Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 
PHÁP HỘI BỬU LƯƠNG TỤ
THỨ BỐN MƯƠI BỐN

Hán dịch: Bắc Lương, Sa Môn Thích Đạo Củng
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM PHẤN TẢO Y TỲ KHEO
THỨ BẢY


Đức Phật bảo Trưởng lăo Ma Ha Ca Diếp: " Phấn tảo y Tỳ Kheo chứa y phấn tảo lượm vật phấn tảo, quan niệm rằng: V́ tàm quư vậy, chẳng phải v́ dùng y để tự nghiêm sức vậy, v́ che ngăn gió thổi nắng đốt muỗi ṃng bu cắn vậy, v́ an trụ Phật giáo vậy, chẳng phải v́ cầu sạch tốt vậy. Ở trong đống phấn tảo, Tỳ Kheo ấy lượm lấy vật bỏ. Lúc lấy nên sanh hai ư tưởng: Một là ư tưởng tri túc và hai là ư tưởng dễ nuôi. C̣n có hai ư tưởng: một là ư tưởng không kiêu mạn và hai là ư tưởng tŕ thánh chủng. C̣n có hai ư tưởng: Một là chẳng dùng nghiêm sức thân h́nh và hai là khiến ḷng thanh tịnh.

Nầy Đại Ca Diếp! Phấn tảo y Tỳ Kheo lúc lượm lấy vật bỏ trong đống phấn tảo, nếu thấy có các thân hữu tri thức th́ thôi không lượm lấy mà nghĩ rằng: Các người nầy hoặc có thể rầy trách tôi là người dơ bẩn.

Nầy Đại Ca Diếp! Ta nói Tỳ Kheo ấy chẳng được tịnh hạnh, tại sao, v́ phấn tảo y Tỳ Kheo ḷng cứng như đá, ngoại vật chẳng nhập cũng chẳng động được.

Nầy Đại Ca Diếp! Phấn tảo y Tỳ Kheo lượm lấy vật phấn tảo rồi nên giặt sạch cho hết dơ bẩn, giặt sạch rồi nhuộm kỹ, nhuộm xong rồi may thành Tăng già lê, khéo ráp, khéo vá khéo may, khéo thọ, thọ rồi nên mặc chớ xếp để hư.

Nầy Đại Ca Diếp! Phấn tảo y Tỳ Kheo an trụ trong pháp quán bất tịnh mặc y phấn tảo là để ly dục vậy, tu từ tâm mặc y phấn tảo là để ĺa sân khuể vậy, quán pháp thập nhị nhơn duyên mặc y phấn tảo là v́ rời si vậy, chánh tư duy mặc y phấn tảo là để dứt tất cả phiền năo vậy, nhiếp hộ các căn mặc y phấn tảo là v́ biết rơ lục nhập vậy, chẳng dua vạy mặc y phấn tảo là để chư Thiên, Long, Quỉ, Thần vui đẹp vậy.

Nầy Đại Ca Diếp! Cớ chi gọi là y phấn tảo?

Ví như tử thi, mọi người chẳng tham muốn chẳng sanh ḷng ngă sở hữu theo lẽ phải trừ bỏ. Cũng vậy, y phấn tảo chẳng phải ngă ngă sở, là dễ được, chẳng phải tà mạn, chẳng cầu xin người, chẳng xem nhan sắc người, là vật vất bỏ không khác phân rác, nó cũng chẳng thuộc của ai. V́ thế nên gọi là y phấn tảo.

Nầy Đại Ca Diếp ! Y phấn tảo là pháp tràng phan, v́ là Đại tiên nhơn vậy, v́ họ ấy do thánh nhơn vậy, v́ dùng thánh chủng để an trụ vậy, v́ chuyên niệm nơi thiện pháp nghi thức vậy, v́ khéo hộ tŕ giới tụ vậy, v́ hướng đến định tụ vậy, v́ an trụ nơi huệ tụ vậy, v́ thân dùng giải thoát tụ vậy, v́ thuận với pháp do giải thoát tri kiến vậy.

