Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc 
 
PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG
THỨ MƯỜI HAI


Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Huyền Trang
Việt Dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM SẰN ĐỀ BA LA MẬT
THỨ TÁM


Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất : " Thế nào gọi là đại Bồ Tát Sằn đề ba la mật?

V́ Vô Thượng Bồ Đề, Đại Bồ Tát ở nơi pháp như vậy chuyên cần tu học thật hành bồ tát hạnh.

Này Xá Lợi Phất ! Do an trụ Sằn đề ba la mật nên có đủ nhẫn lực gầy dựng tánh vững vàng, đối với tất cả sự lạnh nóng đói khát muỗi ṃng rắn rít gió nắng v. v... đều có thể chịu đựng được cả. Lại hay chịu đựng những lời lẽ thô ác xấu tục và dao gậy chém đập trên thân đau đớn khổ sở hoặc đến mất mạng. Đây gọi là Sằn đề Ba la mật.

Này Xá Lợi Phất ! Thuở xa xưa, lúc ta chưa thành Phật, ta thật hành Bồ Tát hạnh thường tu nhẫn nhục".

Xá Lợi Phất thưa : " Bạch Đức Thế Tôn! Lúc làm Bồ Tát, Đức Thế Tôn tu nhẫn nhục như thế nào ?"

Đức Phật phán dạy : " Này Xá Lợi Phất! Nhớ thuở xa xưa, lúc ta thật hành Bồ Tát hạnh, có nhiều chúng sanh đến mắng nhục ta, mắng nhiếc phi pháp, quở trách phi pháp. Thuở ấy, v́ thật hành nhẫn nhục nên ta dằn ḷng chẳng giận hờn oán ghét, ta chỉ nghĩ rằng trong các pháp hành không không có pháp nào dễ được như chê mắng và quở trách, v́ thế ta phải tu tập xả bỏ. Lại đối với họ ta phải có ḷng từ bi. Tại sao? Chúng sanh trong đời phần nhiều ở trong sự quở trách mắng nhiếc, do ác nghiệp ấy lại cảm lấy quả báo sanh chỗ nào đều có thân tướng xấu xí đáng ghét . Nay ta chẳng thích sự xấu xí th́ đâu nên thích làm sự mắng nhiếc quở trách. Tại sao? V́ các ác nghiệp mắng nhiếc quở trách ấy là nghiệp chẳng lành, là nghiệp chẳng xứng lư, là nghiệp của kẻ ngu, là nghiệp hạ liệt, là nghiệp bất thiện chẳng phải nghiệp của kẻ thiện nhân, chẳng phải nghiệp của Hiền Thánh. Do nghiệp ấy mà đọa vào các thế giới địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Lại do nghiệp ấy mà làm quyến thuộc với ác đạo. Do nghiệp ấy cảm lấy thân dạ xoa bần cùng và quả báo căn bổn bần cùng của dạ xoa. Do nghiệp ấy mà cảm lấy thân ngạ quỷ bần cùng và quả báo căn bổn bần cùng của ngạ quỷ. Do nghiệp ấy mà cảm lấy thân loài người bần cùng và quả báo căn bổn bần cùng của loài người. Lại do nghiệp mắng chửi ấy nên cảm lấy thân bàng sanh và quả báo căn bổn của loài bàng sanh.

Nay ta chẳng nên cầu loài hạ liệt. Tại sao ? V́ nếu ta cầu làm các sự việc ấy th́ với các chúng sanh có khác ǵ ? Các chúng sanh ấy chẳng thuần lư. Ta th́ thuần lư nên chẳng đồng với họ.

Này Xá Lợi Phất ! Chư Đại Bồ Tát thực hành Sằn đề Ba la mật, phải nên theo Phật học pháp ấy. Tại sao ? Lúc bị người quở trách mắng chửi, chư đại Bồ Tát ấy bèn có thể y theo chánh pháp mà tác ư tư duy nhịn chịu. Do được sức nhẫn nhục như vậy, chư đại Bồ Tát ấy lại được vô lượng thiện căn vi diệu. Giả sử có người đem trân bửu đầy cả thế giới để bố thí cũng không bằng công đức nhẫn nhục trên. Tại sao? V́ hạnh nhẫn nhục phải là hạng trượng phu cực thiện mới có thể tu tập được. Tại sao? V́ chúng sanh phần đông v́ bị sự mắng chửi quở trách bắt giữ nên lưu chuyển sanh tử chẳng dứt.

