佛山* Buddha Mountain * Phật Sơn

Calgary Alberta Canada

[中文ENGLISH]

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

VT0222

KINH QUANG TÁN

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ.

QUYỂN 1

Phẩm 1: QUANG TÁN

Nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật du hành ở nước La-duyệt-kỳ, ngụ trong núi Kỳ-xà-quật cùng với năm ngàn vị đại Tỳ-kheo Tăng. Các vị đều là A-la-hán, các lậu đã hết, không còn trần cấu, đã được tự tại, tâm an lạc giải thoát, tuệ hoàn toàn giải thoát, nhân từ hòa thuận, là những bậc đại khai đạo, việc làm đã xong, sự tu tập đã rốt ráo, vứt bỏ gánh nặng, đạt được lợi mình, trừ hoạn luân hồi, bình đẳng giải thoát, chỉ trừ một vị là bậc Hữu học Tu-đà-hoàn, đó là Hiền giả A-nan.

Lại còn có năm trăm vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưubà-di đều hiện diện tại đây và các Đại Bồ-tát đắc các tổng trì, thành tựu Tam-muội, tu hành hạnh không, tuân theo vô tướng, chẳng nghĩ các nguyện, đạt được đẳng nhẫn, vô số tổng trì, chứng đắc năm thông, nói lời thông minh, mẫn tiệp, không có biếng lười, từ bỏ tâm luyến mộ lợi lộc thế tục, giảng nói kinh pháp chẳng cầu cúng dường, đạt pháp mầu sâu xa, đã được giải thoát, không còn sợ hãi, siêu vượt việc ma, thoát tất cả chướng ngại của ấm, cái, giảng thuyết nhân duyên, chỗ hướng đến của tâm chí, từ vô số kiếp tinh tấn hành hạnh nguyện. Ý hướng của các vị ấy là đối với người khác, thường vui vẻ thăm hỏi trước, xa lìa sự kết oán, vào trong hội chúng đông đảo, oai thế trang nghiêm không hề sợ hãi, nhớ nghĩ sự việc vô lượng ức kiếp, nếu nói kinh pháp thì làm sáng tỏ các nghĩa như huyễn hóa, cảnh ảo, trăng dưới nước, mộng, bóng, tiếng vang, hoặc như hình tượng trong gương, đơn độc, dũng mãnh, dùng tuệ vi diệu biết sự mống khởi của tâm chúng sinh, vượt qua sự phân biệt, lòng không ôm hại, ân cần, nhẫn nhục, đầy đủ hạnh nguyện, quán xét kỹ người sẽ được độ, nguyện lực vô hạn nhận lãnh cõi Phật, thường nhập định Tam-muội, trông thấy vô số thế giới chư Phật, thấu suốt những điều cần thưa hỏi vô lượng chư Phật Thế Tôn, có khả năng quyết định lui tới những nơi đủ loại kiến chấp, dùng định ý tự vui, giảng giải trăm ngàn hạnh. Các Đại Bồ-tát mà đức độ đều Như thế, có danh hiệu là Bồ-tát Bạt-đa-hòa, Bồ-tát La-lâu-na-kiệt, Bồ-tát Ma-ha Tu-bồ-hòa, Bồ-tát Na-la-đạt, Bồ-tát Kiều-nhật-đâu, Bồ-tát Hòa Luân Điều, Bồ-tát Nhân Để, Bồ-tát Hiền Thủ, Bồ-tát Diệu Ý, Bồ-tát Tăng Ý, Bồ-tát Bất Hư Kiến, Bồ-tát Lập Nguyện, Bồ-tát Châu Triền, Bồ-tát Thường Tinh Tấn Ứng, Bồ-tát Bất Trí Viến, Bồ-tát Nhật Thạnh, Bồ-tát Vô Ngô Ngã, Bồ-tát Quan Thế Âm, Bồ-tát Tiệm Thủ, Bồ-tát Bảo Ấn Thủ, Bồ-tát Thường Cử Thủ, Bồ-tát Thường Hạ Thủ, Bồ-tát Từ Thị. Các chúng Bồ-tát như thế vô lượng, ức trăm ngàn cai chẳng thể kể xiết, tất cả đều là bậc diệu đức đồng chân thanh tịnh.

Bấy giờ Đức Thế Tôn ngồi kiết già ngay thẳng trên tòa Sư tử tự nhiên, đã có chủ định là chễ chỉ tâm ý. Có Tam-muội tên là Định ý vương, khi nhập định này thì tự nhiên được chánh định và nhập vào khắp các định ý khác, sự cứu độ bình đẳng, chễ ngự để hướng dẫn. Đức Phật vừa nhập Tam-muội này thì tâm Ngài an tịnh. Dùng đạo nhãn quan sát thế giới này, thần thái thung dung. Ngài mỉm cười, từ lòng bàn chân phóng ra sáu vạn trăm ngàn ánh sáng, từ mười ngón chân phóng ra mười ức trăm ngàn ánh sáng, từ hai bên sườn phóng ra hai ức trăm ngàn ánh sáng, từ hai đầu gối phóng ra hai ức trăm ngàn ánh sáng, từ hai chân phóng ra hai ức trăm ngàn ánh sáng, từ hai vai phóng ra hai ức trăm ngàn ánh sáng, từ hai khủy tay phóng ra hai ức trăm ngàn ánh sáng, từ rốn phóng ra hai ức trăm ngàn ánh sáng, từ đầu phóng ra ức trăm ngàn ánh sáng, từ mười ngón tay phóng ra mười ức trăm ngàn ánh sáng, từ hai cánh tay phóng ra hai ức trăm ngàn ánh sáng, từ hai mi phóng ra hai ức trăm ngàn ánh sáng, từ sau cổ phóng ra ức trăm ngàn ánh sáng, từ hai mắt phóng ra hai ức trăm ngàn ánh sáng, từ hai tai phóng ra hai ức trăm ngàn ánh sáng, từ mũi phóng ra ức trăm ngàn ánh sáng, từ bốn mặt phóng ra bốn trăm ức trăm ngàn ánh sáng, từ bốn mươi cái răng phóng ra bốn mươi ức trăm ngàn ánh sáng, từ tướng giữa chặn mày phóng ra ức trăm ngàn ánh sáng, từ nhục kế trên đảnh phóng ra sáu vạn ức trăm ngàn ánh sáng. Những luồng ánh sáng này chiếu sáng cả tam thiên đại thiên thế giới, không đâu là không sáng, chiếu khắp hằng hà sa cõi Phật ở phương Đông. Phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phía, trên dưới cũng đều như vậy. Chúng sinh nào nhờ gặp được ánh sáng này thì tâm tĩnh lặng đều phát đạo Vô thượng chánh chân.

Khi ấy, Đức Thế Tôn liền vui vẻ mỉm cười, từ dưới các lỗ chân lông phóng ra các luồng ánh sáng chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới này và chiếu khắp mười phương, không đâu không tiếp giáp. Trong hằng hà sa thế giới chư Phật, chúng sinh nào được ánh sáng này chiếu đến đều được tĩnh lặng, chỉ chú tâm đến đạo Vô thượng chánh chân.

Bấy giờ, Thế Tôn liền hiển hiện ánh sáng chí tánh chân diệu thanh tịnh, chiếu tam thiên đại thiên thế giới, soi sáng khắp hằng hà sa các cõi Phật mười phương. Nếu chúng sinh nào gặp được ánh sáng này thì rốt ráo đạt đến đạo Vô thượng chánh chân.

Khi ấy, Đức Thế Tôn từ cái lưỡi vốn che trùm cõi Phật của Ngài, phát ra vô số ức trăm ngàn ánh sáng, chiếu sáng tam thiên đại thiên thế giới này và chiếu khắp hằng hà sa các cõi Phật trong mười phương. Trong ánh sáng ấy, tự nhiên phát sinh những hoa sen báu bằng vàng, trên mỗi hoa sen ấy đều có các Đức Phật ngồi kiết già giảng thuyết kinh pháp, diến bày sáu pháp Ba-la-mật, tất cả mười phương cũng lại Như thế. Nếu có chúng sinh nào nghe pháp được giảng này thì rốt ráo, tất cả đều được an trụ vững chắc ở quả vị giác ngộ cao tột.

Khi ấy, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử. Có Tam-muội tên là Sư tử ngu lạc, Ngài nhập Tam-muội này tự nhiên chánh định, đúng như trạng thái của nó, biểu hiện oai quang, thị hiện thần túc, cả tam thiên đại thiên thế giới chấn động sáu cách, cả những nơi biên tế cũng lay động, làm cho từ trong đến ngoài đều thuận hòa yên ả, vì thương xót tất cả các loài chúng sinh nên làm cho họ được an ổn, khoái lạc, không còn lo lắng.

