MÃ ĐẦU MINH VƯƠNG

Việt Dịch: THANH TÂM


Đức Đặc Biệt Bổn nguyện của Mã Đầu Minh Vương rất sâu nặng, thệ nguyện diệt hết khổ não Sinh, Lão, Bệnh, Tử của 4 loài trong 6 nẻo. Như pháp tu trì Mã Đầu Pháp có thể dứt trừ mọi bệnh, được trường thọ hộ mạng. Mã Đầu Minh Vương ( Tên Phạn là: Hayarìva), âm của tên Phạn là Hạ Dã Hột Lí Phộc, A Gia Yết Lợi Bà, Hà Gia Yết Lợi Bà, dịch âm là Đại Lực Trì Minh Vương. Tôn này là 1 trong 8 Đại Minh Vương, là Phẫn Nộ Trì Minh Vương của Liên Hoa Bộ trong Minh Vương của 3 bộ ở Thai Tạng Giới thuộc Mật Giáo. Có vị trí trong Quán Âm Viện của Hiện Đồ Thai Tạng Giới Mạn Trà La, lại gọi là Mã Đầu Đại Sĩ, Mã Đầu Minh Vương, Mã Đầu Kim Cang Minh Vương, tục gọi là Mã Đầu Tôn. Mật hiệu là Đạm Thực Kim Cang, Tấn Tốc Kim Cang, và trong " Ma Ha Chỉ Quán " cũng nói Tôn này là Sư Tử Vô Uý Quán Âm khi phối trí với 6 nẻo là Cứu Hộ Tôn của nẻo súc sinh.
 

Mã Đầu Minh Vương dùng Quán Âm Bồ Tát làm Tự Tính Thân, thị hiện hình đại phẫn nộ, để đầu ngựa ở trên đỉnh, là một trong những thân biến hóa của Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhân vì Tâm Từ Bi sâu rộng, cho nên bẻ gãy, diệt trừ tất cả ma chướng, dùng Đại Uy Nhật Luân chiếu soi phá tan ám tối của chúng sinh, ăn nuốt vô minh phiền não của chúng sinh. Trong quyển thượng " Thánh Hạ Dã Hột Lí Phộc Đại Uy Nộ Vương Lập Thành Đại Thần Nghiệm Cúng Dường Niệm Tụng Nghi Quỹ Pháp Phẩm" nói rằng:

Hạ Dã Hột Lí Phộc ( Mã Đầu Quán Âm)
Hay bẻ gãy Ma Chướng
Dùng phương tiện Từ Bi
Hiện hình đại phẫn nộ
Thành Đại Uy Nhật Luân
Chiếu sáng vô biên cõi
Người tu hành ám tối
Mau chứng được Tất Địa
Thấm nhuần nước Cam Lộ
Tẩy rửa trong tàng thức
Huân tập tạp chủng tử
Mau gom nhóm Phước Trí
Được Viên Tịnh Pháp Thân
Nên con cúi đầu lễ.

