Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 
PHÁP HỘI PHÚ LÂU NA
THỨ MƯỜI BẢY

Hán dịch : Dao Tần, Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM CỤ THIỆN CĂN
THỨ TƯ


Đức Phật bảo Huệ Mạng Phú Lâu Na: "Đại Bồ Tát phát tâm Đại thừa thường phải tu tập thân cận bốn pháp th́ có thể nhiếp hết tất cả pháp lành cũng có thể đầy đủ tất cả căn lành. Những ǵ là bốn pháp?

Này Phú Lâu Na! Thiện nam thiện nữ phát tâm Đại thừa gần gũi tu tập thật hành pháp nhẫn nhục. Lúc tu hành pháp nhẫn nhục như vậy, do v́ như tâm b́nh đẳng th́ được B́nh Đẳng Ba la mật, cũng được Tất Cả Chúng Sanh B́nh Đẳng Ba la mật. Bồ Tát ấy được Tâm B́nh Đẳng Ba la mật, Trí B́nh Đẳng Ba la mật, hoặc đi hoặc đứng hoặc ngồi hoặc nằm hoặc thức hoặc ngủ, bấy giờ có người mang b́nh phẩn hoặc b́nh độc, b́nh nước sôi, hoặc các thứ rác rưởi, hoặc than lửa tro nóng, hoặc cứt đái đến đổ trút lên đầu lên thân, đối với sự gia hại này, Bồ Tát chẳng nên sân hận mà tâm phải tán loạn, chẳng nên tự nói tôi có tội ǵ, cũng chẳng dùng ác tâm nh́n họ, chỉ nên nhứt tâm cầu pháp tự lợi, ở nên sự đang tu tập chuyên tâm chẳng bỏ rời. Phải điều phục tâm ḿnh thế này: Người đó cớ chi mang các thứ ấy đổ trút lên đầu lên thân ta, thân ta chẳng v́ các vật ấy mà phải đau khổ. Phải quan sát các pháp nhơn duyên như vầy: Ai mang vật đến, vật ấy đổ cho ai, vật ǵ đổ cho người nào. Suy gẫm như thiệt như vậy chẳng thấy có pháp nào là người mang cho, là người lănh thọ, cái ǵ là vật. Chánh niệm quan sát suy gẫm như vậy v́ nhận thấy đây kia đều bất khả đắc nên tất cả pháp cũng đều bất khả đắc đều chẳng thấy có được. V́ Bồ Tát chẳng được và chẳng thấy tất cả pháp nên chẳng sanh ḷng sân hận.

Nếu lúc suy xét như trên mà vẫn c̣n có niệm sân hận khởi lên th́ Bồ Tát lại phải chánh niệm suy xét thế nầy: Do chạm xúc ǵ khiến thân ta đau, các thứ chạm xúc ấy nó chạm xúc chỗ nào, chạm xúc nơi thân hay chạm xúc nơi tâm. Nếu nó chạm xúc nơi thân, th́ thân như cỏ cây ngói đá bóng tượng không hay không biết chẳng phải đây chẳng phải kia. Nếu nó chạm xúc nơi tâm, th́ tâm không h́nh sắc niệm niệm sanh diệt chẳng tạm dừng chẳng phải đây chẳng phải kia, chỉ do hư vọng ghi nhớ phân biệt mà nói là khổ là vui là chẳng khổ vui, nay ta chẳng nên sanh khởi ghi nhớ phân biệt hư vọng ấy, nay ta phải quán b́nh đẳng thiệt tướng, ta phải tu tập việc làm của hiền thánh, chẳng nên theo việc làm của phàm phu. Những ǵ là việc làm của hiền thánh, đó là xa rời giải thoát đối với các pháp, ta v́ xa rời mà học chớ chẳng phải v́ ḥa hiệp mà học. Ḷng ghi nhớ phân biệt hư vọng ấy đều là ḥa hiệp. Là ai ḥa hiệp, là tham dục sân hận ngu si ḥa hiệp. Sao gọi là tham dục sân hận ngu si ḥa hiệp, do v́ thân si, thân kiến si, v́ tham thân kiến nên lúc thân bị khổ th́ giận thù người kia đây gọi là sân hận ḥa hiệp, có người v́ thân kiến si v́ tham thân kiến, v́ chẳng vừa ư mà sân hận người kia đây gọi là ngu si ḥa hiệp. Nếu người bị ba độc trói buộc mà hoặc phát khởi những tội nghiệp như vậy th́ chư Phật chẳng cứu được huống là người khác, ta phải khéo quán các pháp nhơn duyên, quán các pháp không.

Bồ Tát tùy thuận quán các pháp nhơn duyên như vậy chẳng thấy pháp có, ai hại ai chịu dùng vật ǵ để hại.

Bấy giờ Bồ Tát nên suy nghĩ rằng: Tất cả các pháp từ nhiều duyên mà sanh vốn không tự tánh quyết định bất khả đắc, tại sao ta lại ở trong pháp hư vọng vô sở đắc mà có được pháp tác nghiệp để sanh sân hận phát khởi hành nghiệp. Nay ta phải sanh ḷng không sân hận mà tu hành pháp vô tác vô khởi vô sanh, ta phải quán pháp không, chẳng ch́u theo tâm ư chấp kiến. Nay ta phải quán pháp bất tác bất khởi vô sanh, chẳng nên y chỉ pháp tác khởi. Ta phải suy gẫm các pháp đúng như thiệt. Nay ta chẳng nên ở trong hư vọng vô sở hữu này mà cưỡng khởi tác, ǵ là cưỡng khởi tác, đó là sân hận. Tại sao, v́ y chỉ nơi pháp th́ có sân hận, nay ở trong các pháp thiệt tướng cứu cánh không, không có pháp bổn thể để có y chỉ được.