Bấy giờ chốn địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh trong tam thiên đại thiên thế giới, các việc không an ổn, các việc sợ hãi, nguy khốn tự nhiên chấm dứt. Ba đường ác đã trừ, họ đều được sinh vào cõi người, cõi bốn Thiên vương, cõi trời Đao-lợi, trời Diệm, trời Đâu-thuật, trời Ni-ma-la, trời Ba-la-ni-mật.

Khi ấy chư Thiên vừa sinh trong nhân gian, trên cõi trời, liền biết đời trước của mình, hoan hỷ mừng vui, đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu sát chân, chắp tay kính lễ. Tất cả mười phương cũng giống như vậy, không gì sai trái.

Bấy giờ các loài chúng sinh trong ba ngàn thế giới này, người mù được thấy các cảnh vật, người điếc nghe hết các âm thanh, người chí loạn tâm mê thì tỉnh lại, người mê muội sân hận thì tức thời định tỉnh, người không có y phục tự nhiên có y phục, người đói khát thiếu thốn tự nhiên no đủ, người khát khao mong cầu, không mong cầu gì nữa, người tật bệnh được lành, người tàn tật các căn đầy đủ, người cực nhọc tự nhiên được thư thả, người từ lâu cô độc không còn cô độc nữa. Tất cả chúng sinh đạt được tâm bình đẳng, tuần tự coi nhau như cha như mẹ, như anh như em, như chị như em, mọi người đều đồng tâm, không thiên vị, cùng hành tâm từ. Tất cả chúng sinh đều tu mười điều thiện, phạm hạnh thanh tịnh, không có phiền não. Tất cả mọi người đều được an ổn, sự an ổn đạt được giống như Tỳ-kheo đắc tầng thiền thứ ba. Khi ấy chúng sinh đạt được trí tuệ và thiền định, an vui trọn vẹn, xa lìa sự thấp hèn, đạt được sự hòa nhã.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở tại tòa Sư tử trong tam thiên đại thiên thế giới, oai thần lồng lộng vô cùng siêu việt khác thường, hào quang chói sáng, không có sợ sệt, tôn nhan toàn bích ánh sáng tinh khiết rực rỡ, chiếu khắp hằng hà sa các cõi Phật ở phương Đông và khắp hằng hà sa các cõi Phật tám phương trên dưới, như núi Tu-di vượt lên trên tất cả các núi, ánh sáng đó chiếu thấu mọi nơi.

Khi ấy Thế Tôn thừa Thánh chỉ tự nhiên của chư Như Lai làm cho chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới đều cùng nhìn thấy Như Lai. Lúc đó, ở thế giới này, chư Thiên Thủ đà vệ Tịnh cư, trời Phạm, trời Ba-la-ni-mật, trời Ni-ma-la, trời Đâu-thuật, trời Diệm, trời Đao-lợi, trời Tứ Thiên vương và nhân dân ở tại tam thiên đại thiên thế giới, tự nhiên thấy mình gần gũi Đức Như Lai, đều được hoa trời tự nhiên truyền đến mùi hương cõi trời như hương, hương tạp, hương bột, các hoa tươi như hoa sen xanh, hoa phù dung. Các loại hoa trời đẹp đẽ đầy đủ cành lá. Mọi người đều mang đến chỗ Như Lai, cúi đầu sát chân Phật, rải cúng trên Ngài. Và tại nhân gian, mọi người đều cầm các loại hoa trên đất, dưới nước đi đến chỗ Thế Tôn để cúng dường. Các loại hoa mà chư Thiên và loài người đã rải cúng dường bay lên hư không, hóa thành cung điện, lầu gác tự nhiên. Từ cung điện ấy thả xuống các loại hoa trời, lọng lụa, cờ phướn tung bay phất phới, hiện rõ khắp nơi. Các loại hoa hương kia trang nghiêm cõi Phật trong tam thiên đại thiên thế giới tự nhiên rạng rỡ, hình dạng màu sắc như vàng mài tía. Tám hướng, trên dưới thơm phức, rực rỡ cũng giống Như thế.

Bấy giờ dân chúng ở cõi Diêm-phù-đề nhìn thấy Đức Như Lai hiện thân uy nghiêm biến hóa không thể kể xiết, ai nấy đều nghĩ là hôm nay Đức Như Lai ngồi trước ta. Khắp các cõi Phật khác cũng giống như vậy, ai nấy đều nghĩ là hôm nay Đức Như Lai ngồi ở trước ta mà thuyết kinh pháp.

Khi ấy Đức Thế Tôn ở trên tòa Sư tử lại vui vẻ mỉm cười. Lại một lần nữa, ánh sáng rực rỡ rộng lớn chiếu cả tam thiên đại thiên thế giới. Ở cõi này, dân chúng đều nhìn thấy Như Lai Chí Chân, Đẳng Chánh Giác và chúng Bồ-tát, Thanh văn hiện ở trong hằng hà sa cõi Phật ở phương Đông. Lại nữa, các chúng sinh trong hằng hà sa các cõi Phật ở phương Đông cũng đều trông thấy Đức Phật Thích-ca Văn cùng Tỳ-kheo Tăng và các Bồ-tát đang ngồi thuyết kinh. Tám hướng, trên dưới, cũng lại Như thế, đều trông thấy cảnh tượng này không sai khác.

Bấy giờ vượt qua hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông, có thế giới cuối cùng tên là Bảo tích, Đức Phật hiệu là Bảo Sự Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác hiện đang vì các chúng sinh giảng thuyết kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa. Lúc đó, ở thế giới Phật kia, có Bồ-tát hiệu là Phổ Minh thấy ánh sáng lớn và đại địa chấn động liền đi đến chỗ Đức Như Lai Bảo Sự cúi đầu thưa hỏi:

–Kính bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì ánh sáng lớn ấy chiếu sáng cõi Phật này và đại địa chấn động? Tự nhiên được thấy thân các Đức Như Lai, hẳn có ý gì?

Đức Phật kia bảo Bồ-tát Phổ Minh:

–Này tộc tánh tử, nên biết, ở rất xa về phương Tây, có thế giới Nhẫn, Đức Phật ở cõi ấy hiệu là Thích-ca Văn Như Lai, hiện nay đang vì các Bồ-tát thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đó là ánh sáng oai thần của Đức Phật đó vậy.

Bồ-tát Phổ Minh thưa với Đức Như Lai Bảo Sự:

–Bạch Thế Tôn! Con muốn đến cõi ấy yết kiến Đức Như Lai Thích-ca Mâu-ni và đảnh lễ Ngài. Các chúng Đại Bồ-tát đồng chân... là những vị đắc tổng trì, Tam-muội rốt ráo, định ý tự tại, đã được giải thoát cũng muốn đến chỗ Đức Thích-ca Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Đức Bảo Sự Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bảo Bồ-tát Phổ Minh:

–Thiện nam hãy đi đi! Ông nên biết đã đúng lúc.

Khi ấy Đức Như Lai Bảo Sự ban cho Bồ-tát Phổ Minh hoa sen màu vàng có ngàn cánh và bảo:

Thiện nam tử hãy cầm lấy hoa sen báu này dùng để rải cúng Đức Như Lai Thích-ca. Này thiện nam! Muốn đến đó phải tu hạnh tịch nhiên. Bồ-tát nào sinh vào thế giới nhẫn ấy thì có rất nhiều hoạn nạn, cũng khó gặp gỡ.

Bồ-tát Phổ Minh liền nhận hoa sen màu vàng ấy, cùng với vô số ức trăm ngàn cai các chúng Bồ-tát, nam nữ lớn nhỏ, tại gia xuất gia đem đồ cúng dường chư Phật Thiên Trung Thiên ở phương Đông, cung kính đảnh lễ, dâng lên các thứ hương hoa, hương tạp, hương bột. Rồi họ lần lượt đi đến chỗ Đức Như Lai Thích-ca, cúi đầu sát chân lui đứng một bên.

Bồ-tát Phổ Minh thưa với Thế Tôn:

–Kính bạch Đại Thánh! Đức Như Lai Bảo Sự ân cần kính lời vấn an Ngài, sự khất thực có dễ dàng và sự giáo hóa có an ổn chăng? Lại xin dâng lên Ngài hoa sen màu vàng này.

Đức Phật nhận hoa sen, liền tung rải xa đến hằng hà sa cõi Phật ở phương Đông, tự nhiên có Đức Phật ngồi trên hoa sen màu vàng giảng nói kinh pháp, lại cũng diến nói sáu pháp Ba-la-mật. Có chúng sinh nào nghe lời thuyết giảng này thông suốt tất cả thì tức thời an trú vững vàng nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nam nữ, lớn nhỏ đều lễ sát chân Phật, đều dùng công đức cúng dường Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Ở phương Nam, cách cõi này hằng hà sa cõi, tận cùng biên tế, có cõi Phật tên là Ly nhất thiết ưu. Đức Phật ở đó hiệu là Vô Ưu Thủ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Ở đó có Bồ-tát tên là Ly Thích, thưa trình sự việc với Phật. Đức Phật ban cho hoa sen. Bồ-tát ấy cùng vô số Bồ-tát đi qua các quốc độ, cúng dường chư Phật, rồi đến chỗ Đức Như Lai Thích-ca Mâu-ni, đảnh lễ cúng dường, lui ngồi nghe kinh.