Nầy Đại Ca Diếp! Ty Kheo mặc y phấn tảo có phước đức lớn không chỗ mong cầu không chỗ tham trước hay ĺa ḷng kiêu mạn hay bỏ gánh nặng.

Nầy Đại Ca Diếp! Nếu có Tỳ Kheo mặc y phấn tảo v́ tri túc nên chư Thiên, Long, Quỉ, Thần ưa thích muốn thấy. Nếu nhập thiền định th́ Thích, Phạm, Tứ Thiên Vương qú chấp tay đầu mặt đảnh lễ, huống là chư tiểu Thiên khác.

Nầy Đại Ca Diếp! Nếu có ác Tỳ Kheo siêng cầu y phục để nghiêm sức thân h́nh, ngoài hiện tịnh hạnh mà trong th́ đủ tham dục sân khuể. Dầu họ nghiêm sức thân h́nh xinh đẹp nhưng chư Thiên, Long, Quỉ, Thần chẳng đến kính lễ cúng dường. Tại sao, v́ họ biết Tỳ Kheo ấy nghiêm sức thân h́nh đẹp mà chẳng trừ cấu uế tâm tâm số pháp, v́ biết nên họ bỏ đi xa.

Nầy Đại Ca Diếp! Ông có thấy Sa Di Châu Na nhặt vật trong đống phấn tảo trong lúc đi khất thực. Ăn xong Châu Na đến ao A Nậu Đạt để giặt. Bấy giờ bên ao có chư Thiên Thần thường ở đồng tiếp nghinh kính lễ. Chư Thiên Thần ấy đều ưa tinh khiết mà họ cầm y phấn tảo bất tịnh của Châu Na đem đi giặt cho sạch bẩn nhơ, họ c̣n lấy nước giặt y ấy để rửa thân họ. Chư Thiên Thần ấy biết Châu Na hay tŕ giới thanh tịnh nhập các thiền định có oai đức lớn nên phụng nghinh kính lễ.

Nầy Đại Ca Diếp! Ông có thấy phạm chí Tu Bạt Đà mặc y sạch mới, khất thực xong muốn đến ao A Nậu Đạt. Bấy giờ chư Thiên Thần thường ở bên ao, cách ao bốn phía đều năm dặm họ ra ngăn cản phạm chí ấy không cho lại gần ao, họ sợ món ăn bất tịnh và món ăn thừa làm dơ bẩn nước ao.

Nầy Đại Ca Diếp! Nay ông hiện thấy sự ấy, do Thánh nhơn chánh hạnh oai đức nên được quả báo ấy. Vật bất tịnh được Sa Di Châu Na nhặt trong đống phấn tảo mà chư Thiên đem đi giặt giúp lại mà c̣n lấy nước giặt ấy dùng rửa thân thể họ. Phạm chí Tu Bạt Đà bị họ ngăn cách xa ao năm dặm không cho lại gần.

Nầy Đại Ca Diếp! Ai được nghe sự nầy chẳng siêng tu học Thánh pháp, chư Thánh nhơn ấy được chư Thiên và thế nhơn đều đến kính lễ cúng dường.

Nầy Đại Ca Diếp! V́ muốn cầu Thánh đức như vậy nên mặc y phấn tảo. Tỳ Kheo mặc y phấn tảo an trụ Thánh chủng chẳng nên sanh ḷng lo. Với y phấn tảo nên có ư tưởng là Phật tháp, là Thế Tôn, là xuất thế, không có ngă ngă sở. Quán tưởng như vậy rồi mặc y phấn tảo, phải điều phục tâm ḿnh như vậy. Do tâm tịnh nên thân tịnh, chẳng phải do thân tịnh mà được tâm tịnh. V́ thế nên tịnh tâm ḿnh chớ nghiêm sức thân, tại sao, v́ do tâm tịnh mà trong Phật pháp được gọi là tịnh hạnh.