Và trong Phẩm Nghi Quỹ trên lại nói Ta dùng Đại Từ Đại Bi lấy miệng con ngựa làm Bổn Thệ sâu nặng, hóa độ cho tất cả chúng sinh hơn hẳn các Tôn. Do Đại Từ cho nên không nhiễm dính nơi Sinh Tử, do Đại Bi cho nên không trụ ở Niết Bàn. Thường trụ trong các cảnh giới vô minh, đoạn hết các nẻo ác, diệt hết khổ não Sinh, Lão, Bệnh, Tử của 4 loài trong 6 nẻo, lại hay ăn nuốt diệt hết, chọn sự việc gần đây ví như con ngựa gầy đói ăn cỏ, lại không có niệm khác. Vì sức Bổn Nguyện này cho ở 10 phương Quốc Thổ không có chỗ nào không hiện thân. Lại nữa " nếu vừa mới nhớ đến Uy Nộ Vương đó, hay khiến cho tất cả loài gây chướng nạn đều bị chặt đứt hủy hoại, tất cả chướng chẳng dám lại gần, thường được xa lìa. Ở nơi cư trú của người tu hành đó, trong 40 dặm không có việc Ma với các Quỷ Thần.... và các Bồ Tát cùng trụ ở đó". Do đây có thể biết được, Bi Nguyện sâu nặng với thế lực quyền uy lớn của Tôn này. Trong " Hà Gia Yết lợi Bá Tượng Pháp " nói, tu trì pháp Mã Đầu Quán Âm, hay được thọ mạng 14.000 tuổi, được địa vị Thất Bảo Chuyển Luân Thánh Vương, sau khi mạng hung sinh ở nước An Hỷ. Ngoài ra, trong Kinh lại nói dùng thuốc chú vào rồi xoa lên Lạc Đà Sang (Bệnh mụn nhọt lở loét này ngày xưa ắt phải chết), liền có thể được khỏi, trừ bỏ tất cả Tâm sợ hãi. Trong Kinh cũng nói: " Hạ Gia Yết Lí Bà Liệu Bệnh Ấn. Tức 2 tay cài chéo các ngón bên trong rồi nắm lại thành quyền (nội phộc). Dựng 2 ngón trỏ dính đầu nhau. Co 2 ngón cái rồi co 2 ngón trỏ nắm gốc móng 2 ngón cái sao cho 2 móng tay của ngón trỏ dính lưng nhau". 

Trong " Hà Gia Yết Lợi Bà Tượng Pháp " kể lại tạo tượng của Mã Đầu Minh Vương có 4 mặt 2 cánh tay: Mặt chính giữa là mặt Bồ tát rất đoan chính, dung mạo từ bi, nhan sắc màu trắng đỏ, tóc thuần màu xanh. Mặt bên trái là mặt Đại Sân Nộ màu đen, ló nanh chó lên trên, tóc hơi dựng đứng như màu lửa. Mặt bên phải có dung mạo Đại Tiếu ( cười to) màu trắng đỏ đoan chính như mặt Bồ Tát, tóc thuần màu xanh. Trên mão có một vị Hóa Phật ngồi kiết già. Trên đỉnh đầu của mặt chính giữa là một cái đầu ngựa màu xanh biếc đang ngậm miệng. Tay trái co cánh tay để trước vú cầm hoa sen hồng, ngồi trên đài hoa ấy là một vị Hóa Phật, thân mặc áo cà sa ngồi kiết già, sau cổ và sau lưng có ánh hào quang. Ngửa lòng bàn tay phải nâng viên ngọc Chân Đà Ma Ni ( ngọc như ý), viên ngọc này tròn trịa màu trắng, chung quanh viên ngọc này có ánh lửa hào quang màu đỏ bao vây. Ngay bên dưới viên ngọc ở tay phải tuôn mưa các loại báu vật. Thân đứng đoan chính trên hoa sen hồng. Ngoài ra trong quyển hạ " Đại Thần Nghiệm Cúng Dường Niệm Tụng Nghi Quỹ Pháp Phẩm " cũng có tượng 4 mặt 8 cánh tay cỡi con trâu, căn cứ vào sự ghi chép của Phẩm này, nên đúc 1 tượng Kim Cang Uy Nộ vương, tuỳ ý lớn nhỏ. Tượng hình có 4 mặt 8 cánh tay, mỗi miệng của 4 mặt đều xuất hiện răng nanh bén trên dưới, 8 tay cầm Kim Cang Khí Trượng, ngay trên đỉnh của mặt chính có 1 cái đầu ngựa màu xanh biếc, tóc như lửa xoắn, hình Đại Bạo Ác cỡi con trâu xanh, trên lưng trâu có hình hoa sen, ngồi chồm hổm trên hình hoa sen, khắp thân lửa rực sáng chói bỗng vượt hơn kiếp tai. Đại Uy Nộ Vương giáng phục oán địch của 3 đời, có hình màu nhiệm như trên. 