Ở phương Tây, cách cõi này hằng hà sa cõi, có thế giới tên là Tịch nhiên. Đức Phật hiệu là Bảo Long Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Ở đó có vị Bồ-tát tên là Ý Hành thưa trình sự việc với Phật. Ngài ban cho hoa sen. Bồ-tát ấy cùng vô số Bồ-tát đi qua các quốc độ, cúng dường chư Phật, rồi đến chỗ Đức Như Lai Thích-ca Mâu-ni, đảnh lễ cúng dường, lui ngồi nghe kinh.

Ở phương Bắc, cách cõi này hằng hà sa cõi, có thế giới tên là Trí thắng. Đức Phật hiệu là Thắng Chư Căn Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Ở đó có vị Bồ-tát tên là Thí Thắng, thưa trình sự việc với Phật. Ngài ban cho hoa sen. Bồ-tát ấy cùng với vô số Bồ-tát đi qua các cõi nước, cúng dường chư Phật, rồi đến chỗ Đức Như Lai Thích-ca Mâu-ni, đảnh lễ cúng dường, lui ngồi nghe kinh.

Ở phương dưới, cách cõi này hằng hà sa cõi, có thế giới tên là Nhân hiền. Đức Phật hiệu là Hiền Thủ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Ở đó có vị Bồ-tát tên là Liên Hoa Thượng, thưa trình sự việc với Phật. Ngài ban cho hoa sen. Bồ-tát ấy cùng vô số Bồ-tát đi qua các cõi nước, cúng dường chư Phật, rồi đến chỗ Đức Như Lai Thích-ca Mâu-ni, đảnh lễ cúng dường, lui ngồi nghe kinh.

Ở phương trên, cách cõi này hằng hà sa cõi, có thế giới tên là Hân lạc. Đức Phật ở đó hiệu là Lạc Thủ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Ở đó có vị Bồ-tát tên là Thí Lạc, thưa trình sự việc với Phật. Ngài ban cho hoa sen. Bồ-tát ấy cùng vô số Bồ-tát đi qua các cõi nước, cúng dường chư Phật, rồi đến chỗ Như Lai Thích-ca Mâu-ni, đảnh lễ cúng dường, lui ngồi nghe kinh.

Bốn hướng còn lại, cũng giống Như thế, không có gì sai khác.

Bấy giờ, ở cõi tam thiên đại thiên thế giới này, tức thời từ trên không các loại hoa, hương báu, cờ phướn, lọng báu rơi xuống, tự nhiên trang hoàng cây hương, cây hoa, giống như cõi Phật của Đức Phổ Hoa Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở thế giới Liên hoa tích, chỗ cư trú của Bồ-tát Phổ Thủ. Chư Thiên tử Thiện Trụ Ý và các đại thần, chúng Bồ-tát oai thế vô cùng tôn nghiêm, là tùy tùng của Thế Tôn, chư Thiên, dân chúng ở nhân gian đều đến tụ hội. Các ma, Phạm thiên và chúng Thanh văn, Kiền-đạp-hòa, thần A-tu-luân … đều đến tụ hội. Các Đại Bồ-tát này là đồng tử nên y phục và đồ ăn uống của họ là phước đức tự nhiên.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Ở đây, nếu có các Đại Bồ-tát thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Xá-lợi-tử bạch:

–Kính bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát hiểu biết tất cả các pháp một cách đầy đủ thì tại sao phải học Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát trụ Bát-nhã ba-la-mật rồi thì tu không chỗ trụ, liền viên mãn Thí ba-la-mật, khiếnchẳng khuyết giảm, của đã đem cho không có tiếc rẻ, liền viên mãn Giới ba-la-mật. Do nhân duyên đó, chưa từng trụ ở tội hay không tội, cũng sẽ viên mãn Nhẫn ba-la-mật, khởi tâm không sân hận, nên học Tinh tấn ba-la-mật, liền được thọ ký. Từ thân ý ấy, phát khởi tinh tấn, không khởi các lậu, sẽ viên mãn Thiền ba-la-mật, do đó, chẳng mong cầu gì.

Đức Phật dạy:

–Này Xá-lợi-phất! Nếu Đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã ba-la-mật thì tự đầy đủ bốn Ý chỉ; phát sinh cái không phát sinh sẽ được đầy đủ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo đều khiếnđầy đủ; Tam-muội Không, Tam-muội Vô tướng, Tam-muội Vô nguyện nhất định đầy đủ; bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Tam-muội Vô sắc và tám môn giải thoát dần dần đầy đủ. Khi tu chánh định thì dùng những pháp này để giải thoát, không nghĩ tưởng gì khác, không tưởng trong, hoặc tưởng cúng dường, hoặc tưởng ánh sáng, không tưởng sắc đỏ, không tưởng mục nát, không tưởng màu xanh, không tưởng cắn xé lở lói, cũng không tưởng lẫn lộn, không tưởng xương khô, không tưởng phân tán, không tưởng nơi chốn, lìa bỏ hết các tưởng, luôn luôn niệm Phật, niệm kinh điển, niệm chúng Tăng, niệm giới cấm, niệm bố thí, niệm chư Thiên, niệm hơi thở ra vào, niệm tử vong; tưởng vô thường, tưởng khổ vui, tưởng vô ngã, tưởng chung thủy, tưởng tất cả thế giới đều không an vui, tưởng các tập khởi, tưởng sự diệt tận, tuệ đạo, tuệ tận, tuệ thanh lương, tuệ không chỗ khởi, tuệ pháp, đối với các kinh pháp cũng không có tuệ thuộc về ngã, không có tuệ ngã, không có tuệ bên trong, chỉ có tuệ ý vi diệu hiểu rõ các tuệ. Như cái gọi là tuệ là đều dùng Tam-muội tư niệm sở hành; không tưởng, không niệm, không hành định thì không có gì khác. Các căn thì khác, mà căn khác thì hành khác.

Lại nữa, hễ có hành thì khó đạt được mười Lực Như Lai, bốn Vô sở úy, bốn phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, đại Từ, đại Bi. Muốn hiểu rõ tất cả duyên này thì Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật. Muốn có đầy đủ các đạo tuệ thì Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật. Muốn hiểu rõ các tuệ, đầy đủ trọn vẹn các thông tuệ thì nên hành Bát-nhã ba-la-mật. Các Đại Bồ-tát nếu muốn tiếp cận được và dứt trừ tất cả phiền não thì Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Như vậy, các Bồ-tát phải tu học Bát-nhã ba-la-mật.

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Nếu Đại Bồ-tát nào muốn vào tĩnh lặng thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát nào muốn vượt qua địa Thanh văn, Bích-chi-phật, an trú địa vị không thoái chuyển thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn có sáu thần thông thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn biết ý hướng của tất cả chúng sinh hữu tình thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn vượt trí tuệ các Thanh văn, Bích-chi-phật thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn đắc môn đại tổng trì, khuyến giúp thiện nam tử bố thí, siêu vượt Thanh văn, Bích-chi-phật thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn vượt qua tâm ý khuyến trợ cấm giới của Thanh văn, Bích-chi-phật thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Nếu muốn đầy đủ Tam-muội, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến thì Đại Bồ-tát nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn thành tựu thiền định Tam-muội, khuyến trợ, tập hợp, hiểu rõ tâm niệm thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát nếu muốn khuyến trợ bố thí, phân biệt sự thành tựu công đức là vô hạn, vô lượng thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Nếu muốn thành tựu đầy đủ vô hạn vô lượng, giới, nhẫn, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Đức Phật lại nói với Xá-lợi-phất:

–Nếu có Đại Bồ-tát nào kiến lập đầy đủ các hạnh Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Trí tuệ ba-la-mật, sinh ra bất cứ chỗ nào cũng được gặp Phật, tự đạt thành Phật thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Muốn thành tựu ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, đầy đủ tánh Bồ-tát, hoặc muốn làm bậc đồng chân, ngay tức khắc không rời chư Phật Thế Tôn, hoặc tâm ý muốn đem các căn lành công đức cúng dường Như Lai, phụng trì giáo huấn của Ngài và muốn nguyện thành tựu hoặc muốn đáp ứng đầy đủ tâm mong cầu của tất cả chúng sinh như ăn uống, y phục, xe cộ, hương hoa, hương tạp, hương xoa, giường nằm, đèn lửa, khăn tay, giày vớ… và muốn có được đầy đủ của cải đó thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu có Đại Bồ-tát nào muốn khuyến hóa an lập trọn vẹn hằng hà chúng sinh vào Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu Đại Bồ-tát nào muốn dùng một gốc thiện, thuận với đức của Như Lai không có hao tổn, cũng không khuyết giảm cho đến khi thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật thì chư Phật Thiên Trung Thiên ở tám phương trên dưới đều cùng ca tụng công đức của vị ấy. Trong khoảng một niệm, nếu muốn du hành đến hằng hà sa cõi Phật ở phương Đông và đến mười phương thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Muốn dùng tất cả âm thanh nói với chư Phật ở hằng hà sa cõi nước phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía trên dưới thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu Đại Bồ-tát muốn kiến lập cõi nước của chư Phật để không đoạn tuyệt, muốn an trú pháp nội không, hoặc ngoại không, hoặc nội ngoại không, hoặc không không, hoặc pháp đại không, hoặc cứu cánh không, sở hữu không, vô hữu không, hữu vi không, vô vi không, chân như không, pháp chân không, pháp vô từ tự không, pháp vô nhân duyên không, pháp nhân duyên không, tự nhiên tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, Vô sở hữu không , tự nhiên không, vô hình tự nhiên không, pháp oai thần nhân duyên không; nếu muốn đạt đến các hành tướng này thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn được gần gũi tất cả Đức Như Lai, muốn quán rõ tất cả các pháp, muốn hiểu tận nguồn gốc của các pháp, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Như thế, Đại Bồ-tát muốn thành tựu Bát-nhã ba-la-mật nên trụ Như thế.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn tính toán biết số cát, đá, cây, hoa, tất cả các bụi trần, những nghi ngờ không quyết chắc của tam thiên đại thiên thế giới thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Muốn biết số lượng ít nhiều, bao nhiêu giọt nước của biển lớn, sông ngòi, dòng nước, suối nguồn trong tam thiên đại thiên thế giới mà không làm thương tổn đến loài trùng sống trong đó thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Giả sử lửa có trong tam thiên đại thiên thế giới nhất thời bùng cháy như kiếp thiêu, nếu muốn nhất thời dập tắt, làm cho hết cháy thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Giả sử các loại gió trong tam thiên đại thiên thế giới thổi bay cả quốc độ trong đó, làm ngã đổ tan nát các núi Tu-di không còn gì, giống như tro bụi, tan biến hết, như đốt các thứ cỏ dại, nếu Đại Bồ-tát muốn dùng một ngón tay, một ngón chân khiếnlửa trong ba cõi diệt hết, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Hư không của cả tam thiên đại thiên thế giới, nếu Đại Bồ-tát muốn dùng thân ngồi trùm khắp cả hư không ấy thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Nếu muốn biến hóa tự tại, không gần, không xa, không lớn, không nhỏ thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu Đại Bồ-tát muốn nắm lấy các núi Tu-di trong tam thiên đại thiên thế giới, rồi dùng một tay nâng chúng đặt vào vô lượng thế giới chư Phật khác biệt mà không khởi tưởng tới lui, không tăng không giảm, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu Đại Bồ-tát muốn trong cùng một lúc tập hợp chư Phật Thiên Trung Thiên, Thanh văn, Bích-chi-phật trong hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông để cúng dường, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát nếu muốn cùng lúc tập hợp chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng Thanh văn để cúng dường y phục, hoa hương, hương bột, hương xoa, lọng lụa, cờ phướn và quy y phụng sự thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát nếu muốn an lập chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới ở Giới ba-la-mật, Tam-muội, trí tuệ, giải thoát tri kiến, quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-nahàm cho đến trụ Niết-bàn vô dư để nhập Niết-bàn, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, nếu bố thí thì Bố thí ba-la-mật, nên học Như thế. Bố thí như vậy thì đạt được quả báo lớn. Bố thí như vậy thì sinh vào nhà dòng họ Quân tử, dòng họ lớn Phạm chí, Trưởng giả. Bố thí như thế thì sinh lên cõi trời Tứ Thiên vương, trời Đao-lợi, trời Đâu-thuật, trời Ni-ma, trời Ba-lani-mật. Người bố thí như thế nương vào bố thí này mà tư duy thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thiền thứ ba đến thiền thứ tư, định hư không vô lượng, định ý thức vô lượng, định vô sở hữu, định vô tưởng hữu tưởng. Bố thí như thế thì hưng khởi tám con đường Thánh, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, quả Bích-chi-phật. Nếu hiểu rõ như thế thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật thường dùng trí tuệ phương tiện trong việc bố thí nên đầy đủ Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Tuệ ba-la-mật.

Ngài Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Thế nào là Đại Bồ-tát đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật?

Đáp:

–Vị thí chủ nào mà không chấp trước việc bố thí người nhận, cũng không quên ân đó là Thí ba-la-mật. Không có gì trái phạm, không dùng cấm giới mà tự làm đẹp, đó là Giới ba-la-mật. Thường giữ tâm nhẫn nhục, không có tâm sân hận hướng đến chúng sinh, đó là Nhẫn ba-la-mật-đa. Tinh tấn chẳng biếng lười, muốn độ tất cả, đó là Tinh tấn ba-la-mật. Nhất tâm tĩnh lặng, không rối loạn, đó là Thiền ba-la-mật. Trí tuệ rõ ràng, không chấp tôi, chấp ta, đó là Trí tuệ ba-la-mật. Nói tóm lại, giải thích lại lần nữa, đối với tội, vô tội cũng không tội, đó là Giới ba-la-mật. Không có sân hận, đó là Nhẫn ba-la-mật. Thân tâm tinh tấn không mệt mỏi, đó là Tinh tấn ba-la-mật. Làm phát khởi sự tĩnh lặng, không tưởng việc gì, đó gọi là Thiền ba-la-mật. Hiểu rõ tất cả pháp nhưng không chấp trước, đó là Trí tuệ ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu Đại Bồ-tát muốn thành tựu ý nghĩa công đức của chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiện tại thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Muốn siêu vượt các pháp hành hữu vi, vô vi, pháp quá khứ, vị lai, hiện tại cho đến vô thủy, đối với sự hưng khởi của các pháp không khởi bản tế, muốn đạt những pháp này, tất cả pháp Thanh văn, Bích-chi-phật, các Bồ-tát; muốn theo chư Phật Thế Tôn để cúng dường, muốn được đầy đủ quyến thuộc, vô lượng người tháp tùng của chư Phật, muốn có được bạn hữu của Bồ-tát, muốn được phước đức rốt ráo thanh tịnh của Thế Tôn, muốn đạt sự bố thí tâm không chấp thọ, không khởi tưởng phạm giới, tâm không sân nhuế, tâm không lười biếng, không muốn phát khởi tâm tán loạn, lại không khởi tâm ngu si thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn an lập chúng sinh ở đức bố thí, trì giới, trí tuệ, để khuyên họ tu hành và làm phát khởi phước đức đã thọ hưởng thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn làm phát khởi năm nhãn thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Những gì là năm nhãn? Đó là Nhục nhãn, Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Pháp nhãn và Phật nhãn.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn thấy chư Phật Thế Tôn trong hằng hà sa cõi nước ở phương Đông và tám hướng, trên dưới và muốn dùng Thiên nhĩ nghe kinh pháp đã thuyết, lại muốn biết được tâm niệm của chư Phật Thế Tôn, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu Đại Bồ-tát muốn liên tục nghe chư Phật Thế Tôn ở khắp mười phương thuyết pháp cho đến khi đạt Vô thượng Chánh đẳng giác thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Nếu Đại Bồ-tát muốn thấy chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ, muốn thấy cõi nước của chư Phật vị lai, muốn thấy cõi nước của chư Phật trong hiện tại ở mười phương thế giới, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Mười hai thể loại kinh mà Như Lai đã nói là kinh văn, kinh phân biệt, kinh tụng, kinh thi ca, kinh sơ, kinh thử ứng, kinh sinh, kinh thọ, kinh phương, kinh vị tằng hữu pháp, kinh thí dụ, kinh chú giải chương cú là những kinh mà Thanh văn chẳng nghe được Đại Bồ-tát muốn biết, muốn tụng đọc, học tập, nghiền ngẫm thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn nghe kinh pháp mà Như Lai tám phương, trên dưới đã thuyết, ghi nhớ không quên mất và muốn chấp trì, đã được chấp trì và vì chúng hội khác thuyết giảng thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn thưa hỏi Phật ý nghĩa kinh đã nói trong quá khứ và sẽ nói trong vị lai, đã được nghe rồi, nói lại cho người khác thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn dùng ánh sáng chiếu soi nơi mịt mù tăm tối không thấy ánh sáng mặt trời mặt trăng trong hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông và thế giới ở mười phương thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn được khai hóa cho kẻ ngu si mê muội, chưa từng nghe danh hiệu Phật, chưa được nghe kinh và chưa gặp chúng Tăng trong hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông và thế giới ở mười phương, muốn khai hóa các loài chúng sinh, đưa họ vào chánh kiến, khiếncho gặp Phật, được nghe kinh pháp và gặp Thánh chúng thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn khiếnchúng sinh trong hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông và thế giới chư Phật mười phương, những người mù được thấy hình sắc, người điếc nghe được, người điên tỉnh trí, người không có y phục có y phục, người đói được ăn, khát được uống và nguyện cho họ có sức để nhận ân này, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn gia ân khiếncho các loài chúng sinh trong các đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh ở trong tam thiên đại thiên thế giới được giải thoát và hằng hà sa thế giới ở tám phương, trên dưới cũng như vậy, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn an lập chúng sinh trong hằng hà sa thế giới chư Phật vào cấm giới, Tam-muội, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tuệ tri kiến, chứng quả Tu-đà-hoàn, quả Tu-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, Bích-chi-phật cho đến thành Vô thượng Chánh đẳng giác, lại muốn họ tu oai nghi lễ tiết của Như Lai thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán thế này: Giả sử cái mà thân ta không thấy được mà muốn quán sát nó, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Giả sử thân ta dùng chân đi cách đất bốn tấc, không đâu là chẳng khắp từ cõi trời bốn Thiên vương, cõi Dục, cõi Sắc, trời A-ca-nị-tra và có vô số ức trăm ngàn cai quyến thuộc vây quanh, đi đến cây Bồ-đề, ngồi ở đạo tràng, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hoặc ngồi dưới cội Bồ-đề, trên cõi trời Tứ Thiên vương, trên chỗ chư Thiên, loài người cho đến cõi trời Tịnh cư cũng đều đầy đủ bố thí không gì sai khác, hoặc sẽ thành tựu Vô thượng Chánh đẳng giác, đến đâu, hoặc đứng lại, ngồi, nằm thì đất nơi đó tự nhiên thành kim cương, muốn được như vậy thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, quán thế này: “Ngày nào ta sẽ bỏ nước bỏ nhà ra đi thì ngay ngày ấy sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đắc thành quả Phật và tức khắc chuyển pháp luân. Do chuyển pháp luân nên các loài chúng sinh vô số không thể kể xiết xa trần, lìa cấu, đắc Pháp nhãn thanh tịnh, vô lượng, vô hạn loài chúng sinh đắc ý giải, lậu tận, không còn khởi nữa, vô lượng vô hạn hữu tình thành tựu Vô thượng Chánh đẳng giác không thoái chuyển”, thì Đại Bồ-tát ấy nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát tâm niệm: “Ta muốn khi đắc thành Vô thượng Chánh đẳng giác, có vô số thánh chúng Tỳ-kheo, Thanh văn, Học giả, chỉ một lần nghe diến nói kinh pháp là chứng đắc A-la-hán, có các Đại Bồ-tát đều đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không thoái chuyển, có vô số các chúng Bồ-tát không thể hạn lượng, không thể kể xiết, thọ mạng vô lượng, ánh sáng chiếu xa không biên giới”, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thành quả Phật, muốn làm cho quốc độ của Phật đó không có danh từ dâm, nộ, si, khiếncho tất cả chúng sinh đều đạt được cảnh tượng Như thế, thành tựu đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, bố thí trọn vẹn, điều thuận thông suốt, trí tuệ vi diệu, khéo tu phạm hạnh, thuận hành Thánh đạo, không ở trong chúng sinh, được an lạc, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát nào nguyện: Khi ta đạt thành quả Phật viên mãn rồi, sẽ dùng tài sản chánh pháp làm giàu thiền định tịch tĩnh, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Nếu Bồ-tát nguyện: Ta làm thanh tịnh Thanh văn khiếncho các loài chúng sinh trong hằng hà sa thế giới đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.