Nầy Đại Ca Diếp! Phấn tảo y Tỳ Kheo hay học như vậy tức là học ở ta cũng học ở ông. Nếu ông hay mặc y thô xấu như vậy tức là tri túc và hành Thánh chủng hạnh.

Nầy Đại Ca Diếp! Y Tăng già lê của ông hoặc để trên giường hoặc để tại chỗ ngồi trong khi ông mặc y Uất đa la tăng kinh hành, có ngàn vạn chư Thiên đến kính lễ y Tăng già lê của ông.Y Tăng già lê ấy là y được mặc trên thân của người huân tu giới định huệ. Nên biết y của ông c̣n được tôn trọng kính lễ dường ấy huống là thân của ông.

Nầy Đại Ca Diếp! Ta xả bỏ ngôi Chuyển Luân Vương đi xuất gia. Ngày trước ta đă từng mặc y mịn đẹp thượng diệu. Nay ta tri túc hành Thánh chủng hạnh v́ các người khác mà xả bỏ y đẹp tốt mặc y phấn tảo nhặt trong g̣ mả. Đương lai nếu Tỳ Kheo theo pháp này của ta th́ được học theo ta.

Nầy Đại Ca Diếp! Ông vốn có kim lũ thượng y đem dưng ta, ta v́ ông mà nhận y ấy chớ chẳng phải do tham, chẳng phải để nghiêm sức thân h́nh vậy.

Nầy Đại Ca Diếp! Có ác Tỳ Kheo chẳng thể học theo ta cũng chẳng học theo ông, họ tham chứa để nhiều y bát tích tụ món uống ăn cất đựng chẳng xả. Họ cũng chứa vàng bạc, lưu ly, gạo thóc, ḅ dê, gà heo, lừa ngựa, xe cộ đồ cày bừa, đồ dùng tại gia họ đều cầu chứa để.

Nầy Đại Ca Diếp! Người có trí dầu tại gia mà hay tăng trưởng thiện pháp, chẳng phải kẻ ngu si xuất gia có được phần thiện pháp ấy.

Thế nào là người trí tại gia hay tăng trưởng thiện pháp?

Nầy Đại Ca Diếp! Nếu có người xuất gia lấy y quắn cổ không có hạnh Sa Môn, có nhiều duyên sự các thứ buộc ràng cầu áo cơm tốt. Họ mặc ca sa rồi người tại gia thấy liền lễ kính cúng dường cung cấp y phục, ẩm thực, đồ nằm, thuốc men, đến đi đón đưa. Nầy Đại Ca Diếp! Người tại gia có pháp lành như vậy, người xuất gia kia không có sự ấy. Tại sao? V́ người xuất gia kia cầu nhiều vật dùng chẳng thể thí xả cho người khác vậy.

Nầy Đại Ca Diếp! Đương lai có các Tỳ Kheo chứa nhiều y bát có nhiều vật dùng, họ được phần đông người tại gia lễ kính tôn trọng tán thán. Tại sao? V́ họ cho các Tỳ Kheo ấy thọ nhiều thí vật, hoặc có thể đem cho tôi, tôi có cần dùng các Tỳ Kheo ấy có thể luôn luôn cho tôi.

Nầy Đại Ca Diếp! Đương lai hoặc có Tỳ kheo tŕ giới thấy lỗi họa của đời nên siêng tu thiện pháp để ĺa tất cả lậu như cứu đầu cháy. Ḷng họ tri túc ít duyên sự siêng tu tự lợi ĺa tất cả duyên tập xấu ác. Nhưng Tỳ Kheo nầy không có người đến chỗ họ ở, không ai thân cận, không ai lễ kính tôn trọng tán thán họ. Tại sao? V́ các người tại gia khinh tháo thiển bạc, thấy lợi hiện tại chẳng thấy lợi đời sau, họ nghĩ rằng: Nơi Tỳ Kheo nầy chẳng được lợi ích đâu cần thân cận lễ kính tôn trọng tán thán. Ngoại trừ kẻ nghèo cùng ít căn lành và người có túc duyên nên lễ kính, những người nầy thân cận lễ kính tôn trọng tán thán Tỳ Kheo tŕ giới làm thiện tri thức.

