Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 
 
PHÁP HỘI VÔ BIÊN TRANG NGHIÊM
THỨ HAI

(Hán bộ từ quyển thứ tư đến hết quyển thứ bảy)
 Hán dịch : Nhà Đường, TamTạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi.
Việt dịch : Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh.
PHẨM THANH TỊNH ĐÀ LA NI
THỨ BA
(Hán bộ từ giữa quyển thứ sáu đến hết quyển thứ bảy)

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn quan sát bốn phương hiện các thứ thần thông, dùng sức thần thông làm cho chư Bồ Tát trong pháp hội được thấy vô lượng chư Phật ở mười phương và nghe chư Phật thuyết pháp.

Phật bảo Vô Biên Trang Nghiêm Bồ Tát : « Ông xem nơi tất cả pháp, Như Lai vô tác vô vi tịch tịnh, mà làm được tự tại thần thông như vậy, trí lực vô úy như vậy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai tánh chẳng một chẳng khác, chẳng phải chẳng một chẳng khác, v́ là vô sở hữu nên chẳng phải có chẳng phải không, không tự tánh chẳng phải không tự tánh, nên biết rằng Như Lai tánh nhẫn đến không có chút pháp ǵ là có thể được. Thấy biết như vậy lại cũng không có chút pháp ǵ là có thể thấy biết. Đă chẳng thể thấy thời là không chỗ có cũng không chỗ lấy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai tánh không chơn thật không chẳng chơn thật. Nếu là chơn thật và chẳng chơn thật thời là có Như Lai tánh, không Như Lai tánh. Như Lai tánh ĺa có ĺa không, nhưng cũng chẳng từng ĺa.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Tất cả pháp tự tánh bổn tánh như hư không. Chư Phật Như Lai lúc chưa xuất thế, chưa từng có nói pháp môn như vậy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nơi pháp nầy, nếu chư Bồ Tát hiểu rơ như vậy, thời có thể phát sanh vô lượng biện tài, có thể diễn thuyết các pháp, thấu rơ đức vô úy của Phật.

Đức vô úy nói trên đây, nghĩa là được đức vô úy tối thượng của Như Lai, v́ có thể đối với các pháp chẳng nhiếp thọ, chẳng tăng trưởng, chẳng thể được, chẳng khắp được, chẳng theo được.

Dầu Đức Như Lai ra đời hay chẳng ra đời, pháp vẫn chẳng tăng giảm, chẳng khắp tăng giảm. Tự tánh bổn tánh của các pháp vẫn thường trụ, là trụ tánh định tánh của pháp giới.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Tất cả pháp trụ nơi định tánh của các pháp, v́ bất khả đắc như vậy, nên tất cả pháp đều là hư vọng phân biệt, chẳng phải do nghiệp báo mà được thành, do đây nên có thể vào nơi môn tất cả pháp không nghiệp báo. V́ các pháp không tự tánh như vậy, chẳng thật như vậy, nên các nghiệp đối với quả chẳng phải là nhơn sanh diệt, nơi sự dứt trừ các thú các đạo cũng chẳng phải là nhơn.

Đức Như Lai chỉ tùy theo thế tục, nói tất cả pháp có nhơn có chẳng phải nhơn, v́ nhơn tự tại, v́ không có nhơn, đây là đức vô úy của Như Lai. V́ Như Lai đầy đủ vô lượng biện tài nên được vào bực đại vô úy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Thế nào là vô úy ? Chính là bốn pháp vô sở úy của Như Lai. Bốn pháp vô sở úy nầy, hàng Duyên Giác c̣n không có được, huống là hàng Thanh Văn cùng các thế gian.

Những ǵ là bốn ?

Một là, Đức Như Lai xướng rằng : Ta là Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, là bực biết tất cả, thấy tất cả. Hoặc trời hoặc người, tất cả thế gian không ai có thể lập luận nói rằng Như Lai chẳng rơ biết được các pháp. Do đây nên Như Lai được tối thượng vô úy, ở giữa đại chúng như sư tử rống, Như Lai có thể diễn thuyết giáo pháp vô thượng rộng lớn rất sâu.

Hai là, Như Lai xướng rằng ta là bực dứt sạch tất cả lậu phiền năo. Hoặc trời hoặc người, tất cả thế gian không ai có thể lập luận được rằng Như Lai chưa sạch hết các lậu. V́ sạch hết các lậu, nên Như Lai có thể trụ nơi rốt ráo an lạc, khai thị pháp tạng vô thượng đă chứa nhóm từ vô lượng ức kiếp.

Ba là, Như Lai diễn thuyết đạo xuất ly, tu tập nơi đó, dứt hẳn tất cả khổ. Hoặc trời hoặc người, tất cả thế gian không ai có thể lập luận được rằng nơi đạo diệt khổ của Như Lai nói, tu tập theo đó chẳng được xuất ly. Như Lai chẳng thấy tướng xuất ly nên được rốt ráo an lạc, rồi v́ chúng sanh thị hiện pháp nầy, nên ở giữa chúng hội như sư tử rống.

Bốn là, Như Lai tuyên nói những pháp chướng đạo. Hoặc trời hoặc người, tất cả thế gian không ai có thể lập luận được rằng pháp chướng đạo của Như Lai nói là không chướng. V́ chẳng thấy có pháp chướng đạo nên Như Lai trụ nơi an lạc tăng thượng, Như Lai ở giữa đại chúng như sư tử rống. Như Lai có thể chuyển pháp luân vô thượng nầy, tất cả thế gian, hoặc trời hoặc người đều không chuyển được.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là bốn pháp vô sở úy của Như Lai. Chư Bồ Tát tinh tấn tu học pháp nầy thời mau chứng được bực vô úy, là bực tối thắng trong người, trong trời.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Chư Bồ Tát v́ khéo tu tập pháp không, nên có thể phát sanh môn biến thanh tịnh bất tư ngh́. Do môn nầy, nơi tất cả pháp, chư Bồ Tát tối sơ thấy rơ tất cả pháp đồng với tướng hư không, không hai không khác, tất cả pháp đều như vậy cả ; nhưng với hư không, chẳng phân biệt cũng chẳng hí luận. Chư Bồ Tát nầy được nghĩa thiện xảo : không có chút pháp nào bị đem từ đâu lại, cũng chẳng đem đi đâu, cũng chẳng chứa nhóm. Do đây, Bồ Tát bèn có thể quan sát tất cả pháp không chứa nhóm, không đến không đi; nơi tất cả pháp, làm mà không chỗ làm, thắp đuốc đại pháp, làm trí pháp cho các chúng sanh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Ông xem pháp nầy đem lại bao nhiêu là lợi ích, bao nhiêu là sự nghiệp cho chư Bồ Tát ! Chính là mười trí lực và bốn vô sở úy của Phật. Lại cũng không có chút pháp ǵ có thể được, cũng chẳng phải không được.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Tất cả pháp đồng với tướng hư không. V́ để được lợi ích nên Như Lai khai thị diễn thuyết những quả báo cùng nghiệp nhơn. Trong đó cũng không có được lợi ích.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Pháp thậm thâm nầy rất là khó tin đối với tất cả thế gian. V́ thế gian là diệt hoại, là hư vọng kiến lập, nên không thể tín thọ được pháp nầy, và cũng chẳng biết được.

Thế gian đều là phi pháp, do chấp trước nên nói có thế gian và chỗ an trụ. Giả sử nhẫn đến có quan niệm chấp nơi pháp, cũng không có pháp để có thể chấp được.