Lại này Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát thật hành Sằn đề Ba la mật ấy phải tự cố gắng quán sát thật kỹ mà nghĩ rằng lúc ta bị người mắng chửi quở rầy, ta có thể nhớ nghĩ suy gẫm Phật, Bồ Đề, Pháp và Tăng chăng. Nếu có thể nhớ suy là tốt, bằng không th́ chẳng gọi là tốt. Lại c̣n phải dùng vô lượng phương tiện để nhớ suy nơi Phật, nơi Bồ Đề, nơi Pháp và Tăng.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát ấy suy gẫm như trên rồi phải quán sát nay ta cùng các chúng sanh kia có những tưóng ǵ sai khác đặc biệt. Tại sao? Các chúng sanh kia hiện đang ở trên thân thể ta mà phát khởi giận hại, c̣n ta ở nơi Phật, Bồ Đề, Pháp và Tăng mà chẳng nhớ suy th́ có khác ǵ họ, có tướng ǵ đặc biệt hơn họ.

Đại Bồ Tát ấy lại suy nghĩ nếu lúc bị người giận hại mà ta bỏ Phật, Bồ Đề, Pháp và Tăng mà không nhớ suy th́ chẳng nên.

Đại Bồ Tát lại suy nghĩ nếu ta giận hờn họ th́ là người vô trí không có sức nhẫn nhục, cũng là trái với bổn nguyện. Tại sao? V́ nếu giận hờn họ th́ không c̣n có tâm nhiếp thọ tất cả chúng sanh, chẳng bỏ tất cả chúng sanh.

Nếu ta có ḷng giận một hữu t́nh th́ chẳng được gọi là pháp nhiếp hóa của Bồ Tát, c̣n ai thỉnh ta thực hành Bồ Tát hạnh, huống là thuở xưa phát nguyện rằng ta sẽ mau chứng Vô Thượng Bồ Đề rồi sẽ rộng thuyết chánh pháp cho tất cả chúng sanh. Lúc vừa phát nguyện ấy xong, chư Phật Thế Tôn cùng đồng chứng cho ta mà ghi nhận thiện nam tử này phát tâm an trụ Vô Thượng Chánh Giác rồi sẽ v́ chúng sanh rộng tuyên chánh pháp. Hôm nay chư Phật Thế Tôn với trí vô ngại, với mắt thấy vô ngại hiện chứng biết ta. Thế nên ta chẳng được lúc bị người mắng chửi mà sanh ḷng giận hờn quên bỏ Phật, Bồ Đề Pháp và Tăng mà chẳng nhớ suy. Hiện tại phương Đông có hằng ha sa thế giới, có hằng hà sa chư Phật Thế Tôn hiện tại trụ tŕ, chư Phật Thế Tôn ấy cũng chứng biết tâm ta phát chánh nguyện. Ba phương kia cùng bốn hướng trên và dưới đều cũng như vậy. Đương lúc ta phát chánh nguyện ấy, chư Phật Thế Tôn đồng thanh khen sức nhẫn nhục của ta. Ta chẳng nên làm sư tử rống, rồi lại làm tiếng kêu của cheo. Sư tử rống là nói ta sẽ chứng được nhẫn lực lớn. Tiếng cheo kêu là nói ta làm sự giận hờn mắng nhiếc.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát ấy lại nghĩ rằng chúng sanh thế gian được lợi của người rồi mới làm lợi cho người. Nếu ta được lợi của chúng sanh mới làm lợi cho chúng sanh th́ ta có ǵ khác thế gian có tướng ǵ kỳ lạ đâu?

Đại Bồ tát lại nghĩ rằng chúng sanh thế gian, nếu bị người làm hại th́ họ làm hại lại người. Nếu ta bị người làm hại cũng làm hại lại người th́ ta có khác ǵ thế gian, có ǵ là tướng đặc dị đâu?

Nầy Xá Lợi Phất! Đại Bồ Tát phải ở trong tướng nầy mà tu học.