Trong " Đại Thánh Diệu Cát Tường Bồ Tát Bí Mật Bát tự Đà La Ni Tu Hạnh Mạn Trà La Thứ Đệ Nghi quỹ Pháp " thì kể Tượng có 3 mặt 8 cánh tay: Góc đông bắc vẽ Mã Đầu Minh Vương. Có 3 mặt, 8 cánh tay cầm các Trượng Khí. Bên trái: Tay bên trên cầm hoa sen, 1 tay cầm cái bình, dùng 2 tay kết Ấn Khế. Bên trái: Tay bên trên cầm cây búa, 1 tay cầm xâu chuỗi, 1 tay cầm sợi dây. Luân Vương ngồi trong hoa sen, có Tướng đại phẫn nộ, xuất hiện tư thế rất ác mạnh mẽ. Tuy nhiên hình tượng của Mã Đầu Quán Âm đều có điểm chung là đầu đội đầu ngựa trắng, nhưng vùng mặt biểu thị cho Tình hoặc là Tướng phẫn nộ hoặc là Tướng đại tiếu, so với biểu thị Tình của Bồ Tát nói chung có chỗ khác nhau. Tôn hình của Mã Đầu Quán Âm có nhiều loại hình tượng khác nhau: 1 mặt 2 cánh tay, 1 mặt 4 cánh tay, 3 mặt 2 cánh tay, 3 mặt 8 cánh tay, 4 mặt 8 cánh tay.... Trong đó1 mặt 2 cánh tay thì 2 cánh tay hoặc chấp lại hoặc kết Thí Vô Uý Ấn. " Giác Thiền Sao " trích dẫn trong " Bất Không Quyến Sách Kinh " nói rằng: Tay trái cầm cây búa, tay phải cầm hoa sen. Nhưng cũng có khi tay trái cầm sen, tay phải cầm gậy hoặc tay trái kết Thí Vô Uý Ấn, tay phải cầm sen.Dùng Bồ Tát này làm Bổn Tôn để tu pháp thì khấn cầu điều phục được người ác, dứt trừ mọi bệnh, oán địch lui tan, nghị luận được thắng, gọi là Mã Đầu Pháp. Tam Muội Gia Hình là Đầu ngựa trắng, ấn tướng là Mã Đầu Ấn.

CHÂN NGÔN, CHỮ CHỦNG TỬ CỦA MÃ ĐẦU MINH VƯƠNG

Chữ Chủng Tử: ? ( Ham) hoặc ? ( Khà) hoặc ? ( Hùm)

Chân Ngôn:
(1) Nam ma (2) Tam mạn đa bột đà nam (3) khư na dã (4) bạn nhã (5) sa phá tra dã (6) toa ha
(1) NAMAH (2) SAMANTA-BUDDHÀNAM (3) KHÀDÀYA (4) BHAMJA (5) SPHATYA (6) SVÀHÀ
(1) Quy mạng (2) Phổ Biến Chư Phật (3) ăn nuốt (4) đánh Phá (5) phá hết (6) Thành Tựu

(1) Nam mô (2) tam mạn đa bột đà nam (3) hàm (4) khư na dã (5) bạn nhã (6) sa phá tra dã (7) toa ha
(1) NAMAH (2) SAMANTA-BUDDHÀNAM (3) HÙM (4) KHÀDÀYA (5) BHAMJA (6) SPHATYA (7) SVÀHÀ
(1) Quy mạng (2) Phổ Biến Chứ Phật (3) Hàm ( chủng tử ) (4) ăn muốt (5) đánh phá (6) phá hết (7) Thành Tựu


(1) án (2) a mật lí đô nạp bà phộc (3) hàm phát tra (4) sa phộc hạ
(1) OM (2) AMRTODBHAVA (3) HÙM-PHAT (4) SVÀHÀ
(1) Quy mạng (2) Cam Lộ phát sinh (3) khủng bố phá hoại ( phá tan sự sợ hãi)
(4) Thành Tựu

{Chư Chướng Đạm Thực Chân Ngôn}
Nam mô tam mạn đa mẫu đà nam. Mâu, khư dạ đa, bạn đô, tát bà tra dã, toa ha

[ND: NAMAH SAMANTA-BUDDHÀNÀM _ HAM KHÀDÀYA BHAMJA SPHATYA SVÀHÀ]

Chân ngôn này dùng công đức của Không Hành hay ăn nuốt chướng ngại Bồ Đề là tất cả pháp của 3 cõi trao cho chúng sinh Thực Tướng Diệu Quả của các pháp.