Do chấp trước nơi phi pháp, nên sanh ra sự tranh luận với Như Lai và pháp của Như Lai đă nói. Lại họ chẳng thể rơ tự tánh bổn tánh của tất cả pháp, lại trái với vô sanh pháp nhẫn. V́ thế nên họ không hiểu được giáo pháp thậm thâm nầy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai v́ tất cả trời, người, những hàng tin lời như thật, lời không hí luận mà khai thị diễn thuyết giáo pháp như vậy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Trong đây đều không pháp thiện pháp bất thiện. Những pháp thiện bất thiện thảy đều tịch tịnh. Pháp thiện pháp bất thiện đều chẳng biết nhau. Pháp thiện pháp bất thiện chẳng chói che nhau. V́ nhơn duyên chấp trước pháp thiện pháp bất thiện, nên Như Lai nói tất cả pháp thảy đều vô kư, v́ không thể được pháp thiện pháp bất thiện chơn thật vậy. Nếu đă bất khả đắc thời là vô kư, v́ trong đó không có nhơn, không thấy được nhơn.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nay ông nên quan sát tất cả pháp thảy đều vô kư.

Nếu có chư Bồ Tát giác ngộ như vậy rồi th́ đối với tất cả pháp, ngôn thuyết vô kư cũng là bất khả đắc.

Pháp môn như vậy là v́ chư Bồ Tát như thật thấy pháp bất thiện, được xả viên măn, chẳng trụ nơi pháp, do môn vô kư mà chứng nhập các pháp. Môn vô kư nầy vẫn là chẳng phải môn. Nếu là phi môn thời là bất khả đắc. Nếu đă bất khả đắc thời đó là thanh tịnh.

Đây là chỗ chư Bồ Tát vào pháp môn thanh tịnh đà la ni. Do môn nầy, chư Bồ Tát được trí huệ chiếu suốt tất cả pháp, không c̣n ngu ám mê hoặc dụ dự đối với tất cả pháp, và có thể được pháp trí vô ngại, huệ nhăn thanh tịnh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nơi trong pháp nầy phải nên cầu thích.

Thế nào là cầu thích ? Nghĩa là với tất cả pháp, không lấy, không chấp, rốt ráo ĺa bỏ, siêu quá nhiếp tàng, không mong cầu. Chẳng quán đăi tất cả pháp hữu vi thế gian, thiện, bất thiện. Đây là bực bất phóng dật vô thượng, bực ĺa phan duyên. Trong tất cả pháp, không đến không đi, không trụ, không kiến lập. Đây gọi là huệ nhăn thanh tịnh, v́ rốt ráo bỏ ĺa không chỗ chấp lấy. Khéo có thể quan sát bỏ ĺa tất cả bổn tánh tự tánh thời gọi là huệ nhăn. Huệ nhăn trên đây là trí Tánh Yểm Ly Diệt Tận. Trí tánh nầy vốn vô sanh, vô tác, bổn tánh tịch tịnh, lại cũng chẳng tương ưng với tịch tịnh, v́ đă dứt tương ưng, lại cũng chẳng phải đoạn dứt, chẳng phải không đoạn dứt, không thiếu không giảm. Đây gọi là huệ nhăn thanh tịnh, là đạo không hí luận. Do thành tựu huệ nhăn nầy, dùng từ bi nhiếp thọ chúng sanh, khiến họ phát tâm. Duyên nơi chúng sanh mà phát khởi vô lượng diệu hạnh, và có thể hiểu rơ tất cả pháp không có ngă, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bồ Tát nầy lúc chứng được Vô Thượng Bồ Đề, quyết định có thể khai thị diễn thuyết pháp tạng vô thượng, và có thể thanh tịnh môn đà la ni, v́ làm cho giáo pháp theo chủng tánh của chúng sanh không đoạn dứt nên thiết lập pháp ấn.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Pháp môn thanh tịnh đà la ni nầy, chư Phật luôn nhiếp thọ khai thị diễn thuyết. Thập phương tam thế chư Phật cũng đều tuyên nói pháp môn nầy, v́ chư Bồ Tát mà khai thị pháp tánh tam thế b́nh đẳng. Do đây đối với các pháp trong ba đời có thể ngộ nhập pháp môn nầy. V́ thành tựu Huệ Tổng Tŕ Tam Thế Thanh Tịnh.

Chư Bồ Tát nầy không có quan niệm thế gian, nơi pháp lành cùng pháp chẳng lành biết rơ không hai, không khác, các thiện căn được sanh trưởng, thân ngữ ư ba nghiệp thảy đều thanh tịnh, có thể khắp thanh tịnh vô lượng pháp môn, v́ để được Huệ Thanh Tịnh Tổng Tŕ, cũng có thể khai diễn giáo pháp thanh tịnh vô khởi vô tác, lại có thể khai thị tất cả pháp rốt ráo không tịch như hư không, lai có thể thị hiện trí huệ rộng lớn mà v́ người khai thị trí thanh tịnh, cũng có thể khai thị tất cả pháp và Bồ Đề như tánh hư không, mà v́ người thị hiện đạo Nhứt Thiết Chủng Trí thanh tịnh, lại có thể khai thị đạo pháp thanh tịnh, tức là tùy sở nguyện được viên măn Bồ Đề, có thể rơ biết chơn chánh, diễn thuyết thật đế phương tiện thiện xảo, mà có thể tuyên thuyết đế lư vô phân biệt, có thể khai thị trí huệ của chư Phật, v́ tùy thuận giác ngộ tất cả nghĩa.

Nếu chư Bồ Tát khéo tu học pháp nầy thời có thể mau thanh tịnh tư lương Bồ Đề, được trụ nơi Bồ Đề không có xa gần, chẳng trái với chút pháp ǵ, với các pháp hiện nói đây, cũng chẳng thấy xa gần, chẳng dùng pháp và phi pháp để thấy Bồ Đề, đă thông đạt Bồ Đề dứt tuyệt các sự hiển thị, có thể dùng nghĩa b́nh đẳng không hiển thị để biết rơ Bồ Đề, đến lúc quán nghĩa tịch tịnh của các pháp thời với Bồ Đề chẳng phân biệt, cũng chẳng thấy nghĩa tịch tịnh, nghĩa chẳng tịch tịnh, chẳng phải ngoài tịch tịnh mà thấy chẳng tịch tịnh, không có chút tưởng niệm là có năng quán năng kiến, có thể thấy thanh tịnh với tất cả chỗ, cũng không có chút ǵ có thể thanh tịnh. Đây là trí môn thanh tịnh của chư Bồ Tát.

Do trí môn nầy, mà chư Bồ Tát có thể tùy niệm môn đà la ni vô biên pháp tạng của chư Phật Như Lai, khắp biết được bổn tánh tự tánh của các loài hữu t́nh, khai thị diễn thuyết các pháp tạng cho hữu t́nh, có thể khắp thanh tịnh các nghiệp trí huệ, các nguyện cầu nơi Vô thượng Bồ Đề, hiện bực đẳng giác không thối chuyển, mau được tự tại đối với tất cả pháp, có thể tu tập đức đại từ đại bi của chư Phật, Pháp tạng thiện xảo của tất cả Như Lai đều hiện ra trước, và có thể thị hiện vô lượng vô biên pháp quang rộng lớn, thân thường an trụ nơi trí cảnh của chư Phật.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Pháp môn vô lượng vô biên nầy chỉ cho những pháp nào ?

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Tất cả pháp : địa, thủy, hỏa, phong, hư không, thức giới đều vô lượng. Các hữu t́nh cơi dục, cơi sắc, cơi vô sắc đều vô lượng. Nhưng không có một chút hữu t́nh nào là khả đắc, khả tri, v́ hữu t́nh là không. Thật vậy, hữu t́nh giới nầy là bất khả đắc, bất khả tri, v́ giới là không. V́ thế nên các pháp đồng Niết Bàn giới, thu nhập Niết Bàn. Tất cả các pháp đồng hướng vào chỗ bất khả thuyết, v́ nơi Niết Bàn giới, không có chút phần nào là khả thuyết. Trong Niết Bàn giới không chướng ngại, không che đậy, v́ đă vĩnh viễn thanh tịnh chướng che vậy. Nên Niết Bàn giới là thanh tịnh, là rất thanh tịnh. Niết Bàn giới nầy, cũng chẳng phải giới, v́ xa ĺa giới, v́ không có giới, v́ siêu quá giới, nhưng dùng tương tợ mà phương tiện nói là giới.