Đại Bồ tát lại nghĩ rằng chúng sanh thế gian làm oán đối lẫn nhau, nếu đuợc lợi nơi người th́ cho là bạn tốt, nếu không được lợi nơi người th́ giết hại nhau. Ta đă thấy sâu lỗi lầm ấy, vậy ta chớ nên nh́n thấy chúng sanh làm lợi cho ta, cũng chẳng nh́n thấy chúng sanh làm hại ta, mà chỉ nên nghĩ rằng nay ta quyết phải nhiêu ích tất cả chúng sanh, v́ muốn đầy đủ Sằn đề Ba la mật vậy ".

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Dầu trong nhiều trăm câu chi kiếp
Chúng sanh kia làm hại cho ta
Thấy chúng sanh kia thọ các khổ
Trọn không an trụ ḷng xả bỏ
Thế gian được tài lợi của nhau
Họ kêu gọi nhau là bạn tốt
Nếu họ chẳng được lợi của nhau
Kia đây thù oán tàn hại nhau
Giả sử đem cả cơi đại địa
Hoặc đem Đại Thiên Phật thế giới
Đựng đầy trân bửu đến dâng cho
Thường cầu ta làm bạn hiền thiện
Giả sử nắm cầm dao gươm bén
Đến chặt chém cả thân thể ta
Ta phải đối với chúng sanh ấy
B́nh đẳng lợi ích ḷng không hai
Với người mắng ta, ta phải nhẫn
Cũng nhẫn tất cả các nạn khổ
Phải v́ chúng sanh khen sức nhẫn

Ta cũng an trụ trong đại nhẫn
Các chúng sanh bạo ác trong đời
Dùng gươm dao độc giết hại nhau
Ḥa hiệp được họ làm bạn lành
Đây là tướng thánh hiền trí huệ
Ta chẳng nên học theo kẻ ngu
Lại hành động khác với họ
Việc làm của phàm phu cùng Thánh
Sanh tử Niết bàn sai khác hẳn.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc thật hành Sằn đề Ba la mật, đại Bồ Tát phải tu tập chánh pháp như vậy. Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát ấy lại nghĩ rằng giả sử trong trăm ngàn câu chi na do tha đại kiếp, các chúng sanh thường dùng dao gậy ngói đá làm hại ta chỉ c̣n sống sót chừng giây lát, ta phải vui mừng mà quán niệm rằng lạ thay người thánh phàm phu này có thể chẳng giết chết hẳn ta. Bồ Tát ấy từ đây về sau càng tu học hơn. Lại nghĩ rằng giả sử có chúng sanh trong khoảng thời gian đi bảy bước chặt đứt đầu ta nhiều như số cát sông Hằng, ta cũng trọn chẳng hờn chẳng giận họ. Tại sao ? V́ giận hờn có tổn hại những căn lành đă chứa họp cả trăm ngàn đại kiếp. Nếu bị tổn hại căn lành th́ ta sẽ phải trải qua trăm ngàn đại kiếp mới bắt đầu cần khổ tu thánh đạo được ? Nếu như vậy th́ thật khó được Vô Thượng Bồ Đề ? V́ thế nên ta phải mặc giáp nhẫn nhục, dùng sức kiên cố dẹp quân hờn giận.

Nầy Xá Lợi Phất ! Đại Bồ Tát tu Đại thừa mà có ḷng hờn giận th́ ma được dịp làm hại và làm chướng ngại Vô Thượng Bồ dề.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ḷng hờn giận có thể làm nhiễu loạn đạo Bồ Đề. Ḷng hờn giận hay phát sanh ra nghiệp của ma. Thế nào gọi là nghiệp của ma ?
Nếu có Bồ Tát ḷng dừng ở y bát chẳng thể rời bỏ, phải biết đó là ma nghiệp. Ḷng dừng ở khất thực nơi nhà thí chủ chẳng thể rời bỏ, phải biết đó là ma nghiệp. Ḷng dừng ở nơi danh tiếng cung kính lợi dưỡng chẳng thể rời bỏ, phải biết đó là ma nghiệp. Với pháp xuất gia thường có ḷng chán khổ, đó là ma nghiệp. Với pháp lành sạch có ḷng khinh rẻ, đó là ma nghiệp. Chỗ trống vắng không có chí mong cầu, đó là ma nghiệp. Chẳng thích Chánh Đẳng Chánh giác, đó là ma nghiệp. Với trí huệ Nhị thừa luôn ưa cầu học, đó là ma nghiệp. Nhẫn đến đối với Ḥa Thượng và A Xà Lê không có ḷng kính ngưỡng tùy thuận, đó là ma nghiệp.