Phẩm 2: THUẬN KHÔNG

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật làm hưng khởi đức này thì Tứ Thiên vương tức thời hoan hỷ nói: “Chúng ta sẽ làm bốn chiếc bát.” Rồi bốn vị Thiên vương đến trước dâng lên cúng. Chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ cũng được người học đạo pháp dâng cúng.

Khi ấy trời Đao-lợi, trời Diệm, trời Đâu-thuật, trời Ni-ma-la, trời Ba-la-ni-mật cũng vui mừng nói: “Chúng ta phải phụng sự cúng dường thiện nam tử này, vì vị này sẽ làm tăng trưởng hàng chư Thiên và làm tổn giảm hàng A-tu-luân.” Chư Thiên trong thế giới tam thiên đại thiên lên đến trời A-ca-nị-tra đều vui mừng nói: “Chúng ta sẽ khuyến thỉnh Ngài chuyển pháp luân.”

Này Xá-lợi-phất! Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, làm tăng trưởng trọn vẹn sáu pháp Ba-la-mật thì thiện nam tử, thiện nữ nhân hoan hỷ vui mừng nói: “Chúng ta sẽ làm cha mẹ hiền, vợ con, thân thuộc, bằng hữu, thân cận… của vị này.” Cha mẹ, anh em, vợ con, thân cận, bằng hữu thương kính ưa nhìn vị ấy. Bốn vị Thiên vương, trời Đao-lợi, trời Diệm, trời Đâu-thuật, trời Ni-ma-la, trời Bala-ni-mật, cho đến trời A-ca-nị-tra không để cho Bồ-tát tiếp giáp dục trần, họ phát tâm đi đến phụng sự lễ bái Bồ-tát và nói với nhau: “Chúng ta sẽ làm cho vị này thanh tịnh hạnh Phạm thiên, lìa hạnh uế truợc, không theo thói dâm dục, được sinh Phạm thiên, dùng không phóng dật buộc phóng dật. Người có sắc dục thì không thể tiến đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì vậy Bồ-tát dùng phạm hạnh thanh tịnh, vứt bỏ gia nghiệp mới đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chứ không dùng uế trược mà đắc Phật đạo.” Hiền giả Xá-lợi-phất bạch Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn! Pháp của Bồ-tát cần phải có cha mẹ, vợ con, thân cận bạn bè chăng?

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Nếu có Bồ-tát thì nhất định phải có cha mẹ chứ không nên có vợ con. Hoặc có vị từ khi mới phát ý thanh tịnh tu phạm hạnh là đồng chân cho đến thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hoặc có Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo tập theo năm dục, về sau mới xuất gia đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thí như nhà huyễn thuật tài giỏi và đệ tử học giỏi huyễn thuật, hóa ra năm dục rồi tự vui với năm dục đó. Xá-lợi-phất, theo ý ông thì sao, nhà huyễn thuật ấy có tập quen theo năm dục chăng?

Hiền giả Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, không!

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát cũng Như thế, dùng phương tiện thiện xảo, tập quen năm dục, để khuyến hóa chúng sinh nhưng Đại Bồ-tát ấy không bị năm dục làm ô nhiễm. Đại Bồ-tát dùng vô số sự việc ta thán ái dục, hoặc chê bai năm dục là đốt cháy, ái dục là tội lỗi nhơ nhớp, dục là oán cừu, dục là thù địch. Như thế, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát vì cứu độ chúng sinh mà phân biệt năm dục này.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng thấy Bồ-tát, cũng chẳng thấy danh tự Bồ-tát, cũng chẳng thấy danh tự Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng thấy chẳng hành. Vì sao? Vì danh tự Bồ-tát tự nhiên không. Trong không ấy không có sắc, không có thống dương thọ, tư tưởng, sinh tử (hành), thức. Lại nữa, không chẳng khác sắc; cái không chẳng khác thọ, tưởng, hành, thức. Như sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức cũng không. Đã là không thì sắc không, thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Vì sao? Vì cái gọi là Bồ-tát chỉ là giả hiệu, cái gọi là đạo cũng là giả hiệu, cái gọi là không cũng là giả hiệu. Pháp tự nhiên ấy chẳng khởi chẳng diệt, cũng không trần lao, không chỗ nương tựa, không điều tranh tụng. Nếu có Bồ-tát hành như thế thì không thấy chỗ sinh khởi, cũng không thấy chỗ hoại diệt, không thấy chỗ nương tựa, không thấy điều tranh tụng. Vì sao? Vì dối trá lập nên danh tự, do vọng tưởng nên chạy theo khách trần, hoặc do tưởng niệm mà tạo nên pháp ấy. Do đâu mà lập nên danh tự? Chỉ là mượn hư ngôn mà thôi. Hiểu rõ như vậy, nên Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng thấy có tất cả danh hiệu. Đã không có đối tượng để thấy, cũng chẳng phải không thấy, không chỗ nương tựa là hành Bát-nhã ba-la-mật.