Giới đă nói đó là an trụ phi giới và chẳng phải phi giới. Trong ngôn thuyết cũng không có giới, chỉ dùng ngữ ngôn để nói bày các pháp. Ngôn thuyết cùng người nói đều bất khả đắc, bất khả tri. Tất cả ngôn thuyết đều là chẳng phải ngôn thuyết. Tất cả ngôn thuyết như vậy, như tánh hư không, đồng vào hư không. Do đây nên địa giới, thủy giới nhẫn đến hư không giới đều không thể ngôn thuyết, không lực dụng năng thuyết.

Thức giới đă nói đó, chỉ là dùng ngữ ngôn để thuyết bày các pháp, nhưng thức giới đó, giới cũng chẳng phải giới, chẳng vào các giới, chẳng tương ưng với giới cũng chẳng phải chẳng tương ưng, từ hư không sanh, vào nơi hư không. Thức giới như vậy chẳng ở trong, ngoài, chặng giữa. Tùy nhiếp thọ nơi phần hư không của nó mà hướng vào hư không, chẳng thể thi thiết, chẳng thể xem thấy. Nếu nó đă là chẳng thể thi thiết thời nó không chỗ làm, trừ có duyên tương ưng nói là có thức giới.

Đây là pháp môn của Bồ Tát chứng nhập. Tất cả pháp bổn tánh tự tánh như hư không. Bởi y nơi pháp giới mà khai thị diễn thuyết, nhưng cũng không có giới của các pháp, v́ giới mà chẳng phải giới, nên tất cả pháp như hư không. Do đây Như Lai nói tất cả pháp đều là hư không, v́ khó được số lượng. Hiển bày tất cả pháp đều hư không tánh, v́ bổn tánh của các pháp như hư không, chỉ là dùng ngữ ngôn khai thị diễn thuyết thôi !

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Ông xem chỗ diễn thuyết từ nơi trí Như Lai thanh tịnh dường ấy. Giáo pháp thanh tịnh như vậy, không pháp có thể sanh, cũng không pháp truyền thọ.

Đây là trí không điên đảo của chư Bồ Tát.

V́ thế nên các ông cần phải cầu thích trí huệ không do người khác làm duyên, được vô phân biệt, chẳng thêm phân biệt, và có thể thanh tịnh được pháp môn lư nghĩa bất khả thuyết, v́ do pháp trí thanh tịnh vậy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Các loài phi điểu đi nơi đâu ?

- Bạch Thế Tôn ! Loài phi điểu bay đi nơi hư không.

- Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Hư không đi nơi đâu ?

- Bạch Thế Tôn ! Hư không chẳng đi đâu cả.

- Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Phải lắm ! Tất cả pháp như hư không, không có chỗ đi. Pháp đi không chỗ đi đều bất khả đắc. V́ thế nên các pháp không có chỗ đi, lại cũng chẳng đi. Bổn tánh của các pháp không có đi không có nói.

V́ muốn chư Bồ Tát được trí Hư Không Thanh Tịnh, nên Như Lai chuyển pháp môn nầy. Đây là pháp môn vô biên quang minh, soi sáng cùng khắp vô lượng vô biên dường như hư không. Quang minh chiếu khắp đó cũng bất khả kiến. Chư Bồ Tát được pháp môn nầy rồi thời có thể quan sát khắp mười phương thế giới, và có thể liền thấy tất cả thế gian.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là cảnh giới sở tri của trí huệ Bồ Tát, cảnh giới thông đạt của trí Bồ Tát, chẳng phải cảnh giới của ngoại luận khác, v́ họ không thể nói đến được.

Lư nghĩa của pháp nầy là bất khả thuyết, v́ pháp ấn ngữ ngôn không thể hiển thị được. V́ thế nên tất cả pháp không ấn, cũng chẳng tăng ấn, v́ rơ biết chẳng ấn mà khéo léo tu tập. Dùng ấn hư không mà ấn tất cả pháp. Dùng ấn vô tướng có thể thị hiện hư không vô tướng kia không tướng hữu vi, không tướng ngữ ngôn. Do v́ không vô nên nói hư không nầy. V́ hư không đă nói đó không có thật thể nên nói là không. Cứ nơi chơn thắng nghĩa, nên biết các pháp rốt ráo là vô ngôn thuyết.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nay đây Như Lai sẽ nói đà la ni ấn : những câu hay thanh tịnh, là những câu hư không. V́ trí thanh tịnh, nên như hư không không có câu, không có câu nên thanh tịnh. Nên phải rơ không có các câu như vậy ».

Đức Phật liền nói chú rằng :

« Tỳ phiệt lê - tỳ phiệt ra nỗ ta hê đế - bát ra nỗ nễ - nễ san nă vĩ phiệt ra ni - a tỳ dạ phiệt ca san nại thiết nễ - bát ra bá lê - bát ra bá ra nhĩ thâu đạt nễ - niết tỳ yết bệ - a cá xa tam ma phiệt bà ra ni- nễ tỉnh nghê- tỉnh giả ba yết để - tỉnh giá tỳ mâu chiếtt nễ - a nă đà nễ - a đá nẵng tỳ yết đế - cương khất sa xiết na bát rị yết ma - át chế nê - a nỗ bát xiết nê - a tam minh - a ta ma ta mê - địa tỳ da nhă nẵng a ha la ninh - bát ra nhương chước sô tỳ thâu đà nễ - thiết lê da bá na da nễ - địa dựng kỳ ô đát ra ni - a dụ kê - a tỳ dụ kê - a tam bát ra dụ kê - a tỳ bát ra dụ kê - a hột ra bát đà niết hạ lê - niết đề xa bát đà tỳ thâu đạt nễ - a để đa na yết đa bát ra để du bát na tỳ thâu đạt nễ - ngật rị đa bát rị yết ma tỳ nễ đế - nẵng đa ra tha nỗ yết đế - a tăng yết ra minh - a ngật ra bát đà tỳ thâu đạt nễ - bát đà bát ra bệ đà nhương na tỳ thâu đạt nễ - niết bá tư - á bá ta tỳ thâu đạt nễ- tam mạn đa nại xa địa xa tỳ da phiệt lư yết ninh - nhĩ ra ngược bát đà niết ha lê - bát ra nhă nhĩ thâu địa - ô bá ta a bát ra minh ca ra ni - a cự la ba đạt ma nại rị thiết na nhĩ thâu đạt nễ - bộ đá át ra tha san nại rị thiết nễ - a nộ mạo đà át tha nhĩ thâu đản nễ - ta kiệt ra chất đa nỗ bát ra phệ thế - mế rô bát rị tăng tát tha ninh - ra thấp nhĩ bát ra đa bát nễ - tát bà lộ ca địa bát đế da nhương nang vĩ thâu đản nễ - a bát ra để cát đa - a tăng già nhương na nại rị thiết ninh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là ấn đà la ni, những câu hay thanh tịnh diễn thuyết hư không. Những câu phần đoạn đều không có phần đoạn. V́ không phần đoạn, nên trong đó không có câu, không có câu thanh tịnh, v́ tất cả pháp vẫn là thanh tịnh. V́ người phát tâm Đại thừa mong cầu pháp thanh tịnh thậm thâm, do v́ thần lực Như Lai gia tŕ, nên những câu chú nầy được lưu bố.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nếu người phát tâm muốn hiện tiền chứng đại Bồ Đề, muốn làm lợi ích cho chúng sanh, thời nơi những câu thần chú nầy, dầu chưa từng nghe nhưng cũng hiểu rơ được, hoặc có trời Tịnh Cư, hoặc chư Thiên thần thọ tŕ thần chú nầy, sẽ đem truyền thọ cho người đó. Nếu có người phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, chư Thiên thọ tŕ thần chú nầy cũng đem truyền dạy lại người đó ».