Nầy Xá Lợi Phất ! Bao nhiêu ḷng hờn giận như vậy có thể làm nhiễu loạn đạo Bồ Đề. Đây gọi là dừng ở tâm nhiễu loạn.

Nầy Xá Lợi Phất ! Lúc thực hành Sằn đề Ba la mật, đại Bồ Tát nghĩ rằng từ nào các chúng sanh bị những ác ma ŕnh rập để hại, đó là hờn giận. Nay ta v́ ông mà nói rộng việc ấy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nhớ thuở quá khứ ta làm đại tiên nhơn tên Tu Hành Xứ. Bấy giờ có ác ma hóa làm năm trăm người đàn ông mắng nhiếc khỏe luôn theo mắng ta. Chẳng luận nơi tăng phường tịnh thất, làng xóm tục gia, hoặc nơi đường sá, nơi trống vắng, hoặc ngày hoặc dêm, lúc ta đi đứng ngồi nằm, các hóa ma ấy dùng lời thô mắng nhiếc quở trách ta cả năm trăm năm tṛn.

Ta nhớ trong thời gian năm trăm năm bị mắng quở như vậy, ta chẳng hề có chút ḷng hờn đối với họ, mà c̣n có ḷng từ bi xót thương họ.

Lúc đó ta nghĩ rằng nếu có các thiện nam tử giữ ǵn Thi la có đủ pháp lành, nhẹ ít nơi tánh tham sân si, chẳng phải chỉ làm lợi ích cho các người ấy mà gọi ta là làm việc khó làm, cũng chẳng phải chỉ làm lợi ích cho các người ấy mà có thể chứng Vô Thượng Bồ Đề. Tại sao ? V́ nếu có các chúng sanh cang cường khó điều khó phục hủy phạm Thi la có đủ pháp ác tánh tham sân si nặng đục, nếu ta làm lợi ích cho các người ấy th́ mới đáng gọi ta là làm việc khó làm, do ta làm lợi ích các người ấy mà mau chứng Vô Thượng Bồ Đề trước tiên sẽ làm cho các người ấy chứng Niết bàn vậy. Nầy Xá Lợi Phất! Nếu lúc ḷng hờn giận nổi lên, các đại Bồ Tát ấy phải phát khởi các chánh niệm lớn như vậy. Nếu có chánh niệm lớn th́ các sự lợi ích mau được viên măn.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thuở quá khứ, do Đức Như Lai thật hành Sằn đề Ba la mật như vậy nên chứng được Vô Thượng Bồ Đề. V́ thế nên đại Bồ Tát muốn cầu Vô Thượng Bồ Đề, th́ ở nơi các nhẫn lực luôn phải có đủ, chịu đựng được các lạnh nóng đói khát, gió nắng muỗi ṃng rắn rít cắn đốt, có thể nhịn chịu tất cả lời thô ác mắng quở, có thể nhịn chịu tất cả sự đập đánh chặt chém thân thể đến phải chết. Đây gọi là đại Bồ Tát an trụ nhẫn lực mau chứng được Vô Thượng Bồ Đề.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là Đại Bồ Tát Sằn đề Ba la mật, y theo đó tu hành, đại Bồ Tát thành măn đầy đủ tướng nhẫn pháp ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Không có giận hờn là Bồ Tát nhẫn. Không có giận hại là Bồ Tát nhẫn. Chẳng khởi oán thù là Bồ Tát nhẫn. Không các tổn năo là Bồ Tát nhẫn. Khéo bảo hộ ḿnh là Bồ tát nhẫn. Khéo bảo hộ người là Bồ Tát nhẫn. Khéo bảo hộ thân là Bồ Tát nhẫn. Khéo bảo hộ lời là Bồ Tát nhẫn. Khéo bảo hộ ư là Bồ Tát nhẫn. Quán sát đúng lư là Bồ Tát nhẫn. Chán rời ngũ dục là Bồ Tát nhẫn. Tu tịnh nghiệp báo là Bồ Tát nhẫn. Thân thanh tịnh tốt là Bồ Tát nhẫn. Lời thanh tịnh tốt là Bồ Tát nhẫn. Tâm thanh tịnh tốt là Bồ Tát nhẫn. Cảm thọ báo vui thanh tịnh viên măn cơi trời là Bồ Tát nhẫn. Tướng Như lai viên măn trang nghiêm là Bồ Tát nhẫn. Lời Như Lai thanh tịnh vi diệu là Bồ Tát nhẫn. Thật hành Bồ Tát hạnh nhiếp các gốc lành chẳng để hư mất là Bồ Tát nhẫn. Ra khỏi sự bức bách khổ năo của chúng sanh là Bồ Tát nhẫn . Trừ diệt tất cả sự ác oán thù là Bồ Tát nhẫn.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nói tóm lại, tất cả những đức mà Như Lai có, như thập lực, tứ vô úy, bất cộng pháp, đại từ đại bi đại hỷ đại xả, vô lượng Phật pháp vi diệu viên măn đều do Sằn đề Ba la mật của đại Bồ Tát làm nên cả.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc thật hành Sằn đề Ba la mật, đại Bồ Tát phải đầy đủ các chánh hạnh nhẫn nhục.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu bị mắng nhiếc, đại Bồ Tát chẳng mắng lại, v́ khéo thấu rơ ngôn ngữ như vang vậy.