 
MÃ ĐẦU QUÁN ÂM


Một hôm, Bồ Tát Quán Âm đến chân núi Cửu Hoa Sơn. Cửu Hoa Sơn ở trong địa phận của tỉnh An Huy, sở dĩ mang tên Cửu Hoa Sơn là vì dãy núi này có tổng cộng 9 đỉnh núi, và đỉnh nào cũng giống y như một đóa hoa sen. Chín đỉnh núi đâm vào tận mây xanh, giống như chín đóa hoa sen xanh nở rộ trong không trung. Ngài Quán Âm ngước lên nhìn thắng cảnh núi Cửu Hoa, không khỏi lấy làm ưa thích.

Bồ Tát Quán Âm hóa thành một vị tăng hành cước, thong thả bước lên núi. Mới cất bước, Ngài chợt nghe tiếng tụng kinh. Ngài đưa mắt nhìn thì thấy trong một thung lũng có một vị tăng Tây Tạng đang ngồi kết già phu, đối mặt vào tường mà tụng Bát Nhã Tâm Kinh một cách thành kính.

Nhìn thấy vị tăng Tây Tạng đang tụng Bát Nhã Tâm Kinh, Bồ Tát Quán Âm cảm thấy tâm mình bị chấn động. Câu mở đầu của Bát Nhã Tâm Kinh là: "Lúc Bồ Tát Quán Tự Tại thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa một cách thâm sâu, quán chiếu thấy năm uẩn là Không, thoát khỏi tất cả mọi khổ ách."

Quán Âm, Quán Âm, đó có nghĩa là quán sát âm thanh của tiếng kêu cầu mà tìm đến cứu khổ. Vị tăng Tây Tạng này ngồi kiết già tụng Tâm Kinh trong thung lũng, chắc hẳn phải có nguyên do gì đây. Ông tụng Tâm Kinh, hiển nhiên là muốn cầu nguyện Bồ Tát Quán Âm độ cho thoát khỏi khổ ách. Ngài Quán Âm nghĩ, hôm nay đến Cửu Hoa Sơn có lẽ là có chút nhân duyên với vị tăng Tây Tạng này chăng, ta nên đến xem lai lịch của vị tăng Tây Tạng này như thế nào ?

Ngài Quán Âm bèn thi triển chút thần thông để nhìn vào quá khứ của vị tăng Tây Tạng.

Thì ra vị tăng này là hoàng tử của Tân Quốc ở Tây Tạng, tên là Cầu Na Bạt Đà. Sinh ra sẵn có túc căn, từ nhỏ đã chán ghét mọi điều thế tục vinh hoa, về sau còn dứt khoát lìa bỏ vương cung, trốn thành đi tu. Ngài rất thông minh, trí huệ sâu sắc, căn cơ giác ngộ rất cao, nghiên cứu đến chỗ thâm áo của kinh điển Phật giáo, công phu tu hành tinh chuyên, chẳng bao lâu làu thông Tam tạng, thâm nhập Đại thừa. Ngài phát đại nguyện hoằng dương Đại thừa Phật giáo ở Trung độ (Trung Hoa), nên vừa đi vừa khất thực hướng về phía đông, vào đến nội địa Trung Quốc, giảng kinh Hoa Nghiêm cho dân chúng ở Trung độ.