Đức Như Lai liền nói thần chú rằng :

« Ô ba tăng hà lê - ta hà lê - hột rị - thất rị địa rị để nhĩ thâu đản nễ - yết lượng nẵng át tha niết đệ siểm bát ra để bá để - chất đa mạt nỗ nhĩ nhương na nhĩ thâu đản nễ - a địa da đát ma ma tứ át đà bát rị thâu đản nễ - yết để tỉ mật lư để mạt để - a cát ra nễ cấp đa - cấp đa bát để - tát lê - tát ra phiệt để.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Các vị Thiên Thần ở trong núi Tuyết, nếu được thần lực của Như Lai gia tŕ, họ có thể truyền thọ pháp quang cho những người thuyết pháp ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Mạt để nhĩ thâu đản nễ- tô dục đa mị rị duệ- a kiệt ra tứ đa bát đà niết hà rị- a chỉ lă tỉ nễ- a nhĩ lă tỉ nễ- uất tha nẵng tam bán ninh- nhĩ nễ đa tam ma na bát nễ- mạt để a yết la nộ nghiệt đế.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Chư Thiên thần ở núi Kê La Ta, có thể làm cho người thuyết pháp được sáu căn thanh tịnh, giúp ngữ nghiệp người thuyết pháp được tương tục không gián đoạn ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Bát ra đa bát đát để- phệ rô chiết na phiệt để- một đà mạt để- phược tô mạt để- đạt ma mạt để- át tam bát ra mưu sa phiệt để- việt bá san nại rị thiết nẵng phiệt để- ô ba tăng hà ra niết đệ xa phiệt để.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Các vị Thiên thần ở rừng Ta La, có thể làm cho thân ngữ ư nghiệp của những người thuyết pháp đều thanh tịnh, làm cho tiếng tăm trong suốt, thanh tao, khả ái, và có thể truyền cho lời ái ngữ, lời ḥa thuận ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Niết ra lam ba a nghiệt ra yết lê - khất sái ma tỳ chế duệ - niết bá ta phiệt để - niết hà ra phiệt đ𓐛- ô xà phiệt để- ô ba nẳng danh để - ô ba tăng hà ra yết ra ni - a vĩ xả tha - y hà đà ra ni mục khê - đạt ma mục khê - đạt ma ba tra lê.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Có các vị Thiên thần ở phía Nam núi Tuyết trợ thêm sức lực cho những người thuyết pháp, những người siêng tu hành pháp nầy, những người mong cầu pháp nầy, những người ưa thích pháp nầy ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Yết rị da nẵng át tha vi tác nhă nễ - kiêu xa rị da nộ nghiệt đế - ô bá da tăng ngật rị tứ đế - vi ninh mục đế - phiến đa bát na vi tác ra nễ - ô bá ta da xa phiệt để.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Có các vị Thiên thần ở bờ đại hải, v́ nghe pháp nên làm cho các pháp sư được an lạc. Đức Như Lai v́ muốn lợi ích cho họ nên nói câu thần chú nầy. Thiên Đế Thích cũng có thể truyền cho họ những câu thần chú nầy. Thần chú đây là những câu có thể nhiếp Đế Thích v.v... ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Ma khí bát để - ma tô măng để - nê bă a ra nhă - xá chí bát để - tát bà a tô ra nẵng - niết ra già đa nể - mạt nhi sái dă - tố bát ra để sắc sĩ đa - bát ra măng a ra na nỗ tỉ - a tố ra nẳm - nê phược nẳm a địa bát thầm - tát nă - bố ra tắt ngật rị đổ tứ niết - nê vi tứ thử bả tế - phược ta phược tát na - bố lăng nại ra đô - đa bế tứ - a tố ra tát na - đọa nặc a khất lâm - đa phược bát thi chủy - vi đồ dựng tứ đa - ma ha tố ra - a tố lệ na ra bát ra diễn để - tị đa đa ra tất ra - na la địa thâu đị;a xa - na măng bột đà tứ dă - dĩ át để sử duệ - nẵng ma ngúc đa ra - ma ha dă xá - nê phược a tố ra tứ danh - tăng nghiệt ra danh - bột đà nhiếp đà - a nậu đa la - thất ra mạt tư - nê phược vi thệ da - na ma bột đà để nẵng măng tư - tấn yết ra ma xiển na tư mạt nẳm - bột đà nang danh nẳng phược tứ đa - vi thệ duệ tố - đa đa nê phược - a tố ra thất giả - vi ninh đa phạm - ngật lư đa đế - ra khất sa nê phược nẳm - ma nỗ sa nẳm - ra khất sa vĩ na - dục ế ha- đạt ma nễ nê thế - ô đa lang để - tô bát ra để sắc sỉ đa - ninh ngật lư tứ đa - đa phược dạ a tố ra - a ra khứ sái ta dược xoa khẩn na ra - nẵng già cưu bàn tra bộ đa đa nễ - tỳ xá giá na nẵng ra đa tha - a giả la tất thả nẵng - bát ra bát đô tứ - ấn na ra ấn na ra - bố ra tắt ngật lư đa - a để nghiêm tỳ ra - phiến thẻ giả - a nghiệt ra bố lộ sa - tế vĩ nang - bát ra nhương mạn đô tứ - nê mạt na ra - bột địa ma ta tha vi tthứ lộ đa - a mạt xả ế ha - tố đa ra tứ thị - a ra khất sa mạt na tứ đa - ta ha tát ra nê đa ra - tố mục khê am bá ta lệ - bát rị phược lư đa - ô ba muộn nhương tát phược cam yết nang - bố ra mê tứ đổ tứ danh - giả ngật rị đảm - a để bát thỉ giá - a nỗ bát ra một đa - a giả ra tố bát rị để sắc sỉ đa - ngật lư chiêm tứ - cứ xá lam bố ra mê - ma nộ thế số - mang tứ bát để - bố ra phược hư mâu tứ - nê phược nẫm - bố thệ ấn để - đáp phược mang nộ sá - bột đà tứ dă ngật rị đắc phược - tát đắc ca lam - bố xà bệ sát để - đế mạc hô - ma ha phược măng ninh - vi giả lam bá phược nan giả - tố thứ bá để - nê phược lai dă tứ - măng địa dă tứ thị - dă khứ sớ tứ bá lư phược lư đỗ - bát ra lạm ma - ha rị ma hồng giả - đa phược tứ ca - vi xá na a ngật ra phược tứ - ta đa để ma để - tố ra đa bát ra để - ta ra đa ta đa tha - bát ra bộ tát kiến đà - a nễ ra giả măng ra giả - ma ha ma nghê - ma ha tát kiến đà - ma ha kế đô- tố bát ra địa giả - ma ha ma ra - ế đế d&##432;ợc xoa - ma ha đế nặc - a ra khất sằn để bá phược nam đa phược - ma hộ dược xoa bát rị phược lộ - duệ na thâu bá tứ phược ta phược - ma tố tát phược phược tố để nặc - ma ha đế nặc ma ha ngưỡng nể - ma ha bát ra ha ra nộ chế phược - a vĩ tứ ta na gia đa thế phược giả - tố danh rô mộ ra đà nễ - đa phược phược ta phược - tát phược nê phược - bố ra tắt ngật rị đỗ - thứ bà để - bà phược nẳng ô bà ta - bát ra ma muộn giả tứ - để nặc ta.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Thần chú nầy là những câu có thể nhiếp Thiên Đế v.v...

Nếu chư Bồ Tát hướng đến Bồ Đề, sau đó v́ nhiếp thọ chúng sanh mà an trụ trong nhiếp pháp, do thần chú trên đây nên sẽ được Thiên Đế Thích v.v... truyền thọ các câu thần chú.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Ǵ là những câu có thể nhiếp lấy Tứ Thiên Vương và các quyến thuộc ? ».