Nếu bị đập đánh, đại Bồ Tát chẳng đánh lại, v́ khéo thấu rơ thân h́nh như bóng như tượng vậy.

Nếu bị giận dỗi, đại Bồ Tát chẳng giận lại, v́ khéo quan sát tâm niệm như ảo như hóa vậy.

Nếu được khen bị chê, đại Bồ Tát chẳng ưa chẳng giận, v́ khéo biết thân ḿnh viên măn công đức vậy. Nếu được lợi thất lợi, đại Bồ Tát chẳng mừng chẳng buồn, v́ điều phục tâm ḿnh an trụ trong tịch tĩnh vậy.


Đại Bồ Tát chẳng mong tiếng tốt, chẳng phạm tiếng xấu, v́ khéo có thể quan sát trí huệ rộng lớn vậy.

Bị chê chẳng tự hạ, được khen chẳng tự cao, v́ khéo an trụ nơi đức hạnh chẳng khuynh động vậy. Với các sự khổ, đại Bồ Tát chưa hề chán ghét, v́ được sự luyến nhớ của các chúng sanh khổ vậy.

Với các sự vui, đại Bồ Tát chưa hề ưa ham, v́ biết sự vui hữu vi tánh chất vô thường vậy.

Tám pháp thế gian chẳng nhiễm trước được, v́ đại Bồ Tát chẳng y dựa tất cả hữu vi mà sanh tâm vậy.

Với sự khổ của ḿnh, đại Bồ Tát khéo cam chịu, v́ chẳng hề làm cho người khác khổ năo vậy.

Với Bồ Đề thù thắng, đại Bồ Tát chẳng lui sụt, v́ những giác phần tư lương đă khéo viên măn vậy.

Bị chặt thân thể ră rời nhẫn đến chém đầu, đại Bồ Tát nếu khéo cam chịu được, v́ mong cầu thân kim cương của Phật vậy.

Bị xẻo cắt thịt nơi thân, đại Bồ Tát khéo có thể cam chịu, v́ mong cầu tướng hảo vi diệu của Như Lai vậy.

Các sự tai biến hung dữ, đại Bồ Tát khéo cam chịu được, v́ vun trồng tất cả sức mạnh nghiệp lành vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Các sự việc như vậy gọi là đại Bồ Tát thành tựu Sằn đề Ba la mật, phải học như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Các sự việc nhẫn nhục của đại Bồ Tát lúc thực hành Sằn đề Ba la mật, gọi là cứu cánh nhẫn. Tại sao ? V́ nếu có quan niệm ta có thể chịu đựng được sự chê mắng rồi nhịn chịu, th́ gọi đó là câu sanh nhẫn mà chẳng phải là cứu cánh nhẫn.

Nếu có quan niệm ai mắng và tại sao mắng rồi nhịn chịu, th́ gọi đó giảo kế pháp nhẫn.

Nếu có quan niệm nhăn xứ có thể mắng nhăn xứ ư ? Rồi nhịn chịu, th́ gọi đó là quán chư xứ nhẫn.

