết pháp này, có người đến ngồi trong chúng ca tụng khoái lạc ở cõi Trời, dục lạc của Đế vương đều có thể tự thỏa mãn. Nếu người tu Thiền định th́ được sinh vào cõi trời Sắc, nếu người niệm không tịch th́ được sinh vào cõi trời Vô sắc. Đó đều là pháp vô thường, khổ, chi bằng cầu đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán không còn sinh tử nữa. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư nghĩ rằng: “Ta là tôn quý, nếu có người đến cung kính đảnh lễ ta. Ta sẽ truyền dạy cho Bát-nhã ba-la-mật. Nếu kẻ nào chẳng cung kính đảnh lễ ta th́ ta không truyền dạy.” Người thọ kinh tự hướng đến vị ấy cung kính đảnh lễ chẳng chút ngại ngùng. Nhưng lòng của Pháp sư hối tiếc không muốn truyền dạy kinh cho đệ tử. Nghe nói ở nước khác lúa gạo đắt đỏ vị ấy mới nói với người thọ kinh rằng: “Thiện nam tử có biết chăng, có thể đi cùng ta đến xứ ấy chăng? Hãy suy nghĩ đừng để về sau hối hận”. Đệ tử nghe lời nói ấy, lòng rất buồn rầu, tự nghĩ: “Ta đã thấy kinh rồi mà thầy chẳng chịu truyền cho ta, phải làm sao đây!” Như vậy, hai bên chẳng hòa hợp nên học tập, biên chép Bát-nhã ba-la-mật chẳng được. Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư muốn đến chỗ cực kỳ hiểm nguy, nói với người thọ kinh: “Thiện nam tử có biết chăng, chỗ ấy không có lúa gạo mà có nhiều cọp sói, giặc cướp, đồng không mông quạnh, ta muốn qua đến xứ đó. Ông hãy suy nghĩ xem có thể đi theo ta để chịu sự khốn khổ ấy chăng?” Lại còn dùng lời ngon ngọt cùng chung chuyện trò khiếncho đệ tử đâm ra chán nản, lòng không còn ưa thích, dần dần thoái lui. Này Tu-bồ-đề! Như vậy là gây ra chướng ngại chẳng học được Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư mạnh khỏe đi khất thực có nhiều thí chủ, nhưng lại không muốn truyền cho đệ tử kinh, còn muốn đệ tử chán nản bỏ đi, mới nói với người thọ kinh rằng: “Thiện nam tử biết chăng, ta có thí chủ cần phải đến thăm viếng.” Như vậy, hai bên chẳng hòa hợp nên học tập, biên chép Bát-nhã ba-la-mật chẳng được. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Bọn ma tệ ác thường t́m cơ hội khuấy nhiễu, không muốn có người học tập, thọ tŕ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–V́ sao đám ma tệ ác thường t́m cơ hội khuấy nhiễu không muốn có người học tập, thọ tŕ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đám ma tệ ác chủ yếu là làm việc phỉ báng cho rằng đây chẳng là Ba-la-mật và nói: “Ta có một kinh thâm diệu hay không thể nói được! Đó mới là Ba-la-mật.” Như vậy, này Tu-bồ-đề! Đám ma tệ ác chủ yếu là làm việc phỉ báng khiếncho Bồ-tát mới học tâm sinh hồ nghi chẳng còn muốn học tập, biên chép kinh này. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Việc ma một khi khởi lên khiếncho người học sâu đạo Bồ-tát lấy bản tế làm sở chứng liền rơi vào trong Thanh văn, đắc đạo Tu-đà-hoàn. Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT



previous.png

MỤC LỤC

next.png



Uploaded on 2019/10/14

 

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0