Đức Phật liền nói kệ rằng :

« Dạ Xoa không giận năo
Người tu tập pháp nầy
Đa Văn Vương Thái Tử
Cha con đều cung kính.
San Xà Gia, Dạ Xoa
Các đoàn quân lữ mạnh
Thường ủng hộ những người
Nơi pháp nầy ưa thích.
Tŕ Quốc đại thần vương
Hằng đem quyến thuộc theo
Thường ủng hộ những người

Khéo diễn thuyết pháp nầy.
Quyến thuộc thần Xú Mục
Tự ḿnh và quân chúng
Tất cả sẽ ủng hộ
Người tu tập kinh nầy.
Tăng Trưởng đại Thiên Vương
Quyến thuộc và quân lữ
Đều thường theo vệ hộ
Người ưa thích pháp nầy.
Thần La Sát Tràng Phan
La Sát Đại Tràng Lực

Đều ở tại phương Đông
Nhiếp vào câu chú nầy
Tự ḿnh và quyến thuộc
Thường gần gũi thủ hộ
Người đọc tụng thọ tŕ
Pháp môn thậm thâm nầy.

Thần Hề Ly Mạt Để
Lam Bà, Tỳ Yết Giá
Và thần Tát Đà Đa
Đồng ở tại phương Nam
Hầu hạ Thiên Đế Thích
Đều nhiếp trong chú nầy
Thường giúp thêm tinh lực
Cho người trí thuyết pháp.
Và các thần La Sát
Kiếm Ly Tam Mật Đa
Cùng Già La Hệ Sí
Với thần Mật Thất Đa
Đồng ở tại phương Tây
Thần chú nầy nhiếp đến
Tất cả thường ủng hộ
Người thuyết pháp rơ nghĩa.
Và các thần La Sát
Thật Đế, Hữu Thật Đế
Tin sâu nơi pháp nầy
Đồng ở tại Bắc phương,
V́ muốn họ ủng hộ
Phật nhiếp họ vào đây,
Do oai lực Như Lai
Đều chắp tay mà đứng.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là những câu có thể nhiếp Tứ Thiên Vương, các quyến thuộc và hàng thị tùng ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Tán ninh vi xá nễ - ma ha tát lê - ma ha yết nễ - ma ha yết nhă nễ - bát ra bộ đa vi thệ duệ - đà phược xả a nghiệt ra - ô bá phược tác nễ - a nể lă tế nẳng đô ta ha - nẳng nẳng phiệt nang nại xa nễ xá - chiết đỏa rị lộ ca bá ra nễ - đổ tứ minh ra nhă nẵng ô chiết tha - a phệ thiết na - y ha tát mạn phược ha ra thá - vật ra thệ ninh tiết ra ha - tát mê chiết đột địa xá.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Những câu ǵ có thể hàng phục ma Ba Tuần ? Ông nên lóng nghe nghĩ kỹ ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Mật để lệ - mật đa ra phược để - ca lộ ninh - ca lộ nẳng phược để - vi bộ để - vi bộ đa phược để - bát ra mâu chiết nễ - bát ra mâu chiết nẳng phược để - ngật rị đa ngật rị đa phược để - a nộ nghinh danh - a nộ nghinh măng phược để - ô bá đa xiết na nễ - già ma vi phược nhương nễ - đế rị sắc nẵng ta mâu, châu sát nễ - nễ tiết rị tứ đa mang ra phược lam - ôn đa ra nang phược để - bát ra để dữ đa ra phược để - ô bế khứ sa nộ ta tứ đế a lam ma nang vi thâu đà nễ - ninh na ra xá nẵng - a tam mộ ha nễ - nễ sắc tra bát ra bán giả ninh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là những câu chú hàng phục ma Ba Tuần. Do những câu chú nầy, thiên ma và ma quân không được dịp dễ.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Ǵ là những câu có thể nhiếp Đại Phạm Thiên ? Ông lắng nghe và nghĩ kỹ ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

"A địa bát để - ma ha tất thá nẵng phiệt để - ta phược viêm ngật rị đa - tất tha nẵng danh để - nẵng nẵng ma hộ vi vĩ đà - bát ra để dữ bá tát tha nẵng già la nẵng - a địa già tát tha nẵng bát để - thứ đà tát tha nẵng tiết đỗ - ta hàm bát để - a địa yết lăng đa - vi thứ đà nẵng - thứ bà bát rị - bát ra thứ bá địa mục đa - bát ra bột đa thất rị đa - nễ phược ta nang - bát ra bộ đa - bát ra bá - nể tiết ra khê đa giá ma - ta phược tất để già ma - bát ra để dữ bá tát tha nẵng.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là những câu có thể nhiếp Đại Phạm Thiên. Do thần chú nầy, Đại Phạm Thiên có thể truyền thọ cho những người thuyết pháp cả văn cú phạm hạnh thanh tịnh viên măn.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Ǵ là những câu pháp quan của Tịnh Cư Thiên ? Ông lắng nghe và nghĩ nhớ kỹ ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Vi thâu đà nẵng phược để - án để ma già rô nễ - già ma ma phược - ô ta đả nễ- bát ra niết danh đa nễ - bát rị diễn đa - bát ra để dữ ba tất tha nẵng bát gia - phược ta nẵng - a lại da vi thâu đà nễ - a nhương bát diễn đa già ra nễ - án để ma nể xá - bát ra để dữ bá tất tha ninh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Do thần chú nầy, chư Thiên cơi trời Tịnh Cư có thể truyền thọ những pháp tạng của Như Lai cho chư Bồ Tát.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Với các vị Thiên Vương, Nhơn Vương, A Tu La Vương, Ca Lâu La Vương, Long Vương, hoặc những hàng quỷ thần oai đức lớn, hoặc oai đức nhỏ, không luận tin hay chẳng tin, Như Lai đều truyền thọ câu đà la ni, làm cho những người đă tin được thêm lớn ḷng tin đối với pháp nầy, những kẻ không tin thời mặc nhiên bỏ đó, chẳng cho họ nói năng căi cọ. Lúc diễn thuyết pháp nầy, nếu có ai đến làm chướng nạn, do thần chú nầy thời đều hàng phục.

Trong đây ǵ là những câu thần chú có thể nhiếp thủ người có ḷng tin ? ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Ngu rô nă lê - a giả bát lệ - ta phược tỳ niết ha ra - cú mạt nê - niết nhương nẵng bát ra để vi rô dị ninh - chỉ đa san giả nẵng nễ - chỉ đa bát rị yết danh - chỉ đa tam bát ra ta nă nễ - ma nẵng tứ dă- ha rị sái già ra nễ - vi nhương nẵng tứ dă - a nộ ta phược để - a nộ đạt ma nộ bế khứ sái ninh - tứ đô san na rị xá nễ- đa tha a khứ sát ra bát na - niết nê xá - thâu địa đa phược để - dă tha tiết đa - dă tha nỗ cú lộ bá ma - ô bá măng niết nê hiệp - vi thứ địa đa - đát đa ra già lệ - nẵng giả yết đáp vi diêm - tam bát ra ta na át tha đổ ta ma - dă tha nộ cú lại giả mục khê - ô ba tăng hạ ra dụ nễ xá - a xá da tứ dă - vi thứ địa gia - dă tha thứ địa để - la khứ sái nẵng la khứ sái nễ - la khứ sái nẵng phược để - la khứ sái nang vi thâu đà nễ - bát ra để phệ đà át tha - san na rị xá nễ - cú xá ra mạo tha tác mê ha - bát ra vi giả duệ - ta ma ta ra nễ - ngật rị đa nộ a ra khứ sử - tát để dă át thế - tát để dă nẳm - tố vi thâu địa đế.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Trên đây là những câu nhiếp thủ người có ḷng tin thanh tịnh, và cũng có thể truyền trao nghĩa lành cho pháp sư diễn thuyết pháp nầy.