Nếu có quan niệm trong đây không có năng không có sở rồi nhịn chịu, th́ gọi là ngộ nhập vô chúng sanh nhẫn.

Tất cả những thứ nhẫn ấy đều chẳng phải cứu cánh nhẫn của đại Bồ Tát.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Nếu quan niệm tiếng mắng chỉ là danh tự, th́ gọi là âm hưởng nhẫn.

Nếu quan niệm người và ḿnh đều vô thường, th́ gọi là ngộ vô thường nhẫn.

Nếu quan niệm họ điên đảo c̣n ta không điên đảo, th́ gọi là cao hạ nhẫn.

Nếu quan niệm họ phi lư c̣n ta chánh lư, th́ gọi là tương ưng bất tương ưng nhẫn.

Nếu quan niệm họ là tà đạo c̣n ta là chánh đạo, th́ gọi là nhị đạo sai biệt nhẫn .

Những thứ nhẫn ấy đều chẳng phải cứu cánh nhẫn.

Nếu quan niệm ta chịu không chẳng chịu hữu, ta chịu vô tướng chẳng chịu giác quán, ta chịu vô nguyện chẳng chịu nguyện cầu, ta chịu vô tác chẳng chịu các pháp hành, ta chịu hết phiền năo chẳng chịu phiền năo, ta chịu các pháp lành chẳng chịu các pháp ác, ta chịu vô tội chẳng chịu có tội, ta chịu vô lậu chẳng chịu hữu lậu, ta chịu xuất thế chẳng chịu thế gian, ta chịu thanh tịnh chẳng chịu tạp nhiễm, ta chịu Niết Bàn chẳng chịu sanh tử.

Những thứ nhẫn ấy chỉ được gọi là trị đoạn nhẫn mà đều chẳng phải cứu cánh nhẫn của đại Bồ Tát vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc thật hành Sằn đề Ba La mật, đại Bồ Tát tu tập cứu cánh nhẫn.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt dứt các sự thấy có, nơi không tánh ấy cũng chẳng tăng thêm. Nhẫn như vậy th́ gọi là Bồ Tát cứu cánh nhẫn.

Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt cầu nguyện, nơi tánh vô nguyện cũng chẳng tăng thêm. Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt các hành pháp, nơi tánh vô tác cũng chẳng tăng thêm. Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt phiền năo, nơi tánh hết phiền năo cũng chẳng tăng thêm. Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt bất thiện, nơi tánh thiện cũng chẳng tăng thêm. Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt có tội, nơi tánh vô tội cũng chẳng tăng thêm. Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt sanh tử, nơi tánh Niết bàn cũng chẳng tăng thêm.

Nầy Xá Lợi Phất ! Những thứ nhẫn ấy gọi là Đại Bồ Tát cứu cánh nhẫn.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả các pháp chẳng phải năng sanh, chẳng phải sở sanh, chẳng phải đă sanh, chẳng phải hiện đang sanh . Chẳng có một pháp nào là có thể sanh khởi được. V́ không sanh khởi nên không diệt tận. Nếu biết được không diệt tận ấy th́ gọi là đại Bồ Tát cứu cánh nhẫn.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả các pháp chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, không có tăng thêm, không trồng không thêm, cũng không nuôi lớn, không thạnh không suy, không tác giả, không khởi giả. Do không khởi nên cũng không tận. Nhẫn như vậy th́ gọi là đại Bồ Tát vô sanh nhẫn.

Nầy Xá Lợi Phất ! V́ Vô Thượng Bồ Đề nên đại Bồ Tát thật hành Bồ Tát hạnh. Nếu có ai đầy đủ thành tựu nhẫn như vậy th́ gọi là đại Bồ Tát Sằn đề Ba la mật viên măn thành tựu.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu đại Bồ Tát an trụ Sằn đề Ba la mật như vậy mà chuyên cần tu học thật hành Bồ Tát hạnh, th́ chẳng bị thiên ma nhiễu loạn, cũng chẳng bị dị đạo tà luận chiết phục".

PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG
PHẨM SẰN ĐỀ BA LA MẬT THỨ TÁM
HẾT

Tiếp tục  1209 Phẩm Tỳ Lê Gia Ba La Mật

 
Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0