Bồ Tát suy gẫm các pháp như vậy th́ tâm vắng bặt chẳng khởi sân hận.

Lại nữa, lúc Bồ Tát đi đứng nằm ngồi, hoặc lúc thức lúc ngủ, bấy giờ có người đến mang hương hoa thơm đẹp rải lên thân, hoặc đem những ṿng hoa chuỗi ngọc phủ lên thân, hoặc đem y phục mịn đẹp trùm lên thân, hoặc đem phan lọng che lên trên, hoặc đem hương hoa châu báu cơi trời đắp lên thân, hoặc đem dưng các đồ uống ăn ngon ngọt, Bồ Tát đối với các sự cúng dường ấy chẳng nên ưa thích mà sanh ḷng tham trước, chẳng v́ sự việc ấy mà thân phụ người kia tùy thuận ư họ qua lại thăm viếng, chẳng nên thiên vị mà sanh ái trước. Bồ Tát đối với sự việc ấy nên dùng tâm b́nh đẳng thông đạt các pháp b́nh đẳng. Phải suy nghĩ rằng: Đối với các chúng sanh ta chẳng nên sân hận, chẳng nên thương nhớ, tại sao, v́ ghét thương hai thứ đều là phiền năo. Nay ở đây ta chẳng nên sanh ḷng thương yêu, ta phải khéo thông đạt các pháp đúng thiệt. Ở trong các phiền năo, chỗ ḥa hiệp của ái duyên là tối trọng, phiền năo này sâu đến xương tủy, nghĩa là ở trong pháp hay sanh kiết sử tâm ái nhiễm trước, đối với sự ái trước nếu chẳng vừa ư th́ sanh sân hận. Mọi người đều tự có ḷng dục nhiễm ái trước thân ḿnh, có ai đến xâm năo th́ sanh sân hận. Do đây mà biết sân hận là quả của ái nhiễm, c̣n tham ái là quả của người si. Nay ta phải xa rời tâm ác ái nhiễm, đối với các pháp không hề tham trước.

Ta chẳng v́ tham dục mà học, chẳng v́ sân hận mà học, chẳng v́ ngu si mà học. Ta phải rộng học các pháp chơn thiệt. Đối với các pháp tướng th́ quan sát đúng như thiệt, theo đúng như lời mà tu hành như thiệt. Chỉ nên y chỉ nghiệp báo, đối với các sự bị hại và cúng dường đều phải biết đó là duyên lành của nghiệp nhơn thuở trước, v́ thế nên ở trong sự tùy thuận chẳng sanh mừng thích, trong sự trái nghịch chẳng sanh sân hận, chỉ giữ ḷng thanh tịnh không hề thương ghét chẳng để tâm ḿnh theo các pháp ác tham sân si.

Bồ Tát thành tựu các pháp ban đầu này th́ có thể được đầy đủ tất cả công đức".