Như Lai lại nói những câu nhiếp phục người chẳng tin ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Khứ sái mê - khứ sái ma phược để - mê đa ra bát rị yết ma - bát ra để giữ ba ta tha ninh - già lộ nang bát ra để lă ta - tứ đa nỗ kiếm ba - tán nặc nẵng nễ - tăng yết ra ha phược tát đỗ - tứ đa phược tát đỗ - tán na ra xá nễ - bát rị phược nặc nễ gia - phược nặc nễ - ky ba dương đa ra - tế phược nễ - nẵng đát đa ra nê thế tát tha đáp vi gia - dă đa ra vĩ yết ra ha phược để nộ - tát ma tiết lăng đà - bát ra na lă nễ - ô ba giá ra san na rị xá nễ - nễ xá ra dạ vi thứ đà nễ - a đa ma nộ già danh - bát ra ô ba tăng ha la nễ - niết danh đa nễ - a nộ ra khứ sa - bát ra để giữ ba ta tha ninh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là những câu điều phục người bất tín, chẳng cho họ tạo những lỗi ác, bằng không họ c̣n ganh ghét pháp lành, huống là đối với pháp vô thượng nầy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai thấy chúng sanh, những kẻ không có ḷng tin thanh tịnh, hoặc muốn tranh đấu, hoặc muốn tổn hại, hoặc muốn năo loạn, mà họ đến gần Như Lai. Như Lai liền biết tâm niệm của họ, theo cơ của mỗi người, Như Lai dùng các pháp môn làm cho họ được giác ngộ, cho họ hết những ư nghĩ chẳng lành mà pháp khởi các căn lành.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai an trụ trong mười tám pháp bất cộng, có thể khéo rơ biết tâm hạnh của chúng sanh, và rơ biết những phương pháp để nhiếp độ.

Những ǵ là mười tám pháp bất cộng của Phật ?

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Từ lúc thị hiện chứng Vô Thượng Bồ Đề nhẫn đến nhập Vô Dư Niết Bàn, trong thời gian đó Đức Như Lai trọn không lầm lỗi, không lời sốt bạo, không quên mất, không có chẳng trạch xả, không các thứ tưởng, không tâm chẳng định, tinh tấn bất thối, niệm bất thối, chí nguyện bất thối, đẳng tŕ bất thối, huệ bất thối, giải thoát bất thối, giải thoát tri kiến bất thối, tất cả thân nghiệp hành động theo trí huệ, tất cả ngữ nghiệp nói năng theo trí huệ, tất cả ư nghiệp là trí huệ, tri kiến về quá khứ, hiện tại và vị lai đều không trụ trước, không chướng ngại.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! V́ Như Lai thành tựu mười tám pháp bất cộng nầy nên vô lượng tri kiến thảy đều thành tựu, có thể khai thị diễn thuyết pháp môn thanh tịnh đà la ni nầy. Làm cho những hữu t́nh bất tín sanh ḷng tin thanh tịnh. Làm cho người đă tin được trí thanh tịnh nơi pháp môn nầy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Theo chỗ ưa thích, Như Lai dùng các thứ ngôn ngữ để phân biệt giải thuyết môn đà la ni nầy, nhưng chẳng thể nói được một phần trăm về lư nghĩa dứt nghi của môn đà la ni nầy, nhẫn đến trăm ngàn muôn ức phần cũng chẳng nói được một. V́ pháp nầy là môn vô lượng, là môn bất tư ngh́, v́ môn này có thể được Nhứt Thiết Chủng Trí.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nay Như Lai dùng vô lượng danh ngôn v́ các ông mà khai thị diễn thuyết pháp môn nầy, muốn cho các ông rơ biết khắp vô lượng pháp môn, được đà la ni ».

Đức Phật liền nói thần chú rằng :

« Đát điệt tha a rị duệ - a rị gia phược để - a rị gia nỗ yết đế - nễ đà ninh - nễ đà nẵng phược để - phược đỗ bát đa danh - phược ra đỗ ky xiết nă già la nễ - a già xá vi thâu đà nễ - a nộ khứ sát ky nễ - a ninh khứ sát ky nễ - a vi tiết đa bát ra danh - a nộ bá tiết để nễ - niết bạn nẳng bát tha vi thâu đà nễ - vi gia ba nễ khứ sử bát để - a nộ bá na - ninh lộ đà bá ra danh - tát phược nhương niết bạn nẵng - ninh ba ra xá ninh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là ấn đà la ni, câu có thể thanh tịnh, câu danh thuyết đặc dị.

Do thọ tŕ pháp môn đà la ni nầy, dùng công dụng ít mà có thể chứng Bồ Tát vị, được sai biệt diệu trí và gần đại bi. Do rơ biết nghĩa nên chứng ngộ được nhứt thiết pháp trí.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Câu đà la ni nầy là đại lương dược v́ có thể phá trừ được các trọng bịnh. Lại có thể trừ diệt vô minh vô trí, những chướng rất tối tăm. Thuận với minh pháp mà chuyển viên măn.

Thuận minh pháp ǵ mà chuyển viên măn ? Nghĩa là v́ thuận với minh pháp nên trí viên măn, mà có thể hiện tiền chứng được trí Túc Mạng Minh. V́ thuận với minh pháp nên trí thiện xảo, mà được trí Thiên Nhăn Minh. V́ tùy thuận minh pháp nên xa ĺa các phiền năo, mà hiện tiền chứng được trí Lậu Lận Minh. Do đây lại có thể thành tựu tất cả môn ba la mật nhẫn đến Nhứt Thiết Chủng Trí.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Ông xem Như Lai có thể khéo thuyết pháp rộng lớn như vậy, khéo viên măn những phương tiện thiện xảo như vậy.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai thành tựu đại trí như vậy có thể khéo trụ nơi Nhứt Thiết Chủng Trí, thập lực, tứ vô úy, mười tám pháp bất cộng. Đây là bảo tạng vô thượng kết tinh của những căn lành đă tu từ vô lượng vô số ức kiếp. Do đó nên khéo an trụ được nơi những pháp môn nầy. Nay Như Lai v́ các ông khai thị diễn thuyết pháp môn thanh tịnh đà la ni nầy, để được thành thục Phật Pháp.

Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn những người phát tâm cầu đến đại Bồ Đề, mà muốn tu học theo Phật, muốn ủng hộ Phật Pháp, muốn thọ tŕ vô lượng pháp tạng của Phật, đối với pháp nầy phải siêng tu tập chẳng phóng dật, chẳng tham trước nơi ba cơi, phải khéo gia tŕ Nhứt Thiết Trí, khéo tu tập những phương tiện thanh tịnh nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức, với thật đế, siêng tu tập thanh tịnh, trong các pháp, phải thích cầu trí huệ thanh tịnh.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! V́ nội tâm thanh tịnh nên tất cả pháp thanh tịnh, v́ nội tâm thanh tịnh nên tất cả pháp tịch tịnh, v́ nội tâm tịch diệt nên tất cả pháp tịch diệt, v́ nội tâm vô sở thủ nên tất cả pháp vô sở thủ, v́ nội tâm bất trụ nên các pháp bất trụ, v́ nội tâm diệt nên tất cả pháp diệt, v́ nội tâm vô sở tác nên tất cả pháp vô sở tác, v́ nội tâm không đến không đi nên tất cả pháp cũng không đến không đi.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Những pháp môn nầy làm cho chư Bồ Tát nội tâm được thanh tịnh. V́ bổn tánh tất cả pháp là vô phân biệt nên nội tâm cũng chẳng khởi phân biệt. Nhưng có thể thọ tŕ môn thanh tịnh đà la ni, rời bỏ tham lam, sân khuể, cống cao. Được chư Phật khen ngợi. Làm pháp chủ vô thượng tối thắng của chúng sanh. Sẽ có thể chứng đặng trí thanh tịnh vô ngại biện tài, và có thể chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn, có thể thanh tịnh các nguyện hạnh, có thể khắp thọ tŕ tất cả pháp bất cộng, lời nói ra đại chúng đều tín thọ, sẽ có thể chuyển đại pháp luân.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Do được đà la ni nên chư Bồ Tát quyết định sẽ chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, được pháp trí thanh tịnh, nghĩa là tất cả pháp bất sanh bất diệt. Tất cả pháp đây đều ở trong môn diệt hoại, môn diệt hoại nầy đồng là tướng vô sanh, đă là vô sanh thời là vô diệt. Quán sát như thật vậy rồi, Bồ Tát đối với tất cả pháp xa ĺa tất cả tướng. Đă ĺa tướng thời chẳng chấp trước, chẳng hí luận.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là chư Bồ Tát dùng trí vô sanh khéo quan sát mà có thể chứng nhập các môn đà la ni nầy, do đây mau chứng được vô sanh pháp nhẫn biện tài vô ngại ».

Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa nầy mà nói kệ rằng :

« Nếu pháp hư vọng sanh
Sanh xong tất diệt hoại
Các pháp chẳng phải có
Nắm lấy được cái ǵ ?

Các pháp chẳng phải có
Không có không thể lấy
Pháp đă bất khả đắc
Thời nắm lấy nơi đâu ?

Nếu chẳng rơ các pháp
Tự tánh bất khả đắc
Người nầy duyên theo tướng
Chẳng được đà la ni.

Các pháp như hư không
Nên diễn thuyết khai thị
Hư không và khai thị
Cả hai vô sở hữu.

Hai thứ nầy đă không
Các pháp cũng là không
Hiểu pháp được như vậy
Người nầy được tổng tŕ.

Rơ biết không sơ thỉ
Chẳng phân biệt trung hậu
Các pháp rời phân biệt
Tất cả đều là không


Nếu đă không cứng thật
Chẳng thật chẳng phải có
Cứ chơn lư các pháp
Nắm lấy đâu thể được !

Rơ các pháp như vậy
Tự tánh vô sở hữu
Nay Phật lược nói họ
Được tổng tŕ thanh tịnh

Các pháp như hư không
Cũng rỗng đồng hư không
Dùng huệ tường quan sát
Người nầy được tổng tŕ

Các pháp vô sở hữu
Chẳng sanh cũng chẳng khởi
Không có không thể lấy
Thế nào nắm lấy được

Tất cả pháp vô tướng
Tự tánh không hí luận
Tất cả đều ly tướng
Thuyết pháp vô sở hữu

Nếu hiểu được như vậy
Đúng thật lư các pháp
Người nầy vô phân biệt
Mà là nắm lấy được

Tự tánh của các pháp
V́ không, nên bất đắc
Rơ nghĩa vô sở hữu
Người nầy được tổng tŕ

Nếu quán sát như vậy
Không nhiễm tất cả pháp
Trí không vô phân biệt
Người nầy nắm được pháp

Nghĩa không, nghĩa vô thường
Nghĩa yểm ly, nghĩa khổ
Nếu dùng huệ hiểu rơ
Người nầy trí thêm lớn

Thị thuyết vô sở thủ
Nghĩa Niết Bàn như lư
Ǵn tâm vô phân biệt
Cũng chẳng phân biệt pháp

Do đây nhận rơ được
Các pháp chẳng bền chắc
Là không vô sở thủ
Tịch tịnh, không, khó thấy

Hiểu pháp xong diễn thuyết
Diễn thuyết vô phân biệt
Vô trước vô phân biệt
Tŕ được pháp môn nầy

Nếu hiểu pháp tướng rồi
Rơ được là vô tướng
Người nầy nơi các pháp
Chẳng có tưởng xả ly

Người nầy rơ được nghĩa
Pháp của Phật đă nói
Nghĩa lư rất bí mật
Người nầy hiểu theo Phật

Nếu quán sát đúng lư
Tất cả pháp vô lượng
Xa ĺa các số lượng
Hiểu được nghĩa lư nầy

Nếu quán sát các pháp
Không danh và không tướng
Rơ thấu được nghĩa nầy
Trí người này thêm lớn

Rơ nghĩa pháp môn này
Quán sát được đúng lư
Trong nghĩa lư các pháp
Người nầy không nghi hoặc

Nếu dùng huệ quán sát
Tướng của tất cả pháp
Quyết định hiểu rơ đó
Người nầy chứng vô tướng.

Đối với nghĩa lư nầy
Hiểu rơ khéo an trụ
Được vô úy như vậy
Mau chứng được Phật Pháp

Chẳng hí luận nơi pháp
B́nh đẳng vô phân biệt
Tương ưng hiểu pháp rồi
Không lầm nghĩa yểm ly

Tịch diệt vô phân biệt
Tịch tịnh dứt các uẩn
B́nh đẳng với các pháp
Được biện tài đúng lư

Tu tập được từ bi
Lợi ích các chúng sanh
Khéo tương ưng an trụ
Hiểu được đạo vô thượng

Nếu rời tướng chúng sanh
Hiểu được pháp vô ngă
Cùng nghĩa không hí luận
Thật lư chẳng hí luận

Nếu nghe pháp nầy rồi
Được ḷng tin thanh tịnh
Người nầy sẽ gặp Phật
Di Lặc Lưỡng Túc Tôn.

Họ làm ta vui mừng
Ở trong chúng hội nầy
Nghe hiểu được pháp đây
Làm được bực hiền thiện

Người kính mến Như Lai
Th́ tất không phá hoại
Do nghe được pháp nầy
Được bực hiền thiện mến.

Nếu ở trong hiền kiếp
Muốn được thấy chư Phật
Tu học pháp môn nầy
Chư Phật đều hoan hỷ

Muốn thấy Vô Lượng Thọ
Cùng Phật A Súc Bệ
Oai quang đại danh xưng
Phải học pháp môn nầy.

Nếu muốn thành Bồ Đề
Pháp tịch tịnh tối thắng
Hoặc cầu ngôi Chuyển Luân
Phải học pháp môn nầy.

Nếu muốn cầu vô thượng
Môn thiện xảo tổng tŕ
Phải học pháp môn nầy
Tinh tấn chớ phóng dật.

Nếu muốn thành nguyện lớn
Rộng tối thượng thù thắng
Cầu chứng được Bồ Đề
Pháp môn nầy phải học.

Pháp môn đà la ni
Phật nói trong kinh nầy
Là ấn pháp vô thượng
Khai thị được các pháp.

Thật nghĩa trong các pháp
Dùng tổng tŕ khai thị
Pháp môn hư không nầy
Giải quyết nghĩa vô biên.

Pháp nầy khai thị được
Những thiện pháp đă nói
Nghĩa tổng tŕ thiện xảo
Do sức đà la ni.

Tổng tŕ là trí huệ
Tŕ được tất cả pháp
Nghĩa tổng tŕ thiện xảo
Dùng huệ rơ biết được.

Nơi đây giải thích nhiều
Đă nói rơ Phật Pháp
Dùng nghĩa để khai thị
Đạo Bồ Đề Vô Thượng.

Trí sai biệt thiện xảo
Chánh khai thị pháp nầy
Nếu học tập pháp nầy
Chứng Bồ Đề Vô Thượng.

Khai thị văn pháp nầy
Pháp môn lành vô thượng
Được trí phương tiện rồi
Nên diễn thuyết pháp nầy.

Chưa từng nói chủng tánh
Vô thượng của các pháp
Nơi nghĩa nầy phải học
Khai thị pháp cam lồ.

Người trí nếu muốn cầu
Trí vô ngại của Phật
Nếu học tập nghĩa nầy
Sẽ được trí vô thượng.

Thuở quá khứ xa xưa
Vô lượng vô số kiếp
Nếu chẳng học pháp nầy
Ta chẳng chứng tịch diệt.

Do ta từng cúng dường
Vô lượng trăm ngàn Phật
Do đây rơ biết được
Diễn thuyết pháp vô thượng.

Ta v́ các chúng sanh
Làm vô biên lợi ích
Các ông cũng nên làm
Sẽ được tổng tŕ nầy.

Nếu có thể rơ biết
Pháp ấn đà la ni
Người trí do một câu
Vào được pháp môn nầy.

Phật trí huệ vô thượng
Cũng không có số lượng
Do Phật đủ trí huệ
Khai thị được pháp nầy.

Người trí cầu nơi đây
Liền rơ nghĩa Bồ Đề
Nghĩa của pháp môn nầy
Nên học pháp vô úy.

Người trí nếu muốn cầu
Tánh trí huệ rộng lớn
Tôn trọng cung kính Phật
Phải học pháp môn nầy.