Nầy Đại Ca Diếp! Nói như vậy rồi vừa ư hai hạng người: Một là hoặc thấy Tứ thánh đế và hai là hoặc thấy lỗi họa sanh tử. C̣n có hai hạng người: Một là siêng tu muốn ĺa bốn ác và hai là muốn được quả Sa Môn. C̣n có hai hạng người: Một là chuyên niệm nghiệp báo và hai là muốn biết nghĩa các pháp tướng.

Nầy Đại Ca Diếp! Nay ta đóng bít cửa của tất cả kẻ giải đăi, đó là người chẳng biết nghiệp chẳng biết nghiệp báo, người rời ĺa nghi thức lành, người chẳng thấy ác khổ đời sau dụ như kim cương, người thấy lợi hiện đời mà chẳng thấy lợi đời sau, người chẳng sanh một niệm hướng đến môn giải thoát.

Nầy Đại Ca Diếp! Nay ta nói ác Tỳ Kheo kia chẳng nên mong cầu. Hoặc nói pháp như vậy, hoặc gặp pháp như vậy, nghe pháp như vậy rồi tự biết sở hành chẳng hiểu thâm pháp nên phỉ báng. Họ cho rằng thâm pháp ấy chẳng phải Phật nói, là của luận sư làm, hoặc của ma nói để dạy người khác. Ác Tỳ Kheo kia tự hại như vậy cũng hại người khác. Họ tự nhiễm dơ cũng làm dơ người khác. Ác Tỳ Kheo kia chẳng thể tự lợi cũng chẳng lợi người khác".

Trưởng lăo Ma Ha Ca Diếp bạch rằng: " Bạch Đức Thế Tôn! V́ đại bi mà chư Phật nói Tỳ Kheo chuyên tu hành ở trong các pháp được tự tại. Đức Như Lai ở trong kinh nầy đă rộng nói xong.

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nghe kinh nầy rồi tin hiểu đọc tụng hướng đến pháp như thiệt, nên biết các chúng sanh ấy đă được chư Phật nhiếp thủ".

Đức Phật bảo Ngài A Nan: " Nầy A Nan! Nếu có người thọ tŕ th́ đă ở nơi chư Phật quá khứ gieo trồng căn lành nên nay muốn được kinh này để đọc tụng không thuộc muốn được giải thoát. Các thiện nam tử thiện nữ nhơn, hoặc người tại gia hay người xuất gia, học pháp môn nầy th́ có thể dứt các lậu cũng được Niết Bàn.

Tôn giả A Nan bạch rằng: " Bạch Đức Thế Tôn! Kinh nầy tên là ǵ, tôi phải thọ tŕ thế nào?".

Đức Phật bảo: " Nầy A Nan! Kinh nầy tên là Chọn Lựa Tất Cả Pháp Bửu. Cũng tên là An Trụ Thánh Chủng Nghi Thức. Cũng tên là Nhiếp Thủ Người Tŕ Giới. Cũng tên là Dạy Răn Người Phá Giới. Cũng tên là Bửu Lương. Cũng tên là Bửu Tụ. Cũng tên là Bửu Tạng. Cũng tên là Chư Bửu Pháp Môn".

Trưởng lăo Ma Ha Ca Diếp thỉnh hỏi kinh Đại Thừa Bửu Lương xong, chúng Tỳ Kheo nghe lời Phật dạy hoan hỉ phụng hành.
 
PHẨM PHẤN TẢO Y TỲ KHEO
THỨ BẢY
HẾT
 
PHÁP HỘI BỬU LƯƠNG TỤ
THỨ BỐN MƯƠI BỐN
HẾT

Tiếp Tục   45 Pháp Hội Vô Tận Huệ Bồ Tát
Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0