Đức Thế Tôn muốn sáng tỏ nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

"Phật thường khen trí huệ
Cũng khen người tŕ giới
Đề cao tu nhẫn nhục
Cũng luôn ngợi đa văn
Phật khen làm pháp lành
Người từ tâm ái ngữ
V́ lợi ích chúng sanh
Tùy nghi khen công đức
Phật thường quở ngũ dục
Người sân hận ngu si
Ganh ghét kiêu dua vạy
Trược loạn hại chúng sanh
Ḷng lười nhác giải đăi
Ngang ngỗ khó cùng nói
Bội ơn không đền đáp
Việc nhỏ giận hờn to
Kẻ tham cầu lợi dưỡng
Muốn ḿnh được tài lợi
Chẳng muốn người khác được
Hạng này Phật chẳng khen
Nơi lợi dưỡng ít trí
Tự muốn ganh người được
Khổ sầu thấy người được
Hạng này Phật chẳng khen
V́ cầu được lợi dưỡng
Chuyển đổi các oai nghi
Cách sống ấy chẳng sạch
Rời rất xa Phật pháp
Người chẳng chuyên hành đạo
Có các lỗi lầm ấy
Những ác nghiệp đạo ấy
Không một việc đáng khen
Chẳng dứt ác ngă kiến
Tâm tham ái th́ nhiều
V́ tâm nhiều tham ái
Nên siêng cầu lợi dưỡng
Bồ Tát tự nghĩ rằng
Nhẫn nhục lợi chúng sanh
Xô dẹp tâm cương cường
Mau được thành Phật đạo
Tôi phải tu tâm từ
Nhẫn nhục thương chúng sanh
Mà biết các pháp không
Do duyên sanh vô ngă
Cớ sao có các pháp
Pháp ấy khởi nơi tâm
Vọng tưởng sanh sân hận
Chẳng nhớ nó liền không
Vọng tưởng sanh tam giới
Thân nối nhau chẳng tuyệt
Chẳng vọng tưởng phân biệt
Th́ không có lỗi ấy
Thường suy xét các pháp
Biết nó từ duyên sanh
Thường quán các pháp không
Mà hay độ mọi loài
Chúng sanh phá giới khổ
Bị kiêu mạn làm hại
Dạy họ pháp diệt khổ
Có nhiều lợi ích lớn
Nếu có kẻ phương Đông
Nam Tây Bắc bốn hướng
Tay cầm b́nh cứt đái
Đổ trút lên đầu tôi
Tôi chẳng sanh ḷng giận
Ai hại ai chịu lấy
Cái ǵ gọi là ta
Siêng tinh tấn quan sát
Chẳng giận hờn nh́n họ
Tội ǵ mà hại tôi
Chỉ sanh ḷng chánh niệm
Biết là nghiệp thuở trước
Từ tâm thương xót họ
Biết là nghiệp thuở trước
Nay nhận quả báo này
Trả xong chẳng gây nữa
An trụ trong Phật đạo
Người khác không có sự
Khinh hủy làm khổ năo
Đây tất là ác nghiệp
Dầu lâu mà chẳng mất
Chúng sanh tại thế gian
Luôn tạo nghiệp thiện ác
Nay tôi chịu khổ này
Nên biết do nghiệp trước
Nếu giận mắng hại họ
Sau lại thọ quả khổ
Đâu nên đem khổ hại
Mà hại lại người kia
Phải cầu pháp Vô Thượng
Cầu rồi dạy lại người
Độ thoát tất cả loài
Ra khỏi tất cả khổ
Nếu người đem hương hoa
Châu báu cúng dường tôi
Chẳng nên sanh ḷng tham
Phải tập quán b́nh đẳng
Ghét thương th́ trái đạo
Phải thường tu tâm xả
Nên chánh quán các pháp
Ai làm ai chịu lấy
Tất cả pháp đều không
Nội không ngoại cũng không
Không chẳng có làm chịu
Tất cả đều vô ngă
Không chẳng có tham sân
Không chẳng có phiền năo
Cũng không có thanh tịnh
Rời cấu tịnh là không
Trong không chẳng phân biệt
Không chẳng có các tánh
Không thường không vô tướng
Đây là đạo thanh tịnh
Giả sử có người đến
Chặt đứt rời thân tôi
Trọn chẳng sanh ḷng giận
Biết do nghiệp thuở trước
Chúng sanh gây thiện ác
Theo nghiệp tự thọ quả
Chắc đời trước tôi ác
Nay phải chịu báo khổ
Nay chịu lấy khổ báo
Quán thân như bóng tượng
Bọt nước ảo hóa mộng
Là không tất cánh không
Nếu có người thành tâm
Giúp đỡ nuôi dưỡng tôi
Phải nhớ báo ơn họ
Mà chẳng sanh ḷng mừng
Cúng dường chẳng vui mừng
Mắng hại chẳng giận hờn
Mừng giận đều chướng ngại
Chẳng phải đạo chơn chánh
Phải xa rời tất cả
Ḷng tham ái sân hận
Thường phải tu không tịch
Dứt hết các chướng ngại
Nhẫn nhục gốc thập lực
Chư Phật thần thông nguyện
Trí vô ngại đại bi
Đều do nhẫn làm gốc
Tứ đế niệm chánh cần
Căn lực giác đạo phần
Đều dùng nhẫn làm gốc
Người trí nên tu nhẫn
Phật tại Ba La Nại
Chuyển pháp luân Vô Thượng
Cũng lấy nhẫn làm gốc
Chư Phật thường khen nhẫn
Các ông cũng phải tu
Không nhẫn vô sanh diệt
Các pháp tướng thường không
Th́ được Phật công đức.

Lại này Phú Lâu Na! Đại Bồ Tát có thể rời ĺa ngũ dục, thường thích xuất gia tâm thuận xuất gia xu hướng xuất gia chẳng ham ngũ dục. Được xuất gia rồi rời chốn ồn náo ở xa nơi núi rừng chẳng mất pháp lành. Bồ Tát thành tựu pháp thứ hai này th́ hay đầy đủ tất cả công đức".

Đức Thế Tôn muốn sáng tỏ nghĩa này mà nói kệ rằng:

Ḷng thường thích xuất gia
Mà hay thường xuất gia
Thường thích ở núi rừng
Chỗ tăng ích công đức
Ở tại chỗ rảnh vắng
Th́ ĺa năm dục lạc
Nơi ấy không ồn náo
Không mất duyên pháp lành
Không phải bận chuyện tṛ
Đến lui thăm viếng nhau
Ưa rảnh rang vắng vẻ
Được chư Phật khen ngợi
V́ thế chư Bồ Tát
Phải thường ở rảnh vắng
Chớ tham ưa thành thị
Chỗ sanh tâm lợi dưỡng
Nếu được lợi th́ mừng
Nếu mất sanh lo buồn
Người này dầu cúng Phật
Chẳng gọi là cúng dường
Muốn trừ các lỗi này
Phải thường ĺa lợi dưỡng
Xa ĺa ở rảnh vắng
Tu tập các pháp không.

Lại này Phú Lâu Na! Bồ Tát thường học cầu pháp. Cầu được rồi đọc tụng. Đó là cầu tịnh giới các pháp đầu đà tế hạnh, chẳng cầu những pháp đa dục không chán đủ. Cầu pháp diệt tham dục, chẳng cầu thêm tham dục. Cầu pháp phá sân chẳng thêm sân. Cầu dứt ngu si chẳng thêm ngu si. Cầu trừ kiêu mạn chẳng thêm kiêu mạn. Cầu phá ngă mạn chẳng thêm ngă mạn. Cầu hết ngă ngă sở chẳng thêm ngă ngă sở. Cầu pháp vô ngă chẳng y chỉ ngă nhơn chúng sanh thọ mạng. Thường cầu pháp hay được trí huệ lớn chẳng cầu pháp thối thất đại trí huệ. Thường cầu pháp để được trí huệ Vô Thượng chẳng cầu pháp để được trí huệ nhỏ. Cầu pháp được tất cả công đức chẳng cầu pháp chẳng đủ công đức.