Nếu muốn chuyển pháp luân
Và thổi pháp loa lớn
Người trí đúng chơn lư
Cần học pháp môn nầy.

Nếu muốn phóng quang minh
Soi khắp vô biên tế
Lúc mong cầu Phật Pháp
Phải học đúng pháp nầy.

Với trời, người, thế gian
Nếu muốn làm thượng thủ
Phải cần học kinh nầy
Quyết định tất cả pháp.

Muốn cầu trí rộng lớn
Phát khởi các công đức
Thích cầu trí huệ Phật
Phải học theo pháp nầy

Muốn học theo pháp môn
Thích cầu trí huệ Phật
Vô thượng không hí luận
Phải học nghĩa lư nầy.

Nếu muốn thích khai thị
Vô ngại trí thuyết pháp
Tu học pháp nầy rồi
Sẽ nói pháp cam lộ.

Nếu muốn soi muôn ức
Vô lượng vô biên cơi
Người nầy phải khéo tu
Giáo pháp của kinh nầy.

Pháp môn vô thượng đây
Sạch trừ được các pháp
Trong kinh nầy đă nói
Tất cả pháp thanh tịnh.

Đấng chủng trí Thế Tôn
Diễn thuyết pháp rộng lớn
V́ Bồ Tát mà nói
Kinh nầy là vô thượng.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Do đây nên Bồ Tát sau khi ưa thích giáo pháp nầy rồi, v́ nhiếp thọ pháp nầy cho được c̣n lâu, lại v́ thương xót chúng sanh, thời nên biên chép, thọ tŕ, đọc tụng.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nếu có người được nghe pháp nầy, thường có quan niệm kính mến Như Lai, những người nầy sẽ được vô biên pháp tạng của Như Lai, sẽ được các môn đà la ni và đầy đủ biện tài, mau được tự tại đối với tất cả pháp, sẽ nhiếp thọ đầy đủ Phật độ trang nghiêm bất tư ngh́, chúng Bồ Tát và chúng Thanh Văn cũng bất tư ngh́.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nếu chư Bồ Tát an trụ nơi tất cả pháp không hí luận do môn thanh tịnh đà la ni, nên các pháp môn thường được hiện tiền, nhiếp thọ được công đức thù thắng bất tư ngh́.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là môn thanh tịnh đà la ni thứ ba.

Thời kỳ sau đây, nếu chư Bồ Tát muốn theo Phật để học pháp môn đà la ni nầy, thời phải gần gũi thiện hữu, xa ĺa ác hữu, ủng hộ các pháp môn nầy, trọn đời thọ tŕ pháp ấn thanh tịnh đà la ni, dầu phải bỏ thân mạng.

Ví như trăng tṛn đêm rằm tháng tám chiếu sáng rực rỡ hơn tất cả tinh tú. Ba pháp ấn đà la ni nầy, quang minh rất sáng suốt trong tất cả khế kinh cũng như vậy. Chư Bồ Tát do tôn trọng pháp môn nầy nên được vô lượng biện tài. Vô lượng biện tài đây chính là bực bất phóng dật. Những ǵ là bực bất phóng dật ? Nghĩa là nơi những pháp nầy tư duy quán sát đúng như lư, chẳng sanh vọng niệm do đây có thể làm cho chí nhẫn được thanh tịnh. Chư Bồ Tát tinh tấn cầu bực bất phóng dật thời phải khéo tu tập pháp môn nầy. V́ muốn cho pháp nầy được c̣n lâu, nên tâm thường khiêm hạ tôn trọng chánh pháp, biên chép quyển kinh chẳng rời nơi tay. Thấy người có chí mong cầu pháp nầy, phát tâm hướng đến đại Bồ Đề, thời phải v́ họ khai thị diễn thuyết bảo họ đọc tụng biên chép, đúng theo nghĩa mà giải thích cho họ, chẳng nên ẩn giấu pháp môn của ḿnh đă thọ tŕ. Phải nguyện cho chúng sanh được Phật Pháp Vô Thượng nầy, phải làm cho tất cả chúng sanh thường chẳng khuyết giảm các Phật Pháp. Chư Bồ Tát nầy chẳng lẩn pháp, thường thích đem ban bố cho người, nơi nghĩa lư chẳng giấu giếm, đều v́ người diễn giải, không có chút pháp ǵ mà chẳng khai thị.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! V́ an lạc lợi ích các chúng sanh, các ông phải thọ tŕ pháp môn thanh tịnh đà la ni nầy ».

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo Tôn giả A Nan Đà rằng : « Ông nên thọ tŕ pháp môn nầy. Hàng đệ tử kính thờ ta, cũng phải thọ tŕ kinh điển nầy ».

A Nan bạch Phật rằng : " Thế Tôn ! Do thần lực của Phật, tôi đă thọ tŕ. Do tôi thành tựu pháp môn nầy nên vô lượng pháp môn đều được hiện tiền ».

Phật nói : "Đúng như lời ông. Nầy A Nan ! Do oai lực của Phật và v́ pháp môn nầy khắp thanh tịnh, nên những người thọ tŕ pháp môn nầy, những người gần gũi ta thọ tŕ được pháp nầy, thời vô lượng pháp môn đều được hiện tiền.

Do đây ông phải thọ tŕ vô lượng pháp tạng của Như Lai ».

Lúc Phật nói pháp nầy rồi, trong pháp hội, vô lượng Bồ Tát chứng được đại pháp quang minh. Do được pháp quang nên vô lượng pháp môn của chư Phật nói đều được hiện tiền, được gần Nhứt Thiết Chủng Trí, được thành tựu những nguyện cầu thù thắng trang nghiêm.


Phật bảo A Nan : " Ông xem bổn tánh của các pháp rất sâu như vậy. Như Lai có thể ở nơi pháp không danh tướng mà diễn thuyết danh tướng, lại có thể khai thị bổn tánh của các pháp, lại cũng trừ sạch làm cho được thấy thanh tịnh. Dầu rằng nói các pháp nhưng không pháp ǵ là có thể nói và cũng không người hay nói.

Nầy A Nan ! Nếu có thể quan sát pháp tánh như vậy th́ có thể phát sanh được vô lượng trí huệ ».

Lúc Phật nói pháp nầy, vô số Bồ Tát chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Vô lượng chúng sanh phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn gia tŕ môn đà la ni nầy, phóng ánh sáng lớn chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới của chư Phật. Do ánh sáng nầy, chư Bồ Tát ở các thế giới kia đều được nghe môn đà la ni nầy, được thành thục pháp phần Bồ Đề. Trong những thế giới đó lại có vô lượng chúng sanh phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Lúc đó tất cả chúng sanh đều được an lạc.

Chư Thiên rưới hoa trời, ở giữa đại hội xướng lên rằng : Nguyện tất cả chúng sanh đồng được Phật huệ.

Chư Bồ Tát bạch Phật : " Thế Tôn ! Pháp môn nầy tên gọi là ǵ ? Chúng tôi phải phụng tŕ thế nào ? ».

Phật nói : « Pháp môn nầy hiệu là Đà La Ni Vương, gọi là Đà La Ni Ấn, cũng gọi là Tam Phẩm Nhiếp Tŕ Thiện Xảo. Các ông phải phụng tŕ. Đây là pháp môn thiện xảo vô biên biện tài nhiếp tất cả nghĩa. Do pháp môn nầy mà chiếu rơ được tất cả pháp, dứt tất cả nghi. Do đây nên chư Bồ Tát phải phụng tŕ pháp môn nầy ».

Lúc bấy giờ v́ cúng dường pháp nên tất cả đại chúng dùng hoa ngũ sắc rải lên Phật.

Phật nói kinh nầy rồi, chư đại Bồ Tát, toàn thể chúng hội và Trời, Người, Bát bộ, nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.



PHÁP HỘI VÔ BIÊN TRANG NGHIÊM - THỨ HAI

HẾT

Tiếp Tục 
03 Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ



 
Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 
 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0