Phẩm 3: HÀNH KHÔNG (Phần 1)

Đức Phật lại bảo Xá-lợi-phất:

–Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán thế này: “Danh hiệu Bồ-tát, danh hiệu Phật cũng là giả hiệu thôi. Cái gọi là sắc, thọ, tưởng, cũng là giả hiệu, tất cả đều do cái ngã. Cái gọi là ngã thì không thật có, không ngã, không nhân, không mạng, không thọ và các loại máy động có máu không tâm, không ý cũng không. Nếu đã tạo tác các việc thì tự nhiên tập quen, thay đổi, hiểu biết. Các loại như thế đều chẳng thể nắm bắt được, rỗng không, không chỗ dính mắc, đều là giả hiệu, chỉ có hư ngôn.” Đại Bồ-tát như thế là hành Bát-nhã ba-la-mật, không thấy chúng sinh. Giả sử không có cái thấy, cũng không có thấy, thì cũng không có ngôn thuyết. Đại Bồ-tát đã hành như thế là theo lời dạy hành Bát-nhã ba-la-mật của Đức Như Lai. Trừ Đức Như Lai ra, trí tuệ của Bồ-tát vượt qua các Thanh văn, Bích-chi-phật, phát khởi việc hành không, không còn mê hoặc. Vì sao? Vì việc tu hành của vị ấy không thấy có danh tự, chỗ nương tựa. Đại Bồ-tát tu hành như thế là hành Bát-nhã ba-la-mật.

Đức Phật dạy:

–Giả sử các Tỳ-kheo như Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên... đầy cả Diêm-phù-đề giống như tre, lau, lúa, mè, rừng cây đầy đủ trí tuệ thì cũng không bao giờ có thể bì kịp với việc hành Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát. Dù gấp trăm lần, gấp ngàn lần, gấp vạn lần, gấp ức lần ở trước cũng không bì kịp. Vì sao? Vì mục đích của trí tuệ Bồ-tát là muốn độ tất cả các loài chúng sinh.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chỉ một ngày, thì trí tuệ cũng đã vượt qua số Thanh văn, Bích-chi-phật đã nêu ở trên. Trí tuệ các Tỳ-kheo như Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiềnliên... đầy cả Diêm-phù-đề ra, giả sử các Tỳ-kheo có trí tuệ như Xálợi-phất, Đại Mục-kiền-liên ... thì cùng khắp cả tam thiên đại thiên thế giới thì cũng không bằng sự tu hành của Đại Bồ-tát. Trí tuệ của các Tỳ-kheo như Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên đầy cả thế giới đại thiên, giả sử trí tuệ của các Tỳ-kheo như Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiềnliên cùng khắp cả hằng hà sa cõi nước của chư Phật ở phương Đông và khắp cả mười phương thì cũng không bằng trí tuệ của Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật trong một ngày. Trí tuệ ấy đã vượt qua trí tuệ của tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật dù gấp trăm, gấp ngàn vạn ức lần cũng không sánh kịp.

Khi ấy Hiền giả Xá-lợi-phất bạch Đức Thế Tôn:

–Bạch Thế Tôn! Trí tuệ của Thanh văn, Tu-đà-hoàn, Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật và trí tuệ của Bồ-tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, so sánh tất cả những trí tuệ này không có phá hoại, không có tranh tụng, không có sinh khởi, tự nhiên, rỗng không. Thưa Đấng Thiên Trung Thiên, cái không phá hoại, không tranh tụng, không sinh khởi, tự nhiên, rỗng không đó thì đâu có thể đưa đến nhiều sự sai khác được. Vậy tại sao trí tuệ tu hành một ngày của Bồ-tát lại vượt qua trí tuệ của tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật?

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Này Xá-lợi-phất! Theo ý ông thì sao, việc tu hành Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát thế nào? Trong một ngày, sự tu tập trí tuệ, sự kiến lập hành nguyện, sự tu tập phương tiện để hành Từ bi của Bồ-tát đều vì tất cả loài chúng sinh, biết rõ các pháp dùng để hóa độ quần manh, muốn làm cho họ diệt độ. Các Thanh văn, Bích-chi-phật có thể khởi lập duyên trí tuệ như thế chăng?

Ngài Xá-lợi-phất đáp:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, không!

Đức Phật dạy:

–Này Xá-lợi-phất! Theo ý ông thì sao, các Thanh văn, Bích-chi-phật có nghĩ là: “Chúng ta sẽ đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, giáo hóa chúng sinh đạt đến cảnh giới Niết-bàn, khiếnhọ diệt độ” chăng?

Đáp:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, không!

Đức Phật dạy:

–Do vậy nên biết trí tuệ của tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật này, dù gấp trăm, gấp ngàn, gấp vạn ức lần, không bao giờ sánh kịp trí tuệ của Bồ-tát. Theo ý ông thì sao? Thanh văn, Bích-chi-phật có nghĩ: “Chúng ta sẽ hành sáu pháp Ba-la-mật, giáo hóa chúng sinh làm nghiêm tịnh cõi Phật, đầy đủ mười Lực của Như Lai, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng, đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, độ thoát các loài chúng sinh vô lượng, vô hạn không thể kể xiết” chăng?

Đáp:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên, không!

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát phát tâm niệm rằng: “Ta sẽ phụng hành sáu pháp Ba-la-mật, đầy đủ tất cả pháp, thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, độ thoát các loài chúng sinh không thể kể xiết.” Đức Phật dạy:

–Thí như mặt trời phát ra ánh sáng, đồng thời chiếu khắp cõi Diêm-phù-đề, không đâu là không sáng. Như vậy, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành sáu pháp Ba-la-mật, đầy đủ mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, đắc thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, khai hóa, độ thoát các loài chúng sinh vô lượng vô hạn không thể kể xiết.

Hiền giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Đại Bồ-tát vượt qua địa Thanh văn, Bích-chi-phật để đạt đến địa vị không thoái chuyển, tịnh tu Phật đạo như thế nào?

Đức Phật dạy:

–Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm hành sáu pháp Ba-la-mật, qua khởi pháp Không, Vô tướng, Vô nguyện là đã siêu vượt địa Thanh văn, Bích-chi-phật, trụ địa không thoái chuyển.

Hiền giả Xá-lợi-phất lại bạch Phật:

–Tại sao Đại Bồ-tát đối với tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật là bậc tôn quý nhất?

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm hành sáu pháp Ba-la-mật, đến khi ngồi ở cội Bồ-đề luôn đối với Thanh văn, Bích-chi-phật là bậc tôn quý nhất. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát nếu hiện đến thì tự nhiên làm hưng khởi pháp chân diệu, đầy đủ mười điều thiện, lại thành tựu năm giới, lập tám đẳng sự và tám quan trai, bốn Thiền, bốn Đẳng tâm, bốn Định vô sắc, bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo. Bồ-tát hiện ở thế gian mới có mười Lực Như Lai, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Phật bất cộng của Phật. Các pháp như thế và các đức lành xuất hiện ở đời thì mới phân biệt dòng dõi Quân tử, Phạm chí, Trưởng giả, dòng họ thế lực và sinh cõi trời Đao-lợi, cõi trời Tam thập tam, trời Tưởng vô tưởng, quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Nhờ pháp này mà phân biệt biết có những sự việc ấy.

Ngài Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Tại sao Đại Bồ-tát phước đức rốt ráo thanh tịnh?

Đức Thế Tôn dạy:

–Đại Bồ-tát đối với phước đức không rốt ráo thanh tịnh. Vì sao? Vì rốt ráo không thì Đại Bồ-tát mới thành tựu phước đức. Vì sao? Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát là người bố thí thì bố thí cái gì? Bồ-tát dùng thiện pháp để khai hóa chúng sinh. Những gì là thiện pháp? Đó là mười điều thiện, năm giới, sáu pháp Ba-la-mật, mười Lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Bất cộng của Phật. Bồ-tát là người bố thí và khai hóa Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Ngài Xá-lợi-phất lại bạch Phật:

–Kính bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát tu theo hạnh nào là hành Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Nếu khi Bồ-tát hành sắc không tức là hành Bát-nhã ba-la-mật. Nếu hành thọ, tưởng, hành, thức không là hành Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát biết nhãn là không, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không, là hành Bát-nhã ba-la-mật. Hiểu rõ pháp sắc là không, pháp thanh, hương, vị, xúc, pháp là không thì đó là hành Bát-nhã ba-la-mật. Hiểu rõ nhãn giới là không, thì đó là hành Bát-nhã ba-la-mật. Hiểu rõ sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là không thì đó là hành Bát-nhã ba-la-mật. Hiểu rõ nhĩ và sự nhận thức của nhĩ về âm thanh, tỷ và sự nhận thức của tỷ về mùi thơm, thiệt và sự nhận thức của thiệt về vị, thân và sự nhận thức của thân về sự mịn màng, trơn láng, ý và sự nhận thức về mong muốn của ý là không, thì đó là hành Bát-nhã ba-la-mật. Hiểu rõ khổ là không, tập cũng là không, tận (diệt) cũng là không, tám chánh đạo cũng là không thì đó là hành Bát-nhã ba-la-mật. Hiểu rõ vô minh (hiệt) là không, hành cũng là không, thức cũng là không, danh sắc cũng là không, lục nhập cũng là không, xúc (sở cánh) cũng là không, thọ (thống dương) cũng là không, ái cũng là không, thủ (sở thọ) cũng là không, hữu cũng là không, sinh lão tử cũng là không, thì đó là hành Bát-nhã ba-la-mật. Hiểu rõ tất cả pháp là không thì đó là hành Bát-nhã ba-la-mật. Có khả năng hiểu rõ các pháp tự nhiên, hữu vi, vô vi đều là không thì đó là hành Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, hiểu rõ bản tịnh là không, chí tánh cũng vậy thì đó là hành Bát-nhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật hiểu rõ bảy không thì đó là hành. Dùng bảy không này mà hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng khởi quán sắc tương ưng hoặc chẳng tương ưng, hành hoặc chẳng hành, chẳng quán thọ, tưởng, hành, thức tương ưng hoặc chẳng tương ưng, hành hoặc chẳng hành, chẳng quán pháp sắc có chỗ khởi, có chỗ diệt, chẳng quán pháp thọ, tưởng, hành, thức có chỗ khởi, có chỗ diệt, chẳng quán pháp sắc có pháp nương tựa, có chỗ tranh tụng, chẳng quán pháp, thọ, tưởng, hành, thức có pháp nương tựa, có chỗ tranh tụng. Chẳng thấy cùng với sắc hòa hợp, chẳng thấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức hòa hợp, chẳng thấy cùng với sinh tử hòa hợp, cũng chẳng thấy không cùng với sinh tử hòa hợp. Vì sao? Vì vĩnh viến không có pháp tương ưng, duyên khởi thì có sự việc, nhưng bản tính là không.

Này Xá-lợi-phất! Sắc tức là không thì không có sắc; thọ, tưởng, hành, thức tức là không thì không có thọ, tưởng, hành, thức.

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Cái gọi là không thì không có khởi, không có diệt. Giả sử sắc là không thì không có sắc. Giả sử thọ, tưởng, hành, thức là không thì không có thọ, tưởng, hành, thức. Giả sử sắc là không thì không có thấy. Giả sử thọ là không thì không có họa hoạn. Giả sử tư tưởng là không thì không nhớ nghĩ. Giả sử hành là không thì không tạo tác. Giả sử thức là không thì không phân biệt. Vì sao? Này Xá-lợi-phất, sắc thì không khác cũng không đồng với không, không thì không khác sắc, không phân biệt. Sắc tự nhiên không, sắc tức là không; thọ, tưởng, hành, thức không khác, không cũng không khác. Nếu không không khác thì thức cũng không khác. Thức tự nhiên không, thức tức là không.

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Cái gọi là không thì không khởi, không diệt, không có nương tựa, không có tranh tụng, không có tăng, không có giảm, không quá khứ, không vị lai, không hiện tại. Nó cũng không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức cùng nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, cũng không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp sở dục. Nó không vô minh, không diệt vô minh, không hành, không thức, không danh sắc, không lục nhập, không xúc, không thọ, không ái, không thủ, không hữu, không sinh, không lão, không bệnh, không chết, cũng không diệt trừ sinh, già, bệnh, chết. Nó cũng không khổ, không tập, cũng không sở tận (diệt), cũng không sở do (đạo). Nó cũng không đắc, cũng không có thời. Nó không có quả Tu-đà-hoàn, không có quả Tư-đà-hàm, không có quả A-na-hàm, không có quả A-la-hán, không có Bích-chi-phật, cũng không đắc đạo, cũng không Phật đạo. Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật như thế là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát không thấy Bát-nhã ba-la-mật tương ưng hay không tương ưng, hành hay không hành; không thấy Thí, không thấy Giới, không thấy Nhẫn, không thấy Tấn, không thấy Thiền, không thấy Trí, không thấy đó là sáu pháp Ba-la-mật; không thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức tương ưng hay không tương ưng, hành hay không hành; không thấy nhãn tương ưng hay không tương ưng, hành hay không hành; không thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tương ưng hay không tương ưng, hành hay không hành; không thấy sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tương ưng hay không tương ưng, hành hay không hành; không thấy bốn Ý chỉ tương ưng hay không tương ưng, hành hay không hành; không thấy bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo tương ưng hay không tương ưng, hành hay không hành; không thấy mười Lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Bất cộng của Phật tương ưng hay không tương ưng, hành hay không hành; không thấy Như Lai, trí Nhất thiết tương ưng hay không tương ưng, hành hay không hành.

Này Xá-lợi-phất! Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, như thế mới nên hành.

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật thì không chẳng chống trái với không, không chẳng cùng hành với Không; chống trái với Vô tướng, Vô tướng không cùng hành với Vô tướng; Vô nguyện không chống trái với Vô nguyện, Vô nguyện không cùng hành với Vô nguyện. Không chẳng tương ưng với Không, Vô tướng chẳng tương ưng với Vô tướng, Vô nguyện chẳng tương ưng với Vô nguyện. Vì sao? Vì Không thì không có hành nào mà không hành, Vô tướng thì không có hành nào mà không hành, Vô nguyện thì không có hành nào mà không hành. Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật có thể hành như thế mới gọi là hành.

Đức Phật nói với Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật thì tướng tự nhiên của các pháp đều đắc không, đã đắc không rồi không tranh với sắc, cũng không chỗ hành, không tranh với thọ, tưởng, hành, thức, cũng không chỗ hành. Không tranh với sắc quá khứ, cũng không thấy sắc quá khứ; không tranh với sắc vị lai, cũng không thấy sắc vị lai; không tranh với sắc hiện tại, cũng không thấy sắc hiện tại. Không tranh với thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, cũng không tranh với thọ, tưởng, hành, thức vị lai và hiện tại, thì cũng không thấy thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, vị lai và hiện tại.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không tranh với quá khứ, vị lai; không tranh với vị lai, quá khứ; không tranh với hiện tại, quá khứ, vị lai; không tranh với quá khứ, vị lai, hiện tại, không thấy ba đời cùng với “không” hành Bát-nhã ba-la-mật. Hành như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên hành như đã hành Như thế, không hành sự tranh tụng với trí Nhất thiết quá khứ, cũng không thấy trí Nhất thiết quá khứ ở đâu thì đâu có hành sự tranh tụng với trí Nhất thiết quá khứ? Không hành sự tranh tụng với trí Nhất thiết vị lai, cũng không có chỗ hành, cũng không thấy trí Nhất thiết vị lai thì đâu có hành sự tranh tụng với trí Nhất thiết vị lai? Cũng không hành sự tranh tụng với trí Nhất thiết hiện tại, cũng không thấy trí Nhất thiết hiện tại thì đâu có hành sự tranh tụng với trí Nhất thiết hiện tại?

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không hành trí Nhất thiết của sắc, cũng không thấy trí Nhất thiết của sắc; không hành trí Nhất thiết của thọ, tưởng, hành, thức, cũng không thấy trí Nhất thiết của thọ, tưởng, hành, thức; không hành trí Nhất thiết của nhãn, cũng không thấy trí Nhất thiết của nhãn; không hành trí Nhất thiết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng không thấy trí Nhất thiết của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không hành trí Nhất thiết của sắc, cũng không thấy sắc, cũng không hành trí Nhất thiết của thanh, hương, vị, xúc, pháp, cũng không hiện khởi.

Đức Phật nói với Xá-lợi-phất:

–Hành Bát-nhã ba-la-mật như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không tuân theo trí Nhất thiết của Thí ba-la-mật, cũng không thấy Thí ba-la-mật; Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật cũng lại Như thế. Cũng không hành trí nhất thiết của Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thấy trí nhất thiết của Bát-nhã ba-la-mật; cũng không tuân theo trí Nhất thiết của bốn Ý chỉ, cũng không thấy trí Nhất thiết của bốn Ý chỉ; cũng không tuân theo trí Nhất thiết của bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, cũng không tuân theo trí Nhất thiết của mười loại phương tiện, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của Phật, cũng không thấy trí Nhất thiết của bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười loại phương tiện, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, cũng không thấy các pháp lực trí Nhất thiết của Như Lai. Hành Bát-nhã ba-la-mật như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không hành trí Nhất thiết của Phật, Phật cũng không hành trí Nhất thiết; không hành trí Nhất thiết của đạo, đạo cũng không hành trí Nhất thiết. Vì sao? Vì Phật tức là trí Nhất thiết, trí Nhất thiết tức là Phật; đạo tức là trí Nhất thiết, trí nhất Thiết tức là đạo. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của Phật cũng lại Như thế.