Cầu các pháp như vậy, được rồi tư duy chánh quán làm đúng theo lời đem dạy lại người, chẳng cầu thế lợi danh tiếng khen ngợi, siêng dạy các chúng sanh cho họ an trụ trong pháp ấy.

Bồ Tát thành tựu pháp thứ ba nầy th́ có thể được đầy đủ tất cả công đức".

Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

"Bồ Tát thích xuất gia
Tŕ giới hành đầu đà
Do đó sanh trí huệ
Mưa trí thêm các ḍng
Được pháp thâm tịnh rồi
Chánh niệm suy ư nghĩa
Ở trong các pháp ấy
Làm được đúng như lời
Thường dùng tâm thanh tịnh
Giảng rộng lại cho người
Lợi ích các chúng sanh
Ḷng không chút hy vọng
Được mùi vị công đức
Tự ở trong pháp ấy
Cũng khiến người được ở
Do đây tăng Phật pháp
Nếu trong vô lượng kiếp
Tập họp các công đức
Đều khiến hiện ra trước
Nhiếp vào Bồ Tát đạo
Nên phải cầu thâm pháp
Được chư Phật khen ngợi
Thường nói cho chúng sanh
Do đây sanh công đức.

Nầy Phú Lâu Na! Đại Bồ Tát an trụ trong pháp tŕ giới đầu đà th́ có thể đầy đủ thiện căn công đức.

Nầy Phú Lâu Na! Quá khứ lâu xa vô lượng vô biên vô số kiếp, có Phật hiệu Di Lâu Kiện Đà Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác thọ sáu ngàn tuổi, một hội thuyết pháp có tám mươi ức Tỳ Kheo đắc quả A La Hán, sau khi Phật nhập diệt, pháp trụ năm trăm năm. Phật ấy nhập Niết Bàn rồi, trong bảy ngày, các đại đệ tử cũng đều nhập diệt theo Phật.

Nầy Phú Lâu Na! Đức Phật Di Lâu Kiện Đà xuất thế cũng đủ năm thứ trược như ta hiện nay vậy. Sau khi chư đại A La Hán đệ tử Phật diệt độ, có nhiều chúng sanh nghĩ rằng: Trong pháp Sa Môn an ổn khoái lạc sao ta chẳng cùng xuất gia. Họ nghĩ như vậy rồi đều cạo bỏ râu tóc mặc pháp phục xuất gia. Sau khi xuất gia họ chỉ làm ba việc: Một là thường qua lại nhà bạch y, hai chỉ tham cầu lợi dưỡng để sinh sống, ba là chuyên lo mập béo mà không tu phước huệ. Họ chỉ làm ba việc ấy mà chẳng tu hạnh ǵ khác. Sau đó trăm năm, chư đại đệ tử đă diệt độ cả, các Tỳ Kheo ấy phần đông cùng ḥa hiệp với người bạch y, đa số phế bỏ các kinh thâm diệu tŕ giới đầu đà các tế hạnh của Phật dạy, họ chẳng c̣n đọc tụng nữa. Lúc bấy giờ chúng Tỳ Kheo thích ngũ dục ham ăn uống.

Quốc Vương thuở ấy chỉ có một Thái Tử tên Đà Ma Thi Lợi rất được vua quí trọng. Lúc ở thanh vắng, Thái Tử nghĩ rằng: Đức Phật Di Lâu Kiện Đà đắc pháp ǵ thành Phật, sao nay các đệ tử đều phóng dật làm giống các bạch y. Lúc suy tư và nghĩ vậy, có Thiên Thần đến ẩn thân mà bảo Thái Tử rằng: Đức Phật Di Lâu Kiện Đà đắc pháp thâm diệu thanh tịnh quyết định.

Nghe Thiên Thần nói, Thái Tử liền hỏi: Đức Phật Di Lâu Kiện Đà đắc pháp thâm diệu thanh tịnh quyết định, pháp ấy thế nào?

Thiên Thần đáp: Pháp ấy không sắc, không thọ tưởng hành thức, không ấm giới nhập, không có ngũ dục cũng không có dục tâm. Phật đắc pháp ấy và dạy chúng sanh pháp ấy.

Thái Tử lại hỏi: Tôi có được nghe pháp ấy để được hiểu biết thật hành chăng?

Thiên Thần bảo: Ngài siêng tu tinh tấn th́ được đó không khó.

Nầy Phú Lâu Na! Thái Tử tự nghĩ nay Thiên Thần khai ngộ cho ta, ta nên xuất gia để cầu pháp thâm diệu ấy. Thái tử đến trước cha mẹ cúi lạy thưa xin được xuất gia tu hành trong pháp của Đức Phật Di Lâu Kiện Đà.

Cha mẹ bảo: Nay con cần ǵ bỏ chúng ta mà xuất gia, v́ hiện tại các người xuất gia đều không khác ǵ hàng bạch y cả.

Cha mẹ nói kệ bảo Thái Tử:

Nay các chúng Tỳ Kheo
Phóng dật thọ ngũ dục
Canh tác đi buôn bán
Chẳng khác hàng bạch y
Hạng nghèo cùng khổ năo
Chẳng lấy ǵ để sống
Các hạng người như vậy
Cầu sống nên xuất gia
Nay con sanh nhà vua
Giàu sang đủ ngũ dục
Châu báu có rất nhiều
Cần xuất gia làm ǵ.