Nhưng vì ngài không biết nói tiếng Trung Hoa nên khi ngài tuyên giảng kinh Hoa Nghiêm chả ai nghe hiểu ngài muốn nói gì cả, khiến cho ngài đau lòng và xấu hổ, bèn trốn vào núi Cửu Hoa đối diện với vách tường tĩnh tọa, hy vọng được Ngài Quán Âm giúp đỡ bằng cách đến chỉ giáo cho mình. Vừa khéo đúng lúc ấy ngài Quán Âm đến Cửu Hoa Sơn và biết được chuyện của ngài. Thấy Cầu Na Bạt Đà thành tâm và cương quyết như thế, Bồ Tát Quán Âm càng thêm tán thán:

- Vị tăng Tây Tạng này thật có quyết tâm, nghị lực kiên cường, nếu ta không đến giúp đỡ ông thì ai giúp ông bây giờ!

Ngài Quán Âm bèn ẩn thân đi, quyết định đến chỉ dẫn cho vị tăng Tây Tạng.

Lúc trời vừa tối, Cầu Na Bạt Đà vẫn tiếp tục ngồi thiền nhập định như mọi ngày. Bỗng nhiên, ngài thấy trên tường đá trước mặt hiện ra một vùng ánh sáng, ánh sáng chói cả mắt. Một hồi lâu sau, trong vùng ánh sáng ấy hiện ra một đóa hoa sen, và trên hoa sen ấy hiện lên Pháp tướng của Bồ Tát Quán Âm, và ngay trên đầu Bồ Tát có một con ngựa báu xuất hiện.

Cầu Na Bạt Đà nhìn Pháp tướng của Bồ Tát Quán Âm, thấy Bồ Tát thật sự đến bên mình, trong lòng vừa mừng rỡ vừa kinh ngạc vạn phần, vội vàng chắp tay lễ bái, khấu đầu cảm tạ, đem tâm sự của mình ra bạch với Bồ Tát và cầu xin Bồ Tát từ bi khai thị, chỉ dẫn cho mình phải làm sao. Bồ Tát Quán Âm từ bi nhìn Cầu Na Bạt Đà nhưng không nói lời nào, khuôn mặt lộ vẻ tươi cười, sau Ngài nhè nhẹ ngước lên, thì thấy trên đầu Ngài con ngựa báu đang dậm bốn vó, rồi chạy trong không trung không ngừng. Pháp tướng của Bồ Tát Quán Âm lập tức biến mất.

Cầu Na Bạt Đà nhìn ngựa báu hốt nhiên đại ngộ, nghĩ rằng Bồ Tát để cho ngựa chạy không ngừng trong không trung phải chăng là để chỉ đạo cho ta một cách rõ ràng, rằng muốn thông thạo tiếng Trung hoa, phải làm như con ngựa báu tức là chạy không ngừng, chu du bốn phương và chuyên tâm học hành? Phải rồi, ta phải lập tức lìa bỏ chốn thâm sơn này, đến đại địa của Trung độ. Thế là, hôm sau Cầu Na Bạt Đà xuống núi.

Xuống núi rồi, ngài đi vân du ở khắp nơi, quan sát và học tập một cách nghiêm chỉnh. Sau 9 năm bôn ba gian khổ, ngài đã thông thạo tiếng Hán, nhờ thế ngài thực hiện được nguyện ước của mình nghĩa là tuyên giảng Đại thừa Phật Pháp ở Trung độ một cách sâu rộng, mọi người đã có thể hiểu lời của ngài để tin phục và lãnh hội, Phật Pháp đại thừa cuối cùng rồi cũng được lưu hành ở Trung độ.

Sau 9 năm, Cầu Na Bạt Đà lên núi Cửu Hoa trở lại, tới chỗ mà năm nào mình đã đối diện với vách đá tĩnh tọa và được Bồ Tát Quán Âm đến chỉ đạo, xây lên một cái miếu Quán Âm nhỏ, trong đó khắc một pháp tượng của Bồ Tát Quán Âm, pháp tượng này không khác gì những pháp tượng khác nhưng chỉ có điều là ở trên đầu Ngài có một con ngựa báu, vì thế người sau gọi hình tướng này là "Quán Âm nhiều đầu" hay là "Mã Đầu Minh Vương", cũng lại tôn xưng là giáo chủ của súc sinh.