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Hành Bát-nhã ba-la-mật, có thể hành như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không hành cái có của sắc, cũng không hành cái không có của sắc; không hành cái có của thọ, tưởng, hành, thức, cũng không hành cái không có của thọ, tưởng, hành, thức; không chấp cái thường của sắc, cũng không chấp cái vô thường của sắc; không chấp cái khổ của sắc, không chấp cái vui của sắc; không chấp cái ngã của sắc, không chấp cái vô ngã của sắc; năm ấm, sáu suy, cũng lại như vậy. Không chấp năm ấm là không hay chẳng không, không chấp năm ấm là có tướng hay vô tướng, không chấp năm ấm là hữu nguyện hay vô nguyện.

Khi hành Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát nghĩ: “Việc tu hành của ta hôm nay cũng không có sự lãnh thọ, cũng không có cái để hành, cũng không có đối tượng nắm bắt, không có tu hành, cũng không không tu hành, không có thọ, cũng không phải không thọ, không có nắm bắt, cũng không phải không nắm bắt.” Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không dùng Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật mà hành Bát-nhã ba-la-mật; không dùng địa vị không thoái chuyển để giáo hóa chúng sinh mà hành Bát-nhã ba-la-mật; không dùng việc làm thanh tịnh cõi Phật mà hành Bát-nhã ba-la-mật; không dùng mười Lực của Như Lai mà hành Bát-nhã ba-la-mật; không dùng bốn Vô sở úy, bốn phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của Phật mà hành Bát-nhã ba-la-mật; không dùng pháp cứu cánh không, không dùng pháp nội không, không dùng pháp ngoại không, không dùng pháp nội ngoại không, không dùng pháp không không, không dùng pháp đại không, không dùng pháp chân không, không dùng pháp hữu vi không, không dùng pháp vô vi không, không dùng pháp cứu cánh không, không dùng pháp không phẩm không, không dùng pháp bản tịnh không, không dùng pháp tự nhiên tướng không, không dùng pháp nhất thiết pháp không, không dùng pháp không không khởi, không dùng pháp không không diệt, không dùng pháp không vô hình, không dùng pháp không tự nhiên, không dùng pháp không hữu hình vô hình, không dùng vô bổn, không dùng pháp giới, không dùng bản tế mà hành Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, đối với các pháp không có sự phá hoại cũng không có sở kiến.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không dùng thần túc mà hành Bát-nhã ba-la-mật, không dùng Thiên nhãn, không dùng Thiên nhĩ, không dùng Tha tâm thông, không dùng Túc mạng thông mà hành Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì khi hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không thấy Bát-nhã ba-la-mật, huống là thấy các thần thông của Bồ-tát! Hành Bát-nhã ba-la-mật mà hành được như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, tâm không nghĩ: “Ta sẽ dùng thần túc đi đến hằng hà sa thế giới ở phương Đông để yết kiến lễ bái chư Như Lai”, cũng không tự nghĩ: “Đến tám phương, trên, dưới, cũng giống như vậy, không có gì sai khác.” Hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như vậy mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không tự nghĩ: “Pháp mà chư Phật Thế Tôn giảng thuyết, ta sẽ dùng Thiên nhĩ nghe hết, ta sẽ quán sát thấy những điều mà tâm chúng sinh nghĩ, sẽ nhớ đời sống trong quá khứ. Ta dùng Thiên nhãn thấy các chúng sinh ngay nơi họ ở.” Đức Phật dạy:

–Hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như thế mới là hành. Như vậy, này Xá-lợi-phất! Người hành như vậy thì độ thoát được vô số các loài chúng sinh không thể kể xiết. Đại Bồ-tát có thể như thế thì ma và quyến thuộc không thể thuận tiện. Lại nữa, nhân dân các thế giới khác nhìn thấy và xa nghe đức của Bồ-tát đều làm lễ. Lại nữa, Thế Tôn ở hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông, thế giới chư Phật tám phương, trên, dưới đều ủng hộ Bồ-tát ấy, không bao giờ để rơi vào địa Thanh văn, Bích-chi-phật. Bốn vị Thiên vương cho đến trời A-ca-nị-tra đều ủng hộ vị Đại Bồ-tát ấy, không cần phải cầu tìm mà được sự thuận tiện. Khởi phát làm việc gì sẽ làm được, được phước hiện tại. Vì sao? Vì dùng tâm từ hướng đến chúng sinh. Như vậy, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật dùng chút ít lao nhọc đắc môn tổng trì và môn Tam-muội, mau chóng gần gũi Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác này, sinh ra bất cứ ở đâu cũng thường gặp Phật, không rời chư Phật, cho đến khi thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đức Phật dạy:

–Hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không tự nghĩ: “Chắc chắn là có các pháp. Đã gọi là pháp thì tất cả là ứng hợp hoặc không ứng hợp, là bình đẳng hay không bình đẳng.” Vì sao? Vì khi ấy hành giả không thấy các pháp nên hoặc không nên hành hoặc không hành, bình đẳng hoặc không bình đẳng!

Đức Phật dạy:

–Hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không tự nghĩ: “Ta sẽ mau chóng hiểu rõ cảnh giới các pháp, cho đến thành Phật, cũng không thành Phật. Vì sao? Vì đạt đến cảnh giới của pháp cũng không có cái giác.” Hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như vậy mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy các pháp và pháp giới có các tật bệnh cùng rỗng lặng. Hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không tự nghĩ các pháp và pháp giới có biết bao sự khác biệt, không thể kể xiết. Hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như vậy mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không tự nghĩ đây là các pháp và cùng với pháp giới, quán cùng chẳng quán, thấy cùng chẳng thấy. Vì sao? Vì vị ấy không quán thấy các pháp sở hữu có thể giữ gìn, các pháp có thể phân biệt vậy. Hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không nghĩ pháp giới lo hành việc không, việc không không lo pháp giới. Hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như thế mới là hành.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không nghĩ nhãn giới là không của không, cũng không lo nhãn giới. Sắc không lo không, không không lo sắc. Sắc giới không lo không, không giới không lo sắc. Nhãn thức giới không lo không, thức giới không lo không của nhãn thức. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng vậy. Tâm giới không lo không, không giới không lo tâm. Pháp giới không lo không, không giới không lo pháp. Thức giới không lo không, không giới không lo thức.

Đức Phật dạy:

–Này Xá-lợi-phất! Đó là đệ nhất hành, gọi là hành “không”.

Đại Bồ-tát có thể hành không thì không rơi vào địa Thanh văn, Bích-chi-phật, có thể làm thanh tịnh cõi Phật, khai hóa chúng sinh, mau chóng đạt quả Phật Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Kể các hành về Bát-nhã ba-la-mật thì hành Bát-nhã ba-la-mật là hành tôn quý hơn hết, là lâu dài, là trên hết, là không đáy, là không sánh bằng. Vì sao? Vì hành Bát-nhã ba-la-mật là hành vô thượng, là hành Không, Vô tướng, Vô nguyện. Đại Bồ-tát nên hành Như thế, nên giữ gìn như thế thì mau được đến gần chỗ thọ ký. Đại Bồ-tát mà hành hạnh này thì khai hóa cứu độ làm lợi ích cho vô số chúng sinh chẳng thể kể xiết. Nếu không nghĩ là ta hành Bát-nhã ba-la-mật thì chư Phật Thế Tôn sẽ thọ ký. Cũng không nghĩ là ta gần được thọ ký, ta sẽ làm thanh tịnh cõi Phật và sẽ được thành Phật Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sẽ chuyển pháp luân. Vì sao? Vì vị hành giả ấy không chấp trước pháp giới, cũng không ở trong tịch tĩnh, không thấy pháp nào khác, chỉ hành Bát-nhã ba-la-mật. Không chấp trước là chư Phật Thiên Trung Thiên thọ ký cho ta chứng đắc quả Phật Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không khởi tưởng nhân, không khởi tưởng ngã, không khởi tưởng thọ, không khởi tưởng chúng sinh, không khởi tưởng tri kiến. Vì sao? Vì nói về ngã, chúng sinh thì không khởi, không diệt, lại nói về nhân thì vốn không khởi, không diệt. Với cái không khởi không diệt ấy, chỗ nào hành Bát-nhã ba-la-mật? Đại Bồ-tát là người có thể hành Như thế, không khởi sở thuộc, là hành Bát-nhã ba-la-mật. Chúng sinh là không, chúng sinh không đắc, chúng sinh tĩnh lặng là hành Bát-nhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát tu theo không là hạnh đệ nhất.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà có thể hành như thế thì có thể siêu vượt tất cả các hành, đặt mình vào chỗ đáng làm theo là hành đại Từ, hành đại Bi. Đại Bồ-tát hành pháp này thì không bao giờ khởi tâm tham lam, ganh ghét, không có tâm hủy giới, không có tâm sân hận, không có tâm lười biếng, không có tâm tán loạn, không có tâm tà trí.

KINH QUANG TÁN

 

[ TRANG CHỦ KINH ĐIỂN | ĐẠI TẠNG KINH | THẦN CHÚ | HÌNH ẢNH | LIÊN LẠC ]

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0