Thái Tử Đà Ma Thi Lợi nói kệ thưa cha mẹ:

Con chẳng cầu ngôi sang
Nếu được cũng ĺa bỏ
Nay con chỉ muốn cầu
Phật pháp giới thanh tịnh
Có Thiên Thần khai ngộ
Khuyên con đi xuất gia
Thâm pháp của Phật dạy
Con mong được nghe biết
Con nghe Thiên Thần dạy
Ḷng con rất vui mừng
Phật pháp nay muốn diệt
Con muốn giúp hộ tŕ.

Cha mẹ nói kệ bảo Thái Tử:

Thâm kinh đă diệt hết
Không có người tụng tŕ
Nay con sẽ từ đâu
Được nghe kinh thâm diệu
Nếu ở trong tứ chúng
Có người tụng thâm kinh
Con trước theo họ học
Rồi sau hăy xuất gia.

Thái Tử nói kệ thưa cha mẹ:

Nay con siêng tinh tấn
Tŕ giới hạnh đầu đà
Ở xa trong núi rừng
Cầu Phật pháp thâm tịnh.

Nầy Phú Lâu Na! Nói kệ xong, Thái Tử Đà Ma Thi Lợi cúi lạy cha mẹ từ biệt đi xuất gia, cha mẹ lặng yên chẳng ngăn cản được.

Thái Tử đến chỗ chư Tỳ Kheo cạo bỏ râu tóc mặc cà sa thọ giới rồi hết ḷng cung kính bạch chư Tỳ Kheo cầu được nghe pháp của Phật Di Lâu Kiện Đà đă truyền dạy để tu hành theo.

Chư Tỳ Kheo bảo rằng: Chúng tôi chẳng nghe pháp của Phật dạy mà chỉ làm theo các Ḥa Thượng và chư Sư thôi. Nay ông cũng nên làm theo như vậy.

Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi bảo chư Tỳ Kheo rằng: Các Thầy tất từ nghèo hèn mà xuất gia nên chỉ biết quư trọng cơm áo, những việc của các Thầy làm chẳng khác hàng bạch y. Các Thầy nên cùng tôi cầu t́m pháp thâm diệu của Phật.

Chư Tỳ Kheo nói kệ đáp rằng:

Việc làm của chúng tôi
Đều đă được lợi tốt
Cơm áo rất đầy đủ
Khỏi phải việc vua quan
An ổn rất khoái lạc
Không ai dám khinh mạn
Nay đều không c̣n có
Khổ năo như bạch y
Chính đây là Niết Bàn
Khoái an lạc đệ nhứt
Ngoài công việc này ra
Chúng ta không c̣n cần
Chúng ta có nhiều y bát
Thuốc men vật dụng nhiều
Thí chủ thường cung cấp
Nhà đàn việt cũng đông.

Nghe lời đáp của chư Tỳ Kheo, Đà Ma Thi Lợi buồn rầu rơi lệ đến xin các tịnh xá khác bạch thưa cũng đều được chư Tăng đáp như trên, liền bỏ chư Tỳ Kheo một ḿnh vào núi sâu, chỗ rừng rậm xa vắng, nhứt tâm chí thành cầu pháp thâm diệu của Phật.

Trước đó, trong hàng đại đệ tử của Phật có một đại A La Hán đủ tam minh lục thông bát giải thoát tên là Kiên Lao, như Ma Ha Ca Diếp hiện nay. Kiên Lao A La Hán ấy ở thâm sơn khắc lời kệ lên vách đá:

Sanh tử chẳng dứt được
Là do nơi tham dục
Nuôi thù vào g̣ mả
Luống phải chịu đau khổ
Thân thúi như tử thi
Chín lỗ chảy bất tịnh
Ngu si tham luyến thân
Chẳng khác gịi ham phẩn
Nhớ tưởng vọng phân biệt
Là gốc sanh ngũ dục
Người trí chẳng phân biệt
Th́ ngũ dục đoạn diệt
Tà niệm sanh tham trước
Tham trước sanh phiền năo
Chánh niệm không tham trước
Phiền năo khác cũng hết.

Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi vào hang núi thấy bốn bài kệ khắc trên vách đá liền đọc tụng suy gẫm ư nghĩa, không bao lâu được ngũ thần thông. Sau đó Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi đến chỗ trước kia trà t́ Phật Di Lâu Kiện Đà đảnh lễ hữu nhiễu ba ṿng rồi ngồi kiết già phát thệ rằng: Nếu tôi không thấy Phật và chẳng nghe các pháp khác th́ chẳng dậy rời khỏi chỗ ngồi này.

Này Phú Lâu Na! Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn tụng tŕ kinh Bát Bá Thiên Môn của Phật Di Lâu Kiện Đà truyền. Thiên Đế biết Đà Ma Thi Lợi rất mến chánh pháp, liền từ trời Đao Lợi xuống trước Đà Ma Thi Lợi tuyên đọc kinh Bát Bá Thiên Môn, lại truyền cho các kinh Tứ Đa Văn Bổn Cú, Thất Chủng Trọng Cú, Thập Tứ Môn Cú. Nghe xong, Đà Ma Thi Lợi tụng tŕ, ở trong các pháp được trí huệ sáng suốt, tự nhiên thông thuộc các kinh thâm diệu thanh tịnh nghĩa không nghĩa ly của Phật Di Lâu Kiện Đà. Đức Phật ấy cũng hiện thân cho Đà Ma Thi Lợi thấy và hiện chúng Tỳ Kheo cả tịnh xá pḥng giường đại hội tứ chúng Thiên Long Bát Bộ đều khiến được thấy cả.

Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi ở trong các pháp được trí huệ nhăn, rời chỗ ngồi đi du hành lần về đến bổn quốc, v́ cha mẹ và quyến thuộc giảng nói các kinh thâm diệu thanh tịnh nghĩa không nghĩa ly, ca ngợi công đức Tam bảo Phật Pháp Tăng.

Nghe pháp ấy xong, Vương phụ Vương mẫu các cung nhơn các quan thuộc sanh ḷng tin cung kính thưa với Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi xin được xuất gia trong pháp Phật Di Lâu Kiện Đà.

Bấy giờ có đến tám vạn bốn ngàn người đồng xuất gia theo Quốc Vương và Phu Nhơn và đồng lấy hiệu là Đà Ma Thi Lợi.

Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi làm cho pháp của Phật Di Lâu Kiện Đà trở lại thạnh hành, rất nhiều chúng sanh được an trụ trong ấy. Đó là do tâm đại từ bi nguyện hộ Phật pháp từ đời trước của Tỳ Kheo ấy. Đà Ma Thi Lợi đi khắp nơi, từ tụ lạc này đến tụ lạc khác, từ thành này đến thành khác, từ nước này đến nước khác, tuyên nói giảng giải các kinh pháp thâm diệu thanh tịnh nghĩa không nghĩa ly của Phật Di Lâu Kiện Đà và xưng dương ca ngợi công đức của Tam bảo Phật Pháp Tăng. Tỳ Kheo ấy rất được mọi người cung kính tôn trọng cúng dường danh tiếng khắp nơi.

Làm lợi ích rất lớn cho chúng sanh rồi, Đà Ma Thi Lợi mạng chung theo bổn nguyện sanh trở lại nhà vương gia cơi này tên là Đắc Niệm xuất gia trong pháp của Phật Di Lâu Kiện Đà, bấy giờ cách Đức Phật ấy diệt độ ba trăm năm. Do bổn nguyện túc mạng trí nên Tỳ Kheo Đắc Niệm tự nhiên lại được các môn cú các đà la ni cũ. Do sức của đà la ni nên các kinh chưa từng nghe mà có thể tuyên nói giảng rộng cho chúng sanh, chẳng giảng nói các kinh pháp đă được nói nơi tiền thân lúc c̣n là Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi.

Này Phú Lâu Na! Lúc ấy trong chúng Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi, những người thiện căn sâu dày trí huệ sáng suốt, nghe kinh pháp của Đắc Niệm nói đều tùy hỷ tin nhận cung kính cúng dường thủ hộ. Những người ngu tối thiện căn mỏng cạn th́ chẳng tin trái nghịch bảo rằng: Các kinh ấy chúng tôi chưa nghe Ḥa Thượng các Thầy giảng dạy, cũng chẳng nghe Đại Sư Đà Ma Thi Lợi nói.

Này Phú Lâu Na! Các người có trí huệ sâu y chỉ nơi ư nghĩa mà chẳng theo ngữ ngôn. V́ y chỉ nơi ư nghĩa nên chẳng trái nghịch. V́ chẳng trái nghịch nên hộ tŕ pháp của Phật Di Lâu Kiện Đà và cung kính thủ hộ Tỳ Kheo Đắc Niệm, số này có đến tám mươi na do tha người gồm đủ tứ chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Bấy giờ chia làm hai bộ chúng: Một tên chúng Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi, hai tên chúng Tỳ Kheo Đắc Niệm.

Tỳ Kheo Đắc Niệm chẳng nói chính ḿnh là Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi. Tại sao, v́ mọi người đều cho Đà Ma Thi Lợi chứng quả A La Hán chẳng phải Bồ Tát, c̣n Tỳ Kheo Đắc Niệm th́ mọi người đều gọi là Bồ Tát, nếu tự nói ra sợ mọi người nghi hoặc.

Lợi ích chúng sanh xong, Đắc Niệm Tỳ Kheo mạng chung theo bổn nguyện sanh lại cơi này nơi nhà Trưởng giả tên là Gia Xá, do bổn nguyện nên nhớ biết túc mạng mới bảy tuổi đă xuất gia tu hành được các đà la ni, bấy giờ là thời kỳ bốn trăm năm sau Đức Phật Di Lâu Kiện Đà diệt độ.

Này Phú Lâu Na! Do sức đà la ni nên Gia Xá có thể v́ mọi người giảng thuyết các kinh trước chưa từng nghe. Trong chúng Đà Ma Thi Lợi và chúng Đắc Niệm, những người thiện căn sâu dày nghe pháp của Gia Xá nói đều rất vui mừng được pháp lạc. Những người này y nghĩa chẳng y lời nghe Gia Xá thuyết pháp thâm diệu hiệp đệ nhứt nghĩa liền tin nhận thọ tŕ đọc tụng y theo tu hành. C̣n những Tỳ Kheo ám độn thiện căn mỏng cạn th́ chẳng tin mà bảo rằng: Pháp của Gia Xá nói, chúng tôi chưa từng nghe Ḥa Thượng các Thầy nói, cũng chẳng nghe Đại Sư Đắc Niệm Bồ Tát dạy.

Này Phú Lâu Na! Các Tỳ Kheo tin thọ theo pháp của Gia Xá đều bị các Tỳ Kheo chẳng tin thọ trong hai chúng Đà Ma Thi Lợi và Đắc Niệm ganh ghét xa lánh, họ hủy báng là chẳng phải pháp Phật nói, chẳng phải lời Đại Sư dạy.