Nhưng khi pháp tượng Ngài Quán Âm được khắc xong thì có một số tín đồ địa phương cảm thấy thắc mắc, bảo rằng:

- Một bức tượng Bồ Tát Quán Âm đẹp như thế mà trên đầu lại có thêm một con ngựa, đặt súc sinh lên trên đầu Bồ Tát có phải là tỏ ra bất kính với Ngài không?

Thế là mọi người nhao nhao đến chất vấn ngài Cầu Na Bạt Đà.

Cầu Na Bạt Đà kể lại cho đại chúng nghe chuyện chín năm về trước, Ngài Quán Âm đã hiển hóa lên con ngựa báu chạy trong không trung để chỉ đạo cho mình, rồi nói tiếp:

- Chúng sinh chia làm sáu nẻo, phân làm sáu loài, tức là những con đường thiên, nhân, a tu la, súc sinh, ngạ quỷ, và địa ngục. Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi, muốn cứu độ tất cả chúng sinh trong sáu nẻo nên mới hiện ra sáu loại Pháp tướng:

- Đường địa ngục khổ nhất, nên Ngài hiện thân Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, tượng trưng cho Đại Bi tướng, truyền rằng đó là giáo chủ của địa ngục;

- Loài súc sinh hùng mạnh hiểm ác, nên Ngài hiện thân Quán Âm Mã Đầu, tượng trưng cho Sư Tử Vô Uý tướng, là giáo chủ của loài súc sinh;

- Đường A Tu La đa nghi và hiếu chiến, Ngài hiện thân Quán Âm thập nhất diện (Quán Âm 11 mặt) tượng trưng cho Đại Quang Phổ chiếu tướng, là giáo chủ loài A Tu La;

- Đường Nhân thì có thể nói theo sự hay lý, nhìn theo sự thì họ kiêu mạn nên được gọi là Thiên Nhân, nhìn theo lý thì họ có Phật tính nên được gọi là Trượng Phu, do đó Ngài hiện thân Chuẩn Đề Quán Âm, tượng trưng cho Thiên Nhân Trượng Phu tướng, là giáo chủ của loài người;

- Đường Thiên có Đại Phạm Vương, nên Ngài hiện thân Như Ý Luân Quán Âm, tượng trưng cho Đại Phạm Thâm Viễn tướng, giáo chủ các cõi trời.

Ngoài sáu tướng này, Bồ Tát Quán Âm còn có thể tùy cơ ứng hóa mà biến đủ các loại hình tướng khác nhau. Quán Âm thập nhất diện có mười một mặt, ba mặt ở giữa là mặt của Bồ Tát, ba mặt bên trái hung bạo giận dữ, ba mặt bên phải giống như mặt Bồ Tát tuy từ bi hoà ái giống ba mặt trước, nhưng có răng nanh trắng chĩa lên. Mặt sau là mặt "bạo nộ đại tiếu", và trên đỉnh là mặt Phật. Mỗi mặt có đội mũ báu, trên mũ báu có tượng A Di Đà Phật. Ngài Quán Âm Chuẩn Đề thì có ba mặt và mười tám cánh tay. Lại còn có Như Ý Đà Quán Âm, Lục Tý Kim Thân. Nói tới Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm lại càng khó có thể nghĩ bàn hơn nữa, vì không gì có thể sánh bằng.

Ngài giảng một cách sinh động cụ thể, nên người nghe ở dưới toà cứ thế mà nhao nhao gật đầu đồng ý. Cầu Na Bạt Đà nói tiếp:

- Bần tăng phát nguyện từ nay trở đi sẽ đi quyên hóa để khắc tôn tượng của sáu Pháp tướng Bồ Tát Quán Âm nói trên. Nếu quý vị phát tâm giúp đỡ thì thật là công đức vô lượng.

Mọi người vội móc hầu bao giúp đỡ, và cuối cùng sáu tôn tượng Bồ Tát Quán Âm được hoàn thành, người đời gọi là "Lục Quán Âm".


google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0