Gia Xá Tỳ Kheo rộng truyền pháp của Phật Di Lâu Kiện Đà từ một tụ lạc đến một tụ lạc, từ một thành đến một thành, từ một nước đến một nước, sau đó mạng chung theo bổn nguyện lại sanh vào cung vua cơi này, lúc sanh chư Thiên ở hư không xướng rằng: Vương Tử này sẽ lợi ích lớn cho chúng sanh, do theo lời xướng ấy mà đặt tên cho Vương tử mới sanh là Đạo Sư. Đến năm mười bốn tuổi Vương Tử Đạo Sư xuất gia, bấy giờ là thời kỳ năm trăm năm sau Đức Phật Di Lâu Kiện Đà diệt độ. Tỳ Kheo Đạo Sư ấy hiểu biết rộng thông thuộc nhiều kinh sách văn từ thanh biện thuyết pháp rất khéo giỏi. Từ một tụ lạc đến một tụ lạc, từ một thành đến một thành, từ một nước đến một nước, Tỳ Kheo Đạo Sư lưu truyền pháp của Phật Di Lâu Kiện Đà đem lợi ích lớn lại cho nhiều chúng sanh.

Lúc ấy các chúng Tỳ Kheo Đà Ma Thi Lợi, Đắc Niệm và Gia Xá tụ họp đến chỗ Tỳ Kheo Đạo Sư để huỷ phá.

Tỳ Kheo Đạo Sư hỏi chúng Tỳ Kheo rằng: Chư Tỳ Kheo các Ngài vấn nạn sự ǵ, dùng sự ǵ để hỏi, tại sao mà hỏi?

Chư Tỳ Kheo nghe lời ấy đều ưu sầu chẳng vui nín lặng chẳng đáp được, chẳng làm chướng ngại Đạo Sư được.

Này Phú Lâu Na! Tùy theo thọ mạng của Bồ Tát Đạo Sư tại thế th́ Phật pháp xí thạnh, nếu mạng chung th́ Phật pháp diệt. Đạo Sư giáo hóa tám trăm vạn người phát tâm Vô Thượng Bồ Đề đều được sanh lên các cơi trời.

Này Phú Lâu Na! Tỳ Kheo Đạo Sư đêm nay mạng chung th́ đêm mai pháp diệt. V́ pháp của Phật Di Lâu Kiện Đà diệt nên kinh pháp thâm diệu nghĩa không nghĩa ly thanh tịnh đều diệt hết.

Này Phú Lâu Na! Đại Bồ Tát dùng kinh thâm diệu để thủ hộ Phật pháp có thể tự đầy đủ thiện căn công đức.

Bồ Tát Đạo Sư sau khi mạng chung liền sanh về Phật độ ở thế giới thứ mười tại thượng phương hiện có Phật hiệu Thiện Nhăn Như Lai Đẳng Chánh Giác, liền xuất gia, do thiện căn phước đức đời trước nên trí huệ sáng lẹ, biện tài vô tận vô ngại tu Phật pháp suốt tám vạn bốn ngàn năm, sau khi mạng chung lại sanh gặp Đức Phật thứ hai hiệu Nhựt Tăng Kiên Như Lai Đẳng Chánh Giác cũng xuất gia tu các thiện căn cầu Vô Thượng Bồ Đề, sau khi mạng chung sanh trở lại cơi ấy gặp Đức Phật sau rốt hiệu Bất Không Hành Như Lai Đẳng Chánh Giác cũng xuất gia lấy tên là Thủ La trong bảy vạn năm siêng tu thiện căn cầu Vô Thượng Bồ Đề.

Đức Phật Bất Không Hành thọ kư rằng: Sau khi ta diệt độ, Tỳ Kheo Thủ La đây sẽ làm Phật hiệu Vô Ngại Nhăn Như Lai Đẳng Chánh Giác.

Này Phú Lâu Na! Bồ Tát thành tựu pháp thứ ba này th́ có thể đầy đủ tất cả công đức ".

Đức Thế Tôn muốn sáng tỏ nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

"Bồ Tát nghe pháp sâu
Thanh tịnh diệu quyết định
Tự ḿnh hay an trụ
Cũng nói dạy mọi người
Thế gian chẳng thấu đáo
Bồ Tát thường thông suốt
An trụ trong tịnh giới
Rộng lợi ích chúng sanh
Bổn sự và thí dụ
Đem Phật đạo dạy người
Lời chư Phật nói tuyên
Đều là pháp quyết định
Bồ Tát hay tư lợi
Cũng lợi ích chúng sanh
Thủ hộ pháp chư Phật
Dạy Bồ Đề cho người
Việc đúng pháp của người
Bồ Tát v́ họ làm
Đem Phật đạo dạy người
Đây th́ gần chánh giác
Hộ tŕ đạo chư Phật
Rộng lợi ích chúng sanh
Chư Thiên Long Quỉ Thần
Trời Người đều tôn kính
Thế nên được nghe pháp
Không thâm tịnh thâm diệu
Phải nhứt tâm suy t́m
Th́ tăng trưởng trí huệ.

Lại này Phú Lâu Na! Đại Bồ Tát đầy đủ công hạnh, do công hạnh đầy đủ nên có thể đầy đủ thiện căn phước đức. Những ǵ là công hạnh? Đó là Bồ Tát gần gũi thiện tri thức tu hành bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ phương tiện.

Những ai là thiện tri thức của Bồ Tát? Đó là chư Phật, chư A La Hán và chư Bồ Tát có thâm tâm cầu Phật đạo mà từ đó Bồ Tát này được nghe các kinh pháp thâm diệu và phương tiện giáo hoá. Các bực ấy đều gọi là thiện tri thức của Bồ Tát.

Bồ Tát thành tựu pháp thứ tư này th́ có thể đầy đủ tất cả công đức ".

Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

"Phật nói chư Bồ Tát
Pháp mà họ phải hành
Bố thí rồi vui mừng
Không hề có hối hận
Vui mừng như thế nào
Là vui khắp cả thân
Thường dùng ḷng vui ấy
Mà hành đạo Bồ Tát
Bồ Tát làm bố thí
Hồi hướng đạo Bồ Đề
Lợi ích các chúng sanh
Tự lợi vô biên lượng
Nếu thấy có người xin
Ḷng tưởng họ như Phật
Quan niệm người ấy đến
Ban Phật đạo cho tôi
Tôi nhơn nơi người ấy
Thanh tịnh được Phật độ
Người ấy chỉ bày Phật
Dạy Phật đạo cho tôi
Nay tôi gặp người ấy
Rất được các lợi lớn
Vui mừng khắp toàn thân
Chẳng c̣n vui ǵ khác
Nếu có ai đến tôi
Xa thấy tôi chưa hỏi
Ngài có cần dùng ǵ
Tôi sẽ xin cung cấp
Nếu họ nói không cần
Bồ Tát cũng vui mừng
V́ muốn giáo hoá tôi
Nên họ nói không cần
Người ấy đem sở đắc
Pháp thiểu dục tri túc
Nay đến khai ngộ tôi
Khiến được duyên Bồ Đề
Nay tôi nhơn người này
Lại được dạy pháp lành
Ngài nói không cần dùng
Lời ấy tốt lắm vậy
Nếu họ nói cần dùng
Vật ấy cấp cho tôi
Nếu Bồ Tát mà có
Vui mừng mang trao cho
Khi đem bố thí rồi
Sau đó không hề hối
Do thường niệm Phật đạo
Nên tâm thường vui mừng
Bố thí rồi hồi hướng
Chúng sanh đều có phần
Khiến đều không chỗ thiếu
Cho họ được tri túc
Nếu hành đạo Bồ Tát
Chúng sanh nghe danh tôi
Tự nhiên biết thôi đủ
Chẳng sanh ḷng xan tham
Nay chúng sanh nước tôi
Thuận đạo đều tri túc
Bỏ ĺa ham ngũ dục
Đều thích đi xuất gia
Vô lượng hạnh như vậy
Bố thí mà hồi hướng
Nguyện thường làm bố thí
Chúng sanh bắt chước tôi
Bồ Tát làm bố thí
Dùng từ che chở người
Tất cả các thế gian
Không có vui như vậy
Như Trưởng giả giàu lớn
Nhiều của tiền trân bửu
Mà chỉ có một con
Nhiều năm bỏ đi xa
Trưởng giả nghe con về
Vui mừng khắp toàn thân
Cách xa mà nay về
Cầm bằng sống trở lại
Bồ Tát thấy người xin
Trong ḷng rất vui mừng
C̣n hơn Trưởng giả mừng
Cả mười sáu lần hơn
Nếu làm được bố thí
Trong ḷng rất vui mừng
Tâm từ sanh vui ấy
Vui ấy không ǵ sánh
Như vua trị người tội
Truyền chặt găy tay chân
Đao phủ đem đi giết
Cất dao sắp chặt xuống
Vua tha ban chức cao
Người tội rất mừng vui
Vẫn chẳng bằng Bồ Tát
Bố thí được vui mừng
Lúc Bồ Tát hành đạo
Chẳng mong cầu phước điền
Có ai xin liền cho
Nên được vui vẻ lớn
Bồ Tát nếu gặp Phật
A La Hán Duyên Giác
Cung kính biết khó gặp
Nên đến siêng cúng dường
Bồ Tát có oai đức
Ḷng sáng suốt điều thuận
Thích công đức cầu đạo
Cúng dường Phật và chúng
Chẳng đem ḷng cung kính
Phụng sự các thiên thần
Chỉ kính cúng chư Phật
Và chư Phật đệ tử
Nếu có Bích Chi Phật
Tự nhiên đắc Niết Bàn
Cũng đến kính cúng dường
Có những công đức ấy
Bồ Tát cũng biết được
Phước điền thiện bất thiện
Những người trí thế gian
Chẳng kính ngoại đạo ác
An trụ giữa giới phẩm
Từ tâm giúp chúng sanh
Tinh tấn không ai bằng
Nhẫn trí đa văn rộng
Làm các công đức ấy
Bực cao tôn thế gian
Hay chứng Phật Bồ Đề
Chuyển pháp luân Vô Thượng
Bồ Tát hay tu hành
Đủ bốn pháp như trên
Tất cả các thiện căn
Thảy đều được đầy đủ
Vô lượng ức số kiếp
Đă tu các công đức
Đều nhiếp vào đây cả
Là đạo Bồ Tát tu
Thế nên chư Bồ Tát
Phải thường tu tâm từ
Xuất gia ở núi rừng
Thích ở chỗ rảnh vắng
Thường cầu pháp thanh tịnh
Thậm thâm diệu quyết định
Bồ Tát hạnh đầy đủ
Do đây được tăng trưởng".

PHẨM CỤ THIỆN CĂN
THỨ TƯ
HẾT

Tiếp Tục
1705 Phẩm Thần Thông Lực

Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0